Phân tích quan hệ kinh tế đa phương giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 2017-2018: Tập trung vào lĩnh vực du lịch

MỤC LỤC

Phân tích mối quan hệ đa phương giữa Việt Nam và Nhật Bản 2.1. Phương diện kinh tế

Về du lịch

Trong bối cảnh năm 2018 đánh dấu kỉ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt – Nhật, các hoạt động hợp tác du lịch hai nước có bước tiến mạnh mẽ. Nhật Bản trở thành một trong những điểm đến yêu thích nhất của khách du lịch Việt Nam. Với nỗ lực của hai bên, Việt Nam hy vọng số lượng trao đổi khách giữa hai bên có thể đạt 2 triệu lượt khách trong thời gian tới.

Các dòng sản phẩm được khách Nhật Bản ưa chuộng là du lịch trải nghiệm văn hóa, di sản thế giới và nghỉ dưỡng biển. Trong đó, ngành du lịch nước ta tham gia Hội chợ Du lịch JATA Nhật Bản tổ chức thường niên vào tháng 9 tại Tokyo. Đây được coi là được coi là hội chợ lớn nhất thế giới về du lịch do Hiệp hội Du lịch Nhật Bản tổ chức.

Ngoài ra, ngành du lịch Việt Nam cũng tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến ở nhiều thành phố lớn, tổ chức Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt Nam như áo dài, múa rối nước. Trong buổi tọa đàm xúc tiến đầu tư, du lịch tại Hải Phòng, Việt Nam và Nhật Bản cam kết nâng cao hơn nữa quy mô hợp tác trong lĩnh vực du lịch, trong đó tập trung vào số lượng khách trao đổi giữa hai nước và phát triển mạnh mẽ của các hãng hng không nhằm kết nối điểm đến giữa hai quốc gia. Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Nhật Bản với mong muốn Nhật Bản trở thành nhà đầu tư hàng đầu và tốt nhất tại Việt Nam đồng thời Nhật Bản cũng tạo điều kiện, sẵn sàng hợp tác, mở cửa cho thị trường lao động Việt Nam nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề để những người lao động Việt Nam sẽ là lực lượng nòng cốt làm việc tại các doanh nghiệp của Nhật Bản đang kinh doanh và làm việc tại Việt Nam.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam Sức hấp dẫn về tài nguyên và sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng để khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng, hợp tác du lịch Việt Nam - Nhật Bản ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu thông qua ký kết những Biên bản ghi nhớ về hợp tác du lịch, và tích cực tham gia các sự kiện do hai bên tổ chức.

Triển vọng và thách thức trong quan hệ 2 nưVc

Triển vọng

Điển hình là có ba dự án hạ tầng lớn ở Thủ đô Hà Nội gồm cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với Sân bay quốc tế Nội Bài, Nhà ga T2 Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, đều được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Những hiệu quả của các công trình là không thể phủ nhận, theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), từ khi đưa tổ hợp cầu Nhật Tõn, đường Vừ Nguyờn Giỏp vào hoạt động, lưu lượng xe trờn tuyến đường Vừ Văn Kiệt (đường bắc Thăng Long - Nội Bài) và đường vành đai 3 Phạm Văn Đồng đã giảm khoảng 30% so với trước đây. Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản đều có doanh thu tăng mạnh, một số công ty đã chuyển hẳn sang 100% phục vụ thị trường Nhật Bản, như Luvina, Run System,… Riêng FPT Software, công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam thì hiện có trên 50% doanh thu là từ thị trường Nhật Bản, mức tăng trưởng doanh thu từ Nhật Bản đạt đến 44% trong năm 2012.

Việt Nam đã thành lập trung tâm sát hạch kỹ sư công nghệ thông tin theo chuẩn Nhật Bản (VITEC) từ năm 2003 và hiện đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc để sát hạch và cung cấp cho thị trường nguồn lao động công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác về đào tạo trong giai đoạn 2014- 2016 theo đó Chính phủ Nhật Bản tiếp tục đầu tư 60 triệu Yên để đào tạo nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam, theo đó sẽ có 10 giảng viên, trên 130 kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam được đào tạo từ chương trình này. Nhờ đó, sau những năm đầu các công ty Nhật Bản còn nhiều e ngại khi làm việc với kỹ sư Việt Nam do trở ngại về ngôn ngữ và cách làm việc, nay các công ty Nhật đã tin tưởng năng lực của kỹ sư Việt Nam và sẵn sàng giao những dự án lớn và phức tạp với các công nghệ mới nhất.

Từ những kết quả hợp tỏc đỏng chỳ ý trong quan hệ Việt- Nhật, cú thể thấy rừ ràng tiềm năng về mảng công nghệ trong khoảng thời gian tiếp theo, với sự quyết tâm và ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Nhật Bản, hợp tác đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa cung ứng giữa hai nước sẽ không chỉ là cơ hội, mà còn là công cụ hữu hiệu giúp hai nước đạt được mục tiêu, khát vọng phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược tin cậy, thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, còn những yếu tố khác thúc đẩy xuất – nhập khẩu như dự án xây dựng Cảng cửa ngừ quốc tế Hải Phũng (cảng Lạch Huyện) trờn địa bàn huyện đảo Cỏt Hải, thành phố Hải Phòng được lãnh đạo cấp cao hai nước là Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược Nhật-Việt. Cảng cửa ngừ quốc tế Hải Phũng được kỳ vọng rất lớn với vai trò không những sẽ góp phần cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới mà còn giúp tăng cường hơn nữa liên kết nội khối ASEAN, đồng thời góp phần vào hòa bình và thịnh vượng của khu vực, triển vọng về ngành xuất nhập khẩu giữa Việt- Nhật ngày càng sâu sắc.

Nhật Bản, hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá trong đó Việt Nam thường xuyên tham gia các hội chợ, lễ hội tại nhiều tỉnh thành phố của Nhật Bản như hội chợ JATA Nhật Bản, lễ hội Việt Nam tại công viên Yoyogi - Tokyo, lễ hội Việt Nam thường niên tại Kanagawa, Tuần Văn hóa - Du lịch Việt Nam tại Nhật Bản….

Khuyến nghị, giải pháp

Đối với hàng thủy sản, phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đòi hỏi phải được sản xuất nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP. Đây là điều kiện cơ bản để thiết lập các mối quan hệ xuất nhập khẩu với Nhật Bản cũng như đảm bảo uy tín của thị trường hàng hóa Việt Nam với người dân Nhật Bản. Bên cạnh yếu tố chất lượng, người Nhật cũng rất coi trọng hình thức của sản phẩm.

Chính vì thế, các công ty doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú trọng hơn nữa các yếu tố về bao bì thiết kế để có thể đảm bảo thu hút và chinh phục được người Nhật Bản. Để xuất khẩu thành công ở một thị trường nước ngoài là một vấn đề nhiều khó khăn, nhưng để duy trì được việc xuất khẩu trong lâu dài càng khó khăn hơn khi doanh nghiệp cần phải nắm bắt chính xác nhu cầu và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của người tiêu dùng. Giải quyết tốt tình trạng khan phòng vào mùa du lịch, mở rộng wifi toàn thành phố, phổ biến thực đơn đa ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng Việt), kêu gọi đội ngũ tình nguyện viên, bổ sung ngôn ngữ cho các bảng chỉ dẫn, sử dụng các phương tiện truyền thông quảng bá hiện đại trên các kênh mạng xã hội, dịch vụ tại đất nước được đến tham quan cũng nên được quan tâm nhiều hơn để thúc đẩy mảng du lịch đối với cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản.Để tăng cường thu hút khách Nhật Bản đến Việt Nam trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục triển khai các phân khúc thị trường, trong đó tập trung thu hút khách cao tuổi, khách có khả năng chi trả cao, du lịch học đường.

Về sản phẩm du lịch, ngành nên đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, di sản và du lịch thành phố với các điểm đến được khách Nhật yêu thích với điều kiện tiếp đón, chất lượng du lịch đảm bảo như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Huế, Phú Quốc.