Tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu nông sản gia vị của Công ty Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội sang EU

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Tác động của Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội” làm đề tài khóa luận để đóng góp thêm vào những công trình nghiên cứu về tác động của EVFTA nói trên. Thứ ba, trên cơ sở thực trạng tác động của EVFTA tới hoạt động xuất khẩu nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội, khóa luận sẽ đánh giá thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tận dụng được tác động tiêu cực và giảm thiểu tác động tích cực của Hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty trong tương lai.

Phương pháp nghiên cứu

Trong đó, dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023 được thu thập từ website, Báo cáo xuất nhập khẩu hàng năm của Bộ Công Thương, website ITC Trademap, phục vụ chủ yếu cho chương 2 của khóa luận. Dữ liệu về thị trường, nhu cầu thị hiếu của EU, các quy định liên quan đến mặt hàng nông sản được thu thập từ website của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Trung tâm Thúc đẩy nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI), phục vụ chủ yếu cho chương 3 của khóa luận.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA)

Cơ sở lý luận về xuất khẩu .1 Khái niệm về xuất khẩu

    Bên cạnh đó, Cục Xúc tiến thương mại đã liên tục phối hợp tích cực cùng các Bộ, Ban ngành liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng của ngành như: Hội nghị Giao thương trực tuyến sản phẩm gia vị và hương liệu Việt Nam năm 2021, Hội nghị quốc tế ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam (VIPO 2024), Hội chợ quốc tế Nông sản và thực phẩm Việt Nam”, “Triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và vật tư nông nghiệp,…. ➢ Chứng nhận an toàn thực phẩm: Mặc dù các chứng nhận an toàn thực phẩm không bắt buộc theo quy định của EU, hầu hết các nhà nhập khẩu thực phẩm EU đều yêu cầu các chứng nhận/bộ tiêu chuẩn được công nhận bởi GFSI (The Global Food Safety Initiative - Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu) như Tiêu chuẩn quốc tế (IFS); Chứng nhận Hệ thống An toàn thực phẩm (FSSC 22000), SQF (Thực phẩm An toàn Chất lượng)….

    Tác động của Hiệp định EVFTA tới xuất khẩu nông sản gia vị của Việt Nam sang thị trường EU

      Không chỉ vậy, EVFTA cũng đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn và môi trường cho sản phẩm nông sản gia vị như: sản phẩm nhập khẩu vào EU đều bị kiểm tra xem có phù hợp theo các quy định trong luật về thực phẩm có liên quan của EU, quy định về dư lượng tối đa chất gây ô nhiễm trong sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, Các lô hàng nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận vệ sinh và an toàn thực vật để thể hiện tình trạng sản phẩm,. Việc Hiệp định EVFTA được ký kết giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh lớn so với hàng hóa cùng chủng loại từ các nước đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và một số nước ASEAN do chênh lệch thuế nhập khẩu từ 10-15% và có thể cạnh tranh bình đẳng về giá với những nước hiện EU không áp dụng thuế quan và hạn ngạch như Campuchia, Myanmar, Bangladesh….

      Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam sang EU giai đoạn 2015 -2021  Nguồn: ITC Trademap (2022)
      Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam sang EU giai đoạn 2015 -2021 Nguồn: ITC Trademap (2022)

      Phân định nội dung nghiên cứu

      Qua đó, doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của mặt hàng gia vị Việt Nam cả về chất lượng và giá cả.

      THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) TỚI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN GIA VỊ

      Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội .1 Khái quát chung về Công ty

      Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng như thương mại trong nước, Công ty đã tích cực liên kết với các hộ nông dân, vùng trồng nguyên liệu lớn, trải dài từ Bắc đến Nam: Lạng Sơn, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Huế,… Năm 2019, Công ty bắt đầu xây dựng, mở rộng quy mô nhà máy chiết xuất tinh dầu, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại và bắt đầu tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi sản xuất tinh dầu, dầu nền cho các công ty sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Có thể thấy, Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội đã và đang ngày càng mở rộng, phát triển chuỗi sản xuất khép kín các sản phẩm gia vị nông sản và tinh dầu thiên nhiên của Việt Nam với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, trở thành đối tác tin cậy của hơn 300 khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 50 sản phẩm tinh dầu và nông sản chủ lực.

      Hình 3.0.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội
      Hình 3.0.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tinh dầu thiên nhiên Hà Nội

      Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội

        Đặc biệt, trong năm 2023, Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất của mình, đầu tư trang thiết bị, tham gia sâu rộng hơn vào quy trình sản xuất nên tiết kiệm được đáng kể chi phí và tận dụng được lợi thế quy mô của mình khi sản xuất tinh dầu và nông sản. Cả hai lĩnh vực xuất khẩu nông sản gia vị và xuất khẩu tinh dầu của Công ty đều phản ánh các dấu hiệu khá tích cực và một số mặt hàng nhất định chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu, mang lại trên 10 tỷ đồng trong 3 năm liên tiếp gồm gừng, quế, hồi, tinh dầu sả chanh Java,.

        Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2023
        Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2023

        Thực trạng tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần

        Để thực hiện các cam kết về Phát triển bền vững trong EVFTA, khi làm việc với các đối tác tại châu Âu, rất nhiều đối tác doanh nghiệp của Công ty có các yêu cầu riêng về chứng nhận liên quan đến phát triển bền vững: Organic EU, Global Gap,… Mặc dù hiện nay, công ty vẫn đang trong quá trình hoàn thiện giấy tờ để đạt được chứng chỉ trên, nhưng có thể thấy rằng, nhờ có các cam kết của EVFTA, Công ty đã chú trọng hơn đến hoạt động xuất khẩu mang tính bền vững. Theo đó, những vấn đề sau liên quan đến bảo vệ môi trường mà Việt Nam cần tuân thủ khi xuất khẩu hàng hóa sang EU, như: Đa dạng sinh học và sinh vật ngoại lai; biến đổi khí hậu; bảo vệ tầng ô zôn; hàng hóa và dịch vụ môi trường; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; cơ chế tự nguyện bảo vệ môi trường; gắn nhãn sinh thái lên hàng hóa xuất khẩu… Tất cả những vấn đề này đều khiến gia tăng chi phí cho doanh nghiệp để thực hiện được đúng cam kết của EVFTA.

        Bảng 3.6 Lượng nhập khẩu của EU đối với một số loại gia vị trong giai đoạn 2018 - 2022
        Bảng 3.6 Lượng nhập khẩu của EU đối với một số loại gia vị trong giai đoạn 2018 - 2022

        ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HIỆP

        Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng nông sản gia vị sang thị trường EU của Công

        Thứ hai, chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản gia vị thông qua việc xây dựng kế hoạch xuất khẩu dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông sản gia vị, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngay trên “sân nhà”. Thứ ba, chủ động liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, từ đó hoàn thiện “chuỗi giá trị” từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ của Hiệp định và tiêu chuẩn cao của EU đối với các mặt hàng nông nghiệp.

        Đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành .1 Đối với Nhà nước

        Thứ nhất, về công tác xúc tiến thương mại, Bộ Công Thường cần chú trọng truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm gia vị đặc trưng của Việt Nam hướng tới thị trường EU và chương trình quảng bá chỉ dẫn địa lý tại thị trường EU trong khuôn khổ Chương trình thương hiệu quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại (XTTM) quy mô lớn tại thị trường EU trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về XTTM; hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp hướng tới tiêu chí xanh nhằm tiếp cận thị trường, định vị sản phẩm trên thị trường quốc tế, phù hợp với xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các nước EU. Thứ hai, về công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định EVFTA, Bộ Công Thương cần tổ chức các hội thảo giới thiệu, khóa tập huấn chuyên sâu về Hiệp định EVFTA tới cộng đồng doanh nghiệp tại các cụm tỉnh, thành khác nhau trên cả nước; tổ chức các hội thảo/diễn đàn doanh nghiệp tại EU để giới thiệu, phổ biến về Hiệp định và các cơ hội tiếp cận thị trường, cũng như kết nối xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư của doanh nghiệp EU vào Việt Nam; xây dựng cổng thông tin điện tử về FTA trong đó bao gồm Hiệp định EVFTA để doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất cam kết mở cửa thị trường dành cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam cũng như các đối tác.