1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) Đến Nhập Khẩu Mặt Hàng Nhôm Từ Thị Trường Trung Quốc Tại Công Ty TNHH Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu ADMART
Tác giả Lê Thị Thanh Chúc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,95 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (9)
    • 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (10)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung (14)
      • 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (14)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (14)
      • 1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu (14)
      • 1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu (15)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (15)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC (15)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về nhập khẩu (16)
      • 2.1.1. Khái niệm nhập khẩu (16)
      • 2.1.2. Vai trò của nhập khẩu (16)
      • 2.1.3. Một số hình thức nhập khẩu (18)
      • 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu mặt hàng nhôm của doanh nghiệp Việt Nam (22)
        • 2.1.4.1. Nhân tố bên ngoài (22)
        • 2.1.4.2. Nhân tố bên trong (28)
    • 2.2. Tổng quan về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) (29)
      • 2.2.1. Cơ sở hình thành và phát triển (29)
      • 2.2.2. Mục tiêu (30)
      • 2.2.3. Nội dung cơ bản (30)
        • 2.2.3.1. Các vấn đề chung (31)
        • 2.2.3.2. Thương mại hàng hóa (32)
        • 2.2.3.3. Thương mại dịch vụ, đầu tư (34)
        • 2.2.3.4. Sở hữu trí tuệ - Mua sắm công (35)
        • 2.2.3.5. Cạnh tranh - Thương mại điện tử - Doanh nghiệp nhỏ và vừa (36)
      • 2.3.1. Tận dụng ưu đãi thuế quan để đẩy mạnh kim ngạch nhập khẩu (38)
      • 2.3.2. Mở rộng thị trường nhập khẩu (41)
      • 2.3.3. Đa dạng hóa mặt hàng nhôm nhập khẩu (42)
      • 2.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả và chất lượng của mặt hàng nhôm nhập khẩu (45)
      • 2.3.5. Hoàn thiện thể chế, chính sách, quy trình nhập khẩu (46)
    • 2.4. Phân định nội dung nghiên cứu (48)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) ĐẾN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG NHÔM TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ADMART (15)
    • 3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART (49)
      • 3.1.1. Sơ lược về Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART (49)
      • 3.1.2. Khái quát quá trình hình thành phát triển (50)
      • 3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chính (50)
      • 3.1.4. Cơ cấu tổ chức (51)
      • 3.1.5. Nhân lực Công ty (52)
      • 3.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật (54)
      • 3.1.7. Tài chính của Công ty (55)
    • 3.2. Thực trạng nhập khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu (56)
      • 3.2.1. Kim ngạch nhập khẩu (56)
      • 3.2.2. Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực (57)
      • 3.2.3. Các thị trường nhập khẩu chủ lực (60)
    • 3.3. Thực trạng tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART (60)
      • 3.3.1. Khái quát về thị trường nhôm của Trung Quốc (60)
      • 3.3.2. Thực trạng nhập khẩu nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART (64)
      • 3.3.3. Thực trạng tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc tại Công ty (65)
        • 3.3.3.1. Tận dụng ưu đãi thuế quan để đẩy mạnh kim ngạch nhập khẩu (65)
        • 3.3.3.2. Mở rộng thị trường nhập khẩu (67)
        • 3.3.3.3. Đa dạng hóa mặt hàng nhôm nhập khẩu (68)
        • 3.3.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả và chất lượng của mặt hàng nhôm nhập khẩu (69)
        • 3.3.3.5. Hoàn thiện chính sách, quy trình nhập khẩu (71)
    • 3.4. Đánh giá về tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc tại Công ty (72)
      • 3.4.1. Thành tựu đạt được (72)
      • 3.4.2. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân (73)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN (15)
    • 4.1. Định hướng phát triển và mục tiêu nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường (75)
      • 4.1.1. Mục tiêu (75)
      • 4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty (75)
    • 4.2. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của RCEP tới nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công (76)
      • 4.2.1. Nắm bắt đầy đủ, chính xác nội dung, cơ hội và thách thức của RCEP (76)
      • 4.2.2. Nghiên cứu và mở rộng thị trường nhập khẩu (77)
      • 4.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng mặt hàng nhôm nhập khẩu (78)
      • 4.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa (78)
      • 4.2.5. Nâng cao chất lượng, chuyên môn của đội ngũ nhân viên (79)
    • 4.3. Một số kiến nghị với các cơ quan ban ngành (80)
      • 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước (80)
      • 4.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan (81)
      • 4.3.3. Kiến nghị với Bộ Công Thương (81)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP ĐẾN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG NHÔM TỪ THỊ TRƯỜNG T

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ Tiến trình hội nhập của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, minh chứng rõ ràng nhất là nước ra đã tham gia vào rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) Theo số liệu cập nhật đến tháng 03/2024, Việt Nam đang có 16 FTA song phương và đa phương có hiệu lực 16 FTA này giúp nước ta mở ra quan hệ với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, chiếm gần 90% GDP toàn cầu Bên cạnh đó, 3 FTA khác cũng đang được đàm phán, mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam Sự tham gia vào các hiệp định thương mại đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và củng cố thị trường truyền thống cũng như tìm ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các thị trường tiềm năng trên toàn cầu và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt Nam thông qua việc tiếp cận nguồn hàng phong phú, chất lượng với giá cả hợp lý

Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, bên cạnh những FTA truyền thống, các FTA thế hệ mới đã có những cam kết mở rộng và toàn diện hơn trong nhiều lĩnh vực Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Trong đó, RCEP được Bộ Công Thương đánh giá là FTA thế hệ mới tham vọng nhất do ASEAN khởi xướng RCEP quy tụ 15 thành viên, bao gồm 10 nước ASEAN, cùng 5 nước đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand Từ khi chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2022, RCEP đã mở ra cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp cận tốt hơn với các thị trường tiêu dùng lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia và đặc biệt là Trung Quốc Năm 2023, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam và Trung Quốc đạt 171 tỷ USD, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Trong Hiệp định RCEP, thuế quan đối với gần 90% hàng hóa giao dịch được xóa bỏ và quy tắc xuất xứ có giá trị cho toàn bộ thành viên của Hiệp định Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập từ các thị trường trong khối, giảm thiểu chi phí và tiếp cận chuỗi cung ứng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nhôm là một trong những mặt hàng được Việt Nam nhập khẩu khá nhiều từ các thành viên RCEP, nổi bật là Trung Quốc Việc nhập khẩu nhôm có tầm quan trọng

4 đối với nhiều ngành công nghiệp Việt Nam, nhất là ngành quảng cáo, xây dựng, ô tô, điện và điện tử Nhôm nhập khẩu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước, đồng thời tận dụng lợi thế về lao động để gia công và xuất khẩu các sản phẩm từ nhôm sang nước khác Theo số liệu từ Trademap, chỉ trong năm đầu tiên Hiệp định RCEP có hiệu lực với Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc đạt 2.638.873 nghìn USD, tăng 43% so với con số 1.845.274 của năm

2021 Như vậy, nhờ các cam kết về cắt giảm thuế quan, RCEP đã làm cho kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh Tuy nhiên, Hiệp định RCEP cũng mang đến nhiều tác động tiêu cực điển hình như áp lực thâm hụt thương mại gia tăng hay sự cạnh tranh khốc liệt từ những nhà sản xuất nhôm lớn tại Trung Quốc mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt Từ đó, Việt Nam cần có những nỗ lực nhằm khắc phục hạn chế này để vừa có thể tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định RCEP, tăng cường hợp tác quốc tế nhưng vẫn bảo vệ lợi ích quốc gia

Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART là công ty có hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng vật tư quảng cáo Được thành lập vào đầu năm 2019, đến nay, ADMART đã có 5 năm kinh nghiệm trong ngành và ngày càng nhận được sự tín nhiệm của nhiều đối tác lớn ADMART nhập khẩu mặt hàng nhôm từ 2 đối tác của RCEP là Trung Quốc và Hàn Quốc với tỷ trọng nhập khẩu là 17,73% phân theo mặt hàng năm 2023 Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc vẫn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 3%) và Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Công ty

Vì vậy, việc nghiên cứu về các tác động của Hiệp định RCEP đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc vào Việt Nam là vô cùng cần thiết để Công ty ADMART tận dụng và phát huy được những lợi ích mà RCEP đem lại, khắc phục những tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh cho việc kinh doanh mặt hàng này Xuất phát từ thực tiễn này, em lựa chọn khóa luận với đề tài “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART” Trên cơ sở phân tích và đánh giá một cách khoa học và hệ thống về thực trạng tác động của Hiệp định RCEP đến nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc của Công ty trong thời gian quan, em sẽ đưa ra các đề xuất cho Công ty nhằm tận dụng cơ hội và khắc phục những hạn chế từ Hiệp định để đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng nhôm từ Trung Quốc trong tương lai.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam” của PGS.TS Kim Ngọc và TS Trần Ngọc Sơn

(2015) được đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 9(94) năm 2015 đã phân tích và đưa ra những cơ hội, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi RCEP được ký kết và thực thi Theo đó, nếu nắm bắt và tận dụng được những cơ hội này, các doanh nghiệp không chỉ được gia nhập vào thị trường rộng lớn mà còn có tiềm năng trở thành mắt xích của chuỗi cung ứng khu vực Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mang tính tổng quát cho một số ngành nghề, chưa đi sâu vào phân tích đối với một doanh nghiệp cụ thể và thị trường xác định

Nghiên cứu “The Relative Significance of EPAs in Asia Pacific” của Kawasaki Kenichi (2014) đã phân tích tác động của các FTA trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Hiệp định TPP và Hiệp định RCEP Nghiên cứu này đã xem xét tác động của việc dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan Kết quả mô phỏng của Kawasaki cho thấy việc loại bỏ các rào cản phi thuế quan sẽ làm tăng đáng kể lợi ích của quá trình tự do hóa thương mại Trong trường hợp thực thi RCEP, GDP của các nước thành viên RCEP dự kiến sẽ tăng khoảng 2,7% nếu các rào cản thuế quan được loại bỏ hoàn toàn và tăng tới 4,9% nếu việc loại bỏ các rào cản thuế quan được kết hợp với việc dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan Ngoài ra, lợi ích tiềm tàng của RCEP cũng lớn hơn đáng kể so với TPP về cả rào cản thuế quan và phi thuế quan Hình thành một khu vực thương mại tự do cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả các thành viên của RCEP và TPP hứa hẹn mang lại lợi ích lớn cho toàn khu vực

Nghiên cứu “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam” của EU - MUTRAP (2015) đánh giá những tác động của RCEP ở cấp quốc gia thông qua mô hình GTAP và ở cấp ngành bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thông qua phương pháp phân tích chi tiết cấp ngành Báo cáo này đề cập đến các vấn đề mới trong RCEP như thuận lợi thương mại và đầu tư, mua sắm chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề mới khác nhưng không đi vào chi tiết về tác động của những vấn đề này đến hiệu quả kinh tế của Việt Nam Cụ thể, theo kết quả của nghiên cứu, RCEP có thể mang lại lợi ích cho Việt Nam trên nhiều mặt Lợi ích chung cho toàn xã hội dự kiến sẽ tăng lên, nhưng phụ thuộc vào mức độ tự do hóa thương mại của Việt Nam cũng như mức độ cải thiện tiếp cận thị trường của các nước thành viên RCEP Một loạt lợi ích, đặc biệt là tăng xuất khẩu và tạo việc làm, cũng có thể đạt được trong một số ngành, phân ngành, bao gồm nông lâm thủy sản, công nghiệp và dịch vụ RCEP dự kiến sẽ bổ sung thêm các điều kiện quan trọng để củng cố mạng lưới sản xuất trong khu vực ASEAN+6 (các nước tham gia RCEP)

Bài nghiên cứu “Thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập toàn diện ASEAN+6: Phân tích ngành hàng” của Từ Thúy Anh và Lê Minh Ngọc (2015) đã áp dụng mô hình phân tích cân bằng cục bộ SMART để đánh giá tiềm năng tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đối với các ngành hàng của Việt Nam Kết quả cho thấy, dưới tác động của RCEP, mức tăng kim ngạch nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như mức giảm doanh thu thuế nhập khẩu của Chính phủ đều đáng kể Tuy nhiên, việc tăng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu tập trung vào các hàng hóa trung gian và yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất các mặt hàng có lợi thế so sánh để xuất khẩu của Việt Nam Nghiên cứu còn tổng quan, chưa tập trung phân tích sâu vào từng thị trường chính trong RCEP

Trong công trình nghiên cứu “Maximizing Benefits from FTAs in ASEAN” của Hiratsuka, D., K Hayakawa, K Shino và S Sukegawa (2009), được công bố trong báo cáo "Hội nhập kinh tế sâu tại Đông Á", các tác giả đã sử dụng mô hình thực nghiệm hồi quy probit để đánh giá việc khai thác lợi ích từ các FTA hiện có trong khu vực ASEAN của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng FTA trong ASEAN không đạt mức cao, mặc dù quy định về tiêu chuẩn xuất xứ trong ASEAN có rất ít hạn chế Nguyên nhân của việc này là do chi phí hành chính trong việc sử dụng các FTA ở ASEAN lớn và thủ tục hành chính không hiệu quả, đặc biệt là ở các quốc gia như Malaysia, Philippines và Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty có quy mô lao động lớn hơn có xu hướng sử dụng FTA nhiều hơn, cho thấy các FTA hiện tại không mang lại lợi ích bình đẳng Hơn nữa, các FTA trong ASEAN dường như được sử dụng một cách chọn lọc theo từng ngành công nghiệp: ngành dệt may tận dụng FTA hiệu quả, trong khi máy móc, thiết bị điện tử và máy móc yêu cầu tính chính xác cao không tận dụng được các FTA Chỉ khi có mức thuế ưu đãi giảm đáng kể trong các FTA mới, việc sử dụng FTA trong các doanh nghiệp trong những ngành công nghiệp này mới được khuyến khích

Nghiên cứu “The ASEAN Economic Community and the RCEP in the world economy” của Kazushi Shimizu (2021) đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa RCEP và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trong nền kinh tế thế giới Theo đó, RCEP được coi là siêu FTA đầu tiên ở Đông Á, có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với các quốc gia ASEAN và Đông Á ASEAN đã đảm bảo vai trò trung tâm trong hội nhập kinh tế Đông Á Việc ký kết RCEP có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và khắc phục tình hình kinh tế toàn cầu trước những khó, thách thức do chủ nghĩa bảo hộ và đại dịch Covid-

19 gây ra Nghiên cứu này được tiến hành trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, xung đột thương mại Mỹ - Trung gia tăng cùng đại dịch Covid-19 diễn ra vô cùng

7 phức tạp là tính mới của công trình Tuy nhiên các phương hướng phát triển nền kinh tế hậu đại dịch gắn liền với các nội dung cam kết trong Hiệp định RCEP chưa được đề cập trong nghiên cứu Nghiên cứu cũng chưa tập trung vào từng quốc gia cụ thể (đặc biệt là Việt Nam) mà triển khai nghiên cứu tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Nghiên cứu “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến kinh tế Việt Nam” của tác giả Kim Ngọc (2020) đã chỉ ra các tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định RCEP đến nền kinh tế Việt Nam Các tác động tích cực được tác giả đề cập là: thúc đẩy chuỗi cung ứng, tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy thương mại, tạo không gian kết nối sản xuất và thúc đẩy đầu tư nước ngoài Trong khi đó, các tác động tiêu cực được phân tích trong bài nghiên cứu là: tăng sức ép cạnh tranh hàng hóa; tạo ra dòng dịch chuyển thương mại bất lợi cho Việt Nam; khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị bị ảnh hưởng và cuối cùng là RCEP không có cam kết về lĩnh vực nông nghiệp RCEP được coi là một động thái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng trong bối cảnh khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 Bài nghiên cứu đã tập trung phân tích từng tác động của Hiệp định RCEP đến tổng quan nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Tuy nhiên hạn chế của công trình nghiên cứu này là chưa đi sâu vào một ngành cụ thể

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên tập trung trình bày các vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động nhập khẩu, phân tích các tác động của Hiệp định RCEP đến nền kinh tế Việt Nam, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, tận dụng tối đa lợi ích mà RCEP mang lại Tuy nhiên, những nghiên cứu này không tìm hiểu cụ thể về tác động của Hiệp định RCEP đến hoạt động nhập khẩu ở cấp độ doanh nghiệp về một mặt hàng và thị trường cụ thể Dựa trên các công trình nghiên cứu đã được đề cập, cùng với việc thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART, em lựa chọn đề tài khóa luận “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART” Từ đó, em muốn tiếp tục nghiên cứu về tác động của RCEP đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công ty và đưa ra các giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhôm của Công ty trong bối cảnh hiện nay

Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài phân tích tác động của Hiệp định RCEP đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART, từ đó đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của RCEP đến hoạt động nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc của Công ty

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Thứ nhất, đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận về nhập khẩu, vai trò của nhập khẩu và các yếu tố tác động đến quá trình nhập khẩu, gắn chặt các lý thuyết này với việc nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc

Thứ hai, làm rõ những nội dung cơ bản của Hiệp định RCEP, từ đó phân tích và đánh giá được tác động của Hiệp định đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc

Thứ ba, nghiên cứu tình hình thực tế ảnh hưởng của RCEP đối với hoạt động nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART trong giai đoạn 2021-2023

Cuối cùng, đưa ra định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm tận dụng những cơ hội và khắc phục những hạn chế của RCEP đối với hoạt động nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là các tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2021-2023.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tìm kiếm và tổng hợp số liệu về trị giá nhập khẩu, cơ cấu nhập khẩu, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu từ các nguồn thông tin như Trademap, VCCI, Tổng cục Thống kê, World Bank, Cục Hải Quan, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các công

9 trình nghiên cứu, luận án cùng nhiều nguồn khác để phục vụ cho Chương 2 và Chương 3 của khóa luận này

Thu thập, tổng hợp số liệu về kim ngạch nhập khẩu từng năm, cơ cấu thị trường và mặt hàng nhập khẩu, cơ cấu nhân sự, năng lực tài chính của Công ty từ nguồn dữ liệu nội bộ của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART gồm báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo hoạt động, hồ sơ năng lực, các văn bản và quyết định của Công ty Số liệu này được sử dụng chủ yếu cho việc phân tích và đánh giá tại Chương 3 của khóa luận này

1.6.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp lập bảng: Phương pháp này được dùng để xử lý các số liệu thứ cấp được tổng hợp từ Trademap như kim ngạch nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng… trong các năm gần đây làm cơ sở phân tích cho nội dung Chương 2 và Chương

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các số liệu trước và sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực (kim ngạch nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu theo thị trường và mặt hàng), từ đó làm cơ sở để đánh giá tác động của Hiệp định RCEP trong Chương 2 và Chương 3 của khóa luận này

Phương pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để phân tích dữ liệu từ các nguồn thứ cấp như báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động về nhập khẩu mặt hàng nhôm của Công ty ADMART để phục vụ nội dung Chương 3 của khóa luận.

Kết cấu của khóa luận

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC

Cơ sở lý luận về nhập khẩu

Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005, đề cập đến khái niệm nhập khẩu hàng hóa như sau: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Giáo trình “Kinh doanh quốc tế” đồng chủ biên PGS TS Doãn Kế Bôn - TS

Lê Thị Việt Nga (2021) của trường Đại học Thương mại đề cập về nhập khẩu như sau: “Nhập khẩu được hiểu là hoạt động mua hàng hóa hoặc dịch vụ vượt qua biên giới của một quốc gia, khi đó người bán và người mua có trụ sở kinh doanh ở hai quốc gia khác nhau, hàng hóa/dịch vụ có sự di chuyển qua biên giới quốc gia Hàng hóa nhập khẩu thường được làm thủ tục hải quan để đưa vào trong lãnh thổ của quốc gia, đồng thời được vận chuyển từ nước của người xuất khẩu tới quốc gia của người nhập khẩu bởi các hãng vận tải”

Như vậy, có thể hiểu nhập khẩu là hoạt động đưa hàng hóa hoặc dịch vụ qua biên giới của một quốc gia (nước xuất khẩu) vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) Hoạt động nhập khẩu thường phải tuân theo các quy định và thủ tục hải quan cụ thể được áp dụng tại cả hai quốc gia xuất và nhập khẩu

2.1.2 Vai trò của nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại thương, là một trong hai yếu tố cấu thành nên hoạt động này Nhập khẩu không chỉ phụ thuộc mà còn liên kết chặt chẽ tới nền kinh tế của một quốc gia và kinh tế toàn cầu Trong bối cảnh hiện nay, khi quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhập khẩu càng khẳng định vai trò quan trọng với nền kinh tế quốc dân và các doanh nghiệp: a Đối với nền kinh tế quốc dân Đa dạng hóa thị trường và mở rộng nguồn cung: Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài đa dạng hóa nguồn cung cho người tiêu dùng trong nước Việc có nhiều lựa chọn sản phẩm giúp người tiêu dùng có thể so sánh và chọn lựa mặt hàng phù hợp với mức sống và nhu cầu của mình

Nâng cao hiệu suất và chất lượng hàng hóa: Sản phẩm và công nghệ tiên tiến từ nước ngoài có thể giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu suất sản xuất trong nước, qua đó giúp cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Loại bỏ độc quyền hàng hóa: Nhập khẩu hàng hóa từ nhiều quốc gia khác nhau giúp loại bỏ tình trạng độc quyền và tự cung tự cấp như Việt Nam trước đây Thay vào đó, thị trường trở nên năng động, tạo cơ hội hợp tác và tận dụng lợi thế so sánh của từng quốc gia

Khuyến khích nghiên cứu và sản xuất trong nước: Nhập khẩu sẽ khuyến khích sự phát triển liên tục của sản xuất trong nước, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và phát triển để sản xuất hàng hóa chất lượng cao, nhằm đảm bảo và nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu

Thúc đẩy hội nhập quốc tế: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, nhập khẩu chính là hoạt động thúc đẩy và tạo dựng mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia Việc này sẽ khuyến khích các quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra một môi trường kinh doanh thịnh vượng b Đối với doanh nghiệp trong nước

Mở rộng thị trường: Nhập khẩu mở rộng phạm vi thị trường cho doanh nghiệp

Bằng cách tiếp cận thị trường quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng và mở rộng cơ hội kinh doanh Điều này giúp họ đối mặt với nhu cầu và cạnh tranh mới, giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa và tăng doanh thu Đa dạng nguồn cung nguyên liệu: Nhập khẩu cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nguyên liệu đa dạng để đối phó với biến động trên thị trường, giảm rủi ro liên quan đến việc phụ thuộc vào một nguồn cung ứng duy nhất

Tiết kiệm chi phí: Nhập khẩu giúp các doanh nghiệp trong nước tiết kiệm chi phí sản xuất do nhiều sản phẩm và nguyên liệu từ nước ngoài có giá cả và chất lượng tốt hơn, từ đó doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh về giá và chất lượng đối với sản phẩm mà mình sản xuất, kinh doanh

Tiếp cận công nghệ mới: Thông qua hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài, từ đó học hỏi và áp dụng những tiến bộ công nghệ vào quá trình sản xuất và quản lý, giúp nâng cao hiệu suất hoạt động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Như vậy, hoạt động nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, hoạt động này cũng tạo ra không ít thách thức và rủi ro, đòi hỏi Nhà nước phải chú tâm đến việc quản lý và áp dụng chính sách thương mại thông minh để phát huy vai trò nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia và bảo vệ nền kinh tế trong nước

2.1.3 Một số hình thức nhập khẩu

Các hình thức nhập khẩu chính ở Việt Nam bao gồm: a Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là hình thức được nhiều doanh nghiệp trong nước lựa chọn Theo đó, bên bán và bên mua hàng sẽ giao dịch trực tiếp với nhau Bên mua có thể chỉ mua mà không bán, bên bán có thể chỉ bán mà không mua Hoạt động này chủ yếu do các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu thụ ở thị trường trong nước thực hiện Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu trong nước, chất lượng hàng hóa, phải tính toán đầy đủ các chi phí nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả Ưu điểm:

• Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm tốt hơn khi tương tác trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp

• Bằng cách trực tiếp làm việc với nhà cung cấp, doanh nghiệp nhập khẩu có thể giảm chi phí trung gian, tăng cơ hội thương lượng giá tốt hơn với nhà cung cấp và tối ưu hóa giá cả sản phẩm

Tổng quan về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP - Regional Comprehensive Economic Partnership) là FTA được ký giữa 10 nước ASEAN và 05 nước đối tác bên

24 ngoài ASEAN, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand

RCEP chính thức được khởi động đàm phán tại Phnôm Pênh, Campuchia, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21, với mục tiêu mở rộng và tăng cường cam kết của 10 nước ASEAN đối với các đối tác thương mại tự do trong khu vực

Các đàm phán chính thức về RCEP đã bắt đầu từ ngày 9 tháng 5 năm 2013 Đến tháng 11 năm 2019, các nước thành viên đã hoàn tất cơ bản đàm phán văn kiện RCEP Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Ấn Độ thông báo rút khỏi Hiệp định do lo ngại về thâm hụt thương mại gia tăng khi các rào cản thuế quan được cắt giảm, làm cho hàng hóa của Ấn Độ khó cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn và hấp dẫn hơn

Ngày 15 tháng 11 năm 2020, 15 nước thành viên đã chính thức ký kết Hiệp định RCEP, trừ Ấn Độ Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 RCEP là minh chứng rõ ràng cho sự ủng hộ của ASEAN và các đối tác về một thị trường khu vực mở, tự do, công bằng, toàn diện và tuân thủ nguyên tắc thương mại đa phương

Hiệp định RCEP có mục tiêu là xây dựng một nền tảng đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu

Hiệp định này mang đến cơ hội thị trường và việc làm cho doanh nghiệp và công dân trong khu vực Nó cũng đi đôi với và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương mở, bao hàm và dựa trên các quy tắc

RCEP được coi là một FTA thế hệ mới, với cam kết về các vấn đề truyền thống như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư… và các vấn đề mới như mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên, RCEP không bao gồm các cam kết liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, lao động, môi trường hay phát triển bền vững

Hiệp định bao gồm 20 chương và 04 phụ lục liên quan đến nội dung Hiệp định

Các vấn đề chung của Hiệp định được quy định bao gồm: việc gia nhập hoặc rút lui khỏi Hiệp định; giải quyết tranh chấp; các quy định về hỗ trợ kỹ thuật giữa các nước thành viên a Về việc gia nhập RCEP

Bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan độc lập nào ngoài 15 nước đã ký RCEP đều có thể gia nhập nếu có đủ các điều kiện sau:

• Hiệp định đã có hiệu lực ít nhất 18 tháng (riêng Ấn Độ có thể gia nhập bất kỳ thời điểm nào sau khi Hiệp định có hiệu lực)

• Nước muốn gia nhập phải nhận được sự đồng ý của tất cả các nước đã ký Hiệp định

• Nước muốn gia nhập chấp thuận tất cả điều kiện, yêu cầu, cam kết thống nhất với các nước đã ký Hiệp định

Thủ tục gia nhập được thực hiện thông qua Ủy ban hỗn hợp của RCEP b Về vấn đề rút khỏi Hiệp định

Theo quy định, ngay cả khi Hiệp định đã có hiệu lực, bất kỳ thành viên nào của RCEP cũng có thể rút khỏi Hiệp định chỉ bằng cách gửi văn bản thông báo về việc rút lui cho Cơ quan lưu chiểu Sau 06 tháng kể từ ngày nộp văn bản thông báo, Hiệp định sẽ chính thức hết hiệu lực với thành viên đó, trừ khi các Bên thống nhất một thời hạn khác c Về giải quyết tranh chấp

RCEP có cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt chỉ áp dụng để giải quyết các tranh chấp sau:

• Về nội dung: Tranh chấp giữa các nước thành viên về giải thích và áp dụng Hiệp định này (ngoại trừ các nội dung vi phạm đặc biệt)

• Về tính chất: Tranh chấp liên quan tới việc một nước thành viên có biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ của Hiệp định này hoặc nước thành viên khác đó đã không thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định

Quy trình giải quyết tranh chấp cơ bản sẽ bao gồm 4 bước: Tham vấn; Ban Hội thẩm làm việc, thực thi phán quyết; bồi thường và tạm ngừng các ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác

26 d Về hỗ trợ kỹ thuật giữa các nước thành viên

Do các nước thành viên RCEP có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển cũng như năng lực thực thi cam kết, RCEP đã đưa ra những quy định về các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật giữa các nước thành viên như sau:

• Phạm vi: Ít nhất là 07 lĩnh vực gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

• Nguồn lực: Tùy thuộc vào sự tự nguyện và tự thống nhất của các nước thành viên, thậm chí là có thể đến từ các nước ngoài RCEP hoặc các tổ chức quốc tế trong khu vực hoặc trên thế giới

• Hình thức: Ưu tiên các biện pháp hỗ trợ nâng cao nhận thức cộng đồng về RCEP và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp

• Đối tác: Ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật giữa các nước thành viên phát triển cho các nước thành viên kém phát triển

2.2.3.2 Thương mại hàng hóa a Về lộ trình cắt giảm thuế quan

RCEP chỉ có cam kết về việc cắt giảm, loại bỏ thuế nhập khẩu Việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong RCEP được quy định như sau:

• Hàng hoá đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về xuất xứ của RCEP sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo như cam kết của nước nhập khẩu trong Hiệp định

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) ĐẾN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG NHÔM TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ADMART

Tổng quan về Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART

Bảng 3 1 Giới thiệu chung về Công ty ADMART

Tên công ty CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP

Tên quốc tế ADMART MANUFACTURING AND IMPORT

Tên công ty viết tắt ADMART TND CO., LTD

Loại hình công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Logo công ty Đại diện pháp luật Nguyễn Văn Tuấn Địa chỉ công ty Số 226 Đường Nguyễn Văn Giáp, Phường Cầu Diễn,

Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại 0789188689

Website https://ad-martvietnam.com/

Email info@ad-martvietnam.com

Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty ADMART

3.1.2 Khái quát quá trình hình thành phát triển

Năm 2019, Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART được thành lập Ban đầu ADMART chỉ là công ty thương mại nhỏ, kinh doanh các mặt hàng vật tư quảng cáo

Tháng 9/2019, ADMART nghiên cứu thành công sản phẩm keo T-REX Đây là sản phẩm keo dán đa năng chuyên dành trong thi công quảng cáo, gắn các tấm bảng biển hiệu, tấm aluminium… Sau quá trình thử nghiệm, sản phẩm keo T-REX chính thức được lưu thông trên thị trường và nhận được những phản hồi tích cực

Từ cuối năm 2019 đến 2022, ADMART mở rộng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh mảng sản xuất và bán hàng, tích cực nhập khẩu thêm nhiều hàng hóa từ nước ngoài (đặc biệt là từ Trung Quốc) về nhằm đa dạng hóa sản phẩm của Công ty

Năm 2022 đến nay, ADMART vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và mở rộng lĩnh vực hoạt động Công ty đang triển khai nghiên cứu nhằm xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường các nước khu vực Đông Nam Á vào năm 2025

3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chính

Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART hoạt động trên hai lĩnh vực chính, bao gồm:

ADMART sản xuất các sản phẩm vật tư quảng cáo như nhôm nhét cạnh, các sản phẩm từ acrylic, decal 3M, bảng hiệu kim loại… Những sản phẩm này được thiết kế và sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc sản xuất hàng loạt phục vụ công tác bán hàng trong nước của Công ty

Hoạt động thương mại của Công ty là cung cấp các sản phẩm vật tư quảng cáo cho các khách hàng tổ chức như đại lý vật tư, cơ sở kim khí, đơn vị thi công quảng cáo, cơ sở in ấn… và các khách hàng tiêu dùng đơn lẻ

Hiện nay, Công ty vẫn đang duy trì và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình ADMART ngày càng nhận được sự tin tưởng từ những thương hiệu lớn tại Việt Nam như BIDV, Techcombank hay gần nhất là dự án thi công bảng biển cho Lotte Mall Tây Hồ cũng có sự góp mặt của ADMART

Hình 3 1 Cơ cấu tổ chức của ADMART

Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty ADMART

Giám đốc: Tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; quản lý, đưa ra các quyết định và giám sát hoạt động kinh doanh; chịu trách nhiệm về việc hoàn thành đúng tiến độ các mục tiêu mà Công ty đã đề ra

Phó Giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc quản lý và điều phối mọi công việc liên quan đến việc kinh doanh của Công ty, đảm bảo các hoạt động được tiến hành theo chiến lược của Côngt ty

Phòng Mua hàng: Thực hiện thu mua hàng hóa từ nhà cung cấp nước ngoài sau khi tiếp nhận đơn đặt hàng từ các phòng ban liên quan, đảm bảo tiến độ đơn hàng cho hoạt động kinh doanh của Công ty

Phòng Phát triển thị trường: Trực tiếp đi điều tra, nghiên cứu về nhu cầu thị trường, giá cả, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh của Công ty; khám phá thị trường mới, xây dựng quan hệ với các khách hàng tiềm năng; tham mưu với Ban lãnh đạo về các vấn đề của thị trường, nhằm hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Phòng Kinh doanh: Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, quảng bá và phân phối các sản phẩm đến khách hàng bằng nhiều phương thức khác nhau, đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tăng doanh số, lợi nhuận và đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty

Phòng Marketing: Thiết kế và triển khai các các chiến lược quảng bá, tiếp thị phù hợp nhằm nâng cao độ nhận diện thương hiệu của Công ty, thu hút khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của Công ty

Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính của Công ty, thực hiện tính toán nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác; hạch toán đầy đủ, chính xác nguồn vốn và công nợ của Công ty; tiến hành báo cáo định kỳ về tình hình tài chính theo chính sách của Công ty

Phòng Hành Chính - Nhân sự: Thực hiện các công tác liên quan đến tổ chức và quản lý nhân sự; tiến hành các nghiệp vụ hành chính cũng như các vấn đề về pháp chế; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được yêu cầu

Thực trạng nhập khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu

Bảng 3 4 Kim ngạch nhập khẩu của ADMART giai đoạn 2021-2023

Năm Kim ngạch nhập khẩu (đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty ADMART các năm 2021, 2022, 2023

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của ADMART tăng dần theo từng năm Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu của Công ty là 4,66 tỷ đồng Con số này không quá cao, nguyên nhân chính là do thị trường chính mà công ty nhập khẩu là Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19

Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu đã tăng 4,51 tỷ so với năm trước, đạt 9,17 tỷ đồng tính đến cuối năm Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do ADMART đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về sau khi lệnh phong tỏa của các nước được xóa bỏ, hoạt động thương mại quốc tế trở lại bình thường

Kim ngạch nhập khẩu năm 2023 vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ việc mở rộng hoạt động kinh doanh, chạm mức 13,48 tỷ đồng, tăng 47,06% so với năm 2022

3.2.2 Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực

Bảng 3 5 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của ADMART giai đoạn 2021-2023

Tỷ trọng trong cơ cấu

Tỷ trọng trong cơ cấu

Tỷ trọng trong cơ cấu

Keo dán mica tem bạc

Keo dán mica tem xanh

8 Keo AB đen dạng tuýp 120.001.413 2,57% 15.204.423 0,17% 8.954.122 0,07%

Keo AB 2 thành phần khô nhanh

Keo dán mica khô nhanh CA

Chữ nổi quảng cáo bằng nhôm

Gáy nhôm uốn chữ quảng cáo

Kìm cộng lực uốn chân chữ, kìm bẻ góc kim loại

Kìm uốn chân chữ nhôm, chân chữ inox không gờ

23 Kìm bấm lỗ kim loại 433.698.411 9,31% 310.254.426 3,38% 354.110.456 2,63%

Nguồn: Báo cáo hoạt động Phòng Mua hàng Công ty ADMART

Nhìn vào cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART ta thấy:

Keo T-REX là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu nhập khẩu Đây cũng là sản phẩm mà ADMART đã trực tiếp nghiên cứu và đặt gia công tại Trung Quốc theo hình thức nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) Nhờ chất lượng và mức giá cạnh tranh, sản phẩm này ngày càng được thị trường biết đến rộng rãi, làm cho giá trị nhập khẩu keo T-REX cũng tăng lên theo từng năm

Bên cạnh sản phẩm chủ đạo là keo T-REX (loại keo đa năng phù hợp cho việc gắn các tấm alu, biển bảng quảng cáo), ADMART vẫn nhập thêm các sản phẩm keo chuyên dụng khác như keo gắn mica, keo 502, keo dán chữ Jansi… Tỷ trọng của các loại keo này không quá lớn (chỉ chiếm 6,10% trong cơ cấu nhập khẩu năm 2023), nhưng đây cũng là cách để ADMART đa dạng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của ADMART chính là các mặt hàng từ nhôm (nhôm định hình, chữ nổi quảng cáo bằng nhôm, gáy nhôm uốn chữ quảng cáo, nhôm tấm), chiếm tỷ trọng 17,73% trong cơ cấu nhập khẩu năm

2023 Với mặt hàng này, một phần sẽ được bán trực tiếp cho khách hàng trong nước, một phần sẽ được chuyển về xưởng sản xuất của ADMART để tiến hành thêm các bước gia công, tạo hình, tạo thành sản phẩm mới

Cuối cùng, chiếm 13,37% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2023 là những máy móc, dụng cụ phục vụ quá trình thi công vật tư như máy khía chân chữ, dao cắt mica, kìm bấm lỗ kim loại… Đây chính là những thiết bị, máy móc chuyên dụng trong ngành quảng cáo được ADMART nhập về và cung cấp cho những đại lý thi công quảng cáo

Có thể thấy, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của ADMART đa dạng qua từng năm Điều này phản ánh đúng mục tiêu đang dạng hóa sản phẩm mà ADMART đang thực hiện Trong tương lai, kim ngạch nhập khẩu có ADMART được dự đoán là sẽ tăng gấp 1,5 lần trong năm 2024 Bên cạnh sản phẩm chủ đạo là keo T-REX thì các mặt hàng nhôm cũng sẽ được đẩy mạnh nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh trong nước

3.2.3 Các thị trường nhập khẩu chủ lực

Bảng 3 6 Thị trường nhập khẩu của ADMART giai đoạn 2021-2023

Giá trị (đồng) Tỷ lệ Giá trị

(đồng) Tỷ lệ Giá trị

Nguồn: Báo cáo hoạt động Phòng Mua hàng Công ty ADMART

Nhìn vào số liệu ta thấy, các sản phẩm được ADMART nhập khẩu đến từ 2 quốc gia là Trung Quốc và Hàn Quốc Trong đó Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất lớn, 96,77% trong năm 2021 và tăng lên 97,44% vài năm 2023 ADMART đã phát triển mối quan hệ thương mại với các đối tác bên Trung Quốc ngay từ những ngày đầu tiên triển khai hoạt động nhập khẩu Đối tác gia công sản phẩm keo T-REX của Công ty cũng ở tại Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia láng giềng của Việt Nam có lợi thế lớn trong việc cung cấp các sản phẩm vật tư quảng cáo với mức giá và chất lượng cạnh tranh

Vì thế ADMART đã lựa chọn Trung Quốc là thị trường chính để nhập khẩu hàng hóa

Một tỷ lệ nhỏ hàng hóa được nhập khẩu từ Hàn Quốc là dòng sản phẩm chữ nổi quảng cáo bằng nhôm Qua nghiên cứu về các đặc điểm cũng như thị hiếu khách hàng, ADMART nhận thấy chữ nổi quảng cáo Hàn Quốc được khách hàng trong nước rất ưa chuộng Vì vậy, đến tháng 4/2021, ADMART đã đàm phán với nhà cung cấp và chính thức nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Hàn Quốc về Công ty.

Thực trạng tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART

3.3.1 Khái quát về thị trường nhôm của Trung Quốc

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), quốc gia này đã sản xuất 41,59 triệu tấn nhôm nguyên sinh vào năm 2023 Chỉ trong tháng 12 năm 2023,

55 sản lượng nhôm của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục với 3,59 triệu tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước Dự báo sản lượng có thể đạt 42,7 triệu tấn vào năm 2024

Theo số liệu tổng hợp từ Trademap, năm 2023 giá trị xuất khẩu nhôm của Trung Quốc ra toàn thế giới đạt 29,6 tỷ USD, giảm 18,7% so với năm 2022 Các đối tác chính nhập khẩu nhôm Trung Quốc là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan… và các quốc gia châu Âu Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do Liên minh châu Âu EU áp dụng thuế carbon qua biên giới từ năm 2023, khiến sản lượng xuất khẩu nhôm của Trung Quốc vào EU giảm 30% trong năm này Giá trị xuất khẩu nhôm từ Trung Quốc sang Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD năm 2023, chiếm 4,92% giá trị so với toàn cầu

Bảng 3 7 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhôm của Trung Quốc

Trung Quốc xuất khẩu sang

Trung Quốc xuất khẩu ra thế giới

Phế liệu và mảnh vụn bằng nhôm

(trừ xỉ, cặn và các loại tương tự từ quá trình sản xuất sắt thép,

Bột và mảnh bằng nhôm (trừ nhôm dạng viên và trang trí)

Thanh, que và dạng hình, bằng nhôm

Dây nhôm (trừ dây bện, dây cáp, dây tết và các loại tương tự và các sản phẩm khác)

Tấm, lá và dải bằng nhôm có độ dày > 0,2 mm

Lá nhôm (đã hoặc chưa in hoặc bồi trên giấy, bìa, nhựa hoặc chất tương tự)

7608 Ống và ống dẫn bằng nhôm 33.354 36.069 27.840 600.974 611.634 599.928

7609 Ống nhôm hoặc phụ kiện đường ống

7610 Các kết cấu bằng nhôm 226.410 240.749 275.291 5.090.601 5.685.184 5.978.592

Bình chứa, bể chứa, thùng chứa và các loại đồ chứa tương tự, bằng nhôm, dùng cho mọi loại vật liệu

Thùng, phuy, lon, hộp và các loại đồ chứa tương tự, kể cả thùng chứa hình ống cứng hoặc có thể gập lại được

Thùng nhôm đựng khí nén hoặc khí hóa lỏng

Dây bện, dây cáp, dây tết và các loại tương tự bằng nhôm

Bàn, đồ bếp hoặc các đồ gia dụng khác, thiết bị vệ sinh và các bộ phận của chúng bằng nhôm

7616 Các sản phẩm bằng nhôm 140.635 201.598 191.733 4.929.949 5.753.103 5.422.235

Tại Trung Quốc, giá sản xuất nhôm trong nước đã chạm đỉnh 13 năm vào tháng 9/2021, với mức giá 2.827 USD/tấn, tăng 43% so với đầu năm Trong khi đó, giá xuất khẩu nhôm của Trung Quốc cũng tăng mạnh, với giá nhôm trên sàn Thượng Hải đạt mức cao nhất là 2.740 USD/tấn vào đầu tháng 3/2021 Giá xuất khẩu nhôm Trung Quốc nhìn chung không có sự chênh lệch quá lớn so với giá sản xuất và tiêu thụ trong nước Tuy nhiên, nhôm Trung Quốc phải chịu thuế nhập khẩu và một số loại thuế khác (ví dụ thuế chống bán phá giá tại Việt Nam) nên giá sẽ cao hơn khi vào quốc gia nhập khẩu

Lý giải cho sự tăng giá nhôm Trung Quốc trong thời gian gần đây chính là sự chênh lệch cung - cầu Trung Quốc đã đặt ra giới hạn công suất quốc gia là 45 triệu tấn nhôm nhằm nỗ lực kiểm soát mức tiêu thụ điện trong lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng Kèm theo đó, hạn hán ở Vân Nam (khu vực sản xuất nhôm lớn thứ tư của Trung Quốc) liên tục xảy ra, dẫn đến nguồn cung cấp thủy điện không đủ và các nhà máy luyện kim địa phương được yêu cầu cắt giảm sản lượng Nguồn cung hạn chế cùng với nhu cầu kim loại ngày càng tăng, chủ yếu từ lĩnh vực năng lượng tái tạo, đã đẩy giá nhôm Trung Quốc tăng lên rất nhiều Việc tăng giá nhôm cũng là một nguyên nhân khiến sản lượng nhôm xuất khẩu bị giảm trong 2 năm gần đây

Thị hiếu tiêu dùng nhôm tại Trung Quốc cũng đã có nhiều thay đổi Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, quốc gia này đã nhập khẩu 343.109 tấn nhôm chưa gia công và các sản phẩm bao gồm kim loại thô và nhôm hợp kim chưa gia công vào tháng 11 năm 2023 Những lo ngại về nguồn cung trong bối cảnh hàng tồn kho trong nước mỏng và tin tức về kế hoạch thu hẹp sản lượng ở tỉnh Vân Nam phía Tây Nam thúc đẩy quốc gia này nhập khẩu Điều này cho thấy nhu cầu nhôm tại Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ, thu hút lượng lớn nhôm nhập khẩu vào thị trường nhôm lớn nhất thế giới Với lợi thế về công nghệ và giá thành của mình, các

58 kim loại thô và nhôm hợp kim chưa gia công sau khi được nhập khẩu về Trung Quốc sẽ được gia công, chế biến để phục vụ nhu cầu trong nước, đồng thời xuất khẩu sang các quốc gia khác Trung Quốc vẫn đang là quốc gia xuất khẩu nhôm nhiều nhất thế giới

3.3.2 Thực trạng nhập khẩu nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART

Giai đoạn 2021-2023 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam và thế giới có rất nhiều biến động Nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, lạm phát có xu hướng tăng cao, các cuộc khủng hoảng địa chính trị liên tiếp xảy ra cũng gây ra nhiều tác động đến nhu cầu và xu hướng tiêu dùng toàn cầu

Bảng 3 8 Giá trị nhập khẩu các mặt hàng nhôm của Công ty ADMART giai đoạn 2021-2023

2 Chữ nổi quảng cáo bằng nhôm 150.426.858 265.412.210 345.105.828

3 Gáy nhôm uốn chữ quảng cáo 0 498.255.721 1.298.565.228

Nguồn: Báo cáo hoạt động Phòng Mua hàng Công ty ADMART

Công ty ADMART đã nghiên cứu và bám sát với thực tế để đưa ra chiến lược kinh doanh, nhập khẩu phù hợp Năm 2021, giá trị nhập khẩu mặt hàng nhôm của Công ty đạt hơn 985 triệu đồng, chiếm 21,14% tổng giá trị nhập khẩu Trong đó, kim ngạch nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất cao, 84,73% Năm 2022, giá trị nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc tăng 50,61%, nhưng tỷ trọng giảm nhẹ, chỉ còn 82,57% Bước sang năm 2023, với sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của Công ty, kim ngạch nhập khẩu nhôm cũng tăng lên đáng kể Tổng kim ngạch nhập khẩu nhôm tăng 56,95% so với năm trước, trong đó nhôm từ Trung Quốc chiếm 85,56%, cho thấy Trung Quốc vẫn đang là thị trường chính mà Công ty nhập khẩu các mặt hàng nhôm

Bảng 3 9 Giá trị nhập khẩu nhôm theo quốc gia của Công ty ADMART giai đoạn 2021-2023

Giá trị (đồng) Tỷ lệ Giá trị

(đồng) Tỷ lệ Giá trị (đồng) Tỷ lệ

Nguồn: Báo cáo hoạt động Phòng Mua hàng Công ty ADMART

Bên cạnh Trung Quốc thì Hàn Quốc là đối tác đối tác thứ hai mà Công ty nhập khẩu Tỷ trọng nhôm nhập khẩu từ nước này dao động khoảng 14%-18% với sản phẩm chính là chữ nổi quảng cáo bằng nhôm, đây cũng là sản phẩm duy nhất mà Công ty nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc

Nhôm định hình là sản phẩm đang có dấu hiệu giảm về giá trị nhập khẩu, trong khi các mặt hàng nhôm còn lại lại gia tăng nhanh chóng Điều này được lý giải là do Công ty ADMART đang thử nghiệm gia công nhôm định hình từ nguồn nhôm thô trong nước Trong tương lai, nếu hoạt động này thành công và mang lại lợi nhuận tốt hơn so với việc nhập khẩu từ Trung Quốc, Công ty sẽ ngừng nhập khẩu mặt hàng này

Gáy nhôm uốn chữ quảng cáo là mặt hàng có sự tăng trưởng đáng kể nhất về giá trị nhập khẩu Đây là mặt hàng mới được Công ty nhập khẩu từ tháng 3 năm 2022 Tổng giá trị nhập khẩu trong 9 tháng năm 2022 là khoảng 498 triệu đồng, nhưng giá trị này đã tăng lên nhanh chóng, gấp 2,6 lần, đạt gần 1,3 tỷ trong năm 2023

3.3.3 Thực trạng tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc tại Công ty 3.3.3.1 Tận dụng ưu đãi thuế quan để đẩy mạnh kim ngạch nhập khẩu

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực như một

“cánh cửa thần kỳ” mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động nhập khẩu mặt hàng nhôm của Công ty ADMART nói riêng Trung Quốc chính là thị trường chính mà Công ty nhập khẩu nhôm và các mặt hàng khác phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh trong nước Hơn 95% các mặt hàng nhập khẩu của Công ty có nguồn gốc Trung Quốc Chỉ tính riêng các mặt hàng nhôm, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chiếm hơn 80%

Bảng 3 10 Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nhôm của Công ty ADMART giai đoạn 2019-2022 (ĐVT: triệu đồng) Năm Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc 164 422 835 1.257 2.045

Kim ngạch nhập khẩu nhôm của Công ty 164 422 985 1.523 2.390

Nguồn: Báo cáo hoạt động Phòng Mua hàng Công ty ADMART

Tận dụng được ưu đãi thuế quan từ RCEP, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nhôm của Công ty liên tục tăng dần qua từ năm Cụ thể, ngay khi Hiệp định RCEP có hiệu lực vào năm 2022, khoảng 85,7% mặt hàng nhôm và các sản phẩm bằng nhôm được cắt giảm mức thuế về 0%, Công ty ADMART đã tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định này, giá trị nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc năm 2022 gấp 1,5 lần so với năm 2021 và gấp 7,7 lần so với năm đầu tiên Công ty bắt đầu có hoạt động nhập khẩu

Bảng 3 11 Cơ cấu mặt hàng nhôm nhập khẩu của Công ty ADMART từ

Trung Quốc giai đoạn 2019-2022 (ĐVT: triệu đồng) Năm Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Gáy nhôm uốn chữ quảng cáo 0 0 0 498 1299

Tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nhôm từ Trung Quốc

Nguồn: Báo cáo hoạt động Phòng Mua hàng Công ty ADMART

Cơ cấu nhập khẩu các mặt hàng nhôm của Công ty ADMART trong giai đoạn 2019-2023 có nhiều biến động tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và định hướng sản xuất, kinh doanh của Công ty Năm 2019, cũng là năm đầu tiên Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh, Công ty nhập khẩu một lượng nhôm định hình và ống nhôm từ Trung Quốc về để nghiên cứu Lúc này, do vừa mới thành lập, Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong nhập khẩu nhôm nên số lượng và cơ cấu nhập khẩu còn hạn

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN

Định hướng phát triển và mục tiêu nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường

4.1.1 Mục tiêu a Mục tiêu ngắn hạn

Trong 5 năm tiếp theo, Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART đặt một số mục tiêu:

• Tăng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nhôm lên khoảng 5%-7% so với năm trước

• Duy trì kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nhôm từ Trung Quốc ở mức trên 80%

• Mở rộng quan hệ với các nhà cung ứng nhôm tại Trung Quốc b Mục tiêu dài hạn

Công ty ADMART cũng đặt ra một số mục tiêu dài hạn (15-20 năm) như sau:

• Trở thành thương hiệu hàng đầu cung cấp vật tư quảng cáo tại Việt Nam

• Đảm bảo rằng Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu chủ lực của Công ty, với các sản phẩm nhập khẩu được nghiên cứu và phát triển về số lượng và chất lượng

• Giảm thiểu sai sót đến mức tối thiểu trong quá trình nhập khẩu bằng cách tuyển dụng các nhân viên có kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, có khả năng đàm phán, thuyết phục đối tác; đồng thời, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên tham gia vào quy trình nhập khẩu

4.1.2 Định hướng phát triển của Công ty a Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

• Đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu

• Tập trung vào các sản phẩm không phải tái gia công sau khi nhập khẩu b Về thị trường nhập khẩu

• Duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nước ngoài đối với các mặt hàng quen thuộc, nhập khẩu thường xuyên, đặc biệt là các mặt hàng yêu cầu số lượng lớn, để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Công ty

• Tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường nhập khẩu để đa dạng hóa nguồn cung và đạt được mức giá ưu đãi nhất c Về thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu

• Mở rộng thị trường tiêu thụ sang các quốc gia Đông Nam Á

• Tập trung mở rộng khả năng tiếp cận đến các dự án xây dựng lớn, các dự án đầu tư nước ngoài

• Mở rộng mạng lưới bán lẻ tới toàn bộ các tỉnh Việt Nam.

Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của RCEP tới nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công

Từ thực trạng hoạt động nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART cùng với những thành tựu và hạn chế đã được nêu trên, em xin đề xuất các giải pháp để tận dụng các tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của Hiệp định RCEP đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc của Công ty như sau:

4.2.1 Nắm bắt đầy đủ, chính xác nội dung, cơ hội và thách thức của RCEP

Công ty ADMART cần tiếp cận thông tin về Hiệp định RCEP một cách chủ động Muốn tận dụng được các lợi ích của Hiệp định, trước hết Công ty phải hiểu đúng và hiểu đủ về nội dung, cơ hội và thách thức mà RCEP mang lại Nghiên cứu về nội dung tổng quan của Hiệp định là điều cần thiết, sau đó Công ty cần tập trung để nghiên cứu kỹ hơn các điều khoản liên quan đến hoạt động nhập khẩu nhôm Công ty cũng cần nắm được lộ trình giảm thuế của Việt Nam, cùng những yêu cầu để được hưởng ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng và ngành hàng mà Công ty đang kinh doanh Để thực hiện điều này, ngoài việc tìm kiếm thông tin về Hiệp định, Công ty cũng cần đặc biệt chú trọng đến các thông tư và các văn bản hướng dẫn thực thi Hiệp định của các Bộ, cơ quan ban ngành có liên quan

4.2.2 Nghiên cứu và mở rộng thị trường nhập khẩu Để đảm bảo hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, Công ty cần đầu tư về nguồn lực tài chính, nhân sự và thời gian Để nghiên cứu tốt về thị trường Trung Quốc, Công ty ADMART cần thực hiện một số công việc sau:

Thu thập thông tin về thị trường Trung Quốc: Trước khi mở rộng thị trường nhập khẩu, Công ty cần thu thập và xử lý thông tin về quy mô thị trường, các chính sách xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc, các quy định liên quan đến quản lý chất lượng và xuất khẩu mặt hàng nhôm của quốc gia đó Đồng thời, Công ty cũng cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới từ Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh Thông tin về Hiệp định RCEP cũng cần được cập nhật liên tục để kịp thời nắm bắt được các cơ hội trong việc mở rộng thị trường nhập khẩu

Nghiên cứu chuyên sâu và đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu: Sau khi đã có được các thông tin cần thiết, Công ty cần triển khai nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng hoạt động nhập khẩu mặt hàng nhôm một cách hiệu quả và bền vững Điều này bao gồm việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới phù hợp Xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng là cần thiết trong quá trình nghiên cứu mở rộng thị trường, giúp Công ty đảm bảo được nguồn hàng nhập khẩu về chất lượng và số lượng trước khi Công ty tìm được thêm đối tác khác

Hoạch định chiến lược marketing: Một doanh nghiệp có danh tiếng thường có ưu thế hơn trên bàn đàm phán Vì vậy, để có thể tiếp cận thêm nhiều nhà cung ứng nhôm với mức giá và chất lượng tốt, Công ty nên nâng cao danh tiếng của mình thông qua việc marketing Để hoạch định một chiến lược marketing hiệu quả, Công ty cần dựa vào các yếu tố như quy mô thị trường, quy mô nhà cung cấp, tốc độ tăng trưởng của thị trường và đối tác, cũng như các vấn đề luật pháp liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa Một chiến lược marketing hiệu quả phải đi đúng vào thị trường mục tiêu, tạo được sự nhận diện thương hiệu của Công ty với các đối tác Công ty ADMART nên điều phối nhân sự có kinh nghiệm đến điều tra, khảo sát trực tiếp tại thị trường Trung Quốc để có được những thông tin thực tế nhất để phục vụ cho công tác xây dựng thương hiệu

Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của Công ty ADMART bao gồm các công ty nhập khẩu các mặt hàng tương tự, các công ty nhập khẩu trực tiếp vật tư quảng cáo (là các sản phẩm mà Công ty sản xuất dựa vào nguồn nguyên liệu nhôm nhập khẩu) Công ty nên nghiên cứu và đánh giá các đối thủ cạnh

72 tranh dựa trên các khía cạnh như quy mô công ty, sản phẩm nhập khẩu, chiến lược marketing… Qua đó, Công ty sẽ xác định được điểm mạnh và điểm yếu so với đối thủ, từ đó phát triển các chiến lược cạnh tranh nhằm tăng cường vị thế của mình

4.2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng mặt hàng nhôm nhập khẩu

Về giá cả: Bên cạnh việc cắt giảm chi phí chủ yếu dựa trên mức giảm thuế suất theo Hiệp định RCEP hiện tại, Công ty có thể áp dụng nhiều phương pháp khác để cắt giảm chi phí đầu vào Ví dụ, trong quá trình nhập khẩu, chi phí vận chuyển hàng chiếm một tỷ trọng quan trọng đối với chi phí và lợi nhuận kinh doanh Cụ thể, chi phí vận chuyển quốc tế của Công ty chiếm khoảng 3% trong cơ cấu chi phí Đây là một con số khá cao do các mặt hàng nhôm đều khá cồng kềnh, chiếm thể tích lớn khiến chi phí vận chuyển vì thế cũng tăng cao Vì vậy, Công ty có thể sử dụng hình thức vận chuyển đường bộ hoặc đường sắt thay vì đường biển Việc này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giảm thời gian nhận hàng do đường biển thường có thời gian vận chuyển lâu hơn Hơn nữa, việc lựa chọn đơn vị vận chuyển cũng rất quan trọng Bên cạnh việc chọn đơn vị đó có mức giá tốt thì Công ty cũng cần quan tâm đến độ chuyên nghiệp của họ để vừa tiết kiệm chi phí, thời gian vừa giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển

Về chất lượng: Chất lượng các sản phẩm của Công ty phần lớn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc Một số sản phẩm cần tái gia công phụ thuộc thêm vào công nghệ và kỹ thuật sản xuất của Công ty Vì vậy, Công ty phải đảm bảo nguồn hàng chất lượng trước khi phân phối tại thị trường trong nước Toàn bộ nhôm nhập khẩu phải được kiểm tra và giám sát chất lượng một cách nghiêm ngặt trong toàn bộ quá trình nhập khẩu, từ khâu mua hàng, đóng gói, vận chuyển đến tiêu thụ Để đạt được điều này, Công ty cần có nhân viên thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Trung) và có chuyên môn khảo sát thị trường Trung Quốc Những nhân viên này sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp chất lượng mặt hàng nhôm mà Công ty nhập khẩu, giúp đảm bảo chất lượng hàng hóa phù hợp với các quy định trong Hiệp định RCEP và yêu cầu riêng của Công ty

4.2.4 Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa

Nhu cầu tại thị trường nội địa là yếu tố quan trọng tác động đến kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nhôm của Công ty Nhu cầu tiêu thụ tăng khiến nhu cầu nhập khẩu của Công ty cũng tăng Để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, Công ty cần tập trung vào các công việc sau:

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Bên cạnh các công trình, dự án thương mại, Công ty có thể gia tăng nguồn lực để tiếp cận đến các đơn vị trung gian bán các mặt hàng của Công ty như đơn vị thi công quảng cáo, xưởng quảng cáo và tiếp cận đến người tiêu dùng cá nhân

Nghiên cứu nhu cầu của các đối tượng mục tiêu: Mỗi đối tượng khách hàng có những yêu cầu riêng về sản phẩm và dịch vụ đi kèm Ví dụ khách hàng cá nhân cần sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ, có sẵn và chính sách bảo hành lâu dài Trong khi đó các dự án lớn hoặc các đơn vị phân phối trung gian lại yêu cầu số lượng lớn, giá rẻ, khả năng cung ứng liên tục… Việc hiểu rõ nhu cầu khách hàng giúp Công ty đưa ra được các sản phẩm với chính sách phù hợp với từng đối tượng Kết hợp với các thông tin về thị hiếu tiêu dùng và xu hướng thị trường, Công ty hoàn toàn có thể xây dựng chiến lược nhập khẩu phù hợp với khả năng kinh doanh của Công ty

Xây dựng thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh trong nước: Bên cạnh việc phân tích thị trường nội địa để hiểu rõ về quy mô thị trường và các đối thủ cạnh tranh, Công ty cũng nên tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh cùng ngành Tham gia vào các hiệp hội liên quan như Hiệp hội nhôm, Hiệp hội quảng cáo là cách mà Công ty có thể làm để gia tăng nhận diện, mở rộng quan hệ với các đối tác, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận và phân phối sản phẩm trong nước một cách hiệu quả

4.2.5 Nâng cao chất lượng, chuyên môn của đội ngũ nhân viên

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững của Công ty Do đó, Công ty ADMART cần tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ của nhân viên, bằng cách: Đào tạo và phát triển nhân lực: Đối với nguồn nhân lực hiện tại, Công ty cần thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp để nhân viên thích ứng và phản ứng nhanh với môi trường biến đổi liên tục Đặc biệt, bộ phận mua hàng và kinh doanh cần liên tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, nâng cao hiểu biết chuyên môn để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu và kinh doanh Công ty cũng nên tổ chức các khóa học chia sẻ kinh nghiệm bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng cho toàn bộ nhân viên

Một số kiến nghị với các cơ quan ban ngành

4.3.1 Kiến nghị với Nhà nước

Ngày 06 tháng 7 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP phê duyệt Hiệp định RCEP Nhằm triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, ngày 30 tháng 12 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027 Nghị định áp dụng đối với các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan (trừ Myanmar và Philippines) và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand) Đến nay, Hiệp định RCEP đã có hiệu lực với Myanmar và Philippines Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022-2027 để bổ sung quy định áp dụng đối với Myanmar và Philippines Tuy nhiên, việc hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp thực hiện các quy định trong Nghị định vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường quốc tế Vì vậy, Chính phủ cần thiết lập các quy định chi tiết về biện pháp thi hành, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan liên quan đến quản lý chuyên ngành về hàng hóa xuất nhập khẩu, tiêu chí và điều kiện được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, cũng như áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện các quy định và văn bản pháp luật trong quá trình thực thi, nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và nhất quán các cam kết trong Hiệp định RCEP Trong quá trình này, Nhà nước cần xem xét thực hiện một số điều chỉnh chính sách cao hơn cam kết nếu cần thiết và phù hợp với bối cảnh mới Đối với cơ sở hạ tầng và quy trình thông quan, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa, Chính phủ có thể đầu tư nâng cấp và mở rộng cảng biển,

75 cơ sở vận chuyển đường bộ và đường sắt, giúp tăng khả năng tiếp nhận và xử lý lượng hàng hóa nhập khẩu lớn hơn, đồng thời giảm thời gian và chi phí vận chuyển; tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các cơ quan chức năng như hải quan, cảng biển, cơ quan kiểm định chất lượng và các bộ ngành liên quan nhằm đơn giản hóa và chuyên môn hóa quy trình thông quan, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên để đảm bảo quy trình diễn ra một cách suôn sẻ

Nhà nước cũng cần tăng cường công tác truyền thông và hoàn thiện hệ thống thông tin để nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp trong nước về các thị trường đối tác, quy định thương mại, thuế quan và các điều kiện nhập khẩu Đồng thời, cần tận dụng thông tin thị trường từ mạng lưới các cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu cho doanh nghiệp trong nước về các cơ hội nhập khẩu đặc biệt với thị trường Trung Quốc

4.3.2 Kiến nghị với Tổng cục Hải quan

Tổng cục Hải quan cần đơn giản hóa thủ tục hành chính và làm rõ các quy tắc và quy trình thủ tục, nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa bằng cách áp dụng công nghệ thông tin và tin học trong hoạt động hải quan; đồng thời, cần cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết, cụ thể và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng

Hải quan cũng cần tăng cường cơ chế quản lý nhập khẩu để hạn chế những rủi ro xảy ra trong các cơ quan quản lý nhập khẩu, như nguy cơ tham nhũng trong quá trình xử lý hải quan, thiếu thông tin liên quan đến quy trình hải quan và thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý, cảng biển và doanh nghiệp Điều này nhằm đẩy nhanh thời gian thông quan nhập khẩu, đảm bảo sự công bằng, minh bạch và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, việc thông quan hàng hóa sớm là một lợi thế quan trọng

4.3.3 Kiến nghị với Bộ Công Thương

Bộ Công Thương có thể cung cấp các báo cáo thị trường, tổ chức hội thảo và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện thương mại quốc tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

Bộ Công Thương cũng cần tiếp tục đàm phán với thị trường Trung Quốc để các cam kết về tự do hóa thương mại giữa 2 nước cụ thể hơn nữa; chủ động và tích cực trong việc phối hợp với thị trường Trung Quốc để xử lý cơ bản vấn đề như chứng nhận xuất xứ, kiểm định chất lượng nhằm tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu các mặt hàng nhôm trong thời gian tới

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART (2024), Hồ sơ năng lực công ty.

2 Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART (2021-2023), Báo cáo tài chính các năm 2021, 2022, 2023.

3 Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART (2021-2023), Báo cáo thường niên các năm 2021, 2022, 2023.

4 Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART (2021-2023), Báo cáo hoạt động Phòng Mua hàng Công ty ADMART các năm 2021, 2022, 2023.

5 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART.

6 EU - MUTRAP (2015), Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam.

7 Hiratsuka, D., K Hayakawa, K Shino & S Sukegawa (2009), Maximizing Benefits from FTAs in ASEAN.

8 Kazushi Shimizu (2021), The ASEAN Economic Community and the RCEP in the world economy.

9 Kawasaki Kenichi (2014), The Relative Significance of EPAs in Asia Pacific.

10 Kim Ngọc (2020), Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến kinh tế Việt Nam.

12 PGS.TS Kim Ngọc, TS Trần Ngọc Sơn (2015), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 9(94).

13 PGS TS Doãn Kế Bôn, TS Lê Thị Việt Nga (2021), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại.

14 Văn kiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

16 Từ Thúy Anh, Lê Minh Ngọc (2015), Thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập toàn diện ASEAN+6: Phân tích ngành hàng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Ngọc Diệp Đơn vị công tác: Bộ môn Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế -

Trường Đại học Thương mại

Họ và tên sinh viên: Lê Thị Thanh Chúc

Tên đề tài: Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường Trung Quốc tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu ADMART

Sau quá trình hướng dẫn, tôi có nhận xét về sinh viên Lê Thị Thanh Chúc như sau:

1 Quá trình thực hiện khóa luận của sinh viên:

- Đánh giá năng lực thực hiện:

- Mức độ cố gắng và nghiêm túc trong công việc:

- Mức độ hoàn thành khóa luận theo yêu cầu:

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1. Trị giá nhập khẩu mặt hàng nhôm giữa Việt Nam và thế giới giai  đoạn 2020-2022 (Đơn vị: Nghìn USD) - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 2. 1. Trị giá nhập khẩu mặt hàng nhôm giữa Việt Nam và thế giới giai đoạn 2020-2022 (Đơn vị: Nghìn USD) (Trang 38)
Bảng 2. 2. Trị giá nhập khẩu mặt hàng nhôm giữa Việt Nam và thị trường  Trung Quốc giai đoạn 2020-2022 (Đơn vị: Nghìn USD) - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 2. 2. Trị giá nhập khẩu mặt hàng nhôm giữa Việt Nam và thị trường Trung Quốc giai đoạn 2020-2022 (Đơn vị: Nghìn USD) (Trang 40)
Bảng 2.1 và Bảng 2.2 cho biết trị giá nhập khẩu mặt hàng nhôm của Việt Nam  từ thị trường Trung Quốc và thế giới - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 2.1 và Bảng 2.2 cho biết trị giá nhập khẩu mặt hàng nhôm của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc và thế giới (Trang 41)
Bảng 2. 3. Trị giá nhập khẩu mặt hàng nhôm từ Trung Quốc của Việt Nam giai  đoạn 2018-2022 (Đơn vị: Nghìn USD) - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 2. 3. Trị giá nhập khẩu mặt hàng nhôm từ Trung Quốc của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 (Đơn vị: Nghìn USD) (Trang 43)
Bảng 3. 1. Giới thiệu chung về Công ty ADMART - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 1. Giới thiệu chung về Công ty ADMART (Trang 49)
Hình 3. 1. Cơ cấu tổ chức của ADMART - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Hình 3. 1. Cơ cấu tổ chức của ADMART (Trang 51)
Bảng 3. 2. Phân chia nguồn lực công ty ADMART theo các tiêu chí  Tiêu chí  Số lượng (người)  Tỷ lệ (%) - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 2. Phân chia nguồn lực công ty ADMART theo các tiêu chí Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) (Trang 52)
Bảng 3. 3. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của ADMART giai đoạn 2021-2023   (ĐVT: đồng) - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 3. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của ADMART giai đoạn 2021-2023 (ĐVT: đồng) (Trang 55)
Bảng 3. 4. Kim ngạch nhập khẩu của ADMART giai đoạn 2021-2023 - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 4. Kim ngạch nhập khẩu của ADMART giai đoạn 2021-2023 (Trang 56)
Bảng 3. 5. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của ADMART giai đoạn 2021-2023 - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 5. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của ADMART giai đoạn 2021-2023 (Trang 57)
Bảng 3. 6. Thị trường nhập khẩu của ADMART giai đoạn 2021-2023 - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 6. Thị trường nhập khẩu của ADMART giai đoạn 2021-2023 (Trang 60)
Bảng 3. 7. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhôm của Trung Quốc   (ĐVT: nghìn USD) - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 7. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhôm của Trung Quốc (ĐVT: nghìn USD) (Trang 61)
Bảng 3. 8. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng nhôm của Công ty ADMART giai  đoạn 2021-2023 - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 8. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng nhôm của Công ty ADMART giai đoạn 2021-2023 (Trang 64)
Bảng 3. 9. Giá trị nhập khẩu nhôm theo quốc gia của Công ty ADMART giai  đoạn 2021-2023 - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 9. Giá trị nhập khẩu nhôm theo quốc gia của Công ty ADMART giai đoạn 2021-2023 (Trang 65)
Bảng 3. 10. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nhôm của Công ty ADMART  giai đoạn 2019-2022 (ĐVT: triệu đồng) - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 10. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nhôm của Công ty ADMART giai đoạn 2019-2022 (ĐVT: triệu đồng) (Trang 66)
Bảng 3. 11. Cơ cấu mặt hàng nhôm nhập khẩu của Công ty ADMART từ  Trung Quốc giai đoạn 2019-2022 (ĐVT: triệu đồng) - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 11. Cơ cấu mặt hàng nhôm nhập khẩu của Công ty ADMART từ Trung Quốc giai đoạn 2019-2022 (ĐVT: triệu đồng) (Trang 66)
Bảng 3. 13. Cơ cấu mặt hàng nhôm nhập khẩu của Công ty ADMART giai  đoạn 2019-2022 (ĐVT: triệu đồng) - tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep đến nhập khẩu mặt hàng nhôm từ thị trường trung quốc tại công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu admart
Bảng 3. 13. Cơ cấu mặt hàng nhôm nhập khẩu của Công ty ADMART giai đoạn 2019-2022 (ĐVT: triệu đồng) (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w