1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].

326 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Kết Quả Nghiên Cứu Khoa Học Và Ứng Dụng Công Nghệ
Tác giả Luật Trần Trí Dũng, Tào Thị Quyến, Lương Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Phi Yến, Trần Diệu Loan, Nguyễn Hữu Tiệp, Tề Hiến Thà, Nguyễn Hữu Tiệp, Vũ Duy Hào, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Pha, Phan Thị Xuân Huệ, Trần Thị Thanh Thủy
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thị Ngọc Thu, Ngụ Thị Diệu Thùy, TS. Trần Tuấn Anh, GS.TS. Đinh Văn Sơn, GS.TS. Trần Thọ Đạt, GS.TS. Nguyễn Bách Khoa, GS.TSKH. Đặng Ứng Vận, GS.TSKH. Đỗ Ngọc Khuê, PGS.TS. Lê Văn Tốn, GS.TSKH. Bành Tiến Long, GS.TS. Trần Văn Địch, GS.TS. Phạm Minh Tuấn, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Quỳnh, GS.TS. Vừ Khánh Vinh
Chuyên ngành Science and Technology Application
Thể loại Journal
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 326
Dung lượng 12,6 MB

Nội dung

ContentsISSN: 0866-7756 số 5 - Tháng 4/2019LUẬT TRẦN TRÍ DŨNG Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của tòa án nhân dân theo tinh thần hiến pháp năm 2013 Protecting justice through the tri

Trang 1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

Website: http://tapchicongthuong.vn

SỐ - THÁNG 4/2019 5

Trang 2

Ban Trị sự - ĐT: 024.22218238 Fax: 024.22218237

Ban Thư ký - Xuất bản ĐT: 024.22218230Ban Biên tập - ĐT: 024.62701436Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229Ban Tạp chí Công Thương Điện tửĐT: 024.22218232

Email: online@tapchicongthuong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao,

Q 1, TP Hồ Chí MinhĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com

Giấy phép hoạt động báo chí số:

60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn

In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế

Trang 3

ContentsISSN: 0866-7756 số 5 - Tháng 4/2019

LUẬT

TRẦN TRÍ DŨNG

Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của tòa án nhân dân theo tinh thần hiến pháp năm 2013

Protecting justice through the trial of the People's Court under the spirit of 2013 Constitution of Vietnam 8

TÀO THỊ QUYÊN - LƯƠNG TUẤN NGHĨA

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

The state management in managing and controlling e-commerce activities in Vietnam 15

NGUYỄN THỊ PHI YẾN

Bất cập về thời điểm được giao dịch về quyền sử dụng đất và một số kiến nghị

Inadequacies related to the timing of land use rights transfer and some proposals 22

TRẦN DIỆU LOAN

Thực thi chế định kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: 7 năm nhìn lại

Reviewing 07 years implementation of regulations on standard form contracts and general transaction

conditions in Vietnam law on protection of consumer rights 26

KINH TẾ

NGUYỄN HỮU TIỆP

Lý thuyết phát triển công nghiệp tại các vùng lãnh thổ và những nội dung cần vận dụng trong

phát triển công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

Theories of industrial development in territories and necessary contents for developing industries

in key economic regions of Vietnam 32

TÔ HIẾN THÀ - NGUYỄN HỮU TIỆP

Phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Thực trạng và giải pháp

Industrial development in Northern Vietnam key economic region: Current situation and solutions 37

VŨ DUY HÀO - NGUYỄN MINH PHƯƠNG - NGUYỄN THỊ PHA

Phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế

về hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp mới

Developing start-up companies: Current situation and international experience

in providing financial supports for new enterprises 43

PHAN THỊ XUÂN HUỆ

Phân tích hiệu quả sản xuất cây Lác trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Analyzing the effectiveness of planting Cyperaceae in Vung Liem District, Vinh Long Province 49

TRẦN THỊ THANH THỦY

Phân tích ảnh hưởng của ngành Thép Việt Nam trước cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

The U.S - China trade war and its impacts on Vietnam’s steel industry 54

Trang 4

TRẦN QUỐC THỊNH - ĐÀO VĂN CÔNG

Huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh: Thực trạng và giải pháp

Mobilizing capital sources for economic development investment of Tay Ninh province:

Current situation and solutions 64

TRẦN THỊ HOANG MAI - NGUYỄN THỊ HẢI YẾN - NGUYỄN THỊ THUY QUỲNH

Đổi mới quản lý để phát triển kinh tế tư nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Reforming the state management to facilitate the private sector development:

Current situation and some recommendations 70

QUẢN TRỊ - QUẢN LÝ

PHẠM THỊ THU HÀ

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án

Solutions to improve the efficiency of a project 76

CHU THỊ THỦY

Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội

Solutions to improve the quality of human resources of Hanoi Power Corporation 83

TRỊNH THU THỦY

Phương tiện hai bánh và môi trường tại Việt Nam

Two-wheel vehicles and their impacts on Vietnam’s environment 89

PHAN DIỆU HƯƠNG

Nghiên cứu khả năng điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ gia đình khi tăng giá điện sinh hoạt

Studying the possibility that consumers change their behavior in response to the increase

in the electricity rates 95

NGUYỄN QUYẾT THẮNG - LÊ HỒNG CẨM

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ

hành chính công tại Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu

Factors influencing the satisfaction of customer for with the quality of public administration services

at the Department of Industry and Trade Bac Lieu province 101

CÔ HỒNG LIÊN - NGUYỄN THỊ THANH THỦY - NGUYỄN THỊ DIỄM TRINH - HUỲNH MINH ĐẠT

Nhân tố ảnh hưởng quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động

huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh

Factors affecting the participation of workers in Cang Long District, Tra Vinh Province

into the voluntary social insurance 108

PHẠM QUỐC TRƯỜNG

Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với các dự án

theo hình thức đối tác công tư tại Việt Nam

Current situation and solutions to improve the effectiveness of the state management policies

on managing PPP projects in Vietnam 114

NGUYỄN THỊ THANH THỦY - VÕ PHƯƠNG THẢO

- CAO THỊ PHƯƠNG NGUYÊN - NGUYỄN ĐOÀN THỊ NGỌC THANH

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công của các công ty xây dựng khu vực Tây Nam bộ

Analyzing factors affecting the construction costs of construction companies in the Southwest region 125

Trang 5

NGUYỄN THỊ CÚC

Yêu cầu về nguồn nhân lực trong công ty kiểm toán trước xu thế hội nhập

Requirements for the human resources of auditing firms in the context of international integration 135

NGÔ QUỐC CƯỜNG

Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - So sánh với các quốc gia trong khu vực ASEAN qua một số chỉ tiêu

Quality of Vietnam’s human resources - Comparing to other ASEAN countries’ human

resources through some indicators 140

PHAM TRUNG TUAN

Factors influencing on the retaining membership of members in co-operatives in Vietnam

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của thành viên đối với hợp tác xã ở Việt Nam 145

PHAN QUỐC TẤN - BÙI THỊ THANH

Khám phá các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp đại học:

Khảo sát tại các Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Studying requirements of employers for university graduates:

Survey sin the industral zones in Ho Chi Minh City 152

NGUYỄN THỊ HỒNG PHÚC

Thực trạng di cư lao động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: Trường hợp lao động di cư

là công nhân và lao động tự do

The current situation of migration in Tra Vinh province: Cases of migrant workers and freelance workers 159

LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO - NGUYỄN CHU DU

Vai trò của Công đoàn trong tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát phong trào

thi đua khen thưởng tại các doanh nghiệp

The role of Trade Unions in inspecting, examining and supervising competition movements of enterprises 165

CẤN HỮU DẠN

Tác động của khía cạnh hành vi lãnh đạo trong văn hóa tổ chức đến sự gắn kết nhân viên

với tổ chức trong doanh nghiệp Việt Nam

Impacts of the leadership behavior in organizational culture on the employee egagement

at Vietnamese enterprises 172

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO - ĐẶNG HOÀI NAM

Nghiên cứu mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ hành chính công

tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng

Studying the satisfaction level of enterprises when using the public administrative services providing

by Department of Planning and Investment Lam Dong Province 178

NGUYỄN VŨ THÙY CHI

Giải pháp khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại làng Chăm Châu Phong, tỉnh An Giang

Solutions for using cultural values in the tourism development

at Chau Phong Cham Village in An Giang Province 184

NGUYỄN THỊ MINH PHƯỚC

Đánh giá thực hiện công việc của loại hình doanh nghiệp: Quan điểm dựa vào nguồn lực

Performance appraisal of enterprise onwership types: The resource-based view 190

Trang 6

Studying factors affecting online trust of the Vietnamese customers: Social commerce case 198

NGÔ TRÍ TRUNG

Giải pháp phát triển thị trường phái sinh hàng hóa ở Việt Nam

Solutions to the development of the commodity derivative market in Vietnam 205

ĐẶNG HOÀNG XUÂN HUY

Đánh giá các yếu tố của hoạt động marketing tại các ngân hàng thương mại Việt Nam tại Khánh Hòa

Evaluating components of marketing activities of commercial banks operating in Khanh Hoa Province 210

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM

TRẦN MINH BÌNH - TRẦN MINH HẢI - TÔ HIẾN THÀ

Phát triển các dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Tác động và một số khuyến nghị chính sách

Developing banking services in the context of the Industry 4.0:

Impacts and some policy recommendations 218

ĐỖ THỊ DIÊN

Agribank phát triển hoạt động tài chính vi mô thông qua tổ vay vốn, thúc đẩy bình đẳng giới

Agribank promotes microfinance activities through organizing loan groups and establishing gender equality 222

NGÔ THỊ QUYÊN - NGUYỄN THANH HUYỀN

Nghiên cứu thực trạng chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Studying dividend policies of companies listed on Vietnam’s stock market 227

ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT

Kiếm soát nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Controlling bad debts at Vietnamese commercial banks 232

ĐOÀN PHƯƠNG NGÂN

Nợ công Việt Nam: Dự báo những rủi ro và biện pháp phòng ngừa

The public debt issue of Vietnam: Risk analysis and measures to tackle this issue 238

VŨ THỊ KIM THANH

Dịch vụ ngân hàng điện tử - Xu hướng thanh toán trong thời kỳ hội nhập

E-banking services - The trend of making payment in the integration period 242

TRẦN NGỌC VÂN

Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Solutions to develop e-banking services at Vietnamese commercial banks 246

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

Kinh nghiệm sử dụng chính sách tiền tệ ngăn chặn bất ổn tài chính tại Mỹ và bài học cho Việt Nam

Experiences of the U.S in using monetary policies to prevent the financial crisis and lessons for Vietnam 250

LÊ MINH TRANG

Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng đối với hộ nghèo

do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện

Factors affecting the Vietnam Bank for Social Policies’ credit policies for poor households 255

TRẦN DIỆU HƯƠNG - BÙI THỊ MỸ HẠNH

Tác động của dòng tiền đến hiệu quả đầu tư: Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Impacts of the cash flow on the investment efficiency: Case study in Ho Chi Minh City .260

Trang 7

TRẦN THỊ NGỌC ANH

Thực trạng hoạt động M&A của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Current situation of M&A activities of enterprises in Vietnam 271

KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

TRẦN THỊ QUYÊN

Vấn đề tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Organizing accounting systems at public service delivery units 276

PHẠM THỊ HỒNG THẮM

Thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Bạch Mai

The current situation of Bach Mai Hospital’s accounting system 281

NGUYỄN THỊ HẰNG

Phương pháp kế toán một số giao dịch chủ yếu trong kế toán vốn bằng tiền tại doanh nghiệp

An accounting method for some major transactions related to money capital of enterprises 286

NGUYỄN THỊ THU HÀ

Bàn về kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành

Discussing the accounting for provision for bad deb receivables according

to the current Vietnam’s accounting regime 291

NGUYỄN THỊ DUNG

Tình hình các chi cục thuế thực hiện kiểm soát hoạt động thu thuế

The current situation of controlling tax collection at tax departments 265

TRẦN PHƯƠNG THÚY

Đánh giá chung về thực trạng kế toán thanh toán với người bán tại các công ty may

và phương hướng hoàn thiện

Evaluating the current payment with sellers accounting practices at garment enterprises with solutions 299

LÊ THỊ HÒA

Thực trạng chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam về mua tài sản cố định hữu hình

Current situation of Vietnam’s accounting standards and accounting regime for tangible fixed assets 303

HUONG TRAN DIEU

The impact of training on performance of audit staffs Emperial in Ho Chi Minh City

Tác động của đào tạo đến hiệu quả làm việc của nhân viên kiểm toán tại Thành phố Hồ Chí Minh 308

HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

LÊ XUÂN TIẾN - LÊ HẢI HÀ LINH - NGUYỄN KIM MINH TÂM

Khảo sát một số hoạt tính sinh học In Vitro và quy trình tách chiết hoạt chất

từ lá cây Cù đề Breynia Vitis-idaea (Burm.f.) C E C Fischer

Extraction process and In Vitro bioactivities of extracts from Breynia Vitis-idaea (Burm.f.)

C.E.C Fischer leaves 314

TRƯƠNG THỊ NGỌC CHINH

Dùng tanin trong dịch chiết lá trà để nhận biết formol có trong thực phẩm

Using tannin in tea leaf to identify formalin in food 320

Trang 8

1 Hoạt động xét xử của tòa án là hoạt động

thực hiện quyền tư pháp

Trong thực tiễn thực hiện quyền lực nhà nước

hiện đại, việc thực hiện quyền lập pháp và hành

pháp thường có xu hướng thống nhất với nhau và

thiên về tính giai cấp, thể hiện tính nhanh nhạy,

nắm bắt nhu cầu phát triển Còn quyền tư pháp,

với chức năng bảo vệ pháp luật và bảo vệ trật tự

hiến pháp, lại nổi bật ở tính công lý, thiên về tính

xã hội mang lợi ích chung, có tính ổn định, qua đó

giúp cho việc thực hiện quyền lực nhà nước được

cân bằng giữa tính giai cấp và tính xã hội, qua đó

quyền lực nhà nước được kiểm soát, đảm bảo

nhiệm vụ chung là duy trì trật tự xã hội ổn định

và phát triển bền vững Như Điều 102 của Hiến

pháp năm 2013 đã quy định: “Tòa án nhân dân là

cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp…, cónhiệm vụ bảo vệ công lý”

Hoạt động xét xử của tòa án là hoạt động thựchiện quyền tư pháp, áp dụng pháp luật để giảiquyết các cáo buộc và tranh chấp pháp lý nhằmbảo vệ pháp luật, bảo vệ trật tự hiến pháp và bảovệ công lý; được diễn ra công khai tại phiên tòa,với sự bình đẳng của các bên tham gia vụ ántrước tòa án; do chủ thể xét xử tiến hành theomột trình tự thủ tục tố tụng nhất định

Hoạt động xét xử của tòa án có các đặc điểmsau đây:

- Hoạt động xét xử là hoạt động áp dụng phápluật để giải quyết các cáo buộc và tranh chấppháp lý nhằm bảo vệ pháp luật và bảo vệ trật tự

BaÛo VeÄ CoÂnG lYù Qua Hoạt ĐoÄnG Xét XỬ CuÛa toØa án nHaÂn DaÂn tHeo tInH tHaÀn HIeÁn PHáP naÊm 2013

lTrần Trí Dũng

tóm tắt:

Công lý là lẽ đúng đắn mà mọi người đều thừa nhận, dùng làm cơ sở để phán xét, xác lập,thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định Công lý là thuộc tính xã hội, là nền tảng chothuộc tính giai cấp thể hiện trong bản chất nhà nước và pháp luật Bảo vệ công lý là nhiệm vụcủa Tòa án nhân dân mà Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảovệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ công lý qua hoạt độngxét xử của Tòa án nhân dân mà Hiến pháp đã quy định

từ khóa: Công lý, xét xử, tòa án nhân dân, hiến pháp.

Trang 9

hiến pháp Bảo vệ pháp luật là hoạt động áp

dụng trách nhiệm pháp lý đối với các vi phạm

pháp luật, xác định các quyền và nghĩa vụ của

các bên Bảo vệ trật tự hiến pháp là hoạt động

vô hiệu hóa những văn bản quy phạm pháp luật

trái với hiến pháp, trái với trật tự thứ bậc hiệu

lực pháp luật trong quá trình giải quyết các cáo

buộc và tranh chấp pháp lý Các hoạt động này

được tiến hành trên cơ sở hiến pháp và pháp luật,

không thể vượt quá giới hạn, phạm vi của hiến

pháp và pháp luật

- Hoạt động xét xử nhằm mục đích bảo vệ

công lý Bảo vệ công lý là hoạt động làm nổi bật,

sáng tỏ và gìn giữ vai trò nền tảng của tính xã hội

trong bản chất nhà nước và pháp luật, qua đó giúp

cho việc thực hiện quyền lực nhà nước được cân

bằng giữa tính xã hội và tính giai cấp, đảm bảo

thực hiện nhiệm vụ chung là duy trì trật tự xã hội

ổn định, phát triển bền vững

- Hoạt động xét xử không thể tách rời các hoạt

động liên quan có tính chất tiền đề, kiểm sát, bổ

trợ và thi hành án để đảm bảo cho phán quyết

nhân danh nhà nước được ban hành hợp pháp và

thực thi trên thực tế Các hoạt động có tính chất

tiền đề là hoạt động điều tra, truy tố; có tính chất

kiểm sát là hoạt động kiểm sát; có tính chất bổ

trợ là hoạt động bào chữa, bảo vệ, công chứng,

giám định; có tính chất hành chính là hoạt động

thi hành án Theo đó, các cơ quan thực hiện

những hoạt động này như cơ quan điều tra, công

tố được xem là cơ quan tiền tư pháp; viện kiểm

sát là cơ quan kiểm sát tư pháp; luật sư, công

chứng, giám định là cơ quan, tổ chức bổ trợ tư

pháp và thi hành án là cơ quan hành chính tư

pháp Chỉ có duy nhất tòa án được gọi là cơ quan

tư pháp, còn các cơ quan, tổ chức còn lại (cơ quan

điều tra, công tố, thi hành án, luật sư…) được xem

là các cơ quan thuộc về hệ thống tư pháp

- Hoạt động xét xử có hình thức là hoạt động

tại phiên tòa do hội đồng xét xử (gồm nhiều thẩm

phán, hội thẩm hay một thẩm phán) điều hành

Phiên tòa được diễn ra công khai toàn bộ hay một

phần tùy vào những trường hợp nhất định; được tổ

chức là phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc

thẩm hoặc tái thẩm tùy theo bản chất vụ án; được

thực hiện theo thủ tục rút gọn hay thủ tục thông

thường Kết quả của hoạt động xét xử là những

bản án, quyết định nhân danh nhà nước giải quyếtcác cáo buộc, tranh chấp pháp lý cụ thể

2 Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của tòa án là nhiệm vụ hiến định

Trong ngôn ngữ tiếng Việt, “bảo vệ” có nghĩalà “chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữgìn cho được nguyên vẹn; bênh vực bằng lý lẽ đểgiữ vững ý kiến hay quan điểm, v.v.”[7] Bảo vệcông lý là bảo vệ những lẽ đúng đắn mà mọingười thừa nhận Bảo vệ công lý qua hoạt độngxét xử là hoạt động làm sáng tỏ, giữ gìn nhữngsự thật khách quan, những lẽ chung, những giá trịchung… làm cơ sở cho hoạt động áp dụng phápluật để bảo vệ pháp luật và bảo vệ trật tự hiếnpháp, qua đó làm nổi bật, sáng tỏ, gìn giữ vai trònền tảng của tính xã hội đối với tính giai cấp, là

cơ sở để bảo vệ các lợi ích khác, qua đó giúp chophán quyết của tòa án có sức thuyết phục, đượcđông đảo xã hội đồng tình, để duy trì trật tự, ổnđịnh xã hội

Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử có cácđặc điểm sau đây:

- Bảo vệ công lý là nhiệm vụ của hội đồng xétxử Hoạt động này có hình thức là phiên tòa dohội đồng xét xử tiến hành theo một trình tự tốtụng nhất định với kết quả là những phán quyết -bản án hoặc quyết định được ban hành Có nộidung là làm sáng tỏ những lẽ đúng đắn mà mọingười thừa nhận, xác định chúng làm nền tảng đểxác lập trách nhiệm pháp lý đối với các vi phạmpháp luật, phân định các quyền và nghĩa vụ củacác bên, để vô hiệu hóa những văn bản quy phạmpháp luật trái với hiến pháp, trái với trật tự thứbậc hiệu lực pháp luật trong quá trình giải quyếtcác cáo buộc và tranh chấp pháp lý

- Bảo vệ công lý còn là mục đích của bảo vệpháp luật và bảo vệ trật tự hiến pháp Qua việcbảo vệ pháp luật và bảo vệ trật tự hiến pháp đúngđắn, vai trò nền tảng của tính xã hội đối với tínhgiai cấp trong bản chất nhà nước và pháp luậtđược nổi bật, giúp cho việc thực hiện quyền lựcnhà nước được cân bằng, kiểm soát, đảm bảo duytrì trật tự xã hội ổn định và phát triển bền vững

- Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của tòaán có sự liên hệ chặt chẽ với hoạt động của các

cơ quan thực hiện quyền lập pháp và quyền hànhpháp, cũng như với hoạt động của các cơ quan

Trang 10

trong hệ thống tư pháp (cơ quan điều tra, công tố,

luật sư…) trong một thể thống nhất trên cơ sở Hiến

pháp và pháp luật

- Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử với kết

quả là các phán quyết không bị hủy, sửa hay cần

phải rút kinh nghiệm, sẽ luôn được các bên liên

quan tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành, qua

đó tạo niềm tin của người dân vào chế độ, vào

bản chất của nhà nước và pháp luật, góp phần

nâng cao ý thức pháp luật, thúc đẩy tích cực mọi

mặt trong đời sống pháp lý xã hội

3 nội dung thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công

lý qua hoạt động xét xử

Trong mọi vụ án, hội đồng xét xử luôn luôn

phải giải quyết các vấn đề về bản chất của vụ

án, thực thi thủ tục tố tụng, định chuẩn pháp lý và

ban hành phán quyết để giải quyết vụ án Do đó,

nội dung thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý qua

hoạt động xét xử được cụ thể hóa ở những vấn

đề sau:

Thứ nhất, việc giải quyết vấn đề bản chất pháp

lý của vụ án phải dựa trên nền tảng công lý.

Bản chất vụ án là các vấn đề liên quan đến

các sự kiện vi phạm pháp luật, xác định trách

nhiệm pháp lý, xác định yêu cầu quyền pháp lý

và các vấn đề về thời hiệu có liên quan mà cáo

buộc pháp lý hoặc tranh chấp pháp lý của vụ án

đặt ra

Nội dung này đòi hỏi hội đồng xét xử khi xác

định các sự kiện vi phạm pháp luật, xác định

trách nhiệm pháp lý, xác định yêu cầu quyền

pháp lý và các vấn đề về thời hiệu có liên quan

mà cáo buộc hoặc tranh chấp pháp lý của vụ án

đặt phải dựa trên những nội dung cơ sở của công

lý, đó là:

- Những cơ sở thuộc về nền tảng gồm:

+ Sự thật khách quan của vụ án thể hiện qua

những tình tiết có thật xác định sự kiện vi phạm

pháp luật, sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền

yêu cầu, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi,

chấm dứt, loại trừ trách nhiệm pháp lý, sự kiện

pháp lý liên quan đến các tình tiết phán ánh tính

chất, mức độ vi phạm…

+ Các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ

thể tham gia trong vụ án phải được tôn trọng,

được thực hiện đầy đủ trên cơ sở bình đẳng trước

pháp luật

+ Các yếu tố truyền thống, văn hóa, tínngưỡng phải được tôn trọng để hoạt động xét xửcó sức thuyết phục, lan tỏa

- Phương thức thực hiện phải phù hợp khiquyết định trách nhiệm pháp lý, quyền, nghĩa vụđối với các bên:

+ Xác định trách nhiệm pháp lý phải tươngxứng với tính chất và mức độ gây hại của hành vi

vi phạm; xác định quyền, nghĩa vụ trong quan hệgiữa cái cho và cái nhận, cái gây ra và cái gánhchịu, cái đáp ứng yêu cầu của pháp luật và cáiđược pháp luật bảo vệ… phải đảm bảo tính chấttương xứng theo quy tắc “có đi có lại”

+ Phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bêntrong trường hợp pháp luật quy định Theo đó, cácthỏa thuận được các bên tự do, tự nguyện thamgia, xác lập quyền và nghĩa vụ đối với nhau,không trái pháp luật, thì phải được tôn trọng, ràngbuộc các bên thực hiện

- Phải hướng đến các giá trị khi quyết địnhtrách nhiệm pháp lý, quyền, nghĩa vụ đối với cácbên, như:

Giá trị phê phán trong việc xử lý vi phạm, đểbảo đảm tính răn đe, đấu tranh chống vi phạmpháp luật và phòng ngừa chung trong xã hội Giátrị tôn vinh như giá trị nhân đạo, nhân văn khi xửlý hành vi vi phạm, xác lập quyền, nghĩa vụ,trách nhiệm cho hài hòa Giá trị công bằng đốivới mọi vi phạm pháp luật, không thiên vị khi xửlý đối với các hành vi vi phạm Giá trị văn minhvề nhà nước pháp quyền qua sự chấp hành, tuânthủ nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật…

Thứ hai, việc thực thi những thủ tục tố tụng của vụ án phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt trên nền tảng công lý

Nội dung này đòi hỏi hội đồng xét xử phảiđảm bảo:

- Việc thực thi tố tụng của vụ án phải dựa trênnhững cơ sở nền tảng:

+ Sự việc, tình huống tố tụng phải được làm rõlà có thật, phù hợp với các sự kiện pháp lý tốtụng được pháp luật tố tụng quy định

+ Các quyền, nghĩa vụ tố tụng của các chủ thểtham gia phải được tôn trọng, được thực hiện đầyđủ trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật Cácquyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bàochữa, quyền bảo vệ, quyền được bảo hộ về tính

Trang 11

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản…

của các chủ thể phải được bảo đảm

+ Văn hóa pháp lý tiến bộ gắn với nhà nước

pháp quyền, ở đó mọi chủ thể phải tuân theo

pháp luật một cách nghiêm chỉnh

- Việc thực thi tố tụng của vụ án phải dựa trên

phương thức thực hiện phù hợp:

+ Phải đảm bảo quy tắc “có đi có lại” trong

quá trình áp dụng cho các bên thực hiện quyền,

nghĩa vụ tố tụng Chẳng hạn trong vụ án dân sự,

đương sự phải thực hiện nghĩa vụ nộp chi phí tố

tụng thì mới được tòa án thụ lý giải quyết; phải

thực hiện nghĩa vụ cung cấp đầy đủ chứng cứ thì

mới được chấp nhận yêu cầu…

+ Phải tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên

trong quá trình tố tụng do pháp luật quy định, như

đương sự tự nguyện đề nghị không tham gia phiên

tòa, hoặc cùng thống nhất đề nghị tạm ngừng

phiên tòa để họ tự hòa giải…

- Việc thực thi tố tụng của vụ án phải hướng

tới các giá trị:

Giá trị công bằng ở góc độ bảo đảm sự vô tư,

khách quan, không thiên vị của hội đồng xét xử

trong quá trình tiến hành tố tụng Giá trị dân chủ,

bình đẳng qua việc thực hiện nghiêm chỉnh

nguyên tắc tranh tụng Giá trị kinh tế qua việc

tích cực thực hiện các thủ tục rút gọn để tiết kiệm

thời gian và nhân lực Giá trị văn minh qua việc

đảm bảo pháp chế…

Thứ ba, việc định chuẩn pháp lý để giải quyết

vụ án phải đảm bảo tính tối cao của hiến pháp và

trật tự hiến pháp.

Nội dung này đòi hỏi hội đồng xét xử khi lựa

chọn quy phạm pháp luật để giải quyết vụ án

phải đảm bảo:

- Trong trường hợp vụ án có văn bản quy

phạm pháp luật điều chỉnh, hội đồng xét xử phải

tuân thủ trật tự hiệu lực cả chiều dọc và chiều

ngang khi lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật

để áp dụng pháp luật giải quyết vụ án; và phải áp

dụng án lệ để đảm bảo tính thống nhất trong việc

áp dụng pháp luật khi xét xử, bảo đảm những vụ

việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải

được giải quyết như nhau Ngoài ra, trong quá

trình giải quyết, nếu phát hiện có văn bản quy

phạm pháp luật vi phạm trật tự hiến pháp, tức trái

với hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm

pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì hộiđồng xét xử phải thực hiện kiến nghị theo thủ tục

do luật tố tụng quy định và áp dụng văn bản cóhiệu lực cao hơn để giải quyết vụ án

- Trong trường hợp vụ án không có văn bảnquy phạm pháp luật điều chỉnh, hội đồng xét xửsẽ áp dụng tập quán, áp dụng pháp luật tương tựvà án lệ theo những nguyên tắc nhất định Hiệnnay, pháp luật chỉ cho phép áp dụng trường hợpnày trong lĩnh vực dân sự Như Điều 6 Bộ luậtDân sự năm 2015 đã quy định: “Trường hợp phátsinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của phápluật dân sự mà các bên không có thỏa thuận,pháp luật không có quy định và không có tậpquán được áp dụng thì áp dụng quy định của phápluật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự Trườnghợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì ápdụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự,án lệ, lẽ công bằng”

Thứ tư, việc ban hành phán quyết giải quyết vụ án phải bảo đảm tính lô gich hình thức theo hình thức thể hiện của công lý.

Phán quyết có hình thức là bản án hoặc quyếtđịnh, có nội dung là các thông tin về vụ án, phápluật áp dụng, kết luận và quyết định của hội đồngxét xử về các vấn đề cần giải quyết trong một vụán cụ thể

Nội dung này yêu cầu các lập luận, kết luậnphải thể hiện tính nhất quán, không chứa mâuthuẫn; các nhận định phải có tính căn cứ, xuấtphát từ những tình tiết và pháp lý xác đáng…Ngoài ra, hình thức của phán quyết phải đảm bảođúng thể thức, thể hiện sự trang trọng, quyền uy

4 Phương thức bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử

Để thực hiện được những nội dung đòi hỏi củaviệc bảo vệ công lý nêu trên, hội đồng xét xửphải thực hiện những phương thức phù hợp Nộidung phương thức bảo vệ qua hoạt động xét xửlà sự thống nhất giữa hoạt động đánh giá chứngcứ và hoạt động điều hành phiên tòa, ở đó hoạtđộng đánh giá chứng cứ giữ vai trò quyết địnhnhằm hướng tới mục đích là giải quyết những nộidung của bảo vệ công lý đang đặt ra Phương thứcbảo vệ công lý trong xét xử phù hợp sẽ quyếtđịnh đến việc thực hiện thành công những nộidung bảo vệ công lý trong xét xử đòi hỏi

Trang 12

Hoạt động đánh giá chứng cứ của hội đồng xét

xử là hoạt động đi tìm, đánh giá những thông tin

từ những nguồn chứng cứ mang lại Những thông

tin này phải là những thông tin mang tính khách

quan, tính liên quan và được thu thập hợp pháp,

để làm căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án

Hoạt động điều hành phiên tòa do hội đồng

xét xử thực hiện với vai trò chính là chủ tọa phiên

tòa Hoạt động này phải bảo đảm tính công khai

và nguyên tắc tranh tụng để giải quyết vụ án

Để bảo đảm tính công khai, thủ tục tố tụng

yêu cầu phải công khai về chủ thể tiến hành xét

xử và các bên tham gia; công khai chứng cứ; công

khai các lập luận, quan điểm, ý kiến tranh luận

của các bên; công khai nội dung của phán quyết;

công khai quyền kháng cáo, các quyền và nghĩa

vụ của các bên đối với phán quyết

Để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, hội đồng

xét xử phải bảo đảm cho các bên, gồm bên cáo

buộc (công tố viên, nguyên đơn, người khởi

kiện), bên bị cáo buộc (bị can, bị cáo, bị đơn,

người bị kiện), bên liên quan (người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan…) và người bào chữa, người

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, đều

được bình đẳng, chủ động và công khai đưa ra

chứng cứ, căn cứ pháp lý, lập luận và đối đáp để

chứng minh, biện luận nhằm bảo vệ quyền, lợi

ích hợp pháp của mình trước tòa án theo trình tự,

thủ tục nhất định Hội đồng xét xử đứng ra làm

trọng tài, điều hành, giám sát quá trình tranh tụng

mà không tranh tụng với các bên, sử dụng kết

quả tranh tụng làm cơ sở để giải quyết vụ án một

cách công bằng, đúng pháp luật

5 Điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện tốt

nhiệm vụ bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử

Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý,

hoạt động xét xử của tòa án phải được sự đảm

bảo bởi những điều kiện sau đây:

Thứ nhất là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng

Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy

nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đảng lãnh đạo

hoạt động xét xử của tòa án qua việc đưa ra các

quan điểm, nguyên tắc, đường lối, chủ trương xây

dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tư pháp,

cải cách tư pháp; lãnh đạo hoạt động thể chế hóa

các quan điểm đó thành pháp luật; lãnh đạo

đường lối xét xử, bảo vệ pháp luật trong từng thờikỳ; thực hiện việc kiểm tra, giám sát Ngoài ra,Đảng còn lãnh đạo về tổ chức cán bộ xét xử, từviệc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạchđến việc bổ nhiệm

Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện sự thống trị vềmặt giai cấp, được thể chế hóa và thể hiện ở mặtgiai cấp của pháp luật, do đó sẽ là lãnh đạo đúngđắn nếu lợi ích giai cấp của Đảng đặt trên nềntảng của công lý, giúp cho công lý được thể hiệntrọn vẹn Chỉ có như vậy thì lợi ích giai cấp củaĐảng mới nhận được sự đồng thuận, có sứcthuyết phục, có khả năng thực hiện và duy trì lâudài

Thứ hai là tính độc lập và uy quyền của tòa án được đảm bảo

Độc lập của tòa án có nghĩa là không phụthuộc vào bất cứ bên nào trong quá trình xét xử,không thiên về bên cáo buộc cũng như bên bị cáobuộc, bên nguyên đơn cũng như bên bị đơn Tấtcả đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trướctòa án, hướng tới tôn chỉ hoạt động xét xử chỉtuân theo pháp luật

Để có tính độc lập đó, tất yếu đòi hỏi tòa ánphải được trao những uy quyền nhất định Uyquyền đó đòi hỏi các hoạt động và yêu cầu củatòa án đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan phải có thái độ tôn trọng, nghiêm chỉnhchấp hành Do đó, bên cạnh việc đòi hỏi tòa ánphải có tính độc lập để chỉ tuân theo công lý vàpháp luật thì không thể không nhắc đến tính uyquyền của tòa án như là một sự bảo đảm tính độclập trên thực tế

Thứ ba là đạo đức, năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ xứng đáng

Đạo đức của chủ thể xét xử yêu cầu phải làđức tính liêm khiết, không được nhận hối lộ haytham lam để không ảnh hưởng đến tính kháchquan, vô tư trong quá trình xét xử Đạo đức củachủ thể xét xử cũng đòi hỏi họ phải là người cóquyết tâm đi đến tận cùng sự thật khách quan củavụ án, giải quyết vụ án một cách khách quan,công bằng Tiếp theo là năng lực, trình độ củachủ thể xét xử phải được đòi hỏi cao thì mục đíchbảo vệ công lý trong hoạt động xét xử mới đạtđược Tiếp đó, các quy định đầy đủ về tráchnhiệm, kỷ luật nghề nghiệp phải được ban hành

Trang 13

để xử lý nghiêm khắc đối với những vi phạm để

góp phần đảm bảo cho các chủ thể xét xử có

trách nhiệm, tập trung vào các mục đích đã đặt ra

Cuối cùng, chế độ đãi ngộ phải được quan tâm

tương xứng, thể hiện qua lương bổng, phụ cấp, cơ

hội thăng tiến thì mới tạo cơ sở, động lực, thu

hút được nguồn nhân lực cao đáp ứng các yêu cầu

đã đặt ra

Thứ tư là pháp luật hoàn thiện

Pháp luật vừa là đối tượng được bảo vệ, vừa là

cơ sở để bảo vệ công lý Nếu pháp luật chứa đựng

tính công lý thì sẽ có ý nghĩa quyết định đối với

hoạt động bảo vệ công lý của tòa án

Pháp luật tố tụng phải quy định hợp lí, khoa

học, tạo cơ sở cho các chủ thể xét xử và các chủ

thể tham gia tố tụng thực hiện một cách dễ dàng,

thuận lợi các quyền, nghĩa vụ của mình, góp phần

hiệu quả vào việc bảo vệ công lý

Pháp luật nội dung phải đồng bộ, thống nhất,

phù hợp với thực tế, để khi tòa án áp dụng không

phải băn khoăn về sự lạc hậu hay quá cấp tiến

của các quy định pháp luật, qua đó giúp cho việc

bảo vệ công lý được hiệu quả, có sức lan tỏa cao

Các quy định về cơ cấu, tổ chức, hoạt động

của tòa án cũng như thẩm quyền, trách nhiệm của

các cơ quan khác trong mối quan hệ với tòa án

phải khoa học, hợp lý, đảm bảo tính độc lập và có

uy quyền của tòa án để hỗ trợ tòa án giải quyếtcác vụ việc một cách hiệu quả, thực hiện tốtnhiệm vụ bảo vệ công lý

Thứ năm là điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ

Để hoạt động xét xử đạt được các mục đíchđặt ra, không thể thiếu các nguồn lực vật chất hỗtrợ như trang thiết bị làm việc, chi phí phục vụxác minh chứng cứ, điều kiện phòng làm việc,phòng xét xử, vật dụng trang trí Việc đầu tư bảođảm cho tòa án có trụ sở làm việc khang trang,hiện đại, đầy đủ tiện nghi với phòng xét xử cóhình thức phù hợp sẽ thể hiện sự uy nghiêm, trangtrọng, văn minh của nền tư pháp, qua đó sẽ tácđộng rất lớn đến nhận thức của xã hội về vai tròcủa tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp,bảo vệ công lý

Tóm lại, bảo vệ công lý qua hoạt động xét xửcủa Tòa án là hoạt động thể hiện bản chất củaquyền tư pháp mà Hiến pháp năm 2013 đã giaocho Tòa án nhân dân thực hiện Ở đó, Tòa án làmsáng tỏ và bảo vệ vai trò nền tảng của tính xã hộiđối với tính giai cấp trong bản chất nhà nước vàpháp luật, lấy bảo vệ công lý làm cơ sở cho việcbảo vệ lợi ích nhà nước và các lợi ích khác, quađó giúp cho việc thực hiện quyền lực nhà nướcđược cân bằng, kiểm soát, đảm bảo duy trì trật tựxã hội ổn định và phát triển bền vững n

taØI lIeÄu tHam kHaÛo:

1 Chương trình khoa học xã hội cấp Nhà nước - Đề tài KX.04.06 (2006), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

2 PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2004), Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

3 PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2009), Học thuyết tam quyền hay là nhị quyền phân lập, Tạp chí Luật học, số 10/2009.

4 PGS.TS Nguyễn Văn Động (2013), Giá trị xã hội của pháp luật Việt Nam hiện nay, lý luận và thực tiễn, Nxb.

Tư pháp, Hà Nội.

5 TS Nguyễn Thị Hồi (chủ biên) (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Trang 14

7 Hoàng Phê (chủ biên) (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.64.

8 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

ngày nhận bài: 6/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 16/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 26/3/2019

Thông tin tác giả:

nCs.ths traÀn trí DũnG

Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương

ProteCtInG justICe tHrouGH tHe trIal

of tHe PeoPle's Court unDer tHe sPIrIt

of 2013 ConstItutIon of VIetnam

lPh.D’s studentTran Tri Dung

Bar Association of Binh Duong Province

aBstraCt:

Justice is the right thing that everyone recognizes, serves as a basis for judging,establishing and exercising certain rights, obligations and responsibilities Justice is a socialattribute and is the foundation for class attributes expressed in the nature of the State andlaw The People’s Court is assigned to proctect justice as the 2013 Constitution of Vietnamstipulates that the People's Court is responsible for protecting justice, human rights & civilrights, the socialist regime, the interests of the State, the legitimate rights and interests oforganizations and individuals This study is to clarify the theoretical issues of justiceprotection through the trial of the People's Court under the spirit of 2013 Constitution ofVietnam

keywords: Justice, judge, people's court, constitution.

Trang 15

1 thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp

luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt

nam hiện nay

1.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp

luật về thương mại điện tử

Tháng 5/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương

trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW về

việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ

thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa Theo Quyết định này, Bộ Thương mại

(nay là Bộ Công Thương) có trách nhiệm triển khai

kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Việt

Nam với những định hướng: Một là, triển khai

mạnh mẽ và liên tục hoạt động phổ biến, tuyên

truyền, đào tạo về TMĐT; Hai là, nhanh chóng tạo

lập môi trường thuận lợi cho TMĐT với việc banhành đầy đủ và đồng bộ các văn bản quy phạm

pháp luật liên quan tới TMĐT; Ba là, các cơ quan

Nhà nước ở mọi cấp, ngành cần phải đi tiên phong

trong việc hỗ trợ và ứng dụng TMĐT; Bốn là, phát

triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển

giao công nghệ từ nước ngoài; Năm là, tổ chức thực

thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT một

cách cương quyết, kịp thời; Sáu là, tích cực tham

gia các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT

QuaÛn lYù nHaØ nƯƠùC BaÈnG PHáP luaÄt ĐoÁI VƠùI Hoạt ĐoÄnG tHƯƠnG mạI ĐIeÄn tỬ Ở VIeÄt nam

lTào Thị Quyên - Lương Tuấn nghĩa

tóm tắt:

Việt Nam hiện có hơn 18.783 website/ ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) bán hàng, 785sàn giao dịch TMĐT, 106 website/ ứng dụng TMĐT khuyến mại trực tuyến, 23 website/ ứngdụng TMĐT đấu giá trực tuyến đã được xác nhận thông báo, đăng ký hoạt động theo quy địnhcủa pháp luật về TMĐT Năm 2018, doanh thu bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam đạt 6,2 tỷ USD(chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước) Với tốc độ pháttriển nhanh chóng của tiến trình hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hoạt độngTMĐT ở Việt Nam đã và đang có sự tăng trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũngtạo ra những áp lực to lớn đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này

Bài viết phân tích thực trạng, những ưu điểm và hạn chế của quản lý nhà nước bằng pháp luậtđối với hoạt động TMĐt ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp tăng cườngquản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới

từ khóa: Thương mại điện tử, quản lý nhà nước thương mại điện tử, chính sách thương mại

điện tử, pháp luật thương mại điện tử

Trang 16

Ngày 15/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký

Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế

hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai

đoạn 2006-2010 Theo đó, Nhà nước đóng vai trò

tạo lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách

thuận lợi, đồng thời cung cấp các dịch vụ công hỗ

trợ hoạt động TMĐT, phát triển TMĐT gắn kết

chặt chẽ với việc ứng dụng và phát triển công

nghệ thông tin, truyền thông

Từ năm 2005 đến năm 2007, Nhà nước đã ban

hành khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan

trọng cho sự phát triển của TMĐT Đó là: Luật

Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, Luật Sở hữu

trí tuệ, Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự

Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP

ngày 09/6/2006 về Thương mại điện tử và một số

Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài

chính, ngân hàng, chữ ký số và dịch vụ chứng thực

chữ ký số…

Ngày 16/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị

định số 52/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số

57/2006/NĐ-CP Nghị định số 52/2013/NĐ-CP là

văn bản pháp lý cao nhất đến thời điểm hiện tại

quy định về thương mại điện tử Đồng thời, Chính

phủ ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày

15/11/2013 về xử phạt hành chính hành vi vi phạm

pháp luật thương mại điện tử Sau đó, Nghị định

này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số

124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương

trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai

đoạn 2014-2020 tại Quyết định số 689/QĐ-TTg

ngày 11/5/2014 Các hoạt động chính của Chương

trình là: xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng

TMĐT; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận

thức về TMĐT; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

TMĐT; phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT;

tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng TMĐT; hợp

tác quốc tế về TMĐT

Để hướng dẫn hoạt động TMĐT, Bộ trưởng Bộ

Công Thương đã ban hành một số Thông tư quy

định cụ thể, chi tiết như: Thông tư số

47/2014/TT-BCT ngày 5/12/2014 quy định về quản lý website

thương mại điện tử và Thông tư số

59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý hoạt

động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị

di động (cả 02 Thông tư này đã được sửa đổi, bổ

sung theo Thông tư số 21/2018/TT-BCT ngày

20/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).Ngoài việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện vàban hành các quy định điều chỉnh trực tiếp hoạtđộng TMĐT nói trên thì các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền ở những lĩnh vực khác nhau đều tíchcực ban hành các quy định có liên quan hoặc điềuchỉnh gián tiếp, góp phần hoàn thiện pháp luậtTMĐT như: quy định về an toàn thông tin mạng,

an ninh mạng, thanh toán điện tử, bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, hànghóa Nhìn chung, hệ thống pháp luật TMĐT vớicác quy định điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp đangtừng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng đượcyêu cầu công tác quản lý nhà nước đối với hoạtđộng TMĐT trong giai đoạn hiện nay

1.2 Về tổ chức thiết chế quản lý hoạt động thương mại điện tử

Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt độngTMĐT cần có sự tham gia của các ngành CôngThương, Thông tin và Truyền thông, Công an,Thuế, Hải quan, Quản lý thị trường, Ngân hàng,…Tuy nhiên, việc tổ chức thiết chế quản lý hoạtđộng TMĐT hiện nay chưa đầy đủ Ngoài hệ thống

cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địaphương thực hiện chức năng quản lý hoạt độngTMĐT chỉ có một số ít địa phương đã thành lậpBan chỉ đạo Thương mại điện tử Đến nay, duynhất Thủ đô Hà Nội thành lập Đội giám sátThương mại điện tử và ban hành Quy định quản lývà phát triển hoạt động TMĐT trên địa bàn Sựthiếu liên kết về quản lý, chậm trễ hình thành cáctổ chức phối hợp liên ngành làm cho chức năngquản lý hoạt động TMĐT kém hiệu quả

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,để tránh tình trạng một cơ quan “vừa đá bóng, vừathổi còi”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ CôngThương Theo đó, lực lượng quản lý thị trường củađịa phương được chuyển giao nguyên trạng về BộCông Thương Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh cóchức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực TMĐT, còn Sở Công Thương cấp tỉnh có chứcnăng quản lý nhà nước nói chung đối với hoạt độngTMĐT Quy định này phần nào khắc phục được tìnhtrạng “tập trung quyền lực” của thiết chế quản lýnhà nước đối với hoạt động TMĐT

Trang 17

1.3 Về tổ chức thực thi pháp luật quản lý hoạt

động thương mại điện tử

Hiệu lực thực hiện pháp luật thể hiện ở mức độ

nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ, sử dụng, áp

dụng pháp luật một cách chính xác, nghiêm minh,

triệt để của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân Có thể

khái quát hiệu lực thực hiện pháp luật thương mại

điện tử ở Việt Nam thời gian qua như sau:

Thứ nhất, khi xử lý hành vi vi phạm trên không

gian mạng, để xác định được đúng đối tượng vi

phạm và hành vi vi phạm là rất phức tạp, không

hề đơn giản; trong khi đó, hiệu lực của một quyết

định hành chính, phạm vi điều chỉnh bị giới hạn

bởi địa giới hành chính (nguyên tắc thẩm quyền

theo lãnh thổ) nên đối tượng vi phạm có thể khai

báo sai địa chỉ trụ sở, nơi cư trú để tránh sự kiểm

tra trực tiếp của cơ quan quản lý hay trốn tránh

việc chấp hành các hình thức xử phạt

Thứ hai, mặc dù pháp luật TMĐT đã đưa đối

tượng có yếu tố nước ngoài vào diện điều chỉnh

khi có sự hiện diện ở Việt Nam thông qua việc

thiết lập website thương mại điện tử sử dụng tên

miền quốc gia Việt Nam “.vn” Thực tiễn, quy định

này không có tính khả thi trong trường hợp đối

tượng nước ngoài không tuân thủ nghiêm chỉnh quy

định của pháp luật về TMĐT Cơ quan chức năng

không thể ban hành quyết định áp dụng pháp luật

đối với một thương nhân, tổ chức có trụ sở ở nước

ngoài mà không có bất kỳ sự hiện diện vật chất

nào trên lãnh thổ Việt Nam (thậm chí, đối tượng

nước ngoài chỉ thực hiện duy nhất việc đăng ký tên

miền quốc gia Việt Nam “.vn” thông qua các Nhà

đăng ký tên miền - được pháp luật về viễn thông

cho phép, còn lại toàn bộ hoạt động của website

thương mại điện tử, cơ sở dữ liệu được đặt tại máy

chủ nước ngoài, nhưng đối tượng phục vụ của

website lại hướng đến người Việt Nam), vì thế

cũng không thể áp dụng các hình thức xử phạt vi

phạm hành chính là phạt tiền hay tước quyền sử

dụng tên miền “.vn” đang được sử dụng để duy trì

hoạt động website thương mại điện tử

Thứ ba, thực tiễn phát triển TMĐT ở Việt Nam

nói riêng và trên toàn thế giới nói chung diễn ra

hết sức nhanh chóng đồng thời với sự phát triển

của khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội Nhiều

hình thức, mô hình thương mại điện tử, quan hệ,

hành vi giao dịch điện tử mới hình thành chưa chịu

sự điều chỉnh của pháp luật về thương mại điện tử

Pháp luật không theo kịp diễn biến của thực tiễnhoạt động TMĐT, vì thế hiệu quả thực hiện phápluật về TMĐT chưa cao

Thứ tư, pháp luật về TMĐT chưa tạo được niềm

tin cho người mua, chưa “răn đe” được người bán.Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinhtế số (Bộ Công Thương) , một số trở ngại chính khimua hàng trực tuyến là: 77% sản phẩm kém chấtlượng so với quảng cáo, 36% lo ngại thông tin cánhân bị tiết lộ, 35% giá cả không rõ ràng, khôngthấp hơn mua trực tiếp, 32% do dịch vụ chăm sóckhách hàng kém, 31% dịch vụ vận chuyển và giaonhận còn yếu Lý do người tiêu dùng chưa muasắm trực tuyến là do: 47% khó kiểm định chấtlượng hàng hóa, 43% không tin tưởng đơn vị bánhàng, 33% mua hàng tại cửa hàng thuận tiện hơn Người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyếnthường yếu thế và bị thiệt; pháp luật về TMĐTchưa thể “bảo hộ” họ trước những hành vi vi phạmcủa người bán Hiện nay trên không gian mạng,một bộ phận không nhỏ người bán coi thường phápluật thương mại điện tử, thường xuyên thực hiệnnhững hành vi vi phạm, vừa làm giảm sút niềm tincủa người mua sắm trực tuyến, vừa gây khó khăncho lực lượng thực thi pháp luật

1.4 Quản lý, giám sát trực tuyến các hoạt động thương mại điện tử

Trên không gian mạng, công tác quản lý nhànước đối với hoạt động TMĐT được thực hiện chủyếu thông qua việc giám sát trực tuyến hoạt độngTMĐT của các tổ chức, cá nhân Sự phát triển củacách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra nhữnghình thái, phương thức kinh doanh TMĐT đặc biệtmới, trào lưu kinh doanh mới như: kinh doanhTMĐT qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động,kinh doanh TMĐT qua mạng xã hội, kinh doanhTMĐT qua hệ thống thiết bị kết nối Internet vạnvật IoT, kinh doanh TMĐT sử dụng công nghệchatbot, robottic và trí tuệ nhân tạo AI

Khác với phương thức kinh doanh TMĐT quawebsite, việc kinh doanh TMĐT qua ứng dụng càiđặt trên thiết bị di động sẽ được người bán, ngườicung cấp dịch vụ khai thác các thông số kỹ thuật,thông tin định vị, định danh người mua (thông quaviệc khai thác các tham số kỹ thuật của thiết bị diđộng mà người mua sử dụng để giao dịch TMĐT).Điều đó đã làm thay đổi căn bản tính chất giaodịch giữa người mua và người bán từ giao dịch

Trang 18

công khai (qua website, bất kỳ ai cũng có thể giám

sát, nhận biết quá trình giao dịch) sang giao dịch

riêng tư mang tính song phương (qua ứng dụng di

động - application, chỉ người cài đặt app mới có

thể tương tác, giao dịch TMĐT với người bán,

người cung cấp dịch vụ) Trong trường hợp này, để

giám sát trực tuyến hoạt động TMĐT của các ứng

dụng - app, cơ quan quản lý buộc phải tải và cài

đặt ứng dụng trên thiết bị di động của mình; khác

hoàn toàn với việc chỉ cần sử dụng trình duyệt

browser, khi có địa chỉ website TMĐT là đã có thể

truy nhập và tiến hành giám sát trực tuyến đối với

website TMĐT đó

1.5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,

tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương

mại điện tử

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, tính riêng

năm 2017, số lượng thông tin phản ánh của người

dân trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương

mại điện tử (http://online.gov.vn) đối với vi phạm

“Chưa đăng ký, thông báo website TMĐT” là

1.530 trường hợp, vi phạm “Giả mạo thông tin

đăng ký” là 158 trường hợp và phản ánh về các vi

phạm pháp luật khác là 62 trường hợp Nghĩa vụ

thông báo/ đăng ký website/ app TMĐT là nghĩa

vụ cơ bản, nghĩa vụ đầu tiên của bất kỳ tổ chức, cá

nhân nào bắt đầu hoạt động TMĐT và nghĩa vụ

này được Chính phủ quy định bắt buộc thực hiện từ

ngày 01/7/2013 Tuy nhiên báo cáo cho thấy thực

trạng về tình trạng vi phạm nghĩa vụ thông báo/

đăng ký website/ app TMĐT đang diễn ra khá phổ

biến, số trường hợp vi phạm nhiều

Ngoài ra, có thể nhận thấy các vi phạm pháp

luật khác trong lĩnh vực TMĐT có chiều hướng gia

tăng trong thời gian gần đây; đã xuất hiện những

vụ việc như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, giao hàng

hóa không đảm bảo chất lượng, đánh cắp và sử

dụng thông tin cá nhân trái phép, sử dụng không

gian mạng để kinh doanh hàng hóa không rõ

nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng nhái… đã và

đang trực tiếp ảnh hưởng và tiềm ẩn nguy cơ giảm

sút niềm tin của người tiêu dùng khi tham gia hoạt

động TMĐT

Hành vi vi phạm pháp luật về TMĐT có nhiều

mức độ, trong đó những vi phạm phổ biến như:

giảm giá, khuyến mại hàng hóa, dịch vụ trên

không gian mạng quá 50% giá bán; hàng bán kém

chất lượng; giao hàng chậm không đúng cam kết,

sử dụng thông tin cá nhân khách hàng trái phép…đang là thách thức đối với cơ quan chức năng trướcyêu cầu thiết lập trật tự kinh doanh trên không gianmạng, xây dựng môi trường kinh doanh trực tuyếncạnh tranh

Hoạt động áp dụng pháp luật, xử lý hành vi viphạm trong lĩnh vực thương mại điện tử gặp rấtnhiều khó khăn Theo Báo cáo Thương mại điện tửcủa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (BộCông Thương), kể từ thời điểm Nghị định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT cóhiệu lực thì chỉ có một số tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương như là thành phố Hồ Chí Minh, HàNội, Hải Phòng, Đà Nẵng chú trọng công tác xử lýhành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT, xử phạtnhiều trường hợp vi phạm và thu nộp về ngân sáchnhà nước Báo cáo của Ban chỉ đạo Thương mạiđiện tử thành phố Hà Nội trong năm 2017 chothấy, nhằm đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý viphạm pháp luật về thương mại điện tử, Sở CôngThương đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thựchiện giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp hoạtđộng thương mại điện tử trên địa bàn Thành phốvà xử lý vi phạm theo thẩm quyền Theo đó, Chicục Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 69 vụvà xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthương mại điện tử, số tiền thu nộp ngân sách đạt1.065.000.000 đồng

1.6 Nhận xét chung

1.6.1 Ưu điểm của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

- Pháp luật về TMĐT ngày càng hoàn thiện,đồng bộ ở nhiều khía cạnh như: thương mại điệntử, giao dịch điện tử, thuế điện tử, hải quan điện tử,thanh toán điện tử, logistics điện tử, an ninh mạng,

an toàn thông tin mạng Thông qua đó đã tạo cơsở pháp lý cho quản lý nhà nước đối với hoạt độngTMĐT

- Chính sách phát triển TMĐT hiện hành đã cơbản tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệpTMĐT trong nước ngày càng phát triển, chủ độngkhai thác các lợi thế thương mại trong quá trìnhViệt Nam hội nhập quốc tế và ký kết các Hiệpđịnh thương mại tự do FTA thế hệ mới gần đây.Đồng thời, các doanh nghiệp tranh thủ được cácthành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

4 để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị

Trang 19

trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa Việt Nam ra

khắp thế giới thông qua hoạt động TMĐT

- Các Bộ, ngành Trung ương như Tài chính

(thuế, hải quan), Công an, Thông tin và Truyền

thông, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam đã chủ động phối hợp với Bộ Công

Thương trong công tác quản lý hoạt động thương

mại điện tử; tích cực thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của ngành mình trong phát triển thanh toán điện

tử, giao dịch điện tử, thuế điện tử, hải quan điện tử

để hỗ trợ phát triển giao dịch TMĐT hoàn chỉnh

- Chính quyền các cấp đã quan tâm, chỉ đạo

công tác quản lý và phát triển hoạt động TMĐT;

chủ động ban hành Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng

TMĐT cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức

và cá nhân trên địa bàn

1.6.2 Hạn chế trong quản lý nhà nước bằng

pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử

- Pháp luật về quản lý hoạt động TMĐT chưa

kịp thời điều chỉnh những loại hình, hình thức

TMĐT mới diễn ra trong quá trình hội nhập quốc

tế và bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;

sự chưa rõ ràng về phạm vi điều chỉnh đối với hình

thức cung cấp dịch vụ trực tuyến như Uber, Grab

thời gian qua đã phản ánh sự lúng túng và khó

khăn trong công tác quản lý dịch vụ trực tuyến

- Hiệu lực pháp luật TMĐT của Việt Nam bị giới

hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và quy mô thị

trường TMĐT Việt Nam chưa đủ hấp dẫn khiến cho

các Tập đoàn công nghệ nước ngoài như Google,

Facebook, Uber, Grab chủ động tuân thủ các quy

định của pháp luật TMĐT Việt Nam (ngoại trừ các

Tập đoàn TMĐT lớn như Amazon, Alibaba)

- Sự chưa rõ ràng về quy định, trình tự, thủ tục

xác định chủ thể vi phạm, khách thể bị xâm phạm

trên không gian mạng; cách thức xác định địa chỉ

của website trên không gian mạng, người sở hữu

website, sở hữu tên miền; sự giới hạn thẩm quyền

theo lãnh thổ của cơ quan chức năng làm giảm

sút hiệu lực, hiệu quả pháp luật TMĐT

- Pháp luật chưa quy định cụ thể về cách thức

quản lý và chế tài xử lý đối với một số hoạt động

kinh doanh qua các mạng xã hội

- Pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật

trong hoạt động TMĐT chưa rõ ràng, cụ thể; còn

nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình thực thi

pháp luật xử lý vi phạm, dẫn đến bỏ lọt vi phạm

pháp luật

1.6.3 Nguyên nhân của hạn chế

- Các chủ thể hoạt động TMĐT bằng hành vitương tác, giao dịch điện tử không bị giới hạn bởiphạm vi lãnh thổ sẽ dễ dàng “xóa dấu vết vi phạmnếu có” hoặc “thực tế hoạt động ở một địa phươngnhưng phát sinh hành vi vi phạm ở địa phươngkhác”; do đó cản trở việc thu thập chứng cứ điệntử trong những trường hợp vi phạm Tội phạm tronglĩnh vực TMĐT là loại hình tội phạm sử dụng côngnghệ cao, có kiến thức và trình độ cao, diễn biếnphức tạp, phạm vi hoạt động rộng, ngày càng nguyhiểm cả về thủ đoạn hoạt động và gây hậu quả,tác hại, thiệt hại nặng nề ở quy mô diện rộng, khảnăng che giấu hành vi phạm tội ngày càng tinh vi

- Hoạt động TMĐT trên không gian mạng tiềmẩn nhiều nguy cơ, thách thức và luôn thay đổi cáchình thái giao dịch nên gây khó khăn cho cơ quanquản lý Nhiều vụ giả mạo, lừa đảo đã diễn ranhưng không có bất kỳ cơ chế xác thực trực tuyếnnào khả thi nhằm xác minh thông tin người bán,người mua và bảo vệ quyền lợi của họ trong giaodịch TMĐT

- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luậtđiều chỉnh hoạt động TMĐT còn chậm, chưa theokịp tốc độ phát triển các vấn đề phát sinh tronggiao dịch TMĐT

- Phương tiện điện tử sử dụng để hoạt độngTMĐT ngày càng đa dạng, phong phú (laptop,mobile, tablet, tivi…) và hình thức giao dịchthương mại điện tử không chỉ thông qua websiteTMĐT mà còn sử dụng ứng dụng thương mại điệntử (app) với tốc độ phát triển nhanh chóng khiếncho nhiệm vụ giám sát hoạt động TMĐT sử dụngthiết bị di động (smartphone, tablet) khó khăn hơnnhiều so với việc giám sát hoạt động TMĐT sửdụng máy tính để bàn (desktop) hay máy tínhxách tay (laptop)

- Nhận thức, tư duy về quản lý hoạt độngTMĐT của một số cán bộ, công chức thực thi côngvụ còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn

- Số lượng cán bộ, công chức chuyên trách cũngnhư tham gia phối hợp quản lý hoạt động TMĐT ởđịa phương và cơ sở còn thiếu

2 một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt nam

Một là: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về

TMĐT Cụ thể là:

Trang 20

- Bổ sung phạm vi điều chỉnh, hiệu lực áp dụng

pháp luật TMĐT đối với các Công ty công nghệ

nước ngoài như Facebook, Google, Uber và đối với

các Sàn Giao dịch TMĐT xuyên biên giới như

Amazon, Alibaba; Quy định nghĩa vụ của các bên

cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trên lãnh thổ

Việt Nam

- Làm rõ nội hàm hoạt động TMĐT; hàng hóa,

dịch vụ cung cấp trên không gian mạng nhằm

mục đích kiếm lời và thuộc lĩnh vực thương mại;

phân định tách biệt với các dịch vụ thuộc phạm vi

điều chỉnh của ngành/ lĩnh vực khác như dịch vụ

tài chính trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, giáo

dục trực tuyến, tư vấn y tế trực tuyến, dịch vụ vận

tải trực tuyến (đặt xe, gọi xe) Trường hợp tổ

chức/ cá nhân cung cấp dịch vụ trực tuyến nhằm

mục đích kiếm lời nhưng chưa thuộc phạm vi điều

chỉnh của ngành/ lĩnh vực cụ thể nào thì phải tuân

thủ các nguyên tắc, quy định chung của pháp luật

về TMĐT

- Ban hành quy định cụ thể về dịch vụ logistics

trong hoạt động TMĐT; phân định quyền, nghĩa

vụ, trách nhiệm của mỗi bên trong giao dịch, vận

chuyển, bàn giao hàng hóa; thời điểm chuyển giao

nghĩa vụ; trách nhiệm bồi hoàn nếu xảy ra tổn thất

hoặc hàng hóa giao không đúng thỏa thuận

- Xây dựng cơ chế quản lý và giải quyết thủ tục

thuế phù hợp đặc thù hoạt động thương mại điện

tử; quy định rõ ràng nghĩa vụ thuế đối với người

bán và nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá

nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có

thu nhập tại Việt Nam khi hoạt động TMĐT

- Quy định ràng buộc các phương thức, hình

thức, công cụ thanh toán trực tuyến phải được liên

kết với tài khoản mở hợp pháp tại Việt Nam; cấm

sử dụng các tài khoản thanh toán liên kết với ví

điện tử mở tại nước ngoài, vi phạm quy định vềquản lý ngoại hối

Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ

biến pháp luật, nâng cao nhận thức về TMĐT;Tập trung xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầngTMĐT: xây dựng hệ thống thanh toán TMĐTquốc gia; xây dựng giải pháp thẻ thanh toánTMĐT tích hợp, hệ thống quản lý trực tuyến hoạtđộng vận chuyển cho TMĐT; xây dựng hạ tầngchứng thực chữ ký số cho TMĐT; xây dựng cáctiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu trongTMĐT; xây dựng hệ thống đảm bảo lòng tin chohoạt động mua sắm trực tuyến và cơ chế giảiquyết tranh chấp trực tuyến

Ba là: Ban hành chính sách hỗ trợ ứng dụng

TMĐT; hỗ trợ tích hợp giải pháp thanh toán điệntử; hỗ trợ hoạt động logistics trong TMĐT

Bốn là: Tăng cường giám sát trực tuyến, thanh

tra, kiểm tra và kịp thời xử lý vi phạm, giải quyếttranh chấp phát sinh trong hoạt động TMĐT.Thành lập và duy trì hoạt động Đội Giám sát trựctuyến liên ngành tại 05 thành phố trực thuộc Trungương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ Đội Giám sát trựctuyến thực hiện giám sát tình hình hoạt độngTMĐT của các tổ chức, cá nhân theo quy định củapháp luật về TMĐT và quy định khác của phápluật có liên quan trên địa bàn; Bổ sung chức năngthanh tra chuyên ngành TMĐT cho lực lượng thanhtra nhà nước và lực lượng kiểm soát thị trường ởđịa phương

Năm là: Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức

quản lý nhà nước về TMĐT; tăng cường đào tạo,bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng quản lý nhà nước vềTMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước về TMĐT tạicác địa phương n

taØI lIeÄu tríCH Dẫn:

1 Bộ Công Thương (2018), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, Hà Nội.

2 Bộ Công Thương (2018), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, Hà Nội.

3 Bộ Công Thương (2018), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, Hà Nội.

4 Ban chỉ đạo Thương mại điện tử thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo số 02/BC-BCĐTMĐTTP ngày 19/01/2018 của Ban chỉ đạo Thương mại điện tử thành phố Hà Nội năm 2017, Hà Nội.

Trang 21

tHe state manaGement In manaGInG anD ControllInG e-CommerCe aCtIVItIes In VIetnam

lAssoc Prof, Ph.DTao Thi Quyen

Ho Chi Minh National Academy of Politics

lMaster.Luong Tuan nghia

Department of Industry and Trade - Hanoi

aBstraCt:

Up to now, more than 18,783 e-commerce trading websites or applications, 785 e-commerceplatforms, 106 online promotion websites / applications, 23 online bidding websites / applicationshave registered in Vietnam in accordance with Law on E-commerce In 2018, Vietnam onlineB2C retail sales reached USD 6.2 billion, accounting for 3.6% of total retail sales and consumerservice revenue nationwide With the rapid development of the international integration processand the Industry 4.0, e-commerce activities in Vietnam have been growing rapidly and strongly.However, it also put more pressure on the state management This article analyzes the currentsituation, advantages and limitations of the state management in managing and controlling e-commerce activities in Vietnam and proposes some solutions to strengthen the legalframework for managing and controlling e-commerce activities in the coming time

keywords: E-commerce, state management in e-commerce field, e-commerce policy,

e-commerce law

taØI lIeÄu tHam kHaÛo:

1 Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2 Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, Hà Nội.

3 Báo cáo số 02/BC-BCĐTMĐTTP ngày 19/01/2018 của Ban chỉ đạo Thương mại điện tử thành phố Hà Nội năm

2017, Hà Nội

ngày nhận bài: 7/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 17/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 27/3/2019

Thông tin tác giả:

1 PGs ts taØo tHị QuYeÂn

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí minh

2 nCs ths lƯƠnG tuaÁn nGHĩa

sở Công thương Hà nội

Trang 22

1 Đặt vấn đề

Thời điểm được thực hiện giao dịch đối với tài

sản nói chung và đối với quyền sử dụng đất nói

riêng là vấn đề pháp lý căn bản, có ý nghĩa về mặt

lý luận lẫn thực tiễn Về mặt nguyên tắc, thời điểm

được thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất

không thể sớm hơn hay muộn hơn, mà phải cùng

với thời điểm nhận quyền sở hữu quyền tài sản của

giao dịch trước đó Chẳng hạn, A chuyển quyền sử

dụng đất cho B và đã đến thời điểm chuyển quyền

sở hữu quyền tài sản cho B thì cũng phải có quy tắc

cho phép B được thực hiện giao dịch đối với diện

tích đất đó cho C Điều này vừa bảo đảm tính thống

nhất trong các chế định có liên quan của hệ thống

pháp luật Tuy vậy, pháp luật Việt Nam tồn tại một

số bất cập khi quy định về vấn đề này

2 một số bất cập của pháp luật về thời điểm

thực hiện giao dịch đối với quyền sử dụng đất

Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 quy

định: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền

chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế

chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứngnhận Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụngđất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thựchiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuêđất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thìngười sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấychứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất”

Qua nghiên cứu trong mối quan hệ với các quyđịnh khác của pháp luật hiện hành, chúng tôi chorằng, quy định vừa nêu ở trên còn bộc lộ những hạnchế nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, chưa khẳng định rõ thời điểm chuyển đổi quyền sử dụng đất khi diện tích đất đó có nguồn gốc do nhận chuyển quyền hoặc được công nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định trên, “đối với trường hợp chuyểnđổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sửdụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyếtđịnh giao đất, cho thuê đất” Như vậy, quy định

BaÁt CaÄP VeÀ tHỜI ĐIeÅm ĐƯƠïC GIao DịCH VeÀ QuYeÀn sỬ DụnG ĐaÁt

VaØ moÄt soÁ kIeÁn nGHị

lnguyễn Thị Phi yến

tóm tắt:

Bài viết làm rõ 4 bất cập về thời điểm được phép giao dịch quyền sử dụng đất, đó là: (i) chưakhẳng định rõ thời điểm chuyển đổi quyền sử dụng đất khi diện tích đất đó có nguồn gốc do nhậnchuyển quyền hoặc được công nhận quyền sử dụng đất; (ii) thời điểm được phép chuyển nhượng,cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất không thống nhất với thờiđiểm chuyển quyền sở hữu quyền tài sản của giao dịch tạo lập đất đó; (iii) quy định về thời điểmnhận thừa kế quyền sử dụng đất rất khó hiểu và khó vận dụng; (iv) quy định về thời điểm thựchiện giao dịch chưa thống nhất với Luật Kinh doanh bất động sản, khi một trong các bên là tổ chứckinh doanh bất động sản Đồng thời, bài viết đã kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các quy định trongthời gian tới

từ khóa: Quyền sử dụng đất, giao dịch, thời điểm chuyển đổi, tài sản.

Trang 23

này mới chỉ cho biết thời điểm thực hiện việc

chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà

diện tích đất đó có nguồn gốc từ việc nhận giao

đất của Nhà nước, hoặc thuê đất của Nhà nước

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật hiện

hành, đất nông nghiệp vẫn là đối tượng của các

hợp đồng chuyển quyền (chuyển đổi, chuyển

nhượng, thừa kế, nhận tặng cho, góp vốn) Bởi lẽ

hiện nay, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự

năm 2015, cũng như pháp luật có liên quan không

hề có quy định theo hướng đất nông nghiệp không

là đối tượng của các giao dịch chuyển quyền

Không những thế, đất nông nghiệp cũng là đối

tượng được công nhận quyền sử dụng đất khi hội

đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất

Như vậy, vấn đề đặt ra là nếu người sử dụng đất

tạo lập diện tích đất nông nghiệp thông qua nhận

chuyển quyền, hay được công nhận quyền sử dụng

đất thì họ được phép chuyển đổi quyền sử dụng đất

đó cho người tiếp theo từ thời điểm nào? Khoản 1

Điều 168 như đã trích dẫn ở trên chỉ đề cập đến thời

điểm là “sau khi có quyết định giao đất, cho thuê

đất”, cho nên đã không thể cho biết rõ vấn đề này

Nếu đất nông nghiệp không được tạo lập bởi nhận

giao đất từ Nhà nước hay thuê đất từ nhà nước, thì

sao có quyết định giao đất, cho thuê đất? Theo

chúng tôi, đây là một lỗ hổng pháp lý nghiêm trọng

cần nghiên cứu hoàn thiện

Thứ hai, thời điểm được phép chuyển nhượng,

cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn

quyền sử dụng đất không thống nhất với thời điểm

chuyển quyền sở hữu quyền tài sản của giao dịch

tạo lập đất đó.

Về mặt nguyên tắc, một người đã được xác lập

quyền sử dụng đất khi giao dịch mà họ nhận chuyển

quyền đã đến thời điểm chuyển quyền sở hữu quyền

tài sản Do vậy, kể từ thời điểm đó, họ sẽ có quyền

định đoạt quyền tài sản của mình thông qua việc

chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thừa

kế, thế chấp, góp vốn bằng chuyển sử dụng đất Tuy

nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn chưa thống nhất hai

thời điểm này

Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy

định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,

cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử

dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải

đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực

kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”

Như vậy, có thể thấy rằng, giao dịch chuyểnquyền sử dụng đất có hiệu lực từ thời điểm “đăng kývào sổ địa chính” Tuy nhiên, như trên đã nêu,Khoản 1 Điều 168 quy định thời điểm được phépthực hiện giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, chothuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sửdụng đất từ khi “có giấy chứng nhận” Cần lưu ýrằng, thời điểm đăng ký vào sổ địa chính và thờiđiểm có giấy chứng nhận hoàn toàn khác nhau,trong đó, thời điểm “có giấy chứng nhận” muộn hơnrất nhiều so với thời điểm “đăng ký vào sổ địachính” Theo quy định của pháp luật hiện hành, thờiđiểm đăng ký việc chuyển quyền vào sổ địa chínhsớm hơn ít nhất 10 làm việc ngày so với thời điểm

“có giấy chứng nhận” Trong thực tế, thời điểm “cógiấy chứng nhận” còn muộn hơn nhiều so với quyđịnh của pháp luật, do luật chỉ để cập đến “ngàylàm việc” mà không phải là ngày thực tế Hơn nữa,việc chấp hành thời hạn này chưa thực sự nghiêmtúc trong thực tế

Như vậy, trong trường hợp quyền sử dụng đấtđược tạo lập bởi việc nhận chuyển quyền, và họ đãđược người khác chuyển quyền sở hữu quyền tàisản, do đã đăng ký vào sổ địa chính, nhưng họ lạichưa được thực hiện các giao dịch tiếp theo chongười thứ ba bởi lẽ chưa có giấy chứng nhận Điềunày thể hiện sự thiếu thống nhất của pháp luật giữavấn đề thời điểm chuyển quyền sử dụng đất và thờiđiểm được phép định đoạt quyền sử dụng đất tạo lậpbởi việc chuyển quyền đó

Thứ ba, quy định về thời điểm nhận thừa kế quyền sử dụng đất rất khó hiểu và khó vận dụng

Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 yêu cầu việcthừa kế quyền sử dụng đất có hiệu lực tại thời điểmđăng ký vào sổ địa chính Tuy nhiên, Điều 168 LuậtĐất đai năm 2013 lại quy định “trường hợp nhậnthừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đấtđược thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặcđủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận”

Như vậy, chúng ta hiểu như thế nào là “đủ điềukiện cấp giấy chứng nhận” để xác định thời điểmnhận thừa kế quyền sử dụng đất? Bởi lẽ, người đượcthừa kế đã đến thời điểm nhận quyền sử dụng đất,thì tức là thời điểm chuyển quyền sở hữu quyền tàisản có thể xảy ra trước thời điểm “đăng ký vào sổđịa chính” Bởi lẽ, đủ điều kiện để cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất hiện chưa có một quy địnhminh thị Tuy vậy, một trong những trường hợp đủ

Trang 24

điều kiện để cấp giấy chứng nhận có thể là những

trường hợp quy định tại các Điều 100, 101, 102 Luật

Đất đai năm 2013, quy định về việc cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất

(thực tế) Nếu hiểu theo cách đó, thì nội dung điều

điều chỉnh của Điều 188 và Điều 168 sẽ thiếu thống

nhất với nhau Tức là thời điểm “có hiệu lực” của

thừa kế quyền sử dụng đất xảy ra muộn hơn so với

thời điểm được “nhận thừa kế” quyền sử dụng đất

Đối với trường hợp một diện tích đất được

chuyển quyền bởi 2 lần thừa kế liên tiếp thì sự thiếu

thống nhất này vẫn tồn tại Chẳng hạn, A và B là vợ

chồng, tạo lập quyền sử dụng đất chung thỏa mãn

điều kiện tại Điều 100, hoặc Điều 101 Luật Đất đai

A chết để lại thừa kế quyền sử dụng đất chung và B

là người được hưởng B chưa đăng ký thừa kế nhưng

ít lâu sau B cũng chết, để lại thừa kế cho con riêng

của mình là C Vậy thời điểm nào C được nhận thừa

kế quyền sử dụng đất từ mẹ là B? Đối với quyền sử

dụng đất do B, tuy có nguồn gốc đủ điều kiện để

được cấp giấy chứng nhận, nhưng do chưa đăng ký

vào “sổ địa chính” nên chưa có hiệu lực theo Điều

188 Luật Đất đai Và do việc chuyển giao quyền sử

dụng đất đó chưa có hiệu lực nên không thể cho

rằng phần diện tích đó sẽ trở thành di sản của B, khi

B chết Điều này cũng đồng nghĩa là C chỉ được

nhận thừa kế đối với quyền sử dụng đất của B nằm

trong khối tài sản chung đó

Theo chúng tôi, cách tiếp cận của các quy định

này đang đồng nhất giữa vấn đề thời điểm nhận

thừa kế quyền sử dụng đất và điều kiện để quyền

sử dụng đất được coi là di sản Việc quy thời điểm

thừa kế quyền sử dụng đất có hiệu lực tại Điều 188

muộn hơn thời điểm người nhận thừa kế được nhận

quyền sử dụng đất là một bất cập cần nghiên cứu

hoàn thiện

Thứ tư, quy định về thời điểm thực hiện giao dịch

chưa thống nhất với Luật Kinh doanh bất động sản

khi một trong các bên là tổ chức kinh doanh bất

động sản

Theo Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản

năm 2014, hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho

thuê lại quyền sử dụng đất nhằm mục đích kinh

doanh mà có một bên là tổ chức kinh doanh bất

động sản, thì hợp đồng đó chỉ bắt buộc lập thành

văn bản, mà không bắt buộc phải công chứng, cũng

như đăng ký Hiệu lực của hợp đồng này cũng được

quy định cụ thể do không bắt buộc phải đăng ký,

nên nó không phụ thuộc vào thời điểm đăng ký.Tuy vậy, Điều 168 Luật Đất đai năm 2013, khiquy định về thời điểm được chuyển nhượng, chothuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thiếu quytắc loại trừ đối với hợp đồng kinh doanh bất độngsản mà một bên là tổ chức Do đó, sẽ sinh ra nhữngvướng mắc nhất định Bởi lẽ, nếu theo phạm vi điềuchỉnh và đối tượng áp dụng, thì Luật Đất đai điềuchỉnh chung những vấn đề cần thiết của giao dịch cóđối tượng là quyền sử dụng đất, mà không loại trừcác giao dịch trong lĩnh vực kinh doanh bất độngsản Do vậy, quy định về thời điểm thực hiện việcchuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sửdụng đất không loại trừ hợp này là một hạn chế cầnkhắc phục Thực tế, vẫn đã từng có xu hướng yêucầu hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuêlại quyền sử dụng đất phải đăng ký mới có hiệu lực,làm cho các quy định tiến bộ của Luật Kinh doanhbất động sản trở thành vô nghĩa

3 một số kiến nghị

Trong hoàn cảnh buộc phải xem việc đăng kýquyền sử dụng đất là điều kiện có hiệu lực của mộtsố giao dịch về quyền sử dụng đất, thì việc giữnguyên điều kiện có hiệu lực quy định tại Điều 188là cần thiết Tuy nhiên, từ những bất cập của phápluật về thời điểm được phép giao dịch về quyền sửdụng đất như đã phân tích ở trên, theo chúng tôi,cần hoàn thiện lại Khoản 3 Điều 168 Luật Đất đaitheo hướng sau:

Thứ nhất, cần cho phép người sử dụng đất thực

hiện giao dịch đối với quyền sử dụng đất khi đãđăng ký vào sổ địa chính Như vậy, kể cả khi quyềnsử dụng đất do họ tạo lập thông qua nhận chuyểnquyền, thì thời điểm họ được phép thực hiện giaodịch tiếp theo nhằm định đoạt tài sản của mình sẽthống nhất với thời điểm đã được xác lập quyền sửdụng đất bởi giao dịch trước đó

Thứ hai, nên có quy định chuyên biệt để quy định

về thời điểm thực hiện giao dịch về quyền sử dụngđất nếu diện tích đất đó được Nhà nước giao đất,cho thuê đất theo hướng: “trong trường hợp đất đóđược Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì người sửdụng đất đó được phép thực hiện giao dịch tiếp theokể từ khi có quyết định giao đất, cho thuê đất”

Thứ ba, sửa quy định “trường hợp nhận thừa kế

quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thựchiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điềukiện để cấp Giấy chứng nhận…” tại Khoản 1 Điều

Trang 25

168 thành “quyền sử dụng đất được coi là di sản

nếu đã được cấp Giấy chứng nhận, hoặc đủ điều

kiện để cấp giấy chứng nhận” và bố trí ở một điều

luật phù hợp

Thứ tư, nên bổ sung thêm quy định “đối với các

giao dịch về quyền sử dụng đất nhằm mục đích kinhdoanh thì thời điểm được xác định theo Luật Kinhdoanh bất động sản” n

InaDeQuaCIes relateD to tHe tImInG

of lanD use rIGHts transfer anD some ProPosals

lMaster.nguyen Thi Phi yen

University of Law, Hue University

aBstraCt:

This study is to clarify four inadequacies occuring when the land is allowed to transfer The firstinadequacy is that the timing of land transfer is unclear when the land use right is derived from thetransfer of land use rights or from the recognition of land use rights The second inadequacy is thatthe timing of land transfer, lease, sub-lease, donation, mortgage or capital contribution isinconsistent with the transfer timing of this land’s ownership The third inadequacy is thatregulations on the timing of land inheriting are unclear and difficult to apply The last inadequacy isthat regulations on the timing of transaction execution are not consistent with the Law on RealEstate Trading when one of parties related to the transaction is a real-estate enterprise This studyalso proposes some amendments to improve the effectiveness of regulations in the coming time

keywords: Land use rights, transaction, the time of transfer, asset

taØI lIeÄu tHam kHaÛo:

1 Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2 Quốc hội (2013), Hiến pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3 Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4 Thân Văn Tài (2016), Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2016.

5 Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật Đất đai năm 2013.

6 Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Khoản 40 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

7 Khoản 2 và 3 Điều 17 Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014.

ngày nhận bài: 13/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 23/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 3/4/2019

Thông tin tác giả:

ths nGuYễn tHị PHI YeÁn

trường Đại học luật - Đại học Huế

Trang 26

I Đặt vấn đề

Trong nền kinh tế hiện đại, việc các tổ chức,

cá nhân kinh doanh áp dụng các điều khoản mẫu

dưới hình thức HĐTM, ĐKGDC để giao kết với

người tiêu dùng đã trở thành một hiện tượng hết

sức phổ biến Khi ký kết các hợp đồng với các

nhà cung cấp hàng hóa hay sản phẩm đại trà,

người tiêu dùng dường như không nhìn thấy tinh

thần “tự do khế ước” của hợp đồng Bên cạnh đó,

do tồn tại ở thế yếu, họ thường phải chấp nhậnnhững quy tắc bán hàng do chính nhà cung cấpsản phẩm, dịch vụ đặt ra và về nguyên tắc nhữngquy tắc này không phải là đối tượng của việc đàmphán Để loại bỏ các điều khoản xâm phạmquyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịchmang tính đơn phương và áp đặt như vậy, LuậtBVQLNTD đã quy định chế định về kiểm soátHĐTM, ĐKGDC

tHƯïC tHI CHeÁ ĐịnH kIeÅm soát

HƠïP ĐoÀnG tHeo mẫu, ĐIeÀu kIeÄn

GIao DịCH CHunG tHeo luaÄt BaÛo VeÄ

QuYeÀn lƠïI nGƯỜI tIeÂu DuØnG:

7 năm triển khai

từ khóa: Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, Luật Luật Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng, thực thi, 7 năm

Trang 27

II những kết quả đạt được

Chế định kiểm soát HĐTM, ĐKGDC được quy

định trong Luật BVQLNTD (Quốc hội thông qua

ngày 17/11/2010 và có hiệu lực từ ngày

01/07/2011) và bắt đầu được triển khai theo danh

mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu quy định tại

Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012

7 năm qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người

tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) đã tiếp nhận và xử

lý trên 4223 bộ hồ sơ đăng ký (cụ thể các năm như

Bảng 1) 100% hồ sơ xử lý đúng thời hạn luật định

và đảm bảo không gây trở ngại, khó khăn cho quá

trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Quá

trình đăng ký đã giúp loại bỏ nhiều điều khoản vi

phạm trong HĐTM, ĐKGDC của nhiều lĩnh vực,

công bố các HĐTM, ĐKGDC được chấp nhận;

qua đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của

doanh nghiệp và ý thức yêu cầu quyền lợi chính

đáng của người tiêu dùng (Biểu đồ 1)

Kết quả xử lý hồ sơ của Cục được soạn thảo

theo hướng chi tiết hóa từng nội dung chưa phù

hợp quy định pháp luật kèm theo yêu cầu sửa đổi

cụ thể và gợi ý hướng hoàn thiện để tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong việc tựhoàn thiện hồ sơ

Về phía các Sở Công Thương, từ năm 2012 đếnhết năm 2017, số lượng hồ sơ đăng ký/đăng ký lạiHĐTM, ĐKGDC của doanh nghiệp tại các SởCông Thương đạt 1309 hồ sơ với tỷ lệ các nhómlĩnh vực đăng ký như Biểu đồ 2 Cá biệt, một số địaphương không phát sinh trường hợp nộp hồ sơ đăngký HĐTM, ĐKGDC nào như Đồng Nai, NinhThuận; một số địa phương chỉ phát sinh duy nhất

01 hồ sơ đăng ký là Cà Mau, Ninh Thuận, ĐiệnBiên, Quảng Nam, Quảng Bình

III một số hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế ápdụng chế định kiểm soát HĐTM, ĐKGDC cònmột số bất cập sau:

Thứ nhất, chưa có sự triển khai đồng bộ giữa

cấp Trung ương là Cục CT&BVNTD và cấp địaphương là các Sở Công Thương thể hiện ở hai mặt:Mặt thứ nhất, số lượng hồ sơ đăng ký HĐTM,ĐKGDC chênh lệch quá lớn giữa Cục và các Sở

Biểu đồ 1 Số lượng hồ sơ đăng ký tại Cục CT&BVNTD từ năm 2012 đến 2018

Chú thích: Hồ sơ năm 2017, bao gồm 857 hồ sơ đăng ký chính thức và 82 hồ sơ thẩm định theo Quy chế phối hợp với Bộ Tài chính; năm 2018, bao gồm 541 hồ sơ đăng ký chính thức và 264 hồ sơ thẩm định theo Quy chế phối hợp với Bộ Tài chính

Trang 28

Công Thương (số lượng hồ sơ đăng ký trong 1 năm

của Cục gấp vài trăm lần trung bình số lượng hồ sơ

tiếp nhận của mỗi Sở) Chỉ trừ hồ sơ đăng ký

HĐTM, ĐKGDC trong lĩnh vực cung cấp nước sinh

hoạt và điện sinh hoạt; một số ít trong lĩnh vực viễn

thông và mua bán căn hộ chung cư (tập trung ở

một số thành phố lớn như Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,

Hà Nội…), hầu như việc đăng ký đều dồn về Cục

Mặt thứ hai, tính thống nhất trong việc triển

khai hoạt động này giữa Cục và Sở Công Thương

chưa được đảm bảo, thể hiện ở 3 vấn đề chính:

- Chưa thống nhất trong việc kết luận về mặt

nội dung, ví dụ về cùng một điều khoản, Cục và

Sở còn có ý kiến khác nhau

- Chưa thống nhất trong quy trình tiếp nhận và

xử lý hồ sơ đăng ký

- Chưa thống nhất trong việc đăng tải HĐTM,

ĐKGDC được chấp nhận lên trang thông tin

điện tử

Thứ hai, một số hoạt động quan trọng nhưng

chưa được triển khai hoặc triển khai chưa thường

xuyên như kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều

kiện giao dịch trong các lĩnh vực chưa thuộc

phạm vi phải đăng ký hoặc việc thanh kiểm tra

xử lý vi phạm hành chính

- Hầu như các cơ quan quản lý nhà nước vềbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thực hiệnviệc rà soát để phát hiện vi phạm trong cácHĐTM, ĐKGDC ngoài phạm vi phải đăng kýtheo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg 13/01/2012,Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày20//08/2015 và Quyết định số 38/2018/QĐ-TTgngày 05/09/2018

- Đến nay mới chỉ có 5 doanh nghiệp bị CụcQuản lý thị trường xử lý vi phạm hành chính vàmột số lượng ít doanh nghiệp bị Sở Công Thươngxử phạt (Năm 2014, tổng số doanh nghiệp đượccác Sở kiểm tra là 623 doanh nghiệp, trong đó có

512 doanh nghiệp tuân thủ (82,2%) và 111 doanhnghiệp chưa tuân thủ Đối với những trường hợp

vi phạm, hầu hết các Sở Công Thương đều xácđịnh đây là vi phạm lần đầu do chưa nắm bắtđược quy định pháp luật nên chỉ dừng lại ở mứcđộ nhắc nhở và yêu cầu khắc phục sai phạm)

Thứ ba, một số quy định pháp luật chưa đủ tính

toàn diện hoặc sức răn đe

- Điều 16 Luật BVQLNTD mới chỉ dừng lại ởviệc đưa ra danh mục một hay một số điều khoảnmẫu được coi là đương nhiên không có hiệu lựcmà chưa có cơ chế chung để kiểm soát tính công

Biểu đồ 2 Các nhóm lĩnh vực đăng ký HĐTM, ĐKGDC tại

các địa phương từ năm 2012-2017

Trang 29

bằng Việc thiếu vắng một điều khoản chung

đồng nghĩa với việc thiếu vắng một công cụ quan

trọng để thiết lập một chuẩn mực về tính công

bằng trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, cũng

như đảm bảo tính linh hoạt của cơ chế kiểm soát

trước sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh

tế - xã hội

- Theo khoản 3 Điều 13 Nghị định số

99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011, nguyên tắc

chung về giao kết hợp đồng (ví dụ như “Tự do

giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp

luật”, “bình đẳng”) là một trong các phạm vi xem

xét HĐTM, ĐKGDC Trong khi Luật BVQLNTD

chỉ giới hạn điều khoản không có hiệu lực trong

09 trường hợp cụ thể thì đây được coi là sự bổ

khuyết có giá trị để đảm bảo một HĐTM,

ĐKGDC công bằng, hài hòa lợi ích của hai bên

trên cơ sở tuân thủ hệ thống quy định pháp luật

chung điều chỉnh giao dịch chứ không chỉ các quy

định của Luật BVQLNTD

- Hình thức xử phạt hiện nay chủ yếu mới

dừng ở mức phạt tiền (mức phạt thấp - tối đa 100

triệu) hoặc có quy định biện pháp khắc phục hậu

quả nhưng vẫn mang nặng nghĩa vụ đối với Nhà

nước (như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có

được do thực hiện hành vi vi phạm (ví dụ tại

khoản 4 Điều 71 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP))

Dưới góc độ tác động trực tiếp, những hình

thức/biện pháp này chưa đủ tính răn đe, chưa thực

sự hướng tới việc bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng cũng như chưa phát huy được tác dụng của

biện pháp xử lý vi phạm hành chính

- Đã có quy định về giao dịch vô hiệu trong

trường hợp không đăng ký (các Điều 117, 119,

122 Bộ luật Dân sự 2015) Tuy nhiên, với tâm lý

e ngại kiện tụng của người tiêu dùng và hoạt

động xét xử phức tạp của Tòa án như hiện này,

dự kiến trên thực tế đây vẫn chưa thể là công cụ

để người tiêu dùng tự bảo vệ chính mình trong

thời gian trước mắt

IV Đề xuất một số giải pháp

Để hạn chế những bất cập và khó khăn nêu

trên, đồng thời tăng cường sức mạnh của chế định

kiểm soát HĐTM, ĐKGDC trong hoạt động bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong thời gian tới

cần tập trung vào một số nhóm giải pháp sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát HĐTM, ĐKGDC trên một số vấn đề chính.

- Quy định chi tiết Điều 16 Nghị định số99/2011/NĐ-CP về cơ chế kiểm soát các HĐTM,ĐKGDC không thuộc phạm vi phải đăng ký

- Bổ sung điều khoản chung để xác định cácđiều khoản không có hiệu lực trong HĐTM,ĐKGDC

Điều khoản chung thiết kế dưới dạng đưa racác tiêu chí cần được xem xét nhằm đánh giá khinào một điều khoản được coi là không công bằngđể xác định tính hiệu lực, ví dụ: “Một điều khoảnkhông được hai bên thỏa thuận sẽ được coi là bấtcông nếu điều khoản đó đi ngược lại với yêu cầuvề sự thiện chí, dẫn đến một sự bất cân xứngđáng kể đối với quyền và nghĩa vụ của các bênphát sinh theo hợp đồng gây bất lợi cho người tiêudùng” (Điều 3 (1), Chỉ thị số 93/13/EEC của Ủyban châu Âu)

- Bổ sung phạm vi xem xét hợp đồng theomẫu, điều kiện giao dịch chung trước sự thay đổicủa Bộ luật Dân sự 2015

- Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đếnsự phân cấp giữa Trung ương và địa phương theohướng quy định rõ cách phân định thẩm quyềngiữa Trung ương và địa phương cũng như bổ sungthẩm quyền cho Bộ Công Thương trong việchướng dẫn địa phương triển khai thống nhất việckiểm soát HĐTM, ĐKGDC đối với các vấn đềchưa có trong quy định pháp luật cụ thể

- Sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý vi phạm hànhchính theo hướng: Nâng mức phạt tiền như hiệnnay lên thành nhiều mức khác nhau tương ứng vớiquy mô của hành vi vi phạm, cũng như bổ sungbiện pháp khắc phục hậu quả hoặc hình thức xửphạt bổ sung hướng tới việc khôi phục quyền lợicủa người tiêu dùng

Thứ hai, tăng cường năng lực của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại trung ương và địa phương

Trong xu hướng cắt giảm biên chế như hiệnnay thì cần chú trọng hơn vào việc chuyên môn

Trang 30

hóa, nâng cao năng lực cho cán bộ xử lý hồ sơ

qua các biện pháp, như:

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ

quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nước

ngoài có hoạt động kiểm soát HĐTM, ĐKGDC,

nhằm tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về các

kỹ năng liên quan cho cán bộ của Việt Nam;

- Hàng năm, Cục QLCT tổ chức các lớp tấp

huấn, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ xử lý hồ

sơ, đặc biệt là cán bộ địa phương;

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tiết

ngành như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân

hàng Nhà nước, Bộ Thông tin - Truyền thông để

nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao các kiến thức

pháp lý chuyên ngành;

- Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm

giữa Cục QLCT và các Sở Công Thương thông

qua nhiều hình thức như tham khảo kinh nghiệm

từ các HĐTM, ĐKGDC đã được chấp nhận và

đăng tải, công văn, điện thoại, thư điện tử, trao

đổi tại các buổi tập huấn, hội thảo…;

- Tổ chức các buổi làm việc với doanh nghiệp

và người tiêu dùng để lắng nghe thực tiễn kinh

doanh; các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp

trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký HĐTM,

ĐKGDC Từ đó, cơ quan nhà nước đúc rút ra kinh

nghiệm hoặc những điều cần lưu ý khi xử lý hồ sơ

Thứ ba, tăng cường nhận thức cho cộng đồng

doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Các hoạt động tuyên truyền phổ biến phápluật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa qua đãđạt được những kết quả và chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, nếu căn cứ trên mức độ nhận thức củacộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng thìhoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cònnhiều hạn chế

Do đó, trong thời gian tới, cơ quan bảo vệquyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địaphương cần đa dạng hóa các hình thức tuyêntruyền, phổ biến Bên cạnh các hình thức truyềnthống như hội nghị, hội thảo, cần có các hoạtđộng tuyên truyền trực tiếp, trực quan, sáng tạođến doanh nghiệp và các đối tượng khác của LuậtBVQLNTD

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế.

Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngViệt Nam chính thức được thành lập được khoảng

14 năm So với các cơ quan bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới,Việt Nam nằm trong nhóm cơ quan “non trẻ” Dođó, để học tập kinh nghiệm của các nước, ViệtNam cần tăng cường mối quan hệ hợp tác vớinhiều cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngquốc tế và tham gia tích cực vào các diễn đànquốc tế về pháp luật và chính sách bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng như ASEAN, ACCP, ICPENv.v…, đặc biệt là kinh nghiệm về kiểm soátHĐTM, ĐKGDC của các nước trong khu vựcchâu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc n

taØI lIeÄu tHam kHaÛo:

1 Báo cáo thường niên của Cục CT&BVNTD từ năm 2013 đến 2017

(http://www.vca.gov.vn/Bublications.aspx?CateID=524&page=1)

2 Báo cáo kiểm soát HĐTM, ĐKGDC của các Sở Công Thương năm 2013, 2014 và 2018.

3 Các HĐTM, ĐKGDC đã được Cục CT&BVNTD chấp nhận

(http://www.vca.gov.vn/hopdongmau.aspx?Cate_ID=453&CateID=184)

ngày nhận bài: 16/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 4/4/2019

Trang 31

reVIeWInG 07 Years ImPlementatIon

of reGulatIons on stanDarD form ContraCts

anD General transaCtIon ConDItIons In VIetnam

laW on ProteCtIon of Consumer rIGHts

lTran Dieu Loan, MBa

Vietnam Competition and Consumer Authority,

Ministry of Industry and Trade

aBstraCt:

The implementation of regulations on control of standard form contracts and generaltransaction conditions in Law on Protection of Consumer Rights has achieved numerousresults during the past seven years However, there are still some certain limitations needed

to be tackled These limitations might be attributed to the drawbacks of the law itself and theineffective implementation by the law enforcement authorities in real life In the currentcontext that Vietnam has participated in consumer protection activities in the region and theworld through ACCP and ICPEN, it is necessary to have an assessment and improvement ofregulations on control of standard form contracts and general transaction conditions in order

to enhance the effectiveness of consumer rights protection

keywords: Standard form contracts, general transaction conditions, Law on Protection of

Consumer Rights, implementation, 07 years

Thông tin tác giả:

ths traÀn DIeÄu loan

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương

Trang 32

1 Các lý thuyết phát triển công nghiệp tại

các vùng lãnh thổ

Trên thế giới, đã có nhiều lý thuyết khác nhau

về phát triển công nghiệp trên các vùng lãnh thổ

trọng điểm và nhiều nước đã thu được thành công

từ việc áp dụng các lý thuyết này

Trong lý thuyết định vị công nghiệp (1909),

nhà kinh tế học A Weber đã đề cập những ưu

điểm và hạn chế của việc tập trung các doanh

nghiệp tại một địa điểm (mô hình các khu công

nghiệp) mà trong ngôn ngữ kinh tế học hiện đại

chúng được gọi là các “lợi ích ngoại ứng” và “chi

phí ngoại ứng” (hay phi kinh tế ngoại ứng) củavùng lãnh thổ trong phạm vi quyết định đầu tư.Các lợi ích ngoại ứng xuất hiện khi các doanhnghiệp có thể chia sẻ gánh nặng sử dụng chunghệ thống kết cấu hạ tầng và có thể hỗ trợ lẫnnhau trong hoạt động, thực hiện chuyên môn hóa,hợp tác hóa, làm tăng năng suất lao động, hạ giáthành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồnnguyên nhiên liệu, năng lượng Phi kinh tế ngoạiứng xuất hiện khi có sự quá tải của lãnh thổ và sựcạnh tranh, chèn ép lẫn nhau dẫn đến hạn chế sựphát triển của mỗi doanh nghiệp

LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC VÙNG LÃNH THỔ VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN VẬN DỤNG TRONG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Ở CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

CỦA VIỆT NAM

lNguyễN Hữu Tiệp

TÓM TẮT:

Phát triển công nghiệp tại một vùng lãnh thổ là một trong những nội dung quan trọng khôngchỉ riêng đối với sự phát triển của vùng lãnh thổ đó, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Phát triển công nghiệp địa phương một mặt làm gia tăng giá trị của địa phương đó, mặt khác làtìm cách phát huy các mặt mạnh, tìm kiếm và tạo ra những thế mạnh mới, góp phần giải quyếtviệc làm, giảm nghèo và giải quyết vấn đề xã hội, tạo ra các giá trị gia tăng trên phương diện kinhtế - xã hội, văn hóa, cơ sở hạ tầng, tài chính, môi trường, con người, Bài viết nghiên cứu các lýthuyết và mô hình thành công, từ đó rút ra các hạt nhân hợp lý áp dụng cho việc phát triển côngnghiệp trên địa bàn các vùng kinh tế trọng điểm trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường củaViệt Nam là việc làm có ý nghĩa thực tiễn to lớn hiện nay

Từ khóa: Phát triển công nghiệp, vùng lãnh thổ, vùng kinh tế trọng điểm.

Trang 33

Lý thuyết định vị công nghiệp được vận dụng

trong việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm cho

phát triển: nhờ các lợi ích ngoại ứng mà những

vùng hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát

triển sẽ trở nên hấp dẫn đối với các hoạt động kinh

tế, đặc biệt là công nghiệp; mặt khác sự tập trung

phát triển của công nghiệp lại dẫn tới tăng cường

tiềm lực kinh tế cho những vùng này

Lý thuyết vị trí trung tâm (1933) của 2 nhà

bác học người Đức là W Christaller và A Losch

là sự khám phá quy luật phân bố không gian,

nghiên cứu các hệ thống không gian cơ sở để xác

định các nút trọng điểm Việc phân chia các địa

điểm không gian của các nhà sản xuất có quy mô

thị trường khác nhau sẽ tạo nên một trật tự thứ

bậc của các vị trí trung tâm Các trung tâm đô thị

càng lớn sẽ càng có nhiều loại sản phẩm được

sản xuất và tiêu thụ, càng có chức năng đa dạng,

phong phú và phức tạp hơn so với các trung tâm

đô thị nhỏ Theo quan niệm của Christaller, các

thành phố là cực hút, là hạt nhân của sự phát

triển, là đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ

sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh

hưởng của các vị trí trung tâm

N N Koloxopski, nhà khoa học Nga, trong

những năm 1950 đã đưa ra lý thuyết về phát triển

tổng hợp sản xuất lãnh thổ (viết tắt là TPK)

Koloxopski và các đồng nghiệp của ông đã đề xuất

nhiều vấn đề lý luận với nhiều khái niệm, định

nghĩa cơ bản cho nghiên cứu tổ chức sản xuất lãnh

thổ cũng như những giải pháp thực tiễn về tổ chức

sản xuất cho các vùng lãnh thổ giàu tài nguyên,

trong đó có tổ hợp nông - công nghiệp như những

tế bào hạt nhân Lý thuyết của Koloxopski đã được

phát triển và ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu

phân bố lực lượng sản xuất nói chung và phân bố

công nghiệp nói riêng trên toàn lãnh thổ Liên Xô

và đã được vận dụng vào Việt Nam, đặc biệt là

trong thời kỳ xây dựng tổng sơ đồ phân bố lực

lượng sản xuất lần thứ nhất

Vào năm 1950, lý thuyết cực tăng trưởng được

nhà kinh tế học người Pháp Francois Perrous đề

xướng và tiếp tục được nghiên cứu bổ sung, phát

triển bởi Albert Hirshman, Myrdal, Friedman và

Harry Richardson Lý thuyết này chú trọng vào

những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh

tế Theo lý thuyết này, sự phát triển kinh tế của

một lãnh thổ không phải là tiến hành một cách cân

đối, đồng đều theo một tốc độ như nhau trên tất cảcác vùng Trong mỗi thời kỳ khác nhau, có vùng cómức tăng trưởng cao hơn nhờ vào sự phát triển củacác ngành chủ đạo, mũi nhọn với năng lực đổi mớivà khả năng mang lại lợi nhuận cao Các ngànhmũi nhọn này thường tập trung tại một số thànhphố lớn và được ưu tiên phát triển, trở thành “cựctăng trưởng” Cực tăng trưởng thường lại là cáctrung tâm sản xuất, trung tâm thương mại, trungtâm tài chính, trung tâm thông tin, trung tâm giaothông hay các trung tâm dịch vụ quan trọng có tínhchất quyết định đối với lãnh thổ Tập trung hóa vềlãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó hiệuứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mớibắt đầu xuất hiện ở nhiều địa phương khác Kếtquả là sự phát triển của một cực như là một lãnhthổ trọng điểm sẽ có tác dụng như những “đầu tàu”lôi kéo theo sự phát triển của các vùng lãnh thổkhác, tạo điều kiện cho nền kinh tế cả nước pháttriển nhanh và mạnh hơn

Tác động của cực được xác định bởi cả hiệu ứngthu hút hay hiệu ứng phân cực và hiệu ứng lan tỏa.Hiệu ứng phân cực (hay tập trung hóa) là nhữngtác động tiêu cực của tăng trưởng tại điểm cực tớicác vùng trong phạm vi ảnh hưởng của nó, thể hiện

ở sự gia tăng khoảng cách chênh lệch GDP bìnhquân đầu người giữa các vùng và những ảnh hưởngxấu tới sự tăng trưởng, phát triển các vùng xungquanh do sự thu hút các nguồn lực vào vùng cực.Hiệu ứng lan tỏa được đề cập như là những tácđộng tích cực của sự tăng trưởng tại điểm cực tớităng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngườivà cơ cấu kinh tế của các vùng lãnh thổ xungquanh nó

Lý thuyết cực tăng trưởng nhấn mạnh: “lợi thếcủa phát triển không cân đối" theo lãnh thổ Cùngvới quan điểm phát triển phi cân đối theo lãnh thổ,lý thuyết cực tăng trưởng được coi là lý thuyết phụcvụ trực tiếp cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọngđiểm và đã được áp dụng rộng rãi ở các nước châu

Á, nhất là các quốc gia ASEAN

Lý thuyết địa lý kinh tế mới được khởi xướngbởi P Krugman qua mô hình Trung tâm - ngoại viđược ông xây dựng và phát triển năm 1991 P.Krugman cho rằng, ở hầu hết các nước, hơn mộtnửa dân số sống trong các thành phố, những vùngvới mức độ đô thị hóa lớn (trung tâm), phần cònlại vẫn chủ yếu sống tại các khu vực ngoại vi Mô

Trang 34

hình của P Krugman đã cố gắng lý giải hiện tượng

này P Krugman giả định nền sản xuất có 2 khu

vực nông nghiệp và chế tạo, 2 loại lao động là

nông dân và công nhân Lĩnh vực chế tạo sản xuất

liên tục nhiều loại sản phẩm dị biệt hóa theo chiều

ngang; mỗi loại được sản xuất bởi một công ty

riêng biệt với tính kinh tế nhờ quy mô, sử dụng lao

động là đầu vào duy nhất Lĩnh vực nông nghiệp

sản xuất một hàng hóa đồng nhất dưới cơ chế thu

nhập đều, sử dụng nông dân là đầu vào duy nhất

Công nhân tự do dịch chuyển giữa các khu vực

trong khi nông dân ở yên tại chỗ Cuối cùng, hàng

hóa nông nghiệp được giao thương không có chi

phí giữa 2 khu vực, trong khi giao thương liên khu

vực về hàng hóa công nghiệp phải chịu chi phí vận

chuyển P Krugman chỉ ra rằng, nhiều hoạt động

kinh tế được tập trung theo địa lý một cách rõ rệt

Tuy nhiên, con người không phải cùng sống trong

cùng một thành phố lớn, nền kinh tế thế giới cũng

không tập trung sản xuất từng loại hàng hoá ở một

địa điểm duy nhất Theo P Krugman, luôn có một

trò kéo co giữa những lực có xu hướng thúc đẩy

tập trung địa lý và những lực khác có xu hướng đối

nghịch với điều đó - tức là giữa những lực ly tâm

và hướng tâm

Năm 1990, trong tác phẩm “lợi thế cạnh tranh

quốc gia”, M Porter vận dụng những cơ sở lý luận

cạnh tranh trong mỗi quốc gia của mình vào lĩnh

vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi

tiếng là mô hình viên kim cương Các yếu tố quyết

định của mô hình là điều kiện về các yếu tố sản

xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối

cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh

nghiệp Ngoài ra, còn có 2 biến số bổ sung là vai

trò của Nhà nước và yếu tố thời cơ Sự thành công

của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ

thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc

gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết

hợp tác có hiệu quả được thể hiện ở môi trường

phát triển địa phương Phát triển công nghiệp tại

một vùng lãnh thổ góp phần quan trọng vào kiến

tạo năng lực cạnh tranh của vùng trên cơ sở đáp

ứng các yêu cầu, gia tăng các yếu tố cạnh tranh

theo quan điểm của M Porter

Trong mô hình kim cương của Porter, 4 yếu tố

quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp được

kết hợp sáng tạo để gia tăng sức cạnh tranh co

công nghiệp, bao gồm: các điều kiện nhà máy; nhu

cầu trong nước, các ngành công nghiệp hỗ trợ vàcông nghiệp liên quan; chiến lược công nghiệp, cơcấu và khả năng cạnh tranh Doanh nghiệp côngnghiệp sẽ có xu hướng cạnh tranh bằng việc tăngnăng suất, thúc đẩy cải tiến công nghệ thông quahiệu ứng lan toả về tri thức hay thông tin

Thực tế trong thực thi phát triển công nghiệptại các vùng lãnh thổ, một số quốc gia đã ứng dụngthành công các lý thuyết trên và đã đem lại nhữngthành công cho vùng và cả các quốc gia đó, như:Vùng Emillie - Romagne (Italia) là vùng cónguồn lực đa dạng và chủ yếu được đặc trưng bởisự cân bằng giữa các khu vực công nghiệp, nôngnghiệp và dịch vụ Sức mạnh của vùng nằm trongsự đa dạng Đa dạng là đặc trưng mà người ta tìmthấy trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất, nhất là mộtnền nông nghiệp đặc trưng bởi sự có mặt củanhững cụm công nghiệp thực thụ Hệ quả của hiệntượng này là một khối lượng lớn nguồn lực đa dạngđược sẵn sàng sử dụng và làm tăng mạnh khả năngthích nghi, độ linh hoạt, cho phép thực hiện nhữngdự án mà cơ sở của nó là tính tự chủ, sự năng độngvà kết quả cụ thể

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp tầm trung,doanh nghiệp muốn khẳng định khả năng cạnhtranh của mình là chìa khóa cho phép lý giải điềulàm cho vùng Emillie - Romagne trở thành hiệntượng riêng biệt trong thế giới doanh nghiệp.Mô hình phát triển doanh nghiệp mà vùngEmillie - Romagne đã theo đuổi không chỉ thuầntúy dựa vào một hệ thống các doanh nghiệp nhỏvà vừa: “Mặt khác, đó còn là sự thống nhất giữachính phủ tiến bộ, liên kết xã hội và thành côngdoanh nghiệp” Đặc biệt, sáng tạo - yếu tố đãquyết định sự thành công của vùng, nằm trong sựthống nhất này Nói một cách cụ thể, các yếu tốnền tảng của mô hình Emillie - Romagne là: tổchức sản xuất được phân công lao động rất caovà hợp tác liên kết cao xác định theo khu vực;kết hợp cân đối giữa nông nghiệp, công nghiệpvà sản xuất chế biến; cơ cấu công nghiệp có xuhướng xuất khẩu mạnh; một tinh thần doanh nhânnăng động và chia sẻ; không có trung tâm đô thịlớn, ngược lại, có hàng loạt khu đô thị rải ráctrong vùng; sự ổn định của các quan hệ côngnghiệp đã làm giảm thiểu tác động của những sựxung khắc và căng thẳng trong quá trình hiện đạihóa; sự có mặt của các cơ quan chính quyền địa

Trang 35

phương hiệu quả và năng động, hỗ trợ phát triển

kinh tế và chất lượng đời sống cũng như sáng

kiến của các địa phương trong phối hợp thực hiện

chính sách công nghiệp vùng

Đối với thành phố công nghiệp Worcester,

Masachusett (Mỹ): Cách đây khoảng ba thập

niên, thành phố có xu hướng giảm các ngành

công nghiệp chế tạo như mài, đúc và các dụng cụ

cơ khí Vào năm 1982, lo lắng về mất việc làm,

một nhóm các nhà hoạt động cộng đồng đã đề

cao chiến lược cơ cấu tại các ngành kinh tế

Nhóm này đã đặt hy vọng vào ngành Vi sinh Để

phát triển, những người ủng hộ kế hoạch phải giải

quyết 2 vấn đề khác nhau, đó là: sự lo lắng của

nhân dân về những rủi ro sức khỏe và của các

chủ doanh nghiệp về sự thay đổi các quyết định

Chính quyền thành phố đã ban hành hàng loạt các

quy định trong nước liên quan đến công nghệ vi

sinh Để thu hút sự đầu tư của các công ty công

nghệ sinh học, thành phố đã hình thành các khu

công nghệ vi sinh chuyên nghiệp, trang bị phòng

thí nghiệm, đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo các

nhà kỹ thuật và kỹ thuật viên các phòng thí

nghiệm Sự chuyển hướng của Worcester là rất

thành công Đến nay, thành phố này có 20 công

ty vi sinh và có trụ sở của các công ty công nghệ

vi sinh lớn nhất thế giới

2 Vận dụng trong phát triển công nghiệp ở

các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam

Nghiên cứu các lý thuyết và các mô hình thực

tiễn về phát triển công nghiệp tại các vùng lãnh

thổ trọng điểm trên thế giới, chúng tôi cho rằng,

trong việc phát triển công nghiệp tại các vùng kinh

tế trọng điểm ở Việt Nam hiện nay cần nhấn mạnh

các nội dung sau:

Một là, phát triển công nghiệp của một vùng

lãnh thổ không thể tách rời với phát triển côngnghiệp của quốc gia và thế giới

Hai là, phát triển công nghiệp của một địa

phương, vùng lãnh thổ phải dựa trên lợi thế so sánhcủa địa phương, lãnh thổ đó so với các địa phươngvà vùng lãnh thổ khác Trong đó, lợi thế về vị trí địalý được đánh giá cao Đối với các nước đang pháttriển, việc phát triển công nghiệp vẫn là chính sách

ưu tiên trong phát triển kinh tế vùng, địa phương

Ba là, phát triển công nghiệp một vùng lãnh thổ

phải dựa trên cơ sở khai thác được nguồn lực củađịa phương đồng thời phải thu hút được nguồn lựccủa các vùng và địa phương khác (trong và ngoàinước), trong đó đặc biệt chú ý tới nguồn nhân lực,vốn, công nghệ và thị trường

Bốn là, mỗi vùng, địa phương cần có chính sách

phát triển công nghiệp phù hợp với đặc thù củamình Phát triển công nghiệp của địa phương, vùnglãnh thổ đi sau cần tránh trở thành nơi thu hút

"công nghệ rác thải" của các đô thị hoặc khu vựckinh tế lớn gần đó Đồng thời, ngành công nghiệpcủa địa phương, vùng lãnh thổ, đặc biệt là các lãnhthổ trọng điểm muốn đi trước và đi nhanh hơn sovới các vùng khác khác, cần phải có những chínhsách đặc thù thông thoáng, phù hợp với điều kiệncủa vùng, nhất là chính sách thu hút đầu tư

Năm là, phát triển công nghiệp của địa phương,

vùng lãnh thổ không chỉ tập trung thu hút các nhàđầu tư từ bên ngoài mà còn là sự khuyến khích đầu

tư, phát triển kinh doanh của dân cư trong vùng

Sáu là, phát triển công nghiệp của địa phương,

vùng lãnh thổ không thể không quan tâm tới giảiquyết các vấn đề về môi trường, các vấn đề xã hội,đào tạo và phát triển nguồn nhân lực n

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Rycichiro Inouse (1997), Một kiểu chính sách công nghiệp ở Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2 Rhys Jenkins (1999), Những quan điểm lý thuyết về công nghiệp hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội.

3 Mari Pangestu (2004), Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4 Michael E Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

5 Tô Hiến Thà (2013), Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của một số nước và hàm ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông số 06 (94)

Trang 36

THEORIES Of INDUSTRIAL DEVELOPMENT

IN TERRITORIES AND NECESSARY CONTENTS fOR DEVELOPING INDUSTRIES IN KEY ECONOMIC

REGIONS Of VIETNAM

lMaster.NguyeN Huu Tiep

No.1 Vocational College - Ministry of Defence

ABSTRACT:

Developing industries in a territory is one of important contents not only for that territory’seconomy but also for the entire national economy Local industry development not onlyincreases the value of that locality but also promotes local strengths, create new strengths,create more jobs, reduce poverty and social issues and create added values in terms of economy

- society, culture, infrastructure, finance, environment and people for that locality This articlereviews theories and successful development models, thereby figuring out most necessaryfactors for industrial development in key economic regions in the context of Vietnam’sdeveloping market economy process

Keywords: Industrial development, territories, key economic regions.

6 Nguyễn Hồng Lĩnh (2007), phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

7 Peter Sedlacek (1996), "Chính sách kinh tế vùng", Chính sách cơ cấu vùng, kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Ngày nhận bài: 3/3/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 13/3/2019

Ngày chấp nhận đang bài: 23/3/2019

Thông tin tác giả:

ThS NGUYEãN HỮU TIỆP

Trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng

Trang 37

1 Thực trạng phát triển công nghiệp vùng

KTTĐ Bắc Bộ

Ngành công nghiệp của vùng KTTĐ là đầu tàu

tăng trưởng kinh tế, với tốc độ tăng nhanh hơn hẳn

so với 2 khu vực dịch vụ và nông, lâm, thủy sản và

có đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn Vùng trong

giai đoạn 2001-2010

Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (GO)

của vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2001-2010 đạt

bình quân 17,2%/năm, đứng thứ hai trong số các

vùng KTTĐ, gấp 1,14 lần so với tốc độ tăng của cả

nước Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp tăng từ

37,1% năm 2000 lên 42,2% năm 2005 và đạt

45,5% năm 2010 Tốc độ tăng trưởng GO trong giai

đoạn 2001-2010 của Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng

Yên đạt giá trị cao nhất trong số 7 địa phương của

Vùng (lần lượt là 21,4%; 25,2%; và 22,2%)

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của vùng KTTĐ

Bắc Bộ đã có bước chuyển dịch tích cực, một số

lĩnh vực vượt trội so các vùng khác, giá trị sản xuất

công nghiệp và xuất khẩu của các doanh nghiệp

trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tăngtrưởng mạnh Trong giai đoạn 2001-2010, nhữngngành công nghiệp đóng góp, tạo ra nhiều giá trịgia tăng cho Vùng là lắp ráp ô tô - xe máy, dệtmay, than, điện, thức ăn gia súc, rượu - bia - thuốclá và xi măng Những ngành công nghiệp cao,công nghệ sạch được định hướng nêu trên mới cósự hình thành phát triển ban đầu đi cùng với việcthu hút được các tập đoàn lớn trên thế giới và sựphát triển của các khu công nghiệp (KCN).Công nghiệp nông thôn phát triển mạnh, nhấtlà các làng nghề truyền thống, hiện nay toànvùng có trên 500 làng nghề, chiếm gần 1/3 sốlàng nghề của cả nước, tập trung vào các loạihình sản xuất chế biến nông sản thực phẩm, dệtnhuộm, giày da, tái chế chất thải, sản xuất hàngmây tre đan, sơn mài, đồ gỗ, sản xuất vật liệu xâydựng, cơ kim khí, gốm sứ Trên địa bàn một sốđịa phương trong Vùng đã hình thành các cụmcông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ do ủy bannhân dân cấp tỉnh thành lập

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

lTô HiếN THà - NguyễN Hữu Tiệp

TÓM TẮT:

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ Việt Nam là vùng có vị trí quan trọng trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Trong thời gian qua, công nghiệp trong Vùngbước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế, vai tròđộng lực của Vùng và quan điểm phát triển bền vững thì những kết quả trên còn chưa đáp ứngđược yêu cầu Bài viết phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo cho ngành Côngnghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển bền vững

Từ khóa: Phát triển công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm, Bắc Bộ, phát triển bền vững.

Trang 38

Tính đến cuối tháng 6/2011, vùng KTTĐ Bắc

Bộ có 54 KCN được thành lập, chiếm 20% KCN

trong cả nước với tổng diện tích đất tự nhiên là

13.670 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có

thể cho thuê đạt trên 8.055 ha, chiếm 60% tổng

diện tích đất tự nhiên và đã cho thuê 3.503 ha, tỷ

lệ lấp đầy KCN là 44% Tính riêng các KCN đã

thành lập, tỷ lệ lấp đấy đất công nghiệp có thể cho

thuê đạt trên 65% Diện tích trung bình một KCN

vùng KTTĐ Bắc Bộ là khoảng 230 ha/KCN

Các KCN vùng KTTĐ Bắc bộ đã thu hút được

861 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn

đầu tư đăng ký 15.038 triệu USD, chiếm 26,5% cả

nước; gấp 15 lần vùng KTTĐ miền Trung, bằng

40,5% của vùng KTTĐ phía Nam và gấp 70 lần

vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu long Tổng vốn

đầu tư đã thực hiện đạt hơn 6.000 triệu USD, bằng

42% tổng vốn đầu tư đăng ký, cao hơn mức bình

quân của cả nước là khoảng 38% Tổng vốn đầu tư

thực hiện trong thời gian qua tại

các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ

chiếm 28% cả nước, gấp 3,2 lần

vùng KTTĐ miền Trung, bằng

19,6% của vùng KTTĐ phía

Nam và gấp 21 lần vùng KTTĐ

Đồng bằng sông Cửu Long

Thời kỳ 2001-2010 là giai

đoạn vùng KTTĐ Bắc Bộ nói

riêng và cả nước nói chung thu

hút được nhiều vốn đầu tư đặc

biệt là vốn đầu tư nước ngoài

vào KCN So với năm 2001,

các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ

năm 2010 đã tăng 16 lần về số

dự án FDI; 25 lần về vốn FDI đăng ký; 191 lần vềsố dự án đầu tư trong nước; 282 lần về vốn đầu tưtrong nước đăng ký Tỷ suất đầu tư vốn đầu tư cácdự án FDI/ ha đất công nghiệp đã cho thuê đạt2,55 triệu USD (tương đương 50 tỷ đồng) VùngKTTĐ Bắc Bộ có tỷ suất đầu tư trung bình củacác dự án FDI/ha đất công nghiệp đã cho thuê là3,29 triệu USD tương đương vùng KTTĐ phíaNam Đây cũng là vùng có tỷ lệ tạo công ăn việclàm/1 ha đất công nghiệp đã cho thuê là 83 lao

động/ha, cao hơn mức trung bìnhcủa cả nước là 77 lao động/hagần bằng vùng KTTĐ phía Nam[1] (Hình 2)

Trong 6 tháng đầu năm 2011,doanh thu của các KCN trongvùng KTTĐ Bắc Bộ đạt hơn 7.200triệu USD, chiếm khoảng 35%tổng doanh thu các KCN cả nước.Giá trị xuất khẩu của các doanhnghiệp KCN trong vùng đạtkhoảng 4300 triệu USD (chiếm40% tổng giá trị xuất khẩu của cácKCN cả nước) Giá trị nhập khẩucủa các doanh nghiệp KCN trongvùng đạt khoảng 3.700 triệu USD, các doanh nghiệpKCN trong vùng nộp ngân sách khoảng 213 triệuUSD (chiếm 44% so với tổng số nộp ngân sách củacác KCN cả nước) Tính đến tháng 6/2011, các KCNvùng KTTĐ Bắc Bộ đã giải quyết việc làm chokhoảng 380.000 lao động trực tiếp và 500.000 laođộng thời vụ

Cùng với dùng vốn đầu tư nước ngoài đầu tưvào các dự án sản xuất, kinh doanh trong KCN,

Hình 1: Số lượng và diện tích các KCN của vùng KTTĐ

Bắc bộ thời kỳ 2001 - 2010

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011)

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hình 2: Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN vùng KTTĐ Bắc bộ

Trang 39

các nhà đầu tư cũng đưa vào vùng KTTĐ Bắc Bộ

những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên

tiến, hiện đại Trong đó, đặc biệt phải kể đến

những dự án công nghiệp kỹ thuật cao với 11

doanh nghiệp đều tập trung ở KCN vùng KTTĐ

Bắc Bộ với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD (phần

lớn của Nhật Bản) như Công ty TNHH Canon Việt

Nam, Mabuchi Motor , những lĩnh vực mà chúng

ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như

cơ khí chính xác, điện tử Các dự án đầu tư nước

ngoài vào KCN không những góp phần nâng cao

hàm lượng công nghệ trong sản phẩm của các

doanh nghiệp KCN mà còn qua mối quan hệ hợp

tác đầu tư với nước ngoài, vị thế và sức hấp dẫn

đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế được cải

thiện và góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác

quốc tế và khu vực

Bên cạnh các thành tựu quan trọng nêu trên,

phát triển công nghiệp ở VKTTĐ Bắc Bộ còn một

số tồn tại sau:

Thứ nhất, chưa có những đột phát trong tăng

trưởng công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ Mặc dù

trong các năm qua, công nghiệp vùng KTTĐ Bắc

Bộ đạt được mức tăng trưởng cao, tuy nhiên với

vai trò là vùng động lực phát triển của cả miền Bắc

và cả nước, thì tăng trưởng công nghiệp của vùng

KTTĐ Bắc Bộ vẫn còn hạn chế Tốc độ tăng GO

công nghiệp của vùng còn thấp hơn so với tốc độ

tăng GO bình quân của toàn vùng đồng bằng sông

Hồng trong giai đoạn 2001-2010 (17,6%) Tỷ trọng

GO công nghiệp theo giá hiện hành năm 2010 của

vùng KTTĐ Bắc Bộ mới chỉ chiếm 21,7% của toàn

quốc, trong khi tỷ lệ này của vùng KTTĐ phía

Nam là 54,5%

Thứ hai, trình độ công nghệ trong các cơ sở sản

xuất công nghiệp vẫn lạc hậu, gây ô nhiễm Cùng

với quá trình hình thành và phát triển của ngành

công nghiệp của cả nước trong gần ba thập niên

năm đổi mới, cơ cấu công nghệ trong sản xuất

công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có nhiều

thay đổi theo hướng từng bước tiếp cận trình độ

công nghệ tiên tiến, hiện đại Đến nay, trong Vùng

đã hình thành một cơ cấu công nghệ đa dạng về

xuất xứ và trình độ, đan xen trong từng doanh

nghiệp, từng lĩnh vực và từng chuyên ngành sản

xuất công nghiệp Tuy nhiên, tốc độ đổi mới công

nghệ còn thấp, không đồng đều và không có định

hướng phát triển rõ rệt Số công nghệ mới từ các

nước công nghiệp phát triển còn ít, chủ yếu từ Liên

Xô cũ, các nước Đông Âu, Malaysia, Đài Loan,Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ nhiều doanhnghiệp trong Vùng đã phải nhập cả thiết bị côngnghệ đã qua sử dụng Sự chênh lệch về trình độcông nghệ giữa các khu vực kinh tế đã bộc lộ rõ,công nghệ tiên tiến tập trung chủ yếu ở các liêndoanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cácdoanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.Nhìn chung, trình độ công nghệ sản xuất của ngànhcông nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ (không kể cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) so với cácnước công nghiệp phát triển còn lạc hậu từ 2 đến

3 thế hệ; tỷ lệ công nghệ lạc hậu và trung bìnhchiếm 60-70%, công nghệ tiên tiến và hiện đạikhoảng 30-40%, phản ánh chung ở mức trung bình

Thứ ba, công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn

phát triển theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào sựđóng góp của yếu tố vốn

Theo số liệu của các địa phương, tốc độ tăngGDP của toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ thời kỳ 2001-

2010 đạt 12,0%, trong đó, công nghiệp trở thànhngành có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 45,5% năm

2010 Đóng góp vào sự tăng trưởng đó, yếu tố vốnchiếm 51,2% TFP và lao động chiếm lần lượt23,2% và 25,6% Giai đoạn 2000-2008, vùngKTTĐ Bắc Bộ đã dành trên 50% vốn đầu tư chosản xuất công nghiệp Điều này cho thấy rằng,công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn phát triểntheo chiều rộng, phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư

Thứ tư, tỷ trọng các ngành chế biến sâu vẫn còn

ở mức thấp, khả năng cạnh tranh còn hạn chế, côngnghiệp hỗ trợ chưa phát triển

Ngoài việc thiết bị của một số lĩnh vực như bưuchính viễn thông, sản xuất hàng điện tử tiêu dùng,sản xuất điện, xi măng, một số ngành thực phẩm vàhàng tiêu dùng đạt trình độ tương đối khá, việc phát

Hình 3: Đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trang 40

triển khoa học, công nghệ trong nông nghiệp, thủy

sản còn rất hạn chế; Các ngành công nghiệp công

nghệ cao chưa có nhiều, tỷ trọng chiếm khoảng

20,6% (trong khi đó Thái Lan 31%, Singapore 73%,

Malaysia 51%); Khả năng cạnh tranh của ngành

công nghiệp còn yếu so với các nước trong khu vực

Theo đánh giá của JETRO (2003), tỉ lệ nội địa hóa

của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam chỉ là

22,6%, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia và Thái Lan

là 45% Điều này cho thấy ngành Công nghiệp hỗ

trợ của Việt Nam nói chung, vùng KTTĐ Bắc Bộ

nói riêng vẫn kém phát triển (Ohno, 2006) Theo

Trần Văn Thọ (2005), công nghiệp hỗ trợ của Việt

Nam quá yếu, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của

doanh nghiệp nhà nước sản xuất phần lớn là sản

phẩm có chất lượng thấp và giá thành cao (do công

nghệ lạc hậu và quản lý kém, ), trong khi khu vực

tư nhân và hộ gia đình cá thể lại hạn chế về vốn và

công nghệ Các doanh nghiệp FDI muốn tăng tỷ lệ

nội địa hóa để giảm giá thành sản xuất nhưng không

tìm được nguồn cung cấp công nghiệp phụ trợ đáng

tin cậy nên họ vẫn chủ yếu vẫn phải nhập khẩu linh

phụ kiện từ nước ngoài hoặc tự sản xuất Hầu hết

các công ty điện tử có tầm cỡ quốc tế đang đầu tư

sản xuất kinh doanh tại vùng KTTĐ Bắc Bộ đều cho

rằng rất khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà liên

kết và mặt hàng hỗ trợ trong nước Công ty Fujitsu

Việt phải nhập khẩu 100% linh kiện phụ tùng và

nguyên vật liệu từ nước ngoài; Công ty Panasonic

Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua được

thùng cactong, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt

Nam Công ty Canon, mặc dù đã đầu tư hàng trăm

triệu USD xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện

ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng không tìm được nhà cung

cấp linh kiện Việt Nam Hơn 30 nhà cung cấp linh

kiện, phụ tùng khác cho Canon là các doanh nghiệp

FDI Công ty Canon đã khảo sát hơn 20 doanh

nghiệp sản xuất ốc vít trong nước, nhưng không thể

tìm được loại ốc vít đạt yêu cầu Công ty xe máy

Honda Vĩnh Phúc mặc dù có tỷ lệ nội địa hóa cao

nhất (khoảng 66% năm 2002) song vai trò của

doanh nghiệp nội địa của Việt Nam vẫn rất nhỏ và

hầu như linh kiện do tự họ sản xuất hoặc mua từ các

doanh nghiệp FDI khác [1]

Thứ năm, sự gia tăng quá nhanh, thiếu quy

hoạch phát triển các KCN Công tác quy hoạch các

KCN còn nhiều điểm không hợp lý, như việc bố

trí các KCN gần đường giao thông, khoảng cách

quá gần khu dân cư, do đó ô nhiễm trong KCN dễ

dàng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.Bên cạnh đó, nhận thức về việc bảo vệ môi trườngtrong các KCN của chính quyền các địa phươngchưa cao, chưa đánh giá đúng mức về vấn đề môitrường với phát triển bền vững Các KCN của vùngKTTĐ Bắc Bộ đa phần là KCN đa ngành, các độctố trong nước được thải ra từ các nhà máy này cũng

đa dạng đòi hỏi công nghệ của các trạm xử lý nướcthải này phải có khả năng xử lý nhiều loại chấtđộc khác nhau nên tại một số KCN, chất lượngcông trình xử lý nước thải vẫn chưa đáp ứng được

2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

Một là, liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu lao động trong công nghiệp của Vùng

Thực trạng hiện nay, nguồn nhân lực vùngKTTĐ Bắc Bộ chưa được chuẩn bị tương xứng vớiyêu cầu phát triển công nghiệp trong Vùng NgànhGiáo dục chưa chủ động gắn kết quy hoạch pháttriển toàn vùng; chưa dự báo được yêu cầu laođộng của các vùng trong dài hạn Do đó, trong thờigian tới, việc quy hoạch, điều chỉnh hệ thống mạnglưới giáo dục gắn liền với quy hoạch KT-XH vàqui hoạch phát triển công nghiệp của Vùng và từngđịa phương là rất cần thiết

Thế mạnh của vùng KTTĐ Bắc Bộ là có hệthống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghềkhá lớn, nhưng trong thời gian qua việc hợp tácgiữa các nhà khoa học của trường với các địaphương thường mang tính tự phát, chủ yếu dựa trênquan hệ cá nhân, thiếu một đầu mối thật sự đóngvai trò định hướng và liên kết trong đào tạo và hoạtđộng khoa học - công nghệ cho cả hai phía Cáctỉnh còn chưa chủ động “đặt hàng” cho các trườngđại học và viện nghiên cứu Do vậy, bên cạnh việcqui hoạch, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, đầu tưxây dựng các trung tâm đào tạo cho cả vùng KTTĐBắc Bộ, ngành Giáo dục cần có kế hoạch đẩymạnh giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao trình độvăn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hình thànhđội ngũ doanh nhân giỏi Đồng thời, cần nghiêncứu hình thành trung tâm khoa học và chuyển giaocông nghệ tầm cỡ quốc gia trên địa bàn Vùng.Ngành cần thường xuyên phối hợp với các địaphương trong Vùng tổ chức các hội thảo, hội nghịbàn về tình hình thực tế và nhu cầu của địa phươngnhằm gắn nhu cầu thực tiễn với hoạt động đào tạovà nghiên cứu

Ngày đăng: 08/05/2024, 03:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn 2014 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn 2014 - 2018 (Trang 44)
Bảng 2. giá trị hệ số ước lượng hàm sản xuất Coob-Douglas - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. giá trị hệ số ước lượng hàm sản xuất Coob-Douglas (Trang 51)
Bảng 1. Hiệu quả tài chính trong sản xuất lác treõn 1 ha/vuù - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Hiệu quả tài chính trong sản xuất lác treõn 1 ha/vuù (Trang 51)
Bảng 3. phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ (Trang 52)
Sơ đồ 1: Tổng nguồn vốn huy động tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Sơ đồ 1 Tổng nguồn vốn huy động tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2018 (Trang 65)
Sơ đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn phân theo nguồn - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Sơ đồ 2 Cơ cấu nguồn vốn phân theo nguồn (Trang 65)
Sơ đồ 3: Cơ cấu vốn kinh tế khu vực Nhà nước - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Sơ đồ 3 Cơ cấu vốn kinh tế khu vực Nhà nước (Trang 66)
Sơ đồ 4: Cơ cấu vốn khu vực ngoài Nhà nước - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Sơ đồ 4 Cơ cấu vốn khu vực ngoài Nhà nước (Trang 66)
Sơ đồ 5: Nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Sơ đồ 5 Nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2018 (Trang 67)
Sơ đồ 6: Cơ cấu nguồn vốn phân theo ngành giai đoạn 2007 - 2017 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Sơ đồ 6 Cơ cấu nguồn vốn phân theo ngành giai đoạn 2007 - 2017 (Trang 67)
Bảng 1. Khả năng điều chỉnh hành vi sử dụng của gia đình khi tăng giá điện - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Khả năng điều chỉnh hành vi sử dụng của gia đình khi tăng giá điện (Trang 98)
Bảng 2. Xác suất điều chỉnh hành vi sử dụng điện của gia đình khi tăng giá điện - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Xác suất điều chỉnh hành vi sử dụng điện của gia đình khi tăng giá điện (Trang 98)
Bảng 1. Kết quả phân tích hồi quy tổng hợp Bieán Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Kết quả phân tích hồi quy tổng hợp Bieán Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa (Trang 104)
Hình 1: Mô hình hoàn thiện quản lý nhà nước về PPP - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Mô hình hoàn thiện quản lý nhà nước về PPP (Trang 120)
Hình 1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công tại các công ty XD KVTNB - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công tại các công ty XD KVTNB (Trang 126)
Bảng 1. ma trận xoay nhân tố  của biến độc lập - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. ma trận xoay nhân tố của biến độc lập (Trang 127)
Bảng 3. Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy (Trang 128)
Bảng 4. hệ số hồi quy - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 4. hệ số hồi quy (Trang 129)
Bảng 1. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của các quốc gia trong khu vực aSEaN năm 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của các quốc gia trong khu vực aSEaN năm 2018 (Trang 141)
Bảng 3. Tỷ lệ lao động có kỹ năng của  các nước aSEaN năm 2017 Quoác gia Kyừ naờng - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Tỷ lệ lao động có kỹ năng của các nước aSEaN năm 2017 Quoác gia Kyừ naờng (Trang 142)
Bảng 4. Năng suất lao động của các nước aSEaN theo giá so sánh năm 2010 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 4. Năng suất lao động của các nước aSEaN theo giá so sánh năm 2010 (Trang 143)
Bảng 1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha (Trang 154)
Bảng 2. Đánh giá của nhà tuyển dụng tại các KCN TP. hCm về các yêu cầu cơ bản  đối với sinh viên mới tốt nghiệp đại học - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Đánh giá của nhà tuyển dụng tại các KCN TP. hCm về các yêu cầu cơ bản đối với sinh viên mới tốt nghiệp đại học (Trang 155)
Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư (Trang 161)
Bảng 1. Vai trò của Công đoàn trong các phong trào thi đua - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Vai trò của Công đoàn trong các phong trào thi đua (Trang 166)
Bảng 2. mức độ các phong trào thi đua được thực hiện trong doanh nghiệp - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. mức độ các phong trào thi đua được thực hiện trong doanh nghiệp (Trang 167)
Biểu 2: Hình thức thông tin phong trào thi đua khen thưởng đến với NLĐ - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
i ểu 2: Hình thức thông tin phong trào thi đua khen thưởng đến với NLĐ (Trang 168)
Hình 1: Mô hình nghiên cứu - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Mô hình nghiên cứu (Trang 173)
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 179)
Bảng 2. Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 5 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị (Trang 200)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w