Cơ sở lý luận
Chất lượng là trọng tâm của tất cả các hệ thống sản xuất và dịch vụ Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chất lượng luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi hệ thống y tế, là điều kiện sống còn cho sự phát triển của mọi cơ sở khám chữa bệnh [13].
1.1.1.1 Quan niệm khác nhau về chất lượng [13]
-Chất lượng từ góc độ xã hội, từ người bệnh hay khách hàng chú trọng hơn vào sự tiện ích của dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: Thời gian chờ, sự thân thiện, sự tôn trọng, sự thoải mái, sự sạch sẽ, sự sẵn sàng của các dịch vụ và sự phù hợp về giá cả với túi tiền của người bệnh.
-Chất lượng từ góc độ nhân viên y tế, khác với người bệnh cán bộ y tế quan tâm nhiều hơn đến năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và mong đợi thù lao xứng đáng với công việc và trách nhiệm họ đảm nhận.
-Nhà quản lý bệnh viện lại có những quan tâm riêng về chất lượng đó là tính hiệu quả, hiệu suất, sự an toàn và sự hài lòng của người bệnh.
1.1.1.2 Khái niệm về chất lượng [27]
- Theo tổ chức ISO 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo ra cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cần tiểm ẩn”.
-Theo từ điển tiếng việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác.
-Theo nhà sản xuất: “Chất lượng là sản phẩm/dịch vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra”.
-Theo người tiêu dùng: “Chất lượng là sự phù hợp với những mong muốn của họ”
-Ở mức cá nhân, “chất lượng là làm việc đúng đắn ngay từ lần đầu tiên và làm điều đó tốt hơn trong những lần tiếp theo”.
-Theo cách tiếp cận quản lý chất lượng toàn diện TQM:
“Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu hợp lý của đối tượng phục vụ”
Chất lượng dịch vụ dựa trên mức độ cảm nhận của khách hàng: “Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ” [4].
1.1.2 Chăm sóc điều dưỡng và chất lượng chăm sóc điều dưỡng.
1.1.2.1 Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng [12]
Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chuyên môn của người điều dưỡng đối với người bệnh từ khi vào viện đến lúc ra viện Nội dung chính bao gồm: chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc người bệnh đến khám, vào viện và cho đến khi người bệnh ra viện hoặc tử vong Công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện đảm bảo lấy người bệnh là trung tâm, các hoạt động, dịch vụ chăm sóc, điều trị dựa trên đánh giá các nhu cầu của người bệnh và hướng tới người bệnh để phục vụ.
1.1.2.2 Khái niệm về chăm sóc người bệnh toàn diện [16]
Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc và điều trị của bác sỹ và điều dưỡng, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện.
1.1.2.3 Vai trò chức năng của người điều dưỡng [18]
Bác sỹ và điều dưỡng là hai nghề có định hướng khác nhau: bác sĩ làm nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị Điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần Để đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh, giúp người bệnh sớm bình phục sức khỏe thì đối tượng nào cũng phải hoàn thành tốt vai trò nghề nghiệp của mình đồng thời cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và điều dưỡng Vai trò chức năng của người điều dưỡng chủ yếu là:
2 Người truyền đạt thông tin
5 Người biện hộ cho người bệnh
1.1.2.4 Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng [17]
Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh.
Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh: người điều dưỡng có trách nhiệm chăm sóc cơ bản đối với những người cần tới sự chăm sóc Trong quá trình chăm sóc người điều dưỡng cần tạo ra một môi trường trong đó quyền của con người, các giá trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều được tôn trọng.
Người điều dưỡng cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở để họ đồng ý chấp nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc.
Người điều dưỡng giữ kín các thông tin về đời tư của người mình chăm sóc, đồng thời phải xem xét một cách thận trọng khi chia sẻ các thông tin này với người khác.
Người điều dưỡng chia sẻ trách nhiệm cùng xã hội trong việc duy trì và bảo vệ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và tàn phá.
Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh
Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất
Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh
Tôn trọng nhân cách và quyền của con người
Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh.
1.1.2.5 Chất lượng chăm sóc của điều dưỡng Điều dưỡng viên và hộ sinh viên là lực lượng cán bộ chuyên trách nhiều nhất trong bệnh viện nên có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của mọi bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh Theo Tổ chức y tế thế giới đã nhận định dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng viên và hộ sinh viên cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng [13].
Chất lượng chăm sóc điều dưỡng là sự đáp ứng của điều dưỡng về các nhu cầu thể chất, tinh thần, cảm xúc, xã hội và tâm hồn của người bệnh Các nhu cầu đó được cung cấp theo cách chăm sóc sao cho người bệnh được chữa khỏi bệnh, khỏe mạnh, sống cuộc sống bình thường và cả điều dưỡng và người bệnh đều hài lòng [37].
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Các nghiên cứu trên Thế giới về sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú đối với chăm sóc của điều dưỡng.
Wipada Kunaviktikul và cộng sự năm 2005 đã đưa ra 9 chỉ số để đánh giá chất lượng chăm sóc của điều dưỡng ở Thái Lan đó là: tỷ lệ điều dưỡng và tỷ lệ chuyên môn của điều dưỡng; số giờ làm việc của điều dưỡng/bệnh nhân/ngày với tổng số bệnh nhân nhập viện; tỷ lệ những NB nhập viện bị loét do tỳ đè, do nằm lâu sau khi nhập viện 72 giờ với tổng số NB ra viện ở cùng thời điểm; sự hài lòng của điều dưỡng với công việc, với các mối quan hệ, với đồng nghiệp, với cơ hội thăng tiến, với sự an toàn, với lương bổng ; tỷ lệ nhiễm trùng các ống sonde tiểu sau khi nhập viện 48 giờ so với tổng số NB ra viện ở cùng thời điểm; tỷ lệ NB bị ngã trong thời gian nằm viện so với tổng số NB ra viện ở cùng thời điểm; sự hài lòng của NB với việc giáo dục sức khỏe cho họ; sự hài lòng của NB với việc kiểm soát đau; sự hài lòng của NB với các chăm sóc của điều dưỡng bao gồm: thể chất, tinh thần, cảm xúc, sự riêng tư, sự tham gia của NB vào việc ra các quyết định chăm sóc [37].
Nghiên cứu về kế hoạch chăm sóc cho điều dưỡng trong thời gian người bệnh nhập viện của Ingner Jansson, Ewa Pilhammar và Anna Forsberg cho rằng những điều dưỡng người mà có lập kế hoạch chăm sóc khi bệnh nhân vào viện thì sẽ nhận thức được nhiều hơn vai trò của họ chăm sóc người bệnh [36].
Vai trò của điều dưỡng trong việc đưa ra các quyết định cuối cùng khi chăm sóc người bệnh cấp cứu của Judith A.Adams và cộng sự cho thấy vai trò của điều dưỡng là rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định trong chăm sóc người bệnh giai đoạn cuối. Điều dưỡng tin tưởng rằng việc đưa ra quyết định đó đã bao gồm cả lợi ích của người bệnh và gia đình người bệnh, đặc biệt giúp cho gia đình người bệnh hài lòng người mà rất khó khăn khi đưa ra các quyết định [29].
Các yếu tố liên quan tới chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng qua đánh giá của người bệnh ra viện tại bệnh viện Banpong tỉnh Ratchaburi, Thái Lan được Nguyễn Bích Lưu nghiên cứu năm 2001 cho thấy 3/5 số người bệnh cho rằng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng là tốt tuy nhiên họ cũng cho rằng một số hoạt động của điều dưỡng có thể cải thiện như sự giúp đỡ của điều dưỡng giúp NB thực hiện một số hoạt động trong bệnh viện Có 51,3% người bệnh hài lòng với chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng Nghiên cứu cũng chỉ ra 4 yếu tố liên quan tới chất lượng chăm sóc là: điều kiện của nguồn lực điều dưỡng chăm sóc, kỹ năng và khả năng của người điều dưỡng, cách cư xử giữa các thành viên với nhau, thông tin y tế của điều dưỡng và sự giáo dục của người bệnh [40].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện ung thư quốc gia Mỹ, các tác giả Christopher G Lis, Mark Rodeghier và Digant Gupta cho biết tỷ lệ người bệnh rất hài lòng về đội chăm sóc người bệnh tại trung tâm điều trị ung thư của Mỹ là: 67,2% người bệnh cho rằng đội chăm sóc giúp họ hiểu được tình trạng sức khỏe của họ; 70,6% người bệnh được giải thích về các điều trị của họ; 72,2% người bệnh cho rằng đội chăm sóc dành nhiều thời gian cho họ; 84,9% người bệnh cho rằng các thành viên trong đội chăm sóc cho họ chu đáo [39].
1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam vè sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú đối với chăm sóc của điều dưỡng
Năm 2010 nghiên cứu trên 96 bệnh viện trong cả nước tác giả Nguyễn Bích Lưu cho thấy vẫn còn 16% bệnh viện đang thực hiện mô hình chăm sóc theo công việc với lý do là thiếu nhân lực (7/2009) Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ thấp (1,27/1) khiến cho người điều dưỡng phải gắng sức mình để thực hiện y lệnh điều trị của bác sĩ, chưa nói đến việc dành thời gian chăm sóc hỗ trợ tâm lý tình cảm cho người bệnh Thói quen phụ thuộc của người điều dưỡng, sự quá tải công việc, sự thiếu nhân lực là rào cản chính trong thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD) hiện nay Trình độ điều dưỡng còn thấp, tỷ lệ điều dưỡng tốt nghiệp trình độ cao đẳng – đại học dưới 10% và tỷ lệ điều dưỡng trung học là > 80% dẫn đến tính chủ động trong chăm sóc, khả năng nhận định và ra quyết định độc lập trong chăm sóc kéo theo hiệu suất, chất lượng chăm sóc điều dưỡng hạn chế Công tác hành chính, giấy tờ của điều dưỡng chiếm tỷ lệ thời gian tương đương với thời gian trực tiếp chăm sóc người bệnh (28%) Hiện nay, hầu hết các bệnh viện của chúng ta đang sử dụng sổ sách và phương pháp ghi chép truyền thống là chính, các thủ tục thanh toán viện phí tại các khoa phòng cũng là gánh nặng cho điều dưỡng, họ phải dành quá nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính bởi thiếu hệ thống thư ký y khoa Nhận thức của cán bộ, sự tự ti, an phận của nhân viên y tế về người điều dưỡng cũng phần nào ảnh hưởng tới mức độ bao phủ và mở rộng CSNBTD tại các bệnh viện [10].
Nghiên cứu của Trần Quang Huy năm 2009 tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho thấy mô hình chăm sóc người bệnh theo đội đáp ứng được quan điểm chăm sóc người bệnh toàn diện Hầu hết điều dưỡng đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của của mình và phát huy được chức năng nghề nghiệp độc lập khi chăm sóc người bệnh trong nắm bắt thông tin về người bệnh, tình hình ăn nghỉ, diễn biến bệnh và tư vấn hướng dẫn cho NB Tuy nhiên điều dưỡng cần lưu ý hơn trong nhận định, tiên lượng các nguy cơ xảy ra biến chứng để có kế hoạch phòng ngừa cho bệnh nhân. Người bệnh và thân nhân người bệnh đều hài lòng và đánh giá cao về tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế Hầu hết các nhân viên y thế tham gia khảo sát đều hài lòng với mô hình này, trách nhiệm cá nhân phải cao hơn và phải tích cực hơn [8]. Nghiên cứu này đã đánh giá được công tác chăm sóc người bệnh từ phía các thành viên của đội chăm sóc, mối quan hệ giữa các thành viên trong đội và sự hài lòng của các thành viên trong đội chăm sóc Tuy nhiên chỉ tính được tỷ lệ % có thực hiện công việc chứ không biết các thành viên thực hiện công việc ở mức độ nào.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều và công sự về thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại viện chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện trung ương quân đội 108 từ tháng 4/2006 đến 6/2007 Kết quả cho thấy người bệnh đánh giá công tác chăm sóc theo dõi những yếu tố cơ bản như mạch, nhiệt độ, huyết áp và làm các xét nghiệm được thực hiện ở mức độ cao ( đạt > 90%), công tác chăm sóc theo dõi chuyên khoa sâu như chuẩn bị bệnh nhân trước mổ, chế độ ăn uống, việc giáo dục sức khỏe, phòng bệnh và chế độ tập luyện được NB đánh giá ở mức độ thấp hơn (đạt < 90%) [1].
Tuy nhiên hạn chế trong nghiên cứu này là chưa tính tỷ lệ trung bình của từng nội dung chăm sóc và cũng chưa có tỷ lệ trung bình chung của các nội dung chăm sóc người bệnh là bao nhiêu.
Nghiên cứu đánh giá bước đầu kết quả chăm sóc toàn diện cho người bệnh tại khoa ngoại sản bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh năm 2009 Nguyễn Thị Hiền và cộng sự cho thấy công tác tiếp đón, hướng dẫn nội quy khoa phòng được người bệnh đánh giá đạt 100% Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị có 93,4% người bệnh cho là đạt yêu cầu Công tác theo dõi, chăm sóc, giải thích cho người bệnh có 90% người bệnh đánh giá công tác giải thích trước khi làm thủ thuật, giải thích chế độ ăn uống đạt yêu cầu Có 93,3% người bệnh đánh giá đạt về công tác thực hiện thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc và công khai thuốc vật tư tiêu hao [7] Ưu điểm của nghiên cứu là đã tính được tỷ lệ % các nội dung chăm sóc của điều dưỡng đạt yêu cầu Tuy nhiên chưa đánh giá được đầy đủ các nội dung chăm sóc toàn diện như công tác vệ sinh, vận động Cỡ mẫu của nghiên cứu chỉ tiến hành trên 30 người bệnh nên chưa phản ánh đúng được chất lượng chăm sóc của điều dưỡng tại khoa.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh về đánh giá kỹ năng giao tiếp trong điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận, năm 2006 cho thấy có từ 65,54% đến 74% ý kiến của người bệnh và gia đình người bệnh đánh giá nhân viên y tế luôn có thái độ phục vụ, giao tiếp, ứng xử tốt Có 90,7% đến 94,27% ý kiến người bệnh đánh giá nhân viên y tế luôn có sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người bệnh và gia đình người bệnh 100% người bệnh và người nhà người bệnh đánh giá nhân viên y tế không có biểu hiện gợi ý, nhận tiền, quà biếu và giao tiếp giữa các nhân viên luôn lịch sự, tôn trong lẫn nhau [9].
Nghiên cứu của Trần Thị Hà Giang về đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh tai khoa khám bệnh – Bệnh viện Da liễu trung ương cho thấy tỷ lệ người bệnh hài lòng về thời gian chờ đợi thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh là 21,3%;hài lòng về giao tiếp và tương tác với nhân viên y tế là 43,8%; hài lòng về giao tiếp và tương tác với bác sỹ là 66,7%; hài lòng với cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường bệnh viện là 78,3%; hài lòng với kết quả khám chữa bệnh là
57,3% Các yếu tố liên quan tới sự hài lòng là: Tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số lần đến khám của NB [5].
Với đề tài đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tỉnh Bình Định năm 2011, Nguyễn Thu cho thấy sự hài lòng của người bệnh với chất lượng chăm sóc sức khỏe (CSSK) được xác định dựa vào 4 yếu tố: thời gian chờ đợi tiếp cận chăm sóc, tiếp cận và tương tác với nhân viên bệnh viện, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả nằm viện Kết quả điều tra cho thấy rằng tỉ lệ hài lòng về giao tiếp và tương tác với nhân viên bệnh viện là thấp nhất (47,9%) Tiếp đến là thời gian chờ đợi nhận dịch vụ CSSK (72,9%) Tiếp theo đó là tỉ lệ hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị (79,2%) và hài lòng về kết quả CSSK tại bệnh viện (85,4%) Tỉ lệ người bệnh hài lòng với công tác vệ sinh và cảnh quan trong bệnh viện rất cao gần như tuyết đối (98,3 - 100%) Có tới 87,5% người bệnh sẵn sàng giới thiệu người khác đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Tuy nhiên, tỷ lệ hài lòng chung với dịch vụ CSSK tại bệnh viện thấp chỉ có 59,4% [23].
Nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn cho thấy công tác chăm sóc người bệnh theo mô hình đội đạt hiệu quả cao trong chăm sóc, đặc biệt là hoạt động đi buồng đội vào mỗi buổi sáng Người bệnh và người nhà người bệnh cũng được phát huy vai trò trong hoạt động chăm sóc dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên Kết quả cũng cho thấy mức độ hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh là rất cao Các nhiệm vụ được điều dưỡng viên thường xuyên thực hiện với tỷ lệ khá cao, điều dưỡng tự tin và rất tự tin khi thực hiện nhiệm vụ Tuy nhiên còn một số nhiệm vụ mà điều dưỡng viên chưa thường xuyên thực hiện là: chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB; chăm sóc phục hồi chức năng cho NB; giám sát người nhà hỗ trợ chăm sóc NB; tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB [26].
Nghiên cứu về thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2011 tác giả Bùi Thị Bích Ngà cho biết: điều dưỡng viên làm tương đối tốt các chức năng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ (đạt 84,2%) Theo dõi, đánh giá người bệnh (80,5%); tiếp đón người bệnh (đạt 78,9%) Các chức năng chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tinh thần người bệnh; chăm sóc hỗ trợ dinh dưỡng ăn uống; tư vấn, giáo dục sức khỏe đạt lần lượt là 66,2%; 55,6%; 49,6% Tuy vậy công tác chăm sóc, hỗ trợ người bệnh nặng vệ sinh cá nhân hàng ngày chủ yếu do người nhà chăm sóc (86,3%) Các yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc của điều dưỡng từ phía người bệnh là các yếu tố về nơi cư trú, số lần nằm viện và cách thức điều trị của người bệnh có ảnh hưởng đến việc nhận xét công tác chăm sóc của điều dưỡng Từ phía nhân viên y tế gồm các yếu tố: số lượng điều dưỡng (ĐD) không đủ: (tỉ lệ ĐD/Bs đạt 1/1,52) thiếu so với qui định kiểm tra cuối năm của Vụ YHCT, thiếu nhiều so với qui định về nhân lực trong hướng dẫn thực hiện thông tư 07/2011/TT-BYT Chất lượng chuyên môn của đội ngũ điều dưỡng chưa đáp ứng đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của công tác chăm sóc người bệnh (CSNB) Nguyên nhân là do cơ cấu đội ngũ điều dưỡng không đồng đều cả về trình độ, nội dung được đào tạo cũng như sự hạn chế trong công tác đào tạo liên tục và tinh thần tự học của điều dưỡng viên (ĐDV) Tỉ lệ ĐD đại học, cao đẳng còn thấp (13%); 50% điều dưỡng trình độ trung cấp là y sĩ y học cổ truyền chuyển đổi sang ĐDV Đặc biệt, ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị [14].
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Tổng quan về Trung tâm y tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ
Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Yên Lập là cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ được thành lập trên cơ sở hợp nhất TTYT Yên Lập và Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện Yên Lập (theo Quyết định số 2068/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm
2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc sáp nhập Trung tâm Y tế và Bệnh viện đa khoa huyện để thành lập Trung tâm Y tế huyện tại 06 huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy, Tân Sơn, Yên Lập) thực hiện 02 chức năng khám, chữa bệnh và y tế dự phòng cho nhân dân huyện Yên Lập và các huyện lân cận Một số nhiệm vụ của TTYT như cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng bệnh; chỉ đạo tuyến; đào tạo cán bộ
- Trung tâm được xếp hạng là Bệnh viện hạng II từ tháng 11 năm 2020.
- Trung tâm hiện là Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
- Năm 2023 Trung tâm được Sở Y tế giao chỉ tiêu 280 giường, trong đó:
+ Giường bệnh Pháp lệnh: 100 giường.
+ Giường bệnh xã hội hóa: 180 giường.
+ Giường bệnh thực kê hiện tại: 280 giường.
2.1.2 Tổ chức bộ máy và nhân lực
- Trung tâm có tổng số 15 Khoa, Phòng trong đó: 04 phòng chức năng,
11 khoa chuyên môn (03 khoa cận lâm sàng, 06 khoa lâm sàng, 02 khoa làm công tác Y tế dự phòng).
- 17 Trạm Y tế xã, thị trấn.
- Ban giám đốc: Gồm 03 đồng chí.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Lập hiện có 16 khoa, phòng, 01 phòng khám đa khoa khu vực Lương Sơn, 17 Trạm Y tế xã thị trấn Tổng số 324 cán bộ.
+ Cơ cấu tổ chức: Trung tâm Y tế huyện Yên Lập hiện có 16 khoa, phòng bao gồm: 11 khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực Lương Sơn, 04 phòng chức năng với tổng số 234 cán bộ.
+Cơ cấu theo trình độ chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa II: 02, Bác sỹ chuyên khoa I: 13, Bác sỹ 44, dược sỹ chuyên khoa I: 01, Dược sỹ đại học: 03, dược sỹ cao đẳng: 10, điều dưỡng đại học 35, điều dưỡng cao đẳng 54, điều dưỡng trung cấp: 04, kỹ thuật viên đại học 7, kỹ thuật viên cao đẳng 20, kỹ thuật viên trung cấp 4, thạc sỹ khác: 02, đại học khác 27, cán bộ khác 8.
+Tổng số 89 cán bộ, viên chức lao động.
+ Cơ cấu theo trình độ chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa I: 02, Bác sỹ
16, dược sỹ cao đẳng: 06, dược sỹ trung cấp: 09, điều dưỡng đại học 3, điều dưỡng cao đẳng 9, điều dưỡng trung cấp: 03, đại học khác 05, cán bộ khác 36 2.1.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Trung tâm hiện đã được đầu tư, nâng cấp đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho cơ sở y tế hạng II, Tổng diện tích 21.494 m 2 bao gồm: 01 Tòa nhà điều hành, 06 Tòa nhà dành cho hoạt động chuyên môn trong đó có 01 Tòa nhà điều trị chất lượng cao 05 tầng.
- Nhìn chung, cơ sở vật chất, TTB y tế, phương tiện vận chuyển cơ bản đáp ứng điều kiện khám chữa bệnh, YTDP và bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho người dân Hiện tại, đơn vị đã hoàn tất xây dựng và sửa chữa một số khoa,chuyên môn để phục vụ tốt hơn công tác KCB.
- Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân Trong thời gian quaTrung tâm đã phát triển nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, đầu tư về trang thiết bị y tế phục vụ công tác dự phòng và khám, chữa bệnh Hiện tại Trung tâm có một số trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng, tiết niệu 03 chíp; Máy CT Scanner 16 lát/vòng quay; Máy siêu âm DOPPLER màu 04 đầu dò; Hệ thống nội soi tiêu hóa; Hệ thống máy sinh hóa tự động; Hệ thống Oxy trung tâm,…
Thực trạng hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về chăm sóc của điều dưỡng tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ
Qua khảo sát trên 100 người bệnh trước khi ra viện trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023 tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung N0 Tỷ lệ %
Tình trạng hôn nhân Độc thân 20 20
Cao đẳng và đại học 27 27
Lao động tự do, khác 28 28
Tình trạng bệnh lúc nhập viện
Số lần nhập viện trong 5 năm gần đây
Theo kết quả tại bảng trên cho thấy đối tượng phát vấn có 64% nam, 36% nữ Tuổi trung bình là 41,5 dao động từ 18 đến 88 tuổi, về tình trạng hôn nhân thì nhóm đã kết hôn chiếm phần lớn với tỉ lệ 75%, nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm ly hôn/ly thân với tỷ lệ 2% Trình độ học vấn nhóm THPT chiếm đa phần với 37% và nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên đại học với 3% Nghề nghiệp phần lớn đối tượng nghiên cứu là nông dân chiếm 26% và cán bộ công chức nhà nước chiếm 24% Tỷ lệ người bệnh nhập viện trong tình trạng cấp cứu chiếm 38% Thời gian nằm viện của người bệnh phần lớn là dưới 1 tuần (62%) Số lần nhập viện trong 5 năm vừa qua của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là 01 lần với 84%.
Bảng 2: Hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng. Điểm trung Độ lệch
Sự hướng dẫn nội quy khoa phòng và nội quy bệnh viện 4,62 0,57
Sự thông báo và giải thích trước khi thực hiện thuốc và 4,61 0,60 các quy trình kỹ thuật
Sự giải đáp những băn khoăn thắc mắc của NB 4,58 0,64
Sự hướng dẫn kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện và các 4,54 0,69 dấu hiệu, triệu chứng cần khám lại
Hài lòng với sự hướng dẫn nội quy khoa phòng 3.6 và bệnh viện
Hài lòng với việc giải thích trước khi thực hiện 3.4 thuốc và các quy trình kỹ thuật chăm sóc
Hài lòng với sụ giải đáp những boăn khoăn 4.4 thác mắc Hài lòng với sự hướng dẫn chăm sóc khi ra viện và các dấu hiệu triệu chứng cần khám lại 5.2
Không hài lòng Hài lòng
Biểu đồ 1: Tỷ lệ hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng
Bảng trên cho thấy điểm trung bình của tiểu mục hướng dẫn về kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện và các dấu hiệu, triệu chứng cần đến khám lại là thấp nhất với 4,54 điểm Tiếp đến là tiểu mục giải đáp những băn khoăn thắc mắc của NB 4,58 điểm, thông báo và giải thích trước khi thực hiện thuốc và các quy trình kỹ thuật là 4,61 điểm, cuối cùng là sự hướng dẫn nội quy khoa phòng và nội quy bệnh viện với 4,62 điểm.
Trong yếu tố về giao tiếp của điều dưỡng với NB, tỷ lệ hài lòng cao nhất là hài lòng với việc giải thích trước khi thực hiện thuốc và các kỹ thuật chăm sóc là 96,6%, hài lòng với sự hướng dẫn nội quy khoa phòng là 96,4%, hài lòng với sự giải đáp những băn khoăn thắc mắc là 95,6%, hài lòng với hướng dẫn chăm sóc sau khi ra viện và các dấu hiệu cần đến khám lại là 94,8%.
Bảng 3: Hài lòng của người bệnh với tình trạng vệ sinh của khoa/phòng. Điểm trung Độ lệch
Vệ sinh phòng bệnh, hành lang, nhà vệ sinh 4,65 0,57
Vệ sinh các dụng cụ, phương tiện chăm sóc 4,73 0,49
Hài lòng với tình trạng
Hài lòng với tình trạng vệ sinh của các dụng 1.3 cụ chăm sóc
Không hài lòng Hài lòng
Biểu đồ 2: Tỷ lệ hài lòng của NB với tình trạng vệ sinh của khoa/ phòng.
Việc đảm bảo tình trạng vệ sinh trong buồng bệnh cung như trong khoa phòng và các dụng cụ phương tiện chăm sóc là một trong những nhiệm vụ của các điều dưỡng viên Điều dưỡng viên phối hợp với các nhân viên khác như: trợ giúp chăm sóc (hộ lý), nhân viên công ty ICT để hoàn thành nhiệm vụ trên Kết quả bảng 3.8 cho thấy điểm trung bình của tiểu mục tình trạng vệ sinh của khoa/phòng và buồng bệnh là 4,65 điểm và 4,73 điểm là điểm trung bình của tiểu mục tình trạng vệ sinh của các dụng cụ, phương tiện chăm sóc của điều dưỡng.
Trong yếu tố về tình trạng vệ sinh của khoa/phòng, tỷ lệ NB hài lòng cao nhất là hài lòng với tình trạng vệ sinh của các dụng cụ và phương tiện chăm sóc của điều dưỡng 98,7% tiếp đến là hài lòng với vệ sinh phòng bệnh, hành lang và nhà vệ sinh với 96,1%.
Bảng 4: Hài lòng của NB với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng. Điểm trung Độ lệch
Chăm sóc về dinh dưỡng 4,67 0,53
Chăm sóc về vệ sinh 4,71 0,48
Chăm sóc về vận động 4,69 0,50
Chăm sóc về tinh thần 4,65 0,54
Nhận xét chung về chất lượng chăm sóc của ĐD 4,67 0,49
Chăm sóc về dinh dưỡng
Chăm sóc về vệ sinh
Chăm sóc về vận động
Chăm sóc về tinh thần
Nhận xét chung về chất lượng chăm sóc của ĐD
Không hài lòng Hài lòng
Biểu đồ 3: Tỷ lệ hài lòng của NB với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng Điểm trung bình của tiểu mục kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện và sự sắp xếp của điều dưỡng khi NB ra viện đều là 4,65 và là điểm trung bình thấp nhất nhưng vẫn cao hơn điểm tối (4 điểm) được xem là hài lòng Trong yếu tố về sự hài lòng của NB với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng thì hầu hết NB đều hài lòng với tỷ lệ > 97%.
Bảng 5: Hài lòng của NB với tinh thần, thái độ của điều dưỡng. Điểm trung Độ lệch
Tinh thần thái độ của điều dưỡng 4,67 0,52
Hài lòng với sự nhiệt tình đón tiếp của điều 3.4 dưỡng
Hài lòng với sự sẵn lòng giúp đỡ của điều 2.3 dưỡng
Hài lòng với tinh thần thái độ của điều dưỡng 2.9
Không hài lòng Hài lòng
Biểu đồ 4: Tỷ lệ hài lòng của NB với tinh thần, thái độ của điều dưỡng Điểm trung bình của tiểu mục nhiệt tình đón tiếp là 4,61 là điểm thấp nhất trong các tiểu mục Tiếp đến là sự sẵn lòng giúp đỡ và tinh thần thái độ của điều dưỡng với 4,67 điểm.
Tỉ lệ hài lòng cao nhất là sự sẵn lòng giúp đỡ của điều dưỡng với 97,7%, hài lòng với tinh thần, thái độ của điều dưỡng là 97,1%, hài lòng với sự nhiệt tình đón tiếp khi NB vào viện là 96,6%.
Hài lòng với giao tiếp 8.6% của điều dưỡng
Hài lòng với tình trạng vệ 2.9% sinh khoa phòng
Hài lòng với các hoạt động chăm sóc của điều 4.2% dưỡng
Hài lòng với tinh thần thái độ của điều dưỡng 6.0%
Không hài lòng Hài lòng
Biểu đồ 5: Tỷ lệ hài lòng của NB với từng yếu tố.
Trong 4 yếu tố trên thì NB hài lòng nhất với tình trạng vệ sinh của khoa phòng là 97,1%, hài lòng với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng là 95,8%, hài lòng với tinh thần thái độ của điều dưỡng 94,0%, hài lòng với giao tiếp của điều dưỡng là thấp nhất với 91,4%.
Hài lòng chung với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng
Không hài lòng Hài lòng
Biểu đồ 6: Tỷ lệ hài lòng chung của NB với chất lượng chăm sóc
Biểu đồ 3.10 cho thấy tỷ lệ hài lòng chung của NB với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng là 93,5%, tỷ lệ NB không hài lòng với công tác chăm sóc này là 6,5
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu bao gồm 100 NB tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ Theo kết quả tại bảng trên cho thấy đối tượng phát vấn có 64% nam, 36% nữ. Nghiên cứu của Bùi Bích Ngà năm 2011 tại bệnh viện YHCT Trung ương thì tỷ lệ nam ít hơn nữ (39,1% và 60,9%) Có lẽ do đặc thù bệnh viện HN Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa và nhiều NB chấn thương nên tỷ lệ nam thường đông hơn so với nữ. Nam giới thường làm các công việc nặng nhọc và hay sử dụng rượu bia nên khi tham gia giao thông thì bị tai nạn nhiều hơn Tuổi trung bình là 41,5 dao động từ 18 đến 88 tuổi Tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Bích Lưu tại Thái Lan là nhóm dưới 40 tuổi (49,1%), nhóm 40-59 tuổi (26,3%) và nhóm 60 tuổi trở lên (24,6%) Có lẽ những người bệnh dưới 40 tuổi, họ đang ở độ tuổi học tập và lao động nên phải đi lại nhiều, do đó dễ bị tai nạn hơn Về tình trạng hôn nhân thì nhóm đã kết hôn chiếm phần lớn với tỉ lệ 75%, nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm ly hôn/ly thân với tỷ lệ 2% Trình độ học vấn nhóm THPT chiếm đa phần với 37% và nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên đại học với 3% Nghề nghiệp phần lớn đối tượng nghiên cứu là nông dân chiếm 26% và cán bộ công chức nhà nước chiếm 24% Thời gian nằm viện của người bệnh phần lớn là dưới 1 tuần (62%) Số lần nhập viện trong 5 năm vừa qua của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là 01 lần với 84% Đây là nhóm đối tượng có trình độ, hiểu biết và biết quan tâm đến sức khỏe của bản thân.
Thực trạng sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc của điều dưỡng
Kết quả cho thấy 93,5% là tỷ lệ hài lòng chung của các đối tượng nghiên cứu với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ này còn cao hơn tỷ lệ của Nguyễn Bích Lưu (53,1%) tại Bệnh viện Banpong Thái lan[40] và tỷ lệ của Hoàng Hữu Toản và Nguyễn Hoàng Anh tại các đơn vị y tế tỉnh LaiChâu (68,5%) [25] Mặc dù y tế Thái Lan phát triển hơn Việt Nam nhưng đời sống của người dân Thái Lan cũng rất cao nên nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng trong đó có dịch vụ của điều dưỡng cũng rất cao Tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ công tác chăm sóc của điều dưỡng luôn được Ban Giám Đốc, các trưởng phó khoa và điều dưỡng trưởng sát sao kiểm tra giám sát Trung tâm cũng thường xuyên có các buổi hội thảo, báo cáo khoa học với các đề tài về công tác chăm sóc của điều dưỡng nhờ vậy mà chất lượng chăm sóc không ngừng được nâng cao.
3.2.1 Hài lòng với giao tiếp của điều dưỡng
Có thể nói việc giao tiếp của điều dưỡng với NB và NNNB tại bệnh viện trong giai đoạn hiện nay vẫn còn những mặt hạn chế Thái độ, lời nói, cảm xúc của NB khi nằm viện thường khác với khi họ không có bệnh, họ thường hay cáu gắt, dễ xúc động hay lo lắng dễ tổn thương Điều dưỡng là những người có thời gian tiếp xúc nhiều nhất với
NB, giao tiếp của điều dưỡng góp phần không nhỏ vào kết quả quá trình điều trị của NB. Tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ tỷ lệ hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng là 91%, đây là tỷ lệ thấp nhất trong các yếu tố hài lòng của NB với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao hơn tỷ lệ của Nguyễn Bích Lưu tại bệnh viện Banpong Thái Lan (52%)
[40] Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Đỗ Bích Thủy và cộng sự
(90,15%) tại bệnh viện Tim Hà Nội [24].
3.2.2 Tình trạng vệ sinh của khoa phòng và các dụng cụ, phương tiện chăm sóc Việc đảm bảo tình trạng vệ sinh của buồng bệnh, các dụng cụ và phương tiện chăm sóc trong khoa phòng là một trong các nhiệm vụ của việc quản lý buồng bệnh của người điều dưỡng Có 97% NB hài lòng với tình trạng vệ sinh của khoa/phòng và các dụng cụ, phương tiện chăm sóc Tỷ lệ này cao hơn của Nguyễn Bích Lưu tại bệnh viện Banpong Thái Lan, tỷ lệ này là 66,3% Công tác vệ sinh tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ do các nhân viên của công ty vệ sinh, trợ giúp chăm sóc và các điều dưỡng viên thực hiện Điều dưỡng viên phụ trách phòng bệnh tại mỗi khoa có trách nhiệm thu dọn sạch sẽ, kiểm tra, giám sát và nhắc nhở thường xuyên các nhân viên khác thực hiện Việc vệ sinh dụng cụ và phương tiện chăm sóc của điều dưỡng như: xe tiêm, xe thay băng, huyết áp, nhiệt độ và máy móc được điều dưỡng và hộ lý (trợ giúp chăm sóc) thực hiện Tuy nhiên một số khoa/phòng đang sửa chữa nên công tác vệ sinh đôi khi vẫn chưa được người bệnh đánh giá cao.
3.2.3 Hài lòng với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng
Tỷ lệ NB hài lòng với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng là 96% Các chăm sóc trước mổ, hỗ trợ giảm đau và việc thực hiện các quy trình kỹ thuật được NB đánh giá cao Kế hoạch chăm sóc sau mổ, sự sắp xếp khi NB ra viện người bệnh đánh giá là thấp hơn Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của Nguyễn Bích Lưu tại bệnh viện Banpong Thái Lan (54,9%) [40] Với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng, theo nghiên cứu của Bùi Bích Ngà có 84,2% người bệnh đánh giá công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp với bác sỹ đạt yêu cầu, 55,6% người bệnh được chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ ăn uống, 49,6% người bệnh đánh giá công tác tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe đạt yêu cầu Đây là các công việc chuyên môn của điều dưỡng tuy nhiên công tác này vẫn chưa được NB đánh giá cao Có thể do sau khi phẫu thuật, chế độ ăn uống của người bệnh thay đổi, với những NB mổ tiêu hóa thì chế độ dinh dưỡng lại càng đặc biệt hơn Một số NB sau khi rút một số ống thông người bệnh mới được ăn Chế độ vận động của NB cũng thay đổi, với những NB mổ chấn thương chỉnh hình thì phải có quá trình tập luyện và PHCN đòi hỏi những cố gắng và nỗ lực của cả nhân viên y tế và NB Việc vệ sinh cá nhân có thể phải thực hiện tại giường bệnh nên đôi khi một số người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và không thỏa mái NB sau khi điều trị ổn định được bác sỹ chỉ định ra viện sẽ được các điều dưỡng sắp xếp và làm các thủ tục ra viện Nhưng với đặc thù của bệnh viện tuyến Trung ương luôn trong tình trạng quá tải nên khi bệnh nhân này chưa ra đã có bệnh nhân khác vào viện Một số bệnh nhân vẫn chưa ổn định đã cho ra viện hay chuyển về tuyến dưới nên người bệnh thấy chưa yên tâm và không hài lòng.
3.2.4 Hài lòng với tinh thần, thái độ của điều dưỡng.
Tỷ lệ NB hài lòng với tinh thần thái độ của điều dưỡng là 94%, tỷ lệ này cao hơn của Nguyễn Bích Lưu tại bệnh viện Banpong là 52% [40] và tương đương với tỷ lệ của Phạm Anh Tuấn năm 2011 tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển - Uông Bí cho thấy có 66,7% NB đánh giá tinh thần thái độ của điều dưỡng tốt và 33,3% NB đánh giá rất tốt. Còn NNNB thì có 42,5% đánh giá tinh thần thái độ của điều dưỡng rất tốt và 54,5% tốt và 3% không tốt [26] Tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ về tinh thần, thái độ của các nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng được Ban Giám Đốc rất quan tâm Trung tâm đã triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử, có các buổi hội nghị hội thảo và các cuộc thi tiểu phẩm về vấn đề giao tiếp, tinh thần thái độ của cán bộ y tế trong bệnh viện Tại các khoa/phòng có các buổi hội đồng NB và NNNB để lắng nghe các ý kiến từ phía NB và gia đình NB về tinh thần thái độ của nhân viên thế nào? Khi thấy có các ý kiến phản ánh, ban lãnh đạo khoa sẽ tìm hiểu và có các hình thức kỷ luật với những điều dưỡng vi phạm.
Tuy nhiên đôi khi vẫn còn một số điều dưỡng có tinh thần thái độ không tốt,nói năng chưa được đúng mực Người bệnh vào khoa có khi chưa được vào phòng ngay mà vẫn phải ngồi chờ bên ngoài, có thể do phòng chưa dọn hay có khi chờ có 2 đến 3 người bệnh vào rồi mới đưa NB vào phòng Một số điều dưỡng vẫn chưa sẵn sàng giúp đỡ NB, có khi để người bệnh và người nhà người bệnh phải đi gọi 2 đến 3 lần mới vào xem người bệnh.
Nguyên nhân của vấn đề
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố tình trạng hôn nhân ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng Những người bệnh đã kết hôn có tỉ lệ hài lòng về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng là 95% cao hơn 2,94 lần so với những người độc thân (p = 0,007) Với số lượng người bệnh ngày càng đông, người điều dưỡng không phải lúc nào cũng luôn ở bên người bệnh do đó vai trò của người nhà là không thể thiếu được Do đặc điểm văn hóa người Việt Nam những lúc ốm đau là những lúc họ rất cần có người thân bên cạnh, người thân có thể chăm sóc cho NB tốt nhất không ai hết là những người vợ, người chồng thường xuyên chăm sóc, động viên an ủi họ và có thể giúp đỡ họ thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân, ăn uống một cách tận tình nhất vì thế nên những người đã kết hôn có tỉ lệ hài lòng cao hơn so với những người sống độc thân.
Kết quả về phân tích mối liên quan của Nguyễn Bích Lưu năm 2001 tại bệnh viện Banpong Thái Lan thì có sự khác biệt về tuổi và thời gian nằm viện của người bệnh với sự hài lòng về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 [40].
Những NB đánh giá công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng là đạt có tỉ lệ hài lòng chung với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng (chiếm 98%) cao gấp 14,57 lần so với nhóm không đạt, tỉ lệ này là 75% ( p < 0,001).
Người bệnh khi nằm viện tâm lý rất lo lắng nếu như được điều dưỡng động viên an ủi, và sẵn sàng giúp đỡ họ thì họ sẽ yên tâm và phối hợp điều trị với các y bác sỹ.
Những NB đánh giá kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng là đạt có tỉ lệ hài lòng (chiếm 98%) cao gấp 8,24 lần so với nhóm không đạt, tỉ lệ này là 83% (p