1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng Nam Long

88 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 10,45 MB

Nội dung

Trung tâm của phương diện này là van đềvốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư + Phương diện độ hoàn thiện của dự án chất lượng dự án e Tùy vào góc độ xem xét mà dự án đầu tư được định nghĩa kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẤN QUANG LÂM

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN

LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG NAM LONG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số: 858-03-02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS DƯƠNG ĐỨC TIEN

TP HO CHÍ MINH, NAM 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả.Các kết quả

nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ mộtnguồn nào và đưới bat kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đãđược thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Trần Quang Lâm

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Luận văn tốt nghiệp là thành quả cuối cùng thể hiện những né lực và cố gang của học

viên cao học trong suốt quá trình 2 năm học tập Dé có được ngày hôm nay, tôi xin bay

tỏ lòng cảm ơn chân thành đến toàn thé các thầy cô giáo trường Đại học Thuỷ Lợi, đặcbiệt là các thầy cô bộ môn Quản lý xây dựng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt nhữngkiến thức quý báu, thực tế cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học để bắt kịp với

xu thé phát triển chung của đất nước

Cho tôi gửi lời cảm ơn đến PGS.TS DƯƠNG ĐỨC TIEN, người thầy hướng dẫn đãtận tâm chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn dé tôi có thé hoànthành dé tài này.Những ý kiến đóng góp, hướng dan của thay là rat quan trọng đối với

luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều có găng, tuy nhiên dé tài không tránhkhỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô Tôi xin chânthành cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tại cơ quan , Các Ban QLDAthuộc Sở Y tế, Giáo dục, các Đơn vị tư vấn Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy

Lợi, Khoa đại học và sau đại học Trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là sự hướng dẫn

tận tình của PGS.TS DƯƠNG ĐỨC TIỀN trong suốt thời gian nghiên cứu và hoànthành đề tài này

Xin trân trọng cảm ơn./.

Tác giả luận văn

Trần Quang Lâm

il

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT vsesscsssessessesssessessessusssessessessesssessessessessuessessessesaseeses viii

MO DAU orecccscsssesssessssssssssesssessuessscssessuscsusssecsusssusssssssecsusssusssessusssusssesssessusesecssecsueeseeesecsses 1

1.1 TINH CAP THIET CUA DE TAL .oceecesscssscsssesssesssessssssesssesssecssessecssecssessesssessses 11.2 MỤC DICH NGHIÊN CUU eececceccssscsscsssessessesssessessesscssessessesssssessessesscaneeseeses 11.3 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU 2 2- 5¿©s+©z+cxz+c+z |1.4 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU -2-¿©£+£+E+EE++E£EE+EEerxezrerrxerxee 21.5 ĐÓNG GÓP CUA LUẬN VAN uv eessessesssesssessssssesssecssessssesecssecsssesscssecssecsseesecsses 21.6 KET CẤU CUA LUẬN VAN? ueescsssesssesssessssssssssesssecssssssessecsuesssessecssecsuessesesecsses 2

CHUONG 1 TONG QUAN CHUNG VE DỰ AN DAU TU VA TU VAN QUAN

LÝ DỰ ÁN DAU TU vieeccscsscssssssessessssssessessssesssessessessesssessessessessssssessesssssetisssessessseeseesess 3

1.2 CÁC MÔ HÌNH TÔ CHỨC QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ 5

1.2.2 Chủ đầu tư thuê tô chức tư van quản lý điều hành dự án - 7

1.3 MỘT SÓ NGUYÊN TAC CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG BO MAY TÔ CHỨCQUAN LY DỰ ÁN 5-52 SE 1211211211211 11 11111111111 11111E 11111111 y0 7

1.3.1 Các tiêu chí đánh giá đối với một mô hình quản lý dự án - 8

1.4 TONG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VAN QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TU 12

1.4.3 Nội dung công tác quản lý dự án: 5 S5 Ssstrseirrerssrrerrres 16

CHUONG2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TAC QUAN LÝ DU AN DAU

TƯ TẠI CONG TY TU VAN ĐẦU TƯ XÂY DUNG NAM LONG 19

2.1 CÁC CÔNG CU UNG DUNG QUAN LÝ DỰ AN DAU TƯ 19

2.1.1 Hệ thống văn ban pháp quyền về quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình qua các thời KỲ - - - + + kh TH TH HT nh TH HH HH Hư Th ghgh 192.1.2 Các công cụ ứng dụng quản lý dự án đầu tư: -z+cs+csszxcse+ 22

ili

Trang 5

2.22 NỘI DUNG QUAN LY DỰ ÁN 5c St E2 2112111111111 11c 22

2.2.1 Đặc trưng của quản lý dự án: - 5c 3c S21 S vn rirrrrkrree 22

2.2.3 Các lĩnh vực quản Ly dự án 5 3c 3233 vkrrrrgrrrriet 25

2.2.5 Tiến trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - 36

2.3 ĐẶC DIEM CÁC DỰ ÁN VA THUC TRANG CONG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN 37 2.3.1 Đặc điểm các dự án xây dựng tại công ty -¿-sc+ccccxccrxerxee 37 2.3.2 Hình thức quản lý dự án - - S5 c1 3S 39 giết 37 2.3.3 Thực trạng công tác quản lý dự án - - + sstsekresrrererrrrrerrres 38 KET LUẬN CHƯNG 2 2-2 2£ ©S£+SE‡EEEEEEEEEEEEEE17121121127171121111 212 ce 44 CHƯƠNG 3 DE XUAT QUY TRINH NHAM HOAN THIEN CONG TACQLDADT TẠI CONG TY TVĐTXD NAM LONG -¿-5- 55x5245 3.1 KHÁI QUAT VE CONG TY TV - ĐT XÂY DUNG NAM LONG 45

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Tu Van Dau Tư Xây J0 000,111 5 45

3.1.2 Cơ cấu tô chức của Công Ty Tư Van Dau Tư Xây Dựng Nam Long .45

3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty - 45

3.2 PHAN TÍCH THỰC TRANG CÔNG TÁC QLDA TẠI CÔNG TY TƯ VAN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NAM LONG 2-5-5222 2EEE2E221221 2121121121 cre 45 3.2.1 Công tác lập dự án đầu tư - + ©E2E+EEeEESEEEEEEEEEEEEEEEEExcrkerree 45 3.2.2 Công tác thâm định dự án đầu tư và ra quyết định đầu tư - 46

3.2.3 Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng - +: 46

3.2.4 Công tác giám sát & kiêm soát thực hiện thi công 47

3.2.5 Mô hình tô chức QLDAĐT của công ty TVĐTXD Nam Long 48

3.3 HỆ THONG CAC QUAN DIEM HOÀN THIỆN CÔNG TAC QUAN LÝ DU AN DAU TU CUA CÔNG TY TVDTXD NAM LONG : 49

3.3.1 QLDADT phải tuân thủ những quy định của Pháp luật, dam bảo tính hop pháp: 49 3.3.2_ QLDADT phải đảm bảo xem xét, đánh giá toản diện các nội dung trong ttrng giai Goan CUA AU AN: eee 49

iV

Trang 6

3.3.3 QLDADT phải được hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện dai

3.4 KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC QLDAĐT TẠI CÔNG TY TVDTXD NAM

3.4.2 Những tồn tại, hạn chế -¿-¿- -csSt+k+ESEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrree 51

3.5 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIÊN CỦA CÔNG TY TVĐTXD NAM LONG

TRONG THỜI GIAN TỚII 2-2-5 ©S£2S£+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrrkrrkerkeee 53

3.5.1 Năng Lực hoạt động Công Ty Tư Van Dau Tư Xây Dựng Nam Long 533.5.2 Về Chức Năng Hoạt Động: -2-©5222S++2+t2EEtEEESEErerkrrkrrrkeerxee 543.5.3 Mục Tiêu — Kế Hoạch: -2¿ 2+©++2x+2EE+2ExtEEEeEEerxrrrrerrrerkrerxee 553.6 GIẢI PHÁP HOÀN THIEN CONG TÁC QUAN LY DỰ ÁN ĐẦU TU TẠI

3.6.1 Hoàn thiện công tác lập dự án đầu CU ec eeeeecccsesecccecsececsesececscssecscsesececsneeees 57

3.6.3 Hoàn thiện công tác quản ly dau thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng 613.6.4 Hoàn thiện công tác giám sát & kiểm soát quá trình thi công 63

3.6.6 Kiến nghị đối với các cơ quan quan lý nhà nước và đối với Công ty 65

âm na 5 67

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH ANH

Hình 1.1 Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án - 6Hình 1.2 Chủ đầu tư thuê tổ chức tư van quản lý điều hành dự án - 7

Hình 1.5 Chu trình quản lý dự án Error! Bookmark not defined.

Hình 1.6 Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả Error! Bookmark not

defined.

Hình 1.8 So đồ quản lý kế hoạch dự án - Error! Bookmark not defined

Hình 1.10 So đồ quản lý thời gian dự án Error! Bookmark not defined.Hình 1.11 Sơ đồ quản lý chi phí dự án - Error! Bookmark not defined.Hình 1.12 So đồ quản lý chất lượng dự án Error! Bookmark not defined.Hình 1.13 Sơ đồ quản lý nguồn lực dự án Error! Bookmark not defined.Hình 1.14 Sơ đồ quan lý thông tin dự án Error! Bookmark not defined.Hình 1.15 Sơ đồ quản lý rủi ro dự án -. Error! Bookmark not defined.Hình 1.16 So đồ quản lý dau thầu dự án - Error! Bookmark not defined.Hình 1.17 Tiến trình quản lý dự án - - Error! Bookmark not defined.Hình 1.15 Sơ đồ trình tư, kế hoạch tiến độ dự án - c:+cc+vvsrrxverrrrrrrrre 39

VI

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.1 Các tình huống đánh đồi -. - Error! Bookmark not defined

Vil

Trang 9

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Hop đồng xây dung - kinh doanh - chuyên giao

Ban quản lý

Ban Quản lý dự ánHợp đồng xây dựng - chuyên giaoHợp đồng xây dựng - chuyền giao - kinh doanhChủ đầu tư

Cộng hòa dân chủ nhân dân

Chính phủ

Dự án đầu tưĐầu tư xây dựngĐầu tư trực tiếp nước ngoài (Forein Direct Investment)Tổng sản pham quốc nội (Gross Domestic Product)

vill

Trang 10

Tư vấn giám sát

Văn bản quy phạm pháp luật

Ủy ban Nhân dân

Tư vấn Đầu tư Xây dựngXây dựng công trình

Sản xuất kinh doanhPhòng cháy chữa cháy

1X

Trang 11

MO DAU

1.1 TINH CAP THIET CUA DE TÀI.

Đầu tư là hoạt động chính quyết định sự tăng trưởng va phát triển của doanh nghiệp,trong đó công tác QLDAĐT là khâu then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tư Vìvây, dé dam bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả thì việc hoàn thiện công tac QLDADTtrong các doanh ngiệp ngày càng chú trọng và có ý nghĩa hết sức quan trọng

Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy công tác QLDAĐT ở Công ty TVĐTXD Nam Long trongnhững năm qua bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế

Những hạn chế là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả đầu tư các dự án của Công ty

đem lại chưa cao, nhưng hiện tại chưa có dé tài nào nghiên cứu dé tìm giải pháp cho

vân đê này.

Xuất phát từ tình hình đó, bằng những kiến thức đã được học tôi chọn đề tài “Nghiên

cứu giải pháp Hoàn thiện công tac QLDADT tại Công ty TVĐTXD Nam Long” làm

dé tài nghiên cứu cho bản luận văn của mình

1.2 MỤC DICH NGHIÊN CỨU

Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về QLDAĐT ở doanhnghiệp trong điều kiện hiện nay Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng công tácQLDADT của Công ty TVĐTXD Nam Long, rút ra những tồn tại hạn chế và nguyênnhân của ton tại hạn chế đó.Xây dựng hệ thống những quan điểm cơ bản va đề xuấtnhững giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLDADT của Cty TVĐTXD NamLong Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư

1.3 DOI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU.

Luận văn tập trung vào nghiên cứu công tác QLDAĐT của Công Ty Tư Vấn Đầu TưXây Dựng Nam Long trong giai đoạn 2010-2015trên các lĩnh vực: Lập DAĐT; Thâm

định DAĐT; Lựa chọn nhà thầu; Giám sát & kiểm soát thi công XDCT (trong đó: đi sâu vào kiêm soát tiên độ).

Trang 12

14 _ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu: duy vật biện chứng, phân tích, so

sánh, tông hợp, khái quát hóa

1.5 ĐÓNG GOP CUA LUẬN VĂN

$ Về cơ sở khoa học: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những van dé lý luận về QLDADT

tại các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

$ Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLDADT của Công

Ty Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Nam Long Đưa ra những ton tại trong công tácQLDAĐTở công ty và nguyên nhân của những tôn tại đó

$ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã xây dựng hệ thống các quan điểm và đềxuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác QLDADT của Công Ty TưVấn Đầu Tư Xây Dựng Nam Long trong điều kiện hiện nay.Các quan điểm được xâydựng cùng với những tồn tại đã phân tích là định hướng để hoàn thiện công tácQLDAĐT.Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp đối với Công Ty Tư VấnĐầu Tư Xây Dựng Nam Long từ hoàn thiện về nhận thức đến tổ chức, nội dung va

phương pháp QLDAĐT.

16 KET CAU CUA LUẬN VĂN:

Chương 1: Tổng quan chung về dự án đầu tư và tư van quan ly dự án đầu tư

Chương 2: Co sở khoa học trong công tác tư van quan lý dự án đầu tư

Chương 3: Đề xuất quy trình nhằm hoàn thiện công tác tư vấn quản lý dự án đầu tưtại Công ty tư vấn đầu tư xây dựng Nam Long

Trang 13

CHƯƠNG 1 TONG QUAN CHUNG VE DỰ ÁN ĐẦU TƯ VA TU

VAN QUAN LY DU AN DAU TU

Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy công tác QLDADT ở Công ty TVDTXD Nam Long trong

những năm qua bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Những hạn chế là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả đầu tư các dự án của Công tydem lại chưa cao, nhưng hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu dé tìm giải pháp chovân đề này.

Hoạt động đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau: là hoạt động bỏ vốn; thời gian tươngđối dai; loi ích của đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt tài chính và kinh tế xãhội; đầu tư phải diễn ra theo một quá trình “Chuan bị đầu tư — Thực hiện đầu tư —Vận hành khai thác kết quả đầu tư”; đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm

Theo Luật đầu tư 2010, thì Đầu tư được chia thành hai loại chính: Đầu tư trực tiếp vàđầu tư gián tiếp

1.1.2 Dự án đầu tư:

1.1.2.1 Khai niệm dự án dau tư (DAĐT):

DADT là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn dé tạo mới, mở rộnghoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng vé sé luong,duy tri cai tiến hoặc nâng cao chat lượng của san phẩm hay dich vụ nao đó trong khoản

thời gian xác định.

e Cac phương diện chính của dự án

Trang 14

+ Phương diện thời gian: Về phương diện nay dự án là một quá trình bao gồm 3 giai

đoạn kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định, nghiên cứu và lập dự án; giai đoạn

triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án

+ Phương diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biéu hiện bằng tiền của các nguồn

lực cần thiết cho hoạt động của dự án Trung tâm của phương diện này là van đềvốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư

+ Phương diện độ hoàn thiện của dự án (chất lượng dự án)

e Tùy vào góc độ xem xét mà dự án đầu tư được định nghĩa khác nhau:

+ Về mặt hình thức: dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chỉ tiết, có hệ

thống hoạt động & chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả & thựchiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

+ Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật

tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài

+ Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thé hiện kế hoạch chi

tiết một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế- xã hội, làm tiền

đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ

+ Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thé các hoạt động cần thiết, được bố trí

theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mởrộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêunhất định trong tương lai

1.1.2.2 Yêu cầu cơ bản của một dự án dau tu:

Một DADT đồi hỏi phải đảm bảo yêu cầu chủ yéu:Tinh pháp lý; Tính khoa học;Tính

khả thi;Tính hiệu quả; Tính phỏng định.

1.1.2.3 Các giai đoạn hình thành DADT:

Chu kỳ hoạt động của dự án trải qua 3 giai đoạn:Chuẩn bị đầu Thực hiện đầu

tư-Khai thác.

Trang 15

1.2 CÁC MÔ HÌNH TO CHỨC QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Mô hình QLDA tổng quát theo quy định Luật Xây dựng 2003 : Chủ dau tư trực tiếpQLDA và Chủ dau tư thuê tổ chức tư van QLDA

Mô hình QLDA cụ thể trong các doanh nghiệp: Mô hình tổ chức QLDA theo chức

năng; chuyên trách; ma trận.

Trước đây, tùy theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của Chủ đầu tư mà dự án

sẽ được người quyết định đầu tư quyết định thực hiện theo một trong số các hình thứcsau: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án; Hình

thức chia khoá trao tay và hình thức tự thực hiện dự án.

Hiện nay, trong Nghị định số 59/ND-CP và quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án

đó là: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và Chủ đầu tư thuê tô chức tư vấn quản lýđiều hành dự án:

1.2.1 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án

Trong trường hợp này Chủ đầu tư thành lập BQLDA dé giúp Chủ dau tư làm đầu mốiquản lý dự án Ban quản lý dự án phải có năng lực tô chức thực hiện nhiệm vụ quản lý

dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư Ban quan lý dự án có thể thuê tư van quan lý, giámsát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thựchiện nhưng phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư

Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì Chủ đầu

tư có thê không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình đểquản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm dé giúp quan lý

thực hiện dự án.

Trang 16

Tổ chức thực Tổ chức thực

hiện dự án I hiện dự án II

am.

[- ]

Hinh1.1Hinh thức Chủ dau tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án

Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án được áp dụng đối với các dự án

mà Chủ dau tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn dé tổ chứcquản lý thực hiện dự án theo các trường hợp sau đây:

Trường hợp Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện cócủa mình kiêm nhiệm và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để quản

phải có băng trung cap trở lên, có tôi thiêu hai năm làm việc chuyên môn.

b) Người quản lý về kỹ thuật của dự án phải có bang trung cấp trở lên, chuyên môn phù

hợp với yêu câu của dự án, có tôi thiêu hai năm làm việc chuyên môn.

c) Người quản lý về kinh tế - tài chính của dự án phải có chuyên môn về kinh tế, tài

chính - kê toán, có băng trung câp trở lên, có tôi thiêu hai năm làm việc chuyên môn.

Trang 17

d) Đối với các dự án ở vùng sâu, vùng xa thì những người trực tiếp quản lý thực hiện

dự án nêu trên phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu

câu của dự án và có tôi thiêu một năm làm việc chuyên môn.

Chủ đầu tư phải có quyết định giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, ban và cá nhân

được cử kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý việc thực hiện dự án.

12.2 Chủ dau tư thuê tổ chức tư van quản lý điều hành dự án

Trong trường hợp này, tổ chức tư vấn phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quan lyphù hợp với quy mô, tính chất của dự án Trách nhiệm, quyền hạn của tư van quản lý

dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên Tư van quan ly dự anduocthuê là tổ chức, cá nhân tư van tham gia quan lý nhưng phải được Chu dau tư chấpthuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư Khi áp dụng hình thức thuê tưvan quản lý dự án, Chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máycủa mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư

Hình1.2Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án

13 MOT SO NGUYEN TÁC CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG BO MAY TO

CHỨC QUAN LÝ DỰ ÁN.

Dé bảo đảm tính khoa học và hiệu quả của bộ máy quản lý, cần được tuân thủ các

nguyên tắc: Thống nhất về mặt chức năng; Tinh gọn; Mối quan hệ giữa quyền hạn

và trách nhiệm; Báo cáo một thủ trưởng; Giảm sát và lãnh đạo; Tầm hạn kiểm

soát; Linh hoạt

Trang 18

1.3.1 Các tiêu chí đánh giá đối với một mô hình quan lý dự án

Đề thành công trong việc quản lý dự án thì các yếu tố quan trọng nhất có thể gây ranhững thất bại cho một dự án cần phải được quan tâm với sự chú ý và ưu tiên cao nhất

Có thể nêu ra 7 tiêu chí để đánh giá đối với một mô hình quản lý dự án như sau:

1 Dé xuât được quy trình và mục tiêu rõ rang

Các hoạt động của dự án cần phải được hình dung rõ và kết nối với các chi tiết quantrọng Tóm lại, quản lý dự án và quản lý nhóm cần sự chú trọng trong việc biết đượcđâu là ưu tiên và mong đợi của dự án Tránh sự miêu tả mập mờ ở tất cả các chỉ phí

2 Quản lý dự án phải chú trọng được đến 3 mặt.

Điều đó có nghĩa là hoàn thành tất cả các dự án đúng giờ, trong ngân sách đã định vàtrong mức độ khả năng đạt được về chất lượng được sự đánh giá, nhất trí của các nhàđầu tư Quản lý dự án phải tạo được sự chú ý của nhóm khi chú trọng đến việc đạt

được những mục tiêu đã định.

3 Quản lý dự án phải biết thiết lập những ưu tiên một cách linh động

Ngày nay, các thành viên nhóm quản lý dự án đóng vai trò tích cực trong nhiều dự áncùng lúc là rất phô biến Mặc dù nguồn nhân lực có giới hạn nhưng vẫn có thể hoànthành được nếu người quản lý biết sắp xếp một cách hợp lý

Một số đơn vị đã thiết lập phòng quản lý dự án dé hoạt động giống như một ngân hànghối đoái cho những yêu cầu của dự án Phòng Dự án xem lại toàn bộ nhiệm vụ, chiếnlược của công ty, những tiêu chuẩn được thiết lập cho việc lựa chọn dự án, kiểm tra

khối lượng công việc, xác định rõ dự án nào là ưu tiên hàng đầu, tránh việc làm cùnglúc đa dự án.

4 Quản lý dự án phải bắt buộc đúng deadline (thời hạn đã định) và có sự thúc giục về

thời gian.

Bởi vi mọi dự án đêu có sự hạn chê, giới hạn về thời gian, tiên bạc và những nguôn có

giá trị khác Họ phải không ngừng đảm bảo tiên độ dự án thực hiện liên tục Vì thê,

người quản ly dự án phải luôn giữ nhân viên chú trọng đên tiên trình dự án và han

Trang 19

chót Việc thường xuyên kiểm tra hiện trạng, họp và nhắc nhở luôn luôn cần thiết vàkhông thể làm việc mà không có chúng.

5 Trách nhiệm của người quản lý dự án phải phù hợp với quyền của họ

Người quản lý dự án có quyền đánh giá dé thực hiện trách nhiệm của họ khi điều hànhbất kỳ dự án nào Đặc biệt nhà quản lý phải có quyền phối hợp các nguồn lực, thiết lậpmong đợi, đưa ra những lời chỉ dẫn, thiết lập ưu tiên và giải quyết bất kỳ tranh cãi nàotrong nhóm.Anh ta cũng được ưu tiên dé đưa ra các quyết định có ảnh hưởng lớn đến

thành công của dự án.

6 Quản ly được việc phân phối các nguồn lực:

Làm thế nào đề có hiệu quả (chất lượng), rẻ (tiền bạc và các nguồn hữu hình khác) vànhanh (deadline và sự thuận lợi nhận thấy) khi phối hợp một dự án?

Mỗi nguồn lực của dự án cần phải phối hợp tương đương với tỉ lệ ngang nhau.Ti lệnày đôi khi gọi là những mong đợi của dự án Nếu có bất kỳ vấn đề nào với một trongnhững nguôn lực trên, có thé báo cho các nhà quản lý cấp cao hơn về van đề sớm ngaykhi có thể, đồng thời, cần gợi ý những lựa chọn khác dé giải quyết van đề và hạn chế

nó Những lựa chọn khác có thé đề xuất sử dụng các nguồn bồ sung cao hơn cả ngân

sách hiện tại.

7 Phân chia công việc hợp lý.

Đây là một hoạt động nhằm tách những nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn dé

dễ dang quan lý.Những nhiệm vu nhỏ này được giao cho các nhóm nhân viên.Theo

nguyên tắc, phải chỉ ra được hoàn thành một mục tiêu như thế nào

1.3.2 Đánh giá các hình thức quan lý dự án ở Việt Nam

1.3.2.1 Mô hình chủ dau tư trực tiếp quan lý dự án

Trong thực tế thì có rất nhiều chính quyền thành phó, các bộ ngành và tổng công ty đãthành lập ra Ban quản lý dự án đề tiến hành công việc thiết kế và xây dựng Các bannày có thé thực hiện toàn bộ công việc thiết kế và xây dựng bởi nhân viên của họ hoặc

có thê thuê từ bên ngoài qua các tư vân độc lập hoặc cá nhân Các dự án triên khai bởi

Trang 20

Ban quản lý dự án chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của chính chủ đầu tư, chứ khôngphải cho các công trình đấu thầu bên ngoài Mô hình sẽ phù hợp với các dự án quy môlớn khi có sự kết hợp giữa thiết kế và xây dựng trong thời gian dài Khi đó chủ đầu tư

có thé thuê thêm nhân viên có chuyên môn tốt trong mọi lĩnh vực (thiết kế, thi công,quản lý xây dựng, giám sát ) Do ban quản lý dự án trực thuộc chủ đầu tư cho nên cóthé đưa ra các quyết định phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng của công trình Như mộtphát triển trong kinh doanh, hiện nay ngày càng có nhiều nhà thầu xây dựng đang pháttriển lên thành chủ đầu tư cho các dự án lớn, do vậy việc áp dụng mô hình này đượcxem là rất phù hợp

Ưu điểm: Chất lượng chuyên môn cao; Giảm rủi ro cho chủ đầu tư ;

Nhược điểm: Tang chi phi; Cham lại các thủ tục phê duyệt; Nhiều ban quản lý chưathực sự hiệu quả, gây ra tôn thất cho kinh phí nhà nước

Điều kiện áp dung:Cho các Chủ đầu tư thực hiện các dự án xây dựng có quy mô lớn

1.3.2.2 Mô hình chủ đầu tư thuê đơn vị tư van quan lý dự án

Đối với các dự án mà chủ đầu tư không có đủ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiệnquản lý đầu tư xây dựng công trình, mà vẫn có thể kiểm soát và quản lý được chấtlượng cũng như nắm bắt được việc xây dựng công trình thì mô hình quản lý sau sẽđem lại hiệu quả quản lý tốt cho chủ đầu tư khi thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án

Ưu điểm:

Không làm tăng biên chế, tổ chức

Các chuyên môn xây dựng có thê được áp dụng trong mọi giai đoạn của dự án mà

không gây bất đồng hay xung đột giữa các bên tham gia

Đánh giá độc lập về chỉ phí, tiến độ, chất lượng, cho các công việc va phát sinhgiúp chủ đầu tư đưa ra quyết định phù hợp nhất

Có sự phối hợp tốt nhất giữa các nhà thầu thiết kế và xây dựng

10

Trang 21

Giảm được thời gian thiết kế - xây dựng khi áp dụng phương pháp thi công theo giai

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm một phần trong quá trình xây dựng công trình

Sự thành công của dự án phụ thuộc nhiều vào các kỹ năng lập kế hoạch, dự toán, tiễn

độ và quản lý của tư vân quản lý dự án.

Nhà thầu quản lý dự án không thể đảm bảo chắc chắn về chỉ phí xây dựng và có thêkhông kiểm soát nồi toàn bộ chi phí

Đối với mô hình này, chủ đầu tư sẽ giảm được chi phí đáng ké trong công tác quản lý

dự án từ đó giảm được tổng mức đầu tư cho công trình Nguyên nhân chính là do, khithực hiện quản lý dự án theo hình thức thuê tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp sẽ có

sự cạnh tranh giữa các đơn vị nhà thầu, giúp chủ đầu tư dễ dang lựa chọn được đơn vi

có năng lực tốt hơn mà chỉ phí lại thấp hơn Mặt khác, việc thuê tư vấn quản lý dự ánchuyên nghiệp giúp chủ đầu tư không phải nuôi một bộ máy công kénh trong các banquản lý dự án như hiện nay nhất là trong những lúc chưa có dự án đầu tư Việc thuê tưvan quản ly dự án chuyên nghiệp giúp chủ đầu tư dé dang trong công tác quản lý đặcbiệt là các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý

Tuy nhiên, hình thức này hiện nay vẫn còn một số hạn chế khi áp dụng ở Việt Nam

Cụ thể như, hiện nay hầu hết các ban ngành, dia phương đều có các ban quản lý dự án

chuyên nghiệp Việc xóa bỏ các ban quản lý dự án này là một vấn đề vô cùng khókhăn, trong khi đó hầu hết nhân viên trong các ban quản lý này đều là công nhân, viênchức nhà nước Không chỉ vậy, việc thay đổi tư duy trong quản lý xây dựng không

phải một sớm một chiêu được.

11

Trang 22

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến thé chế, chính sách, pháp luật Hiện nay, dohình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp chưa rộng rãi ở Việt

Nam nên khi áp dung các quy định, pháp luật trong công tác tuyên lựa, quản lý nhà

thầu tư vấn còn nhiều khó khăn Đặc biệt là hiện nay chưa có một công thức, mộthướng dẫn nào cụ thê cho việc tính toán chỉ phí tư vấn quản lý dự án Khiến cho mỗikhi lựa chọn nhà thầu, thanh toán chi phí quản ly dự án gặp nhiều khó khăn

1.4 TONG QUAN VE CÔNG TÁC TƯ VAN QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.4.1 Khái niệm về Quản lý dự án:

Quan lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám satquá trình phát triển của DA nhằm đảm bảo cho DA hoàn thành đúng thời hạn, trong

phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất

lượng sản phẩm dich vụ, bang những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

Theo Luật Xây dựng Việt Nam số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014 giải thích nhưsau: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụngvon dé tiễn hành hoạt động xây dựng dé xây dựng mới, sửa chữa, cai tạo công trìnhxây dựng nham phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản pham,dịch vụ trong thời han và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xâydựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xâydựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuậtđầu tư xây dựng

Như vậy có thé hiểu dự án xây dựng bao gồm 2 nội dung là đầu tư và hoạt động xâydựng Nhưng do đặc điểm của dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu có một diện tíchđất nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không, ) do đó có thé

biêu diễn dự án xây dựng như sau:

DUAN | ~KÉ HOACH+TIEN+THOI GIAN+ DAT | CONG TRÌNH

Hinh1.3Biéu diễn dự án xây dựng

12

Trang 23

Dựa vào công thức trên có thê thấy đặc điểm của một dự án xây dựng bao gồm những

vân dé sau:

đích này phải được cụ thé hóa thành các mục tiêu va dự án chỉ hoàn thành khi cácmục tiêu cụ thé phải đạtđược

Tiền: Đó chính là sự bỏ vốn dé xây dựng công trình Nếu coi phần “ Kế hoạch của

dự án” là phần tinh thần, thì “Tiền” được coi là vật chất có tính quyết định sự thành

Xây dựng công trình mới,

Cải tạo, sửa chữa công trình cũ.

Mở rộng, nâng câp công trình cũ.

Công trình xây dựng: Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng,được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặtvàocông trình, được liên kết định vị với đất, có thé bao gồm phần dưới mặt đất, phần trênmặt đất, phần dưới mặt nước va phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiétké.Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nha ở, công trình công

nghiệp, giao thông thủy lợi, năng lượng va các công trình khác.

13

Trang 24

Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình, nằmtrong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh được nêu trong dự án Như vậycông trình xây dựng là mục tiêu và là mục đích của dự án, nó có một đặc điểm riêng

dola:

+ Các công trình xây dựng là mục đích của cuộc sông con người, khi nó là công trình

xây dựng dân dụng như: nhà ở, khách sạn ;

+ Các công trình xây dựng là phương tiện của cuộc sống khi nó là các công trình xây

dựng cơ sở để tạo ra các sản phẩm khác như: xây dựng công nghiệp, giao thông,thủy lợi

14

Trang 25

1.4.2 Vòng đời của một dự án

GIAI ĐOẠN TRƯỚC DỰ ÁN

- Nguyên nhân làm xuât hiện dự án-Các ý tưởng ban đầu

GIAI DOAN IChuan bi dau tu

|

GIAI DOAN II Thuc hién dau tu

1.4.2.1 Giai đoạn trước dau tư

e_ Giai đoạn trước đầu tư còn gọi là giai đoạn trước khi có dự án Đây là thời

gian không xác định được và không tính vào thời gian quản lý dự án Tuy nhiên giai

đoạn này hết sức quan trọng, nó là thời kỳ làm xuất hiện các nguyên nhân hình thành

dự án Sự thai nghén các dự án xây dựng được bắt nguồn từ các đặc điểm của môi

trường đầu tư Môi trường đầu tư mang đặc điểm quốc gia và của từng địa phương:

15

Trang 26

Tinh, Thành phó Đó là các đặc điểm về địa lý kinh tế, về chính sách xã hội, về dân

cư và các phong tục tậpquán;

1.4.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án dau tư xây dựng:

e Giai đoạn I: Chuan bi đầu tư gồm:

+ Nghiên cứu thị trường, khả năng đầu tư và lựa chọn địa điểm xây dựng côngtrình;

+ Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình dé cấp có thâm quyền cho chủtrương đầu tư;

+ Lap du an đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật

e Giai đoạn II: Giai đoạn thực hiện đầu tư Đền bù giải phóng mặtbằng:

+ Lập hồ sơ cấp phép xây dựng, mua sắm thiết bị; Thiết kế công trình và lập

+ Đâu thâu;

+ Thực hiện thi công xây dựng công trình.

e Giai đoạn III: Giai đoạn kết thúc xây dựng Nghiệm thu bàn giao công trình;

+ Đưa công trình vào sử dung;

+ Bao hành công trình;

+ Quyết toán vốn đầu tư

1.4.2.3 Giai đoạn sau đầu tư

e Khai thác, sử dụng;

e Van hành, bảo trì.

1.4.2.4 Kết thúc dự án

e Hết thời hạn sử dụng;

e Sự có, hỏng hóc, không còn khả năng sử dụng; Thanh lý tài sản (Phá d )

1.43 Nội dung quan lý dự án:

Quản lý dự án được tiễn hành ở tất cả các giai đoạn của chu trình dự án Tuy theo chủthé quan lý dự án mà quản lý dự án phân thành: guản 1) vĩ mô dự án và quản lý vi mô

dự án:

16

Trang 27

+ Đối với quản lý vĩ mô: Chủ thé quản lý là Nhà nước và các cấp chính quyền và các

cơ quan chức năng của dự án Quản lý vĩ mô cung được thực hiện ở tat cả các giai đoạn: chuan bị dau tư, thực hiện đâu tu, ket thúc thực hiện khai thác dự án và quan

lý về giá xây dựng;

+ Đối với quản lý vi mô: Chủ thé quản lý là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của

chủ đầu tư Nội dung quản lý của chủ đầu tư có thể được phân chia theo các giaiđoạn của dự án đầu tư hoặc theo các khía cạnh của dự án

Theo các khía cạnh của một dự án, quản ly dự an đầu tư xây dựng công trình bao

gôm:

+ Quản lý chi phi dự án;

+ Quản lý chất lượng công trình;

+ Quản lý tiến độ xây dựng

1.4.3.1 Quan lý chỉ phí dự án

Trong giai đoạn đầu của quá trình dự án, quản lý kinh phí là xác định số lượng vànguồn kinh phí dé thực hiện dự án.Giai đoạn này nguồn kinh phi sử dụng chiếm tỷ lệnhỏ so với hai giai đoạn sau nhưng tính chất của các hoạt động lại rất quan trọng nênkhông cần phải quá hạn chế nguồn kinh phí chỉ trong giai đoạn này làm ảnh hưởng đến

chất lượng các hoạt động.

Trong giai đoạn triển khai dự án, kinh phí thực hiện là rất lớn, chia làm nhiều khâu,nhiều hạng mục.Quản lý kinh phí trong giai đoạn này cần đảm bảo sử dụng vốn cóhiệu quả, tránh thất thoát, tránh lãng phí, tránh tiêu cực chiếm dụng von.Bén cạnh đó,quan lý chi phí trong giai đoạn này cũng cần dam bảo giải ngân đúng tiễn độ tránh làmảnh hưởng đến chất lượng tiến đọ dự án

Giai đoạn khai thác và vận hành các kết quả dự án.Kinh phi chủ yếu thé hiện dướidạng kinh phí vận hành dự án.Tùy từng ngành mà tỷ lệ khác nhau Đối với ngành sảnxuất kinh doanh, quản lý kinh phí trong giai đoạn này là đảm bảo vốn lưu động cầnthiết cho hoạt động của doanh nghiệp

17

Trang 28

1.4.3.2 Quản lý chất lượng công trình

+ Xác định tiêu chuan chất lượng cho từng hạng mục công trình

+ Giám sát chất lượng dự án

+ Lập số nhật ký chất lượng công trình, các báo cáo chất lượng công trình

+ So sánh với tiêu chuẩn Với những hạng mục không đạt yêu cầu phải tim ra nguyên

nhân và biện pháp khắc phục

1.4.3.3 Quản lý tiến độ thực hiện dự án

Nội dung quản lý tiễn độ thực hiện dự án bao gồm:

+ Lập kế hoạch tiến độ dự án:

- Xác định công việc của dự án

- Lập trình tự thực hiện của các dự án

- Ước tính thời gian thực hiện các công việc

- Xây dựng kế hoạch tiến độ dự án

+ Giám sát tiễn độ thực hiện dự án

+ Báo cáo kết quả thực hiện

+ Đánh giá so sánh với kế hoạch tiến độ

+ Tìm nguyên nhân chậm tiến độ và biện pháp khắc phục

KET LUẬN CHUONG 1

Nhìn từ góc độ điều hành doanh nghiệp, công tác quản lý dự án được thực hiện nhằmđảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu dự án bao gồm giá thành, thời gian, và chất lượng.Trên thực tế, tùy theo từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động, năng lực cán bộ và trangthiết bị hiện có, các hình thức quản lý dự án sẽ được áp dụng phù hợp trong từng giai

đoạn thực hiện, cũng như từng đối tượng cụ thé Do đó, làm tốt công tác quản lý dự ánđóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công của dư án nói riêng, cũng như

trong sự tổn tai và phát triển của doanh nghiệp nói chung

18

Trang 29

CHƯƠNG 2 CƠ SO KHOA HỌC TRONG CÔNG TAC QUAN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NAM

LONG

2.1 CÁC CÔNG CỤ UNG DUNG QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1.1 Hệ thống văn bản pháp quyền về quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình

qua các thời kỳ

Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế đều có những quy định cụ thê về công tác quản lý đầu tư

và xây dựng, nó phản ánh cơ chế quản lý kinh tế của thời kỳ đó Dưới đây là một sốvăn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng qua một số thời kỳ (chỉ nêu một số

văn bản pháp quy trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây) Sự ra đời của những van

bản sau là sự khắc phục những khiếm khuyết, những bat cập của các văn bản trước đó,tạo ra sự hoàn thiện dần dần môi trường pháp lý cho phù hợp với quá trình thực hiện

trong thực tiễn, thuận lợi cho người thực hiện và người quản lý, mang lại hiệu quả cao

hơn, điều đó cũng phù hợp với quá trình phát triển

2.1.1.1 Luật xây dựng và luật dau tư

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 01 tháng 7 năm 2014: Luật Xây dựng 2014,quy định về quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của co quan, tổ chức, cá nhân; về quản lýnhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam đã được siết chặthơn, quy định rõ ràng, cụ thể hơn Qua các nội dung mới của Luật Xây dựng cũng thểhiện quan điểm của Quốc hội trong việc quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các dự án sửdụng vốn nhà nước, khắc phục lãng phí thất thoát, nâng cao chất lượng công trình

Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.Luật xây dựng ra đời théhiện quyết tâm đổi mới của Đảng và nhà nước Việt nam trong xu thế hội nhập kinh tếthế giới và khu vực Luật xây dựng đã tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng đối với các chủthé tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng Luật mang tinh ôn định cao, qua đócác chủ thê tham gia phát huy tối đa quyền hạn trách nhiệm của mình Tuy nhiên nó lạimang tính chất bao quát, vĩ mô, do vậy cần phải có các văn bản dưới Luật hướng dẫnthực hiện Trên thực tế các văn bản hướng dẫn dưới Luật ra đời lại chậm, thườngxuyên thay đối, tính cụ thé chưa cao, do đó gây nhiều khó khăn cho chủ dau tư cũng

19

Trang 30

như các chủ thể tham gia vào công tác dầu tư xây dựng trong quá trình triển khai thực

hiện.

2.1.1.2 Nghị định về quản lý dau tư xây dựng

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.Chính phủ:Nghị định quy định cu thể về phân loại dự án đầu tư Dự án đầu tư xâydựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình, gồm: Dự án quan trọngquốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy địnhcủa pháp luật về đầu tư công Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lậpBáo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: Công trình xây dựng sử dụng chomục đích tôn giáo; công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mứcđầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất) Ngoài ra Nghị định cũngnêu rõ thiết kế xây dựng gồm các bước như thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹthuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do ngườiquyết định đầu tư quyết định khi quyết định dầu tư dự án

Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều củaNghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản

lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ là

sự thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.Trong nghị định này có nhiều điểm mới trong quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình Đặc biệt chú ý là việc phân các giai đoạn đầu tư và các tên gọi của các giai đoạncủa dự án (trước đây là tiền khả thi, khả thi thì được đổi thành báo cáo đầu tư và dự ánđầu tư)

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình Là văn bản dưới Luật, hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập,thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng: điềukiện năng lực của tô chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết

kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình Nội dung của Nghị định là khá

20

Trang 31

rõ ràng và chỉ tiết về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của từng chủ thể tham giavào hoạt động đầu tư và xây dựng, trình tự và các thủ tục cần thiết dé thực hiện cáccông việc trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý dự án đầu tư.

Nghị đỉnh 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.Ngày 08/7/1999 Chính phủ đã có Nghị định 52/1999/NĐ- CP ban hành Quy chế quản

lý đầu tư và xây dựng thay thế Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 42/CP, 92/CP Quychế này thê chế hoá quan điểm đổi mới của Đảng khoá VIII: “Tiếp tục đây mạnh côngcuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực ”

2.1.1.3 Nghị định về quản lý chỉ phí dau tư xây dựng

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản ly chi phí đầu tư xâydựng:Nghị định này quy định về quản lý chi phi đầu tư xây dựng gồm: tổng mức đầu

tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng,chỉ số giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư van đầu tư xây dựng, thanh toán vaquyết toán hợp đồng xây dựng; thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng côngtrình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng

và nhà thầu tư van trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quan ly chi phí đầu

tư xây dựng công trình Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chínhphủ thay thé nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quan lý chi phí đầu tư xây dựng công

trình tại các dự án sử dụng 30% von nhà nước trở lên.

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phi đầu tưxây dựng công trình.Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đếnviệc quản ly chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước (Khuyến khíchcác tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sửdụng vốn khác áp dụng)

2.1.1.4 Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì côngtrình xây dựng:Nghị định này hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng côngtrình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; bảo trì công trình

21

Trang 32

xây dựng và giải quyết sự cô công trình xây dựng Đối tượng áp dụng của Nghị địnhbao gồm: người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụngcông trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước

về xây dựng và các tô chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng

và bảo trì công trình xây dựng.

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xâydựng Nghị định này thay thế cho nghị định 209/2004/NĐ-CP, nghị định này có nhiều

điểm mới, thể hiện quan điểm nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong

việc quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng Trong nghị định này cũng đã đôi mớinhiều điểm khác so với nghị định trước đây như: yêu cầu về việc công khai năng lựccủa các đơn vị nhà thầu, quy định về chỉ dẫn kỹ thuật, quy định về việc kiểm soát chấtlượng của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tránh sự chồng chéo như trước đây vàhơn hết nghị định này thể hiện cơ chế mở hon dé các chủ đầu tư có thé dé dang vậndụng vào điều hành dự án mà không bị gò bó, dập khuôn như trước đây

2.1.2 Các công cụ ứng dụng quản lý dự án dau tư:

- Microsoft project về quản lý tiễn độ

- Phần mềm quản lý xây dựng BIM

2.2_ NỘI DUNG CONG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN

2.2.1 Đặc trưng của quản lý dự án:

Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc

lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giảm sat, sau đó phan hồi cho việc tái lập kế

hoạch dự án như trình bày trong hình:

Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực

hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chỉ phí và thực hiện giám sátcác công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định

Lập kế hoạch Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồnlực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động

22

Trang 33

thong nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặctheo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.

Điều phối thực hiện Day là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động,thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Giai đoạn nàychỉ tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắtđầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bồ trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp

Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình du án, phân tích tình hình thực hiện,báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trìnhthực hiện Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối

kỳ cũng được thực hiện nhằm tong két rat kinh nghiém, kién nghị các pha sau của dự

an.

Các giai đoạn của quá trình quan lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc

lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế

hoạch dự án như trình bày trong hình:

Lập kế hoạch

e Thiết lập mục tiêu

e Dự tính nguồn lực

e Xây dựng kế hoạch

e Do lường kết qua e Bố trí tiến độ thời gian

e So sánh với mục tiêu e Phân phối nguồn lực

e Báo cáo e Phối hợp các hoạt động

e Giải quyết các van dé e Khuyến khích động viên

+“.

Hình2.1Chu trình quản lý dự án

2.2.2 Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án:

Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công viẹc dự án theo

đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiễn

độ thời gian cho phép Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau

và có thê biểu diễn theo công thưc sau:

C =f(P,T, S)

23

Trang 34

độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu Đánh đôimục tiêu dự án` là việc từ bỏ một mục tiêu nào đó dé thuc hién tốt hon muc tiéu kiatrong điều kiện thời gian và không gian cho phép Tuy nhiên, kế hoạch thực thi côngviệc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quankhác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nha quản lý dự án

Thay đôi Thay đôi Thay đôi

Đánh đổi mục tiêu phải luôn dựa trên các điều kiện hay các ràng buộc nhất định Bảngtrên trình bày các tình huống đánh đổi

Tình huống A: tại một thời điểm chi có một trong ba mục tiêu cố định;

Tình huống B:có hai mục tiêu cố định còn các mục tiêu khác thay đôi;

Tình huống C:là trường hợp tuyệt đối Cả ba mục tiêu đều có định nên không thé đánhđổi hoặc cả ba mục tiêu cùng thay đổi nên cũng không cần phải đánh đổi

Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một cách tốt nhấttất cả các mục tiêu đặt ra Mặc dù việc phải đánh đôi mục tiêu thường khó tránh khỏi,

24

Trang 35

tuy nhiên các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu củaquản lý dự án như thể hiện trong sơ đồ sau:

Kết quả

Kết quả

mong muôn —„ Mục tiêu

a Chi phi Thời gian |Z cho phép cho phép

Trang 36

Quan lý phạm vi

Xác định phạm vi

Lập kế hoạchQuản lý thay đôi

e Tuyền dụng, đào

tạo

Quan lý thông tin

e©_ Lập kế hoạch quản

Kế hoạch cung ứngLựa chọn nhà thầuQuản lý HD, tiến

26

Trang 37

Phat triển kế hoạch

- Kiên thức, kỹ năng của cac

bên lên quan

- Hệ thơng thơngtm quanly

- Trinhte thực hiện cac cong việc dự an

- Các thủ tục về mặt tả chức

3 Đầu ra

Kết qua cơng việc

Những yêu cäu thay doi

Kiểm soat tồn bộ sự thay doi

1 Đầu vần

- Kễ hoạch dự ân

- Bao cao thực hiện

- Yêu cauthay đỗi

2 Cong cụ và kỹ thuật

Hệ thơng kiểm sột thay đối

- Quanly giảm sat

- Danh gia thực hiện

- Lapkéhoachphutro

- Hệ thơng thongti dự an

3 Đầu ra ;

- Capnhatkéhoachdvan

- Chương trinh hanh động

- Baihoc kinh nghiệt

Quản lý phạm vi dự án bao gồm các quy trình địi hỏi dé đảm bảo rang dự án bao gồm

tât cả các cơng việc yêu câu đê hồn thành dự án một cách xuât sắc.

- Phạm vi của san phâm: Các đặc tính và chức năng mà sản phâm phải cĩ.

- Pham vi dự an: Các cơng việc phải làm đê ban giao sản phâm cĩ các đặc tính và chức

năng đã được xác định.

27

Trang 38

Quan lý phạm vi

khơi đầu Lập kẻ huạch phạm vị Xác định phạm vi

1 Đầu văn 1 Đầu văn 1 Đầu văn

- Mô ta san pham ~ Mô ta sản phim - Bao cdo về phạm vi dự an

- Hoạch đmh chiên lược ~ Quyšt đmh thực hiện dự en - Những yên tê han chả

- Tiêu chuan lựa chen dự an ~ Những yéu tô han chẽ - Những gia đmh

- Thi trương cua dự an - Những gia dinh - Đầu ra các ké hoạch khác

2 Công cụ va k¥ thuật 3 Công cụ và kỳ thuật - Các thong tm của dự am

- Phương php lựa chon dự én} | - Phân tich sản pham tương tr

3 Đau ra ~ Lựa chon cac phương zn - Cầu trúc phân chia dự in

- Quyét đmh thực hiện dự - Dank gis cua chuyền gia tương tự trước day

ăn 3 Đầura - Phương phép phân chia dự

- Quyét dmh cua giảm độc ~ Bảo cao về phạm vi của dự an

điều hanh dự an an - 3 Đầu ra

- Những yêu tê hạn chả - Tải hiệu ho trợ dự ăn - Cu trúc phần chia dự am

- Những giš định - Kê hoạch quin ly phạm vi

dự šm.

lêm tra phạm vi kiệm tra sự thay doi phạm vi

1, Đầu vao 1, Đầu vao

~ Kat qua của công việc - Câu trúc phân chia dự an.

~ Hỗ sơ san phim - Những yêu câu thay đôi, Báo cáo thực hiện

3 Đầu ra - Hệ thong quan lý thay doi về phạm vi của dự an.

- Chap nhận chính thức - Đảnh gid thực hiện.

Trang 39

2.2.3.3 Quản lý thời gian

Xác đỉnh các hoạt dong

1, Đầu vao -Cầu trúc phan chia dự am -Bão cao về nhạm vị của dự

- Ước tinh thời gizn thực hiện từng công việc, lịch chon.

~ Yéu cau về nguồn, Mé ta nguồn.

- Lich thực hiện, Kê hoạch quan lý thời

giam, Cặp nhật cac nguồn lực doi ho.

Quan lý thời gian

Sap xép các hoạt dong

1 Đầu van

- Danh sách hoạt động.

~ Mô t2 san phim.

- Trinh tự thực hiện công việc

-Kha ning sšn sang cšc ngudn lực.

-Théng tm của dự šn trước.

2 Cũng cụ va k¥ thuật

~ Đănh gia cua chuyển gia.

-Danh gia tong thé Phương

phap th toan thei gian thực

hién.

3 Đầu ra -Uoe tính thời gizn thực hiện

- Cac bat học kmh nghiệm.

Hình2.6 Sơ đồ quản lý thời gian dự án

Trang 40

Quản lý chỉ phí

Lập kê hoạch nhân lực Ước tinh chỉ phi

1 Dau vào 1 Đầu vào

- Câu trúc phân chia công việc - Cau trúc phân chia công việc

- Thông tm tương tự dự am trước - Các nguên doi hỏi.

- Giới hạn phạm vi - Don giả, ước tinh thời gian cho từng công

- Mo tả các nguên lực doi hoi việc.

- Chiên lược tê chức thực hiện - - Các thong tm từ các dự am tương tự,

2 Công cụ và kỳ thuật 2 Công cụ và kỳ thuật

- Danh gia của chuyên gia - - Công thức toán học

- Dé xuât nhiêu phương ¿n lựa chon - Phin mềm Exel

3 Đâu ra 3 Đầu ra

- Các nguên lực đôi hỏi, sẽ lượng - óc tính chi phí

- Các tinh toán chi tiết bộ trợ

- Kê hoạch quản ly chi phí

1 Dau vào 1 Dau vào

- óc tính chi phi - Chi phi kê hoạch, Các bao cáo tài chính

- Cau trúc phân chia công việc - Các yéu cau thay doi

- Lịch thực hiện dự án - -Ke hoach quan ly chi phi

2 Công cu va kỳ thuật 2 Công cụ và kỳ thuật

- Cong cu và kỹ thuật ước tinh chi phi - - Hệ thong kiém tra thay doi chi phi

3 Dau ra - Phương pháp xác dmh đệ léch chi phi

- Chi phi cơ sở (chi phí kê hoạch ban - Các kê hoạch bê sung, tinh toán nên móng

đầu) 3 Dau ra

- Uce tinh chi phi điêu chính

- Tinh toán lại ngân sách,

Hình2.7Sơ đồ quản lý chi phí dự án2.2.3.5 Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng bao gồm các quy trình cần thiết như xác định chính sách, mục tiêu

về chất lượng và trách nhiệm quản lý thực hiện các mục tiêu.Được thực hiện bằng việclập kế hoạch, kiểm soát, đảm bảo chất lượng cũng như cải tiễn chất lượng trong hệthống

30

Ngày đăng: 14/05/2024, 10:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án được áp dụng đối với các dự án mà Chủ dau tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn dé tổ chức - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng Nam Long
Hình th ức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án được áp dụng đối với các dự án mà Chủ dau tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn dé tổ chức (Trang 16)
Bảng 2.1 Các tình huống đánh đổi - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng Nam Long
Bảng 2.1 Các tình huống đánh đổi (Trang 34)
Hình 5Quy trình lựa chọn nhà thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng Nam Long
Hình 5 Quy trình lựa chọn nhà thầu (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w