TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU TỪ THỊ TRƯỜNG TRUN
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là một yêu cầu khách quan đối với mọi quốc gia trên con đường phát triển Bởi thế, từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn chủ trương “làm bạn với tất cả các nước”, tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng có chung biên giới Hoạt động xuất nhập khẩu, chính là một khía cạnh quan trọng của thương mại quốc tế, đóng một vai trò vô cùng quan trọng và đa chiều trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia, ảnh hưởng sâu rộng đến các khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, và văn hóa
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền dài 1.065,652 km Trong lịch sử mấy nghìn năm, quan hệ giữa hai quốc gia có nhiều lúc thăng trầm, song quan hệ giao lưu buôn bán giữa dân cư hai nước luôn được duy trì và phát triển Đặc biệt, kể từ sau khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa (11/1991) đến nay, nhiều văn bản, hiệp định đã được kýkết giữa hai nước, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển và đạt được nhiều thành tựu
Trong giai đoạn 2011-2020 vừa qua, quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước vẫn trên đà phát triển ổn định, không ngừng tăng trưởng, đạt được những kết quả tích cực, đồng thời tiềm năng và thế mạnh kinh tế của hai nước cũng được nâng cao Trung Quốc là thị trường có tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam Trong 9 tháng năm 2022 đạt 132,38 tỷ USD, chiếm trên 23,7%, cao hơn khá xa so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (Mỹ 96,32 tỷ USD, Hàn Quốc 66,8 tỷ USD, Nhật Bản 35,69 tỷ USD) Như vậy, xét cả ở đầu vào (nhập nguyên, nhiên, vật liệu…) và đầu ra (xuất khẩu), thì Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất, tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam Đặc biệt, đứng dưới góc độ kinh doanh, lợi thế của Việt Nam khi nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc thì giá cả hợp lý hơn so với nhiều thị trường khác, chi phí vận chuyển thấp hơn, từ đó tác động tích cực tới năng lực cạnh tranh của các ngành này Có thể thấy sản xuất của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ Trung
Quốc (đặc biệt là ngành công nghiệp mũi nhọn như dệt, giày, da), nhất là khi thị trường có nhiều biến động Tuy nhiên mỗi quốc gia đều có môi trường kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu tác động từ môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, cũng như trong nước và ngoài nước
Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá tác động của môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng và mang tính cấp thiết Môi trường kinh doanh có thể là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, nhưng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển của một doanh nghiệp Điều này giúp doanh nghiệp hiểu và áp dụng các yếu tố kinh doanh tận dụng tối đa lợi thế của mình Ngược lại, môi trường kinh doanh trở nên không thuận lợi, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực Nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhập khẩu, Nhà nước và các cơ quan pháp lý liên quan có những chính sách điều chỉnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành nói chung
Ngành công nghiệp dệt ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn mặc ngày càng phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh tế Với kim ngạch xuất khẩu hơn 28 tỷ USD vào năm 2022, ngành này chứng tỏ sự quan trọng của mình đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Để có được những phát triển như thế trong ngành dệt may, xơ sợi đóng vai trò quan trọng, là nguyên liệu cơ bản cho việc sản xuất sản phẩm như vải, áo quần Tuy Việt Nam là một nước có thế mạnh để phát triển ngành dệt may song nguồn cung về nguyên vật liệu xơ sợi trong nước lại thiếu hụt nhiều, cung không đủ cầu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xơ sơi dệt về Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2023 tăng 17,8% về lượng và tăng 34,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 676.900 tấn, tương đương 1,58 tỷ USD Riêng tháng 8 năm 2023 tăng 7% về lượng và tăng 6,5% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 96.285 tấn, tương đương 217,71 triệu USD So với cùng tháng năm ngoái cũng tăng 22,2% về lượng và tăng 42,7% về kim ngạch Giá nhập khẩu xơ sợi trong tháng 8/2023 đạt trung bình 2.284,9 USD/tấn, giảm 0,5% so với tháng 7/2023 nhưng tăng 16,9% so với tháng 8/2022 Tính trung bình cả 8 tháng đầu năm giá nhập khẩu đạt 2.333,4 USD/tấn, tăng 14,4% so với cùng kỳ Việt Nam nhập khẩu xơ sợi chủ yếu từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan; trong đó, nhiều nhất từ Trung Quốc 332.412 tấn, tương đương 807,44 triệu USD, chiếm 49% trong tổng lượng xơ sợi nhập khẩu của cả nước và chiếm 51% trong tổng kim ngạch, tăng 29% về lượng và tăng 44,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước
Sau hơn 20 năm hoạt động, công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng là một trong những nhà cung cấp lớn và uy tín trong lĩnh vực sản xuất chỉ may dành cho ngành may mặc, chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Tuy nhiên cũng như tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế khác, trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, công ty vẫn chịu những tác dộng không nhỏ của môi trường kinh doanh
Xuất phát từ những lí do trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng” để nghiên cứu cho bài luận của mình, với mong muốn có thể đánh giá được tác động của môi trường kinh doanh và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả nhập khẩu đảm bảo sự thành công và bền vững của công ty trong thời kỳ kinh doanh ngày càng phức tạp và cạnh tranh.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xung quanh về vấn đề môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của doanh nghiệp:
Ngô Hoàng Thảo Trang (2017) với bài viết “ Tác động môi trường kinh doanh lên năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua vai trò trung gian xuất khẩu và đổi mới” trên báo Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh số 12(2)-2017 Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam do Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương khảo sát từ năm
2005 đến năm 2013 Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích đường dẫn trung gian của MacKinnon và cộng sự (2009) nhằm kiểm định giả thiết về việc môi trường kinh doanh (MTKD) có tạo điều kiện khuyến khích để các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu và hoạt động đổi mới qua đó nhằm tăng năng suất của doanh nghiệp hay không Bài viết khẳng định môi trường kinh doanh tốt là điều kiện cần thiết giúp các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hiệu quả và gia tăng năng suất Với đề tài không tập trung sâu vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, bài nghiên cứu chưa chỉ ra được các tác động của môi trường kinh doanh quốc tế tới hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời đó đề tài chưa có định hướng giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh
Tác giả Đàm Thị Kim Dung (2018) với khóa luận tốt nghiệp “Phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến công ty cổ phần TopCV Việt Nam” Bài viết phân tích dựa trên các số liệu nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2017 Sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp mô tả, tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa Bài viết làm rõ tác động của môi trường kinh doanh đến công ty cổ phần TopCV Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trong ngành, trong đó phân tích tác động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, qua đó đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các rủi ro do môi trường kinh doanh mang lại Tuy nhiên, đây là bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các yếu tố trong nước tác động đến hoạt động của công ty cổ phần TopCV mà chưa có đánh giá đến yếu tố quốc tế và vì thời gian nghiên cứu diễn ra cách đây 5 năm nên có những kết quả đã không còn đúng ở thời điểm đã có nhiều biến đổi
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2021) với khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng than Coke từ Nhật Bản của công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát”, khóa luận lựa chọn giai đoạn 2018 – 2020 làm khoảng thời gian thực hiện bài nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu là: phương pháp thu thập thông tin và phương pháp xử lý thông tin Tác giả phân tích đầy đủ các tác động của môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật, các quan hệ kinh tế quốc tế, từ nhà cung cấp, từ sản phẩm thay thế, từ khách hàng, môi trường tài chính doanh nghiệp Qua đó đánh giá được các thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Tuy nhiên với sự phân tích các yếu tố từ môi trường riêng lẻ như vậy vẫn chưa thể chỉ rõ ra tác động như thế nào đến từng khâu trong quy trình nhập khẩu mặt hàng than Coke từ Nhật Bản
Nguyễn Thị Hương (2021), với đề tài khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tác động của môi trường kinh doanh tới hoạt động nhập khẩu thép – inox từ thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần inox Thiên Tân” Bài viết nghiên cứu thực trạng tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu với số liệu thống kê giai đoạn 2018-2020, để phân tích và đánh giá đưa ra giải pháp cho giai đoạn từ nay đến 2025 Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp xử lý số liệu Nội dung bài viết giới hạn phạm vi tác động môi trường kinh doanh tại thị trường Trung Quốc qua các giai đoạn của hoạt động nhập như chiến lược nhập khẩu, kế hoạch nhập khẩu, thực trạng quy trình nhập khẩu, qua đó đưa các giải pháp cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn Với bố cục chỉ rõ các tác động của môi trường kinh doanh đến từng khâu trong quy trình nhập khẩu, bài viết đã hoàn thiện rất nhiều so với các nghiên cứu trước đây Tuy nhiên sau thời điểm nghiên cứu đã có nhiều thay đổi lớn trong hoạt động ngoại thương thế giới nên những nghiên cứu trong giai đoạn mới cần được tiếp tục hoàn thiện
Hoàng Thị Hương Giang (2022), với đề tài “Tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại nông sản Sao Phương Nam”, đã chỉ ra tác động của yếu tố vi mô và vĩ mô lên hoạt động nhập khẩu Bài khóa luận tập trung nghiên cứu về số liệu công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại nông sản Sao Phương Nam từ năm 2018 đến tháng 9 năm 2022 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn từ nay đến 2025 và các năm tiếp theo Phương pháp nghiên cứu của tác giả là phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu Với thành công là đánh giá được tác động của yếu tố vi mô và vĩ mô tới hoạt động nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhưng bài viết vẫn còn hạn chế khi chưa thể chỉ ra được tác dộng của yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp như nguồn lực, tài chính, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty
Thông qua các bài nghiên cứu trên, có thể thấy các bài nghiên cứu trước đó đã đề cập một số các tác động của môi trường kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên góc nhìn và khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, các bài nghiên cứu cũng phân tích chưa sâu các yếu tố môi trường kinh doanh tác động trực tiếp đến các giai đoạn của hoạt động nhập khẩu Bên cạnh đó môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng và hoạt động nhập khẩu cũng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh Vì thế, tác động của môi trường kinh doanh ở từng giai đoạn sẽ có sự thay đổi nhất định Và hơn thế nữa, đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành may mặc tại thị trường Trung Quốc vẫn còn khá ít bài nghiên cứu chỉ ra Vì vậy, em lựa chọn đề tài “Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng” làm khóa luận tốt nghiệp Em sẽ tiếp thu các ưu điểm của các bài nghiên cứu trước đó đồng thời tiếp tục làm rõ tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Từ đó đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu.
Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng Trên cơ sở phân tích thực trạng phát huy những điểm mạnh, điểm yếu và khắc phục các điểm yếu để định hướng phát triển và đề xuất giải pháp để cải thiện tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Thứ hai, phân tích thực trạng tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng
Thứ ba, đưa ra định hướng phát triển và các đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty, các nhân tố môi trường kinh doanh quốc tế của Trung Quốc ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu về tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng Trong đó, Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng đóng vai trò là một doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc
Phạm vi thời gian: nghiên cứu, thu thập số liệu liên quan đến nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng rong giai đoạn 2021 đến 2023
Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng, chủ yếu tại phòng kinh doanh, phòng Xuất nhập khẩu của Công ty.
Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu với định hướng tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
(1) Những cơ sở lý luận của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa là gì?
(2) Thực trạng tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng đang diễn ra thế nào trong những năm gần đây?
(3) Những định hướng phát triển và đề xuất giải pháp để cải thiện tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường trung Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng là gì?
Phương pháp nghiên cứu
1.7.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn: (1) Nguồn dữ liệu từ nội bộ Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng: Báo cáo tài chính của Công ty, Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty, Báo cáo nhận sự của Công ty, Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Công ty, các văn bản của Công ty (2) Nguồn dữ liệu khác: Các nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, Báo cáo của Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan
1.7.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kế: Liệt kê và sử dụng dữ liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp, những thông tin và dữ liệu có liên quan đến đề tài
Phương pháp so sánh: So sánh sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm, sự biến động của thị trường qua các năm, để chỉ ra được những biến động, những điểm hạn chế và đề xuất hướng giải quyết
Phương pháp phân tích tổng hợp: Tiến hành phân tích và xử lý số liệu chỉ ra những mặt thành công, những điểm hạn chế và đề xuất hướng giải quyết.
Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần lời cam kết, lời cảm ơn, lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, bài Khóa luận tốt nghiệp được kết cấu theo 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Một số cơ sở lý luận của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Chương 3: Phân tích thực trạng tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trụng Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp để cải thiện tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường trung Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔI TRƯỜNG KINH
Một số khái niệm liên quan
2.1.1 Lý thuyết về nguyên vật liệu ngành dệt may – chỉ may
Theo PGS.TS Doãn Kế Bôn, TS Lê Thị Việt Nga, Giáo trình Kinh doanh quốc tế - trường Đại họa Thương mại, Nhà xuất bản Hà Nội (2021), nguyên liệu là những vật tự nhiên chưa qua một sự chế biến nào và cần được lao động, máy móc, kĩ thuật biến hóa mới thành sản phẩm
Ngành công nghệ dệt may hiểu đơn giản là ngành liên quan đến lĩnh vực thiết kế nhằm đáp những ứng nhu cầu về thời trang, may mặc của con người Ngành dệt may được coi là một trong những ngành đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất hàng tiêu dùng, thông qua những công đoạn liên quan đến việc làm vải và thiết kế sản phẩm và may hoàn thiện để đưa đến người tiêu dùng
Một phụ liệu vô cùng quan trọng trong ngành may mặc chính là chỉ may Chỉ may là các sợi mềm dẻo, có đường kính nhỏ và đều nhau, có thể kéo thẳng hoặc uốn cong rất dễ dàng, được gia công để có độ nhẵn nhất định giúp xuyên qua vải, kim khâu, được nhuộm hoặc quét dầu để tăng độ chắc của sợi chỉ, tạo màu sắc mong muốn cho sợi chỉ
Chỉ may được dùng để ghép các mảnh vải lại với nhau theo mong muốn của con người để tạo nên những sản phẩm may mặc hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu cuộc sống.Chỉ may có nguồn gốc tự nhiên như len, bông, tơ tằm,… hoặc nguồn gốc nhân tạo như Vico, PES, PA, PAN, …hoặc tổng hợp cả hai loại trên
Nguyên vật liệu ngành dệt may – chỉ may là các xơ sợi dùng để tạo ra chỉ may cho ngành dệt may
Như vậy, nguyên vật liệu ngành dệt may – chỉ may được hiểu là những nguyên vật liệu chưa qua biến đổi như Sợi Spun Polyester, Tơ co dãn, Continuous Filament Polyester dùng để cung cấp làm chỉ may cho ngành dệt may
Theo nguyên liệu gia công thì chỉ may gồm các loại: chỉ cotton, chỉ cotton có thành phần polyester, chỉ từ sợi lanh, chỉ có thành phần kim loại phủ bên ngoài để tạo độ lấp lánh và sặc sỡ, chỉ nylon từ tơ filament, chỉ PE, chỉ rayon, chỉ từ sợi tơ và chỉ từ sợi len
Theo cấu trúc của chỉ thì sợi chỉ được chia ra làm các loại: chỉ sợi lõi được bọc bông, rất bền và dễ sử dụng; chỉ filament, chỉ filament có hai loại bao gồm chỉ từ sợi filament nylon đơn và chỉ multifilament là chỉ gồm nhiều sợi filament xe kết lại với nhau
Một số loại chỉ thường dùng trong ngành may mặc:
Chỉ cotton: chỉ cotton có độ mềm, ít ma sát, độ bền không quá cao, dễ may nhưng có xu hướng co lại khi giặt, hấp , nhuộm và không chịu được co giãn liên tục nên chỉ cotton không phù hợp với vải dệt kim
Chỉ polyester: Đây được xem là loại chỉ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành may mặc bởi độ bền cao, dễ may mặc, chịu được độ co dãn, đàn hồi tốt, sử dụng được cho cả máy may có công suất lớn, có khả năng chống mục, chống hóa chất, kháng nấm mốc tốt Cấu trúc, chủng loại phong phú, có sợi chỉ xe đơn, xe kép, bọc lõi,…
Chỉ PE: có độ bền cao, độ mài mòn của các sợi chỉ cho phép tạo đường may bền, chắc, chịu nhiệt tốt, được sử dụng tương đối nhiều trong ngành may mặc Chỉ tơ tằm: rất đàn hồi, rất bền, bóng đẹp, sang trọng, được sử dụng để may những mặt hàng sang trọng, len, lụa tơ tằm, có thể khâu máy hoặc khâu tay
Ngoài ra còn có một số loại chỉ sau:
Chỉ Rayon: có độ bền cao nhưng độ bền màu dưới nắng lại không cao, có khả năng chống cháy
Chỉ bọc lõi: độ bền tuyệt hảo, độ vững chắc, rai của sợi chỉ rất cao, khả năng chịu nhiệt tốt giúp đường may chịu được nhiệt, được sử dụng nhiều trong ngành may mặc thời trang
Ngành dệt may Việt Nam là ngành hàng có truyền thống lâu đời phục vụ yêu cầu căn bản cuộc sống của mọi thế hệ dân tộc Việt Nam và đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển vươn tầm ra thế giới của Việt Nam Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt hơn 40 tỷ USD, thấp hơn gần 10% so với năm 2022
Với đặc điểm sản xuất qua nhiều quy trình, đòi hỏi sự tỉ mỉ, ngành này đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động không có kỹ năng, trình độ kỹ thuật chuyên môn cao Lao động có thể đào tạo tại chỗ và phù hợp với lực lượng lao động nữ trên khắp cả nước Đến nay, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có hơn 5000 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 2,5 triệu lao động theo Hiệp hội Dệt may và Tổng cục Hải quan
Ngành dệt may còn đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng tỷ lệ lãi khá cao vì vậy sản xuất hàng dệt may thường phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh doanh lớn Do đó, đây là một ngành “nuôi sống” các nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa
Ngoài ra công nghiệp may còn có mối liên hệ cung ứng hoặc được cung ứng với các ngành sản xuất, chế biến khác Song song, cùng với sự phát triển của ngành dệt may là nhu cầu lớn của nguyên liệu để đáp ứng sức sản xuất mạnh mẽ của ngành
Cơ sở lý thuyết về các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
2.2.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế Nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước đang ở đà phát triển với tốc độ cao, ngược lại nền kinh tế suy thoái hoặc phát triển chậm chạp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp hàng may mặc tham gia nhập khẩu đều chịu ảnh hưởng bởi nhân tố pháp luật Việc phân tích các nhân tố của môi trường luật pháp buộc các các doanh nghiệp phải phân tích cả trên ba phương diện: môi trường của nước xuất khẩu, môi trường của nước nhập khẩu và các thông lệ, tập quán kinh doanh quốc tế Chẳng hạn như nếu tình hình chính trị ổn định, ít biến động nó sẽ tạo nên tâm lý tốt cho các nhà đầu tư quyết định thâm nhập vào thị trường, từ đó cũng tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường các nước đối tácNếu hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng sẽ tạo ra môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc với các doanh nghiệp trong thị trường nhập khẩu và ngược lại, hệ thống pháp luật không hoàn thiện sẽ tạo ra những thách thức, những tác động tiêu cực cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Văn hoá được hiểu là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra bởi con người trong quá trình lịch sử Văn hóa bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, thị hiếu, phong tục tập quán… Văn hoá quy định hành vi của con người, thể hiện qua mối quan hệ giữa người với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu Nếu nắm bắt được thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh sẽ có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng
Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm Do đó doanh nghiệp nhập khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi họ có những am hiểu nhất định về môi trường văn hóa, xã hội của quốc gia, khu vực
Trình độ khoa học công nghệ
Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời tạo ra các cơ hội, nhưng cũng gây nên những nguy cơ đối với tất cả các ngành Đối với các lĩnh vực sản xuất, việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ mới, các thành tựu mới của khoa học – kỹ thuật sẽ giúp các đơn vị tạo ra được nhiều hơn các sản phẩm mới với chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhờ đó mà sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng cao và lợi nhuận thu được nhiều hơn Ngoài ra, khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hóa, bảo quản hàng hóa, ngân hàng – tài chính làm cho các lĩnh vực này ngày càng được mở rộng và phát triển góp phần thúc đẩy xuất khẩu Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã giúp xóa bỏ sự ngăn cách về lãnh thổ, về thời gian nên các giao dịch thương mại diễn ra rất nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm
Sự cạnh tranh giữa người bán
Yếu tố này thể hiện nguy cơ mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải đối mặt khi có các đối thủ mới gia nhập thị trường Nếu rào cản vào thị trường thấp, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới, có khả năng tạo ra áp lực cạnh tranh mới và thay đổi động lực của ngành Các doanh nghiệp đã tồn tại có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá, chất lượng để giữ chân khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh
Rủi ro từ sự xuất hiện của đối thủ mới bao gồm chi phí đầu tư ban đầu thấp, thiếu hạn chế từ các quy định ngành hoặc khả năng nhanh chóng chinh phục thị trường thông qua sự đổi mới Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất chiến lược phù hợp đối mặt với nguy cơ này Đó có thể là việc tăng cường chiến lược quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào nghiên cứu, phát triển để duy trì sự độc đáo và thu hút khách hàng Đồng thời, mối liên kết và quan hệ với khách hàng cũng có thể trở thành vũ khí quan trọng để giữ chân thị trường trong bối cảnh sự cạnh tranh từ đối thủ mới
Quyền lực của nhà cung cấp
Nhân tố phản ánh trong nhiều khía cạnh, bao gồm quyền đàm phán về giá cả, điều kiện thanh toán, chất lượng sản phẩm hay thậm chí là khả năng chuyển đổi sang nhà cung cấp khác Nếu số lượng nhà cung cấp ít và không có nhiều lựa chọn thay thế, doanh nghiệp có thể trở nên phụ thuộc và dễ bị chi phối bởi các điều kiện được đặt ra bởi nhà cung cấp Để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp có thể xem xét việc đa dạng hóa nguồn cung, tăng cường quan hệ với nhà cung cấp chiến lược, phát triển những đối tác chiến lược để giảm bớt sự phụ thuộc Việc hiểu rõ về quyền lực của nhà cung cấp giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược hiệu quả, linh hoạt để tối ưu hóa mối quan hệ cung ứng và bảo vệ sự ổn định của chuỗi cung ứng
Quyền lực của khách hàng
Nhân tố phản ánh sức ảnh hưởng của khách hàng đối với quyết định kinh doanh, đặc biệt là trong việc đàm phán giá và các điều kiện giao dịch Nếu khách hàng có quyền lực cao, họ có khả năng thay đổi những yếu tố quan trọng như giá cả, chất lượng sản phẩm hay các điều kiện thanh toán Để đối mặt với quyền lực của khách hàng, doanh nghiệp cần tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, xây dựng một mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng và các giá trị mang lại
Sự cạnh tranh của đối thủ trong ngành
Nhân tố này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ khốc liệt của cuộc cạnh tranh, đồng thời xác định các chiến lược cần thiết để giữ vững và phát triển Mức độ cạnh tranh trong ngành có thể phản ánh qua nhiều yếu tố như số lượng đối thủ, tốc độ tăng trưởng của ngành và tính đồng đều của thị trường
Nếu có nhiều đối thủ và mức độ cạnh tranh cao, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với áp lực giảm giá, cải thiện chất lượng, đổi mới để giữ chân khách hàng Muốn đối phó với sự cạnh tranh từ đối thủ trong ngành, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc phát triển ưu điểm cạnh tranh, có thể thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng hoặc đổi mới trong quy trình sản xuất
Chiến lược tiếp thị, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, sự linh hoạt trong đáp ứng với biến động của thị trường cũng là yếu tố quan trọng để duy trì và tăng cường vị thế trước sự cạnh tranh của đối thủ trong ngành
Nguy cơ sản phẩm hoặc dịch vụ bị thay thế
Nhân tố quy định rõ nguy cơ mất khách hàng và doanh thu khi có sự xuất hiện của các giải pháp thay thế Sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thường tạo ra áp lực cạnh tranh, đặt doanh nghiệp trước thách thức của việc giữ chân khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh Các sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể xuất hiện do sự tiến bộ công nghệ, thay đổi trong nhu cầu khách hàng, sự xuất hiện của các đối thủ mới trên thị trường,…
Trước tình trạng này, doanh nghiệp thường cần chú trọng vào việc nghiên cứu, phát triển để đảm bảo sự độc đáo và giá trị đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ Cải thiện chất lượng, tối ưu hóa giá trị đối với khách hàng, duy trì một mối quan hệ tốt với khách hàng là rất cần thiết để ngăn chặn sự chuyển đổi sang các lựa chọn thay thế, đồng thời giữ chân thị trường trong ngành công nghiệp cạnh tranh
2.2.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp
Các yếu tố cơ bản tạo ra nguồn lực của doanh nghiệp gồm:
Năng lực nghiên cứu và phát triển: khả năng phát triển sản phẩm mới, khả năng cải tiến quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công nghệ sản xuất: máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, mức độ tự động hóa trong sản xuất
Nguồn nhân lực: Cán bộ quản lý, điều hành sản xuất, công nhân, phục vụ nhà xưởng
Cơ sở hạ tầng: Mặt bằng sản xuất, nhà xưởng, giao thông nội bộ, điện nước, hệ thống xử lý chất thải
Tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức: thiết lập theo chiều thẳng đứng và nhiều phân cấp hoặc thiết lập theo mặt phẳng, với rất ít cấp bậc Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến cách quản lí doanh nghiệp
Cấu trúc quản lí: là cách thức quản lí doanh nghiệp thông qua các quyết định từ cấp trên trở xuống để giải quyết các vấn đề
2.3 Tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
2.3.1 Tác động đến chiến lược nhập khẩu
Mục tiêu chiến lược kinh doanh là toàn bộ kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong quá trình kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường theo đuổi các mục tiêu khác nhau nhưng chung quy lại 3 mục tiêu cơ bản là: lợi nhuận, vị thẻ và an toàn Tuy nhiên các mục tiêu bao giờ cũng phải xuất phát từ điều kiện cụ thể từ thị trường, khách hàng, nguồn hàng và nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp mà những yêu tố đó đều thuộc môi trường kinh doanh Chính vì thể để đưa ra chiến lược sáng suốt, các nhà quản trị cần tìm hiểu, nắm rõ, phân tích môi trường trường kinh doanh để bảo đảm tính cụ thể, tính linh hoạt, định lượng, khả thi, nhất quản và hợp lí
2.3.2 Tác động đến kế hoạch và lập phương án nhập khẩu
Từ việc phân tích môi trường kinh doanh, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch và phương án nhập khẩu đúng đắn Kế hoạch và lập phương án nhập khẩu là đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, cùng với đó là các biện pháp thực hiện các mục tiêu đề ra
2.3.3 Tác động đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
Kim ngạch nhập khẩu: Là tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mà một doanh nghiệp hoặc một quốc gia nhập khẩu từ các thị trường quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định Kim ngạch nhập khẩu thể hiện mức độ phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của doanh nghiệp hoặc quốc gia và tác động đến thâm hụt thương mại
Dựa vào đánh giá nhu cầu khách hàng, biên động nên kinh tế, các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch phù hợp và hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu để cung ứng hàng hóa Các yếu tố bên trong doanh nghiệp: vốn, nhân công, năng lực quản trị cũng là yêu tổ quan trong giúp nhà quản trị xác định khá năng cung ứng của doanh nghiệp trên thị trường
Bên cạnh đó khi năm rõ môi trường kinh doanh, doanh nghiệp biệt được chính sách của chính phủ về loại hàng hóa kinh doanh hoặc cảm kinh doanh Đó là chính sách thuê, giá các loại dịch vụ có liên quan như cước vận tải, giá thuê kho, cửa hàng, đất đai, lãi suất tiền vay ngân hàng để xác định giá cả thị trường Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, chính sách giá cả của doanh nghiệp để xác định sản lượng nhập khẩu hay giá mua, giá bản sao cho phù hợp
Thị trường- đôi tác nhập khẩu
Việc ký kết hàng loạt hiệp định này đồng nghĩa với việc một loạt các thị trường mới cũng được thiết lập Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng Và với từng nhóm ngành, dựa vào nghiên cứu môi trường kinh doanh, doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp cho hoạt động nhập khẩu
Cùng với đó tìm hiểu môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xác định khả năng sản xuất trong một thời gian của đối tác mà mình muốn nhập khẩu có khả năng cung ứng cho thị trường tổng số bao nhiêu hàng có ổn định hay không? chất lượng như thế nào? Từ đó trên cơ sở vật tư, tiền vốn, nhân công và năng lực khác của doanh nghiệp để xác định xem thị trường đối tác đó có phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Quy trình nhập khẩu hàng hóa tổng quát gồm 9 bước:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Bước 2: Lập phương án kinh doanh và tìm nhà cung cấp
Bước 3: Đàm phán và ký kết hợp đồng
Bước 4: Làm thủ tục mở L/C
Bước 5: Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu
Bước 6: Thuê phương tiện vận tải
Bước 7: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Bước 9: Giải quyết khiêu nại và tranh chấp
Tuy nhiên, tùy từng quốc gia, phụ thuộc vào quy định về điêu khoản giữa 2 bên mà số bước có thể giảm đi
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH CHỈ MAY
Khái quát về Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng là một doanh nghiệp có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất chỉ may dành cho ngành may mặc, chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Với sự không ngừng phát triển, hiện nay công ty đã ghi danh mình không chỉ là một biểu tượng trong thành phố mà còn được công nhận trên toàn quốc Về thông tin:
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG
Tên giao dịch quốc tế: TUAN HONG SEWING THREAD COMPANY LIMITED
Trụ sở giao dịch: Lô CN1B, cụm công nghiệp Quất Động mở rộng, Xã Nguyễn Trãi, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện: Triệu Quang Thắng Chức vụ: Giám đốc
Ngày đăng ký kinh doanh lần đầu: 26/11/2004
Hình thức pháp lý: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước
Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Thường Tín - Phú Xuyên
Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng có hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất sợi và đồng thời cung cấp sản phẩm sợi trên thị trường nội địa Các sản phẩm sợi đa dạng và phong phú bao gồm: chỉ may công nghiệp, chỉ may cặp da - giày dép, chỉ may bao Jumbo, chỉ dệt vai, chỉ may bao bì
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, doanh nghiệp đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất
Các sản phẩm sợi của công ty đều đáp ứng được những tiêu chí về sự an toàn sản phẩm dệt cho cơ thể con người theo tiêu chuẩn ISO và các chứng chỉ INTER - TEK , OEKO – TEK gỡ bỏ những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu snag thị trường khó tính như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Các nước Trung Đông …
3.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng có bộ máy quản lý phù hợp để duy trì và phát triển công ty Bộ máy của công ty được xây dựng theo quy mô trực tuyến – chức năng, hoạt động quản lý đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và của xã hội trong giai đoạn hiện nay Cơ cấu tổ chức của công ty được mô tả như sơ đồ sau đây:
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Giám đốc: người có quyền hành cao nhất trong công ty, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của công ty
Phó Giám đốc: người giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân công của Giám đốc Đồng thời, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận
Phòng kinh doanh: là phòng ban nòng cốt chịu sự quản lý của Giám đốc và
Phó Giám đốc, gồm 2 bộ phận:
Sales: Phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chăm sóc khách hàng cũ Đề xuất các thay đổi về sản phẩm và giá sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng
Kế hoạch: Tiếp nhận đơn hàng từ Sales, lên kế hoạch sản xuất, báo với phòng điều hành sản xuất từ đó theo dõi tiến độ sản xuất và giao hàng
Phòng Kế toán: hoạt động dưới sự quản lý của Ban Giám đốc bao gồm 4 bộ phận:
Kế toán kho: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra quá trình nhập xuất hàng hóa và kiểm soát lượng hàng tồn kho Có trách nhiệmh xuất giấy tờ, các loại chứng từ cho hàng hóa nhằm hạn chế việc thất thoát hàng hóa
Kế toán công nợ: chịu trách nhiệm kiểm soát, theo dõi và thu hồi công nợ của khách hàng
Kế toán thuế tổng hợp: xác định cơ sở tính thuế để làm báo cáo và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến thuế
Kế toán nội bộ: là bộ phận kiểm tra, lưu trữ, giám sát, thống kế những phát sinh thực tế trong doanh nghiệp
Phòng nhập khẩu: quản lý, kiểm soát thực hiện các hoạt động liên quan đến nhập khẩu của công ty
Phòng điều hành sản xuất: Tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ bộ phận kế hoạch, phân tích và báo lại kế hoạch sản xuất với bộ phận kế hoạch để bộ phận kế hoạch xác nhận và báo với khách hàng Có nhiệm vụ theo dõi và điều phối sản xuất
Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận tham mưu và hỗ trợ cho Ban giám đốc toàn bộ các công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính, cũng như các vấn đề pháp chế, hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng
Phòng IT: là bộ phận quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng, phần cứng, hệ thống cơ sở dữ liệu, ứng dụng và phần mềm, đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh liên quan
Mô hình trực tuyến chức năng giúp cho thông tin truyền đạt nhanh chóng do các phòng ban có thể đưa ra quyết định độc lập dưới sự quản lý của Ban Giám đốc Những quyết định này phải hướng tới mục tiêu phát triển chung của công ty, tạo nên một doanh nghiệp đồng nhất nhưng vẫn linh hoạt, khuyến khích sự đóng góp từ mọi phần của tổ chức
3.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực
Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng
I Theo trình độ lao động
2 Trình độ đại học và tương đương
3 Trình độ cao đẳng trung cấp
Nguồn Phòng hành chính nhân sự
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, đa số người lao động đều có trình độ sơ cấp nghề đây có thể coi như là một lợi thế của doanh nghiệp khi phần lớn người lao động đã được trải qua đào tạo và có tay nghề tốt Ngoài ra, theo nguồn số liệu mới nhất của Công ty, năm 2023 đang có 91 người lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 37,45%, đây được coi là đội ngũ nhân sự chính làm việc tại các phòng ban quản lý, được đánh giá là đội ngũ nòng cốt trong việc điều hành và phát triển doanh nghiệp trong tương lai Bảng số liệu trên cũng chỉ rõ được sự ổn định lao động qua các năm, đặc biệt năm 2022, sau đại dịch Covid-19, công ty đã quan sát được sự gia tăng số lượng nhân sự từ 211 người lên 245 người, một tín hiệu tích cực cho sự hồi phục sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu Sau giai đoạn khó khăn, năm
2022 và 2023 đánh dấu sự ổn định và tăng trưởng đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty
3.1.5 Năng lực tài chính của công ty
Bảng 3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Chỉ may
Tuấn Hồng giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VND
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022 và 2023 - Phòng kế toán
Bảng 3.3 Bảng hệ số khả năng thanh toán của Công ty Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
6 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (6=1/2)
7 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (7=3/4)
8 Khả năng thanh toán nhanh [8=(3-5)/4]
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022 và 2023 - Phòng kế toán
Theo bảng 3.3, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đang tăng từ 1,09 năm 2021 lên 1,25 năm 2023 Minh chứng cho sự cải thiện trong khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt và làm tăng độ tin cậy của công ty đối với các chủ nợ Năm 2023, chỉ số mỗi đồng nợ phải trả được được bảo đảm lên tới 1,25 đồng tài sản
Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (2021-2023)
Với gần 20 năm hoạt động và đội ngũ hơn nhiều công nhân lành nghề, Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng đã mở rộng sản xuất và xây dựng được uy tín vững chắc trong ngành dệt may
Mặc dù ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới nhưng nhờ vào sự cố gắng của công ty mà kết quả hoạt động kinh doanh trong hơn 3 năm gần đây nhất cho thấy sự tăng trưởng của công ty và đáng khích lệ, điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn
Hồng giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20
6 Doanh thu hoạt động tài chính
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2020, 2021 và 2022 -
Từ phân tích số liệu Bảng 3.1, có thể thấy rằng tổng doanh thu của Chỉ may Tuấn Hồng đã có sự tăng trưởng liên tục qua các năm Năm 2021, doanh thu đã tăng 9,15% so với năm 2020, tiếp đó năm 2022 có sự gia tăng mạnh mẽ là 21,32% so với năm 2021, và năm 2023 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể là 19,74% so với năm 2022 Đây là kết quả của việc công ty tập trung đầu tư vào cải tiến cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa trang thiết bị, đồng thời cũng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc Công ty vẫn luôn giữ vững thành quả lợi nhuận, và sẽ phấn đấu tăng trưởng và mở rộng quy mô nguồn vốn và tối ưu các khoản chi để đạt được giá trị lợi nhuận mong muốn
Tuy doanh thu có sự gia tăng tích cực, nhưng lợi nhuận sau thuế lại trải qua chuỗi giảm giá Lợi nhuận sau thuế TNDN của năm 2021 giảm đến 138,72% so với năm 2020, năm 2022 lại giảm đến 156,8% so với năm 2021 Mặc dù có sự hồi phục với tăng trưởng 63,02% trong năm 2023 so với năm 2022, lợi nhuận vẫn duy trì ở mức âm với số lỗ là 78.529.690 đồng Do sự ảnh hưởng tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, hậu quả của đại dịch Covid - 19 còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt điển hình là cuộc xung đột Nga - Ucraine kéo dài, tình hình lạm phát cáo, chính sách tiền tệ thắt chặt… đã làm cho hoạt động sản xuất ngành dệt may trong nước nói chung và Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng nói riêng có sự sụt giảm so với các năm trước Điều này đặt ra thách thức về quản lý chi phí và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực để giảm thiểu chi phí và đồng thời tăng cường doanh thu và lợi nhuận
3.2.2 Khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng (2021-2023)
3.2.2.1 Các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty
Với gần 20 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng được biết đến là một công ty sản xuất có kinh nghiệm và có mối quan hệ với nhiều khách hàng trong và ngoài nước Để có thể sản xuất được các loại chỉ may phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện nay thì Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng cần một lượng sợi đầu vào tương đối lớn mà các loại sợi này được Công ty nhập chủ yếu ở thị trường quốc tế, vì vậy hiện nay hoạt động thương mại quốc tế chính của Công ty là hoạt động nhập khẩu
Bảng 3.5 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty TNHH Chỉ may
Tuấn Hồng giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị: VNĐ và %
Sợi lõi Poly Poly Corespun
Tổng kim ngạch nhập khẩu
Từ Bảng 3.5, ta có thể nhận thấy rằng các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty tập trung chủ yếu vào Sợi Spun Polyester, Tơ co dãn, và Continuous Filament Polyester
Trong khoảng thời gian theo dõi, những mặt hàng này vẫn giữ nguyên vị thế quan trọng, với sự biến động chủ yếu về tỷ trọng giữa chúng Kim ngạch nhập khẩu của từng mặt hàng này đều có chiều hướng tăng, điều này cho thấy một sự mở rộng về quy mô của hoạt động nhập khẩu của công ty
Chẳng hạn, kim ngạch nhập khẩu của Sợi Spun Polyester đã tăng từ 32.526.123.445 đồng năm 2021 lên 51.254.689.985 đồng năm 2023, tăng 57,58% Đối với tơ co dãn, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 16.254.456.256 đồng năm 2021 lên 31.562.789.858 đồng năm 2023, tăng mạnh với tỷ trọng là 94,18%,
Sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu không chỉ phản ánh sự mở rộng quy mô sản xuất mà còn liên quan đến việc các loại sợi này được sử dụng làm nguyên liệu chính cho việc sản xuất các loại chỉ như chỉ 40/2, 20/2, 60/3 hoặc các loại tơ co dãn như 150D, 100D/2, Đây là những nguyên liệu phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay
3.2.2.2 Thị trường nhập khẩu của Công ty
Bảng 3.6 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH Chỉ may
Tổng kim ngạch nhập khẩu
Trong giai đoạn 2021 – 2023 thị trường tập trung chủ yếu vào 4 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Indonesia, đều là các quốc gia phát triển ngành dệt may ở châu Á Tuy nhiên, có sự biến động trong số lượng các quốc gia này, khi chỉ còn 3 quốc gia xuất hiện trong danh sách từ năm 2022 trở đi, bỏ qua thị trường Ấn Độ
Trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty Năm 2023, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 95,51%, thể hiện sự tăng đáng kể so với các năm trước đó Điều này xuất phát từ việc năm 2021, chi phí vận chuyển tăng cao do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làm tăng áp lực tài chính cho công ty Để giảm áp lực này, công ty đã điều chỉnh chiến lược nhập khẩu, tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN Mặc dù Ấn Độ, Malaysia và Indonesia cũng có các hiệp định thương mại, ACFTA và AIFTA, nhưng chi phí vận chuyển và giá sợi cao hơn đã khiến cho thị trường Trung Quốc trở thành lựa chọn ưu tiên, đặc biệt khi chi phí thuế suất theo các hiệp định này là 5%
3.2.2.3 Hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng từ thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2021 – 2023 a, Kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc
Bảng 3.7: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: Tỷ VNĐ
Nguồn: Tác giả tự phân tích dựa theo số liệu lấy từ Phòng Nhập khẩu
Dựa vào số liệu trên, ta có thể đưa ra một vài đánh giá sau:
Tăng trưởng Tổng Kim ngạch NK: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty chỉ may Tuấn Hồng đã tăng đáng kể từ năm 2021 đến năm 2023 Cụ thể, từ 82,52 tỷ USD năm 2021, nó đã tăng lên 101,25 tỷ USD vào năm 2022 và sau đó tăng lên 122,55 tỷ USD vào năm 2023 Điều này cho thấy sự gia tăng trong hoạt động nhập khẩu của Công ty chỉ may Tuấn Hồng
Phần trăm Kim ngạch Thị trường Trung Quốc: Thị trường Trung Quốc là một phần quan trọng của nguồn nhập khẩu của Công ty chỉ may Tuấn Hồng Phần trăm của Thị trường Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu đã tăng từ 82,39% vào năm 2021 lên 95,51% vào năm 2023 Điều này ám chỉ mức độ phụ thuộc vào Thị trường Trung Quốc và tăng cường quan hệ thương mại với Thị trường này
Phần trăm Kim ngạch Các thị trường khác: Phần trăm của các thị trường khác đã giảm từ 17,61% vào năm 2021 xuống còn 4,49% vào năm 2023 Điều này cho thấy rằng Công ty chỉ may Tuấn Hồng đã tập trung nhiều hơn vào Thị trường Trung Quốc và giảm thiểu sự đa dạng hóa trong việc xuất khẩu sang các thị trường khác Tính ổn định của Thị trường Trung Quốc: Thị trường Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng ổn định trong việc nhập khẩu từ Công ty chỉ may Tuấn Hồng từ năm 2021 đến năm 2023 Sự tăng trưởng này đã đạt mức cao nhất vào năm 2022 với phần trăm là 93,95% Điều này cho thấy sự ổn định và tiềm năng của Thị trường
Trung Quốc trong việc mở rộng hoạt động thương mại với Công ty chỉ may Tuấn Hồng
Phân tích thực trạng tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
3.3.1 Tác động đến mục tiêu chiến lược nhập khẩu
Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng với hơn 20 năm trong lĩnh vực, mong muốn đạt mục tiêu chiến lược nhập khẩu: lợi nhuận, vị thế và an toàn trong ngành
Ngày nay nhu cầu ở mức độ toàn cầu đối với thị trường sợi dệt được định giá 11,9 tỷ USD vào năm 2022, dự kiến sẽ đạt 16 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng CAGR là 4,0% từ năm 2020 đến năm 2026 Ngành dệt đang chứng kiến nhu cầu lớn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương do sự bùng nổ dân số
Tác động của yếu tố bên ngoài doanh nghiệp – yếu tố khách hàng
Khách hàng có nhu cầu rất cao đối với các sản phẩm chỉ may – nguyên liệu quan trọng cho ngành dệt may Việt Nam Ngành dệt may không chỉ phục vụ cho nhu cầu may mặc trong nước (khoảng 99.331.829 - 28/03/2024) mà còn đem đi xuất khẩu hàng năm với kim ngạch xuất khẩu khoảng 45 – 47 tỷ USD trong 2021 –
2023 Chính vì thế chiến lược của công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng là nỗ lực trở thành nhà cung cấp, phân phối sản phẩm các loại chỉ may, chỉ dệt uy tín và chiếm thị phần lớn nhất miền Bắc và phân bố rộng rãi khắp cả nước
Tác động của môi trường vĩ mô
Nền kinh tế với xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển, những ưu đãi thuế quan và luật pháp của chính phủ tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc bởi hiệp định ACFTA và AHKFTA, đặc biệt nền kinh tế đã phục hồi và dần trở lại bình ổn sau đại dịch Covid 19, hàng hóa hai quốc gia thông thoáng xuất nhập khẩu Những yếu tố này đã giúp cho công ty trở thành nhà cung cấp chỉ may được nhập khẩu nguyên vật liệu từ đối tác uy tín với giá cạnh tranh trên thị trường
Tác động của trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao
Không nằm ngoài xu hướng đó Chỉ may Tuấn Hồng có trang thiết bị hiện đại: Máy móc thiết bị phòng lap (hệ thống 10 máy nhuộm thí nghiệp, Máy pha tự động Datacolor), Hệ thống se sợi (hệ thống gồm 5 dàn máy chập sợi đơn, hệ thống gồm 3 dang máy se từ Hàn Quốc), Thiết bị nhuộm và máy hoàn thiện (hệ thống 51 máy nhuộm mobil, dàn máy côn với 20 máy đánh tốc độ cao, dàn máy côn tơ co giãn) đã tăng năng suất cao vượt trội tối đa 66000 cuộn/ngày Nhờ năng suất lớn, Chỉ may Tuấn Hồng phục vụ được nhu cầu khách hàng lớn và tiềm năng mở rộng thị trường, củng cố vị thế
3.3.2 Tác động đến kế hoạch và lập phương án nhập khẩu
Tác động của yếu tố bên ngoài doanh nghiệp – yếu tố khách hàng
Do sự hội nhập toàn cầu hóa, nền kinh tế mở và các nhà máy may tại Việt Nam ngày càng gia tăng dẫn tới nhu cầu sử dụng chỉ may ngày càng lớn Trong nước các doanh nghiệp chuyên sản xuất chỉ may cũng ngày càng gia tăng, sự canh tranh giữa các đối thủ trong ngành cũng gây áp lực lớn đến Chỉ may Tuấn Hồng Tuy nhiên với nhiều lợi thế riêng, về cơ sở hạ tầng của công ty, với diện tích công ty 15.500 m 2 , Cùng với sự phát triển và ngày càng mở rộng của Công ty Chỉ may Tuấn Hồng, đội ngũ nhân sự của Công ty có trình độ, đồng thời nguồn mua nguyên liệu với chi phí giả cạnh tranh từ Trung Quốc đã giúp công ty có kế hoạch nhập khẩu
Bảng 3.9: Lợi nhuận nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giai đoạn 2021 – 2023
Chỉ tiêu Mã số Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Nguồn: Tác giả tự phân tích dựa theo số liệu lấy từ Phòng Nhập khẩu Đánh giá lợi nhuận nhập khẩu lớn từ thị trường Trung Quốc tăng lên sau năm
2022 từ 1,99 tỷ đồng lên 4,67 tỷ đồng, đây là dấu hiệu tích cực để công ty có những phương án lập kế hoạch nhập khẩu trong giai đoạn tới 2024 – 2025
Tác động của môi trường luật pháp trong nước
Bên cạnh đó, môi trường pháp luật của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho lập phương án nhập khẩu, cụ thể thuế nhập khẩu nguyên vật liệu xơ, sợi từ thị trường Trung Quốc hiện hành từ 0% - 5% Các thủ tục, luật lệ, giấy tờ hành chính thực hiện các hoạt động nhập khẩu không rườm rà, dễ hiểu cũng giúp cho công ty có kế hoạch nhập khẩu rõ ràng hơn Chính vì thế Chỉ may Tuấn Hồng dự kiến bảng kế hoạch lợi nhuận nhập khẩu dự kiến vào năm 2024 – 2025:
Bảng 3.10 Chỉ tiêu và kế hoạch 2024 – 2025 của Công ty TNHH Chỉ may
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2023 Năm 2024 –
Nguồn: Tác giả tự phân tích dựa theo số liệu lấy từ Phòng Nhập khẩu
3.3.3 Tác động đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
Ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu
Môi trường luật pháp, chính trị
Nhà nước đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu Khi nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc về Việt Nam được ưu đãi thuế quan (bao gồm cả thuế VAT) theo Nghị định số 118/2022/NĐ-CP: sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự nguyên vật liệu nhân tạo (0 – 15%); Xơ sợi staple nhân tạo (0 – 20%); Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt sợi xe, chão bện (cordage), thừng và cáp và các sản phẩm của chúng (0 - 15%); Tơ tằm (0 – 5%) Do dó tổng kim ngạch tăng trưởng ấn tượng: Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh từ 67.98 tỷ USD năm 2020 lên 117.05 tỷ USD năm 2022 Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động nhập khẩu của công ty trong giai đoạn này, và sẽ có triển vọng tiếp tục tăng kim ngạch nhập khẩu trong thời gian tới
Theo báo cáo từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), nếu như năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 44,4 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021 thì sang đến năm 2023, ngành dệt may phải đối diện với nhiều thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, trong đó vấn đề lạm phát ở các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, châu Âu khiến sức mua giảm, đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá, Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may cũng đã mở thêm được một số thị trường mới tại châu Phi và Trung Đông Điều này góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không bị giảm sâu trong bối cảnh sức mua giảm mạnh Nhờ đó mà tiếp túc thúc đẩy ngành dệt may nói chung, tăng cầu nguyên liệu đầu vào cho ngành may mặc – Công ty Chỉ may Tuấn Hồng cần tăng cầu lượng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc
Ảnh hưởng đến số lượng, mẫu mã nhập khẩu nguyên vật liệu chỉ may
Môi trường vĩ mô – yếu tố khách hàng tác động mạnh mẽ đến số lượng, mẫu mã của Chỉ may Tuấn Hồng
Xu hướng tiêu dùng, thị hiếu của khách hàng ngày nay càng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn là giá cả của nó, người tiêu dùng sẵn sàng chi giá cao hơn để có được chất lượng tốt nhất Chính vì thế có thể nói sản phẩm hay mẫu mã nhập khẩu nguyên vật liệu chỉ may của công ty chịu ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng này
Bảng 3.11: Bảng lợi nhuận nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng từ thị trường
Mặt hàng Doanh thu nhập khẩu
Nguồn: Tác giả tự phân tích dựa theo số liệu lấy từ Phòng Nhập khẩu
Dựa vào bảng, ta có thể đưa ra một vài nhận xét sau:
Thứ nhất, có sự chênh lệch giữa đáng kể các loại nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến sự chênh lệch các doanh thu và lợi nhuận nhập khẩu Điều này là do cơ cấu giá cả giữa các mặt hàng là khác nhau dẫn đến chi phí và doanh thu khác nhau
Thứ hai, Sợi lõi Poly Poly Corespun và sợi bông tuy không phải doanh thu cao nhất nhưng lợi nhuận nhập khẩu cao nhất Đạt được điều này bởi hai loại sợi này có chi phí nhập khẩu thấp hơn các loại sợi khác Do loại sợi này được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc có giá thành thấp và chi phí vận chuyển cũng thấp hơn so với các loại sợi khác
Thứ ba, Sợi chỉ chun, Continuous Filament Polyester và Monofilamen có lợi nhuận rất thấp và chiếm phần nhỏ trong doanh thu tổng cộng Do các loại chỉ này có nhu cầu không cao trong thị trường nên kim ngạch nhập khẩu sẽ ít hơn so với các loại sợi khác nên sẽ không có lợi thế về giá thành, dẫn đến chi phí nhập khẩu cao mà doanh thu lại thấp
Ảnh hướng đến chi phí của hoạt động nhập khẩu
Đánh giá thực trạng tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
Thứ nhất, tỷ lệ vốn của công ty không tăng quá mạnh dù kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng đều qua từng năm
Có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 3.13 Tương quan tăng trưởng vốn vay và vốn sở hữu của công ty TNHH
Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 – 2023
Năm Vốn sở hữu Vốn vay
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022 và 2023 - Phòng kế toán
Nhờ khả năng quản lý dòng tiền và hàng hóa tốt, cũng như đánh giá và lựa chọn nguồn cung có giá hợp lý, thậm chí lượng vốn vay năm 2023 của công ty còn giảm từ 94.930.343.568 xuống 91.181.761.064 Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm và luôn cao hơn so với lượng vốn vay Tăng vốn chủ sở hữu góp phần giúp công ty bớt gánh nặng nợ, việc xoay vòng nguồn tiền cũng có thể chủ động hơn
Thứ hai, doanh thu nhập khẩu của công ty đã tăng đáng kể trong giai đoạn này, từ 92,81 tỷ VNĐ vào năm 2021 lên 124,85 tỷ VNĐ vào năm 2023 Điều này cho thấy sự phát triển tích cực và khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Thứ ba, công ty không gặp cản trở gì về pháp luật Do luôn nắm bắt các thông tin pháp luật trong nước và quốc tế, cũng như thông báo thường xuyên đến đối tác những quy định pháp luật Việt Nam Các lô hàng nhập khẩu của công ty TNHH Chỉ may hầu hết đều đạy tiêu chuẩn, được thuận lợi thông quan và được qua những lần kiểm tra sau thông quan
Mặc dù Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng đã có hơn 20 năm tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động nhập khẩu, nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực trong quá trình này Các khó khăn này gồm:
Thứ nhất, chất lượng sản phẩm không đảm bảo: Một số nguyên vật liệu chỉ may nhập khẩu từ Trung Quốc có thể không đạt chất lượng mong muốn, tạo ra rủi ro về việc sản xuất các sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng Điều này đòi hỏi Công ty Tuấn Hồng phải thực hiện kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và xây dựng mối quan hệ tin cậy với các nhà cung cấp
Thứ hai, vấn đề vận chuyển và thời gian giao hàng: Thời gian vận chuyển từ Trung Quốc có thể không ổn định, đặc biệt khi phải xử lý các thủ tục hải quan phức tạp Điều này có thể tạo ra sự không chắc chắn trong quy trình sản xuất và giao hàng, cần sự lập kế hoạch kỹ lưỡng để đối phó với các tình huống khó khăn
Thứ ba, rủi ro về sự đa dạng: Sự phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường duy nhất, như Trung Quốc, có thể tạo ra rủi ro nếu có bất kỳ biến động nào xảy ra tại thị trường này, chẳng hạn như thay đổi chính sách thương mại hoặc sự cạnh tranh từ các quốc gia khác có chi phí sản xuất thấp hơn Để đối mặt với điều này, Công ty Tuấn Hồng cần đánh giá rủi ro và xem xét các phương án đa dạng hóa nguồn cung ứng
Thứ tư, tác động tiêu cực về chuỗi cung ứng: Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như thiên tai, thay đổi chính sách, hoặc sự cố sản xuất tại các nhà cung cấp chính Điều này đòi hỏi Công ty
Tuấn Hồng phải xây dựng một chuỗi cung ứng chắc chắn và có khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp một cách hiệu quả để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng quá mức
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU TỪ THỊ TRƯỜNG
Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
Thứ nhất, Phát triển nguồn hàng nhập khẩu: đa dạng hóa và tối ưu hóa chất lượng Đa dạng hóa nguồn cung:
Công ty sẽ không chỉ mở rộng thị trường nhập khẩu và quan hệ với nhà cung cấp, mà còn tập trung vào việc tạo ra một danh mục đa dạng hóa sản phẩm, từ nguyên liệu vải đến phụ liệu, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tối ưu hóa chi phí Tối ưu hóa chất lượng: Quy trình kiểm tra chất lượng sẽ được nâng cấp để đảm bảo rằng mọi nguồn cung nguyên vật liệu đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của công ty Điều này giúp tránh rủi ro sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng
Thứ hai, Củng cố và mở rộng mối quan hệ đối tác Mối quan hệ bền vững:
Công ty sẽ duy trì và phát triển mối quan hệ với các đối tác truyền thống để đảm bảo nguồn cung ổn định và đáng tin cậy
Tìm kiếm thị trường mới: Ngoài việc duy trì mối quan hệ truyền thống, Công ty sẽ tăng cường hoạt động tìm kiếm và tìm kiếm các thị trường nhập khẩu mới và đối tác cung cấp hàng hóa mới Điều này giúp đảm bảo ổn định nguồn cung khi có thay đổi bất ngờ từ nền kinh tế
Thứ ba, Nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích thị trường Dự báo thị trường chính xác:
Công ty sẽ đầu tư vào năng lực nghiên cứu và phân tích thị trường để có dự báo kịp thời và chính xác về thị trường trong nước và thế giới Điều này giúp công ty đưa ra quyết định nhập khẩu dựa trên thông tin đáng tin cậy Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng: Công ty sẽ mở rộng năng lực nhập khẩu và đa dạng hóa mặt hàng và thị trường mới để tận dụng cơ hội thị trường
Thứ tư, Chú trọng đầu tư vào nguồn hàng mới
Củng cố tài chính và cơ sở kỹ thuật: Công ty sẽ đầu tư vào tài chính và cơ sở kỹ thuật để hỗ trợ việc tìm kiếm và nghiên cứu nguồn hàng nhập khẩu mới Đào tạo và trau dồi kiến thức và kỹ năng: Đội ngũ cán bộ và công nhân viên sẽ được đào tạo và trau dồi kiến thức, hiểu biết và kỹ năng nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới này
Thứ năm, Tuyển dụng nhân lực có trình độ cao và duy trì chế độ đãi ngộ tốt Tuyển dụng lao động có trình độ cao:
Công ty sẽ tìm kiếm lao động có trình độ cao, đặc biệt là những trẻ năng động, có kiến thức về kinh tế quốc tế và năng động trong công việc Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp
Duy trì chế độ đãi ngộ tốt: Công ty sẽ duy trì chế độ đãi ngộ tốt để khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với công ty và xây dựng đội ngũ nhân sự cốt lõi
Thứ sáu, sử dụng nguồn vốn lưu động nhập khẩu đạt hiệu quả Kế hoạch sử dụng nguồn vốn:
Công ty sẽ xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả để đảm bảo sự đầu ra tốt và lợi nhuận ổn định
Tối ưu hóa chi phí: Công ty sẽ đảm bảo rằng nguồn vốn lưu động nhập khẩu được sử dụng một cách hiệu quả để giúp đạt hiệu quả kinh doanh và thu được nhiều lợi nhuận
4.2 Các đề xuất giải pháp để cải thiện tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
4.2.1 Đề xuất đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, tối ưu hóa chi phí vận chuyển:
Nghiên cứu các tùy chọn vận chuyển để tìm cách tiết kiệm chi phí, bao gồm việc sử dụng phương tiện vận tải hiệu quả hơn và xem xét các tùy chọn giao hàng nhanh hơn hoặc tiết kiệm hơn Việc phân tích đánh giá sản phẩm của công ty cần dựa trên các tiêu chuẩn về khả năng kỹ thuật, chất lượng thiết bị, tài chính và mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp trên thị trường Việc đánh giá này nhằm mục đích thực hiện tốt công tác bảo quản và vận chuyển hàng hoá
Lập trình tuyến đường giao hàng: Đánh giá lượng thời gian và chi phí được sử dụng để vận chuyển Doanh nghiệp có thể điều chỉnh lộ trình giao hàng để tối ưu hóa thời gian di chuyển hoặc giảm khoảng cách, từ đó tăng số lượng lô hàng hàng ngày
Lựa chọn hình thức vận chuyển tối ưu: Cân nhắc sử dụng các hình thức vận chuyển hiệu quả như đường biển, đường hàng không, đường bộ, hoặc kết hợp chúng để giảm chi phí
Tìm kiếm một công ty hậu cần uy tín: Hợp tác với các đối tác vận tải có uy tín để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong việc vận chuyển hàng hóa
Hợp tác trong hoạt động logistics và đầu tư công nghệ và tự động hóa: Cùng các doanh nghiệp khác trong ngành để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tìm kiếm cách tối ưu hóa quy trình logistics Đầu tư vào công nghệ và tự động hóa cũng giúp giảm chi phí và tăng hiệu suất1
Tuy ngành dệt may đang đối mặt với thách thức về chi phí logistics cao, nhưng với những nỗ lực và giải pháp hợp lý, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình vận chuyển để phát triển ngành một cách bền vững
Thứ hai, quản lý chuỗi cung ứng:
Tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng để giảm thiểu thời gian trễ và giảm tối đa chi phí vận chuyển và lưu trữ Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa kho hàng, sử dụng dịch vụ vận tải hiệu quả hơn và tối ưu hóa quy trình đặt hàng Để tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng cho công ty may, có thể tham khảo các phương pháp sau: