1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023

111 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 253,72 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (12)
      • 1.1.1. Đặt vấn đề (12)
      • 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. MỤCTIÊU CỦA ĐỀ TÀI (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quan (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (15)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI (16)
    • 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI (16)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 8 2.1. LÝ THUYẾT VỀ KHỞI NGHIỆP (19)
    • 2.1.1. Khái niệm về Khởi nghiệp (19)
    • 2.1.2. Khái niệm về Ý định khởi nghiệp (19)
    • 2.1.3. Khái niệm về Doanh nhân khởi nghiệp (20)
    • 2.1.4. Vai trò của các hoạt động Khởi nghiệp (21)
    • 2.2. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU (21)
      • 2.2.1. Lý thuyết về ý định hành vi (Theory of Planned Behavior -TPB) (21)
      • 2.2.2. Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (The Entrepreneurial Event -SEE) (22)
    • 2.3. LƯỢC KHẢO CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (24)
      • 2.3.1. Các mô hình nghiên cứu nước ngoài (24)
      • 2.3.2. Các mô hình nghiên cứu trong nước (25)
      • 2.3.3. Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan (27)
    • 2.4. THẢO LUẬN VỀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.5. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (33)
      • 2.5.1. Các giả thuyết nghiên cứu (33)
      • 2.5.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài (37)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN (40)
      • 3.1.1. Nghiên cứu định tính (41)
      • 3.1.2. Nghiên cứu định lượng (45)
    • 3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC YẾU TỐ TRONG MÔ HÌNH (45)
      • 3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi (46)
      • 3.2.2. Xây dựng thang đo chính thức (46)
    • 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU (49)
      • 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu (49)
      • 3.3.2. Đối tượng nghiên cứu (50)
      • 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu (50)
      • 3.3.4. Cách thức thu thập dữ liệu (50)
    • 3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (50)
      • 3.4.1. Thống kê mô tả (51)
      • 3.4.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (51)
      • 3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (51)
      • 3.4.4. Phân tích tương quan (52)
      • 3.4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính (52)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (56)
    • 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ (56)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả các biến định tính (56)
      • 4.1.2. Thống kê mô tả các biến định lượng (57)
    • 4.2. KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA (59)
    • 4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA (62)
      • 4.3.1. Phân tích khám phá nhân tố với các biến độc lập (62)
      • 4.3.2. Phân tích khám phá nhân tố với biến phụ thuộc (64)
    • 4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH (65)
      • 4.4.1. Phân tích sự tương quan (65)
      • 4.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (66)
      • 4.4.3. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình (67)
      • 4.4.4. Kiểm định các giả thuyết hồi quy (70)
      • 4.4.5. Phương trình hồi quy (72)
      • 4.4.6. Mối quan hệ giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân và ý định khởi nghiệp . 60 4.5. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (72)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (79)
    • 5.1. KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (79)
    • 5.2. NHỮNG HÀM Ý CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
      • 5.2.1. Đối với yếu tố “Thái độ” (80)
      • 5.2.2. Đối với yếu tố “Tính cách” (81)
      • 5.2.3. Đối với yếu tố “Nguồn vốn” (82)
      • 5.2.4. Đối với yếu tố “Vai trò của Nhà trường” (82)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 75 (86)
  • PHỤ LỤC ............................................................................................................................80 (91)

Nội dung

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, khởi nghiệp đang là đề tài được chú trọng hàng đầu và được xem là một trong những định hướng chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó kể cả Việt Nam.

Cụ thể, "giai đoạn từ năm 2017–2025 được xem là thời kỳ vàng cho hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam với sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN)" (Trần Hoàng Bảo Hân, 2021) Các DNKN này đã góp một phần không nhỏ vào tổng GDP, do các DNKN ngày càng gia tăng và phân bổ ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương Ở Việt Nam, "sự đóng góp của các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khu vực tư nhân chiếm gần 42 - 43% GDP và thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế" (Minh Hương, 2021) Đồng thời, DNKN còn tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, không những vậy nó còn đóng góp tích cực cho cộng đồng, truyền cảm hứng và động lực cho nhiều tài năng trẻ khởi nghiệp kinh doanh phát triển hơn sau này Vậy nên, chú trọng vào đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề việc làm và gia tăng tính năng động cho nền kinh tế.

Song song đó, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, tầm quan trọng của khởi nghiệp càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết Việc xây dựng và phát triển những lĩnh vực kinh doanh mới, đề xướng những ý tưởng mới là việc làm rất cần thiết Còn với nguồn nhân lực trẻ thì đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các bạn trẻ khẳng định sự sáng tạo và tài năng của bản thân Nhận thấy được tiềm năng khởi nghiệp từ đối tượng nguồn nhân lực trẻ, mới đây, "Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, theo đó, cần tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo của học sinh, sinh viên (HSSV), tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện cho HSSV tham gia khởi nghiệp" (Minh Hùng,

2022) Bởi sinh viên chính là đối tượng tiềm năng cho hoạt động khởi nghiệp nhờ sở hữu sức trẻ dồi dào, niềm đam mê mãnh liệt

2 được truyền cảm hứng từ những thế hệ đi trước đã khởi nghiệp thành công, cùng tinh thần nhiệt huyết, óc sáng tạo, nhạy bén, thích ứng nhanh với sự đổi mới, thường xuyên nảy sinh ra những ý tưởng độc đáo Việc khuyến khích và tăng cường phát huy tinh thần khởi nghiệp cho đối tượng HSSV sẽ là hướng đi hiệu quả để xử lý các vấn đề xã hội và đồng thời tạo ra các giá trị mới cho nền kinh tế.

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Chính phủ đã có những chủ trương phát động phong trào khởi nghiệp dành cho sinh viên Việt Nam và yêu cầu các trường đại học tích cực hỗ trợ và lan tỏa phong trào khởi nghiệp sáng tạo đến với sinh viên Vậy nên trong thời gian gần đây, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã có những chính sách lồng ghép giáo dục khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy, thậm chí còn phát triển lên thành một ngành, chuyên ngành đào tạo riêng. Việc làm này góp phần thu hút ngày càng nhiều sinh viên ở hầu hết các khối ngành tham gia với các dự án khởi nghiệp chất lượng và vô cùng ấn tượng Có thể thấy, sinh viên chính là lực lượng cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam "Đặc biệt là các bạn sinh viên thuộc khối ngành kinh tế là những bạn trẻ được trang bị về vốn kiến thức kinh doanh nhiều và chuyên sâu hơn hẳn so với các khối ngành khác nên sinh viên khối ngành kinh tế sẽ góp một phần không nhỏ vào việc đưa Việt Nam trở thành “quốc gia khởi nghiệp” trong tương lai" (Phạm Quang Tín và cộng sự, 2021). Đến nay, đã có khá nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu đề tài ý định khởi nghiệp của sinh viên Từ các nghiên cứu nước ngoài như “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại Tây Ban Nha” của Miranda và cộng sự (2017) hay “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học ở Bồ Đào Nha và Brazil” của Fragoso và cộng sự (2020), cho đến các nghiên cứu tại Việt Nam như “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế Việt Nam” của Phạm Quang Tín và cộng sự (2021) hay xét trên phạm vi ở các trường đại học cụ thể tại TP.HCM thì có “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing” của Huỳnh Nhựt Nghĩa và cộng sự (2021).Tất cả đều cho thấy tính hấp dẫn của đề tài này bởi khởi nghiệp đang là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hội nhập ngày càng mạnh

Nhìn chung, đã có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam mà cụ thể là tại địa bàn TP.HCM nói riêng xoay quanh đề tài về ý định khởi nghiệp của sinh viên nhưng vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ý định khởi nghiệp của sinh viênTrường Đại học Ngân hàng TP.HCM Với vị trí nằm trong số những trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế hàng đầu trên địa bàn TP.HCM và thuộc top 50 cơ sở giáo dục đại học có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam (DTU Research Informeta Group, 2020), việc nghiên cứu, khám phá và đo lường các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM vừa làm cơ sở khoa học để hoạch định các chính sách tạo dựng môi trường khởi nghiệp, vừa giúp nhà trường đề ra các giải pháp cải tiến chương trình giảng dạy phù hợp với đối tượng sinh viên trường mình và đưa ra các giải pháp nâng cao tinh thần khởi nghiệp cho đối tượng sinh viên của trường trong thời gian tới Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàngTP.HCM”.

MỤCTIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

- Thứ nhất là xác định các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

- Thứ hai là đo lường mức độ tác động của những yếu tố này đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

- Thứ ba là đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy và nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu của đề tài, đề tài cần phải trả lời những câu hỏi sau:

- Thứ nhất, những yếu tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM?

- Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM trong bối cảnh hiện nay như thế nào?

- Thứ ba, những hàm ý quản trị nào được đề xuất sau khi phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên năm 3, năm 4 đang theo học tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

- Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

- Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 02/2023 đến tháng 03/2023.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính: Tổng hợp cơ sở lý thuyết, xác định mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, lược khảo các nghiên cứu đi trước ở trong và ngoài nước có liên quan, dựa trên đó để xây dựng mô hình nghiên cứu và đề xuất thang đo sơ bộ Tiếp theo, tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm để hiệu chỉnh thang đo và hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát các sinh viên năm 3, năm 4 đang theo học tại trường Đại học Ngân hàngTP.HCM, sau đó phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và thực hiện phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

- Về mặt lý thuyết: Đề tài này giúp hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết (CSLT) về ý định khởi nghiệp và các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, khai thác thêm đề tài này ở phạm vi tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cùng với việc phân tích thêm sự tác động của yếu tố mới là “Vai trò của Nhà trường” đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Đồng thời đề xuất mô hình có giá trị tham khảo, từ đó kết luận các mối tương quan giữa các yếu tố trong mô hình làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này.

- Về mặt thực tiễn: Đề tài xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Từ đó, đề xuất hàm ý quản trị nhằm giúp không chỉ riêng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM mà cả các trường đại học khác, các trung tâm tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung có thể tham khảo và đưa ra những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Về phía sinh viên, từ đề tài nghiên cứu này các bạn trẻ có thể tham khảo để hình thành ý định khởi nghiệp đúng đắn, giúp bản thân các bạn sinh viên có nhận thức đúng về vai trò của mình trong việc góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu: Trình bày về việc đặt vấn đề, tính cấp thiết của đề tài, nêu ra câu hỏi, mục tiêu, đối tượng cũng như phạm vi, PPNC, ý nghĩa về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn của đề tài và kết cấu bài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Tổng hợp các khái niệm, nền tảng lý thuyết có liên quan đến bài nghiên cứu Đồng thời, lược khảo các mô hình nghiên cứu trước đây ở phạm vi trong và ngoài nước có liên quan Từ đó, rút ra những nhận xét, so sánh, thảo luận về khoảng trống nghiên cứu Sau đó, tiến hành đề xuất mô hình và các giả thuyết cho đề tài nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình thực hiện, xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu, phân tích và xử lý dữ liệu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày về thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm

6 định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha, kiểm định nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và thảo luận các kết quả trên.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Tóm tắt kết quả nghiên cứu, kết luận về bài nghiên cứu Đề xuất hàm ý chính sách để áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn Nêu mặt hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trong Chương 1 đã trình bày rõ về tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, nêu ra các mục tiêu của đề tài và các câu hỏi để làm rõ vấn đề nghiên cứu Đồng thời, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu (PPNC) là sự kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng Nêu bật được ý nghĩa của đề tài về mặt lý thuyết và cả thực tiễn Sau đó,tác giả trình bày sơ lược về kết cấu nội dung của 5 chương trong bài nghiên cứu.

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 8 2.1 LÝ THUYẾT VỀ KHỞI NGHIỆP

Khái niệm về Khởi nghiệp

Định nghĩa Khởi nghiệp theo từ điển Tiếng Việt được giải nghĩa là bắt đầu sự nghiệp. MacMillan (1993) định nghĩa "khởi nghiệp là việc cá nhân chấp nhận mọi rủi ro để tạo lập doanh nghiệp mới hoặc mở cửa hàng kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và làm giàu". Còn theo Austin và cộng sự (2006) thì "khởi nghiệp là việc tận dụng cơ hội kinh doanh để làm giàu bằng cách khởi xướng các phương thức hoạt động sáng tạo trong điều kiện môi trường hạn chế về nguồn lực" Theo Shapero và Sokol (1982), "Khởi nghiệp là quá trình bắt đầu từ việc nhận ra cơ hội, từ đó phát triển các ý tưởng nhằm tạo ra một doanh nghiệp mới Tuy vậy, không phải ai cũng có thể nắm bắt được cơ hội để khởi nghiệp Một người có năng lực khởi nghiệp phải có kỳ vọng và nhận ra tính khả thi của ý tưởng khởi nghiệp" Ngoài ra, còn có một quan điểm mở rộng thêm của khởi nghiệp là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh đến yếu tố đổi mới sáng tạo khi tạo lập doanh nghiệp Theo Gupta và Bhawe (2007), "các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một cộng đồng đặc biệt vì tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới, bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới, chưa từng có, cách tiếp cận thị trường mới".

Từ các quan điểm trên cho thấy việc khởi nghiệp kinh doanh và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đều là một phần của khởi nghiệp, nói chung là đều đề cập đến việc khởi sự một doanh nghiệp mới.

Khái niệm về Ý định khởi nghiệp

Theo Krueger (2003), "ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một hành vi", từ đó định nghĩa ý định khởi nghiệp cũng được Krueger (2003) cho rằng là "sự nhận thức, mong muốn thành lập và làm chủ một doanh nghiệp mới" Theo Bird (1988), "ý định khởi nghiệp kinh doanh là trạng thái tâm lý cá nhân hướng đến việc hình thành, thiết lập hình thức hoạt động kinh doanh" Hay theo Gupta và

Bhawe (2007), thì cho rằng "ý định khởi nghiệp là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp" Còn theo Begley vàTan (2001) phát biểu rằng "những cá nhân có ý định khởi nghiệp kinh doanh là những người chưa thực hiện hành vi nào để khởi nghiệp kinh doanh (họ chưa tìm kiếm cơ hội, chưa huy động vốn hay làm bất cứ hoạt động xúc tiến cơ hội kinh doanh ) nhưng họ khao khát và có niềm tin tích cực vào khả năng thành công khi khởi nghiệp kinh doanh". Còn trong nghiên cứu của Schwarz và cộng sự (2009), "ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo".

Từ các khái niệm nêu trên, tác giả tổng hợp và đúc kết được rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên là những ý tưởng và dự định của sinh viên, thể hiện sự khao khát, mong muốn được tạo lập cho mình một doanh nghiệp trong tương lai.

Khái niệm về Doanh nhân khởi nghiệp

Bắt đầu từ khái niệm doanh nhân, theo từ điển Việt Nam thì doanh nhân được định nghĩa là “Người làm nghề kinh doanh” Theo Ngọc Thúy (2022), "doanh nhân là những người tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ, mục đích chính của họ là tìm kiếm lợi nhuận" Kết hợp khái niệm “Doanh nhân” và “Khởi nghiệp” ta được khái niệm về “Doanh nhân khởi nghiệp” Trong từ điển, doanh nhân khởi nghiệp là người đứng ra sáng lập một doanh nghiệp mới để cung ứng một sản phẩm hay dịch vụ cho một thị trường Đỗ Minh Cương (2009) có đề cập về khái niệm doanh nhân khởi nghiệp là "những người chèo lái con thuyền doanh nghiệp mà điểm khác biệt của họ so với những người khác ở chỗ là họ dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đường khởi nghiệp kinh doanh" Còn theo Bird (1988) giải thích "doanh nhân khởi nghiệp là người tạo dựng một công việc kinh doanh mới nên vai trò của họ là vô cùng quan trọng được xem như người đầu tàu, họ cũng là người luôn tìm đến sự thay đổi, thích ứng với nó và khai thác cơ hội để tìm ra các hướng đi đúng đắn cho con tàu kinh doanh của mình". Theo Trần Hoàng Bảo Hân (2021), "doanh nhân khởi nghiệp là những người biết nắm bắt các cơ hội kinh doanh mà họ nhìn nhận được, họ còn là những người thích thách thức, chấp nhận sự rủi ro và mạo hiểm".

Tóm lại, doanh nhân khởi nghiệp là người dám nghĩ dám làm, họ sẵn sàng bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình mặc cho những rủi ro trong quá trình thực hiện, nhằm mục tiêu chèo lái con tàu sự nghiệp kinh doanh của mình hướng đến bến bờ của sự phát triển trong tương lai.

Vai trò của các hoạt động Khởi nghiệp

Theo Shapero và Sokol (1982), "trong giai đoạn kinh tế toàn cầu phát triển như hiện nay, khởi nghiệp chính là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế Khởi nghiệp còn đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động".

Còn theo Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021), "xu hướng khởi nghiệp là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm công nghệ sáng tạo đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội". Đồng thời, theo Trần Hoàng Bảo Hân (2021), "khởi nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng góp phần giúp thúc đẩy tinh thần sáng tạo, phát huy nguồn lực của xã hội, phong trào này cũng được đẩy mạnh tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Với bối cảnh nền kinh tế hội nhập, người dân có điều kiện tiếp cận các cơ hội kinh doanh đa dạng và liên tục, khởi nghiệp được coi là một cách thức hiệu quả để xử lý các vấn đề xã hội và đồng thời tạo ra các giá trị mới cho nền kinh tế".

NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU

2.2.1 Lý thuyết về ý định hành vi (Theory of Planned Behavior - TPB)

"Lý thuyết về ý định hành vi (TPB) được thực hiện nhằm mục đích dự báo và làm sáng tỏ hành vi con người trong một bối cảnh cụ thể" (Ajzen, 1991) Có 3 yếu tố chính tác động đến ý định hành vi là “Thái độ cá nhân”, “Chuẩn chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát hành vi” Trong đó, "“Thái độ cá nhân” được đo lường bằng niềm tin và giá trị mong đợi của cá nhân đó thông qua việc tự đánh giá xem hành vi sắp thực hiện có lợi hay không có lợi, dẫn đến việc bản thân có mong muốn và hứng thú để thực hiện hành vi đó hay không; Yếu tố “Chuẩn chủ quan” có thể được đo lường thông qua mức độ ủng hộ hoặc phản đối của những người có ảnh hưởng đến cá nhân đó (như gia đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp) đối với việc tiến hành thực hiện hành vi; Yếu tố thứ ba là “Nhận thức kiểm soát hành vi”, yếu tố này phản ánh mức độ dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế không"(Ajzen, 1991).

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu về hành vi ý định - TPB.

(Nguồn: Ajzen, 1991) Từ lý thuyết ý định hành vi (TPB) có thể suy rộng ra rằng để hình thành ý định khởi nghiệp thì sinh viên phải trải qua một quá trình phân tích, suy xét, đánh giá nhiều yếu tố, khía cạnh có liên quan đến ý định đó của mình Bắt nguồn từ một niềm tin tích cực và tốt đẹp với việc khởi nghiệp, khát khao được làm giàu, sinh viên sẽ có thái độ hào hứng và thích thú với việc khởi nghiệp và khao khát trở thành doanh nhân khởi nghiệp thành công trong tương lai, cộng với những tác động từ mọi người xung quanh như gia đình, bạn bè, những tác động này sẽ gián tiếp truyền những niềm tin hay quan điểm của họ lên chủ thể tiếp nhận là sinh viên, cộng với niềm tin và khát khao, hứng thú được hình thành từ trước, sinh viên sẽ hình thành nên ý định khởi nghiệp với mong đợi sẽ đạt được lợi ích cao nhất. Đồng thời, ngoài việc phải chiến thắng hai yếu tố tác động trên, sinh viên còn phải chiến thắng cả những ý chí thúc đẩy và nhận thức nội tại bên trong mình về khả năng thực hiện việc khởi nghiệp.

2.2.2 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (The Entrepreneurial Event - SEE)

Shapero và Sokol đã xây dựng Mô hình sự kiện khởi nghiệp (SEE) vào năm 1982 Đây là một trong số những mô hình khá cổ điển, tuy nhiên lại thường xuyên được trích dẫn và áp dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về khởi nghiệp sau này bởi sự hữu ích của nó Trong mô hình này, Shapero và Sokol (1982) chỉ ra rằng "các “Yếu tố hoàn cảnh cá nhân” (được thể hiện qua ba khía cạnh, xét về thay đổi tích cực gồm các yếu tố kéo như có được nguồn hỗ trợ tài chính, tìm được đối tác chiến lược; xét về thay đổi tiêu cực gồm các yếu tố đẩy là bị đuổi việc, bất mãn công việc hiện tại; và các yếu tố trung gian ví dụ như tốt nghiệp ra trường) và “Thái độ đối với việc khởi nghiệp” (thể hiện bằng hai khía cạnh là “Cảm nhận tính khả thi” và “Cảm nhận sự khao khát”) sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn để thành lập một doanh nghiệp của họ".

“Cảm nhận sự khát khao” và “Cảm nhận tính khả thi” được hình thành từ môi trường văn hóa và xã hội nơi cá nhân có ý định khởi nghiệp đang sinh sống Shapero và Sokol (1982) đã lập luận rằng "“Cảm nhận sự khát khao” và “Cảm nhận tính khả thi” sẽ giúp cá nhân có thái độ nghiêm túc xem xét ý định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp có được thực hiện hay không".

Yếu tố “Cảm nhận sự khát khao” ảnh hưởng đến khởi nghiệp thông qua độ hấp dẫn của công việc hay hành động sắp diễn ra giúp cho cá nhân đó cảm thấy phấn khích và hứng thú, từ đó dần hình thành trong mỗi cá nhân một niềm tin mạnh mẽ và một tinh thần vững chắc, kiên quyết thực hiện và theo đuổi nó đến cùng.

Còn “Cảm nhận tính khả thi” bị ảnh hưởng bởi nhiều khía cạnh như năng lực, kỹ năng của cá nhân, các rủi ro có thể phát sinh, nguồn nhân lực, tình hình tài chính, Các yếu tố này đều sẽ ảnh hưởng đến việc nhận thức và đánh giá của một cá nhân về độ khả thi và khả năng thực hiện hành vi khởi nghiệp trong tương lai.

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu về thuyết sự kiện khởi nghiệp – SEE.

(Nguồn: Shаpero và Sokol, 1982)

Chung quy lại, theo mô hình này, ý định khởi nghiệp sẽ nảy sinh khi sinh viên đó nhận thấy một cơ hội khả thi và họ khao khát muốn nắm lấy cơ hội đó Thế nhưng, để cho ý định trở thành hành động thì cần có chất xúc tác là những yếu tố hoàn cảnh cá nhân Đối với sinh viên, ta thấy yếu tố hoàn cảnh dẫn đến việc khởi nghiệp thường là do gia đình khó khăn (yếu tố đẩy), được hỗ trợ một số vốn từ phía gia đình và nắm bắt được cơ hội kinh doanh (yếu tố kéo) hoặc do vừa mới tốt nghiệp đại học xong (yếu tố trung gian). Song song đó, để quá trình nảy sinh ý định khởi nghiệp từ khi xuất hiện yếu tố hoàn cảnh cá nhân cho đến lúc thực sự khởi nghiệp còn có sự có mặt của hai yếu tố trung gian là

“cảm nhận sự khao khát” và “cảm nhận tính khả thi” Nhìn chung, các sinh viên khi ấp ủ trong mình ý định khởi nghiệp cần phải có một thái độ nghiêm túc tự nhìn nhận lại mức độ hứng thú, mong muốn của bản thân mình đối với công việc khởi nghiệp và phải cân nhắc, đánh giá về mức độ khả thi của ý định khởi nghiệp trước khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch khởi nghiệp đó Để từ đó, sinh viên sẽ đưa ra một quyết định khởi nghiệp hợp lý và khả thi nhất.

LƯỢC KHẢO CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.3.1 Các mô hình nghiên cứu nước ngoài

Nghiờn cứu 1: Nghiờn cứu của Liủỏn và cộng sự (2011)

Liủỏn và cộng sự (2011) đó xõy dựng mụ hỡnh ý định khởi nghiệp của sinh viờn dựa trờn nền tảng mô hình sự kiện khởi nghiệp (SEE) của Shapero và Sokol (1982) Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu này tại 2 trường đại học ở Tây Ban Nha là trường Đại học Pablo Olavide và Đại học Seville Nghiên cứu định lượng được áp dụng để khảo sát 354 sinh viên đại học năm cuối của Khoa Kinh doanh và Kinh tế thông qua bảng câu hỏi, sau đó phần mềm SPSS được dùng để xử lý dữ liệu thu thập được Nghiên cứu đã đưa ra kết quả cả 4 yếu tố gồm “Giáo dục khởi nghiệp”, “Thái độ cá nhân”, “Quy chuẩn xã hội” và

“Nhận thức tính khả thi” đều có sự tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Nghiên cứu 2: Nghiên cứu của Haris và cộng sự (2016)

Haris và cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên học tại Học viện Công nghệ Thông tin Malaysia (MIIT) thuộc Đại học Kuala Lumpur (UniKL) ở Malaysia PPNC định lượng được các tác giả lựa chọn sử dụng thông qua việc tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi phát ngẫu nhiên cho 81 sinh viên từ các chương trình đào tạo khác nhau Kết quả từ nghiên cứu cho rằng có 5 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, trong đó bao gồm: “Tiếp cận tài chính”,

“Cơ hội nghề nghiệp”, “Cảm nhận tính khả thi”, “Lời khuyên từ gia đình và bạn bè” và

“Môi trường giáo dục khởi nghiệp”.

Nghiên cứu 3: Nghiên cứu của Miranda và cộng sự (2017)

Miranda và cộng sự (2017) đã áp dụng mô hình lý thuyết ý định hành vi - TPB của Ajzen

(1991) để đo lường ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua cuộc khảo sát lớn với

1178 sinh viên ở 82 trường đại học tại Tây Ban Nha Tác giả tiến hành phát bảng câu hỏi định lượng được thiết kế với một định dạng trực tuyến và được phân phối qua e-mail Từ kết quả nghiên cứu, “Thái độ đối với khởi nghiệp” có tác động cùng chiều rõ ràng nhất vì chiếm đến 47,56% mức độ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại quốc gia này, tiếp theo sau là yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” chiếm 9% mức độ tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Nhân tố ảnh hưởng thấp nhất là “Chuẩn chủ quan” với 0,11%.

Nghiên cứu 4: Nghiên cứu của Fragoso và cộng sự (2020)

Fragoso và cộng sự (2020) tiến hành nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố gồm “Đặc điểm tính cách”, “Đào tạo và giáo dục kinh doanh”, “Sự công nhận của xã hội”, “Năng lực bản thân” và “Thái độ” ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp giữa các sinh viên đại học ở Bồ Đào Nha và Brazil PPNC định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này thông qua việc khảo sát với thiết kế cắt ngang được áp dụng cho không gian mẫu gồm

600 sinh viên (150 sinh viên đại học từ Bồ Đào Nha và 450 sinh viên đại học từ Brazil), phần lớn là sinh viên đại học chuyên ngành kinh tế và quản lý Các thành phần của mẫu được chọn theo kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện và trong số 600 phiếu khảo sát được phát đi chỉ thu về được 422 phiếu hợp lệ.

Sau khi tiến hành phân tích, các tác giả kết luận rằng có ba yếu tố gồm “Đặc điểm tính cách”, “Năng lực bản thân” và “Thái độ” là những yếu tố tác động mạnh mẽ về ý định khởi nghiệp của sinh viên Còn yếu tố “Đào tạo và giáo dục khởi nghiệp” dù có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nhưng lại không có ý nghĩa thống kê và “Sự công nhận của xã hội” không có bất kỳ tác động tích cực đáng kể nào đối với ý định khởi nghiệp.

2.3.2 Các mô hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu 5: Nghiên cứu của Hoàng Thị Thương (2014)

Hoàng Thị Thương thực hiện nghiên cứu này bằng việc tiến hành PPNC định tính bằng cách phỏng vấn và thảo luận nhóm đối tượng gồm 30 sinh viên dùng để điều chỉnh thang đo sơ bộ Tiếp đến là nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc phát bảng câu hỏi khảo sát với mẫu là 211 sinh viên đại học chính quy trường Đại học Lao động – Xã hội Phương pháp hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu và dữ liệu được xử lý bằng SPSS 18.0 Nghiên cứu đã cho ra kết quả rằng cả 6 yếu tố trong mô hình gồm “Chuẩn mực xã hội”, “Cảm nhận sự khát khao”,

“Cảm nhận tính khả thi”, “Môi trường giáo dục đại học”, “Điều kiên thị trường và tài chính”, “Tính cách cá nhân” đều có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trong đó yếu tố có tác động nhiều nhất là “Cảm nhận sự khát khao”.

Nghiên cứu 6: Nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021)

Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang đã thực hiện nghiên cứu và đề xuất mô hình dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1991) và các nghiên cứu liên quan khác PPNC định tính được tiến hành bằng việc thực hiện thảo luận nhóm với các sinh viên năm cuối ngành Quản trị kinh doanh (QTKD), các giảng viên bộ môn QTKD đang công tác tại trường và thảo luận tay đôi với các cựu sinh viên của trường đã khởi nghiệp thành công Tiếp đến, tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát

280 sinh viên năm cuối (gồm năm 3 cao đẳng và năm 4 đại học) đang theo học tại Trường Đại học Tiền Giang để đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp thông qua phân tích hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS 22.0 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là: “Đặc điểm tính cách”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”, “Kinh nghiệm”, “Giáo dục khởi nghiệp” và “Chuẩn chủ quan” Trong đó, “Đặc điểm tính cách” tác động mạnh mẽ nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Nghiên cứu 7: Nghiên cứu của Phạm Quang Tín và cộng sự (2021)

Phạm Quang Tín và cộng sự (2021) đã thực hiện một nghiên cứu lớn về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các khối ngành Kinh tế tại Việt Nam và đề xuất mô hình gồm 7 yếu tố, trong đó gồm có “Yếu tố cá nhân”, “Chương trình đào tạo”,

“Phương pháp giảng dạy”, “Vai trò của trường đại học”, “Thái độ”, “Nhận thức” và “Hỗ trợ từ gia đình” Dựa vào dữ liệu điều tra sơ cấp, các tác giả lần lượt thực hiện PPNC định lượng, kết quả thu về chỉ ra được 5 yếu tố bao gồm “Hỗ trợ từ gia đình”, “Nhận thức”,

“Thái độ”, “Chương trình đào tạo” và “Vai trò của trường đại học” có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Việt Nam.

Nghiên cứu 8: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022)

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022) đã được tiến hành tại Trường Đại học Nam Cần Thơ Phương pháp định tính được áp dụng để xác định các yếu tố trong mô hình, còn phương pháp định lượng dùng để đo lường mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình đề xuất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trong nghiên cứu, dữ liệu được thu thập từ kết quả khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi với 310 sinh viên năm ba và năm tư của Khoa Kinh tế và Khoa Kiến trúc - Xây dựng và Môi trường Kết quả nghiên cứu mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy có 5 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sắp xếp theo mức độ giảm dần là: “Đặc điểm tính cách”, “Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp”, “Môi trường giáo dục”, “Nhận thức kiểm soát hành vi” và

“Nguồn vốn” Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra yếu tố “Chuẩn chủ quan” không có tác động đến ý dịnh khởi nghiệp của sinh viên.

Nghiên cứu 9: Nghiên cứu của Huỳnh Nhựt Nghĩa và cộng sự (2021)

Huỳnh Nhựt Nghĩa và cộng sự (2021) tiến hành nghiên cứu với đối tượng là sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM) Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thông qua việc thảo luận nhóm về mô hình và thang đo, tiếp đến tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cách mở cuộc khảo sát với kích cỡ mẫu là 1200 phiếu nhưng chỉ có 1071 phiếu hợp lệ Nghiên cứu nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 23.0 để xử lý bộ dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường UFM, xếp theo thứ tự giảm dần như sau: “Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè”, “Năng lực của sinh viên”, “Hệ sinh thái khởi nghiệp”, “Động lực”, “Nhận thức” và “Thái độ”.

Nghiên cứu 10: Nghiên cứu của Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự (2022)

THẢO LUẬN VỀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Việc lược khảo qua các mô hình nghiên cứu đi trước ở cả trong và ngoài nước đã cho thấy được một bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Mối tương quan này đã được đo lường ở những thời điểm và khu vực khác nhau Xét về sự tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thì có thể kể đến một số yếu tố được đề cập nhiều nhất là “Thái độ” (Ajzen (1991), Shapero và Sokol (1982), Lĩnán và cộng sự (2011), Miranda và cộng sự

(2017), Fragoso và cộng sự (2020), Phạm Quang Tín và cộng sự (2021), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022), Huỳnh Nhựt Nghĩa và cộng sự (2021), Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự (2022)), tiếp theo là yếu tố “Môi trường giáo dục” (Lĩnán và cộng sự

(2011), Haris và cộng sự (2016), Phạm Quang Tín và cộng sự (2021), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022), Hoàng Thị Thương (2014), Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021)), và kế đó là “Chuẩn chủ quan” (Ajzen (1991), Sabah (2016), Miranda và cộng sự

(2017), Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021), Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự (2022)) Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố mới được các tác giả đề xuất trong nghiên cứu của mình chẳng hạn như “Tính cách” (Fragoso và cộng sự (2020), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022), Hoàng Thị Thương (2014)), và “Nguồn vốn”

(Haris và cộng sự (2016), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022) Đa số các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện ngẫu nhiên, thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên không phải là một đề tài mới mẻ vì đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới Tuy nhiên, đề tài này tại Việt Nam vẫn còn đang tiếp tục phát triển, bởi Việt Nam hiện nay đang là một trong số các quốc gia có môi trường khởi nghiệp trẻ và năng động bậc nhất châu Á (Vũ Phong, 2022) Cụ thể hơn là tại phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, với vị trí là trung tâm lớn của cả nước không chỉ về kinh tế mà còn cả văn hóa, khoa học - công nghệ thì đây chính là môi trường thuận lợi để khởi nghiệp Do đó, các trường đại học ở TP.HCM cũng được kỳ vọng sẽ là môi trường tuyệt vời để nâng cao tinh thần và truyền lửa đam mê khởi nghiệp cho sinh viên Đồng thời, đề tài nghiên cứu này đã được thực hiện ở hầu hết các trường đại học trên địa bàn TP.HCM nhưng vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào đi sâu về khảo sát ý định khởi nghiệp của nhóm đối tượng sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Bởi vì với vị thế là một trong số những trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế hàng đầu trên địa bàn TP.HCM, việc nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường sẽ vô cùng có ích cho cả phía Nhà trường lẫn các cơ quan ban ngành có liên quan trong việc đề ra chính sách khích lệ tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây tuy rằng đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nhưng chưa có góc nhìn về sinh viên trong giai đoạn thực tế hiện nay, bởi hầu hết các nghiên cứu đó đều được thực hiện với cơ sở dữ liệu cũ chưa được cập nhật Đồng thời, các nghiên cứu đi trước khi khám phá các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ, cụ thể tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam, ngoài nghiên cứu của Phạm Quang Tín và cộng sự (2021) về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Việt Nam có nhấn mạnh đến sự tác động của yếu tố “Vai trò của trường đại học” đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thì ngoài ra còn rất hạn chế các nghiên cứu phân tích tác động của yếu tố này.

Chính vì thế việc phân tích yếu tố này chính là khoảng trống nghiên cứu và là một ý tưởng mới mẻ để tác giả có thể tập trung làm rõ vấn đề về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, với một môi trường nghiên cứu và bộ cơ sở dữ liệu cập nhật mới nhất.

GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5.1 Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết sau đây được phát triển để phân tích sự tác động của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất (xem Hình 2.3) tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Ajzen (1991) định nghĩa "Thái độ đối với hành vi là nhận thức về nhu cầu, niềm tin và mong muốn cá nhân đối với việc thực hiện hành vi Đây cũng là mức độ mà cá nhân đánh giá hành vi dự định thực hiện có lợi hay không có lợi" Trong nghiên cứu này, hành vi được đề cập là hành vi khởi nghiệp Yếu tố Thái độ đối với khởi nghiệp trong mô hình SEE của Shapero và Sokol (1982) được thể hiện thông qua 2 yếu tố tương quan với nhau là “Cảm nhận sự khao khát” và “Cảm nhận tính khả thi” Vì thế chỉ khi sinh viên thật sự có thái độ hứng thú và khao khát được tiến hành khởi nghiệp, nhận thấy được những lợi ích và có đủ khả năng cũng như nguồn lực, thì sinh viên sẽ tiến hành khởi nghiệp Theo kết quả nghiên cứu của Fragoso và cộng sự

(2020) đã chỉ ra rằng “Thái độ” có tác động mạnh mẽ lên ý định khởi nghiệp của sinh viên Tương tự, yếu tố “Thái độ” cũng đã được khẳng định có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong hàng loạt các nghiên cứu của các tác giả như Lĩnán và cộng sự (2011), Miranda và cộng sự (2017), Phạm Quang Tín và cộng sự (2021), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022), Huỳnh Nhựt Nghĩa và cộng sự

(2021), Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự (2022) Từ các luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: Thái độ có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp củа táс giả)a sinh viên 2.5.1.2 Chuẩn chủа táс giả) quan

Bất kỳ ai cũng đều tồn tại trong một môi trường nhất định và chính môi trường này sẽ là tác nhân ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cá nhân đó Vậy nên, môi trường sống, cộng đồng, văn hóa gia đình sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến việc một cá nhân đưa ra quyết định hành động, từ đó khái niệm “Chuẩn chủ quan” được ra đời. Ajzen (1991) cho rằng "Chuẩn chủ quan là các áp lực xã hội, các tác động đến từ phía gia đình, bạn bè, người thân và cả những người quan trọng đối với cá nhân…, áp lực này có thể là sự kỳ vọng, mong muốn, cổ vũ ủng hộ hoặc không ủng hộ thực hiện hành vi khởi nghiệp, từ đó dẫn đến việc cá nhân sẽ quyết định thực hiện hoặc không thực hiện hành vi sau này" Đồng thời, “Chuẩn chủ quan” cũng là việc một cá nhân nhận thức được sức ảnh hưởng từ phía xã hội hay cộng đồng nơi đang sinh sống, giúp họ nhận thấy được vai trò và lợi ích của việc trở thành một doanh nhân từ đó dẫn đến quyết định khởi nghiệp Vì thế, “Chuẩn chủ quan” sẽ giúp định hướng ý định khởi nghiệp thông qua việc tác động đến tâm lý, suy nghĩ của cá nhân đối với hành vi sắp thực hiện Chính những ý kiến đồng tình, ủng hộ, những lời cổ vũ, động viên, khuyến khích sẽ làm ngày một gia tăng ý định khởi nghiệp “Chuẩn chủ quan” đã được chỉ ra có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên mặc dù sự tác động của nó không phải mạnh mẽ nhất, cụ thể như trong các nghiên cứu của Miranda và cộng sự (2017), Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang

(2021), Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự (2022) Dựa vào các quan điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H2: Chuẩn chủа táс giả) quan có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp củа táс giả)a sinh viên

“Tính cách” là những phẩm chất, đặc điểm riêng biệt của từng người Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nhận thấy được vai trò đáng kể của tính cách trong quá trình một cá nhân thực hiện khởi nghiệp Wilbard (2009) đã nghiên cứu và tổng hợp lại

"năm đặc điểm tính cách thường thấy ở những nhà khởi nghiệp, bao gồm: sự tự tin; sự năng động nhạy bén; có hoài bão; khuynh hướng tự chủ cao và sẵng sàng chấp nhận rủi ro" "Tính cách sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mong muốn được thành công,mong muốn được tôn trọng và nhiều người biết đến" (Scott, 1991) Hơn ai hết, chính sinh viên là những người trẻ tràn đầy hoài bão, đam mê, ước mơ khao khát được thể hiện bản thân, mong muốn gặt hái thành công trong tương lai chính vì vậy mà phần lớn sinh viên thường không ngại rủi ro hay thử thách Vì vậy, tính cách cũng đóng vai trò không nhỏ vào cả quá trình hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên.

“Tính cách” đã được khẳng định trong các nghiên cứu của Fragoso và cộng sự

(2020), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022), Hoàng Thị Thương (2014) rằng nó có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Dựa trên những luận điểm này, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H3 như sau:

Giả thuyết H3: Tính cách có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp củа táс giả)a sinh viên

“Nguồn vốn” là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, là thước đo mà bất kỳ ai muốn bắt đầu kinh doanh phải xem xét đến nó. Trong nghiên cứu này, nguồn vốn được hiểu là nguồn tài chính hay cụ thể hơn là tiền được sử dụng cho việc thực hiện khởi nghiệp Thông thường, "nguồn vốn có thể đến từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, người thân, từ sự vay mượn, từ sự tiết kiệm của cá nhân hoặc các nguồn hỗ trợ khác như các gói vay vốn dành cho sinh viên hay huy động từ các nhà tài trợ,…" (Hoàng Thị Thương, 2014) Trong các nghiên cứu của Haris và cộng sự (2016), hai tác giả này đã chỉ ra được “Tiếp cận tài chính” (“Nguồn vốn”) cũng là yếu tố quan trọng trong việc giúp sinh viên hình thành ý tưởng khởi nghiệp Ngoài ra, “Nguồn vốn” còn được nhấn mạnh có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022) Dựa vào những luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H4 như sau:

Giả thuyết H4: Nguồn vốn có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp củа táс giả)a sinh viên

Việc “Giáo dục khởi nghiệp” thường được thể hiện thông qua khía cạnh học thuật, cụ thể là các kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp được giảng dạy thông qua chương trình đào tạo, các khóa học khởi nghiệp, môn học khởi nghiệp tại trường "Việc giáo dục tinh thần doanh nhân là rất quan trọng, nhất là khuyến khích sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu khởi nghiệp" (Lüthje & Franke, 2004) Tính tới thời điểm hiện tại đã có khá nhiều nghiên cứu khẳng định giáo dục có tác động đáng kể tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Kolvereid và Moen (1997) đưa ra kết luận những sinh viên tham gia nhiều chương trình đào tạo khởi nghiệp thường có ý định khởi nghiệp cao hơn so với sinh viên không tham gia “Giáo dục khởi nghiệp” đã được khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong các nghiên cứu của Lĩnán và cộng sự (2011), Haris và cộng sự (2016), Fragoso và cộng sự (2020), Phạm Quang Tín và cộng sự (2021), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022), Hoàng Thị Thương (2014), Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021) Từ đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H5 như sau:

Giả thuyết H5: Giáo dục khởi nghiệp có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp củа táс giả)a sinh viên

2.5.1.6 Vai trò củа táс giả)a Nhà trường

“Vai trò của Nhà trường” ở đây được hiểu theo khía cạnh thực tiễn, phản ánh lên cách Nhà trường sẽ hỗ trợ cho sinh viên của mình về mặt vật chất lẫn tinh thần, nhằm khích lệ, tạo mọi điều kiện cho sinh viên khởi nghiệp cũng như thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên trong suốt quá trình học tập, tham gia hoạt động tại trường Nhà trường còn đóng vai trò trong việc bồi dưỡng tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên bằng việc tổ chức những hoạt động, những sân chơi bổ ích cho sinh viên nhằm tiếp thêm ngọn lửa đam mê giúp sinh viên tự tin biến các ý tưởng khởi nghiệp của mình thành hiện thực.

Thông thường, ở những nghiên cứu khác chẳng hạn như nghiên cứu của Haris và cộng sự (2016), nghiên cứu của Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022), nghiên cứu củaHoàng Thị Thương (2014), hầu như các tác giả đều chỉ chú trọng đến yếu tố “Môi trường giáo dục”, được hiểu tổng quát là một yếu tố vừa đề cập đến “Giáo dục khởi nghiệp” và bao hàm luôn cả “Vai trò của Nhà trường”, do yếu tố “Môi trường giáo dục” phản ánh chung về vai trò của môi trường giáo dục đối với việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên Tuy nhiên, tác giả nhận thấy có sự phân biệt giữa hai yếu tố, trong đó “Giáo dục khởi nghiệp” mang tính học thuật bao gồm những kiến thức, kỹ năng giúp ích cho việc khởi nghiệp được nhà trường truyền tải qua các môn học, chương trình đào tạo, còn “Vai trò của Nhà trường” ở một khía cạnh khác thực tiễn hơn khi đề cập đến sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần từ phía Nhà trường thông qua các hoạt động cụ thể để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên. Vậy nên trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất tách hai yếu tố này ra để nghiên cứu kỹ hơn về mức độ tác động của chúng, đặc biệt là yếu tố “Vai trò của Nhà trường”. Ngoài nghiên cứu mới đây của Phạm Quang Tín và cộng sự (2021) có đặc biệt nhấn mạnh về sự tác động của yếu tố “Vai trò của trường đại học” đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, thì còn rất hạn chế các nghiên cứu phân tích tác động của yếu tố này. Chính vì thế, trong nghiên cứu này tác giả quyết định đưa yếu tố “Vai trò của Nhà trường” vào mô hình nghiên cứu và đề xuất giả thuyết H6 như sau:

Giả thuyết H6: Vai trò củа táс giả)a Nhà trường có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp củа táс giả)a sinh viên

2.5.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài

Kế thừa từ hai lý thuyết nền tảng gồm Thuyết TPB của Ajzen (1991) và Thuyết SEE của Shapero và Sokol (1982), đây đều là những mô hình được lựa chọn nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực tại nhiều quốc gia châu Á Đây sẽ là cơ sở lý thuyết vững chắc để vận dụng vào nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Như vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu sẽ bao gồm 6 yếu tố:

(1) Thái độ, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Tính cách, (4) Nguồn vốn, (5) Giáo dục khởi nghiệp, (6) Vai trò của Nhà trường Trong đó, yếu tố “Thái độ” và “Chuẩn chủ quan” được kế thừa từ hai mô hình lý thuyết TPB và SEE Bên cạnh đó, ba yếu tố

“Tính cách”, “Nguồn vốn” và “Giáo dục khởi nghiệp” được bổ sung thêm từ các nghiên cứu trong và ngoài ngước để làm tăng khả năng giải thích ý định khởi nghiệp của sinh viên Và riêng yếu tố cuối cùng được tác giả đề xuất thêm vào bài nghiên cứu này được tham khảo từ nghiên cứu của Phạm Quang Tín và cộng sự (2021) là

“Vai trò của Nhà trường” Từ đó, tiến hành phân tích các yếu tố nhằm nghiên cứu mức độ tác động của chúng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất.

(Nguồn: Tổng hợp сủа táс giả)ủа táс giả)а táсủа táс giả) giả)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Nghiên cứu kết hợp cả hai PPNC là PPNC định lượng cùng với PPNC định tính và tổng thể nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Cụ thể như trong Hình 3.1:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài.

(Nguồn: Tổng hợp củа táс giả)a tác giả) Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện quy trình gồm 14 bước Bắt đầu từ việc đưa ra thang đo nháp, đến phỏng vấn chuyên gia và thảo luận xin ý kiến để xây dựng thang đo chính thức nhằm phục vụ cho nghiên cứu chính thức.Sau khi thu thập được bộ dữ liệu từ nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha và kiểm định EFA Bộ dữ liệu thỏa mãn điều kiện ở các kiểm định ban đầu thì bắt tay vào hoàn thành thang đo hoàn chỉnh Và bước cuối cùng là phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định mô hình và các giả thuyết.

Nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố trong mô hình nghiên cứu và các biến quan sát của thang đo Kết quả nghiên cứu định tính này là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng ở bước tiếp theo Căn cứ từ việc tổng hợp CSLT và lược khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả đã xây dựng mô hình dự kiến, đề xuất các giả thuyết cho mô hình và xây dựng thang đo sơ bộ cho nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM như trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Thang đo sơ bộ cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.

Mô tả thang đo Ký hiệu Nguồn

Bạn cảm thấy hứng thú với việc khởi nghiệp TĐ1

(2017), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022), Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự (2022)

Khởi nghiệp rất có sức hút với bạn TĐ2

Nếu bạn có cơ hội và nguồn lực, bạn sẽ khởi nghiệp TĐ3

Bạn tin rằng mình có đủ năng lực và kỹ năng để bắt đầu khởi nghiệp TĐ4

Bạn tin rằng mình có đủ nguồn lực tài chính để bắt đầu khởi nghiệp TĐ5

Thang đo “Chuẩn chủ quan”

Các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ ý định khởi nghiệp của bạn CCQ1 Miranda và cộng sự

(2017), Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự

Bạn bè và những người quan trọng khác sẽ ủng hộ ý định khởi nghiệp của bạn CCQ2

Tại nơi bạn đang sinh sống, mọi người được CCQ3 khuyến khích khởi nghiệp.

Bạn biết nhiều người đã khởi nghiệp thành công CCQ4

Bạn là người dám chấp nhận rủi ro, đối mặt với thách thức TC1

(2020), Huỳnh Nhựt Nghĩa và cộng sự (2021)

Bạn phản ứng nhanh với sự thay đổi và biết tận dụng các cơ hội TC2

Bạn yêu thích sự sáng tạo và luôn có những ý tưởng mới trong công việc TC3

Bạn là người thích tự lập TC4

Bạn có hoài bão và luôn nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu TC5

Bạn được gia đình hỗ trợ vốn cho khởi nghiệp NV1

(2016), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022)

Bạn có thể huy động vốn từ người thân và bạn bè để khởi nghiệp NV2

Bạn có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm NV3

Bạn có thể vay vốn từ các gói vay dành riêng cho sinh viên khởi nghiệp NV4

Thang đo “Giáo dục khởi nghiệp”

Chương trình học ở trường cung cấp cho bạn các kiến thức cần thiết cho việc khởi nghiệp GD1 Haris và cộng sự

Bạn được thảo luận và xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp trong quá trình học tập tại trường GD2

Diệp Hương và cộng sự

Bạn được trang bị các kỹ năng xã hội và khả năng lãnh đạo cần có của doanh nhân khởi nghiệp trong quá trình học.

Thang đo “Vai trò của Nhà trường”

Nhà trường có hỗ trợ vốn cho sinh viên thực hiện dự án khởi nghiệp NT1

Phạm Quang Tín và cộng sự (2021)

Nhà trường có nhiều chính sách khuyến khích sinh viên khởi nghiệp NT2

Nhà trường thường tổ chức các sân chơi về khởi nghiệp cho sinh viên NT3

Nhà trường thường tổ chức các chương trình tọa đàm, hội thảo định hướng và nâng cao tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên.

Thang đo “Ý định khởi nghiệp”

Bạn muốn làm người chủ doanh nghiệp hơn là nhân viên YĐ1

Bạn muốn tự mình kinh doanh, sau khi tốt nghiệp đại học YĐ2

Mục tiêu của bạn là trở thành một doanh nhân khởi nghiệp thành công YĐ3

Bạn có ý định mạnh mẽ trong việc xây dựng một doanh nghiệp riêng YĐ4

Nguồn: Tổng hợp từ сủа táс giả)áсủа táс giả) nghiên сủа táс giả)ứu liên quаn

Sau khi xây dựng được thang đo sơ bộ từ việc tổng hợp CSLT và lược khảo các nghiên cứu có liên quan trước đây, tác giả tiến hành đến bước tiếp theo là phỏng vấn lấy ý kiến 02 chuyên gia gồm 02 giảng viên có kiến thức chuyên sâu về khởi nghiệp và thảo luận nhóm trong đó gồm 06 sinh viên năm 4 ngành QTKD đã từng thực hiện dự án khởi nghiệp và 02 cựu sinh viên đã thực hiện dự án khởi nghiệp thành công Việc thảo luận này nhằm đánh giá sự phù hợp, tính rõ ràng, mạch lạc và sự dễ hiểu của câu từ trong bảng khảo sát, tiếp theo đó tác giả sẽ hiệu chỉnh để xây dựng nên thang đo chính thức đưa vào nghiên cứu chính thức.

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả được tổng hợp từ phỏng vấn và thảo luận cho thấy rằng các thành viên tham gia đều thống nhất cả 6 yếu tố trong mô hình đề xuất gồm: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Tính cách, Nguồn vốn, Giáo dục khởi nghiệp và Vai trò của nhà trường đều phù hợp với đối tượng khảo sát là sinh viên năm 3 và năm 4 đang theo học tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, không cần tiến hành điều chỉnh thêm Vì mô hình và thang đo được tác giả xây dựng nên dựa trên các nghiên cứu đi trước nên số lượng câu hỏi trong từng thang đo vẫn được đảm bảo, giữ nguyên so với nguồn gốc tham giảo Tuy nhiên cần chỉnh sửa câu từ, ngữ nghĩa ở một số phát biểu cho rõ ràng, dễ hiểu hơn để phù hợp với đối tượng khảo sát Cụ thể ở đây, tác giả cần chỉnh sửa như sau:

Chỉnh sửa biến “Khởi nghiệp rất có sức hút với bạn” thành “Khởi nghiệp có sức hút với bạn”.

Chỉnh sửa biến “Nếu bạn có cơ hội và nguồn lực bạn sẽ khởi nghiệp” thành “Nếu bạn có cơ hội bạn sẽ khởi nghiệp”.

Chỉnh sửa biến “Bạn tin rằng mình có đủ nguồn lực tài chính để bắt đầu khởi nghiệp” thành “Bạn tin rằng mình có đủ nguồn lực (tài chính, mối quan hệ,…) để bắt đầu khởi nghiệp”.

Chỉnh sửa biến “Bạn có thể huy động vốn từ người thân và bạn bè để khởi nghiệp” thành “Bạn có thể huy động vốn từ người thân hoặc bạn bè để khởi nghiệp”.

Chỉnh sửa biến “Bạn có thể vay vốn từ các gói vay dành riêng cho sinh viên khởi nghiệp” thành “Bạn có thể huy động vốn từ các nguồn khác (vay vốn từ các gói vay dành riêng cho sinh viên, huy động tự nhà tài trợ…)”.

Chỉnh sửa biến “Nhà trường thường tổ chức các sân chơi về khởi nghiệp cho sinh viên” thành “Nhà trường có các sân chơi về khởi nghiệp cho sinh viên (câu lạc bộ, vườn ươm khởi nghiệp, các cuộc thi khởi nghiệp…)”.

Chỉnh sửa biến “Bạn muốn làm người chủ doanh nghiệp hơn là nhân viên” thành “Bạn muốn làm người chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh hơn là nhân viên”.

Chỉnh sửa biến “Bạn có ý định mạnh mẽ trong việc xây dựng một doanh nghiệp riêng” thành “Bạn có ý định mạnh mẽ trong việc xây dựng một doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh riêng”.

Kết quả thu được từ nghiên cứu định tính là cơ sở để điều chỉnh lại các biến quan sát trong bảng khảo sát sơ bộ để tiếp đến xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức cho nghiên cứu định lượng Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với phương pháp thu thập thông tin bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến, nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Sau khi nguồn dữ liệu được mã hóa và làm sạch, nghiên cứu tiếp tục với các bước sau:

• Các nhân tố nhân khẩu học như giới tính, bậc năm học, ngành học được tác giả tiến hành thực hiện thống kê mô tả.

• Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và độ giá trị (factor loading), sau đó đi phân tích nhân tố khám phá EFA.

• Thực hiện phân tích hồi quy để kiểm nghiệm các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu, đồng thời kiểm định các khuyết tật mô hình.

XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC YẾU TỐ TRONG MÔ HÌNH

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Xây dựng Bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các tiêu chí đã được tham khảo ở nghiên cứu sơ bộ Bảng câu hỏi định lượng được thiết kế bao gồm ba thành phần chính.

Phần I: Bao gồm một câu hỏi sàng lọc ra đối tượng đã từng hoặc chưa từng có ý định khởi nghiệp Từ đó quyết định xem đối tượng này có tiếp tục muốn tiến hành khảo sát hay dừng khảo sát tại đây.

Phần II: Bao gồm các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát như: giới tính, bậc năm học tại trường, ngành học.

Phần III: Bao gồm các câu hỏi nghiên cứu.

Bảng câu hỏi là một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả khi nhà nghiên cứu biết chính xác điều mình cần hỏi và biết cách đo lường các biến nhằm đạt được kết quả phù hợp và chính xác Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá mức độ đồng ý của người trả lời với:

Thang đo Likert 5 điểm được dùng vì đây là thang đo được sử dụng rất phổ biến và phù hợp với đặc trưng của vấn đề nghiên cứu Nội dung các biến quan sát trong các thành phần sẽ được hiệu chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

3.2.2 Xây dựng thang đo chính thức

Tác giả tiến hành xây dựng thang đo chính thức cho các yếu tố trong mô hình (xem Bảng 3.2) từ việc điều chỉnh lại thang đo sơ bộ sau khi tổng hợp kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm trong nghiên cứu sơ bộ Để đo lường các biến quan sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: “1”= Hoàn toàn không đồng ý,

“2”= Không đồng ý, “3”= Bình thường, “4”= Đồng ý, “5”= Hoàn toàn đồng ý.

Bảng 3.2 Thang đo chính thức cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.

STT Mô tả thang đo Ký hiệu Nguồn

1 Bạn cảm thấy hứng thú với việc khởi nghiệp TĐ1

(2017), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022), Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự (2022)

2 Khởi nghiệp có sức hút với bạn TĐ2

3 Nếu bạn có cơ hội bạn sẽ khởi nghiệp TĐ3

4 Bạn tin rằng mình có đủ năng lực và kỹ năng để bắt đầu khởi nghiệp TĐ4

5 Bạn tin rằng mình có đủ nguồn lực (tài chính, mối quan hệ,…) để bắt đầu khởi nghiệp TĐ5

Thang đo “Chuẩn chủ quan”

Các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ ý định khởi nghiệp của bạn CCQ1

(2017), Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự (2022)

Bạn bè và những người quan trọng khác sẽ ủng hộ ý định khởi nghiệp của bạn CCQ2

Tại nơi bạn đang sinh sống, mọi người được khuyến khích khởi nghiệp CCQ3

Bạn biết nhiều người đã khởi nghiệp thành công CCQ4

Bạn là người dám chấp nhận rủi ro, đối mặt với thách thức TC1

(2020), Huỳnh Nhựt Nghĩa và cộng sự (2021)

11 Bạn phản ứng nhanh với sự thay đổi và biết tận dụng các cơ hội TC2

12 Bạn yêu thích sự sáng tạo và luôn có những ý tưởng mới trong công việc TC3

13 Bạn là người thích tự lập TC4

14 Bạn có hoài bão và luôn nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu TC5

Bạn được gia đình hỗ trợ vốn cho khởi nghiệp NV1

(2016), Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022)

Bạn có thể huy động vốn người thân hoặc bạn bè để khởi nghiệp NV2

Bạn có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm NV3

Bạn có thể huy động vốn từ các nguồn khác

(vay vốn từ các gói vay dành riêng cho sinh viên, huy động tự nhà tài trợ…).

Thang đo “Giáo dục khởi nghiệp”

Chương trình học ở trường cung cấp cho bạn các kiến thức cần thiết cho việc khởi nghiệp GD1

(2016), Trương Hoàng Diệp Hương và cộng sự (2022)

Bạn được thảo luận và xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp trong quá trình học tập tại trường GD2

Bạn được trang bị các kỹ năng xã hội và khả năng lãnh đạo cần có của doanh nhân khởi nghiệp trong quá trình học.

Thang đo “Vai trò của Nhà trường”

Nhà trường có hỗ trợ vốn cho sinh viên thực hiện dự án khởi nghiệp NT1

Phạm Quang Tín và cộng sự (2021) 23

Nhà trường có nhiều chính sách khuyến khích sinh viên khởi nghiệp NT2

24 Nhà trường có các sân chơi về khởi nghiệp cho sinh viên (câu lạc bộ, vườn ươm khởi NT3 nghiệp, các cuộc thi khởi nghiệp…).

Nhà trường thường tổ chức các chương trình tọa đàm, hội thảo định hướng và nâng cao tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên.

Thang đo “Ý định khởi nghiệp”

26 Bạn muốn là người chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh hơn là nhân viên YĐ1

(2014), Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021)

27 Bạn muốn tự mình kinh doanh, sau khi tốt nghiệp đại học YĐ2

28 Mục tiêu của bạn là trở thành một doanh nhân khởi nghiệp thành công YĐ3

29 Bạn có ý định mạnh mẽ trong việc xây dựng một doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh riêng YĐ4

(Nguồn: Tổng hợp củа táс giả)a tác giả)

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

"Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng nên mẫu tối thiểu tốt nhất là 50 tốt hơn là 100 và tỉ lệ giữa quan sát với biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên" (Hair và cộng sự, 2009) Nghiên cứu trên bao gồm 29 biến quan sát chính vì thế kích thước mẫu tối thiểu là 29*55 (29*10)0 là tốt nhất) Bên cạnh đó, "để phân tích hồi quy tuyến tính, quy mô mẫu phải thoả mãn n ≥ 50 + 8p (trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p là biến độc lập trong mô hình)" (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Trong nghiên cứu này, mô hình đề xuất gồm 6 biến độc lập, do đó cần cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*6 Tổng hợp từ các điều kiện nêu trên, cỡ mẫu tốt nhất cho nghiên cứu này là 295 quan sát Tuy vậy, tác giả vẫn lựa chọn sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để lấy mẫu và cố gắng thu thập quy mô mẫu càng lớn càng tốt với nhiều quan sát nhất có thể Sau quá trình thực hiện khảo sát, tác giả thu được là 324 phiếu hợp lệ trên tổng số 330 phiếu Vậy nên, kích thước mẫu cuối cùng của nghiên cứu gồm 324 quan sát được đưa vào phân tích nhằm tăng mức độ tin cậy cũng như cho ra kết quả tương đối chính xác nhất có thể cho đề tài.

Như đã được thể hiện trong tên đề tài thì đối tượng khảo sát của nghiên cứu này chính là những sinh viên hiện đang theo học tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, nhưng cụ thể tập trung vào nghiên cứu ý định khởi nghiệp của nhóm đối tượng là sinh viên năm 3, năm 4 (lý do tác giả chọn đối tượng sinh viên hai năm cuối vì đây là giai đoạn các bạn sinh viên đặc biệt chú trọng tới việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường).

3.3.3 Phương pháp chọn mẫu Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu cũng như đảm bảo tiến độ thực hiện và ngân sách cho phép đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện - là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện nghĩa là chọn bất kì sinh viên nào mà tác giả có thể tiếp cận được không phân biệt giới tính, bậc năm học, ngành học

3.3.4 Cách thức thu thập dữ liệu

Sau khi đã xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu, tiến hành nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua phương pháp phỏng vấn bằng công cụ khảo sát trực tuyến đối với những sinh viên năm 3, năm 4 đang theo học tạiTrường Đại học Ngân hàng TP.HCM dựa trên mối quan hệ quen biết giữa tác giả với người khảo sát hoặc thông qua bạn của người tham gia khảo sát.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Trong nghiên cứu này, phần mềm SPSS 20.0 được tác giả sử dụng phân tích dữ liệu Với bộ dữ liệu thu thập được từ khảo sát chính thức, sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ, tác giả tiến hành mã hoá, làm sạch dữ liệu và sử dụng một số phương pháp phân tích Các phương pháp cụ thể như sau:

3.4.1 Thống kê mô tả Để chuyển từ bộ dữ liệu thô thành những dạng thích hợp hơn cho việc hiểu và giải thích thì thống kê mô tả là công cụ thường xuyên được áp dụng Cụ thể:

- Đối với các biến định tính (bao gồm: giới tính, bậc năm học, ngành học), tác giả dùng công cụ tính tần suất và phần trăm để diễn giải dữ liệu.

- Đối với các biến định lượng, tác giả dùng công cụ tính giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất để diễn giải dữ liệu.

3.4.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), "Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số này chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên) không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát) Hệ số này có giá trị biến thiên trong khoảng [0, 1] Theo quy ước, một tập hợp các mục câu hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số Cronbach’s Alpha α ≥ 0,6 Về lý thuyết, hệ số này càng cao thì thang đo có độ tin cậy càng cao Mục đích nhằm tìm ra những mục câu hỏi cần giữ lại và những mẫu câu hỏi cần bỏ đi trong các mục đưa vào kiểm tra Các biến quan sát phải có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung."

3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá sẽ được sử dụng để thu nhỏ và rút gọn các biến lại một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các yếu tố có ý nghĩa hơn Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các yếu tố với các biến quan sát.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để khẳng định mức độ phù hợp của 7 thang đo với 29 biến quan sát Theo (Hair và cộng sự, 2009), các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố gồm:

Hệ số tải nhân tố (Fасtor Loаdings):асủа táс giả)tor Loаdings): Theo Hair và cộng sự (2009), "Factor

Loadings là hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau Hệ số tải nhân tố

≥ 0,5 thì mới được chấp nhận, các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại khỏi mô hình."

Kiểm định Bаrtlett (Bаrtlett’s test):аrtlett (Bаrtlett (Bаrtlett’s test):аrtlett’s test): Theo Hair và cộng sự (2009), "Kiểm định

Bartlett để kiểm tra độ tương quan giữa các biến quan sát và tổng thể, phân tích chỉ có ý nghĩa khi có giá trị Sig < 5%."

Chỉ số KMO (Kаiser –Meyer –Olkin Measure of Simping Adequacy): Theo Hair và cộng sự (2009), "Hệ số KMO thường được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Chỉ số này phải thoả mãn điều kiện như sau 0,5 < KMO < 1. Nếu chỉ số này < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu nghiên cứu Để sử dụng được thì chỉ số KMO phải > 0,5 KMO lớn là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp."

Chỉ số Eigenvаlue: Theo Hair và cộng sự (2009), "Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố Xét các nhân tố nào có Eigenvalue > 1 thì mới đủ điều kiện để giữ lại trong mô hình phân tích Còn các nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ bị loại khỏi mô hình vì nhân tố đó không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn 1 biến gốc."

Tổng phương sаi tríсủа táс giả)h (Totаl Vаriаnсủа táс giả)e Explаined): Theo (Hair và cộng sự, 2009),

"mô hình phù hợp khi có giá trị Phương sai trích ≥ 50%".

Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient, kí hiệu là r) dùng để kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Hệ số tương quan Pearson (r) sẽ nhận giá trị từ -1 đến +1 Điều kiện để tương quan có ý nghĩa khi giá trị Sig < 0,05.

■ Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.

■ Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.

3.4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính

3.4.5.1 Kiểm định các giả thuyết hồi quy

Căn cứ dựa trên tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị Sig., nếu biến có giá trị Sig < 0,05 thì kết luận giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận, ngược lại thì kết luận bác bỏ giả thuyết nghiên cứu Và từ đó, mới có thể nêu kết luận biến có ý nghĩa thống kê không.

3.4.5.2 Kiểm định sự phù hợp với mô hình

Giá trị của tất cả các biến được đưa trực tiếp vào một lần và kết quả sẽ được xem ở bảng thống kê liên quan Trong đó, để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, tác giả xem xét giá trị R 2 (R-Square), R 2 hiệu chỉnh và kết quả kiểm định ANOVA.

Hệ số R 2 (R-Square) và R 2 hiệu chỉnh là hai giá trị dùng để đo sự phù hợp của mô hình hồi quy, còn gọi là hệ số xác định (Coefficient of Determination) nghĩa là các biến (nhân tố) độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm (%) sự biến thiên của biến phụ thuộc Mức dao động của R 2 và R 2 hiệu chỉnh là [0;1] Không có tiêu chuẩn chính xác R 2 và R 2 hiệu chỉnh ở mức bao nhiêu thì mô hình mới đạt yêu cầu, các chỉ số này càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng phù hợp với bộ dữ liệu, còn chúng càng gần 0 thì mô hình đã xây dựng càng kém phù hợp với bộ dữ liệu Và thông thường, chúng dao động từ 0,5 đến 1 là mô hình tốt, còn bé hơn 0,5 là mô hình chưa tốt Nhưng nếu kết quả hồi quy có R 2 và R 2 hiệu chỉnh dưới 50% (0,50) thì kết quả vẫn được chấp nhận, điều này đã được thể hiện trong nghiên cứu của Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017).

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), "Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình tương quan, tức là cho biết có hay không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc Thực chất của kiểm định ANOVA đó là kiểm định xem mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và độc lập có liên kết với nhau hay không Với giả thuyết H 0 : Hệ số xác định R 2 = 0 Sự phù hợp của mô hình hồi quy được khẳng định khi giá trị Sig

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu  về hành vi ý định  - TPB. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu về hành vi ý định - TPB (Trang 22)
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu  đề xuất. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 38)
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài (Trang 40)
Bảng 3.1. Thang đo sơ bộ cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 3.1. Thang đo sơ bộ cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.2. Thang đo chính thức cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 3.2. Thang đo chính thức cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu (Trang 47)
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến định tính. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến định tính (Trang 56)
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến định lượng - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến định lượng (Trang 57)
Bảng ma trận xoay nhân tố cho thấy sau khi thực hiện xoay nhân tố tối đa các thang đo đã trở về với chính cấu trúc của mình và đạt giá trị hội tụ đều &gt; 0,5. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng ma trận xoay nhân tố cho thấy sau khi thực hiện xoay nhân tố tối đa các thang đo đã trở về với chính cấu trúc của mình và đạt giá trị hội tụ đều &gt; 0,5 (Trang 63)
Bảng 4.6. Bảng ma trận hệ số tương quan Pearson. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.6. Bảng ma trận hệ số tương quan Pearson (Trang 65)
Bảng 4.7. Hệ số xác định mô hình R R 2 R 2  hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.7. Hệ số xác định mô hình R R 2 R 2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước (Trang 66)
Bảng 4.8. Kiểm định ANOVA - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.8. Kiểm định ANOVA (Trang 67)
Hình 4.1. Biểu đồ tần số Histogram. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Hình 4.1. Biểu đồ tần số Histogram (Trang 68)
Hình 4.2. Biểu đồ phân tán Scatter Plot. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Hình 4.2. Biểu đồ phân tán Scatter Plot (Trang 69)
Hình 4.3 cho thấy phần dư phân tán có dạng đường thẳng và phân tán ngẫu nhiên  trong vùng xung quanh đường tung độ bằng 0, tức là không có quan hệ giữa các giá trị dự đoán và phần dư - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Hình 4.3 cho thấy phần dư phân tán có dạng đường thẳng và phân tán ngẫu nhiên trong vùng xung quanh đường tung độ bằng 0, tức là không có quan hệ giữa các giá trị dự đoán và phần dư (Trang 69)
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy của mô hình. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy của mô hình (Trang 70)
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (Trang 71)
Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính (Trang 73)
Bảng 4.14. Phân tích phương sai ANOVA một yếu tố theo bậc năm học. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.14. Phân tích phương sai ANOVA một yếu tố theo bậc năm học (Trang 73)
Bảng 4.15. Phân tích phương sai ANOVA một yếu tố theo ngành học. - 1025 các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học nh tp hồ chí minh 2023
Bảng 4.15. Phân tích phương sai ANOVA một yếu tố theo ngành học (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w