Việc điều trị cho người bệnhđái tháo đường type 2 cần phối hợp giữa dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và hoạt độngthể lực [10].Qua một số nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể lực không chỉ có
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận Error! Bookmark not defined 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.1.1 Đại cương về bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. d) Người bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất.
- Glucose huyết đói được đo khi người bệnh nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ).
- Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Người bệnh nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp,dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250-300 mL nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó người bệnh ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và không sử dụng các thuốc làm tăng glucose huyết Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch.
1.1.1.3 Phân loại và nguyên nhân [8] Đái tháo đường type 1: do nguyên nhân tự miễn, các tế bào β của tuyến tụy bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch, xuất hiện các tự kháng thể (tự kháng thể kháng tế bào đảo tụy, tự kháng thể kháng insulin, tự kháng thể kháng GAD-glutamic acid decarbô- xylase), thường gặp ở người trẻ tuổi, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối, buộc phải điều trị bằng insulin. Đái tháo đường type 2: do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền đề kháng insulin dẫn đến thiếu hụt insulin tương đối, thường gặp ở người lớn tuổi, điều trị có thể bằng chế độ ăn, thuốc hạ đường huyết dạng uống và/hoặc insulin. Đái tháo đường thai kỳ: là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc
3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó.
Các tình trạng tăng đường huyết khác: có thể do giảm chức năng tế bào β do khiếm khuyết gen, đái tháo đường ty lạp thể, giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy, sỏi tụy, ung thư tụy , một số bệnh nội tiết như to các viễn cực, hội chứng Cushing, do dùng thuốc, hóa chất, tình trạng nhiễm khuẩn.
1.1.1.4 Biểu hiện của đái tháo đường [8]
Lâm sàng: Đái tháo đường type 1: tiến triển nhanh với các biểu hiện lâm sàng rầm rộ, gồm: Bốn triệu chứng kinh điển: đái nhiều cả về số lần và số lượng, uống nhiều và luôn cảm thấy khát, ăn nhiều và luôn cảm thấy đói, sụt cân nhiều trong thời gian ngắn mà không giải thích được Các biểu hiện khác: tê các chi, đau chân; mệt nhọc; nhìn mờ; nhiễm trùng nặng, tái diễn; giảm ý thức, buồn nôn, nôn hoặc hôn mê. Đái tháo đường type 2: có thể hoàn toàn không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đáng kể trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán bệnh Các biểu hiện có thể gặp: đái nhiều, khát nước, cảm giác đói và ăn nhiều, sụt cân không rõ lý do; tê chân tay, đau chân, nhìn mờ; nhiễm trùng nặng hoặc hay tái diễn; giảm ý thức hoặc hôn mê nhưng ít gặp hơn type 1.
Các xét nghiệm để khẳng định đái tháo đường (chẩn đoán xác định):
Xét nghiệm đường máu lúc đói (8 giờ sau bữa ăn gần nhất) ≥ 7.0mmol/l (126mg/ dl), làm ít nhất 2 lần.
Xét nghiệm đường máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày ≥ 11.1mmol/l (200mg/ dl), có kèm theo các triệu chứng lâm sàng như tiểu nhiều, uống nhiều và sụt cân không giải thích được.
Xét nghiệm đường máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường máu (sau khi cho uống 75g glucose) ≥ 11.1mmol/l (200mg/dl).
Trường hợp kết quả xét nghiệm đường máu: 110mg/dl < Đường máu 3 lần/ tháng được coi là không tuân thủ dùng thuốc.
- Phương pháp thu thập số liệu:
Phỏng vấn trực tiếp người bệnh theo bảng câu hỏi được thiết kế sẵn do nghiên cứu viên trực tiếp phỏng vấn.
Phương pháp phân tích số liệu:
-Số liệu được làm sạch sau đó được nhập và phân tích trên phần mềm thống kê y học SPSS 20.0.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
-Việc thực hiện nghiên cứu được thông qua và cho phép của Hội đồng duyệt ý tưởng chuyên đề tốt nghiệp Trường, được sự chấp thuận và cho phép của Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí.
-Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận tham gia của đối tượng nghiên cứu.
-Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.
2.2.2.1 Đặc điểm chung của người bệnh
Bảng 2.1 Đặc điểm về nhân khẩu học của ĐTNC Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Trung học cơ sở hoặc thấp hơn 43 28,7
Trình độ học vấn Trung học phổ thông 64 42,7
Trung cấp/Cao đẳng 34 22,6 Đại học, Sau Đại học 9 6
Tình trạng sống Sống một mình 16 10,7
Nghề nghiệp Viên chức, công chức 9 6
Buôn bán/ Nghề tự do 22 14,6
Trong nghiên cứu, đa số người bệnh thuộc nhóm tuổi người cao tuổi (≥ 60 tuổi), chiếm tỷ lệ 52,7% Người bệnh < 60 tuổi chiếm tỷ lệ 47,3%.
Về trình độ học vấn: người bệnh có trình độ Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (42,7%); tiếp đến là người bệnh có trình độ Trung học cơ sở hoặc thấp hơn chiếm 28,7%; người bệnh có trình độ Trung cấp, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 22,6%; người bệnh có trình độ Đại học, Sau Đại học có tỷ lệ thấp nhất (6%).
Về tình trạng sống: phần lớn người bệnh sống cùng người thân chiếm 89,3%.
Về nghề nghiệp: đa số người bệnh là nông dân (58%); Buôn bán/ Nghề tự do chiếm 14,6%; Hưu trí chiếm 12,7%; Công nhân chiếm 8,7% và Viên chức, công chức chiếm 6%.
Biểu đồ 2.1 Phân bố về giới tính của ĐTNC
Biểu đồ 2.1 cho thấy, đa số người bệnh là nam chiếm 55,3%; nữ chiếm 44,7%
Bảng 2.2 Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh, chỉ số HbA1C của ĐTNC Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Thời gian phát Từ 5 - 10 năm 37 24,7 hiện bệnh
Người bệnh có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 60,7%; Từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ 24,7%; Trên 10 năm chiếm tỷ lệ 14,6% Tỷ lệ HbA1C trung bình là7,82±1,37, tỷ lệ người bệnh đạt mức HbA1C >7,5 chiếm 47,4%; 6,57,5 chiếm 47,4%; 6,5 3 lần/tháng) Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2021) với tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 tuân thủ dùng thuốc là 87,7% [5] Như vậy qua kết quả của các nghiên cứu có thể thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ dùng thuốc khá cao, điều này có thể giải thích cho hầu hết người bệnh có bảo hiểm và được bảo hiểm chi trả phần lớn các dịch vụ y tế và các loại thuốc điều trị nên đã giảm bớt gánh nặng kinh tế trong việc tuân thủ thuốc.
Mặc dù tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc là khá cao nhưng vẫn còn khá nhiều người bệnh quên uống thuốc cụ thể là có 42 người bệnh quên uống thuốc viên và 12 người bệnh quên tiêm thuốc. Trong đó hầu hết lý do quên thuốc là bận nên quên (61,9% người bệnh quên thuốc uống do bận và 75% người bệnh quên thuốc tiêm do bận) Cách xử trí khi quên thuốc của người bệnh, đa số là bỏ thuốc đã quên đi với tỷ lệ 71,4% người bệnh bỏ thuốc đã quên đi không uống nữa và 75% người bệnh bỏ thuốc đã quên đi không tiêm nữa Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2021) với 54,1% người bệnh quên thuốc uống do bận và 72,2% người bệnh quên thuốc tiêm do bận; cách xử trí khi quên thuốc, hầu hết là bỏ thuốc đã quên đi với tỷ lệ 70,5% người bệnh bỏ thuốc đã quên không uống bù nữa và72,2% người bệnh bỏ thuốc đã quên đi, không tiêm bù nữa [5] Qua kết quả này, NVYT cần phối hợp chặt chẽ với người nhà, hướng dẫn người bệnh cài đặt chế độ hẹn giờ để nhắc nhở người bệnh uống thuốc.
Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chăm sóc nâng cao chất lượng hoạt động thể lực và tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2
Công tác chăm sóc người bệnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc Bệnh viện, các phòng chức năng, trưởng các khoa cùng toàn thể nhân viên Bệnh viện.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại bệnh viện đầy đủ, hiện đại nên đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Đội ngũ nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên…) thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tinh thần phục vụ người bệnh. Đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng viên luôn chủ động trong công tác chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về cách chăm sóc, dùng thuốc, vận động, vệ sinh… cho người bệnh, thực hiện đúng và đầy đủ các y lệnh của bác sĩ Bệnh viện cũng đã áp dụng thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện.
Các Điều dưỡng viên luôn tận tình quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của người bệnh, lắng nghe ý kiến của người bệnh và gia đình người bệnh một cách tiếp thu xây dựng.
Qua khảo sát tại Bệnh viện cho thấy: người bệnh nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc cụ thể tỷ lệ người bệnh tuân thủ dùng thuốc khá cao chiếm 87,3%.
Hiện nay, số lượng người bệnh khá đông, bệnh nhân nặng nhiều, trong khi đó số lượng nhân viên y tế có hạn, phải phục vụ nhiều đối tượng nên công tác chăm sóc người bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
Trình độ của đội ngũ điều dưỡng còn chưa đồng đều, một số ít điều dưỡng còn chưa phát huy được hết khả năng của mình, sự chủ động trong công việc chưa cao còn phụ thuộc vào sự phân công của điều dưỡng trưởng và y lệnh của bác sĩ.
Các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng còn hạn chế về số buổi và nội dung.
Người bệnh ĐTĐ type 2 đa số là người cao tuổi dễ suy giảm trí nhớ nên việc tiếp thu, ghi nhớ những kiến thức về tập luyện, dùng thuốc … cũng gặp nhiều khó khăn.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Nhìn tổng thể kiến thức của người bệnh về hoạt động thể lực và dùng thuốc chưa cao, các hoạt động thể lực của người bệnh còn hạn chế.
Do đó, Bệnh viện cần đẩy mạnh công tác giáo dục sức khoẻ hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc.
Về phía người bệnh: Do độ tuổi, trình độ học vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của NVYT về các biện pháp phòng bệnh và việc tuân thủ điều trị.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí là Bệnh viện đa khoa hạng I nên số lượng người bệnh đông, nhiều người bệnh nặng nên thiếu nhân lực chăm sóc người bệnh. Đội ngũ điều dưỡng chăm sóc người bệnh còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc người bệnh.
Sự phối hợp giữa bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên trong công tác chăm sóc người bệnh còn chưa thực hiện thường xuyên.
Sự hiểu biết của người bệnh và người nhà về chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 còn hạn chế do vậy người bệnh cần được cung cấp các kiến thức tự chăm sóc. 3.3 Các giải pháp để giải quyết/ khắc phục vấn đề
Tích cực triển khai, học tập các văn bản của Bộ, Ngành, tổ chức thực hiện tốt 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Giảm bớt khối lượng công việc hành chính cho điều dưỡng viên, có thể áp dụng công nghệ thông tin vào trong công việc Xây dựng các thang bảng kiểm đánh giá người bệnh để dễ dàng áp dụng, tạo sự đồng bộ trong công tác theo dõi chăm sóc người bệnh cũng như giảm bớt việc ghi chép của điều dưỡng Việc này giúp cho điều dưỡng viên có nhiều thời gian hơn trong chăm sóc người bệnh.
Xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 để tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐDV thực hiện Tăng cường tập huấn công tác chuyên môn.
Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện.
Cùng với việc quản lý, theo dõi điều trị cho người bệnh ĐTĐ, Bệnh viện cần tăng cường tổ chức, triển khai các chương trình tư vấn, giáo dục sức khoẻ đặc biệt là vấn đề tuân thủ điều trị.
3.3.2 Đối với nhân viên y tế