ContentsISSN: 0866-7756 số 1 - Tháng 1/2019LUẬT ĐÀO THỊ CẤM Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay Business subject of logistics services according to the
Trang 1NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Website: http://tapchicongthuong.vn
SỐ - THÁNG 1/2019 1
Trang 2PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ngô Thị Diệu Thúy
ĐT: 024.22218228 - 0903223096
TÒA SOẠN
Tầng 8, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Ban Trị sự - ĐT: 024.22218238 Fax: 024.22218237
Ban Thư ký - Xuất bản ĐT: 024.22218230Ban Biên tập - ĐT: 024.62701436Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229Ban Tạp chí Công Thương Điện tửĐT: 024.22218232
Email: online@tapchicongthuong.vn
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM
Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao,
Q 1, TP Hồ Chí MinhĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com
Giấy phép hoạt động báo chí số:
60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn
In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế
Trang 3ContentsISSN: 0866-7756 số 1 - Tháng 1/2019
LUẬT
ĐÀO THỊ CẤM
Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Business subject of logistics services according to the current Vietnamese law 8
TRẦN THỊ MỘNG
Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về các biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ
Current regulations of Vietnam of protecting female workerss rights 13
PHẠM VŨ PHƯƠNG
Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cổ phần theo
quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014
Current regulations of Enterprise Law 2014 on transferring contributed capital at joint stock companies 19
CAO THANH TÂM
Quyền về đời sống riêng tư theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
The right to a private life under current Vietnamese civil law 25
PHAN THANH MỘNG QUYỀN
Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định pháp luật một số nước
Protecting rights to third people immediately when civil transactions are invalid under regulations of some countries 30
KINH TẾ
ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH - NGUYỄN VĂN NÊN
Hoàn thiện thể chế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Bài học từ các nước trên thế giới
Completing the institution of the Southern key economic region – Lessons from foreign countries 36
NGUYỄN VĂN MÓM EM - LÊ LONG HẬU
Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
Solutions to reduce poverty sustainably in Mang Thit District, Vinh Long Province 41
ĐỖ HUY HÀ - BÙI TIẾN PHÚC
Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Những nội dung cần tập trung đột phá
Restructuring Hanoi Citys agricultural sector: Important contents to make breakthroughs 47
HÀ THỊ THU THỦY
Ngành Nông nghiệp Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế
Vietnam agriculture industry before opportunities and new challenges of international economic integration 51
PHẠM THỊ NGOAN
Mở cửa thu hút FDI và vấn đề môi trường
Opening the door to receive FDI and environment problems 56
LƯU THẾ VINH - PHẠM THỊ THU HƯƠNG
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Phu Tho Provincial Party Committee leads the implementation of promoting the provincial tourism sector
to a key economic sector 60
LÊ THỊ MAI ANH
Trang 4Thực trạng việc đầu tư công vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam 75
QUẢN TRỊ - QUẢN LÝ
LÊ VA XI - TRẦN VĂN NGỌC
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam từ nay đến năm 2025
Training and developing human resources for logistics industry in Vietnam from now until 2025 82
VI TIẾN CƯỜNG
Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành Nội vụ trong giai đoạn hiện nay
Training and forstering activities for civil servants in the Home Affairs in the current period 88
ĐINH NHẬT ANH - ĐINH VĂN THÀNH
- ĐINH THỊ LAN ANH - ĐẶNG XUÂN HIẾU - TRẦN THANH HÀ
Nhà máy thông minh - Những khái niệm cơ bản và lộ trình phát triển trong kỷ nguyên của nền công nghiệp 4.0
Smart factory - Basic concepts and the road map in the context of the Industry 4.0 94
LƯƠNG HỒNG TÂM - LÊ LONG HẬU
Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang Enhance the effectiveness of prevention and combat against the production and trading of counterfeit goods
at the Department of Market Surveillance - Tien Giang Province 100
HÀ NAM KHÁNH GIAO - HOÀNG TRẦN DUNG HẠNH
Chất lượng mối quan hệ giữa khách hàng cá nhân và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn
The quality of relationship between individual customers and PVcomBank - Saigon Branch 106
PHAN QUAN VIỆT - LÊ ĐÔNG HẢI
Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh
Human resources development at the Customs Department of Ho Chi Minh City 114
PHẠM THỊ DIỆU ANH
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của đội ngũ quản lý cấp trung - Bằng chứng thực nghiệm
tại các doanh nghiệp thuốc lá ở Việt Nam
Factors affectng the middle management capacity - Empirical evidence at Vietnamese tobacco enterprises 120
PHAN QUAN VIỆT - TRẦN THANH TÙNG
Đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với thủ tục hải quan điện tử
tại khu chế xuất Linh Trung, Thành phố Hồ Chí Minh
Assessing the satisfaction of enterprises with electronic customs services at Linh Trung Export Processing Zone 130
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Dương
Orientation of tourism product development in Binh Duong province 136
PHAN QUAN VIỆT - ĐỖ SỸ TRUNG
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh
Factors affecting the working motivation of civil servants working for
Customs Department of Ho Chi Minh City 144
NGUYỄN QUANG TẠO
Đổi mới chính sách đãi ngộ đối với cán bộ khoa học và công nghệ quân sự hiện nay
Reforming the remuneration policies for military scientific and technological specialists 152
CAO VIỆT HIẾU
Các yếu tố giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững
Trang 5Improving the quality of informatics teacher education at An Giang University in the context of the industry 4.0 172
ĐỒNG THỊ THU HUYỀN - ĐÀO KHÁNH CHÂU
Nghiên cứu khả năng cải thiện điều kiện vi khí hậu bằng mô hình mái xanh cho các công trình mái tole và dốc
Studying the potential of using green roof model to improve the microclimate of buildings with slope and tole roofs 177
TẠ THỊ THANH THÚY
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Improving the quality and efficiency of enterprises which send workers for overseas employment 181
HOÀNG MẠNH DŨNG - NGUYỄN MINH PHỤNG
Cải thiện hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đạ Tẻh theo sự hài lòng của người dân
Improving the land use right certificate issuance in Da Teh District, Lam Dong Province
to increase the satisfaction of people 187
NGUYỄN TẤN DANH
Sự hiệu quả trong tiếp cận ngữ pháp tiếng Anh
The effectiveness of approaching English grammar 193
NGUYỄN TRỌNG TẤN
Đánh giá thực hiện các nguyên tắc quản trị chất lượng trong doanh nghiệp Việt Nam
Assesing the implementation of quality management principles at Vietnamese corporations 197
VŨ ANH HỮU - CẢNH CHÍ HOÀNG
Nghiên cứu ảnh hưởng của các phong cách lãnh đạo tác động lên sự tận tâm của nhân viên
Tổng công ty Dầu Việt Nam khu vực Vũng Tàu
Studying the impact of different leadership styles on the commitment of employees at Vietnam Oil Corporation
in Vung Tau area 205
TRẦN VĂN DŨNG
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của cán bộ đoàn với tổ chức trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Factors affecting the cohesion of staff with Ho Chi Minh Communist Youth Union in Lam Dong Province 212
HUỲNH TẤN HỘI
Truyền đạt những nét tinh túy của ca dao Việt Nam trong các lớp kỹ năng mềm
Educate the beauties of Vietnamese folk songs in solf skill classes 218
NGUYEN THANH HOANG
Gender differences on employees expectation of local head in multinational enterprise
Sự khác biệt về giới tính của nhân viên đối với kỳ vọng người lãnh đạo là người bản địa tại các công ty đa quốc gia 222
NGUYỄN NHẬT HÙNG - NGUYỄN NGỌC KHÁNH
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng tại Bệnh viện Quân y 175 - Bộ Quốc phòng
Enhancing the construction project management at175 Military Hospital - Ministry of Defense 229
MAI QUỐC VƯƠNG
Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi trên địa bàn các đô thị lớn ở nước ta Current situation of the state management in the passenger transportation by taxi services at big cities of Vietnam 237
HOÀNG MẠNH DŨNG - NGUYỄN THỊ VÂN
Nâng cao chất lượng quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Enhancing the management quality at the Buon Ma Thuot City General Hospital, Dak Lak Province 244
KINH DOANH
HÀ NAM KHÁNH GIAO - TRẦN THỊ KIM DUNG
Trang 6Factors influencing consumers in Ho Chi Minh City to choose brands of Taiwanese milk tea 269
PHẠM HÙNG CƯỜNG - PHẠM VÕ KHẮC BẢO
Quyết định mua hàng điện tử trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Decisions of consumers to purchase online electronics in Ho Chi Minh City 276
PHẠM THANH THẢO
Ứng dụng marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp Việt
The implementation of direct marketing at Vietnamese enterprises 285
NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA
Áp dụng hợp đồng chuỗi cung ứng trong việc nâng cao hợp tác trong chuỗi ngành hàng công nghệ cao
Applying supply chain contracts to improve the coordination among parties in supply chains for high-tech goods 290
NGUYỄN CHÂU HÙNG TÍNH - HUỲNH QUANG LINH
Sử dụng phân tích thứ bậc xếp hạng các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh
Applying the ranking analysis to rank solutions of developing Tra Vinh Provinces toursim sector 298
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC
Tổng quan mô hình lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định
khởi sự kinh doanh của sinh viên
Overview about theoretical and practical models of factors influencing the intention
of entrepreneurship of students 304
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM
TÔ THỊ LIỄU CHÂU - LÊ LONG HẬU
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
Enhancing the effectiveness of the state expenditures management in Long Ho District, Vinh Long Province 310
NGUYỄN THỊ THANH HOA
Kinh nghiệm quản trị tài chính của một số công ty đa quốc gia điển hình trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Experience of financial management of a number of domestic multiple companies in the world and lessons for Vietnam 316
HÀ NAM KHÁNH GIAO - LÊ ĐĂNG HOÀNH
Động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Sài Gòn
The working motivation of staff at BIDV - East Saigon Branch 321
NGUYỄN THỊ THU TRANG
Vấn đề quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia
The financial management at multinational companies 328
NGUYỄN NGỌC HẢI
Đánh giá phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn tỉnh Lai Châu qua các tiêu chí
Assessing the allocation of state budget for capital construction investment projects in Lai Chau Province
by implemening indicators 333
NGUYỄN THỊ THÙY LINH - NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ
Tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp:
Trường hợp doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
The impact of capital structure on enterprise value: Case study of listed companies on Ho Chi Minh City Stock Exchange 338
LÊ TRÚC THUẬN
Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)
Trang 7The research model on the labor remuneration at Vietnamese commercial banks
Phát triển hình thức cho vay ngang hàng nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 357
TĂNG MỸ SANG
Phát triển hình thức cho vay ngang hàng nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Developing peer to peer lending to provide financial support for Vietnamese small and medium-sized enterprises 365
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
NGUYỄN VĂN NGOAN
Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Bạc Liêu - Thực trạng và giải pháp
Environmental accounting at seafood processing enterprises in Bac Lieu Province - Situation and solutions 370
ĐỖ THỊ THANH TÂM
Áp dụng chuẩn mực kế toán hiện hành cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp
Applying current accounting standards for import of goods in enterprises 376
MAI THANH HẰNG
Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế
trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu
Combination between Vietnamese accounting standards and international
accounting standards in global economic conditions 381
PHẠM THỊ THÙY VÂN
Đánh giá về hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Evaluating current internal audit activities in Vietnamese enterprises 386
LƯU THỊ HOAN
Bàn về hoạt động kiểm toán hợp tác xã
Discussing auditing the operation of cooperatives 390
TRẦN THỊ HỒNG VÂN
Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại
Improving the accounting work for importing goods at trading enterprises 394
LÊ THỊ THU HƯƠNG
Nhận diện tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông tin Báo cáo tài chính theo quy định
của Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính
Identifying standards for assessing the quality of financial statements information in accordance
with the Financial Accounting Standards Board 399
LÊ THỊ THANH XUÂN
Các yếu tố quyết định chất lượng hoạt động kiểm toán: Theo nhận thức của kiểm toán viên
Factors affecting the quality of auditing based on the perception of auditors 405
HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TRƯƠNG THỊ THỦY
Chế tạo ván dăm từ vụn gỗ bằng chất kết dính protein đậu nành thay thế keo UF
Manufacturing particle board from wood chips with the protein extracted
from soybean residue instead the UF adhesive 412
DƯƠNG CHÍ TRUNG - NGUYỄN PHÚC HỒNG
- NGUYỄN HOÀNG THƯ - LÊ ĐỨC TÂM - NGUYỄN THỊ ĐÀI TRANG
Trang 81 thực trạng quy định về chủ thể kinh doanh
dịch vụ logistics
1.1 Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics có
phải là pháp nhân
Trong lý luận cũng như thực tiễn hiện nay, việc
xác định chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics tương
đối khó khăn do các quy định, từ luật chung như
Bộ Luật dân sự đến pháp luật chuyên ngành đều
chưa cụ thể, rõ ràng
Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được quy
định tại điều 234 (Luật Thương mại 2005) về điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics, theo đó “thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh
nghiệp” có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistics theo quy định của pháp luật Theo quy
định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại 2005:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh
doanh” Trong khi đó, Khoản 1, Điều 4, Luật
Doanh nghiệp 2005 định nghĩa về doanh nghiệp
như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đượcđăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinhdoanh” Như vậy, các quy định hiện hành thiếuthống nhất, dẫn đến thực tiễn thi hành gặp nhiềuvướng mắc Chúng ta có thể hiểu, mọi doanhnghiệp chắc chắn đều là thương nhân, còn thươngnhân có thể chưa chắc đã phải là doanh nghiệp,như hộ kinh doanh, hợp tác xã Thực tiễn hiệnnay, có nhiều thương nhân là hộ gia đình, hợp tácxã có tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụlogistic, như vận tải, đóng gói, kiểm đếm…, songcó lẽ họ có phải là chủ thể kinh doanh dịch vụlogistic không thì cần phải bàn thêm
1.2 Điều kiện của chủ thế kinh doanh dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics là ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện, điều kiện này được quy định tại mục 61,phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 và mục 60,phụ lục 4 của Luật Sửa đổi bổ sung điều 6 và phụlục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanhcó điều kiện của Luật Đầu tư
Chủ thể kinh doanh dịCh vụ logistiCs theo pháp luật việt nam hiện nay
tóm tắt:
Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics là nội dung rất quan trọng trong hệ thống pháp luật củacác quốc gia, trong đó có Việt Nam Mặc dù Việt Nam đã hội nhập khá sâu rộng trong kinhtế quốc tế, song hiện nay, pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế về chủ thể kinh doanh dịch vụlogistics Bài viết sau đây sẽ phân tích, đánh giá những điểm tích cực và hạn chế để đưa ra giảipháp cắt giảm những điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, nhằm khuyến khích các doanhnghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ logistics tích cực hơn, giảm chi phí, thúc đẩy cạnh tranh,tăng cường hội nhập trong khu vực và trên thế giới
từ khóa: Chủ thể kinh doanh, dịch vụ logistics, pháp luật Việt Nam.
Trang 9Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics dù là pháp
nhân hoặc không phải là pháp nhân vẫn phải tuân
thủ các điều kiện kinh doanh nhất định tại điều 4
Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017
quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách
nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics: Thương nhân kinh doanh 16 dịch vụ cụ thể
được quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp
ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định
của pháp luật đối với dịch vụ đó Nghĩa là thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc phải
đáp ứng những điều kiện chung thì còn phải tuân
thủ các quy định của luật chuyên ngành Đây cũng
là vấn đề cần phải bàn, vì kinh doanh dịch vụ
logistic cũng là một ngành, tạo sự kết nối giữa các
dịch vụ theo chuỗi Tuy nhiên, pháp luật hiện nay
quy định đã không làm rõ được điều này Ví dụ, khi
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic muốn
tham gia trực tiếp vào vận tải hàng hóa, thì doanh
nghiệp này phải đăng ký ngành nghề vận chuyển
và phải đảm bảo các quy định về điều kiện kinh
doanh vận tải, như xe ô tô, bến bãi, bộ máy điều
hành vận tải, an toàn giao thông… hay pháp nhân
đăng ký đại lý hải quan thì phải có chứng chỉ đại lý
khai thuê hải quan, điều kiện cấp chứng chỉ theo
quy định của cơ quan hải quan có thẩm quyền
Ngoài ra, cũng theo Nghị định này, thương nhân
tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh
doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối
mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các
mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy
định của pháp luật chuyên ngành, còn phải tuân
thủ các quy định về thương mại điện tử
1.3 Điều kiện đối với chủ thể là nhà đầu tư
nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt
Nam
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện
cam kết về logistics với Tổ chức Thương mại thế
giới và các nước khu vực là điều tất yếu Nghị định
số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách
nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
lôgistic; theo quy định hiện nay vừa được sửa đổi
để phù hợp với thực tế Nghị định số
163/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi tiết Luật Thương
mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinhdoanh dịch vụ logistics đã mở rộng đối tượng ápdụng là các doanh nghiệp trong nước và các doanhnghiệp logistics nước ngoài, đồng thời thể hiện sựkhông phân biệt các loại hình doanh nghiệp và màtạo ra sân chơi rộng lớn, bình đẳng cho tất cả cácdoanh nghiệp Đây cũng là cơ hội và cũng là tháchthức cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam,buộc họ phải nhanh chóng đổi mới, nâng cao nănglực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển cùngvới các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thịtrường logistics Việt Nam và vươn ra môi trườngquốc tế
Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu
tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Namphải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trươngđầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủyban nhân dân cấp tỉnh tùy thuộc vào quy mô vàcác tính chất khác của dự án, hoặc xin cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án khôngthuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương.Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty trongkhu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ caocần xin chủ trường đầu tư thì thủ tục đăng ký đầu
tư sẽ được thực hiện bởi Ban quản lý các khu chếxuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đó.Đối với những dự án không thuộc diện xin chủtrương đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hànhthủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưtại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạchvà Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính
Hiện nay, theo cam kết với Tổ chức Thươngmại thế giới, Việt Nam đã mở cửa thị trường dịchvụ logistics bao gồm: Dịch vụ xếp, dỡ container,dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lývận tải hàng hóa và các dịch vụ thực hiện thay mặtcho chủ hàng với những quy định hết sức cụ thể.Các dịch vụ cụ thể đều yêu cầu nhà đầu tư nướcngoài phải thành lập liên doanh với đối tác ViệtNam, tỷ lệ vốn góp không quá 49%, 51%, 70% tùytừng dịch vụ và từng mốc thời gian cụ thể cho việctăng vốn góp trong liên doanh hoặc thành lậpdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh việcđáp ứng các điều kiện chung thì nhà đầu tư nướcngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên tổchức thương mại thế giới được cung cấp dịch vụlogistics theo các điều kiện quy định tại Nghị định
Trang 10số 163/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi
tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh
dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối
tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy
định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều
kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó
Đây là một quy định rất mở cho các nhà đầu tư
nước ngoài và cũng là để phù hợp với những cam
kết quốc tế của Việt Nam
2 những tồn tại, vướng mắc căn bản tại quy
định của pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch
vụ logistics ở việt nam
2.1 Quy định pháp luật về chủ thể kinh doanh
dịch vụ logistics chưa cụ thể, chưa rõ ràng
Vì dịch vụ logistics vẫn còn mới nên những quy
định pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch vụ này
chưa hoàn thiện một cách rõ ràng, cụ thể Các quy
định về chủ thể xuất phát từ bộ luật gốc là Bộ luật
Dân sự, sau đó là các luật chuyên ngành nằm rải
rác trong các văn bản như: Luật Thương mại, Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… Vì vậy, khi áp dụng
rất khó khăn, các chủ thể phải tự tìm hiểu các quy
định tại nhiều văn bản, thậm chí là chồng chéo,
khó áp dụng Chủ thể kinh doanh dịch vụ này có
bắt buộc phải là pháp nhân hay không thì pháp luật
chưa đề cập rõ
2.2 Các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics
hạn chế về quy mô doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp
dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và thống kê từ
nguồn Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, tại thời điểm năm 2016, số lượng
các doanh nghiệp tham gia cung cấp các loại hình
dịch vụ logistics là khoảng 23.000 doanh nghiệp,
trong đó có 3.000 doanh nghiệp có hoạt động
logistics quốc tế Các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ logistics chủ yếu hoạt động
với số vốn đăng ký nhỏ cũng như quy mô lao động
hạn chế, hiện có tới 90% số doanh nghiệp dịch vụ
có vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng Sự hạn chế
về quy mô doanh nghiệp là một trong những rào
cản khi họ tham gia cung cấp chuỗi cung ứng, hạn
chế sự cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa
chứ chưa nói đến thị trường khu vực và thế giới
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam là chủ thể kinh
doanh dịch vụ logistics chỉ đảm bảo thực hiện đượcmột hoặc một vài dịch vụ logistics nhỏ lẻ trong toànchuỗi, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nướcngoài, bán cước cho các doanh nghiệp logisticsnước ngoài
3 giải pháp hoàn thiện quy định về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics ở việt nam
Nhằm thúc đẩy hơn nữa các chủ thể tham giavào thị trường chuỗi cung ứng logistics, đồng thờităng cường vai trò quản lý của Nhà nước, pháp luậtquy định về chủ thể kinh doanh dịch vụ logisticscần tập trung thêm các vấn đề sau đây:
3.1 Quy định chủ thế kinh doanh dịch vụ gistics phải là pháp nhân là cần thiết
lo-Tại điều Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 cóquy định về pháp nhân như sau: Một tổ chức đượccông nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiệnsau đây: Được thành lập theo quy định của Bộ luậtnày, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theoquy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sảnđộc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịutrách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danhmình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.Pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩmquyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặccông nhận, thể hiện là giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp Pháp nhân là một tổ chức tập thểgồm nhiều người, được sắp xếp tạo nên một hìnhthức cụ thể nhằm thực hiện một chức năng nhấtđịnh Pháp nhân có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thốngnhất và có khả năng thực hiện hiệu quả nhiệm vụcủa tổ chức đó khi được thành lập Sự độc lập củatổ chức được coi là pháp nhân giới hạn trong quanhệ dân sự, kinh tế, lao động với chủ thể khác Phápnhân không bị chi phối bởi các chủ thể khác khiquyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụcủa tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết địnhthành lập và các định của pháp luật đối với tổ chứcđó Pháp nhân có tài sản riêng Tài sản riêng củapháp nhân là tài sản thuộc quyền sở hữu của phápnhân độc lập với tài sản cá nhân là thành viên củapháp nhân Tài sản đó được thể hiện dưới dạngvốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản khácphù hợp với từng loại pháp nhân Trên cơ sở có tàisản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằngtài sản của mình Sự độc lập về tài sản và chịutrách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân làtiền đề vật chất để một tổ chức tham gia vào quan
Trang 11hệ dân sự như một chủ thể độc lập với tư cách
riêng, được hưởng quyền và phải gánh chịu các
nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định và phù hợp
với điều lệ của pháp nhân
Logistics là chuỗi hoạt động phức tạp, rủi ro
cao Quy định chủ thể cung cấp dịch vụ là pháp
nhân là cần thiết, đảm bảo sự quản lý của nhà
nước, phòng ngừa những rủi ro và doanh nghiệp
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với mọi hoạt động trước đối tác và khách
hàng
3.2 Xem xét bỏ quy định kinh doanh dịch vụ
logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Hiện nay, để kinh doanh dịch vụ logistics, các
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đang phải tuân
thủ cùng lúc ít nhất hai điều kiện kinh doanh, một
là điều kiện cho ngành riêng lẻ trong chuỗi và hai
là điều kiện chung của chuỗi logistics khi bị gọi là
ngành nghề kinh doanh Một số chuyên gia cho
rằng bản chất logistics cũng không phải là ngành
kinh doanh mang tính chất đặc thù ảnh hưởng đặc
biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe đến
con người hay đến anh ninh quốc gia Logistics là
một ngành mang tính chất kinh tế kinh doanh
thông thường với các chuỗi hoạt động có mối liên
hệ với nhau mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể
kinh doanh Vì vậy, nên bỏ dịch vụ logistics là
ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện
này được quy định tại mục 61, phụ lục 4 của Luật
Đầu tư năm 2014 và mục 60, phụ lục 4 của Luật
Sửa đổi bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của
Luật Đầu tư Theo đó, cũng nên bỏ phần điều kiệnchung mà Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thihành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanhdịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối vớithương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã quyđịnh tại điều 4, khoản 2: “Thương nhân tiến hànhmột phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanhlogistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạngInternet, mạng viễn thông di động hoặc các mạngmở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy địnhcủa pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy địnhtại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quyđịnh về thương mại điện tử” Logistics thực rakhông phải là một ngành nghề riêng biệt mà chỉ làmột chuỗi hoạt động bao gồm rất nhiều công việckhác nhau liên quan đến nhiều ngành nghề, như:Vận tải, đóng gói, làm thủ tục thuế, hải quan… LuậtThương mại 2005, điều 233 đã định nghĩa: “Dịchvụ logistics là hoạt động thương mại, theo đóthương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiềucông việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưukho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấytờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kýmã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liênquan đến hàn hàng hóa theo thỏa thuận với kháchhàng để hưởng thù lao” Việc ra kinh doanh cóđiều kiện với chuỗi ngành nghề này sẽ hạn chế sựphát triển của ngành và sẽ tạo ra gánh nặng chi phícho doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh và khôngtạo được động lực cho các chủ thể tham gia kinhdoanh dịch vụ này n
taØi liệu tham khảo:
1 Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic;
2 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
3 Luật Thương mại 2005;
4 Luật Doanh nghiệp 2005;
5 Luật Đầu tư 2014;
6 Bộ luật Dân sự 2015.
7 Bộ Công Thương - Báo cáo Logistics Việt Nam 2017, Logistics: Từ kế hoạch đến hành động, Nhà xuất bản Công Thương 2017
Trang 12ngày nhận bài: 22/12/2018
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 2/1/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 12/1/2019
Thông tin tác giả:
ĐaØo thị Cấm
vụ pháp chế - Bộ Công thương
Business suBjeCt of logistiCs serviCes aCCording
to the Current vietnamese law
Department of Legal Affairs, Ministry of Industry and Trade
aBstraCt:
The business subject of logistics services business is a very important content in the legalsystem of countries, including Vietnam Although Vietnam has deeply integrated in theinternational economy, the country’s legal system still has many shortcomings andlimitations on the business subject of logistics service business This article is to analyze andevaluate the positive and limited points to propose solutions to cut business conditions thatare no longer appropriate in order to encourage enterprises to participate in more activelogistics services business, reduce logistics costs, promote competition and enhance theregional and global integration
keywords: Business subjects, logistics services, Vietnamese law.
Trang 131 Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới đều bình
đẳng trước pháp luật trong mọi đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội Lao động nữ là nguồn
nhân lực to lớn góp phần quan trọng thực hiện
thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
đất nước trong thời kỳ hội nhập Cuộc giải phóng
phụ nữ gắn liền với cuộc giải phóng dân tộc là
con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
và nhân dân ta đã chọn dẫn đến sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam với khẩu hiệu “người
cày có ruộng”, “nam nữ bình đẳng” làm luận
cương chính trị Ngay từ Hiến pháp năm 1946,
Nhà nước đã quan tâm đến quyền của phụ nữ, rút
ngắn khoảng cách phân biệt đối xử, “đàn bà
ngang quyền với đàn ông” quy định này tạo tiền
đề và là cơ sở cho chuyển biến to lớn về vị trí vai
trò của phụ nữ trong pháp luật và thực tế xã hội
Việt Nam sau này Kế thừa nguyên tắc tiến bộ
của Hiến pháp 1946, tại Hiến pháp 1959, Hiến
pháp 1980, Hiến pháp 1992 đều ghi nhận quyềncủa phụ nữ Hiến pháp 2013, một lần nữa khẳngđịnh: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt.Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hộibình đẳng giới Nhà nước, xã hội và gia đình tạođiều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, pháthuy vai trò của mình trong xã hội Nghiêm cấmphân biệt đối xử về giới”
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lựcchuyển hóa các quy định của ILO vào pháp luậtlao động, chuyển hóa các quy định, các điều ướcquốc tế về quyền con người vào các quy định tạiBộ luật Dân sự, Luật Bình đẳng giới, Luật Hônnhân và gia đình… nhưng thực tế tình trạng phânbiệt đối xử đối với lao động nữ vẫn tồn tại và việcbảo đảm, bảo vệ quyền của lao động nữ vẫn chưahiệu quả Thực tiễn thi hành pháp luật lao động đãcho thấy, sự gia tăng nhu cầu sử dụng lao động vàtăng thu nhập cho người lao động không đồng nhấtvới sự bảo đảm quyền lợi của người lao động Do
thựC trạng pháp luật việt nam
hiện haØnh về CáC Biện pháp Bảo vệ
quyền Của lao Động nữ
tóm tắt:
Cùng với quan niệm sai lệch về giới làm cho lao động nữ trở thành đối tượng dễ bị tổnthương hơn Với đặc thù về giới và sự tồn tại của quan niệm “trọng nam khinh nữ” lao độngnữ ở Việt Nam vẫn bị yếu thế, gặp nhiều thách thức, bị xâm phạm về quyền và lợi ích Trongphạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo vệ quyềncủa lao động nữ, tác giả tập trung ba nội dung chính là: Pháp luật về biện pháp bồi thườngthiệt hại; pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; phápluật về biện pháp giải quyết tranh chấp
từ khóa: Lao động nữ, bảo vệ quyền lao động nữ.
Trang 14những đặc điểm về tâm sinh lý, giới tính, lao động
nữ thường gặp khó khăn hơn so với lao động nam
trong quan hệ lao động Cùng với quan niệm sai
lệch về giới làm cho lao động nữ trở thành đối
tượng dễ bị tổn thương hơn Với đặc thù về giới và
sự tồn tại của quan niệm “trọng nam khinh nữ”,
lao động nữ ở Việt Nam vẫn bị yếu thế, gặp nhiều
thách thức, bị xâm phạm về quyền và lợi ích
Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày
thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo vệ
quyền của lao động nữ, tác giả tập trung 3 nội dung
chính là: Pháp luật về biện pháp bồi thường thiệt
hại; pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành
chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; pháp luật về
biện pháp giải quyết tranh chấp
2 thực trạng pháp luật về các biện pháp
bảo vệ quyền của lao động nữ
2.1 Pháp luật về biện pháp bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm
dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại
phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù
tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt
hại được quy đổi thành tiền Điều 13 BLDS 2015
có quy định: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự
bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác” Như vậy, khi NSDLĐ vi phạm
vào quyền lợi của LĐN dẫn đến tổn thất về mặt
vật chất cũng như tinh thần thì phải bồi thường cho
LĐN phù hợp với những hậu quả đã gây ra
Pháp luật đã có những chế tài đánh trực tiếp
vào lợi nhuận của NSDLĐ thông qua biện pháp
bồi thường thiệt hại Để hạn chế trường hợp xảy ra
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với LĐN trong
quá trình lao động, pháp luật quy định người sử
dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại hoặc trợ cấp cho người lao động
(NLĐ) nói chung và LĐN nói riêng Theo khoản 3
và khoản 4 Điều 145 Bộ luật Lao động (BLLĐ)
năm 2012 thì doanh nghiệp phải bồi thường khi
NLĐ không có lỗi, còn nếu người LĐN có lỗi thì
doanh nghiệp cũng phải trợ cấp, mức bồi thường
thiệt hại, trợ cấp căn cứ vào mức suy giảm khả
năng lao động và lỗi của NLĐ
Một vấn đề đặt ra là, pháp luật chưa quy định
cụ thể về vấn đề bồi thường hoặc trợ cấp trong
trường hợp NLĐ bị bệnh nghề nghiệp nhưng phát
sinh từ điều kiện lao động có hại trong thời gian
làm việc trước đó Do đó, gây khó khăn cho cảdoanh nghiệp lẫn người LĐN bởi nếu thực hiệnđầy đủ các quyền lợi đối với LĐN thì doanhnghiệp bị ảnh hưởng về lợi nhuận còn nếu thựchiện đầy đủ thì quyền lợi của LĐN không đượcbảo vệ Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp đềukhông bồi thường thiệt hại cho người LĐN trongtrường hợp này
NSDLĐ nếu có hành vi chấm dứt hợp đồng tráipháp luật, nhất là trong thời gian LĐN đang mangthai, sinh con và nuôi con nhỏ, cũng phải bồithường thiệt hại cho LĐN Theo khoản 1 Điều 42BLLĐ 2012 quy định trong trường hợp NSDLĐđơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì:
“Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồnglao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảohiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế trong nhữngngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02tháng tiền lương theo hợp đồng lao động” Trongtrường hợp LĐN không muốn tiếp tục làm việc nữathì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải bồi thường theoquy định thì NSDLĐ còn phải trả thêm trợ cấp thôiviệc theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2012:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trảtrợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việcthường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làmviệc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương” Còntrường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại LĐN vàLĐN cũng đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thườngquy định tại khoản 1 Điều này NSDLĐ phải trả trợcấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của BLLĐ
2012 và “hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thườngthêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lươngtheo hợp đồng” Hoặc khi LĐN sau thời gian thaisản quay về làm việc thì bị mất vị trí, công việcđã giao kết từ trước thì ngoài khoản bồi thườngtheo quy định, NSDLĐ phải thương lượng để sửađổi và bổ sung hợp đồng cho LĐN
Việc thực hiện pháp luật về bồi thường thiệthại phải đảm bảo được sự hài hòa, hợp lý về quyềnvà lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệlao động Tuy nhiên, mỗi người sống trong xã hộiđều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, khôngthể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyềnvà lợi ích hợp pháp của người khác Khi một người
vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hạicho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi
do hành vi của mình gây ra
Trang 152.2 Pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành
chính, truy cứu trách nhiệm hình sự
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, quy định
tại Điều 2 như sau: “1 Vi phạm hành chính là
hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính 2
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có
thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính” Các hình thức xử phạt hành chính cũng
được nêu rõ trong luật từ cảnh cáo, phạt tiền, tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
hoặc đình chỉ hoạt động có thời gian, tịch thu tang
vật và phương tiện sử dụng để vi phạm
Vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lao động đã được quy định cụ thể trong Nghị
định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày
22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa
NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng; đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 Tại
Điều 5 và Điều 6 của Nghị định số
95/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số
88/2015/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt
bằng tiền NSDLĐ khi vi phạm vào việc không
có HĐLĐ hoặc hợp đồng không đúng loại theo
quy định tại Điều 22 của BLLĐ 2012, giữ giấy
tờ bản chính của NLĐ và thử việc quá thời hạn
cũng như trả lương thử việc thấp hơn mức quy
định Tại Điều 7 của Nghị định này cũng quy
định rất cụ thể về việc xử phạt NSDLĐ khi họ
không nhận lại LĐN làm việc hay chuyển đổi
công việc khác sau thời gian họ tạm hoãn thực
hiện hợp đồng như thời gian LĐN phải nghỉ thai
sản để thực hiện nghĩa vụ riêng có của mình
Tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP có quy định
riêng tại Điều 18 dành cho xử phạt vi phạm về
lao động với LĐN NSDLĐ sẽ bị phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền khi không tham khảo ý kiến của
LĐN về những việc liên quan đến quyền lợi của
LĐN, hay không cho LĐN nghỉ 30 phút mỗi ngày
trong thời gian hành kinh Tuy nhiên, số tiền xử
phạt còn thấp, chỉ từ 500.000 đến 1.000.000đ
Ngoài ra, NSDLĐ còn bị phạt từ 10 triệu đến 20triệu khi vi phạm các quyền và lợi ích của LĐNtrong thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ
Bên cạnh đó, ngoài hình thức xử phạt chính thìđối tượng vi phạm còn bị áp dụng các hình thứcxử phạt bổ sung như: tước giấy phép, chứng chỉhành nghề, trục xuất, khắc phục hậu quả Tuynhiên, thực tế cho thấy các biện pháp này chỉ làbiện pháp bổ sung bên cạnh hình phạt chính làphạt tiền, do đó không thể áp dụng độc lập Mứcxử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền trongnhiều lĩnh vực quy định quá thấp, nên không bảođảm được tính răn đe và phòng ngừa chung, dẫnđến tình trạng tuy không phổ biến nhưng nhiềutổ chức, công ty, doanh nghiệp hiện đang tồn tạitâm lý chung chấp nhận nộp phạt vi phạm hànhchính vẫn có lợi hơn so với phải chấp hành đúngquy định của pháp luật về lĩnh vực đó Vậy nếucác vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạtnhưng hậu quả của vi phạm vẫn còn thì không thểáp dụng được các biện pháp khắc phục hậu quả,điển hình là hành vi nợ tiền BHXH của LĐN rấtkhó để thu, nếu có thu được thì người LĐN bị nợtiền chưa chắc còn làm ở doanh nghiệp đó Đâylà khó khăn lớn đối với chính sách giải quyết củanước ta Thực tiễn cho thấy có nhiều trường hợpcá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện quyếtđịnh đúng thời hạn thì sẽ bị đề nghị cưỡng chế,nhưng cũng trong thời gian đó, họ thực hiệnquyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xửphạt vi phạm hành chính và thời hiệu, thời hạnkhiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy địnhtại Luật Khiếu nại hoặc Luật Tố tụng hành chính
Do đó, trên thực tế, để tổ chức thi hành quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong nhữngtrường hợp này là khá khó khăn vì rất nhiều tổchức, cá nhân cho rằng khi họ đang thực hiệnquyền khiếu nại, khởi kiện thì cơ quan nhà nướcvà người có thẩm quyền không được tổ chứccưỡng chế đối với việc xử phạt đó
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạmhành chính còn gặp khó khăn và vướng mắc Mộtsố quy định trong Luật vẫn còn nhiều bất cập khóthực hiện như một số trường hợp cơ sở kinh doanhhay doanh nghiệp tư nhân vi phạm hành chính,khi xác định xử phạt thì không xác định đượchành vi này là của tổ chức hay cá nhân để xửphạt Tại khoản 3 Điều 18 trong Luật Xử lý vi
Trang 16phạm hành chính có ghi: “cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách
nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm
hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có
sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy
bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền”,
tuy nhiên điều này lại mâu thuẫn với điểm d
khoản 1 Điều 3 về Nguyên tắc xử lý vi phạm
hành chính thì “Một hành vi vi phạm hành chính
chỉ bị xử phạt một lần” Nếu sửa đổi, bổ sung
hoặc hủy bỏ, bãi bỏ quyết định xử lý đó thì hậu
quả ra sao nếu thuộc trường hợp người vi phạm
đã chấp hành xong quyết định? Trường hợp hồ sơ
vi phạm hành chính được lập không đúng quy
định hoặc đã ra quyết định xử phạt nhưng phát
hiện không đúng quy định thì xử lý biên bản
nhưng cách xử lý như thế nào? Sau khi xử lý, nếu
còn thời hiệu, thời hạn xử phạt có được tiếp tục
thực hiện các thủ tục xử phạt hay không? Đây
cũng là vấn đề gây nhiều khó khăn cho các tổ
chức, các nhân trong quá trình thực hiện
Theo Điều 162 BLHS 2015 Tội buộc công
chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải NLĐ trái
pháp luật bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu,
thậm chí phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm Điều 165
Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới cũng quy
định về phạt tiền hoặc phạt tù với người nào vì lý
do giới tình mà cản trở người khác tham gia lao
động
2.3 Pháp luật về biện pháp giải quyết tranh
chấp
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là
hàng hóa, quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ là quan
hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao động Trong
mối quan hệ này, mục tiêu đạt được lợi ích tối đa
luôn là động lực trực tiếp của các bên nên giữa
họ khó có thể thống nhất được các quyền và
nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao
động Do vậy tranh chấp lao động (TCLĐ) xảy ra
là điều dễ nhận thấy LĐN được quyền yêu cầu
GQTC khi cho rằng có sự xâm hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của mình Khi xảy ra các TCLĐ
giữa cá nhân người LĐN với NSDLĐ thì trước hết
các bên phải thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp
để giải quyết tranh chấp (GQTC) Nếu tiến hành
thương lượng, hòa giải không thành thì một trong
hai bên có quyền khởi kiện tới các cá nhân, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền Thông qua việc
GQTC thì quyền lợi của họ được bảo vệ một cáchtốt nhất
TCLĐ gồm 02 loại TCLĐ cá nhân và tập thể
Đa số các TCLĐ xuất phát từ quyền, lợi ích củaLĐN đưa đến Tòa án là TCLĐ cá nhân Cũng cómột số cuộc đình công trên thực tế diễn ra như làmột phản ứng của tập thể NLĐ khi NSDLĐ cóhành vi nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩmcủa LĐN Tuy nhiên, đây là những cuộc đìnhcông bất hợp pháp do xuất phát không từ cáctranh chấp lao động tâp thể về lợi ích
Theo Điều 201 BLLĐ 2012 thì các tranh chấpcá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòagiải viên lao động trước rồi mới yêu cầu tòa ángiải quyết
Hòa giải là một phương thức GQTC nên hoạtđộng này cũng phải tuân thủ các nguyên tắc đượcquy định tại Điều 194 BLLĐ và các văn bản phápluật lao động khác như: tôn trọng, bảo đảm cácbên tự quyết định; bảo đảm thực hiện trên cơ sởtôn trọng quyền và lợi ích của hai bên; minhbạch, công khai, nhanh chóng và đúng phápluật Hòa giải luôn là con đường hữu hiệu đểGQTC của các chủ thể Thông qua hòa giải,NSDLĐ và NLĐ có thể tháo gỡ những mâuthuẫn, bất đồng một cách nhanh chóng, đạt đượclợi ích của mình mà không ảnh hưởng tới mốiquan hệ của hai bên GQTC bằng hòa giải có tínhlinh hoạt về thủ tục có thể được thỏa thuận vàđiều chỉnh phù hợp với các bên Trong quá trìnhhòa giải, các bên trực tiếp đưa ra các quyết địnhcó lợi cho mình, tạo điều kiện cho các bên bày tỏquan điểm của mình về tranh chấp Bằng phươngpháp này các bên có thể duy trì hoặc cái thiệnquan hệ nhờ việc xem xét đến lợi ích và quantâm thực tế thông qua việc thương lượng với nhauvề phương án giải quyết vấn đề đang tranh chấp.Tuy nhiên, pháp luật GQTC bằng hòa giải vẫncòn bộc lộ một số vướng mắc, bất cập sau: Khoản
2 Điều 201 BLLĐ 2012 quy định thời hạn hòagiải TCLĐ “trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giảiviên phải kết thúc việc hòa giải” Mặc dù quyđịnh thời hạn phải hòa giải xong vụ tranh chấp là
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầuhòa giải, nhưng trên thực tế hòa giải viên khôngđược tiếp cận và giải quyết vụ việc ngay khi nhậnđược đơn yêu cầu hòa giải Theo quy định tại
Trang 17khoản 3, 4 Điều 7 Thông tư số
08/2013/TT-BLĐTBXH, khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải
của các bên tranh chấp, trong thời hạn 01 ngày,
Phòng LĐ - TB và XH báo cáo Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định cử hòa giải viên
tham gia giải quyết vụ TCLĐ và trong thời hạn 01
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của
Phòng LĐ - TB và XH, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện ban hành quyết định cử hòa giải viên
tham gia giải quyết vụ tranh chấp Như vậy, với
quy định của pháp luật hiện hành thì khoảng thời
gian thực tế dành cho hoạt động hòa giải TCLĐ
chỉ còn 03 ngày làm việc Việc xác minh, thu thập
tài liệu, chứng cứ là do các bên liên quan cung
cấp, vì vậy, khi một trong hai bên có liên quan
cố tình không cung cấp tài liệu thì hòa giải viên
sẽ khó có thể có những trợ giúp để đảm bảo
quyền lợi cho cả hai bên
Tuy nhiên khoản 1 Điều 201 cũng có quy định
một số TCLĐ không bắt buộc phải qua thủ tục
hòa giải như: sa thải, đơn phương chấp dứt hợp
đồng; bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấp dứt
hợp đồng; giữ người giúp việc gia đình với
NSDLĐ; BHXH, BHYT; bồi thường thiệt hại giữa
NLĐ với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa
NLĐ đi làm việc tại nước ngoài Quá trình giải
quyết TCLĐ có thể trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau, trong đó giải quyết TCLĐ tại tòa án là giai
đoạn có tầm quan trọng đặc biệt Vì việc giải
quyết TCLĐ tại tòa án được thực hiện bởi tòa án
với tư cách là cơ quan tài phán mang tính quyền
lực nhà nước và được tiến hành theo trình tự, thủ
tục tố tụng chặt chẽ; Giải quyết TCLĐ tại tòa án
là hoạt động giải quyết cuối cùng sau khi tranh
chấp đã được giải quyết ở các giai đoạn khác mà
không đạt kết quả; Các phán quyết của tòa án về
vụ án TCLĐ được đảm bảo thi hành bằng các
biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan
thi hành án Cho nên việc giải quyết TCLĐ chủ
yếu ở các cơ quan tòa án đã góp phần phân định
tính đúng đắn, hợp pháp trong hành vi của các
chủ thể, góp phần đảm bảo được quyền lợi của
NLĐ khi bị vi phạm Do là cơ quan xét xử mang
tính quyền lực của Nhà nước nên trình tự, thủ tục
chặt chẽ và hiệu lực phán quyết có tính khả thi
cao, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó
khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của LĐN sẽ
được đảm bảo Và hơn hết, nguyên tắc xét xử của
tòa án là công khai nên có tính răn đe đối vớinhững NSDLĐ khi vi phạm vào quyền lợi củaLĐN Tuy nhiên việc lựa chọn phương thức tòaán có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tạitòa án phải theo trình tự, thiếu sự linh hoạt dopháp luật quy định Cùng với việc phán quyết củatòa án thường bị kháng cáo, quá trình tố tụng cóthể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiềucấp xét xử, dẫn đến việc đòi lại quyền của LĐNquá lâu khiến họ gặp nhiều khó khăn trongkhoảng thời gian chờ xét xử
Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việcbảo vệ quyền lợi của LĐN Công đoàn là ngườiđại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chínhđáng của LĐN, họ tham gia thương lượng và giámsát việc NSDLĐ thực hiện các nội quy lao động,quy chế tiền lương và thưởng, định mức lao động…Ngoài ra khi LĐN bị xâm phạm đến quyền lợi thìcông đoàn sẽ tham gia, hỗ trợ GQTC lao động,tham gia đối thoại với NSDLĐ để xây dựng quanhệ lao động hài hòa, ổn định, đây là vai trò khôngthể thay thế của công đoàn
3 kết luận
Qua phân tích các quy định của pháp luật hiệnhành nêu trên, có thể thấy nhìn chung pháp luậtvề bảo vệ quyền của LĐN ở nước ta về cơ bảnđã bảo vệ quyền lợi của LĐN trong hầu hết cáclĩnh vực như việc làm, học và đào tạo nghề, thờigian làm việc nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, thaisản Pháp luật hiện hành đã căn cứ vào đặcđiểm riêng về tâm sinh lý của LĐN để ban hànhnhững quy định phù hợp với pháp luật Việt Namtrong lĩnh vực bảo vệ quyền của LĐN Bộ luậtLao động 2012 của nước ta đã có quy định cụ thểvề những quyền riêng có của LĐN qua nhữngNghị định và Thông tư nhằm hoàn thiện hơn vềviệc bảo vệ quyền của họ: Quyền bình đẳng,không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực việclàm, đào tạo lao động, tuyển dụng, sử dụng laođộng, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; Quyền đượcđảm bảo lợi ích trong thời gian mang thai, sinhcon và nuôi con nhỏ với những lợi ích về việclàm, BHXH, nghỉ thai sản và kỷ luật lao động;Quyền được đảm bảo điều kiện làm việc phù hợpnhư quy định các công việc và điều kiện làm việcphù hợp, điều kiện về cơ sở vật chất tại nơi làmviệc; Chống quấy rối tình dục nơi làm việc;Quyền đảm bảo về tiền lương; Quyền đảm bảo
Trang 18về tuổi nghỉ hưu Pháp luật của nước ta cũng đảm
bảo LĐN không bị bóc lột, xâm hại và đối xử bất
công qua các biện pháp xử phạt để giúp LĐN bảo
vệ được quyền của mình như bồi thường thiệt hại,
xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm
hình sự và giải quyết TCLĐ thông qua hòa giảivà Tòa án, trong đó không thể thiếu được vai tròcủa Công đoàn trong việc đảm bảo quyền lợi củaLĐN và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữaNSDLĐ và LĐN n
Current regulations of vietnam of proteCting
female workerss rights
People's Committee of My Thuan Commune, Binh Minh District, Vinh Long Province
aBstraCt:
The misconception about gender makes female workers become more vulnerable objects Thegender characteristics and the existence of the male-dominated concept make women in Vietnamvulnerable with many challenges including abused rights and interests This article is to presentcurrent regulations of protecting rights of female workers which focus on three main contentsincluding regulations of compensation, regulations on handling administrative violations andregulations of solving disputes
keywords: Female workers, protection of female labor rights.
taØi liệu tham khảo:
1 Bộ luật Lao động năm 2012.
2 Đỗ Ngân Bình (2006), “Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ theo Công ước quốc tế về xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3), tr.73.
3 Nguyễn Hữu Chí (2005), Hoàn thiện thực thi pháp luật về lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp.
4 Vũ Ngọc Dương (2010), “Quyền bình đẳng của lao động nữ theo pháp luật Philippines”, Tạp chí Luật học, (2), tr.10.
ngày nhận bài: 9/12/2018
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 19/12/2018
ngày chấp nhận đăng bài: 29/12/2018
Thông tin tác giả:
trần thị mộng
ủy ban nhân dân xã mỹ thuận, huyện Bình minh, tỉnh vĩnh long
Trang 191 Đặt vấn đề
Công ty là một loại hình doanh nghiệp do các
thành viên góp vốn thành lập nhằm mục đích kinh
doanh Muốn tiến hành sản xuất, kinh doanh bất
cứ ngành nghề, loại dịch vụ nào đều phải cần có
vốn Vốn này do các thành viên góp vào để cùng
nhau thực hiện các hoạt động kinh doanh kiếm lời
Vì vậy, “vốn góp” và “phần vốn góp” của thành
viên góp vốn sẽ gắn liền với sự tồn tại của công ty
cho đến khi công ty giải thể hoặc bị phá sản Bất
cứ cá nhân, tổ chức nào muốn trở thành thành viên
của công ty đều phải đóng góp tiền, tài sản, trí
tuệ, của mình Nói cách khác, việc một thành
viên chuyển quyền sở hữu tài sản của mình vào
công ty đã làm phát sinh tư cách thành viên công
ty của người đó
Xét ở góc độ kinh tế, việc chuyển nhượng phầnvốn góp trong công ty là hoạt động mua bán, đầu tưkiếm lời Còn dưới góc độ pháp lý, việc chuyểnnhượng phần vốn góp của thành viên công ty là mộtloại giao dịch dân sự, được điều chỉnh bởi các quyphạm pháp luật chuyên ngành và các quy địnhchung khác Tuy nhiên, pháp luật Doanh nghiệpViệt Nam hiện hành còn chưa quy định rõ bản chấtcủa “thế nào là vốn góp”, “phần vốn góp”, “hành vichuyển nhượng vốn góp”, cũng như việc quản lý củanhà nước về việc chuyển nhượng phần vốn góptrong công ty là điều hết sức cần thiết
Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày thựctrạng pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp củacông ty cổ phần, cũng như những kiến nghị nhằmhoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này
thựC trạng pháp luật về Chuyển nhượng phần vốn góp
trong Công ty Cổ phần theo quy Định
Của luật doanh nghiệp năm 2014
tóm tắt:
Việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty nói cung và công ty cổ phần nói riêng nóiriêng là hoạt động mua bán, đầu tư kiếm lời Còn dưới góc độ pháp lý, việc chuyển nhượng phầnvốn góp của thành viên công ty là một loại giao dịch dân sự, được điều chỉnh bởi các quy phạmpháp luật chuyên ngành và các quy định chung khác Tuy nhiên, pháp luật Doanh nghiệp ViệtNam hiện hành còn chưa quy định rõ bản chất của “thế nào là vốn góp”, “phần vốn góp”,
“hành vi chuyển nhượng vốn góp”, cũng như việc quản lý của nhà nước về việc chuyển nhượngphần vốn góp trong công ty là điều hết sức cần thiết Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bàythực trạng pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp của công ty cổ phần, cũng như những kiếnnghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này
từ khóa: Vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, Luật Doanh nghiệp.
Trang 202 thực trạng pháp luật về chuyển nhượng
vốn góp trong công ty cổ phần
2.1 Điều kiện chuyển nhượng các loại cổ phần
trong công ty cổ phần
Chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần
(CTCP) là việc cổ đông chuyển một phần hoặc toàn
bộ số cổ phần mà mình đang nắm giữ cho người
khác (có thể là cổ đông hoặc không phải là cổ đông
của công ty) Bản chất của hành vi chuyển nhượng
vốn là sự dịch chuyển quyền sở hữu của cổ đông đối
với cổ phần của họ trong công ty Cổ đông muốn rút
cổ phần của mình ra khỏi công ty thì hoặc là yêu
cầu công ty mua lại cổ phần hoặc là chuyển nhượng
cổ phần của mình cho người khác Chính sự thuận
lợi, linh hoạt trong việc chuyển nhượng cổ phần đã
mang lại cho nền kinh tế sự vận động nhanh chóng
của vốn đầu tư mà không phá vỡ tính ổn định của tài
sản công ty
Khác với pháp luật Việt Nam về tính chuyển
nhượng phần vốn góp, pháp luật công ty cổ phần
Nhật Bản quy định, trừ một số trường hợp ngoại lệ
như khi công ty thay đổi tính trách nhiệm hữu hạn
của người góp vốn hoặc trong trường hợp công ty
giải thể, phá sản, những người góp vốn không được
trả lại phần vốn đã góp Tuy nhiên, để đảm bảo cho
việc thu hồi vốn đầu tư của người góp vốn, tính
chuyển nhượng của phần vốn góp rất cao Pháp luật
Việt Nam thừa nhận tính tự do chuyển nhượng của
cổ phần, cổ phiếu như một nguyên tắc song cũng có
một số giới hạn nhất định
a) Các loại cổ phần được tự do chuyển nhượng
Với số vốn đã bỏ ra để mua cổ phần mà công ty
chào bán, cổ đông không nhất thiết phải gắn bó lâu
dài với công ty nếu họ không muốn Tính tự do
chuyển nhượng cổ phần đem lại cho CTCP lợi thế
hơn hẳn so với các loại hình công ty khác Đối với
CTCP quyền chuyển nhượng mà chúng ta cần phải
hiểu ở đây bao gồm cả các quyền bán, tặng cho,
thừa kế, Có nghĩa là chuyển nhượng vốn trong
CTCP không thể chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là việc
mua bán, trao đổi
Một trong những ưu điểm nổi bật của CTCP là
mặc dù cổ đông “không được rút vốn đã góp bằng
cổ phần phổ thông dưới mọi hình thức, trừ trường
hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần”
(Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2014)
nhưng “được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ
đông” (điểm d Khoản 1 Điều 114 Luật Doanhnghiệp năm 2014) Do xuất phát từ quan niệm coiCTCP là mô hình tổ chức theo hình thức đối vốn, cótính chất đại chúng (phản ánh cấu trúc vốn linh hoạtvà khả năng chuyển đổi dễ dàng mà không làm mất
đi tính ổn định trong cấu trúc vốn) khác hẳn với môhình tổ chức theo hình thức đối nhân nên việcchuyển nhượng vốn trong CTCP dễ dàng hơn so vớicông ty TNHH và CTHD
Cũng chính vì điều đó, việc chuyển nhượng vốntrong CTCP không phải là một vấn đề gì quá phứctạp và khó khăn Nghĩa là các cổ đông có thểchuyển nhượng cổ phần của mình cho người khácmột cách công khai trên thị trường chứng khoán theonhững điều kiện mà pháp luật cũng như điều kiệncủa công ty quy định:
- Đối với các cổ phần phổ thôngCác cổ phần phổ thông có thể được coi là nềntảng cơ bản về vốn của CTCP, tổng giá trị loại cổphần này chiếm tỷ lệ chủ yếu trong công ty Nhữngngười sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổthông - họ là hiện thân về lợi ích của CTCP trênthương trường Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam,một cổ phần phổ thông sẽ có một phiếu biểu quyết,như vậy mọi cổ đông phổ thông đều có quyền thamgia biểu quyết, quyết định các vấn đề quan trọngliên quan đến hoạt động của công ty Một đặc trưngnữa của cổ phần phổ thông là quyền tự do chuyểnnhượng của người sở hữu nó Khi không còn nhu cầuđầu tư vào công ty, cổ đông phổ thông có thể chuyểnquyền sở hữu của mình đối với công ty cho ngườikhác thông qua việc chuyển quyền sở hữu các cổphần Các điều kiện về chào bán, chuyển nhượngloại cổ phần này có thể do Điều lệ công ty quy địnhhoặc không quy định
- Đối với các loại cổ phần ưu đãiBên cạnh các cổ phần phổ thông, các CTCP cóthể quyết định việc phát hành thêm một số loại cổphần ưu đãi Bao gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết,cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ữu đãi hoàn lại vàmột số cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty nếucó quy định Giống với các cổ đông phổ thông, cáccổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưuđãi hoàn lại đều là những người đầu tư vào công tybằng cách mua cổ phần trong công ty và hoàn toàncó quyền tự do chuyển nhượng các loại cổ phần này.Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa các loại cổphần này là: các cổ đông phổ thông hoàn toàn có
Trang 21quyền biểu quyết thì ngược lại các cổ đông sở hữu
cổ phần ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại không có
quyền quan trọng đó
Đối với các loại cổ phần ưu đãi (trừ cổ phần ưu
đãi biểu quyết), việc chuyển nhượng chúng như thế
nào hoàn toàn mang tính chất tùy nghi và do Điều
lệ công ty quy định Đương nhiên nếu Điều lệ không
cụ thể hóa vấn đề này các cổ đông sở hữu chúng sẽ
tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán
b) Một số cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng
Tính tự do chuyển nhượng cổ phần cũng có ngoại
lệ, đó là đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng
lập và cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời hạn 3
năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp (Khoản 3 Điều 119 Luật
Doanh nghiệp năm 2014)
Thứ nhất, đối với cổ phần phổ thông của cổ đông
sáng lập: Theo Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh
nghiệp năm 2015 thì: “Trong thời hạn ba năm, kể từ
ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ
đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng
cổ phần phổ thông của mình cho người không phải
là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại
hội đồng cổ đông” Tuy nhiên, không phải tất cả số
cổ phần thuộc sở hữu của cổ đông sáng lập đều chịu
sự hạn chế chuyển nhượng này mà chỉ có “số cổ
phần đăng ký tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp
lần đầu và đã góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp” mới bị
hạn chế chuyển nhượng theo Khoản 3 Điều 119
Hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần phổ thông
của cổ đông sáng lập sẽ được bãi bỏ sau thời hạn 3
năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp
Sở dĩ, pháp luật quy định như vậy, một mặt là
nhằm ràng buộc và đề cao trách nhiệm của cổ đông
sáng lập trong giai đoạn đầu thành lập công ty; mặt
khác có tác dụng ngăn chặn tình trạng các sáng lập
viên thành lập công ty nhằm mục đích nào đó như
để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người góp vốn,
hoặc để có nhân thân tốt chẳng hạn ) và khi đạt
được mục đích của mình, họ bán cổ phần của mình
và bỏ mặc số phận của công ty cũng như các cổ
đông góp vốn khác
Thứ hai, đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo
Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2014:
“Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết khôngđược chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết khôngđược chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác;nghĩa là tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổđông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần
ưu đãi biểu quyết mà mình nắm giữ cho người khác.Tuy nhiên, sau thời hạn 3 năm, cổ phần ưu đãi biểuquyết của cổ đông sáng lập chuyển thành cổ phầnphổ thông; còn cổ phần ưu đãi biểu quyết của tổchức được Chính phủ ủy quyền thì Luật Doanhnghiệp năm 2014 chưa có một quy định rõ ràngtương ứng
Đối với các cổ phần ưu đãi biểu quyết, trongmọi trường hợp, các cổ đông sở hữu các cổ phần đókhông được phép chuyển nhượng cho người khác.Đây là quy định tối bắt buộc Tuy nhiên, thực tiễnđặt ra trường hợp đặc biệt, khi một cổ đông cóquyền ưu đãi biểu quyết chết thì số cổ phần ưu đãiđó sẽ được giải quyết như thế nào? Để đảm bảoquyền lợi và lợi ích của chính các cổ đông này,Điều lệ công ty nên quy định cụ thể những trườnghợp đặc biệt, ví dụ để lại thừa kế cho người khác.Trong những trường hợp đặc biệt như vậy, cổ phần
ưu đãi biểu quyết chỉ có thể được chuyển nhượngsau khi đã được chuyển nhượng thành cổ phần phổthông Có nghĩa là khi một cổ đông có quyền ưuđãi biểu quyết chết thì họ chỉ có thể để lại chongười thừa kế giá trị vật chất của các cổ phần màhọ sở hữu chứ không phải là giá trị pháp lý củanhững cổ phần đó
2.2 Thủ tục và hình thức chuyển nhượng cổ phần
Các quy định liên quan tới chuyển nhượng cổphần được Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy địnhmột cách rất cụ thể và rõ ràng như: hình thức chuyểnnhượng, trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổphần trong cổ phiếu có ghi tên Có thể được thựchiện giữa các cổ đông của công ty với các cổ đôngkhác trong công ty, hoặc với người khác không phảilà cổ đông của công ty Song, khác với hình thứcmua lại cổ phần, chuyển nhượng cổ phần về bảnchất không làm thay đổi số vốn của CTCP trên thựctế Do đó, việc chuyển nhượng cũng không làm ảnhhưởng đến quy mô sản xuất hay năng lực tài chínhcủa CTCP đó trên thị trường
Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiệnbằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng
Trang 22cách trao tay cổ phiếu Việc chuyển vốn dưới hình
thức này rất dễ dàng và thuận lợi thông qua thị
trường chứng khoán Bên chuyển nhượng vẫn là
người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên
của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ
đăng ký cổ đông Giấy tờ chuyển nhượng phải được
bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
hoặc đại diện ủy quyền của họ ký Thủ tục chuyển
nhượng cổ phần trong công ty cổ phần được quy
định như sau:
- Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng
lập:
+ Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp
đồng chuyển nhượng cổ phần
+ Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã
hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần
+ Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để
thông qua việc chuyển nhượng cổ phần
+ Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong
Sổ đăng ký cổ đông của công ty
+ Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập
theo quy định
- Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông phổ
thông:
+ Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp
đồng chuyển nhượng cổ phần
+ Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã
hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần
+ Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong
Sổ đăng ký cổ đông
+ Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng
số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh
(nếu có)
- Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý:
Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần
có liên quan cho đến khi thông tin của người nhận
chuyển nhượng được đăng ký vào Sổ đăng ký cổ
đông
Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán
đủ và những thông tin về người mua được ghi đúng,
ghi đủ vào Sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó,
người mua cổ phần trở thành cổ đông của CTCP
Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không
có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ
phần đó
Quyền chuyển nhượng cổ phần bao gồm mua
bán, tặng cho, để lại thừa kế Trong quan hệ
chuyển nhượng cổ phần, người nhận chuyển
nhượng trở thành chủ sở hữu cổ phần khi tên củangười này được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đôngvà như vậy người chuyển nhượng vẫn được nhậncổ tức từ công ty trong trường hợp họ chuyểnnhượng cổ phần của mình trong thời gian giữathời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thờiđiểm trả cổ tức Luật Doanh nghiệp năm 2014còn dự liệu cả trường hợp chỉ chuyển nhượng mộtsố cổ phần trong có phiếu có ghi tên thì cổ phiếucũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mớighi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổphần còn lại
2.3 Hệ quả pháp lý của việc chuyển nhượng cổ phần
Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đôngkhông làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ của CTCP.Nhưng việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đôngcông ty cũng gây ra một số hậu quả pháp lý nhấtđịnh đối với công ty như sau:
- Đối với trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổthông của cổ đông sáng lập: Trong trường hợp nàybên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần cóliên quan cho đến khi thông tin của bên nhậnchuyển nhượng được đăng ký vào Sổ đăng ký cổđông Tuy nhiên, sau khi nhận chuyển nhượng cổphần của cổ đông sáng lập thì CTCP phải tiến hànhđăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy địnhcủa Khoản 3 Điều 51 Nghị định số 78/2015/NĐ-CPcủa Chính phủ: Theo đó, công ty phải gửi Thôngbáo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đãđăng ký
Kèm theo Thông báo phải có: danh sách thôngtin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi; Hợpđồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờchứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng; Văn bảncủa Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc gópvốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tưnước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1Điều 26 Luật Đầu tư
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanhtrao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi cổ đôngsáng lập cho CTCP Và bên nhận chuyển nhượngcổ phần sẽ trở thành chủ sở hữu của CTCP, có cácquyền và nghĩa vụ của một cổ đông sáng lập theoquy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành.Ngoài ra, đối với cổ đông sáng lập đã chuyểnnhượng cổ phần phổ thông của mình sẽ phải chị thuếthu nhập cá nhân, dựa trên thu nhập mà người này
Trang 23đã nhận được khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần
của mình với thuế suất 20% tính trên giá trị của hợp
đồng chuyển nhượng cổ phần
- Đối với trường hợp chuyển nhượng các loại cổ
phần phần khác (trừ các loại cổ phần bị hạn chế
chuyển nhượng) thì việc chuyển nhượng cổ phần
sẽ được ghi nhận trong Sổ đăng ký cổ đông, bên
nhận chuyển nhượng sẽ trở thành cổ đông của công
ty cổ phần, có các quyền và nghĩa vụ y như một cổ
đông sở hữu công ty theo quy định của luật và Điều
lệ của CTCP đó, cũng như được hưởng các quyền
lợi khác từ loại cổ phần ưu đãi mà họ sở hữu trong
công ty
Như vậy, nếu như mức độ chuyển quyền sở hữu
của các thành viên trong công ty TNHH được xác
định thông qua phần vốn góp thì ở CTCP, đơn vị
xác định phần quyền sở hữu của từng cổ đông đối
với công ty là cổ phần Chính vì vậy, việc chuyển
nhượng cổ phần có nghĩa là chuyển nhượng phần
quyền sở hữu đối với công ty của cổ đông cho
người khác Xuất phát từ tính tự do chuyển nhượng
vốn của CTCP nên dễ dàng huy động được nhiều
nguồn vốn đầu tư của các nhà kinh doanh Họ đầu
tư tài sản vào công ty làm ăn có lãi để trở thành cổ
đông CTCP đó Sau một thời gian CTCP kinh
doanh phát đạt họ lại chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác để thu lời
3 hoàn thiện quy định về chuyển nhượng
vốn trong công ty cổ phần
Thực tiễn thi hành pháp luật về vốn trong CTCP
vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong thủ tục
chuyển nhượng Do đó, các quy định này cần thiết
phải được sửa đổi, bổ sung phù hợp để tạo điều
kiện thuận lợi cho CTCP dễ dàng hoạt động và
phát huy hơn nữa vai trò là nơi tập trung những
nguồn vốn lớn của xã hội, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển
Việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ
đông sáng lập chỉ áp dụng đối với số cổ phần đăng
ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp lần
đầy và đã góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh Quy định như vậy, là chưa thực sự hợp lý
và đảm bảo ý nghĩa của việc hạn chế chuyển
nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
theo tinh thần tại Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh
nghiệp năm 2014 Bởi giả sử có cổ đông sáng lập
không góp đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong
thời hạn 90 ngày và sau thời hạn đó thì có ngườikhác nhận góp đủ số cổ phần còn thiếu, đươngnhiên người này sẽ được coi là cổ đông sáng lập vàkhi đó cũng phải chịu những hạn chế chuyểnnhượng như những cổ đông khác Như vậy, điềuluật chỉ cần quy định là: “Hạn chế chuyển nhượngcổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại Khoản
3 Điều 119 của Luật Doanh nghiệp chỉ áp dụng đốivới số cổ phần đăng ký mua tại thời điểm đăng kýdoanh nghiệp lần đầu tiên kể từ ngày được cấpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”
4 kết luận
Xu hướng mua bán phần vốn góp trong công tycổ phần của cổ đông sáng lập trong công ty cổphần ngày càng hiện hữu tại nước ta đặc biệt tronghoàn cảnh nền kinh tế hiện nay đang gặp khó khănvà hàng loạt các doanh nghiệp do thiếu vốn, thiếunhân lực, kinh nghiệm lâm vào tình trạng phá sảnhoặc bị thôn tính Chính vì thế đây là cơ hội chomột số nhà đầu tư có tiềm lực mua lại được phầnvốn góp hoặc cổ phần tại các doanh nghiệp tiềmnăng mà trong điều kiện bình thường họ khó có thểtiếp cận được
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chuyểnnhượng phần vốn góp trong công ty là hành vi có
ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý Hệ quảpháp lý của chuyển nhượng phần vốn góp trongcông ty tạo ra khả năng chuyển quyền sở hữu tàisản của thành viên, cổ đông sang cho người khác(có thể là thành viên hoặc không phải là thànhviên của công ty), đồng thời ràng buộc nghĩa vụvà mang đến quyền lợi cho các thành viên, cổđông của công ty đó
Với cách tiếp cận như vậy, bài viết đã nghiêncứu giải quyết được các vấn đề sau:
- Nghiên cứu khá kỹ lưỡng cơ sở lý luận củaviệc chuyển nhượng phần vốn góp trong công tycổ phần Việc chuyển nhượng phần vốn góp tạo racác hệ quả pháp lý đối với các thành chuyểnnhượng, nhận chuyển nhượng và đối với cả công
ty Sau khi nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyểnnhượng trở thành thành viên, cổ đông và có quyềnlợi và nghĩa vụ nhất định đối với công ty
- Các hình thức chuyển nhượng phần vốn góptrong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Namhiện tại còn có nhiều khiếm khuyết Ngoài hìnhthức chuyển nhượng bằng hợp đồng là chủ yếu,các hình thức chuyển nhượng khác như trao tay (cổ
Trang 24phiếu) cũng là các nhu cầu kinh tế khách quan đòi
hỏi có luật điều chỉnh cụ thể hơn nữa Bản thân
khái niệm “vốn góp”, “phần vốn góp”, “tài sản
góp vốn” theo pháp luật Việt Nam cũng cần thống
nhất và hoàn thiện hơn nữa để ghi nhận chế định
quyền tài sản đối loại tài sản là “phần vốn góp”
- Từ việc đánh giá các khiếm khuyết nêu trên,bài viết nêu một số kiến nghị nhất định nhằm xâydựng và hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượngphần vốn góp trong công ty cổ phần ở Việt Nam n
Current regulations of enterprise law 2014 on
transferring ContriButed Capital at joint stoCk
on this legal issue
keywords: Contributed capital, transfer of contributed capital, Enterprise Law.
taØi liệu tham khảo:
1 Lại Thị Hải Yến (2012), Quy chế pháp lý về vốn của công ty cổ phần - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
2 Nguyễn Bích Ngọc & Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty: Vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, NXB Tri thức.
3 Lê Vệ Quốc (2001), “Tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng vốn đối với công ty TNHH và công ty cổ phần”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (11), tr 41-47.
4 Phạm Thị Tâm (2015), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
ngày nhận bài: 20/12/2018
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 30/12/2018
ngày chấp nhận đăng bài: 2/1/2019
Thông tin tác giả:
phạm vũ phương
trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện thới lai, thành phố Cần thơ
Trang 251 Đặt vấn đề
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình (gọi chung là bí mật đời tư) là một trong
những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người
được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận
Việc bảo vệ nó tưởng chừng như đơn giản, nhưng
trên thực tế, sự vi phạm trong thời gian qua có thể
nói là đang tràn lan, trở thành mối lo cho xã hội
Việc ngăn chặn sự xâm phạm bí mật đời tư của cá
nhân thực sự khó khăn trong kỷ nguyên internet này,
khi mà thông tin được lan truyền rất nhanh chỉ sau
một cái “nhấp” chuột máy tính, rất nhiều thông tin
đời tư cá nhân đáng ra phải được bảo vệ bị phơi bày
Những người có thông tin cá nhân, hoặc người thân
của họ bị tiết lộ đôi khi gặp quá nhiều rắc rối trong
cuộc sống, khi kẻ xấu sử dụng thông tin của họ
nhằm thực hiện hành vi phi pháp…
Trong thời đại công nghệ số hóa phát triển
mạnh mẽ như hiện nay, việc đưa các thông tin cá
nhân của mình lên mạng để sử dụng vào những
mục đích khác nhau đã dần trở nên quen thuộc
Việc làm này một mặt giúp thuận tiện hơn trong
việc sử dụng các dịch vụ xã hội, nhưng mặt trái
của nó là tồn tại những nguy cơ bị người khác đánhcắp thông tin để thực hiện những hành vi trái phápluật như giả mạo bạn bè, người thân để lừa đảo,làm giả thẻ ngân hàng…
Bên cạnh đó, không khó để tìm kiếm đượctrên mạng thông tin cá nhân, những bí mật giađình, đời sống tình cảm riêng tư của một số chínhtrị gia, diễn viên, ca sĩ, người mẫu nổi tiếng, thậmchí là những ồn ào xung quanh vụ scandal tronggiới showbiz Chưa bàn tới việc những thông tinnày khi đăng tải có được sự cho phép của ngườitrong cuộc hay không, việc công khai nhữngthông tin đó có thể dẫn đến tổn hại về tinh thần,danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân người đó.Chính vì thế, việc biết được những thông tin cánhân của mình có được pháp luật bảo vệ haykhông, phạm vi thông tin cá nhân được bảo vệnhư thế nào, mức độ bảo vệ ra sao… là điều hếtsức quan trọng và cần thiết Đây chính là nhữngquy định của pháp luật “quyền về đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình”, một trongnhững quyền nhân thân cơ bản của cá nhân đượcpháp luật dân sự bảo vệ
quyền về ĐơØi sống riêng tư theo pháp luật dân sự việt nam hiện haØnh
tóm tắt:
Trong thời đại công nghệ số hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc đưa các thông tin cánhân của mình lên mạng để sử dụng vào những mục đích khác nhau, đã dần trở nên quen thuộc.Việc làm này một mặt giúp thuận tiện hơn trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội, nhưng mặt tráicủa nó là tồn tại những nguy cơ bị người khác đánh cắp thông tin để thực hiện những hành vi tráipháp luật như giả mạo bạn bè, người thân để lừa đảo, làm giả thẻ ngân hàng… Trong phạm vi bàiviết, tác giả trình bày lịch sử phát triển quyền về đời sống riêng tư trên thế giới và quy định củapháp luật dân sự Việt Nam về quyền về đời sống riêng tư
từ khóa: Quyền đời sống riêng tư, bí mật đời tư.
Trang 262 lịch sử phát triển quyền về đời sống riêng
tư trên thế giới.
Trong tác phẩm “Bàn về tự do”, Stuard Mill
(1806 - 1873) đề cập tới sự tồn tại của 2 không gian
đối lập, một thuộc về chính quyền quản lý, một dành
cho cá nhân tự quản Trước đó, sự phân biệt giữa
không gian riêng và chung cũng đã được John
Locke (1632 - 1704) đề cập gián tiếp trong tác phẩm
“chuyên luận số hai về chính quyền”, khi bàn về
tài sản, Locke cho rằng trong trạng thái tự nhiên của
cải xã hội được giữ như là tài sản chung Một cá
nhân có quyền sở hữu đương nhiên đối với thân thể
và tinh thần, thông qua lao động một cá nhân có thể
sở hữu tài sản thông qua việc kết tinh lao động vào
trong tài sản đó, biến nó thành tài sản cá nhân
Những tư tưởng về quyền về đời sống riêng tư
phát triển cực thịnh cùng với sự phát triển của tư
tưởng về các quyền cơ bản của con người trong
những năm 40 của thế kỷ 20 Ngày 10/12/1948, Đại
hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn
thế giới về nhân quyền Trong đó, Điều 12 Tuyên
ngôn này có ghi nhận về quyền riêng tư của cá nhân:
“Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về
đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng
như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ,
trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.”
Để cụ thể hóa các quy định về quyền con người
trong hiến chương Liên Hiệp quốc, hai công ước
quốc tế đã ra đời vào ngày 16/12/1966: Công ước
quốc tế về các quyền dân sự chính trị; Công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Tại
Điều 17 Công ước về các quyền dân sự chính trị,
Quyền riêng tư tiếp tục được đề cập: “1 Không ai bị
can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào
đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị
xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín 2
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ
chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.”
Thập kỷ 70 và khoảng thời gian sau nay là thời
kỳ nở rộ của quyền riêng tư trên bình diện quốc tế,
rất nhiều quốc gia ban hành những đạo luật nhằm
bảo vệ dữ liệu điện tử và bảo vệ quyền về đời sống
riêng tư, có thể kể đến như: năm 1974, Quốc hội
Hoa Kỳ thông qua đạo luật về quyền riêng tư The
Privacy Act; Năm 1977, nước Đức cho ban hành đạo
luật Liên bang về bảo vệ thông tin (Federal data
Protection act); Năm 1978, tại Pháp, Đạo luật bảo
vệ thông tin dữ liệu ra đời; Năm 1981, Isarel ban
hành Luật về quyền riêng tư; năm 1988 đến lượtAustralia ban hành Đạo luật về quyền riêng tư; năm
1992 là Thụy Sỹ và năm 1998 và Vương quốc Anh.Trong quá trình khảo cứu quy định về quyền vềđời sống riêng tư thì thấy tại nhiều quốc gia trong họluật Civil law, các quy định về quyền về đời sốngriêng tư, các quy định về quyền về đời sống riêng tưđược ghi nhận trong hiến pháp, luật dân sự và cácluật chuyên ngành Còn trong họ luật Common law,quy định định về quyền riêng tư được xây dựngthông qua các án lệ cũng như pháp luật thành văn,
do đó bao quát được những lỗ hổng nhưng thiếu sótmà nhà nước chưa kịp ban hành quy định để giảiquyết Trong các quốc gia thuộc dòng họ Commonlaw, Hoa kỳ là quốc gia có nền pháp lý phát triểnnhất, hệ thống quy định của pháp luật Hoa Kỳ về vềđời sống quyền riêng cũng rất phong phú đa dạng dođó rất cần phải quan tâm nghiên cứu
Tại Hoa Kỳ, nguồn luật bao gồm cả pháp luậtthành văn và án lệ, án lệ sử dụng chủ yếu trong hoạtđộng xét xử Trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, khigiải quyết những tranh chấp bồi thường thiệt hại vềdân sự, hệ thống các quy định về trách nhiệm dânsự (tort, civil wrong) được áp dụng Những quy địnhnày được ghi nhận thông qua án lệ Ngoài ra để làmsáng tỏ thêm về những án lệ đã có cũng như tậphợp, pháp điển hóa những nguyên tắc chung tronggiải quyết tranh chấp mà Viện Khoa học pháp lýHoa Kỳ đã ban hành những tuyển tập bình luận vềcác vấn đề pháp lý khác nhau gọi là Reastatement
of law Bộ Reastatement of law đề cập tới nhiềulĩnh vực như Đại diện (Agency), Xung đột pháp luật(Conflict of the law), Hợp đồng (Contract), Tài sản(Property)…
Khi xét xử, bên cạnh việc viện dẫn các án lệ,các thẩm phán cũng dựa trên những nguyên tắcđược ghi nhận trong các tuyển tập này để lập luậnvà đưa ra phán quyết
Mục 652 tuyển tập số 02 về bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng (Reastatement of the law, second,Torts 652) có quy định về các dạng hành vi xâmphạm quyền riêng tư phải chịu trách nhiệm dân sựbao gồm:
- Xâm phạm không gian riêng tư (Instructionupon seclusion)
- Hành vi sử dụng tên tuổi và hình ảnh của ngườikhác (Approriation of name or Likeeness)
- Hành vi công khai đời sống riêng tư (PublicityGiven to Private Life)
Trang 27- Công bố thông tin không có cơ sở đặt người khác
vào tình huống gây hiểu lầm (Publicity that
unreasonably places the other in a false light before
the public)
Như vậy với 4 hành vi nêu trên có thể thấy rằng,
nội dung của quyền riêng tư trong pháp luật dân sự
Hoa Kỳ không chỉ đơn thuần là sự bảo vệ về khía
cạnh thông tin cá nhân mà nó còn có sự giao thoa với
các quyền dân sự khác: đó là quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở và nơi cư trú, quyền bất khả xâm
phạm đối với thư tín, quyền của cá nhân đối với tên
tuổi hình ảnh Việc xây dựng các quy định về quyền
riêng tư tại Hoa Kỳ, không xuất phát trên cơ sở lý
luận pháp lý mà được thể hiện thông qua thực tiễn
Thông qua các cuộc trao đổi, bàn luận về quyền
riêng tư xuyên suốt từ đầu thế kỷ 20, năm 1960, học
giả William Prosser đã đưa ra hệ thống 4 hành vi
xâm phạm tới quyền riêng tư (đã nêu trong chương I)
làm tiền đề cho công tác xét xử của các tòa án, từ đó
đúc kết kinh nghiệm thực tiễn cho sự ra đời cho quy
định về 04 hành vi xâm phạm riêng tư đã nêu ở trên
Trong 04 hành vi xâm phạm riêng tư theo pháp luật
Mỹ thì hành vi đầu tiên (Instrusion upon seclusion)
và hành vi thứ ba - Hành vi công khai đời sống riêng
tư (Publicity Given to Private Life) là dễ dàng nhận
thấy nó đúng là sự xâm phạm vào không gian riêng,
phù hợp với những quan niệm của Việt Nam Tuy
nhiên, dạng hành vi thứ hai thì có vẻ giống với hành
vi xâm phạm về hình ảnh, còn dạng hành vi thứ tư thì
giống với hành vi xâm phạm về danh dự nhân phẩm
Như vậy có thể thấy, pháp luật Mỹ xây dựng, định
hình các hành vi xâm phạm riêng tư thông qua hình
thức (mặt khách quan) của hành vi mà hướng tới giá
trị (khách thể) mà hành vi xâm hại Sử dụng hình ảnh
thì đối tượng tác động là hình ảnh, nhưng về bản chất
là làm tổn thương tới đời sống tinh thần, sự riêng tư
của cá nhân
Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về quyền
về đời sống riêng tư đó là vấn đề về truyền thống
pháp lý, tuy nhiên có một điểm đáng ghi nhận của
hệ thống Hoa Kỳ là môi trường lý luận và học thuật
phát triển có sự tương tác với đời sống pháp lý, từ đó
cho ra đời những quy định rất thiết thực phản ánh
đúng bản chất của hành vi chứ không viễn vong xa
vời Hệ thống án lệ của Hoa Kỳ thực sự có giá trị
trong việc xác định các hành vi khách quan xâm
phạm riêng tư và đường lối xử lý, sao cho đảm bảo
nguyên tắc stare decisis khỏa lấp được những thiết
sót của pháp luật thành văn
3 quyền về đời sống riêng tư trong luật dân sự việt nam
Từ trước khi Bộ luật Dân sự 2015 được thôngqua, hệ thống pháp lý của nước ta chỉ ghi nhậnquyền bất khả xâm phạm về nơi cư trú và thư tín,trong hiến pháp 1992 và quyền bí mật đời tư trongLuật Dân sự 1995 và Luật Dân sự 2005 chưa có quyđịnh trực tiếp về quyền về đời sống riêng tư Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bímật gia đình (gọi chung là bí mật đời tư) là một trongnhững quyền cơ bản quan trọng nhất của con ngườiđược Hiến pháp năm 2013 ghi nhận
Năm 2015, Bộ luật Dân sự 2015 với nhiều thayđổi, trong đó có sửa đổi về quyền bí mật đời tư trướcđây trong Luật Dân sự 2005, cụ thể điều 38 BLDS
2015 quy đình rằng: “Quyền về đời sống riêng tư, bímật cá nhân, bí mật gia đình”
BLDS năm 2015 quy định quyền về đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là một quyđịnh cần thiết, quan trọng và là một điểm nhấn phảnánh quan điểm lập pháp và trình độ lập pháp ở ViệtNam hiện nay Nhân tố con người được bảo đảmthực hiện có hiệu quả và thể hiện rõ nhất bản chấtcủa nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dânvà vì dân Điều 12 Tuyên ngôn toàn thế giới vềquyền con người năm 1948 của Đại Hội đồng Liênhiệp quốc quy định: “Không ai phải chịu sự canthiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, giađình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danhdự hoặc uy tín cá nhân”
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệchống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy Quyềncon người được bảo đảm thực hiện đối với mỗi cánhân cư trú trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình,mà còn được bảo vệ trong trường hợp lưu trú tại mộtquốc gia khác
Tại Điều 14 Công ước quốc tế về quyền của tấtcả những người lao động di trú và các thành viêngia đình họ năm 1990 của Đại Hội đồng Liên hiệpquốc quy định: “Không ai được phép can thiệp mộtcách bất hợp pháp hoặc tùy tiện vào cuộc sống giađình, đời tư, nhà cửa, thư tín hoặc các phương thứcgiao tiếp khác”… Điều 44 Công ước này quy định:
“Thừa nhận gia đình là một tế bào tự nhiên và cơbản của xã hội và có quyền được xã hội và nhà nướcbảo vệ…”
Như vậy, Luật Dân sự 2015 thay đổi về mặt thuậtngữ, sửa đổi từ “bí mật đời tư” sang “quyền đối vớiđời sống riêng tư” bổ sung thêm cụm từ bí mật cá
Trang 28nhân, bí mật gia đình Về mặt nội dung, khoản 1 của
hai quy định năm 2005 và 2015 vẫn là thiết lập
nguyên tắc bất khả xâm phạm và được pháp luật
bảo vệ cho quyền nhân thân được quy định Khoản
2 điều 38 BLDS 2015 bãi bỏ quy định tiết lộ thông
tin trong trường hợp chủ thể của thông tin đã chết,
mất năng lực hành vi, chưa đủ tuổi có năng lực hành
vi dân sự Khoản 3 điều 38 BLDS 2015 so với quy
định của BLDS 2005, không có nhiều thay đổi
Khoản 4 quy định thêm về quyền riêng tư của các
bên trong quan hệ hợp đồng (một quan hệ đặc trưng
trong lĩnh vực dân sự)
Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 chỉ có sự đổi
mới về hình thức chứ chưa có sự đổi mới nhiều về
mặt nội dung Quy định về quyền đối với đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình có 4 điểm
mới là: thay đổi về mặt thuật ngữ để tránh khỏi
những khúc mắc về khái niệm bí mật đời tư trước
đây; bổ sung thêm dữ liệu điện tử tại khoản 3 cho
phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin;
bổ sung thêm quy định về bảo vệ thông tin trong
giao dịch hợp đồng và cuối cùng là bổ sung nội dung
quyền đối với bí mật gia đình
Do những quan niệm pháp lý khác nhau cũng
như đặc thù của hệ thống pháp lý mà pháp luật nước
ta không có quy định ghi nhận trực tiếp quyền về
đời sống riêng tư Điều này không phải vấn đề lớn
bởi lẽ quyền về đời sống riêng tư là một quyền năng
mang tính ứng dụng rất cao có thể được quy định
trong các trường hợp cụ thể, các điều luật cụ thể chứ
không nhất thiết phải có một quy định trực tiếp về
quyền riêng tư trong luật dân sự
Quyền về bí mật đời tư trước đây hay quyền về
đời sống riêng tư hiên nay đều chưa thể hiện hết các
khía cạnh của quyền riêng tư, hai quyền này mới
chỉ đảm bảo sự riêng tư về thông tin, bản chất của
quyền riêng tư còn bao gồm sự riêng tư về thân thể,
hình ảnh, nơi cư trú, và tự do hành động Nếu đưa
quyền về đời sống riêng tư vào trong Luật Dân sự,
vô hình chung sẽ chồng chéo lên các quyền năng
khác, cụ thể quyền riêng tư sẽ chồng chéo quyền
đối với hình ảnh (mặc dù khách thể bảo vệ là khác
nhau, nhưng đối tượng bảo vệ lại giống nhau),
quyền về đời sống riêng tư sẽ chồng chéo với quyền
tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm nơi cư trú
Nhìn sang pháp luật Mỹ thì thấy rằng, việc đưa
ra định nghĩa cụ thể về quyền về đời sống riêng tư
không quá quan trọng mà quan trọng là xác định
được các hành vi xâm phạm quyền riêng tư và thiếtlập những nguyên tắc pháp lý để bảo vệ sự riêng
tư Tu chính án số 4 được coi là gốc của quyền riêng
tư tại Mỹ, nó quy định về việc bảo vệ thân thể, tàisản, thư tín trước những cuộc lục soát và tịch thu vôcăn cứ Trong tu chính án số 4 không hề có một từnào liên quan tới quyền riêng tư “privacy” Quyềnvề đời sống riêng tư và các quy định về quyền riêng
tư trong pháp luật Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sởpháp điển hóa, tập trung hóa những tranh luận, quanđiểm học thuật, thực tiễn giải quyết tranh chấp bằngán lệ và ban hành những đạo luật để giải quyếtnhững vấn đề phát sinh mới trong xã hội Như vậy,những quy định về quyền riêng tư ra đời là để đápứng nhu cầu của thời đại, việc xây dựng hệ thốngquy định về quyền riêng tư trong pháp luật Mỹ rấtlinh hoạt và mang tính thực tiễn cao chứ không đòihỏi những quy định khung, quy định cứng trong cácđạo luật gốc Đây là điểm mà những nhà làm luậtViệt Nam cần lưu tâm nghiên cứu học hỏi quyềnriêng tư: Thứ nhất dựa vào quy định về bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự; thứhai là dựa vào vào việc xử lý hành chính đối vớihành vi xâm phạm thông tin riêng tư trong từng lĩnhvực cụ thể; thứ ba là xử lý hình sự về các tội phạmhình sự nếu hành vi cấu thành các tội phạm như làmnhục người khác (Điều 155 BLHS 2015), tội xâmphạm chỗ ở người khác (Điều 158 BLHS 2015), tộixâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại,điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tưkhác của người khác (điều 159 BLHS 2015) Cơ chếthì đã có những việc xử lý trên thực tế thì khó bởicác phương thức xử lý thì chưa rõ ràng đôi khi chồngchéo lẫn lộn, hơn nữa cũng là một phần là do nhậnthức của xã hội, của các cơ quan công quyền về tầmquan trọng của việc bảo vệ sự riêng tư và thông tinlà chưa cao
4 kết luận
Với những phân tích trên có thể thấy pháp luậtdân sự nước ta quy định về quyền về đời sốngriêng tư là khác so với quyền về đời sống riêng tưcủa một số quốc gia trên thế giới Tuy nhiên cầnphải hiểu rằng, quyền về đời sống riêng tư là mộtlĩnh vực mang tính thực tiễn cao, những quy địnhvề quyền về đời sống riêng tư được xây dựng trên
cơ sở nhu cầu thực tế của xã hội, chứ không phảilà thông qua quy định khung trong các đạo luật gốcnhư Hiến pháp, Luật Dân sự Vấn đề hiện tại của
Trang 29Việt Nam không phải là sửa đổi Hiến pháp hay Bộ
luật Dân sự để đưa quyền riêng tư vào, mà là xây
dựng các đạo luật, các văn bản pháp luật chuyên
ngành quy định bảo vệ đời sống riêng tư cho cá
nhân Hiện nay, Nhà nước ta cũng đã rất tích cực
chủ động để sửa đổi các bộ luật hiện hành, bổ sung
các quy định về riêng tư, ban hành những quy định
mới bảo vệ sự riêng tư trong các lĩnh vực như thông
tin mạng, báo chí truyền thông, tố tụng hình sự.Hơn nữa, với sự ra đời của nguồn luật mới là Án Lệ(theo Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014, Nghịquyết 03/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và ápdụng án lệ của Hội đồng thẩm phán TANDTC), hyvọng rằng quá trình xây dựng và áp dụng các quyđịnh để bảo vệ sự riêng tư sẽ diễn ra một cáchnhanh chóng và hiệu quả hơn nữa n
the right to a private life under Current vietnamese Civil law
Institute of Resource Development, Tra Vinh University
aBstraCt:
In the era of a rapid developed digital technology, the publishing your personal information onthe Internet for different purposes has gradually become familiar On the one hand, this activitymakes it more convenient for us to use social services On the other hand, this activity increasesrisks that our personal information could be stolen to commit illegal acts, such as impostures tocommit frauds and making fake bank cards This article is to propose the history of developing theright to a private life in the world and regulations of Vietnam of this legal issue
keywords: The right to a private life, private life.
taØi liệu tham khảo:
1 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Luật số: 91/2015/QH13 ngày 11/12/2015).
2 Thái Thị Tuyết Dung (2012), ‘‘Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia’’, Sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh;
3 Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu, ‘‘Pháp luật bảo vệ quyền bí mật dữ liệu cá nhân trên thế giới và Việt Nam’’, Bài đăng Tạp chí khoa học Nhà nước và Pháp luật số 2/2017, trang 67;
4 Phùng Trung Tập, ‘‘Bí mật đời tư bất khả xâm phạm’’, Bài đăng Tạp chí Luật học số 6/1996, trang 41;
5 ThS Lê Văn Sua, ‘‘Quyền bí mật đời tư cần được hướng dẫn cụ thể’’, Bài đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam số 5/2016, trang 27.
ngày nhận bài: 25/12/2018
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 5/1/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 15/1/2019
Thông tin tác giả:
Cao thanh tâm
viện phát triển nguồn lực, trường Đại học trà vinh
Trang 301 Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập hiện nay, quá trình giao
lưu kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ… giữa
Việt Nam và các nước trên thế giới phát triển một
cách nhanh chóng Đồng thời các giao lưu dân sự
cũng ngày càng được mở rộng, tăng nhanh cả về số
lượng cũng như quy mô mỗi giao dịch Giao dịch
dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho
cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập
và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa
mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong
sản xuất kinh doanh Giao dịch dân sự càng có ý
nghĩa quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay Giao dịch dân sự chính là công
cụ, phương tiện để các chủ thể tìm kiếm và trao đổi
lợi ích với nhau
Tuy nhiên, việc tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch
dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp, gây ra
nhiều vướng mắc, bất cập Thực tế cho thấy, đôikhi cũng có những chủ thể đã xác lập, thực hiệnmột giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợiích mà mình mong muốn mặc dù khi tham gia giaodịch họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mìnhtheo quy định của pháp luật với tinh thần thiện chí,ngay thẳng, trung thực nhưng họ không biết hoặckhông thể biết giao dịch mà mình xác lập là khôngcó căn cứ pháp luật Thông thường, dưới góc độpháp luật các chủ thể này được xác định là ngườithứ ba ngay tình
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngaytình khi giao dịch dân sự vô hiệu cũng là một vấn đềgây nhiều tranh cãi Vậy pháp luật bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của họ như thế nào? Chính vì vậy,việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý liênquan đến bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngaytình khi giao dịch dân sự vô hiệu, từ đó tìm ra nhữngvướng mắc, bất cập, đồng thời kiến nghị những giảipháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề
Bảo vệ quyền lợi ngươØi thứ Ba
ngay tÌnh khi giao dịCh dân sự vô hiệu theo quy Định pháp luật một số nướC
tóm tắt:
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu cũng là mộtvấn đề gây nhiều tranh cãi Vậy pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ như thế nào?Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền lợi củangười thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, từ đó tìm ra những vướng mắc, bất cập, đồngthời kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là điều hết sứccần thiết Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày kinh nghiệm pháp luật của các nước vềbảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu và pháp luật Việt Nam hiệnhành về vấn đề này
từ khóa: Người thứ ba ngay tình, giao dịch dân sự vô hiệu.
Trang 31này là điều hết sức cần thiết Trong phạm vi bài viết
này, tác giả trình bày kinh nghiệm pháp luật của các
nước về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi
giao dịch dân sự vô hiệu
2 pháp luật của một số quốc gia quy định về
việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vô hiệu
Để con người tồn tại và xã hội phát triển, pháp
luật cần phải bảo hộ quyền sở hữu tài sản cho cá
nhân và tổ chức, đây là trách nhiệm của nhà nước
Tùy thuộc vào tình hình chính trị, xã hội cụ thể mà
mỗi quốc gia có phương thức bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người thứ ba ngay tình khác nhau Mỗi
phương thức đó đều tồn tại điểm mạnh và yếu và
nếu kết hợp được các phương thức trên, thì quyền
sở hữu sẽ được bảo vệ tốt nhất, nhưng nhìn chung
pháp luật đều hướng tới bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi tham gia vào giao dịch dân sự
vô hiệu, cụ thể:
Bộ luật dân sự của Liên bang Nga 1994, Chương
20 quy định bảo vệ quyền sở hữu và các quyền tài
sản khác:
Điều 301 quy định về yêu cầu đòi tài sản từ
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay
tình Theo nội dung điều luật này, chủ sở hữu có
quyền đòi tài sản từ người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật Đây là quy định mang tính nguyên tắc
bảo hộ quyền của chủ sở hữu khi người khác chiếm
giữ tài sản của mình một cách bất hợp pháp không
ngay tình
Điều 302 quy định về yêu cầu đòi tài sản từ
người chiếm hữu không căn cứ nhưng ngay tình
Khoản 1 quy định là chủ sở hữu có quyền đòi lại tài
sản trong trường hợp tài sản bị chủ sở hữu hoặc
người được chủ sở hữu chuyển cho đã đánh rơi
hoặc bị mất trộm hoặc người khác chiếm hữu bằng
các phương thức khác trái với ý chí của chủ sở hữu
hoặc người chiếm hữu hợp pháp Quy định này
tương tự như Điều 167 BLDS năm 2015 trong các
trường hợp vật rời khỏi chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí thì chủ sở hữu
hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu
đòi lại tài sản Khoản 2 Điều 302 quy định người
chiếm hữu ngay tình thông qua giao dịch không
đền bù có tài sản thì phải trả lại cho chủ sở hữu tài
sản Như vậy, có thể hiểu ngược lại là người ngay
tình thông qua hợp đồng có đền bù thì không phải
trả lại tài sản cho chủ sở hữu Khoản 3 quy định,
đối với tiền và giấy tờ có giá người cầm giữ khôngđược yêu cầu nguời chiếm hữu ngay tình trả lại.Qua nội dung của hai điều luật trên cho thấynhững điểm tương đồng và khác biệt giữa hai Bộluật Dân sự của Việt Nam và Liên bang Nga nhưsau:
Về nguyên tắc luật bảo vệ quyền của người chủsở hữu khi vật bị người khác chiếm hữu không cócăn cứ pháp luật không ngay tình và bảo vệ lợi íchcủa người ngay tình có tài sản thông qua giao dịchcó đền bù thì được quyền sở hữu đối với tài sản.Điểm khác nhau giữa hai bộ luật này là: Bộ luậtDân sự Liên Bang Nga (BLDS Liên Bang Nga)không phân biệt việc đòi lại tài sản phải đăng kýquyền sở hữu và tài sản không phải đăng ký quyềnsở hữu Vì vậy, theo tinh thần của Điều 302 BLDSLiên bang Nga, thì người ngay tình thông qua giaodịch có đền bù, không phải trả lại tài sản trong tất cảcác trường hợp Quy định như vậy là phù hợp vớithực tế, vì người ngay tình không có lỗi trong việcchiếm hữu tài sản, cho nên cần phải bảo vệ lợi íchhợp pháp của họ Nếu tài sản phải đăng ký quyền sởhữu mà việc chuyển giao có giấy tờ do cơ quan nhànước cấp đúng thẩm quyền thì người ngay tình cũngcần được bảo hộ
Ngoài ra, khoản 3 Điều 302 BLDS Liên bangNga quy định về chiếm hữu ngay tình đối với tiềnhoặc giấy tờ có giá thì người ngay tình không phảilại cho người có các giấy tờ đó và không phân biệtvề nguyên nhân, nguồn gốc chiếm hữu ngay tình.Đây là một quy định riêng đối với tài sản là tiền vàgiấy tờ có giá, trên thực tế người chiếm hữu ngaytình không thể biết được nguồn gốc hợp pháp củatiền và giấy tờ có giá, cho nên để đảm bảo cho cácgiao lưu dân sự phát triển ổn định, pháp luật côngnhận quyền sở hữu của người ngay tình
Như vậy, có thể thấy rằng, BLDS năm 1994 củaLiên bang Nga không phân biệt việc đòi lại tài sảnphải đăng ký quyền sở hữu và tài sản không phảiđăng ký quyền sở hữu Điều 302 BLDS Nga chỉ quyđịnh người chiếm hữu ngay tình thông qua giao dịchkhông đền bù có tài sản thì phải trả lại cho chủ sởhữu tài sản Từ quy định này cho phép suy luận rằng:Người ngay tình thông qua giao dịch có đền bù thìkhông phải trả lại tài sản trong tất cả các trường hợp.Trong Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp quyềnsở hữu được quy định tại Quyển thứ hai, gồm bốnThiên Tuy nhiên, trong Quyển hai không quy định
Trang 32về bảo vệ quyền sở hữu Phương thức bảo vệ quyền
sở hữu được quy định tại Thiên thứ hai mươi - Thời
hiệu và chiếm hữu
Điều 2229 quy định để hưởng thời hiệu chiếm
hữu phải liên tục không bị gián đoạn, phải yên ổn,
công khai, minh bạch và được thực hiện bởi danh
nghĩa là chủ sở hữu Điều 2229 không quy định về
chiếm hữu ngay tình, tuy nhiên người chiếm hữu
phải chiếm hữu bởi danh nghĩa chủ sở hữu, trên
thực tế được coi như chủ sở hữu Quy định này
giống như việc chiếm hữu ngay tình trong Luật
Dân sự Việt Nam
Điều 2265 quy định người ngay tình xác lập
quyền sở hữu đối với bất động sản đã mua là 10 năm
nếu người chủ sở hữu cư trú trong địa phân quản hạt
có bất động sản, 25 năm nếu chủ sở hữu cư trú ngoài
quản hạt Như vậy, nếu một người mua bán bất động
sản ngay tình thì được xác lập quyền sở hữu đối với
vật mua, cho nên chủ sở hữu không đòi lại vật được
Ngược lại, người mua chưa đủ thời hạn xác lập
quyền sở hữu phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu
Điều luật cũng không quy định việc mua bán theo
phương thức nào (đấu giá ), bởi vì đây là trường
hợp xác lập quyền sở hữu đặc biệt Thông thường
thời hiệu khởi kiện đối với tài sản hoặc quyền nhân
thân đều 30 năm, tuy nhiên trường hợp mua bán
ngay tình bất động sản là 10 năm, thì xác lập quyền
sở hữu Quy định này hợp lý hơn so với Điều 1688
BLDS năm 2015 của Việt Nam
Điều 2279 quy định người đánh mất hoặc đã bị
lấy trộm vật thì có thể đòi lại từ người đang giữ trong
thời hạn 3 năm kể từ ngày mất vật, người giữ vật có
thể kiện đòi người đã chuyển nhượng vật cho mình
Trường hợp này người đang thực tế giữ vật là ngay
tình, cho nên theo thời hiệu xác lập quyền sở hữu
trong trường hợp đặc biệt này là 3 năm Do vậy,
trong thời hạn 3 năm kể từ ngày mất vật chủ sở hữu
có quyền đòi lại vật từ người chiếm hữu ngay tình và
người ngay tình có quyền đòi tiền mua từ người bán
cho mình
Điều 2280 quy định, người đang giữ vật của
người khác bị mất mà đã mua vật đó ở chợ, hội chợ,
bán đấu giá, thì chủ sở hữu chỉ có quyền lấy lại vật
bằng cách trả cho người giữ vật số tiền đã mua
Ngoài ra, điều luật này còn quy định, người cho thuê
muốn đòi lại động sản cho thuê đã bị chuyển dịch,
muốn đòi lại vật thì phải trả cho người có vật số tiền
mua vật đó
Theo quy định của Điều 2280, nếu người ngaytình mua thông qua bán đấu giá, tại hội chợ chưađược xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì chủ sởhữu chỉ có thể lấy lại tài sản bằng phương thức mualại tài sản đó Quy định này phù hợp với thực tế, bởilẽ người mua qua đấu giá, hoặc trong hội chợ thìkhông buộc phải biết nguồn gốc tài sản có hợp pháphay không, vì đó là cuộc mua bán công khai nơicông cộng mà ai cũng có thể mua và bán, vì thế đểđảm bảo cho các giao lưu dân sự thông thoáng, ổnđịnh, thì cần phải bảo vệ người mua ngay tình1.Trong BLDS của Cộng hòa Pháp, ngoài quy địnhvề việc xác lập sở hữu đối với bất động sản đã muacủa người ngay tình theo thời hiệu tại Điều 2265 (cụthể: Tùy thuộc vào địa hạt cư trú của người chủ sởhữu với bất động sản mà có quy định khác nhau(nếu chủ sở hữu cùng địa hạt cư trú với bất độngsản là 10 năm và nếu chủ sở hữu cư trú ngoài quảnhạt với bất động sản là 25 năm) thì tại Điều 2280BLDS Pháp cũng quy định bảo vệ quyền lợi củangười thứ ba ngay tình mua tài sản thông qua bánđấu giá nếu chưa xác lập quyền sở hữu theo thờihiệu (Điều 2265) thì chủ sở hữu chỉ có thể lấy lạinhà ở bằng phương thức mua lại tài sản đó2.Bên cạnh đó, trong BLDS Cộng hòa Liên bangĐức quy định về hậu quả pháp lý của việc đăng kýsai… Nếu thửa đất đã bán cho người thứ ba đượcphép suy đoán là chủ sở hữu thụ đắc ngay tình Chủsở hữu đích thực ban đầu có quyền yêu cầu người đãđăng ký sai bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc thụđắc vô căn trên cơ sở quan hệ trái quyền3
Như vậy, trong trường hợp này người thứ ba ngaytình sẽ không phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữuban đầu Lúc đó, chủ sở hữu ban đầu được bảo vệbằng cách yêu cầu người đã đăng ký sai bồi thườngthiệt hại Với giải pháp này quyền lợi của người thứ
ba ngay tình được bảo vệ một cách tối ưu
Đối với BLDS Nhật Bản cũng thế:
Trường hợp hủy bỏ hợp đồng, trong đó A bị Blừa dối phải bán tài sản cho B bất động sản với giárẻ quá đáng và có hành vi pháp lý khác, trong đó Ckhông biết về sự lừa dối đã mua lại từ B bất độngsản nói trên, thì A không thể đòi bất động sản từ Cmà chỉ có thể yêu cầu B bồi thường thiệt hại4.Theo đó, chủ sở hữu chỉ được quyền yêu cầungười đã xác lập giao dịch với mình bồi thường thiệthại, chứ không được đòi lại tài sản từ người thứ bangay tình Tuy nhiên, chúng ta có thể mở rộng ra,
Trang 33không chỉ những người đã xác lập giao dịch với họ
mà ngay cả những người có lỗi dẫn đến giao dịch vô
hiệu đều có trách nhiệm bồi thường Tóm lại, giao
dịch với người thứ ba ngay tình được công nhận là có
hiệu lực nếu rơi vào trường hợp ngoại lệ như đã nêu
Khi đó, người thứ ba ngay tình sẽ không phải hoàn
trả lại tài sản Quyền lợi của chủ sở hữu ban đầu sẽ
được bảo vệ bằng cách yêu cầu bồi thường thiệt hại
Về nguyên tắc, pháp luật của các quốc gia đều
có các quy định để bảo vệ quyền của người thứ ba
ngay tình khi tham gia vào giao dịch dân sự vô hiệu
được quyền sở hữu tài sản là phù hợp với thực tế, vì
người ngay tình không có lỗi trong việc chiếm hữu
tài sản, cần phải bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ Từ
lý luận và thực tế như đã phân tích trên, để hướng tới
việc xây dựng pháp luật dân sự Việt Nam phù hợp
với xu thế của pháp luật của các quốc gia tiến bộ
trên thế giới
3 pháp luật việt nam hiện hành quy định về
việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vô hiệu
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự bị vô hiệu tại Điều 133
Như vậy, chế định người thứ ba ngay tình trong
Bộ luật Dân sự năm 2015 có một số điểm khác so
với Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đây, cụ thể:
Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
rộng hơn về đối tượng giao dịch, đã thay thế cụm từ
“động sản không phải đăng ký” bằng cụm từ “tài
sản không phải đăng ký” Quy định mới góp phần
bảo đảm tốt hơn, công bằng, hợp lý hơn quyền, lợi
ích hợp pháp của người thiện chí, ngay tình trong
giao lưu dân sự, theo đó, nếu người thứ ba ngay tình
căn cứ vào việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền mà xác lập giao dịch thì
người thứ ba ngay tình được bảo vệ Bên cạnh đó,
góp phần thay đổi nhận thức của người dân đối với
việc đăng ký tài sản, đồng thời, giúp nâng cao tinh
thần trách nhiệm của các cán bộ làm công tác đăng
ký tài sản
Thứ hai, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định giao
dịch của người thứ ba ngay tình không bị vô hiệu
trong trường hợp tham gia vào giao dịch tài sản phải
đăng ký mà giao dịch trước đó đã thực hiện việc
đăng ký Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy
định trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động
sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã
được chuyển giao bằng một giao dịch khác chongười thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba
bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tìnhnhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặcgiao dịch với người mà theo bản án, quyết định làchủ sở hữu tài sản nhưng sau đó bản án, quyết định
bị hủy, sửa và người này không còn là chủ sở hữu tàisản (Điều 138) Rõ ràng, quy định mới đã bảo vệtốt hơn quyền lợi của người thứ ba ngay tình, vốnluôn bị yếu thế khi tham gia vào các giao dịch dânsự Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quyđịnh rõ nếu giao dịch về tài sản phải đăng ký trướcđó chưa thực hiện việc đăng ký thì giao dịch tài sảnđó của người thứ ba ngay tình bị coi là vô hiệu.Việc quy định bảo vệ “người thứ ba ngay tình”trong trường hợp tài sản đã được đăng ký tại cơ quannhà nước có thẩm quyền là phù hợp với nguyên tắcđăng ký bất động sản hiện nay Trước đó, Điều 168,Điều 439, Điều 692 của Bộ luật Dân sự năm 2005;khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 đều quyđịnh thời điểm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sởhữu đối với bất động sản, động sản có đăng kýquyền sở hữu được tính từ thời điểm đăng ký Mặtkhác, quy định này cũng góp phần bảo đảm sự ổnđịnh trong các quan hệ dân sự
Thứ ba, quy định chủ sở hữu không có quyền đòi
lại tài sản từ người thứ ba ngay tình là một quy địnhhoàn toàn mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 Vềnguyên tắc, quy định này đồng thời bảo vệ quyền lợichủ sở hữu thực sự của tài sản và của cả người thứ
ba ngay tình khi tham gia các giao dịch dân sự liênquan đến đối tượng giao dịch cùng là một tài sản.Tuy nhiên, trên thực tiễn, quy định này rõ ràng có lợihơn cho người thứ ba ngay tình và làm hạn chế điquyền lợi của chủ sở hữu thực sự của tài sản Bởinếu chủ sở hữu thực sự của tài sản khởi kiện vàthắng kiện thì việc thi hành án để đòi bồi thường làkhông dễ dàng Các bên cần thận trọng hơn nữatrong việc xác lập các giao dịch dân sự, nhất là cáchợp đồng liên quan đến bất động sản và động sản cógiá trị lớn
Với những điểm mới nêu trên của Bộ luật Dân sự
2015, quyền lợi của người thứ ba ngay tình đã đượcbảo vệ tốt hơn, qua đó, tạo được sự tin tưởng cho cácchủ thể, bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ dânsự Bên cạnh đó, quy định mới về bảo vệ quyền lợingười thứ ba ngay tình trong Bộ luật Dân sự 2015cũng đã khắc phục được mâu thuẫn giữa quy định về
Trang 34thời điểm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu
tài sản của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai, đồng
thời góp phần thay đổi nhận thức của người dân đối
với thủ tục đăng ký tài sản, nâng cao tinh thần trách
nhiệm của cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ
tục về đăng ký tài sản vì theo quy định mới các cơ
quan này hoàn toàn có thể bị kiện ra tòa và phải
chịu trách nhiệm bồi thường nhà nước, nếu có lỗi
trong việc đăng ký tài sản trái pháp luật
Mặc dù Bộ luật Dân sự 2015 đã có những bổ
sung, sửa đổi theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi
của người thứ ba ngay tình, tuy nhiên, quy định về
bảo vệ bên thứ ba ngay tình trong Bộ luật Dân sự
năm 2015 còn khá sơ lược và thiếu rõ ràng gây ra
sự khó khăn trong việc hiểu và vận dụng quy định
Cụ thể, khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 quy
định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng
tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một
giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình
và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác
lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị
vô hiệu” Khó khăn liên quan đến việc áp dụng
quy định nêu trên trước hết chính là phải hiểu thuật
ngữ “chuyển giao” như thế nào cho đúng? Liệu
việc đưa tài sản vào trong giao dịch thế chấp hay
cầm cố có được xem như là việc chuyển giao tài
sản hay không? Hiện nay, vẫn có nhiều quan điểm
trái chiều về vấn đề này, trong đó có quan điểm
cho rằng việc cầm cố hay thế chấp tài sản không
phải là “chuyển giao” tài sản Hệ quả của quan
điểm này là không thể áp dụng những quy định
mới của Bộ luật Dân sự 2015 về người thứ ba ngay
tình để bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ như các tổ
chức tín dụng, ngân hàng khi họ bất đắc dĩ trởthành người nhận bảo đảm ngay tình
4 kết luận
Bộ luật Dân sự 2015 sau khi ra đời đã bảo vệ tốthơn quyền lợi của người thứ ba ngay tình Tuynhiên, để chế định trên có thể thực sự bảo vệ đượcquyền lợi cho các tổ chức tín dụng, các ngân hàng,thì đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền (Chính phủ,Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp…) phải sớmnghiên cứu, kiến nghị ban hành các văn bản hướngdẫn phù hợp hơn, cụ thể hơn liên quan đến ngườithứ ba ngay tình và người nhận bảo đảm ngay tình;khi đó, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với vaitrò là người nhận tài sản bảo đảm mới thực sự cóthể bớt đi “gánh lo” về khi nhận thế chấp, cầm cốtài sản
Việc nghiên cứu quy định về “Bảo vệ quyền lợicủa người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vôhiệu” là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lýluận và thực tiễn Vấn đề bảo vệ quyền lợi củangười thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệulà vấn đề cần được quan tâm và làm rõ vì thực tiễnnhững tranh chấp về vấn đề này khá phổ biến Tuynhiên, quá trình thực thi cho thấy quy định hiện hànhchưa bảo vệ một cách triệt để quyền lợi của ngườithứ ba khi mà việc giao dịch của họ là thiện chí,ngay tình và trong một số trường hợp chưa bảo đảmđược tính ổn định của các giao dịch dân sự Đặc biệtlà đối với các giao dịch dân sự mà đối tượng giaodịch là tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu vàngười thứ ba căn cứ vào tình trạng đã đăng ký củatài sản để thực hiện việc giao dịch, thì về nguyêntắc cần phải đảm bảo quyền lợi cho họ mới đảm bảođược tính công bằng, khách quan n
taØi liệu tríCh dẫn:
1 Nguyễn Minh Tuấn (2008), “Bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức kiện đòi tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật dân sự của một số nước”, Tạp chí Luật học, (4), tr.50-56
2 Nguyễn Thị Minh Phượng (2013), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu theo quy định tại Điều 138 BLDS Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (21), tr.23- 27.
3 Hoàng Thị Thúy Hằng (2012), Chế định vật quyền và dự kiến sửa đổi phần “tài sản và quyền sở hữu”trong BLDS sửa đổi của Việt Nam, Hội thảo Một số vấn đề về pháp luật dân sự so sánh pháp luật Cộng hòa Liên Bang Đức, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản và Việt Nam.
4 Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (1995), Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.138.
Trang 35proteCting rights to third people immediately
when Civil transaCtions are invalid under
regulations of some Countries
Class CH16LDS_TV5_2, Tra Vinh University
keywords: The righteous third party, invalid civil transactions.
taØi liệu tham khảo:
1 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Luật Số: 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005).
2 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Luật số: 91/2015/QH13 ngày 11/12/2015).
3 Bài viết của ThS Vũ Thị Hồng Yến - Đại học Luật Hà Nội, Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi Chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản, Chuyên đề cho hội thảo khoa học cấp trường do bộ môn Luật dân sự - Khoa Luật Dân sự - Đại học Luật Hà Nội tổ chức vào ngày 11/12/2007.
ngày nhận bài: 23/12/2018
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 3/1/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 13/1/2019
thông tin tác giả:
phan thanh mộng quyền
lớp Ch16lds_tv5_2, trường Đại học trà vinh
Trang 361 đặt vấn đề
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành lập từ
năm 1998, ban đầu gồm 6 tỉnh, thành phố và hiện
nay vùng kinh tế này gồm 8 tỉnh, thành phố, bao
gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh,
Long An và Tiền Giang Trong đó, thành phố Hồ
Chí Minh được xác định là hạt nhân, là đầu tàu của
cả vùng Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiềm năng
phát triển của từng địa phương đặt trong mối liên
kết với các địa phương khác vẫn chưa phát huy
hiệu quả Một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả của liên kết
vùng tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong
thời gian qua chính là thể chế liên kết vùng Thể
chế là yếu tố quyết định tăng trưởng dài hạn của
nền kinh tế, động lực quan trọng của phát triển
Ngoài một vài quyết định mang tính chủ trươngcủa Thủ tướng Chính phủ, thể chế liên kết vùnghiện tại tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Namthiếu hẳn các nguyên tắc mang tính chủ đạo và cáckhung quy định chi tiết cho tiến trình liên kết Bêncạnh đó, tổ chức bộ máy vận hành liên kết vùngthật sự chưa đủ thiếu quyền năng và cơ chế thực thithiếu hiệu quả Giải quyết những điểm nghẽn nàychính là giải pháp then chốt nhất để thúc đẩy pháttriển liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Namhiệu quả hơn trong thời gian tới
2 Tiếp cận nghiên cứu về thể chế liên kết vùng
Theo trường phái kinh tế học thể chế nguyênbản, thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặccác quy định xác định hành vi trong những tìnhhuống cụ thể, được các thành viên của nhóm xãhội chấp nhận về cơ bản và sự tuân thủ các quy
Hoàn THiện THể cHế vùng kinH Tế Trọng điểm pHía nam - Bài Học
Từ các nước Trên THế giới
Tóm TắT:
Bài viết phân tích kinh nghiệm xây dựng liên kết vùng ở các quốc gia tiêu biểu (Trung Quốc,Hàn Quốc và Đức), từ đó rút ra bài học cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam góp phần hoànthiện cơ chế, chính sách cho Vùng Theo đó, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần chú ý đếncác vấn đề sau khi hoàn thiện thể chế liên kết vùng, gồm: (i) xây quy hoạch tổng thể phát triểnVùng gắn liền với những đặc thù của từng địa phương; (ii) thiết lập cơ chế chính sách và phânquyền tự chủ về tài chính, đầu tư cho vùng; (iii) tăng quyền chủ động cho các Hội đồng vùng kinhtế trọng điểm; (iv) phát huy vai trò của đầu tàu, hạt nhân trong vùng
Từ khóa: Thể chế, liên kết vùng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bài học kinh nghiệm.
Trang 37tắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền
lực bên ngoài khống chế (Nguyễn Hồng Nga,
2015, tr.3) Trường phái “kinh tế học tân thể chế”
cho rằng thể chế là những ràng buộc do con người
tạo ra, nhằm định hình các mối quan hệ tương tác
về chính trị, kinh tế và xã hội, nền kinh tế theo
chiều tăng trưởng, trì trệ hay suy giảm (Douglass
C North, 1991) Để có cái nhìn rõ nét hơn về vai
trò và tác động của thể chế, Ngân hàng Thế giới
(WB, 2002) xem xét thể chế ở ba trụ cột tương hỗ
Theo đó, thể chế là quy tắc (luật lệ), cơ chế thực
thi và tổ chức gắn liền với cơ chế thực thi đó Ở
đây, cần thấy rằng, cơ chế thực thi và tổ chức gắn
liền với cơ chế thực thi đó cũng hoạt động trên cơ
sở các quy tắc, luật lệ Ngược lại, bản thân chúng
cũng tác động đến việc đảm bảo thực hiện các quy
tắc, luật lệ đó trên thực tế
Các công trình nghiên cứu về thể chế liên kết
vùng của các quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng
chính sách, pháp luật của nhà nước (Trần Thị
Thanh Hương, 2015) hay bộ máy tổ chức và cơ chế
điều phối (Trần Thị Thanh Hương, 2015; CIEM,
2011; Ruben G Mercado, 2002; Hoàng Ngọc
Phong, 2007) là những vấn đề cốt lõi trong xây
dựng thể chế liên kết vùng Trên cơ sơ tiếp cận đó,
nghiên cứu sẽ phân tích thể chế liên kết vùng tại
Trung Quốc, Hàn Quốc và CHLB Đức, để từ đó đề
xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện thế chế liên
kết vùng tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
3 kinh nghiệm liên kết vùng của các nước
3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Trung
Quốc đã thay đổi tư duy theo quan điểm phát triển
phi cân đối, khuyến khích và tạo điều kiện cho các
vùng có tiềm năng phát triển nhanh hơn hẳn các
vùng khác và trở thành động lực thúc đẩy sự phát
triển của các vùng ít tiềm năng hơn, đồng thời tạo
nguồn lực để đầu tư vào các vùng kém phát triển
hơn Trong các liên kết vùng miền để phát triển
tại Trung Quốc, hợp tác vùng Chu Giang mở rộng
có thể được xem là mô hình thành công tại Trung
Quốc với những đặc điểm và cơ chế vận hành phù
hợp Hợp tác khu vực Chu Giang mở rộng của
Trung Quốc là hợp tác vùng lớn nhất của quốc gia
này trước hết là hợp tác vùng miền trong nước với
sự liên kết giữa 9 tỉnh và 2 khu hành chính đặc biệt,nhưng đồng thời cũng là sự chuẩn bị địa bàn chohợp tác đối ngoại thông qua các mối quan hệ ngàycàng rộng rãi với các nước ASEAN Một số bài họckinh nghiệm trong việc liên kết để vùng phát triểntừ hợp tác vùng Chu Giang mở rộng, đặc biệt làbài học về xây dựng thể chế, chính sách là:
Thứ nhất, liên kết vùng được hình thành từ nhu
cầu thực tiễn của các địa phương dựa trên nền tảngvận dụng những chính sách, chủ trương chủ củaNhà nước chứ không phải từ sự thành lập của trungương Do đó, liên kết vùng nhận được sự ủng hộtích cực của chính quyền các địa phương tham gia
Thứ hai, từng bước xây dựng, hoàn thiện thể
chế hoạt động và cơ chế vận hành theo phươngthức dò tìm, không nóng vội Năm đầu tiên các bêntham gia hợp tác đã ký được hiệp định khung, đạtđược sự nhất trí cao về nhận thức Năm thứ hai đãđưa ra được cương yếu quy hoạch, phương hướnghợp tác đã được xác định rõ ràng hơn Năm thứ bađưa ra được những hạng mục cụ thể và tổ chức thựchiện một cách chu đáo Năm thứ tư các lĩnh vựchợp tác được mở rộng, xúc tiến thực thi các hạngmục một cách thực chất
Thứ ba, xây dựng các khuôn khổ hợp tác và cơ
chế phối hợp rõ ràng Hai khuôn khổ hợp tác baogồm Diễn đàn hợp tác và phát triển vùng ChuGiang mở rộng và Hội nghị đàm phán kí kết kinhtế thương mại vùng Chu Giang mở rộng Các cơchế phối hợp gồm (i) Chế độ hội nghị liên tịch; (ii)Chế độ công tác của Ban Thư kí Hội nghị liên tịch;(iii) Chế độ phối hợp giữa Tổng thư kí (chínhquyền) của các tỉnh, khu; (iv) Chế độ Văn phòngchuyên trách
Thứ tư, các chính sách và cơ chế hợp tác được
bản thân các địa phương xây dựng thông qua cáchội nghị và diễn đàn dưới sự giám sát của Trungương Các quy hoạch được xây dựng sao cho phùhợp nhất với đặc điểm và tình hình phát triển củavùng dựa trên định hướng phát triển chung củacác nước
Thứ năm, cơ chế hợp tác được xây dựng rõ ràng
và phân công thực hiện rõ ràng Diễn đàn, Hộinghị liên tịch được tổ chức giữa những người đứngđầu chính quyền của các địa phương, xác định
Trang 38phương hướng, nội dung hợp tác Diễn đàn đóng
vai trò xây dựng cơ chế và thiết kế chính sách cho
của Vùng Tiếp đó, Hội chợ thương mại đóng vai
trò thúc đẩy hợp tác và trao đổi giữa các tỉnh/khu
Tiếp nữa, nội dung và các lĩnh vực hợp tác được
chính quyền và giới doanh nghiệp các các tỉnh/khu
không ngừng thúc đẩy và mở rộng
3.2 Kinh nghiệm ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước chính thể, có 9 tỉnh
và 7 thành phố đô thị (tương đương 7 tỉnh), dưới
cấp tỉnh là cấp quận - huyện - thành phố Hàn
Quốc cũng là đất nước có nhiều nét tương đồng
với Việt Nam Những năm gần đây, chính sách
phát triển vùng của Hàn Quốc không chỉ tập trung
về vấn đề lãnh thổ trong tiến trình lập kế hoạch
phát triển mà còn không ngừng mở rộng tăng
cường sự tự chủ, cơ hội cho các chính quyền địa
phương, đồng thời thiết lập các cơ chế khuyến
khích phù hợp tạo điều kiện cho các địa phương
hợp tác cùng nhau Về tổng thể, hoạt động liên kết
vùng ở Hàn Quốc được thực hiện qua hai phương
thức bắt buộc và tự nguyện Có thể nhận định một
số vấn đề về liên kết vùng ở Hàn Quốc như sau:
Một là, tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau
mà mục tiêu liên kết các địa phương trong phát triển
vùng được điều chỉnh cho phù hợp Theo đó, cơ cấu
tổ chức điều phối liên kết vùng cũng phải được thay
đổi, nhằm đáp ứng những yêu cầu về phối hợp
nguồn lực, chia sẻ lợi ích và giám sát hiệu quả
Hai là, vai trò của trung ương được nhấn mạnh
khi vừa là cơ quan khuyến khích, tài trợ kinh phí;
vừa là cơ quan dẫn dắt, định hướng chính sách; vừa
là cơ quan giám sát, kiểm tra thực hiện liên kết
vùng Trong đó, việc duy trì sự chủ động, sáng tạo
ở mỗi địa phương là rất cần thiết
Ba là, hoạt động liên kết vùng dù là bắt buộc
hay tự nguyện thì cũng phải được thể chế hóa trong
luật pháp Như thế mới nâng cao được tính pháp
lý của cơ chế liên kết
Bốn là, công tác tổ chức cán bộ trong những tổ
chức điều phối vùng cũng là vấn đề cần phải lưu
tâm để làm sao, vừa huy động được nguồn nhân lực
chất lượng cao, vừa hạn chế tính cục bộ địa phương
3.3 Kinh nghiệm liên kết vùng ở Đức
Đức là một nước cộng hòa đại nghị liên bang,
bao gồm 16 bang (Bundesländer), trong đó có 3Thành phố có thẩm quyền bang (Stadtstaaten) làBerlin, Hamburg và Bremen Để có thể quản lýbang một cách có hiệu quả hơn, các bang có thểhình thành các vùng (Regierungsbezirke), songcác vùng này không phải là một đơn vị hành chínhđộc lập mà chỉ có thể coi đó là đại diện của chínhquyền bang ở khu vực đó Chính sách phát triểnliên kết vùng ở Đức đã được quan tâm từ nhiềuthập kỷ nay, đặc biệt là sau chiến tranh thế giớilần thứ 2 Động lực cốt lõi để hoàn thành các mụctiêu liên kết này là phải tạo ra một “tài sản chung”của các địa phương, tạo điều kiện cho các địaphương cùng khai thác và sử dụng tài sản đó Liênkết vùng giữa các địa phương ở Đức có những vấnđề nổi bật như sau:
Một là, trong liên kết các địa phương ở Đức, vì
tính độc lập cao của mỗi cấp hành chính nênphương thức liên kết chủ yếu là tự nguyện Theođó, động lực để liên kết là cần phải hình thành tàisản chung theo nhiều hình thức khác nhau
Hai là, trong quá trình liên kết các địa phương,
trung ương cần thực hiện phân cấp đa dạng với cáchình thức phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội vàđặc trưng lịch sử Phân cấp phải gắn liền cơ chếphối hợp, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là trong côngcụ quy hoạch
Ba là, liên kết các chính quyền địa phương
thường tạo lập các công cụ tập trung vào hỗ trợ tàichính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ lậpnghiệp tại những địa phương kém phát triển
Bốn là, khuyến khích sự tham gia độc lập, tự
nguyện của các tổ chức ngoài hệ thống chínhquyền và người dân để giảm tải nguồn lực côngvà nâng cao hiệu quả quản lý
4 Bài học kinh nghiệm cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Với những bài học kinh nghiệm về xây dựngthể chế liên vùng của các nước trên thế giới, từcác quốc gia có những đặc điểm tương đồng về thểchế, kinh tế với Việt Nam đến quốc gia có thể chếchính trị khác Việt Nam, có thể đúc kết một số vấnđề cốt lõi mà Vùng kinh tế trọng điểm phía Namcần xem xét trong quá trình hoàn thiện thể chế liênkết vùng:
Trang 39Thứ nhất, xây dựng một hệ thống quy hoạch
tổng thể phát triển Vùng gắn liền với những đặc
trưng về đặc thù kinh tế văn hóa - xã hội của từng
địa phương Quy hoạch từng vùng kinh tế trọng
điểm phải gắn với không gian của các vùng lân
cận và cả nước, quy hoạch từng tỉnh, thành phải
gắn với các địa phương khác trong nội vùng để
không gian quy hoạch không bị chia cắt bởi các
ranh giới hành chính, gây tình trạng phân bổ vốn
đầu tư manh mún, thiếu tính liên kết, tính tổng thể
Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiên cứu các luận
cứ khoa học để xây dựng bản đồ lợi thế so sánh
cho tất cả các vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh,
thành trong nội vùng, chú trọng đến những lợi thế
động, lợi thế dựa trên công nghệ cao Đồng thời,
quy hoạch phát triển phải dựa trên các dự báo
ngắn, trung và dài hạn của vùng, nền kinh tế quốc
gia và thế giới
Thứ hai, thiết lập cơ chế chính sách và phân
quyền tự chủ về tài chính, đầu tư để khai thác các
nguồn lực cho phát triển vùng Mấu chốt của chính
sách và cơ chế phát triển kinh tế vùng là việc giao
quyền tự chủ, tự quyết định cho chính quyền địa
phương hoặc các chính quyền địa phương liên quan
trong quyết sách một số vấn đề mang tính then
chốt cho phát triển kinh tế vùng như các dự án đầu
tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hay các hỗ trợ, ưu đãi đặc
biệt về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tiếp
cận nguồn vốn, sử dụng đất, về thuế… Như vậy,
các thảo luận về việc xây dựng chính sách và cơ
chế phát triển kinh tế vùng cần tập trung vào các
vấn đề như phạm vi quyền tự chủ, tự quyết định
của chính quyền hoặc các chính quyền địa phương
liên quan; mối quan hệ giữa chính quyền trung
ương với chính quyền hoặc các chính quyền địa
phương vùng kinh tế trọng điểm; việc tạo và phân
bổ nguồn lực để thực thi chính sách
Thứ ba, tăng quyền chủ động cho các Hội đồng
vùng kinh tế trọng điểm Tăng quyền chủ động cho
các Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm trong hoạt
động đầu tư công cũng như công tác thu hút đầu tư
tư nhân và đầu tư nước ngoài Đặc biệt, cần xem
xét điều chỉnh lại cơ chế chuyển giao ngân sách
nhà nước giữa Trung ương và địa phương để cân
đối hơn năng lực thu và nhu cầu chi của các vùng
kinh tế trọng điểm, chẳng hạn đối với thành phố
Hồ Chí Minh Cần tăng hạn mức vay nợ của các
chính quyền địa phương trên cơ sở năng lực trả nợ.Ngoài ra, cần thay đổi cơ chế phân bổ ngân sáchcho các dự án đầu tư công hiện nay là theo nămtài chính, làm mất tính liên hoàn giữa các nămtrong suốt thời kỳ đầu tư
Thứ tư, thành phố Hồ Chí Minh cần được xem
xét với vai trò của đầu tàu, hạt nhân trong vùng.Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trungtâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoahọc công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốctế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lantỏa lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có
vị trí chính trị quan trọng của cả nước Tuy nhiên,hiện nay Thành phố vẫn chưa thực sự có mộtkhung pháp lý tương thích để điều chỉnh, phù hợpvới tình hình thực tiễn của Thành phố Nhìn chung,khung pháp lý điều chỉnh thành phố Hồ Chí Minhvề cơ bản cũng như các địa phương khác Đây làmột trong những nguyên nhân chủ yếu làm chothành phố Hồ Chí Minh khó có thể phát huy tối đanhững tiềm năng của mình để phát triển mạnh vàbền vững, qua đó đóng góp nhiều hơn cho cả nước.Cần có một thể chế thúc đẩy thành phố Hồ ChíMinh trở thành một cực tăng trưởng đảm bảo tínhlan tỏa cho các vùng lân cận và cả nước, giữ vai tròchủ đạo trong vùng kinh tế trọng điểm phía Namvà đóng vai trò tiên phong trong liên kết vùng đểnâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và đảm bảotính lan tỏa các thế mạnh về tri thức, chuyển giaocông nghệ, đào tạo cho các địa phương khác.Thành phố Hồ Chí Minh phải được quy hoạch theohướng quản trị đô thị mở thông qua hình thành cácđô thị vệ tinh của Thành phố và kết nối với các đôthị khác của các tỉnh thuộc vùng; Nguồn ngân sáchphân bổ cho thành phố Hồ Chí Minh và cơ chế linhhoạt huy động xã hội hóa đủ để phát triển các đôthị vệ tinh kết nối với các tỉnh lân cận thuộc vùng
5 kết luận
Bài học kinh nghiệm phát triển liên kết vùngtại các quốc gia trên thới giới cho thấy xây dựngthể chế là bước đi quan trọng đầu tiên để vận hànhliên kết vùng Xây dựng thể chế liên kết vùng cầndựa trên nền tảng 3 trụ cột: chính sách pháp luật,bộ máy thực thi và cơ chế thực thi Ba trụ cột đó khiđược thực hiện đồng bộ, khoa học và dựa trênnhững nguồn lực đầy đủ mới có thể đảm bảo liênkết vùng được vận hành hiệu quả n
Trang 40Tài Liệu THam kHaÛo:
1 Douglass C North (1991), Institutions, Journal of Economic Perspectives, 5 (1), trang 97-112.
2 Hoàng Ngọc Phong (2007), “Bàn về thể chế kinh tế vùng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo trang 17-19
3 Nguyễn Hồng Nga (2015), Thể chế và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, NXB ĐHQG TP.HCM, trang 3.
4 Ruben G Mercado (2002), “Regional Development in the Philippines: A Review of Experience, State of the Art and Agenda for Research and Action”, discussion paper series, No 2002-03.
5 Trần Thị Thanh Hương (2015), Kinh nghiệm về mô hình tổ chức bộ máy liên kết vùng ở Mỹ và Hàn Quốc: Bài học đối với Việt Nam, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 70, Tháng 9, 2015, pp 47-55.
6 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2011) - Báo cáo: Khảo sát liên kết giữa các địa phương trong phát triển Vùng tại Cộng hòa Liên bang Đức.
7 WB (2002), Báo cáo phát triển thế giới năm 2002.
ngày nhận bài: 3/12/2018
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 13/12/2018
ngày chấp nhận đăng bài: 23/12/2018
Thông tin tác giả:
pgS.TS đỗ pHú Trần TìnH - ThS nguYễn văn nên
Trường đại học kinh tế - Luật, đại học Quốc gia - Tp Hồ chí minh
compLeTing THe inSTiTuTion oF THe SouTHern keY
economic region – LeSSonS From Foreign counTrieS
lAssoc.Prof Ph.DDo Phu Tran Tinh
University of Economics and Law, Vietnam National University - Ho Chi Minh City
lMaster.nguyen Van nen
University of Economics and Law, Vietnam National University - Ho Chi Minh City
aBSTracT:
The paper analyzes experience of establishing regional links in some typical countriesincluding China, South Korea and Germany, thereby drawing lessons for the Southern keyeconomic region of Vietnam These lessons could contribute to enhance the mechanism andpolicies for the region development Accordingly, the Southern key economic region shouldfocuses on following issues after completing its regional linkage institution: (i) building theregional development master plan associated with the characteristics of each locality; (ii)establishing the policy and decentralizing the financial and investment autonomy for the region;(iii) increasing the autonomy for Councils of Key economic region; and (iv) promoting the role
of nuclear province of the region
keywords: Institutions, regional links, Southern key economic region, lessons