MỤC LỤC
Tỷ lệ nam giới mắc đái tháo đường type 2 thường cao hơn nữ giới, một phần do bệnh đái tháo đường type 2 liên quan nhiều đến lối sống, lối sống của nam giới thường được cho là kém lành mạnh hơn nữ giới, các số liệu thống kê đều cho thấy tỷ lệ nam giới hút thuốc, uống rượu bia cao hơn nữ giới rất nhiều. Trong nguyên tắc điều trị ĐTĐ type 2 phải coi hoạt động thể lực là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm túc theo trình tự hướng dẫn, hoạt động thể lực có tác dụng tốt trong việc điều chỉnh glucose máu thông qua việc làm giảm tình trạng kháng insulin nhờ việc giảm cân nặng, nhất là đối với người thừa cân, béo phì. Vì vậy những kiến thức về hoạt động thể lực còn thiếu cần được quan tâm trong các chương trình can thiệp hỗ trợ về việc nâng cao kiến thức về thời gian thích hợp và mức độ hoạt động thể lực phù hợp cho người bệnh ĐTĐ type 2.
Địa phương cũng như bệnh viện cần có các giải pháp như tổ chức các buổi học, tuyên truyền, tư vấn cho người bệnh cách tập luyện sao cho đúng và phù hợp với từng người bệnh và thuận lợi về không gian, thời gian và khuyến khích họ hoạt động thể lực nhiều hơn nữa để mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi về hoạt động thể lực bằng thang đánh giá GPAQ (Global Physical Activity Questionaire) cho thấy, tỷ lệ người bệnh hoạt động đủ ≥ 600 METs phút/ tuần là 50,7% và tỷ lệ người bệnh hoạt động không đủ < 600 METs phút/ tuần là 49,3%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng cũng sử dụng thang đo GPAQ để đánh giá trên người bệnh đái tháo đường type 2 cũng đưa ra kết quả hoạt động thể lực ở mức độ thấp, thời gian trung bình người bệnh ĐTĐ hoạt động thể lực là 139,0 phút tương ứng với 63,8%;.
Điều này cho thấy đối tượng nghiên cứu hoạt động thể lực chủ yếu trong đi lại và công việc, lý giải điều này có thể do đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao, chủ yếu là nghỉ hưu, lúc này họ nghỉ ngơi và chủ yếu chăm cây, tưới cây, làm vườn nhẹ nhàng, đi chợ và đi chơi, đi bộ với bạn bè, người thân. Do đó, vấn đề hướng dẫn, động viên người bệnh nên tập thể dục để thư giãn với các loại hình tập luyện phù hợp với từng đối tượng, dành thời gian vui chơi giải trí là quan trọng và có ý nghĩa, có thể làm cho họ cảm thấy thoải mái và hứng thú, nhằm tăng cường hoạt động thể lực của người bệnh. Thời gian cho hành vi tĩnh tại trung bình được ước tính là khoảng 6-7 h / ngày ở các nước phát triển và mức độ hoạt động thể lực giảm đã được chứng minh là có liên quan nghịch đảo với thời gian hoạt động tĩnh tại tăng lên [19].
Như vậy qua kết quả của các nghiên cứu có thể thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ dùng thuốc khá cao, điều này có thể giải thích cho hầu hết người bệnh có bảo hiểm và được bảo hiểm chi trả phần lớn các dịch vụ y tế và các loại thuốc điều trị nên đã giảm bớt gánh nặng kinh tế trong việc tuân thủ thuốc. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2021) với 54,1% người bệnh quên thuốc uống do bận và 72,2% người bệnh quên thuốc tiêm do bận; cách xử trí khi quên thuốc, hầu hết là bỏ. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chăm sóc nâng cao chất lượng hoạt động thể lực và tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Về phía người bệnh: Do độ tuổi, trình độ học vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của NVYT về các biện pháp phòng bệnh và việc tuân thủ điều trị. Trong thực hành lâm sàng: Điều dưỡng cần chú trọng đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thể lực và tuân thủ dùng thuốc của người bệnh như người bệnh tuổi cao, kèm theo các biến chứng hoặc bệnh khác, sống 1 mình …, qua đó xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp cho mỗi người bệnh. Đồng thời các Bác sĩ phòng khám nên đưa hoạt động thể lực vào kê đơn giống như kê đơn thuốc, để giúp người bệnh nhận thức được được tầm quan trọng của tập luyện như một biện pháp điều trị để giúp người bệnh tuân thủ tốt hơn.