Bài tiểu luận của chúng em gồm 4 phần:Chương 1: Giới thiê hu tổng quan về Việt Nam – Nhật Bản và lịch sử hình thành mối quan hệ hai nước.Chương 2: Phân tích mối quan hệ đa phương giữa Vi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG
GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2018
HÀ NỘI – 2023
Trang 2DANH MỤC TÀI LIÊ7U THAM KHẢO
[1] Kinh tế Việt Nam khép lại năm 2022 với nhiều con số ấn tượng (2022),
20221231095526904.htm
https://vtv.vn/kinh-te/kinh-te-viet-nam-khep-lai-nam-2022-voi-nhieu-con-so-an-tuong-[2] Thâm hụt thương mại Nhật Bản cao nhất 40 năm (2022) , te/tham-hut-thuong-mai-nhat-ban-cao-nhat-40-nam-20221118090146485.htm
https://vtv.vn/kinh-[3]. Hợp tác Việt- Nhật thúc đẩy chuyển đổi số (2018),
thuc-day-chuyen-doi-so-368.html
https://www.vista.gov.vn/news/khoa-hoc-ky-thuat-va-cong-nghe/hop-tac-viet-nhat-[4] Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng (2018),
đối ngoại Việt – Nhật (wordpress.com)
[8] Tình hình nhập khẩu và đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2017 (vinanet.vn) [9] Nhật Bản và Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực y tế- Trang thông tin Đại sứ quán
Nhật Bản tại Việt Nam
Trang 3LỜI M> ĐẦU
Tháng 1 năm 1973, sau những thất bại quân sự trên khắp các chiến trường Việt Nam, chính quyền Mỹ đã phải ký Hiệp định Paris và tuyên bố rút quân không điều kiện ra khỏi miền Nam Việt Nam Nhận thấy tình hình chính trị quốc tế có thể diễn ra nhiều biến đổi lớn đồng thời hiểu rõ tiềm năng kinh tế cũng như vị trí địa lý, chính trị của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đã có những chuẩn bị tích cực để tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Năm 1971, đại diện của chính phủ Nhật Bản đã có cuộc họp không chính thức với đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris Sau nhiều vòng đàm phán, ngày 21 tháng 9 năm 1973, quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã được thiết lập Đây là một sự kiện quan trọng mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực Việc tìm hiểu và phân tích mối quan hệ giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản mới thấy được bước phát triển tích cực trên các lĩnh vực và ngày càng mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp hơn
Đối tượng nghiên cứu, mối quan hệ trên phương diện kinh tế, văn hóa - giáo dục –
y tế và du lịch là đối tượng nghiên cứu chính của bài tiểu luận.
Phạm vi nghiên cứu, mối quan hệ trên phương diện kinh tế, văn hóa - giáo dục – y
tế và du lịch giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn 2017 - 2018.
Phương pháp nghiên cứu, bài tiểu luận sẽ sử dụng phương pháp phân tích và tổng
hợp lý thuyết: sử dụng số liệu để phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Bài tiểu luận của chúng em gồm 4 phần:
Chương 1: Giới thiê h u tổng quan về Việt Nam – Nhật Bản và lịch sử hình thành mối quan hệ hai nước.
Chương 2: Phân tích mối quan hệ đa phương giữa Việt Nam và Nhật Bản trên
các phương diện kinh tế, văn hóa – giáo dục – y tế và du lịch.
Chương 3: Triển vọng và thách thức trong quan hệ 2 nước.
Chương 4: Khuyến nghị và giải pháp.
Trang 6Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là gió mùa, có số ngày nắng, lượng mưa, và độ ẩm cao Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa dạng do sự khác biệt về kinh tuyến và vĩ tuyến Mùa đông có thể sẽ rất lạnh ở miền bắc, trong khi đó ở miền nam lại có nhiệt độ vùng cận xích đạo, ấm áp quanh năm Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản Nằm sâu trong lòng đất là những loại
đá quý hiếm, than, và nhiều loại khoáng sản có giá trị như thiếc, kẽm, bạc, vàng, và antimon Cả trong đất liền cũng như ngoài biển khơi đều có dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn
Việt Nam có trên 99 triệu dân với 54 dân tộc khác nhau Người Việt (hay Kinh) chiếm khoảng 85% dân số Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống ở Việt Nam đồng thời là phương tiện để gắn kết cho một cộng động vững mạnh Nhiều tiếng nước ngoài như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức được sử dụng trong giao dịch quốc tế.
Về kinh tế, năm 2022, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lần đầu tiên quy mô GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD Ước tính GDP tăng 8,02% so với năm 2021 do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 732,5 tỷ USD cùng mức xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước 3,32 tỷ USD)
1.2 Nhật Bản
Trang 7Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương là một đảo quốc, nên xung quanh đất nước bốn bề là biển Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ 11 thế giới với ước tính khoảng 125,3 triệu người, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống Tổng diện tích của Nhật Bản là 379.954 km , đứng thứ 60 trên thế giới và chiếm chưa2đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới Nhật Bản có 47 tỉnh, mỗi tỉnh có hàng chục thị trấn và thành phố khác nhau, trong đó có 10 thành phố lớn mạnh nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko
Về mặt địa hình, lãnh thổ Nhật Bản có 3.900 đảo nhỏ trong đó 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chủ yếu là rừng núi chiếm khoảng 97% tổng diện tích Nhật Bản có rất nhiều núi lửa trong đó núi cao nhất là núi Phú Sĩ có chiều cao 3776m – đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước mặt trời mọc Nơi thấp nhất của Nhật Bản là Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m).
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài
Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ và đứng thứ 3 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 9 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc.
Năm 2022, theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới, GDP của Nhật Bản đạt 4,941 nghìn
tỷ USD Đây cũng là năm đồng Yên mất giá kỷ lục trong 24 năm so với USD, tỷ giá đồng Yên Nhật so với đồng USD là 139.029 Yên Nhật đổi 1 USD Nguyên nhân chủ yếu khiến đồng Yên giảm mạnh so với đồng USD là do sự đối nghịch trong chính sách của Mỹ và Nhật Bản
Do đồng Yên mất giá, khiến chi phí nhập khẩu các mặt hàng năng lượng như xăng, dầu, khí hóa lỏng tăng mạnh khiến thâm hụt thương mại Nhật Bản cao nhất trong 40 năm qua.
Trang 8Số liệu sơ bộ từ Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong tháng 10 là 2.162,2 tỷ Yên (khoảng 15,5 tỷ USD) Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 9.015 tỷ Yên, chủ yếu là xuất khẩu ô tô sang thị trường Mỹ, châu Âu và các thiết bị sản xuất chất bán dẫn sang thị trường Hàn Quốc.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng đáng kể, lên tới 53,5%, đạt mức 11.163,7 tỷ Yên, chủ yếu do sự tăng giá mạnh của cả các loại năng lượng như dầu thô, than đá, khí
tự nhiên hóa lỏng (LNG) Riêng tổng kim ngạch nhập khẩu các nguồn năng lượng này
là 3.100 tỷ Yên, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái Đây được xem là nguyên nhân chính làm gia tăng thâm hụt cán cân thương mại của Nhật Bản.
Là quốc gia vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, tuy nhiên giờ đây, Nhật Bản đang phải làm quen dần với thâm hụt thương mại Tình trạng này của Nhật Bản có thể tiếp tục khi đồng Yên chưa thể phục hồi, cũng như kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm, đặc biệt là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Nhật Bản là Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách Zero COVID
1.3 Lịch sử về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản
Cho đến những năm
1970
Những năm 1980
Hiện đại hoá và xúc
tiến tăng trường kinh
tế
chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường,
mở cửa hội nhập quốc tế theo đường lối Đổi mVi
Tái thiết đất nưVc, xúc tiến đầu tư nưVc ngoài, và tăng thu nhập gấp đôi
1979 : Chiến tranh biên
giới Tây Nam và phía
Bắc
1986 : Thực thi chính sách Đổi mới
1991 : Hiệp định hòa bình Campuchia được
1995 : Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ
Trang 91979 : Các nước
phương Tây tạm ngừng
viện trợ
1995 : Gia nhập ASEAN
đường lối ngoại giao vì hòa bình của khu vực Đông Dương
1992 : Nối lại viện trợ ODA
1994 : Thủ tướng Murayama, thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam
1995 : Chính phủ Nhật Bản chủ trì "Diễn đàn phát triển toàn diện cho Đông Dương" ODA
Thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam – Nhật
Bản (Ảnh do nguyên
Đại sứ Nhật Bản tại
Campuchia Yukio
Tạm ngừng viện trợ ODA
Bệnh viện Chợ Rẫy vào những năm 1970
Nối lại viện trợ ODA,
hỗ trợ thực thi chính sách Đổi mVi và phát triển kinh tế thị trường
1992-1994 : Dự án VTKH và HTKT (1995-1998) cho bệnh viện Chợ Rẫy 1993-2005 : Dự án XD Nhà máy nhiệt điện Phú
Mỹ 1993-2004 : Dự án XD Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
1993-2005 : Dự án XD Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi 1993-2012 : Dự án Cải tạo cầu trên QL số 1 1993-2004 : Dự án Nâng cấp QL số 5 1993-2005 : Dự án Cải tạo cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Bắc - Nam
1993-2009 : Dự án Cải
Trang 10Imagawa cung cấp *) tạo cảng Hải Phòng
1994 đến nay : Triển khai chương trình Cử Tình nguyện viên Nhật Bản (JOCV)
1995-2000 : Dự án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
1996-2006 : Dự án Hỗ trợ hình thành chính sách cơ bản của chính phủ về hệ thống pháp luật (Hỗ trợ cải cách pháp luật)
1989 : Sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc
1989 : Dân chủ hóa ở các nước Đông Âu, Chiến tranh Lạnh kết thúc
1991:Liên Xô tan rã
1997 : Khủng hoảng tiền tệ Châu Á
*Ảnh chụp khi ông đang là Bí thư thứ hai ĐSQ Nhật Bản tại Pháp Sau đó, ông tiếp tục đảm nhiệm nhiều chức vụ như Đại biện lâm thời ĐSQ Nhật Bản đầu tiên tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaSau khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, chính phủ Nhật Bản thực thi chính sách đối ngoại theo học thuyết Fukuda, chủ trương Nhật Bản đóng vai trò cầu nối, tích cực góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, và tin rằng Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp này Tháng 11/1992, Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam, và trong suốt 20 năm sau đó, Nhật Bản không ngừng viện trợ đáp ứng nhu cầu tái thiết và phát triển của Việt Nam
Trang 11Vào những năm 1990, để phục vụ cho việc tái thiết Việt Nam, Nhật Bản đã tập trung
hỗ trợ phát triển các CSHT (Cơ sở hạ tầng) có quy mô lớn như đường xá, nhà máy điện,v.v…; bên cạnh đó, Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam thực thi chính sách Đổi mới trên phương diện phần mềm như Nghiên cứu về đường lối chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường, hoàn thiện hệ thống pháp luật, v.v…
Mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á vào cuối những năm 90, nhưng nền kinh tế Việt Nam không những không có dấu hiệu suy thoái trầm trọng, mà thậm chí đến năm 2009, Việt Nam còn đạt mục tiêu gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình Dự kiến chậm nhất là năm 2015, Việt Nam sẽ hoàn thành các chỉ tiêu về tỷ lệ nghèo, tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ tử vong trẻ em, v.v…trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs)
Đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, Nhật Bản đã triển khai hỗ trợ Việt Nam xây dựng và cải thiện cơ cấu tổ chức, phát triển CSHT và đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế
Trong tương lai, hai nước cần tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và đóng góp tích cực cho sự ổn định và phát triển của khu vực Đông Nam Á.
Chương 2: Phân tích mối quan hệ đa phương giữa Việt Nam và Nhật Bản
2.1 Phương diện kinh tế
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 2017-2018 rất tốt đẹp, hai bên vẫn luôn duy trì và vun đắp mối quan hệ giữa hai nước Đối với Nhật Bản Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo duy trì và phát triển quan hệ kinh tế rất tốt với ASEAN nói chung và quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với Việt Nam nói riêng phát triển hết sức mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt trội về giá trị trao đổi thương mại hai chiều, sự gia tăng của dòng vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam và sự luân chuyển gia tăng của dòng người đi lại giữa hai nước Các công ty Nhật Bản đã quan tâm tới Việt Nam nhiều hơn, thể hiện qua số lượng công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đã tăng đáng kể.
Nếu nhìn vào số lượng công ty thành viên của Phòng Thương mại Nhật Bản ở khu vực ASEAN, số lượng các công ty thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (VJBA) đã vượt xa số lượng công ty thành viên của Phòng Thương mại
Trang 12Nhật Bản ở Bangkok (Thái Lan), nơi từng có số lượng công ty thành viên lớn nhất (trong khu vực ASEAN).
Ngoài ra, dưới thời chính quyền của Thủ tướng Abe, hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng rất nổi bật, không chỉ trong việc phát triển hạ tầng cứng như Sân bay Quốc tế Nội Bài ở Hà Nội, đường cao tốc nối sân bay này với thủ đô Hà Nội hay cầu Nhật Tân - thường được biết tới là Cầu Hữu nghị Nhật-Việt, mà còn trong việc phát triển hạ tầng mềm như việc thành lập Đại học Việt-Nhật.
⇒ Nhật bản luôn có xu hướng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam ta trong giai đoạn 2017-2018 Đến nay dưới thời thủ tướng Kawada vẫn luôn duy trì các chính sách tốt đẹp giữa hai nước như thời thủ tướng Abe.
Đối với Việt Nam: các công ty Việt Nam có thể sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh ở Nhật Bản trên cơ sở tận dụng sự gia tăng của số lượng người Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản.
Để thu hút các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty Nhật Bản, điều quan trọng đối với Việt Nam là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và phát triển nguồn nhân lực Bên cạnh đó, để cải thiện cơ cấu công nghiệp, có vẻ như Việt Nam cần thu hút các công ty nước ngoài sử dụng nhiều công nghệ và tri thức đầu tư vào hoặc xung quanh các khu vực đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng và các công ty
sử dụng nhiều lao động đầu tư vào khu vực nông thôn.
Trang 13Trong một vài năm gần đây thì vốn ODA mà Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam đang có chiều hướng giảm Do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình nên nguồn vốn
hỗ trợ phát triển hiện đã dần dần giảm xuống, điều kiê h n vay ưu đãi ngày càng trở nên khắt khe hơn Cụ thể thì từ sau năm 2013, nguồn vốn ODA từ Nhâ h t Bản đã giảm mạnh
từ 6,8 tỷ USD xuống còn 3,9 tỷ USD năm 2015 và xuống mức 2 tỷ USD năm 2018.
⇒ Chính vì thế trong giai đoạn 2017-2018 mà chúng ta đang phân tích thì sự hỗ trợ dòng vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam đã giảm đáng kể do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.
2.1.2 Về mậu dịch
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, là thị trường có sức tiêu thụ cao, tuy nhiên tới thời điểm hiện nay nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 3% theo số liệu thống kê năm 2017) trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản Con số xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam sang Nhật Bản còn rất khiêm tốn so với năng lực sản xuất và tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam Đây chính
là cơ hội lớn để chúng ta đẩy mạnh thực hiện các công tác xúc tiến thương mại nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Trung Quốc Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 33,4 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2016; trong đó xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong năm 2017 đạt trị giá 16,8 tỷ USD, tăng 14,8% so với 2016.
Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản đều ghi nhận
sự tăng trưởng, bao gồm: hàng dệt may (đạt 3,1 tỷ USD, tăng 7,3%); máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng (đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9,9%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 2,2 tỷ USD, tăng 13,9%); hàng nông sản, thủy sản (đạt 1,73 tỷ USD, tăng 18,0%),
gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 1 tỷ USD, tăng 4,4%).
Trong 11 tháng năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 34,600 tỷ USD, tăng 13,35% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật đạt 17,100 tỷ USD, tăng 11,5%
so với cùng kỳ, trong đó hàng dệt may tăng 23,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 13,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 7,7%.
Trang 14Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng Xuất nhập khẩu
Tăng/giảm so với 11 tháng năm
2017
Bảng 2.1 : Kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản 11 tháng 2018
(Đơn vị: triệu USD) - Nguồn: Hải quan Việt Nam
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng 10,1% trong năm 2017 và dự báo sẽ tiếp tục tăng tương ứng với việc nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục được giữ ở mức cao
Đến tháng 11/2018, nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đạt 17,5 tỷ USD, tăng 15,2%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 37,1%; sắt thép tăng 13% Ước tính kim ngạch nhập khẩu cả năm 2018 khoảng 19,090 tỷ USD.
Số liệu xuất khập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản cho thấy cơ cấu hàng hóa của hai nước phần nhiều mang tính bổ sung và không cạnh tranh Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về thủy sản và các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt may, giày da, thực phẩm chế biến trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về các sản phẩm này Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các sản phẩm máy móc, thiết
bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất Vì vậy, có lẽ trong thời gian tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian qua đã có những bước tiến
cả về kim ngạch lẫn cơ cấu sản phẩm, với điểm nhấn là tăng trưởng về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam Với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và chiến lược tăng trưởng kinh tế của mô hình kinh tế Abenomics của Nhật Bản, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường yêu cầu cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đặt nhiều biện pháp và rào cản kỹ thuật đối với nông sản nhập khẩu, do vậy việc thâm nhập mặt hàng này của Việt Nam vào Nhật Bản thường gặp nhiều khó khăn Các doanh nghiệp cần có hiểu biết về các quy định tiêu chuẩn của sản phẩm mình tại thị
Trang 15trường Nhật Bản cũng để hoạch định kế hoạch sản xuất, từ đó ổn định chất lượng sản phẩm, hạn chế bị trả lại hàng và rút ngắn được thời gian giao dịch.
2.1.3 Về đầu tư
Tính đến hết năm 2017, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 3.599 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 49,46 tỷ USD, xếp thứ 2 trong số các đối tác đầu tư vào Việt Nam, sau Hàn Quốc Riêng năm 2017, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu trong tổng số 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký hơn 9 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam, Nhật Bản đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 59,3 tỷ USD, chiếm 16,7%.
Ba quý đầu năm 2020 vốn đầu tư trực tiếp từ các công ty Nhật Bản vào Việt Nam đã giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái Điều này rất đáng lưu tâm khi Nhật Bản đã từng đứng đầu về tổng số vốn đầu tư tích lũy trong năm 2017 và 2018.
Lý do khiến nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến môi trường đầu tư tại Việt Nam là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây đạt được kết quả ấn tượng Năm
2017, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% đề ra Ngược lại, việc Việt Nam đầu tư vào Nhật Bản còn rất hạn chế do sự chênh lệch về kinh tế cũng như trình độ phát triển của hai nước.
2.2 Về văn hóa - giáo dục - y tế
2.2.1 Về văn hóa
Tăng cường hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản có vai trò quan trọng trong bối cảnh hợp tác mới, là phương tiện tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, góp phần xây dựng mối quan hệ “từ trái tim đến trái tim” Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura đã từng nhận định: Một trong những yếu tố quan trọng nhất để hiện thực hóa ‘quan hệ đối tác chiến lược’ Việt Nam - Nhật Bản là giao lưu con người.
Giao lưu văn hóa là hoạt động nổi bật nhất trong quan hệ văn hóa giữa Việt Nam Nhật Bản kể từ khi quan hệ ngoại giao được hâm nóng trở lại Hàng năm, Festival Văn hóa - Du lịch Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành phố của Nhật Bản và ngược lại