1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội

82 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - EU (EVFTA) Đến Xuất Khẩu Sản Phẩm Nông Sản Gia Vị Sang Thị Trường EU Của Công Ty Cổ Phần Tinh Dầu Thiên Nhiên Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Hồng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,18 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (12)
    • 1.3 Mục đích nghiên cứu (16)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 1.7 Kết cấu của khóa luận (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) (20)
    • 2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu (20)
      • 2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu (20)
      • 2.1.2 Vai trò của xuất khẩu (20)
      • 2.1.3 Các hình thức xuất khẩu (22)
      • 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản gia vị (24)
    • 2.2 Tổng quan về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (29)
      • 2.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển (29)
      • 2.2.2 Mục tiêu của Hiệp định (31)
      • 2.2.3 Nội dung chính của Hiệp định (31)
      • 2.3.1 Tận dụng ưu đãi thuế quan, tăng trưởng xuất khẩu (36)
      • 2.3.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu (37)
      • 2.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm (39)
      • 2.3.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm (40)
    • 2.4 Phân định nội dung nghiên cứu (41)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ (42)
    • 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội (42)
      • 3.1.1 Khái quát chung về Công ty (42)
      • 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chính của Công ty (43)
      • 3.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhân lực của Công ty (45)
      • 3.1.4 Năng lực tài chính của Công ty (48)
    • 3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội (49)
      • 3.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty (49)
      • 3.2.2 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Công ty (51)
    • 3.3 Thực trạng tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần (57)
      • 3.3.1 Khái quát về thị trường nông sản gia vị của EU (57)
      • 3.3.3 Thực trạng tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty (63)
      • 3.3.4 Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng nông sản (71)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN GIA VỊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TINH DẦU THIÊN NHIÊN HÀ NỘI . 66 (75)
    • 4.1 Định hướng phát triển xuất mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty (75)
    • 4.2 Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty (75)
    • 4.3 Đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành (76)
      • 4.3.1 Đối với Nhà nước (76)
      • 4.3.2 Đối với Tổng cục Hải quan (77)
      • 4.3.3 Đối với Bộ Công Thương (78)
  • KẾT LUẬN (79)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN GIA VỊ SANG T

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của thế giới hiện đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đây còn là con đường ngắn nhất để rút ngắn sự tụt hậu so với các nước khác Sau hơn 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực và sâu rộng vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới Một minh chứng rõ ràng cho thấy những bước đi của Việt Nam chính là việc tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do Tính đến ngày 1/3/2024, Việt Nam đã tham gia 19 FTA, trong đó có 16 FTA đang có hiệu lực và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán Không chỉ vậy, nếu các FTA đầu tiên mà Việt Nam ký kết là các FTA khu vực, với các đối tác ASEAN hoặc đối tác chung của ASEAN trong khu vực châu Á, chủ yếu là FTA truyền thống, tập trung vào mục tiêu mở cửa thị trường hàng hóa Thì các FTA gần đây phần lớn là FTA thế hệ mới, không chỉ mở rộng hơn về mặt địa lý với các đối tác (châu Âu, châu Mỹ) mà còn mở rộng về nội dung, bao trùm nhiều lĩnh vực từ thương mại đến phi thương mại

Nổi bật nhất trong số đó chính là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) Đây là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, chính thức có hiệu lực vào 1/8/2020 Cùng với CPTPP và RCEP, EVFTA là 3 FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất mà Việt Nam đã ký kết Sau hơn 3 năm thực hiện, EVFTA đã mang lại nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động thương mại của hai bên Theo số liệu của EU, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong số các nước ASEAN Theo Bộ Công Thương, trong 3 năm, Việt Nam đã xuất sang EU gần

128 tỷ USD hàng hóa Trong đó, từ 1/8 đến 31/12/2022, Việt Nam xuất khẩu 15,62 tỷ USD, tăng 3,8% so cùng kỳ năm 2019 Năm 2021, xuất khẩu sang EU đạt 40,12 tỷ USD, xuất siêu 23,23 tỷ USD Năm 2022, xuất khẩu sang EU đạt 46,8 tỷ USD, xuất siêu 31,4 tỷ USD Trong 10 tháng năm 2023 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt 36,2 tỷ USD Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên một tỷ đô la Mỹ vào thị trường EU trong

2 suốt ba năm qua bao gồm: Điện thoại và linh kiện, máy vi tính, giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may, cà phê, sắt thép và hải sản Trong thời gian tới, EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030, so với không có thỏa thuận (Xuân & CISMAS, 2019)

Với lợi thế về địa lý, khí hậu và đa dạng sinh học, theo ITC Trademap, năm 2022, Việt Nam là nước xuất khẩu gia vị hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 11% lượng xuất khẩu toàn cầu, đứng số 1 thế giới về xuất khẩu quế, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi Trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 34.976 tấn các loại gia vị như gừng, quế, hồi, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 49,3 triệu USD, tăng 222,4% so với cùng kỳ năm 2022 Rõ ràng, ngành gia vị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, cũng như kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam nói riêng, giúp cải thiện đời sống của người nông dân

Với bối cảnh EVFTA có hiệu lực, ngành gia vị có nhiều cơ hội để tăng cường xuất khẩu sang EU - một trong những thị trường nhập khẩu gia vị lớn nhất thế giới, chiếm 23% tổng giá trị nhập khẩu gia vị của thế giới Trước những năm 2018, xuất khẩu gia vị Việt Nam bị tụt giảm nghiêm trọng Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm được thực thi, EVFTA đã thúc đẩy vượt bậc ngành gia vị, mặc cho tình hình Covid-19 diễn ra căng thẳng Đáng chú ý, năm 2021, xuất khẩu gia vị của Việt Nam sang EU tăng gần 65% so với năm 2020, đạt mức 234,2 triệu USD Theo số liệu thống kê của ITC Trademap, xuất khẩu gia vị sang EU chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu gia vị của Việt Nam, ở chiều ngược lại, dư địa ở thị trường EU dành cho sản phẩm nông sản gia vị của Việt Nam còn tương đối lớn khi EU có nhu cầu cao trong nhập khẩu nhiều loại gia vị của Việt Nam bao gồm hạt tiêu, quế, hoa hồi, gừng…, Trong số các sản phẩm nói trên, Việt Nam luôn nằm trong top 5 nước xuất khẩu lớn nhất vào EU Bên cạnh các tác động tích cực, EVFTA cũng mang đến những thách thức cho xuất khẩu nông sản gia vị: yêu cầu về hàng rào phi thuế, chất lượng ngày càng cao,… Để tiếp tục tận dụng được các cơ hội mà EVFTA mang lại như: giảm thuế quan, nâng cao lợi thế cạnh tranh về giá, … và đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực của Hiệp định, Việt Nam cần nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản gia vị sang EU

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong nước và quốc tế trong mảng nông sản gia vị, cụ thể là mặt hàng quế, gừng, hồi, Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên hiên Hà Nội đã và đang nhanh nhạy tận dụng được cơ hội mà Hiệp định mang lại Trong 3 năm gần đây, kể từ khi EVFTA có hiệu lực, hoạt động xuất khẩu nông sản gia vị sang EU tích cực được đẩy mạnh, đưa EU trở thành top 5 thị trường xuất khẩu của Công ty Giá trị xuất khẩu tăng liên tục, từ 15.495.382,295 USD (năm 2021) lên 17.459.392,593 (năm 2023), tương đương với gần 13% Tuy nhiên, qua quá trình thực tập và tìm hiểu, em nhận thấy đây cũng là một giai đoạn hết sức khó khăn, khi nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, đòi hỏi hoạt động xuất khẩu gia vị sang thị trường EU cần được nghiên cứu kỹ hơn, đánh giá được vai trò của EVFTA trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang EU của Công ty Từ đó, Công ty có thể tận dụng tốt hơn những ưu đãi của Hiệp định và giảm thiểu những tác động tiêu cực của Hiệp định đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản gia vị của mình Vì vậy, em quyết định lựa chọn “ Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

(EVFTA) đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội ” làm đề tài khóa luận của mình.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nông sản gia vị nói riêng và nông sản nói chung ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam và tạo được những dấu ấn trên thị trường quốc tế những năm gần đây Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản Việt đã được thực hiện, có thể kể đến như:

Nghiên cứu “Phân tích lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU” của tác giả Vũ Thị Thu Hương (2020), sử dụng phương pháp ước lượng OLS và các chỉ số RCA, RSCA, RTA, NEI, cho thấy, gia vị (HS09) là một trong ba nhóm hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU có lợi thế so sánh nhất, với 4 chỉ số trên đều dương và cao nhất trong nhóm nông sản Nông sản gia vị cũng là nhóm nông sản có lợi thế và chuyên môn hóa xuất khẩu, với chỉ số RSCA và NEI dao động từ 0,84 cho đến 1 trong giai đoạn 2003 - 2018 Điều này đã phần nào cho thấy vai trò và tiềm năng của nhóm mặt hàng này đối với nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện trước năm 2018

4 nên chưa thể đánh giá được những thay đổi về lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực

Nguyễn Thị Oanh (2022) với nghiên cứu “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu sau khi EVFTA có hiệu lực”, đã khái quát về các cam kết của EU liên quan đến nông sản, từ đó, chỉ ra cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU Tác giả cho rằng khi 90% dòng thuế của mặt hàng này về 0%, ưu đãi thuế quan sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hồ tiêu, tăng khả năng cạnh tranh về giá với tiêu của Brazil, Indonesia và Ấn Độ Không chỉ vậy, nhờ có EVFTA, hồ tiêu cũng như các mặt hàng nông sản gia vị khác sẽ được áp dụng các tiêu chuẩn đồng nhất và có cơ hội được truy xuất nguồn gốc, định vị thương hiệu trên thị trường nước ngoài Có thể thấy, tác giả đã nghiên cứu một loại nông sản thế mạnh và nổi tiếng của Việt Nam là hồ tiêu Tuy vậy, thị trường Việt Nam không chỉ bao gồm hồ tiêu mà còn rất nhiều loại nông sản gia vị khác được hưởng lợi ích từ hiệp định EVFTA, cần được nghiên cứu

Kể từ khi EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, nhiều tác giả đã nghiên cứu về tác động của Hiệp định này đến xuất khẩu nông sản sang EU - mặt hàng có lợi thế so sánh lớn và cũng là mặt hàng mà EU nhập khẩu nhiều từ Việt Nam

Nghiên cứu “Impacts of EVFTA on the exportation of Vietnamese agricultural products to the EU market” của nhóm tác giả Nguyen Tien Hoang và Trinh Thuy Ngan (2021) đã đánh giá tác động của Hiệp định này tới hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, từ năm gốc 2018 Sử dụng phương pháp định lượng và mô hình SMART, nhóm tác giả nghiên cứu về tác động của việc cắt giảm thuế quan đến thương mại song phương, nhận thấy khi thuế quan giảm về 0%, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang

EU tăng 37,53 triệu USD Đối với mặt hàng nông sản gia vị (HS09), EVFTA có thể giúp xuất khẩu sang EU tăng 0,11% Nghiên cứu còn cho thấy rằng, tác động tạo lập của nhóm mặt hàng nông sản nói chung chiếm khoảng 40,07%, thấp hơn so với tác động chuyển hướng chiếm 59,93% tổng giá trị xuất khẩu Tuy nhiên, đối với nhóm nông sản gia vị, tác

5 động tạo lập chiếm ưu thế hơn tác động chuyển hướng (6,56 > 3,82%), cho thấy mặt hàng nông sản gia vị vẫn được hưởng nhiều tác động tích cực hơn từ Hiệp định

Cùng ý tưởng này, nhóm tác giả Nguyen Hai Toan, Phan Thi Lien, Pham Thu Huong, Pham Huy Hoang, Nguyen Nhat Duy, Vu Quang Hai (2022) với nghiên cứu “The impact of the European Union - Vietnam free trade agreement (EVFTA) on exporting agricultural products from Vietnam to European Union (EU)”, cũng sử dụng phương pháp định lượng và mô hình SMART - WITS, cho thấy, mặc dù EVFTA mang lại tác động tích cực đến ngành nông sản nói chung, nhưng xuất khẩu mặt hàng gia vị (HS09) - có lợi thế so sánh cao nhất (RCA từ 8 - 30) lại không có nhiều thay đổi trước và sau khi thuế quan giảm

Về cơ bản, hai nghiên cứu này đều có kết quả khá tương đồng với nhau Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu đều chưa thể giải thích được nguyên nhân khiến cho mặt hàng nông sản gia vị không có nhiều thay đổi trước và sau khi có EVFTA

Trong một nghiên cứu khác “Thực trạng tác động của EVFTA đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam” của Trịnh Văn Thảo (2022), sử dụng phương pháp định tính, chỉ ra một số tác động của EVFTA như: (1) Điều chỉnh chính sách, pháp luật liên quan đến xuất khẩu nông sản; (2) Tác động từ cam kết cắt giảm thuế xuất nhập khẩu và trợ cấp; (3) Tác động minh bạch hóa về xuất xứ và sở hữu trí tuệ về hàng nông sản (4) Tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Từ đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp đối với cơ quan nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu Các tác động mà tác giả đưa ra tương đối rộng và bao quát, bao trùm được nhiều khía cạnh ảnh hưởng: kinh tế, pháp luật, doanh nghiệp… Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu chỉ ra những tác động dựa trên các cam kết hiện hành của EVFTA mà chưa có dữ liệu thống kê thực tế

Nhiều tác giả khác cũng đã nghiên cứu sâu hơn về tác động của hiệp định EVFTA đến doanh nghiệp

Nguyễn Tuấn Việt và Ngô Văn Tú (2019), nghiên cứu “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động đến doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” Từ những phân tích về cam kết trong EVFTA, tác giả đã đưa ra được cả khía cạnh tích cực và

6 tiêu cực của Hiệp định này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (DNVVN) tại Việt Nam Theo đó, DNVVN sẽ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn về giá, đặc biệt là các ngành chủ lực: dệt may, giày da, nông sản Không chỉ vậy, DNVVN khi tăng khả năng tiếp cận nguồn máy móc, công nghệ cao từ EU, phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quy mô lớn, cũng giúp giảm chi phí, gia tăng cạnh tranh Tuy nhiên, DNVVN cũng sẽ gặp một số tác động tiêu cực: yêu cầu về quy tắc xuất xứ, rào cản TBT, SPS, các biện pháp phòng vệ thương mại,

Nghiên cứu “Impact of the EU: Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) on Agricultural Product Export Enterprises in Vietnam” của nhóm tác giả Phan Thu Trang, Tran Xuan Hiep, Do Thi Tho, Tran The Tuan, Tran Cao Nguyen (2023), sử dụng ước lượng OLS, PPML và các mô hình SMART, CGE, phân tích một số tác động của EVFTA đến xuất khẩu nông sản sau khi Hiệp định được ký kết Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành nông nghiệp Việt Nam được coi là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA, đặc biệt là các dòng sản phẩm chủ lực: cà phê, hạt điều, tiêu, Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt sẽ phải đối mặt với các khó khăn: cạnh tranh gay gắt hơn do EU là một thị trường tiêu thụ rộng lớn và có nhiều đối thủ khác trong ngành, gặp nhiều rào cản kỹ thuật hơn: TBT, SPS, Do vậy, nếu doanh nghiệp nào không cố gắng sẽ bị tụt lại phía sau

Từ đó, một số đề xuất, kiến nghị dành cho các doanh nghiệp và các bộ ban ngành cũng được đưa ra

Tổng quan nghiên cứu trên cho thấy rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu, trước và sau khi Hiệp định có hiệu lực Các nghiên cứu rất đa dạng, sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng, xem xét tác động của Hiệp định tới nhiều khía cạnh khác nhau: ngành nông sản nói chung, mặt hàng cụ thể (hồ tiêu), cấp độ quốc gia, cấp độ doanh nghiệp Việt Nam, Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trước năm 2022 trong khi bối cảnh kinh tế Việt Nam cũng như trên thế giới luôn biến động, đòi hỏi tính cập nhật trong các kết quả nghiên cứu Đồng thời, với mặt hàng nông sản gia vị như gừng, quế, hồi, mặc dù đều là những mặt hàng hết sức tiềm năng và có nhu cầu lớn

7 tại EU, nhưng rất ít nghiên cứu về tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản gia vị này Không chỉ vậy, hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá tác động của EVFTA đến xuất khẩu nông sản gia vị từ khía cạnh một doanh nghiệp vụ thể

Mục đích nghiên cứu

❖ Mục tiêu chung Đề tài sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm gia vị nông sản của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội, dựa trên các cam kết mà Việt Nam đã ký kết trong Hiệp định Từ đó, khóa luận sẽ đưa ra những định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị của Công ty trong thời gian tới, thúc đẩy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của Hiệp định EVFTA tới xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội Đây cũng chính là những điểm mấu chốt của bài nghiên cứu và là điểm mới, không trùng lặp so với các công trình nghiên cứu liên quan trước đây

Thứ nhất, khóa luận cung cấp cơ sở lý thuyết về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu, các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị và tác động của Hiệp định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU

Thứ hai, khóa luận tìm hiểu thực trạng tác động của EVFTA tới hoạt động xuất khẩu nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội

Thứ ba, trên cơ sở thực trạng tác động của EVFTA tới hoạt động xuất khẩu nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội, khóa luận sẽ đánh giá thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tận dụng được tác động tiêu cực và giảm thiểu tác động tích cực của Hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty trong tương lai.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của khóa luận có đối tượng nghiên cứu bao gồm:

Nội dung: Tác động của EVFTA tới xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường

EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội

Mặt hàng: Nông sản gia vị: gừng, quế, hồi

Chủ thể: Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu

Bài khóa luận có phạm vi nghiên cứu như sau:

Về phạm vi không gian: Khóa luận nghiên cứu về tác động của EVFTA tới hoạt động xuất khẩu nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội

Về phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu tác động của EVFTA tới hoạt động xuất khẩu nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty giai đoạn 2021 – 2023.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có được những dữ liệu phản ánh tổng hợp, khách quan và nhiều chiều về tác động của EVFTA đến sản phẩm nông sản gia vị xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên

Hà Nội Cụ thể là:

❖ Phương pháp thu thập số liệu

9 Đối với dữ liệu nghiên cứu, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi các

Bộ, Cơ quan ban ngành tại Việt Nam, từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Công ty, từ các website của các Hiệp hội, tổ chức lớn và uy tín tại Việt Nam và thế giới

Trong đó, dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023 được thu thập từ website, Báo cáo xuất nhập khẩu hàng năm của Bộ Công Thương, website ITC Trademap, phục vụ chủ yếu cho chương 2 của khóa luận

Dữ liệu về Hiệp định EVFTA và các cam kết của Hiệp định được thu thập từ website của Trung tâm WTO và Hội Nhập, thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phục vụ chủ yếu cho chương 2 của khóa luận

Dữ liệu về thị trường, nhu cầu thị hiếu của EU, các quy định liên quan đến mặt hàng nông sản được thu thập từ website của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Trung tâm Thúc đẩy nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI), phục vụ chủ yếu cho chương 3 của khóa luận

Dữ liệu về tài chính, hoạt động xuất khẩu của Công ty được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội, phục vụ chủ yếu cho chương 3 của khóa luận

❖ Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập được dữ liệu, dữ liệu sẽ được hệ thống hóa, tổng hợp, so sánh, phân tích, phục vụ chủ yếu vào chương 3

+ Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê dữ liệu: Thông qua phương pháp này, các thông tin đơn lẻ về kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nông sản gia vị, thị hiếu, yêu cầu nhập khẩu của nông sản gia vị vào EU, sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành từng nhóm vấn đề chính: khái quát thị trường nhập khẩu nông sản gia vị của

EU, tình hình xuất khẩu nông sản gia vị của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội, để dễ dàng đánh giá hơn

+ Phương pháp so sánh: Khóa luận đối chiếu, so sánh các dữ liệu đã được tổng hợp, từ đó rút ra các đánh giá, nhận định về sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu

10 nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty qua các năm, để đánh giá được tác động thực tế của EVFTA.

Kết cấu của khóa luận

Bên cạnh phần lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành bốn chương là bốn nội dung chính như sau:

Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

Chương 3 : Thực trạng tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp thúc đẩy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA)

Cơ sở lý luận về xuất khẩu

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động cơ bản trong kinh tế đối ngoại, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực hơn Tính đến nay, rất nhiều quan điểm khác nhau về xuất khẩu đã được đưa ra trên thế giới và Việt Nam, như một số quan điểm dưới đây:

Trước hết, theo lý luận thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF (International Monetary Fund), xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài

Trong cuốn Thương mại quốc tế của Feenstra and Taylor (2010), tác giả định nghĩa: "Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”

Trong khi đó, tại Việt Nam, Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1, định nghĩa rằng

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản, bản chất của xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa chủ thể ở các quốc gia khác nhau, sử dụng phương tiện thanh toán là tiền tệ

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với cả quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu Đặc biệt, với các quốc gia có lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên và lao động thì xuất khẩu

12 đóng góp một phần rất quan trọng trong GDP và có vai trò to lớn với phát triển của quốc gia đó, cụ thể:

Thứ nhất, xuất khẩu góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Xuất khẩu hàng hóa và sự tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và điều này được thể hiện qua sự đóng góp của kim ngạch xuất khẩu trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Khi xuất khẩu tăng, GDP của quốc gia tăng lên Nếu quá trình này diễn ra trong một thời gian dài sẽ kéo theo sự tăng trưởng của nền kinh tế

Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia Do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là con đường tất yếu đối với từng quốc gia Để phục vụ cho xuất khẩu, việc tổ chức sản xuất ở mỗi quốc gia đều phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới Điều này tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Thứ ba, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Xuất khẩu có khả năng thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập cao góp phần cải thiện đời sống Ở những nước có nguồn lao động dồi dào với tỷ lệ lao động nông thôn lớn, việc đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là lĩnh vực nông sản không chỉ giải quyết được một lượng lớn lao động không có việc làm mà còn tạo nên sự ổn định về thu nhập cho những người dân sống ở nông thôn

Thứ tư, xuất khẩu góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại, có vai trò thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác cùng phát triển Bởi vì xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các hoạt động dịch vụ quốc tế trong các lĩnh vực khác như: đầu tư tài chính - tín dụng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế, chuyển giao công nghệ Từ đó, các quốc gia có thể nâng cao các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế trên trường quốc tế hơn

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu

- Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp trực tiếp bán cho người mua ở nước ngoài, không thông qua trung gian, nghĩa là với tư cách người bán, doanh nghiệp không mất các khoản chi phí cho bên thứ ba Một số doanh nghiệp có thể mở chi nhánh ở nước ngoài tại quốc gia mà họ dự định mở rộng hoặc có đại diện kinh doanh tại nước của họ

+ Ưu điểm: Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được thường cao hơn các hình thức khác do giảm được các chi phí trung gian Doanh nghiệp có điều kiện phát huy tính độc lập của mình trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình

+ Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải có lượng vốn khá lớn ứng trước để mua hàng hoặc sản xuất Bên cạnh đó hình thức này có mức độ rủi ro lớn, doanh nghiệp không có cán bộ xuất nhập khẩu đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng ở một thị trường mới sẽ dễ mắc phải sai lầm gây bất lợi cho mình

- Xuất khẩu ủy thác: Đây là loại hình xuất khẩu mà ở đó một bên trung gian nhận ủy thác từ đơn vị xuất khẩu sẽ đóng thay chính doanh nghiệp sản xuất đó, tiến hành ký kết hợp đồng với bên đối tác nước ngoài và nhận được phí ủy thác

+ Ưu điểm: Mức độ rủi ro cho doanh nghiệp ủy thác thấp hơn khi người nhận uỷ thác hiểu rõ thị trường xuất khẩu, có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán Chi phí cho việc bán hàng ở thị trường nước ngoài cũng thấp hơn do bên trung gian đã có sẵn cơ sở hạ tầng và mối quan hệ trong việc xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiết kiệm được chi phí cho việc tiếp cận thị trường nước ngoài và quảng cáo sản phẩm

Tổng quan về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

2.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển

Trong hơn ba thập kỷ qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28/11/1990, EU đã dần trở thành đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam Quan hệ

21 thương mại song phương Việt Nam – EU đã có những bước phát triển đáng kể Năm 1992, Việt Nam - EU ký hiệp định đầu tiên về dệt may Năm 1995, Việt Nam ký Hiệp định khung về hợp tác và phát triển với EU Tiếp đó, tại Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM 5) lần đầu tiên tại Hà Nội năm 2004, ý tưởng về thành lập một khu vực thương mại tự do được ra đời Nhưng mãi 6 năm sau, khái niệm EVFTA mới lần đầu tiên được nhắc tới chính thức trong Hội nghị ASEM 8 tại Bỉ tháng 10/2010, khi Việt Nam và EU nhất trí khởi động đàm phán Đến tháng 6/2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA

Sau gần 3 năm (2012 - 2015), với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở các cấp Bộ trưởng, Trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã chính thức kết thúc toàn bộ các nội dung cơ bản của Hiệp định và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được hai bên thống nhất Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định thương mại (EVFTA) và một là Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA Tháng 08/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019 EVFTA và EVIPA được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào ngày 12/2/2020 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua EVFTA Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020

Ngày 1/8/2023 đánh dấu mốc 3 năm thực thi, cho thấy EVFTA đã góp phần tạo điều kiện cho xuất khẩu từ Việt Nam vào EU phục hồi mạnh mẽ, nhất là trong hai năm đầu Tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU giai đoạn 8/2020-7/2022 đạt 83,4 tỷ USD, trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn 24% kim ngạch xuất khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019 Tỷ lệ hàng xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA năm 2020 đạt 14,8%, tăng lên 20,2% năm 2021 và 24,5% trong 6 tháng đầu năm 2022

2.2.2 Mục tiêu của Hiệp định

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ra đời với các mục tiêu chính như sau:

Thứ nhất, tạo ra một môi trường thương mại tự do, minh bạch và công bằng giữa EU và Việt Nam Điều này giúp tăng cường việc giao thương hàng hóa và dịch vụ giữa hai bên, đồng thời thúc đẩy việc đầu tư song phương

Thứ hai, loại bỏ hoặc giảm thiểu các rào cản thương mại: EVFTA nhằm vào việc giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại, như thuế quan và các biện pháp phòng vệ thương mại, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa EU và Việt Nam Thứ ba, tăng cường hợp tác về quy định và tiêu chuẩn: EVFTA cũng nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác giữa EU và Việt Nam trong việc định rõ các quy định và tiêu chuẩn thương mại, bao gồm cả tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, quy trình kỹ thuật và bảo vệ môi trường Thứ tư, khuyến khích phát triển bền vững: EVFTA cũng chú trọng đến việc khuyến khích phát triển kinh tế và xã hội bền vững ở cả hai bên, bằng cách thúc đẩy các nguyên tắc và tiêu chuẩn về phát triển bền vững và công bằng, đồng thời cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh có trách nhiệm xã hội

Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp: EVFTA nhằm mục tiêu tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và dự đoán, giúp các doanh nghiệp từ cả hai bên dễ dàng tiếp cận thị trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư

2.2.3 Nội dung chính của Hiệp định

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý và thể chế

Là một trong những FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết, EVFTA bao gồm nhiều cam kết sâu rộng hơn so với các thỏa thuận thương mại truyền thống

2.2.3.1 Cam kết về thương mại hàng hóa

• Thứ nhất, cam kết về thuế quan

Theo cam kết, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gia vị Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng nhất của EVFTA là các cam kết về cắt giảm thuế quan cho gia vị Việt Nam Cụ thể, trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với toàn bộ mặt hàng gia vị nhập khẩu từ Việt Nam (từ nhóm 0904 đến 0910) Các sản phẩm quế, hồi và gừng được áp dụng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực

Theo quy định của EU về GSP khi có FTA, Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng cơ chế GSP song song cùng EVFTA trong thời gian 02 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực (tức là đến hết 31/07/2022) Như vậy, kể từ ngày 01/08/2022, cơ chế ưu đãi thuế theo GSP đã tự động chấm dứt Các doanh nghiệp Việt Nam từ nay khi xuất khẩu sang EU chỉ có thể áp dụng cơ chế ưu đãi thuế theo EVFTA

• Thứ hai, cam kết về quy tắc xuất xứ Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA, sản phẩm phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ Cam kết về xuất xứ trong EVFTA đối với sản phẩm gia vị được quy định tại Nghị định thư 1

Theo đó, quy tắc xuất xứ áp dụng với các sản phẩm gia vị là “sử dụng nguyên vật liệu từ bất kỳ nhóm nào để sản xuất” Với quy tắc này, gia vị xuất khẩu của Việt Nam sang EU muốn được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA phải được sản xuất từ các nguyên liệu có xuất

24 xứ, hoặc nguyên liệu không có xuất xứ có mã HS thuộc nhóm khác với nhóm của gia vị thành phẩm

• Thứ ba, cam kết về TBT và SPS

Chương SPS của EVFTA nhấn mạnh trách nhiệm bảo đảm tuân thủ các nghĩa vụ về SPS theo WTO Theo EVFTA, Việt Nam và EU được quyền áp dụng các biện pháp SPS riêng theo phân vùng địa lý tùy thuộc nguy cơ dịch bệnh và sâu bệnh Bên cạnh đó, EVFTA cũng có các cam kết riêng về các biện pháp SPS khẩn cấp bên cạnh cam kết về các biện pháp SPS thường xuyên Đối với gia vị, các biện pháp TBT phổ biến nhất là yêu cầu ghi nhãn hàng hóa: Thông tin bắt buộc phải có trên dấu, nhãn hàng hóa chỉ bao gồm các thông tin có ý nghĩa đối với người tiêu dùng/người sử dụng sản phẩm, hoặc thông tin về sự phù hợp của sản phẩm với các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc Trừ trường hợp vì lợi ích công cộng, hàng hóa đã đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc liên quan không bắt buộc phải đăng ký hay xin phê duyệt nhãn hoặc dấu của hàng hóa đó trước khi lưu hành trên thị trường;

• Thứ tư, cam kết về các biện pháp phòng vệ thương mại

Chống bán phá giá (anti-dumping), chống trợ cấp (anti-subsidy, hoặc còn được gọi là biện pháp đối kháng “countervailing”), tự vệ (safeguard) là các biện pháp được quy định trong WTO, cho phép nước nhập khẩu được thực hiện để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của mình trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, bán hàng hóa được trợ cấp) hoặc hiện tượng nhập khẩu ồ ạt hàng hóa từ nước ngoài gây thiệt hại

Phân định nội dung nghiên cứu

Thị trường EU là một trong những thị trường trọng điểm, tiềm năng to lớn đối với sản phẩm nông sản gia vị Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội nói riêng Từ thực tế quá trình thực tập tại Công ty, để phân tích thực trạng ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất khẩu nông sản gia vị sang thị trường EU và đánh giá những mặt đạt được cũng như những tồn tại trong kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị của Công ty dưới tác động của Hiệp định, em phân định nội dung nghiên cứu bao gồm bốn nội dung:

Thứ nhất, tận dụng ưu đãi thuế quan, tăng trưởng xuất khẩu

Thứ hai, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm

Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ

Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội

3.1.1 Khái quát chung về Công ty

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TINH DẦU THIÊN NHIÊN HÀ NỘI

- Tên giao dịch quốc tế: HA NOI NATURAL ESSENTIAL OIL JOINT STOCK COMPANY

- Địa chỉ văn phòng: Số nhà D7 - TT9, Đường Foresa 8, Khu đô thị Xuân Phương Tasco, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội

- Địa chỉ nhà máy chế biến gừng: Xã An Tường, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc

- Địa chỉ nhà máy chế biến tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội

- Người đại diện pháp luật: Khuất Văn Khôi Dũng

* Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân là một cửa hàng kinh doanh tinh dầu nhỏ trên địa bàn Hà Nội vào năm

2005, Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội đã từng bước phát triển, trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông sản gia vị cũng như tinh dầu thiên nhiên

Sau gần 10 năm nỗ lực và cố gắng, năm 2016, Công ty chính thức được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, hoạt động trên hai lĩnh vực chính: tinh dầu và nông sản gia

34 vị, bao gồm gừng, quế, hồi Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng như thương mại trong nước, Công ty đã tích cực liên kết với các hộ nông dân, vùng trồng nguyên liệu lớn, trải dài từ Bắc đến Nam: Lạng Sơn, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Huế,… Năm 2019, Công ty bắt đầu xây dựng, mở rộng quy mô nhà máy chiết xuất tinh dầu, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại và bắt đầu tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi sản xuất tinh dầu, dầu nền cho các công ty sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm Trên đà phát triển đó, năm 2023, Công ty hoàn thiện nhà máy thứ 2, đầu tư kho lạnh chuyên dụng, tham gia sâu hơn vào quá trình sơ chế nguyên liệu nông sản, đáp ứng nhu cầu và tiềm năng xuất khẩu trong lĩnh vực này

Có thể thấy, Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội đã và đang ngày càng mở rộng, phát triển chuỗi sản xuất khép kín các sản phẩm gia vị nông sản và tinh dầu thiên nhiên của Việt Nam với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, trở thành đối tác tin cậy của hơn

300 khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 50 sản phẩm tinh dầu và nông sản chủ lực Dưới sự dẫn dắt của ban giám đốc Công ty và sự nhiệt huyết của các nhân viên, chắc chắn, trong tương lai tới, Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chính của Công ty

Thứ nhất, Công ty kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ hợp pháp như đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh: kinh doanh tinh dầu, dầu nền, nông sản để từ đó cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của C cho khách hàng trong nước và trên toàn cầu, thu về lợi nhuận

Thứ hai, Công ty không ngừng cố gắng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình để mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu, lợi nhuận, từ đó mang lại lợi ích cho các bên liên quan

Thứ ba, Công ty là một chủ thể kinh tế, mang lại giá trị kinh tế: tạo thu nhập cho nền kinh tế, giúp phát triển hoạt động kinh tế tại địa phương cũng như của quốc gia Đồng thời, Công ty cũng mang lại giá trị về mặt xã hội khi tạo ra công ăn việc làm cho người lao động,

35 mang lại cuộc sống ổn định hơn cho cán bộ công nhân viên và các hộ nông dân cùng hợp tác

Thứ nhất, Công ty phải tuân thủ tất cả các quy định và luật lệ pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm cả các quy định về thành lập và hoạt động của công ty cổ phần, thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ, đúng hạn

Thứ hai, Công ty có trách nhiệm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng chất lượng và mô tả đã cam kết, cung cấp thông tin chi tiết, minh bạch và đầy đủ về sản phẩm, giá cả, điều kiện giao dịch và mọi thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ

Thứ ba, Công ty phải bảo vệ quyền lợi và lợi ích của cổ đông thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch, tổ chức các cuộc họp đại hội cổ đông và thực hiện quy định về quyền lợi cổ đông

Trong thời gian từ 2005 đến 2016, Công ty chủ yếu kinh doanh bán lẻ các sản phẩm liên quan đến tinh dầu, dầu nền Kể từ đó tới nay, Công ty đã mở rộng các sản phẩm của mình hơn, nhưng vẫn chủ yếu chú trọng vào hai lĩnh vực chính:

- Kinh doanh tinh dầu và dầu: Công ty đã liên kết với nhiều hộ nông dân, hợp tác xã địa phương trên cả nước để xây dựng vùng nguyên liệu và thu hoạch được đa dạng nguyên liệu thô trong sản xuất các loại tinh dầu như: tinh dầu quế, tinh dầu hồi, tinh dầu sả chanh, tinh dầu sả java, tinh dầu màng tang, tinh dầu húng quế…

- Nông sản gia vị: Hiện nay, Công ty đang kinh doanh chủ yếu là 3 loại nông sản gia vị: quế, hồi, gừng, bao gồm các phân loại sản phẩm: gừng tươi, gừng bột, gừng khô thái lát, hồi vụ mùa xuân, hồi vụ mùa thu, quế chẻ, quế cắt theo yêu cầu, quế vụn,

3.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhân lực của Công ty

Hình 3.0.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán

* Chức năng của từng phòng ban

- Hội đồng quản trị: Đây là bộ phận quản lí của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên Nhiên Việt Nam, nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty

Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội

3.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty

Trong giai đoạn đại dịch Covid diễn ra, Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực của đại dịch Tuy vậy, từ sau khi có chỉ thị về bình thường mới hoạt động sản xuất, kinh doanh của Chính phủ, Công ty đã tích cực hoạt động trở lại và thu về nhiều kết quả khả quan trong thời gian vừa qua

Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 - 2023

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Lợi nhuận sau thuế (VND) 12.849.423,222 14.634.176,352 19.853.064,872

Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính

Từ biểu đồ trên, ta thấy trong 3 năm gần đây, hoạt động kinh doanh đang trên đà phát triển trở lại cả về mặt doanh thu và lợi nhuận Cụ thể:

Trong năm 2021, khi tình trạng dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, cả doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều bị giảm sút khá nặng nề so với năm trước Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực do chi phí logistics tại Việt Nam và toàn cầu đều tăng cao, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đều ở mức tăng trưởng âm (-4,98% và -10,26%) Đến năm 2022, Công ty bắt đầu quá trình hồi phục và tập trung nỗ lực sản xuất trở lại Nhờ đó, doanh thu và lợi nhuận đều ghi nhận mức tăng trưởng dương và có thể coi là vượt bậc so với năm trước Doanh thu đạt 225.475.339,284 VND, trong khi đó, lợi nhuận thu về là 14.634.176,352 VND

Sang đến năm 2023, hoạt động gần như được phục hồi hoàn toàn cả ở thị trường trong nước và quốc tế, tăng trưởng ở mức tương đối cao Đặc biệt, trong năm 2023, Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất của mình, đầu tư trang thiết bị, tham gia sâu rộng hơn vào quy trình sản xuất nên tiết kiệm được đáng kể chi phí và tận dụng được lợi thế quy mô của mình khi sản xuất tinh dầu và nông sản Chính vì vậy, năm vừa qua, lợi nhuận Công ty tăng 35,64% so với năm trước đó, phản ánh dấu hiệu tích cực trong tăng trưởng và phát triển

Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua, hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty có những dấu hiệu khá tích cực, mức tăng trưởng hầu hết đều tăng qua các năm Đặc biệt, mức

42 tăng lợi nhuận phần lớn lớn hơn mức tăng doanh thu cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

3.2.2 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Công ty

Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2023

Hoạt động Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Xuất khẩu tinh dầu 70.274.293,302 72.284.540,371 74.284.184,285 Đơn vị: VND Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính

Trong 3 năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu nông sản và hoạt động xuất khẩu tinh dầu có sự phát triển liên tục, mang lại doanh thu lớn cho Công ty Trong đó, hoạt động xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng mạnh hơn và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với xuất khẩu tinh dầu Điều này được lý giải bởi hoạt động xuất khẩu nông sản được tập trung trong chiến lược của Công ty trong giai đoạn này Không chỉ vậy, hoạt động này cũng thường mang lại giá trị doanh thu lớn trong mỗi một đơn hàng xuất khẩu Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu tinh dầu, mặc dù số lượng đơn hàng ít hơn, nhưng giá trị các đơn hàng cũng tương đối cao

Cả hai lĩnh vực xuất khẩu nông sản gia vị và xuất khẩu tinh dầu của Công ty đều phản ánh các dấu hiệu khá tích cực và một số mặt hàng nhất định chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu, mang lại trên 10 tỷ đồng trong 3 năm liên tiếp gồm gừng, quế, hồi, tinh dầu sả chanh Java,

Bảng 3.4 Cơ cấu và tỷ trọng xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2021 - 2023

Xuấ t khẩ u nôn g sản gia vị

Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính

Cụ thể, trước hết, đối với lĩnh vực nông sản gia vị, biểu đồ dưới cho thấy, tỷ trọng doanh thu của mặt hàng gừng luôn chiếm vị trí cao nhất trong 3 loại nông sản gia vị, trên 40% doanh thu Tiếp sau đó đến mặt hàng quế, đạt khoảng 35% và cuối cùng là mặt hàng hồi Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng doanh thu không có nhiều thay đổi, mặt hàng gừng và quế đang tích cực được đẩy mạnh và chiếm doanh thu lớn so với mặt hàng hồi Điều này có thể lý giải do mặt hàng gừng và quế đa dạng về mẫu mã, giá cả, phân loại hơn hẳn, giúp việc xuất khẩu đến các thị trường lớn Ấn Độ, Trung Quốc, , các thị trường rộng lớn và cũng có xu hướng yêu thích hàng giá rẻ, được đẩy mạnh

Hình 3.3 Cơ cấu doanh thu của lĩnh vực xuất khẩu nông sản gia vị giai đoạn 2021 - 2023

Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính

Tiếp đến, đối với lĩnh vực tinh dầu thiên nhiên, nhóm 3 sản phẩm bán chạy nhất bao gồm: tinh dầu sả chanh Java, tinh dầu quế, tinh dầu pơ mu Tổng doanh thu của 3 sản phẩm này đã chiếm tới hơn 60% doanh thu trong lĩnh vực tinh dầu Điều này được lý giải bởi đây đều là các loại tinh dầu mà Việt Nam có lợi thế trong vùng trồng và sản xuất Không chỉ vậy, trong nước, đây cũng là 3 loại sản phẩm được ưa chuộng nhất bởi mùi thơm đặc trưng và giá thành hợp lý Nhận thức được điều này, gần đây, Công ty đã tập trung lớn vào xây dựng dây chuyền sản xuất 3 loại tinh dầu thiên nhiên này, khiến cho hoạt động kinh doanh trở nên càng hiệu quả hơn, doanh thu cũng tăng thêm từ đó Bên cạnh đó, Công ty cũng có rất nhiều sản phẩm tinh dầu được ưa chuộng khác: tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu húng quế,…

Hình 3.3 Cơ cấu doanh thu lĩnh vực xuất khẩu tinh dầu thiên nhiên giai đoạn 2021 - 2023

Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính

Trong hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã xuất khẩu tổng cộng tới 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, UAE và Ấn Độ

Bảng 3.5 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của các thị trường xuất khẩu chính giai đoạn

Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính

Dễ thấy, hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc và đây cũng là thị trường đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của Công ty, từ 17,9% (2021)

48 lên 20,78% (năm 2023) Điều này được lý giải bởi thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn, sức tiêu thụ mạnh Không chỉ vậy, với lợi thế địa lý sát cạnh Việt Nam, điều này đã giúp cho việc tiếp cận đến thị trường này cũng phần nào dễ dàng hơn

Tiếp theo là thị trường Ấn Độ và UAE Đây cũng hai thị trường lớn mà Công ty đang xuất khẩu sang, chiếm khoảng 14% doanh thu (năm 2023) Với đặc điểm thị trường rộng lớn không kém cạnh Trung Quốc, đây còn là hai quốc gia rất nổi tiếng về văn hóa tiêu thụ các sản phẩm nông sản gia vị trên thế giới

Thuộc top 5 các thị trường xuất khẩu chính, thị trường Mỹ và EU ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Thị trường chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm gia vị đã qua chế biến, có chất lượng cao như gừng đông lạnh, gừng thái lát, hồi loại 1 vụ mùa thu, , đây sẽ là thị trường mà Công ty đặc biệt chú trọng tới trong tương lai Ngoài ra, hai thị trường này cũng đang được Công ty tích cực thực hiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tinh dầu thiên nhiên Bên cạnh các thị trường chính kể trên, một số thị trường quan trọng khác của Công ty như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đang tiếp tục được đẩy mạnh.

Thực trạng tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần

3.3.1 Khái quát về thị trường nông sản gia vị của EU

* Kim ngạch, quy mô nhập khẩu

EU được biết đến là khu vực nhập khẩu nhiều gia vị nhất, chiếm gần 1/4 tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của thế giới vào năm 2021 Trung bình, hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 450.000 tấn gia vị từ các nước đang phát triển Theo số liệu thống kê của ITC Trademap, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gia vị của EU đã tăng từ 2,41 tỷ USD vào năm

2015 lên 3,03 tỷ USD vào năm 2021 Trong đó riêng nhập khẩu từ các nước đang phát triển đạt 1,8 tỷ euro và chiếm 60% lượng nhập khẩu của châu Âu, tăng 9%/năm Giai đoạn 2018-

2022, lượng nhập khẩu gia vị và thảo mộc tăng trưởng bình quân 2,0%/năm Đến năm

2022, EU đã nhập khẩu 397.000 tấn gia vị từ các nước ngoài EU

* Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

EU nhập khẩu đa dạng các loại gia vị, trong đó nhiều nhất là gừng, hạt tiêu, ớt bột, vani…

Bảng 3.6 Lượng nhập khẩu của EU đối với một số loại gia vị trong giai đoạn 2018 - 2022

Tiêu 81,0 87,4 84,0 88,9 76,1 Đơn vị: nghìn tấn Nguồn: UNComtrade

Từ bảng trên, có thể thấy, gừng là sản phẩm được EU nhập khẩu nhiều nhất trong liên tục

5 năm từ 2018 đến 2022, với trung bình khoảng 150 nghìn tấn/năm, tiếp theo đến ớt khô, nghệ, quế và tiêu

Với sự bùng phát đại dịch COVID-19 trong 2 năm trở lại đây, EU đang có nhu cầu nhiều hơn trong việc nhập khẩu các loại gia vị hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch như gừng, nghệ, tỏi…

* Các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu nông sản gia vị lớn nhất trong EU

Trong giai đoạn 2018 - 2022, các thị trường chính của châu Âu về gia vị và thảo mộc là Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Pháp

Hình 3.5 Top 6 quốc gia nhập khẩu gia vị của Châu Âu

Từ biểu đồ trên, nhận thấy, Hà Lan luôn nằm trong top 3 nước nhập khẩu gia vị và thảo mộc hàng đầu châu Âu, nhưng năm 2022 là lần đầu tiên nước này chiếm vị trí dẫn đầu – vượt qua Đức Lượng nhập khẩu năm 2022 là 134.000 tấn, thấp hơn mức kỷ lục năm 2021 là 137.000 tấn Mặc dù nhập khẩu của Đức không phải là lớn nhất (132.000 tấn vào năm

2022, ít hơn Hà Lan), nhưng với hơn 83 triệu dân, Đức trở thành thị trường lớn nhất ở châu Âu về sức mua

Thị trường EU với hơn 600 triệu dân sống tại gần 30 quốc gia khác nhau là thị trường nhập khẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia xuất khẩu nông sản gia vị EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa do các quốc gia có sự khác biệt về tập quán và đặc điểm tiêu dùng Người tiêu dùng EU có yêu cầu rất cao về chất lượng, thương hiệu và uy tín của các sản phẩm nhập khẩu, bao gồm gia vị Ngày nay, họ không chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm

51 hương vị tinh tế mà còn chú trọng đến các yếu tố khác như sức khỏe, tự nhiên và bảo vệ môi trường Người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm không chứa chất bảo quản hoặc phẩm màu tổng hợp, thể hiện mong muốn tăng cường sức khỏe và an toàn cho gia đình Đồng thời, việc chăm sóc môi trường cũng đang được đặt lên bàn cân quan trọng Họ quan tâm đến việc chọn các sản phẩm gia vị được sản xuất và đóng gói một cách bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Ngoài ra, việc đa dạng hóa và địa phương hóa cũng là điểm nhấn trong xu hướng tiêu dùng gia vị Người tiêu dùng thích khám phá các loại gia vị từ khắp nơi trên thế giới, từ các loại gia vị quốc tế cho đến những sản phẩm địa phương độc đáo Điều này không chỉ mang lại trải nghiệm ẩm thực đa dạng mà còn khuyến khích nông dân và sản xuất địa phương, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp và kinh tế địa phương

Kể từ thời kỳ đại dịch Covid-19, người tiêu dùng châu Âu ngày càng ý thức hơn về sức khỏe, lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn và thử nghiệm nhiều loại gia vị và thảo mộc tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch như gừng, nghệ, tỏi…

* Giá cả sản phẩm nhập khẩu

Quy mô thị trường và sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài khiến châu Âu trở thành thị trường mục tiêu hấp dẫn đối với các nhà cung cấp từ các nước đang phát triển Về giá nhập khẩu, EU có mức giá nhập khẩu trung bình cao hơn đáng kể so với các khu vực khác Theo cbi.eu, giá nhập khẩu gia vị trung bình của EU cao gần gấp 2 lần so với giá nhập khẩu gia vị của các thị trường châu Á Do đó, EU đang trở thành thị trường hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu gia vị của nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam 3.3.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty

Trong ba năm gần đây, hoạt động xuất khẩu gia vị của Công ty nhìn chung có xu hướng tăng trưởng ổn định Theo đó, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 8.485.482,698 VND Sang đến năm 2023, kim ngạch tăng lên 9.582.392,485VND, tương đương với 12,3%

Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu nông sản gia vị sang EU của Công ty giaI đoạn 2021 - 2023

MẶT HÀNG NĂM 2021 NĂM 2022 NĂM 2023

TỔNG 8.485.482,698 8.948.348,395 9.582.392,485 Đơn vị: VND Nguồn: Phòng Kinh doanh

Trong đó, sản phẩm quế đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và liên tục tăng trưởng trong 3 năm liên tiếp Bên cạnh đó, sản phẩm hồi cũng có kim ngạch tăng, dù mức tăng trưởng thấp hơn so với quế Sự tăng trưởng của hai loại sản phẩm này được lý giải là do đây là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt được các nước châu Âu yêu thích Đối với sản phẩm gừng, Công ty chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm gừng thái lát, gừng bột sang thị trường EU Tuy nhiên, các công nghệ chế biến sâu chưa được triển khai nhiều, khiến cho hoạt động xuất khẩu chưa đạt được như kì vọng Bên cạnh đó, sản lượng bị ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu, làm giá cả bị bấp bênh, kim ngạch xuất khẩu cũng biến động trong 3 năm qua

* Thị trường xuất khẩu chính

Hiện nay, Công ty đã xuất khẩu tới 10/27 nước trong khối EU Trong đó, top 3 thị trường trong 3 năm gần đây bao gồm: Đức, Hà Lan và Pháp

Hình 3.6 Tỷ trọng top 3 thị trường xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2021 – 2023

Trong đó, Đức là thị trường lớn nhất, chiếm khoảng trên 20% kim ngạch xuất khẩu gia vị của Công ty Điều này được lý giải bởi Đức hiện là thị trường tiêu dùng lớn nhất trong khối liên minh với hơn 83 triệu người Không chỉ vậy, đây cũng là quốc gia có ngành công nghiệp thực phẩm chế biến lớn, sử dụng nhiều loại gia vị khác nhau để sản xuất Trong đó, các sản phẩm mà Công ty xuất khẩu nhiều nhất sang Đức bao gồm: hồi nguyên cánh, gừng bột, quế cắt khúc, quế chẻ, Ở mặt khác, thị trường Hà Lan và Pháp, với vị trí thuận lợi, gồm hệ thống các cảng lớn, là đầu mối nhập khẩu vào EU, khiến cho hoạt động nhập khẩu vào hai quốc gia này cũng có nhiều thuận lợi hơn

3.3.3 Thực trạng tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty

3.3.3.1 Tận dụng ưu đãi thuế quan, tăng trưởng xuất khẩu

Hiệp định EVFTA đã mở ra cơ hội giúp cho các mặt hàng nông sản gia vị của Công ty tiếp cận thị trường EU một cách dễ dàng hơn Ngay khi EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, toàn bộ các sản phẩm gia vị như: gừng, quế, hồi đều được giảm thuế về 0%

Bảng 3.8: Thuế suất sản phẩm gia vị khi EVFTA có hiệu lực

Mã HS Mô tả hàng hóa Thuế suất khi

0909 Hạt của hoa hồi, hoa hồi dạng sao, thì là, rau mùi, thì là

Ai cập hoặc ca-rum (caraway); hạt bách xù (juniper berries)

Chưa xay hoặc chưa nghiền 0

0910 Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri

(curry) và các loại gia vị khác

Chưa xay hoặc chưa nghiền 0

Nguồn: Tổng cục Hải Quan Đối với mặt hàng nông sản gia vị, trước khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế duy trì từ 0 - 12%, đặc biệt là các sản phẩm đã xay hoặc nghiền, mức thuế còn có thể lên tới 12,5% Rào cản thuế quan này khiến cho hoạt động xuất khẩu gia vị của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đẩy giá thành sản phẩm cao hơn đáng kể khi đến tay người tiêu dùng châu Âu Chính vì vậy, việc cắt giảm thuế về 0% đối với tất cả các mặt hàng gia vị, khiến giá cả sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn, là một cú huých thúc đẩy tăng trưởng hoạt động xuất khẩu của các công ty gia vị nói chung cũng như công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội nói riêng sang thị trường châu Âu

Minh chứng cho điều này chính là kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng đều trong 3 năm vừa qua Không chỉ vậy, EU cũng đang trở thành một trong những đối tác chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong xuất khẩu gia vị của Công ty Đơn vị: %

Bảng 3.9 Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng gia vị của thị trường EU trong giai đoạn 2018 – 2023

Cơ cấu xuất khẩu 10,39% 10,61% 10,94% 12,34% 12,63% 13,22% Đơn vị: % Nguồn: Phòng Kinh doanh

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN GIA VỊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TINH DẦU THIÊN NHIÊN HÀ NỘI 66

Định hướng phát triển xuất mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty

Trong bối cảnh EVFTA mang lại rất nhiều lợi thế cho mặt hàng nông sản gia vị Việt Nam xuất khẩu sang EU, trong giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đã đề ra các mục tiêu sau:

- Gia tăng kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị vào thị trường EU, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng bền vững, đặc biệt chú trọng vào các thị trường Bắc Âu: Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan

- Tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng để kiểm soát nghiêm ngặt được quy trình xuất khẩu nông sản gia vị, từ hoạt động gieo trồng, thu mua, chế biến, đóng gói và xuất khẩu

- Đa dạng hóa danh mục mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế: ớt bột, tiêu, nghệ, và bổ sung thêm các loại mặt hàng gia vị chế biến sâu đối với quế, hồi, gừng

- Tìm kiếm, liên kết với các đối tác EU cũng như người nông dân/ hợp tác xã để cùng nhau hợp tác, triển khai các mô hình trồng trọt mang tính bền vững, có trách nhiệm với xã hội

- Nâng cao chuyên môn kỹ năng cho người lao động, đặc biệt chuyên viên kinh doanh, đội ngũ bán hàng và phát triển thị trường.

Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty

ty Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU và thực hiện được các mục tiêu trên, một số giải pháp được đề ra như: Thứ nhất, chủ động tìm hiểu Hiệp định EVFTA thông qua việc tham gia các chương trình phổ biến, hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn về EVFTA do Bộ Công Thương và các đơn vị phối hợp tổ chức; tra cứu tài liệu, thông tin cập nhật về Hiệp định, cơ hội thị trường EU tại

67 trang thông tin điện tử về EVFTA của Bộ Công Thương tại địa chỉ evfta.gov.vn; liên hệ trực tiếp Bộ Công Thương nếu có thắc mắc trong quá trình tận dụng, thực thi Hiệp định Việc này sẽ giúp Công ty nắm bắt được các thông tin cập nhật nhất về Hiệp định trong quá trình xuất khẩu, nâng cao kĩ năng, kinh nghiệm xử lí các tình huống hay gặp phải khi xuất khẩu hàng sang EU

Thứ hai, chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản gia vị thông qua việc xây dựng kế hoạch xuất khẩu dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông sản gia vị, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngay trên “sân nhà”

Thứ ba, chủ động liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, từ đó hoàn thiện “chuỗi giá trị” từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ của Hiệp định và tiêu chuẩn cao của EU đối với các mặt hàng nông nghiệp Bên cạnh đó, Công ty phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng và giá cả, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu bền vững, duy trì và đa dạng hóa được thị trường

Thứ tư, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chú ý đến vấn đề phát triển bền vững của Hiệp định và các quy định, nguyên tắc về bảo vệ môi trường (ví dụ như yêu cầu về chống biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng và lâm sản) do đây là những nội dung mà phía EU đặc biệt quan tâm.

Đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành

Thứ nhất, sớm hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến các vấn đề mà Việt Nam còn nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực thi Hiệp định EVFTA như Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với chuẩn mực quốc tế nói chung cũng như phù hợp với quy định của EVFTA nói riêng Đồng thời, Nhà

68 nước cần quy định các chế tài đủ mạnh, mang tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường khi xuất khẩu hàng nông sản gia vị sang EU

Thứ hai, thay đổi hướng thông tin về EVFTA và các FTA cho doanh nghiệp: (i) chuyển từ thông tin chung sang thông tin chi tiết, chính xác, cập nhật theo nhu cầu doanh nghiệp xuất khẩu gia vị và có thể tiếp cận dễ dàng hơn; (ii) các thông tin thị trường từ mạng lưới các cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài cần được tận dụng để giới thiệu cho doanh nghiệp trong nước về các cơ hội xuất khẩu, nhập khẩu với các thị trường cụ thể trong khối EU

Thứ ba, điều chỉnh các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trong ngành gia vị theo hướng thích hợp và thực chất hơn: (i) các chương trình hỗ trợ cải thiện năng lực cạnh tranh cần tập trung vào những vấn đề ưu tiên của doanh nghiệp như nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo kỹ năng quản lý cho lãnh đạo và chuyên môn cho người lao động, cải thiện công nghệ…; (ii) các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại cần được chú trọng triển khai một cách hệ thống, bài bản và ở tầm quốc gia; (iii) các diễn đàn hoặc các kênh kết nối bạn hàng, chắp mối kinh doanh giữa doanh nghiệp ở Việt Nam và đối tác cần được khẩn trương thiết lập

4.3.2 Đối với Tổng cục Hải quan

Thứ nhất, phía hải quan cần cải thiện quá trình hải quan và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang EU Trước hết, để đảm bảo sự hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp, điều cần thiết nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu thông qua việc tối ưu hóa và tự động hóa các quy trình thủ tục nhờ công nghệ thông tin và tin học

Cụ thể, các cơ quan hải quan có thể đầu tư vào việc phát triển các phần mềm và ứng dụng thông tin hải quan để tạo ra một môi trường làm việc kỹ thuật số, giảm thiểu thủ tục giấy tờ và tối ưu hóa quy trình xử lý thông quan, từ đó khả năng xử lý hàng hóa sẽ ngày một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

Thứ hai, cơ quan hải quan cần xây dựng một hệ thống thông tin liên tục để cập nhật các thay đổi về quy định và chính sách của EU đối với hàng xuất khẩu, giúp doanh nghiệp

69 và các phòng ban nội bộ nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả Cơ quan hải quan cần có các hướng dẫn cụ thể và chi tiết đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản gia vị để họ có thể hiểu rõ hơn về các quy trình và yêu cầu hải quan khi xuất khẩu sang

EU Việc cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn và thực hiện các quy trình hải quan một cách chính xác và hiệu quả

Thứ ba, cơ quan hải quan cũng có thể tổ chức các buổi đào tạo và tư vấn định kỳ, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn về thủ tục hải quan, hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa vi phạm quy định của EU và giải đáp các thắc mắc liên quan đến quy trình xuất khẩu gia vị sang EU

4.3.3 Đối với Bộ Công Thương

Thứ nhất, về công tác xúc tiến thương mại, Bộ Công Thường cần chú trọng truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm gia vị đặc trưng của Việt Nam hướng tới thị trường EU và chương trình quảng bá chỉ dẫn địa lý tại thị trường EU trong khuôn khổ Chương trình thương hiệu quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại (XTTM) quy mô lớn tại thị trường EU trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về XTTM; hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp hướng tới tiêu chí xanh nhằm tiếp cận thị trường, định vị sản phẩm trên thị trường quốc tế, phù hợp với xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các nước EU

Thứ hai, về công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định EVFTA, Bộ Công Thương cần tổ chức các hội thảo giới thiệu, khóa tập huấn chuyên sâu về Hiệp định EVFTA tới cộng đồng doanh nghiệp tại các cụm tỉnh, thành khác nhau trên cả nước; tổ chức các hội thảo/diễn đàn doanh nghiệp tại EU để giới thiệu, phổ biến về Hiệp định và các cơ hội tiếp cận thị trường, cũng như kết nối xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư của doanh nghiệp

EU vào Việt Nam; xây dựng cổng thông tin điện tử về FTA trong đó bao gồm Hiệp định EVFTA để doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất cam kết mở cửa thị trường dành cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam cũng như các đối tác

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam sang EU giai đoạn 2015 -2021  Nguồn: ITC Trademap (2022) - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam sang EU giai đoạn 2015 -2021 Nguồn: ITC Trademap (2022) (Trang 37)
Hình 3.0.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 3.0.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội (Trang 45)
Bảng trên cho thấy một số đặc điểm nổi bật về nhân lực tại Công ty như sau: Xét về  giới tính, Công ty không có sự chênh lệch lớn giữa hai giới tính nam – nữ (chiếm lần lượt  52,17% và 47,83%) - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Bảng tr ên cho thấy một số đặc điểm nổi bật về nhân lực tại Công ty như sau: Xét về giới tính, Công ty không có sự chênh lệch lớn giữa hai giới tính nam – nữ (chiếm lần lượt 52,17% và 47,83%) (Trang 46)
Hình 3.2 Cơ cấu lao động phân chia theo phòng ban năm 2023 - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 3.2 Cơ cấu lao động phân chia theo phòng ban năm 2023 (Trang 47)
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 - 2023 - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 49)
Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2023 - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 51)
Bảng 3.4 Cơ cấu và tỷ trọng xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2021 - 2023 - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Bảng 3.4 Cơ cấu và tỷ trọng xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 52)
Hình 3.3 Cơ cấu doanh thu của lĩnh vực xuất khẩu nông sản gia vị giai đoạn 2021 - 2023  Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 3.3 Cơ cấu doanh thu của lĩnh vực xuất khẩu nông sản gia vị giai đoạn 2021 - 2023 Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính (Trang 54)
Hình 3.3 Cơ cấu doanh thu lĩnh vực xuất khẩu tinh dầu thiên nhiên giai đoạn 2021 - 2023  Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 3.3 Cơ cấu doanh thu lĩnh vực xuất khẩu tinh dầu thiên nhiên giai đoạn 2021 - 2023 Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính (Trang 55)
Bảng 3.6 Lượng nhập khẩu của EU đối với một số loại gia vị trong giai đoạn 2018 - 2022 - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Bảng 3.6 Lượng nhập khẩu của EU đối với một số loại gia vị trong giai đoạn 2018 - 2022 (Trang 58)
Hình 3.5 Top 6 quốc gia nhập khẩu gia vị của Châu Âu - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 3.5 Top 6 quốc gia nhập khẩu gia vị của Châu Âu (Trang 59)
Hình 3.6 Tỷ trọng top 3 thị trường xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2021 – 2023  Nguồn: Phòng Kinh doanh - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 3.6 Tỷ trọng top 3 thị trường xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2021 – 2023 Nguồn: Phòng Kinh doanh (Trang 62)
Bảng 3.8: Thuế suất sản phẩm gia vị khi EVFTA có hiệu lực - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Bảng 3.8 Thuế suất sản phẩm gia vị khi EVFTA có hiệu lực (Trang 63)
Hình 3.7 Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu sang EU trong năm 2020 và 2023. - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 3.7 Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu sang EU trong năm 2020 và 2023 (Trang 65)
Bảng 3.9 Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng gia vị của thị trường EU trong giai đoạn 2018 – 2023 - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Bảng 3.9 Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng gia vị của thị trường EU trong giai đoạn 2018 – 2023 (Trang 65)
Bảng 3.10 Cơ cấu và số lượng đơn hàng dưới 6000 EUR và trên 6000 EUR trong năm 2023 - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Bảng 3.10 Cơ cấu và số lượng đơn hàng dưới 6000 EUR và trên 6000 EUR trong năm 2023 (Trang 66)
Hình 3.8 Số lượng các lô hàng vi phạm quy định kiểm soát chất ô nhiễm trong giai đoạn  2021 – 2023 - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 3.8 Số lượng các lô hàng vi phạm quy định kiểm soát chất ô nhiễm trong giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 68)
Hình 3.9 Giá DAP Rotterdam trung bình trước và sau khi EVFTA có hiệu lực - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Hình 3.9 Giá DAP Rotterdam trung bình trước và sau khi EVFTA có hiệu lực (Trang 70)
Bảng 3.11 Thống kê mặt hàng máy móc nhập khẩu từ EU trong giai đoạn 2021 - T3/ 2024 - tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường eu của công ty cổ phần tinh dầu thiên nhiên hà nội
Bảng 3.11 Thống kê mặt hàng máy móc nhập khẩu từ EU trong giai đoạn 2021 - T3/ 2024 (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w