TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG DO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THIẾT BỊ MÁY MÓC TỪ THỊ TRƯỜN
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, môi trường kinh doanh quốc tế đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi thỏa thuận thương mại tự do như CPTPP và EVFTA được ký kết Các doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh và mở rộng thị trường quốc tế
Với sự phát triển của nền kinh tế và quan hệ thương mại quốc tế, hoạt động nhập khẩu ngày càng có tiềm năng phát triển lớn trên khắp các thị trường Nhập khẩu giúp các quốc gia có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ không có sẵn trong nước của mình, nó cung cấp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn sản phẩm và giá cả hợp lý Nhập khẩu cũng giúp tăng cường sự cạnh tranh trong thị trường và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong hệ ngoại giao và hợp tác thương mại giữa các quốc gia Khi các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế , tham gia hoạt động xuất nhập khẩu và tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh, họ cũng phải đối mặt với những thách thức và áp lực từ môi trường kinh doanh quốc tế Với bối cảnh đó, việc tìm hiểu về ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp là cực kỳ cấp thiết
Môi trường kinh doanh quốc tế là sự phối hợp giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, của các quốc gia Các yếu tố như khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, thay đổi chính sách, quy định của các nước hay các vấn đề liên quan đến thương mại, thị trường, cạnh tranh, pháp lý, tạo nên tính đa dạng, phức tạp và đầy rủi ro cho môi trường kinh doanh quốc tế Những đặc trưng riêng về sự cạnh tranh khốc liệt và tính không chắc chắn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung vào nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế Điều đó có thể giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường toàn cầu và tìm hiểu ra những cơ hội để phát triển Nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cới điều kiện thị trường và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng toàn cầu Từ đó, cũng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh mang tính chiến lược, giúp tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu
Mặt khác, thiết bị máy móc là những sản phẩm được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày trong các lĩnh vực khá nhau như y tế, nông nghiệp, vận tải,… Đóng vai trò động khác nhau Do nhu cầu sử dụng thiết bị máy móc là rất lớn, việc nhập khẩu các thiết bị máy móc trở nên không còn quá xa lạ với nước ta và nhiều nước nói chung Nhập khẩu thiết bị máy móc giúp đa dạng hóa các sản phẩm, mở rộng sự lựa chọn cho người tiêu dùng Hơn nữa, khi nhập khẩu thiết bị máy móc từ những nước có chi phí sản xuất thấp hơn có thể giúp giảm chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm Là công ty đã có nhiều thành công trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị máy móc từ thị trường Nhật Bản, Công ty TNHH Osco International đã có nhiều cố gắng để từng bước củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên trong quá trình thực tập ở công ty, em nhận thấy rằng , mặc dù công ty có những chiến lược, chính sách đổi mới, song vẫn gặp một số khó khăn và tồn tại khi hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển
Vì vậy, để giúp cho công ty hiểu rõ và đưa ra những quyết định thông minh, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, em quyết định chọn đề tài: "Tác động do môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị máy móc từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Osco International” Qua đó có thể thấy được năng lực hiện tại của công ty , đưa ra thành công , hạn chế giúp công ty dễ dàng khắc phục Hơn nữa, nghiên cứu này cũng có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động, giúp họ hiểu hơn về thực trạng và các thách thức mà họ đang phải đối mặt từ đó có cách giải quyết hiệu quả.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề tài 1: " Môi trường kinh doanh quốc tế: Những vấn đề cơ bản, cơ hội, thách thức với doanh nghiệp Việt Nam." của Tạ Thị Nhung khóa 45 trường Đại học Ngoại Thương (năm 2012) đã nghiên cứu từ những khái niệm, cách hiểu, đối với môi trường kinh doanh quốc tế và các yếu tố trong môi trường kinh doanh quốc tế cũng như vai trò của chúng trong hoạt động kinh doanh quốc tế Đồng thời làm rõ những cơ hội cũng như cách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia môi trường kinh doanh quốc tế Từ đó đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và vượt qua những thách thức nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cả về kinh tế
- xã hội khi tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế Đề tài 2: “ Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Nhật Bản trong đàm phán thương mại quốc tế với các đối tác Việt Nam “ của sinh viên Vũ Thị Thanh Thảo , trường Đại học Ngoại Thương đã làm rõ ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Nhật Bản Tác giả đã là rõ những thuận lợi và khó khăn đối với đối tác Việt Nam trong vấn đề đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế với doanh nghiệp Nhật Bản và đưa ra một số giải pháp hiệu quả đàm phán cho đối tác Việt Nam Đề tài 3: “Tác động của hàng rào thuế quan và phi thuế quan Việt Nam đối với việc nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty Cổ phần IDICS” của tác giả Hoàng Thanh Huyền khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế trường Đại học Thương Mại ,thực hiện năm 2019 Bài khóa luận nghiên cứu về tác động của môi trường pháp luật mà cụ thể là hàng rào phi thuế quan đối với hoạt động nhập khẩu Đề tài 4 : " Hoàn thiện quá trình giao nhận hàng máy móc, vật tư thiết bị máy móc, vật tư thiết bị tàu thủy nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tại trung tâm cung ứng vật tư, thiết bị tàu thủy thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng " của tác giả Bùi Diệu Ly năm 2011 Từ việc phân tích thực trạng những ảnh hưởng của quá trình giao nhận hàng hóa trong môi trường kinh doanh quốc tế tác động đến việc nhập khẩu của công ty, tác giả đã đưa ra những kết luận về cách hoàn thiện quá trình cũng từ đó đã đề xuất được những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu của công ty.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích tác động do môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị máy móc từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Osco International Từ đó, đề xuất một số giải pháp cho công ty.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác động do môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị máy móc từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Osco International Nghiên cứu thực tiễn tại công ty TNHH Osco International
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tác động do môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị máy móc của một doanh nghiệp là công ty TNHH Osco International từ thị trường Nhật Bản
Phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu tác động do môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị máy móc của công ty TNHH Osco International từ thị trường Nhật Bản trong vòng hai năm từ năm 2021 đến hết năm
2023 Đề xuất định hướng giải pháp từ nay đến những năm tiếp theo
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về môi trường kinh doanh quốc tế Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu: môi trường chính trị , môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường pháp luật
+ Phân tích đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Osco International Từ đó đề xuất giải pháp tận dụng các ảnh hưởng tích cực , vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực cho công ty.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp như: Báo cáo tài chính , báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh , các bài viết được đăng tải trên website công ty,
Các dữ liệu khóa luận tốt nghiệp, luận án tiến sĩ, các bài viết về ảnh hưởng môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu được chia sẻ trên các trang mạng xã hội,
luận án, luận văn , khóa luận về đề tài nhập khẩu, môi trường kinh doanh quốc tế,
Thông tin qua báo, tạp chí,
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu từ việc xin ý kiến trực tiếp của cán bộ nhân viên phòng Xuất nhập khẩu Công Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
1.6.2 Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
• Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp để phản ánh đặc điểm của đối tượng bằng các số liệu tương đối và tuyệt đối
• Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm để thấy sự biến động về số liệu nhập khẩu, sự tăng giảm về lượng, sự thay đổi giữa các yếu tố môi trường từ đó đưa ra sự thay đổi về chất của hoạt động kinh doanh , làm cơ sở đánh giá thực trạng
• Phương pháp phân tích: Phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài
Kết cấu của khóa luận
• Đề tài được trình bày theo kết cấu gồm bốn chương,cụ thể:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận cơ bản về tác động do môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng tác động do môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị máy móc của Công ty TNHH Osco International từ thị trường Nhật Bản
Chương 4 : Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp cho Công ty TNHH Osco International.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG DO MÔI TRƯỜNG KINH
Môi trường kinh doanh quốc tế
Theo Doãn Kế Bôn và Lê Thị Việt Nga (2021): “Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần như môi trường pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính , những yếu tố này tồn tại ở mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng tác động và chi phối mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh các mục đích, hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh “
Có thể thấy, môi trường kinh doanh quốc tế là một khái niệm mô tả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một công ty trên toàn cầu Môi trường kinh doanh quốc tế bao gồm nhiều môi trường nhỏ, tuy nhiên có 5 môi trường ảnh hưởng sâu sắc đến một hoạt động kinh doanh quốc tế đó là: Môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường pháp luật và môi trường công nghệ Yếu tố chính trị bao gồm các chính sách, luật pháp, quy định và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia Các yếu tố kinh tế bao gồm biến động thị trường, tình hình tài chính và kinh tế toàn cầu, cùng với sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp lớn khác Các yếu tố xã hội và văn hóa bao gồm sự đa dạng văn hóa, giá trị và quan niệm của khách hàng và nhân viên, và sự phát triển của công nghệ thông tin Các yếu tố pháp lý bao gồm các luật pháp về thương mại, lao động và môi trường Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố gây tác động đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới
Môi trường kinh doanh quốc tế có thể có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của một công ty, bao gồm cả hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu Việc nghiên cứu và đánh giá các yếu tố trong môi trường kinh doanh quốc tế là rất quan trọng để giúp các công ty tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình trên toàn cầu.
Nhập khẩu
Theo điều 28, Khoản 2, Luật Thương mại 2005 của Việt Nam :" Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ của Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được gọi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật "
Như vậy, nhập khẩu là quá trình mua và chuyển hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản từ một quốc gia xuất khẩu sang một quốc gia nhập khẩu Việc nhập khẩu có thể là một phương tiện hiệu quả để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ mà không có sẵn trong nước hoặc để tăng cường nguồn cung trong nước Việc nhập khẩu có những ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội của quốc gia nhập khẩu Một trong những lợi ích của việc nhập khẩu là đa dạng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng Nhập khẩu giúp giảm giá thành của một số sản phẩm, đa dạng sản phẩm và cải thiện chất lượng Ngoài ra, nhập khẩu còn giúp tạo ra nhiều công việc mới trong ngành vận chuyển, logistics và phân phối sản phẩm Điều này có thể làm phát triển kinh tế và giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp
Tuy nhiên, nếu một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu, nó có thể dẫn đến thiếu hụt các sản phẩm và dịch vụ trong nước, làm tăng giá thành của chúng và giảm độc lập của quốc gia Một quốc gia có thể trở nên quá phụ thuộc vào các sản
Thiết bị máy móc
Máy móc thiết bị là động sản là những tài sản hữu hình ngoài bất động sản có thể di dời được, phục vụ tạo ra thu nhập cho người chủ sở hữu Nói tới máy, thiết bị là đề cập đến hai đối tượng, đó là “máy” và “thiết bị”:
Máy móc: được hiểu là những vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, thường là phức tạp, dùng để thực hiện chính xác hoặc hàng loạt công việc chuyên môn nào đó Máy móc (hoặc thiết bị cơ khí) là một cơ cấu cơ học sử dụng sức mạnh để tác dụng lực và điều khiển chuyển động để thực hiện một hành động dự định Máy móc có thể được điều khiển bởi động vật và con người, bởi các lực tự nhiên như gió và nước, và bằng năng lượng hóa học, nhiệt hoặc điện, và bao gồm một hệ thống cơ chế định hình đầu vào của bộ truyền động để đạt được ứng dụng cụ thể của lực đầu ra và chuyển động Chúng cũng có thể bao gồm máy tính và cảm biến theo dõi hiệu suất và lập kế hoạch chuyển động, thường được gọi là hệ thống cơ học
Thiết bị: được hiểu là những bộ phận phụ trợ, được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy, hiện nay theo xu thế phát triển “thiết bị” ngày càng nhỏ gọn, đa năng và có thể liên kết với cá thiết bị khác Thiết bị là những tài sản không cố định, là máy riêng biệt hoặc cả cụm, dây chuyền máy và thiết bị đồng bộ Đề cập tới máy móc, thiết bị là đề cập tới các yếu tố cơ, điện, điện tử,… được hợp lại với nhau để biến đổi năng lượng, nguyên vật liệu,… thành các sản phẩm cụ thể, phục vụ cho đời sống xã hội hoặc thực hiện một hay nhiều công năng khác nhau nào đó
Máy móc thiết bị dùng trong thẩm định giá là những tài sản không cố định, là máy riêng biệt hoặc cả một cụm, dây chuyến máy, thiết bị đồng bộ Đề cập tới máy móc thiết bị là hàm nghĩa đề cập đến các yếu tố về cơ, điện, điện tử…được kết hợp lại với nhau nhằm biến đổi năng lượng, nguyên vật liệu…thành các sản phẩm cụ thể phục vụ cho đời sống xã hội hoặc thực hiện một hay nhiều công năng khác nhau nào đó.
LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG DO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP
Theo Doãn Kế Bôn và Lê Thị Việt Nga (2021): “Môi trường chính trị là một khái niệm đề cập đến yếu tố chính trị, pháp lý và quyền lực của một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể Môi trường chính trị là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Chính phủ các nước hoặc tổ chức địa phương có quyền lực để tạo ra các quy định và chính sách ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn cầu Điều này có thể bao gồm các quy định về bảo vệ môi trường, quy định về đầu tư và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp”
Hệ thống chính trị của một quốc gia sẽ định hình các hệ thống kinh tế và pháp luật Hệ thống chính trị trên thế giới nhìn chung được chia làm ba loại chế độ chính trị Chế độ chuyên chế là chế độ chính trị trong đó nhà nước nắm quyền điều tiết hầu như mọi khía cạnh của xã hội Một chính phủ chuyên chế thường tìm cách kiểm soát không chỉ các vấn đề kinh tế chính trị mà cả thái độ, giá trị và niềm tin của nhân dân nước mình Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà trong đó vốn và sự giàu có cần phải được sử dụng trước hết như một phương tiện để sản xuất, chứ không phải như một nguồn lợi nhuận Chính phủ kiểm soát cơ bản của việc sản xuất , phân phối và hoạt động thương mại Chế độ dân chủ trở thành chế độ chính trị ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới Ở chế độ này tư nhân có quyền sở hữu tài sản và làm giàu bằng tích lũy tư nhân, chính phủ xây dựng bộ luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Ở chế độ này chính phủ thực hiện một số chức năng thiết yếu cơ bản phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân
Tác động cơ bản nhất của những vấn đề chính trị thường đến từ thể chế chính trị, sự ổn định về chính trị và bộ máy nhà nước Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó Sự ổn định về chính trị có mối quan hệ mật thiết đối với kinh tế của một quốc gia Sự ổn định chính trị mang lại nhiều thuận lợi và giúp các nhà kinh doanh yên tâm đầu tư hơn vào một quốc gia Có thể nói sự ổn định chính trị là yếu tố được quan tâm nhất bởi các nhà kinh doanh quốc tế khi đầu tư , môi trường không ổn định dễ dàng khiến cho những lợi nhuận của công ty bị biến mất có thể chỉ trong một đêm Sự giúp đỡ của bộ máy nhà nước ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty đầu tư nước ngoài Đó là cách làm việc hiệu quả của hải quan, các thông tin về thị trường và các nhân tố khác thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Có thể nói, rủi ro chính trị là khả năng hoạt động của chính phủ mang lại những hiệu quả không mong muốn cho doanh nghiệp Những biến động trong chính trị quốc tế có thể làm gia tăng rủi ro và có tính bất ổn đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp, liên quan đến vấn đề như bạo loạn, chiến tranh, khủng hoảng chính trị, khủng bố, xung đột giữa các quốc gia, Môi trường chính trị cũng có ảnh hưởng đến các quy định về thương mại và đầu tư của mỗi quốc gia Khi môi trường chính trị mang tính ổn định là nhân tố thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó
Theo Doãn Kế Bôn và Lê Thị Việt Nga (2021): “ hệ thống pháp luật của một quốc gia là các nguyên tắc , các điều luật, điều tiết hành vi và các quy trình giúp thi hành các điều luật qua đó xử lý các tranh chấp.” Môi trường pháp luật là tổng thể các quy định pháp luật liên quan đến một lĩnh vực bất kỳ mà chủ thể thực hiện lĩnh vực đó có các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ đồng thời cũng có các nghĩa vụ kèm theo Các vấn đề pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Chúng có thể liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như pháp luật quốc tế về hợp đồng thương mại, pháp luật về tiêu chuẩn hoá quốc tế, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quản lý ngoại thương hay pháp luật đầu tư quốc tế Các công ty cần phải hiểu và tuân thủ các quy định pháp luật này để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình được thực hiện đúng pháp luật và không gặp phải các vấn đề pháp lý
Môi trường pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh quốc tế của một doanh nghiệp Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu chính sách, các luật lệ của nước sở tại và quốc tế hay không doanh nghiệp hiểu được các quy trình, thủ tục của việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, những mặt hàng lĩnh vực được phép kinh doanh, không được phép kinh doanh, những quy định về hải quan, về thuế xuất nhập khẩu Những yếu tố dễ dự đoán sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc làm các thủ tục khác nhau
Ngược lại một quốc gia có hệ thống pháp luật không đảm bảo tính đầy đủ, tính thống nhất và tính minh bạch, khó tiếp cận sẽ là hàng rào pháp lý cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh, thâm nhập thị trường nước ngoài Các quốc gia có quy định khắt khe hơn về môi trường và quyền lao động, sẽ tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp quốc tế để tuân thủ các quy định này Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý và mất uy tín trong cộng đồng kinh doanh quốc tế
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế cần am hiểu và làm rõ các vấn đề pháp lý cơ bản trước khi thâm nhập vào một thị trường Tuân thủ các quy định pháp luật, đồng thời tận dụng cơ hội kinh doanh được tạo ra từ các quy định này chính là cơ hội giúp doanh nghiệp tăng trưởng và tạo ra giá trị cho cộng đồng
Theo Doãn Kế Bôn và Lê Thị Việt Nga (2021): “Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố như tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, sự ổn định tài chính, thuế và chính sách tài khóa đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp tại một quốc gia cụ thể Môi trường kinh tế có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp”
Thông thường để phân tích môi trường kinh tế của một thị trường, người ta dựa trên nhiều chỉ số kinh tế, chúng giúp các doanh nghiệp đánh giá tình trạng nền kinh tế của một quốc gia so với các nền kinh tế khác trên thế giới Điều này cho phép các họ có được cái nhìn tổng thể về tình hình kinh tế toàn cầu và xác định các cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường toàn cầu Một số chỉ số phân tích môi trường kinh tế quốc tế quan trọng bao gồm tổng thu nhập quốc gia (GNI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tính toán các chỉ số trên đầu người , tỷ lệ thay đổi , ngang giá sức mua, chỉ số giá tiêu dùng, mức độ phát triển của con người , chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu , chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) , chỉ số đo lường xanh của GNP,
Tổng sản phẩm quốc gia GNI là tiêu chí cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu Tỷ lệ GDP toàn cầu đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên toàn cầu Tính toán các chỉ số trên đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm nội địa hoặc thu nhập quốc gia cho số dân trung bình năm tương ứng
Tỷ lệ thay đổi cho biết sự biến động của các chỉ số GNI, GDP, các chỉ số trên đầu người Ngang giá sức mua là thước đo phân tích vĩ mô so sánh khả năng sản xuất và mức sống giữa các quốc gia Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hoá và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua Mức độ phát triển con người so sánh , định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu đo lường khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong thị trường toàn cầu Chỉ số sáng tạo GII được tổng hợp từ nhiều tiêu chí trong các lĩnh vực khác nhau , nhằm đánh giá năng lực và kết quả đổi mới của các nền kinh tế thế giới Chỉ số đo lường Xanh GNP nhằm đo lường kết quả của nền kinh tế dựa trên sự phát triển bền vững Các chỉ số này rất quan trọng trong việc đánh giá và so sánh sức khỏe của các nền kinh tế trên toàn cầu
Khi nền kinh tế phát triển và tăng trưởng ổn định sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Ngược lại khi có những dấu hiệu bất ổn từ nền kinh tế khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều rủi ro và khó khăn Cụ thể, nếu một quốc gia có mức lạm phát cao, giá thành sản xuất và vận chuyển sẽ tăng lên, làm tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và giảm lợi nhuận Tỷ giá hối đoái cũng có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Ngoài ra, sự ổn định tài chính cũng là một yếu tố quan trọng, do nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp trong việc tìm nguồn vốn và đầu tư vào các dự án mới
Vì vậy, khó có thể phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế trong môi trường kinh tế biến động Đánh giá kỹ càng môi trường kinh tế của một quốc gia trước khi quyết định thực hiện hoạt động kinh doanh là điều nên làm đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Nếu môi trường kinh tế không ổn định hoặc có nhiều rủi ro, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tăng trưởng kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận
Theo Doãn Kế Bôn và Lê Thị Việt Nga (2021): “Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang đặc thù quan niệm của mỗi quốc gia và chúng có ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp kinh doanh quốc tế tiếp cận thị trường, sản phẩm, dịch vụ của mình Môi trường văn hóa là tổng hòa những thành tố vật chất và tinh thần tương đối ổn định trong một thời gian và không gian cụ thể mà các cá nhân tiếp xúc và có tác động đến hoạt động của chủ thể
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG DO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THIẾT BỊ MÁY MÓC TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH OSCO
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH OSCO INTERNATIONAL
3.1.1 Sơ lược về công ty
Bảng 3.1 Thông tin về công ty TNHH OSCO International
Hình 3.1 Logo Công ty Trách nhiệm hữu hạn OSCO International
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Osco International
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: OSCO INTERNATIONAL CO., LTD
- Tên quốc tế: OSCO Tên giao dịch OSCO International Địa chỉ Thửa đất số 118, Cụm công nghiệp thị trấn Phùng, Thị Trấn
Phùng, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Website www.osco.vn Đại diện pháp luật ARAI NORICHIKA
Vốn điều lệ theo giấy phép ĐKKD
4.000.000.000 VND (Bốn tỷ Việt Nam đồng)
Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần ngoài Nhà nước
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH OSCO International 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Trong quá trình toàn cầu hóa, tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những vấn đề khó khăn chung là chất lượng cao nhưng cần chi phí lại thấp Để giải quyết vấn đề này, công ty Osco International Nhật Bản (Oosaki Kikou Co.,Ltd.) đã mở thêm một số chi nhánh tại các quốc gia khác trong đó có Việt Nam
Ngày 12/2007, Công ty TNHH Osco International được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong phạm vi số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng Vietcombank theo quy định của nhà nước
Công ty có trụ sở chính tại Thửa đất số 118, Cụm công nghiệp thị trấn Phùng, Thị Trấn Phùng, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam- một trong những nơi có tốc độ phát triển mạnh mẽ hiện nay của thành phố Hà Nội Sản phẩm công ty cung cấp chủ yếu là các linh kiện, máy móc sản xuất Tất cả các mặt hàng công ty cung cấp đều được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản với giá cả khá hợp lí Thêm vào đó, dịch vụ vận chuyển đến tận nơi là hoàn toàn miễn phí trên địa bàn Hà Nội nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung, với mục đích giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và mua được những sản phẩm tốt nhất
Kể từ ngày thành lập ngày 27/12/2007 đến nay, với triết lí kinh doanh “luôn luôn thỏa mãn khách hàng”, Công ty TNHH Osco International đã đạt được vị trí đứng vững chắc trên thị trường Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, công ty đã mở thêm hai chi nhánh tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chính
Bảng 3.2 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
2511 Sản xuất các cấu kiện kim loại
2592 Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
2593 Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng
2599 Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu
2651 Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển
2818 Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén
2819 Sản xuất máy móc thông dụng khác
2822 Sản xuất máy móc công cụ và máy tạo hình kim loại
3312 Sửa chữa máy móc, thiết bị
3320 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
4669 Bán buôn chuyên kinh doanh khác chưa được phân vào đâu
4773 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân
Nguồn: Phòng tổ chức hàng chính Công ty TNHH Osco International
Công ty TNHH Osco International Việt Nam được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành
Cấu trúc tổ chức của công ty được xây dựng theo cấu trúc chức năng nhằm phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty Bộ máy quản lý khá tinh giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Osco International
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Osco International Các phòng ban đều có nhiệm vụ riêng, phối hợp với nhau thúc đẩy công ty cùng phát triển Dưới đây là chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Hội đồng quản trị: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty Hội đồng quản trị họp thường niên được tổ chức mỗi năm một lần Hội đồng quản trị có những chức năng như: Quyết định chiến lược, kết hoạch phát triển, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; kiến nghị và quyết định các vấn đề liên quan đến việc phát hành cổ phần, trái phiếu,…; quyết định các phương án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn; giải quyết các khiếu nại của công ty đối với cán bộ quản lý,…; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với Ban Giám đốc hay cán bộ quản lý; đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty
- Ban Giám đốc: Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty và chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh; Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong công ty Phó giám đốc hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, triển khai các kế hoạch của công ty Nhiệm vụ của Ban Giám đốc bao gồm:
• Quản lý nhân viên và toàn bộ công việc hằng ngày của công ty, hằng tháng tổng kết và báo cáo, đảm bảo công ty vận hành ổn định
• Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị;
• Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo các khi được yêu cầu;
• Theo dõi và quản lý bộ phận kinh doanh, đảm bảo thiết lập cơ chế hợp tác lâu dài ổn định với đối tác Đối với những khách hàng quan trọng, cần tiến hành thăm hỏi, hay nhiều hình thức kết nối khác nhau; Tham gia đàm phán nghiệp vụ, nhanh chóng ký kết hợp đồng, theo dõi sát sao tiến độ thực hiện hợp hồng;
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu về lĩnh vực tổ chức bộ máy nhân sự, lao động, đào tạo nhân viên, tiền lương, đoàn thể của toàn công ty, công tác hành chính quản trị của văn phòng công ty theo đúng quy định của Nhà nước và nội quy, quy chế của công ty Đề xuất giải quyết các vấn đề về chính sách đãi ngộ, thực hiện phân công công việc, đề bạt thăng chức
- Phòng kinh doanh: Bao gồm Phòng kinh doanh nội địa và Phòng xuất nhập khẩu:
+ Phòng kinh doanh nội địa: Chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động kinh doanh, phân phối và xúc tiến bán hàng, nghiên cứu thị trường cũng như nhu cầu trong nước, tìm kiếm các đối tác trong nước để đẩy mạnh hoạt động phân phối sản phẩm theo hình thức bán buôn và bán lẻ Một số nhiệm vụ chính: xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty; tổ chức quản lý thị trường, nghiên cứu tình hình thị trường trong nước và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty; chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tìm kiếm và mở rộng tập khách hàng tiềm năng
+ Phòng xuất nhập khẩu: Nghiên cứu, phát triển thị trường quốc tế, tìm kiếm các đối tác để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế như: đàm phán, giao dịch với các đối tác nước ngoài, tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa từ khâu tìm hiểu thị trường tới khâu nhận hàng về kho
- Phòng Tài chính – kế toán: Thực hiện theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh và báo cáo tình hình tài chính và các nghiệp vụ tài chính kế toán khác Chịu trách nhiệm quản lý vốn, tài sản, hàng hoá, giám sát thu chi tại công ty Quản lý ngân sách các phòng ban, theo dõi tình hình hoạt động của công ty: doanh thu, chi phí, lợi nhuận Tổ chức thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH OSCO
3.2.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH Osco International giai đoạn năm 2021-2023
Bảng 3.7 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Công ty TNHH Osco International giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Phòng xuất-nhập khẩu Công ty TNHH Osco International Kim ngạch nhập khẩu tăng nhẹ vào năm 2022 và giảm mạnh vào năm 2023 Kim ngạch nhập khẩu năm 2022 tăng nhẹ (tăng 3,85% so với năm 2021) là do trong năm 2022 Công ty nhập khẩu một số máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất-kinh doanh Năm 2023 kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh (giảm 17% so với năm 2022) là do trong năm 2023 Công ty đã mua một số phụ liệu sản xuất như: chì, chất tẩy rửa, bao bì,… ở thị trường trong nước thay cho nhập khẩu từ nước ngoài như trước Mặt khác, đối tác Texatronics của Mỹ - một đối tác đặt gia công chiếm tỷ trọng lớn đã không tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình nên đã không đặt hàng nữa Do đó Công ty không nhập nguyên vật liệu từ phía đối tác để gia công nên kim ngạch nhập khẩu đã giảm mạnh
Qua cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ta thấy: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là nhập vật tư cho xuất khẩu Năm 2021 chiếm tỷ trọng là 97,31%, năm 2022 là 97,28% và năm 2023 là 96,19% Nhìn chung nhập khẩu vật tư cho xuất khẩu khá ổn định Công ty nhập vật tư để gia công xuất khẩu và điều này cho thấy hoạt động gia công tại Công ty chiếm tỷ lệ khá cao
3.2.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty
Bảng 3.8 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Osco International giai đoạn 2021-2023 ĐVT:USD STT Thị trường
Nguồn: Phòng xuất-nhập khẩu Công ty TNHH Osco International Qua cơ cấu thị trường nhập khẩu ta thấy: Công ty đã hợp tác kinh doanh (nhập khẩu) hàng hoá ở nhiều quốc gia và nhiều châu lục khác nhau Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất từ Malaysia, tiếp đến là Nhật và Mỹ Hàng hoá được nhập khẩu từ Malaysia có sự gia tăng qua các năm Cụ thể, năm 2021 chiếm 32,54%, năm 2022 là 38,29% và năm 2023 là 52,41% tỷ trọng Trong khi đó hoạt động nhập khẩu của Công ty chủ yếu là nhập vật tư để gia công xuất khẩu, điều này cho thấy Malaysia là nơi đặt hàng gia công lớn nhất của Công ty.
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG DO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THIẾT BỊ MÁY MÓC CỦA CÔNG TY TNHH OSCO INTERNATIONAL TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 27 1 Môi trường chính trị
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế, với nền kinh tế đang chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Trong một khoảng thời gian dài, việc nhập khẩu thiết bị máy móc từ Nhật Bản từ lâu đã trở thành một xu hướng ở Việt Nam do giá thành rẻ và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, môi trường kinh doanh quốc tế đang ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu này tại Việt Nam
Chính phủ Nhật Bản là đất nước theo chế độ quân chủ lập hiến với dân chủ đại nghị Hình thức chính trị này đã tạo ra một môi trường ổn định và dự đoán cho doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Chính phủ quân chủ lập hiến đem lại sự ổn định chính trị, giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu các rủi ro liên quan đến biến động chính trị Điều này làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc đầu tư vào kinh doanh tại Nhật Bản Do đó, các quyết định đầu tư dài hạn có thể được đưa ra một cách dễ dàng hơn, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế Môi trường chính trị ổn định ở Nhật Bản và sự thúc đẩy của chính phủ Nhật Bản về các mối quan hệ thương mại có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các thiết bị máy móc từ Nhật Bản vào Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các thỏa thuận thương mại và hợp tác song phương để nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản với điều kiện thương mại có lợi Hơn nữa, trong năm 2023, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản- Việt Nam Nikai Toshihiro nhấn mạnh chuyến công tác của Đoàn Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam là một trong những minh chứng sinh động, thể hiện tin cậy chính trị giữa hai nước Chính vì giữa hai đất nước có mối liên hệ gắn bó lâu dài như vậy nên việc nhập khẩu các mặt hàng thiết bị máy móc cũng trở nên dễ dàng hơn đồng thời các doanh nghiệp đang nhập khẩu từ Nhật Bản cũng được hưởng nhiều quyền lợi nhờ chuyến công tác của Đoàn Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam
Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước đã có những chính sách khuyến khích sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư nước ngoài Đồng thời tăng cường kết nối với các nền kinh tế trên thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu,…Trong Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Chính phủ đã có những đột phá về hoàn thiện thể chế, đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ mang tính dẫn dắt cho thu hút đầu tư, phát triển của các ngành, lĩnh vực, nâng cao chất lượng tăng trưởng Có thể đánh giá môi trường chính trị Việt Nam những năm qua có sự ổn định và phát triển tích cực Đất nước đang tiếp tục đi đúng hướng phát triển đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế
Trong một nền chính trị ổn định, được sự khuyến khích của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu cùng nhận thấy nhu cầu lớn về các sản phẩm thiết bị máy móc, công ty TNHH Osco International đã định hướng phát triển lĩnh vực nhập khẩu các sản phẩm từ Nhật Bản về Việt Nam, trong đó phải kể đến thiết bị máy móc để phân phối trên toàn quốc cho các xí nghiệp, công ty xây dựng, siêu thị điện máy,…
Mối quan hệ giữa chính trị Việt Nam và Nhật Bản đã có một lịch sử lâu dài và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển Và vào năm 2023, Việt Nam - Nhật Bản kỷ niệm
50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao - mối quan hệ được cho là có tiềm năng vô hạn và đang tiến tới đánh dấu thời kỳ phát triển vượt bậc khiến cho việc nhập khẩu các thiết bị máy móc càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ mối quan hệ thương mại lâu đời
Nhật Bản cũng là đối tác đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) Những FTA này đã và đang tạo ra các khuôn khổ hợp tác vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, kinh doanh giữa hai nước theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi Các hiệp định này làm tăng cường thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản Nhập khẩu thiết bị máy móc từ Nhật Bản về Việt Nam có thể giảm được nhiều chi phí thông qua cơ chế giảm thuế quan Tuy nhiên đảm bảo chất lượng sản phẩm và độ an toàn khi nhập khẩu để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng được quan tâm đáng kể
Sau hơn 70 năm hình thành và phát triển, hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện với số lượng văn bản quy phạm pháp luật rất lớn Tuy nhiên, vẫn còn đó những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, như tính thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định và tính khả thi chưa cao Trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện tổng kết 02 nghị quyết của Bộ Chính trị: Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 và Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp, cần có những đánh giá tổng quát về thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, từ đó thấy được những thành quả cũng như xác định những mục tiêu, định hướng mang tính chiến lược cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới Hệ thống pháp luật hội nhập và kiến tạo phát triển là hệ thống pháp luật trong giai đoạn hiện nay, bắt đầu từ sau sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 và sẽ là tư tưởng, định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong những thập kỷ tới Những luật về kinh tế hiện nay với mục đích giúp bảo hộ doanh nghiệp, quy định về thuế cũng như về các quy định đầu tư
Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định thiết bị máy móc nằm trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu và phải tuân thủ một số quy định cụ thể Chính sách nhập khẩu thiết bị máy móc nói riêng, nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung, được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Quyết định 2261/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2018 quy định về việc công bố mã số HS đối với danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Quyết định 3482/QĐ-BKHCN ngày 08/12/2017 quy định về việc công bố mã số HS đối với danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Bộ Công an: Thông tư 08/2019/TT-BCA ngày 26/03/2019 Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Công Thương: Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCT ngày 22/02/2018 Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương
Theo quy định hiện hành, máy móc thiết bị mới 100% là mặt hàng không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay nhập khẩu Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu về nước như hàng hóa bình thường Tuy nhiên, với một số loại máy móc thiết bị thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành của các Bộ, khi nhập khẩu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng theo quy định
- Về mã HS: Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà máy móc thiết bị sẽ có mã
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY TNHH OSCO INTERNATIONAL
Định hướng phát triển đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa thiết bị máy móc của công ty TNHH Osco Intertnational từ thị trường Nhật Bản
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng đồ gia dụng Cần tìm kiếm thông tin để nhập khẩu thêm các loại đồ gia dụng mà trước nay chưa nhập khẩu hoặc nhập khẩu với số lượng rất ít để phục vụ tối đa nhu cầu người tiêu dùng
Về thị trường nhập khẩu:
- Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp quen thuộc để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của công ty
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về nhu cầu thị trường như về dung lượng thị trường, giá cả hàng hoá, các nhân tố ảnh hưởng để tổ chức các hoạt động nhập khẩu như lựa chọn đối tác, chọn thời điểm nhập hàng và thực hiện việc đầu tư vào các thị trường mang lại hiệu quả cao nhất
- Công ty có thể tìm hiểu thị trường nguồn cung từ các nước khác, để không bị quá phụ thuộc vào mình thị trường Nhật Bản
Mục tiêu cụ thể của Osco:
- Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu, tăng cường chuyên môn và các nghiệp vụ cũng như đầu tư hỗ trợ các công cụ cần thiết trong giao dịch, mở rộng và tìm kiếm các đối tác mới
- Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty, tránh để xảy ra sai sót Tổ chức thật tốt từ khâu đàm phán, ký kết hợp đồng, vận chuyển và thanh toán.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THIẾT BỊ MÁY MÓC TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY OSCO INTERNATIONAL DƯỚI TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
bị máy móc từ thị trường Nhật Bản của công ty Osco International dưới tác động môi trường kinh doanh quốc tế
4.2.1 Các giải pháp đối với việc nhập khẩu hàng hóa thiết bị máy móc từ Nhật Bản
- Tìm kiếm đối tác vận chuyển chuyên nghiệp
Tìm kiếm các đối tác vận chuyển có kinh nghiệm và uy tín trong việc vận chuyển hàng hóa đặc biệt như máy móc từ Nhật Bản về Việt Nam Đối tác này cần có khả năng đảm bảo an toàn cho hàng hóa và đảm bảo thời gian giao hàng
- Đàm phán các thỏa thuận đặc biệt
Quốc gia nhập khẩu có thể tiến hành đàm phán các thỏa thuận đặc biệt với Nhật Bản để giảm bớt các rào cản không thuế khác như quy định về kiểm tra sản phẩm, thủ tục hải quan, và các yêu cầu về chứng nhận sản phẩm Việc này giúp tăng cường tính linh hoạt và giảm bớt chi phí đối với việc nhập khẩu hàng hóa và thiết bị máy móc từ Nhật Bản
- Xác định chi phí và thời gian nhập khẩu
Tính toán và dự đoán các chi phí liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa, bao gồm cả chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu và các chi phí khác Đồng thời, xác định thời gian cần thiết cho quá trình nhập khẩu và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dựa trên thông tin này
- Đánh giá và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn chất lượng
Các quốc gia nhập khẩu cần thực hiện các quy trình đánh giá và kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng hàng hóa và thiết bị máy móc nhập khẩu từ Nhật Bản đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định cần thiết Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu và an toàn cho người tiêu dùng
4.2.2 Các giải pháp đối với doanh nghiệp:
Công ty cần có các phương án để tối ưu hoá chi phí và thời gian, lên kế hoạch nhập khẩu hàng hoá cụ thể chi tiết và có những dự phòng rủi ro trong trường hợp không nhập được hàng hoặc bị trì trệ việc nhập hàng Công ty có thể cắt giảm một số chi phí không cần thiết Ngoài ra, công nên tìm kiếm thêm nhiều nguồn hàng khác để không bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp
Công ty phải thực hiện đàm phán hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp từ Nhật Bản để đảm bảo nguồn cung ổn định và giảm thiểu tác động của các biến động ngắn hạn trong nguồn cung Đồng thời nâng cao hiệu quả của quy trình nhập khẩu bằng cách tối ưu hóa thời gian và chi phí Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các dịch vụ vận chuyển nhanh chóng và tin cậy hoặc áp dụng các biện pháp để giảm bớt thủ tục hải quan và xử lý tài liệu
Trước khi bắt đầu đàm phán, công ty nên xác định rõ mục tiêu và lợi ích của mình cũng như của đối tác Việc này giúp tạo ra sự hiểu biết và tin cậy giữa hai bên, từ đó dễ dàng thống nhất các điều kiện và điều khoản hợp đồng Công ty cũng nên cử ra người đàm phán có kinh nghiệm để tránh sử dụng ngôn từ gây hiểu nhầm và đảm bảo rằng các điều kiện và điều khoản trong hợp đồng được diễn giải một cách rõ ràng và chính xác Việc sử dụng ngôn ngữ trung lập giúp tránh được các tranh cãi không cần thiết và tăng cường sự hiểu biết giữa hai bên
Công ty cũng nên thiết kế các chương trình đào tạo có cấu trúc và có kế hoạch để giúp nhân viên tiếp cận kiến thức mới một cách có hệ thống Điều này giúp giảm bớt thời gian và chi phí cho việc đào tạo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên học tập và thích nghi với công nghệ mới Đồng thời tận dụng các nguồn học tập trực tuyến, như các khóa học trực tuyến, video hướng dẫn, tài liệu điện tử, để giúp nhân viên tự học và cập nhật kiến thức một cách linh hoạt và tiết kiệm chi phí.Tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự học hỏi và phát triển cá nhân, thông qua việc tạo ra các chương trình khuyến khích nhân viên tham gia học tập và phát triển kỹ năng mới.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DƯỚI TÁC ĐỘNG DO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY MÓC TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY
từ thị trường Nhật Bản của công ty
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc huy động nguồn vốn
Nhà nước cần có quy định chặt chẽ trong quản lý ngoại tệ để đảm bảo ổn định tình hình kinh doanh cho các doanh nghiệp nhập khẩu, tránh tình trạng đầu cơ tích lũy ngoại tệ Nhà nước nên có cơ chết quản lý vốn vay hợp lý hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các donah nghiệp , giảm chi phí giao dịch với ngân hàng, rút ngắn nhiều thủ tục không cần thiết ảnh hưởng đến thời gian giao nhận và làm hợp đồng nhập khẩu
Cải thiện thủ tục hành chính
Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý xuất nhập khẩu mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện cơ chế Hiện nay nhà nước đã cho phép gửi email kê khai hàng hóa nhập khẩu, song chưa hoàn thiện Các doanh nghiệp vẫn phải đến tận nơi để khai báo hải quan, tốn nhiều thời gian và công sức Đặc biệt cần hoàn thiện, đon giản hóa thủ tục hải quan, hành chính.