công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh do vậy, chúng tôithực hiện chuyên đề “Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của Điều dưỡngcho người bệnh điều trị nội trú tại Tru
4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về Giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức khoẻ (GDSK): là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch lên tình cảm và lý trí của con người nhằm tạo ra hành vi có lợi hoặc làm thay đổi hành vi sức khỏe (từ có hại thành có lợi) cho cá nhân và cộng đồng [1].
Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp cho đối tượng tự nguyện tự giác thay đổi hành vi sức khỏe của chính mình.
Hành vi sức khỏe là hành vi con người có liên quan tới việc tạo ra sức khỏe tốt, bảo vệ và phục hồi sức khỏe [1],[2],[15].
1.1.2 Tầm quan trọng của GDSK
GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển.
GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSK rất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ này.
Trong thực tế đã thấy rõ, nếu không làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại.
So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở.
GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ
Trung ương đến cơ sở Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế [11],[15].
1.1.3.1 Phương pháp GDSK trực tiếp [1],[2].
Phương pháp GDSK trực tiếp là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc với đối tượng GDSK Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng Người GDSK có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và có hiệu quả tốt trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi.
Là một hình thức thường được sử dụng trong GDSK, đặc biệt đối với cá nhân và gia đình.Trong tư vấn, người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng, động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang, lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ chúng.
+) Nói chuyện phổ biến kiến thức y học thường thức:
Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp mọi người trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan tới cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm giúp các đối tượng suy nghĩ và hướng tới việc thay đổi hành vi Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp các phương pháp và sự hỗ trợ khác Khi tổ chức một buổi nói chuyện cần làm các việc sau:
- Xác định rõ chủ đề nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ đề nhất định.
-Xác định đối tượng tham dự, ngày giờ, địa điểm và thông báo trước để họ chuẩn bị tới dự (chọn thời gian và địa điểm thích hợp).
-Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày.
-Xác định thứ tự trình bày.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế tại địa phương.
-Phải tôn trọng đối tượng.
-Xây dựng mối quan hệ với đối tượng trước khi nói chuyện.
-Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương rõ ràng, mạch lạc.
-Cần kết hợp với tranh ảnh, mô hình và ví dụ minh họa.
-Cần bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh, giải đáp thắc mắc đầy đủ khi đối tượng yêu cầu.
-Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng dễ nhớ.
+) Tổ chức thảo luận nhóm:
Rất có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như trong GDSK. Thảo luận nhóm trong GDSK là ứng dụng nguyên lý "sự tham gia của cộng đồng" trong CSSKBĐ Một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 - 10 người để tạo cơ hội cho tất cả các thành viên có thể trình bày và thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu biết và nêu ra các biện pháp giải quyết các vướng mắc của họ hay của cộng đồng trong đó có họ sinh sống.
Các điểm cần thực hiện khi tổ chức thảo luận nhóm:
-Xác định chủ đề, nội dung trọng tâm.
-Xác định mục tiêu của thảo luận nhóm.
-Xác định đối tượng mời vào thảo luận nhóm.
-Cần chuẩn bị trước câu hỏi trọng tâm cho chủ đề thảo luận dựa trên những thông tin phù hợp với tình hình thực tế.
Trong một số trường hợp, tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng bị các bệnh xã hội có định kiến như bệnh lây qua đường tình dục.
+) Đối thoại trực tiếp giữa người làm GDSK với từng cá nhân trong lúc tiến hành các dịch vụ y tế.
1.1.3.2 Phương pháp GDSK gián tiếp [1],[2]
GDSK gián tiếp là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân một cách có hệ thống Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta.
Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.
Các phương tiện đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián tiếp là:
-Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, video.
-Tạp trí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi.
-Sách chuyên đề, sách hỏi đáp về sức khỏe bệnh tật
Phương tiện GDSK là công cụ mà người GDSK sử dụng để thực hiện một phương pháp GDSK và qua đó truyền đạt nội dung GDSK cho đối tượng phân loại các phương tiện GDSK bao gồm:
Phương tiện bằng lời nói: Lời nói là công cụ sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả trong GDSK nhất là lời nói trực tiếp với đối tượng Sử dụng lời nói có thể truyền tải các nội dung GDSK một cách linh hoạt phù hợp với đối tượng Lời nói rất tiện lợi và mang lại hiệu quả cao, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ, với mọi người, với 1 gia đình, 1 nhóm nhỏ, 1 cộng đồng Lời nói có thể dùng trực tiếp hay gián tiếp, lời nói còn được dùng để hỗ trợ, phối hợp với các phương tiện GDSK khác như tranh ảnh, pano, áp phích, mô hình Người nói nếu không nắm chắc được nội dung truyền đạt có thể dẫn đến việc cung cấp thông tin không chính xác và gây hiểu lầm cho đối tượng
Phương tiện bằng chữ viết.
Phương tiện tác động qua thị giác (phương tiện GDSK trực quan) tranh, ảnh, pano
Phương tiện nghe, nhìn: ti vi,
1.1.5 Lựa chọn nội dung GDSK
Nội dung GDSK là những thông tin chính cần trao đổi với đối tượng GDSK trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: Nội dung GDSK về phòng chống một bệnh nào đó thường theo trình tự sau:
+Ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra.
+Tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh đó.
+Nguyên nhân của bệnh, đường lây truyền.
+Cách phát hiện và xử trí thông thường tại nhà và các phương pháp phòng bệnh thông thường khác [1],[2],[3].
1.2 Vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng
Cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy có rất ít nghiên cứu đánh giá trực tiếp và cụ thể về công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng Hoạt động này cơ bản chỉ dừng lại ở mức là một phần của hoạt động kiểm tra công tác chăm sóc điều trị nói chung hoặc trong các đợt kiểm tra đánh giá chung chất lượng bệnh viện.
Với sự nỗ lực tìm hiểu và tổng quan các tài liệu hiện có chúng tôi ghi nhận một số thực trạng về công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng cho người bệnh dưới đây:
Năm 2005, trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Bekele Chaka [16] ở 3 bệnh viện công gồm Tikur Anbessa, Saint Paul và Zewditu Memorial tại tỉnh AddisAbaba, Ethiopia nhằm đánh giá công tác chăm sóc của điều dưỡng thông qua mức độ hài lòng của 631 NB, kết quả cho thấy: Trong khi, tỷ lệ NB hài lòng với khả năng chuyên môn của người điều dưỡng đạt 70% thì tỷ lệ NB hài lòng với lượng thông tin nhận được từ điều dưỡng về tình trạng bệnh tật, cách thức điều trị bệnh của họ chỉ đạt 40%.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Bích Ngà năm 2011 [13] về thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng thông qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho thấy điều dưỡng viên làm tương đối tốt các chức năng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ đạt 84,2%; theo dõi, đánh giá NB đạt 80,5%; tiếp đón NB đạt 78,9%; Tuy nhiên, công tác tư vấn, GDSK cho NB chỉ đạt 49,6%.
Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh tiến hành tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Việt Xô năm 2012 nhằm mô tả thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng cho thấy: về cơ bản ĐDV của bệnh viện đã hoàn thành tương đối tốt các nhiệm vụ với 4 trong 5 nhiệm vụ được đánh giá đều đạt trên 90% như: công tác tiếp đón NB đạt 95,8%, tiếp theo là hoạt động chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần; theo dõi đánh giá NB lần lượt đạt 94,9% và 94,0%, và công tác phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ đạt 90,3% Tuy nhiên, kết quả thực hiện công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK lại khá thấp chỉ đạt 66,2%.
Nghiên cứu của Phạm Thị Loan và cộng sự năm 2006 khi lấy ý kiến của 213 người bệnh nằm điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng bệnh viện C - Thái Nguyên để đánh giá công tác CSNB của ĐD, kết quả cho thấy 97,18% người bệnh đánh giá được điều dưỡng thông báo và hướng dẫn sử dụng thuốc; tỷ lệ điều dưỡng giải thích động viên người bệnh khi thực hiện tiêm truyền và thủ thuật cũng được người bệnh đánh giá khá cao đạt 87,3%; Có 86,86% người bệnh đánh giá được ĐD hướng dẫn về chế độ ăn uống.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Thị Thanh Điều năm 2007 [11] về thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình quân đội 108 (4/2006 - 6/2007), cho thấy: Trong khi,những chăm sóc cơ bản như lấy mạch, nhiệt độ, đo huyết áp được đánh giá ở mức độ cao đạt > 95%; công tác chuẩn bị cho bệnh nhân trước mổ đạt
97,5%; 96% người bệnh đánh giá được điều dưỡng đón tiếp vui vẻ, chăm sóc tận tình, động viên giải thích rõ ràng, song các vấn đề khác như giao tiếp, giải thích cho người bệnh trước khi làm các thủ thuật mới chỉ đạt ở 80,8%; công tác chăm sóc ống dẫn lưu sau mổ cũng như chăm sóc vết mổ đạt từ 85,8% - 86,7% Tuy vậy, công tác hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và phòng bệnh chỉ đạt 77,5%, công tác hướng dẫn người bệnh cách luyện tập phục hồi chức năng sau mổ mới chỉ đạt 78,3%.
Khảo sát thực trạng giao tiếp và ứng xử của điều dưỡng viên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2009 của Phạm Khánh Vân năm 2009 [14] cho thấy còn những tồn tại như 10,58 % điều dưỡng viên không hướng dẫn chế độ ăn cho NB hoặc 6,88 % không giải thích và hướng dẫn NB cách sử dụng thuốc v.v
17 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Giới thiệu về Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ
Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn là bệnh viện hạng 2 tuyến huyện với mô hình 280 giường bệnh kế hoạch, Tổng số cán bộ là 207 trong đó: Bác sĩ: 53; Dược sĩ: 15; Y sỹ: 7;Điều dưỡng: 75; Hộ sinh: 13 Cử nhân YTCC: 07; Trình độ khác:20 trung bình người bệnh ngoại trú mỗi ngày khoảng 200 đến 300 người, người bệnh nội trú 250- 300 người.Trong những năm gần đây trung tâm đã phát triển toàn diện về mọi mặt, là 1 trong những trung tâm hàng đầu trong việc triển khai kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động khám chữa bệnh, đặt biệt hoạt động chuyên môn luôn được Ban giám đốc chú trọng, trong đó vấn đề giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng là một trong những vấn đề đang được Trung tâm quan tâm chú trọng Hệ thống điều dưỡng của trung tâm và chất lượng chăm sóc người bệnh tại trung tâm ngày càng tốt hơn.
Thực trạng công tác GDSK của điều dưỡng cho NB điều trị nội trú Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, Phú Thọ
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Để đánh đảm bảo tính khách quan khi đánh giá về công tác chăm sóc người bệnh, chúng tôi tiến hành khảo sát sơ bộ các Điều dưỡng trực tiếp làm tại các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh thuộc Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, Phú Thọ, là những điều dưỡng mà theo chức năng nhiệm vụ phải thực hiện giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá chất lượng bệnh viện và được sử dụng để khảo sát tất cả các điều dưỡng (Phụ lục 1).
Thực tế có 146 điều dưỡng đã đồng ý tham gia và trả lời phiếu khảo sát, kết quả khảo sát được thể hiện trong các bảng dưới đây.
2.2.2 Thực trạng về công tác GDSK của điều dưỡng
Bảng 2.1 Một số đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng (n6)
Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ %
Trình độ chuyên Sau đại học 0 0,0 Đại học, cao đẳng 48 33,0 môn Trung cấp 98 67,0
Thâm niên công tác 5 - 10 năm 40 27,0
> 10 năm 48 33,0 Đơn vị công tác Phòng khám 18 12,0
Khu điều trị nội trú 128 88,0
Nhận xét: Điều dưỡng < 30 tuổi chiếm 47%, thâm niên công tác < 5 năm chiếm 40% Tuy nhiên, trình độ đào tạo của Điều dưỡng không đồng đều, chủ yếu Điều dưỡng trung cấp (chiếm 67%), kinh nghiệm tư vấn giáo dục còn yếu (năm 2017 đạt ở mức 3/5 của 83 tiêu chí đánh giá Bệnh viện).
Bảng 2.2 Chất lượng chất lượng công tác GDSK của điều dưỡng qua đánh giá của người bệnh (n%0)
Nội dung đánh giá Ý kiến đánh giá của người bệnh
Có Tỷ lệ % Không Tỷ lệ %
Hướng dẫn nội quy bệnh viện 210 84,0 40 16,0
Giải thích bệnh, các phương pháp
212 84,8 38 15,2 chăm sóc và dự kiến rõ ràng, đầy đủ
Hướng dẫn sử dụng thuốc 233 93,2 17 6,8
Tư vấn chế độ ăn 229 91,8 21 8,2
Hướng dẫn ra viện – Tự chăm sóc và
193 77,2 57 22,8 theo dõi bệnh tại cộng đồng Nhận xét: Bảng 2.2 vẫn còn 22,4% NB chưa được tư vấn về phòng ngừa nhiễm khuẩn khi nằm viện; 23,2% NB chưa được hướng dẫn về chế độ tập luyện, vận động phù hợp với tình trạng bệnh; 22,8% NB chưa được hướng dẫn trước khi ra viện về cách tự chăm sóc và theo dõi bệnh tại nhà.
Bảng 2.3 Thời điểm điều dưỡng thực hiện GDSK cho người bệnh
Thời điểm Số lượng Số tư vấn Tỷ lệ % suất/ngày
NB mới vào viện 68 58 1 lần 85,2
NB đang điều trị 90 70 1 lần 77,7
Nhận xét: Qua khảo sát 68 người bệnh mới vào viện thì có 58 NB (chiếm 85,2%) được điều dưỡng phòng tiếp đón tận tình và tư vấn cụ thể thủ tục hành chính, giới thiệu các dịch vụ của bệnh viện Người bệnh phải nằm viện, được điều dưỡng tư vấn hướng dẫn thủ tục vào viện Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, tỷ lệ người bệnh được tư vấn-GDSK chỉ đạt 77,7% với tần suất 1 lần/ngày do công việc bận rộn, nhân lực điều dưỡng thiếu và một số điều dưỡng chưa ý thức hết tầm quan trọng của việc GDSK hàng ngày cho NB Người bệnh ra viện đạt 88,8% cũng rất phù hợp, bởi tâm lý người bệnh ra viện thường rất phấn khởi và muốn được về nhà luôn, chính vì thế có tỷ lệ nhỏ được Bác sỹ báo ra viện là về luôn để người nhà đến thanh toán sau.
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét: Bảng 2.4 cho kết quả phù hợp với công tác tư vấn sức khỏe mà Đảng ủy, Ban giám đốc tạo điều kiện cho các khoa lâm sàng có cơ sở vật chất phù hợp phục vụ công tác tư vấn giáo dục sức khỏe Phòng tiếp đón đạt 89,7%; Phòng người bệnh đạt 82% cũng do một phần người bệnh đông, công việc của điều dưỡng quá tải, kèm thêm chủ quan điều dưỡng, người bệnh vào viện đã được tư vấn đầy đủ tại tiếp đón; Phòng tư vấn là địa điểm chính để thực hiện công tác GDSK cho NB (đạt 88%) và đáp ứng một số tư vấn riêng tư của người bệnh cần giữ bí mật trong công tác điều trị, chăm sóc.
Bảng 2.5 Phương pháp GDSK điều dưỡng đã áp dụng
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét: Quy định của Bệnh viện yêu cầu Điều dưỡng phải thực hiện công tác tư vấn cho bệnh ngay khi đến bệnh viện Và GDSK trực tiếp là phương pháp chủ yếu thực hiện tại bệnh viện, tỷ lệ tư vấn trực tiếp đạt 94,7%; Tư vấn gián tiếp đạt 79,3% do phương pháp này thực hiện chủ yếu tại khoa Khám bệnh bằng hình thức phát tờ rơi đối với một số bệnh thường gặp, bệnh mãn tínhvà phụ thuộc vào người bệnh có quan tâm hay không.
21 BÀN LUẬN
Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, Phú Thọ
Các nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố về nhân khẩu học của người điều dưỡng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng đối với người bệnh Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn tuyển dụng nhiều Điều dưỡng mới trong những năm gần đây do vậy tỷ lệ tuổi đời của Điều dưỡng còn rất trẻ (< 30 tuổi chiếm 47%), thâm niên công tác cũng rất thấp (< 5 năm chiếm 40%) Tuy nhiên, trình độ đào tạo của Điều dưỡng không đồng đều, chủ yếu Điều dưỡng trung cấp (chiếm 67%), kinh nghiệm tư vấn giáo dục còn yếu (năm 2017 đạt ở mức 3/5 của 83 tiêu chí đánh giá Bệnh viện). Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc tạo điều kiện cho Phòng Điều dưỡng xây dựng kế hoạch đào tạo cho toàn bộ Điều dưỡng về kiến thức tư vấn – giáo dục sức khỏe.
Chăm sóc người bệnh là lấy người bệnh làm trung tâm Tuy nhiên tỷ lệ đánh giá chưa được cao ở một số nội dung., vẫn còn 22,4% NB chưa được tư vấn về phòng ngừa nhiễm khuẩn khi nằm viện; 23,2% NB chưa được hướng dẫn về chế độ tập luyện, vận động phù hợp với tình trạng bệnh; 22,8% NB chưa được hướng dẫn trước khi ra viện về cách tự chăm sóc và theo dõi bệnh tại nhà Qua quá trình phỏng vấn tôi nhận thấy một phần nguyên nhân là do những NB này chủ yếu mắc các bệnh mãn tính đã nằm điều trị tại BV nhiều lần nên hiểu biết tương đối tốt về bệnh Từ đó dẫn đến sự chủ quan của các điều dưỡng trong quá trình GDSK cho NB Một phần nguyên nhân là do lượng NB quá tải tại một số khoa nên ĐD còn bỏ sót các nội dung GDSK này.
Qua khảo sát 68 người bệnh mới vào viện thì có 58 NB (chiếm 85,2%) được điều dưỡng phòng tiếp đón tận tình và tư vấn cụ thể thủ tục hành chính, giới thiệu các dịch vụ của bệnh viện Người bệnh khi có chẩn đoán của Bác sỹ, cần phải nằm viện, được điều dưỡng tư vấn hướng dẫn thủ tục vào viện Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, tỷ lệ người bệnh được tư vấn-GDSK chỉ đạt 77,7% với tần suất 1 lần/ngày do công việc bận rộn, nhân lực điều dưỡng thiếu và một số điều dưỡng chưa ý thức hết tầm quan trọng của việc GDSK hàng ngày cho NB Người bệnh ra viện đạt 88,8% cũng rất phù hợp, bởi tâm lý người bệnh ra viện thường rất phấn khởi và muốn được về nhà luôn, chính vì thế có tỷ lệ nhỏ được Bác sỹ báo ra viện là về luôn để người nhà đến thanh toán sau.
Bảng 2.4 cho kết quả phù hợp với công tác tư vấn sức khỏe mà Đảng ủy, Ban giám đốc tạo điều kiện cho các khoa lâm sàng có cơ sở vật chất phù hợp phục vụ công tác tư vấn giáo dục sức khỏe Phòng tiếp đón đạt 89,7%; Phòng người bệnh đạt 82% cũng do một phần người bệnh đông, công việc của điều dưỡng quá tải, kèm thêm chủ quan điều dưỡng, người bệnh vào viện đã được tư vấn đầy đủ tại tiếp đón; Phòng tư vấn là địa điểm chính để thực hiện công tác GDSK cho NB (đạt 88%) và đáp ứng một số tư vấn riêng tư của người bệnh cần giữ bí mật trong công tác điều trị, chăm sóc.
Quy định của Bệnh viện yêu cầu Điều dưỡng phải thực hiện công tác tư vấn cho bệnh ngay khi đến bệnh viện Và GDSK trực tiếp là phương pháp chủ yếu thực hiện tại bệnh viện, tỷ lệ tư vấn trực tiếp đạt 94,7%; Tư vấn gián tiếp đạt79,3% do phương pháp này thực hiện chủ yếu tại khoa Khám bệnh bằng hình thức phát tờ rơi đối với một số bệnh thường gặp, bệnh mãn tínhvà phụ thuộc vào người bệnh có quan tâm hay không.
Phân tích những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện công tác
Trong những năm qua, công tác giáo dục sức khoẻ đã được coi trọng và được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chăm sóc người bệnh toàn diện.
Tại Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, Phú Thọ, công tác giáo dục sức khoẻ dã được thực hiện nghiêm túc và là một nhiệm vụ thường qui của điều dưỡng, được làm thường xuyên từ lúc người bệnh nhập viện, trong quá trình người bệnh nằm viện cũng như trước khi người bệnh ra viện, được lồng ghép trong các buổi họp hội đồng NB cấp khoa Kết quả này đã được đánh giá năm 2018 đạt mức 3/5 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Nguyên nhân của những điểm mạnh:
Công tác chăm sóc của điều dưỡng nói chung cũng như công tác GDSK nói riêng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng uỷ - Ban giám đốc và các phòng chức năng trong đó có vai trò tham mưu của Phòng điều dưỡng, thể hiện qua triển khai thực hiện các qui định của Bộ Y tế, sự đầu tư xứng đáng của Trung tâm (Bảng 2.5).
Công tác đánh giá kiến thức của Điều dưỡng về GDSK cho người bệnh được thực hiện thường xuyên qua kênh phiếu khảo sát hài lòng người bệnh và tư vấn – giáo dục sức khỏe lưu tại phiếu chăm sóc trong hồ sơ bệnh án.
Hầu hết điều dưỡng đã nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục sức khoẻ cho người bệnh nhằm tăng cường nhận thức để từ đó thay đổi những thói quen không tốt hướng tới những hành vi có lợi cho sức khoẻ của người bệnh, giúp phục hồi sức khoẻ sau điều trị, phòng mắc bệnh và phòng bệnh tái phát. Điều dưỡng cơ bản đã được trang bị và có kiến thức khá tốt về GDSK, như thể hiện kết quả ở Bảng 2.3, 2.4, 2.5 và 2.6.
Trong những năm qua, công tác GDSK đã được coi trọng và có những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất ít các công trình nghiên cứu đề cập trọng tâm và cụ thể đến hoạt động GDSK, đánh giá hiệu quả của GDSK trên cải thiện nhận thức, thực hành chăm sóc và lợi ích của GDSK cho NB Đặc biệt trong xu thế ngày càng tăng những bệnh mạn tính không lây, những bệnh dịch mới nổi Nhu cầu ngày càng cao của người bệnh về được trang bị kiến thức và hướng dẫn thực hành tự chăm sóc.
Khi làm tốt công tác chăm sóc và hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và phòng bệnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện Bệnh viện càng được người bệnh tin tưởng, năng lực và vị thế của người điều dưỡng ngày càng được khẳng định, mang lại sức khỏe tốt hơn cho người bệnh cũng như cộng đồng.
Vẫn còn một tỷ lệ nhất định người bệnh đánh giá công tác GDSK của điều dưỡng chưa đạt (Bảng 2.2) và vẫn còn một tỷ lệ không nhiều điều dưỡng nhận thức chưa đầy đủ về công tác GDSK (Bảng 2.3).
Chưa đánh giá được cụ thể hiệu quả của hoạt động GDSK đối với cải thiện nhận thức và hành vi có lợi cho sức khoẻ trên người bệnh.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Mặc dù đội ngũ điều dưỡng chiếm tỷ lệ gần 50% nhân lực song đa số còn ở trình độ trung cấp, hiện chưa có điều dưỡng trình độ sau đại học Điều dưỡng trẻ và chưa có nhiều năm công tác chiếm tỷ lệ khá lớn (Bảng 2.1) có thể là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện GDSK.
Công tác đánh giá kiến thức của Điều dưỡng về GDSK cho người bệnh tuy đã được thực hiện thường xuyên qua kênh phiếu khảo sát hài lòng người bệnh, qua các nội dung ghi chép về GDSK trong phiếu chăm sóc khỏe lưu tại hồ sơ bệnh án, qua các buổi bình phiếu chăm sóc 1 tháng/1 lần cũng như kiểm tra năng lực điều dưỡng hàng năm Song đôi khi còn mang tính thủ tục chưa đánh giá được chất lượng thực sự của hoạt động GDSK.
Bên cạnh đó cũng còn một số yếu tố khác nhưng cần được đánh giá cụ thể như: sự quá tải công việc của điều dưỡng trong khi hoạt động GDSK đòi hỏi nhiều thời gian, các nguồn lực hiện tại chưa đáp ứng cho chăm sóc người bệnh toàn diện, kỹ năng về xây dựng và tổ chức thực hiện những chương trình giáo dục sức khoẻ cụ thể của điều dưỡng còn hạn chế, một số ít chưa kịp thời cập nhật các văn bản hướng dẫn, việc thực hiện kiểm tra giám sát của Hội đồng chuyên môn chưa được tiến hành thường xuyên và sát sao, một số người bệnh do đặc thù địa phương không sẵn sàng hợp tác v.v ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH
Tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả tốt đã đạt được trong công tác GDSK, bên cạnh đó cần có những nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá đầy đủ hơn nữa về công tác GDSK cũng như hiệu quả của GDSK đối với nâng cao sức khoẻ, phòng bệnh và kiểm soát bệnh của người bệnh Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, Phú Thọ, tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:
1 Đối với Phòng điều dưỡng
Chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch khả thi và đề xuất trong tăng cường năng lực giáo dục sức khoẻ cho các điều dưỡng:
-Tăng số nhân lực điều dưỡng có trình độ đại học và sau đại học thông qua học tập nâng cao trình độ.
-Có qui định cụ thể về chế độ bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát và chế tài trong thực hiện nhiệm vụ GDSK.
- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nói chung và năng lực thực hiện GDSK nói riêng cho đội ngũ điều dưỡng.
Phối hợp hiệu quả với các khoa phòng trong bệnh viện để thực hiện công tác GDSK đạt hiệu quả, xứng đáng là một mục tiêu quan trọng trong đảm bảo chất lượng và xây dựng thương hiệu của Trung tâm:
- Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, có đủ kiến thức, nhiệt huyết, trách nhiệm và các phương tiện để dễ tiếp cận người bệnh…ví dụ tổng đài, gọi điện chăm sóc khách hàng, nhắc lịch tái khám…
- Tăng cường kiến, thức kỹ năng GDSK cho điều dưỡng thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kiến thức mới cho đội ngũ Điều dưỡng.
-Đề xuất sớm hoàn thiện hồ sơ điện tử, giúp điều dưỡng giảm thời gian ghi chép hồ sơ bệnh án, sửa chữa sai lệch, dành thời gian xứng đáng cho hoạt động GDSK.
2 Đối với người điều dưỡng
-Những điều dưỡng còn ở bậc đào tạo thấp, cần chủ động và có kế hoạch để có thể học tập nâng cao trình độ.