1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn luật la mã chủ đề 9 các quy định về thừa kế trong luật la mã

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Quy Định Về Thừa Kế Trong Luật La Mã
Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Khánh Linh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Phương Anh, Bùi Phương Hà, Vũ Thị Hải Yến, Mai Khánh Ly, Trần Minh Anh, Vũ Minh Anh, Trần Bình Sơn
Người hướng dẫn Th.S Đào Trọng Khôi
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Học
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Theo nghĩa rộng: quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, baogồm tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về trình tựchuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống.. Thừa kế t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT - -

BÁO CÁO MÔN LUẬT LA MÃ

Chủ đề 9: Các quy định về thừa kế trong luật La Mã

Giảng viên: Th.S Đào Trọng KhôiNhóm thực hiện: Nhóm 8

Khóa: K15 – Luật học

Mã học phần: THL1053

Hà Nội - 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8:

Trang 3

MỤC LỤC

1 Quyền thừa kế 4

1.1 Khái quát chung 4

1.2 Di sản thừa kế 4

2 Thừa kế theo pháp luật 4

2.1 Khái niệm 4

2.2 Sự phát triển của chế định thừa kế theo pháp luật 5

2.3 Di sản không có người nhận thừa kế 6

2.4 Người thừa kế (Heredes sui) 7

2.5 Người thân thuộc bên nội gần nhất (Agnatus Proximus) 7

2.6 Người cùng họ (Gentiles) 7

3 Thừa kế theo di chúc 7

3.1 Khái niệm 7

3.2 Hình thức di chúc 8

3.2.1 Luật cổ La Mã 8 3.2.2 Luật cổ điển 9 3.2.3 Luật thời Hạ Đế quốc 9 3.3 Mở di chúc 10

3.4 Năng lực của người lập di chúc 10

3.5 Các điều kiện có hiệu lực của di chúc 11

3.6 Nội dung di chúc 11

Trang 4

3.6.1 Năng lực 11

3.6.2 Hình thức 11

3.6.3 Năng lực của người thừa kế theo di chúc

13

3.6.4 Di tặng và uỷ thác tài sản 14

3.6.5 Di chúc không có hiệu lực 15

4 Xác lập quyền đối với di sản 17

4.1 Các thể thức xác lập quyền đối với di sản 17

4.1.1 Xác lập đương nhiên 17 4.1.2 Xác lập lựa chọn 18 4.2 Hiệu lực và việc xác lập quyền đối với di sản 19

4.2.1 Chuyển giao sản nghiệp của người chết 19 4.2.2 Sự trộn lẫn của các sản nghiệp 20 4.3 Kiện về quyền thừa kế 20

4.4 Bảo vệ người có quyền tiếp quản di sản 20

5 Thanh toán di sản 20

5.1 Phân chia nợ 20

5.2 Phân chia tài sản có 21

Trang 5

5.3 Giao hoàn các tài sản tặng cho 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 6

1 Quyền thừa kế

1.1 Khái quát chung

Quyền thừa kế là quyền hưởng di sản của người chết theo dichúc hoặc theo pháp luật Người thừa kế có quyền hưởng toàn

bộ hoặc một phần di sản của người chết (trong trường hợp cónhiều người thừa kế)

Theo nghĩa rộng: quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, baogồm tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về trình tựchuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống Theo nghĩa chủ quan: quyền thừa kế là quyền của người đểlại di sản và quyền của người nhận di sản

Người thừa kế không chỉ nắm giữ các vật cụ thể mà tất cảcác quyền liên quan đến chúng, các quyền và nghĩa vụ trong vàngoài hợp đồng của người đã chết Vì tất cả các quyền và nghĩa

vụ này đều được chuyển giao cho người thừa kế nên sự thừa kếđược coi như sự xác lập quyền chung

1.2 Di sản thừa kế

Di sản thừa kế bao gồm khối tài sản thuộc quyền sở hữu củangười chết và các quyền tài sản của người chết chưa thực hiện(quyền thừa kế, quyền đòi nợ) Một vấn đề rất quan trọng làtheo luật La Mã, các nghĩa vụ về tài sản của người chết khôngphải là di sản thừa kế Ví dụ: A chết để lại tài sản là 100 aosơ(as), A nợ B 30 aosơ, vậy di sản thừa kế của A là: 100 – 30 = 70aosơ

Như vậy, thừa kế “là sự chuyển dịch tài sản của người chếtcho người còn sống” Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tàisản của người chết để lại theo một trình tự do pháp luật quyđịnh Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di

Trang 7

sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sảncủa người chết.

2 Thừa kế theo pháp luật

2.2 Sự phát triển của chế định thừa kế theo phápluật

Trong luật La Mã cổ đại tồn tại hình thức thừa kế theo phápluật Trình tự thừa kế theo pháp luật được thực hiện đối vớinhững tài sản mang tính chất chung của gia đình và đối vớinhững người có quan hệ huyết thống trực hệ Trong Luật XIIbảng quy định những người được thừa kế theo pháp luật baogồm những người thân thích theo huyết thống Trường hợpngười chết không lập di chúc định đoạt tài sản của mình chongười thừa kế thì di sản được chia cho những người thân thuộctheo thứ tự huyết thống

Quan hệ thừa kế tồn tại theo huyết thống trực hệ dần dầnđược bổ sung quan hệ huyết thống thân thích và thừa kế đượcchia thứ tự nhất định

Trang 8

Hàng thứ nhất gồm các con (con đẻ, con nuôi): Ở thời kỳ

cổ đại pháp luật quy định những người con đẻ được thừa

Trong quan hệ thừa kế theo huyết thống thân thích thì disản thừa kế được chuyển cho những người thừa kế hàng thứnhất Nếu không có những người ở hàng thứ nhất thì di sảnđược chuyển cho những người ở hàng thừa kế thứ hai hoặc cáchàng tiếp theo

Hình thức thừa kế theo pháp luật được xây dựng hoàn thiệnnhất trong luật của Hoàng đế Justinian Theo luật của Hoàng đếJustinian người hưởng thừa kế đầu tiên phải là các con, đây lànhững người có quan hệ gần gũi nhất đối với người để lại thừa

kế

Hàng thừa kế theo luật của Justinian

Hàng thứ nhất: Các con (cháu): Khi mở thừa kế các concủa người thừa kế (con đẻ, con nuôi) được nhận di sảncủa bố, mẹ và mỗi người được hưởng một kỳ phầnngang nhau Trường hợp con chết trước bố hoặc mẹ thìcác cháu sẽ nhận kỳ phần mà lẽ ra bố, mẹ được hưởngnếu còn sống

Hàng thứ hai: bố, mẹ, (ông, bà), anh, chị em ruột (concủa anh chị em ruột ) Nếu hàng thừa kế thứ hai chỉ cónhững người trực hệ (bố, mẹ) và nếu bố và mẹ đều đã

Trang 9

chết thì di sản được chia cho ông bà theo nguyên tắcsau: Nếu ông nội, ông ngoại, bà ngoại còn sống thì disản được chia cho ông nội 50 % còn lại 50 % được chiacho ông bà ngoại Nếu còn cả những người trực hệ (bố,mẹ) và anh chị em ruột thì tất cả họ được hưởng phầnbằng nhau

Hàng thừa kế thứ ba: Anh, chị, em cùng mẹ khác cha,cùng cha khác mẹ (các cháu) nếu cha, mẹ các cháu đãchết

Hàng thừa kế thứ tư: Những người huyết thống theobàng hệ đến hàng thứ sáu (trong đó nếu còn hàng gần

sẽ loại hàng xa hơn)

2.3 Di sản không có người nhận thừa kế

Trường hợp mở thừa kế mà không có người thừa kế hoặc cónhưng họ không nhận thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Di sản trở thành không có người nhận thừa kế Theo luật thừa

kế ở thời kỳ cổ đại người nào muốn nhận di sản đó họ sẽ cóquyền sở hữu đối với tài sản của người chết Vào thời kỳ quânchủ, di sản không có người thừa kế thuộc về Nhà nước Đến thời

kỳ quân chủ chuyên chế thì pháp luật quy định di sản không có

ai nhận thừa kế thuộc chính quyền sở tại, nhà thờ, tu viện Pháp luật ưu tiên cho những người làm việc trong các tổ chức đóđược hưởng di sản vô thừa nhận

2.4 Người thừa kế (Heredes sui)

Những người đầu tiên để gọi nhận di sản thừa kế theo phápluật:

Con cái sống chung với người chết (trừ con nuôi hoặc congái đã kết hôn theo chế độ)

Trang 10

Vợ của người chết mà kết hôn theo chế độ cum manu vàcác con dâu cum manu mà chồng đã chết trước người đểlại di sản.

Cháu (nội) trực hệ của người chết mà cha đã chết

Những người này là người thừa kế bắt buộc: họ khôngquyền từ chối di sản

2.5 Người thân thuộc bên nội gần nhất (AgnatusProximus)

Người thừa kế không bắt buộc: Người chết có thể không cóheredes sui, như trong trường hợp người độc thân hoặc tuyệt tựhay trong trường hợp người chết là phụ nữ Khi đó, di sản đượcgiao cho người thân thuộc bên nội gần nhất Người này có thể làphụ nữ, nhưng phải là chị (em gái) cùng cha và mẹ hoặc, ítnhất, cùng cha Những người này có quyền lựa chọn giữa nhận

và không nhận di sản

Nếu trường hợp người này từ chối nhận thừa kế thì theo luậtkhông ai tiếp theo anh ta được hưởng thừa kế và tài sản đượcxem là không có thừa kế

2.6 Người cùng họ (Gentiles)

Người thừa kế mập mờ: Nếu không có người thân thuộc bênnội, thì di sản thuộc về những người trong dòng họ Thoạt đầu,người ta nói rằng tất cả những người cùng họ sẽ cùng hưởng disản Đến một lúc nào đó, thấy rằng quy định ấy quá bất tiện,pháp quan gọi người cùng họ đến nhận di sản theo thứ tự từgần nhất đến xa nhất Quyền thừa kế của người cùng họ bị xóa

bỏ vào cuối thời kỳ của chế độ Cộng hòa: nếu không có ngườithân thuộc được gọi theo pháp luật, di sản được giao cho Khobạc (nghĩa là cho Nhà nước)

Trang 11

3 Thừa kế theo di chúc

3.1 Khái niệm

Di chúc là quyết định của người có tài sản sau khi chết sẽchuyển tài sản của mình cho người thừa kế Theo luật cổ thìviệc chỉ định người thừa kế phải được ghi vào phần đầu của dichúc Việc chỉ định người thừa kế là một nội dung đặc biệt quantrọng của di chúc

Người lập di chúc có thể không chỉ định người thừa kế theo

di chúc vì người lập di chúc không muốn trao tài sản cho ai,trường hợp này di chúc có thể chỉ định người quản lí di sản thừa

kế của những người thừa kế chưa thành niên

Lập di chúc công bất tiện → Kỹ thuật chuyển giao tài sảntheo di chúc qua trung gian

Di chúc lập trước Đại hội Công dân

Di chúc lập trước sự chứng kiến của Đại hội Chính trịcủa các công dân La Mã, dưới sự chủ tọa của các ĐạiNguyên lão

Chỉ có thể được lập trong thời gian 2 kỳ đại hội hàngnăm vào 24 tháng 3 và 24 tháng 5

Di chúc quân sự

Trang 12

Do công dân La Mã đang lâm chiến lập phải được sựchứng kiến của đồng đội.

Di chúc quân sự chỉ có thể được lập bởi không quá 46tuổi

Di chúc chuyển giao tài sản qua trung gian

Thực hiện theo đúng các thể thức mancipatio (chuyểnquyền sở hữu theo hợp đồng đối với các tài sản quantrọng, có sự hiện diện của các nhân chứng) cho việclập di chúc

Người thi hành di chúc (Familiae emptor) trở thànhchủ sở hữu các tài sản được chuyển giao với điều kiệngiao lại các tài sản ấy cho người thừa kế sau khi ngườilập di chúc chết

3.2.2Luật cổ điển

Gồm 2 loại di chúc phổ biến:

Di chúc có người làm chứng việc chuyển giao tài sản

Phải được lập trước mặt 7 người: 5 người làm chứngkhi chuyển giao tài sản cho familiae emptor, 1 ngườichịu trách nhiệm kiểm kê, định giá tài sản, 1 familiaeemptor

Di chúc phải được niêm phong và trở thành di chúcmật Có hiệu lực khi người lập di chúc chết và có thểđược sửa đổi hủy bỏ trong thời gian người lập di chúccòn sống

Familiae emptor không còn là người có trách nhiệmphân phối di sản như trước Vai trò trung gian tiếpnhận di sản được chuyển giao từ người lập di chúcsang người thừa kế

Di chúc theo án lệ

Trang 13

Coi trọng ý chí đích thực của người chết về việcchuyển giao tài sản sau khi chết phải được tôn trọng.Thủ tục chứng kiến không được tuân thủ, chỉ cần dichúc được lập bằng văn bản trước mặt và có chữ kýcủa 7 nhân chứng.

Khi thừa kế được mở, người thừa kế có thể yêu cầuđược quyền tiếp quản di sản chuyển giao theo di chúctrong điều kiện không có familiae emptor

3.2.3Luật thời Hạ Đế quốc

Di chúc tam nguyên: Lập trước mặt 7 nhân chứng Nhânchứng phải ký tên vào di chúc và tự tay viết 1 đoạn ngắnxác nhận việc mình có chứng kiến việc lập di chúc Dựavào luật dân sự, án lệ và các quy tắc được ban hành thời

Đế quốc

Di chúc miệng: Lập trước mặt 7 người làm chứng Ký ứccủa người làm chứng là nơi chứa đựng nội dung di chúc,không phải văn bản

Di chúc viết: Lập bằng văn bản trước mặt 5 người làmchứng Vai trò người làm chứng là chứng kiến việc lập dichúc Người thừa kế theo di chúc là con cháu trực hệ củangười lập di chúc Di chúc có thể lập không cần có ngườilàm chứng

Di chúc công: Di chúc viết và được đăng ký tại nhà chứctrách tư pháp hoặc chính quyền địa phương

Trang 14

liên quan đến việc mở di chúc, vì các lý do liên quanđến thuế Auguste.

Thuế suất 1/20 trên di sản được chuyển giao Di chúcđều phải được xuất trình cho cơ quan thuế trong vòng

từ 3 đến 5 ngày kể từ ngày mở thừa kế để được mở

và được trước bạ dưới sự chứng kiến của những ngườilàm chứng còn sống Di chúc chỉ được chính thức hóasau khi thủ tục trước bạ hoàn tất; người thừa kế, cũngchỉ có quyền hưởng di sản kể từ ngày đó

3.4 Năng lực của người lập di chúc

Năng lực định đoạt tài sản

Để có thể lập di chúc, người lập di chúc:

Phải có tư cách công dân, có năng lực pháp luật và tựnguyện trong việc lập di chúc Công dân có năng lực phápluật mà chín mùi về nhận thức, không bị điên loạn hoặcphá tán tài sản

Những người con trai trong các gia đình, nghĩa là sống dướithẩm quyền của pater familias Phụ nữ mà có năng lựcpháp luật (chỉ có quyền lập di chúc từ thời Justinian) → Chỉngười có quyền định đoạt tài sản mới có quyền lập di chúc.3.5 Các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Người lập di chúc phải có năng lực lập di chúc Năng lực lập

di chúc của người lập di chúc đòi hỏi vào thời điểm lập di chúcngười lập di chúc phải có năng lực hành vi đầy đủ; những ngườikhông có năng lực hành vi như: tâm thần, người chưa thànhniên và phạm tội nghiêm trọng không được lập di chúc

Người lập di chúc viết di chúc sau đó gửi lưu giữ tại phòngchưởng khế, sau khi người lập di chúc chết thì di chúc đó được

Trang 15

công bố Người lập di chúc phải chỉ định cụ thể ai là người thừa

kế và người thừa kế phải có năng lực hưởng thừa kế Nhữngtrường hợp di chúc không chỉ định rõ ràng, cụ thể thì di chúc đókhông có giá trị

3.6 Nội dung di chúc

3.6.1Năng lực

Quy định chính:

Quy định liên quan trực tiếp đến di sản

Quy định về việc lập người thừa kế theo di chúc, ditặng và ủy thác tài sản

Quy định phụ:

Quy định về việc trả tự do cho nô lệ

Giám hộ cho những người chưa trưởng thành sốngdưới sự bảo hộ của người lập di chúc

3.6.2Hình thức

Lập 1 người thừa kế theo di chúc: được ghi nhận bằngcác câu chữ có tính nghi thức và có tác dụng chuyển giaotoàn bộ di sản cho người thừa kế được chỉ định

Lập nhiều người thừa kế theo di chúc

Người lập di chúc có thể chỉ định nhiều người thừa kế.Những người thừa kế có quyền ngang nhau đối vớitoàn bộ di sản

Người thừa kế theo di chúc chết trước, ở trong tìnhtrạng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận

Trang 16

3 chế định thừa kế thay thế:

Thay thế thông dụng:

Dự kiến khả năng người thừa kế theo di chúcchết mà không bày tỏ ý chí về việc để lại tài sản của mìnhcho người khác

Thay người sau này chỉ định luôn người thừa kếtheo di chúc kế tiếp

Mục đích: Chỉ định người nô lệ của người lập dichúc làm người thừa kế bắt buộc (sẽ được trả tự do vớiđiều kiện chấp nhận di sản)

Áp dụng trường hợp người thừa kế theo di chúcchết trước người di chúc, ở trong tình trạng không cóquyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Thay thế con nhỏ:

Người lập di chúc có thể có con nhỏ và lo lắngsau khi được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc,người con có thể chết trước khi đến tuổi trưởng thành

Người lập di chúc chỉ định luôn người thừa kếtheo di chúc con nhỏ

Sự thay thế có thể được con nhỏ sửa đổi đến tuổitrưởng thành mà vẫn còn sống

Thay thế tương tự thay thế con nhỏ

Người lập di chúc có thể có con bị mất khả năngnhận thức

Chỉ định người con này làm thừa kế theo di chúc.Phải dự kiến người thừa kế tiếp của người saunày, trong số những con cháu trực hệ hoặc người thânthuộc gần nhất của người sau này

3.6.3Năng lực của người thừa kế theo di chúc

Trang 17

Năng lực làm người thừa kế

Năng lực phải được ghi nhận cả ở thời điểm lập dichúc và khai mở di chúc

Điều kiện của người thừa kế theo di chúc:

Năng lực tiếp nhận tài sản thừa kế

Luật Julia không cho phép chuyển giao tài sản theo dichúc cho người độc thân hoặc cho người chồng góa (trừtrường hợp những người này là thân nhân gần của người lập

di chúc)

Sau này người có vợ (chồng) mà không có con chỉ nhậnđược 1 nửa khối tài sản được chuyển giao theo di chúc (luậtPapia Poppaea) Vào TK IV các quy định này không còn ápdụng

Tình trạng không có quyền hưởng di sản

Người được lập thành người thừa kế theo di chúc không cóquyền hưởng di sản 1 khi có hành vi:

Xâm phạm tính mạng của người lập di chúc.Xúc phạm đến tên tuổi của người lập di chúc.Không tôn trọng ý chí của người lập di chúc

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w