1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thương vụ massan mua lại vinmart

43 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận thương vụ Massan mua lại VinMart
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 12,3 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp (4)
    • 1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển (4)
    • 1.1.2. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp (8)
    • 1.1.3. Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu (8)
    • 1.1.4. Văn hóa doanh nghiệp (12)
    • 1.1.5. Phong cách của người lãnh đạo bộ phận đàm phán (14)
  • 1.2. Bộ phận đàm phán và nhân viên đàm phán (15)
    • 1.2.1. Một số thương vụ đàm phán của doanh nghiệp (15)
    • 1.2.2. Nhiệm vụ của bộ phận đàm phán (16)
    • 1.2.3. Vị trí, quyền hạn và nhiệm vụ của các thành viên bộ phận đàm phán (17)
  • CHƯƠNG 2: MÔ TẢ BỐI CẢNH VỤ VIỆC ĐÀM PHÁN (21)
    • 2.1. Chủ thể đàm phán (21)
      • 2.1.1. Công ty tập đoàn Masan (21)
      • 2.1.2. Tập đoàn VinGroup (21)
    • 2.2. Sự kiện diễn ra đàm phán (22)
    • 2.3. Cấu trúc việc đàm phán (23)
      • 2.3.1. Xác định cấu trúc (23)
      • 2.3.2. Kết quả cuộc cuộc đàm phán (24)
      • 2.3.3. Lý do lựa chọn vụ việc đàm phán (25)
  • CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC CHO VỤ VIỆC ĐÀM PHÁN (27)
    • 3.1. Lựa chọn chiến lược phù hợp (27)
    • 3.2. Lập kế hoạch cho vụ việc đàm phán (27)
      • 3.2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu đàm phán của Masan (27)
      • 3.2.2. Bước 2: Xác định vấn đề chính liên quan đến việc đạt được mục tiêu (29)
      • 3.2.3. Bước 3: Xác định tầm quan trọng của các vấn đề và xác định tổ hợp thương lượng (30)
      • 3.2.4. Bước 4: Xác định lợi ích (31)
      • 3.2.5. Bước 5: Xác định các giải pháp thay thế tốt nhất đối với một thỏa thuận được đàm phán (BATNA) (32)
      • 3.2.6. Bước 6: Xác định giới hạn, bao gồm điểm kháng cự (32)
      • 3.2.7. Bước 7: Phân tích và tìm hiểu mục tiêu vấn đề và điểm kháng cự của đối tác (32)
      • 3.2.8. Bước 8: Thiết lập mục tiêu và đề xuất đầu tiên (33)
      • 3.2.9. Bước 9: Phân tích bối cảnh của thương vụ đàm phán (35)
      • 3.2.10. Bước 10: Trình bày vấn đề cho đối tác, sự trọng yếu và quá trình (38)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VỤ VIỆC ĐÀM PHÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (40)
    • 4.1. Tóm tắt kết quả từ đàm phán vụ việc (40)
    • 4.2. Xác định điểm đạt được và vấn đề còn tồn tại trong vụ việc đàm phán (41)
    • 4.3. Đề xuất giải pháp (42)
      • 4.3.1. Tái cấu trúc theo hai chiều (0)
      • 4.3.2. Xây dựng những chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng và siêu thị của VinMart & VinMart+ theo hướng đi mới. Hạn chế việc mở thêm siêu thị và cửa hàng như trước (0)
      • 4.3.3. Chuyển từ điểm mua sắm thuần túy thành nền tảng phục vụ các nhu cầu thiết yếu, (0)

Nội dung

Chuyển từ điểm mua sắm thuần túy thành nền tảng phục vụ các nhu cầu thiết yếu,cho người tiêu dùng trải nghiệm xuyên suốt từ online đến offline...42MỤC LỤC ẢNHHình 1: Hình ảnh về doanh ng

Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) được thành lập vào năm 1996 với tên gọi trước đây là Công ty CP Công nghệ - Kỹ thuật - Thương mại Việt Tiến Sau

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

Save to a Studylist nhiều lần chuyển đổi, vào ngày 10/06/2015, công ty quyết định đổi tên thành Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan, và nó là một doanh nghiệp của Việt Nam Masan Group nắm giữ hơn 80% cổ phần của công ty. Địa chỉ hiện tại của Masan Consumer là tầng 12, tòa nhà MPlaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Công ty này được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam.

Masan Consumer chuyên sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm thực phẩm và đồ uống, bao gồm nước mắm, nước tương, tương ớt, mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi, cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan, và nước khoáng Với sự phát triển từ năm 2000, công ty đã xây dựng danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối mạnh mẽ, giúp Masan Consumer đạt được vị thế hàng đầu trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu tại Việt Nam Các thương hiệu nổi tiếng của công ty bao gồm Chin-su, Omachi, Kokomi, Nam Ngư, được người tiêu dùng yêu thích và tin dùng.

- Tháng 4: Masan thành lập Công ty tại Nga để nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm thực phẩm ở thị trường Đông Âu.

- Tháng 6: Thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và sản phẩm ngành gia vị.

- Ngày 31 tháng 05 năm 2000, Thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu

- Chuyển hướng kinh doanh từ xuất khẩu sang thị trường trong nước, ra mắt thương hiệu

- "Chinsu" thành công, tiếp nối thành công của "Nam Ngư" và "Tam Thái Tử" vào năm 2007.

- Ngày 01 tháng 08 năm 2003, Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến sáp nhập vào Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, sau đó Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp – Thương mại MaSan.

- Ngày 01 tháng 07 năm 2009, Công ty bổ sung ngành nghề kinh doanh: Sản xuất Gia vị (không sản xuất tại trụ sở chính) và Sản Xuất Hương Liệu (trừ sản xuất hóa chất cơ bản).

- Ngày 22 tháng 12 năm 2009, Công ty thay đổi trụ sở đến Tầng 12, Toà nhà Kumho Asiana Plaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, Phường Bến nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 09 tháng 03 năm 2011, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng Tiêu dùng Ma San Ngày 15 tháng 04 năm 2011, Công ty phát hành cổ phiếu phổ thông cho Công ty Quản Lý Đầu Tư Kohlberg Kravis Roberts (KKR) tương đương 10% vốn điều lệ sau phát hành.

- Ngày 17 tháng 10 năm 2011 & ngày 04 tháng 11 năm 2011, Công ty mua 50,25% cổ phần Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa.

- Tháng 12 năm 2012, Công ty mua thêm 2,95% cổ phần của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa, nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên 53,20%

- Ngày 01 tháng 02 năm 2013, Công ty mua thành công 24,9% cổ phần Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo

- Tháng 03 năm 2013, Công ty mua thêm 38,61% cổ phần Công ty Cổ phần Nước khoángVĩnh Hảo, nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên 63,51%.

- Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Công ty TNHH Một thành viên Thực phẩm Masan – công ty con của Công ty chào mua thành công 32,8% cổ phần Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex.

- Ngày 10 tháng 06 năm 2015, Công ty thay đổi tên thành “CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN”

- Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage – công ty con của Công ty hoàn tất mua 65% cổ phần Công ty Cổ phần Nước khoáng Quảng Ninh

- Đạt Top 3 thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam theo báo cáo thường niên Dấu chân thương hiệu (Brand Footprint) do Kantar WorldPanel công bố, Masan Consumer còn tiếp tục đạt vị trí thứ 5 Top các thương hiệu Công ty Giá trị nhất trong danh sách 40 Thương hiệu năm 2017 do Forbes Việt Nam công bố.

- Ngày 17/12/2020, Forbes Việt Nam công bố danh sách 50 Thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam năm 2020 Hai công ty thành viên thuộc Tập đoán Masan là Masan Consumer và Masan và MEATLife lần lượt có tên trong Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm nay.

- Thứ nhất xác định nhiệm vụ đưa thương hiệu "Chin-su," "Omachi," và "Vinacafé" ra thế giới, với mục tiêu đóng góp 15% tổng doanh thu vào năm 2027.

- Thứ hai là cam kết chiến lược mở rộng thị phần sản phẩm chất lượng cao ra thế giới, với sự ra mắt của bộ sưu tập sản phẩm Gia vị Chin-su tại Japan Foodex.

Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp Masan Consumer

Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu

- Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan đang dẫn đầu và vô cùng nổi tiếng trên thị trường hàng tiêu dùng Hoặc nếu bạn chỉ là những khách hàng tiêu dùng thông thường thì hầu hết những sản phẩm mà các bạn đang sử dụng hàng ngày như: nước tương Chinsu, nước mắm Nam Ngư, Mì tôm Kokomi, Vinacafe,… có thể nói xét về mảng hàng hóa tiêu dùng thì công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan đang đứng đầu và chiếm lĩnh được thị phần rất lớn.

Kể đến năm 2011 Masan Consumer dẫn đầu thị phần với 76% nước mắm, 78% nước tương, 37% tương ớt, 17% mì ăn liền, 40% café hòa tan.

- Nhóm ngành hàng thực phẩm tiện lợi: Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, xúc xích với các sản phẩm chủ lực như: Mì Omachi, Kokomi, cháo Kokomi, v.v…

- Nhóm ngành hàng gia vị: nước chấm, nước tương, tương ớt, gia vị với các sản phẩm chủ lực như nước mắm Chinsu, nước mắm Nam Ngư, nước tương Chinsu, nước tương Tam Thái Tử, tương ớt Chinsu, v.v…

Nhóm ngành hàng đồ uống bao gồm nước khoáng, nước uống đóng chai và nước khoáng chanh muối, với các sản phẩm chủ lực như nước khoáng Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Quang Hanh – Faith vị Chanh muối, Quang Hanh – Blizka vị Mơ muối, cùng nước tăng lực cà phê Wake up 247.

- Nhóm ngành hàng cà phê: cà phê hòa tan, nước tăng lực với các sản phẩm chủ lực như cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafe Biên Hòa, cà phê Wake up Sài Gòn, cà phê Chất, cà phê De Nam, v.v…

- Mảng bán lẻ: VinCommerce (WinMart, WinMart+), Meat

- Mảng nông nghiệp: Anco, Biozeem,

- Công ty sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm thực phẩm và đồ uống, bao gồm nước tương, nước mắm, nước chấm, tương ớt, mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai và bia.

- Công Ty CP Hàng Tiêu Dùng Masan chuyên cung cấp hàng tiêu dùng các loại Với đa dạng sản phẩm, nhiều mức giá phù hợp cho quý khách hàng chọn lựa Với mong muốn cung cấp cho khách những sản phẩm chất lượng tốt nhất với mức giá phù hợp với chính sách bán hàng của Công ty chúng tôi tại từng thời điểm.

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp Masan được xem là yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công và phát triển của công ty Văn hóa doanh nghiệp Masan tập trung vào 4 giá trị cốt lõi: "Trung thực", "Chủ động", "Sáng tạo" và "Hiệu quả" Những giá trị này thấm nhuần vào mọi hoạt động của công ty, từ chiến lược kinh doanh đến cách đối xử với nhân viên và khách hàng Văn hóa doanh nghiệp Masan tạo ra một môi trường làm việc năng động và đầy thử thách, nơi mỗi cá nhân được trao quyền để đóng góp vào sự thành công chung của công ty.

- Lịch sử và phát triển của Masan:

Masan được thành lập vào năm 1996 và từ đó đã trải qua một quá trình phát triển ấn tượng. Công ty đã mở rộng từ lĩnh vực thực phẩm và đồ uống sang nhiều lĩnh vực khác như năng lượng, bất động sản tài chính.

Lịch sử và thành tựu của Masan đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, với sự cam kết vững chắc đối với chất lượng, sáng tạo và tạo ra giá trị cho khách hàng

Masan tập trung vào các giá trị cốt lõi như sáng tạo, tận tâm và trách nhiệm Công ty đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu và cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

Sự tận tâm và trách nhiệm của Masan không chỉ đối với khách hàng, mà còn đối với cộng đồng và môi trường Công ty đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội và thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường.

Phong cách lãnh đạo trong Masan được đặc trưng bởi sự tập trung vào khách hàng và định hướng dài hạn Lãnh đạo của công ty thường xuyên thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân viên và khách hàng.

Sự lãnh đạo tạo động lực và định hướng cho nhân viên, khuyến khích tinh thần đồng đội và sáng tạo trong công việc.

Masan tạo ra một môi trường làm việc năng động và thân thiện, khuyến khích sự đoàn kết và phát triển cá nhân của nhân viên.

Công ty đề cao tinh thần đồng đội và sự hỗ trợ giữa các thành viên trong tổ chức Sự đa dạng và bình đẳng cũng được quan tâm và khuyến khích.

- Giao tiếp và thông tin:

Masan tạo ra một môi trường giao tiếp mở và hiệu quả Công ty khuyến khích sự trao đổi thông tin và ý kiến giữa các bộ phận và cấp quản lý.

Giao tiếp trong Masan được xây dựng trên sự trung thực và minh bạch, giúp xây dựng lòng tin và sự hiểu biết chung trong tổ chức.

- Đổi mới và tinh thần khởi nghiệp:

Masan đặt sự đổi mới và tinh thần khởi nghiệp làm trọng tâm trong văn hóa doanh nghiệp. Công ty khuyến khích sự sáng tạo, đề xuất ý tưởng mới và khám phá các cơ hội mới.

Masan đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sự cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Văn hóa doanh nghiệp Masan là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử và giá trị cốt lõi, phong cách lãnh đạo lấy khách hàng làm trọng tâm và tầm nhìn xa trông rộng Môi trường làm việc cởi mở khuyến khích sự tương tác và hỗ trợ, tạo điều kiện cho giao tiếp và thông tin minh bạch Đặc biệt, tinh thần đổi mới và khởi nghiệp được nuôi dưỡng, góp phần đưa Masan trở thành một doanh nghiệp thành công và vững mạnh trong ngành.

Phong cách của người lãnh đạo bộ phận đàm phán

Hình 3: Chủ tịch tập đoàn Masan

- Ông Nguyễn Đăng Quang sinh ngày 23 tháng 8 năm 1963 tại Quảng Trị là một doanh nhân và tỷ phú USD người Việt Ông được biết tới là nhà sáng lập và chủ tịch Tập đoàn Masan Bên cạnh đó, ông còn giữ chức vụ là phó chủ tịch thứ nhất trong HĐQT Techcombank từ tháng 4/2016 tới nay.

- Thời gian trước, ông giữ vai trò là thành viên HĐQT ngân hàng Techcombank trong khoảng thời điểm từ tháng 5/2014 tới tháng 3/2016 Đồng thời còn giữ chức vụ Phó Chủ tịch thứ nhất từ tháng 5/2008 tới tháng 4/2014 Trước khi có tên trong HĐQT thì ông đã có kinh nghiệm trong điều hành và quản trị các vị trí quan trọng của Techcombank từ năm 1995.

- Ông đã có thời gian dài học tập và sinh sống tại Đông Âu, sau đó ông đã đỗ tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh (MBA) của ĐH Kinh tế Quốc dân Plekhanov và Tiến sĩ khoa học Công nghệ tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus.

- Ông là một người có các phong cách lãnh đạo như dân chủ và tự do vì ông luôn tôn trọng,lắng nghe ý kiến nhân viên, đưa ra lời khuyên để cấp dưới thực hiện.

Với phong cách lãnh đạo hướng đến hợp tác, ông Nguyễn Đăng Quang thường có xu hướng áp dụng phương pháp quản lý xung đột theo hướng hợp tác Điều này tạo ra ảnh hưởng tích cực đến quá trình đàm phán, giúp hướng đến một kết quả thành công mà cả hai bên cùng có lợi.

Bộ phận đàm phán và nhân viên đàm phán

Một số thương vụ đàm phán của doanh nghiệp

Masan mua dự án Núi Pháo (2010)

Masan mua 85% cổ phần Phúc Long (2022)

Vonfram mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C Starck Group GmbH (2020)

Masan Consumer ( một công ty con của Masan ) mua VinaCafe Biên Hòa (2011)

Bảng 1: Các thương vụ đàm phán tiêu biểu của tập đoàn Masan

Nhiệm vụ của bộ phận đàm phán

Nhiệm vụ chính của bộ phận đàm phán bao gồm:

- Xác Định Mục Tiêu: Xác định mục tiêu và kỳ vọng từ cuộc đàm phán, bao gồm cả các yếu tố như giá cả, điều kiện thanh toán, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, và các điều khoản hợp đồng khác.

- Phân Tích Thông Tin: Nắm bắt thông tin chi tiết về đối tác, thị trường, và các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàm phán Điều này bao gồm cả việc đánh giá rủi ro và cơ hội.

- Phát triển kế hoạch toàn diện bao gồm cách tiếp cận, chiến thuật và nguồn lực cần thiết để dẫn đến kết quả đàm phán thành công.

Lập kế hoạch là bước đầu tiên trong quá trình đàm phán thành công Kế hoạch này nên bao gồm các thành viên trong đội đàm phán, lịch trình đàm phán và cách tiếp cận đối tác Việc lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn tập trung vào các mục tiêu chính, chuẩn bị tốt cho các tình huống phát sinh và đảm bảo rằng quá trình đàm phán diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Thực hiện các phiên đàm phán là bước quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế Duy trì liên lạc chặt chẽ với đối tác giúp nắm bắt thông tin cập nhật và trao đổi thuận lợi Linh hoạt đối phó với những tình huống không dự kiến thể hiện sự chuyên nghiệp và khả năng ứng biến của doanh nghiệp.

- Quản Lý Rủi Ro: Đánh giá và quản lý rủi ro xuất hiện trong quá trình đàm phán để đảm bảo bảo vệ lợi ích của tổ chức.

- Giao Tiếp Hiệu Quả: Giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả với đối tác và các bên liên quan, đồng thời duy trì mối quan hệ tích cực.

- Đàm Phán Hợp Đồng: Đảm bảo rằng các điều khoản cuối cùng của hợp đồng phản ánh thoả thuận đã đạt được và bảo vệ lợi ích của tổ chức.

- Đàm Phán Quyền Lợi và Nghĩa Vụ: Đặt ra các điều kiện và đảm bảo rằng quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên được đưa ra một cách rõ ràng và công bằng.

Vị trí, quyền hạn và nhiệm vụ của các thành viên bộ phận đàm phán

Trưởng đoàn đàm phán tập đoàn

Masan: Ông : Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Group

Vai trò: Người đại diện để chủ chốt cuộc đàm phán.

- Kiểm soát nội dung cuộc đàm phán chính

- Chịu trách nhiệm chính và thương thuyết trong cuộc đàm phán.

- Người đưa ra quyết định – giải quyết

Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan

( CEO) : Ông : Danny Le - Tổng Giám đốc

Vai trò: Người đại diện ký kết các hợp đồng.

Xây dựng và phát triển thị trường

Chịu trách nhiệm về tổ chức Doanh nghiệp, đội ngũ kinh doanh.

Quyết định các chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh

Giám đốc Tài chính (CFO): Bà : Đỗ Thị Quỳnh Trang - Giám Đốc tài chính Vai trò:

- CFO đảm nhận vai trò phân tích các kết quả tài chính của doanh nghiệp để từ đó có thể định giá công ty của mình và cả đối thủ.

- Quản lý được dòng tiền của dự án cũng như có phương án tài chính thích hợp nhất với từng dự án.

- Lập kế hoạch tài chính giúp phác họa được bản kế hoạch của các thương vụM&A.

Giám đốc Marketing (CMO): Ông : Nguyễn Thiều Nam - Thành viên HĐQT - Phó tổng giám đốc

Vai trò: Hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của công ty.

- Tham mưu cho ban Giám đốc về truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu.

- Xây dựng các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động Marketing. Đội tư vấn pháp lý: Ông : Trần Phương Bắc - Luật sư trưởng - Giám đốc Tuân thủ Vai trò: Đảm bảo mọi điều khoản trong hợp đồng đúng quy định và an toàn về pháp lý.

- Giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

Thư ký của tập đoàn Masan: Vai trò:

- Tiếp nhận, ghi chép và xử lý thông tin để chuyển hóa thỏa thuận, cam kết thành văn bản.

Chuyên viên tâm lý : Vai trò:

- Quan sát, phân tích các cử chỉ phi ngôn ngữ (điệu bộ, tư thế, giọng nói, ) của bên đàm phán.

Bảng 2: Vị trí, quyền hạn và nhiệm vụ của các thành viên bộ phận đàm phán của tập đoàn

MÔ TẢ BỐI CẢNH VỤ VIỆC ĐÀM PHÁN

Chủ thể đàm phán

2.1.1 Công ty tập đoàn Masan

- Tiền thân của công ty Masan là công ty cổ phần Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến được thành lập vào năm 1996 Sau nhiều lần sáp nhập, đổi tên, công ty có tên chính thức là Masan Consumer Holdings, thuộc Tập đoàn Masan.

- Trong đó Masan Consumer Holdings bao gồm công ty cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan (Masan Consumer) chuyên sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm, gia vị đóng gói, đồ uống đóng chai và Masan Brewery chuyên sản xuất, kinh doanh bia.

- Sau hơn 20 năm đầu tư phát triển, hiện nay công ty đã chiếm hơn 70% thị phần nước tương, gần 70% thị phần nước mắm, 40% thị phần cà phê hòa tan… Đặc biệt theo kết quả báo cáo của tổ chức Kantar World Pannel, tại Việt Nam có hơn 98% hộ gia đình sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của Masan.

- Những giải thưởng Masan đã được các tổ chức, cơ quan nổi tiếng, uy tín trao tặng như “Top

50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam”, “Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Thương hiệu An toàn vệ sinh thực phẩm”…

- Các sản phẩm của Masan có mặt trên toàn quốc, với hàng trăm đơn vị phân phối Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sản phẩm qua Mỹ, Trung Quốc, Canada, Pháp, Cộng hòa Séc, Nga,

Ba Lan, Đức, các nước châu Á…

Hình 4: Tổng quan về tập đoàn Vingroup

- Người đứng đầu: ông Phạm Nhật Vượng chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn VinGroup

- Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina

Khởi đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam và quyết định đầu tư tập trung vào lĩnh vực du lịch và bất động sản Cột mốc quan trọng này được đánh dấu bằng sự ra đời của hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom Đây là những bước ngoặt đánh dấu sự khởi đầu của Tập đoàn Vingroup với tầm nhìn phát triển lâu dài và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam sau này.

- Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.

- Tập đoàn Vingroup là một tập đoàn đa ngành của Việt Nam Được coi là một trong những tập đoàn lớn, nổi tiếng và thành công nhất Việt Nam, Vingroup góp phần đưa nền kinh tếViệt Nam thăng tiến vượt bậc.

Sự kiện diễn ra đàm phán

Sự kiện diễn ra cuộc đàm phán của Masan và VinMart:

- Ngày diễn ra cuộc đàm phán Ngày 8 tháng 12 năm 2020:

- Địa điểm diễn ra cuộc đàm phán: Trụ sở Masan Group

- Giá trị của thương vụ M&A này là 15.000 tỷ đồng.

- Masan muốn mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị VinMart và VinMart+ của Vingroup Chuỗi siêu thị của Masan gồm WinMart và WinMart+ hiện đang có 1.850 siêu thị và Masan muốn nâng con số này lên 10.000 trong vòng 5 năm.

- Vingroup muốn thoái vốn khỏi lĩnh vực bán lẻ để tập trung vào các mảng kinh doanh khác như bất động sản, ô tô.

- Bên tham gia cuộc đàm phán: Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Group Ông Nguyễn Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup an đã công bố thông tin về việc đạt được thỏa thuận mua lại chuỗi siêu thị VinMart và VinMart+ củaVingroup.

Cấu trúc việc đàm phán

Việc Masan mua lại Vinmart sử dụng cấu trúc đàm phán hỗn hợp:

- Phía Masan đặt mục tiêu mua lại 70% cổ phần của Vinmart điều đó trực tiếp chạm đến điểm kháng cự của Vingroup là 30% của Vinmart

- Phía Masan liên tục đưa ra các lí lẽ và sử dụng quyền lực về vị thế để buộc Vingroup phải chấp nhận đề nghị của mình trong đó có việc đưa ra thông tin tập đoàn Masan của chúng tôi là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam Là công ty phân phối và sản xuất nhiều thực phẩm đồ uống bao gồm các loại nước chấm, đồ ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc, đồ uống đóng chai và bia.

- Phía Vingroup cũng sửa dụng những lí lẽ và vị thế của mình để giữ vũng lập trường ban đầu bằng việc đữa ra lập trường Tập đoàn Vingroup chúng tôi vốn có điều lệ lớn nhất thị trường Châu Á khoảng 16 tỷ đô la Mỹ, tham gia bất kỳ lĩnh vực nào trên thị trường đều dẫn đầu xu hướng, chúng tôi muốn hợp tác với quỹ công ty để tạo thêm sức mạnh trên thị trường tiêu dùng, cùng nhau hợp tác đôi bên có lợi. Đàm phán hợp nhất

- Hai bên đưa ra các batna của mình để cuộc đàm phán không đi vào ngõ cụt Phía Masan đề nghị mua lại 65% cổ phần của Vinmart đổi lại sẽ cho Vingroup quyền được lựa chọn và nhận một số cổ phần trong công ty mới sau sáp nhập Phía Vingroup đã đồng ý với đề nghị này

- Theo thỏa thuận, Masan đã mua lại toàn bộ cổ phần của VinCommerce, công ty mẹ của chuỗi siêu thị VinMart và VinMart+ Sau thương vụ này, Masan trở thành nhà bán lẻ thực phẩm hàng đầu Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 30%.

- Thương vụ hợp nhất này mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên Đối với Masan, thương vụ này giúp họ mở rộng thị trường bán lẻ thực phẩm và tăng quy mô Đối với Vingroup, thương vụ này giúp họ tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi như bất động sản và công nghệ.

Hai bên đưa ra những lựa chọn thay thế khi đàm phán bế tắc Sau khi cân nhắc các lựa chọn này, họ đã quyết định ký kết một thỏa thuận, chấm dứt cuộc đàm phán một cách thành công.

2.3.2 Kết quả cuộc cuộc đàm phán

- Tăng quy mô và thị phần: Thương vụ hỗn hợp giúp Masan tăng quy mô và thị phần bán lẻ thực phẩm của mình Sau thương vụ này, Masan trở thành nhà bán lẻ thực phẩm hàng đầu Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 30%.

- Thị trường bán lẻ thực phẩm Việt Nam đang phát triển nhanh chóng Việc tăng quy mô và thị phần sẽ giúp Masan tăng khả năng cạnh tranh và giành được nhiều lợi thế hơn trên thị trường.

- Tiết kiệm chi phí: Thương vụ hợp nhất giúp Masan tiết kiệm chi phí bằng cách hợp nhất các hoạt động và nhân sự trùng lặp.

- Việc hợp nhất hai công ty sẽ giúp Masan loại bỏ các chi phí không cần thiết Điều này có thể giúp Masan tăng lợi nhuận và cải thiện hiệu quả hoạt động.

Thương vụ sáp nhập này tạo điều kiện để Masan mở rộng sang các lĩnh vực mới, tăng cường hoạt động kinh doanh cốt lõi trong lĩnh vực bán lẻ nông sản và thực phẩm tươi sống.

Sự hợp nhất giữa Masan và Vingroup là một thách thức đáng kể do quy mô và văn hóa doanh nghiệp khác biệt giữa hai công ty Để đảm bảo sự tích hợp thành công, cần có sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ từ cả hai bên Việc thực hiện tích hợp không hiệu quả có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như giảm hiệu suất hoạt động, xung đột nội bộ và mất nhân tài giá trị.

- Mất mát văn hóa: Thương vụ này có thể dẫn đến mất mát văn hóa của một hoặc cả hai công ty tham gia.

Mỗi công ty đều có văn hóa riêng của mình Việc hợp nhất hai công ty có thể dẫn đến sự pha trộn và mất mát văn hóa Điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả làm việc của nhân viên.

- Thất vọng của cổ đông: Các cổ đông của các công ty tham gia có thể thất vọng nếu thương vụ không đạt được kết quả như mong đợi.

Masan và Vingroup là hai công ty lớn với giá trị thị trường cao Việc hợp nhất hai công ty này đã tạo ra kỳ vọng lớn về lợi nhuận và tăng trưởng Nếu thương vụ không đạt được kết quả như mong đợi, nó có thể dẫn đến sự thất vọng của cổ đông và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của cả hai công ty Việc mở rộng sang các lĩnh vực mới sẽ giúp Masan đa dạng hóa danh mục sản phẩm và dịch vụ của mình Điều này sẽ giúp Masan tăng doanh thu và lợi nhuận Ngoài ra, thương vụ hợp nhất cũng giúp Masan tiếp cận được với hệ thống cửa hàng bán lẻ rộng khắp của Vingroup Điều này sẽ giúp Masan tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng và tăng khả năng bán hàng.

2.3.3 Lý do lựa chọn vụ việc đàm phán

- Cấu trúc vụ việc đàm phán phù hợp với mục tiêu của cả hai bên: Mục tiêu của Masan là tăng quy mô và thị phần bán lẻ thực phẩm, đồng thời tiếp cận được với hệ thống cửa hàng bán lẻ rộng khắp của Vingroup Mục tiêu của Vingroup là tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi như bất động sản và công nghệ Cấu trúc vụ việc đàm phán này đáp ứng được cả hai mục tiêu của cả hai bên.

Cấu trúc giao dịch đàm phán giữa Masan và Vingroup giúp giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên Theo đó, nếu Masan tiếp quản hoàn toàn Vinmart, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn trong việc hợp nhất hai doanh nghiệp có quy mô và văn hóa khác biệt Tuy nhiên, bằng việc Vingroup vẫn nắm giữ 30% cổ phần trong công ty hợp nhất, rủi ro này đã được hạn chế đáng kể.

LẬP KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC CHO VỤ VIỆC ĐÀM PHÁN

Lựa chọn chiến lược phù hợp

- Phong cách đàm phán: Đàm phán hỗn hợp

- Chiến lược đàm phán: Cộng tác

Đàm phán hợp tác là một phương pháp đàm phán trong đó các bên tham gia cùng nhau tìm kiếm giải pháp đáp ứng được lợi ích của tất cả các bên Trong hình thức đàm phán này, các bên coi nhau là đối tác và sẵn sàng chia sẻ thông tin, lắng nghe ý kiến của nhau và phối hợp cùng nhau để đạt được một thỏa thuận chung.

Lý do: Thương vụ thu mua lại Vinmart là một thương vụ lớn phức tạp, có nhiều rủi ro tiềm ẩn Việc sử dụng chiến lược đàm phán cộng tác sẽ giúp Masan và Vingroup xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, tạo thuận lợi cho việc triển khai thương vụ sau khi hoàn tất đồng thời giảm thiểu rủi ro thất bại của thương vụ Bên cạnh đó còn để tối đa hóa lợi ích cả hai bên, tạo dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp Masan trong mắt công chúng.

Trong quá trình thỏa thuận, Masan và Vinmart đề xuất các mong muốn riêng của mình Sau quá trình đàm phán, hai bên đi đến kết quả Masan nắm giữ 55% cổ phần Vinmart với giá trị mua lại là 5.400 tỷ đồng Tuy nhiên, nếu quá trình đàm phán không đạt được thỏa thuận chung, hợp đồng giữa hai bên sẽ không được ký kết.

Lập kế hoạch cho vụ việc đàm phán

3.2.1 Bước 1: Xác định mục tiêu đàm phán của Masan

- Mục tiêu của Masan trong thương vụ đàm phán mua lại Vinmart về giá:

Masan là một tập đoàn lớn với tiềm lực tài chính vững mạnh Do đó, Masan có thể chi trả một mức giá cao để mua lại Vinmart Mức giá cao sẽ giúp Masan sở hữu một hệ thống bán lẻ quy mô lớn, hiện đại, có vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Theo thông tin công bố, Masan đã chi 220.000 tỷ đồng để mua lại VinCommerce và VinEco Đây là mức giá cao nhất từng được ghi nhận trong một thương vụ M&A tại Việt Nam.

- Mục tiêu của Masan trong thương vụ đàm phán mua lại Vinmart về thị phần:

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh chóng Theo dự báo của Euromonitor, thị trường này sẽ đạt quy mô 180 tỷ USD vào năm 2025.

VinCommerce hiện là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam với thị phần khoảng 25%. Việc mua lại VinCommerce sẽ giúp Masan tăng thị phần lên khoảng 35% Đây là một lợi thế lớn giúp Masan cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ khác như Thế Giới

- Mục tiêu của Masan trong thương vụ đàm phán mua lại Vinmart về mối quan hệ: VinGroup và Masan là hai tập đoàn lớn của Việt Nam Việc hợp tác giữa hai tập đoàn sẽ tạo ra mối quan hệ chiến lược, giúp cả hai bên cùng phát triển.

VinGroup và Masan hợp tác mở rộng sang các lĩnh vực tiềm năng, bao gồm công nghệ, công nghiệp, bất động sản và bán lẻ VinGroup, với thế mạnh trong lĩnh vực công nghệ và bất động sản, sẽ tập trung vào các mảng này Trong khi đó, Masan là chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, họ sẽ tiếp tục phát triển thế mạnh này Sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động và tận dụng thế mạnh của cả hai tập đoàn, đem lại lợi ích cho cả đôi bên.

- Mục tiêu của Masan trong thương vụ đàm phán mua lại Vinmart về thị trường:

VinCommerce hiện có hệ thống bán lẻ rộng khắp cả nước, bao gồm các siêu thị VinMart, VinMart+, VinEco, Việc mua lại VinCommerce sẽ giúp Masan mở rộng thị trường bán lẻ của mình, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Ngoài ra, Masan cũng có thể tận dụng hệ thống bán lẻ của VinCommerce để phân phối các sản phẩm của mình, bao gồm sản phẩm thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng,

Tóm lại, mục tiêu của Masan trong thương vụ đàm phán mua lại Vinmart là:

- Chi trả một mức giá cao để sở hữu một hệ thống bán lẻ quy mô lớn, hiện đại, có vị thế dẫn đầu trên thị trường.

- Tăng thị phần lên khoảng 35%, nâng cao khả năng cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ khác.

- Tạo ra mối quan hệ chiến lược với VinGroup, giúp cả hai bên cùng phát triển.

- Mở rộng thị trường bán lẻ, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Thương vụ mua lại Vinmart của Masan được đánh giá là một bước đi quan trọng, giúp Masan trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

3.2.2 Bước 2: Xác định vấn đề chính liên quan đến việc đạt được mục tiêu

Những vấn đề mục tiêu chính liên quan tới việc đạt được mục tiêu đàm phán của Masan mua lại Vinmart bao gồm:

- Giá cả: Masan cần phải thuyết phục VinGroup chấp nhận mức giá mà mình đề nghị Đây là một vấn đề quan trọng, vì mức giá cao sẽ giúp Masan sở hữu một hệ thống bán lẻ quy mô lớn, hiện đại, có vị thế dẫn đầu trên thị trường.

- Thị phần: Masan cần phải đảm bảo rằng việc mua lại Vinmart sẽ giúp họ tăng thị phần lên khoảng 35% Đây là một mục tiêu quan trọng, vì thị phần cao sẽ giúp Masan cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ khác.

- Mối quan hệ: Masan cần phải tạo ra mối quan hệ chiến lược với VinGroup Đây là một mục tiêu quan trọng, vì sự hợp tác giữa hai tập đoàn sẽ giúp cả hai bên cùng phát triển.

- Thị trường: Masan cần phải đảm bảo rằng việc mua lại Vinmart sẽ giúp họ mở rộng thị trường bán lẻ, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn Đây là một mục tiêu quan trọng, vì thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Để đạt được những mục tiêu này, Masan cần phải có một chiến lược đàm phán hiệu quả Chiến lược này cần phải bao gồm các yếu tố sau:

- Tiềm lực tài chính: Masan cần phải có tiềm lực tài chính vững mạnh để chi trả một mức giá cao cho Vinmart.

- Thế mạnh của Masan: Masan cần phải nhấn mạnh những thế mạnh của mình, chẳng hạn như tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ,

- Nhu cầu của VinGroup: Masan cần phải hiểu rõ nhu cầu của VinGroup, chẳng hạn như nhu cầu thoái vốn khỏi lĩnh vực bán lẻ,

Với một chiến lược đàm phán hiệu quả, Masan đã đạt được những mục tiêu của mình trong thương vụ mua lại Vinmart với thời gian hơn một tháng thương lượng đàm phán.

3.2.3 Bước 3: Xác định tầm quan trọng của các vấn đề và xác định tổ hợp thương lượng

Trong thương vụ mua lại Vinmart của Masan, các vấn đề mục tiêu chính bao gồm:

Mức giá cao sẽ giúp Masan sở hữu một hệ thống bán lẻ quy mô lớn, hiện đại, có vị thế dẫn đầu trên thị trường Vì vậy, giá cả là một vấn đề quan trọng nhất.

- Thị phần: Đây là vấn đề quan trọng thứ hai, vì thị phần cao sẽ giúp Masan cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ khác.

- Mối quan hệ: Đây là vấn đề quan trọng thứ ba, vì sự hợp tác giữa hai tập đoàn sẽ giúp cả hai bên cùng phát triển.

- Thị trường: Đây là vấn đề quan trọng thứ tư, vì thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.

- Giá cả: sử dụng tổ hợp thương lượng Cạnh tranh

- Thị phần: sử dụng tổ hợp thương lượng Hợp tác

- Mối quan hệ: sử dụng tổ hợp thương lượng Hợp tác

- Thị trường: sử dụng tổ hợp thương lượng Hợp tác

Với tổ hợp thương lượng hiệu quả, Masan đã đạt được những mục tiêu của mình trong thương vụ mua lại Vinmart.

3.2.4 Bước 4: Xác định lợi ích

- Tăng quy mô và thị phần: Thương vụ hợp nhất giúp Masan tăng quy mô và thị phần bán lẻ thực phẩm của mình Sau thương vụ này, Masan trở thành nhà bán lẻ thực phẩm hàng đầu Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 30%.

- Thị trường bán lẻ thực phẩm Việt Nam đang phát triển nhanh chóng Việc tăng quy mô và thị phần sẽ giúp Masan tăng khả năng cạnh tranh và giành được nhiều lợi thế hơn trên thị trường.

- Tiết kiệm chi phí: Thương vụ hợp nhất giúp Masan tiết kiệm chi phí bằng cách hợp nhất các hoạt động và nhân sự trùng lặp.

ĐÁNH GIÁ VỤ VIỆC ĐÀM PHÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Tóm tắt kết quả từ đàm phán vụ việc

Ngày 3 tháng 12 năm 2019, Tập đoàn Masan và Tập đoàn Vingroup đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về việc sáp nhập VinCommerce, công ty sở hữu chuỗi siêu thị VinMart và VinMart+, vào Masan Consumer Holdings Theo thỏa thuận, Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần của VinCommerce thành cổ phần của Masan Consumer Holdings, với giá trị tương ứng 5,4 tỷ USD.

Vụ sáp nhập này đã tạo ra một tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam, với hơn 3.000 điểm bán tại

62 tỉnh thành trên cả nước Masan Consumer Holdings sẽ tiếp tục vận hành chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi dưới thương hiệu WinMart và WinMart+.

Vụ sáp nhập này mang lại một số lợi ích cho cả hai bên Đối với Masan Consumer Holdings, việc sáp nhập giúp công ty mở rộng quy mô và tăng thị phần trong lĩnh vực bán lẻ Đối với Vingroup, việc sáp nhập giúp công ty tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi như bất động sản, công nghệ và du lịch.

Sự hợp nhất này được các chuyên gia đánh giá là một bước tiến tích cực cho thị trường bán lẻ Việt Nam Nó sẽ gia tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ trong nước.

Một số đánh giá về vụ sáp nhập này như sau:

- Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group, cho biết: "Vụ sáp nhập này là một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của Masan Consumer Holdings.Việc sở hữu VinCommerce sẽ giúp chúng tôi trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, với mục tiêu phục vụ 30 triệu khách hàng mỗi tháng vào năm 2025."

- Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup, cho biết: "Việc sáp nhập VinCommerce vào Masan Consumer Holdings là một quyết định khó khăn nhưng cần thiết Chúng tôi tin rằng Masan Consumer Holdings là đối tác phù hợp nhất để tiếp tục phát triển VinCommerce."

Vụ sáp nhập này đã được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam chấp thuận vào tháng 11 năm

2020 và chính thức hoàn tất vào tháng 12 năm 2020.

Xác định điểm đạt được và vấn đề còn tồn tại trong vụ việc đàm phán

Thương vụ đàm phán Masan thu mua lại Vinmart đã cho thấy được những điều mà doanh nghiệp đạt được so với mục tiêu đề ra đồng thời cũng xác định những vấn đề mà doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được thông qua cuộc đàm phán như sau:

+ Tăng cường vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

+ Tiếp cận được hệ thống bán lẻ hiện đại, với 1.500 siêu thị và cửa hàng tiện lợi Vinmart/Vinmart+ trên khắp cả nước.

+ Có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển mảng bán lẻ.

- Những vấn đề còn tồn tại:

+ Tốn nhiều thời gian và chi phí để tái cấu trúc, cải thiện hiệu quả chuỗi Vinmart/Vinmart+

+ Sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ ngày càng gay gắt, dẫn đến giảm giá và ảnh hưởng đến lợi nhuận

+ Sự phát triển của thương mại điện tử cũng đang đe dọa thị trường của các nhà bán lẻ truyền thống

+ Một trong những vấn đề cấp bách nhất của Masan chính là cải thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi Vinmart bởi trước khi được mua lại Vinmart liên tục thua lỗ với tổng lỗ lên đến 20.000 tỷ đồng Masan cần áp dụng các biện pháp hiệu quả để cải thiện hoạt động của Vinmart đồng thời giảm lỗ và tăng lợi nhuận.

+ Cách xác định điểm đề xuất, điểm mong muốn và điểm kháng cự của doanh nghiệp đang không đúng Sự chuẩn bị thông tin đang chưa tốt đồng thời để mức giá đề xuất ban đầu quá cao khiến cho doanh nghiệp đang gặp phải các vấn đề trong việc thỏa thuận.

Vụ việc đàm phán Masan mua lại Vinmart là một bước ngoặt quan trọng trong thị trường bán lẻ Việt Nam Sự kiện này đã tạo ra một nhà bán lẻ lớn, có tiềm lực cạnh tranh với các đối thủ khác Tuy nhiên, Masan cần có chiến lược kinh doanh hợp lý để cải thiện hiệu quả hoạt động của Vinmart đồng thời đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.

Ngày đăng: 11/05/2024, 16:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Hình ảnh về doanh nghiệp Masan - tiểu luận thương vụ massan mua lại vinmart
Hình 1 Hình ảnh về doanh nghiệp Masan (Trang 4)
1.1.2. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp - tiểu luận thương vụ massan mua lại vinmart
1.1.2. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp (Trang 8)
Hình 3: Chủ tịch tập đoàn Masan - tiểu luận thương vụ massan mua lại vinmart
Hình 3 Chủ tịch tập đoàn Masan (Trang 14)
Bảng 1: Các thương vụ đàm phán tiêu biểu của tập đoàn Masan - tiểu luận thương vụ massan mua lại vinmart
Bảng 1 Các thương vụ đàm phán tiêu biểu của tập đoàn Masan (Trang 16)
Bảng 2: Vị trí, quyền hạn và nhiệm vụ của các thành viên bộ phận đàm phán của tập đoàn Masan - tiểu luận thương vụ massan mua lại vinmart
Bảng 2 Vị trí, quyền hạn và nhiệm vụ của các thành viên bộ phận đàm phán của tập đoàn Masan (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w