1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].

400 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Thương - Các Kết Quả Nghiên Cứu Khoa Học Và Ứng Dụng Công Nghệ
Tác giả Luật Nguyễn Thị Nữ, Bùi Thị Thuận Ánh, Nguyễn Hữu Khánh Linh, Mai Thị Diệu Thúy, Đỗ Thị Quỳnh Trang, Phan Anh Thư, Hồ Thế Thiện, Nguyễn Văn Vi, Nguyễn Ngọc Diệp, Về Hồng Linh, Nguyễn Duy Nam, Hoàng Thị Minh Phương
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thị Ngọc Thu, Ngụ Thị Diệu Thúy
Trường học Hà Nội
Thể loại journal
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 400
Dung lượng 18,23 MB

Nội dung

ContentsISSN: 0866-7756 số 6 - Tháng 4/2019LUẬTNGUYỄN THỊ NỮ - BÙI THỊ THUẬN ÁNH - NGUYỄN HỮU KHÁNH LINH Vai trò của tài phán hành chính với nhiệm vụ bảo vệ công lý ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

Website: http://tapchicongthuong.vn

SỐ - THÁNG 4/2019 6

Trang 2

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ngô Thị Diệu Thúy

ĐT: 024.22218228 - 0903223096

TÒA SOẠN

Tầng 8, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Ban Trị sự - ĐT: 024.22218238 Fax: 024.22218237

Ban Thư ký - Xuất bản ĐT: 024.22218230Ban Biên tập - ĐT: 024.62701436Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229Ban Tạp chí Công Thương Điện tửĐT: 024.22218232

Email: online@tapchicongthuong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao,

Q 1, TP Hồ Chí MinhĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com

Giấy phép hoạt động báo chí số:

60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn

In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế

Trang 3

ContentsISSN: 0866-7756 số 6 - Tháng 4/2019

LUẬTNGUYỄN THỊ NỮ - BÙI THỊ THUẬN ÁNH - NGUYỄN HỮU KHÁNH LINH

Vai trò của tài phán hành chính với nhiệm vụ bảo vệ công lý ở Việt Nam hiện nay

The current role of administrative judicial activities in protecting justice in Vietnam 8

MAI THỊ DIỆU THÚY - BÙI THỊ THUẬN ÁNH - NGUYỄN THỊ NỮ

Pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể khi thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện

và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Vietnamese laws on collective bargaining in the context of implementing the Comprehensive

and Progressive Trans-Pacific Partnership Agreement 14

ĐỖ THỊ QUỲNH TRANG - PHAN ANH THƯ

Bảo vệ quyền của người chuyển giới trong pháp luật lao động Việt Nam

Protecting the labour rights of transgender people according to Vietnam’s Labour Law 20

HỒ THẾ THIỆN

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo ở tỉnh Nghệ An

Improving the efficiency of state management on security and maintaining order in the religious field

of Nghe An province 25

NGUYỄN VĂN VI

Giáo dục pháp luật trong quân đội của một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo

trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Legal education activities of some countries’ armed forces and experience lessons

for the Vietnamese people's army 30

NGUYỄN NGỌC DIỆP - VÕ HỒNG LĨNH

Luận bàn về quyền và nghĩa vụ từ chối công chứng của tổ chức hành nghề công chứng trong

Luật Công chứng năm 2014

The obligation to refuse notarization requests of notarial practice organizations according

to the Law on Notarization in 2014 34

NGUYỄN DUY NAM

Quy định pháp luật hiện hành về đại biểu hội đồng nhân dân: Thực tiễn thực hiện và vấn đề đặt ra

Current regualtions on People's Council representatives: Practices and issues 40

HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG

Mô hình chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong dự thảo

luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

The local government model for special economic and administrative units according

to the draft Law on Special Economic and Administrative Units 47

LÊ KHẮC ĐẠI

Công ước về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU)

của Liên minh châu Âu và những tác động tới Việt Nam

The EU’s convention on Illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing and its impacts

on Vietnam’s fishing and seafood processing industries 52

Trang 4

Regulations on conditions of doing telecommunications service business in Vietnam:

Shortcomings and Recommendations 63

KINH TẾNGUYỄN HƯƠNG LIÊN - LÊ KIM ANH - NGUYỄN THỤY PHƯƠNG

Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam

Impacts of the U.S - China trade war on Vietnam’s economy 68

TRẦN QUỐC HÙNG

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển của Trung Quốc và Nhật Bản:

Gợi mở bài học cho Việt Nam

Experience of China and Japan in the state management about ocean-based economic development:

Lessons for Vietnam 73

TÔ NGỌC NGUYÊN - PHẠM VĂN TÀI

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam:

Nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại cố phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Bạc Liêu

Solutions to improve the competitiveness of commerical banks in Vietnam: Case study of the Joint Stock

Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV) - Bac Lieu Branch 78

TRẦN QUANG BÁCH

Các nhân tố tác động đến lòng tin và động lực làm việc của nhân viên tại các

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Nghệ An

Factors affecting the trust and the work motivation of employees working for SMEs in Nghe An province 86

NINH THỊ HOÀNG LAN

Tác động lan tỏa của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp The spillover effect of FDI on domestic enterprises in Vietnam: Current situation and solutions 94

PHAN THU TRANG

Khảo sát thực trạng kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Việt Nam

Assessing the current situation of managing risks of Vietnamese agricultural exporters 101

HOÀNG HÀO

Thực trạng và giải pháp liên kết kinh tế tư nhân Việt Nam

The current situation and solutions for business linkage in the private economy of Vietnam 108

TRẦN NHƠN

Những tác động của việc khai thác nguồn nước sông Mê Kông

Impacts of exploiting the Mekong River’s water resources 112

PHẠM NGỌC TOÀN - NGUYỄN THÀNH LONG

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập và trình bày báo cáo phát triển bền vững của

các doanh nghiệp sản xuất khu vực Đông Nam Bộ

Factors impacting the preparation and presentation of the sustainable development reports

of manufacturing enterprises in the Southeast region of Vietnam 120

LÊ ANH DUY

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay

Enhancing competitive capacity of Vietnamese private enterprises 126

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

Dự báo về thị trường chè nhập khẩu EU đến năm 2027 và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

vào thị trường EU đối với các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam

The EU tea imports market by 2027 and some solutions to promote export to the EU market

for Vietnamese tea processing enterprises 131

Trang 5

of travel services companies in Ho Chi Minh City 138

TỐNG VĂN LŨY

Sử dụng efa phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ các dự án trường học

Using exploratory factor analysis to analyze factors affecting the delays of building school projects 145

LÊ MINH THỐNG

Sự phát triển của thị trường khí tự nhiên trên thế giới - Cơ hội cho các quốc gia châu Á

trong quá trình chuyển dịch năng lượng

The development of natural gas markets in the world - Opportunities for Asian countries

in the energy transition 151

NGÔ ĐÌNH TÂM

Truyền miệng điện tử kèm hình ảnh tác động đến hành vi chọn điểm đến của du khách

- Nghiên cứu thực nghiệm tại Lý Sơn

The impact of Electronic word-of-mouth by images on tourists’ destination selection

- Empirical research at Ly Son 158

BÙI ĐỨC LINH - TẠ VIỆT ANH

Tự chủ đại học: Giải pháp cải tiến giáo dục Việt Nam

University autonomy - A solution for Vietnam’s education development 166

ĐẬU VĂN THÀNH - NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA

Phát triển nguồn nhân lực cho Báo Nghệ An

Human resources development for Nghe An newspaper 171

NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG

Sử dụng phương pháp Delphi trong xác định các yếu tố điều kiện với các chỉ số đánh giá

phát triển du lịch sinh thái của Tây Bắc

Using the Delphi method to determine conditions with evaluation indicators of developing the eco-tourism

of the Northwest Vietnam 176

TRẦN HOÀNG HẠNH

Thành công và hạn chế trong tiến trình trưng cầu ý dân từ thực tiễn một số quốc gia trên thế giới

Success and limitation in the process of holding a referendum based on referenda of some countries 183

NGÔ THỊ HỒNG THÁI

Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập: Thực trạng và giải pháp

Financial autonomy at public universities: Current situation and solutions 191

PHÙNG THẾ ĐÔNG

Giải pháp hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Solutions to help SMEs in Vietnam access capital sources 197

LÊ THỊ THƯƠNG

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu du lịch

Industry 4.0 and the tourism demand 205

NGÔ Mỹ TRÂN - LƯU THỊ THÁI TÂM - HÀ THỊ HỒNG THủY

Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên được đào tạo ở nước ngoài

về làm việc tại thành phố Cần Thơ

Factors affecting the motivation of employees return to work in Can Tho City

after taking part in overseas training programs 212

PHẠM VIỆT HƯƠNG

Chất lượng của lao động tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

The quality of labors of Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Corporation 219

Trang 6

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học khối kinh tế

tại thành phố Hồ Chí Minh

Factors affecting the work motivation of faculty members of economic universities in Ho Chi Minh City 231

TRẦN VĂN Ý - NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA

Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Solutions to increase the capability of communal cadres and civil servants

in Cao Phong district, Hoa Binh province 239

KINH DOANH

LÊ THANH TÙNG

Tác động của vốn xã hội ngoài doanh nghiệp đến tăng trưởng kinh doanh: Kết quả nghiên cứu sơ bộ

các doanh nghiệp bất động sản nhà ở tại đồng bằng sông Cửu Long

Impacts of external social capital on the business growth of enterprises: Preliminary research results

of housing and real estate enterprises in the Mekong Delta 244

HOÀNG GIA TRÍ HẢI

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm mì ăn liền trên

địa bàn Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Studying factors affecting the decision to buy instant noodles in Tuy Hoa City, Phu Yen Province 256

TRẦN THỌ KHẢI

Định vị sản phẩm, thực trạng và các phương pháp định vị áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Product positioning - Current situation and positioning methods which are implemented

by current Vietnamese enterprises 263

NGUYỄN QUỐC CƯờNG - HOÀNG THỊ NHẬT LỆ

Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Trường hợp Công ty TNHH Tân Anh Thể

Increasing the effectiveness of supply chains of small and medium-sized enterprises in Ho Chi Minh City:

Case study of Tan Anh The Co.,Ltd 267

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂMPHẠM HOÀNG ÂN

Tác động của quản trị công ty đến rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

The impact of corporate governance on risk of commercial banks in Vietnam 274

NGUYỄN THU THủY - NGUYỄN XUÂN ĐIỆP

Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2017 The credit accessibility of small and medium-sized enterprises operating

in Thai Nguyen province from 2013 - 2017 280

LÊ THI ̣ MỸ PHƯƠNG

Tác động quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp

sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam The impact of working capital management on Return on Equity of listed manufacturing companies

on the Vietnamese stock market 286

TRƯƠNG QUANG THÔNG - NGUYỄN THỊ THÙY LINH - TRẦN MINH LAM

Thù lao nhà điều hành và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên

sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

The leaders’ remuneration and the business performance of companies listed

on the Ho Chi Minh City Stock Exchange 294

LÊ THỊ THÙY DƯƠNG

Trang 7

The disclosure of information on sustainable development of companies listed

on the Ho Chi Minh City Stock Exchange 318

KẾ TOÁN - KIỂM TOÁNTRẦN THỊ HỒNG VÂN

Hoàn thiện chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về hạch toán tài sản cố định hữu hình

Completing Vietnam’s current accounting standards and accounting regime on tangible fixed assets 324

TRẦN THỊ LUẬN

Hoàn thiện công tác kiểm toán chi ngân sách địa phương

Enhancing the effectiveness of local budget expenditures audits 329

VŨ THỊ DIỆP

Chế độ kế toán hoạt động bán hàng qua đại lý

Sales through agents accounting practices 333

BÙI THỊ TRÚC QUY

Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị chiến lược

The business performance of Vietnamese enterprises when implementing

Strategic Management Accounting’s tools 338

PHAN THANH HUYỀN - NGUYỄN THỊ THANH THủY - NGUYỄN VĂN PHÚC - CAO THỊ NGỌC TRÂN

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính

tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Trà Vinh

Factors affecting the quality of information from financial statements

of Tra Vinh province’s public service units 344

NGUYỄN THỊ THANH THủY - NGUYỄN THỊ DIỄM TRINH - CÔ HỒNG LIÊN - NGUYỄN MINH NHÃ

Hành vi thiển cận của nhà quản lý khi công bố thông tin kế toán

The managerial myopia of managers when disclosuring accounting information 350

BÙI THỊ TRÚC QUY

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam

Factors impact on the implementation of strategic management accounting into Vietnamese enterprises 356

TRẦN THANH THÚY NGỌC

Vận dụng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Applying environmental accounting in Vietnamese enterprises 362

HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨMHOÀNG THANH ĐỨC

Nghiên cứu tổng hợp dược chất Thioguanine trong dung môi parafin

Synthesizing Thioguanine in paraffin solvent 368

NGÔ THỊ KIM DUNG

Điều chế giấy nghệ nhận biết thực phẩm có chứa hàn the từ củ nghệ

Producing turmeric paper from turmeric to identify borax in food items 374

NGUYỄN THỊ Mỹ THẢO - NGUYỄN THỊ ANH THƯ - TRẦN THẾ NAM

- HÀ THANH TÙNG - LÊ THỊ NGỌC TRINH

Xây dựng quy trình xử lý vi sinh cho nước hồ bơi

Developing processes for treating microorganisms in swimming pool water 380

NGUYỄN THỊ ANH THƯ - NGUYỄN THỊ Mỹ THẢO - MAI THỊ THÙY LAM

- THÁI BẢO NGỌC - VÕ THÀNH NHÂN

Nghiên cứu chiết tách hợp chất tanin từ hạt quả cau (Areca catechu) và thử hoạt tính kháng oxy hóa

Studying the extraction of tannin compinds from Areca nuts and testing the antioxidant activity 387

HOÀNG THỊ HÒA -TĂNG THỊ PHỤNG - TRẦN THỊ DỊU

Thành phần hóa học của tinh dầu thông từ thông mã vĩ (p Massoniana lamb) vùng Chí Linh - Hải Dương

Trang 8

1 tài phán hành chính - Cơ chế kiểm soát

hoạt động hành pháp góp phần bảo vệ công lý

Công lý là kết tinh của những nỗ lực, cố gắng

không ngừng của nhân loại để thực hiện lý tưởng

công bằng, là giá trị nền tảng, cốt lõi trong việc

tổ chức một xã hội trật tự, ổn định và hợp tác, là

một phẩm hạnh giúp mỗi người được hưởng

những gì mà họ xứng đáng Quyền là cái có

trước, công lý là điều xuất hiện sau, khi các

quyền được công nhận, thừa nhận thì công lý sẽ

xuất hiện nếu các quyền bị vi phạm Bảo vệ công

lý chính là bảo vệ các quyền cơ bản của ngườidân Tài phán hành chính là một thiết chế bảo vệquyền công dân chính là bảo vệ công lý, bảo vệlẽ phải, lẽ công bằng

Ở Việt Nam hiện nay, tài phán hành chínhđược hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động xét xử cáctranh chấp hành chính phát sinh giữa công quyềnvà công dân được thực hiện bởi cơ quan tài phánhành chính độc lập, tài phán hành chính có cácđặc điểm như: Đây là hoạt động phát sinh khi cóđơn khởi kiện vụ án hành chính giữa công dân, tổ

VAI tRoØ CuÛA tÀI PHÁn HÀnH CHÍnH VỚI nHIeÄm Vụ BẢo VeÄ CoÂnG lÝ

Ở VIeÄt nAm HIeÄn nAY

lNguyễN Thị Nữ - Bùi Thị ThuậN aÙNh - NguyễN hữu KhaÙNh LiNh

toÙm tẮt:

“Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân” (Khoản 3, Điều 102 Hiến pháp 2013) Trong thực tiễn quyền con người, quyềncông dân có thể bị xâm phạm bởi bất kể cá nhân nào trong xã hội, trong đó có cả cơ quan côngquyền thông qua việc ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chínhkhông hợp pháp Tài phán hành chính là thiết chế quan trọng nhất để kiểm soát quyền lực hànhpháp với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân trả lại cho họ cái mà họ có quyềnđược hưởng, ngăn chặn nguy cơ một chủ thể khác chiếm đoạt thứ mà không thuộc về họ góp phầnbảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải trước sự xâm phạm của cơ quan công quyền Trong bài viết này,người viết tập trung phân tích làm rõ vai trò của hoạt động tài phán hành chính đối với việc bảovệ quyền công dân, bảo vệ công lý, đánh giá một số qui định của pháp luật về thực tiễn thực hiệnviệc bảo vệ quyền công dân thông qua hoạt động tài phán hành chính Bài viết cũng đề xuất mộtsố giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tài phán hiện nay để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lýcủa tòa án

từ khóa: Pháp luật, tài phán hành chính, bảo vệ công lý, tòa án, quyền công dân.

Trang 9

chức của họ với cơ quan, cá nhân công quyền Cơ

quan tài phán hành chính là tòa án, đối tượng của

tài phán hành chính là quyết định hành chính,

hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi

việc của công chức, quyết định giải quyết khiếu

nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh

sách cử tri Tài phán hành chính được thực hiện

theo trình tự, thủ tục tư pháp do pháp luật Tố tụng

hành chính hiện hành qui định

1.1 Tài phán hành chính là cơ chế kiểm soát

ngoài hữu hiệu đối với hoạt động hành pháp

khắc phục những hạn chế của phương thức

khiếu nại hành chính

Đặc trưng của hoạt động quản lý hành chính

nhà nước là tính chấp hành, điều hành và để điều

hành tốt mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội

các chủ thể quản lý được giao những nhiệm vụ,

quyền hạn nhất định theo qui định của pháp luật

Trên cơ sở đó, chủ thể quản lý có thẩm quyền

ban hành các quyết định hành chính cá biệt hoặc

thực hiện các hành vi hành chính mang tính chất

mệnh lệnh đơn phương yêu cầu các đối tượng

của quản lý phải phục tùng mệnh lệnh đó Chính

điều này dẫn đến việc có không ít quyết định,

hành vi hành chính được ban hành không hợp

pháp như việc ban hành ra các quyết định hành

chính lạm quyền, vượt quyền, không đúng trình

tự thủ tục Để hạn chế vấn đề này, pháp luật

hành chính đã qui định về hoạt động kiểm tra,

gồm kiểm tra chức năng do các cơ quan ngành

hay lĩnh vực thực hiện và hoạt động kiểm tra nội

bộ của cơ quan quản lý do thủ trưởng hay cấp

trên của đơn vị tổ chức, kiểm tra bao quát mọi

nhiệm vụ, hoạt động của cấp dưới, của nhân

viên Tuy nhiên, việc kiểm tra mang tính kiểm

soát này dường như rất hình thức Việc giải quyết

khiếu nại bằng con đường hành chính có ưu điểm

là xử lý nhanh và chi phí thấp nhưng tâm lý

người khiếu nại họ không tin tưởng vào chủ thể

có thẩm quyền ban hành các quyết định, thực

hiện hành vi hành chính lại có thể là người giải

quyết khiếu nại Chính tình trạng “vừa đá

bóng,vừa thổi còi” này khó đảm bảo tính khách

quan, sự công bằng, dân chủ và nhiều lúc tỏ ra

không hiệu quả, vì vậy đơn thư khiếu nại thường

bị đùn đẩy, tồn đọng, khiếu nại vượt cấp,

1.2 Thông qua thẩm quyền phán quyết về tranh chấp của tòa án góp phần khắc phục tình trạng áp dụng tùy tiện quyền hành pháp và kịp thời khắc phục hậu quả từ phía cơ quan công quyền

Theo qui định của pháp luật Tố tụng hànhchính hiện hành, đối tượng xét xử hành chính baogồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính,quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giảiquyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnhtranh và danh sách cử tri Đây là một thẩm quyềnriêng biệt của tòa án khi giải quyết các vụ ánhành chính Chỉ thông qua tố tụng hành chính tòaán mới có quyền phán quyết một quyết định hànhchính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ,công chức, hành vi hành chính do các cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền là hợp pháp haykhông hợp pháp, là đúng thẩm quyền hay khôngđúng thẩm quyền Trong quá trình giải quyết cácvụ án hành chính, các cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng hành chính thực hiện

Trang 10

thẩm quyền theo qui định của Luật Tố tụng hành

chính Như vậy, nhiệm vụ chính của tòa án khi

xét xử là phải tìm và đối chiếu những qui định về

thẩm quyền, thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của

các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước trong các

đạo luật cụ thể liên quan Tòa án sẽ thực hiện

quyền phán quyết về tính hợp pháp của quyết

định, hành vi bị kiện Nếu quyết định, hành vi bị

kiện là trái pháp luật (tức không hợp pháp) thì

chủ thể có thẩm quyền sẽ phải sửa đổi, hủy bỏ

một phần hoặc toàn bộ, nếu gây thiệt hại thì phải

bồi trường theo qui định của pháp luật Thông qua

hoạt động tài phán, năng lực, trình độ chuyên

môn của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện

rõ ràng hơn góp phần tích cực vào việc củng cố

pháp chế, trật tự pháp luật, kỷ luật trong quản lý

hành chính nhà nước Đồng thời, nâng cao trách

nhiệm của cán bộ, công chức, hạn chế tình trạng

quan liêu, lạm quyền

2 một số hạn chế của tài phán hành chính

ở nước ta hiện nay trong việc bảo vệ công lý

Sau hơn 20 năm thành lập, kể từ năm 1996, cơ

quan tài phán hành chính đã thể hiện rõ vai trò

của mình thông qua thẩm quyền phán quyết các

loại việc cụ thể Tuy nhiên trên thực tế án hành

chính không nhiều nhưng khiếu nại hành chính

thì lại không ít Điều này chứng tỏ hoạt động tài

phán hành chính không có sức hấp dẫn đối với

người dân, hay cơ chế kiểm soát này chưa đủ

mạnh để bảo vê quyền lợi của họ

Một là, sự độc lập của thẩm phán trước cơ

quan hành chính nhà nước chưa được đảm bảo.

Theo qui định của Hiến pháp, Luật Tổ chức tổ

chức tòa án nhân dân nói chung, Luật Tố tụng

hành chính nói riêng đều qui định nguyên tắc

“Khi xét xử, thẩm phán, hội thẩm độc lập và chỉ

tuân theo pháp luật” Tuy nhiên, nguyên tắc này

thực tế chưa được bảo đảm trên thực tế dẫn đến

vi phạm nguyên tắc: Cụ thể ở nước tòa án chia

thành bốn cấp là tòa án nhân dân huyện, tòa án

nhân dân tỉnh, tòa án cấp cao và tòa án tối cao

được phân chia theo đơn vị hành chính lãnh thổ

Ngoại trừ một số vụ việc thì việc xét xử vụ án

hành chính vẫn chủ yếu phân theo địa dưới hành

chính nên chưa đảm bảo được tính độc lập của

hoạt động tài phán Người bị kiện thường là cơ

quan có thẩm quyền hay cá nhân là người giữ các

chức vụ, quyền hạn ở địa phương nơi thẩm pháncông tác Thực tế cho thấy, phía bị kiện thường cómối quan hệ thân hữu với người đứng đầu chínhquyền địa phương tạo ra một thực trạng nể nang,né tránh, ngại va chạm dẫn đến những phánquyết thiếu khách quan; hay nói cách khác chínhquyền rất dễ có cơ hội gia tăng ảnh hưởng đốivới thẩm phán khi họ được bổ nhiệm tại địaphương và thực hiện hoạt động xét xử ngay tạiđịa phương mình quản lý Việc các thẩm phán,đặc biệt chánh án tòa án nhân dân các cấp phảilà huyện ủy viên, tỉnh ủy viên hay trung ương cóthể có tác dụng trong việc phát huy vai trò củatòa án trong việc bảo vệ quan điểm của mình tạicác tổ chức đảng, bảo vệ tính nghiêm minh củapháp luật Tuy nhiên, thực tế này cũng hoàn toàncó ảnh hưởng đến sự độc lập của thẩm phán, củatòa án nếu những lãnh đạo của tòa án trong cáccấp ủy Đảng thiếu trình độ, thiếu bản lĩnh và sẵnsàng chấp nhận cả những chỉ đạo của cá nhân bíthư tổ chức Đảng Ở đây, nền tư pháp phải đốimặt với những mâu thuẫn nội tại rất phổ biến

Hai là, hoạt động tài phán hành chính nhìn chung còn mang tính thụ động, phạm vi tài phán còn hẹp.

Ở nước ta, kiểm tra của tòa hành chính đối vớiquyền lực hành pháp chỉ là kiểm tra khi có tranhchấp hành chính, trong lĩnh vực quản lý hànhchính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan, côngchức nhà nước khi có khiếu kiện của người dân

Vì thế, sự kiểm soát này còn mang tính thụ động,nếu không có khiếu kiện của công dân, tổ chứcthì không thể hình thành hoạt động kiểm soátnày Về phạm vi tài phán, tòa án chỉ có thẩmquyền phán quyết tính hợp pháp của quyết địnhhành chính, hành vi hành chính nào xâm hại đếnquyền và lợi ích hợp pháp của công dân Tòa ánkhông có thẩm quyền xem xét tính hợp lý củaquyết định hành chính, sự phù hợp của hành vi bịkiện bởi lý do làm như vậy tòa án sẽ can thiệpquá sâu vào công việc nội bộ của cơ quan hànhchính Và phía tòa án thẩm phán xét xử vụ ánhành chính cũng không có đủ nguồn thông tincũng như kiến thức quản lý hành chính để phánxét tính hợp lý của quyết định hành chính, hành

vi hành chính bị kiện Vì thế tính hợp lý củaquyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện

Trang 11

gần như ngày càng bị xem nhẹ và mờ nhạt đi

trong thực tế

Tòa án không có thẩm quyền phán quyết về

tính hợp pháp của văn bản qui phạm pháp luật,

không có quyền hủy bỏ hoặc tuyên bố văn bản

bất hợp pháp, hoặc tuyên bố không áp dụng văn

bản trái pháp luật Tòa án trong quá trình giải

quyết vụ án hành chính nếu phát hiện văn bản có

dấu hiệu trái hiến pháp, trái luật, văn bản qui

phạm thì chỉ có quyền kiến nghị đến chủ thể có

thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo

qui định của pháp luật

Ba là, chất lượng xét xử còn thấp và chưa có

chế tài đủ mạnh để thực hiện các phán quyết của

tòa án.

Khi các quyết định hành chính sai trái bị hủy,

quyền và lợi ích của người khởi kiện có thực sự

được khôi phục hay không lại phụ thuộc vào cơ

quan hành chính, quyền tư pháp không thể lấn

sân sang quyền hành pháp nên tòa án không thể

can thiệp sâu vào công việc của cơ quan hành

chính Chất lượng xét xử còn thấp, việc đánh giá

chứng cứ và ra các phán quyết có vẻ như còn

phiến diện Theo thống kê trên phạm vi cả nước

trong thời gian gần đây số lượng án hành chính

có xu hướng tăng lên, tuy nhiên tỉ lệ phán quyết

giữa nguyên chiếm trên 85% Cụ thể:

- Năm 2012, các tòa án nhân dân đã giải quyết

theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm 4.742 vụ trong tổng số 6.177 vụ (đạt

76,76%); Có tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy

là 3,5% (do nguyên nhân chủ quan 3% và do

nguyên nhân khách quan 0,5%); bị sửa là 3,1%

(do nguyên nhân chủ quan 2,7% và do nguyên

nhân khách quan 0,4%), còn lại là 93,45 án giữa

nguyên

- Năm 2012, các tòa án nhân dân đã giải quyết

theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm 6.430 vụ việc trong tổng số 7.738 vụ, đạt

83,09%; trong đó: tỉ lệ các bản án, quyết định bị

hủy là 3,4% (do nguyên nhân chủ quan 2,8% và

do nguyên nhân khách quan 0,6%); bị sửa là 4,2%

(do nguyên nhân chủ quan 3% và do nguyên nhân

khách quan 1,2%) và còn lại là 92,4% án giữ

nguyên

- Năm 2014 (tính đến ngày 30/9/2014), các tòa

án nhân dân đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm,

phúc thẩm và giám đốc thẩm được 6.244 vụ trongtổng số 7.317 vụ, đạt 85,3%, trong đó tỷ lệ cácbản án, quyết định bị hủy là 4,64% (do nguyênnhân chủ quan 3,77% và do nguyên nhân kháchquan 0,87%); bị sửa là 4,3% (do nguyên nhân chủquan 3,4% và do nguyên nhân khách quan 0,9%)và có 91,1% án giữ nguyên

Cuối cùng, là sự hạn chế của người dân trongviệc thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về tài phánhành chính, thủ tục khởi kiện vụ án hành chính,bởi trên thực tế việc lựa chọn theo phương thứckhiếu nại hành chính thuận tiện hơn, đơn giản hơnvà không mất một khoản phí nào đáng kể nhưviệc nộp án phí tại tòa án Tư tưởng dân kiệnquan - “con kiến kiện củ khoai” vẫn còn đâu đórất nặng trong nhân dân, vì vậy họ e ngại việckhởi kiện ra tòa khi phát sinh tranh chấp hànhchính do đó khó tiếp cận công lý

3 một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tài phán hành chính của tòa án để thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý

Thứ nhất, cần bảo đảm tính độc lập của tòa án với cơ quan hành pháp đặc biệt là sự độc lập của thẩm phán.

Một đất nước muốn phát triển nhất định phảicó tòa án, xã hội muốn phát triển phải có tòa ánvà xét xử là cách giải quyết mâu thuẫn bằng conđường hòa bình Tuy nhiên, tòa án đó phải độclập không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào,quyền lực nào Ở nước ta việc qui định thẩmquyền xét xử vụ án hành chính theo lãnh thổ nhưhiện nay còn tồn tại một số hạn chế như đã nêu

ở trên nên khó thực hiện được việc tòa hànhchính kiểm soát quyền lực của cơ quan hành phápcùng cấp, vì vậy tòa hành chính phải được tổ chứcđộc lập với chính quyền địa phương Thẩm phánphải độc lập thực sự, về không gian, thời gian, vềkinh tế, về tư tưởng tránh sự nể nang, né tránh,ngại va chạm trong xét xử Thẩm phán phải cóchế độ lương bổng phù hợp, nhiệm kỳ vững chắc,lâu dài và không chịu trách nhiệm về phán quyếtcủa mình

Thứ hai, cần mở rộng phạm vi xét xử hành chính và tăng tính chủ động trong hoạt động kiểm soát hành pháp.

Để tăng thẩm quyền và tính chủ động của tòa,cần trao cho tòa án quyền giải quyết thực chất

Trang 12

các vụ việc, mà cụ thể đó là có quyền sửa đổi

quyết định hành chính sai trái, quyết định mức

bồi thường thiệt hại Luật Tố tụng hành chính

hiện hành đã qui định thời hạn thi hành bản án,

quyết định của tòa, tuy nhiên chỉ qui định nếu hết

thời hạn mà người phải thi hành án không thi

hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn

đến tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc

thi hành bản án, quyết định của tòa án theo Mặt

khác, cần tăng thẩm quyền cho tòa án bằng việc

qui định tòa án có thẩm quyền phán quyết về tính

hợp pháp của văn bản qui phạm pháp luật trong

quá trình xét xử vụ án có liên quan

Thứ ba, nâng cao chất lượng xét xử của tòa án

và hiểu biết của người dân về hoạt động tài phán

hành chính.

Cần nâng cao năng lực của thẩm phán thông

qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên

sâu, chỉ những thẩm phán có năng lực, có kinh

nghiệm và phẩm chất đạo đức tốt mới làm việc

tại tòa hành chính Kèm theo đó là các chế độ

đãi ngộ phù hợp để thẩm phán yên tâm thực hiện

nhiệm vụ của mình

Cần nâng cao nhận thức của người dân về vai

trò của tài phán hành chính thông qua các hoạt

động thiết thực như tư vấn tuyên truyền, phổ biến

pháp luật Thông qua đó, người dân biết và nắm

rõ các qui định của pháp luật về thủ tục khởi kiệntranh chấp hành chính, khắc phục tư tưởng dânkiện quan, “vô phúc đáo tụng đình”, ngại kiệntụng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa cá nhân, cơ quan, tổ chức

4 Kết luận

Như vậy, nhiệm vụ bảo vệ công lý đã đượchiến định là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốtcủa tòa án, bảo vệ công lý trở thành một nhiệmvụ, một giá trị căn bản trong cộng đồng xã hội lànhững gì tiến bộ nhất hướng đến sự công bằngnhất, lẽ phải trả để lại cho mọi người những thứthuộc về họ và ngăn chặn người khác chiếm đoạtnhững thứ vốn không thuộc về họ Tài phán hànhchính không chỉ là phương thức giải quyết khiếukiện hành chính để bảo đảm quyền khiếu kiệncủa công dân mà thông qua hoạt động tài phánhành chính tòa án có điều kiện để thực thi nhiệmvụ bảo vệ công lý Tuy nhiên trên thực tế việcthực hiện quyền tài phán còn tồn tại một số bấtcập như đã nêu ở trên, vì vậy cần thực hiện triệtđể các giải pháp để góp phần hoàn thiện hoạtđộng tài phán hành chính để tài phán hành chínhthực sự là công cụ bảo vệ quyền con người,quyền công dân, là cơ chế hữu hiệu kiểm soátquyền lực hành pháp trong giai đoạn hiện nay đểbảo vệ công lý n

tÀI lIeÄu tHAm KHẢo:

1 Lê Hồng Hạnh (2015), “Làm thế nào để thẩm phán và tòa án độc lập trong thực thi công lý”, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, 01 (1), tr.23

2 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tố tụng hành chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4 Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo số 04/BC-TANDTC ngày 29/01/2015 về tổng kết thi hành Luật Tố tụng hành chính 2010, Hà Nội.

5 Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, tr.157, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

Trang 13

tHe CuRRent Role of AdmInIstRAtIVe judICIAl

ACtIVItIes In PRoteCtInG justICe In VIetnAm

lMaster.Bui Thi ThuaN aNh

University of Law, Hue University

ABstRACt:

"The People's courts are in charge of protecting justice, human rights and civil rights, thesocialist regime, the state's interests, legitimate rights and interests of the group as well asindividuals” (Item 3, Article 102 of the 2013 Constitution) In practice, human and citizenshiprights can be violated by any individual and organization including the state administrativeagency through the issuance of illegal administrative decisions and acts Administrativejurisdiction is the most important framework to control the executive power in order to protectrights of citizens and ensure justice This article focuses on analyzing and clarifying the role ofadministrative judicial activities for the protection of citizens' rights, justice protection Inaddition, this article evaluates the effectiveness of some legal provisions on protectingcitizenship rights through administrative judicial activities in practice The article also proposessome solutions to improve the effectiveness of administrative judicial activities to fully carryout the task of protecting justice of People’s courts

Keywords: Law, administrative judgments, justice protection, courts, civil rights.

ngày nhận bài: 15/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 25/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 3/4/2019

Thông tin tác giả:

ths nGuYễn tHị nữ

ths BuØI tHị tHuẬn ÁnH

ths nGuYễn Hữu KHÁnH lInH

Đại học luật, Đại học Huế

Trang 14

1 Đặt vấn đề

CPTPP được ký kết bởi 11 quốc gia vào ngày

8/3/2018, trong đó, quyền về lao động là một

trong những vấn đề chính trong vòng đàm phán

cuối cùng của CPTPP trước khi ký kết Các nước

tham gia đàm phán CPTPP bao trùm thị trường

rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh

tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu là các đối

tác thương mại và đầu tư lớn ở Việt Nam Hiệp

định này khi được kí kết sẽ tạo ra thị trường xuất

khẩu rộng lớn cho hàng hóa Việt Nam Cụ thể là:

mức thuế dần về 0% trong thời gian rất ngắn cho

khoảng 90% các loại thuế1 Điều này sẽ tác động

toàn diện tới tất cả các ngành, các hoạt động kinh

tế, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh của các doanh

nghiệp và sẽ tác động trực tiếp tới vấn đề việc

làm, thu nhập và đời sống của người lao động

Về cơ bản, Hiệp định này đặt ra yêu cầu phảithực thi các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơilàm việc theo tuyên bố năm 1998 của ILO là: (1)Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể; (2)Quyền tự do không bị cưỡng bức hay bắt buộc laođộng; (3) Quyền được đối xử bình đẳng, không bịphân biệt đối xử trong việc làm; (4) Xóa bỏ mộtcách có hiệu quả lao động trẻ em2 Tại điểm aChương 19.1 của Hiệp định CPTPP ”; và cả EU-Việt Nam FTA đã qui định: “Tự do liên kết vàcông nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể”3

yêu cầu Việt Nam tôn trọng, thúc đẩy và tăngcường thực thi có hiệu quả Tuyên bố năm 1998 củaILO về quyền thương lượng tập thể

2 một số vấn đề về thương lượng tập thể

Thương lượng tập thể là vấn đề mới được quyđịnh trong Bộ luật Lao động năm 2012, có hiệu lực

PHÁP luẬt VIeÄt nAm Về tHưƠnG lưƠïnG tẬP tHể KHI

tHựC HIeÄn HIeÄP ĐịnH ĐốI tÁC toÀn dIeÄn VÀ tIến BoÄ xuYeÂn tHÁI BìnH dưƠnG

lMai Thị Diệu ThuÙy - Bùi Thị ThuậN aÙNh - NguyễN Thị Nữ

từ khóa: Pháp luật, thương lượng tập thể, pháp luật quốc tế, Hiệp định Đối tác toàn diện

và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Trang 15

thi hành từ ngày 01/5/2013 Mà theo đó, Điều 66 Bộ

luật Lao động năm 2012 quy định: “Thương lượng

tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán

với người sử dụng lao động nhằm mục đích xây dựng

quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; xác lập

các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành

ký kết thỏa ước lao động tập thể; giải quyết những

vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và

nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”4 Như

vậy, thương lượng tập thể là việc tập thể thảo luận,

đàm phán với người sử dụng lao động nhằm xây

dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ,

xáclập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để

tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải

quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực

hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ

lao động Theo đó, tư cách chủ thể của hoạt động

thương lượng tập thể, bao gồm:

Về phía người lao động, pháp luật hiện hành đề

cập đến tổ chức Công đoàn (CĐ) với tư cách là

người đại diện tập thể lao động ở các cấp Cụ thể,

Ban chấp hành CĐ cơ sở (thuộc phạm vi doanh

nghiệp) hoặc Ban chấp hành CĐ ngành (thuộc phạm

vi ngành) CĐ là đại diện cho người lao động phải

là người đại diện “thực chất” có nghĩa là, thực sự

bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thực sự thương

lượng vì lợi ích của người lao động Thương lượng

tập thể sẽ mất đi vai trò nếu đại diện người lao động

không tham gia thương lượng tập thể vì chính quyền

lợi của tập thể lao động mà mình đại diện

Bên cạnh đó, với tư cách là chủ thể thay mặt

tập thể người lao động tiến hành hoạt động thương

lượng tập thể, đòi hỏi CĐ phải mang đầy đủ các

tính chất: tính đại diện, tính chính danh, tính độc

lập Tính đại diện thể hiện ở chỗ: CĐ là yếu tố

giúp người lao động tiến hành thương lượng thuận

lợi hơn, còn về mặt ý chí, nguyện vọng thì hoàn

toàn thuộc về người lao động Tính chính danh

được hiểu là CĐ phải thực chất là tổ chức bảo vệ

quyền lợi cho các CĐ viên, hoạt động vì lợi ích của

CĐ viên, bởi CĐ do chính người lao động thành

lập xuất phát từ nhu cầu và sự lựa chọn của chính

họ, không chịu bất kỳ sự ảnh hưởng nào từ bên

ngoài, chẳng hạn như sự ảnh hưởng nào từ phía

người sử dụng lao động Tính độc lập: khi CĐ đã là

đại diện chính danh của người lao động, thì phải

hoạt động và tiến hành thương lượng theo ý chí của

người lao động dựa trên pháp luật, không chịu sự

can thiệp, tác động của bất kỳ cá nhân hay tổ chứcnào Tính độc lập, đại diện và chính danh của CĐthông thường được bảo đảm thông qua hệ thốngcác quy định về thành lập, đăng ký và công nhậntổ chức CĐ; cũng như các bảo đảm pháp lý đểngăn chặn hành vi phân biệt đối xử hoặc can thiệp,chi phối, thao túng CĐ từ phía người sử dụng laođộng, làm hạn chế sự bình đẳng giữa CĐ và ngườisử dụng lao động trong thương lượng tập thể.Về phía người sử dụng lao động, thông thườngtrong một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, người sửdụng lao động sẽ là chủ thể thương lượng trực tiếpvới đại diện tập thể người lao động Song ở cácdoanh nghiệp có quy mô lớn, người sử dụng laođộng lại thường cử đại diện của mình thường làcác thành viên cấp cao trong ban giám đốc thamgia quá trình thương lượng tập thể Ở cấp cao hơnnhư thương lượng tập thể cấp ngành thì chủ sửdụng lao động của các doanh nghiệp thành viên sẽủy quyền toàn bộ cho đại diện người sử dụng laođộng của ngành đó tiến hành thương lượng tập thểvới CĐ ngành

3 những vướng mắc trong quy định của pháp luật Việt nam hiện hành về thương lượng tập thể

Nhằm đáp ứng công cuộc hội nhập quốc tế sâurộng thực hiện cam kết ở CPTPP, trong những nămqua, hoạt động của CĐ Việt Nam đã có những điềuchỉnh về chức năng và vai trò đại diện cho tiếngnói của người lao động thông qua thương lượng tậpthể Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện ởchỗ từ giữa những năm 1990 tới nay, đã có hơn6.000 cuộc đình công diễn ra và tất cả đều là đìnhcông tự phát và không do CĐ lãnh đạo5 Đây làdấu hiệu rõ ràng cho thấy các qui định của phápluật chưa làm cho người lao động cảm thấy nhữngyêu cầu và quyền của họ được giải quyết và quytrình giải quyết vấn đề không vận hành hiệu quả

Thứ nhất, vấn đề công nhận CĐ cơ sở cũng

chưa có những quy định rõ ràng Luật CĐ năm

2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.Chưa có những qui định cụ thể về điều kiện côngnhận tổ chức CĐ cơ sở của CĐ cấp trên, điều nàydễ dàng dẫn đến tình trạng có sự can thiệp củangười sử dụng lao động vào việc công nhận một tổchức CĐ cơ sở

Thứ hai, về phía người sử dụng lao động, theo

quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 Bộ luật Lao

Trang 16

động 2012: “Bên người sử dụng lao động trong

thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người

sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử

dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành

là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao

động ngành” 6 Như vậy, việc xác định tổ chức đại

diện người sử dụng lao động là vấn đề quan trọng

Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật lao động hiện

hành của nước ta, về tổ chức đại diện người sử dụng

lao động có Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày

14/7/2004 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành

Bộ luật Lao động về việc Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động

tham gia với cơ quan nhà nước về chính sách, pháp

luật và những vấn đề liên quan đến quan hệ lao

động; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số

123/2003/QĐ-TTg ngày 12/6/2003, về việc phê

chuẩn điều lệ Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam; Quyết định số 75/2005/QĐ-TTg ngày

11/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc công

nhận Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Các

văn bản này mới chỉ dừng lại ở mức xác định rằng

đại diện của người sử dụng lao động nêu tại Nghị

định số 145/2003/NĐ-CP là Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt

Nam, mà hoàn toàn chưa có quy định cụ thể nào về

đề cập đến nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện, cách thức

xác định một tổ chức là tổ chức đại diện của người

sử dụng lao động; cũng như chức năng, tổ chức hoạt

động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức này Trong khi

đó, hệ thống pháp luật quy định liên quan đến tổ

chức CĐ thì gần như đầy đủ, hoàn chỉnh Đây là

vướng mắc lớn trong khâu xác định tư cách của đại

diện giới người sử dụng lao động trong quan hệ “3

bên”, phần nào dẫn đến nhiều bất cập trong quá

trình hoạt động của cơ chế này

Thứ ba, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều

69 Bộ luật Lao động 2012: “Số lượng người tham

gia phiên họp thương lượng tập thể của mỗi bên

người lao động và người sử dụng lao động do hai

bên thỏa thuận” 7 Bên cạnh đó, CĐ cấp trên trực

tiếp cũng có thể tham gia phiên họp nếu có yêu

cầu của một trong hai bên Tuy nhiên, hoạt động

thương lượng tập thể ở nước ta cho đến nay vẫn

chưa đạt đến sự hoàn thiện, cũng như chưa đảm

bảo được bản chất thương lượng tập thể trong các

hoạt động Trong đó, chức năng của các bên đại

diện trong thương lượng tập thể chưa được phát

huy hiệu quả, thể hiện qua những vướng mắc trongquy định pháp luật và thực tiễn thực hiện thươnglượng tập thể

Thứ tư, tính độc lập, đại diện và chính danh của

tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, đặc biệtlà CĐ cơ sở chưa được pháp luật quy định một cáchthống nhất và đầy đủ Điều này dẫn đến hậu quảlà CĐ được thành lập thường bị can thiệp hoặc thaotúng bởi người sử dụng lao động Người lao độngkhông thực chất tham gia vào quá trình thành lập

CĐ, nên họ không thấy đấy là tổ chức của chínhhọ, do họ và vì họ

Thứ năm, cán bộ CĐ cơ sở là chủ thể quan trọng

thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của người lao động trong thươnglượng tập thể Do vậy, rất cần tằng cường hoànthiện công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nhằmnâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tuy nhiên, trênthực tế, công tác quy hoạch cán bộ CĐ chưa thật sựchú trọng, thậm chí quy hoạch không đúng đốitượng, tiêu chuẩn còn chung chung, chưa gắn quyhoạch với đề bạt, sử dụng cán bộ Chất lượng côngtác đào tạo còn thấp, việc lựa chọn cán bộ để đàotạo dài hạn chưa được quan tâm đúng mức, còn coitrọng tiêu chuẩn bằng cấp, ít chú ý đến chất lượngcán bộ được cử đi đào tạo Nội dung, chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng thiếu tính thực tiễn, chưa chútrọng đúng mức đến việc nâng cao các kỹ năngđàm phán, thương lượng tập thể,… Không nhữngthế, cán bộ CĐ cơ sở thực chất chỉ là những ngườihoạt động kiêm nhiệm, bởi ngoài nhiệm vụ cán bộ

CĐ, họ vẫn tham gia quan hệ lao động với tư cáchlà người lao động Chính tính chất không tách bạchnày của các cán bộ CĐ cơ sở đã khiến họ bị phụthuộc vào người sử dụng lao động, hạn chế khảnăng hoạt động với tư cách đại diện người lao động

ở cấp cơ sở Người sử dụng lao động, với lợi thế vềmặt kinh tế có thể tác động vào lợi ích cá nhân củacác cán bộ CĐ cơ sở, khiến họ không thể làmnhiệm vụ đại diện cho người lao động một cáchđộc lập, công tâm Những hệ quả này ảnh hưởngnghiêm trọng tới tính độc lập, đại diện của CĐ.Hơn nữa, thực tế cho thấy, phần lớn CĐ tại cácdoanh nghiệp của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở chỗtổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần, chia mộtsố phúc lợi và làm trung gian hòa giải

Thứ sáu, khoản 1 Điều 192 Bộ luật Lao động

2012 qui định: “Người sử dụng lao động tạo điều

Trang 17

kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia

nhập và hoạt động CĐ” và khoản 2 Điều 192

“Người sử dụng lao động phối hợp và tạo điều kiện

thuận lợi cho CĐ cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận

động phát triển đoàn viên, thành lập CĐ cơ sở, bố

trí cán bộ CĐ chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ

quan, tổ chức” Chính nội dung qui định này vô hình

chung tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao

động tiếp tục có thể can thiệp, thao túng, làm mất

đi tính độc lập của CĐ Mặt khác, Luật cũng chưa

quy định vai trò của CĐ cấp trên cơ sở và cơ quan

lao động trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong

quá trình thương lượng Các quy định về chế tài xử

phạt đối với việc thương lượng và ký kết thỏa ước

lao động tập thể cũng chưa đủ mạnh để bắt buộc

các doanh nghiệp phải thực hiện các quy định đã

có về thương lượng, ký kết và đăng ký thỏa ước lao

động tập thể, nên trong thực tế có rất nhiều doanh

nghiệp lợi dụng để né tránh, thậm chí không thương

lượng, ký kết và đăng ký thỏa ước lao động tập thể

Thứ bảy, mặc dù theo quy định của Điều lệ CĐ

Việt Nam, Ban chấp hành CĐ cơ sở do đoàn viên

bầu ra, tuy nhiên, trên thực tế, sự ảnh hưởng của

người sử dụng lao động trong việc hình thành ra ban

lãnh đạo, đặc biệt là Chủ tịch CĐ cơ sở là rất lớn

Kết quả là rất nhiều cán bộ CĐ cơ sở lại là những

người giữ các chức vụ quản lý trong doanh nghiệp

4 một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp

luật về thương lượng tập thể và nâng cao hiệu

quả áp dụng trong thực tiễn phù hợp với yêu cầu

của CPtPP

Trước yêu cầu của Hiệp định CPTPP và cả

EU-Việt Nam FTA, EU-Việt Nam cần tôn trọng và thúc

đẩy Tuyên bố năm 1998 của ILO về quyền thương

lượng tập thể để có thể phát triển và hoàn thiện

thị trường lao động ở nước ta Việc hạn chế những

vướng mắc nêu trên, sớm hoàn thiện pháp luật

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thương

lượng tập thể là hết sức cần thiết, cụ thể:

Một là, trong điều kiện hiện nay, dù muốn hay

không, với xu thế hội nhập, Việt Nam sẽ tiếp tục

tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới Điều đó đòi hỏi tổ chức CĐ Việt Nam phải

chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động, tăng

cường đối thoại thiện chí, bảo đảm thương lượng

tập thể thực chất và thực hiện sự tương tác hiệu

quả cơ chế ba bên: CĐ, doanh nghiệp và Nhà

nước Quy định cụ thể hơn nữa về trình tự, thủ tục

thành lập CĐ và bầu ra ban chấp hành CĐ cơ sở đểbảo đảm tuyệt đối quyền thành lập CĐ thuộc vềngười lao động

Hai là, tăng cường và bảo đảm tính độc lập, đại

diện của CĐ khi tham gia thương lượng tập thể.Cần sớm sửa đổi quy định về trách nhiệm củangười sử dụng lao động đối với tổ chức CĐ, cũngnhư chế tài xử lý các hành vi cản trở quá trìnhthành lập CĐ cơ sở tại doanh nghiệp Nhất là việcngười sử dụng lao động không được có hành vi cảntrở hoạt động tiếp cận doanh nghiệp và người laođộng của CĐ cấp trên Hoặc, nên có những quyđịnh về điều kiện tham gia bầu chọn cán bộ CĐ rõràng, đầy đủ nhằm ngăn chặn tình trạng nặng về cơcấu hoặc đã có sắp xếp sẵn cho phù hợp với ê kípcủa lãnh đạo danh nghiệp, làm hạn chế việc pháthuy tính dân chủ trong lựa chọn cán bộ CĐ Đồngthời, bổ sung các quy định pháp luật nhằm chốnglại các hành vi phân biệt đối xử chống CĐ củangười sử dụng lao động, cụ thể là thông qua cơ chếkhiếu nại, tố cáo Cơ chế này bao gồm hệ thốngcác quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biệnpháp xử lý…

Ba là, đảm bảo sự tham gia của người lao động

vào các hoạt động của CĐ để phản ánh đúng và đủ

ý chí cũng như nguyện vọng của người lao động,tăng vị thế của người lao động cũng như CĐ trongquan hệ với người sử dụng lao động Để thực hiệnđược điều này, pháp luật có thể quy định việc CĐlấy ý kiến của người lao động trước khi tham giakhông chỉ thương lượng tập thể mà còn các quátrình đối thoại xã hội khác

Bốn là, sớm ban hành văn bản quy phạm pháp

luật trong đó xác định rõ tư cách của tổ chức đạidiện người sử dụng lao động Cụ thể, cần tập trungbổ sung các quy định về nguyên tắc hoạt động, tiêuchí thành lập, điều kiện cũng như cách thức xácđịnh một tổ chức là tổ chức đại diện của người sửdụng lao động cũng như chức năng, tổ chức hoạtđộng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức này

Năm là, để nâng cao năng lực của CĐ trong

hoạt động thương lượng tập thể trong thực tiễn, cầnbảo đảm sự thống nhất khi quy định về quyền vànghĩa vụ của cán bộ CĐ các cấp giữa Bộ luật Laođộng và Luật CĐ Đồng thời, các cán bộ CĐ cầnphải được tạo điều kiện để hoạt động một cách cóhiệu quả Trước hết, ngay từ cấp trên, cán bộ CĐcần phải nâng cao năng lực thương lượng tập thể,

Trang 18

tiếp đó, cần có sự phối kết hợp giữa CĐ các cấp

trong một số hoạt động sau: đào tạo kỹ năng

thương lượng tập thể cho đoàn viên của mình ở CĐ

cơ sở; xây dựng hệ thống các văn phòng tư vấn

pháp luật cho các CĐ; tổ chức các buổi giao lưu,

trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ liên đoàn lao

động cấp trênvới cán bộ CĐ cơ sở; tăng cường

công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thương

lượng tập thể của các CĐ cơ sở, nhanh chóng phát

hiện những hạn chế trong khả năng của CĐ, để từ

đó kịp thời có biện pháp cải thiện

Bên cạnh đó, năng lực thương lượng tập thể của

người sử dụng lao động hoặc hiệp hội doanh nghiệp

cũng cần phải được tăng cường Thương lượng tập

thể là cơ chế có đi có lại, do vậy, đảm bảo quyền

lợi cho người lao động không có nghĩa là hạn chế

lợi ích chính đáng của người sử dụng lao động Vì

thế, phía người sử dụng lao động cũng cần có các

kỹ năng để tham gia thương lượng tập thể, từ đó

mới tạo ra những thỏa ước lao động tập thể bình

đẳng, các bên cùng có lợi, giảm thiểu những rủi ro

có thể phát sinh trong quan hệ lao động

Sáu là, cơ quan quản lý nhà nước về lao động

phải chủ trì và phối hợp với tổ chức CĐ, Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh

Hợp tác xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền,

phổ biến, giáo dục pháp luật lao động về việcthương lượng tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao độngtập thể, xây dựng và đăng ký thang lương, bảnglương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảohộ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;hướng dẫn công tác hòa giải lao động; kịp thời giảiquyết các vụ tranh chấp lao động tập thể về quyềntheo đúng quy định của pháp luật; định hướng hoạtđộng dạy nghề, gắn liền với giáo dục pháp luật và

ý thức, tác phong lao động công nghiệp cho ngườilao động; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt độngthanh tra lao động, xử lý nghiêm các hành vi viphạm pháp luật lao động; tham mưu thành lập Ủyban Quan hệ lao động; xây dựng cơ chế phối hợphoạt động “3 bên” giữa đại diện người lao động,đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quảnlý nhà nước về lao động

Nói tóm lại, CPTPP tạo nhiều cơ hội và cảthách thức đối với vấn đề bảo vệ lợi ích của ngườilao động nhất là ảnh hưởng trực tiếp tới bảo đảmcác vấn đề xã hội của người lao động Do đó, sựthay đổi những qui định của Bộ luật Lao động hiệnhành và các văn bản pháp luật có liên quan là yếutố rất cần thiết để nâng cao hiệu quả thực thi cácthương lượng tập thể gắn với bảo vệ quyền lợi củangười lao động theo yêu cầu của CPTPP n

tÀI lIeÄu tRÍCH dAãn:

1 Hiệp định TPP - CPTPP/WTO và các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế, www.trungtamwto.vn/chuyen-de/tpp

2 WTO và các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế, www.trungtamwto.vn/chuyen-de/van kien hiep dinh CPTPP

3 WTO và các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế, www.trungtamwto.vn/chuyen-de/van kien hiep dinh CPTPP

4 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Luật lao động năm 2012, NXB CHính trị Quốc gia, 2013

5 Bộ Công Thương, Tham gia CPTPP là cơ hội của tổ chức công đoàn Việt Nam, congdoancongthuong.org.vn/ /tham-gia-cptpp-la-co-hoi-cua-to-chuc-cong-doan-viet-nam

6 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Luật Lao động năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia, 2013

7 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Luật Lao động năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia, 2013

tÀI lIeÄu tHAm KHẢo:

1 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động tham gia với cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật và những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động

Trang 19

2 Hồ Hương, Hiệp định CPTPP đã tác động đến 43 điều trong Bộ luật Lao động hiện hành, https://thuvienphapluat.vn/ dinh-CPTPP/ /hiep-dinh-cptpp-da-tac-dong-den-43-dieu -trong-bo-luat-lao-dong- hien-hanh

3 Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 123/2003/QĐ-TTg ngày 12/6/2003, về việc phê chuẩn điều lệ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

4 Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 75/2005/QĐ-TTg ngày 11/4/2005 về việc công nhận Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

ngày nhận bài: 16/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 4/4/2019

Thông tin tác giả:

ths mAI tHị dIeÄu tHuÙY

ths BuØI tHị tHuẬn ÁnH

ths nGuYễn tHị nữ

Đại học luật, Đại học Huế

VIetnAmese lAws on ColleCtIVe BARGAInInG

In tHe Context of ImPlementInG tHe ComPReHensIVe And PRoGRessIVe tRAns-PACIfIC PARtneRsHIP AGReement

lMaster.Mai Thi Dieu Thuy

lMaster.Bui Thi ThuaN aNh

University of Law, Hue University

ABstRACt:

The Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership Agreement (CPTPP) wassigned by 11 countries on March 8, 2018 in Santiago (Chile) The CPTPP agreement does notimpose new labour requirements compared to the general labour of the International LaborOrganization (ILO) However, as a member of the ILO and the CPTPP agreement it is necessaryfor Vietnam to study and review regulations on collective bargaining according to the CPTPPagreement in order to comply with international laws This paper focuses on the difficulties andchallenges of Vietnam’s legal system related to the collective bargaining issue when the countryimplements the CPTPP agreement

Keywords: Law, collective bargaining, international law, the Comprehensive and Progressive

Trans-Pacific Partnership Agreement

Trang 20

1 Đặt vấn đề

Người chuyển giới (transgender), hay còn gọi

là hoán tính, là trạng thái tâm lý giới tính của một

người không phù hợp với giới tính của cơ thể

Chẳng hạn, một người sinh ra với cơ thể nam,

nhưng cảm nhận giới tính mình là nữ; hoặc một

người sinh ra với cơ thể nữ, nhưng lại cảm nhận

giới tính của mình là nam Cảm nhận này không

phụ thuộc vào việc người đó có làm phẫu thuật

chuyển đổi giới tính hay chưa Trong trường hợp

NCG mà thực hiện phẫu thuật theo giới tính mình

mong muốn gọi là NCG đã phẫu thuật NCG được

mô tả là những người khi sinh ra đã mang sẵn một

giới tính sinh học (dựa vào cơ quan sinh dục để

phân biệt), nhưng tâm lý của những người này

cảm nhận rằng giới tính của họ không giống với

giới tính mà thể xác của họ đang có Không phải

tất cả những NCG đều muốn thay đổi cơ thể họ,mặc dù một số khác thì cảm thấy mong muốnđiều này Tuy nhiên, hầu hết những NCG đềumong muốn thiết lập một vai trò xã hội phù hợpvới giới tính mà tâm lý của họ tự xác định1.Trong những năm gần đây, tỷ lệ NCG ở ViệtNam ngày càng tăng và số người công khai sốngvới thân phận mới của mình cũng tăng lên đángkể Tại Hội thảo tham vấn cộng đồng về dự thảoLuật Chuyển đổi giới tính tại Việt Nam do Bộ Ytế tổ chức ngày 17/11/2018 tại Hà Nội, ôngNguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ

Y tế) (2018) cho biết ước tính có gần 300.000người Việt mong muốn được NCG Tỷ lệ NCG ởViệt Nam chiếm khoảng 0,3 - 0,5% dân số2 Phápluật điều chỉnh liên quan đến NCG đã bắt đầuđược ghi nhận chính thức với sự ra đời của Bộ

BẢo VeÄ QuYền CuÛA nGưỜI CHuYển GIỚI tRonG PHÁP luẬt lAo ĐoÄnG VIeÄt nAm

lĐOã Thị QuỳNh TRaNg - PhaN aNh Thư

toÙm tẮt:

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, người chuyển giới (NCG) không còn là một kháiniệm xa lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên ở Việt Nam, sự nhận thức đúng đắnvà cư xử phù hợp với nhóm đối tượng này vẫn đang là vấn đề cần nhiều sự quan tâm từ cộngđồng Định kiến xã hội và các quy định pháp luật điều chỉnh vẫn còn nhiều hạn chế khiến chonhóm đối tượng là NCG đang gặp phải rất nhiều vấn đề trong quá trình sống với giới tính thậtcủa mình, trong đó có vấn đề về việc làm Bài viết đưa ra quan điểm về vấn đề việc làm choNCG, cũng như kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động để bảo vệ quyềnđược lao động của NCG

từ khóa: Pháp luật, người lao động, người chuyển giới, Luật Lao động, quyền của người

chuyển giới

Trang 21

luật Dân sự 2015 Văn bản này đã chính thức ghi

nhận quyền chuyển đổi giới tính với tư cách là

một quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân Mỗi

cá nhân được quyền thay đổi thông tin trên giấy

tờ tùy thân Phẫu thuật chuyển đổi giới tính trong

nước cũng được phép thực hiện đối với những

người có nhu cầu Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại

chi phí phẫu thuật NCG khá cao nên một số bộ

phận NCG chỉ thay đổi một số đặc điểm bên

ngoài để phù hợp với giới tính thật mà chưa có

điều kiện để uống hoocmon hay phẫu thuật

chuyển đổi, chính vì thế việc bảo vệ NCG càng

khó khăn hơn Thiếu sự bảo vệ của pháp luật, họ

trở thành một trong những nhóm dễ bị tổn thương

nhất trong xã hội Chính vì thế để có thể khuyến

khích NCG công khai sống thật với giới tính của

họ cần có rất nhiều sự chuẩn bị, ban hành và thay

đổi về các quy định pháp luật nhằm đảm bảo cho

họ sự bảo vệ tốt nhất trong tất cả các lĩnh vực

Trong lĩnh vực lao động nói riêng, liên quan trực

tiếp đến việc làm, thu nhập nhóm NCG hiện tại

vẫn đang gặp một số khó khăn nhất định cả về

mặt quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện

khiến cho việc bảo vệ quyền của nhóm NCG

chưa được tốt nhất

2 thực trạng quyền của người chuyển giới

trong lĩnh vực lao động

2.1 Quyền làm việc

Quyền làm việc luôn là một quyền có ý nghĩa

rất quan trọng đối với người lao động Ngoài việc

có thu nhập lo cho bản thân, gia đình, khẳng định

năng lực thì thu nhập đối với NCG càng cần thiết

khi họ cần có sự can thiệp của y học để có thể

sống với chính con người thật của mình một cách

trọn vẹn nhất có thể, chính vì thế việc làm càng

có tầm quan trọng với NCG (Hiến pháp 2013

Điều 35) quy định rõ: “Công dân có quyền làm

việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm

việc”, như vậy Nhà nước ghi nhận quyền, tôn

trọng và bảo đảm việc thực hiện quyền của mỗi

công dân Quyền làm việc của mỗi công dân

được thể hiện qua nhiều văn bản quy phạm pháp

luật như Bộ luật Lao động 2012, Luật Việc làm

2013… (Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13,

Khoản 1 Điều 5) quy định người lao động có

quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề

nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệpvà không bị phân biệt đối xử Tuy nhiên, với đặcđiểm là NCG, việc đảm bảo quyền này cho mỗicông dân là điều rất khó khăn

Theo nghiên cứu bởi Viện Nghiên cứu xã hội

- kinh tế và môi trường (ISEE) năm 2016, trong sốhơn 3000 NCG trên cả nước tham gia phỏng vấn,gần 30% người từng bị từ chối việc làm vì làNCG Đặc biệt, tỷ lệ NCG bị từ chối khi xin việc(59%) cao gấp ba lần so với nhóm đồng tính vàsong tính (19,6%) NCG cũng bị phân biệt đối xửtrong việc trả lương hay thăng tiến, khiến họthường chỉ giữ các vị trí cấp thấp, cơ bản, khó giữcác vị trí quản lý hoặc cao hơn NCG đối mặt vớinhững nhận xét, hành động tiêu cực từ cả đồngnghiệp, cấp trên và khách hàng, đối tác, với tỷ lệcao từ 33% tới gần 50%…3

Một nghiên cứu về NCG nữ sinh sống và làmviệc tại TP HCM gần đây cho thấy, 45% bị từchối việc làm do phân biệt đối xử dựa trên bảndạng giới Điều này, phần nào giải thích cho thựctế chỉ có 4% những người tham gia khảo sát cócác việc làm ở khu vực chính thức (có hợp đồnglao động và được hưởng các chế độ, lợi ích củangười lao động) và có tới 13% kiếm sống bằngnghề mại dâm4

Như vậy, vấn đề việc làm đang khiến choNCG gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm việclàm hoặc có việc làm thì cũng phải đối mặt vớirất nhiều vấn đề về môi trường làm việc Nhànước cần có thêm những quy định cụ thể để NCGcó thể thực hiện được quyền và bảo vệ quyền nàycủa mình một cách dễ dàng hơn

2.2 Quyền được đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động

Bảo hộ lao động là một nội dung quan trọngtrong pháp luật lao động, các quy định nhằmhướng đến tạo một môi trường và điều kiện làmviệc tốt nhất cho người lao động (Hiến pháp

2013, Điều 35) quy định: “Người làm công ănlương được bảo đảm các điều kiện làm việc côngbằng, an toàn” Môi trường làm việc ở đây khôngchỉ bao gồm các điều kiện về an toàn vệ sinh laođộng nói riêng mà cần bao gồm các điều kiệnlàm việc về văn hóa ứng xử nơi làm việc, các mốiquy cơ, nguy hiểm đối với người lao động Thực

Trang 22

tế, hiện tại rất nhiều NCG đang phải làm việc

trong một môi trường thiếu sự tôn trọng và trở

thành đề tài bàn tán, xúc phạm của những người

xung quanh

Tình trạng bị lạm dụng tình dục và bạo lực

trong cộng đồng NCG cũng ở mức đáng báo

động 23% cho biết đã bị buộc phải quan hệ tình

dục và 16% bị bạo lực tình dục Ngoài ra, 83%

người được hỏi chia sẻ là bị chế giễu bởi vì họ là

NCG Tuy nhiên, những con số kể trên chưa thể

phản ánh đầy đủ về bức tranh cộng đồng NCG ở

Việt Nam do chưa đề cập đến cộng đồng NCG

nam, những NCG chưa lộ diện và chưa đến độ

tuổi thành niên5 Các hành vi phân biệt đối xử

khác mà người tham gia khảo sát báo cáo còn có:

bị hỏi thường xuyên về đối tượng yêu đương,

ghép đôi với đồng nghiệp khác giới…

Có thể nhận thấy NCG đang phải đối mặt với

rất nhiều sự kì thị của cộng đồng, ngay cả những

người có công việc ổn định cũng khó thoát khỏi

sự phân biệt đối xử, những điều này khiến cho

họ khó hoặc không thể hòa nhập, làm việc một

cách tốt nhất Pháp luật cần có những cơ chế đảm

bảo người sử dụng lao động sẽ tạo ra môi trường

làm việc công bằng, văn minh cho các nhóm

người lao động đặc thù trong đó có NCG

2.3 Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động

tổ chức công đoàn

Công đoàn như một nhu cầu tự thân của người

lao động, tổ chức công đoàn không nhất thiết

xuất phát từ một nhu cầu chính trị của công nhân,

mà nó xuất phát từ nhu cầu dân sự, quyền được

liên kết với nhau vì mục đích chung Mục đích đó

có thể đơn giản mang tính phòng vệ, như việc bảo

vệ quyền lợi của người lao động trong xử lý kỷ

luật lao động hay xuất phát từ nhu cầu mang tính

chủ động, như việc thương lượng thỏa ước lao

động tập thể với giới chủ, hoặc mang tính tấn

công, như bãi công, biểu tình đòi quyền lợi… Thực

tế hiện nay, người lao động vẫn chỉ có một tổ

chức công đoàn duy nhất đại diện cho quyền lợi

của họ, NCG vẫn được đại diện tương tự những

người lao động khác Tuy nhiên, với những đặc

thù về mặt giới tính, sức khỏe của mình, NCG có

thể cần những điều kiện làm việc hay yêu cầu

lợi ích khác hơn đối với những người lao động

khác nhưng với số lượng ít ỏi tham gia lao độnghiện nay, việc công đoàn đại diện cho họ để đòihỏi quyền lợi sẽ gặp nhiều khó khăn khi phảiđảm bảo yếu tố “tập thể lao động”

2.4 Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

An sinh xã hội lấy con người là trung tâm vàlà vấn đề quan trọng đối với mọi nhà nước trênthế giới (Hiến pháp 2013, Điều 33) đã chính thứcghi nhận quyền này của công dân, theo đó:

“Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xãhội” Để thực thi quyền này, pháp luật đã có cácquy định cụ thể về quyền hưởng bảo hiểm xã hộicủa người lao động - một loại quyền an sinh xãhội dành cho người lao động Tuy nhiên, các quyđịnh về điều kiện hưởng một số chế độ bảo hiểmxã hội hiện nay còn chưa phù hợp với một số đốitượng NCG Trong đó phải kể đến chế độ thaisản, đây là chế độ liên quan nhiều nhất tới vấnđề giới tính của người lao động (Luật Bảo hiểmxã hội số 58/2014/QH13, Điều 31) quy định mộtsố trường hợp người lao động được hưởng chế độthai sản khi: lao động nữ mang thai; lao động nữsinh con (Luật Bảo hiểm xã hội số58/2014/QH13, Điều 38) về chế độ trợ cấp mộtlần khi sinh con quy định: “Lao động nữ sinh conhoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi conbằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao độngnữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôicon nuôi”

Vậy đối với trường hợp người lao động nữ đãchuyển giới sang nam nhưng vẫn còn chức năngsinh sản và họ mang thai, sinh con có được hưởngcác chế độ nêu trên hay không khi mà quy địnhpháp luật chỉ quy định là “lao động nữ” Như vậy,một số quy định của pháp luật về chế độ bảohiểm xã hội của người lao động cần sửa đổi đểphù hợp với các quy định về quyền NCG

3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của người chuyển giới

Để quyền NCG thực sự đi vào thực tiễn, bảovệ tốt nhất quyền của NCG, pháp luật cần có mộtsố quy định cụ thể sau:

Thứ nhất, về quyền làm việc của NCG Bộ

luật Lao động cần quy định cụ thể về nhóm NCGthành một chương như lao động vị thành niên, lao

Trang 23

động nữ, lao động cao tuổi… và có các quy định

phù hợp để bảo vệ nhóm người lao động này

Ngoài ra, Nhà nước cần có các quy định khuyến

khích hoặc hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển

chọn và sử dụng lao động là NCG và tạo cơ hội

cho họ có thể tham gia học nghề, làm việc như

những người lao động khác

Thứ hai, về quyền được đảm bảo an toàn vệ

sinh lao động Cần xem xét thêm hành vi phân

biệt đối xử với NCG vào các hành vi bị nghiêm

cấm tại Điều 8 của Bộ luật Lao động Quy định

người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao

động có các điều khoản về việc phân biệt đối xử,

kỳ thị, xúc phạm về vấn đề giới tính, để có căn cứ

và xử lý kỷ luật lao động khi người lao động

vi phạm

Thứ ba, về quyền thành lập và tham gia công

đoàn Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị

quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các

văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018 Theo

đó, Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể

từ ngày 14/1/2019 Một trong những điểm quan

trọng nhất của các nguyên tắc này là việc công

nhận sự tồn tại của một tổ chức công đoàn độc

lập bên cạnh tổ chức công đoàn thuộc hệ thống

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn tồn tại

từ trước đến nay Như vậy, người lao động rất có

thể có cơ hội được lựa chọn một tổ chức công

đoàn khác hoặc có thể tự lập ra một tổ chức đạidiện cho quyền và lợi ích của mình Với đặc thùlà NCG, người lao động có thể phát huy tối đaquyền này của mình nhằm tìm ra một chủ thể phùhợp có thể bảo vệ cho quyền và lợi ích tốt nhất.Trong quá trình xây dựng các quy định về tổ chứccông đoàn độc lập, Nhà nước cần lưu ý đến nhómNCG với những đặc trưng riêng của mình, tạo chohọ có điều kiện để lập ra tổ chức đại diện choquyền lợi của mình

Thứ tư, về quyền đảm bảo an sinh xã hội Một

số quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội cần đượcsửa đổi phù hợp hoặc có văn bản hướng dẫn cụthể với việc công nhận quyền NCG của người laođộng Ví dụ về điều kiện hưởng chế độ thai sảncần sửa đổi theo hướng quy định điều kiện hưởngchế độ thai sản như sau: Người lao động mangthai; người lao động sinh con…

Một cách tổng quát, để quyền NCG của côngdân được sớm thực thi có hiệu quả cần thực hiệnđồng bộ các chính sách có liên quan sớm nhất cóthể, trong đó các vấn đề về quyền của NCG làmột phần quan trọng; để khẩu hiệu “Tất cả cácquyền con người dành cho mọi người” trong Hộinghị thế giới Vienna về Quyền con người năm

1993 thực sự đi vào thực tế; để NCG thực sự cóthể hòa nhập và thực hiện tốt nhất có thể cácquyền của mình n

tÀI lIeÄu tRÍCH dAãn:

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_chuy%E1%BB%83n_gi%E1%BB%9Bi, truy cập ngày 07/3/2019

2 https://baomoi.com/viet-nam-hien-co-gan-300-000-nguoi-muon-chuyen-gioi/c/23991521.epi, truy cập ngày 04/3/2019

3 https://vietnammoi.vn/sua-doi-bo-luat-lao-dong-de-xuat-dam-bao-quyen-loi-cho-nguoi-lao-dong-NCG-59504, truy cập ngày 04/3/2019

4 http://daidoanket.vn/xa-hoi/dam-bao-quyen-cho-nguoi-chuyen-gioi-can-nhung-dieu-chinh-phu-hop-tintuc41834, truy cập ngày 04/3/2019

5 http://daidoanket.vn/xa-hoi/dam-bao-quyen-cho-nguoi-chuyen-gioi-can-nhung-dieu-chinh-phu-hop-tintuc418341, truy cập ngày 07/3/2019

Trang 24

tÀI lIeÄu tHAm KHẢo:

1 Quốc hội khóa XIII, Hiến pháp 2013.

2 Quốc hội khóa XIII, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.

3 Quốc hội khóa XIII, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13.

ngày nhận bài: 11/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 21/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 31/3/2019

Thông tin tác giả:

ths Đỗ tHị QuỲnH tRAnG - PHAn AnH tHư

Khoa luật Kinh tế - Đại học luật, Đại học Huế

PRoteCtInG tHe lABouR RIGHts of tRAnsGendeR PeoPle ACCoRdInG to VIetnAm’s lABouR lAw

lMaster.DO Thi QuyNh TRaNg

lPhaN aNh Thu

Faculty of Econmic Law, University of Law, Hue University

ABstRACt:

In recent years, the term “transgender people” has become a normal concept in manycountries However, transgender people in Vietnam have not received appropriate attentionand rights Societal prejudice and limited legal regulations in Vietnam have made thecommunity of transgender people face many daily life problems including working issues Thisarticle is to introduce opinions on transgender people’s working issues and propose somesolutions to improve the Labour Law in order to protect the labour rights of transgender people

Keywords: Law, labour, transgender people, Labour Law, rights of transgender workers.

Trang 25

1 tình hình chung

Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ,

có diện tích 16.490,25 km2lớn nhất cả nước, dân

số 3.037.400 người; phía Bắc giáp Thanh Hóa,

phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và

phía Đông giáp Biển Đông Toàn tỉnh có 21

huyện, thị xã, thành phố; là địa phương có vị trí

quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, xã hội,

an ninh quốc phòng của vùng Bắc Trung Bộ nói

riêng và cả nước nói chung1

Trong những năm gần đây, đồng bào các tôn

giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An về cơ bản đã xác

định được phương châm hành đạo “kính chúa, yêu

nước”, “tốt đời - đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa

lòng dân tộc”, tích cực góp phần xây dựng và bảo

vệ tổ quốc Đa số tín đồ các tôn giáo có truyền

thống yêu nước, tinh thần đoàn kết cùng nhau xây

dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc Các chức sắc,

nhà tu hành có thái độ cởi mở, đồng thuận và hợp

tác khá tốt với các cấp, các ngành ở địa phương

trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan

đến tôn giáo

Tuy vậy, ở một số nơi còn tình trạng giữagiáo hội và chính quyền chưa tìm được tiếng nóichung dẫn đến việc giáo hội thiếu hợp tác,không tham gia các phong trào, hoạt động củađịa phương Thậm chí, một số chức sắc có hoạtđộng cực đoan, kích động giáo dân thực hiện cáchành vi vi phạm pháp luật, phá hoại khối đạiđoàn kết dân tộc, gây phức tạp về an ninh trậttự trên địa bàn

Để tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng,phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh nhà, thời gianqua, các lực lượng chức năng các cấp tỉnh Nghệ

An đã chủ động triển khai tốt công tác quản lýnhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôngiáo Tuy vậy, an ninh chính trị ở địa bàn vùngđồng bào các tôn giáo còn diễn biến phức tạp dosự phá hoại của các thế lực thù địch Bên cạnhđó, công tác quản lý nhà nước ở một số nơi yếukém dẫn đến nảy sinh những mâu thuẫn kéo dàilàm cho vấn đề tôn giáo vốn đã phức tạp, nhạycảm, nay lại càng phức tạp hơn, đe dọa trực tiếpđến sự vững mạnh của chính quyền các cấp

nÂnG CAo HIeÄu QuẢ CoÂnG tÁC

QuẢn lÝ nHÀ nưỚC Về An nInH,

tRẬt tự tReÂn lĩnH VựC toÂn GIÁo

từ khóa: Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tôn giáo.

Trang 26

2 những kết quả đạt được, hạn chế và

nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo ở

tỉnh nghệ An

2.1 Những kết quả đạt được

Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh

ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan liên quan

mà nòng cốt là lực lượng Công an; công tác quản

lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn

giáo đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần

đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã

hội trên địa bàn, thể hiện trên một số nội dung

sau:

Một là, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính

trị - xã hội các cấp tỉnh Nghệ An đã quán triệt sâu

sắc những vấn đề cơ bản trong công tác tôn giáo và

công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên

lĩnh vực tôn giáo

Nhận thức được Nghệ An là địa bàn tôn giáo

phức tạp; do vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh

Nghệ An đã tập trung nghiên cứu, quán triệt chính

sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng chỉ đạo của

ngành Công an về bảo đảm an ninh trật tự trên lĩnh

vực tôn giáo và xác định rõ quan điểm: “nội dung

cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động

quần chúng”2 Đồng thời, thông qua các công tác

nắm tình hình, đặc điểm vùng đồng bào các tôn

giáo của tỉnh trong từng thời kì để vận dụng sáng

tạo các quan điểm, tư tưởng trên cho phù hợp với

thực tế của địa phương

Hai là, các lực lượng tham gia công tác quản lý

nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo

đã tranh thủ được sức mạnh của cả hệ thống chính

trị và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân

Nhận thức được công tác quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo là trách

nhiệm của hệ thống chính trị và của toàn dân nên

cấp ủy, chính quyền và các ngành hữu quan đã chủ

động phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp để

phục vụ công tác Các hoạt động này được tiến

hành thông qua các hoạt động cụ thể như: xây

dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, phát triển kinh tế

- xã hội, chăm lo đời sống nhân dân vùng giáo,

phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ

quốc Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự

phối hợp tích cực của các ngành hữu quan và sự

ủng hộ của đông đảo quần chúng là những nhân

tố vô cùng quan trọng, giúp thực hiện thắng lợi

công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trênlĩnh vực tôn giáo trong tình mới

Ba là, công tác quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự trên lĩnh vực tôn giáo được các lực lượngtiến hành cơ bản đồng bộ và hiệu quả

Hoạt động của các lực lượng trong công tácquản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vựctôn giáo được tiến hành thông qua các mặt như:tham mưu, phối hợp, trực tiếp tiến hành công tácquản lý và xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ quảnlý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôngiáo Nhìn chung các mặt công tác được các lựclượng tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên,có kế hoạch cụ thể và phân công trách nhiệm rõràng giúp cho công tác phòng ngừa, phát hiện, đấutranh, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật đạt hiệuquả cao; góp phần giữ vững an ninh, trật tự vùngđồng bào các tôn giáo và thúc đẩy sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương

2.2 Hạn chế

Một là, hệ thống các văn bản pháp luật về tín

ngưỡng, tôn giáo chưa đồng bộ, thiếu các quy địnhgiải quyết vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo;về quản lý hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôngiáo của người nước ngoài tại Việt Nam; chế tài xửlý vi phạm trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng;thiếu các chính sách cụ thể để quản lý các tôn giáochưa được công nhận về tổ chức, làm giảm hiệulực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này

Hai là, niềm tin của một bộ phận không nhỏ tín

đồ các tôn giáo, đặc biệt là đạo Công giáo vàochính quyền cơ sở đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Thông qua con số hàng vạn giáo dân đạo Cônggiáo ở khắp các giáo xứ tham gia tuần hành, phảnđối chính quyền; có nhiều bài viết phê phán chínhquyền đăng trên các trang thông tin của Giáo hộivà các vụ án chống Nhà nước đã xảy ra tại Nghệ

An trong những năm qua, có cơ sở để nhận địnhrằng niềm tin của một bộ phận không nhỏ quầnchúng giáo dân vào chính sách kinh tế - xã hội nóichung và chính sách tôn giáo nói riêng của chínhquyền địa phương đã bị hạn chế Do vậy, nhìnnhận dưới quan điểm “nội dung cốt lõi của côngtác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”, cóthể nói công tác tôn giáo ở Nghệ An đang cónhững vấn đề cần khắc phục

Ba là, quan hệ phối hợp giữa các lực lượng

trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn

Trang 27

giáo có lúc còn thiếu nhịp nhàng, việc trao đổi

thông tin chưa kịp thời Một số đơn vị và cán bộ

còn lúng túng trong quá trình phối hơp thực hiện

hoạt động quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên

lĩnh vực tôn giáo Đặc biệt, trong quản lý nhà nước

về tôn giáo tại Nghệ An đang tồn tại hiện tượng:

Cấp trên xem xét, giải quyết kịp thời, đúng quy

định nhưng cấp dưới lại “phiền hà”, không chủ

động giải quyết Còn tồn tại nhận thức cơ quan

quản lý nhà nước về tôn giáo chỉ là Ban tôn giáo

các cấp, dẫn đến việc thực hiện quản lý nhà nước

về tôn giáo bị bó hẹp, hạn chế, yếu kém

2.3 Nguyên nhân hạn chế

- Nguyên nhân khách quan: Vùng đồng bào các

tôn giáo tỉnh Nghệ An có diện tích rộng, số lượng

chức sắc và tín đồ đông, cơ sở vật chất nhiều, hoạt

động tôn giáo phong phú, đời sống sinh hoạt tôn

giáo và cuộc sống đời thường của giáo dân nảy

sinh nhiều vấn đề phức tạp Tín đồ chịu ảnh hưởng

của niềm tin tôn giáo nên họ dễ mặc cảm với chính

quyền, với chế độ xã hội chủ nghĩa và kì thị với

thế giới quan duy vật Từ đó, họ bị các chức sắc

cực đoan lợi dụng thần quyền, giáo lí điều khiển để

thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật Mặt khác,

Nghệ An là tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã

hội, sự khó khăn đó cũng là một trong những điểm

yếu để các thế lực thù địch sử dụng lợi ích vật chất

để mua chuộc, lôi kéo

Trong thời gian qua, các thế lực thù địch vẫn

ráo riết thực hiện âm mưu lợi dụng tôn giáo để

xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam, trong đó có

vùng đồng bào các tôn giáo tỉnh Nghệ An, gây ra

nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự tại địa phương

- Nguyên nhân chủ quan: Một số cấp ủy Đảng,

chính quyền cơ sở chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo

đối với công tác tôn giáo nói chung, công tác quản

lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn

giáo nói riêng Nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng

viên làm công tác tôn giáo về chủ trương, đường

lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước chưa

kịp thời, đầy đủ và thông suốt

Các ban, ngành liên quan có lúc còn phối hợp

thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới nội dung, phương

pháp quản lý cho phù hợp với tình hình mới dẫn

đến hiệu quả công tác thấp, lúng túng trong xử lý

các vấn đề phức tạp xẩy ra Trong khi đó hoạt động

của các đối tượng cực đoan, quá khích luôn luôn

được che đậy dưới vỏ bọc hoạt động tôn giáo vớichiêu bài “tự to tín ngưỡng, tôn giáo”; hệ thốngvăn bản pháp luật làm cơ sở cho công tác quản lýnhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáochưa đầy đủ

3 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo ở tỉnh nghệ An

Một là, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao

nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân vềtôn giáo và công tác quản lý nhà nước về an ninh,trật tự trên lĩnh vực tôn giáo

Đây là giải pháp có tính chất quan trọng, làmcho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thứcđầy đủ, sâu sắc đường lối, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tácquản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vựctôn giáo Trên cơ sở đó, cán bộ, đảng viên nhậndiện được đối tượng, đối tác trong bảo vệ an ninh,trật tự trên địa bàn nói chung, trong lĩnh vực tôngiáo nói riêng; phân biệt được hoạt động lợi dụngtôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, vi phạm phápluật và hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thuần túy;làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn vềvai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lýnhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo;định hình và tổ chức thực hiện được các phươngpháp, biện pháp có tính đặc thù để đảm bảo anninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo Với vai trò làchủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo, cơ quan nhànước có thẩm quyền cần phải nhận thấy niềm tincủa một bộ phận không nhỏ quần chúng tín đồ cáctôn giáo, nhất là giáo dân đạo Công giáo với chínhquyền cơ sở đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng để đề

ra những biện pháp phù hợp nhằm giải quyết mộtcách hiệu quả những vấn đề đặt ra trong công tácquản lý nhà nước về tôn giáo

Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về công

tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối vớihoạt động tôn giáo

Tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất, chưađầy đủ trong hệ thống văn bản luật trên lĩnh vựctôn giáo là lực cản khiến hiệu quả công tác quảnlý nhà nước bị hạn chế Chính vì vậy, hoàn thiệnhệ thống pháp luật về công tác quản lý nhà nướcvề an ninh trật tự đối với hoạt động tôn giáo cầnđược thực hiện sớm, thống nhất từ trung ương đến

Trang 28

cơ sở Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã

chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, việc

Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực

hiện đã giúp hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh

vực này có những bước tiến nhất định Tuy nhiên,

từ thực tiễn tình hình tại Nghệ An cho thấy cần tiếp

tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định

cụ thể về quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

của người nước ngoài tại Việt Nam; chế tài xử lý

các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo, tín

ngưỡng; quản lý nhà nước về đất đai tôn giáo và

hoạt động phát triển tôn giáo… Đồng thời, cơ quan

nhà nước có thẩm quyền cần tổ chức tuyên truyền,

tập huấn tốt pháp luật về quản lý nhà nước trên

lĩnh vực tôn giáo đến các chủ thể có liên quan

Ba là, củng cố, kiện toàn cấp ủy Đảng, chính

quyền và đội ngũ cốt cán cơ sở ở vùng đồng bào

các tôn giáo vững mạnh, toàn diện, đảm bảo giải

quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp ảnh

hưởng tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn gắn

với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời

sống của quần chúng giáo dân trên địa bàn tỉnh

Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng

đồng bào các tôn giáo tỉnh Nghệ An đã có những

chuyển biến tích cực, đời sống của bà con giáo dân

ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, so với các

vùng khác thì kinh tế - xã hội ở địa bàn này, nhất

là vùng đạo Công giáo chậm phát triển hơn Sự

chênh lệch đó có nhiều nguyên nhân khác nhau,

trong đó có nguyên nhân tôn giáo Đó là sự ràng

buộc về giáo lý, thần quyền, an phận với số phận

do đấng thiêng liêng sắp đặt Nhận thức được vấn

đề này, cùng với việc củng cố, kiện toàn cấp ủy

Đảng, chính quyền và đội ngũ cốt cán cơ sở ở vùng

đồng bào các tôn giáo bảo đảm vững mạnh, toàn

diện; cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, các

tổ chức chính trị - xã hội tăng cường xây dựng,

củng cố hệ thống chính trị; nâng cao đời sống vật

chất; coi trọng việc xây dựng nền văn hóa trong

vùng đồng bào các tôn giáo Cấp ủy và chính

quyền cần tiếp tục thực hiện Đề án số 05 - ĐA/TU

ngày 02/12/2006 của Tỉnh ủy Nghệ An về xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng giáo

Bốn là, tăng cường hiệu quả công tác vận động

quần chúng tín đồ, tranh thủ chức sắc, đấu tranh

với số chức sắc cực đoan, vi phạm pháp luật

Mục đích của công tác vận động quần chúng

là phải làm cho quần chúng, tín đồ ngày càng tin

tưởng và tích cực thực hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồngthời nâng cao ý thức cảnh giác trước âm mưu,hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôngiáo chống đối chính quyền, góp phần xây dựngđịa bàn an toàn, vững mạnh Cần kết hợp hài hòagiữa vận động rộng rãi và vận động cá biệt Vậnđộng rộng rãi được áp dụng với số đông quầnchúng tín đồ, không phân biệt thân phận, thái độchính trị Vận động cá biệt được áp dụng với cácchức sắc, chức việc các tôn giáo Công tác tuyêntuyền giúp cho quần chúng các tín đồ các tôngiáo thấy được âm mưu, thủ đoạn của các thế lựcthù địch lợi dụng tôn giáo; thấy được cuộc đấutranh bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn có đồngbào các tôn giáo là trách nhiệm của mọi công dânnhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệpháp luật, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng củacông dân

Năm là, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp

với các lực lượng liên quan phục vụ quản lý nhànước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo tạiđịa bàn tỉnh Nghệ An

Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo đãxác định:“Công tác tôn giáo có liên quan đếnnhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, cácngành, các địa bàn Làm tốt công tác tôn giáo làtrách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảnglãnh đạo Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộchuyên trách làm công tác tôn giáo có tráchnhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiệntoàn…”3 Trên thực tế, các cơ quan chức năng khitiến hành giải quyết các vụ việc có liên quan đến

an ninh, trật tự trên lĩnh vực tôn giáo tại địa bàntỉnh Nghệ An còn gặp khó khăn, lúng túng Nhiềuvụ việc xảy ra chỉ có cơ quan Công an quan tâmgiải quyết, các cơ quan khác như: Mặt trận tổquốc, Ban tuyên giáo, Hội phụ nữ… không coi đólà nhiệm vụ của mình hoặc biết nhưng bỏ mặc.Chính vì vậy, một số địa phương có tình trạngbuông lỏng công tác quản lý, không phát huy đượcsức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trongquản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trênđịa bàn Vì vậy, cần xây dựng quy chế phối hợpgiữa các cơ quan chức năng tham gia công tácquản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vựctôn giáo để xác định rõ trách nhiệm và huy độngsức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị n

Trang 29

ImPRoVInG tHe effICIenCY of stAte mAnAGement

on seCuRItY And mAIntAInInG oRdeR

In tHe RelIGIous fIeld of nGHe An PRoVInCe

lMaster.hO The ThieN

Faculty of Law, People Security Academy

ABstRACt:

Currently, the state management of security and maintaining order in the religious field inNghe An province faces many difficulties and challenges By analyzing the situation, assessingthe results, limitations and causes related to this matter, this study is to propose some solutions toimprove the efficiency of state management on security and maintain order in the religious field

of Nghe An province

Keywords: State management, state management of security, religion.

tÀI lIeÄu tRÍCH dAãn:

1 Nghean.gov.vn.

2 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX (2003), Nghị quyết 25/NQ-TW Hội nghị lần thứ bảy.

3 Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 37/CT-BCT về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

tÀI lIeÄu tHAm KHẢo:

1 Nghean.gov.vn.

2 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa IX (2003), Nghị quyết 25 Hội nghị lần thứ bảy.

3 Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 37/CT-BCT về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

4 Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An (2017), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/03/2003 về công tác tôn giáo.

5 Bộ Công an (2013), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh với hoạt động lợi dụng đạo Công giáo chống phá cách mạng Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2013.

6 Công an tỉnh Nghệ An (2018), Báo cáo tình hình đảm bảo an ninh tôn giáo năm 2018.

7 Nguyễn Xuân Tư (2011), An ninh trên lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, sách chuyên khảo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

8 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo (2016), Quốc hội khóa XIV.

ngày nhận bài: 17/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 27/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 5/4/2019

Thông tin tác giả:

ths Hồ tHế tHIeÄn

Khoa luật, Học viện An ninh nhân dân

Trang 30

1 Giáo dục pháp luật trong quân đội của

một số nước trên thế giới

Quân đội của các nước như Anh, Úc, Mỹ, Nga,

Trung Quốc thường tổ chức lực lượng luật sư quân

sự chuyên nghiệp (military lawyer) được tổ chức

ở cấp sư đoàn để tham mưu cho người chỉ huy các

vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động quản trị

hành chính, kỷ luật, tham gia tố tụng trước tòa để

bảo vệ quyền lợi của đơn vị, quân nhân và gia

đình của họ Mỗi nước khác nhau có cách đào

tạo, quản lý, sử dụng đội ngũ sĩ quan pháp lý

khác nhau

Ở nước Anh, Dịch vụ pháp lý quân đội (Army

legal service) là một chi nhánh trực thuộc Thẩm

phán Tổng tư lệnh Quân đoàn, Quân đội Anh.Các luật sư quân sự thực hiện các nhiệm vụ quantrọng từ việc bào chữa cho các binh sĩ bị buộc tộiđến tư vấn cho các cấp chỉ huy cấp cao về cáchoạt động quân sự ở nước ngoài hay đào tạo, tưvấn cho đội ngũ sĩ quan từ các bộ phận khác củaquân đội về việc áp dụng kỷ luật, quản trị hànhchính cũng như các dịch vụ pháp lý khác Để trởthành một luật sư quân sự, các quân nhân phải cóbằng Cử nhân hay Thạc sĩ Luật và phải trải qua

12 tháng đến 2 năm học luật tại Học viện Hoànggia Sandhurst với mức lương tối thiểu là 40.025Bảng một năm Kier Hisst, Giám đốc luật, kiêm

sĩ quan chăm sóc khách hàng, một trong những

GIÁo dụC PHÁP luẬt tRonG QuÂn ĐoÄI CuÛA moÄt số nưỚC tReÂn tHế GIỚI VÀ GIÁ tRị tHAm KHẢo tRonG QuÂn ĐoÄI nHÂn dÂn VIeÄt nAm

lNguyễN VăN Vi

toÙm tẮt:

Trong xu thế hội nhập, quân đội càng ngày càng tham gia vào nhiều hoạt động quân sựquốc tế Việc tìm hiểu cách thức giáo dục pháp luật của quân đội một số nước trên thếnhằm tham khảo những cách làm hay, có hiệu quả là cần thiết đối với hoạt động giáo dụcpháp luật trong quân đội hiện nay Bài viết nghiên cứu phương pháp giáo dục pháp luậttrong quân đội của một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo trong Quân đội nhân dânViệt Nam

từ khóa: Pháp luật, quân đội, Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục pháp luật.

Trang 31

thành viên sáng lập Dịch vụ pháp lý quân đội

năm 2016 cho rằng: Luật quân sự rất phức tạp với

các quy tắc riêng của nó và rất dễ bị bỏ rơi Có

những giới hạn rất nghiêm ngặt về thời gian giải

quyết vụ việc, do đó ông khuyến cáo khách hàng

nên đưa ra yêu cầu dịch vụ sớm nhất1

Ở Úc, Trung tâm pháp luật quân sự (Military

legal centre)2 được thành lập theo Luật Phòng

vệ vào tháng 1/2000 nhằm điều phối, xây dựng

và phân phối đào tạo pháp lý cho sự phát triển

chuyên môn của các nhân viên pháp lý trong Lực

lượng Phòng vệ Úc (Australian Defence force)

Để trở thành sĩ quan pháp lý chuyên nghiệp các

quân nhân phải trải qua 5 modul đào tạo pháp lý

tại Trung tâm pháp luật quân sự (Legal training

modul)

Ở Mỹ, các hình thức đào tạo chính đối với cán

bộ pháp lý quân sự là một khóa học sau đại học

về dịch vụ pháp lý quân sự Vì vậy, giáo dục

pháp luật quân sự được thực hiện chủ yếu trong

các tổ chức pháp lý quân sự Có 3 trường đào tạo

sĩ quan pháp lý quân sự chủ yếu ở My: một

trường đào tạo cho lực lượng mặt đất ở bang

Virginia, một trường chuyên đào tạo cho lực

lượng hải quân tại Newport, Rhode Island và một

trường đào tạo cho lực lượng không quân tại

Montgomery, Alabama Điểm đặc biệt trong cách

đào tạo cán bộ pháp lý quân đội của Mỹ là

phương pháp đào tạo và phương pháp đánh giá

kết quả Phương pháp đào tạo luật chủ yếu của họ

là phân tích các án lệ hay quyết định của tòa án

mà không đi sâu vào phân tích các từ ngữ của văn

bản luật thông thường Phương pháp đàm thoại

theo kiểu Socrate hay đóng vai trong phòng xử

án được sử dụng thường xuyên để phát huy khả

năng phân tích sáng tạo của người học Kết quả

của người học được đánh giá theo thang điểm A,

B, C, D hay đạt hoặc không đạt Giáo viên tuyệt

đối không được tiết lộ điểm của người học cho

bên thứ 3 Hiện nay, cứ 800 nhân viên quân sự

thì có một sĩ quan pháp lý quân sự ở Mỹ3

Ở Nga, trong thời kỳ Đế quốc Nga, các luật sư

quân sự được đào tạo tại Học viện Quân sự pháp

luật ở Thành phố Petersburg

Trong thời kỳ Xô viết, việc đào tạo cán bộpháp lý quân sự được thực hiện tại Học viện LuậtQuân sự Hồng quân (sau này là Học viện Quânsự Quân đội Liên Xô), nằm ở Mat-xcơ-va Đó làmột cơ sở giáo dục chuyên sâu cho các lực lượngvũ trang của Liên Xô từ 1939 đến 1956 Nơi đàotạo sĩ quan pháp lý cho các tòa án quân sự vàphục vụ như các công tố viên quân sự4

Năm 2007, Vụ Pháp chế trực thuộc Bộ Quốcphòng Liên bang Nga được thành lập Nhiệm vụchính của Vụ Pháp chế là tổ chức và thực hiệnviệc bảo vệ lợi ích hợp pháp của Bộ Quốc phòngtrong Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga, Tòa ánNhân quyền châu Âu, các tòa án có thẩm quyềnchung và các tòa trọng tài

Năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga đã thành lậpmột bộ phận quản lý quân sự đặc biệt, Tổng cụcCảnh sát Quân sự Vào mùa xuân năm 2015,Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua Điều lệcủa Cảnh sát quân sự của lực lượng vũ trang Nga.Nhân sự chủ yếu đến từ các cán bộ được huấnluyện pháp lý Hiện nay, cứ 1000 nhân viên quânsự ở Nga thì được biên chế một luật sư quân sự

Ở Trung Quốc, Quân đội Trung Quốc rất quantâm đến giáo dục pháp luật cho binh sĩ, nhất làviệc giáo dục Luật Nhân đạo quốc tế Năm 1956,Trung Quốc phê chuẩn các hiệp ước chính củaCông ước Giơnevơ năm 1949 và đến năm 1983họ đã phê chuẩn hai Nghị định thư bổ sung chocác Công ước Giơnevơ năm 1977 Để thực thiLuật Nhân đạo quốc tế, Ủy ban Quốc gia về LuậtNhân đạo quốc tế được thành lập vào tháng 11năm 2007 Quân đội Trung Quốc đã thành lập các

cơ quan chuyên môn nhằm thúc đẩy nghiên cứuvà giáo dục Luật Nhân đạo quốc tế Các điều ướccủa Luật Nhân đạo quốc tế đã đưa vào chươngtrình giáo dục của quân đội Các bài giảng vềLuật Nhân đạo quốc tế được dịch sang tiếngTrung Quốc, hơn 200.000 tập tài liệu đã đượcphân phát cho binh lính Đến cuối năm 2010, đãcó 1.342 luật sư quân sự và 25.000 cố vấn pháp lýtrong toàn quân5 Đây là các chuyên gia pháp luật

ở các đơn vị từ cấp lữ đoàn trở lên Họ có nhiệmvụ tư vấn pháp luật cho các đơn vị quân đội và là

Trang 32

các chuyên gia giáo dục pháp luật cho cán bộ,

chiến sĩ trong quân đội Trung Quốc

2 những giá trị tham khảo cho giáo dục

pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt nam

Từ thực tiễn giáo dục pháp luật của quân đội

một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số

giá trị tham khảo trong Quân đội nhân dân Việt

Nam như sau:

Thứ nhất, cần tổ chức đào tạo khẩn trương đội

ngũ cán bộ pháp lý chuyên nghiệp (military

lawyer) cho Quân đội nhân dân Việt Nam Các sĩ

quan này sẽ đảm nhiệm chức năng tư vấn pháp

luật quân sự cho người chỉ huy, tham mưu cho cán

bộ chỉ huy nội dung chương trình giáo dục pháp

luật và tham gia tố tụng tại tòa án nhằm bảo vệ

quyền lợi cho đơn vị và quân nhân khi có nhu

cầu Các luật sư quân sự vừa làm nhiệm vụ chiến

đấu, vừa làm nhiệm vụ tư vấn pháp luật và phổ

biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ trong

quân đội Họ có thể phục vụ trong quân đội đến

60 tuổi và không được tham gia các hoạt động

dân sự khi không có sự cho phép của đơn vị

quân đội

Thứ hai, nghiên cứu xây dựng trung tâm pháp

luật quân sự với chức năng đào tạo cán bộ pháp

lý cho các đơn vị theo hướng chuyên nghiệp hóa

Trước mắt có thể giao cho Học viện Biên phòng,nơi đang đào tạo chuyên ngành Luật cho lựclượng biên phòng; Học viện Hải quân đào tạocán bộ pháp lý chuyên nghiệp cho lực lượng hảiquân; Học viện Lục quân đào tạo cán bộ pháp lýcho các quân, binh chủng còn lại

Thứ ba, cần có nhận thức sâu sắc hơn về tầm

quan trọng của việc giáo dục Luật Nhân đạoQuốc tế trong quân đội, xem đó là yêu cầu khôngthể thiếu với một quân đội chính quy trong bốicảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Cần xemLuật Nhân đạo Quốc tế là một nội dung có tínhđặc thù của giáo dục pháp luật trong Quân đội,phải phổ biến đến mọi cán bộ, chiến sĩ

Thứ tư, cần đổi mới toàn diện nội dung,

phương pháp giáo dục pháp luật, phương phápkiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật chocán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân ViệtNam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa bảođảm khách quan, chính xác trong đánh giá kếtquả giáo dục pháp luật

Thứ năm, chủ động hợp tác và tranh thủ sự

giúp đỡ của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế cũngnhư các trung tâm pháp luật quân đội của cácnước trong việc giáo dục pháp luật cho cán bộ,chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam n

tÀI lIeÄu tRÍCH dAãn VÀ tHAm KHẢo:

1 www.wacemorgan.co.uk, Military law services, Dịch vụ pháp lý quân sự, Quân đội Anh.

2 www.apcml.org, Asian- Pacific centre for military law, Trung tâm pháp luật quân sự Châu Á - Thái Bình Dương.

3 Kosheev I., Kudasheva N.Z (2015) Military and juridical education in Russia and USA, Giáo dục quân sự và pháp lý ở Nga và Mỹ, Young Scientist, USA, Vol.3, p 84, Lulu press, Tạp chí Nhà khoa học trẻ, Mỹ, Tập 3 Trang

84, Nhà xuất bản Lulu.

4 Kosheev I., Kudasheva N.Z (2015) Military and juridical education in Russia and USA, Giáo dục quân sự và pháp lý ở Nga và Mỹ, Young Scientist, USA, Vol.3, p 84, Lulu press, Tạp chí Nhà khoa học trẻ, Mỹ, Tập 3 Trang

84, Nhà xuất bản Lulu.

Trang 33

5 Wang Wenjuan, The PLA and International Humanitarian Law: Achievements and Challenges (2013), Translated from Chinese by Kelly Chen, Institute for Security and Development Policy Västra Finnbodavägen 2,

131 30 Stockholm-Nacka, Sweden, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc và Luật Nhân đạo quốc tế: Những thành tựu và thách thức

ngày nhận bài: 13/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 23/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 1/4/2019

Thông tin tác giả:

Đại tá, ths nGuYễn VAên VI

trường sĩ quan Kỹ thuật quân sự

leGAl eduCAtIon ACtIVItIes

of some CountRIes’ ARmed foRCes And exPeRIenCe lessons foR tHe VIetnAmese PeoPle's ARmY

lColonel, Master NguyeN VaN Vi

Tran Dai Nghia University

ABstRACt:

In the integration trend, People’s Army of Vietnam has increasingly involved in manyinternational military activities It is necessary for the People’s Army of Vietnam to gainunderstanding about legal education activities of some countries’ armed forces to absorbgood and effective legal education ways This article is to study the legal education activities

of some countries’s armed forces and experience lessons for the Vietnamese People's Army

Keywords: Law, armed force, People’s Army of Vietnam, legal education.

Trang 34

1 mở đầu

Công chứng là một dịch vụ pháp lý đặc biệt có

ý nghĩa quan trọng do các tổ chức hành nghề công

chứng (TCNHCC) cung cấp nhằm bảo đảm an

toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao

dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn

định và phát triển kinh tế - xã hội Các TCNHCC

có trách nhiệm công chứng theo yêu cầu của người

yêu cầu công chứng và không có quyền từ chối

yêu cầu công chứng mà không có lý do chính

đáng Ngược lại, trong các trường hợp luật định,

TCNHCC cũng có trách nhiệm phải từ chối thực

hiện công chứng Việc không từ chối công chứng

trong các trường hợp được luật quy định sẽ dẫn đến

hệ quả văn bản công chứng có khả năng bị tuyên

bố vô hiệu Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện

các quy định về quyền và nghĩa vụ từ chối công

chứng của các TCNHCC trên thực tế vẫn còn gặpnhiều khó khăn, vướng mắc

Hiện nay theo Luật Công chứng năm 2014(LCC 2014), các TCHNCC được thừa nhận cóchức năng cung ứng DVCC bao gồm Phòng Côngchứng và Văn phòng Công chứng được tổ chức vàhoạt động theo quy định của LCC và các văn bảnquy phạm pháp luật khác có liên quan1

Là một loại hình dịch vụ đặc thù, dịch vụ côngchứng (DVCC) và hợp đồng dịch vụ công chứng(Hợp đồng DVCC) không được quy định chi tiếttại Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005)2hayBộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) mànhường phần điều chỉnh cho pháp luật điều chỉnhchuyên ngành về công chứng - Luật Công chứngvà các văn bản hướng dẫn thi hành Do vậy, hiệnnay, các vấn đề trọng yếu về hợp đồng DVCC vàquyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này

luẬn BÀn Về QuYền VÀ nGHĩA Vụ

tưØ CHốI CoÂnG CHưÙnG CuÛA tổ CHưÙC HÀnH nGHề CoÂnG CHưÙnG tRonG

luẬt CoÂnG CHưÙnG nAêm 2014

lNguyễN NgOïc DiệP - VOõ hOàNg LĩNh

toÙm tẮt:

Bài viết nghiên cứu trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ từ chốicông chứng của TCNHCC khi cung ứng dịch vụ công chứng đối các hợp đồng, giao dịch dân sựtheo quy định tại Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên cơ sở thamchiếu các quy định điều chỉnh chung về hợp đồng dịch vụ tại Bộ luật Dân sự năm 2015 và thựctiễn áp dụng pháp luật để từ đó xác định các vấn đề, vướng mắc còn tồn tại nhằm đề xuất giảipháp hoàn thiện pháp luật

từ khóa: Quyền, nghĩa vụ, công chứng, tổ chức hành nghề công chứng, từ chối yêu cầu

công chứng

Trang 35

được điều chỉnh chi tiết bởi Luật Công chứng năm

20143(LCC 2014) và các văn bản hướng dẫn thi

hành như các quyền thu phí công chứng, thù lao

công chứng, chi phí khác; quyền cung cấp dịch vụ

công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan

hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công

chứng của nhân dân; quyền được khai thác, sử

dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng4 hoặc

các nghĩa vụ như nghĩa vụ quản lý công chứng

viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân

thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công

chứng; chấp hành quy định của pháp luật về lao

động, thuế, tài chính, thống kê; thực hiện chế độ

làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan

hành chính nhà nước; niêm yết lịch làm việc, thủ

tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công

chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi

phí khác tại trụ sở của tổ chức mình; mua bảo

hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng

viên của tổ chức mình; lập sổ công chứng và lưu

trữ hồ sơ công chứng5; quyền và nghĩa vụ từ chối

công chứng6

Đồng thời, các các quyền và nghĩa vụ cơ bản

của TCHNCC như một bên cung cấp dịch vụ trong

hợp đồng dịch vụ vẫn áp dụng theo các quy định

chung về hợp đồng dịch vụ tại BLDS Theo BLDS

2015, bên cung ứng dịch vụ - các TCHNCC có đầy

đủ các quyền cơ bản của một bên cung ứng dịch vụ,

gồm quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp

thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công

việc; quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền

dịch vụ; quyền được thay đổi điều kiện dịch vụ vì

lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết

phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc

chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ,

nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ7

Tương ứng, TCHNCC cũng có các nghĩa vụ của

bên cung ứng dịch vụ như nghĩa vụ thực hiện công

việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm

và thỏa thuận khác; nghĩa vụ không được giao cho

người khác thực hiện thay công việc nếu không có

sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ; nghĩa vụ bảo

quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài

liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành

công việc; nghĩa vụ báo ngay cho bên sử dụng dịch

vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương

tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công

việc; nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà mình biết

được trong thời gian thực hiện công việc, nếu cóthỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; nghĩa vụ bồithường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làmmất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặctiết lộ bí mật thông tin8

Có thể thấy, xuất phát từ đối tượng của hợpđồng là một loại hình dịch vụ đặc thù, các chủthể của hợp đồng DVCC có đặc điểm riêng biệt

so với các loại hợp đồng khác và từ đó ảnh hưởngtrực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thểnày Về cơ bản, bên cung ứng dịch vụ và bên sửdụng DVCC có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ củađược quy định tại BLDS nêu trên, đồng thời cònmang những nghĩa vụ khác do các quy phạm phápluật chuyên ngành về công chứng ghi nhận màmột quyền và nghĩa vụ đặc thù của các TCHNCClà có quyền và nghĩa vụ từ chối cung ứng DVCC

2 Quyền và nghĩa vụ từ chối cung ứng dVCC của tổ chức hành nghề công chứng

Mặc dù trong quan hệ dân sự, hợp đồng đượcgiao kết, xác lập trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chícủa các bên nhưng với bản chất DVCC là một dịchvụ công và các TCHNCC thực hiện dịch vụ trên

cơ sở sự ủy nhiệm của nhà nước nên quyền tự do

ý chí trong việc lựa chọn chủ thể giao kết hợp đồngcủa các TCHNCC bị giới hạn Theo đó, tiêu chígần như duy nhất để các TCHNCC chấp thuậnhoặc từ chối cung ứng thực hiện DVCC là yêu cầucông chứng được bên yêu cầu đưa ra có thuộcphạm vi công chứng mà pháp luật trao cho TCH-NCC này hay không Nói cách khác, TCHNCCkhông có quyền chủ động lựa chọn hay từ chối mộtyêu cầu công chứng bất kỳ ngoài các trường hợpmà luật cho phép

Về cơ bản, TCHNCC sẽ không được phép từchối yêu cầu công chứng mà không có lý dochính đáng9 Mặc dù không có quyền lựa chọnđối tượng giao kết HĐDVCC, nhưng bên cungứng DVCC lại có quyền và nghĩa vụ phải từ chốinhận vụ việc của khách hàng trong những trườnghợp do pháp luật quy định Từ chối cung ứngDVCC là một nghĩa vụ và cũng là quyền đối vớiTCHNCC, bởi pháp luật quy định TCHNCC phảibồi thường thiệt hại cho NYCCC và cá nhân, tổchức khác do lỗi mà CCV của tổ chức mình gây

ra trong quá trình công chứng CCV gây thiệt hạiphải hoàn trả lại một khoản tiền cho THNCC đãchi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt

Trang 36

hại theo quy định của pháp luật; trường hợp

không hoàn trả thì TCHNCC có quyền yêu cầu

Tòa án giải quyết10

Pháp luật về công chứng quy định trong các

trường hợp sau TCHNCC có quyền và nghĩa vụ từ

chối nhận vụ việc công chứng:

Thứ nhất, khi yêu cầu công chứng không thuộc

thẩm quyền của TCHNCC TCHNCC không được

công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở,

trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối

nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền

liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất

động sản11 Chính vì vậy, khi có yêu cầu công

chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản ngoài

phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi

TCHNCC đặt trụ sở, TCHNCC có trách nhiệm

phải từ chối

Thứ hai, từ chối công chứng khi mục đích và

nội dung của HĐ/GD yêu cầu công chứng vi

phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội12 TCHNCC,

CCV có nghĩa vụ từ chối công chứng khi mục

đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch yêu cầu

công chứng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã

hội, và phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu

công chứng13

Thứ ba, khi có mối quan hệ với khách hàng làm

tiềm ẩn nguy cơ không trung thực, khách quan14

Cụ thể, một trong những điều cấm cơ bản của LCC

2014 là công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch

có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình

hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng;

cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi

của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con

rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của

vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi

Quy định này đồng thời cũng được ghi nhận tại

Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng: “trong

mối quan hệ với NYCCC,CCV không được công

chứng các HĐ/GD có liên quan về mặt lợi ích giữa

CCV và NYCCC”15

Nghĩa vụ từ chối giao kết HĐDVCC là một

trong những đặc thù của DVCC, xuất phát từ kết

quả của dịch vụ này là một sự xác nhận có giá trị

pháp lý cao, có giá trị chứng cứ16 Chính vì vậy,

TCHNCC không được phép giao kết HĐDVCC

hay nói các khác là thực hiện việc công chứng,

mặc dù trên thực tế có thể họ đã tiếp nhận hồ sơcông chứng và đã thực hiện một hoặc nhiều cácthủ tục, công việc nhằm thực hiện việc công chứnghoặc sẽ dẫn đến văn bản công chứng có khả năng

bị tuyên bố vô hiệu

3 thực trạng pháp luật về thực hiện quyền và nghĩa vụ từ chối cung ứng dVCC của tổ chức hành nghề công chứng

Từ chối công chứng được ghi nhận ở tư cáchcả về là một quyền và là một nghĩa vụ củaTCHNCC bởi việc thực hiện công chứng trongcác trường hợp không được luật cho phép sẽ dẫnđến văn bản công chứng bị vô hiệu, ảnh hưởngđến quyền và lợi ích của bên yêu cầu công chứngvà TCHNCC Tuy vậy, việc thực hiện quyền vànghĩa vụ này trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khókhăn, vướng mắc:

Thứ nhất, trường hợp TCHNCC phải từ chối

cung ứng DVCC trong trường hợp mục đích vànội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm phápluật17 Đây là sự tương thích giữa LCC 2014 tạithời điểm được soạn thảo, ban hành so với quyđịnh về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dânsự tại BLDS 2005: “Mục đích và nội dung củagiao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,không trái đạo đức xã hội”18 Tuy vậy, xuất phátchế định “vi phạm pháp luật” có nội hàm rộngvà khó xác định cụ thể bởi theo quy định tại LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật năm

201519 thì phạm vi các văn bản quy phạm phápluật hàm từ cả các văn bản như Hiến pháp, Bộluật, luật, Nghị định, Thông tư,… đến các văn bản

do các cơ quan quyền lực, hành chính địa phươngban hành như Nghị quyết của Hội đồng nhân dânvà quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện, cấp xã Vì vậy, việc xác định một giaodịch có mục đích, nội dung vi phạm một trong tấtcả các loại văn bản quy phạm pháp luật nêu trên,đặc biệt là các văn bản do các cơ quan quyền lực,hành chính địa phương ban hành là vấn đề khôngdễ dàng Vì vậy, BLDS 2015 đã điều chỉnh theođiểm c Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 về điềukiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định:

“Mục đích và nội dung của giao dịch dân sựkhông vi phạm điều cấm của luật, không trái đạođức xã hội” Tức phạm vi xác định được thu hẹptừ “vi phạm điều cấm của pháp luật” thành “viphạm điều cấm của luật”

Trang 37

Dù vậy, nội dung thay đổi nêu trên vẫn chưa

được sửa đổi tại LCC 2014 dẫn đến sự mâu thuẫn

giữa các văn bản quy phạm pháp luật và từ đó

gây sự khó khăn cho các TCHNCC trong việc xác

định nghĩa vụ từ chối khi nhận được các yêu cầu

công chứng

Thứ hai, đối với trường hợp CCV, TCHNCC

phải có nghĩa vụ từ chối công chứng khi nhận được

yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch

có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình

hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng;

cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi

của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con

rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của

vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi

theo quy định LCC 201420và cả Quy tắc đạo đức

hành nghề công chứng21

Theo đó, nhằm đảm bảo sự khách quan, vô tư

khi công chứng, các CCV sẽ phải từ chối công

chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan

đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của

những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ

đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ

hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể;

ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ

hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi của

CCV Tuy nhiên, không giống với các CCV,

TCHNCC là một pháp nhân vì vậy việc xác định

thế nào là người thân thích của pháp nhân này là

vấn đề còn bị LCC 2014 bỏ ngỏ và chưa có căn

cứ để xác định cụ thể

4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về

thực hiện quyền và nghĩa vụ từ chối cung ứng

dVCC của tổ chức hành nghề công chứng

Nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp

của cả TCHNCC và bên yêu cầu công chứng,

việc hoàn thiện pháp luật về hoàn thiện quyền

và nghĩa vụ từ chối cung ứng DVCC của

TCNHCC và một yêu cầu cấp thiết Vì vậy, tác

giả đề xuất việc sửa đổi bổ sung quy định về

quyền và nghĩa vụ từ chối cung ứng DVCC của

TCNHCC như sau:

Thứ nhất, đối với quy định về việc TCHNCC

phải từ chối cung ứng DVCC trong trường hợp

mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi

phạm pháp luật22 Cần cập nhật lại quy định này

nhằm đảm bảo sự tương thích với quy định về

điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo

BLDS năm 2015 bằng giới hạn “vi phạm luật”thay vì “vi phạm pháp luật” như hiện nay Theođó, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đốivới công chứng viên, tổ chức hành nghề côngchứng tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 LCC 2014 nênđược sửa đổi thành: “b) Thực hiện công chứngtrong trường hợp mục đích và nội dung của hợpđồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm luật,trái đạo đức xã hội”;

Thứ hai, đối với quy định về việc TCHNCC

phải có nghĩa vụ từ chối công chứng khi nhậnđược yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch,bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bảnthân mình hoặc của những người thân thích theoquy định LCC 201423 nên được sửa đổi theohướng xác định các nhóm người liên quan theoquy định tương ứng tại Luật Doanh nghiệp năm

201424có sự sửa đổi bổ sung tương ứng với đặcthù về tổ chức của TCHNCC Theo đó, quy địnhvề các hành vi bị nghiêm cấm đối với côngchứng viên, tổ chức hành nghề công chứng tạiĐiểm c Khoản 1 Điều 7 LCC 2014 nên được sửađổi thành: “b) Công chứng hợp đồng, giao dịch,bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bảnthân mình hoặc của những người có liên quan”.Người có liên quan của CCV, TCNHCC là tổchức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếpvới CCV, TCHNCC trong các trường hợp sau đây:a) Người có thẩm quyền bổ nhiệm, ký hợp đồnglao động với người quản lý hoặc CCV của TCNHCC;

b) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phốiviệc ra quyết định, hoạt động của TCHNCC;d) Người quản lý TCNHCC;

đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi,con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anhrể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý TC-NHCC hoặc của CCV của TCNHCC

5 Kết luận

Với những nghiên cứu về lý luận và thực tiễnpháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ từchối của TCNHCC trong việc thực hiện dịch vụcông chứng nêu trên cùng với việc nghiên cứuhoàn thiện pháp luật nhằm giải quyết các khókhăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dịchvụ công chứng tại TCHNCC sẽ tạo một hành langpháp lý an toàn, vững chắc cho các bên khi thamgia vào các giao dịch, hợp đồng n

Trang 38

tÀI lIeÄu tRÍCH dAãn:

1 Khoản 5 Điều 2 LCC 2014

2 Đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2017

3 Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015

12 Điểm b Khoản 1 Điều 7 LCC 2014

13 Xem Điểm d Khoản 1 Điều 17 LCC 2014

14 Xem Điểm c Khoản 1 Điều 7 LCC 2014

15 Xem Khoản 7 Điều 9 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng

16 Xem Khoản 3 Điều 5 của LCC 2014 như sau:“3 Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu” hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 92 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: "c)Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính."

17 Xem Điểm b Khoản 1 Điều 7 LCC 2014

18 Xem Điểm b Khoản 1 Điều 122 BLDS 2005

19 Xem Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

20 Xem Điểm c Khoản 1 Điều 7 LCC 2014

21 Xem Khoản 7 Điều 9 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng

22 Xem Điểm b Khoản 1 Điều 7 LCC 2014

23 Xem Điểm c Khoản 1 Điều 7 LCC 2014

24 Xem Khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014

tÀI lIeÄu tHAm KHẢo:

1 Luật Công chứng năm 2014

2 Bộ luật Dân sự năm 2005

3 Bộ luật Dân sự năm 2015

4 Luật Doanh nghiệp năm 2014

Trang 39

ngày nhận bài: 20/3/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 30/3/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 9/4/2019

Thông tin tác giả:

ths luật sư nGuYễn nGọC dIeÄP

ths Võ HồnG lĩnH

trường Đại học tây Đô

tHe oBlIGAtIon to Refuse notARIzAtIon ReQuests of notARIAl PRACtICe oRGAnIzAtIons

ACCoRdInG to tHe lAw on notARIzAtIon In 2014

Tay Do University

ABstRACt:

By analyzing legal provisions governing the obligation to refuse notarization requests ofnotarial practice organizations when providing notary services for civil contracts andtransactions in accordance with the Law on Notarization in 2014 and guiding legal documents onthe basis of referring to general regulations on service contracts at the Civil Code in 2015 as well

as the practical application of laws, this article is to identify related problems propose solutions

to improve the effectiveness of the Law on Notarization in 2014

Keyworks: Rights, obligations, notary, Notarial practice organizations, refusing notarization

requests

Trang 40

I Đặt vấn đề

Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền

lực nhà nước trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam HĐND có vị trí, vai trò rất

quan trọng đối với sự phát triển kinh tế văn hoá

-xã hội của đất nước Đại biểu HĐND là người gần

dân nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền

lợi, quyền làm chủ của nhân dân ở từng địa phương,

là cầu nối gắn kết giữa chính quyền với nhân dân,

chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước đến với người dân

Từ quy định của Hiến pháp năm 2013; LuậtTổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũngnhư Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội vàHội đồng nhân dân quy định về Đại biểu HĐNDqua đối chiếu với thực tế tổ chức, hoạt động củaĐại biểu HĐND trong giai đoạn hiện nay vẫn cònnhiều bất cập, chưa thực sự hợp lý, sự đổi mới đólà chưa thực sự triệt để Yêu cầu đặt ra là phảitiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định củapháp luật về tổ chức, hoạt động của Đại biểuHĐND là cần thiết và cấp bách

QuY ĐịnH PHÁP luẬt HIeÄn HÀnH

Về ĐAïI BIểu HoÄI ĐồnG nHÂn dÂn:

tHựC tIễn tHựC HIeÄn VÀ VAán Đề ĐẶt RA

lNguyễN Duy NaM

toÙm tẮt:

Đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân đã có nhiềucông trình nghiên cứu khoa học pháp lý trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu, đề cập đếnnhiều vấn đề khác nhau của chính quyền địa phương nhưng chưa có công trình nào nghiên cứumột cách chuyên biệt, có hệ thống về tổ chức và hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân trongđiều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong nềnkinh tế thị trường, hội nhập quốc tế các cơ quan trong bộ máy nhà nước đang chuyển dần từ caitrị sang phục vụ nhân dân, đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước nói chung, Đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra nhữngkhuyến nghị khoa học nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân đápứng yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu tất yếukhách quan đang đặt ra hiện nay

từ khóa: Đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân, Chính quyền địa phương, Quy định

của pháp luật về Đại biểu Hội đồng nhân dân

Ngày đăng: 08/05/2024, 03:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tỉ lệ phụ thuộc vào xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam - Financial Times - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Tỉ lệ phụ thuộc vào xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam - Financial Times (Trang 71)
Bảng 2. Thị phần  cho vay tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016-2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Thị phần cho vay tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016-2018 (Trang 81)
Bảng 1. Danh sách các biến và chỉ báo - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Danh sách các biến và chỉ báo (Trang 88)
Bảng 2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số cronback Alpha - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số cronback Alpha (Trang 90)
Hình 1: Tỷ lệ doanh nghiệp nước ngoài sử dụng đầu vào trong nước - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Tỷ lệ doanh nghiệp nước ngoài sử dụng đầu vào trong nước (Trang 96)
Hình 2: Năng lực đổi mới sáng tạo - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 2 Năng lực đổi mới sáng tạo (Trang 97)
Hình 3: Chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai tại các doanh nghiệp - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 3 Chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai tại các doanh nghiệp (Trang 98)
Bảng 1. Đo lường và phân hạng các rủi ro trong xuất khẩu nông sản  cuỷa doanh nghieọp Vieọt Nam - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Đo lường và phân hạng các rủi ro trong xuất khẩu nông sản cuỷa doanh nghieọp Vieọt Nam (Trang 103)
Bảng 2. chiến lược kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu nông sản  của các doanh nghiệp Việt Nam - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. chiến lược kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 104)
Hình 1. Những đập thủy điện trên sông Mê Kông - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1. Những đập thủy điện trên sông Mê Kông (Trang 114)
Bảng 2. các đập thủy điện ở hạ lưu sông Mê Kông - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. các đập thủy điện ở hạ lưu sông Mê Kông (Trang 116)
Hình 2: Dòng chảy cạn trên sông Mê Kông - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 2 Dòng chảy cạn trên sông Mê Kông (Trang 117)
Bảng 3. Lưu lượng đỉnh lũ tại trạm Tân châu, châu Đốc  trong những năm lũ lớn - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Lưu lượng đỉnh lũ tại trạm Tân châu, châu Đốc trong những năm lũ lớn (Trang 117)
Bảng 3.2. Bảng kết quả các trọng số hồi quy Bieán - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3.2. Bảng kết quả các trọng số hồi quy Bieán (Trang 123)
Bảng 2.2. các loại chè nhập khẩu bởi thị trường EU giai đoạn 2014 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2.2. các loại chè nhập khẩu bởi thị trường EU giai đoạn 2014 - 2018 (Trang 132)
Bảng 3.3. Dự báo về sản lượng sản xuất và XK của chè xanh đến năm 2027 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3.3. Dự báo về sản lượng sản xuất và XK của chè xanh đến năm 2027 (Trang 135)
Bảng 3.4. Dự báo về sản lượng sản xuất và XK của chè đen đến năm 2027 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3.4. Dự báo về sản lượng sản xuất và XK của chè đen đến năm 2027 (Trang 135)
Bảng câu hỏi sơ bộ Bảng câu hỏi - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng c âu hỏi sơ bộ Bảng câu hỏi (Trang 146)
Hình 2: Mô hình sơ bộ nghiên cứu - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 2 Mô hình sơ bộ nghiên cứu (Trang 147)
Bảng 2. Kết quả phân tích EFa theo phép quay Varimax - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Kết quả phân tích EFa theo phép quay Varimax (Trang 148)
Hình 1: Sự phát triển của các nguồn năng lượng - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Sự phát triển của các nguồn năng lượng (Trang 153)
Bảng 1. Kết quả phân tích Bootstrap - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Kết quả phân tích Bootstrap (Trang 163)
Bảng 2. Kết quả kiểm định giả thuyết - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Kết quả kiểm định giả thuyết (Trang 164)
Bảng 1. Quy mô nguồn nhân lực Báo nghệ an theo vị trí công việc - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Quy mô nguồn nhân lực Báo nghệ an theo vị trí công việc (Trang 172)
Bảng 2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực Báo nghệ an giai đoạn 2016 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực Báo nghệ an giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 173)
Hình 1: Số lượng doanh nghiệp đăng kí thành lập và ngừng hoạt động, từ năm 2011 - 2017 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Số lượng doanh nghiệp đăng kí thành lập và ngừng hoạt động, từ năm 2011 - 2017 (Trang 198)
Bảng 1. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp đơn vay vốn ngân hàng - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp đơn vay vốn ngân hàng (Trang 200)
Bảng 2 cho thấy, nhóm trở ngại  lớn  đối  với  các  doanh nghiệp khi tiếp cận với nguồn - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 6 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2 cho thấy, nhóm trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp khi tiếp cận với nguồn (Trang 200)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w