bài tiểu luận giữa kì tư tưởng hồ chí minh phân tích cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng hồ chí minh

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tiểu luận giữa kì tư tưởng hồ chí minh phân tích cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦUTư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lêni

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA VẬT LÝ***

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌHọc phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 3NỘI DUNG……… 4I.Phân tích cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh …………4II.Trong con đường dẫn đến chủ nghĩa Lê nin có đoạn “lúc đầu chính

là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôitin theo Lenin, tin theo Quốc tế thứ ba” (Hồ Chí Minh 2011), toàn tập,Tập 12, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.563 Anh (chị)

hãy đánh giá chủ nghĩa yêu nước theo tinh thần trên trong tiếntrình phát triển Việt Nam hiện đại……… 8KẾT LUẬN.……… 11TÀI LIỆU THAM KHẢO……….12

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa vàphát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãimãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.

Đây là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản củaCách mạng Việt Nam, từ đó phản ánh những vấn đề có tính quy luật của Cáchmạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâusắc về mục tiêu xây dựng về một đất nước Việt Nam hòa bình và thống nhất, độclập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.Để đạt mục tiêu đó, con đường độc lập của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội Mục tiêu và con đường này đúng theo lý luận Mác- Lênin; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự quản lý củaNhà nước cách mạng, xác định lực lượng cách mạng là toàn thể nhân dân ViệtNam yêu nước, xây dựng con người Việt Nam có năng lực và phẩm chất đạo đứccách mạng; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở quan hệquốc tế hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; với phương pháp cách mạngphù hợp.

Bên cạnh đó, cơ sở để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một vấnđề trọng tâm Để hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh cần có cơ sở thực tiễn và lýluận Cơ sở thực tiễn chính là điều kiện, hoàn cảnh khách quan thúc đẩy sự trỗi dậycủa tinh thần yêu nước bên trong con người vĩ đại - chủ tịch Hồ Chí Minh.

3

Trang 4

NỘI DUNG

I.Phân tích cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sản phẩm chủ quan, phản ánh tâmlý, nguyện vọng của Nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ kính yêu của mình.Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đờido yêu cầu khách quan và là sự giải đáp những nhu cầu bức thiết do cáchmạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động ảnh hưởng củanhững điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể ở trong nước và thế giới lúc Ngườiđang sống và hoạt động Hồ Chí Minh đã nắm bắt chính xác xu hướng pháttriển của thời đại để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc ViệtNam.

* Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Từ năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵngchính thức xâm lược Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký kết cáchiệp ước đầu hàng (Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Harmand 1883,Patenotre 1884), từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp.

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến cuối thế kỷ XIX, các phongtrào yêu nước đấu tranh chống Pháp xâm lược liên tục nổ ra, trong đó có cáccuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “Cần Vương”, tức giúp vua cứu nước, tuy đềurất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại Điều đó chứng tỏ nhân dân ta rấtyêu nước, song giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã suy tàn, bất lựctrước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc.

Sau khi đã hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về mặt quân sự,thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam một cách mạnh mẽ

4

Trang 5

và từng bước biến nước ta từ một nước phong kiến thành một nước thuộc địavà phong kiến dẫn tới có sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xãhội.

Cùng với những biến đổi trên, đến đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng củacác cuộc vận động cải cách, của cách mạng dân chủ tư sản ở trung Quốc vàtấm gương Duy Tân Nhật Bản, ở Việt Nam xuất hiện các phong trào yêunước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các phong tràoyêu nước có tinh thần cải cách: Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởixướng (1905 – 1909); Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động(1906 – 1908); Phong trào Đông kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can,Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác phát động (1907); Phong trào chốngđi phu, chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm (1908).

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đềuthất bại Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu.Nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và người lãnh đạo của các phong tràođó chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn Tinh thần yêunước vẫn sục sôi trong lòng nhân dân Song cuộc khủng hoảng về đường lốicứu nước diễn ra sâu sắc Xuất hiện câu hỏi từ thực tiễn đặt ra là: Cứu nướcbằng con đường nào để có thể đi đến thắng lợi?

Trong bối cảnh đó, sự ra đời giai cấp mới là giai cấp công nhân và phongtrào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc ở nước ta xuất hiện dấu hiệu mới của một thời đại mớisắp ra đời.

Công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, tư bản,phong kiến Họ sớm vùng dậy đấu tranh chống lại giới chủ Từ hình thứcđấu tranh thô sơ như đốt lán trại, bỏ trốn tập thể, họ đã nhanh chóng tiến tớiđình công, bãi công.

5

Trang 6

Phong trào công nhân và các phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷXX là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác - Lênin xâm nhập, truyền bávàoViệt Nam Chính Hồ Chí Minh là người đã dày công truyền bá chủ nghĩaMác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam,chuẩnbịvềlýluậnchínhtrị,tưtưởngvàtổchức,sánglậpĐảngCộng sảnViệtNam,đánhdấubướchìnhthànhcơbảntưtưởngHồChí Minh về cáchmạng Việt Nam Sau đó, chính thực tiễn Đảng lãnh đạo cách mạng ThángTám thành công, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi; lãnh đạovừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước lànhân tố góp phần bổ sung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cảphương diện.

* Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới pháttriển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền Một số nước đếquốc như Anh, Pháp.

Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Nga, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan,…đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm mâuthuẫn vốn có tron Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và khu vực MỹLatinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của các nước đế quốc Trong lòngchủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở cácnước tư bản; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa cácdân tộc thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc Sang đầu thế kỷ XX,những mâu thuẫn này ngày càng phát triển gay gắt Giành độc lập cho cácdân tộc thuộc địa không chỉ là đòi hỏi của riêng họ, mà còn là mong muốnchung của giai cấp vô sản quốc tế; tình hình đó đã thúc đẩy phong trào giảiphóng dân tộc trên thế giới phát triển.

6

Trang 7

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công là thắng lợi đầu tiên của chủnghĩa Mác - Lênin ở một nước lớn rộng một phần sáu thế giới Cách mạngTháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến,lập lên một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một thời đại mới tronglịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hộitrên phạm vi toàn thế giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị ápbức trên thế giới Ngày 02 - 3 - 1919, Quốc tế Cộng sản, tức Quốc tế III rađời ở Mátxcơva và trở thành Bộ Tham mưu, lãnh đạo phong trào cách mạngthế giới Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh việctruyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm cách mạng Tháng MườiNga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽcủa các đảng cộng sản ở nhiều nước.

=> Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của Nhà nước Xôviết, Quốc tế Cộng sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xôcùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản, công nhân vàphong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ ChíMinh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước.

* Kết luận

Chính bối cảnh trong nước và quốc tế đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc rađi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam Từ đó, Người từngbước tiếp cận và đến với chủ nghĩa Mac - Lenin và phong trào công nhânQuốc tế - Tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng dần được hình thành Nhờ đó,cách mạng Việt Nam đi từ “đêm tối không có đường ra” đến thắng lợi nàyđến thắng lợi khác (Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, khángchiến chống Mỹ,…).

7

Trang 8

Cơ sở thực tiễn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nên tưtưởng Hồ Chí Minh Đó sẽ là tiền đề thúc đẩy, tạo điều kiện để Hồ Chí Minhtiếp cận được với chủ nghĩa Mac - Lenin, từ đó con đường cứu nước cũngđược tìm ra - con đường cách mạng vô sản Từ thực tiễn phong trào cáchmạng thế giới và Việt Nam cũng đã chứng minh đó là con đường tiên tiến vàduy nhất đưa các dân tộc mất nước thoát khỏi thân phận thuộc địa Chínhbản thân Hồ Chí Minh đã tiếp cận được với con đường cách mạng tiên tiếnđó.

II.Trong con đường dẫn đến chủ nghĩa Lênin có đoạn “lúc đầu chính làchủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theoLenin, tin theo Quốc tế thứ ba” (Hồ Chí Minh 2011), toàn tập, Tập 12, nhàxuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.563 Anh (chị) hãy đánh giá chủ nghĩayêu nước theo tinh thần trên trong tiến trình phát triển Việt Nam hiện đại.

Chủ nghĩa yêu nước không chỉ là sản phẩm đặc biệt của dân tộc ViệtNam mà đó là ý thức, tình cảm phổ biến, tồn tại ở tất cả các dân tộc trên thếgiới Đối với dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước còn là sản phẩm củalịch sử, được tạo dựng bởi chính lịch sử đau thương và hào hùng của dântộc Ở Việt Nam, quốc gia, dân tộc hình thành khá sớm, do đó, tinh thần dântộc, ý thức cộng đồng dân tộc cũng xuất hiện rất sớm Tinh thần dân tộc nàyphát triển thành tinh thần yêu nước và chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêunước đó không chỉ dừng lại ở những tư tưởng, tình cảm thuần túy mà cònđược biểu hiện ở những hành động thiết thực, là sự thống nhất hữu cơ giữatình cảm và lí trí, suy nghĩ và hành động, trở thành triết lí sống của mỗi cánhân và cộng đồng

8

Trang 9

Đất nước trong bối cảnh bị xâm lược và đô hộ đã thôi thúc nên lòng yêunước trong con người Hồ Chí Minh Từ đó, Người quyết tâm đi ra phươngTây để tìm con đường cứu nước, cứu dân Người được tiếp xúc trực tiếp vớihệ tư tưởng tiến bộ và được hoạt động cách mạng thực tiễn, trải qua rấtnhiều thời gian để tôi luyện nên con người vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong bài viết “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” đăng trên BáoNhân dân (ngày 22/4/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng địnhmột sự thật không thể xuyên tạc được, đó là: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩayêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tintheo Quốc tế thứ ba Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứulý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉcó chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bịáp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ Ở nước ta và ởTrung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạthần tình Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra,thì thấy ngay cách giải quyết Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, nhữngngười cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang”thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng conđường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản”.

Chính chủ nghĩa yêu nước đã thôi thúc chủ tịch Hồ Chí Minh tiến gần vớichủ nghĩa Mac - Lenin và tìm ra con đường giải phóng dân tộc Đưa nước tatừ một dân tộc thuộc địa, bị áp bức nay đã giành được độc lập dân tộc, từngbước ổn định đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Ngày nay dân tộcViệt Nam đã được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, chúng ta chưa baogiờ bỏ quên công lao của Người, không xa dời nguyên lý chủ nghĩa Mac -lenin, đang trong quá trình quá độ lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến

9

Trang 10

hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm ngày càng nâng cao vịthế Việt Nam trên trường Quốc tế.

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa để đạt đượcmục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”,Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh sự cần thiết phải khai thác sứcmạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại Trong đó, chủ nghĩa yêu nước được coi là yếu tố quan trọnghàng đầu, đặc biệt cần khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh của chủnghĩa yêu nước Việt Nam trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong thế hệtrẻ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản ViệtNam đã chỉ rõ: “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng phát huynguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam làm nền tảngvà động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Ý tưởng đó cầnđược thực hiện theo tinh thần thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minhvới những khẩu hiệu mới:

“Học tập là yêu nước, yêu nước phải học tập

Người người học tập, nhà nhà học tập, ngành ngành học tậpPhát triển trí tuệ, nước mạnh dân giàu”.

Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vai trò quan trọng củakhoa học, công nghệ và tri thức là không thể thiếu Đảng Cộng sản Việt Namluôn nhấn mạnh: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựavào khoa học và công nghệ”, “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắnvới phát triển kinh tế tri thức” Do đó, thế hệ trẻ hiện nay, chủ nhân tương laicủa đất nước, là nhân tố chủ đạo trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóavà hiện đại hóa cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng hành động dũngcảm, táo bạo, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và tri thức, khoa học và công

10

Trang 11

nghệ; phát huy tính năng động, nhạy bén và sáng tạo, “đi tắt đón đầu” trongnghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất Đồngthời, mỗi cá nhân cần rèn luyện phong cách tư duy và tác phong công nghiệptrong mọi lĩnh vực hoạt động, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

Yêu nước trong giai đoạn hiện nay còn phải gắn liền với việc nêu cao ýthức độc lập tự chủ và ý chí tự lực tự cường Trong đó, một mặt, chúng tacần tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, nhưng mặt khác, cần xác định phảidựa vào nguồn lực trong nước, vào sức mạnh nội lực là chính Bước vào hộinhập, chúng ta không những phải bảo vệ được nền độc lập tự chủ của quốcgia, mà còn phải xây dựng được nền kinh tế vững mạnh, đủ sức cạnh tranhtrong mọi điều kiện, thích ứng với mọi tình hình Chúng ta hội nhập với thếgiới để tiến lên nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc của dân tộcmình.

Quan trọng hơn cả là việc đầu tư, trau dồi chủ nghĩa yêu nước cho “nhữngmầm non, chủ nhân tương lai của đất nước” Liên tục trong những năm gầnđây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành hàng loạt nghị quyết về phươnghướng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp để bồi dưỡng, phát huy nhân tố conngười, phát triển con người Việt Nam toàn diện, với tư cách là mục tiêu, làđộng lực của phát triển, là nội lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước “Để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là đối với thếhệ trẻ, nhất thiết phải từng bước hiện đại hóa đất nước và đời sống xã hội Chỉ có thể tăng trưởng nguồn lực con người khi quá trình hiện đại hóa cácngành giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, bảo vệ sức khỏe, dân số và kế hoạchhóa gia đình, gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyềnthống và bản sắc dân tộc”.

Kết luận

11

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:09