GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Thực trạng/ Bối cảnh
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng thứ năm trong các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi Mặc dù chỉ có khoảng 7% trường hợp nhiễm HPV tiến triển thành ung thư nhưng ung thư cổ tử cung vẫn được coi là một căn bệnh nguy hiểm, đứng hàng đầu trong danh sách các nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ, xếp ngay sau ung thư vú.
Các báo cáo trước kia cho thấy, không chỉ nữ giới mà cả nam giới đều có nguy cơ bị nhiễm virus HPV một lần trong đời Người ta ước tính có khoảng570.000 phụ nữ và hơn 60.000 nam giới bị mắc các căn bệnh ung thư liên quan tớiHPV mỗi năm Tại Việt Nam, có tới 8-11% tỷ lệ người bị mắc bệnh sinh dục Có tới 4132 ca mắc ung thư cổ tử cung và khoảng 2223 ca tử vong (2020)
Có khoảng 43 triệu ca nhiễm HPV trong năm 2018, trong đó có nhiều người ở độ tuổi thanh thiếu niên và đầu tuổi 20 Trong các thập kỷ qua, nhóm thanh thiếu niên và người trẻ tuổi có những thay đổi đáng kinh ngạc về nhận thức, thái độ, hành vi tình dục Giới trẻ Việt Nam có xu hướng quan hệ tình dục ở độ tuổi còn khá sớm, tuy hầu hết vị thành niên đều tiếp cận internet và cập nhanh thông tin nhanh chóng, song chỉ số ít trong đó có tìm hiểu và quan tâm về kiến thức sức khỏe tình dục Chính sự thiếu hiểu biết đó đã gây ra những vấn đề sức khỏe và tinh thần nghiêm trọng ở tuổi thành niên.
Với sự tiến bộ về kỹ thuật cũng như thiết bị trong lĩnh vực y tế, hiện nay đã có vắc-xin phòng HPV có khả năng chống lại các chủng virus HPV nguy hiểm nhất cho cả nam và nữ Tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc-xin HPV đã và đang được các bác sĩ nhấn mạnh Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và đặc biệt ung thư cổ tử cung , vắc-xin HPV đã được khuyến cáo tiêm cho trẻ em trong độ tuổi từ 9 -14 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo vào năm 2022, đối với những trẻ em và phụ nữ trẻ dưới 21 tuổi thì chỉ cần tiêm 1 hoặc 2 liều, đối với phụ nữ trên 21 tuổi thì cần tiêm 2 mũi cách nhau khoảng 6 tháng Vắc-xin này cũng được khuyến cáo tiêm cho nam giới, đặc biệt là nam có quan hệ đồng giới Việc tiêm phòng HPV định kỳ cho nam giới làm tăng miễn dịch cộng đồng gấp 13 lần nếu so với chương trình chỉ tiêm cho nữ giới.
Hiện nay việc tiêm phòng chủng ngừa này rất phát triển ở các nước tiên tiến, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vắc-xin HPV và tỷ lệ khám sàng lọc ung thư cổ tử cung còn thấp Chỉ 12% phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi 15-29 được tiêm vắc-xin HPV và chỉ có 28% phụ nữ trong độ tuổi 30-49 được khám sàng lọc Chính mức độ bao phủ thấp thông tin này cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự gia tăng số lượng ca nhiễm virus HPV trong dân số.
Tính cấp thiết
Nghiên cứu về nhận thức trong giới trẻ đối với virus HPV đang trở nên vô cùng cấp thiết Điều này xuất phát từ sự hiện diện và nguy cơ cao về lây truyền của virus HPV trong xã hội (hơn 50% số người ở tuổi có hoạt động tình dục có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần) [1]
Virus HPV có khả năng lây lan dễ dàng, rộng rãi do hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào Hơn nữa, phần lớn người nhiễm không hay biết là mình đã bị nhiễm nên vô tình truyền bệnh cho người bạn tình Cả nam và nữ đều có khả năng bị virus HPV tấn công Riêng ở nữ giới, nguy cơ nhiễm cao nhất là tại thời điểm bắt đầu quan hệ tình dục và nhiều trường hợp nhiễm dai dẳng, tiến triển thành các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Với số lượng người nhiễm HPV ngày càng tăng nhanh cho thấy tầm quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết về những ảnh hưởng của virus HPV đến sức khỏe và chủ động tăng cường tiêm phòng vắc-xin HPV.
Phần lớn các bài nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng bao quát chứ chưa nhấn mạnh vào một nhóm đối tượng cụ thể như độ tuổi sẽ có khả năng rất cao bị nhiễm virus HPV Hạn chế này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghiên cứu chất lượng và đáng tin cậy về virus HPV
Bên cạnh đó, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu xác định mức độ hiểu biết về virus HPV cũng như tình hình tiêm vắc-xin HPV trong giới trẻ, đặc biệt là đối tượng sinh viên Do đó, nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến ý định tiêm vắc-xin HPV và đưa ra hành động khuyến khích tiêm phòng vắc-xin HPV của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Đối tượng và phạm vi
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến ý định tiêm vắc-xin HPV của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
- Không gian: Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/112023 đến 01/12/2023.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về các nhân tố tác động đến ý định tiêm vắc-xin HPV của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Do sinh viên có khả năng nhận thức rõ về các ảnh hưởng liên quan đến virus HPV, đồng thời cũng cho thấy trách nhiệm tự ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân Từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp để sinh viên có thể nâng cao nhận thức về việc tiêm phòng vắc-xin HPV.
- Tìm hiểu mức độ phổ biến về hoạt động tiêm vắc-xin HPV qua sự đánh giá của sinh viên.
- Đánh giá nhận thức của sinh viên về các nhân tố tác động đến ý định tiêm vắc- xin HPV.
- Phân tích, đo lường sự ảnh hưởng của của các nhân tố đến ý định tiêm phòng vắc-xin HPV của sinh viên.
- Đưa ra những đề xuất giải pháp để sinh viên có thể nâng cao nhận thức về việc tiêm phòng vắc-xin HPV.
Câu hỏi nghiên cứu
- Mức độ phổ biến về hoạt động tiêm vắc-xin trong sinh viên như thế nào?
- Những nhân tố nào tác động đến ý định tiêm vắc-xin của sinh viên?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ý định tiêm vắc-xin HPV như thế nào?
- Nên đưa ra những đề xuất giải pháp nào để nâng cao nhận thức về việc tiêm phòng vắc-xin HPV?
Kết cấu nghiên cứu
Kết cấu của nghiên cứu gồm sáu chương:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan các khái niệm nghiên cứu liên quan
2.1.1 Giới thiệu về virus HPV
HPV (Human papillomavirus) là một loại virus gây bệnh lây nhiễm ở người, thông qua con đường tình dục Đây là căn bệnh tình dục phổ biến nhất hiện nay.
Có rất nhiều chủng loại virus HPV khác nhau, mỗi loại có thể gây bệnh ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau Ở mức độ nhẹ, HPV có thể làm xuất hiện mụn cóc ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, có ít nhất 13 trong số hơn 100 chủng loại HPV được cho là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, và các bệnh ung thư liên quan tới bộ phận sinh dục khác (WHO) Với các chủng loại có nguy cơ thấp (không gây ra ung thư cổ tử cung) thì có thể điều trị được; tuy nhiên, với virus nguy hiểm hơn (HPV 16 và 18) một khi xuất hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung, nó có thể phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm.
2.1.2 Vắc-xin phòng bệnh HPV
Có nhiều biện pháp phòng virus HPV như: tiêm phòng vắc-xin HPV, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và khử trùng Trong đó vắc-xin HPV được chứng minh là có hiệu quả và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm phòng như một phần của tiêm chủng định kì.
Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), vắc-xin phòng chủng HPV có khả năng ngăn ngừa đến 90% các bệnh ung thư do virus HPV gây ra Sau đây là một số tác dụng của việc tiêm phòng vắc-xin HPV:
- Kể từ khi vắc-xin ngừa HPV được khuyến nghị lần đầu tiên vào năm 2006, tỷ lệ nhiễm HPV đã giảm 88% ở các bé gái ở độ tuổi thanh thiếu niên và 81% ở phụ nữ trưởng thành.
- Số lượng thanh thiếu niên và thanh niên mắc mụn cóc sinh dục ngày càng giảm.
- Tiêm phòng HPV góp phần làm giảm dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ.
- Hiệu quả bảo vệ do tiêm phòng HPV là lâu dài Những người đã thực hiện tiêm vắc-xin HPV sẽ được theo dõi trong ít nhất khoảng 12 năm và không có bằn chứng nào cho thấy khả năng bảo vệ của vắc-xin HPV thuyên giảm theo thời gian.
Việc tiêm phòng vắc-xin HPV được khuyến cáo thực hiện cho trẻ em bắt đầu từ độ tuổi 10-11 Người trưởng thành từ 26 tuổi nếu chưa tiêm vắc-xin này cũng cần phải thực hiện tiêm phòng.
Tổng quan các mô hình lý thuyết và nghiên cứu liên quan liên quan
2.2.1 Các mô hình lý thuyết và nghiên cứu liên quan liên quan
2.2.1.1 Mô hình lý thuyết niềm tin sức khỏe (Health belief model- HBM)
Vào năm 1950 các nhà nghiên cứu cộng đồng tại Mỹ bắt đầu phát triển lý thuyết mô hình tâm lý học Tác giả Lewin’s (1951) đã đề cập đến mối quan hệ giữa niềm tin sức khỏe và hành vi Năm 1974, Rosenstock được cho là người đầu tiên đưa ra mô hình lý thuyết Heath belief model (HBM) Becker và cộng sự (1977) đã hợp nhất các lý thuyết về lĩnh vực này và xuất bản tài liệu với tên gọi hành vi bệnh nhân với phục hồi sức khỏe và kiểm soát bệnh
Lý thuyết HBM là một lý thuyết mạnh trong nghiên cứu tâm lý sức khỏe.Điều đó thể hiện qua số lượng các nghiên cứu thực nghiệm đã áp dụng lý thuyếtHBM Lý thuyết HBM mạnh trên yếu tố nhận thức ảnh hưởng lên hành vi với niềm tín để ảnh hưởng lên hành vi con người trong lĩnh vực sức khỏe.
Hình 2-1: Mô hình lý thuyết niềm tin sức khỏe
2.2.1.2 Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen(1991) là một trong những lý thuyết rất có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi của con người và đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau Thuyết này được phát triển từ thuyết hành động hợp lý (Theory of ReasonedAction - TRA) khi cho rằng hành động thực tế của con người chịu ảnh hưởng bởi ý định thực hiện hành vi đó Cụ thể trong trường hợp này, quyết định tiêm vắc-xin phòng virus HPV sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý định tiêm vắc-xin phòng virus HPV.Thuyết hành vi dự định cho rằng thái độ, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi là những yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi Theo đó, hành vi có thể dự báo được thông qua việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này Trong trường hợp tiêm vắc-xin HPV, nhận thức và thái độ đối với việc tiêm phòng được phản ánh qua sự hiểu biết về vắc-xin, lòng tin vào sự an toàn, hiệu quả của việc tiêm vắc-xin phòng virus HPV, chuẩn chủ quan chính là tác động từ môi trường xung quanh như người thân, bạn bè, bác sĩ và khả năng kiểm soát hành vi được phản ánh qua khả năng chi trả cho vắc-xin.
Hình 2-2 Mô hình lý thuyết hành vi dự định
2.2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của nhóm tác giả Mihaela Grigore, Sergiu Iuliu Teleman, Anda Pristavu, Mioara Matei về đề tài: “Awareness and Knowledge About HPV and HPV Vaccine Among Romanian Women” Nhận thức và kiến thức về HPV và Vắc-xin ngừa HPV ở phụ nữ Romania Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên
454 phụ nữ ở khu vực nông thôn và thành thị Romania từ tháng 4-7 năm 2015. Trong số những người được hỏi có 49,3% người từ chối tiêm vắc-xin HPV, nhóm tác giả đã đưa ra câu hỏi về lý do từ chối tiêm phòng vắc-xin HPV và kết quả nhận được cho thấy nguyên nhân chính là do (1)E ngại tác dụng phụ, (2) Họ không cần thiết tiêm vì họ có đời sống tình dục tích cực, (3) Không biết nơi nào để tiêm, (4)
Lo ngại về tài chính và những lý do khác nhưng không đáng kể
Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có hạn chế về:
- Không gian: chỉ giới hạn ở phụ nữ Romanian quốc gia thuộc Châu u với các văn hóa và đặc điểm dân cư riêng biệt.
- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện không phải gần đây.
- Các đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên không có đặc điểm chung cụ thể.
Tất cả những điều trên sẽ là hạn chế đối với tính tin cậy và chất lượng của bài nghiên cứu.
Nghiên cứu của nhóm tác giả về đề tài: “Human Papillomavirus awareness,knowledge and vaccine acceptance: A survey among 18-25 year old male and female vocational school students in Berlin, Germany” Nhận thức, kiến thức của các bạn trẻ từ 18-25 tuổi về Virus Papilloma cũng như sự chấp nhận vắc-xin HPV.
Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 7 năm 2010 trên 504 sinh viên trường dạy nghề ở Berlin, Đức Có 125 bạn trẻ từ chối tiêm vắc-xin HPV, lý do mà họ đưa ra khá đa dạng nhưng chủ yếu nằm ở: (1) E ngại về tác dụng phụ của vắc-xin; (2) Nghi ngờ về hiệu quả vắc-xin và (3) Cảm thấy không có nguy cơ bị nhiễm HPV và các nguyên nhân khác nhưng không đáng kể
So với đề tài nghiên cứu của chúng tôi thì nghiên cứu này không có sự phù hợp về:
- Không gian: ở Berlin, Đức các bạn trẻ sẽ có văn hóa, nhận thức khác biệt so với ở Đà Nẵng.
- Thời gian: Nghiên cứu đã được thực hiện khá lâu về trước nên sẽ có những điểm khác biệt so với hiện tại.
Tuy nhiên có điểm chung về nghề nghiệp của đối tượng được lựa chọn cũng như độ tuổi của đối tượng được lựa chọn nên có thể sẽ có những nhận thức, tình trạng tương đồng với nhau.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Trương T A Nguyệt, Lê T M Hiếu, Nguyễn
T M Hiếu, Nguyễn T P Trinh, Nguyễn T Thạch, Hoàng T N Giang nghiên cứu về “ tình hình tiêm Vắc-xin HPV của sinh viên khối ngành y khoa học sức khỏe tại Đà nẵng” nghiên cứu tiến hành trên 424 sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Đà Nẵng từ tháng 5-10 năm 2022 Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến việc tiêm vắc-xin HPV bao gồm: (1) Giá thành cao, (2) Giới tính nam không cần tiêm, (3) Chưa quan hệ tình dục, (4) Tác dụng phụ, (5) Hiệu quả của Vắc-xin, (6) Sợ tiêm, (7) Tiêm quá nhiều lần Kết quả cho thấy các nguyên nhân Giá thành cao, Chưa quan hệ tình dục, Nhận thức rằng giới tính nam không cần tiêm cũng như lo ngại về tác dụng phụ và hiệu quả thực của Vắc-xin là những nguyên nhân khiến sinh viên còn chần chừ, chưa tiêm vắc-xin
So với đề tài nghiên cứu của chúng tôi thì nghiên cứu này không có sự phù hợp về: Đối tượng được lựa chọn: là sinh viên khối ngành sức khỏe nên có thể có nhiều kiến thức về HPV hơn sinh viên của toàn thành phố Đà Nẵng nói chung Nó sẽ là hạn chế đối với tính tin cậy và chất lượng của bài nghiên cứu Tuy nhiên do cùng là sinh viên ở cùng 1 khu vực là thành phố Đà Nẵng nên sẽ có những điểm tương đồng về tính hình tài chính, tâm lý, thái độ, văn hóa với nhau.
Nghiên cứu của Trần Tú Nguyệt, Lê Thành Tài, Phan Thị Trung Ngọc nghiên cứu về “ Kiến thức, thực hành tiêm vắc-xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ 15-49 tuổi tại thành phố Cần Thơ 2020- 2021” nghiên cứu tiến hành trên 648 đối tượng phụ nữ 15-49 tuổi tại Cần Thơ từ năm 2020-2021 Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến việc tiêm vắc-xin bao gồm: (1) Không cần thiết phải tiêm, (2) không được cán bộ y tế tư vấn, (3) Giá thành cao, (4) Không quan tâm, (5) Thiếu thông tin đầy đủ về vắc- xin, (6) Chưa từng nghe đến vắc-xin HPV Kết quả nghiên cứu cho thấy có các nguyên nhân khiến các đối tượng không tiêm vắc-xin HPV theo thứ tự quan trọng là: Chưa từng nghe đến vắc-xin HPV, Thiếu thông tin đầy đủ về vắc-xin, Không quan tâm, giá thành cao Cho thấy sự khác biệt ở nghiên cứu a về mẫu khiến nguyên nhân không/chưa tiêm vắc-xin cũng thay đổi theo
So với đề tài nghiên cứu của chúng tôi thì nghiên cứu này không có sự phù hợp về:
- Không giạn: Thành Phố Cần Thơ có thể sẽ khác với Đà Nẵng
- Đối tượng được lựa chọn: là phụ nữ ở độ tuổi khá rộng 15-49 tuổi và không có đặc điểm chung cụ thể nào giữa các đối tượng và độ tuổi này khá rộng so với độ tuổi của đối tượng mà bài nghiên cứu của chúng tôi nhắm đến.
Nó sẽ là hạn chế đối với tính tin cậy và chất lượng của bài nghiên cứu.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Kiểm định và đánh giá mô hình nghiên cứu
Chương 5 - Bình luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách.Chương 6 - Kết luận
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhân tố khám phá EFA
Sau khi các biến đã được đánh giá đạt yêu cầu về độ tin cậy trong phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá tiếp tục được sử dụng nhằm đảm bảo các biến quan sát cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu.
4.3.1 Kiểm định Barlett và KMO
Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Barlett’s biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,809
Nhận xét: Hệ số KMO = 0,809 > 0,5 và Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các giá trị đều thỏa mãn điều kiện đặt ra và phù hợp để tiến hành EFA.
4.3.2 Kết quả phân tích Eigenvalue và phương sai trích
Nhận xét: 20 biến quan sát được trích xuất vào 5 nhân tố tại mức giá trị
Eigenvalue của nhân tố lớn hơn 1 và tổng phương sai trích đạt 63,210% > 50%.
Bảng 4.10 Kết quả phân tích Eigenvalue và phương sai trích
Initial Eigenvalues Extraction Sums of
Rotation Sums of Squared Loadings
Total % of Varianc Cumulat ive % Total % of Varianc Cumulat ive % Total % of Varianc Cumulat ive %
4.3.3 Kết quả phân tích bảng ma trận thành phần xoay
Bảng 4.11 Kết quả phân tích bảng ma trận thành phần xoay
AT3 ,747 a.Rotation converged in 6 iterations
- Không có biến với hệ số tải hệ số tải tiêu chuẩn < 0,5.
- Không có biến với mức chênh lệch hệ số tải < 0,2.
- Không có biến nằm cách biệt duy nhất ở 1 nhân tố.
- Có 2 biến độc lập là XH (Ảnh hưởng xã hội) và PTTT (Phương tiện truyền thông) có độ tương quan cao với nhau Chúng ta tạo ra biến độc lập mới làPTTTXH (Ảnh hường của phương tiện truyền thông và xã hội).
Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
4.4.1 Phân tích ma trận tương quan Pearson
Phân tích ma trận tương quan là một bước cần thiết trước khi phân tích hồi quy Ngoài việc cho biết mối tương quan cặp giữa các biến số, kết quả phân tích tương quan cho thấy nó cũng là một chỉ báo về hiện tượng đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy Hệ số tương quan bằng 0 (gần bằng 0) nghĩa là 2 biến không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 đến 1 nghĩa là 2 biến có một mối liên hệ tuyệt đối Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r < 0) có nghĩa là x tăng cao thì y giảm và ngược lại; nếu hệ số tương quan là dương (r > 0) nghĩa là khi x tăng thì y tăng và ngược lại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Nếu Sig < 5% thì 2 biến có tương quan với nhau, ngược lại thì kết luận là các biến không có sự tương quan
Bảng 4.12 Kết quả phân tích tương quan Pearson
F_YD PTTTXH GC RR SK AT
** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed).
* Correlation iss signigicant at the 0,05 level (2-tailed).
Kết quả phân tích tương quan cho thấy:
Các biến độc lập trong mô hình đều có sig so với biến phụ thuộc “Ý định tiêm vắc-xin HPV” nhỏ hơn 0,05 phân tích tương quan cho kết quả biến phụ thuộc có quan hệ chặt chẽ với các biến này Chỉ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau bằng 0 (nhỏ hơn 0,5) Mối liên hệ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối tương quan tuyến tính khá đa dạng cụ thể r nằm trong khoảng từ -0.137 đến 0,503; các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê.
Các biến độc lập không có sự tương quan với nhau nên nhóm quết định phân tích hồi quy tuyến tính bội.
4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Phân tích hồi quy đa biến được tiến hành để suy rộng cho mối quan hệ giữa biến phụ thuộc quyết định lựa chọn điểm đến du lịch và 5 biến độc lập: ảnh hưởng xã hội và phương tiện truyền thông, giá cả, ý thức sức khỏe, nhận thức rủi ro, mức độ an toàn Giá trị của các nhân tố dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình các biến quan sát của nhân tố đó Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter. Kết quả hồi quy cho thấy:
Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
Std Error of the Estimate
1 ,711 a ,506 ,498 ,53657 2,064 a.Predictors: (Constant), AT, SK, RR, GC, PTTTXH b Dependent Variable: F_YD
Hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0, 498 Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 49,8%, tức là các biến độc lập giải thích được 49,8% sự biến thiên của biến phụ thuộc.
Kiểm định sự độc lập của phần dư ước lượng phóng đại: chỉ số Durbin- Watson bằng 2,064 nằm trong miền giá trị từ 1,5 đến 2,5 cho thấy hiện tượng tự tương quan chuỗi không xảy ra, có nghĩa là các phần dư ước lượng tuyến tính độc lập, không có mối quan hệ tuyến tính với nhau trong mô hình.
Total 171,416 299 a.Dependent Variable: F_YD b Predictors: (Constant), AT, SK, RR, GC, PTTTXH
Trị số thống kê F = 60,275 được tính từ R của mô hình đầy đủ với mức ý 2 nghĩa Sig.= 0,00 < 0,05 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được nghiên cứu là phù hợp với tập dữ liệu.
Bảng 4.15 Trọng số hồi quy
B Std.Error Beta Tolerance VIF
Mức ý nghĩa Sig của các biến độc lập đều đạt yêu cầu < 0,05 chứng tỏ các biến này có ý nghĩa trong mô hình, nghĩa là khi có sự biến thiên tăng hay giảm của từng hệ số của từng biến này đều ảnh hưởng đến ý định tiêm vắc-xin HPV.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa β của biến sự quen thuộc của mức độ an toàn lớn nhất (0,503) nên biến này có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc ý định tiêm vắc-xin HPV Hệ số β của biến nhóm nhận thức thấp nhất (- 0,137) nên biến này có tác động tiêu cực khá cao đến biến phụ thuộc ý định tiêm vắc-xin HPV.
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
YD = 0.503*AT + 0,355*GC + 0.265*SK + 0,194*PTTTXH – 0,137*RR + ε
Hay viết lại: Ý định tiêm vắc-xin HPV = 0,503*Mức độ an toàn + 0,355*Giá cả + 0,265*Ý thức sức khỏe + 0,194*Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông và xã hội –
Theo (Hoàng Trọng, 2005), hệ số VIF < 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến Nhưng thực tế khi hệ số VIF < 2 mới không xuất hiện hiện tượng này. Trong bảng trên, VIF của tất cả các biến độc lập đều bé hơn 2 chứng tỏ không có dấu hiệu đa cộng tuyến.
4.4.3 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Hình 4-4 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn Độ lệch chuẩn (Std.Dev) trong mô hình hồi quy là 0.992 xấp xỉ 1 và trung bình Mean của mô hình hồi quy gần bằng 0 Vậy phần dư có dạng gần chuẩn,thoả yêu cầu giả định về phân phối chuẩn Do đó, kết luận rằng: Giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Biểu đồ P-P Plot cho thấy rằng các biến quan sát không phân tán quá lệch đường thẳng kì vọng của mô hình nghiên cứu do đó có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Hình 4-6 Biểu đồ phân tán Scatterplot
Biểu đồ phân tán Scatterplot được sử dụng để kiểm định mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập Kết quả cho thấy các giá trị phần dư được rải ngẫu nhiên xung quanh tung đô ¢ 0 và hình dạng tạo thành một đường thẳng vì vậy giả thuyết liên hê ¢ tuyến tính không bị vi phạm.
4.4.4 Kiểm định sự khác biệt về ý định tiêm vắc-xin HPV theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu Để làm rõ hơn mức độ đánh giá của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêm vắc-xin HPV của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Independent - Sample T Test và kiểm định One - Way ANOVA để xem xét mức độ đánh giá của sinh viên phân theo giới tính, năm học, thu nhập hàng tháng, hiểu biết về virus HPV, nghe về vắc-xin HPV và việc thực hiên tiêm vắc-xin HPV.
4.4.4.1 Kiểm định sự khác biệt về ý định tiêm vắc-xin HPV của sinh viên theo giới tính
Nhằm tìm hiểu và kiểm định xem sự khác nhau về giới tính có tạo nên khác biệt trong việc đưa ra các đánh giá của sinh viên đến ý định tiêm vắc-xin HPV, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định Independent - Sample T - Test Trên cơ sở đó, các giả thuyết đã được đưa ra:
- H0: Không có sự khác biệt giữa nam và nữ khi đánh giá về ý định tiêm vắc-xin HPV.
- H1: Có sự khác biệt giữa nam và nữ khi đánh giá về ý định tiêm vắc-xin HPV.
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định sự khác biệt T – Test theo giới tính
Giới tính N Mean Std Deviation Std Error
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
Variances t-test for Equality of Means
95%ConfidenceInterval of theDifference
Sig.(2- tailed) Mean Difference Std Error Diffenrence Lower Upper
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
Sig kiểm định F bằng 0.781 > 0.05, không có sự khác biệt phương sai giữa hai nhóm nam và nữ, chúng ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal variances assumed Sig kiểm định t bằng 0.157 > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có sự khác biệt giữa nam và nữ khi đánh giá về ý định tiêm vắc-xin HPV.
Kết luận: Không có sự khác biệt giữa nam và nữ khi đánh giá về ý định tiêm vắc- xin HPV.
4.4.4.2 Kiểm định sự khác biệt về ý định tiêm vắc-xin HPV của sinh viên theo năm học
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Kết quả kiểm định giả thuyết
Bảng 5.25 Kết quả kiểm đinh các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết Kết quả kiểm định
H1: Mức độ an toàn có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định tiêm phòng vắc-xin HPV.
H2: Ý thức sức khỏe có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định tiêm phòng vắc-xin HPV.
H3: Giá cả có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định tiêm phòng vắc-xin HPV.
H4: Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến ý định tiêm phòng vắc-xin HPV.
H5: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông và xã hội có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định tiêm phòng vắc-xin HPV.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)