1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Nhiễm trùng đường tiết niệu UTIs là một trong các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn thuộc họ đường ruột gây ra E.coli, Klebsiellaspp,..là chủ yếu chiếm khoảng 80%-90%, còn lại do một số

Trang 1

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

CHUYÊN NGÀNH: VI SINH_SINH HỌC PHÂN TỬ

GVHD : ThS.BS Lê Quốc Thịnh SVTH : Đào Thị Mai

MSSV : 1253010195

Khóa : 2012-2016

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2016

Trang 2

Trang 3

Đầu tiên em xin gửi đến gia đình em lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất vì gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp em hoàn thành tốt việc học tập

Em cũng xin gửi lời cảm ơn cùng sự tri ân sâu sắc đến quý Thầy Cô khoa Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt những năm em học tập Đó là nguồn kiến thức vô cùng quý báu không chỉ giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập mà còn là một hành trang vững chắc giúp cho

sự nghiệp cũng như tương lai em sau này

Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc bệnh viện Nhi Đồng I đã cho phép em được thực tập tại khoa vi sinh của bệnh viện Đặc biệt em vô cùng biết ơn ThS.BS Lê Quốc Thịnh cùng các anh chị trong khoa vi sinh đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu tại khoa

Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy và anh, chị trong khoa để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần bữa em xin chân thành cảm ơn ThS.BS Lê Quốc Thịnh và các anh chị đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo

Trang 4

UTI: urinary tract infection

BHI Brain Heart Infusion

MHA Mueller Hinton Agar

KIA Kligler’s iron Agar

H2S Hydrogen Sulfite

Trang 5

MMO Morganella morganii

PMI Proteus mirabilis

PVU Proteus vulgaris

PAE Pseudomonas aeruginosa / Pseudomonas spp SAU Staphylococcus aureus

SCN Coagulase negative Staphylococci

STR Streptococcus spp

SPN Streptococcus pneumoniae

SVI Streptococcus viridans

EFA Enterococcus faecalis

EFM Enterococcus feacium

Trang 6

NOR: Norfloxacin OXA: Oxacillin POL: Polymyxin B PEF: Pefloxacin PEN: Penicillin RIF: Rifampicin TCC: Ticarcillin/Acid clavulanic

SXT: Co-trimoxazole VAN: Vacomycin

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Hệ thống đường tiết niệu 4

Hình 1.1: E coli dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên môi trường MC 10

Hình 1.2: cấu tạo của E coli 10

Hình 1.3: Klebsiella pneumonia dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên MC 13

Hình 1.4: Morganella morganii dưới kính hiển vi và trên môi trường MC 14

Hình 1.5: Proteus 16

Hình 1.6: Staphylococci dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên môi trường MC 17

Hình 1.7: Streptococci dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên môi trường MC 19

Hình 2.1: Tiêu huyết α 32

Hình 2.2: Tiêu huyết β 32

Hình 2.3: Tiêu huyết γ 32

Hình 2.4: Đặc điểm khuẩn lạc trên môi trường MC 32

Hình 2.5: Kết quả thử nghiệm sau khi nhuộm Gram 34

Hình 2.6: Kết quả thử nghiệm KIA 35

Hình 2.7: Kết quả thử nghiệm Cimmon’s Citrate 35

Hình 2.8: Kết quả thử nghiệm SIM 36

Hình 2.9: Kết quả thử nghiệm Oxidase 36

Hình 2.10: Kết quả thử nghiệm Catalase 37

Hình 2.11: Kết quả thử nghiệm Coagulase 38

Trang 8

Hình 2.12: kết quả thử nghiệm Bile Esculin 39

Hình 2.13: Kết quả thử nghiệm Optochin 40

Hình 2.14: Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ 44

Hình 2.15: máy định danh và làm kháng sinh đồ tự động 45

Hình 3.1: Kết quả vi khuẩn E coli 57

Hình 3.2: Kết quả vi khuẩn Klebsiella pneumonae 57

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Chỉ tiêu sốlượng vi khuẩn trong chẩn đoán NTT ở trẻ 7

Bảng 2.1: Bảng trắc nghiệm sinh hóa trực khuẩn Gram (-) 41

Bảng 3.1: Tỷ lệ phân bố kết quả cấy thu được 46

Bảng 3.2: Kết quả so sánh thu được 47

Bảng 3.3: tỷ lệ khảo sát bệnh phẩm theo giới tính 47

Bảng 3.4: tỷ lệ khảo sát theo độ tuổi 48

Bảng 3.5: tỷ lệ (%) vi khuẩn sau khi phân lập (n=88) 49

Bảng 3.6: Kết quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E coli (n=31) 51

Bảng 3.7: Kết quả đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn Klebsiella pneumonia.52 Bảng 3.8: kết quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Morganella morganii 53

Bảng 3.9: kết quả đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn Staphylococcus spp….54 Bảng 3.10: Kết quả đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn Enterococcus spp 55

Bảng 3.11: Khả năng sinh men ESBLs của: Escherichia coli (n=31) và Klebsiella pneumoniae (n=10) 55

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ các vi khuẩn phổ biến được phân lập từ đường tiết niệu 10

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ kết quả thu được 46

Biểu đồ 3.2: Kết quả so sánh thu được (%) 47

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ khảo sát theo giới tính 48

Biểu đồ 3.4: biểu đồ khảo sát theo độ tuổi 49

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ các loài vi khuẩn gây NTT (%) 50

Biểu đồ 3.6: Khả năng sinh men ESBLs của: Escherichia coli và Klebsiella pneumonia 56

Trang 11

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

2.1 Mục tiêu tổng quan 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

PHẦN I: TỔNG QUAN 3

1 BỐI CẢNH 3

Dịch tễ học 3

2 NHIỄM TRÙNG TIỂU 3

2.1 Giới thiệu chung 3

2.2 Bệnh học 4

2.3 Triệu chứng và biến chứng của NTT 8

3 VI KHUẨN GÂY BỆNH 9

3.1 Escherichia coli (E coli) 10

3.2 Klebsiella pneumonia 12

3.3 Morganella morganii 14

3.4 Proteus 16

3.5 Staphylococci 17

3.6 Streptococci 18

4 SỰ KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN 21

4.1 Lịch sử: 21

4.2 Định nghĩa 21

4.3 Phân loại 21

4.4 Cơ chế tác động 22

4.5 Diễn biến kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn 22

4.6 Phân loại sự kháng thuốc 22

4.7 Cơ chế kháng thuốc 23

Trang 12

4.8 Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn có trong nhiễm trùng tiểu 23

4.9 ESBLs (Extended spectrum beta-lactamase) 23

PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN 25

2 VẬT LIỆU 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Thiết bị, hóa chất và môi trường 25

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 Phương pháp lấy mẫu 29

3.2 Khảo sát đại thể 30

3.3 Quy trình xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nước tiểu 30

3.4 Nuôi cấy phân lập 31

3.5 Khảo sát khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch 31

3.6 Nhuộm gram và định danh vi khuẩn 33

3.7 Thực hiện kháng sinh đồ 42

3.8 Thử nghiệm phát hiện men Beta-Lactamases phổ rộng ……… 43

PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

1.1 Kết quả khảo sát về tỷ lệ âm tính cũng như dương tính của mẫu cấy 46

1.2 So sánh tỷ lệ mẫu cấy từ 01/10/2015 – 30/04/2016 với các mẫu cấy từ 01/04/2015 – 30/09/2015 46

1.3 Kết quả nhiễm khuẩn theo giới tính 47

1.4 Kết quả nhiễm khuẩn theo độ tuổi 48

1.5 Kết quả tỷ lệ các vi khuẩn phân lập được 49

2 THẢO LUẬN 58

2.1 Đặc điểm mẫu 58

2.2 Tỷ lệ nhiễm trùng tiểu theo độ tuổi và giới tính 58

2.3 Kết quả về tỷ lệ các vi khuẩn gây NTT 59

2.4 Kết quả về khả năng sinh ESBLs 59

Trang 13

2.5 Kết quả về đề kháng kháng sinh 59

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61

1 KẾT LUẬN 61

2 ĐỀ NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 14

SVTH: Đào Thị Mai Trang 1

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến với một gánh nặng tài chính đáng kể cho xã hội, với ước tính tỷ lệ tổng thể mắc bệnh 18/1000 người mỗi năm Đây là căn bệnh đứng thứ ba sau các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa

Nhiễm trùng đường tiết niệu ( UTIs) là một trong các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn thuộc họ đường ruột gây ra (E.coli, Klebsiellaspp, )là chủ yếu chiếm khoảng 80%-90%, còn lại do một số vi khuẩn khác như Staphylococcus saprophyticus,

Streptococcus faecalis, Tuy tần số mắc căn bệnh nhiễm trùng tiểu ở trẻ em là thấp hơn rất nhiều so với người trưởng thành, nhưng đối với trẻ em thì nhiễm trùng tiểu có thể là nguồn gốc của phần lớn các căn bệnh nghiêm trọng như: sẹo thận, thiếu máu, tăng huyết áp, co giật trước khi sinh, sản giật hậu sản, suy thận và bệnh thận giai đoạn cuối, ngoài ra bệnh còn gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế ( chính phủ Mỹ tiêu tốn 1,6 tỷ $ mỗi năm cho UTIs)

Tỷ lệ nhiễm trùng tiểu ở trẻ em chiếm một tỷ lệ khá lớn, nhất là đối với trẻ gái, tuy nhiên biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này ở trẻ em là không đặc hiệu, một số xét nghiệm chẩn đoán vẫn còn gây tranh cãi Các vi sinh vật gây nhiễm trùng tiểu đã phát triển khả năng đề kháng kháng sinh ở mức báo động, do đó kháng sinh dự phòng được

sử dụng đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu trào ngược hay nhiễm trùng tiểu tái phát đều có nguy cơ biến chứng và tái phát sau này

Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :“KHẢO SÁT TÍNH ĐỀ KHÁNG

KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT HIỆN DIỆN TRONG MẪU NƯỚC TIỂU TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1” Từ ngày 1/10/2015-

30/04/2016 nhằm đưa ra số liệu cụ thể về tính nhạy cảm kháng sinh, tình hình đề kháng

Trang 15

SVTH: Đào Thị Mai Trang 2

kháng sinh từ đó giúp cho việc kiểm soát và làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tiểu Hy vọng với kết quả nghiên cứu sẽ hữu ích cho việc định hướng sử dụng kháng sinh và công tác điều trị thực tế lâm sàng bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau này

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu tổng quan

– Khảo sát tình hình nhiễm trùng tiểu và mức đề kháng kháng sinh ở bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/10/2015 – 30/04/2016

2.2 Mục tiêu cụ thể

– Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn (độ tuổi, giới tính)

– Khảo sát tỷ lệ các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong NTT

– Khảo sát và đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh trong bệnh phẩm nước tiểu sau quá trình phân lập

Trang 16

SVTH: Đào Thị Mai Trang 3

PHẦN I: TỔNG QUAN

1 BỐI CẢNH

Nhiễm trùng tiểu (NTT) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến với một gánh nặng tài chính cho xã hội Tại Mỹ, NTT chiếm hơn 7 triệu lần khám và hơn

100000 trường hợp nhập viện hằng năm, phần lớn là viêm bể thận Khoảng 15% trong

số tổng tất cả các kháng sinh theo quy định của Hoa Kỳ được phân phối cho NTT

Dịch tễ học

Như đã đề cập, NTT là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh chung ở bé gái là 5%, bé trai 1-2%; đối với trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 0,1- 1,0% và có thể tăng đến 10% đối với trẻ sơ sinh nhẹ cân Trước một tuổi, bé trai dễ bị NTT hơn bé gái nhưng sau một tuổi NTT thường gặp ở bé gái Ở độ tuổi mầm non, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng ở bé gái là 0,8%, so với 0,2% ở bé trai Ở độ tuổi đi học, tỷ lệ mắc bệnh ở các bé gái cao gấp 30 lần so với các bé trai (1,2 % với 0,04%) Theo WHO, tỷ lệ mắc bệnh NTT ở trẻ có độ tuổi 7 là bé gái: 3-8%, bé trai: 1-3,0%

Phần lớn bệnh sẽ gây những biến chứng bất thường: tắc nghẽn đường tiểu, trào ngược bàng quan,…Trong nghiên cứu tại Goteborg, Thụy Điển, trào ngược bàng quang niệu quản chiếm 36% bé gái và 24% bé trai; giãn đường tiểu gặp ½ số ca[1]

Trang 17

SVTH: Đào Thị Mai Trang 4

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp: là một dạng nhiễm trùng phức tạpcũng do

vi khuẩn nhưng có xu hướng nặng hơn, khó điều trị và hay tái phát[2]

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát: nhễm trùng tiểu trở lại do cùng một loài

vi khuẩn sau khi đã kết thúc một liệu trình điều trị[2]

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không triệu chứng: khi một người không có triệu

chứng của nhiễm trùng tuy nhiên có sự hiện diện của vi khuẩn trong đường tiết niệu, được phát hiện tình cờ khi khám thai, điều tra dịch tễ học[2], …

2.2 Bệnh học

Hệ thống đường tiết niệu bao gồm hai thận, niệu quản (hai ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (hay bóng đái) và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để ra ngoài khi tiểu)

Bình thường, nước tiểu ở dạng vô trùng nhờ vào hệ thống phòng chống vi khuẩn:

Trang 18

SVTH: Đào Thị Mai Trang 5

– Nước tiểu được xem như một chất khử trùng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể thông qua việc vệ sinh hằng ngày

– Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như van chống trào ngược nhằm ngăn chặn nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào trong thận khi bàng quang ép nước tiểu ra ngoài niệu đạo

– Tuyến tiền liệt ở nam giới tiết ra những chất chống nhiễm trùng

– Hệ thống miễn dịch và các chất kháng khuẩn có trong màng nhầy của bàng quang có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật gây hại

– Vùng âm đạo ở nữ giới có chứa vi sinh vật có lợi duy trì môi trường có tính axit cao chống lại các vi khuẩn khác

– Ngoài ra còn nhờ vào dòng chảy nước tiểu hay yếu tố di truyền,…[3]

Nước tiểu bị nhiễm trùng do các vi khuẩn kí sinh ở quanh vùng niệu đạo Khi sức

đề kháng suy giảm, chấn thương nhẹ tại niêm mạc niệu đạo,…làm tăng cao sự tấn công của các vi khuẩn có hại đến hệ thống đường tiết niệu gây ra nhiễm trùng Khả năng nhiễm trùng xảy ra ở nữ cao hơn ở nam bởi đặc điểm cấu tạo niệu đạo của nữ giới gần

lỗ hậu môn, rộng và ngắn hơn với nam giới

Nguyên nhân hay con đường lây nhiễm:

Nhiễm khuẩn ngược dòng: đây là đường xâm nhập hay gặp nhất của vi khuẩn vào

đường tiết niệu Trường hợp này thường xảy ra ở các bé gái hơn các bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo (đoạn cuối niệu đạo không vô trùng và khả năng cao bị xâm nhập bởi các vi khuẩn có nguồn gốc từ đường ruột), rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận Nhiễm trùng vùng âm hộ nữ cũng dễ dẫn đến nhiễm trùng tiểu vì lỗ tiểu và cửa âm hộ ở kế bên nhau Người ta thường thấy bệnh này đi cùng nhau ở những bé gái hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần quá mỏng Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gáo thường hay có thói quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế

Trang 19

SVTH: Đào Thị Mai Trang 6

nằm) tức là từ sau ra trước Chính động tác này đã vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra

lỗ tiểu và lỗ âm hộ[3]

Ngoài ra, những thủ thuật niệu khoa cũng là những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng tiểu qua đường ngược dòng: đặt ống thông bàng quang ở bệnh nhân ngoại trú gây NTT ở 1-2% trường hợp Đặt ống thông niệu đạo – bàng quang tại chỗ có vi khuẩn chiếm 100% trường hợp trong vòng 3-4 ngày

Nhiễm khuẩn theo đường máu: tỷ lệ nhiễm khuẩn theo đường máu thấp hơn

theo đường ngược dòng nhưng lại rất quan trọng Loại vi khuẩn hay xâm nhập theo đường máu thường là cầu khuẩn, vi khuẩn xuất phát từ bất kì ổ nhiễm nào trên cơ thể cũng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn ở thận, nhất là khi trên đường niệu lại có ứ tắc hoặc thận bệnh lý[3]

Các con đường khác: nhiễm khuẩn theo đường bạch huyết, từ các cơ quan kế

cận, sức đề kháng, tổn thương đường niệu,…[3]

Vi sinh và các xét nghiệm lâm sàng:

Xét nghiệm nước tiểu

Số lượng vi khuẩn được coi là yếu tố để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu Năm 1960, Kass phát triển khái niệm số lượng chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu (>105

cfu/ml) trong bối cảnh viêm đài bể thận trong thai kì[4] Khái niệm này được áp dụng cho tất cả các loại nhiễm trùng tiểu trong mọi tình huống; số lượng vi khuẩn có liên

quan đến NTT ở trẻ em trên lâm sàng:

Trang 20

SVTH: Đào Thị Mai Trang 7

Nước tiểu lấy bằng

cách chọc trên xương

mu

Nước tiểu lấy bằng cách đặt thông niệu đạo- bàng quang

Nước tiểu giữa dòng

≥ 10 cfu/ml trở lên ≥ 1000-50000

cfu/ml

≥ 104 cfu/ml nếu có triệu chứng

≥ 105 cfu/ml nếu không có triệu chứng

Bảng 1.1: Chỉ tiêu số lượng vi khuẩn trong chẩn đoán NTT ở trẻ

Nếu một mẫu bệnh là 0,1 ml nước tiểu và 10 khuẩn lạc giống hệt nhau là đủ kết luận NTT không triệu chứng được chẩn đoán nếu hai mẫu cấy cách nhau ≥ 24 giờ cho thấy cùng một loại vi khuẩn với số lượng ≥ 105

cfu/ml[5] Ngoài ra, ta có thể thấy trong nước tiểu có mủ và hồng cầu

Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng cho chẩn đoán do đó khi lấy nước tiểu để làm xét nghiệm phải làm đúng quy trình kĩ thuật để tránh tạp khuẩn nhiễm vào khi lấy xét nghiệm

Nhiều khi phải làm trên xương mu vào bàng quang để lấy nước tiểu của trẻ em hay thông niệu quản qua soi bàng quang để lấy nước tiểu từng bên thận để làm xét nghiệm…

Một số xét nghiệm khác:

Xét nghiệm máu

– Hồng cầu thấp nếu bệnh nhân đái máu nhiều, thiếu máu

– Bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính

– Tốc độ lắng máu cao

– Ure máu cao, creatinin máu cao khi chức năng thận bị ảnh hưởng[6]

Trang 21

SVTH: Đào Thị Mai Trang 8

X quang

– Dấu hiệu X quang cũng rất cần thiết để phát hiện nguyên nhân gây tắc đường niệu, đánh giá tình trạng ứ tắc và chức năng thận, phát hiện hiện tượng trào ngược nước tiểu (cũng như các dị vật và dị dạng đường niệu)

– Chụp niệu đồ tiềm tĩnh mạch (UIV) đánh giá chức năng thận và giúp chẩn đoán thương tổn đài thận bể thận khi bị viêm nhiễm

– Chụp niệu đồ ngược dòng (UPR) phát hiện hiện tượng trào ngược nước tiểu và giúp chẩn đoán một số nguyên nhân gây tắc đường niệu[6]

Siêu âm

Xác định được hình dáng kích thước tổ chức nhu mô thận, đài thận, bể thận, đường niệu và một số nguyên nhân gây tắc ứ đường niệu như: sỏi, u, u xơ tuyến tiền liệt.[6]

2.3 Triệu chứng và biến chứng của NTT

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau: tiểu khó, tiểu rát, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu đục, có mồ hôi, tiểu ra máu, sốt, lạnh run, đau hông kèm các triệu chứng của viêm bàng quang

Chuẩn đoán lâm sàng

Triệu chứng NTT ở trẻ nhỏ: tiêu chảy, khóc quá mức và không thể dỗ nín bằng

cách thông thường như cho bú, ôm ấp,… chán ăn, sốt, buồn nôn và nôn mửa

Triệu chứng NTT ở trẻ lớn: đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng ở thận), tiểu rắt: tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít nước tiểu, són nước tiểu, tiểu buốt, đau vùng bụng dưới,nước tiểu đục đôi khi có máu hoặc

có mùi bất thường

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Trang 22

SVTH: Đào Thị Mai Trang 9

– Quan sát đại thể mẫu nước tiểu: quan sát màu sắc, độ trong của nước tiểu

– Nuôi cấy vi khuẩn có trong mẫu nước tiểu

– Tiến hành định lượng cũng như định danh vi khuẩn (nếu có)

Saprophyticus chiếm 10 - 15% nhiễm trùng tiểu cấp và một số vi khuẩn ít gặp khác:Enterococcus spp., Staphylococcus aureus, Pseudomonas spp., Haemophilus influenzae,…

Tại Việt Nam, một nghiên cứu tiến hành trên mẫu bệnh phẩm nước tiểu năm

2013 tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỷ lệ hiện diện của vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm thường gặp nhất: E coli (52,96%), Enterococcus faecalis (6,93%), Pseudomonas

aeruginosa (6,65%), Klebsiella spp ( 6,36%), Acinetobacter baumannii ( 4,95%), Enterococcus faecium (4,10%)

Trên thế giới: nghiên cứu tại khu vực Dessie, Đông Bắc Ethiopia về tỷ lệ và

kiểu đề kháng kháng sinh của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu năm 2012 cho biết:

Trang 23

SVTH: Đào Thị Mai Trang 10

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ các vi khuẩn phổ biến được phân lập từđường tiết niệu

3.1 Escherichia coli (E coli)

Hình 1.1: E colidưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên môi trường MC

Trang 24

SVTH: Đào Thị Mai Trang 11

3.1.1 Lịch sử

E coli do Theodore Escherich (1857-1911), một nhà vi khuẩn học người Áo, phát hiện lần đầu tiên năm 1885 Chi Escherichia thuộc họ vi khuẩn đường ruột[8]

3.1.2 Hình thái

– Trực khuẩn, gram (-), không sinh bào tử

– Kích thước tế bào 0,5 µm x 1-3 µm, hai đầu tròn

– Một số chủng có nang và di động[9]

3.1.3 Tính chất nuôi cấy

– Là vi khuẩn kị khí tùy nghi Nhiệt độ thích hợp là 37ºC, tuy nhiên có thể tăng trưởng từ 10 - 46ºC, pH 7,4

– Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E coli như chlorine và dẫn xuất, muối

mật, brilliant green,…

– Trong môi trường lỏng: sau 4-5 giờ, E coli làm đục nhẹ môi trường, càng để lâu

càng đục nhiều và xuất hiện váng mỏng sau vài ngày trên bề mặt môi trường – Trên môi trường MC, Endo, SS: tạo khóm hồng, đỏ, dẹt

– Trên môi trường chẩn đoán chuyên biệt EMB tạo khóm tính ánh kim.[9]

3.1.4 Tính chất sinh hóa

– E coli lên men nhiều loại đường, sinh hơi, khử nitrate thành nitrite Để phân

biệt E coli với các vi khuẩn khác, người ta thường dùng thử nghiệm IMVIC(+,+,-,-)[9]

❖ IMVIC gồm phản ứng indole, methyl red, Vosges-Proskauer, citrate

3.1.5 Kháng nguyên, độc tố

– Yếu tố bám dính ( lông tơ P, một loại lông tơ bám dính kháng mannose, lông tơ tuýp 1): giúp ổn định và giữ vững các cấu trúc của vi khuẩn, giúp vi khuẩn không bị loại bỏ dưới sự lưu thông của dòng tiểu, là yểu tố quan trọng giúp cho việc xâm nhiễm và gây bệnh nhiễm trùng tiểu bước đầu

Trang 25

SVTH: Đào Thị Mai Trang 12

– E coli có khoảng 150 yếu tố O, 100 yếu tố K, 50 yếu tố H được chia thành

nhiều tuýp huyết thanh khác nhau Trong nhiễm trùng đường tiết niệu, kháng nguyên K của vi khuẩn là yếu tố quan trọng; kháng nguyên vỏ (K) bao bọc tế bào giúp tế bào vi khuẩn được bảo vệ, làm tăng khả năng sống sót của vi khuẩn nhờ vào tác dụng làm suy giảm thực bào đòng thời đây là kháng nguyên giúp

E coli bám vào tế bào biểu mô trước khi xâm nhập vào đường tiết niệu

– Các độc tố kích thích các tế bào biểu mô và các tế bào khác sản xuất cytokines – Độc tố kháng huyết thanh: nang polysaccharide chứa axit và nang KI chứa độc

tố giúp ngăn chặn thực bào của cơ thể, ngăn ngừa khả năng hoạt hóa của thực bào

– Tiết hemolysin và aerobactin: làm tan hồng cầu và loại bỏ sắt giúp tăng khả năng đề kháng tác dụng diệt khuẩn của cơ thể[8]

3.1.6 Khả năng gây bệnh

Khi E coli xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu, đầu tiên chúng sẽ xâm nhập vào đường tiểu dưới (bàng quang) Nếu ở người hệ miễn dịch bị suy giảm (không có khả năng đào thải E coli) hay dòng chảy nước tiểu bị chậm hoặc bị chặn lại, E.coli sẽ gia tăng số lượng nhanh chóng và gây nguy cơ nhiễm trùng tiểu, ban đầu là nhiễm khuẩn bàng quang, sau này có thể gây các bệnh về thận, cơ quan sinh dục, nhiễm khuẩn huyết

Ngoài ra, E coli còn gây ra một số bệnh khác: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, tiêu chảy,…[8],[9]

Trang 26

SVTH: Đào Thị Mai Trang 13

Hình 1.3: KPN dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên MC

– Không có lông nên không có khả năng di động

– Có vỏ, thường xếp làm đôi, không sinh nha bào[9]

3.2.3 Tính chất nuôi cấy

– KPN là loài sống hiếu kỵ khí tùy nghi

– Dễ dàng phát triển trên môi trường nuôi cấy thông thường

– Trên thạch dinh dưỡng hay thạch máu, khuẩn lạc nhầy có màu xám, kích thước 3-4 mm, dạng M tuy nhiên vẫn có thể gặp một số khuẩn lạc dạng R

– Trong canh thang, vi khuẩn mọc nhanh và đục đều, ở đáy ống có lắng cặn[8],[9]

3.2.4 Tính chất sinh hóa

– Lên men sinh hơi nhiều loại đường: glucose, lactose,…

– Các phản ứng dương tính: catalase, citrate, VP, Ure

Trang 27

SVTH: Đào Thị Mai Trang 14

– Kháng nguyên K: bản chất là polysaccharide, mang tính chất đặc hiệu type với hơn 80 serotypes khác nhau[8],[9]

3.3 Morganella morganii

Hình 1.4: Morganella morganii dưới kính hiển vi và trên môi trường MC

Trang 28

SVTH: Đào Thị Mai Trang 15

3.3.1 Lịch sử

Các chi Morganella hiện nay bao gồm một loài Morganella morganii với hai phân loài morganii và sibonii

Năm 1905, Castellani đã mô tả một loài vi khuẩn mà phân lập được từ trường hợp

“sốt” của bệnh nhân tương tự như sốt thương hàn 1914, ông tiến hành cô lập và nghiên cứu chủng vi khuẩn này và đặt tên là “Columbense”

Năm 1906, Morgan đã mô tả một loài vi sinh vật không lên men đường lactose từ bệnh tiêu chảy của trẻ em Năm 1919, vi sinh vật này được Winslow et al gọi là “

Bacillus morganii”[10]

Năm 1943, Fulton cho thấy rằng vi khuẩn “Columbense” của Castellani thực sự là

vi sinh vật “Bacillus morganii” của Winslow Fulton đề nghị chi của vi khuẩn này là

Morganella Loài điển hình là M morganii.[10]

3.3.2 Hình thái

– MMO là vi khuẩn đường ruột có khả năng di động

– Là vi khuẩn Gram âm

3.3.3 Tính chất nuôi cấy

– Là vi khuẩn hiếu, kị khí tùy nghi

– Sinh trưởng tốt ở nhiệt độ phòng

– Trên môi trường MC tạo khóm trắng, đục, dẹt, biên đều[10]

3.3.4 Tích chất sinh hóa

– Không có khả năng lên men đường lactose, có khả năng lên men đường mantose

– Trên KIA: vàng/đỏ

– Phản ứng dương tính: Indol

– Phản ứng âm tính: Citrate, Oxidase, sinh H2S[10]

3.3.5 Kháng nguyên, độc tố

Trang 29

SVTH: Đào Thị Mai Trang 16

– Kháng nguyên O: gây ngưng kết hồng cầu

– Sinh enzyme: urease và hemolysin

3.3.6 Khả năng gây bệnh

MMO gây nhiễm trùng tiểu do các nhân tố gây ngưng kết hồng cầu tăng cao trong quá trình đặt ống thông tiểu Ngoài ra, vi khuẩn có khả năng sống ở nơi có nồng độ pH thấp Không chỉ vậy, MMO còn có khả năng sản xuất urease và hemolysin.[10]

– Trực khuẩn Gram (-), kích thước 1-3 µm, hình dạng thường biến dạng nên còn

được gọi là trực khuẩn biến hình Proteus

– Vi khuẩn có lông nên có khả năng di động, không có giáp mô, không nha bào.[11],[12]

Trang 30

SVTH: Đào Thị Mai Trang 17

– Không có khả năng lên men đường lactose

– Dựa vào tính chất sinh vật hóa học người ta phân loại giống Proteus thành các

loài: Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Proteus myxofaciens, Proteus penneri

3.4.5 Cấu trúc kháng nguyên

– Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp Dựa vào kháng nguyên O và

H, Proteus được chia thành 100 type huyết thanh

Trang 31

SVTH: Đào Thị Mai Trang 18

– Tụ cầu là một trong những vi khuẩn gây bệnh được ghi nhận sớm nhất

– 1880, Louis Pasteur đã phân lập được tụ cầu[8]

3.5.2 Hình thái

– Cầu khuẩn, có đường kính từ 0,8 – 1,0 µm, đứng thành chùm nho, bắt màu Gram dương

– Không vỏ, không có lông, không nha bào[9]

3.5.3 Tính chất nuôi cấy

– Hiếu khí và kị khí tùy nghi Thích hợp ở 320C – 370

C, Ph: 7,2 -7,6

– Chịu được khô, nóng (tồn tại ở 500C/ 30p), chịu được nồng độ NaCl 9%[8],[9]

3.5.4 Tính chất sinh hóa

– Catalase dương

– Staphylococcus aureus gây tiêu huyết, các loại khác ít gây tiêu huyết

– SAU cho khóm vàng trên môi trường thạch, các loại khác thường cho khóm

trắng hay xám

– Coagulase dương hoặc âm

– Lên men đường glucose, lactose, saccharose, mantose nhưng không sinh[8],[9]

3.5.5 Kháng nguyên và độc tố

– Staphylococci chứa nhiều polysaccharide và protein có tính kháng nguyên

– Ngoại độc tố exotoxin: hoại tử, tiêu huyết α, β; kém bền với nhiệt

– Độc tố đường ruột (Enterotoxin): làm bong biểu bì, tạo nốt phỏng ngoài da – Độc tố gây shock

– Độc tố gây tróc vảy (Exfoliative toxin): làm bong biểu bì, tạo nốt phỏng ngoài

Trang 32

SVTH: Đào Thị Mai Trang 19

Hình 1.7: Streptococci dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên môi trường MC

3.6.1 Lịch sử

– Liên cầu được Billroth mô tả lần đầu tiên vào năm 1874

– 1880, Pasteur phân lập được liên cầu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

– 1919, Brown đã xếp loại liên cầu theo những hình thái tan máu khác nhau khi chúng phát triển trên môi trường thạch máu[8]

3.6.2 Hình thái

– Vi khuẩn hình cầu hay bầu dục, có đường kính 1µm, bắt màu nhuộm Gram dương

– Vi khuẩn xếp thành hình chuỗi, chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện của môi trường, không di động, đôi khi có vỏ[8]

3.6.3 Tính chất nuôi cấy

– Hiếu khí hoặc kị khí tùy nghi, một số kị khí tuyệt đối

– Môi trường cần nhiều chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, đường,…

– Nhiệt độ thích hợp 370C, tuy nhiên một số trường hợp có thể mọc từ 100

Trang 33

SVTH: Đào Thị Mai Trang 20

3.6.4 Tính chất sinh hóa

– Liên cầu không có men catalase, chúng có khả năng phát triển trên môi trường muối mật, có mật hoặc ethylhydrocuprein Liên cầu nhóm A đặc biệt nhạy cảm với Bacitracin

3.6.5 Kháng nguyên và độc tố

Liên cầu có cấu trúc kháng nguyên phức tạp

– Kháng nguyên C (đặc hiệu nhóm): nằm ở vách tế bào vi khuẩn

– Kháng nguyên M (đặc hiệu tuýp): cũng năm ở vách tế bào vi khuẩn

– Ngoài ra còn có kháng nguyên T, P, R

– Enzyme Streptokinase làm tan huyết, hoạt hóa xung quanh vùng tổn thương, tạo điều kiện cho liên cầu tràn lan

– Streptodonase: có khả năng thủy phân ADN

– Hyaluronidase: thủy phân acid hyaluronic của tổ chức, tạo điều kiện sâu rộng cho vi khuẩn tràn lan vào các mô

– DPNase: có khả năng diệt bạch cầu

– Proteinase: có khả năng thủy phân protein

– Dung huyết tố: liên cầu tan máu nhóm β có khả năng hình thành hai loại dung huyết tố: Streptolysin O và Streptolysin S[8],[9]

– Độc tố hồng cầu

3.6.6 Khả năng gây bệnh

Liên cầu có khả năng gây ra nhiều bệnh ở người, đặc biệt là liên cầu nhóm A Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào đường xâm nhập, tình trạng cơ thể và nhóm liên cầu khác nhau, các tuýp huyết thanh khác nhau

Ngoài ra trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ nhỏ còn có sự xuất hiện của nấm,

Acinetobacter spp., Pseudomonas aeruginosa,… chiếm tỷ lệ nhỏ trong nhiễm trùng

tiểu.[8],[9]

Trang 34

SVTH: Đào Thị Mai Trang 21

4.1 Lịch sử:

Sự phát triển về vi sinh vật học nói chung và vi sinh vật công nghiệp nói riêng, với bước ngoặc lịch sử là phát minh vĩ đại về chất kháng sinh của Alexander Fleming (1982) đã mở ra kỷ nguyên mới trong y học

Thuật ngữ “ chất kháng sinh” lần đầu tiên được Pasteur và Joubert (1877) sử dụng để mô tả hiện tượng kìm hãm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Bacillus

4.3 Phân loại

Dựa trên cấu trúc hóa học:

– Nhóm β-Lactam: Penicillin, Ampicillin, Cephalosporin,…

– Nhóm Tetracyclines: Tetracyclin, Oxytetracyclin,…

– Nhóm Phenicol: Chloramphenicol, Thamphenicol,…

– Nhóm Aminoglycosides: Gentamycin, Kanamycin,…

– Nhóm Macrolides: Tylosin, Spiramycin,… và các nhóm lân cận

– Nhóm Polypeptid: Colistin, Bacitracin, Polymycin,…

– Nhóm Sulfamides: Sulfamethoxazol, Sulfadimidin,…

– Ngoài ra còn một số nhóm khác như Glycopeptid, Nitrofurans,…

Nguồn gốc

Trang 35

SVTH: Đào Thị Mai Trang 22

– Kháng sinh tự nhiên: Peniciline, Tetracyline,…

– Kháng sinh bán tổng hợp: Ampicilline, Mynocyline,…

– Kháng sinh tổng hợp: Sulfonamide, Quinolones,…

Tác động kháng khuẩn:

– Nhóm kháng sinh kiềm khuẩn: Tetracyline, Phenicol,…

– Nhóm kháng sinh diệt khuẩn: Polypeptid, β-Lactam,…[13]

4.4 Cơ chế tác động

– Ức chế tổng hợp vách tế bào: Penicillin, Cephalosporins, Bacitracin, Vancomycin,…

– Ức chế chức năng màng tế bào: Amphotericin, Colistin,

– Ức chế tổng hợp protein: Chloramphenicol, Macrolides,…

– Ức chế tổng hợp acid nucleic: Quinolones, Fluoroquinolones,…[13]

4.5 Diễn biến kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

Khi thuốc kháng sinh mới được phát hiện và ứng dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thì vi khuẩn rất nhạy cảm với thuốc kháng sinh Tuy nhiên, sau này thuốc kháng sinh được ứng dụng rộng rãi thì độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc kháng sinh có sự thay đổi nhiều, các vi sinh vật kháng thuốc (mất độ nhạy) ngày càng tăng

Năm 1950, các bệnh do tụ cầu đa số do tụ cầu kháng thuốc gây nên Các trực khuẩn đường ruột, liên cầu nhóm D kháng kháng sinh khá mạnh làm cho việc chữa bệnh khó khăn[13]

4.6 Phân loại sự kháng thuốc

– Kháng thuốc tự nhiên: là sự kháng thuốc của những vi khuẩn không nằm trong phổ tác dụng của một kháng sinh nào đó

– Kháng thuốc thu được: là sự kháng thuốc của những vi khuẩn nằm trong phổ tác dụng của kháng sinh nhưng đã trở nên kháng lại kháng sinh đó Nguyên nhân do biến đổi sự thích nghi, bộ phận gen,… của vi khuẩn

Trang 36

SVTH: Đào Thị Mai Trang 23

4.7 Cơ chế kháng thuốc

– Vi khuẩn sinh enzyme phá hủy thuốc

– Giảm tính thấm thuốc của thành tế bào vi khuẩn

– Tổng hợp đường chuyển hóa mới

– Thay đổi một số enzyme chuyển hóa

– Thay đổi cấu trúc protein của ribosome

– Tăng tổng hợp enzyme.[9],[13]

4.8 Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn có trong nhiễm trùng tiểu

Hiện nay sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày một tăng cao gây gia tăng

tỉ lệ mắc cũng như tái phát bệnh, ngoài ra cũng gây khó khăn cho phác đồ chẩn đoán và

điều trị bệnh Hiện nay, y học phải đối phó các vi khuẩn Enterobacteriaceae như KPN,

E coli, Enterobacter và Proteus tiết men beta-lactamase phổ rộng (ESBL) là một thế

hệ men beta-lactamse đề kháng rất mạnh

Tại Việt Nam: nghiên cứu tại viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh cho thấy từ

tháng 1 đến tháng 12 năm 2012 kết quả từ thử nghiệm nhạy cảm kháng sinh theo phương pháp Kirby Bauer: trên 80% chủng vi khuẩn phân lập được là vi khuẩn đa kháng thuốc Đối với trực khuẩn đường ruột có mức độ kháng cao với Ampicilline (chiếm 80%), kế đến là Tetracycline (59,7%) và Trimethoprim-Sulfamethoxazole (58,3%) Các kháng sinh mà các chủng Staphylococci đề kháng cao bao gồm: Penicillin (89,9%), Erythromycin (59,6%) và Kanamycin (55,4%) Đối với các chủng

Streptococcus, Streptococcus nhóm D có mức độ đa kháng nhiều nhất (chiếm 91, 9%),

kế đến là Streptococcus pneumoniae (chiếm 88,2%)

4.9 ESBLs (Extended spectrum beta-lactamase)

Vào đầu những năm 1960, lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã phát hiện ra enzim TEM – 1, là enzyme β-lactamase truyền qua plasmid được phân lập trên bệnh nhân

Trang 37

SVTH: Đào Thị Mai Trang 24

Sau đó TEM – 1 được tìm thấy ở trên toàn thế giới với nhiều chủng khác nhau thuộc họ Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influeazae và

Neisseria gonorrhoeae Những vi khuẩn có khả năng sinh ESBL có khả năng kháng lại rất nhiều loại kháng sinh, do đó gây khó khăn trong việc điều trị nhiễm trùng , việc lựa chọn kháng sinh bị thu hẹp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cho các bác sĩ lâm sang sớm lựa chọn được kháng sinh thích hợp, giảm chi phí và thời gian điều trị.[17]

Trang 38

SVTH: Đào Thị Mai Trang 25

PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

– Đề tài được thực hiện từ tháng 01/10/2015 – 30/04/2016 tại khoa vi sinh bệnh viện Nhi Đồng 1

2 VẬT LIỆU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

– Mẫu bệnh phẩm nước tiểu của các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1

và có chỉ định xét nghiệm cấy nước tiểutừ 01/10/2015 – 30/04/2016

2.2 Thiết bị, hóa chất và môi trường

2.2.1 Thiết bị và dụng cụ

– Tủ sấy để khử trùng và sấy khô môi trường nuôi cấy phân lập

– Tủ ấm nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện hiếu khí ở nhiệt độ phòng 370

C ± 0,50C

– Tủ ấm nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện kị khí (0.5% CO2) Ở nhiệt độ 350

C ± 0,50C

– Tủ lạnh

– Tủ mát

– Máy Vortex

– Que cấy (định lượng, cấy phân lập, cấy định danh), kẹp, găng tay, khẩu trang y

tế, đĩa petri, ống nghiệm, bút sáp, bút lông dầu, lame, bông gòn sát khuẩn

– Tủ cấy an toàn sinh học

– Bộ thuốc nhuộm gram, test sinh hóa, thuốc kháng sinh

– Kính hiển vi

– Đèn

– Nước cất

Trang 39

SVTH: Đào Thị Mai Trang 26

2.2.2 Hóa chất

– Cồn, nước muối sinh lí

– Thuốc thử oxidase, oxy già (H2O2), Thuốc nhuộm gram,…

2.2.3 Môi trường

– Môi trường nuôi cấy phân lập chủ yếu gồm có BA, MC

– Môi trường định danh gồmKIA, Simmons Citrate agar, S.I.M,…

– Môi trường thực hiện kháng sinh đồ gồm có MHA, MBA, BHI

– Đĩa kháng sinh

Môi trường Blood Agar (BA)

Là môi trường giàu dinh dưỡng đặc trưng có bổ sung 5-10% máu cừu, máu thỏ hoặc máu ngựa dùng để phân lập, nuôi cấy và xác định khả năng làm tan huyết của các

vi sinh vật dị dưỡng ( có khả năng sinh enzyme hemolysin) gây bệnh khó mọc trên môi trường thông thường Thành phần môi trường gồm nitrogen, vitamin và nguồn carbon được cung cấp bởi enzyme tiêu hóa của Casein và mô động vật Chiết xuất nấm men cung cấp nguồn vitamin Bột ngũ cốc được bổ sung vào môi trường nhằm tăng khả năng xác định sự chuyển hóa độc tố trong quá trình tăng trưởng của vi sinh vật Sodium Chloride cân bằng sự thẩm thấu môi trường Agar giúp cô đặc môi trường[15]

Môi trường MacConkey Agar (MC)

Là môi trường dùng để phân biệt vi khuẩn Gram (-) thuộc họ đường ruột, phân biệt được khả năng lên men hoặc không lên men đường lactose

Môi trường có Casein và thịt là hai yếu tố cung cấp nguồn dinh dưỡng peptone, Sodium Chloride cân bằng thẩm thấu, muối mật và crystal violet có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram (+) và thúc đẩy vi khuẩn Gram (-) phát triển Agar là yếu tố đông đặc môi trường[15]

Trang 40

SVTH: Đào Thị Mai Trang 27

Môi trường Muller Hinton Agar (MHA)

Trước đây là môi trường dùng để phân lập loài Neisseria gây bệnh, hiện được ứng

dụng rộng rãi trong thực hiện kháng sinh đồ

Môi trường được ứng dụng cho phương pháp khuyếch tán đĩa để kiểm tra độ nhạy cảm của thuốc kháng sinh

Môi trường chứa một lượng thấp chất ức chế sulfonamide, trimethoprim và tetracycline, thành phần cao thịt bò và Casein cung cấp nitơ, vitamin, carbon, sulphur

và amino acids Tinh bột được thêm vào môi trường giúp hấp thu các độc tố từ các sản phẩm chuyển hóa

Đĩa giấy được tẩm chính xác hàm lượng kháng sinh đặc hiệu đặt trên bề mặt của môi trường Môi trường được ủ và sau đó đo vùng ức chế xung quanh mỗi đĩa Các nhân tố ảnh hưởng đến độ khuyếch tán của đĩa như kĩ thuật đánh kháng sinh đồ, độ dày của agar, độ nhạy của đĩa, độ pH, khả năng sinh beta-lactamase của vi sinh vật.[15]

Môi trường MBA: môi trường MHA bổ sung 5% máu thỏ, cừu hoặc ngựa, đây là

môi trường thử nghiệm tính nhạy cảm của chủng Streptococci

Môi trường Brain-Heart Infusion Broth (BHI)

Môi trường dùng để tăng sinh bao gồm cả các vi khuẩn khó mọc

BHI có thể được bổ sung kháng sinh, sodium chloride, chiết xuất nấm men và huyết thanh cung cấp môi trường giàu dinh dưỡng cho vi khuẩn, nấm men và nấm gây bệnh phát triển Môi trường được bổ sung 0.1% agar để làm giảm áp suất oxi, cung cấp không khí cho sự tăng trưởng của vi khuẩn hiếu vi và vi sinh vật kị khí bắt buộc[15]

Thành phần môi trường gồm có Brain-Heart Infusion và enzyme tiêu hóa từ Casein giúp cung cấp nguồn nitơ, carbon và vitamin Dextrose là nguồn carbon chính của môi

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Chỉ tiêu số lượng vi khuẩn trong chẩn đoán NTT ở trẻ. - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Bảng 1.1 Chỉ tiêu số lượng vi khuẩn trong chẩn đoán NTT ở trẻ (Trang 20)
Hình 1.1:  E. coli dướ i kính hi ể n vi và khu ẩ n l ạc trên môi trườ ng MC. - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 1.1 E. coli dướ i kính hi ể n vi và khu ẩ n l ạc trên môi trườ ng MC (Trang 23)
Hình 1.2: c ấ u t ạ o c ủ a  E. coli - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 1.2 c ấ u t ạ o c ủ a E. coli (Trang 23)
Hình 1.3: KPN dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên MC. - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 1.3 KPN dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên MC (Trang 26)
Hình 1.4: Morganella morganii dưới kính hiển vi và trên môi trường MC. - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 1.4 Morganella morganii dưới kính hiển vi và trên môi trường MC (Trang 27)
Hình 1.5: Proteus - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 1.5 Proteus (Trang 29)
Hình 1.6: Staphylococci dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên môi trường MC. - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 1.6 Staphylococci dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên môi trường MC (Trang 30)
Hình 1.7: Streptococci dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên môi trường MC. - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 1.7 Streptococci dưới kính hiển vi và khuẩn lạc trên môi trường MC (Trang 32)
Hình 2.1: Tiêu huyết α  Hình 2.2: Tiêu huyết β  Hình 2.3: Tiêu huyết γ - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 2.1 Tiêu huyết α Hình 2.2: Tiêu huyết β Hình 2.3: Tiêu huyết γ (Trang 45)
Hình 2.6: Kết quả thử nghiệm KIA - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 2.6 Kết quả thử nghiệm KIA (Trang 48)
Hình 2.7: Kết quả thử nghiệm Cimmon’s Citrate - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 2.7 Kết quả thử nghiệm Cimmon’s Citrate (Trang 48)
Hình 2.8: Kết quả thử nghiệm SIM - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 2.8 Kết quả thử nghiệm SIM (Trang 49)
Hình 2.10: Kết quả thử nghiệm Catalase - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 2.10 Kết quả thử nghiệm Catalase (Trang 50)
Bảng 2.1: Bảng trắc nghiệm sinh hóa trực khuẩn Gram (-). - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Bảng 2.1 Bảng trắc nghiệm sinh hóa trực khuẩn Gram (-) (Trang 54)
Bảng trắc nghiệm định danh  trực khuẩn Gram (-). - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Bảng tr ắc nghiệm định danh trực khuẩn Gram (-) (Trang 54)
Hình 2.14: Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ                                                 [a]: Vòng vô khuẩn - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 2.14 Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ [a]: Vòng vô khuẩn (Trang 57)
Hình 2.15: máy định danh và làm kháng sinh đồ tự động. - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 2.15 máy định danh và làm kháng sinh đồ tự động (Trang 58)
Bảng 3.1: Tỷ lệ phân bố kết quả cấy thu được. - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Bảng 3.1 Tỷ lệ phân bố kết quả cấy thu được (Trang 59)
Bảng 3.7: Kết quả đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn KPN (n=10). - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Bảng 3.7 Kết quả đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn KPN (n=10) (Trang 65)
Hình 3.1: Kết quả vi khuẩn E. coli. - khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước tiểu tại bệnh viện nhi đồng từ 1102015 30042016
Hình 3.1 Kết quả vi khuẩn E. coli (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN