1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học kiên giang

125 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên Trường Đại Học Kiên Giang
Tác giả Nguyễn Khánh Ly
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Tuyết
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay khởi nghiệp kinh doanh được xem là một định hướng chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc vực dậy tinh thần khởi nghiệp là một trong những vấn đề cơ bản góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm. Theo báo cáo thống kê về chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor GEM) Việt Nam năm 20172018 được công bố bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy tỷ lệ khởi nghiệp trong doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức rất thấp, 0,6%, xếp thứ 4554, thấp hơn mức trung bình 1,4% của các nước phát triển dựa trên nguồn lực như Việt Nam. Ở Việt Nam độ tuổi từ 25 34 chiếm khoảng 32% nhóm tuổi này tham gia vào giai đoạn khởi sự kinh doanh cao nhất và bỏ xa các nhóm ở độ tuổi khác. Ở các nước đang phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tỷ lê người trong độ tuổi 18 24 tham gia vào khởi nghiệp cũng khá cao so với các nước phát triển ở độ tuổi 25 34 và độ tuổi từ 35 44, đạt 22%. Một trong những lý do của thực trạng này là do tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở các nước nhóm 1824 thường cao hơn, do vậy xu hướng khởi sự tự tạo việc làm cho mình cùng cao hơn. Theo báo cáo của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên năm 2017 ở Việt Nam đã tăng lên. Trong những năm gần đây, mặc dù công nghệ thông tin truyền thông và một số chương trình khởi nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư ở Việt Nam đã xuất hiện nhưng ảnh hưởng của nó đến các sinh viên cũng như xã hội chưa cao vì chỉ giải quyết được phần nào nhu cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tương lại nhưng chưa xem xét đến động cơ hình thành ý định khởi nghiệp. Một cá nhân bắt đầu hoạt hộng kinh doanh của mình thường khởi nguồn từ ý định khởi nghiệp và tinh thần doanh nhân là động lực phát triển kinh tế (Ali và các tác giả, 2010; Olufunso,2010) Ngày nay, sinh viên ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Sinh viên có ý chí và định hướng khởi nghiệp mạnh mẽ thường có xu hướng tự mình phát triển kinh doanh trong tương lai không xa. Như vậy điều gì làm sinh viên có những ý định khởi nghiệp táo bạo, mạnh mẽ, đam mê và đây nhiệt huyết? Đây mới thực sự là một vấn đề không hề đơn giản đối với nền giáo dục của nước ta hiện nay. Nghiên cứu về khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ các nhà hoạch định chính sách vĩ mô mà kể cả những nhà nghiên cứu hàn lâm tên thế giới (Ali và cộng sự năm 2012). Những năm gần đây ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về các ý định khởi nghiệp dành cho sinh viên và thanh niên. Tuy nhiên của có nghiên cứu nào về ý định khởi nghiệp của sinh viên ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Việc tìm hiểu khám phá các nhân tố ảnh hưởng ý định của sinh viên trường Đại Học Kiên Giang nhằm hoạch định các chính sách tạo lập môi trường khởi nghiệp, đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần của sinh viên trong tỉnh. Trường Đại học Kiên Giang (Kien Giang University) được thành lập theo Quyết định số 758QĐTTg ngày 21052014 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Phân hiệu của Trường Đại Học Nha Trang tại Kiên Giang. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Là một trường Đại học mới được thành lập, nhưng Đại học Kiên Giang luôn đón nhận những cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Nhà trường không nhưng cải tiển và nâng cao cơ sở vật chất, xây dựng, phát triển, bồi dưỡng các bộ giảng viên cũng như đội ngũ quản lý, quyết tâm thực hiện thắng lợi và mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo có uy tín trong nước và ngang tầm quốc tế. Chính vì thế mà sinh viên học tại Đại học Kiên Giang luôn có một tinh thần năng động, nhiệt huyết, ham học hỏi và mang theo khát khao học tập và làm việc. Rất nhiều sinh viên đã có ý định, và ý tưởng ngay khi còn ngồi trên giảng đường. Do đó việc nghiên cứu các nhântố ảnh hướng đến việc khởi nghiệp của sinh viên là cần thiết để kích thích ý chí khởi nghiệp của sinh viên. Vì lẽ đó, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu :” Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kiên Giang”.

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:TS HOÀNG THỊ TUYẾT

Đà Nẵng, năm 2021

Trang 3

Để hoàn thành được chương trình cao học tại trường Đại học Duy Tân vàhoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo, hướng dẫn và góp ýchân thành của các Thầy cô tại trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đạihọc Duy Tân Đà Nẵng, đặc biệt là khoa Sau đại học và quý thầy, cô đã tận tìnhgiảng dạy tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường

Tôi xin gửi lời biết ơn đến TS Hoàng Thị Tuyết đã dành nhiều thời gian, tâmhuyết hướng dẫn và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là các bạn sinh viên trườngĐại học Kiên Giang đã không ngần ngại chia sẻ thông tin và giúp tôi thu thập tàiliệu, dữ liệu khảo sát trong suốt thời gian nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Ly

Trang 4

của sinh viên trường Đại học Kiên Giang” là công trình nghiên cứu riêng củatôi.Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là hoàn toàn trung thực vàkhông trùng lặp với các đề tài khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu của mình

Đà Nẵng, ngày … tháng… năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Ly

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.Phương pháp nghiên cứu 3

5.Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

6.Cấu trúc đề tài 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI NGHIỆ 7

1.1.TỔNG QUAN VỀ DOANH NHÂN VÀ KHỞI NGHIỆP 7

1.1.1.Một số khái niệm chung 7

1.1.2.Đặc điểm chung của khởi nghiệp và khởi nghiệp trong sinh viên 9

1.1.3.Vai trò của khởi nghiệp 9

1.1.4.Ý nghĩa của khởi nghiệp 10

1.1.5.Mối quan hệ giữa khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp 11

1.2.LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN 13

1.2.1.Thuyết hành vi dự đinh (TPB – Theory of Planned Behavior) 13

1.2.2.Thuyết hành động hợp lý ( TRA - Theory of Reasoned Action ) 14

1.2.3.Thuyết sự kiện khởi sự (SEE – The entrepreneurial event) 16

1.2.4.Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp và giáo dục 18

1.3.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 19

1.3.1.Các mô hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên 19

1.3.2.Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

1.3.3 Giả thuyết nghiên cứu 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG 32

2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG 32

Trang 6

2.3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG 35

2.4 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG 35

2.4.1 Chuẩn mực xã hội 35

2.4.2 Môi trường giáo dục tại trường Đại học Kiên Giang 36

2.4.3 Tính cách của sinh viên trường Đại học Kiên Giang 37

2.4.4 Khát khao khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kiên Giang 39

2.4.5 Điều kiện tài chính của trường Đại học Kiên Giang 41

2.5 KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG 41

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 43

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 44

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 44

3.1.1 Sơ đồ nghiên cứu 44

3.1.2 Các giai đoạn nghiên cứu 44

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 45

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 46

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính 46

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 46

3.3.1 Chọn mẫu nghiên cứu 46

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi 48

3.3.3 Phân tích dữ liệu 52

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 56

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57

4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT 57

4.1.1 Phân tích theo giới tính và nơi sinh sống 57

4.1.2 Phân tích theo nghề nghiệp 58

Trang 7

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 64

4.2.3 Phân tích ma trận tương quan 67

4.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính 69

4.3 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 76

4.3.1 Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân 78

4.3.2 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính 78

4.3.3 Kiểm định sự khác biệt theo nơi sinh sống 79

4.3.4 Kiểm định sự khác biệt theo số năm đang theo học 80

4.3.5 Kiểm định sự khác biệt theo ngành học tại trường Đại học Kiên Giang 81

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 83

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 84

5.1 Kết luận 84

5.2 Đề xuất hàm ý thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên 85

5.2.1 Nhóm yếu tố “ Cảm nhận sự khát khao” 85

5.2.2 Nhóm yếu tố “ Tính cách cá nhân” 86

5.2.3 Nhóm yếu tố “ Chuẩn mực xã hội” 87

5.2.4 Nhóm yếu tố Môi trường giáo dục và cảm nhận tính khả thi 88

5.2.5 Nhóm yếu tố Điều kiện thị trường và tài chính 90

5.3 Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 91

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 92

KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Bảng 2.1 Thống kê tỷ lệ tuyển sinh từ năm 2015 đến 2019 41

Bảng 3.1 Phương pháp nghiên cứu 45

Bảng 3.2 Thang đo Chuẩn mực xã hội 49

Bảng 3.3 Thang đo Cảm nhận môi trường giáo dục 49

Bảng 3.4 Thang đo Cảm nhận sự khát khao 50

Bảng 3.5 Thang đo Cảm nhận tính khả thi 50

Bảng 3.6 Thang đo Tính cách cá nhân 51

Bảng 3.7 Thang đo Điều kiện thị trường và tài chính 51

Bảng 3.8 Thang đo Ý định khởi nghiệp của sinh viên 52

Bảng 4.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Chuẩn mực xã hội 59

Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cảm nhận môi trường giáo dục……… 60

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cảm nhận sự khát khao 61

Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cảm nhận tính khả thi 61

Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Tính cách cá nhâns 62

Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Điều kiện tài chính 63

Bảng 4.7 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Ý định khởi nghiệp của sinh viên 63

Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập 64

Bảng 4.9 kết quả phân tích tương quan 68

Bảng 4.10.Mức độ phù hợp của mô hình 69

Bảng 4.11 Phân tích phương sai ANOVA 70

Bảng 4.12 thống kê từng biến trong mô hình 73

Bảng 4.13 Kết luận các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình 74

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính về ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kiên Giang 79

Trang 9

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định sự khác biệt theo số năm đang theo học về ý định

khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kiên Giang 81

Bảng 4.17 Bảng kiểm định sự đồng nhất phương sai đối với các ngành được đào tạo tại trường 81

Bảng 4.18 Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt theo ngành học tại trường Đại học Kiên Giang 82

Bảng 5.1 Thống kê mô tả nhân tố Cảm nhận sự khát khao 85

Bảng 5.2 Thống kê mô tả tính cách cá nhân 86

Bảng 5.3 Thống kê mô tả Chuẩn mực xã hội 87

Bảng 5.4 Thống kê mô tả Môi trường giáo dục 88

Bảng 5.5 Thống kê mô tả Cảm nhận tính khả thi 88

Bảng 5.6 Thống kê mô tả Điều kiện thị trường và tài chính 90

Trang 10

Hình 1.2 Mô hình Thuyết hành động hợp lý 15

Hình 1.3 Mô hình sự khởi nghiệp kinh 16

Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của Lũthje và Franke (2004) 20

Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của Linán (2004) 20

Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Wongnaa và Seyram (2014) 21

Hình 1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của Krueger và Brazeal (1994) 22

Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Doãn Chí Luận, 2012 22

Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Hình 4.1.Phân tích dữ liệu điều tra theo giới tính 57

Hình 4.2 Mô tả nơi sinh sống 58

Hình 4.3 Mô tả các ngành đào tạo tại trường Đại Học Kiên Giang 58

Hình 4.4 Phản ánh Tần số của phần dư chuẩn hóa 70

Hình 4.5 Biểu đồ tần số P-P 71

Hình 4.6 Biểu đồ phân tán 72

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay khởi nghiệp kinh doanh được xem là một định hướng chiến lược củanhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Việc vực dậy tinh thần khởinghiệp là một trong những vấn đề cơ bản góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,giải quyết vấn đề việc làm

Theo báo cáo thống kê về chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (GlobalEntrepreneurship Monitor- GEM) Việt Nam năm 2017/2018 được công bố bởiPhòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy tỷ lệ khởi nghiệptrong doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức rất thấp, 0,6%, xếp thứ 45/54, thấp hơnmức trung bình 1,4% của các nước phát triển dựa trên nguồn lực như Việt Nam ỞViệt Nam độ tuổi từ 25- 34 chiếm khoảng 32% nhóm tuổi này tham gia vào giaiđoạn khởi sự kinh doanh cao nhất và bỏ xa các nhóm ở độ tuổi khác Ở các nướcđang phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tỷ lê người trong độtuổi 18- 24 tham gia vào khởi nghiệp cũng khá cao so với các nước phát triển ở độtuổi 25- 34 và độ tuổi từ 35- 44, đạt 22% Một trong những lý do của thực trạngnày là do tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở các nước nhóm 18-24 thường cao hơn, dovậy xu hướng khởi sự tự tạo việc làm cho mình cùng cao hơn Theo báo cáo của

Bộ Lao động và Thương binh xã hội, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên năm 2017 ởViệt Nam đã tăng lên

Trong những năm gần đây, mặc dù công nghệ thông tin truyền thông và một sốchương trình khởi nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư ở Việt Nam đã xuất hiện nhưng ảnhhưởng của nó đến các sinh viên cũng như xã hội chưa cao vì chỉ giải quyết đượcphần nào nhu cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tương lại nhưng chưa xemxét đến động cơ hình thành ý định khởi nghiệp Một cá nhân bắt đầu hoạt hộngkinh doanh của mình thường khởi nguồn từ ý định khởi nghiệp và tinh thần doanhnhân là động lực phát triển kinh tế (Ali và các tác giả, 2010; Olufunso,2010)

Ngày nay, sinh viên ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệpphát triển kinh tế của đất nước Sinh viên có ý chí và định hướng khởi nghiệp mạnh

Trang 12

mẽ thường có xu hướng tự mình phát triển kinh doanh trong tương lai không xa.Như vậy điều gì làm sinh viên có những ý định khởi nghiệp táo bạo, mạnh mẽ,đam mê và đây nhiệt huyết? Đây mới thực sự là một vấn đề không hề đơn giản đốivới nền giáo dục của nước ta hiện nay.

Nghiên cứu về khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ các nhàhoạch định chính sách vĩ mô mà kể cả những nhà nghiên cứu hàn lâm tên thế giới(Ali và cộng sự năm 2012) Những năm gần đây ở Việt Nam cũng đã có rất nhiềunghiên cứu về các ý định khởi nghiệp dành cho sinh viên và thanh niên Tuy nhiêncủa có nghiên cứu nào về ý định khởi nghiệp của sinh viên ở khu vực miền TâyNam Bộ Việc tìm hiểu khám phá các nhân tố ảnh hưởng ý định của sinh viêntrường Đại Học Kiên Giang nhằm hoạch định các chính sách tạo lập môi trườngkhởi nghiệp, đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần của sinh viên trong tỉnh.Trường Đại học Kiên Giang (Kien Giang University) được thành lập theoQuyết định số 758/QĐ/TTg ngày 21/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sởPhân hiệu của Trường Đại Học Nha Trang tại Kiên Giang Trường trực thuộc BộGiáo dục và Đào tạo Là một trường Đại học mới được thành lập, nhưng Đại họcKiên Giang luôn đón nhận những cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ hội nhập

và phát triển Nhà trường không nhưng cải tiển và nâng cao cơ sở vật chất, xâydựng, phát triển, bồi dưỡng các bộ giảng viên cũng như đội ngũ quản lý, quyết tâmthực hiện thắng lợi và mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo có uy tín trong nước vàngang tầm quốc tế Chính vì thế mà sinh viên học tại Đại học Kiên Giang luôn cómột tinh thần năng động, nhiệt huyết, ham học hỏi và mang theo khát khao học tập

và làm việc Rất nhiều sinh viên đã có ý định, và ý tưởng ngay khi còn ngồi trêngiảng đường Do đó việc nghiên cứu các nhântố ảnh hướng đến việc khởi nghiệpcủa sinh viên là cần thiết để kích thích ý chí khởi nghiệp của sinh viên Vì lẽ đó, tôiquyết định thực hiện đề tài nghiên cứu :” Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởinghiệp của sinh viên trường Đại học Kiên Giang”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 13

Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là việclàm có tầm quan trọng cấp thiết đối với bản thân của sinh viên, cũng như đối vớicác tổ chức đào tạo và xã hội Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với các mụctiêu cụ thể như :

1- Hệ thống hóa Cơ sở lí luận về ý định khởi nghiệp của sinh viên ở cáctrường đại học

2- Chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinhviên và phát triển trên thang do đối với những nhân tố này

3- Chỉ rõ mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệpcủa sinh viên

4- Đưa ra một số đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu từ đó giúp cho việchoạch định chiến lược phát triển hệ thống đào tạo và thúc đẩy sinh viên khởinghiệp

5- Tìm ra sự khác biệt giữa về ý tưởng khởi nghiệp theo đặc tính cá nhân củasinh viên ( giới tính, chuyên ngành học, số năm đang học, môi trường học )

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh

viên, các vấn đề có liên quan đến ý định và kế hoạch khởi nghiệp của sinh viên

Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu này tiến hành khảo sát sinh viên đại học năm

thứ ba và năm thứ tư thuộc loại hình đào tạo chính quy và đào tạo liên kết học tạitrường Đại học Kiên Giang

2020 bằng cách gửi trực tiếp bảng câu hỏi phỏng vấn đến sinh viên

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 14

Đề tài nghiên cứu này được vận dụng dựa vào hai phương pháp: nghiên cứuđịnh lượng và nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính nhằm chỉ ra các nhân tốảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua việc thảo luận nhóm tậptrung.

Nghiên cứu định lượng: Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi bằng phương phápnghiên cứu định tính sẽ tiến hành thu thập dữ liệu Mẫu được chọn theo phươngpháp ngẩu nhiên

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và thực hiện như sau:

+ Đánh giá thang đo qua các bước: Tiến hành phân tích số liệu Cronbach;salpha kiểm tra độ tin cậy của thang đo và loại các biến không phù hợp Tiếp theocác biến được thông qua sẽ được giữ lại xem xét thông qua phân tích nhân tố khámphá ( EFA) Bước này giúp chúng ta thu gọn lại các tham số ước lượng, nhận diệncác nhân tố và chuẩn bị cho bước phân tích tiếp theo

+ Phân tích hồi quy tuyến tính, nhằm xác định mức độ tác động của từng nhân

tố làm ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, trong đó biến phụ thuộc là ý định khởinghiệp, biến độc lập sẽ là các yế tố còn lại sau khi phân tích các nhân tố khámphá(EFA)

+ Kiểm tra sự khác biệt giữa về ý tưởng khởi nghiệp theo đặc tính cá nhân củasinh viên (giới tính, chuyên ngành học, số năm đang học, môi trường học )

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nghiên cứu dựa trên cơ sở một số lý thuyết về ý định khởi nghiệp, các nhân tốảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, lý thuyết hành vi dự định, lý thuyết hành vi có

kế hoạch Ajzen Trong phạm vi phần tổng quan tác giả sẽ trình bày những nghiêncứu tiêu biểu và có giá trị nhất Các công trình nghiên cứu này đã tác động nhiềuhướng và quan điểm khác nhau, hàm lượng khoa học và mức độ nghiên cứu cũngkhác nhau Nhưng kết quả nghiên cứu đều chung một mục đích chỉ ra những nhân

tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Việc khuyến khích ý định khởi nghiệp của sinh viên là một nhân tố vô cùngquan trọng giúp nền kinh tế quốc gia phát triển, Lũthje và Franke (2004) đã nghiêncứu và cho rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên bị tác động từ 2 tác nhân chính:

Trang 15

Các nhân tố thuộc về nội tại (internal factors) của sinh viên (tính cách cá nhân) vàcác nhân tố thuộc về phạm trù môi trường bên ngoài (external factors- environment)như tài chính, thị trường, môi trường giáo dục Kết quả nghiên cứu này, tác giả đặcbiệt lưu ý các nhân tố thuộc về bên ngoài vì cho rằng đối với sinh viên các nhân tốnhư điều kiện tài chính, thị trường hay cảm nhận môi trường giáo dục Đại học sẽ tácđộng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp kinh doanh

Ajzen (1991) được biết đến đến với mô hình Lý thuyết về hành vi kế hoạch,đây là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất để giải thích ý địnhkhởi sự kinh doanh của một cá nhân Lý thuyết về hành vi kế hoạch của Ajzen(1991) cho rằng ý định thực hiện một hành vi chịu tác động của 3 yếu tố: thái độcủa cá nhân, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi

Nguyễn Thu Thảo (2015) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học” Nghiên cứu đã kết hợp hai nhóm nhân tố

môi trường xúc cảm và trải nghiệm cá nhân để phát triển mô hình các nhân tố ảnhhưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học trong khi các nghiêncứu trước đây thường nghiên cứu tác động đơn lẻ của từng nhân tố Kết quả nghiêncứu của luận án chỉ rõ mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hưởng đến tiềmnăng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, từ đó gợi mở một số hàm ý khuyếnnghị cho các cơ sở đào tạo đại học, các cơ quan quản lý vĩ mô kiểm soát các yếu tốnày để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam

Nghiên cứu của Phạm Thành Công (2010)“Ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân

đế ý định khởi nghiệp của giới trẻ ở TP HCM ”, đã chỉ ra được các nhân tố và nhu

cầu để thành đạt,định hướng xã hội, khả năng am hiểu thị trường, tính chịu đựng vànhẫn nại có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Các nhân tố như định hướng xã hội

và am hiểu thị trường có vai trò chủ chốt nhất

Nghiên cứu của Lý Thục Hiền (2010) cũng đã nghiên cứu “ Mối quan hệ giữa

kỹ năng chính trị với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành Quản trị kinh doanh”- tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của kỹ năng

chính trị (Political skill) gồm các nhân tố như sự sắc sảo xã hội (social astuteness),năng lực mạng lưới (networking ability), sự tương tác giữa cá nhân (interpersonal

Trang 16

influence) và sự chân thật (apparent sincerity) ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởinghiệp của sinh viên Kết thúc nghiên cứu tác giả cũng chỉ ra nhân tố ảnh ảnhhưởng qua lại giữa các các nhân (do hai nhântố năng lực mạng lưới và ảnh hưởngcác nhân lẫn nhau) đóng vai trò then chốt trong ý định khởi nghiệp, sự chân thật rõràng cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến xu thế khởi nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Doãn Chí Luân (2012)“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học khối ngành Kinh tế tại TP Hồ Chí Minh”,

cũng đã chỉ ra thêm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài cũng tác động đến ýđịnh khởi nghiệp của sinh viên các ngành kinh tế Kết quả nghiên cứu đã đưa ra cácnhântố cảm nhận tính khả thi, sự khát khao, cảm nhận môi trường giáo dục, điềukiện thị trường và điều kiện tài chính cũng có ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp.Trong đó sự khát khao có đánh giá khá mạnh mẽ

6 Cấu trúc đề tài

Đề tài được chia làm năm chương, cụ thể như sau:

Chương 1- Cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp: giới thiệu lý thuyết, học thuyết làm

nền tảng cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, tómtắt các nghiên cứu thực tiễn về ý đinh khởi nghiệp trên thế giới, trong nước Trongchương giới thiệu mô hình nghiên cứu được xây dựng ban đầu từ cơ sở lý thuyết

Chương 2- Tổng quan về trường Đại học Kiên Giang: giới thiệu sơ lược về

các cơ sở, ngành học, sinh viên đang học tại trường, đánh giá sinh viên và nhu cầukhởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Kiên Giang

Chương 3- Thiết kế nghiên cứu: giới thiệu về việc thu thập dữ liệu, xây dựng

thang đo, thiết lập các giả thuyết, giới thiệu công cụ thu thập thông tin và các kỹnăng phân tích dữ liệu thống kê

Chương 4- Kết quả nghiên cứu: phân tích, diễn giải các dữ liệu đã thu được từ

cuộc khảo sát bao gồm các kết quả kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp của thang

đo, các kết quả thống kê suy diễn Cuối cùng đưa ra kết luận từ kế quả thu được

Chương 5- Kết quả và hàm ý quản trị: được bàn luận ý của nghĩa của các kết

quả nghiên cứu, từ đó sẽ đưa ra một số giải pháp cho sinh viên và kiến nghị vĩ mô

Trang 17

nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, đào tạo nuôi dưỡng ý chí khởi nghiệp thành côngcho sinh viên trường Đại học Kiên Giang

Trang 18

1.1.1 Một số khái niệm chung

1.1.1.1 Doanh nhân

Có rất nhiều khái niệm và quan điểm về doanh nhân trên thế giới như sau:

“Doanh nhân” trong tiếng Anh - “entrepreneur” là một từ vay mượn từ động từ "entreprende" của Pháp, có nghĩa là "đảm trách" - “entrepreneur” được

hiểu là Doanh nhân một chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế trong vai trò làngười sáng lập ra doanh nghiệp Doanh nhân là người thiết lập ra công ty cho chínhmình (Gartner, 1988) Người sáng lập ấy có khả năng điều hành, quản lý và đưa ramọi quyết định của doanh nghiệp do mình lập ra Doanh nhân luôn luôn đảm nhậnnhững thách thức mới, những ý tưởng mới và những quyết định táo bạo TrongBách khoa toàn thư Anh ngữ Collin Huang cho rằng “Doanh nhân là người tạo radoanh nghiệp từ hai bàn tay trắng.” (Collin Huang, 2015)

Định nghĩa của Joseph Schumpeter – nhà Kinh tế học và Chính trị học ngườiÁo: "Doanh nhân là những con người Đổi mới sáng tạo sử dụng một quá trình pháhủy hiện trạng của các sản phẩm và dịch vụ hiện có, xây dựng sản phẩm, dịch vụmới." (Joseph Schumpeter, 1965)

David MeCelland (1961) đã chỉ rõ hơn với quan điểm doanh nhân là ngườinắm giữ phương thức sản xuất và tạo ra sản phẩm để mua bán và trao đổi nhằm đemlại thu nhập cho bản thân hay gia đình (Lichter và các tác giả, 1983)

Peter Drucker cũng đưa ra định nghĩa tương tự vào năm 1964: "Doanh nhân làngười tìm kiếm sự thay đổi, đáp ứng nó, và khai thác các cơ hội Đổi mới là một

Trang 19

công cụ của một doanh nhân; do đó, một doanh nhân làm việc hiệu quả sẽ chuyểnđổi nguồn thành tài nguyên."

Doanh nhân còn được định nghĩa là người xây dựng ý tưởng mới, nhân ra cơhội và biến chúng thành giá trị gia tăng cho xã hội (Heilbrunn, 2010)

Đứng trên góc điểm doanh nhân theo hoạt động quản trị, Doanh nhân như mộtnhà sản xuất đưa ra các quyết định hợp lý cho công ty và chấp nhận rủi ro trongkinh doanh Với góc nhìn này doanh nhân được xem như một nhà quản trị cấp cao,

có quyền đưa ra quyết định trên mọi hoạt động liên quan đến công ty và họ là ngườitrực tiếp đối mặt với rủi ro, đối mặt với khó khăn thử thách trong kinh doanh

[(Cantillon, 1755) trích bởi Grundsten, 2004] Như vậy, doanh nhân sẽ có tác động

trực tiếp tới các vấn đề như: tổ chức nhân sự, tài chính, kế hoạch … và cũng làngười chịu tác động ngược lại

Tóm lại, doanh nhân là một chủ thể góp phần thúc đẩy việc phát triển của nềnkinh tế nước nhà, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và đẩy mạnhGDP cho quốc gia

1.1.1.2 Khởi nghiệp kinh doanh.

Khởi nghiệp kinh doanh là thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sángtạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiệntại (Bird,1988)

Khởi nghiệp là một định chế-tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đíchtạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn.(Eric Ries, 2011)

Khởi nghiệp kinh doanh là việc một cá nhân tạo lập hoặc cùng người kháctân dụng cơ hội kinh doanh mới (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2015)

Theo Wikipedia- Khởi nghiệp (tiếng Anh: startup hoặc start-up) là thuậtngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung , nóthường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lậpnghiệp (Wikipedia)

Trang 20

1.1.1.3 Tinh thần doanh nhân

Tinh thần doanh nhân là quá trình hình thành và phát triển ý tưởng kinhdoanh là cũng là quá trình chuyển biến năng động (Henly, 2005)

Theo Frank Knight, tin thần doanh nhân là việc chấp nhận rủi ro và dám làm(Knight, 1921)

Shanen và Venkataraman (2000) định nghĩa tinh thần doanh nhân là một quátrình quan trọng để chuyển những kiến thức mới thành sản phẩm và dịch vụ(Shanen và Venkataraman, 2000)

Theo Schumpeter, một người có tinh thần doanh nhân là người sẵn sàng vàquyết tâm chuyển đổi những ý tưởng sáng tạo thành những hoạt động đổi mới Tinhthần doanh nhân tạo ra một sự "đào thải sáng tạo" xuyên suốt các thị trường vàngành công nghiệp, tạo ra những ngành nghề kinh doanh và mô hình kinh doanhmới, đào thải những mô hình cũ và lạc hậu, kém hiệu quả Và như thế, trong tầm dàihạn, tinh thần doanh nhân tạo ra một sự tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc(Joseph Schumpeter, 1965)

1.1.2 Đặc điểm chungcủa khởi nghiệp và khởi nghiệp trong sinh viên.

Tính đột phá: Mọi dự án khởi nghiệp thường tạo ra những điều chưa từng có

trên thị trường hoặc những thứ thị trường đã có nhưng tốt hơn, thậm chí là vượt bậc

Đó có thể là một mô hình kinh doanh mới, một phân khúc sản xuất mới hay mộtcông nghệ chưa từng thấy trên thế giới (Wikipedia)

Tăng trưởng: Mọi công ty khởi nghiệp (Startup) đều không đặt mục tiêu, giới

hạn sự tăng trưởng cho mình Họ thường hoạt động với khát vọng đạt được sự pháttriển tốt nhất có thể (Wikipedia)

1.1.3 Vai trò của khởi nghiệp.

1.1.3.1 Đối với người lao động

Giải quyết lượng lớn việc làm chung của người lao động khởi nghiệp, bêncạnh đó số lượng người lao động khởi nghiệp càng lớn sẽ giải quyết được số laođộng đặc biệt là nguồn lao động trẻ có trình độ

Trang 21

1.1.3.2 Đối với các ngành kinh tế xã hội và giáo dục

Kinh tế xã hội: Góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường,

việc chuyển đổi nhanh chóng nhằm lấp các khoảng trống của thị trường đã nói lênvai trò ổn định kinh tế của các doanh nghiệp khởi nghiệp Các doanh nghiệp khởinghiệp đem lại cho nền kinh tế một hình ảnh mới về sự phát triển năng động, trởthành động lực mới của nền kinh tế Việc khởi nghiệp ngày càng đóng góp nhiềuhơn vào tổng GDP của đất nước Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệpkhởi nghiệp cao hơn rất nhiều so với các khu vực doanh nghiệp khác, tại một sốnước khởi nghiệp sáng tạo được coi là xương sống của cả nền kinh tế

Giáo dục:Khởi nghiệp không chỉ hướng vào những sinh viên có khuynh

hướng khởi nghiệp trong các học viện và các trường đại học đào tạo về kinh doanh

và kỹ thuật, mà là một hình thái giáo dục bồi dưỡng tinh thần đổi mới và năng lựcđổi mới của tất cả mọi người nói chung và cho mọi sinh viên theo học các khoa,các bộ môn khác nhau nói riêng Việc dung hợp chương trình giáo dục khởi nghiệpvới giáo dục các bộ môn sẽ thu hút đông đảo các doanh nhân, các nhà quản lý thamgia giảng dạy các chương trình khởi nghiệp Trường đại học phải đóng vai trò ngườitạo lập môi trường xúc tiến đổi mới và khởi nghiệp Các công việc khoa học côngnghệ, các tổ chức hợp tác nhà trường – doanh nghiệp có tác dụng kích thích tinhthần khởi nghiệp của sinh viên thông qua việc bồi dưỡng cho họ và tri thức khởinghiệp và kỹ năng khởi nghiệp

1.1.3.3 Đối với sinh viên

Khởi nghiệp hoặc làm việc trong các công ty khởi nghiệp ngay khi còn trênghế nhà trường sẽ giúp sinh viên có kinh nghiệm về khởi nghiệp để sau khi ratrường mỗi sinh viên là một doanh nghiệp khởi nghiệp

1.1.4 Ý nghĩa của khởi nghiệp.

Theo Krueger (2003),ý định là quá trình nhận thức ngay trước khi thực hiệnmột hay nhiều hành vi Ý định đại diện cho khả năng thức hiện hành vi trong tươnglai (Krueger, 1993) Có rất nhiều định nghĩa khác nhau trên thế giới về ý định khởinghiệp Shapero và Sokol (1982) cho rằng những người có ý định khởi nghiệp kinh

Trang 22

doanh là những cá nhân có tính tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinhdoanh hấp dẫn mà họ nhận biết được Việc khởi nghiệp sẽ diễn ra nếu chủ thế khởinghiệp có thái độ tích cực, suy nghĩ và ý định về hành động đó Một ý định mạnh

mẽ sẽ là tiền đề dẫn đến nỗ lực để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh Quan điểm nàyđược Krueger và Brazeal (1994) đồng tình Cả hai tác giả đều cho rằng chủ thể có ýđịnh khởi nghiệp sẽ là người chấp nhận rủi ro và tiến hành các hoạt động cần thiếtkhi họ nhận thấy cơ hội kinh doanh Ý định khởi nghiệp còn được định nghĩa là sựliên quan đến suy nghĩ quyết định để bắt đầu một công việc kinh doanh của một cánhân (Souitaris và cộng sự, 2007); là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch vàtriển khai thực một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta và Bhawe, 2007) Ý đinhkhởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng cácnguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp riêng củachính mình (Kuckertz và Wagner, 2010)

Tóm lại, có thể nói rằng ý nghĩa của ý định khởi nghiệp là khả năng dự đoántương đối chính xác các hành vi khởi nghiệp trong tương lai

Dựa trên lược khảo sát nghiên cứu ý định khởi nghiệp trong và ngoài nước,đồng thời căn cứ vào các lý thuyết: Hành vi dự định (TPB – Theory of PlannedBehavior), hành động hợp lý ( TRA - Theory of Reasoned Action ) và sự kiệnkhởi sự (SEE – The entrepreneurial event)

1.1.5 Mối quan hệ giữa khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp

Khởi nghiệp và giáo dục truyền thống được xem chỉ là sự chuyển đổi giữakiến thức và các kỹ năng, trong khi giáo dục khởi nghiệp thì ngược lại, được biếtđến như là mô hình thay đổi thái độ và động cơ (Hansemark 1998)

Khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp- bên cạnh những lợi ích rõ rang như thúc đẩythành lập doanh nghiệp mới, cũng có tiềm năng về thị trường mở rộng (Holmgren

và cộng sự, 2004)

Hai trong số điều kiện tiên quyết cho thành công trong khi bắt đầu kinhdoanh mới, đó là sự khát khao và năng lực thực hiện Tinh thần khởi nghiệp khôngchỉ được yêu cầu trong khóa học khởi nghiệp cơ bản, mà nó rõ ràng còn đặt trong

Trang 23

các mối quan hệ nhu cầu cao về nhân sự độc lập (Frank, Korunka, lueger vàmugler, 2005)

Theo thông điệp của Ủy ban Châu Âu European Commision "Thúc đẩy tinhthần khởi nghiệp thông qua giáp dục và học tập", giáo dục khởi nghiệp có thể đượcđịnh nghĩa như sau: "Khởi nghiệp liên quan tới khả năng một cá nhân có thể chuyểnhóa các ý tưởng thành hành động Nó bao gồm sự sáng tạo, sự đổi mới và chịu đựngrủi ro, cũng như khả năng xây dựng và quản lý các dự án để đạt được mục tiêu đề

ra Điều này giúp hỗ trợ mọi người trong cuộc sống hàng ngày tại nhà và trong xãhội, làm cho người lao động nhận thức hơn về môi trường công việc của họ và cókhả năng năm bắt cơ hội tốt hơn, và cung cấp nền tảng cho các nhà khởi nghiệp cóthể tạo ra một hoạt động xã hội hay thương mại" (Commission of the EuropeanCommunities, 2006: 4)

Cũng theo Hiệp hội giáo dục khởi nghiệp (The Consortium for

Entrepreneurship Education, 2008) cho rằng giáo dục khởi nghiệp thì không chỉ đơn giản là dạy cho ai đó cách điều hành doanh nghiệp Nó còn khuyến khích suy nghĩ nghĩ sáng tạo và thúc đẩy ý thức chứng minh giá trị và khả năng bản thân

Thông qua giáo dục khởi nghiệp, sinh viên học được làm sao để kinh doanh,nhưng họ còn học được nhiều hơn như thế Kiến thức cốt lõi tạo ra thông qua giáodục khởi nghiệp bao gồm như sau:

Khả năng nhận diện các cơ hội trong cuộc sống

 Khả năng theo đuổi các cơ hội, bằng cách đưa ra các ý tưởng mới và tìmđược các nguồn tài trợ

Khả năng mở đầu và điều hành một công ty mới

 Khả năng suy nghĩ theo hướng sáng tạo và phản biện tư duy

Vì thế, bên cạnh kiến thức và kỹ năng kinh doanh, giáo dục khởi nghiệp còn chủyếu nói về sự phát triển của những niềm tin nhất định, giá trị và thái độ nhằm mụctiêu đưa sinh viên thực sự xem khởi nghiệpnhư là một đề tài thu hút và hợp phápgiúp giái quyết vần đề lao động và thất nghiệp (Holmgren và cộng sự 2004,Sánchez, 2010a)

Trang 24

Theo Báo cáo kinh tế doanh nghiệp nhỏ (Small Business Economic Report,2006) có viết một số nghiên cứu đo lường gần đây về ảnh hưởng của giáo dục nóichung đối với việc khởi nghiệp

Đầu tiên, bằng chứng cho thấy một mối tương quan bền chặt cùng chiều giữagiáo dục và hiệu quả khởi nghiệp Thứ hai, mặc dù mối quan hệ giữa giáo dục và sựlựa chọn khởi nghiệp hơi khá mơ hồ, bằng chứng cho thấy khi "sự cần thiết khởinghiệp" và "cơ hội khởi nghiệp" được xem xét riêng rẽ, và khi xet xét đến sự khácnhau giữa các quốc gia, mối quan hệ này ít mơ hồ hơn Cuối cùng, mối tương quangiữa giáo dục và sự lựa chọn khởi nghiệp theo bản chất là phi tuyến tính

Bên cạnh sự khác nhau về khái niệm khởi nghiệp thì cũng có một số quanđiểm giống nhau Hầu hết các nghiên cứu cho rằng khởi nghiệp được "gán" cho cácnhà khởi nghiệp, giới hạn các đặc điểm hay hành vi thông dụng đối với tính cáchkhởi nghiệp thay vì yếu tố môi trường (Holmgren, From Olofsson, Karlsson, Snyder

& Sundtrom, 2004; Sánchez, 2010b)

1.2 LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

1.2.1 Thuyết hành vi dự đinh (TPB – Theory of Planned Behavior)

Thuyết hành vi dự định ra đời xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người

có ít sự kiểm soát- Theo Ajzen (1991) TPB – Theory of Planned Behavior bổ sungvào mô hình TRA - Theory of Reasoned Action; (Ajzen và Fishbein, 1975) nhântố

“nhận thức kiểm soát hành vi” Nhận thức kiểm soát hành vi phản ảnh việc dễ dàng,khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạnchế (Ajzen, 1991)

Nguồn: Ajzen (1991), The theory of planned behavior

Hình 1.1: Mô hình Thuyết hành vi dự đinh (TPB – Theory of Planned

Behavior)

Ý định hành vi

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Nhận thức

về khả năng kiểm soát hành vi

Trang 25

Thái độ của cá nhân khởi nghiệp đối với hành vi (Attitude Toward Behavior):

thể hiện mức độ đánh giá cảm giác tích cực hay tiêu cực của cá nhân khởi nghiệp.Yếu tố tâm lý và môi trường thực tế tác động rất trực tiếp Ví dụ, nếu sinh viên xuấtthân từ gia đình có Bố và mẹ đều là doanh nhân thì sinh viên sẽ có thái độ tích cựcđối với việc khởi nghiệp

Chuẩn chủ quan (Subjective Norm): hay còn được biết đến là ý kiến của tất cả

mọi người xung quanh Chuẩn chủ quan là việc đo lường các áp lực tác động của xãhội đến cá nhân người khởi nghiệp, để từ đó đưa đến quyết định thực hiện haykhông thực hiện hành vi.Ví dụ, trong quá trình kinh doanh, kinh nghiệm của Giađình cá nhân khởi nghiệp, gây áp lực cho chính cá nhân trong ý định khởi nghiệp

Nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi hành (Perceived Behavior Control):

là việc mô phỏng các cảm nhận của cá nhân khởi nghiệp về độ khó dễ trong việcvận dụng vào hành vi Yếu tố kiểm soát hành vi được nhìn nhận bởi 2 nhân tốchính: Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài Các nhân tố kiểm soát hành vi tácđộng trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi và nếu cá nhân khởi nghiệp chínhxác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình thì kiểm soát hành vi còn dựđoán cả hành vi của cá nhân đó (Ajzen, 1991)

Từ lý thuyết này có thể thấy để hình thành ý định khởi nghiệp, các sinh viênđều phải trải qua các quá trình đánh giá, phân tích thận kỹ lưỡng các khía cạnh liênquan đến ý định khởi nghiệp đó Khác với thuyết hành động hợp lý, ý định khôngchỉ bị tác động, ảnh hưởng bởi các đối tượng xung quanh như môi trường, gia đình,bạn bè v.v mà còn chính nhận thức của sinh viên Nhưng ở thuyết hành vi dự địnhnày để có một quyết đinh lựa chọn, việc chiến thắng hai nhântố tác động trên, mỗisinh viên còn cần phải chiến thắng cả ý chí và sự thúc đẩy từ bên trong

1.2.2 Thuyết hành động hợp lý ( TRA - Theory of Reasoned Action )

Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi

ý định thực hiện hành vi đó Hai nhântố ảnh hưởng chính đến ý định là chuẩn chủquan và thái độ cá nhân Trong đó chuẩn chủ quan được cho là nhận thức của nhữngngười sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chủ thể và cho rằng chủ thể đó nên hay không nên

Niềm tin quy

Chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Trang 26

thực hiện hành vi này (Ajzen, 1991) Thái độ của một chủ thể đối với hành vi được

đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó

Nguồn: Davis và cộng sự (1989), trích trong Chutter, 2009)

Hình 1.2: Mô hình Thuyết hành động hợp lý

Tóm lại, thuyết hành động hợp lý được phát triển để dự đoán và hiểu đượcnhững ảnh hưởng của động cơ thúc đẩy lên những hành vi thực sự Những hành vithực sự này không phải chịu kiểm soát từ ý chí của cá nhân, đây cũng là điểm hạnchế của thuyết này Đồng thời lý thuyết cũng xác định cách để thay đổi hành vi thực

sự và giải thích được hầu hết các hành vi của con người.Thuyết hành động hợp lý

đã gián tiếp giải thích quá trình hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên Dựatrên niềm tin tốt đẹp với kinh doanh để bắt đầu, chủ thể kinh doanh sẽ hướng sựquan tâm của mình đến việc kinh doanh và mong muốn trở thành một chủ thể kinhdoanh ( một doanh nhân).Hơn nữa là sự tác động từ môi trường những người xungquanh như xã hội, gia đình bạn bè … sẽ gián đoạn ảnh hưởng đến niềm tin hay quanđiểm của những người xung quanh chủ thể tiếp nhận khởi nghiệp Thêm vào đóniềm tin và sự quan tâm hình thành từ trước, chủ thể sẽ hình thành ý định khởinghiệp dựa theo những phân tích mang lại cho họ lợi ích cao nhất

Trang 27

1.2.3 Thuyết sự kiện khởi sự (SEE – The entrepreneurial event)

Nguồn: Shapero và Sokol, 1982 [82]

Hình 1.3: Mô hình sự khởi nghiệp kinh

Shapero và Sokol (1982) cho rằng việc khởi sự kinh doanh thành lập mộtdoanh nghiệp mới là một sự kiện bị tác động bởi những thay đổi trong đời sống củacon người Theo nghiên cứu này, quyết định của một cá nhân khi lựa chọn để thànhlập một doanh nghiệp phụ thuộc vào những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của

cá nhân đó là thái độ của cá nhân đối với việc khởi sự kinh doanh (thể hiện bằng 2khía cạnh là cảm nhận của cá nhân về tính khả thi và cảm nhận của cá nhân vềmong muốn khởi sựkinh doanh)

Mong muốn : Yếu tố cảm nhận về mong muốn thể hiện qua suy nghĩ của cá

nhân về mức độ và tính hấp dẫn của việc khởi nghiệp kinh doanh, đồng thời mô

Không phù hợp

Nhân tố dẫn đến việc tiêu cực

Nhân tố làm tăng tính tích cực

Cảm nhận về mong muốn

Sự kiện khởi nghiệp

Dư thừa thời gian

Trang 28

phỏng và hình thành nên hệ giá trị của sự kiện đó Hệ giá trị trong mỗi chủ thể cánhân được cấu thành từ những giá trị vô hình như văn hóa cộng đồng, từ gia đình,bạn bè, đồng nghiệp…Để một cá nhân cảm nhận được khát khao và mong muốnkhởi nghiệp, xã hội phải cho doanh nhân một vị trí và hình ảnh tương xứng, bêncạnh đó là các giá trị như tự chủ, dám mạo hiểm, trách nhiệm và dám đương đầuchấ nhận với rủi ro (Shapero 1982) Yếu tố cảm nhận về mong muốn khởi nghiệpcủa Shapero có điểm tương đồng với yếu tố “ thái độ” (tích cực) và “chuẩn chủquan” của Ajzen (1991).

Khả thi: Yếu tố hoàn cảnh và mong muốn vẫn chưa đủ sức thuyết phục để đưa

ra ý định khởi nghiệp của một cá nhân Vì vậy, cần thêm điều kiện nhìn nhận hành

vi khởi nghiệp là khả thi Các nguồn lực, sự hỗ trợ từ bên ngoài (phương tiện truyềnthông, thông tin, tài chính…), chính sách ưu đãi của Chính phủ và địa phương, kinhnghiệm của gia đình của các thế hệ đi trước, kỹ năng cá nhân cũng góp phần làmtăng cảm nhận về tính khả thi (Shapero 1982) Yếu tố này tương đồng với yếu tố

“nhận thức về kiểm soát hành vi” của Ajzen

“Cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp” và “Cảm nhận tính khả thi” có sự hỗtrợ và tương tác qua lại với nhau: nếu cảm nhận việc khởi nghiệp không khả thi cánhân sẽ không còn mong muốn khởi nghiệp Xuất phát từ hai lĩnh vực khác nhaucủa hai mô hình nghiên cứu (Thuyết hành vi dự kiến của Ajzen thuộc lĩnh vực tâm

lý học xã hội và thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol thuộc lĩnh vựckhởi nghiệp) đã cung cấp cơ sở lý luận để nghiên cứu về “ý định khởi nghiệp”

Tóm lại theo mô hình này, dự định khởi sự kinh doanh sẽ xuất hiện khi một

cá nhân phát hiện ra một cơ hội mà họ thấy có khả thi và họ mong muốn nắm lấy cơhội đó Tuy nhiên để dự định biến thành hành động mở doanh nghiệp thì cần có chấtxúc tác Đó chính là những thay đổi trong cuộc sống con người Sự thay đổi có thể ởdưới dạng tiêu cực như mối quan hệ đổ vỡ từ hôn nhân, thất nghiệp, bất mãnvềcông việc các nhân tố sẽ dẫn đến tiêu cực và tác động xấu hoặc dưới dạng tíchcực như tìm được ý tưởng, nhận được sự hỗ trợ tài chính…Ví dụ như một sinh viênmới ra trường vừa đi làm cho một công ty A bị sa thải do thiếu kinh nghiệm chuyên

Trang 29

môn, nhân đố đó sẽ thúc đẩy Sinh viên học hỏi thêm và tự mở cơ sở kinh doanh đểlàm chủ, hoặc tìm một cơ hội kinh doanh tốt hơn để trao dồi và học hỏi thêm.

1.2.4 Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp và giáo dục

Những năm gần đây, đào tạo và giáo dục tinh thần doanh nhân (Etrepreneurshipeducation) trở thành một vấn đần đáng quan tầm trên toàn thế giới, đặc biệt là cácnước đang phát triển như Việt Nam Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc giáo dục tinhthần doanh nhân có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế và phát triểnnghê nghiệp cho sinh viên phần tạo ra các doanh nhân thành đạt (Garba, 2010,North, 2002; Ahmed và các tác giả, 2010)

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp và giáo dục

Brice,

(2004)

351 sinh viên chuyên ngànhQuản trị kinh doanh ở bậc Đạihọc, cao học, nghiên cứu sinhviên trường VeterinaryMedicine và Large đông namHoa Kỳ

Ý định khởi nghiệp tăng dầntheo trình độ học vấn

Có sự khác biệt trong ý địnhkhởi nghiệp giữa hai nhóm đốitượng nghiên cứu Nhóm sinhviên thuộc trường MIT của Hoa

Kỳ có ý định khởi nghiệp vàtham vọng kinh doanh cao hơnnhóm thuộc trường Đại học nóitiếng Đức

Linán, (2004) 166 sinh viên Đại học ngành

quản trị kinh doanh, kinh tế học

và một số ít thuộc ngành kháctrường Seville và Jacn phíaNam Tây Ban Nha

Kiến thức kinh doanh tác dộngtích cực đến ý định khởi nghiệpcủa sinh viên

Trang 30

Nguồn: Nguyễn Doãn Chí Luân, (2012)

Ở Việt Nam, khái niệm về tinh thần doanh nhân nhìn chung còn khá xa lạ vàchưa được nghiên cứu chuyên sâu Bảng nghiên cứu trên đã đưa ra những nghiêncứu tương đối quan trọng về ảnh hưởng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục tinh thầndoanh nhân đối với các sinh viên thuộc trường Đại học Môi trường giáo dục đạihọc không chỉ cung cấp kiến thức về kỹ thuật, kinh tế liên quan đến nghề nghiệpcho sinh viên mà còn là nền tảng thúc đẩy sự tìm tòi và trở nên thành công hơntrong việc khởi nghiệp

1.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.3.1 Các mô hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên

1.3.1.1 Các mô hình nghiên cứu nước ngoài:

Mô hình nghiên cứu của Lũthje và Franke (2004)

Việc khuyến khích ý định khởi nghiệp của sinh viên là một nhân tố vô cùngquan trọng giúp nền kinh tế quốc gia phát triển, Lũthje và Franke (2004) đã nghiêncứu và cho rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên bị tác động từ 2 tác nhân chính:Các nhân tố thuộc về nội tại (internal factors) của sinh viên (tính cách cá nhân) vàcác nhân tố thuộc về phạm trù môi trường bên ngoài (external factors- environment)như tài chính, thị trường, môi trường giáo dục

Trong mô hình này, tác giả đặc biệt lưu ý các nhân tố thuộc về bên ngoài vìcho rằng đối với sinh viên các nhân tố như điều kiện tài chính, thị trường hay cảmnhận môi trường giáo dục Đại học sẽ tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp kinhdoanh Điều này cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Gaddam (2008)

ZViệc so sánh mức độ ý định khởi nghiệp giữa hai nhóm sinh viên nói tiếngĐức (thuộc Đức và Áo) và tiếng Anh (học viện MIT Hoa Kỳ), nghiên cứu đã chỉ ra

ý định khởi nghiệp kinh doanh sẽ phụ thuộc vào nhân tố bên ngoài Đặc biệt môitrường giáo dục đại học có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Trang 31

Hình1.4: Mô hình nghiên cứu của Lũthje và Franke (2004)

(Nguồn: Lũthje và Franke 2004)

Mô hình nghiên cứu của Linán (2004)

Trên mô hình của Shapero và Sokol (1982), vào năm 2004 Linán, đã phát triển

mô hình ý định khởi nghiệp của sinh viên Mô hình có nêu ra 3 nhân tố: Chuẩn mực

xã hội (Social Norms), Cảm nhận khát khao (Percevied Desirability), cảm nhận tínhkhả thi (Perceived Feasibility) Theo Linán việc cảm nhận các diễn biến bên ngoài

sẽ giúp cá nhân mỗi người có được suy nghĩ, tìm ra những vấn đề để lựa chọn.Cũng theo tác giả có 2 dạng cảm nhận cơ bản, đó là cảm nhận tính khả thi và cảmnhận sự khát khao Cảm nhận này được đo do ảnh hưởng các nhân tố xã hội, vănhóa thông qua hệ thống giá trị cá nhân (Linán, 2004)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn mực xã hội có tác động tích cực đến

ý định khởi nghiệp Chuẩn mực xã hội được đo lường bằng cảm nhận về mức độquan tâm của xã hội với hành vi khởi nghiệp kinh doanh (Linán, 2004)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của Linán (2004)

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu của Linán (2004)

( Nguồn : Linán, 2004)

Mô hình nghiên cứu của Wongnaa và Seyram (2014)

Nghiên cứu đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinhviên trường Đại học bách khóa Kumasia khởi nghiệp trong tương lai Kết quả

Cảm nhận tính khả thi (Perceived Feasibility)

Trang 32

nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố liên quan đến tính cách, hỗ trợ từ gia đình, bạn

bè, nghề nghiệp của cha mẹ, môi trường giáo dục, giới tính tác động tích cực đến ýđịnh khởi nghiệp của sinh viên trường đại học bách khoa Kumasia về việc khởinghiệp kinh doanh

Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu của Wongnaa và Seyram (2014)

(Nguồn: Wongnaa và Seyram, 2014)

Nghiên cứu đã chỉ ra sinh viên có các nhân tố hướng ngoại, ổn định cảm xúcthì có khả năng khởi nghiệp cao hơn những người khác Đồng thời, sự hỗ trợ từ giađình và bạn bè là yếu tố quan trọng để điều chỉnh ý định khởi nghiệp của sinh viên

đó Một cá nhân được sinh ra trong môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng đến ýđịnh khởi nghiệp của cá nhân đó Mặt khác giới tính nam có tinh thần khởi nghiệpcao hơn giới tính nữ Ngoài ra những sinh viên có điều kiện tiếp cận với tài chính có

xu hướng trở nên nhiệt tình và tham vọng, khát khao kinh doanh cao hơn nhữngngười có nguồn lực tài chính hạn chế

Mô hình nghiên cứu của Krueger và Brazeal (1994)

Dựa trên mô hình trước đây của Shapero và Ajzen nhưng Krueger và Brazeal(1994) nhấn mạnh đến tiềm năng của việc tự kinh doanh như: tính ổn định hành vi,

xu hướng thái độ, tính khả thi Tác giả lập luận rằng trước khi là doanh nhân cánhân phải có tiềm năng trong kinh doanh Mô hình này dùng quan điểm tâm lý xã

Ý định khởi nghiệp kinh

doanh của sinh viên

Giới tính

Tính cách

Hỗ trợ từ gia đình, bạn bèMôi trường giáo dục

và tinh thần khởi nghiệpTài chínhNghề nghiệp của cha

mẹ

Trang 33

hội và xem xét các nhân tố thuộc về môi trường Ví dụ như thái độ đối với doanhnhân hay xã hội sẽ ảnh hưởng tới quyết định thành lập công ty mới Tiềm năng đểtạo ra một công ty mới được xác định dựa trên ba nhân tố quan trọng: sự khát khao,

xu hướng hành động, tính khả thi

(Krueger và Brazeal, 1994) còn đề nghị để tăng cảm nhận tính khả thi chosinh viên cần phải tăng cường giáo dục tinh thần doanh nhân, tăng cường kiến thức,xây dựng tự tin về kiến thức được học

Hình 1.7: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của Krueger và

Brazeal (1994)

(Nguồn: Krueger và Brazeal, 1994)

1.3.1.2 Các mô hình nghiên cứu trong nước:

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Doãn Chí Luân (2012)

Nghiên cứu đã chỉ ra thêm các nhântố thuộc môi trường bên ngoài cũng tác độngđến ý định khởi nghiệp của sinh viên các ngành kinh tế Kết quả nghiên cứu đã đưa

ra các nhântố cảm nhận tính khả thi, sự khát khao, cảm nhận môi trường giáo dục,điều kiện thị trường và điều kiện tài chính cũng có ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp.Trong đó sự khát khao có đánh giá khá mạnh mẽ

Hình 1.8: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Doãn Chí Luận, 2012

Ý định khởi nghiệp

Sự khát khao

Xu hướng hành động Tính khả thi

Ý định khởi nghiệp

kinh doanh của sinh

viên

Cảm nhận tính khả thiCảm nhận sự khát khao

Điều kiện thị trường và

tài chínhCảm nhận môi trường giáo dục Đại học

Trang 34

(Nguồn: Nguyễn Doãn Chí Luận, 2012)

Phạm Thành Công (2010) đã chỉ ra được các nhân tố và nhu cầu để thành đạt,định hướng xã hội, khả năng am hiểu thị trường, tính chịu đựng và nhẫn nại có ảnhhưởng đến ý định khởi nghiệp Các nhân tố như định hướng xã hội và am hiểu thịtrường có vai trò chủ chốt nhất

Lý Thục Hiền (2010) cũng đã nghiên cứu “Mối quan hệ giữa kỹ năng chínhtrị với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành Quản trịkinh doanh”- tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của kỹ năng chính trịgồm cácnhân tố như sự sắc sảo xã hội, năng lực mạng lưới, sự tương tác giữa cá nhân và sựchân thật ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Kết thúc nghiêncứu tác giả cũng chỉ ra nhân tố ảnh ảnh hưởng qua lại giữa các các nhân (do hainhântố năng lực mạng lưới và ảnh hưởng các nhân lẫn nhau) đóng vai trò then chốttrong ý định khởi nghiệp, sự chân thật rõ ràng cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến xuthế khởi nghiệp

Tóm lại, hai nghiên cứu trên chủ nhân tập trung đến các nhân tố cá nhân vàcũng chưa chỉ ra được các nhân tố thuộc các tác động của mội trường khách quanbên ngoài như, tài chính, điều kiện xã hội … Hai nghiên cứu trên đã khẳng định làtại Việt Nam kỹ năng và tính cách của mỗi cá nhân đã góp phần thúc đẩy ý địnhkhởi nghiệp

Trang 35

Bảng1.1- Bảng tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

So sánh các mô hình đề xuất nghiên cứu trước đây

Giống nhau:Những nghiên cứu sử dụng thuyết hành vi của Ajzen (1991) và thuyết

sự kiện khởi nghiệp kinh doanh của Shapero và Sokol (1982) làm lý thuyết nền tảngkhi nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chung quy thuộccác nhóm nhân tố sau:

- Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ bên trong: nhận thức tính khả thi, đặc điểm

tính cách cá nhân và thái độ đối với hành vi khởi nghiệp

- Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài: Môi trường giáo dục tinh thần

khởi nghiệp, tiếp cận tài chính, hỗ trợ khởi nghiệp

Khác nhau:Những nghiên cứu trước chưa quan tâm nhiều đến sinh viên lựa

chọn ngành học hay chuyên ngành học Trong bối cảnh đất nước đang phát triển,

xu hướng khởi nghiệp và ý tưởng khởi nghiệp của các sinh viên chuyên ngành đều

Trang 36

như nhau Thực tế cũng cho thấy các trường đại học cũng đào tạo các chuyênngành như nhau nhưng số lượng sinh viên khi tham gia lựa chọn ngành học là khácnhau Nghiên cứu chọn lọc và sử dụng các nhân tố ở môi trường nước ngoài đểkhảo sát tình hình thực tế ở Việt Nam.

Các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởinghiệp của sinh viên trường Đại Học Kiên Giang sẽ là cơ sở đề xuất hàm ý quản trị

để nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên theo định hướng phát triển của tỉnhnói riêng và quốc gia nói chung

1.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình đề xuất nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên trường Đại Học Kiên Giang

H1 (+)H2 (+)H3 (+)H4 (+) H5 (+)H6 (+)

Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: tác giả nghiên cứu lý thuyết và đề xuất)

1.3.3 Giả thuyết nghiên cứu

Cảm nhận môi trường giáo dục

Trang 37

Phát huy, kế thừa và bổ sung nghiên cứu của Linán (2004) thêm ba biến (tínhcách cá nhân, điều kiện tài chính, cảm nhận môi trường giáo dục đại học) từ môhình Lũthje và Franke (2004) để làm tăng khả năng giải thích ý định khởi nghiệpcủa sinh viên Việc khởi nghiệp không chỉ chịu sự tác động hay ảnh hưởng bởi cácnhân tố bên ngoài: điều kiện thị trường, kinh tế, xã hội… mà tính cách và kỹ năngcủa các nhân cũng tác động rất lớn đến ý định khởi nghiệp Vì vậy, mô hình nghiêncứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp bao gồm 6 nhântố: Chuẩn mực

và tác động của xã hội, cảm nhận môi trường giáo dục đại học, cảm nhận sự khátkhao, cảm nhận tính khả thi, tính cá nhân, điều kiện thị trường và tài chính

1.3.3.1 Chuẩn mực xã hội (Socail Norms).

Dù bạn là cá nhân hay tổ chức cũng đều tồn tại trong môi trường nhất định tùythuộc vào từng thời điểm, không gian, thời gian Môi trường này sẽ tác động tíchcực hoặc tiêu cực đến cá nhân tổ chức Mọi hành động của con người được địnhhướng, thúc đẩy bởi các hoàn cảnh xã hội, quy tắc xã hội, chuẩn mực xã hội(Coleman, 1998)

Chuẩn mực xã hội là việc chịu đựng và cảm nhận áp lực, mức độ quan tâm xãhội để đi đến hành vi ra quyết định kinh doanh ( Linán và các tác giả 2005) Ở mộtkhía cạnh khác, chuẩn mực xã hội là cảm nhận về tầm quan trọng của việc trở thànhdoanh nhân (Krueger và Brazeal -1994) Chuẩn mực xã hội cũng gắn liền với giađình bạn vè và mọi người trong xã hội, cổ vũ ủng hộ hành vi của một cá nhân tựmình kinh doanh hay không Môi trường sống, văn hóa xã hội có tiếp thêm động lựchay bác bỏ hành vi hay ý định khởi nghiệp Điều này cũng có nguồn gốc từ văn hóa

tổ chức, văn hóa gia đình Chuẩn mực xã hội là thái độ của mọi người (đồng nghiệp,gia đình, bạn bè …) về doanh nhân (Elfving và các tác giả, 2009) Vì vậy, chuẩnmực xã hội sẽ định hướng ý định khởi nghiệp, suy nghĩ và hành vi của một cá nhân

Từ đó, tác động đến tâm lý, ý chí đối với hành vi của con người và giúp con ngườiđưa ra các quyết định sau cùng Sự cổ vũ, ủng hộ, động viên hay phản đối, từ xã hộicũng sẽ làm gia tăng hay giảm sút các ý định khởi nghiệp

Trang 38

Giả Thuyết H1: Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ cùng chiều (+) với ý định

khởi nghiệp của sinh viên

1.3.3.2 Cảm nhận môi trường giáo dục Đại học (Pereeption on University

Environment)

Môi trường giáo dục Đại học có vai trò hết sức quan trọng đối với toàn bộsinh viên và là cảm nhận ban đầu của sinh viên Ở một số trường đang có vị trí cao

là tác nhân chính thúc đẩy sự hình thành ý tưởng kinh doanh cho sinh viên (Lũthje

và Franke, 2004) Ở các nước phát triển trên thế giới, môi trường học tập tại cáctrường đại học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nhận thức của sinh viêngiúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng cũng như thúc đẩy việc lựa chọn ngành nghềcủa bản thân trong tương lai một cách đúng đắn Ví dụ tại Mỹ khi nhắc đến Havardtrong suy nghĩ của mọi người luôn hướng về việc phát triển các ý tưởng kinhdoanh, học tập và cung cấp cách quản lý doanh nghiệp Môi trường học danh tiếngcủa trường giúp cho người học luôn tự tin về kiến thức và kỹ năng có được sau khitốt nghiệp Bằng sự tự tin về kiến thức, các sinh viên dễ dàng phát huy các ý tưởngkinh doanh để trở thành những doanh nhân và dễ dàng thành đạt hơn Chính vì vậycảm nhận môi trường giáo dục của sinh viên ngay từ đầu đã hình thành nên những

ý định kinh doanh Cảm nhận môi trường giáo dục đề cập đến các vấn đề như rènluyện các kỹ năng, bồi dưỡng và nâng cao các kiến thức ngắn hạn về quản lý, kỹnăng lãnh đạo, xây dựng và thiết lập mối quan hệ nhóm Giáo dục tinh thần doanhnhân khuyến khích sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu khởi nghiệp (Lũthje và Franke(2004) Việc cảm nhận môi đại học có tác động thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp(Gaddam, 2008)

Giả Thuyết H2: Cảm nhận môi trường giáo dục đại học có mối quan hệ cùng

chiều (+) với ý định khởi nghiệp của sinh viên

1.3.3.3 Cảm nhận sự khát khao (Perceived Desirability)

Điều cần thiết và đầu tiên để thành công trong công việc là sự khát khao vàham thích Nhưng sự khát khao lại xuất phát từ hấp dẫn của một hành động haymột công việc sắp diễn ra và làm cho cá nhân cảm thấy thích thú Tính hấp dẫn khi

Trang 39

bắt đầu kinh doanh là tiền đề và động cơ tạo ra sự khát khao Đặc biệt là trong lĩnhvực kinh doanh Sự khát khao là một trong những nhân tố hết sức quan trọng nhằm

hỗ trợ những cá nhân đang muốn trở thành doanh nhân, tự mình tạo dựng sựnghiệp Khát khao tạo cho cá nhân ý chí kiên định, quyết tâm thực hiện hành vinhất định dù trong bất kì hoàn cảnh nào đó được gọi là ý định khởi nghiệp Cảmnhận được sự khát khao là mức độ cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn của việc bắt đầukinh doanh ( Krueger, 1993; Linán, 2004) Sự khát khao là động lực để chính cánhân chủ thể phát huy và hoàn thiện nó theo khả năng và điều kiện kinh tế đặt ra

Từ đó có thể đưa ra giả thuyết sau

Giả Thuyết H3: Cảm nhận sự khát khao có mối quan hệ cùng chiều (+) với ý

định khởi nghiệp của sinh viên

1.3.3.4 Cảm nhận tính khả thi (Perceived Feasibility)

Bên cạnh khát khao đối với ý định khởi nghiệp, việc cảm nhận tính khả thicũng khá quan trọng Cảm nhận tính khả thi là mức độ mà bản thân cá nhân đó tinrằng có thể bắt đầu công việc kinh doanh ( Krueger, 1993; Linán, 2004) Việc tạolập doanh nghiệp luôn đi kèm với tính khả thi của ý tưởng kinh doanh đó Khi một ýtưởng kinh doanh thiếu tính khả thi, ý tưởng đó sẽ bị giảm hoặc mất đi Sự kỳ vọng

và niềm tin vào sự thành công, vào tính hợp lý và sự phù hợp của ý tưởng kinhdoanh sẽ thúc đẩy cá nhân quyết tâm thực hiện ước mơ của mình Mỗi cá nhân sẽtập trung mọi sức lực để thực hiện một hành vi nhằm đạt được mục tiêu đặt ra dù cókhó khăn

Những ý tưởng sáng tạo, định hướng khởi nghiệp sẽ bị dập tắt nếu khôngmang tính khả thi hay khó thực hiện hoặc không thể thực hiện tính hiệu quả sẽ rấtthấp Tính khả thi mang đến sự hy vọng cho ý tưởng và lòng quyết tâm Kết hợpgiữa cách thức, mô hình kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của chủ thể ý tưởng sẽtác động đến mức độ cảm nhận tính khả thi của mỗi cá nhân ( Linán và các tác giả2005) Nên giả thuyết được đặt ra sẽ là

Giả Thuyết H4: Cảm nhận tính khả thi có mối quan hệ cùng chiều (+) với ý

định khởi nghiệp của sinh viên.

Trang 40

1.3.3.5 Tính cách cá nhân (Personality)

Tính cách cá nhân là những đặc thù, đặc điểm, phẩm chất riêng của mỗi người

Từ lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy vai trò tính cách cá nhân tronghành động khởi nghiệp của một người Kirzner (1973) mô tả những cá nhân khởinghiệp kinh doanh là những người có đủ khả năng và độ nhậy bén để phát hiệnđược các cơ hội lợi nhuận mà trước đó chưa phát hiện ra, để rồi tận dụng các cơ hội

đó Theo tác giả quá trình khởi nghiệp thường liên quan chặt chẽ đến khả năng pháthiện và chú ý tới những điều mà không ai trước đó chú ý Kihlstrom (1979) đã chỉ

ra rằng “ hành động khởi nghiệp là đặc tính sẵn sàng đối mặt với những cái khôngchắc chắn của con người” Còn MeClelland (1961) cho rằng “ đặc tính khác biệtgiữa những người có ý đinh khởi nghiệp với phần còn lại của xã hội là chấp nhậnrủi ro và nhu cầu thành đạt” Tính cách cá nhân có vai trò quan trọng trong sựnghiệp thành công (Rodermund,2003)

Giả Thuyết H5: Tính cách cá nhân có tác động cùng chiều (+) đến ý định

khởi nghiệp của sinh viên

1.3.3.6 Điều kiện thị trường và tài chính (Market and Finance Conditions)

Kinh tế thị trường và tài chính ngày một phát triển cũng có vai trò quan trọngđối với sự hình thành ý tưởng khởi nghiệp và kinh doanh Điều kiện thị trường tốthay xấu đều có thể nảy sinh ý tưởng sáng tạo về một hay nhiều mô hình hay cáchthức kinh doanh cho sinh viên Trong thực tế rất nhiều ý tưởng kinh doanh đượcphát triển dựa trên nền tảng lỗ hổng kinh tế, hay những áp lực hoàn cảnh thị trườngxấu thúc đẩy sự tìm kiếm khắc phục của sinh viên bằng cách đưa ra các biện phápngăn chặn và từ đó xây dựng và phát triển dự án mới Mặt khác, tài chính là thước

đo để bất cứ cá nhân nào khi muốn khởi nghiệp cũng phải nhìn nhận và xem xét.Tài chính là động lực của cả một quá trình kinh doanh Thiếu tài chính hoặc độngkinh doanh, ý tưởng khởi nghiệp sẽ suy yếu trầm trọng thậm chí có thể chấm dứt.Tài chính ảnh hướng lớn đến ý định kinh doanh (Grundstén, 2004), do đó cần

Ngày đăng: 25/02/2024, 13:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w