1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 5,19 MB

Nội dung

Chỉ tiết hơn nội dung chính quản lý dự án gồm: Quản lý phạm vi dự án;Quản lý thời gian tiến độ, chỉ phí, chất lượng dự án; Quản lý nguồn nhânlực, việc trao đổi thông tin dự án; Quản lý r

Trang 1

DƯƠNG THỊ THU TRANG

MỘT SÓ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VÓN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TAI BAN QUAN LY DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TANG

THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẺ

Hà Nội - 2012

Trang 2

DUONG THỊ THU TRANG

MOT SO GIAI PHAP TANG CUONG CONG TAC QUAN LY

DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DUNG SỬ DUNG VON NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TANG

THUY LỢI TINH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Mã số + 60 - 31 - 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS NGUYEN TRỌNG HOAN

Hà Nội - 2012

Trang 3

LỜI CẢM ON

“rong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được

sự hướng dn tận tình của TS Nguyễn Trọng Hoan cùng các Thầy giáo, Cô

giáo Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy Lợi; Sở Nông Nghiệp.

& PTNT tỉnh Ninh Binh; Ban quản lý dự án cơ sở bạ ting thủy lợi Ninh Bình.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và các ý kiến đóng góp củacác Thầy giáo, Cô giáo của Khoa Kinh tế và Quin lý trong quá trình học tp, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Do trình độ, kinh nghiệm, điều kiện thực hiện vả thời gian nghiên cứuhạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhậnđược những ý kiến đóng góp.

Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học

Thủy Lợi.

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012

‘Tae giả luận văn

Dương Thị Thu Trang

Trang 4

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thôngtin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Kết quả nêu.trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bề trong bắt kỳ công trình.nảo trước đây.

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012.

“Tác giá luận văn

Dương Thị Thu Trang

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ANH.

Hình 1.1: Chu trình quản lý de án

Hình 1.2: Sơ đồ về m

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Nguồn vẫn đầu tr từ NSNN tie 2006- 2010

Bảng 2.2 Phân bồ vẫn đầu tw theo ngành, lĩnh vực

Bảng 2.3 Số chương trình, DA được bé trí vin từ 2006 - 2010)

Bảng 2.4 Danh mục DAĐT phát triển trọng điểm của tỉnh Ninh Bình

Bảng 2.5: Danh mục dự án ban QLDA quản Ij

quan hệ giữa các bên tham gia quan lý dự dn Hinh 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA cơ sở hạ ting thủy lợi NE 5

Trang 6

"Nghiên cứu tiền khả thi

"Nghiên cứu khả thi

"Ngân sách Nhà nước.

Tổ chức phi chính phủ (Non-government

organisation)

Hỗ trợ phát triển chính thức (OttDevelopment Assistance)

Precedence Diagramming Method Phat triển nông thôn

Trang 7

LÝ LỊCH KHOA HỌC

LLY LICH SƠ LƯỢC:

Ho và tên: Duong Thị Thu Trang

"Ngày, tháng, năm sinh: 11/4/1986

Quê quán: xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Binh.

Nữ

xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Dan tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi di học tập, nghiên cứu:

- Nhân viên Phòng Thâm định - Ban QLDA cơ sở hạ ting thủy lợi Ninh Bình

Chức vụ, đơn vị công tác hiện tại

- Nhân viên Phòng Thim định - Ban QLDA cơ sở hạ ting thủy lợi Ninh Bình

Chỗ ở hiện nay và địa chỉ liên lạc: xã Trường

Điện thoại cơ quan: 0303514031 Fax:0303899815

Email: đuongtransS6wru(® smail com Dĩ động: 0985.348867

II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1 Trung học chuyên nghiệp:

Hg đào tạo: THPT; “Thời gian từ: 2001 đến 2004

Noi học (trường, thành phd); Trường PTTH Hoa Lư - Ninh Bình

2 Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian tr 9/2005 đến 6/2010

Noi học: Trường Đại học Thủy lợi - Hà Nội

Ngành học: Kinh tế Thủy lợi

Tên đồ án: Lập hồ sơ dự thầu xây lắp Gói thiu xây dựng kè Giã Thủ số 1

Ngày và noi bảo vệ dé án: Tháng 5/2010 tại Trường Đại học Thủy Lợi

Người hướng dẫn: PGS.TS, Nguyễn Bá ân

én, huyện Hoa Lư, tinh Ninh Bình

đê Cha

Trang 8

3 Thạc sĩ:

Hệ đào tạo: Thạc sĩ, “Thời gian từ : 2011 đến 2012

Nơi học: Trường Đại học Thủy lợi - Hà Nội

"Ngành học: Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và môi trường

“Tên luận văn: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sdụng vb NSNN tại Ban quản lý dự án cơ sở hạ ting thủy lợi tỉnh Ninh Binh,

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Trọng Hoan

"Ngày và nơi bảo vệ:

4 Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh C

IIL QUÁ TRÌNH CONG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI

Học

Cong việc

'Thời gian Nơi công tác đâm nhệm

Ban quản lý dự án cơ sở hạ ting

i 09/08/2010 để

Te Q9/0872010 đến My | ay 1 Ninh Binh Cán bộ kỹ thuật

IV KHEN THUONG VA KY LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC CAO HỌC:

V.CAC CÔNG TRINH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG Bí

"Xác nhận của cơ quan cử đi Ngày tháng năm2012

Người khai

Dương Thị Thu Trang.

Trang 9

PHÀN MỞ ĐẦU

1 TINH CAP THIET CUA DE TAL

Đổi mới kinh tế ở Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quanliêu, bao cấp sang nén kinh tế thị trường định hướng XHCN dẫn đạt được.những thành tựu đáng ghỉ nhận Đi đôi với những đổi mới trong hoạt độngkinh tế, hệ thống thể chế kinh tế từng bước được xây dựng và hoàn thiện Từ.chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thé sang chế độ sở hữu với nhiều thành

phần kinh tế, xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế Phân bổnguồn lực quốc gia cũng được chuyển din từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung

quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chíhàng đầu cho các quyết định đầu tư Khu vực doanh nghiệp nhà nước được.sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả, khẳng định vai trò then chốt trong nềnkinh tế, Vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân và kinh tế nước ngoài ngày

cảng được khẳng định, nó là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế nhiều

thành phẩn ngày cảng đa dạng, Nhưng cũng tạo ra chênh lệch giàu, nghèo.ngây một gia tăng.

Đăng và Nhà nước đã xác định tăng trưởng và phát triển kinh tế phảiđược gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội Chính vi thế Nha nước đã tập.trung đầu tư nguồn lực (Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhànước), kết hợp với khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các công trìnhphúc lợi, công trình kết cấu hạ ting kinh tế, văn hoá, xã hội cho các ving

nông thôn, miền núi, ving đồng bảo dân tộc thiểu số, từ rất nhiễu chương.trình nguồn vốn khác nhau

- Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, cho việc thực hiệnchương trình và dự án cụ thể trên địa bàn của các huyện, thành phố nhằm mục.tiêu tăng cường cơ sở hạ ting cho phát triển sản xuất và văn hoá xã hội

= Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đảm bảo mục tiêu cho

Trang 10

quan trong, cấp bách, các dự án có sức lan tỏa lớn tạo sự birt phá và chuyênđịch cơ cấu kinh tế,

- Nguồn vốn vay nước ngoài ADB, AFD, ODA để thực hiện các dự

án có mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, bão lũ,

an toàn đến tính mạng người dân

Nhu cầu của các dự án sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước là rat lớn,nguồn vốn của chính phủ chưa đáp ứng hết được Do đó việc lựa chọn các dự

án để được đầu tư là rất cần thiết và quan trọng Từ thực tiễn quản lý đã rit rađược một số vấn dé như sau:

~ Có những công trình cấp thiết quan trọng hơn, mang lại nhiễu lợi íchcho xã hội hơn nhưng chưa được lựa chọn Nhiều công trình được đầu tư xây.dựng xong nhưng không phát huy được hiệu quả như mong muốn

tông tác quản lý dự án chưa đáp ứng được yêu cầu:

+ Hệ thống luật pháp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chưa diy

đủ và đông bộ, chậm thay đổi dé phủ hợp với thực tiễn xảy ra

+ Các chủ đầu tư (Ban QLDA) còn nhiều lúng túng trong quản lý thực

cứu giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý của Ban QLDA, được đầu tư

từ nguồn NSNN là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay Chính vì vậy, tác

giả chon đề tai: “Một sổ giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầutue xây dựng sử dụng vẫn ngân sách Nhà nước tại ban QLDA cơ sở hạ ting

‘thay lợi tink Nẵnh Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

Trang 11

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐÈ TÀI.

Thông qua việc phân tích, đánh giá quá trình sử dụng vốn đầu tr xâydựng và công tác quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN trong những năm vừaqua ở tinh Ninh Bình, tại ban QLDA cơ sở hạ ting thủy lợi về những kết quảđạt được, những tồn tại cần khắc phục Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmtăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN tại.ban QLDA cơ sở hạ ting thủy lợi tỉnh Ninh Bình.

3 DOL TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CUU

«a, Đối tượng nghiên cứu của dé tai

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động quản lý dự án đầu

tr xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN và những nhân tổ ảnh hưởng đếnhoạt động này.

b Phạm vi nghiên cứu của dé tài

ĐỀ tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

công trình đối với các các dự án đầu tư xây dung sử dụng vốn ngân sách nhanước trên địa bản tỉnh Ninh Binh trong những năm gan day

4, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

Dé thực hiện những nội dung nghiên cứu đã được đặt ra, luận văn sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê; phương pháp.phân tích so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp tổng kết,

rút kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương,

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DỰ ÁN, QUAN LÝ DỰ ÁN VÀ DỰ

AN SỬ DỤNG NGUON NSNN1.1 Vấn đề cơ bản của dự án và quản lý dự án

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tw

Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động cóphối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tién hành dé đạtđược mục tiêu phù hợp với các yêu cầu, quy định, bao gồm cả các rằng buộc

vé thời gian, chỉ phí và nguồn lực

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiền hành

các hoạt động nao đó nhằm thu vé cho những người dau tư các kết quả nhấtđịnh trong tương lai lớn hon thông qua việc sử dụng, các nguồn lực đã bỏ ra

để đạt được kết quả đó

Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng cácnguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong

tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng

Dy án dau tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ

vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm

|, cải tiến, nâng cao chấtđạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy

lượng sản phẩm hoặc dich vụ trong khoảng thời gian xác định.

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quanđến việc bỏ vốn đẻ xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xâydựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc

sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định.

1.1.2 Phân loại dự án đầu tw

Dự án có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể:

~ Theo cấp độ dự án: Dự án thông thường, chương trình, đề án, hệ

thống

Trang 13

~ Theo quy mô: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét quyết

định về chủ trương dau tư, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C

~ Theo lĩnh vực: Dự án xã hội; dự án kinh tế, tổ chức hỗn hợp

- Theo loại hình: Dự án giáo dục dao tạo, dự án nghiên cứu và pháttriển, dự án đổi mới, dự án đầu tư, dự án tổng hợp

~ Theo thời hạn: Dự án ngắn hạn (1-2 năm), dự án trung han (3-5 năm),

dự án dài hạn (rên 5 năm),

~ Theo khu vực: Dự án quốc tế, quốc gia, vùng, miễn, liên ngành, địa

phương

~ Theo chủ đầu tư: Nha nước, cá nhân, riêng lẻ

- Theo đối tượng đầu tư: Dự án đầu tư tải chính, dự án đầu tư vào đốitượng cụ thể

~ Theo nguồn vốn: Dự án sử dụng vấn NSNN, dự án sử dụng vốn tin

dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tin dụng đầu tư phat triển của Nhà nước, dự

án sử dụng von đầu tư phát triển của doanh nghiệp nha nước, dự án sử dụng.vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dung hỗn hợp nhiều nguồn vốn.1.13 Chu trình dự án và các giai đoạn quản lý dự án

Khi nói đến một dự án được hoàn thành, thường nghĩ đó là thời điểmsau khi người xây dựng đã ban giao công trình cho chủ đầu tư, trong đó kế cảthời gian vận hành thử, nhưng cũng không ít người cho rằng dự án chỉ gọi làkết thúc sau khi đã hết thời gian nhà thầu bảo hành công trình Cũng có người

quan niệm rằng chu trình của dự án xây dựng được tính kể từ khi hình thành ýtưởng lập một dự án cho đến khi công trình đã hết niên hạn sử dụng, đập đi

rồi xây dựng công trình khác Với quan niệm nảy e rằng có khi phải vài ba thế

hệ mới theo doi được một chu trình, hoặc với những công trình cổ thì có khi phải hàng trăm thé hệ cũng không theo đõi được một chu trình Khi phá hủy xây mới thì chưa chắc lại xây dựng tại địa điểm cũ, hoặc có khi thay đổi chức

Trang 14

năng của công trình Do vậy, không quan niệm dự án hoàn thành với phạm vi

quá dai như vậy Một dự án ĐTXD được hình thành theo 3 giai đoạn: chuẩn

bị đầu tu; thực hiện đầu tư; kết thúc đầu tư

Với 1 dự án thông thường có quy mô trung bình thường được chia racác giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu của dự án; Giai đoạn nghiên cứu tiềnkhả thi (Lập báo cáo đầu tu); Giai đoạn nghiên cứu khả thi (Lập dự án đầutư); Giai đoạn thiết kế; Giai đoạn đấu thầu; Giai đoạn thi công xây lắp; Giaioan vận hành thử; Giai đoạn bảo hành xây lắp và bảo trì công trình.

Mỗi giai đoạn bao giờ cũng có mục tiêu riêng và những hạn chế nhấtđịnh, thường thi cuối ra của giai đoạn trước la đầu vào của giai đoạn sau Tuynhiên vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt ngoại lệ

Do lường kết quả - ~ Điều phối tién độ thời gian

0 sánh với mục tiêu - Phân pl n lực

-Báo cáo - Phối hợp các nỗ lực

~ Giải quyết các vẫn để ~ Khuyến khích và động viên

Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án1.1.4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng

1 Khải niệm quản lý dự án

Quản lý dự án thực chất là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian,nguồn lực và giám sắt quá trình phát triển của dự án nhằm dim bảo cho dự ánhoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được

Trang 15

các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương.pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

Quan lý dự án là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra cáccông việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định Mục tiêu của.quan lý dự án thé hiện ở chỗ các công việc được hoàn thành theo yêu cầu,đảm bảo chất lượng trong phạm vi chỉ phí được duyệt, đúng thời gian và giữcho phạm vi dự án không bị thay đổi Ba yếu tố: thời gian - chỉ phí - chất

lượng là những mục tiều cơ bản và giữa chúng lại có mỗi quan hệ chặt chếvới nhau Tuy mỗi quan hệ giữa 3 mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,

giữa các thời kỳ của một dự án, nhưng nói chung dé đạt được kết quả tốt đối

với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia, Do vậy,

trong quá trình quản lý dự án các quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt

nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án

2 Nội dụng quản lý dự án

Chu trình quan lý dự án xoay quanh 3 nội dung chủ yếu: lập kế hoạch;phối hợp thực hiện mả chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chỉ phí thực hiện

và giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định

Chỉ tiết hơn nội dung chính quản lý dự án gồm: Quản lý phạm vi dự án;Quản lý thời gian (tiến độ), chỉ phí, chất lượng dự án; Quản lý nguồn nhânlực, việc trao đổi thông tin dự án; Quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án; Quan lý việc mua bán và giao nhận dự án

‘Tay thuộc vio phạm vi dự án mà các lĩnh vực quản lý được xem xét, nghiên cứu khi thực hiện quản lý cụ thé

Quan lý phạm vì: là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích,mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án mà cần phải thực.hiện, công việc nào ngoài phạm vi dự án

Trang 16

Quan lý thời gian: là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sắt tiến độ.

thời gian nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án; quản lý thời gian giúp.chỉ rõ mỗi công việc kéo dai bao lâu, khi nao bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn

bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.

Quản lý chỉ phí: là quá trình dự toán kinh phí, giám sắt thực hiện chỉ phi theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án; là vi tổ chức, phântích số liệu và báo cáo những thông tin về chỉ phí

Quản lý chất lượng: là vige hướng dẫn, phối hợp của mọi thành viên

tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án; quản lý nhân lực thể hiệnviệc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào

Quan ý nhân lực: là việc hướng dẫn, phối hợp của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án; quản lý nhân lực thể hiện việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào

Quản lý thông tin: là việc đảm bảo quá trình thông tin thông suốt một

cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dy án và với các cấp quản

3 Ý nghĩa của quản lý dự án

Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế

hoạch đối với 3 giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án (giaiđoạn bắt đầu, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc) Mục đích của nó là

từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốtmục tiêu dự án như mục tiêu vé giá (hảnh, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất

Trang 17

lượng Vì thế, làm tốt công tác quản lý dự án là việc có ý nghĩa vô cùng quantrọng, cụ thể

“Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong côngtrình lớn, phức tạp; áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế,điều tiết hệ thống mục tiêu dự án; quản lý dự án thúc đẩy sự trưởng thànhnhanh chóng của các nhân tài chuyên ngành.

4 Các bén tham gia quản lý dụ án

Việc thực hiện mỗi dự án đều cin có sự tham gia của nhiều bên Tuythuộc vào dự án đơn giản hay phức tap mà các bên tham gia nhiều hay ít khác

nhau nhưng thành phan chủ yếu bao gồm:

- Khách hàng chính là người đưa ra yêu cầu cuối cùng về kết quả dự án

và cũng là người cung cấp vốn đẻ thực hiện dự án

= Người được ủy quyển là người tiếp nhận dự án và là bên thực hiện dự.

án nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng,

- Bên cung ứng là người cung cấp nguyên vật liệu, thiết bi, công cụ, vật

dụng cho dự án

- Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện 1 lượng công việc, 1 số kỹ thuậtphức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao cho nhà thầu chính

Trang 18

Kháchhàng | Thỏa thuận Lm thông Í Bạn cho vay vốn

(Nhà đầu tứ) | quán tiến tệ (Ngân hang)

E—D—, Tư vấn

Bên thiết kế Gyan Bến tiếp quản Có vin/ Tư vấn

dyn

‘Nha thầu phụ Ben giám sát Bên cùng ứngquản lý dự án

Hình 1.2: Sơ đồ về mỗi quan hệ giữa các bên tham gia quản lý dy án

5 Vai trỏ, trách nhiệm, phẩm chất của nhà quản l dự án

Nha quan lý có vai trò lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra:Quan lý các mối quan hệ giữa người với người trong các tổ chức của dự án;Duy trì sự cân bằng giữa chức năng: QLDA và Kỹ thuật của dự án; Đương

đầu với rủi ro trong quá trình quản lý dự án; Tồn tại với điều kiện rằng buộc

của dự án Trách nhiệm của nhà QLDA là giải quyết được mỗi liên hệ giữa Chỉ phí, thời gian và chất lượng.

Phẩm chất của nhà quan lý: Thật tha và chính trực; có khả năng raquyết định; hiểu biết các van đề về con người và có tính chất linh hoạt, đanăng, nhiều tài

Trang 19

1.1.5 Hiệu quả dự án đầu tw

Các dự án đẻ

lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích của quốc gia và xã hội, lợi

tư được đánh giá theo các giác độ lợi ích khác nhau như.

h của các tổ chứctải trợ cho dự án, lợi ích của dân cư địa phương đặt dự án đầu tư

Theo quan điểm của chủ đầu tư hay hiệu quả tải chính của dự án được:đánh giá là có hiệu quả khi: mang lai lợi ích cho nha đầu tr; Tuân theo đường,lối chung phát triển kinh tế - xã hội của đắt nước; Tuân theo pháp luật củaquốc gia, các luật về đầu tư, luật bảo vệ môi trưởng,

Theo quan điểm của Nha nước hay hiệu quả kinh tế của dự án được

đánh giá xuất phát từ lợi ich tổng thé của quốc gia và xã hội, từ đường lỗichung phát triển đất nước và xem xét toàn điện các mặt kỹ thuật, kinh tế, vănhóa, xã hội, bảo vệ an ninh và quốc phòng cũng như bảo vệ môi trường.

Đối với dự án do vốn NSNN đầu tư, sự đánh giá của Nhà nước mang

tính toàn diện và sâu sắc hơn; đứng trên quan điểm vĩ mô và coi trọng phân

tích kinh té - xã hội của dự án

Đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sựđánh giá của Nhà nước chủ yếu chỉ hạn chế ở các mặt tôn trọng pháp luật, bảo

vệ môi trường, sự phủ hợp với đường lối phát triển chung của đất nước và của

dự án đầu tư

Đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, sự đánh gidcủa Nhà nước cũng sâu sắc và toàn diện hơn so với các dự án đầu tư của các.doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Theo quan điểm của các nhà tài trợ ngoài lợi ích của minh trong khuônkhổ pháp luật cho phép, đặc biệt quan tâm tới hiệu quả của dự án, tính bảođảm chắc chắn của dự án, đảm bảo trả nợ đúng hạn

Theo quan điểm của quản lý dự án hiệu quả dự án được đánh giá là Hoàn thành đúng thời gian quy định, dự án triển khai thực hiện vả hoàn

Trang 20

thành đưa vào sử dung theo đúng kế hoạch đã định sẽ phát huy được hiệu quảvốn đầu tư, đạt được mục tiêu dự án đã đẻ ra,

Dat được chat lượng và thành quả mong mui „ một dự án được quản lýtốt từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc đầu tư thì sản phẩm của dự án sẽ đảm.bảo chất lượng, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và của người hưởng lợi

Tiết kiệm các nguồn lực, hay nói cách khác lả chi phí trong phạm vicho phép Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian hoàn thành,hiệu quả của dự án phải được đánh giá trên cơ sở chỉ phí dé thực hiện vả hoàn thành dự án

1.1.6 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dung

1 Đặc trừng cơ bản của dự ân

Dy án có mục đích, mục tiêu rõ rằng; có chu kỳ riêng và thời gian tồntại hữu hạn; dự án liên quan đến nhiễu bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng và quản lý dự án; sản phẩm của dự án mangtính đơn chiếc, độc đáo; dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực, luôn có tính batđịnh và rũi ro; quá trình thực hiện theo quá trình, có người ủy quyển riêng

2 Các nhân tổ ảnh hướng đến hiệu quả dự án

Do dự án có những đặc trưng cơ bản trên nên những nhân tổ ảnh hưởng,cđến hiệu quả của dự án là: điều kiện tự nhiên; khả năng huy động và sử dungnguồn vốn có hiệu quả: công tác xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: Côngtác quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước; Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư và nguồn nhân lực phục vụ có liên quan Ngoài ra còn chịu sự tác động,của sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, yếu tố văn hóa

xã hội và con người

1.2 Các hình thức tổ chức quản lý dự án và Ban quản lý dự án

1 1 Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án

1 Các định nghĩa

Trang 21

'Về mặt ý nghĩa thông thường, tổ chức là các tổ chức xã hội và đơn vị

hành chính sự nghiệp như doanh nghiệp, cơ quan, trường học

Về mặt ý nghĩa quản lý học, tổ chức là việc nghiên cứu xem làm thế

nảo để tiến hành phân công có hiệu quả và hợp lý Ở đây, phân công bao gồm

phân công công việc, bố trí lượng công việc, phân công nhiệm vụ và sự phối

hợp hỗ trợ sau phân công

Có ý kiến cho rằng, tổ chức là một kết cấu được xây dựng theo mục

tiêu chung và tiến hành phân công nhiệm vụ, xác định chức trách, trao đổithông tin, kết hợp hỗ trợ làm việc đối với toàn bộ nhân viên trong tổ chức một

cách hợp lý sao cho có thé thu: được hiệu quả cao nhất khi thực hiện mục tiêu.Cũng có ý kiến cho rằng, tổ chức là một quá trình hay hoạt động hình thànhkết cấu tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch chung một cách hiệu quả

Tom lại, tổ chức là một cơ cấu có quyền hạn và trách nhiệm Tổ chức

dự án cũng giống như những tô chức khác, đều có người lãnh đạo là giám đốc

dự án, trưởng bộ phận, có chế độ quy định của tổ chức, có nhân viên, trang.thiết bị, có mối quan hệ giữa các bộ phận và nhân viên cũng như tinh than văn.hóa của tổ chức Tổ chức dự án mang tính nhất thời và ngẫu nhiên, đều được.hình thành do phải thực hiện một vấn để nào đó; tổ chức và quản lý dự án dẫndẫn cũng phát triển theo hướng quy phạm hóa và khoa học hóa

2 Nguyên tắc làm việc của tổ chức dự ám

Để thực hiện công tác tổ chức dự án một c +h hiệu quả thì phải tuân thủ

những nguyên tắc cụ thể: Thống nhất về mục tiêu và chỉ huy; phân công hoptác và phạm vi quản lý hợp lý; kết hợp giữa tập trung quyền lực và phân

quyền, tương xứng giữa quyền hạn va trách nhiệm; nguyên tắc tinh giản, hiệuquả cao đặt vào vị trí trung tâm; kết hợp giữa tính én định và tính thích ứng;Cuối cùng, là nguyên tắc mang tính cân bằng tức là trong cơ cấu tổ chức,

Trang 22

nhân viên có chức vụ ngang nhau dim nhận những công việc, trách nhiệm,quyền hạn như nhau.

3 Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án

ủy theo điều kiện cụ thể của dự án, căn cứ vào quy mô tính chất của

dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thứcquản lý thực hiện dự án cụ thể:

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự én, được áp dụng với dự án

mà chủ đầu tư có năng lực chuyên môn phủ hợp và có đủ cán bộ chuyên môn

để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo các trường hợp:

Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án ma sử dụng bộ máy hiện

có của minh kiêm nhiệm và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêmnhiệm) để quản lý việc thực hiện dự án Trường hợp này áp dụng đối với dự

ấn nhóm B,C;

Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý việc thực hiện dự án Trường hợp này áp dụng đối với dự án nhóm A; các dự án nhóm

B, C có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc Chủ dau tư đồng thời quản lý nhiều dự án

Chủ nhiệm điều hành dự án là hình thức quản lý thực hiện dự án domột pháp nhân độc lập có đủ năng lực điều hành dự án thực hiện Chủ nhiệmđiều hành dự án được thực hiện dưới hai hình thức là: Tư vấn quản lý điều hành dự án theo hợp déng và Ban quản lý dự án chuyên ngành, hình thức này

áp dụng đối với các dự án thuộc các chuyên ngành xây dựng chuyên ngành

(bao gồm Bộ xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thôn, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ) và ủy ban

nhân dân cấp tỉnh quản lý thực hiện; các dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnhgiao các Sở có xây dựng chuyên ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.

Trang 23

Hình thức chia khóa trao tay áp dụng khi chủ đầu tư được phép được tô

chức đầu thầu dé lựa chọn nha thầu thực hiện tong thầu toàn bộ dự án từ khảo.sát, thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp đến khi ban giao đưa dự án vào.khai thác sử dụng Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn thuộc NSNN,vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước thì hình thức này chỉ áp dụng với dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Chính phủ cho phép

Hình thức te thục hiện dự án, hình thức này chỉ áp dung trong trường

Chủ đầu tư có năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phủ hợp với yêu

cầu của dự án trồng mới, chăm sóc cây trồng hing nam, nuôi trồng thủy sản,giống cây trồng vật nuôi, khai hoang xây dựng đồng ruộng, duy tu bảo dưỡng.sửa chữa thưởng xuyên các công trình xây đựng, thiết bị sản xuất.

1.2.2 Khái niệm Ban QLDA

Ban QLDA là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, chịu tráchnhiệm trước pháp luật về các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quản

lý dự án Ban QLDA có thé được thành lập từ nhân sự của chủ đầu tư hoặc là một 16 chức (hoặc một công ty có đăng ký giấy phép kinh doanh) thực hiện

thay mình công tác tổ chức, giám sát, điều hành để đảm bảo dự án được thực

hiện đúng tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, kinh tế

1.2.3 Phân loại Ban QLDA

Ban QLDA được lập từ nhân sự của chủ đầu tu:

Trang 24

Theo hình thức cha dau tư trực tiếp quản lý dự án: Chú đầu tư tự lập raBan QLDA riêng tử chính nhân sự của minh hoặc sử dụng chính Ban QLDA.đã tham gia quản lý dự án công trình cũ để quản lý dự án mới;

Theo hình thức quản lý theo bộ phận chức năng: Chủ đầu tư giao côngviệc QLDA cho một phòng ban của tổ chức mình để QLDA hoặc giao cho các cán bộ từ các phòng ban trong tổ chức của mình làm việc kiêm nhiệm công việc QLDA.

Ban QLDA được chủ đầu tư thuê:

Hình thức chia khoá trao tay: CDT giao cho nhà thiu hoặc các nhà thâu

nhỏ liên kết dưới hình thức liên danh thực biện việc QLDA Hình thức nảybao gồm toàn bộ quá trình lập dự án đầu tư cho đến khi kết thúc công trình và.ban giao lại cho chủ đầu tư;

Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: CDT giao cho Ban QLDAchuyên ngành hoặc thuê một doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn đứng ra quản lý toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

Ban QLDA à một pháp nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật

đầu tư về toàn bộ quá trình chuan bị và thực hiện dự án

1.2.4 Nhiệm vụ của Ban QLDA

Ban QLDA có nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án theo đúng mụctiêu, tiến độ chất lượng và nguồn lực, cụ thể là thực hiện nhiệm vụ sau:

Thực hi các thủ tục về lập trình cấp có thả quyền phê duyét quy hoạch, dự án dau tư, các thủ tục về giao nhận dat, xin cấp giấy phép xây dựng,chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho

dựng công trình; Chuẩn bị hỗ sơ thiết kể, dự toán, tổng dự toán xây dựngcông trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyét theo quy định:

Trang 25

Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; Đàm phán, ký kết hợp.đồng và các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư; Thực hiện nhiệm vụ giám.sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;

Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết Thực hiệnthanh toán giai đoạn hoàn thành và tổng quyết toán vốn đầu tư xây dựng công.trình đã hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quản lý chấtlượng, khối lượng, tiến độ, chỉ phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng (Thực hiện quản lý chất lượng công trình theo Nghị định số 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

Nghiệm thu, bản giao công trình; Tổ chức giám định chất lượng xâydựng, nghiệm thu công trình và bàn giao công trình hoàn thành cho các tổchức, đơn vị quản lý để đưa vào khai thác, sử dụng; Lập báo cáo thực hiện

vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khaithác, sử dụng,

Thực hiện việc quản lý vốn, thu, chỉ kinh phí cho các hoạt động củaBan QLDA xây dựng cho cán bộ, nhân viên tham gia trực tiếp trong biên chế

và hoạt động kiêm nhiệm hoặc hoạt động quản lý theo đúng quy định và chế

.độ hiện hành, công khai minh bach.

Được dé nghị để đình chỉ các công việc xây dựng nếu chất lượng thicông không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, không đảm bảo an toàn vàkhông đảm bảo yêu cầu của Hỗ sơ thiết kế được duyệt; Báo cáo kịp thời nếu

xét thấy bên nhận thầu làm không đúng hoặc không đạt yêu cầu theo quy định

của công tác nghiệm thu; đề xuất, kiến nghị xử lý theo đúng luật định

Được kiến nghị với chủ đầu tư những biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng công trình hoặc đảm bảo tiến độ thi công (kể cả việc thay thể hoặc sửađổi những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế nếu cần thiết); Quản

Trang 26

lý cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng, cơ sỡ vật chất, tài sản trang thiết bịcủa đơn vị theo đúng chế độ, quy định hiện hảnh.

1.2.5 Các nguén thu và chỉ phí của Ban QLDA

1 Các nguồn thu

Nguồn thu của Ban QLDA được trích từ định mức cắp theo quy định tirchỉ phí quản lý dự án và được quy định cụ thể ở Quyết định số 957/QD-BXDngày 29/9/2009 về việc công bố Định mức chỉ phí quản lý dự án và tư vấn

đầu tư xây dựng công trình

Theo quyết định này thì Dinh mức chi phi quản lý dự án là nguồn kinhphí cần thiết cho chủ đầu tư (BQLDA) để tổ chức quản lý việc thực hiện cáccông việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khihoàn thành, nghiệm thu bin giao, đưa công trình vào khai thác sử dung, cụ thể như sau:

- Chi phí tổ chức việc lập báo cáo đầu tư (Báo cáo NCTKT), lập dự án

đầu tư (Báo cáo NCKT), lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật,

- Chi phí t6 chức việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặtbằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

- Chi phí tổ chức việc thi tuyển thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương

án thiết kế kiến trúc;

- Chi phí tổ chức việc thẩm định dự án đầu tu; thẩm định báo cáo kinh

tế - kỹ thuật,

- Chi phí tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công,

dự toán xây dựng công trình;

~ Chỉ phi tổ chức việc lựa chọn nha thâu trong hoạt động xây dựng;

~ Chi phí tổ chức việc quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phíxây dựng;

Trang 27

- Chi phí tổ chức việc đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;

- Chỉ phí tổ chức việc lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

~ Chi phí tổ chức xiệc kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chấtlượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, nếu có;

- Chi phí tổ chức việc kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo antoàn chịu lực và chúng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng,

- Chỉ phí tổ chức việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng;

thanh (oán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức việc nghiệm thu, bản giao công trình;

~ Chỉ phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;

- Chỉ phí t6 chức việc thực hiện các công việc quản lý khác.

2 Chi phí của Ban QLDA

Theo Thông tư số 10/201 1/TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2011 Thông.

tư hướng dẫn quan lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử.dụng vốn NSNN Chi phí của Ban QLDA bao gồm các nội dung dưới dayđược lập theo quy định hiện hành đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sựnghiệp công lập.

~ Chỉ tiền lương: lương ngạch, bậc theo quỹ lương được giao: lương.hợp đồng dài hạn đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền và quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ

tiền lương

~ Chỉ tiền công trả cho lao động theo hợp đồng

~ Các khoản phụ cấp lương: chức vu, khu vực, thu hút, đắt đỏ, làm đêm,thêm giờ, độc hại, nguy hiểm, lưu động, trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án, phụ cấp khác,

Trang 28

Đối với Phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án: cán bộ, công chúc, viên

chức được hưởng phụ cấp quản lý dự án theo tỷ lệ tương ứng với thời gianlàm việc tại dự án Mức chi phụ cap kiêm nhiệm quản lý dự án một tháng cho.một cá nhân tối đa bằng 50% tiền lương và phụ cấp lương một tháng của cá.nhân đó, Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm kiêmnhiệm ở nhiều Ban QLDA thì mức phụ cấp quản lý dự án kiêm nhiệm được.xác định tương ứng với tỷ lệ thời gian làm việc cho từng dự án, nhưng tổng.

mức phụ cấp của tit cả các dự án làm kiêm nhiệm tối đa bằng 100% mứclương theo cấp bậc, phụ cấp lương được hưởng

Đối với phụ cấp làm thêm tuân thủ quy định của Luật Lao động về thờigiờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các văn bản hướng dẫn thực hiện (Nghịđịnh số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi,

một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chỉ tiết và

sung

hướng din thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi; Thông tư liên tịch Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính số08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ trảlương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đổi với cán bộ, công chức, viênchức và các văn bản sửa đổi, bé sung hoặc thay thé (nếu có)

- Chi tiền thưởng: thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất (nêu có) vàcác chỉ phí liên quan đến khen thưởng

- Chỉ phúc lợi tập thể: thanh toán tiền nghỉ phép, nghỉ chế độ, trợ cấp

khó khăn thường xuyên, trợ cấp khó khăn đột xuất, tiễn thuốc y tế

- Các khoản đóng góp: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công.đoàn, trích nộp khác đổi với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theoquyết định của cấp có thẩm quyền

- Chi thanh toán dich vụ công cộng: tiền điện, tiền nước, vị

trường, nhiên liệu, khoán phương tiện, các dich vụ khác.

Trang 29

- Chỉ mua vat tư vin phòng: công cụ, dụng cụ văn phòng, tủ tà liệu,

bàn ghế, văn phòng phẩm, bảo hộ lao động

- Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc: cước phí điện thoại,bưu chính, Fax, Internet, sách, báo,

- Chỉ phí hội nghị

i liệu quản lý,

- Chỉ thanh toán công tác phí

- Chi phí thuê mướn: thuê phương tiện đi lại, nhà làm việc, thiết bịphục vụ các loại, thuê chuyên gia và giảng viên, thuê dio tạo lại cán bộ, thuê mướn khác

~ Chỉ đoàn ra: tiền vẽ máy bay, tàu, xe, thuê phương tiện đi lại; tiền ăn,

ở, tiêu vặt

- Chỉ đoàn vào: tiền vé máy bay, tầu, xe, thuê phương tiện đi lại; tiền

ăn, 6, tiêu vặt

- Chi sửa chữa tai sản

= Chi phí mua sắm tai sản ding cho quản lý dự án: nhà cửa, phương

tiện di lại, thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy tinh, phan mm máy tính, máyvăn phòng Trường hợp đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua xe ô tô phảituân thủ các quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng.hiện hành của Nhà nước.

- Chỉ phí khác: nộp thuế, phi, lệ phi, bảo hiểm tài sản và phương tiện,tiếp khách, khá

- Dự phòng: bằng 10% của dự toán.

1.3 Dự án sử dụng vốn NSNN

1.3.1 Vin đầu tư xây dung

1 Các khái niệm

Vến đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội của các cơ sở sản xuất kinh

doanh, dịch vụ là vốn huy động của dân và vốn huy động từ các nguồn khác,

Trang 30

được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiểmlực sẵn có và tạo tiém lực mới cho nền sản x xã hội

Vốn đầu tư xây dựng là toàn bộ những chi phí dé đạt được mục đíchđầu tư bao gồm chỉ phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắpđặt máy móc thiết bị và các chỉ phí khác được ghi trong tông mức đầu tư

Vốn đầu tư XDCB là tổng chỉ phí bằng tiền để tái sản xuất tài sản cốđịnh có tính chất sản xuất và phi sản xuất

2 Phân loại vẫn đầu te

Căn cứ vào nguồn hình thành von đầu te phân thành:

'Vốn NSNN; vốn tin dụng đầu tư; vốn đầu tư tự có của các đơn vị sản.xuất kinh doanh địch vụ thuộc mọi thành phan kinh tế; vốn hợp tác liên doanh.với nước ngoài; vốn ODA; vốn huy động từ nhân dân

Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án: Theo điều lệ quản lý đầu tư và

xây dựng, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của dự án đầu tư được phân

thành 3 nhóm A,B,C với nguồn vốn tương đương theo phụ lục của những điều

sửa đổi bổ sung Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo nghị định

92/NĐ-CP ngày 23/08/1997.

Căn cứ theo góc độ tái sản xuất phân ra: Vỗn đầu tư xây dựng mới(xây dựng, mua sắm tai sản mới); vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 6đây, có thể kết hợp với đổi mới công nghệ và phục hồi.

Căn cứ vào Chủ đầu tr: Chủ đầu tư là Nhà nước (Vốn Nhà nước); chủ

đầu tư là các doanh nghiệp (vốn quốc doanh hoặc phi quốc doanh, độc lập và

liên doanh, trong nước và nước ngoài); chủ đầu tư là các cá thẻ riêng lẻ (Vốn

Trang 31

Can cứ theo thời đoạn kế hoạch: Van đầu tư XDCB ngắn hạn (dưới 5năm); vốn đầu tư XDCB trung hạn (từ 5 đến 10 năm); von dau tư XDCB daihạn (từ 10 năm trở lên).

1.3.2 Vin NSNN, đặc thù và đặc tính của các dự én sử dụng nguôn vonNSNN

1 Von NSNN

Các nhà kinh tế Nga quan niệm: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu,

chỉ bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia Luật NSNN của

Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: NSNN là toản bộ các khoản thu, chỉ của Nha nước trong dự toán đãđược cơ quan nhà nước có thẳm quyền quyết định và được thực hiện trong.một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liên với sự xuất hiện và pháttriển của kinh tế hằng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng

đồng và Nha nước của từng cộng đồng,

NSNN bao gồm Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương Ngân.sách trung ương là ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn lién với quá trình tạo

lập, phân phối, sử dụng qu tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nướctham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức

năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.

Đặc điểm của NSNN: Hoạt động thu chỉ của NSNN luôn gắn chặt vớiquyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, và việc thực hiện các chức năng

của Nhà nước, được Nhà nước tiền hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;

Trang 32

Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó

thể hiện ở hai lãnh vực thu va chỉ của Nhà nước; NSNN luôn gắn chặt với sở.hữu Nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;

Ngoài ra, NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiễn tệ khác, Nét khác biệt của NSNN với tư cách là một quỹ tiễn tệ tập trung của Nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chỉ dùng cho những mục đích đã định; hoạt động thu chỉ của NSNN được thực hiện

theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

3 Đặc thù và đặc tinh của các dự án sử dụng nguén vẫn NSNN

Đặc thù của các dự án sử dụng nguồn vẫn NSNN: Phạm vi của dự án:ảnh hưởng một khu vực rộng, đối tượng bị ảnh hưởng nhiễu, sử dụng nhiềuđất đai, tài nguyên; Tổng mức đầu tư lớn, được chính phủ cấp kinh phí theo

tổng mức được duyệt và theo kế hoạch cấp hàng năm; Chủ đầu tư là người sở.hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng

công trình; Công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhiễu, kinh phí cho đền bùlớn; Thời gian từ khi khởi công đến kết thúc dự án thường kéo đãi, mức độ rủi

ro chỉ phí phát sinh tăng; Công trình hoàn thành nghiệm thu bản giao cho tổ chức khác quản lý vận hành, sử dụng, khai thác

Đặc tính của các dự án sử dung nguồn vốn NSNN: Dự án phục vụ lợiích công, đối tượng được hưởng lợi tir dự án mang lại là cộng đồng nhân dântrong khu vực của dự án; Dự án liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều

người; Tác động ảnh hưởng của dự án đến các lĩnh vực: môi trường; văn hoá

và các cơ sở hạ ting khác; Dự án vi các mục đích, nhiệm vụ khác nhau, nhưng

nhiều khi chỉ một mục đích chính trị không xét đến hiệu quả kinh té, hoặc bảo

vệ tải sản, tính mạng, khắc phục hậu quả của thiên tai, biến đổi khí hậu,chương trình xóa đói giảm nghèo Dự án phục vụ cho lợi ích của quốc gia,

an ninh quốc phòng

Trang 33

1.3.3 Nguyên tắc quản lý và phân cắp đầu tư từ vẫn NSNN:

Theo Chi thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 vé việc tăng cườngquản ý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiểu Chính phủ thì nguyên tắc quản

lý và phân cấp đầu tư từ vốn NSNN cụ thể là:

Việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư

từ vốn NSNN và vốn trấi phigu Chính phủ bám sát mục tiêu và định hướngChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và Kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của cả nước va của các ngành, cácđịa phương Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tưcông Tăng cường các biện pháp huy động các nguồn vốn của các thành phankinh tế trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ ting kinh tế xã.hội có khả năng thu hồi vốn

Trong khi chưa sửa đổi phân cấp quản lý đầu tư, các Bộ, ngành, địaphương cần tuân thủ đúng quy chế hiện hành về quyền quyết định phê duyệt

dự án đầu tư (kế cả dự án mới và dự án điều chỉnh quyết định đầu tư), đồng.thời thực hiện thêm một số nguyên tắc: Các cấp có thảm quyền chịu trách.nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của tìm dự án đầu tư theo đúng.mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ được quyết định đầu tư khi

đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách Việcxác định nguồn vốn và cân đối vốn là nội dung quan trong, cần có trong hỗ sơ

dự án trước khi trình cắp có thẩm quyền phê duyệt

Bộ Kế hoạch va Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thấm địnhnguồn vốn và tông mức vốn của các dự án đầu tư thuộc thâm quyền của Thủ

tướng Chính phủ; các dự án sử dụng vốn ngân sich trung ương bé sung cómục tiêu cho địa phương; vốn trái phiếu Chính phủ

Trang 34

Căn cứ các quy định tại Chỉ thị 1792 và mức vốn, Lĩnh vực đầu tưđược ngân sách trung ương giao, các Bộ, ngành, địa phương quyết định đầu

tư dự án theo thẩm quyền

Những dự án được quyết định đầu tư mà không xác định rõ nguồn vốn,mức vốn thuộc NSNN; vốn trái phiếu Chính phủ, làm cho dự án thi công phảikéo dai, gây lãng phí thì người ký quyết định phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do việc kéo đài gay ra

Tir năm 2012: Tắt cả các dự án đã được quyết định đầu tư edn thực hiệntheo mức vốn kế hoạch được giao để không gây nên nợ đọng xây dựng cơ

bản; mọi trường hợp bé sung vốn, điều chuyển trong nội bộ vốn ngành, lĩnh

vực chỉ được thực hiện khi cơ quan có thẳm quyền giao vốn chập thuận Các

Bộ, ngành, địa phương tự cân đối các nguồn vốn để xử lý nợ đọng xây dựng

cơ bản thuộc phạm vi trách nhiệm và thim quyền.

Việc bố trí vốn từ NSNN được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm phủ hợpvới kế hoạch phát triển kinh té - xã hội và được phân khai ra kế hoạch đầu tư

từng năm Riêng kế hoạch vốn đầu tư của giai đoạn 2011 - 2015 thi lập kếhoạch đầu tư hàng năm cho năm 2011, 2012 và kế hoạch đầu tư 3 năm (2013

- 2015) Việc xây dựng kế hoạch đầu tư vốn NSNN và vốn trái phiếu Chínhphủ năm 2012 có tính đến cân đối chung của cả giai đoạn 2011 - 2015 Bộ Kếhoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kếhoạch đầu tư 3 năm (2013 - 2015) trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III

năm 2012; trong đó dự kiến về khả năng nguồn vốn và cân đổi vốn theo

ngành, lĩnh vực; mức vốn bỏ sung có mục tiêu của 3 năm (có chia ra từngnăm) để các Bộ, ngành và địa phương chú động xây dựng và triển khai thực.hiện đầu tự

Trang 35

Đối với việc quản lý và phân cấp quản lý đầu tư thuộc các chương trìnhmục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về cơ chế quản

ý các chương trình nay.

1.3.4 Nội dung quản lý dự án sử dụng vốn NSNN

Quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN cũng như những dự án đầu tư

sử dụng nguồn vốn khác, bao gồm những nội dung:

- Lập và thực hiện kế hoạch, Quản lý những thay đổi;

- Xúc định và lập kế hoạch phạm vi, Quản lý những thay đổi phạm vi;

- Xác định các hoạt động, trình tự và ước tinh thời gian thực hiện; xây.dựng và kiểm soát tiền 46;

Lập kế hoạch nguồn lực, tính toán và quản lý chỉ phí, lập dự toán

~ Lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chat lượng;

- Lập kế hoạch nhân lực, tuyển dung và phát triển nhóm dự án;

- Lap kế hoạch và cung cắp thông tin, báo cáo kết quả

~ Xác định rủi ro, xây dựng kế hoạch xử lý rủi ro, kiểm soát kế hoạch

xử lý rủi ro

- Kế hoạch cung ứng, lựa chọn nhà cung ứng, quản lý hợp đồng vàquan lý tiến độ cung ứng Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN,quy định về quản lý, sử dụng chỉ phí quản lý dự án thực hiện theo Thông tư số10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 quy định về quản lý, sử dụng chỉ phí banquan lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN,

Kết luận chương 1

Ngành xây dựng đóng một vai trỏ rất lớn trong nền kinh tế quốc dan,

cho sự phát triển toàn diện của đắt nước Trong hơn 10 năm qua ngành Xâydựng đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước, đặc biệt ở các thành phố, thực sự

là công cụ đắc lực thực hiện đường Idi phát trién kinh tế - xã hội của Đảng vàNha nước.

Trang 36

Vén Ngân sách Nhà nước giữ vai trò nồng cốt trong các công tình

phúc lợi xã hội, phát triển các công trình kết cau hạ tang kinh tế quan trong,

do đó việc cân đối vốn đầu tư từ NSNN cần xem xét đầu tư trọng điểm, ưu.tiên vốn cho các công trình mang tính đột phá như hạ tang phục vụ phát triển.sản xuất giao thông, thuỷ lợi, hạ ting khu cụm công nghiệp nhằm tạo các lợi.thé dé thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoai tạo động lực tăng trưởng và.chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của các tinh và hạ ting xã hội như y tế, giáo.dục, văn hoá xã hội.

Các dự án đầu tư xây dựng tiêu hao một nguồn lực rét lớn về tài nguyêncủa xã hội, thời gian cần hoạt động của dự án đầu tư xây dựng dé có thé thuhoi được vốn trong dự án kinh doanh hoặc dé các lợi ich thu được đáp ứng.được những chi phí về nguồn lực đã bỏ ra trong các dự án phục vụ công cộng,

cũng rất đài

Vi vậy để sử dụng các nguồn lực đã sử dụng cho các dự án đầu tư một

cách có hiệu quả nhất, những người làm công tác quản lý kinh tế và khoa họccông nghệ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cần phải được trang bị một cách có

hệ thống và toàn diện các kiến thức về kinh tế đầu tư, về đầu tư trong lĩnh vực.xây dựng, về quản lý dự án và tổ chức quản lý các hoạt động quản lý dự ánđầu tư xây dựng, về khai thác các nguồn lực cho đầu tư, xây dựng Đồng thờicần đánh giá các hiệu qua đầu tư, lập và thẩm định các dự án đầu tư, quản lyhoạt động của các dự án đầu tư xây dựng là điều hết sức cần thiết

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CONG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ

XÂY DỰNG SỬ DỤNG VON NSNN TẠI BAN QLDA CƠ SỞ HA

TANG THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH2.1 Giới thiệu khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang ở Ninh.Bình giai đoạn 2006-2010

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tinh hình kinh tế - xã hội tinh Ninh Binh

1 Điều kiện tự nhién

- Vị trí địa lý: Ninh Bình là một tinh nằm ở cực Nam đồng bing Bắc

bộ Day núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc ~ Đông Nam, làm ranh rới

tự nhiên giữa hai tinh Ninh Binh và Thanh Hoá Phía Đông và Đông Bắc có.sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáptỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông.

- Địa hình Ninh Bình chia làm 3 vùng rõ rột:

Viing đồng bằng: Bao gồm: Thành phd Ninh Bình huyện Yên Khánh,huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính

khoảng 101 nghin ha, chiếm 71,1% điện tích tự nhiên toản tỉnh, là nơi tập trung dan cư đồng dite nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh Vũngnày độ cao trung bình từ 0,9+1,2m, đắt đai chủ yếu là đất phù sa được bồi và.không được bồi Tiém năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa,rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày Về công nghiệp có cơ khí sửa chữa tau,thuyền, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may, thương nghiệp.dich vụ, phát triển cảng sông,

'Vũng đồi núi và bán sơn địa: Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của

tinh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam

Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam

huyện Yên Mô Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Độ cao trung bình từ 90-120m Đặc biệt khu vực núi

Trang 38

đá có độ cao trên 200m Vùng này tập trung tới 90% diện tích dBi núi và diệntích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệpnhư: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chí

hoa quả, du lich, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bd, dé), trồng cây ăn quả (dứa,vảu, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng

Ving ven biển: Ninh Bình có trên 15km bờ biển Vùng này thuộc diện tích của 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông,

Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiém 4,2% diện tích tự nhiên toản tỉnhĐất dai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên dang trong thời kỳ cải

tạo, vì vậy chủ yếu phủ hợp với việc trồng rừng phòng hộ (si, vet), trồng coi,trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản

- Khí hậu: Ninh Binh có khi hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ trung bình năm

khoảng 23c, Số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ Lượng

mưa trung binh/ndm đạt 1.800mm,

- Giao thông: Ninh Bình là điểm nút giao thông quan trọng tir miễn Bắc,vào miễn Trung và miền Nam Đường bộ, trên địa ban tinh có quốc lộ 1A,quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B, 59A Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh.Ninh Bình có chiều dài 19 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng.Giao) thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hằng hoá và vật liệu xây dựng.Đường thủy, tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi do có

nhiều con sông lớn như: Sông Bay, sông Hoàng Long, sông Cin, sông Vac,

song Vân, sông Lạng Ngoài ra còn có các cảng lớn như: Cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Binh, Kim Sơn, góp phan không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

~ Tài nguyên: Tai nguyên dat, tổng diện tích đất tự nhiên của tinh là

1.390 km? với các loại đất phù sa, đất Feralitic Tải nguyền mước, gồm tải

Trang 39

nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngằm Tài nguyên nước mặt khá dồi

dao, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xu; nông nghiệp và dich vụ giaothông vận tải thuỷ Ninh Bình có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung

trên 496km, chiếm diện tíchcác con sông cl

3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km” Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 21 chứanước lớn, diện tích 1.270ha, với dung tích 14,5 triệu mỶ nước, năng lực tướicho 4.438 ha.

Tài nguyên rừng, so với các tinh đồng bằng sông Hồng, Ninh Binh là

tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích

rừng của vùng, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Rừng tự nhiên cótổng diện tích là 13.633,2ha, trữ lượng gỗ 1,1 triệu m’, tập trung chủ yếu ởhuyện Nho Quan Rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, động thực vật đa dạng, phong phú Rừng trồng có diện tích đạt 5.387ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp,

với các cây trong chủ yéu là thông nhựa, keo, bạch đản, cây ngập mặn (vet và

xây) Tai nguyên biển, bờ biển Ninh Bình dai trên 15km với hing nghìn hectabãi bồi Cửa Day là cửa lớn nhất, có độ sâu khá, đảm bảo tâu thuyển lớn,trọng tải hằng ngàn tin ra vào thuận tiện Vùng biển Ninh Bình có tiém năngnuôi trồng, khai thác, đánh bất nguồn lợi hải sản với sản lượng từ2000:2.5001ẳn/năm

Tài nguyên khoảng sản bao gồm: đá vôi, dat sét, nước khoảng và than

bùn Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Binh Vớinhững day núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hướng tây bắc - đông:

nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mộ, tới tậnbiển Đông, dài hơn 40 km, điện tích trên 1.2000ha, trừ lượng hàng chục tỷmét khối đá vôi và hang chục triệu tấn đôlômít Đây là nguồn nguyên liệu lớn

để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác Bat sét thì

Trang 40

phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (thị xãTam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng dé sản xuất gạch ngói và nguyên.liệu ngành đúc Nước khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở

Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ

sinh hoạt và du lịch với trừ lượng lớn Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ

mặn, thường xuyên ở độ nóng $3254°C Nước khoáng Cúc Phương có thành

phan Magiébicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.Than bùn, trữ lượng nhỏ, khoảng trên 2 triệu tắn, phân bổ ở các xã Gia Sơn,

Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn ( thị xã Tam Điệp), có thể sử dụng để sản

xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp

2 Tình hình kinh tổ - xã hội

Dân số lao động và việc làm: Với quy mô dan số năm 2009 lả gần 900

nghìn người So với dân số khu vực đồng bằng Sông Hồng, dân số tỉnh NinhBình chiếm 5,6% và bằng 1,2% dân số cả nước Mật độ dân số của tỉnh(khoảng 675 ngườikm?) thấp hơn mật độ trung bình của ving, dự kiến dưới

1 triệu người đến 2020 va dang nằm trong “thời kỳ dân số vàng”, là lợi thékhông nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong quản lý và không gaysức ép lớn đối với phát triển kinh tế

Nguồn lao động khá về cả số lượng, chất lượng và đang ở thời kỳ đầu.với tổng lao động năm 2008 chiếm $1,2% dân số (khoảng 480,3 nghìn người).Ninh Bình có ty lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp (3,7%), chất lượng

nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng ĐBSH cũng như cả nước Dovậy, đây là một nhân tổ rất thuận lợi để phát triển kinh tế, cung cấp đủ lao

động cho xây dựng lúc cần thiết

Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực nên chịu ảnh hưởng,giữa nền văn hóa Hòa Binh và văn hóa Đông Son do đó tạo nên một nén văn

hóa tương đối đa dạng mang đặc trưng khác biệt so với các tỉnh đồng bằng

Ngày đăng: 14/05/2024, 14:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình
Hình 1.1 Chu trình quản lý dự án (Trang 14)
Hình 1.2: Sơ đồ về mỗi quan hệ giữa các bên tham gia quản lý dy án 5. Vai trỏ, trách nhiệm, phẩm chất của nhà quản l dự án - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình
Hình 1.2 Sơ đồ về mỗi quan hệ giữa các bên tham gia quản lý dy án 5. Vai trỏ, trách nhiệm, phẩm chất của nhà quản l dự án (Trang 18)
Hinh 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA cơ sở hạ ting thủy lợi - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình
inh 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA cơ sở hạ ting thủy lợi (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w