Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vicinco Việt Nam năm 2022

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

    Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng giảm lớn nhất và gần như toàn bộ tổng doanh thu của công ty ở năm 2022 thu được đều từ hoạt động tài chính. Về lợi nhuận, các năm công ty đều có lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế năm 2020 cao nhất do đây là thời điểm công ty chưa gặp nhiều trở ngại về yếu tố bên ngoài như Covid và lạm phát. Và giá vốn hàng bán của 3 năm cũng có xu hướng giảm do chi phí nguyên vật liệu năm 2022 tăng cao nên công ty cũng cân nhắc việc nhập nguyên vật liệu mà sử dụng hàng tồn kho của năm 2021 nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

    - Hệ số hao mòn TSCĐ: Thể hiện mức độ hao mòn của TSCĐ tại thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 và các khó khăn từ môi trường bên ngoài nên hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty giảm đi. Trong năm 2022, VLĐ của công ty sử dụng kém hiệu quả hơn năm 2021 thể hiện thông qua mức giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận VLĐ.

    Tuy nhiên hàng tồn kho còn khá là nhiều dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền. Quy mô nguồn vốn năm 2022 giảm chứng tỏ tốc độ phát triển của công ty bị chậm xuống, kế hoạch mở rộng kinh doanh bị hạn chế. Công ty cũng đã sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách hiệu quả phù hợp với tình hình của công ty và biến động thị trường ngành xây dựng.

    Công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán cho cả 3 năm tuy nhiên khả năng thanh toán vẫn có xu hướng giảm điều này có thể thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc chi trả cũng như thanh khoản thấp.

    Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
    Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

    GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY VICINCO VINA

    Thực trạng toàn ngành xây dựng

    Do ảnh hưởng dịch covid bùng phát việc vận chuyển hàng hóa không được lưu thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa. - Thị trường bất động sản trầm lắng: Thị trường bất động sản (BĐS) “đóng băng”, các dự án liên quan đến bất động sản không có doanh thu, các dự án hạ tầng lớn chậm tiến độ, nhu cầu xây nhà chững lại. Thủ tục pháp lý đầu tư dự án bất động sản chưa được tháo gỡ do đó số dự án mới chưa đủ nhiều để cung cấp công ăn việc làm cho các doanh nghiệp xây dựng.

    Bên cạnh đó, tâm lý e dè, ngần ngại, né tránh khá phổ biến trong bộ máy hành chính khi giải quyết các thủ tục cho các dự án nên số dự án mới ngày càng ít hơn dẫn đến tình trạng cạnh tranh phá giá ở một số doanh nghiệp để cố gắng tồn tại, nhưng do cố gắng thắng thầu bằng mọi giá nên khi thực hiện đều đổ vỡ, công nợ. - Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Là một sức ép lớn cho các doanh nghiệp xây dựng do công tác thanh quyết toán với các Chủ đầu tư còn phức tạp, khó khăn, hầu hết các nhà thầu bị nợ đọng, đặc biệt ở khoảng 20 – 25% cuối của dự án. Nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm vẫn chưa quyết toán được, trong khi nhà thầu phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng nợ chồng nợ.

    Tất cả tài sản, nhất là bất động sản đều đi xuống, như vậy đỏnh giỏ lại tài sản bảo đảm tụt thỡ rừ ràng tụt dư nợ. 97% doanh nghiệp của Việt Nam là nhỏ và vừa, đặc biệt trong bối cảnh lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, họ cho rằng mặt bằng lãi suất từ 9 - 10% vẫn là quá cao và là rào cản lớn nhất khiến họ không tiếp cận được nguồn vốn.

    Định hướng phát triển công ty

    - Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển Công ty thành Công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao. - Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu SXKD phát triển với tốc độ cao, thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao. - Tăng cường công tác hạch toán SXKD quản lý chặt chẽ các chi phí quản lý sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo SXKD có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển.

    - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển năng lực Công ty là doanh nghiệp xây dựng mạnh với năng lực cạnh tranh cao trong nước và Quốc tế. - Dựa trên ưu thế về nguồn tài chính ổn định sẵn có, Công ty sẽ tập trung mạnh và đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ thi công xây, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng thi công các công trình xây dựng. Công ty sẽ tổ chức những chuyến tham quan, hợp tác, nghiên cứu học tập kinh nghiệm và chuyển giao những công nghệ, thiết bị thi công xây dựng mới cũng như áp dụng những vật liệu xây dựng mới và biện pháp thi công tiên tiến.

    - Phát triển nguồn nhân lực cho mảng thi công công trình: dựa trên lực lượng hiện có chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp tại các công trường xây dựng, các đội thi công và đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề, Công ty sẽ tiếp tục công tác đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện, đào tạo. Công ty sẽ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với các trường Đại học, trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân sự, bổ sung nhân lực cho Công ty từ nhân sự cấp cao đến những công nhân lành nghề.

    Một số giải pháp cải thiện 1. Giải pháp tài chính

    ●Nâng cao khả năng vay vốn, từ đó có thể mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh do tiếp thu được các nguồn lực mới cả về tài chính, công nghệ…. - Cần cú những quy định, điều khoản rừ ràng về thời hạn chi trả của chủ đầu tư; đồng thời các cơ quan chức năng khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng cần yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà thầu. - Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, từ nay đến cuối năm 2023, Hiệp hội sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động xây dựng, đấu thầu như: hợp đồng và tranh chấp hợp đồng xây dựng; bù giá và thanh toán hợp đồng; kiến nghị với nhà nước xây dựng cơ chế bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư và giải quyết nợ đọng trong xây dựng; cơ chế bảo hành và quyết toán hợp đồng,… Đồng thời, Hiệp hội tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên những vấn đề vướng mắc bất cập có liên quan đến định mức, đơn giá; phối hợp với Bộ Xây dựng để cuối năm 2023 ban hành áp dụng lập đơn giá thanh toán; kiến nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh cơ chế xác định đơn giá tiền lương, giá ca máy mới phù hợp, cơ chế công bố giá vật liệu sát thị trường….

    - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Yếu tố con người là yếu tố quyết định, ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ và Nhật thì yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp chứ không phải là sự hùng mạnh về tài chính. Nhằm tăng cường hiệu quả cũng như sự đoàn kết trong công ty, nên thực hiện chính sách nhân viên cũ, lâu năm với nhân viên mới, cứ một nhân viên mới vào sẽ được một nhân viên có kinh nghiệp ở công ty cùng ngành nghề kèm cặp, hướng dẫn. Công ty cần chú ý đến phân phối thu lao động, trả lương theo đúng năng lực và khả năng của người lao động, có thêm những chính sách đãi ngộ như: tăng thưởng, tổ chức liên hoan thường niên, đi du lịch cho nhân viên.

    - Đầu tư đổi mới công nghệ: Tiến hành phân tích thị trường, nhu cầu thị trường, năng lực công nghệ của công ty để lựa chọn máy móc thiết bị sao cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng vậy nên đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị hiện đại tiên tiến sẽ càng tăng thêm hiệu quả cho chất lượng công trình.