CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA BỘPHẬN THAM GIA ĐÀM PHÁN1.1 Giới thiệu doanh nghiệp- Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Grab- Công ty mẹ: GrabTaxi Holdings Pte Ltd có trụ
Giới thiệu doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Grab
- Công ty mẹ: GrabTaxi Holdings Pte Ltd có trụ sở chinh tại Singapore
- Ngày thành lập: tháng 6 năm 2012
- Khẩu hiệu: “Whatever you need, just Grab it!”
+ Tạm dịch là: Bất cứ thứ gì bạn cần, chỉ cần gọi Grab!
Grab là thương hiệu xe ôm công nghệ quen thuộc, xây dựng hình ảnh thương hiệu rất ấn tượng Từ logo Grab cho đến màu áo xanh đồng phục đều nhằm mục đích ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
- Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singaporecung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia
- Grab là siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu và là công ty công nghệ di động lớn nhất Đông Nam Á Giúp kết nối hàng triệu khách hàng với hàng triệu đối tác tài xế, đối tác nhà hàng và đối tác kinh doanh Grab mang trên mình trách nhiệm giải quyết những thách thức đang tồn tại trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm thiếu khả năng tiếp cận công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, và chênh lệch thu nhập
- Grab là ứng dụng di động cung cấp dịch vụ sàn dao dịch thương mại điện tử trong nghành giao thông vận tải và chuyển phát nhanh, do Công Ty TNHH Grab Taxi thực hiện hoạt động và vận hành.
- Grab hiện đang cung cấp dịch vụ ở 8 quốc gia và 195 thành phố ở Đông
Nam Á Theo công bố của Grab, ứng dụng di động của công ty công nghệ này đã được tải xuống trên 100 triệu thiết bị di động Nền tảng Grab hiện có hơn 5 triệu người sử dụng hàng ngày và cũng có hơn 5 triệu đối tác là tài xế và đại lý.
Website: https://www.grab.com/vn/
Too long to read on your phone? Save to read later on your computer
- Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh dịch vụ phần mềm, Grab cung cấp phần mềm để kết nối các đơn vị vận chuyển với khách hàng có nhu cầu, môi giới và làm trung gian giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ vận chuyển
+ Với trường hợp Grab, trước sức ép cạnh tranh mới, công ty đã mở rộng ra mắt các dịch vụ mới như GrabFood (giao đồ ăn), GrabExpress (giao hàng), thanh toán (GrabPay), khách sạn, cho vay tiêu dùng, GrabTaxi (mạng lưới tài xế), GrabCar (dịch vụ xe hơi riêng), GrabBike (dịch vụ đi xe máy), GrabHitch (mô hình đi nhờ xe, quá giang) Mới đây nhất là cổng thông tin điện tử, Grab TV
+ Ứng dụng Grab cho phép khách hàng tìm kiếm các taxi sẵn có trong khu vực, kết nối với tài xế và biết trước chi phí chuyến đi.
Lịch sử hình thành và phát triển:
2011 Ý tưởng tạo ra Grab hình thanh
2012 Ứng dụng "Myteksi" ở Malaysia chính thức được ra mắt tại thị trường Malaysia với các “kình địch” là Uber và Easy Taxi hu về thành công ban đầu là 11.000 lượt tải ứng dụng trong ngày đầu ra mắt.
6/2013 Grab đã lập kỷ lục cứ 8 giây có một lệnh đặt xe, tương đương 10.000 lệnh đặt xe/ngày
8/2013 MyTeksi có mặt tại thị trường
Philippines dưới tên GrabTaxi. 10/2013 GrabTaxi có thêm thị trường
Singapore và Thái Lan và bốn tháng sau đó là thị trường Việt Nam và Indonesia.
2/2014 GrabTaxi tiếp tục phát triển và mở rộng sang các quốc gia mới: ra mắt lần đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam
5/2014 Công ty đã ra mắt GrabCar
11/2014 GrabTaxi đã ra mắt dịch vụ GrabBike đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh dưới dạng dịch vụ thử nghiệm
2015 Dịch vụ đặt xe ôm của GrabBike đã lan rộng khắp Việt Nam và Indonesia 11/2015
Grab ra mắt dịch vụ chuyển phát nhanh GrabExpress
28/1/2016 GrabTaxi chính thức đổi thương hiệu thành Grab để khẳng định vị trí của hãng tại thị trường Đông Nam Á3/2018 Grab đã hợp nhất với các hoạt động tại Đông Nam Á của Uber
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công Ty Grab
Ban giám đốc bao gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc nhằm hỗ trợ giám đốc: Giám đốc là người điều hành cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của công ty Giám đốc phải báo cáo với Tổng Công ty Grab và Nhà nước về các dự án thí điểm và kết quả hoạt động của công ty Ngoài ra, giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, các dự án đầu tư và hợp tác Giám đốc cũng có quyền tổ chức bộ máy quản lý, bổ nhiệm, cách chức các chức danh, khen thưởng, kỷ luật tùy theo thẩm quyền.
Phó giám đốc là người phụ tá đắc lực của giám đốc, chịu sự điều hành và giám sát của giám đốc Họ có trách nhiệm trước pháp luật đối với những quyết định của mình, được ủy quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước Phó giám đốc trực tiếp điều hành cùng giám đốc các phòng ban, bộ phận trong công ty.
- Phòng tài chính – kế toán: thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thanh và tình hình sử dụng các khoản phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị
+ Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chinh hàng năm
+ Đề xuất thay đổi, bổ sung, hoan thiện chế độ tiêu chuẩn, định mức thu chi + Đề xuất dự toan chi thường xuyên hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao + Đề xuất phân bổ tài chinh thường xuyên hàng năm
+ Hướng dẫn các phòng ban trực thuộc lập dự toan chi hàng năm
+ Tham mưu, xét duyệt các dự toán thu chi hàng năm của đơn vị được giám đốc phân công
+ Trình báo cáo bộ chủ quản dự toán thu chi tài chính của công ty hàng quý năm và các báo cáo cần thiết khác cho kho bạc nhà nước nơi giao dịch
+ Tổ chức thực hiện dự toán thu nhận hàng năm đã duyệt và các khoản thu nhận khác theo chỉ đạo phê duyệt của giám đốc công ty
+ Trình giám đốc phê duyệt các hồ sơ thanh quyết toán của các cá nhân và các phòng ban trực thuộc
+ Thực hiện việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập cao theo quy định
Sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu
- Công ty cổ phần Grab chuyên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ứng dụng trên thiết bị di động trong ngành giao thông vận tải Dịch vụ vận chuyển bao gồm:
Văn hóa doanh nghiệp (giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh)
- Văn hóa làm việc của Grab lấy yếu tố “con người” làm trọng tâm, hỗ trợ nhân viên vượt qua rào cản bản thân, mở ra những con đường mới để phát triển năng lực.
- Giá trị cốt lõi: được phát triển dựa trên nguyên tắc 4H: Heart - phục vụ bằng cả trái tim; Hunger - khao khát phục vụ, đổi mới, đặt đối tác và người dùng lên hàng đầu; Honour - học hỏi và nâng cao kỹ năng và Humility - đề cao sự khiêm nhường, tinh thần cải tiến Những tiêu chí này tạo nên “DNA của Grabber” Trong đó, yếu tố quan trọng nhất dường như là Humility - đề cao sự khiêm nhường, đặt người dùng và đối tác lên hàng đầu “Chúng tôi sẵn sàng nói không với những nhân viên tài năng nếu họ không đáp ứng được văn hóa (The Grab Way) này”
- Tầm nhìn: với tầm nhìn “đưa Đông Nam Á tiến về phía trước” đã và đang quyết tâm đưa ra những giải pháp cho các vấn đề giao thông hiện hữu, nhằm mang đến trải nghiệm tự do đi lại cho 620 triệu công dân, những người đang cố gắng dịch chuyển trong khu vực này.
- Sứ mệnh: Sứ mệnh của Grab là không ngừng nỗ lực, không ngừng phát triển để tốt hơn từng ngày Không lâu nữa, bạn có thể trải nghiệm nhiều cải tiến mới của chúng tôi nhằm giúp việc di chuyển thuận tiện hơn, an toàn hơn và nhận kèm nhiều ưu đãi hơn Với những nỗ lực này, Grab mong muốn sẽ trở thành siêu ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày, để mọi nhu cầu của bạn đều được tích hợp trong một ứng dụng duy nhất.
- Logo Grab có ý nghĩa gì:
+ Logo Grab lấy biểu tượng những đường cong uốn lượn – chính là những con đường Con đường trong logo ứng dụng Grab mang ý nghĩa về sự tự do, phòng khoáng Những con đường tượng trưng cho sự di chuyển, cho chặng đường Grab đồng hành cùng khách hàng Đặc biệt hơn cả là con đường của Grab không có những nút thắt – tượng trưng cho con đường bất tận, không có điểm dừng như khát khao phát triển vô hạn của thương hiệu trong tương lai.
+ Logo Grab với hai tông màu xanh lá và trắng hài hòa Màu xanh lá trong logo Grab là màu xanh thiên nhiên tạo cảm nhận về sự an toàn – yếu tố cần có ở dịch vụ Màu xanh lá câu còn là màu của sự phát triển, hy vọng, tương lai.
+ Biểu tượng chữ Grab được cách điệu hình tượng con đường vừa giúp khách hàng dễ liên tưởng, vừa dễ nhớ.
- Tên gọi Grab có ý nghĩa gì:
+ Grab vào Việt Nam vào ngày 27/02/2014 ban đầu với tên gọi là GrabTaxi đáp ứng mọi nhu cầu về đi lại, vận chuyển của người dân Việt Nam Tuy nhiên, 2 năm sau hãng thay đổi nhận diện thương hiệu của mình dưới tên Grab Việc hãng rút gọn tên như khẳng định sự thống lĩnh thị trường vận chuyển Đông Nam Á. + Cái tên Grab rút gọn này thể hiện cho tính tổng thể, nhất quán, rõ ràng và dễ nhớ.
- Các sự kiện của Grab:
+ Sự kiện họp mặt Ngày Tài xế Công nghệ – Ngày của sự tri ân: Tháng 8 – tháng tri ân dành cho Đối tác Grab đang hoạt động trên khắp mọi miền đất nước đã được Grab khởi động trên toàn quốc với rất nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa hướng về Đối tác Tài xế.
Sự kiện họp mặt Đối tác GrabCar nhân Ngày Tài xế Công nghệ diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua tại 3 TP HCM – HN – ĐN đã khép lại tháng tri ân này với mong muốn ghi nhận những nỗ lực của các Đối tác, khơi dậy niềm tự hào về nghề Tài xế công nghệ cũng như tiếp thêm lửa cho Đối tác trong hành trình cùng Grab không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ngày hội gia đình của Grab diễn ra tại 45 điểm sinh hoạt hè ở TP HCM và các địa điểm tại Hà Nội và các tỉnh thành, nhằm nâng cao nhận thức về An toàn giao thông Sự kiện này bao gồm các buổi học, trò chơi đố vui và hoạt động thể chất nhằm giáo dục trẻ em về các kiến thức an toàn giao thông Trong khuôn khổ chương trình, các bé còn tham gia cuộc thi vẽ tranh, tượng cùng cha mẹ Năm nay, chương trình nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực từ các bậc phụ huynh và thiếu nhi, giúp tạo dựng không gian vui chơi cho bố mẹ và con cái.
+ Grab | Triển khai chương trình “Có Grab kề vai – Đối tác an tâm hoạt động”: Với mong muốn đồng hành và phần nào san sẻ khó khăn với Bác tài trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Grab triển khai chương trình
Với chiến dịch "Có Grab kề vai - Đối tác an tâm hoạt động", Grab đã trao tặng những phần nhu yếu phẩm thiết yếu cho các bác tài gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thể hiện sự đồng hành và hỗ trợ vững chắc dành cho đội ngũ đối tác tài xế.
Sự kiện "Em đẹp nhất hôm nay" được tổ chức bởi iMotorbike và Grab để kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020) Sự kiện diễn ra tại cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào ngày 17/10/2020 với nhiều hoạt động sôi nổi và thú vị, mang đến những khoảnh khắc đáng nhớ cho những người phụ nữ tham gia.
Sự kiện này hứa hẹn sẽ là dịp để các Đối tác Nữ của cộng đồng Grab có cơ hội gặp gỡ giao lưu với nhau Đồng thời cũng là lời tri ân và tôn vinh của iMotorbike và
Grab Việt Nam dành cho các chị em phụ nữ nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam20/10/2020.
Phong cách người lãnh đạo
Giám đốc điều hành Grab:
- Họ và tên : Anthony Tan
- Vị trí tại công ty: CEO&Đồng sáng lập
Anthony Tan sinh năm 1982 tại Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, là Giám đốc điều hành kiêm người đồng sáng lập siêu ứng dụng Grab.
- Năm 2012, hai người bạn đã thành lập ứng dụng MyTeksi (tên gốc của Grab) được vận hành bởi khoản vốn ban đầu là tiền thưởng từ cuộc thi và vốn cá nhân , Anthony Tan đã từ chức Giám đốc Chuỗi cung ứng và Tiếp thị tại công ty Tan Chong Motor Holdings của gia đình, Với các khoản đầu tư từ mẹ và các nhà đầu tư khác, Anthony Tan đã đổi thương hiệu MyTeksi thành GrabTaxi vào năm 2013.
H%nh 1 Ông Anthony Tan-CEO của Grab
- Năm 2019, với khối tài sản ròng trị giá 380 triệu USD, ông xếp ở vị trí thứ 38 trong danh sách 50 người giàu nhất tài sản ròng tại Malaysia theo bảng xếp hạng Forbes Con số này tăng lên 646 triệu USD vào năm 2020.
- Là con út trong gia đình Tan Heng Chew, Chủ tịch Tan Chong Motor, công ty lắp ráp và phân phối xe Nissan tại Đông Nam Á Cha của anh tin vào việc dạy dỗ nghiêm khắc nên Tan đã làm việc tại dây chuyền lắp ráp và được theo cha đến các cuộc họp với những ông chủ liên đoàn khó tính, giúp anh được tiếp xúc với một thế giới khác
- Nhờ đó, dù xuất thân giàu có, Anthony lại gây ấn tượng nhờ tinh thần hăng say làm việc
- Đối với Tan Hooi Ling, Anthony là “một trong những người chăm chỉ nhất tôi từng gặp bất chấp lợi thế không nhỏ từ gia đình” Foo Jixun, đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm GGV, đơn vị dẫn đầu vòng gọi vốn Series B trị giá 15 triệu USD của Grab, lại nhìn thấy ở Tan sự đam mê dù anh sinh ra đã “ngậm thìa vàng trong miệng” Với sự đam mê, nhiệt huyết lớn lao ông đã đưa Grab vươn lên phát triển lớn mạnh, đạt được nhiều thành công không tưởng Với vị thế của Grab hiện tại, Tan vẫn khiêm tốn không gọi đây là “thành công” mà dùng từ khác: “bắt đầu cất cánh” “Thành công là gì? Không có điểm dừng nào cả Chúng tôi luôn tìm nhiều cách để đột phá bản thân”, Tan nói.
- Nhiệm vụ của ông thay mặt công ty, có trách nhiệm phát ngôn với các cổ đông,các cơ quan chính phủ, và với công chúng đề ra những quyết định về doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn, thiết lập và triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp,gồm các giám đốc, phó giám đốc và trưởng bộ phận phát triển chiến lược, nhận diện thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải, nắm bắt những cơ hội từ thị trường, đảm bảo doanh nghiệp thực hiện những cam kết có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, đảm bảo những rủi ro ấy được giám sát và giảm thiểu đáng kể và đề xuất mục tiêu chiến lược, và đảm bảo mục tiêu đó phải cụ thể và đo lường được.
Giới thiệu chung về vị trí, quyền hạn, nghĩa vụ của các bộ phận có quyền
- Họ và tên : Anthony Tan
- Vị trí tại công ty: CEO&Đồng sáng lập
- Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm trong cuộc đàm phán, phân tích tinh hình và cho kết quả của cuộc đàm phán Với mục đích giúp Grab đạt được lợi ích tối đa nhất trong thương vụ đàm phán
- Họ và tên: Tan Hooi Ling
- Vị trí tại công ty: Người đồng sáng lập
H%nh 2 Ông Anthony Tan-CEO Grab
H%nh 3 Tan Hooi Ling-Người đồng sáng lập Grab
Trách nhiệm chính của vị trí này là đảm nhiệm các cuộc đàm phán, phân tích tình hình và đưa ra kết quả dựa trên mục đích giúp Grab đạt được lợi ích cao nhất.
- Họ và tên: Peter Oey
- Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm bất kì thách thức của Grab, là người nắm rõ các hoạt động tài chính, kế toán và báo cáo doanh nghiệp, kho bạc, lập kế hoạch và phân tích tài chính, quan hệ nhà đầu tư, thuế, tuân thủ Đạo luật Sarbanes-Oxley và mua sắm
Trong nhiệm vụ đàm phán, bí thư ghi chép có vai trò quan trọng: ghi lại các dữ liệu, thông tin thiết yếu trong suốt quá trình đàm phán, hỗ trợ trưởng đoàn chuẩn bị kỹ càng các kế hoạch đàm phán, đồng thời lưu trữ, bảo quản đầy đủ các tài liệu liên quan đến đàm phán, đảm bảo sự an toàn, bảo mật và tính chính xác của thông tin.
H%nh 4 Peter Oey-Giám đốc tài chính
- Họ và tên: Suthen Thomas Paradatheth
- Nhiệm vụ: Suthen là người ghi chép lại thông tin, chắt lọc ra những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc họp và có thể hiểu rõ nhất những điều cần lưu ý trong cuộc họp Ngoài ra Suthen còn dẫn đầu các nhóm công nghệ xây dựng các sản phẩm giao nhận thức ăn, dịch vụ di chuyển và hậu cần của Grab cũng như phần lớn các nền tảng cơ sở hạ tầng của Grab Ông đã giữ một loạt các vai trò lãnh đạo trong công ty Ông là Trưởng nhóm kỹ thuật đầu tiên của Grab và giám sát sự phát triển của nhiều hệ thống nền tảng của Grab, giữ lợi thế cho cuộc đàm phán.
H%nh 5 Suthen Thomas Paradatheth-Giám đốc công nghệ, giao hàng
BỐI CẢNH RIÊNG CỦA CUỘC THƯƠNG LƯỢNG ĐÀM PHÁN GIỮA GRAB VÀ UBER
Chủ thể
Nhu cầu đàm phán
Lý do muốn mua lại Uber của Grab:
Theo Grab, số lượng tải ứng dụng đã tăng 2,5 lần (2017), số đối tác tăng gấp 4 lần và số thành phố hiện diện tăng gấp 5 lần Bên cạnh sự tăng trưởng của Grab, Uber cũng đầu tư tỷ USD vào Đông Nam Á, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt Với mong muốn thống lĩnh thị trường, Grab đã có những bước tiến nổi bật, vượt qua Uber tại khu vực Điều này dẫn đến cuộc đàm phán mua lại Uber thuộc Đông Nam Á của Grab, mở ra một chương mới trong cuộc cạnh tranh của hai hãng xe công nghệ.
- Kể từ khi hoạt động, bên cạnh thành công trong việc xây dựng một hệ thống mang tính toàn cầu Uber cũng được nhắc đến với những khoản lỗ khủng Tính đến năm
2017 khoản lỗ của Uber tăng từ 2,6 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD, soán ngôi công ty thua lỗ nhiều nhất thế giới của Amazon.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thua lỗ này là do khát vọng mở rộng thị trường của Uber Nhất là khi công ty này đánh vào thị trường Đông Nam Á Khi thâm nhập vào thị trường này, Uber gặp phải 2 đối thủ lớn của của khu vực là Grab và Go-Jeck dù có lợi thế là mô hình toàn cầu Trong suốt nhiều năm liền, cuộc cạnh tranh giữa Grab và Uber chưa bao giờ hết hạ nhiệt Hai hãng này liên tục đốt vốn đầu tư để dùng giá cước chiếm thị phần nhưng chắc chắn Uber là người chịu nhiều gánh nặng hơn bởi Uber còn phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường khác.
Lý do Uber quyết định bán lại cho Grab
- Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản được xem là “ông mối” của thương vụ, khi sở hữu lượng lớn cổ phần tại cả Grab và Uber Đây được xem là động thái nâng cao tính sinh lời của cả hai hãng, khi cuộc chiến cạnh tranh đã khiến cả Grab và Uber thất thoát hàng tỷ USD mỗi năm, một điều mà SoftBank không hề mong muốn.
- Theo trang Kr Asia đưa tin, ngày 22/1, các cuộc đàm phán giữa Grab và Uber được xúc tiến sau khi SoftBank của Nhật Bản đổ hàng tỉ USD vào Uber hồi năm ngoái Tập đoàn tài chính đến từ Nhật Bản cho rằng Uber nên tập trung vào việc củng cố thị trường tại Mỹ và châu Âu, nơi các cuộc chiến pháp lý cam go đang chờ đợi.
Cấu trúc đàm phán
- Cấu trúc đàm phán là hợp nhất Grab công bố mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, và Uber có 27,5% cổ phần trong công ty sau mua bán và sáp nhập này.
- Lý do chọn cấu trúc đàm phân hợp nhất là do: cuộc đàm phân này cả hai bên đều đạt được mong muốn, mục tiêu của minh Hai bên làm được như vậy khi tìm ra giải pháp đều được chấp nhận cho những mâu thuẫn phức tạp Cả hai bên đều đạt được những lợi ích mong muốn.
+ Grab đã tiếp nhận lại toàn bộ thị trường Đông Nam Á của Uber để lại Chiếm lĩnh đến 80% thị trường tại Đông Nam Á Mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
+ Uber sau khi có được 27,5% cổ phần tại Grab đã tập trung chuyên sâu phát triển cho 2 thị trường Châu Âu và Châu Mĩ(thế mạnh của Uber) Tuy đã rút lui tại thị trường Đông Nam Á nhưng Uber vẫn có cho mình phần lợi nhuận tại đây.
LẬP KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC CHO VỤ VIỆC ĐÀM PHÁN 22
Chiến lược đàm phán
- Chiến lược áp dụng là chiến lược Hợp tác.
- Lý do lựa chọn: Trong cuộc đàm phán này cả hai bên Grab và Uber đều vạch ra các phương án có khả năng thay thế vừa phù hợp với lợi ích của mình, Grab muốn đưa thương hiệu của mình chiếm lĩnh toàn bộ thị phần Đông Nam Á, tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á của Uber và sẽ mua lại Uber với giá 1,4 tỉ USD bên cạnh đó Uber sẽ được 27,5% cổ phần Vừa phù hợp với lợi ích của đối tác dựa trên mong muốn của cả hai là cùng nhau hợp tác, cùng nhau phát triển.
Lập kế hoạch
Bước 1: Xác định mục tiêu
- Mục tiêu về giá: Grab mua lại Uber với giá 1,4 tỉ USD đổi lại Uber có 27,5% cổ phần
- Mục tiêu về thương hiệu: Grab đưa thương hiệu của mình chiếm lĩnh toàn bộ thị phần Đông Nam Á.
- Mục tiêu nhân sự: Grab tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á của Uber.
Bước 2: Xác định vấn đề
2 Vấn đề về thương hiệu
Bước 3: Tập hợp xếp hạng tầm quan trọng của các vấn đề và xác định tổ hợp thương lượng
Xếp hạng tầm quan trọng các vấn đề từ cao nhất đến thấp nhất:
+ Sau khi đầu tư 750tr USD trong vòng 5 năm để mở rộng thì trường tại Đông Nam Á, hãng đã nhận lại được cổ phần tương đương 1,6 tỉ USD từ Grab Giờ đây, Uber trở thành cổ đông chiến lược của Grab, hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển của Grab mà không phải bỏ công sức vận hành hệ thống, chăm sóc khách hàng và đối tác, giải quyết các vấn đề về pháp luật hay quy định thuế Nói cách khác, Uber gần như không cần làm gì cũng sản sinh lợi nhuận từ thị trường Đông Nam Á. + Đối với Uber, việc bán lại khoản kinh doanh tại Đông Nam Á sẽ giúp hãng này cắt giảm lỗ trước khi diễn ra cuộc IPO trong năm 2019.
Là nhà đầu tư sở hữu 27,5% cổ phần của Grab, Uber nắm vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động của công ty gọi xe này Vị thế này đem lại nhiều lợi thế cho Uber, đặc biệt khi Đông Nam Á được dự đoán sẽ là thị trường phát triển mạnh mẽ của ngành ứng dụng gọi xe Với vị thế cổ đông lớn, Uber có thể tận dụng tối đa sự tăng trưởng của Grab để củng cố vị thế của mình trong thị trường đầy tiềm năng này.
+ Đây là một chiến lược khá khôn ngoan của Uber bởi lẽ: Uber có thể tiếp tục góp vốn để cạnh tranh với Grab và có thể sẽ thành công, tuy nhiên thương vụ bán mình cho Grab sẽ giúp Uber vừa giữ được một chân sinh lời tại thị trường Đông Nam Á, vừa bảo toàn nguồn lực để Uber có thể khai thác các thị trường ít cạnh tranh hơn
+ Sau khi đánh bại gã khổng lồ Uber, Grab vươn lên, gần như giành lại toàn bộ thị trường 600tr dân Tại Việt Nam, Grab trở thành độc quyền trong lĩnh vực đặt xe công nghệ lúc bấy giờ Do đó quy mô tài xế của hãng này ngày càng mở rộng,lượng khách hàng không ngừng gia tăng từng ngyaf, thậm chí từng giờ từng phút + Bên cạnh đó, Grab còn chiêu mộ được tới 500 nhân viên trải khắp khu vực được đào tạo bài bản từ Uber và những tên tuổi lớn như CEO Khosrowashi – người hứa hẹn sẽ sát cánh cùng Grab, chia sẻ những ảnh hưởng, kinh nghiệm quyé giá mà tiền cũng không thể mua được để hướng tới lợi ích chung
+ Thời điểm mà Grab thâu tóm thành công Uber cũng rất thích hợp khi đối thủ Gojek tuè Indonesia đang lớn mạnh từng ngày với 5 tỷ USD vốn đầu tư từ Google và gã khổng lồ Internet Trung Quốc Tencent Gojek đã khiến Grab không thể thống trị thị trường Indonesia và không có gì chắc chắn rằng Gojek không thể làm được điều này tại thị trường khác
+ Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản được xem là “ông mối” của thương vụ, khi sở hữu lượng lớn cổ phần tại cả Grab và Uber Đây được xem là động thái nâng cao tính sinh lời của cả hai hãng, khi cuộc chiến cạnh tranh đã khiến cả Grab và Uber thất thoát hàng tỷ USD mỗi năm, một điều mà SoftBank không hề mong muốn. + Theo trang Kr Asia đưa tin, ngày 22/1, các cuộc đàm phán giữa Grab và Uber được xúc tiến sau khi SoftBank của Nhật Bản đổ hàng tỉ USD vào Uber hồi năm ngoái Tập đoàn tài chính đến từ Nhật Bản cho rằng Uber nên tập trung vào việc củng cố thị trường tại Mỹ và châu Âu, nơi các cuộc chiến pháp lý cam go đang chờ đợi.
+ Theo Grab, chỉ tính riêng năm 2017, số lượng tải về ứng dụng Grab đã tăng lên gấp 2,5 lần, số đối tác(cách Grab và Uber nói về tài xế) đã tăng gấp 4 lần, và số thành phố hãng xe Đông Nam Á này có mặt đã tăng gấp 5 lần Bên cạnh sự phát triển của hãng xe công nghệ trẻ Grab, là hãng xe công nghệ Uber nổi tiếng trên thế giới Uber cũng đã đầu tư hàng tỉ USD vào thị trường Đông Nam Á “béo bở” Hai hãng xe đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Và với mong muốn chiếm lĩnh khu vực Đông Nam Á Grab đã có những bước tiến mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và đã vượt lên Uber tại thị trường Từ đó tạo tiền đề, mở ra cuộc đàm phán mua lại Uber khu vực Đông Nam Á.
Kể từ khi thành lập đến nay, bên cạnh thành công trong việc xây dựng hệ thống mang tầm toàn cầu, Uber cũng được biết đến với khoản lỗ cực khủng Năm 2017, khoản lỗ của Uber tăng từ 2,6 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD, vượt mặt cả Amazon, công ty trước đó nắm giữ danh hiệu thua lỗ nhiều nhất thế giới.
+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thua lỗ này là do khát vọng mở rộng thị trường của Uber Nhất là khi công ty này đánh vào thị trường Đông Nam Á Khi thâm nhập vào thị trường này, Uber gặp phải 2 đối thủ lớn của của khu vực là Grab và Go-Jeck dù có lợi thế là mô hình toàn cầu Trong suốt nhiều năm liền, cuộc cạnh tranh giữa Grab và Uber chưa bao giờ hết hạ nhiệt Hai hãng này liên tục đốt vốn đầu tư để dùng giá cước chiếm thị phần nhưng chắc chắn Uber là người chịu nhiều gánh nặng hơn bởi Uber còn phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường khác.
- Không có chiến lược BATNA
- Giá đề xuất: 1,6 tỷ USD
- Giá mục tiêu: 1,4 tỷ USD
- Giá kháng cự: 1,2 tỷ USD
Bước 7: Phân tích và tìm hiểu mục tiêu, vấn đề và điểm kháng cự của đối tác
+ Trở thành cổ đông chiến lược của Grab
+ Hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển của Grab mà không phải bỏ công sức vận hành hệ thống, chăm sóc khách hàng và đối tác, giải quyết các vấn đề về pháp luật hay quy định thuế Không cần làm gì cũng sản sinh lợi nhuận từ thị trường Đông Nam Á
Hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển của Grab mà không phải bỏ công sức vận hành hệ thống, chăm sóc khách hàng và đối tác, giải quyết các vấn đề về pháp luật hay quy định thuế nói cách khác là không cần làm gì cũng sản sinh lợi nhuận từ thị trường Đông Nam Á
Uber sẽ là một trong những nhà đầu tư quyết định tới hoạt động của GrabUber vừa giữ được một chân sinh lời tại thị trường Đông Nam Á, vừa bảo toàn nguồn lực để Uber có thể khai thác các thị trường ít cạnh tranh hơn
- Điểm kháng cự: giá kháng cự là 1,5 tỷ USD
Bước 8: điểm mục tiêu, điểm đề xuất
Bước 9: bối cảnh xã hội
- Bên trong: Chủ thể ( xem lại tại mục 1.6 )
+ Hội đồng cạnh tranh cho rằng việc mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ giữa 2 công ty này không cấu thành hành vi tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp, quy định tại Luật Cạnh tranh và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh
+ Hội đồng không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh đối với 2 công ty trên.
Thứ tự Vấn đề Nội dung
1 Vấn đề về giá Grab mua lại Uber với giá 1,4 tỉ USD đổi lại Uber có 27,5% cổ phần
2 Vấn đề thương hiệu Vẫn giữ nguyên thương hiệu và Grab đưa thương hiệu của mình chiếm lĩnh toàn bộ thị phần Đông Nam Á
3 Vấn đề nhân sự Grab tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á của Uber.
ĐÁNH GIÁ VỤ VIỆC ĐÀM PHÁN TỪ KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Tóm tắt kết quả đàm phán thực tế của vụ việc
- Ngày 26/3, Uber Technologies Inc đã đồng ý bán lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Đông Nam Á cho Grab, tiếp tục rút lui khỏi một thị trường tăng trưởng nhanh và kết thúc cuộc chiến đắt đỏ với một đối thủ tàn khốc ở địa phương.
Thỏa thuận giữa Uber và Grab bao gồm Uber nắm giữ 27,5% cổ phần tại Grab, đảm bảo cho CEO Uber, ông Dara Khosrowshahi, một vị trí trong ban lãnh đạo Grab Đổi lại, Uber sẽ nhận được khoảng 1,6 tỷ đô la.
Đánh giá chung về quá trình đàm phán
- Ưu điểm: Grab và Uber đều đạt được mục tiêu
+ Grab có được thị trường Đông Nam Á của Uber
+ Uber không trực tiếp hoạt động tại Đông Nam Á nhưng vẫn thu lại được lợi nhuận.
+ Grab đã giải quyết được vấn đề tiếp nhận lại mô hình mà Uber chuyển giao.
+ Vướng phải vấn đề pháp lý về Luật Cạnh tranh tại một số quốc gia trong đó có Việt Nam.
Giải pháp cá nhân
- Kết quả một cuộc đàm phán lý tưởng là cả hai bên cảm thấy hài lòng với thảo luận đạt được do vậy nhóm em có một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ cho cuộc đàm phán trở nên thành công hơn:
+ Mỗi công ty công ty cần có một sự chuẩn bị kỹ càng về phía phương mà mình đàm phán như tìm hiểu kỹ về thị trường sản phẩm mà công yt mình sắp hợp tắc, đội ngũ đàm phán sẽ bao gồm những ai và có kinh nghiệm như thế nào để sắp thêm nhân sự cho công ty mình hợp lý
+ Ngay từ giai đoạn tiếp xúc cần phải tạo ra một bầu không khí thoải mái, cố gắng tạo những hành động tốt đẹp cho công ty đối phương nhằm gây ấn tượng tốt nhất trong lần đầu gặp mặt
+ Chuẩn bị kỹ các phương án BATNA và biết sử dụng phương án đúng lúc, đúng thời điểm
+ Xác định những mục tiêu mong muốn đạt được một cách rõ ràng, cụ thể trong suốt các cuộc đàm phán
+ Biết lắng nghe những đề nghị của đối phương đưa ra, không tỏ thái độ quá kiêu căng, xme thường đối tác kinh doanh
+ Thỏa hiệp đúng lúc, đúng thời điểm
+ Sau các cuộc đàm phám thầnh công hay thất bại, thì mỗi công ty nên mở một cuộc họp để cùng nhau xem xét lại xem những yếu tố dẫn đến thành công hay thất bại của công ty để cùng nhau rút kinh nghiệm cho những lần đàm phán sắp tới