1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần VICINCO Việt Nam
Tác giả Bùi Phương Thảo
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Oanh
Trường học Trường Đại học Công đoàn
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 3,98 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (8)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (9)
  • 4. Ý nghĩa của đề tài (9)
  • 5. Kết cấu của đề tài (9)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VICINCO VIỆT NAM (10)
    • 1.1. Giới thiệu về công ty (10)
      • 1.1.1. Đôi nét về công ty (10)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (11)
      • 1.1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi (11)
      • 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty (12)
      • 1.1.5. Lĩnh vực hoạt động (12)
    • 1.2. Một số đặc điểm của công ty VICINCO VINA (13)
      • 1.2.1. Sơ đồ tổ chức (13)
      • 1.2.2. Cơ cấu và năng lực nhân sự (14)
      • 1.2.3. Trang thiết bị công nghệ (15)
      • 1.2.4. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh (16)
      • 1.2.5. Đặc điểm về sản phẩm của công ty VICINCO VINA (17)
      • 1.2.6. Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh (18)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (20)
    • 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (20)
    • 2.2. Tài sản và nguồn vốn của công ty (21)
    • 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty (22)
    • 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (23)
    • 2.5. Cơ cấu nguồn vốn của công ty (24)
    • 2.7. Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của công ty (0)
    • 2.8. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty VICINCO (28)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY VICINCO VINA (29)
    • 3.1. Thực trạng toàn ngành xây dựng (29)
    • 3.2. Định hướng phát triển công ty (30)
    • 3.3. Một số giải pháp cải thiện (32)
      • 3.3.1. Giải pháp tài chính (32)
      • 3.3.2. Giải pháp khác (34)
  • KẾT LUẬN (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

- ĐHĐCĐ: Đại Hội Đồng Cổ Đồng- HĐQT: Hội Đồng Quản Trị- SXKD: Sản xuất kinh doanh- XD: Xây dựng- ĐCTV: Địa chất thủy văn- ĐCCT: Địa chất công trình- ĐVT: Đơn vị tính- BH: Bán hàng- CCDV:

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh kinh tế phát triển hội nhập, giao thương giữa các nước đang trở nên nhộn nhịp hơn dù trước đó dịch Covid – 19 đã gây ra không ít khó khăn cho nền kinh tế Song song với đó ngành Xây dựng luôn giữ vững và khẳng định được vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính vì vậy, em đã chọn xin thực tập tại Công ty cổ phần VICINCO Việt Nam với mong muốn có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, cũng như được vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tế

Hiện tại, Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều này khiến các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt để có thể tồn tại và phát triển, vì thế, các nhà quản trị phải nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn trong việc đưa ra các phương hướng, quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp của mình phát triển bền vững Để làm được điều này thì phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc quan trọng Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò rất lớn với mọi doanh nghiệp, nó xác định hướng đi, kế hoạch và kết quả hoàn thành của doanh nghiệp trong cả năm Vì vậy, việc doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra hay không sẽ phản ánh những tiềm năng phát triển nên phát huy hoặc những mặt thiếu sót của doanh nghiệp cần khắc phục Tiếp đó, qua phân tích kết quả kinh doanh, doanh nghiệp có khả năng tìm ra các biện pháp trong quản lý doanh nghiệp, huy động các khả năng về vốn, lao động, vào quá trình sản xuất kinh doanh, đề ra mục tiêu mới nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác, công việc này còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho công tác dự đoán, dự báo, đề phòng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh Dựa vào những yếu tố trên, nhà quản trị sẽ đưa ra các quyết định và chiến lược có hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Phân tích kết quả hoạt động của công ty cổ phần VICINCO Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 nhằm đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty Từ đó, đề xuất các biện pháp cải thiện kết quả hoạt động của công ty

- Phân tích kết quả các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh như: doanh thu,lợi nhuận, chi phí của công ty qua 3 năm 2020 – 2022.

- Đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai

Ý nghĩa của đề tài

Đề tài được thực hiện với mong muốn đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp Tìm ra khả năng tiềm tàng cần phát huy, những mặt hạn chế cần khắc phục Đồng thời, đưa ra giải pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần VINACO Việt Nam

Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần VICINCO Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phầnVICINCO Việt Nam

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VICINCO VIỆT NAM

Giới thiệu về công ty

Công ty cổ phần Vicinco Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Vicinco Vina”) thành lập vào tháng 6 năm 2013, hoạt động trong lĩnh vực: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (như các Khu đô thị; Trung tâm thương mại; Trường học: Nhà xưởng công nghiệp …); Đường bộ và Hạ tầng kỹ thuật giao thông (đặc biệt là phòng chống sạt trượt bảo vệ bờ dốc, phòng chống đá rơi); …

Trong quá trình hình thành và phát triển, Vicinco Vina đã quy tụ được một đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm công tác trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng giao thông … Nhờ đó Vicinco Vina đã không ngừng phát triển và hoàn thiện tính chuyên nghiệp trong thi công các công trình, thỏa mãn các yêu cầu ngày càng cao của quý khách hàng trong và ngoài nước.

Thương hiệu Vicinco Vina đã khẳng định được trên thị trường xây dựng Việt Nam, được khách hàng và đối tác ngày càng tin tưởng Trên tinh thần “Cùng nhau vươn tới thành công” Vicinco Vina đã và đang vươn lên hết để trở thành Nhà thầu chuyên nghiệp, có uy tín trong thị trường xây dựng trong và ngoài nước.

1.1.1 Đôi nét về công ty

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VICINCO VIỆT NAM

- Tên quốc tế: VICINCO VIETNAM JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: VICINCOVINA.,JSC

- Ngành: Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác Chi tiết: Xây dựng nền móng của tòa nhà, gồm đóng cọc, Thử độ ẩm và các công việc thử nước, Chống ẩm các tòa nhà, Chôn chân trụ, Dỡ bỏ các phần thép không tự sản xuất, Uốn thép, Xây gạch và đặt đá, Lợp mái bao phủ tòa nhà, Dựng giàn giáo và các công việc tạo dựng mặt bằng dỡ bỏ hoặc phá huỷ các công trình xây dựng trừ việc thuê giàn giáo và mặt bằng, Dỡ bỏ ống khói và các nồi hơi công nghiệp

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà Nước

- Trụ sở chính: Số 22, LK4, Tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội

- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng)

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

- Quy mô ban đầu của Công ty chỉ là một văn phòng nhỏ, hơn 10 cán bộ công nhân viên, với số vốn ít ỏi, bất chấp khó khăn, gian khổ, làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn đủ đường, Lãnh đạo Công ty cùng với cán bộ công nhân viên đã “khởi nghiệp” từ những công trình nhỏ có giá trị thấp, nằm rải rác ở các địa phương Thậm chí, có những công trình ở vùng sâu, vùng xa không mang lại lợi nhuận nhưng Công ty vẫn quyết tâm thực hiện, trước nhất là vì mục tiêu an sinh xã hội và sau đó là khẳng định uy tín và thương hiệu của mình Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như sự phát triển không ngừng của đất nước, Công ty đã xây dựng chiến lược cho riêng mình, trong đó trọng tâm là đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên; Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị thi công hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đổi mới biện pháp thi công theo hướng hiện đại và tiên tiến Qua đó, đã tạo được uy tín với các chủ đầu tư, đồng thời tạo được nền móng vững chắc để Công ty phát triển trong điều kiện mới.

- Đất nước chuyển mình bước sang thời kỳ đổi mới đặt ra trước mắt Công ty nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức, đòi hỏi Công ty phải nhanh chóng thay đổi công tác quản lý, tổ chức sản xuất theo hướng gọn nhẹ, năng động để thích nghi, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt; Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, đầu tư tập trung, có trọng điểm và khả thi về vốn, tiến hành phân kỳ đầu tư, đảm bảo dự án đầu tư hiệu quả, ổn định công ăn việc làm cho người lao động. Dẫu biết rằng, con đường trước mắt sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên sẽ không ngừng vươn lên những đỉnh cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

1.1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi

+ Trở thành Nhà thầu chuyên nghiệp, có uy tín trong thị trường xây dựng trong và ngoài nước với phương châm Cùng nhau vươn tới thành công

+ Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực xây dựng mới, các công nghệ hiện đại, tiên tiến.

+ Đêm lại lợi ích cao nhất cho quý khách hàng, các cổ đông và cán bộ nhân viên Công ty.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh cao của doanh nghiệp.

+ Đặt trách nhiệm lên mỗi cá nhân gắn liền với kết quả công việc và chất lượng sản phẩm, công trình.

+ Chinh phục những công trình phức tạp, tiềm năng để tạo lợi thế về công việc và lợi ích kinh tế.

+ Suy nghĩ Chính trực, Hành động Đúng đắn và không ngừng nâng cao năng lực và quan trọng nhất là tạo ra kết quả trên cơ sở tôn trọng giá trị đạo đức.

+ Duy trì sự phát triển của Công ty theo hướng bền vững, quản lý Công ty minh bạch và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

+ Xây dựng Công ty có năng lực và hiệu quả, thực hiện dự án có chất lượng, tiến độ, an toàn

+ Gán lợi ích cho tập thể lên hàng đầu, mỗi cá nhân trưởng thành là sự tự hào của Công ty.

+ Tạo môi trường làm việc tốt nhất mà ở đó mọi người đều làm việc hăng say, được đối xử công bằng, được tôn trọng và được quan tâm đến mọi mặt trong đời sống.

1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

- Chức năng: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, đường bộ và hạ tầng kỹ thuật giao thông

+ Thực hiện chế độ tự chủ kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép + Thiết kế, thi công, giám sát thực hiện và bảo trì các công trình xây dựng dân dụng

+ Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập tự trang trải về tài chính đảm bảo giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích xã hội, lợi ích của Công ty với lợi ích của người lao động

- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (như các Khu đô thị; Trung tâm thương mại; Trường học: Nhà xưởng công nghiệp …); Đường bộ và Hạ tầng kỹ thuật giao thông (đặc biệt là phòng chống sạt trượt bảo vệ bờ dốc, phòng chống đá rơi); …

- Xây dựng nền móng của tòa nhà, gồm đóng cọc, Thử độ ẩm và các công việc thử nước, Chống ẩm các tòa nhà, Chôn chân trụ, Dỡ bỏ các phần thép không tự sản xuất, Uốn thép, Xây gạch và đặt đá, Lợp mái bao phủ tòa nhà, Dựng giàn giáo và các công việc tạo dựng mặt bằng dỡ bỏ hoặc phá huỷ các công trình xây dựng trừ việc thuê giàn giáo và mặt bằng, Dỡ bỏ ống khói và các nồi hơi công nghiệp

Một số đặc điểm của công ty VICINCO VINA

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc

- Đại Hội Cổ Đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất 01 lần/ năm ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Hoạt động kinh doanh và các công việc củaCông ty phải chịu sự quản lý và chỉ đạo thực hiện của HĐQT Là người có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ.

- Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyết định, nghị quyết, kế hoạch của HĐQT và điều hành công việc hằng ngày của Công ty. Ban Tổng giám đốc gồm có Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc tài chính do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm

- Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch: Lập ra phương án thi công công trình, giám sát quá trình thi công, nghiệm thu từng giai đoạn và công trình để đảm bảo công trình đạt hiệu quả tiến độ và chất lượng tốt Là phòng chuyên môn hóa các chức năng giúp việc giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch trung hoạch và phân bổ kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của toàn công ty Đề Xuất các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch đề ra Chủ trì và phân bổ với các phòng ban chức năng trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tham gia các kế hoạch khác

- Phòng quản lý vật tư cơ giới: Bộ phận chuyên phụ trách việc quản lý vật tư cơ giới trong công ty Bộ phận này có trách nhiệm lập danh sách các vật tư cần thiết cho hoạt động sản xuất của công ty, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp và kiểm soát số lượng cũng như chất lượng của vật tư.

- Phòng tài chính kế toán: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính- kế toán Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính kế toán và nguồn vốn phục vụ SXKD; Tính toán hiệu quả kinh tế cho các phương án SXKD của Công ty trong từng thời kỳ kế hoạch để trình Giám đốc quyết định.

- Phòng hành chính nhân sự: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực Tổ chức- Hành chính Xây dựng quy hoạch cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất; xây dựng và hoàn thiện điều lệ, nội quy, quy chế của Công ty; xây dựng kế hoạch về tiền lương, quy chế trả lương, trả thưởng.

1.2.2 Cơ cấu và năng lực nhân sự

Công ty có lực lượng cán bộ chuyên ngành, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành dự án, tổ chức, quản lý thi công Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty đã được đào tạo với trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ thông qua các chương trình đào tạo. Công ty luôn phát huy tối đa khả năng, công suất những công nghệ, thiết bị chủ lực, làm chủ các công nghệ thiết bị thi công mới, đồng bộ tiên tiến nhất, đảm bảo việc thi công công trình hiện đại, phức tạp đạt hiệu quả và chất lượng cao.

Tổng hợp nhân lực gồm:

- Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp: 10 người

- Kỹ sư cầu đường: 12 người

- Kỹ sư kinh tế XD: 8 người

- Kỹ sư ĐCTV-ĐCCT: 5 người

- Kỹ sư trắc địa: 5 người

- Kỹ sư cơ khí: 2 người

- Kỹ sư môi trường: 2 người

+ Công nhân kỹ thuật: 155 người

1.2.3 Trang thiết bị công nghệ

Hình ảnh 1.1: Trang thiết bị

1.2.4 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh

Quy trình sản xuất của công ty không phải là những máy móc thiết bị hay dây chuyền sản xuất tự động mà là quy trình đấu thầu, thi công, bàn giao các công trình xây dựng một cách liên hoàn.

- Giai đoạn đấu thầu công trình: chủ đầu tư thông báo đấu thầu hoặc gửi thư mời thầu tới Công ty, Công ty sẽ mua hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư đã bán Căn cứ vào biện pháp thi công hồ sơ kỹ thuật, lao động, tiền lương của hồ sơ mời thầu và các điều kiện khác Công ty phải làm các thủ tục sau:

+ Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công.

+ Lập dự toán và xác định giá bỏ thầu.

+ Giấy bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng.

+ Cam kết cung ứng tín dụng

- Giai đoạn trúng thầu công trình: Khi trúng thầu công trình, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt kết quả mà Công ty đã trúng.

+ Công ty cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng.

+ Lập hợp đồng giao nhận thầu và ký kết.

+ Thực hiện bảo lãnh - thực hiện hợp đồng của Ngân hàng.

+ Tạm ứng vốn theo hợp đồng và luật xây dựng quy định.

- Giai đoạn thi công công trình:

+ Lập và báo cáo biện pháp tổ chức thi công, trình bày tiến độ thi công trước chủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp thuận.

+ Bàn giao và nhận tim mốc mặt bằng.

+ Thi công công trình theo biện pháp tiến độ đã lập.

- Giai đoạn nghiệm thu công trình:

+ Giai đoạn nghiệm thu từng phần: Công trình xây dựng thường có nhiều giai đoạn thi công và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết Vì vậy Công ty và chủ đầu tư thường quy định nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn Công ty cùng chủ đầu tư xác định giá trị công trình đã hoàn thành và ký vào văn bản nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn đã ký trong hợp đồng Thường thì khi nghiệm thu hoàn thành, từng giai đoạn chủ đầu tư lại ứng một phần giá trị của giai đoạn tiếp theo của công trình. +Tổng nghiệm thu và bàn giao: Lúc này công trình đã hoàn thành theo đúng tiến độ và giá trị khối lượng trong hợp đồng, Công ty sẽ thực hiện các thủ tục sau: oLập dự toán và trình chủ đầu tư phê duyệt. oChủ đầu tư phê duyệt và thanh toán tới 95% giá trị công trình cho Công Ty,giữ lại 5% giá trị bảo hành công trình (hoặc thông qua Ngân hàng bảo lãnh cho Công ty)

- Giai đoạn thanh lý hợp đồng: Là thời gian bảo hành công trình đã hết, công trình đảm bảo giá trị hợp đồng đã thoả thuận giữa hai bên Lúc này Công ty nhận 5% giá trị công trình còn lại và hai bên là chủ đầu tư và Công ty ký vào văn bản thanh lý hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật, chấm dứt quan hệ kinh tế giữa chủ đầu tư và Công ty tại thời điểm văn bản thanh lý có hiệu lực.

1.2.5 Đặc điểm về sản phẩm của công ty VICINCO VINA:

- Sản phẩm của VICINCO VINA luôn đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

- Sản phẩm là những công trình, nhà cửa, đường bộ và hạ tầng kỹ thuật xây dựng, sử dụng tại chỗ và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính lưu động cao và thiếu ổn định

- Sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, nơi đặt công trình xây dựng Do đó, nó có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, cách cấu tạo và cách chế tạo.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Doanh thu BH và CCDV 228.556.406.215

0 140.258.895.324 Doanh thu thuần về bán hàng 228.556.406.215

5 134.751.128.464 Lợi nhuận gộp về bán hàng 6.903.419.545 6.777.031.765 5.507.766.860 Doanh thu hoạt động tài chính 36.569.025 32.008.257 72.486.241

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.332.906.626 4.590.779.395 3.950.437.109 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.607.081.944 1.592.789.267 1.127.095.432

Lợi nhuận trước thuế 1.607.081.944 1.592.789.267 1.127.095.432 Chi phí thuế TNDN hiện hành 321.416.389 318.557.853 225.419.086 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.285.665.555 1.274.231.414 901.676.346

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Chỉ tiêu Chênh lệch 2020 và 2021 Chênh lệch 2021 và 2022

Số tiền (đồng) Tỷ trọng % Số tiền (đồng) Tỷ trọng % Tổng Doanh thu -28.509.360.823 -12,47 -59.752.232.852 -29,86 Tổng Chi phí -28.497.926.682 -12,54 -59.379.677.784 -29,87

Bảng 2.2 Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh 2020 - 2022

Nhìn vào bảng ta có thể thấy, kết quả hoạt động kinh doanh từ 2020-2022 có xu hướng giảm dần:

- Doanh thu năm 2021 giảm 28.509.360.823 tương đương với -12,47% so với năm 2020 Năm 2022 doanh thu cũng giảm 59.752.232.852 tương đương với -29,86% so với năm 2021

- Chi phí năm 2021 giảm 28.497.926.682 tương đương với -12,54% so với năm 2020 Năm 2022 chi phí giảm 59.379.677.784 tương đương với giảm -29,87% so với năm 2021

- Lợi nhuận năm 2021 giảm 11.434.141 tương đương với giảm -0,89% so với năm 2020 Năm 2022 lợi nhuận cũng giảm 372.555.068 tương đương giảm -29,24% so với năm 2021

- Như vậy, qua 3 năm 2020 – 2022, tổng doanh thu của công ty qua các năm có xu hướng giảm Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng giảm lớn nhất và gần như toàn bộ tổng doanh thu của công ty ở năm 2022 thu được đều từ hoạt động tài chính Về lợi nhuận, các năm công ty đều có lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế năm 2020 cao nhất do đây là thời điểm công ty chưa gặp nhiều trở ngại về yếu tố bên ngoài như Covid và lạm phát Và giá vốn hàng bán của 3 năm cũng có xu hướng giảm do chi phí nguyên vật liệu năm 2022 tăng cao nên công ty cũng cân nhắc việc nhập nguyên vật liệu mà sử dụng hàng tồn kho của năm 2021 nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Tài sản và nguồn vốn của công ty

I Tiền và các khoản tương đương tiền 1996770909 1789337141 2420412450 III Các khoản phải thu ngắn hạn 80097438752 73742748612 15259295818

III Tài sản dài hạn khác 387134545 410567441 342167665

Bảng 2.3 Tài sản và nguồn vốn của công ty

Chênh lệch năm 2020 và năm 2021 Chênh lệch năm 2021 và 2022

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%)

Bảng 2.4 Chênh lệch tài sản và nguồn vốn 2020 - 2022

Nhìn vào bảng ta có thể thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2022 có xu hướng giảm:

- Quy mô nguồn vốn năm 2021 tăng 13.189.719.776 tương ứng với 6,18% so với năm 2020 Chứng tỏ năm 2021 công ty đã tăng đầu tư tài sản để tăng năng lực sản xuất kinh doanh Tuy nhiên nợ phải trả năm 2021 cao hơn 2020 chứng tỏ lệ thuộc nhiều nguồn lực bên ngoài.

- Quy mô nguồn vốn năm 2022 giảm 61.550.659.356 tương đương giảm -

27,17% so với năm 2021 Chứng tỏ năm 2022 tốc độ phát triển của công ty bị chậm xuống, kế hoạch mở rộng kinh doanh bị hạn chế Tuy nhiên nợ phải trả đã giảm hơn so với 2 năm trước cho thấy tình hình tài chính an toàn.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

8 Số khấu hao lũy kế của TSCĐ -5.408.538.146 -10.510.032.670 -13.189.259.055

9 Hệ số hao mòn TSCĐ = (8)/(7) -0,22 -0,39 -0,47

Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Diễn giải Chênh lệch 2020 và 2021 Chênh lệch 2021 và 2022

9 Hệ số hao mòn TSCĐ -0,18 81,52 -0,08 19,26

Bảng 2.6 Chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn cố định 2020 - 2022

- Hiệu suất sử dụng VCĐ: Năm 2021 tăng 0,08 đồng (+0,75%) so với năm

2020 Năm 2022 giảm 2,18 (-19,55%) so với năm 2021 Như vậy, 1 đồng VCĐ của năm 2022 công ty đưa vào kinh doanh sẽ bị lỗ.

- Hàm lượng VCĐ: Phản ánh để có được 1 đồng doanh thu cần đầu tư 0,09 đồng vốn cố định ở năm 2020 và năm 2021 Đến năm 2022 thì hàm lượng VCĐ tăng 24,3% tương ứng với 0,02 đồng so với năm 2021.

- Tỷ suất sinh lời VCĐ: Chỉ tiêu này cho biết trung bình 1 đồng vốn cố định tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận ở năm 2020 và 0,071 đồng lợi nhuận ở năm 2021 Năm

2022 tỷ suất lợi nhuận VCĐ giảm xuống là 0,058 đồng Chênh lệch giữa 2022/2021 là -18,8% tương ứng với giảm 0,013 đồng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận VCĐ có xu hướng giảm có thể thấy chất lượng và hiệu quả đầu tư VCĐ giảm.

- Hệ số hao mòn TSCĐ: Thể hiện mức độ hao mòn của TSCĐ tại thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu Hệ số hao mòn TSCĐ 2020-2021 lần lượt là -0,22 và -0,39 chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp còn mới, hiện đại Đến năm 2022 thì hệ số này tăng lên -0,47, từ đây, ta có thể thấy sự hao mòn TSCĐ của công ty trong vòng 2 năm.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

7 Hiệu suất sử dụng VLĐ = (1)/(2) 5,64 2,23 1,51

8 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = (3)/(2) 3,18% 1,42% 0,97%

Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Diễn giải Chênh lệch 2020 và 2021 Chênh lệch 2021 và 2022

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%)

7 Hiệu suất sử dụng VLĐ -3,42 -60,50 -0,72 -32,13

8 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ -1,76% -55,27% -0,45% -31,50%

Bảng 2.8 Chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2020 - 2022

- Vòng quay VLĐ: Phản ánh công ty thực hiện 5,64 và 2,23 vòng quay trong lần lượt ở 2 năm 2020 và năm 2021 Đến năm 2022 thì giảm còn 1,51 vòng quay

VLĐ, chênh lệch -32,1% tương đương với -0,72 vòng quay Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn Doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh

- Kỳ luân chuyển VLĐ: Cho biết thời gian để thực hiện 1 vòng quay VLĐ là bao lâu Tỷ số này càng thấp càng tốt Ta nhận thấy, thời gian một vòng luân chuyển VLĐ năm 2021 tăng so với thời gian một vòng luân chuyển VLĐ năm 2020 là 97,68 ngày Thời gian một vòng luân chuyển VLĐ năm 2022 tăng so với thời gian một vòng luân chuyển VLĐ năm 2021 là 76,43 ngày Hay nói cách khác, VLĐ năm 2022 lưu chuyển chậm hơn so với năm 2021 đã làm cho số ngày một vòng quay VLĐ tăng từ 161,46 ngày lên 237,89 ngày.

- Hàm lượng VLĐ: Trong năm 2020, để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,18 VLĐ năm 2021, để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,45 đồng VLĐ Năm 2022 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,66 đồng VLĐ

- Hiệu suất sử dụng VLĐ: Năm 2021 so với năm 2020 hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty giảm 60,50% tương ứng giảm 3,42 đồng Năm 2022 so với năm 2021 hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty giảm 32,1% tương ứng giảm 0,72 đồng Như vậy, 1 đồng VLĐ của năm 2022 sẽ tạo ra 1 khoản doanh thu ít hơn so với năm 2021 Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 và các khó khăn từ môi trường bên ngoài nên hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty giảm đi.

- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy năm 2021 giảm 55,27% so với 2020 Trong năm 2022, VLĐ của công ty sử dụng kém hiệu quả hơn năm 2021 thể hiện thông qua mức giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận VLĐ Trong năm

2021 tỷ suất này là 1,42% so với 2022 là 0,97% Điều này có nghĩa là năm 2021, cứ

100 đồng VLĐ bỏ ra thì thu được 1,42 đồng LNST Trong khi đó, ở năm 2022, cứ 100 đồng TSNH bỏ ra thì thu được 0,97 đồng LNST

Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Hệ số nợ trên vốn CSH (1)/(3) 0,99 1,09 0,51

Bảng 2.9 Cơ cấu nguồn vốn

Hệ số nợ Hệ số vốn CSH Hệ số nợ trên vốn CSH

Cơ cấu nguồn vốn công ty

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn 2020 - 2022

- Hệ số nợ, năm 2021 tăng 0,023 so với năm 2020 Đến năm 2022 giảm 0,18 với năm 2021 Như vậy trong năm 2021 nợ phải trả chiếm 52% tổng nguồn vốn của công ty, sang đến năm 2022 số nợ phải trả chỉ chiếm 34% tổng nguồn vốn của công ty.

- Hệ số vốn chủ sở hữu, năm 2021 giảm 0,023 so với năm 2020 Đến năm

2022 tăng 0,18 với năm 2021 Như vậy năm 2021 vốn chủ sở hữu chiếm 48% trong tổng nguồn vốn của công ty, sang đến năm 2022 vốn chủ sở hữu tăng chiếm 66% trong tổng nguồn vốn của công ty

- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, năm 2021 tăng 0,096 so với năm 2020 Đến năm 2022 giảm 0.58 với năm 2021 Như vậy trong năm 2021 D/E = 1,09 nghĩa là công ty đang có khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu, năm 2022 D/E = 0,51 tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang quản lý rủi ro từ những khoản nợ khá tốt

2.6 Khả năng thanh toán của công ty ĐVT: VNĐ

Hệ số thanh toán nhanh = (1-

Hệ số thanh toán hiện thời (1)/(3) 1,82 1,79 2,68

Bảng 2.10 Khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán hiện thời

Sơ đồ 2.2 Khả năng thanh toán 2020 – 2022

- Khả năng thanh toán hiện hành tại thời điểm cuối năm 2022 là 2,68 lần tốt hơn so với cùng kỳ 2021 là 1,79 và 2020 là 1,82 Cho thấy năm 2022 công ty có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên hàng tồn kho còn khá là nhiều dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.

- Khả năng thanh toán nhanh năm 2022 là 0,32 lần giảm hơn so với cùng kỳ năm 2021 là 0,64 và năm 2020 là 0,74 Phản ánh công ty đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp

2.7 Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của công ty ĐVT: VNĐ

2 Vốn chủ sở hữu bình quân 61.450.701.191 107.670.905.681 108.703.137.938

3 Tổng tài sản bình quân 196.659.848.728 219.925.227.893 195.744.758.103

Bảng 2.11 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ROS, ROA, ROE

Chỉ tiêu Chênh lệch 2020 và 2021 Chênh lệch 2021 và

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS 0,074% 0,006%

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH ROE -0,91% -0,35%

Bảng 2.12 Chênh lệch chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ROS, ROA, ROE 2020 - 2022

- Trong năm 2022, chỉ số ROS, ROA, ROE của công ty có xu hướng giảm so với năm 2021 và năm 2020:

+ ROS dương chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả và kinh doanh có lãi. ROS năm 2021 tăng 0,074%, năm 2022 tăng 0,006% so với năm trước cho thấy khả năng sinh lời của doanh thu tăng Công ty bỏ ra 100đ doanh thu thì doanh nghiệp sẽ thu lại được 0,074đ vào năm 2021 và 0,006đ lợi nhuận sau thuế năm 2022

+ ROA năm 2021 giảm 0,074% so với năm 2020 và sang năm 2022 giảm 0,12% so với năm 2021 cho thấy việc sử dụng tài sản để thu lợi nhuận của công ty không có hiệu quả hơn so với năm trước Công ty bỏ ra 100đ từ nguồn tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ bị lỗ 0,12đ lợi nhuận sau thuế năm 2022

+ ROE năm 2021 giảm 0,91% so với năm 2020 và sang năm 2022 giảm -0,35% chứng tỏ công ty sử dụng vốn chủ sở hữu không hiệu quả hơn so với 2021 Công ty bỏ ra 100đ vốn chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh sẽ bị lỗ 0,35đ lợi nhuận sau thuế.

2.8 Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty VICINCO trong giai đoạn 2020 – 2022:

Qua 3 năm 2020 – 2022 ta có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp gặp khó khăn về hoạt động kinh doanh Tuy nhiên công ty cũng có lợi nhuận sau thuế qua các năm không có tình trạng báo lỗ hay phá sản Quy mô nguồn vốn năm 2022 giảm chứng tỏ tốc độ phát triển của công ty bị chậm xuống, kế hoạch mở rộng kinh doanh bị hạn chế. Tuy nhiên nợ phải trả đã giảm hơn so với 2 năm trước cho thấy tình hình tài chính an toàn Công ty cũng đã sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách hiệu quả phù hợp với tình hình của công ty và biến động thị trường ngành xây dựng

Năm 2022 D/E = 0,51 tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu công ty đang quản lý rủi ro từ những khoản nợ khá tốt Công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán cho cả 3 năm tuy nhiên khả năng thanh toán vẫn có xu hướng giảm điều này có thể thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc chi trả cũng như thanh khoản thấp Trong 3 năm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cũng có xu hướng giảm, còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cả 3 năm đều tăng đều.

Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty VICINCO

Qua 3 năm 2020 – 2022 ta có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp gặp khó khăn về hoạt động kinh doanh Tuy nhiên công ty cũng có lợi nhuận sau thuế qua các năm không có tình trạng báo lỗ hay phá sản Quy mô nguồn vốn năm 2022 giảm chứng tỏ tốc độ phát triển của công ty bị chậm xuống, kế hoạch mở rộng kinh doanh bị hạn chế. Tuy nhiên nợ phải trả đã giảm hơn so với 2 năm trước cho thấy tình hình tài chính an toàn Công ty cũng đã sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách hiệu quả phù hợp với tình hình của công ty và biến động thị trường ngành xây dựng

Năm 2022 D/E = 0,51 tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu công ty đang quản lý rủi ro từ những khoản nợ khá tốt Công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán cho cả 3 năm tuy nhiên khả năng thanh toán vẫn có xu hướng giảm điều này có thể thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc chi trả cũng như thanh khoản thấp Trong 3 năm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cũng có xu hướng giảm, còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cả 3 năm đều tăng đều.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY VICINCO VINA

Thực trạng toàn ngành xây dựng

Theo khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tỏ ra khá thận trọng đối với triển vọng kinh doanh năm 2023 Lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn trong ngành này nhận định, năm nay vẫn là một năm hết sức khó khăn đối với các nhà thầu, bởi họ đang phải chịu sức ép tài chính rất lớn Các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và xây dựng dân dụng nói riêng đang phải đối mặt với “khủng hoảng kép”, họ phải tìm đủ kế sách để sinh tồn, gượng dậy và khẳng định mình Và VICINCO VINA cũng là một trong số đó công ty gặp nhiều cản trợ và khó khăn về mặt tài chính Có thể nói, đây là thời kỳ khó khăn nhất với ngành xây dựng nói chung và với VICINCO VINA nói riêng, đó là không nhận được thanh toán của các khách hàng Khó khăn này khiến cho công ty không có đủ tiền để trả cho nhà cung cấp, sản xuất, phân phối kinh doanh vật liệu xây dựng, nợ xấu tăng nhanh

Hình 3.1 Khó khăn hàng đầu cản trở hoạt động ngành xây dựng (nguồn Vietmam Report)

Chúng ta có thể thấy rằng năm 2022 ngành xây dựng nói chung và công ty nói riêng đã gặp khó khăn bởi các yếu tố như: giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, thị trường bất động sản trầm lắng, thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giá nguyên vật liệu tăng cao: Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, so với cùng kỳ năm 2021, tỷ lệ tăng giá bình quân của các loại vật liệu xây dựng (VLXD) năm 2022 tăng đáng kể Cụ thể như giá thép tăng khoảng 30-40%, xi măng 15-20%, nhựa đường

15-20%, cát bê tông tăng 20%, đá xây dựng tăng 10%, đất đắp nền tăng 30-40% Do ảnh hưởng dịch covid bùng phát việc vận chuyển hàng hóa không được lưu thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa Một số hãng tàu từ chối đơn hàng qua các nước Giá cước cũng theo đó mà tăng lên Mặt khác, việc cấm vận làm các hãng hàng không phải tìm đường bay dài hơn, chi phí cũng tăng cao Do ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukraine Cuộc chiến tranh này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hợp tác kinh tế thương mại Việc nhập nguyên, nhiên liệu khó khăn làm cho giá vật liệu xây dựng tăng mạnh.

- Thị trường bất động sản trầm lắng: Thị trường bất động sản (BĐS) “đóng băng”, các dự án liên quan đến bất động sản không có doanh thu, các dự án hạ tầng lớn chậm tiến độ, nhu cầu xây nhà chững lại Thủ tục pháp lý đầu tư dự án bất động sản chưa được tháo gỡ do đó số dự án mới chưa đủ nhiều để cung cấp công ăn việc làm cho các doanh nghiệp xây dựng Bên cạnh đó, tâm lý e dè, ngần ngại, né tránh khá phổ biến trong bộ máy hành chính khi giải quyết các thủ tục cho các dự án nên số dự án mới ngày càng ít hơn dẫn đến tình trạng cạnh tranh phá giá ở một số doanh nghiệp để cố gắng tồn tại, nhưng do cố gắng thắng thầu bằng mọi giá nên khi thực hiện đều đổ vỡ, công nợ

- Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Là một sức ép lớn cho các doanh nghiệp xây dựng do công tác thanh quyết toán với các Chủ đầu tư còn phức tạp, khó khăn, hầu hết các nhà thầu bị nợ đọng, đặc biệt ở khoảng 20 – 25% cuối của dự án Nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm vẫn chưa quyết toán được, trong khi nhà thầu phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng nợ chồng nợ Sau 2 năm đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp Việt rất khó khăn đáp ứng điều kiện để tiếp cận vốn Tất cả tài sản, nhất là bất động sản đều đi xuống, như vậy đánh giá lại tài sản bảo đảm tụt thì rõ ràng tụt dư nợ 97% doanh nghiệp của Việt Nam là nhỏ và vừa, đặc biệt trong bối cảnh lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, họ cho rằng mặt bằng lãi suất từ 9 - 10% vẫn là quá cao và là rào cản lớn nhất khiến họ không tiếp cận được nguồn vốn.

Định hướng phát triển công ty

Duy trì và phát huy cao hiệu quả của lĩnh vực xây dựng dân dụng, coi đây là cơ sở để tạo ra những tiền đề cho việc mở rộng những ngành nghề hiện có và phát triển các ngành nghề mới một cách hợp lý. Đầu tư hợp lý để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm mở rộng hoạt động xây dựng và dịch vụ Xây dựng và hoàn thiện các quy chế quản lý, đảm bảo được yêu cầu quản lý phù hợp với pháp luật.Phát huy tính tự chủ và tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh

Tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tin học và công tác quản lý, điều hành Coi trọng công tác marketing, nắm vững thị trường, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý Nhạy bén chớp thời cơ để mở rộng các ngành nghề kinh doanh mới một cách hợp lý khi có cơ hội và điều kiện.

Phương hướng phát triển công ty:

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển Công ty thành Công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao.

- Tổ chức hình thành một số công ty con kinh doanh trong các lĩnh vực: Kinh doanh nhà ở, xây dựng dân dụng và công trình giao thông…

- Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài Công ty VICINCO VINA để tạo thêm sức mạnh trong SXKD.

- Tiếp tục đầu tư phát triển trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ…

- Đầu tư xây dựng các Tiểu khu đô thị, kinh doanh nhà ở, các văn phòng cho thuê…

- Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu SXKD phát triển với tốc độ cao, thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao.

- Tăng cường công tác hạch toán SXKD quản lý chặt chẽ các chi phí quản lý sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo SXKD có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển.

- Phân cấp và giao quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc trong quá trình SXKD, gắn trách nhiệm và quyền lợi đối với cán bộ quản lý.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển năng lực Công ty là doanh nghiệp xây dựng mạnh với năng lực cạnh tranh cao trong nước và Quốc tế.

- Không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường.

- Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động SXKD của Công ty Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của Công ty mạnh về mọi mặt đủ về chất lượng và số lượng, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới.

- Tìm mọi biện pháp để huy động mọi nguồn vốn, đảm bảo đủ cho đầu tư và SXKD.

- Tăng cường công tác tham gia đấu thầu các công trình

- Dựa trên ưu thế về nguồn tài chính ổn định sẵn có, Công ty sẽ tập trung mạnh và đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ thi công xây, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng thi công các công trình xây dựng Công ty sẽ tổ chức những chuyến tham quan, hợp tác, nghiên cứu học tập kinh nghiệm và chuyển giao những công nghệ, thiết bị thi công xây dựng mới cũng như áp dụng những vật liệu xây dựng mới và biện pháp thi công tiên tiến Công ty sẽ thường xuyên tham gia các chương trình xúc tiến ngành xây dựng nhằm mục tiêu cập nhật các công nghệ xây dựng tiên tiến.

- Phát triển nguồn nhân lực cho mảng thi công công trình: dựa trên lực lượng hiện có chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp tại các công trường xây dựng, các đội thi công và đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề, Công ty sẽ tiếp tục công tác đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện, đào tạo Công ty hướng tới mục tiêu ngày càng chuyên môn hóa sâu hơn nữa trong từng lĩnh vực thi công xây lắp cho cả cán bộ quản lý và các lực lượng công nhân có tay nghề Công ty sẽ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với các trường Đại học, trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân sự, bổ sung nhân lực cho Công ty từ nhân sự cấp cao đến những công nhân lành nghề.

- Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các công trường.

- Nghiên cứu cải tiến hình thức tổ chức thi công để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao nhất.

Một số giải pháp cải thiện

- Đối với chi phí nguyên vật liệu, văn phòng phẩm: Công ty cần quy định định mức sử dụng cho từng bộ phận Đồng thời, Tổng giám đốc hoặc nhà quản lý kinh doanh cần tiến hành lựa chọn nhà cung cấp dựa trên báo giá do nhà cung cấp gửi đến, căn cứ vào các tiêu chí do công ty xây dựng như giá cả, chất lượng và uy tín trong bán hàng và giao hàng Định kỳ, tiến hành đánh giá lại nhà các nhà cung cấp và báo cáo lại cho Bán Giám Đốc Đối với chi phí mua ngoài: như điện, nước, chi phí tiếp khách, đàm phán, ký kết hợp đồng, Công ty cần thực hiện chính sách hạn chế, tiết kiệm hết mức có thể cho những chi phí trên, vì đây là những chi phí công ty có thể chủ động tiết kiệm được

- Theo tỷ số nợ trên vốn CSH thì công ty đang có nguồn vốn dựa vào các khoản vay khá nhiều Vì vậy, công ty cần quản lý các khoản vay một cách khôn ngoan mà có các biện pháp để giảm thiểu rủi ro khi vay:

+ Công ty cần theo dõi dòng tiền ra vào doanh nghiệp để đảm bảo khả năng trả vốn và lãi vay.

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích Không nên đi vay từ quá nhiều nguồn để có thể kiểm soát được các khoản vay.

+ Cần xây dựng mối quan hệ tốt với ngân hàng để có thể được hưởng các ưu đãi về lãi suất, đàm phán các điều kiện vay vốn khi kinh tế khó khăn…

+ Tận dụng các hỗ trợ, tư vấn tài chính từ ngân hàng Các ngân hàng cũng không muốn doanh nghiệp không trả được nợ, vì vậy, họ có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính giúp quản trị rủi ro trực tiếp trên khoản vay

- Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng:

●Có thể huy động được khối lượng vốn lớn trong ngắn hoặc dài hạn, đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau

●Lãi vay ngân hàng được xem là một loại chi phí, do đó, khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp

●Chi phí cho việc sử dụng tín dụng ngân hàng là rẻ nhất trong tất cả các phương thức huy động vốn

●Mức độ rủi ro thấp: đến kỳ hạn thanh toán mà doanh nghiệp không trả được nợ sẽ được ngân hàng ra hạn thêm

●Doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch sử dụng vốn cụ thể để ngân hàng thẩm định và cần tài sản để đảm bảo cho khoản vay đó

●Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định do ngân hàng đề ra trong việc sử dụng vốn vay

●Phải chịu sự giám sát của ngân hàng về việc sử dụng vốn có đúng mục đích ghi trong hợp đồng không, trả gốc và lãi có đúng kỳ hạn cam kết không ;

●Doanh nghiệp giảm sự chủ động trong việc vay và sử dụng vốn vay vì còn phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng và quy định của tổ chức tín dụng đề ra.

●Thủ tục phức tạp và mất thời gian có thể làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh do không có vốn một cách kịp thời

- Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu:

●Doanh nghiệp được ngân hàng đứng ra bảo lãnh và có một công ty chứng khoán hỗ trợ chào bán cổ phiếu ra công chúng

●Nâng cao khả năng vay vốn, từ đó có thể mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh do tiếp thu được các nguồn lực mới cả về tài chính, công nghệ…

●Doanh nghiệp không phải trả lại tiền gốc cũng như không bắt buộc phải trả cổ tức nếu làm ăn không có lãi bởi cổ tức được chia từ lợi nhuận sau thuế.

●Chi phí bảo lãnh, phát hành mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng và công ty chứng khoán tương đối lớn

●Thủ tục vay rườm rà, mất thời gian

●Việc phát hành cổ phiếu có khả năng làm giảm sự kiểm soát của chủ sở hữu hiện tại đối với doanh nghiệp

●Việc phát hành thêm cổ phiếu thường làm giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp

- Cần có những quy định, điều khoản rõ ràng về thời hạn chi trả của chủ đầu tư; đồng thời các cơ quan chức năng khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng cần yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà thầu

- Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, từ nay đến cuối năm 2023, Hiệp hội sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động xây dựng, đấu thầu như: hợp đồng và tranh chấp hợp đồng xây dựng; bù giá và thanh toán hợp đồng; kiến nghị với nhà nước xây dựng cơ chế bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư và giải quyết nợ đọng trong xây dựng; cơ chế bảo hành và quyết toán hợp đồng,… Đồng thời, Hiệp hội tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên những vấn đề vướng mắc bất cập có liên quan đến định mức, đơn giá; phối hợp với Bộ Xây dựng để cuối năm 2023 ban hành áp dụng lập đơn giá thanh toán; kiến nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh cơ chế xác định đơn giá tiền lương, giá ca máy mới phù hợp, cơ chế công bố giá vật liệu sát thị trường…

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Yếu tố con người là yếu tố quyết định, ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ và Nhật thì yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp chứ không phải là sự hùng mạnh về tài chính Do đó, công tác đào tạo nâng cao chất lượng các cán bộ công nhân viên là điều luôn cần dù đây là một công tác khó và lâu dài Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn các cán bộ hơn nữa, đảm bảo chất lượng đầu vào để giảm được chi phí đào tạo sau này Mặt khác, liên tiếp cử các cán bộ nhân viên đi nâng cao kiến thức, công nghệ mới Nhằm tăng cường hiệu quả cũng như sự đoàn kết trong công ty, nên thực hiện chính sách nhân viên cũ, lâu năm với nhân viên mới, cứ một nhân viên mới vào sẽ được một nhân viên có kinh nghiệp ở công ty cùng ngành nghề kèm cặp, hướng dẫn Công ty cần chú ý đến phân phối thu lao động, trả lương theo đúng năng lực và khả năng của người lao động, có thêm những chính sách đãi ngộ như: tăng thưởng, tổ chức liên hoan thường niên, đi du lịch cho nhân viên Làm được như vậy sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để hoàn thành công việc tốt hơn

- Đầu tư đổi mới công nghệ: Tiến hành phân tích thị trường, nhu cầu thị trường, năng lực công nghệ của công ty để lựa chọn máy móc thiết bị sao cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng vậy nên đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị hiện đại tiên tiến sẽ càng tăng thêm hiệu quả cho chất lượng công trình Và để làm được điều đó công ty cần xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để nắm bắt các công nghệ phát triển

Ngày đăng: 15/05/2024, 12:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh 1.1: Trang thiết bị - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
nh ảnh 1.1: Trang thiết bị (Trang 15)
Hình ảnh 1.2: Sản phẩm tiêu biểu - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
nh ảnh 1.2: Sản phẩm tiêu biểu (Trang 18)
Bảng 1.2: Chênh lệch hiệu quả hoạt động kinh doanh 2020 - 2022 - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
Bảng 1.2 Chênh lệch hiệu quả hoạt động kinh doanh 2020 - 2022 (Trang 19)
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 20)
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định (Trang 22)
Bảng 2.8. Chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2020 - 2022 - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
Bảng 2.8. Chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2020 - 2022 (Trang 23)
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 23)
Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn (Trang 25)
Bảng 2.10. Khả năng thanh toán - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
Bảng 2.10. Khả năng thanh toán (Trang 26)
Bảng 2.11. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ROS, ROA, ROE - thực hành 2 phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vicinco việt nam
Bảng 2.11. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ROS, ROA, ROE (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w