1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].

494 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ
Tác giả Nguyễn Thị Hoa Cúc, Đào Thị Cấm, Nguyễn Thu Hiền, Dương Huyền Phương, Trần Duy Thanh, Lại Huy Hùng, Lưu Trần Phương Thảo, Bùi Duy Khương, Nguyễn Lữ Nhật Sơn, Trần Thanh Luân, Vũ Văn Hùng, Bùi Thị Mỹ Hạnh, Vũ Thiện Chín, Phạm Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thị Ngọc Thu, Ngụ Thị Diệu Thùy, TS. Trần Tuấn Anh, GS.TS. Đinh Văn Sơn, GS.TS. Trần Thọ Đạt, GS.TS. Nguyễn Bách Khoa, GS.TSKH. Đặng Ứng Vận, GS.TSKH. Đỗ Ngọc Khuê, PGS.TS. Lê Văn Tốn, GS.TSKH. Bành Tiến Long, GS.TS. Trần Văn Địch, GS.TS. Phạm Minh Tuấn, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Quỳnh, GS.TS. Vừ Khổng Vinh
Chuyên ngành Science and Technology Application
Thể loại Journal
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 494
Dung lượng 16,25 MB

Nội dung

ISSN: 0866-7756 số 2 - Tháng 2/2019 LUẬT NGUYỄN THỊ HOA CÚC Trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ The carrier's responsibility

Trang 1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

Website: http://tapchicongthuong.vn

SỐ - THÁNG 2/2019 2

Trang 2

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ngô Thị Diệu Thúy

ĐT: 024.22218228 - 0903223096

TÒA SOẠN

Tầng 8, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Ban Trị sự - ĐT: 024.22218238 Fax: 024.22218237

Ban Thư ký - Xuất bản ĐT: 024.22218230Ban Biên tập - ĐT: 024.62701436Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229Ban Tạp chí Công Thương Điện tửĐT: 024.22218232

Email: online@tapchicongthuong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao,

Q 1, TP Hồ Chí MinhĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com

Giấy phép hoạt động báo chí số:

60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn

In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế

Trang 3

ISSN: 0866-7756 số 2 - Tháng 2/2019

LUẬT

NGUYỄN THỊ HOA CÚC

Trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ

The carrier's responsibility in contracts for the carriage of goods by sea according to documents 10

ĐÀO THỊ CẤM

Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay

Some theoretical issues about current logistics service contracts in Vietnam 17

NGUYỄN THU HIỀN - DƯƠNG HUYỀN PHƯƠNG - TRẦN DUY THANH - LẠI HUY HÙNG

Luật pháp bảo vệ quyền cổ đông: Nhận diện cơ hội cải thiện thúc đẩy hội nhập thị trường vốn khu vực Asean

Laws on shareholder protection: Identifying opportunities to promote the capital market integration in ASEAN region 22

LƯU TRẦN PHƯƠNG THẢO

Tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công chứng, chứng thực

High-tech crimes in the field of notarization and authentication 37

BÙI DUY KHƯƠNG

Giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Settlement of conflict of legislation on adoption problems with foreign elements 41

NGUYỄN LÊ NHẬT SƠN

Thực tiễn áp dụng chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra

Practical application of regulation of damage outside the contract of loss of responsibility of civil action 46

TRẦN THANH LUÂN

Pháp luật của một số nước về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Laws of some countries on dividing common property at separation issue 52

KINH TẾ

VŨ VĂN HÙNG

Vai trò của đầu tư công trong tương quan nhà nước - Thị trường tại khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam

The role of public investment in the state-market correlation at the agricultural and rural areas in Vietnam 58

BÙI THỊ MỸ HẠNH

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng ớt ở tỉnh An Giang

Factors impacting the income of farm households who grow chilli in An Giang province 65

VÕ THIỆN CHÍN

Một số giải pháp cơ bản phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Quảng Nam

Trang 4

Using econometric models to analyze factors affecting the university tuition fees in Vietnam 82

LÂM THỊ MỸ LAN

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Trà Vinh

Current status and solutions to improve the efficient of white leg shrimp farming in Tra Vinh Province 88

LÒ THỊ HÀ

Vai trò và nội dung phát triển thương mại của tỉnh biên giới Điện Biên

The role and content of trade development in Dien Bien province 96

PHAN THỊ THU CÚC

Vai trò và đặc điểm của thương mại và chính sách thương mại nông thôn Việt Nam

The characteristics and roles of trade and rural trade policies of Vietnam 102

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Lý thuyết về đo lường thị trường xuất khẩu nông phẩm

Theory of measuring the export market of agricultural products 109

MAI ANH VŨ - LÊ THỊ THANH LOAN

Phân tích về lĩnh vực du lịch - Ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp hiện nay

Analyzing the tourism industry - The general economic service industry 114

NGUYỄN TUẤN DŨNG - LÊ ĐÌNH CẢNH

Giải pháp đột phá về ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên

Radical solutions on the implementation of scientific and technological achievements into the agricultural sector

of Hung Yen province 119

TRẦN KIM ANH

Đảm bảo bền vững chính sách tài khóa ở Việt Nam

Ensuring sustainable fiscal policies of Vietnam 124

TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG

Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Assessing the impact of the economic integration process on the competitiveness of banks 130

NGUYỄN QUANG MINH

Hiệp định CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại tại Việt Nam

The CPTPP agreement: Opportunities and challenges for commercial banks in Vietnam 135

ĐỖ THỊ HẢI

Chính sách ODA của Nhật Bản đối với một số khu vực trên thế giới

The ODA policy of Japan for some regions in the world 141

VÕ THẾ TRƯỜNG

Cơ cấu nông nghiệp tỉnh Trà Vinh: Xu thế thay đổi và hàm ý chính sách

The agricultural structure of Tra Vinh Province: Changes and Policy implications 146

VŨ TUẤN HIỆP

Cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp:

Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các công ty tư vấn quản lý Việt Nam

Providing corporate management training activities:

Trang 5

TÔ THỊ VIỆT CHÂU

Từng bước nâng cao hiệu quả môn học Giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa

cho sinh viên Trường Đại học Công đoàn

Gradually improving the effectiveness of the Physical education course and extracurricular sports

for students of Trade Union University 167

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

Ảnh hưởng của niềm tin tiêu dùng trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

The impact of the consumer confidence on the growth of e-commerce in Vietnam 171

LƯƠNG NGỌC MINH

Thực trạng một số nhân tố tác động đến tinh thần khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Some factors impacting the entrepreneurship spirit of students in Hanoi 177

VŨ HẢI YẾN

Bàn về vấn đề giữ nhân tài bằng chế độ lương, thưởng ở các doanh nghiệp hiện nay

Retaining talents by current salary and incentives schemes at enterprises 184

LÊ NGỌC TÂM - CẢNH CHÍ HOÀNG

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức ngành Thuế tỉnh Long An

Factors affecting the working motivation of civil servants working for tax authorities of Long An Province 188

HUỲNH TẤN HỘI

Tố chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ

Organizing experience activities for students studying foreign languages 195

HÀ QUANG THANH

Quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam

Experience of managing state-owned enterprises after the equitization process in some countries .198 and lessons for Vietnam

ĐÀO ĐĂNG KIÊN - PHẠM THỊ TRANG

Kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu và phòng chống buôn lậu của Hải quan tỉnh Tây Ninh và một số bài học kinh nghiệm Results of the import - export turnover and the situation of smuggling prevention

of Tay Ninh Province’s Customs Department and some lessons 204

NGUYỄN HOÀNG ÂN

Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo cấp phường

thuộc quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

The actual management capacity and some solutions to improve the management capacity

of ward-level leaders in Tan Phu District, Ho Chi Minh City 209

NGUYỄN QUANG HƯNG

Giải pháp tăng cường hợp tác giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông

trong phát triển dược liệu ở Việt Nam

Solutions to improve the cooperation among the State, entrepreneurs, scientists and farmers

in developing medicinal herbs in Vietnam 216

NGUYỄN NGỌC MINH

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 6

cho Tổng Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng

Experience of developing human resrouces from some corporations and lessons

for Thai Son Corporation, Ministry of Defence 232

HOÀNG MẠNH DŨNG - NGUYỄN THỊ QUẾ

Cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng

Improving the efficiency of solid waste management at Da Teh District, Lam Dong Province 237

NGUYỄN HỒNG VÂN

Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Analyzing the human resource management of Ba Ria General Hospita at Ba Ria - Vung Tau Province 244

PHẠM NGỌC DƯỠNG - TRƯƠNG THẾ HẢI

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ hành chính công

tại Ủy ban nhân dân Thành phố Vũng Tàu

Factors affecting people's satisfaction when using the public administrative services

in the People's Committee of Vung Tau City 252

ĐẶNG HOÀNG ANH

Quản lý tài nguyên môi trường bằng công cụ kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Using economic tools to manage natural resources and environment:

International experience and lessons for Vietnam 259

DUONG TRUNG KIEN - NGO ANH TUYET

Analysis of the necessity and evaluation of the possibility of creating regional cluster

of renewable energy sources in Vietnam

Phân tích sự cần thiết và đánh giá khả năng hình thành cụm khu vực

cho các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam .267

ĐỖ MINH PHƯỢNG

Chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0

The tourism service supply chain in the context of the Industry 4.0 272

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Factors impacting the quality of public services related to land issues in Lam Dong Province 279

TRƯƠNG MINH CÔNG

Bài học kinh nghiệm về chính sách quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh xăng dầu từ một số điển hình nghiên cứu Experience and lessons on the State management of the trading of petroleum products based on some case studies 285

NGUYỄN MINH TUẤN - NGUYỄN THÀNH DƯƠNG

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên

tại Công ty TNHH MTV Cơ khí - Hóa chất 14

Study on factors affecting the work motivation of employees working for 14 Mechanical

and Chemical One Member Limited Company 290

NGUYỄN TẤN DANH

Giảng viên đại học và áp lực trong quá trình giảng dạy sinh viên

Lecturers and the pressure in teaching 295

Trang 7

NGUYỄN XUÂN TÝ

Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Assessing the satisfaction of students with the quality of training activities of universities in Ho Chi Minh City 303

NGUYỄN HỮU DANH

Từ nhận thức về ngành học đến xây dựng chương trình đào tạo ngành quản trị văn phòng

- Nghiên cứu tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

From the awareness of studying fields to the training program building of the Faculy of Office Administration

- Hanoi University of Home Affairs 307

NGUYỄN THỊ KIM ANH - LÊ ANH ĐỨC

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Factors affecting people's satisfaction with the issuance of land use right certificates

in Hoang Mai town, Nghe An province 312

NGUYỄN PHƯƠNG LINH

Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong hội nhập

Indicators for measuring the competitiveness of commercial banks in the integration process 320

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Nguồn nhân lực - Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng thương mại Việt Nam

đáp ứng yêu cầu hội nhập

Human resources - The key to improve the competitiveness of Vietnamese commercial banks

to meet requirements of the international integration 325

NGUYỄN HUY HOÀNG

Vai trò của hợp tác công tư trong cung cấp dịch vụ công ở nước ta hiện nay

The role of public-private partnership in providing public services in Vietnam at present 331

KINH DOANH

PHẠM HÙNG CƯỜNG

Hoạt động Digital Marketing của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam

Digital marketing activities of customer goods retailers in Vietnam 336

NGUYỄN HOÀNG LAN - TRẦN THU THỦY

Phân tích đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sinh hoạt sử dụng điện tại Điện lực Tây Hồ

Analyzing the satisfaction of households using electricity provided by Tay Ho Electricity Company 347

HOÀNG MẠNH DŨNG - NGUYỄN NGỌC NHƯ YẾN

Những phân tích về hoạch định chiến lược kinh doanh đối với Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ

Analyses of the strategic business planning of Thanh Le General Import - Export Trading Corporation 352

NGUYỄN THỊ MINH TRÂM - LƯỢNG VĂN ÊM

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên kinh doanh tại tập đoàn Novaland

Factors affecting the knowledge sharing of sales staff working for Novaland corporation 358

Trang 8

HOÀNG HỒ QUANG

Ảnh hưởng của truyền miệng điện tử (EWOM) đến quyết định mua bất động sản của người dân Việt Nam

The impact of electronic word of mouth (eWOM) on the decision of Vietnamese on buying real estate 372

NGUYỄN MINH TUẤN - NGUYỄN XUÂN MẠNH

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ sản phẩm dược

của Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa

Factors affecting the retail operation of pharmaceutical products of THEPHACO 381

PHẠM THỊ CHANH

Nghiên cứu ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử

và phân tích ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Amazon

Researching the applications of artificial intelligence in e-commerce and analyzing the implementation

of artificial intelligence at Amazon 388

PHẠM THU TRANG

Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than

thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Method to identify the system of indicators for assessing business performance of coal mining enterprises

under Vietnam National Coal Mineral Industries Group 395

HOÀNG HỒ QUANG

Truyền miệng điện tử và những tác động đến ý thức người tiêu dùng

Electronic word of mouth and its impact on consumer consciousness 402

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM

CẢNH CHÍ HOÀNG - NGUYỄN MINH THÀNH

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng cá nhân chọn gửi tiền tiết kiệm

tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức

Factors affecting the decision of personal customers choose to open saving accounts at BIDV - Thu Duc branch 406

LÊ THỊ VÂN ANH

Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng và phát triển

The coordination between monetary policy and fiscal policy in order to promote the growth and development 413

NGUYỄN THỊ NGUYỆT MINH

Bài học quốc tế trong quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng theo hiệp ước Basel

International experience of implementing Basel standards into managing risks of the banking system 418

NGUYỄN THỊ THU TRANG

Vấn đề tái cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp dưới tác động hội nhập kinh tế

The issue of financial restructure at enterprises under the impact of economic integration 424

ĐAN THU VÂN

Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, giám sát tài chính doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị

Improving the financial control activities and frameworks at enterprises to maximize their value 429

Trang 9

Chất lượng nhân sự làm công tác cho vay tại ngân hàng thương mại hiện nay

The current quality of personnel who are responsible for lending activites at commercial banks 439

VŨ THÀNH LONG

Những cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng

Opportunities and challenges for Vietnamese commercial banks in context to the general economic integration

and the integration of the ASEAN economic community success 445

KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

ĐỖ THỊ THU THỦY

Chất lượng kiểm toán và kỹ thuật kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính

Audit quality and computer-aided audit techniques 449

LÊ THỊ BÌNH

Kinh nghiệm tổ chức kế toán tại một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Experience of organizing the accounting system from some countries and lessons for Vietnam 456

NGUYỄN THỊ HOÀN

Hoàn thiện tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp dược

Complete the organization of accounting at pharmaceutical enterprises 462

LƯƠNG THỊ YẾN

Hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam trong thời kì hội nhập

Vietnam’s regulatory framework for accounting in the context of international integration 467

LÊ MINH THÀNH

Kiểm toán dự án sử dụng vốn ODA của Kiểm toán Nhà nước - Thực trạng và giải pháp

Auditing projects using ODA capital: Current status and solutions 472

LƯƠNG THỊ NGA

Kiểm toán quá trình sử dụng đất tại các doanh nghiệp nhà nước và địa phương

Auditing land use and management at state-owned and local enterprises 476

NGUYỄN THỊ THANH HOÀI

Vai trò của kiểm toán nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính công và kết quả đạt được năm 2018

The role of the State Audit Office of Vietnam in public financial management and use and results in 2018 480

PHẠM HUY HÙNG

Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Proposing some solutions to improve the current role of internal audit in Vietnamese enterprises 484

NGUYỄN HỒNG ANH - NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản

The internal control system of seafood processing enterprises 488

Trang 10

1 Khái lược pháp luật hàng hải quốc tế và

pháp luật việt nam điều chỉnh hợp đồng vận

chuyển hàng hóa bằng đường biển theo

chứng từ

Pháp luật quốc tế

Công ước quốc tế đầu tiên điều chỉnh về hoạt

động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc

tế được biết đến là “Công ước quốc tế để thống

nhất một số Quy tắc về vận đơn đường biển” gọi

tắt là Công ước Brussels 1924 và đã được đại

diện 26 quốc gia ký tại Brussels ngày 25 tháng 8

năm 1924 Công ước này có hiệu lực ngày 02

Quy tắc Hague - Visby 1968 thể hiện rõ sự ưuái dành cho người vận chuyển, và bản thân Quytắc cũng tỏ ra lạc hậu, không theo kịp thực tế pháttriển của thương mại và công nghệ toàn cầu

tráCh nhiệm Của người Chuyên Chở trong hợp đồng vận Chuyển hàng hóa

bằng đường biển theo Chứng từ

lNguyễN Thị hoa CúC

tóm tắt:

Việt Nam có vị trí quan trọng trong khu vực châu Á - một trong những khu vực có mạng lướivận chuyển hàng hóa bằng đường biển phát triển nhất trên thế giới Hơn nữa, đường bờ biểndài hơn 3.260 km và 39 cảng biển trải dài từ Nam ra Bắc giúp cho ngành công nghiệp vậnchuyển ngày càng phát triển Do đó, để đảm bảo hoạt động vận chuyển mang lại hiệu quả kinhtế thì việc nắm rõ luật trong nước và pháp luật quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóabằng đường biển là cần thiết Theo Bộ luật Hàng hải 2015, có 2 loại hợp đồng vận chuyển hànghóa bằng đường biển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ và hợp đồng theo chuyến.Bài viết này trình bày và so sánh những khía cạnh pháp lý quan trọng về trách nhiệm củangười vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ theo Bộ luật Hàng hải 2015 vàcác công ước quốc tế Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phápluật hàng hải Việt Nam

từ khóa: Trách nhiệm của người chuyên chở, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường

biển theo chứng từ, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở

Trang 11

Tháng 3 năm 1978, một dự thảo mới được đệ

trình tại Hội nghị ngoại giao của Liên Hiệp Quốc

tai Hamburg với sự tham gia của 78 quốc gia

Ngày 31 tháng 3 năm 1978, Hội nghị đã thông

qua Công ước của Liên hiệp quốc về vận chuyển

hàng hóa bằng đường biển Công ước chính thức

có hiệu lực tháng 11 năm 1992 Phạm vi áp dụng

của Công ước này tương đồng với Quy tắc Hague

- Visby 1968 Công ước không cho phép các nước

thành viên bảo lưu Nghĩa vụ và trách nhiệm của

người chuyên chở đối với hàng hóa bằng đường

biển hiện nay được điều chỉnh bởi một trong ba

Quy tắc là Quy tắc Hague, Quy tắc Hague - Visby

1968 và Công ước Hamburg 1978

Ngày 23 tháng 9 năm 2009 đại diện 20 nước

thành viên của Liên Hiệp Quốc (chiếm 25% khối

lượng thương mại quốc tế) đã họp tại Rotterdam

Hà Lan để ký kết “Công ước liên hiệp quốc về hợp

đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc

toàn bộ bằng đường biển” (Công ước Rotterdam

2009) với mục đích làm tăng tính bền vững, ổn

định, hiệu quả của vận chuyển hàng hóa quốc tế

Công ước này hiện nay chỉ có Tây Ban Nha và

Togo, Congo phê chuẩn Công ước này có phạm vi

điều chỉnh không chỉ đối với vận chuyển đường

biển mà còn áp dụng hoạt động vận tải đa phương

thức Vấn đề bảo lưu không được đặt ra

Pháp luật Việt Nam

Dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam đầu tiên

được Tổng cục Đường biển (nay là Cục Hàng hải

Việt Nam) đề xuất xây dựng từ năm 1983 và sau

nhiều năm nghiên cứu soạn thảo Bộ luật chính

thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1991

Việc Quốc hội thông qua Bộ luật Hàng hải

1990 khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà

nước đối với ngành Hàng hải Tuy nhiên thực tiễn

áp dụng cho thấy nội dung điều chỉnh của Bộ luật

1990 còn nhiều bất cập, chưa bắt kịp xu thế phát

triển của pháp luật trong nước và quốc tế Vì vậy,

Quốc hội thông qua Bộ luật Hàng hải 2005 thay

thế Bộ luật 1990 đánh dấu bước phát triển mới

của hệ thống pháp luật hàng hải Việt Nam khi

tiến trình toàn cầu hóa hoạt động hàng hải thế

giới đang ngày càng gia tăng

Tuy nhiên, sau gần 10 năm thi hành thì Bộ luật

Hàng hải 2005 bộc lộ nhiều hạn chế trong các

quy định về hàng hải nói chung và quy định vềhợp đồng vận chuyển hàng hóa nói riêng Do đó,ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội đã thôngqua Bộ luật Hàng hải 2015, Bộ luật này có hiệulực ngày 1 tháng 7 năm 2017

Ngoài ra chúng ta còn có một số văn bản liênquan đến vận tải biển như Nghị định số87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức vàNghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định87; Nghị định số 144/2018 sửa đổi các nghị địnhvề vận tải đa phương thức, Nghị định số 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tảibiển và dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắttàu biển

2 trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ theo bộ luật hàng hải việt nam 2015 và các Công ước quốc tế

2.1 Thời hạn trách nhiệm và cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở phát sinh từ hợp đồng vận chuyển bằng chứng từ

Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm vềhàng hóa kể từ thời điểm “người vận chuyển(người chuyên chở) nhận hàng tại cảng nhậnhàng, được duy trì trong suốt quá trình vậnchuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàngtại cảng trả hàng” hay nói cách khác ngườichuyên chở sẽ bị ràng buộc trách nhiệm ngay từthời điểm hàng hóa được giao cho người chuyênchở, thậm chí khi hàng hóa chưa được bốc lêntàu cho đến khi hàng hóa được giao cho ngườicó quyền nhận hàng hợp lệ Theo Điều 1 Quytắc Hague-Visby vận chuyển hàng hóa bao trùmkhoảng thời gian từ lúc xếp hàng cho đến lúc dỡhàng hóa đó khỏi tàu tức là khi hàng đã đượcđưa xuống cầu cảng mà bị mưa ướt thì ngườichuyên chở không chịu trách nhiệm vì hàngkhông còn nằm trong phạm vi trách nhiệm củangười chuyên chở nữa Trong khi đó, Điều 4 Quytắc Hamburg 1978 lại chứa đựng nội hàm rằnghàng đã được đưa xuống cầu cảng và giao chongười nhận hàng hoặc cho người thứ ba nhậnthay cho người nhận hàng thì người chuyên chởmới chấm dứt trách nhiệm Quy định về vấn đềnày của pháp luật hàng hải Việt Nam tươngđồng với Công ước Hamburg, tức là người

Trang 12

chuyên chở có nghĩa vụ chăm sóc hàng và chịu

trách nhiệm về tổn thất do hư hỏng, mất mát từ

lúc nhận hàng cho đến khi giao hàng cho người

có quyền nhận hàng

2.1.1 Trách nhiệm liên quan đến việc cung

cấp tàu

Theo quy định của Bộ luật Hàng hải 2015 thì

“người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi

bắt đầu chuyến đi tàu biển có đủ khả năng đi

biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy

đủ các trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm

hàng, hầm lạnh và các khu vực khác dùng để vận

chuyển hàng hóa có đủ các Điều kiện nhận, vận

chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính

chất của hàng hóa”

Điều 150 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về

trách nhiệm cung cấp tàu của người vận chuyển

với một nội hàm khá bao quát trước hết là sự đòi

hỏi tính “mẫn cán” ở thái độ cung cấp tàu của

người chuyên chở; rồi đến quy định thời điểm

làm cơ sở xem xét thái độ của người chuyên chở

về khả năng đi biển của tàu là “trước và khi bắt

đầu” chuyến đi; sau đó là một số những điều kiện

mà một con tàu phải đáp ứng khi thực hiện nhiệm

vụ chuyên chở hàng hóa trên biển là các trang

thiết bị cần thiết phải có và phải phù hợp với tính

chất của hàng hóa cần chuyên chở nhằm bảo

quản hàng hóa an toàn đến cảng đích

Quy định tại Điều 150 Bộ luật Hàng hải 2015

khá tương đồng Công ước Brussel 1924 và Quy

tắc Hague - Visby 1968, tức là chỉ đòi hỏi sự mẫn

cán phải thể hiện trước và khi bắt đầu hành trình

nên bên chuyên chở chỉ cần chứng mình sự tận

tâm của mình với bằng chứng là tàu rời cảng bốc

hàng trong tình trạng đủ khả năng chuyên chở,

hàng hóa vẫn an toàn Trong khi đó, Công ước

Rotterdam 2009 thì lại đòi hỏi thái độ mẫn cán

của người chuyên phải chở cam kết trước, vào lúc

bắt đầu, trong suốt hành trình đi biển

2.1.2 Trách nhiệm chất xếp, chăm sóc bảo

quản hàng hóa

Cũng giống như vấn đề khả năng đi biển của

tàu, khâu chất xếp, bảo quản hàng hóa trên tàu

cũng là vấn đề mà chủ hàng quan tâm cho nên

thái độ cần mẫn chu đáo của người chuyên chở

đối với an toàn của hàng hóa trên tàu là đòi hỏi

tất yếu Nghĩa vụ này của người chuyên chở đượcquy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 171 Bộ luậtHàng hải 2015 “chịu trách nhiệm về việc bốchàng, dỡ hàng cẩn thận và thích hợp, bảo quảnchu đáo hàng hóa trong quá trình vận chuyển” Pháp luật hàng hải đòi hỏi người chuyên chởphải thực hiện việc bốc dỡ hàng hóa một cáchcẩn thận với cách thức phù hợp Giả sử có nhiềucách thức để bốc dỡ hàng hóa thì người chuyênchở bằng kiến thức chuyên môn của mình buộcphải biết và lựa chọn một cách trong những cáchđó sao cho việc thực hiện sẽ phù hợp với tính chấtcủa hàng hóa và an toàn nhất đối với hàng hóa.Pháp luật hàng hải Việt Nam mới chỉ quy địnhtrách nhiệm của người chuyên chở đối với việc bốcdỡ hàng hóa mà về mặt câu chữ thì không đề cậpđến trách nhiệm chất xếp hàng của người chuyênchở sau khi hàng đã được bốc lên tàu trong khi Quytắc Hague-Visby lại quy định rất cụ thể “ngườichuyên chở phải thực hiện một cách thích ứng vàcẩn thận việc xếp + chuyển dịch (bốc hàng), sắpxếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ hàng hóađược chuyên chở” Công ước Rotterdam 2009 lạicàng quy định chi tiết hơn tại Điều 19 “ngườichuyên chở trong suốt thời gian trách nhiệm củamình, phải nhận, xếp, di chuyển, xử lý, sắp xếp,vận chuyển, bảo quản chăm sóc, dỡ hàng, giaohàng, thích hợp và cẩn thận” Rõ ràng đòi hỏi nàyđối với trách nhiệm của người chuyên chở là hợplý, vì dù cho người chuyên chở cần mẫn trong khâubốc hàng đến đâu đi nữa mà sau khi lên tàu việcsắp xếp lại bị xem nhẹ thì hàng hóa vẫn sẽ có nguy

cơ bị tổn thất

2.1.3 Trách nhiệm đối với vấn đề chậm giao hàng

Đối với trách nhiệm giao hàng của mình thìngười chuyên chở phải đảm bảo trả hàng đúng thờigian đã thỏa thuận trong chứng từ hoặc nếu chứngtừ không có thỏa thuận về thời hạn trả hàng thìphải trả hàng trong một thời gian hợp lý cần thiếtmà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng.Nếu người chuyên chở chậm trễ giao hàng sẽ phảichịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại phátsinh Và nếu sau 60 ngày kể từ ngày lẽ ra đượcnhận hàng theo ghi nhận của Vận đơn mà ngườinhận hàng không nhận được hàng thì người này có

Trang 13

quyền thông báo mất hàng Tuy nhiên đối với trách

nhiệm này pháp luật hàng hải Việt Nam cũng loại

trừ trách nhiệm của người chuyên chở trên cơ sở lỗi

không xuất phát hành vì chủ quan của người

chuyên chở Cụ thể, khi việc giao chậm hàng do bị

ảnh hưởng bởi những yếu tố như: tàu đi chệch

hướng khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng

hoặc bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân bất khả kháng

hoặc thuyền trưởng, thuyền viên trên tàu phải cứu

người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm

khi tính mạng con tàu có thể bị đe dọa và tàu đi

chậm vì cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên

hoặc người trên tàu Như vậy, một khi bị khiếu nại

về nghĩa vụ giao hàng chậm trễ, bản thân người

chuyên chở muốn được miễn trách nhiệm thì cần

phải chứng mình các yếu tố khách quan đã ảnh

hưởng đến nghĩa vụ của họ

Bộ luật Hàng hải 2015 quy định người chuyên

chở không phải bồi thường đối với tổn thất phát

sinh do việc chậm trả hàng nếu họ không nhận

được thông báo về việc chậm trễ đó trong vòng

60 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra được giao Quy

định này giống với Công ước Hamburg 1978

Công ước Hague - Visby 1968 không quy định về

vấn đề chậm giao hàng

Cũng lưu ý là người có quyền liên quan nên

phản ánh về việc chậm trả hàng trong vòng 60

ngày (Công ước Rotterdams 2009 quy định chỉ có

21 ngày) kể từ ngày lẽ ra hàng hóa được giao

theo thỏa thuận, vì nếu quá thời hạn nói trên

người chuyên chở sẽ không phải bồi thường đối

với tổn thất phát sinh do chậm trả hàng gây ra

2.2 Vấn đề giới hạn trách nhiệm

Giới hạn trách nhiệm được hiểu là mức bồi

thường lớn nhất mà người chuyên chở sẽ trả cho

người có quyền trong trường hợp gây ra tổn thất

đối với hàng hóa, mức này là khác nhau phụ thuộc

vào cơ sở áp dụng giới hạn trách nhiệm tương ứng

Theo Điều 152 Bộ luật Hàng hải 2015 có ba

cơ sở để áp dụng giới hạn trách nhiệm của người

chuyên chở: thứ nhất là trường hợp tính chất, giá

trị hàng hóa không được người giao hàng khai báo

trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong

chứng từ vận chuyển; thứ hai là trường hợp chủng

loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng

khai báo trước khi bốc hàng và được người vận

chuyển chấp nhận ghi vào chứng từ vận chuyển;thứ ba là đối với hành vi chậm trả hàng của ngườivận chuyển Công ước Brussels 1924 và Quy tắcHague - Visby 1968 không có quy định về trườnghợp chậm giao hàng, giới hạn bồi thường về hành

vi chậm giao hàng mới được quy định trong Côngước Hamburg 1978

Các mức giới hạn trách nhiệm cụ thể:

Thứ nhất, nếu tính chất, giá trị của hàng hóa

không được người giao hàng khai báo trước khibốc hàng hoặc không được ghi rõ trong chứng từvận chuyển thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụbồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổnthất khác có liên quan đến hàng hóa trong giớihạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toáncho mỗi kiện hoặc mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02đơn vị tính toán cho mỗi kilogam trọng lượng cả

bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theogiá trị nào cao hơn Đơn vị tính toán quy định ởđây là đơn vị tiền tệ do Quỹ Tiền tế quốc tế(IMF) xác định gọi là quyền rút vốn đặc biệt -SDR (Special Drawing Right) Quy định nàygiống với Quy tắc Hague-Visby 1968

Số tiền bồi thường phụ thuộc vào việc tínhtoán để tìm ra giới hạn trách nhiệm ở mức caonhất Trên thực tế thì có 2 cơ sở để bồi thường làbồi thường theo kiện hoặc trên kilogam trọnglượng cả bao bì Việc bồi thường theo kiện chỉđược thực hiện nếu người gửi hàng đã ghi số kiệntrong vận đơn Đặc biệt là nếu vận chuyển bằngcontainer mà chứng từ vận chuyển không ghi rõsố kiện hoặc đơn vị hàng hóa trong vận đơn thìcontainer hoặc công cụ đó chỉ được xem là 01kiện hoặc một đơn vị hàng hóa

Thứ hai, nếu chủng loại và giá trị hàng hóa

được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàngvà được người vận chuyển chấp nhận, ghi vàochứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịutrách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hànghóa trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc:

- Đối với hàng hóa bị mất mát thì bồi thườngbằng giá trị đã khai báo

- Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thườngbằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giátrị còn lại của hàng hóa Giá trị còn lại sẽ đượctính dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và

Trang 14

địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra sẽ dở hàng; nếu

không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường

tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm

chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng

Bộ luật Hàng hải 2015 giống với Công ước

Hague - Visby 1968 đưa ra mức giới hạn bồi

thường của người chuyên chở là 666,67 SDR/kiện

và 2 SDR/kg đối với mất mát hư hỏng hàng hóa

và 2,5 lần giá dịch vụ trong trường hợp chậm giao

hàng (Công ước Hague - Visby 1968 không có

quy định về vấn đề chậm giao hàng)

Công ước Hamburg 1978 thì quy định mức giới

hạn bồi thường này là 835 SDR/kiện, 2,5 SDR/kg

và 2,5 lần tiền cước vận chuyển đối với lỗi chậm

giao hàng

Công ước Rotterdam 2009 nâng mức này lên

là 875SDR/kiện, 3SDR/kg khi hàng hóa bị tổn

thất và 2,5 lần tiền cước vận chuyển khi chậm

giao hàng Mặt khác, Công ước Rotterdam 2009

lại ưu tiên áp dụng mức thỏa thuận bồi thường

giữa bên chuyên chở và bên thuê nếu mức thỏa

thuận này cao hơn mức giới hạn bồi thường mà

công ước quy định

2.3 Một số vướng mắc của pháp luật hàng hải

liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở

trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng

chứng từ

2.3.1 Vướng mắc

+ Về cơ sở trách nhiệm:

Một là, Bộ luật chỉ ràng buộc trách nhiệm mẫn

cán của người chuyên chở đối với khả năng đi

biển của tàu ở thời điểm trước và khi bắt đầu

hành trình, tức có nghĩa là người chuyên chở

không phải chịu trách nhiệm về khả năng đi biển

của tàu trong suốt hành trình Nhưng rõ ràng đây

là khoảng thời gian mà khả năng xảy ra rủi ro với

tàu và hàng hóa là lớn nhất Mặt khác với quy

định này thì nếu chủ hàng muốn yêu cầu bên

chuyên chở bồi thường vì tổn thất hàng hóa thì

chủ hàng buộc phải chứng minh lỗi của người

chuyên chở, điều này là vô cùng khó khăn đối

với người khiếu nại vì họ không tham gia hành

trình, không thể tường tận sự cố mà tàu và hàng

hóa gặp phải, họ cũng không có chuyên môn về

việc vận chuyển, điều khiển tàu

Hai là, nếu phân tích câu chữ của luật về vấn

đề bốc dỡ, chăm sóc hàng hóa của người chuyênchở thì rõ ràng ta thấy nội hàm của quy định

“chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, dỡ hàng cẩnthận và thích hợp, bảo quản chu đáo hàng hóatrong quá trình vận chuyển” được hiểu là ngườichuyên chở chỉ chịu trách nhiệm bốc, dỡ hànghóa, chứ không bị ràng buộc cách thức chất xếphàng, trong khi đó pháp luật hàng hải quốc tế thìràng buộc người chuyên chở cả trách nhiệm sắpxếp hàng một cách thích hợp

+ Về giới hạn trách nhiệm:

Mức giới hạn của Bộ luật Hàng hải 2015 tươngđồng với mức giới hạn được quy định trong Nghịđịnh thư SDR 1979 và thấp hơn so với mức giớihạn của Công ước Hamburg 1978 và Rotterdam

2009 Trong giai đoạn hiện nay, hàng hóa là đốitượng trong hợp đồng mua bán đa phần là nhữnghàng hóa có giá trị cao hơn so với trước đây, đồngthời đồng tiền cũng bị mất giá do ảnh hưởng củalạm phát nên mức giới hạn này có thể sẽ khôngđủ đề chủ hàng bù lại những thiệt hại về hàng hóamà họ phải gánh chịu như mất khoản lợi nhuậnđáng lẽ được hưởng, mất khách hàng hiện hữu vàkhách hàng tiềm năng, mất uy tín… Do đó, mứcgiới hạn này cần được nâng lên để bảo vệ được lợiích của chủ hàng, cũng như nâng cao ý thức tráchnhiệm của người vận chuyển ngay từ thời điểmgiao kết và thực hiện hợp đồng

2.3.2 Một số đề xuất hoàn thiện

+ Về cơ sở trách nhiệm:

Thứ nhất, đối với khả năng đi biển của tàu nếu

luật hiện hành chỉ ràng buộc thái độ mẫn cán củangười chuyên chở trước và khi bắt đầu hành trìnhmà không ràng buộc họ phải duy trì khả năng ấytrong suốt hành trình là một quy định không hợplý và bất lợi cho người thuê chuyên chở Cho nênđể phù hợp với thông lệ ngành Hàng hải và sựđòi hỏi tất yếu của loại hình vận chuyển đườngbiển thì tàu phải đủ khả năng đi biển trước, khibắt đầu và duy trì suốt hành trình, tức ngườichuyên chở tối thiểu là phải thể hiện sự tận tâm,tích cực của mình để duy trì tàu có khả năng đibiển suốt hành trình Hay nói cách khác quy địnhnày buộc người chuyên chở phải có những độngthái tích cực trong sự chuẩn bị, duy trì khả năng

đi biển của tàu và những ràng buộc này đối với

Trang 15

nhân sự của bên chuyên chở được thực hiện

nghiêm túc, chặt chẽ sẽ tạo được sự cân bằng

về quyền và nghĩa vụ với bên thuê chuyên chở

Thứ hai, luật cần quy định rõ ràng về mặt

câu chữ trách nhiệm của người chuyên chở đối

với việc chất xếp hàng hóa

Về giới hạn trách nhiệm:

Thứ nhất, là cơ sở để xác định giới hạn trách

nhiệm, ở khoản 1 căn cứ vào “ tính chất, giá trị

hàng hóa”, nhưng khoản 3 thì lại sử dụng thuật

ngữ “chủng loại, giá trị hàng hóa” Đây là sự

thay đổi về mặt từ ngữ so với Bộ luật Hàng hải

2005 nhưng lại thay đổi không triệt để Thiết

nghĩ nên có sự thống nhất trong cách sử dụng

thuật ngữ khi hoàn thiện pháp luật

Thứ hai, theo người viết mức giới hạn của

pháp luật hàng hải Việt Nam kế thừa quy địnhcủa Nghị định thư 1979 là 666,67SDR/kiện hay

2 SDR/kg hiện nay là thấp và cần được nânglên để tạo được niềm tin cho bên gửi hàng Trên đây là một vài ý kiến đề xuất củangười viết nhằm hoàn thiện hơn khung pháp lývề trách nhiệm người chuyên chở trong hợpđồng vận chuyển hàng hóa bằng chứng từ, vớimong muốn rằng pháp luật Hàng hải Việt Namphù hợp với thông lệ quốc tế khi mà thương mạihàng hóa và dịch vụ hàng hải nước ta đã vàđang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế n

tài liệu trÍCh DaÃn:

1 Điều 29 Công ước Hamburg 1978

2 Điều 170, Bộ luật Hàng hải 2015

3 Điều 150 Bộ luật Hàng hải 2015

4 Điều 3 Công ước Brussel 1924, Quy tắc Hague - Visby 1968

5 Điều 14 Công ước Rotterdam 2009

6 Điều 174 Bộ luật Hàng hải 2015

7 Điều 151 Bộ luật Hàng hải 2015

8 Điều 23 Công ước Rotterdam 2009

9 Điều 59, Công ước Rotterdam 2009

10 Hoàng Văn Châu (2015), Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và vấn đề gia nhập của Việt Nam, NXB Lao động, tr.12 - 20.

tài liệu tham Khảo:

1 Bộ luật Hàng hải năm 2005.

2 By Nirmala, terdam-rules/

http://business-law.binus.ac.id/2017/11/30/update-of-national-progress-on-ratification-of-rot-3 Bộ luật Hàng hải 2005

4 Công ước quốc tế Brussels 1924 để thống nhất một số Quy tắc về vận đơn đường biển ngày 25 tháng 8 năm 1924.

5 Quy tắc Hague - Visby 1968 sửa đổi Công ước Brussels 1924.

6 Công ước Hamburg 1978 của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.

7 Công ước Rotterdam 2009 - Công ước Liên hiệp quốc về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển.

Trang 16

the Carrier's responsibility

in ContraCts for the Carriage of gooDs

by sea aCCorDing to DoCuments

Lecturer, School of Law, Can Tho University

abstraCt:

Vietnam has an important position in Asia - one of the regions with the most developed seafreight network in the world Furthermore, Vietnam has a coastline of 3,260 km and 39 seaportsstretching from the South to the North which facilitate the growth of the shipping industry As aresult, it is necessary to understand both domestic and international laws on contracts for thecarriage of goods by sea in order to ensure the economic benefits from shipping activities.According to the Maritime Code 2015 of Vietnam, there are two types of contract for thecarriage of goods by sea, namely contracts of affreightment and voyage charter This articlepresents and compares the important legal aspects of the carrier's responsibility in the contract ofcarriage according to provisions under the Maritime Code 2015 of Vietnam and internationalconventions The article also proposes solutions to improve the effectiveness of Vietnamesemaritime legal system

Keywords: Responsibilities of the carrier, the contract for the carriage of goods by sea

according to documents, carriers limitation of liability

8 Dương Văn Bạo (2011), “Những thay đổi căn bản của Công ước Rotterdam và hướng sửa đổi luật Hàng hải Việt Nam”, Tạp chí Khoa học công nghệ Hàng hải, số 25-1/2011.

9 Hoàng Văn Châu,(2015) Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và vấn đề gia nhập của Việt Nam, NXB Lao động.

10 Pieter.H.F Bekker and Daniel Ginzburg,(2010), “The Rotterdam Rules and Arbitration question and warning signs” Dispute Resolution journal.

11 Thomas G.Carver, (1982), Carvers Cariage by Sea, London, Steven & Son.

12 www.rotterdamrules.com

ngày nhận bài: 7/1/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 17/1/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 27/1/2019

Thông tin tác giả:

ths nguyeÃn thị hoa CúC

giảng viên Khoa luật - đại học Cần thơ

Trang 17

1 đặt vấn đề

Quan hệ kinh doanh dịch vụ logistics được xác

lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ

yếu là hợp đồng Đây cũng là cơ sở pháp lý để

giải quyết các tranh chấp nếu có phát sinh Một

hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ giúp cho doanh

nghiệp tránh được nhiều rủi ro, bất lợi trong quá

trình thực hiện Ở Việt Nam, các doanh nghiệp

chưa thực sự quan tâm đến việc soạn thảo hợp

đồng, trừ một vài doanh nghiệp lớn Hầu hết các

doanh nghiệp trước khi ký một hợp đồng nào đó

thường vào mạng internet tìm một vài hợp đồng

mẫu mà không biết rằng không có một hợp đồng

chuẩn mực nào cho mọi mối quan hệ trong kinh

doanh Vì thế khi tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp

gặp rất nhiều bất lợi do hợp đồng quy định không

đúng hoặc không đầy đủ, chưa kể đến việc đối tác

có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên còn lại

để đưa vào những điều khoản có lợi cho bên họ

mà bất lợi cho bên kia

Hiện nay, ở Việt Nam các quy định về hợp

đồng dịch vụ (HĐDV) logistics vẫn còn thiếu,

chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, các nghiên cứu về

HĐDV logistics chưa có Vì thế, trong nghiên cứudưới đây của mình, tác giả hy vọng đóng góp mộtphần nhỏ để làm cơ sở hoàn thiện các quy định vềHĐDV logistics và giúp cho doanh nghiệp quản trịhoạt động của mình tốt hơn

2 Khái niệm hợp đồng dịch vụ logistics

Trong cuốn sách “Global Logistics and SupplyChain Management” của nhóm tác giả JohnMangan, Chandra Lalwani, Tim Butcher andRouya Javadpour chỉ ra rằng: Những thập niêngần đây, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xuhướng thuê ngoài dịch vụ logistics (Outsourcing oflogistics services) của các công ty tăng nhanh Họtập trung vào các hoạt động cốt lõi và từ bỏ phươngthức giao nhận tự cung tự cấp (own-accounttransportation) mà chuyển giao việc này cho bênthứ 3 (third party transportation)1 Xu hướng mớinày làm tăng loại hình các công ty hoạt động dịchvụ như vậy và người ta gọi đó là các nhà cung cấpdịch vụ logistics- LSPs (logistics service providers).Cuốn sách nêu lên sự khác biệt giữa LSPs và3PLs 3PLs: Third party logistics companies (Cáccông ty dịch vụ logistics bên thứ 3), thậm chí cũng

một số vấn đề lý luận về hợp đồng DịCh vụ logistiCs

ở việt nam hiện nay

lĐào Thị Cấm

tóm tắt:

Bài viết đề cập đến những vấn đề chung của hợp đồng dịch vụ logistics, trong đó làm rõ kháiniệm, đặc điểm để làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định về hợp đồng dịch vụ logisticstrong hệ thống pháp luật Việt Nam

từ khóa: Hợp đồng dịch vụ logistics, hệ thống pháp luật, Việt Nam

Trang 18

có thể là 4PL, 5PL khi 3PL phát triển ở mức độ

cao hơn cùng với việc ứng dụng sự phát triển của

thương mại điện tử) Các công ty logistics 3PLs

giống như DHL, UPS, Kuehne+Nagels là những

công ty giao nhận cung cấp nhiều dịch vụ tích hợp

được gọi là công ty dịch vụ logistics bên thứ

3-3PL)

Sự khác biệt giữa LSPs và 3PLs: LSPs cung

cấp một hoặc nhiều các dịch vụ logistics LSPs có

thể là các hãng vận chuyển hoặc các công ty giao

nhận Khi các công ty này đảm nhận hoạt động

tích hợp nhiều dịch vụ trong chuỗi logistics thì

được gọi là 3PLs Như vậy, 3PLs là LSPs tích hợp

chuỗi logistics LSPs có thể là 1PL, 2PL, 3PL,

4PL, 5PL trong tổng thể ngành logistics

Chuỗi dịch vụ logistics bao gồm các hoạt động

dưới đây không giới hạn như: Vận tải, kho bãi,

nhận hàng và đóng gói, quản lý tồn kho, khai hải

quan, quản lý tài chính thương mại Hợp đồng

mà các công ty 3PL ký kết thực hiện các dịch vụ

logistics tích hợp đó gọi là HĐDV logistics

Trong một cuốn sách tựa đề The handbook of

Logistics Contract (Sổ tay hợp đồng logistics):,

Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006 có đoạn

viết: Về mặt khái niệm, có thể định nghĩa hợp

đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng dưới tên

một bên thứ ba, gọi là nhà cung cấp dịch vụ bên

thứ ba - 3PL, chịu trách nhiệm trước một bên khác

để cung cấp các dịch vụ logistics mà họ cần về

sau, đổi lại nhà cung cấp được trả những lợi ích

kinh tế khác Điều quan trọng để đưa ra định

nghĩa một cách rõ ràng như vậy vì sự đa dạng của

hoạt động này có thể bao gồm, giới hạn dịch vụ

của các nhà cung cấp dịch vụ này có thể được yêu

cầu và sẽ làm mất đi tính tự nhiên của cụm từ

“logistics”2

3PL - Third party logistics: Người cung cấp

dịch vụ sẽ thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện

các dịch vụ logistics cho từng bộ phận, 3PL gồm

nhiều các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ

việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông

tin… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng

của khách hàng

Theo pháp luật Việt Nam, tại điều 513 Bộ luật

Dân sự năm 2015: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa

thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ

thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bênsử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cungứng dịch vụ Đối tượng của hợp đồng dịch vụ làmột công việc cụ thể, không trái pháp luật và đạođức xã hội

Luật Thương mại năm 2005 quy định: Cungứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bêncung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụcho một bên khác và nhận thanh toán, bên sửdụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cungứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.Như vậy, HĐDV thể hiện tính thương mại rõ ràng.Cung ứng dịch vụ là hoạt động nhằm mục đíchsinh lời, bên cung ứng thực hiện việc cung ứng đểthu lợi nhuận và bên còn lại trả tiền

Như vậy, dưới góc độ pháp lý và căn cứ vàonhững quy định của pháp luật Việt Nam và nhữngnghiên cứu trên đây, tác giả khái quát định nghĩaHĐDV logistics như sau: HĐDV logistics là sựthỏa thuận giữa một bên cung cấp dịch vụ và mộtbên là khách hàng, theo đó bên cung cấp dịch vụcó nghĩa vụ thực hiện tích hợp một hoặc nhiềudịch vụ trong chuỗi cung ứng logistics bao gồmviệc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làmthủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấnkhách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giaohàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hànghóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanhtoán phí dịch vụ

Việc thành lập công ty 3PL là rất cần thiết,giống như một số nước khu vực là Singapore,Trung Quốc, Nhật Bản nhằm hỗ trợ cho các doanhnghiệp sản xuất Ở Việt Nam hiện nay có rấtnhiều doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ cần phảinhờ đến các 3PL làm việc với hãng vận tải Cáccông ty 3PL sẽ gom hàng từ nhiều đơn hàng nhỏthành đơn hàng lớn và làm việc với hãng tàu vậntải để lấy được giá tốt hơn cho đơn hàng đó Công

ty 3PL sẽ làm giảm được chi phí vận tải hơn chocác doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừavà nhỏ) Khi thuê doanh nghiệp 3PL thì các công

ty xuất nhập khẩu ủy quyền cho 3PL làm các khâutrong chuỗi logistics như vận chuyển, các thủ tụcthông quan, lưu kho, bãi, xin giấy phép xuất nhậpkhẩu, đóng thuế xuất nhập khẩu

Trang 19

3 đặc điểm cơ bản của hợp đồng dịch vụ

logistics

Thứ nhất: HĐDV logistics là hợp đồng song vụ,

hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù.

Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp

đồng song vụ có tính đền bù Đây là sự thỏa thuận

giữa hai bên chủ thể, là sự thống nhất ý chí được

thể hiện ra bên ngoài trên cơ sở bình đẳng về địa

vị pháp lý, tức là các bên có quyền ngang nhau

trong quá trình đàm phán đi đến thống nhất quyền

và nghĩa vụ của mình Bên cung ứng và bên sử

dụng dịch vụ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng

với nhau theo thỏa thuận Trường hợp một bên có

hành vi vi phạm nghĩa vụ, bên còn lại có quyền

hoãn thực hiện nghĩa vụ tương ứng Đặc trưng cơ

bản của hợp đồng song vụ là chủ thể này thực

hiện nghĩa vụ là cơ sở để chủ thể còn lại thực hiện

nghĩa vụ tương ứng đã thỏa thuận trong hợp đồng

Ví dụ, hợp đồng quy định bên A có nghĩa vụ vận

chuyển hàng cho bên B từ điểm X đến điểm Y do

bên B chỉ định Tại điểm Y, sau khi đã nhận hàng

đầy đủ, bên B phải trả tiền vận chuyển cho bên A

(nghĩa vụ của bên A đã hoàn thành làm phát sinh

nghĩa vụ tương ứng (nghĩa vụ trả tiền của bên B)

Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách

hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc

phức tạp

Tính đền bù trong HĐDV logistics được thể

hiện ở chỗ: Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền phí

dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ Phí dịch vụ do

các bên thỏa thuận trong hợp đồng Thời điểm trả

tiền dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng,

có thể là thanh toán tạm ứng trước, trả tiền ngay

sau khi bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ hoặc

sau 60 ngày kể từ ngày bên cung ứng hoàn thành

nghĩa vụ… Trường hợp bên sử dụng dịch vụ không

trả tiền dịch vụ được coi là vi phạm nghĩa vụ Khi

có vi phạm nghĩa vụ, bên sử dụng dịch vụ có thể

tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã vi phạm và/hoặc

bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp

đồng (thường là phạt lãi chậm thanh toán hoặc

bên cung ứng tạm dừng nghĩa vụ cung cấp dịch vụ

của mình) Ví dụ, hợp đồng quy định: Định kỳ 25

hàng tháng hai bên có nghĩa vụ lập bảng công nợ

trong tháng đó, bên cung cấp dịch vụ xuất hóa

đơn đỏ gửi cho bên sử dụng dịch vụ Sau thời hạn

60 ngày kể từ ngày hóa đơn, bên sử dụng dịch vụcó nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịchvụ Quá thời hạn này, bên cung cấp dịch vụ cóquyền dừng việc cung cấp dịch vụ, cụ thể là dừngviệc vận chuyển hàng, tạm giữ không giao hàng,tính lãi phạt số tiền chậm trả theo thỏa thuậntrong hợp đồng

Thứ hai: Chủ thể của hợp đồng.

Bên làm dịch vụ phải là doanh nghiệp, cònkhách hàng có thể là doanh nghiệp hoặc là cánhân Thương nhân kinh doanh dịch vụ logisticsbao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,hoạt động thương mại một cách độc lập, thườngxuyên và có đăng ký kinh doanh Hoạt độnglogistics là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, do đóthương nhân kinh doanh dịch vụ này, tùy từng loạidịch vụ sẽ có các điều kiện kinh doanh khác nhau

Ví dụ, thương nhân thành lập công ty đại lý hảiquan thì phải có chứng chỉ đại lý hải quan, thươngnhân kinh doanh dịch vụ kho bãi thì phải tuân thủcác điều kiện về kho bãi, thương nhân kinh doanhdịch vụ vận chuyển phải tuân thủ các quy định vềvận chuyển Thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics phải thỏa mãn một số điều kiện theo quyđịnh tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thihành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanhdịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối vớithương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Chủ thểcó thể một bên là pháp nhân nước ngoài trongtrường hợp bên thuê dịch vụ logistics sử dụng dịchvụ của các đối tác nước ngoài

Thứ ba: Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics.

Đối tượng của HĐDV logistics trước hết là mộtloại dịch vụ, mà dịch vụ là một sản phẩm vô hình,không tồn tại dưới dạng vật chất, khó xác địnhdịch vụ bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượnghóa Luật Thương mại không quy định về đốitượng dịch vụ mà tìm thấy trong Bộ luật Dân sự

2005, điều 519: Đối tượng của HĐDV là một côngviệc có thể thực hiện được, không thuộc danh mụcdịch vụ cấm kinh doanh

Đối tượng của HĐDV logistics là dịch vụ gắnliền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóanhư: tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng

Trang 20

hóa cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ

cần thiết để vận chuyển hàng hóa là các dịch vụ

được Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày

30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh

dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với

thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Thứ tư: Hình thức của hợp đồng dịch vụ

logistics.

Vì tính chất phức tạp của dịch vụ logistics mà

thực tế HĐDV logistics bắt buộc phải bằng văn

bản HĐDV logistics là một hợp đồng phức tạp

với một chuỗi các dịch vụ gắn liền với quyền lợi

và trách nhiệm của các bên, phí dịch vụ, thời

điểm dịch chuyển rủi ro, các trường hợp miễn

trách của người chuyên chở, các văn bản quy

phạm pháp luật có liên quan có quy định bắt buộc

hợp đồng phải được lập bằng văn bản Nếu không

tuân thủ điều kiện về hình thức này thì hợp đồng

có thể bị vô hiệu, hoặc khi có tranh chấp xảy ra

các bên không có căn cứ pháp lý để giải quyết

Thứ năm: Nội dung của hợp đồng dịch vụ

logistics.

HĐDV logistics là toàn bộ các điều khoản mà

các bên đã giao kết trên cơ sở tự nguyện, tự do ý

chí, dựa trên các quy định của pháp luật

LTM2005 không quy định cụ thể về các nội

dung chủ yếu của HĐDV logistics nhưng với tính

chất của hợp đồng dịch vụ thì HĐDV logistics có

các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng, phí dịch vụ,

điều khoản thanh toán, thời gian và địa điểm thực

hiện dịch vụ, quyền và nghĩa vụ các bên cung ứng

và bên sử dụng dịch vụ, kết quả của dịch vụ, chế

tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại, giới hạn

trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm

đối với người làm dịch vụ, chấm dứt hợp đồng

dịch vụ, các trường hợp bất khả kháng, cơ chế giải

quyết tranh chấp, hiệu lực của hợp đồng

4 Kết luận

HĐDV logistics là một công cụ, là cơ sở pháplý để các doanh nghiệp thực hiện và quản trị hoạtđộng kinh doanh của mình Thông qua hợp đồng,doanh nghiệp xác định được chi phí giá cả trongmột thời gian nhất định, tránh được những rủi rotiềm ẩn xảy ra tranh chấp trong tương lai

Các HĐDV logistics là các dịch vụ thuê ngoàibên thứ ba (third party outsourcing), tập trung giúpcông ty quản lý tài nguyên, tiết kiệm chi phí Nhữngcông ty thực hiện HĐDV logistics sẽ đảm nhiệm cáccông việc bao gồm lập kế hoạch cho chuỗi cungứng, thiết kế cơ sở vật chất cần thiết, nhập kho, vậnchuyển và phân phối hàng hóa, xử lý và quản lý đơnhàng, thậm chí có thể quản lý dịch vụ chăm sóckhách hàng Những ví dụ điển hình nhất về các công

ty thực hiện hợp đồng logistics có thể kể đến là:Kuehne + Nagel, Exel, Genco và DHL, BDShenker, Vinatrans, Germandept, Yusen , PTV,SDS logistics… Ở Việt Nam, thường gọi các công ty3PL là các forwader, là cách nói tắt của từ freightforwarder, dịch sang tiếng Việt có thể được hiểu làcông việc về nghề giao nhận vận tải (LTM năm

1997 gọi là dịch vụ giao nhận) 3PL được coi là phíatrung gian, chủ hàng hóa giao, nhận và gom nhữngloại hàng nhỏ thành số lượng lớn hơn, sau đó thuênhững hãng bên vận chuyển để chở tới nơi cần đến.Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản liênquan đến HĐDV logistics như khái niệm, đặc điểmhợp đồng này Còn rất nhiều vấn đề liên quan đếnnội dung và cấu trúc của hợp đồng, pháp luật vềHĐDV logistics ở Việt Nam Tuy nhiên, trong khuônkhổ bài viết, tác giả mới chỉ dừng lại ở những nộidung nêu trên và sẽ tiếp tục bàn luận sâu sắc hơn vềnhững nội dung còn bỏ ngỏ trong những bài viếtkhác, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng, cải tiếnhơn nữa cơ chế luật pháp cũng như việc thực hiện cóhiệu quả HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay n

tài liệu trÍCh DaÃn:

1 John Mangan, Chandra Lalwani, Tim Butcher and Rouya Javadpour, Global Logistics and Supply Chain Management, Second Edition, John Wiley & Sons, Ltd, page 154,155, 156.

Trang 21

some theoretiCal issues about Current logistiCs serviCe ContraCts

in vietnam

lDao Thi Cam

Department of Legal Affairs, Ministry of Industry and Trade

abstraCt:

This paper briefly studied about logistics services contracts and clearly identified thedefinition and the legal nature of logistics services contracts to finalize the regulations on logisticsservices contracts in the Vietnamese legal system

Keywords: Logistics services contract, legal system, Vietnam.

2 Conceptually, it can be defined as a contract under which one party, called the 3PL provider, undertakes before another to provide those services of a logistical nature that the latter needs, in exchange for payment of an economic consideration It is important to keep such a broad definition, due to multiplicity of operations that may be included, the range of merchandise for which the sevice may be required and the loose nature of the term “logistics” ifself (Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006, The handbook of Logistics Contract: A practical Guide to a Growing Field, Palgrave Macmillan 2006, page 14)

tài liệu tham Khảo:

1 Luật Thương mại năm 2005;

2 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

3 Bộ luật Dân sự năm 2015;

4 Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006, The handbook of Logistics Contract: A practical Guide to a Growing Field, Palgrave Macmillan 2006;

5 John Mangan, Chandra Lalwani, Tim Butcher and Rouya Javadpour, Global Logistics and Supply Chain Management, Second Edition, John Wiley & Sons, Ltd.

ngày nhận bài: 9/1/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 19/1/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 29/1/2019

Thông tin tác giả:

đào thị Cấm

vụ pháp chế - bộ Công thương

Trang 22

1 giới thiệu

1.1 Vai trò LP và QCĐ

Trong hơn 10 năm, từ khi gia nhập Cộng đồng

Kinh tế ASEAN vào năm 1995, và là thành viên

(TV) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

năm 2007, kinh tế Việt Nam đã duy trì tăng trưởng

với tốc độ cao và hướng tới mục tiêu hội nhập khu

vực và quốc tế mạnh mẽ Điều kiện cần để có thể

duy trì khả năng tăng trưởng bền vững của nền

kinh tế là năng lực quản trị của các doanh nghiệp,

khả năng kiểm soát rủi ro, an toàn vốn đầu tư,

tăng trưởng và phát triển bền vững (Gugler

(2001), Maher và Andersson (2002)), trong đó

bảo vệ QCĐ là nguyên tắc cơ bản và quan trọng

của QTCT và phát triển bền vững (Shleifer &

Vishny (1997), La Porta và ctg (1999, 2002)) Xâydựng cơ chế LP nhằm bảo vệ cổ đông (CĐ) tốtbao gồm xây dựng các cơ chế giúp bảo đảm cácquyền cơ bản của CĐ được tôn trọng, giúp CĐphát huy được năng lực giám sát và ra quyết địnhđối với các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp,đảm bảo đối xử công bằng với CĐ nhỏ, ngăn ngừacác giao dịch (GD) xung đột lợi ích, thông qua đótăng cường niềm tin nơi CĐ

Tuy nhiên, trên thực tế, năng lực QTCT tại cácdoanh nghiệp Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chếvà vẫn còn khoảng cách so với một số nước kháctrong khu vực Có nhiều nguyên nhân giải thích chothực tế này, vì theo La Porta và ctg (1999, 2002),Clark (2007) trình độ phát triển QTCT là hệ quả

luật pháp bảo vệ quyền Cổ đông:

nhận Diện Cơ hội Cải thiện thúC đẩy hội nhập thị trường vốn

Khu vựC asean

lNguyễN Thu hiềN - DươNg huyềN PhươNg

- TrầN Duy ThaNh - Lại huy hùNg

tóm tắt:

Theo La Porta và ctg (1999), khuôn khổ luật pháp (LP) quốc gia là yếu tố quan trọng cho phépquyền cổ đông (QCĐ) được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của mâu thuẫn lợi ích giữanhà đầu tư, nhà quản lý và cổ đông lớn, từ đó ảnh hưởng lên cấu trúc sở hữu và khả năng huyđộng vốn của doanh nghiệp Nghiên cứu này có mục tiêu phân tích đánh giá mức độ hoàn chỉnhcủa qui định LP bảo vệ quyền cổ đông tại Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực ASEANtrong bối cảnh hội nhập khu vực về thị trường vốn Nghiên cứu nhận diện được những khoảngcách qui định pháp luật về bảo vệ quyền cổ đông và đề xuất các nội dung cải thiện khuôn khổ

LP bảo vệ quyền cổ đông tại Việt Nam

từ khóa: Quản trị công ty (QTCT), luật pháp, quyền cổ đông, OECD, thẻ điểm QTCT Asean.

Trang 23

của cơ chế quản trị bên ngoài và bên trong doanh

nghiệp Các cơ chế quản trị bên ngoài quan trọng

được chỉ ra gồm hệ thống qui định, luật pháp, thông

lệ QTCT của khu vực và thế giới, qui định LP của

quốc gia Để cải thiện QTCT, yêu cầu đặc biệt

quan trọng là một khuôn khổ LP thống nhất để

hướng dẫn và kiểm soát, đồng thời cần có chế tài

thực thi LP và quyền sở hữu minh bạch Báo cáo

của Ngân hàng Thế giới (WB, 2013) về QTCT tại

Việt Nam cho biết các qui định pháp luật liên quan

tới QTCT còn chưa thống nhất khiến người tham

gia thị trường khó nắm rõ để thực hiện các quy định

đầy đủ; CĐ khi tham gia đại hội đồng CĐ

(ĐHĐCĐ) chưa có khả năng phát huy tối đa QCĐ

vì thời gian thông báo trước khi họp tương đối ngắn,

nội dung họp được cung cấp chưa đầy đủ, cũng như

còn hạn chế các cơ hội đặt câu hỏi hoặc cơ hội thay

đổi chương trình nghị sự; các chính sách bảo vệ CĐ

nhỏ chưa rõ ràng, chưa có các qui định rõ ràng kiểm

soát xung đột lợi ích từ GD với bên liên quan

(GDBLQ) Những vấn đề này cho thấy được sự khó

khăn của các nhà đầu tư bên ngoài trong giám sát

cơ hội đầu tư của mình

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đã

tham gia cộng đồng kinh tế chung ASEAN như

những bước đi đầu tiên và vững chắc Việc xây

dựng khối kinh tế chung ASEAN đòi hỏi hội nhập

trên nhiều phương diện, bao gồm phương diện tài

chính, phát triển thị trường vốn, huy động vốn quốc

tế vào khu vực ASEAN nhằm thu hút vốn quốc tế

vào khu vực ASEAN Các quốc gia trong khu vực

ASEAN đã có các bước tiến trong việc thúc đẩy hội

nhập thị trường vốn, mà một trong các bước tiến là

hướng đến xây dựng các thông lệ QTCT trong khu

vực ASEAN (ACMF, 2015)

Mặc dù qui định LP mỗi quốc gia phụ thuộc rất

nhiều yếu tố khác nhau như nguồn gốc luật pháp,

văn hóa, các yếu tố thuộc về định chế, chính trị,

nhưng Siems (2008), Armour và ctg (2009) đã chỉ ra

rằng sự tương đồng về QCĐ ở các quốc gia không

phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc luật của các quốc

gia này mà phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của các

quốc gia trong việc tiếp thu các tiến bộ của thế giới

Cụ thể, Siems (2008) đã so sánh sự tương đồng và

khác biệt về các LDN của các quốc gia về khía

cạnh bảo vệ QCĐ trong thập niên 1995-2005 và tìm

ra được rằng QCĐ được cải thiện nhiều trong thời

gian vừa qua, và cải thiện được nhìn thấy rõ hơn ở

những nước phát triển so với những quốc gia đangphát triển Nghiên cứu này cũng so sánh sự tươngđồng và khác biệt về mức độ bảo vệ QCĐ giữa cácquốc gia có nguồn gốc thông luật (common law) vàhệ thống luật châu Âu lục địa (civil law) và tìm rarằng các quốc gia có nguồn gốc thông luật có mứcđộ bảo vệ QCĐ tương đồng nhau hơn Tuy nhiên,mức độ bảo vệ QCĐ ở các quốc gia hệ thống luậtchâu Âu lục địa thì ít tương đồng hơn Quan trọnghơn, nghiên cứu này chỉ ra rằng mức độ sẵn sàngcủa mỗi quốc gia trong việc tiếp thu các thông lệ tốtcó vai trò lớn trong việc cải thiện QCĐ

Do vậy để cải thiện khuôn khổ LP quốc giahướng đến hội nhập khu vực và quốc tế, việc xemxét đánh giá tính hoàn thiện của khung pháp luật vàthể chế của QTCT thông qua việc so sánh đối chiếuvới thông lệ khuôn khổ LP của khu vực nhằm nhậndiện các khoảng cách về bảo vệ QCĐ sẽ có ý nghĩaquan trọng thúc đẩy hội nhập và phát triển bền vững

1.2 Các nghiên cứu quốc tế và trong nước về tác động của lp đối với bảo vệ qCđ

Các nghiên cứu trên thế giới về khuôn khổ luậtbảo vệ QCĐ chỉ ra các khác biệt LP có ảnh hưởnglên đặc điểm sở hữu của các doanh nghiệp đạichúng tại các quốc gia Các nghiên cứu củaZingales (1995), La Porta và cộng sự (1999),Bebchuk (1999) giải thích lý do tại sao tồn tại sựkiểm soát tập trung ở những nước có bảo hộ QCĐyếu kém, và tại sao hình thức sở hữu kim tự tháp cóthể phổ biến (Wolfenzon, 1999) Ngoài ra, cácnghiên cứu khác như Bennedsen và Wolfenzon(2000) cho rằng cơ chế tăng cường kiểm soát vớinhiều CĐ lớn có thể hiệu quả trong các môi trườngcó chính sách bảo vệ QCĐ kém La Porta và ctg(2002) dẫn chứng sự phổ biến của CĐ sở hữu kiểmsoát dòng tiền ở các nước có chính sách bảo vệQCĐ còn nhiều lỗ hổng Tóm lại, các nghiên cứunày tập trung vào giải thích thực trạng bảo vệ QCĐcòn yếu kém bởi những đặc điểm của môi trườngpháp lý trong lĩnh vực QTCT dẫn đến việc ảnhhưởng lên đặc điểm sở hữu của các doanh nghiệp ởnhững thị trường này theo hướng tập trung sở hữu.Từ đó, La Porta và ctg (1999) chỉ ra cách tiếp cậnpháp lý là một phương pháp hiệu quả để đánh giávề QTCT và các chiến lược tiềm năng của cải cáchQTCT hơn là so sánh thông thường giữa các hệthống tài chính tập trung vào ngân hàng và thịtrường ở các quốc gia này

Trang 24

Trong nước, nghiên cứu của Phan (2016) nêu

lên những tiến bộ tích cực trong vấn đề bảo vệ lợi

ích của nhà đầu tư ở Việt Nam theo tinh thần

LDN (LDN) 2014 Nghiên cứu của WB với “Báo

cáo đánh giá QTCT của Việt Nam” được thực

hiện vào tháng 8/2013, đã cho thấy cái nhìn toàn

cảnh khuôn khổ LP QTCT đại chúng, đặc biệt đã

chỉ ra khung LP QTCT tại Việt Nam vẫn còn

nhiều lỗ hổng so với một số nước trong khu vực

Và gần đây, Le (2017) đã phân tích thực trạng

bảo vệ CĐ thiểu số ở Việt Nam dựa theo đánh

giá của WB và khuyến nghị một số thay đổi về

pháp lý hiện hành

Trong các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới

và trong nước, điểm chung cho thấy là các nghiên

cứu đều chỉ ra rằng các qui định LP có vai trò quan

trọng trong việc bảo vệ quyền lợi CĐ, trong khi đó

còn khá nhiều những điểm cần cải thiện trong các

qui định LP tại Việt Nam về khía cạnh bảo vệ QCĐ

bên cạnh các khía cạnh khác trong QTCT Các

nghiên cứu này nhìn chung đã có mục tiêu đánh

giá, phân tích, nhận diện những điểm mạnh và tồn

tại của khuôn khổ LP bảo vệ CĐ của Việt Nam, tuy

nhiên cơ sở phân tích chưa mang tính đối chiếu so

sánh với các khuôn khổ LP khác, do vậy các đề

xuất chưa mang tính quốc tế, là một yêu cầu quan

trọng về QTCT trong bối cảnh toàn cầu hoá của thị

trường vốn quốc tế

Với mục tiêu đánh giá mức độ đáp ứng của LP

trong bảo vệ QCĐ, nghiên cứu này thực hiện đánh

giá so sánh một cách có hệ thống các qui định pháp

lý về bảo vệ QCĐ của Việt Nam và các quốc gia

khu vực ASEAN theo các nguyên tắc QTCT của

OECD (OECD, 2014) Các kết quả đối chiếu so

sánh này cho phép nhận diện khoảng cách LP Việt

Nam và khu vực, từ đó làm cơ sở đề xuất cải thiện

khuôn khổ LP về bảo vệ QCĐ tại Việt Nam thúc

đẩy hội nhập khu vực

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân

tích, tổng hợp Cụ thể, tác giả tổng hợp cơ sở lý

thuyết về các quyền cơ bản của CĐ, đối chiếu các

chuẩn mực QTCT của OECD, từ đó xây dựng cơ

sở đánh giá mức độ đáp ứng qui định bảo vệ QCĐ

Tiếp theo, tác giả thu thập, tổng hợp các qui định

LP các quốc gia ASEAN có TTCK (TTCK) nơi có

số lượng đáng kể các DNNY bao gồm 6 quốc gia

là: Việt Nam, Malaysia, Singapore, Philippines,

Indonesia, Thailand, để đánh giá mức độ đáp ứngcủa các nước trong khu vực về khía cạnh bảo vệlợi ích cho CĐ

2 Các nguyên tắc bảo vệ qCđ và khuôn khổ

lp các quốc gia asean

2.1 Các nguyên tắc bảo vệ QCĐ

Các nguyên tắc bảo vệ QCĐ do OECD xâydựng có sự gắn kết chặt chẽ với các nghiên cứutrước đây và được trình bày tại Bảng 2 cột 2, baogồm các khía cạnh:

- Quyền cơ bản cần được bảo vệ bao gồmquyền: Nhận cổ tức, quyết định các vấn đề căn bảncủa công ty

- Biểu quyết hiệu quả: Được cung cấp đủ thôngtin, biên bản công bố ngày làm việc tiếp theo,quyền biểu quyết vắng mặt, quyền bổ sung nộidung cuộc họp, minh bạch trong kiểm đếm phiếuvới sự giám sát bên độc lập

Quyền thông qua thù lao HĐQT, đề cử bầu TVHĐQT

- Sáp nhập mua lại cần có tư vấn bên độc lập

- Đối xử bình đẳng giữa các CĐ: Kiểm soát GDnội gián: cấm TV HĐQT, nhân viên kiếm lợi từthông tin bí mật; người nội bộ phải báo cáo trongvòng 3 ngày làm việc các GD thực hiện; Kiểm soátGDBLQ: chính sách yêu cầu TV HĐQT và cán bộcấp cao công bố lợi ích liên quan trong các GD cóxung đột lợi ích, cần có tiểu ban trực tiếp kiểm soátcác GDBLQ trọng yếu để đánh giá GD đó có phụcvụ lợi ích tốt nhất cho cty hay không, TV HĐQTkhông tham gia họp các cuộc họp thông qua các

GD mà TV đó có liên quan; khoản vay cho TVHĐQT phải được thực hiện theo lãi suất thị trường,trên cơ sở các điều khoản hợp lý theo thị trường

2.2 Qui định LP bảo vệ QCĐ tại các quốc gia ASEAN

Trang 25

pháp lý cốt lõi, được bổ sung bởi các văn bản

không theo luật định như Sổ tay niêm yết của Sở

GD chứng khoán Singapore, bộ qui tắc QTCT

Singapore Các quyền này bao gồm quyền tham

dự và bỏ phiếu tại các cuộc họp chung, nhận các

thông tin tài liệu và báo cáo tài chính (BCTC) một

cách kịp thời, quyền được thông báo đầy đủ về

những thay đổi trong công ty hoặc hoạt động kinh

doanh của công ty mà có thể ảnh hưởng trọng yếu

đến giá hoặc giá trị cổ phần của công ty Điều

quan trọng là các công ty phải chủ động và cam

kết với CĐ một cách công bằng và minh bạch

Các công ty cần tạo thuận lợi cho việc thực hiện

quyền sở hữu của tất cả các CĐ Các công ty cần

đảm bảo rằng các CĐ có cơ hội tham gia hiệu quả

và biểu quyết tại các cuộc họp chung của các CĐ

CĐ được thông báo về các quy tắc, bao gồm các

thủ tục bỏ phiếu, các quy định, những thay đổi liên

quan tới buổi họp chung của các CĐ Đặc biệt,

công ty được khuyến khích có chính sách thanh

toán cổ tức và thông báo cho CĐ, trường hợp cổ

tức không được thanh toán, các công ty nên thông

tin cho CĐ biết rõ lý do của họ

* Malaysia

Với gần 1000 DNNY, Malaysia có một thị

trường vốn lớn đáng kể với giá trị vốn hóa 1,9 tỉ

ringgit Malaysia cuối năm 2017 Thị trường được

vận hành với khuôn khổ LP phát triển cũng như các

tổ chức định chế luật mạnh Cải cách QTCT đã

được xem là hoạt động ưu tiên từ sau khủng hoảng

tài chính 1997 và tiếp diễn liên tục, với những cải

cách đáng kể trong Luật công ty 1965 (CA), Luật

dịch vụ và thị trường vốn và các hướng dẫn QTCT

mới dành cho các công ty có vốn nhà nước và các

định chế tài chính, các cải thiện trong Quy chế

QTCT cho DNNY Ủy ban giám sát thực hành kiểm

toán (Audit Oversight Board) được thành lập, và

các chuẩn mực kế toán được áp dụng tiến đến áp

dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)

Sở GDCK Malaysia (Bursa) đã xây dựng tiêu

chuẩn niêm yết khá chặt chẽ cho hai TTCK gồm thị

trường chính và thị trường thay thế, nhằm phân loại

rủi ro để đa dạng hóa các công ty niêm yết, minh

bạch thị trường và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư

Các QCĐ cơ bản được quy định chặt chẽ, các

CĐ tự do GD cổ phiếu, tham gia các cuộc họp CĐ,

bao gồm cả ủy quyền và nhận được nhiều thông tin

từ các công ty niêm yết CĐ có quyền phê duyệt

chọn TV HĐQT, chính sách và mức cổ tức,GDBLQ và GD trọng yếu khác, tăng vốn và thayđổi đối với điều lệ công ty Theo quy định củaGDBLQ yêu cầu các CĐ có lợi ích liên quan thựchiện đánh giá độc lập của bên thứ ba và khôngtham gia bỏ phiếu cho GD đó CĐ sẽ thông qua cácbiện pháp chống thâu tóm cổ phần và nhận giáchào thầu từ nhà đầu tư có ý định mua từ 35% cổphần của công ty

* Thái Lan

Khủng hoảng năm 2008 khiến TTCK Thái Langiảm mạnh, mất gần một nửa giá trị vốn hóa thịtrường từ năm 2007 đến 2008 Tuy nhiên, đến năm

2010, TTCK đã xóa bỏ những khoản lỗ này và cógiá trị tăng lên đáng kể Sàn GD chứng khoán TháiLan (SET) vào cuối năm 2017 đã niêm yết 688công ty, trên hai sàn GD hiện tại của Thái Lan làSET cho doanh nghiệp lớn và MAI (Market ofAlternative Investment) cho các doanh nghiệp vừavà nhỏ, với giá trị vốn hóa 17,9 nghìn tỷ baht.QCĐ cơ bản được bảo hộ chặt chẽ ở Thái Lan

CĐ trong các công ty niêm yết có thể tự do GD cổphiếu của họ và có quyền truy cập vào hồ sơ lưugiữ CĐ an toàn thông qua Trung tâm lưu ký chứngkhoán Thái Lan (TSD) Theo Đạo LDN 1992(PLCA), CĐ có quyền nhận BCTC, điều lệ công

ty và danh sách CĐ Quy định của UBCK TháiLan (SEC) yêu cầu tiết lộ cho các CĐ thông tinkhác về quyền sở hữu và các loại cổ phần, cũngnhư theo Quy định niêm yết của SET yêu cầucông bố biên bản họp HĐCĐ thường niên (GMS).PLCA cũng trao cho các CĐ quyền phê duyệt bổnhiệm hoặc miễn nhiệm các TV HĐQT tại GMS,mặc dù việc miễn nhiệm yêu cầu sự chấp thuậncủa ba phần tư số CĐ tham dự có quyền biểuquyết Những thay đổi đối với điều lệ, quy địnhcủa công ty và vốn được ủy quyền yêu cầu sự tánthành của ba phần tư số cổ phiếu tham dự tạiĐHĐCĐ Theo PLCA, thông báo họp ĐHĐCĐthường niên phải được gửi cho các CĐ ít nhất 7ngày trước ngày họp Tuy nhiên, đối với một số

GD bất thường cần được phê duyệt thì phải đượcgửi tối thiểu 14 ngày trước ngày họp

* Philippines

TTCK Philippines đã trải qua một số cải cách vàphát triển từ những năm 1990, từ đó TTCKPhilippines đã trải qua một sự tăng trưởng phithường trong những năm qua, đến năm 2017

Trang 26

Philippines có 267 công ty niêm yết với tổng giá trị

vốn hóa là 17,58 ngàn tỉ peso Mặc dù đã phát triển

nhanh chóng qua các năm, PSE vẫn phải đối mặt

với nhiều thách thức như nhà đầu tư ít đa dạng,

thiếu cạnh tranh trên PSE cũng như lĩnh vực QTCT

và khung pháp lý còn nhiều lỗ hổng cho phát triển

ngành tài chính

Bảo vệ các QCĐ thiểu số đã được giải quyết

trong LDN (CC) và Luật Chứng Khoán (SRC)

thông qua một số điều khoản, chẳng hạn như quy

tắc chào thầu, quyền nhận thông tin, quyền bỏ

phiếu, quyền thẩm định, quy trình pháp lý để xử lý

vi phạm, và quyền khởi kiện của CĐ thiểu số hoặc

thay mặt nhóm CĐ, đại diện công ty vì quyền lợi

của mình hoặc của công ty CĐ thiểu số có thể bầu

đại diện của mình trong HĐQT thông qua bầu dồn

phiếu để bảo vệ lợi ích, hạn chế việc bị các CĐ lớn

lạm dụng QCĐ LDN (CC) và Luật Chứng Khoán

(SRC) sửa đổi đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn để

CĐ tiến hành cuộc họp thường niên Qui định

QTCT của UBCK (SEC) tăng cường bảo vệ quyền

của CĐ bằng cách quy định cho CĐ thiểu số có

quyền đề xuất họp và chương trình nghị sự cho

ĐHĐCĐ Việc mua lại quyền kiểm soát trong một

công ty đại chúng chỉ có thể được thực hiện thông

qua đấu thầu bắt buộc, luật đấu thầu bắt buộc áp

dụng cho hoạt động mua bán cổ phần của công ty

đại chúng từ 35% cổ phần trở lên, đồng thời công

bố việc tiếp quản, sáp nhập, hợp nhất được thực

hiện phải kịp thời cho SGDCK Phillippines (PSE)

* Indonesia

TTTC của Indonesia đã cho thấy sự hồi phục

đáng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào

những năm 1990 Quản lý tài chính thận trọng và

duy trì tăng cường các nhân tố cơ bản của nền kinh

tế đứng đằng sau tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của

Indonesia từ giữa những năm 2000 Trong khi đó,

chỉ số Jakarta Composite của Indonesia, bao gồm

tất cả các cổ phiếu niêm yết trên SGDCK

Indonesia và do đó có thể được coi là chỉ số chính

về hiệu suất TTTC ở Indonesia, đã tăng trưởng

đáng kể từ năm 1999 đến nay Chỉ số này đã đạt

mức thấp kỷ lục vào năm 1998 và mức cao kỷ lục

cuối năm 2017 với 566 công ty với tổng giá trị vốn

hóa 7 triệu tỉ rupiah Indonesia

Lộ trình phát triển QTCT được xây dựng trên cơ

sở và các nguyên tắc chính của OECD LDN xác

định quyền phổ quát cho CĐ phổ thông nói chung

và CĐ thiểu số nói riêng như sau: Mỗi CĐ có quyềntham dự ĐHĐCĐ và có quyền biểu quyết tươngứng số cổ phiếu nắm giữ CĐ có thể thông qua tạicuộc họp ĐHĐCĐ các vấn đề như: sửa đổi các điềukhoản của điều lệ công ty và được phê duyệt chấpthuận với ít nhất hai phần ba số cổ phần có quyềnbiểu quyết tham dự thông qua; phê duyệt việc sápnhập, hợp nhất, mua lại, phá sản, giải thể công ty,cũng như chuyển nhượng hoặc cầm cố tài sản củacông ty để bảo đảm khoản vay, chiếm hơn 50% tàisản ròng của công ty trong một hoặc nhiều các GDliên quan hoặc không liên quan, phải được sự chấpthuận của ĐHĐCĐ mà ít nhất ba phần tư số cổ phầncó quyền biểu quyết của công ty tham gia biểuquyết tán thành Hơn nữa, LDN cho phép điều lệcông ty yêu cầu mức phiếu biểu quyết tán thànhcao hơn luật quy định để phê chuẩn những vấn đềnày và bất kỳ vấn đề nào khác Mỗi CĐ có quyềnnộp đơn kiện công ty tại tòa án quận có liên quannếu CĐ bị lỗ do hành động của công ty bị coi làkhông công bằng và không hợp lý mà xuất phát từnghị quyết ĐHĐCĐ hoặc hành động của HĐQT vàBan Giám đốc; có quyền yêu cầu công ty mua lạicổ phần của mình với mức giá hợp lý trong trườnghợp các GD của công ty kể trên gây ra CĐ hoặccông ty phải chịu lỗ Đối với các công ty đại chúng,các luật và quy định của thị trường vốn hiện hànhcũng đưa ra một số điều khoản nhất định để bảo vệlợi ích của các CĐ thiểu số Khi mua lại một công

ty đại chúng, UBCK Indonesia (OJK) yêu cầu công

ty mua cổ phần thực hiện đấu thầu bắt buộc đối vớimọi CĐ Hơn nữa, các GD gây xung đột lợi ích phảiđược sự chấp thuận của các CĐ độc lập

* Việt Nam

TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh chínhthức vận hành ngày 20/07/2000 và TTGDCK HàNội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005 Từđó đến nay là giai đoạn phát triển mạnh mẽ củaTTCK, hàng trăm công ty đã niêm yết trên hai sàngiao dịch Khung pháp lý và các quy định cũng đãđược cải thiện theo từng giai đoạn, UBCKNN trựcthuộc Bộ Tài chính, ban hành và sửa đổi dần Quychế QTCT với nỗ lực từng bước tiệm cận với cácthông lệ tốt trên thế giới Tổng Công ty Đầu tư vàKinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hỗ trợ cải thiệnQTCT tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phầnhóa, đặc biệt các doanh nghiệp có nguồn gốc tưnhân cũng không ngừng nâng cao thực hành về

Trang 27

QTCT, cải thiện tính minh bạch và tính chuyên

nghiệp của HĐQT

Trên hết là khung pháp lý QTCT liên quan đến

bảo vệ QCĐ ngày càng chặt chẽ hơn và đạt một số

tiến bộ tích cực trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp

2014 (LDN), LCK 2006 sửa đổi năm 2010, Thông

tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông

tin trên TTCK, và gần đây là Nghị định số

71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về QTCT áp dụng đối

với công ty đại chúng, và Thông tư số

95/2017/TT-BTC chú trọng công bố thông tin, nâng cao tính

minh bạch của TTCK Bên cạnh đó, việc ban hành

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị

định số 108/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ra

đời đã tăng cường việc giám sát thực thi, góp phần

tạo nên một thị trường minh bạch, công khai hơn

3 Kết quả nghiên cứu

Theo kết quả từ những nghiên cứu trước, QTCT

được tin là chịu ảnh hưởng của hệ thống luật pháp,

nguồn gốc luật (La Porta và ctg, 1999), nhưng trong

bối cảnh các TTCK của khu vực ASEAN đã hội

nhập theo cam kết giữa các quốc gia, hướng tới mục

tiêu tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư và tự do

lưu chuyển vốn tiến tới hội nhập TTTC để việc đầu

tư, rút vốn, liên thông vốn giữa các TTCK thuận lợi

và dễ dàng, thì lúc này để thu hút được vốn đầu tư

thứ cấp qua TTCK, các quy định LP về QCĐ đóng

vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi CĐ và

quyết định đầu tư của CĐ Đây cũng là cơ sở để

thực hiện so sánh các văn bản luật ở các quốc giaquy định các chuẩn mực QCĐ theo các nguyên tắcQTCT được công nhận chung trên thế giới

Các qui định bảo vệ QCĐ tại các quốc gia đượcqui định lại LDN, LCK, các qui định về QTCT, cácqui định về niêm yết cổ phiếu trên các sở GD chứngkhoán Các qui định pháp luật bảo vệ QCĐ ở cácquốc gia ASEAN được trình bày tại Bảng 1

Khuôn khổ qui định chung về bảo vệ QCĐ đượcxây dựng và hệ thống hóa khá tương đồng giữa cácquốc gia ASEAN, trong đó LDN các quốc gia quiđịnh phạm vi quyền hạn cơ bản của CĐ, các Quichế QTCT qui định vai trò trách nhiệm của HĐQT,BKS trong việc giám sát, theo dõi ban điều hành,đảm bảo thực thi bảo vệ QCĐ, công bố thông tin, tổchức đại hội CĐ được thực hiện đúng theo luật định;các Qui định niêm yết của các SGDCK ban hành cómục tiêu tăng cường giám sát công bố thông tin,giám sát GD các bên liên quan, giám sát công bốthông tin đại hội CĐ… bên cạnh những tương đồngvề các luật được ban hành, các điều khoản cụ thểtrong từng văn bản luật về các khía cạnh QCĐ củatừng quốc gia có sự khác biệt nhất định Nghiên cứusự khác biệt này cho phép nhận diện các khe hởtrong các qui định bảo vệ QCĐ ở từng quốc gia.Bảng 2 trình bày các nguyên tắc bảo vệ QCĐ, các

cơ sở lý thuyết có liên quan và kết quả so sánh đốichiếu các qui định cụ thể của các quốc gia, từ đólàm cơ sở nhận diện các khía cạnh cần cải thiện vềkhía cạnh bảo vệ QCĐ

Luật DN (CA CompaniesAct)Luật Dịch vụthị trường vốn(CMSA -Capital MarketServices Act)Luật thâu tómsáp nhập)

Luật Công ty đại chúng (PLCA Public limited Company ActB.E.2535)

Luật Chứng khoán (SEA Securities and Exchange Act)Qui định niêm yết của SGDCK(RB – Rules of Book of SET)Qui chế hội đồng giám sát thịtrường vốn (NCMSB –Notification of the CapitalMarket Supervisory Board)Qui chế văn phòng UBCK(NCSEC - Notification of theOffice of SEC)

Luật DN (CA Companies Act)Luật Chứng khoánvà sản phẩm pháisinh tương lai (SFA

Securities andFutures Act)Qui định niêm yếtSGDCK (LR -Listing Rules of theSGX)

Bảng 1 Các qui định bảo vệ QCĐ tại các quốc gia aSeaN

Trang 32

Kết quả so sánh đối chiếu ở Bảng 2 cho thấy hầu hết các quyền

cơ bản của CĐ đều được quy định khá rõ ở các văn bản luật và quyđịnh bắt buộc và không bắt buộc ở các nước, ngoại trừ một số vấnđề như:

- Về thời hạn chi trả cổ tức mà chỉ 2 nước có dẫn chứng quyđịnh phù hợp: Thái Lan có quy định rõ việc chi trả cổ tức trongvòng 1 tháng từ ngày Nghị Quyết ĐHĐCĐ hoặc từ ngày họpHĐQT; và Quy định của cơ quan dịch vụ tài chính Indonesia yêucầu công ty đại chúng phải trả cổ tức không trễ hơn 30 ngày saungày thông báo trong nghị quyết ĐHĐCĐ Trong khi đó, pháp luậtViệt Nam quy định bất lợi cho CĐ Cụ thể pháp luật Việt Nam quiđịnh thời hạn dài hơn cho phép thời hạn chi trả cổ tức lên tới 06tháng kể từ ngày kết thúc họp ĐHĐCĐ thường niên

- Về tiêu chí “CĐ có quyền thông qua thù lao cho TV HĐQTkhông điều hành” thì riêng Thái Lan lại không đề cập đến quyđịnh; còn Philippines không nêu rõ CĐ không có quyền kiểm soátđược quyền đề cử TV HĐQT và yêu cầu có một tiểu ban bao gồmcác TVĐL rà soát các GDBLQ trọng yếu để xác định GD đó cóphục vụ lợi ích tốt nhất cho công ty và CĐ hay không

- Về qui định ngăn ngừa mâu thuẫn lợi ích, duy nhất Indonesia

ko đề cập tới chính sách hoặc quy định cấm các TV HĐQT vànhân viên không được kiếm lợi từ những thông tin không đượccông bố ra bên ngoài, cũng như chính sách về khoản vay cho các

TV HĐQT, trong đó quy định cấm hoạt động này hoặc đảm bảorằng khoản vay được thực hiện trên cơ sở GD hợp lý theo lãi suấtthị trường;

- Về nội dung cho phép biểu quyết vắng mặt dường như khôngcó quy định rõ khi xét các văn bản luật, quy định hiện hành đượccung cấp từ phía Singapore

- Về trường hợp sáp nhập, mua lại, thâu tóm cần được CĐthông qua, đòi hỏi HĐQT cần bổ nhiệm một bên độc lập đánh giásự hợp lý của giá GD đó thì các thị trường như Việt Nam,Indonesia và Philippines có sự yếu kém hơn so với 3 thị trườngphát triển còn lại khi còn thiếu vắng cơ chế pháp lý chặt chẽ vềyêu cầu này

- Về việc bổ nhiệm một bên độc lập để thực hiện quy trìnhbiểu quyết hiệu quả và thẩm định phiếu bầu tại ĐHĐCĐ thì tất cảcác nước chưa đáp ứng được yêu cầu này

Trong các so sánh trên, đặc biệt phải kể đến các mặt tích cựccủa Việt Nam khi xét kết quả cho thấy cơ chế pháp lý của ViệtNam có một số quy định chặt chẽ tương đương với các thị trườngphát triển trong nhóm như có nêu rõ điều kiện để CĐ có quyền bổsung nội dung vào chương trình họp ĐHĐCĐ; qui định tính số biểuquyết theo số phiếu của CĐ đối với mọi nghị quyết tại ĐHĐCĐ;quy định thời hạn công bố thông tin cụ thể từng trường hợp, ví dụyêu cầu công bố tất cả nghị quyết trong ĐHĐCĐ vào ngày làmviệc tiếp theo; hay có qui định TV HĐQT được yêu cầu phải báocáo GD cổ phiếu công ty trong vòng 3 ngày làm việc

Trang 33

4 Kết luận

Bảo vệ QCĐ là nguyên tắc cơ bản và quan

trọng của QTCT và phát triển bền vững (Shleifer

& Vishny (1997), La Porta và ctg (1999, 2002))

cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế một quốc

gia Xây dựng cơ chế LP nhằm bảo vệ CĐ tốt bao

gồm xây dựng các cơ chế giúp bảo đảm các quyền

cơ bản của CĐ được tôn trọng, giúp CĐ phát huy

được năng lực giám sát và ra quyết định đối với

các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp, đảm bảo

đối xử công bằng với CĐ nhỏ, ngăn ngừa các GD

xung đột lợi ích, thông qua đó tăng cường niềm tin

nơi CĐ

Kết quả phân tích so sánh trong nghiên cứu này

thể hiện những điểm tiến bộ của các quy định về

QTCT Việt Nam tới thời điểm hiện nay so với các

nước trong khu vực ASEAN Bên cạnh đó, những

kết quả trên giúp nhận diện một số điểm cần cải

thiện trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam như

công ty cần nêu rõ chi tiết chính sách cổ tức và rút

ngắn thời hạn thanh toán cổ tức; công tác chuẩn bị

và tiến hành ĐHĐCĐ thường niên cần đảm bảo

được vai trò cầu nối giữa nhà đầu tư cá nhân và

công ty trong đó cần qui định tài liệu họp phải cung

cấp đầy đủ thông tin về mục đích và lý do cho từng

mục nội dung trong chương trình họp ĐHĐCĐ,

cũng như yêu cầu công bố cách thức biểu quyết và

thủ tục kiểm phiếu trước khi ĐHĐCĐ bắt đầu, và

cần qui định rõ hơn về việc CĐ có cơ hội đặt câu

hỏi hoặc vấn đề trong năm qua, cùng qui định rõ

việc ghi nhận một cách chi tiết các nội dung câu hỏi

và câu trả lời trong biên bản họp nhằm bảo đảmcung cấp đủ thông tin cho các CĐ không có điềukiện đến tham dự đại hội Trong các trường hợp sápnhập, mua lại và/hoặc thâu tóm cần được CĐ thôngqua, cần bổ sung qui định yêu cầu HĐQT cần bổnhiệm một bên độc lập đánh giá sự hợp lý và về giá

GD đó Thêm nữa cần chú trọng việc bổ nhiệm mộtbên độc lập để thực hiện quy trình biểu quyết hiệuquả và thẩm định phiếu bầu tại ĐHĐCĐ Về cơ chếpháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của CĐ thiểusố, ngăn ngừa xung đột lợi ích bằng việc bổ sungthêm qui định đối với các cuộc họp TV HĐQT vềcác GD có xung đột lợi ích thì TV có xung đột lợiích không được tham gia dự họp thảo luận và biểuquyết các GD này, và yêu cầu có một tiểu ban baogồm các TV độc lập rà soát các GDBLQ trọng yếuđể xác định GD đó có phục vụ lợi ích tốt nhất chocông ty và CĐ hay không

Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy để bảovệ QCĐ và phát triển thị trường vốn chung ASEANcần có những quy định LP tương đồng, chặt chẽcung cấp thông tin cho nhà đầu tư về các khía cạnhQTCT, trong đó đặc biệt quan trọng là khía cạnhbảo vệ QCĐ Do vậy, cải thiện pháp luật về QTCTvà QCĐ là một quá trình dài hơi, đòi hỏi nỗ lực phốihợp chặt chẽ giữa cơ chế pháp lý, khung quản trịQTCT kết hợp với việc thanh tra, giám sát thực thicủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả chếtài xử lý nghiêm khắc với những trường hợp viphạm quy định về QTCT và QCĐ từ phía cơ quanquản lý, giám sát thị trường n

Lời cảm ơn:

Nhóm nghiên cứu chân thành cám ơn sự tài trợ của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

cho nghiên cứu này trong khuôn khổ Đề tài mã số B2017-20-05.

tài liệu tham Khảo:

1 ADB, ACMF, 2015 Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN 2015 (truy cập tại: https://www.adb.org/sites/default/ files/publication/375481/asean-cgscorecard-2015.pdf)

2 Aggarwal, R., Saffi, P A., & Sturgess, J (2015) The role of institutional investors in voting: Evidence from the securities lending market The Journal of finance, 70(5), 2309-2346.

3 Armour, J., Deakin, S., Sarkar, P., Siems, M., & Singh, A (2009) Shareholder protection and stock market development: an empirical test of the legal origins hypothesis Journal of Empirical Legal Studies, 6(2), 343-380.

Trang 34

4 Bebchuk, L A (1999) A rent-protection theory of corporate ownership and control (No w7203) National Bureau of Economic Research.

5 Bennedsen, M., & Wolfenzon, D (2000) The balance of power in closely held corporations Journal of financial economics, 58(1-2), 113-139.

6 Bhagat, S., Brickley, J.A., 1984 Cumulative voting: The value of minority shareholder voting rights Journal of Law and Economics 27, 339–365

7 Brickley, J A (1986) Interpreting common stock returns around proxy statement disclosures and annual shareholder meetings Journal of Financial and Quantitative Analysis, 21(3), 343-349.

8 Burkart, M., & Panunzi, F (2006) Agency conflicts, ownership concentration, and legal shareholder protection Journal of Financial intermediation, 15(1), 1-31.

9 Chen, Y., Li, W., & Lin, K J (2015) Cumulative Voting: Investor Protection or Antitakeover? Evidence from Family Firms in China Corporate Governance: An International Review, 23(3), 234-248.

10 Cheung, Y.L., Rau, R., Stouraitis, A., 2006 Tunneling, propping, and expropriation: Evidence from connected party transactions in Hong Kong Journal of Financial Economics 82, 343–386.

11 Claessens, S., Djankov, S., Fan, J., Lang, L.H.P., 2002 Disentangling the incentive and entrenchment effects

of large shareholdings Journal of Finance 57, 2741–2771.

12 Clarke, T (2007) International corporate governance: A comparative approach Routledge.

13 Collin-Dufresne, P., & Fos, V (2015) Do prices reveal the presence of informed trading? The Journal of Finance, 70(4), 1555-1582.

14 Connelly, J T., Limpaphayom, P., & Nagarajan, N J (2012) Form versus substance: The effect of ownership structure and corporate governance on firm value in Thailand Journal of Banking & Finance, 36(6), 1722-1743.

15 Easterbrook, F.H., 1984 Two agency-cost explanations of dividends The American Economic Review 74, 650-659

16 Fama, E., Jensen, M.E., 1983 Separation of ownership and control The Journal of Law and Economics 26, 301-325

17 Friedman, E., Johnson, S., Mitton, T., 2003 Propping and tunneling Journal of Comparative Economics 31, 732-750.

18 Gillian, S.L., Starks, L.T., 2000 Corporate governance proposals and shareholder activism: The role of institutional investors Journal of Financial Economics 57, 275–305.

19 Givoly, D., Palmon, D., 1985 Insider trading and the exploitation of inside information: Some empirical evidence Journal of Business 58, 69-87

20 Gordon, L.A., Pound, J., 1993 Information, ownership structure, and shareholder voting: Evidence from shareholder-sponsored corporate governance proposals Journal of Finance 48, 697–718.

21 Grossman, S J., & Hart, O D (1988) One share-one vote and the market for corporate control Journal of financial economics, 20, 175-202.

22 Gugler, K (Ed.) (2001) Corporate governance and economic performance Oxford University Press on Demand.

23 Harris, M., & Raviv, A (1988) Corporate governance: Voting rights and majority rules Journal of financial economics, 20, 203-235.

24 He, W., Ng, L., Zaiats, N., & Zhang, B (2017) Dividend policy and earnings management across countries Journal of Corporate Finance, 42, 267-286.

25 Iliev, P., Lins, K V., Miller, D P., & Roth, L (2015) Shareholder voting and corporate governance around the world The Review of Financial Studies, 28(8), 2167-2202.

26 Jensen, M.C., 1986 Agency costs of free cash flow, corporate finance, and takeovers American Economic Review 76, 323-329.

Trang 35

27 Jiang, G., Lee, C M., & Yue, H (2010) Tunneling through intercorporate loans: The China experience Journal of Financial Economics, 98(1), 1-20.

28 Johnson, S., La Porta, R., Lopez-de-Silanes, F., Shleifer, A., 2000 Tunneling American Economic Review 90, 22–27.

29 Karpoff, J.M., Malatesta, P.H., Walkling, R.A., 1996 Corporate governance and shareholder initiatives: Empirical evidence Journal of Financial Economics 42, 365–395.

30 La Porta, R., Lopez-deSilanes, F., Shleifer, A., & Vishny, R W (1999) Investor protection: Origins, consequences, and reform (No w7428) National Bureau of Economic Research.

31 La Porta, R., Lopez-de-Silanes, F., Shleifer, A., & Vishny, R (2002) Investor protection and corporate valuation The journal of finance, 57(3), 1147-1170.

32 Lafarre, A (2017) The AGM in Europe: Theory and Practice of Shareholder Behaviour Emerald Publishing Limited.

33 Levit, D (2017) Advising shareholders in takeovers Journal of Financial Economics, 126(3), 614-634.

34 Lê, Thị Xuân Huế (2017), Bảo vệ CĐ thiểu số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Kinh tế và Dự báo, tháng 8/2017

35 Maher, M., & Andersson, T (2002) Corporate governance: Effects on firm performance and economic growth Convergence and Diversity in Corporate Governance Regimes and Capital Markets, Oxford University Press, Oxford, 386-420.

36 Mallin, C (2001) Institutional investors and voting practices: An international comparison Corporate Governance: An International Review, 9(2), 118-126.

37 Meulbroek, L K (1992) An empirical analysis of illegal insider trading The Journal of Finance, 47(5), 1661-1699.

38 Moortgat, L., Annaert, J., & Deloof, M (2017) Investor protection, taxation and dividend policy: Long-run evidence, 1838–2012 Journal of Banking & Finance, 85, 113-131.

39 Nenova, T (2003) The value of corporate voting rights and control: A cross-country analysis Journal of Financial Economics, 68(3), 325-351.

40 Phan, Hoàng Ngọc (2016) – Bảo vệ quyền lợi của CĐ, đáp ứng thông lệ và chuẩn mực quốc tế về QTCT, Tạp chí Tài Chính, tháng 12/2016.

41 Pound, J (1991) Proxy voting and the SEC: Investor protection versus market efficiency Journal of Financial Economics, 29(2), 241-285.

42 Ryngaert, M., & Thomas, S (2012) Not all related party transactions (RPTs) are the same: Ex ante versus ex post RPTs Journal of Accounting Research, 50(3), 845-882.

43 Scharfstein, D (1988) The disciplinary role of takeovers The Review of Economic Studies, 55(2), 185-199.

44 Shleifer, A., Vishny, R.W., 1986 Large shareholders and corporate control The Journal of Political Economy

94, 461-488

45 Shleifer, A., & Vishny, R W (1997) A survey of corporate governance The journal of finance, 52(2), 783.

737-46 Siems, M M (2008) Shareholder protection around the world (Leximetric II) Del J Corp L., 33, 111.

47 Zingales, L (1995) Insider ownership and the decision to go public The review of economic studies, 62(3), 425-448.

48 Wolfenzon, D (1999) A theory of pyramidal ownership Unpublished working paper Harvard University Press: Cambridge, MA.

49 World Bank, 2013 Báo cáo về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực (ROSCs) của Việt Nam.

Trang 36

laws on shareholDer proteCtion:

iDentifying opportunities to promote the Capital marKet integration in asean region

lNguyeN Thu hieN

lDuoNg huyeN PhuoNg

lTraN Duy ThaNh

lLai huy huNg

Ho Chi Minh City University of Technology

abstraCt:

La Porta et al (1999) found that the national legal framework is an important factor thatprotects rights of shareholders from negative impacts related to conflicts of interest amonginvestors, managers and major shareholders In addition, rights of shareholders also impact onfirms’ ownership structure and ability to raise funds This study was carried out to assess thecompletion of Vietnam’s legel framework on protecting rights of shareholders in comparisonwith other ASEAN member states in the context of Vietnam’s capital market integration Thisstudy found that there are gaps of regulatory settings in protecting rights of shareholders andproposed solutions to improve the effectiveness of Vietnam’s legel framework on protectingrights of shareholders

Keywords: Corporate governance, law, rights of shareholders, OECD, ASEAN Corporate

governance scorecard

ngày nhận bài: 8/1/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 18/1/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 28/1/2019

Thông tin tác giả:

nguyeÃn thu hiền

Dương huyền phương

trần Duy thanh

lại huy hùng

trường đại học bách khoa thành phố hồ Chí minh

Trang 37

1 Các hành vi chủ yếu sử dụng công nghệ cao

để phạm tội trong lĩnh vực công chứng, chứng

thực

1.1 Khái quát về tội phạm sử dụng công nghệ

cao

Khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao

chưa được quy định chính thức, đầy đủ trong văn

bản quy phạm pháp luật nào Tác giả bài viết đồng

tình với quan điểm của học giả Hoàng Việt Quỳnh

về khái niệm này Theo đó: “Tội phạm sử dụng

công nghệ cao là tội phạm sử dụng tri thức, kỹ

năng, công cụ, phương tiện công nghệ ở trình độ

cao tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu,

tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ

thống mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số,

xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn

hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp

pháp của các tổ chức, cá nhân”

Với quan điểm như trên, bản chất của tội phạm

có sử dụng công nghệ cao được xác định như sau:

- Tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm

vào trật tự an toàn thông tin, tác động trực tiếp đến

3 thuộc tính của an toàn thông tin đó là tính bảo

mật, tính toàn vệ, tính khả dụng

- Tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là

những hành vi được xác định là tội phạm theo quyđịnh của Bộ luật Hình sự

- Tội phạm sử dụng công nghệ cao được thựchiện bằng việc sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ,phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao

- Tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể đượcthực hiện bởi bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệmhình sự theo quy định của luật hình sự Người đó cótri thức và kỹ năng cần thiết

- Tội phạm sử dụng công nghệ cao được thựchiện bởi lỗi cố ý

1.2 Sử dụng công nghệ cao để phạm tội trong lĩnh vực công chứng, chứng thực

Thứ nhất, công chứng, chứng thực là gì?

Hoạt động CT, CT là hai hoạt động khác nhauđược quy định cụ thể trong các văn bản luật Cụthể, hoạt động công chứng là “việc công chứngviên của một tổ chức hành nghề công chứng chứngnhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giaodịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợpđồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, khôngtrái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bảntừ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếngnước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bảndịch) mà theo quy định của pháp luật phải công

tội phạm sử Dụng Công nghệ Cao trong lĨnh vựC

Công Chứng, Chứng thựC

lLưu TrầN PhươNg Thảo

tóm tắt:

Trong thời gian qua, nhiều chủ thể đã thực hiện các hành vi tội phạm với các thủ đoạn tinh

vi trong lĩnh vực công chứng, chứng thực (CT, CT) Điều đó gây hoang mang cho cả người dânvà các cơ quan chức năng Bài viết đặt ra vấn đề để phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm sử dụngcông nghệ cao trong lĩnh vực công chứng, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

từ khóa: Tội phạm sử dụng công nghệ cao, công chứng, chứng thực.

Trang 38

chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu

công chứng” (Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng

năm 2014)

Khái niệm chứng thực được quy định như sau:

“Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan,

tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định

này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là

đúng với bản chính; Chứng thực hợp đồng, giao

dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định

tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm

giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân

sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của

các bên tham gia hợp đồng, giao dịch…” (Điều 2

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của

Chính phủ)

Thứ hai, hành vi cụ thể của người phạm tội được

mô tả:

Thứ nhất: Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy

tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức là hành vi

của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ

đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những

phương pháp nhất định (trong đó có phương pháp

sử dụng công nghệ cao) để làm và coi nó như thật

Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ

từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…)

Hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người

không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu,

các giấy tờ giả của một cơ quan Nhà nước, tổ chức

nhất định (kể cả cơ quan Nhà nước hay tổ chức đó

không có thật hoặc đã bị giải thể) Điều luật không

yêu cầu việc “làm” giả này phải nhằm sử dụng

hoặc đã sử dụng vào mục đích gì

Thứ hai: Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ

giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối

cơ quan, tổ chức hoặc công dân Đây là trường hợp

người phạm tội không có hành vi “làm” giả các

đối tượng trên nhưng đã có hành vi “sử dụng”

chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc

công dân “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm

tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ

quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho

các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật Ví

dụ: Sử dụng bằng tốt nghiệp giả để đi xin việc,

được bổ nhiệm, được tăng lương

Thứ ba, tùy từng trường hợp mà tội phạm sử

dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CT, CT sẽ bị

truy cứu trách nhiệm pháp lý về các tội danh khác

nhau và hình phạt khác nhau

Một là, hành vi giả mạo chữ ký gây nguy hiểm

cho xã hội nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cóthể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tộidanh tương ứng sau đây:

- Nếu người giả mạo chữ ký thực hiện các giaodịch nhằm chiếm đoạt tài sản; di sản thừa kế; thựchiện các hợp đồng mua bán, tặng cho một cáchgian dối, chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặcbên thứ ba thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người kháctheo Điều 74 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi,bổ sung năm 2017)

- Nếu một người có chức vụ và quyền hạn lợidụng chức vụ và quyền hạn giả mạo chữ ký thì truycứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong côngtác theo Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửađổi, bổ sung năm 2017)

Hai là, đối với hành vi làm giả con dấu, giấy tờ

bị truy cứu theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm

2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội làm giảcon dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụngcon dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức Nếuhành vi “lừa dối” đã đủ yếu tố cấu thành tội lừađảo chiếm đoạt tài sản thì phải bị truy cứu tráchnhiệm hình sự thêm về tội phạm này

2 những khó khăn trong việc phát hiện, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực Ct, Ct

Thứ nhất, hành vi phạm tội với nhiều thủ đoạn

tinh vi

Ví dụ các trường hợp phạm tội tinh vi: Cán bộngân hàng giả mạo chứng từ chiếm đoạt tiền củangân hàng Đặc biệt trong các giấy tờ này đều thểhiện có thể hiện chữ ký giả mạo các thành viên sởhữu thửa đất của gia đình, trên hợp đồng chuyểnnhượng cũng như một số giấy tờ khác như tờ khainộp thuế đất, biên bản kiểm tra và sơ đồ thửa đất Tất cả các hợp đồng mua bán này đều đã được cơquan chức năng xác nhận, đóng dấu (con dấu giả)để chiếm đoạt tài sản là bất động sản Khi chứngnhận các giao dịch công chứng viên không thể pháthiện được và có tranh chấp kiện tụng xảy ra Đểlàm rõ vụ việc, cơ quan điều tra phải trưng cầu giámđịnh tới phòng kỹ thuật hình sự bằng các phươngpháp nghiệp vụ mới phát hiện được giấy tờ, hồ sơgiả mạo gây mất thời gian, tiền của cho công dân vàcác tổ chức hành nghề công chứng viên

Giả mạo chữ ký, chữ viết cũng xảy ra nhiều

Trang 39

ở các giao dịch liên quan đến ngân hàng như

chứng minh thư nhân dân, hồ sơ nhà đất, di chúc,

sổ tiết kiệm Các đối tượng trà trộn giấy tờ giả

mạo trong hồ sơ để lừa đảo cầm cố, thế chấp vay

tiền, rút tiền với số lượng lớn Các đối tượng sử

dụng nhiều phương pháp giả mạo chữ ký, chữ

viết như: Ký giả theo trí nhớ (quan sát trước chữ

ký thật của người bị làm giả, sau đó nhớ lại các

đặc điểm để ký theo); Cố ý thay đổi chữ ký của

mình (cố tình ký khác chữ ký của mình một phần

hoặc toàn phần nhằm mục đích không thừa nhận

chữ ký đó); Tự tạo ra chữ ký của người khác (tự

sáng tác ra chữ ký của người khác theo ý chủ

quan của mình) và tô đồ lại chữ ký

Trong các thủ đoạn giả mạo chữ viết, chữ ký

trên thì nổi lên trong thời gian gần đây là thủ đoạn

tô đồ, thường gắn với những vụ làm giả tài liệu

hoặc lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản với nhiều

hình thức đa dạng như: tô đồ theo nét hằn, tô đồ

theo nét chì, giấy than; tô đồ qua ánh sáng ngược,

sử dụng dung dịch làm trong giấy sau đó đặt lên

bản mẫu rồi tô lại

Thứ hai, việc phát hiện cần phải người có trình

độ cao và cần có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật

Có thể khẳng định, nếu không có sự thẩm định của

khoa học kỹ thuật thì khó có thể phát hiện ra các

hành vi vi phạm trong lĩnh vực CT, CT

Thứ ba, thiếu dữ liệu, quy chế chưa đủ mạnh,

phối hợp chưa chặt chẽ

Hiện các đơn vị CT, CT đều chia sẻ rất cần có

một cơ sở dữ liệu đầy đủ, dễ dàng truy cập trong tất

cả các lĩnh vực như đất đai, giáo dục, hay các tổ

chức cấp văn bằng, chứng chỉ, các phôi giấy… dễ

dàng truy cập, lấy thông tin để nhận diện thật, giả

của các giấy tờ

Thứ tư, cơ quan nhà nước chưa nhận thức đầy

đủ và chưa quyết liệt trong việc phát hiện và xử

lý các hành vi tội phạm sử dụng công nghệ cao

trong lĩnh vực CT, CT Cá biệt, có trường hợp cơ

quan nhà nước còn bao che, dung túng cho các

hành vi sai phạm đó

3 đề xuất một số giải pháp nhằm phòng,

chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong

lĩnh vực công chứng, chứng thực

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của pháp luật

để phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

trong lĩnh vực CT, CT với các nội dung cơ bản:

- Hoàn thiện khái niệm tội phạm sử dụng công

nghệ cao Việc hoàn thiện khái niệm tội phạm sửdụng công nghệ cao có ý nghĩa rất lớn trong phòng,chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung,tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CT,

CT nói riêng Bởi đây là cơ sở đầu tiên để xâydựng và thực thi các quy định của pháp luật về tộiphạm công nghệ cao Nếu không xác định được

“hình hài” của tội phạm sử dụng công nghệ cao thìchúng ta không thể xây dựng được khung pháp lý

cơ bản liên quan đến tội phạm ấy

- Xác định khái quát hành vi phạm tội và xácđịnh khung hình phạt cho từng hành vi đó

Thứ hai, cần sự phối hợp và quyết liệt của cơ

quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý tộiphạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CT,

CT Các giải pháp cụ thể gồm:

- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn vànhận thức của cán bộ có thẩm quyền về tội phạmsử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CT, CT

- Xử lý nghiêm những trường hợp cơ quan cóthẩm quyền bao che, dung túng cho các hành vitội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực

CT, CT

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cóthẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý tội phạmsử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CT, CT

Thứ ba, người dân cần cảnh giác, nâng cao hiểu

biết nhằm tự bảo vệ quyền lợi của bản thân

Cơ quan Công an khuyến cáo, người dân cầncảnh giác, phòng ngừa thủ đoạn giả mạo chữ viết,chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản trong các giao dịchdân sự về nhà đất và các tài sản có giá trị khác.Trong mọi trường hợp, giao dịch nên được lập ítnhất 2 bản để lưu làm đối chứng khi cần, hoặc cóthể gạch chéo các phần trống, đề phòng việc đốitượng xấu có thể điền thêm chữ trên văn bản.Để hạn chế rủi ro vì giấy tờ bị giả mạo, nhữngngười có nhu cầu chuyển nhượng nhà, đất chỉ nêncung cấp bản photo sổ đỏ cho người có nhu cầu tìmhiểu; hạn chế cung cấp quá nhiều giấy tờ liên quanđến thông tin cá nhân, tạo điều kiện cho đối tượngcó ý đồ xấu lợi dụng làm giả Đối với người bị mấtsổ đỏ thì cần trình báo ngay cho cơ quan Công anvà cơ quan chức năng để kịp thời nắm bắt thôngtin, ngăn chặn hành vi giả mạo chủ nhà để giaodịch nếu có

Đối với người mua nhà, đất thì cần tìm hiểukỹ về nhân thân của chủ đất, đến tận nơi tìm hiểu

Trang 40

chứ không nên chủ quan mua bán trên giấy, thậm

chí cần đến văn phòng đăng ký đất đai tại các

quận, huyện để tìm hiểu tình trạng thửa đất chuẩn

bị giao dịch

4 Kết luận

Bài viết trên đã phân tích, luận giải những

hành vi tội phạm sử dụng công nghệ cao trong

lĩnh vực CT, CT Những hành vi chủ yếu gồm:

giả mạo chữ ký, làm và sử dụng giấy tờ giả,

bằng cấp giả… Công tác đấu tranh phòng, chốngtội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực

CT, CT gặp nhiều khó khăn do các hành vi viphạm rất tinh vi, chúng ta còn thiếu các phươngtiện kỹ thuật, cơ sở dữ liệu hỗ trợ và chưa có sựquyết liệt từ phía cơ quan nhà nước có thẩmquyền Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp cơbản nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tội phạmtrong lĩnh vực CT, CT n

high-teCh Crimes in the fielD

of notarization anD authentiCation

Faculty of Law - Vietnam Women's Academy

abstraCt:

In recent years, some people have committed crimes with sophisticated tricks in the field ofnotarization and authentication These crimes make other people and authorities anxious In order todetect and timely handle high-tech crimes in the field of notarization and authentication, it isnecessary to implement multiple solutions synchronously

Keywords: High-technology criminals, notarization, authentication.

tài liệu tham Khảo:

1 Chính phủ (2015), Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

2 Quốc hội (2014), Luật Công chứng.

3 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

4 Hoàng Việt Quỳnh (2016), Một số trao đổi về tội phạm sử dụng Công nghệ cao theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Cảnh sát nhân dân, Số 79 tháng 8/2016.

ngày nhận bài: 16/1/2019

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/1/2019

ngày chấp nhận đăng bài: 6/2/2019

Thông tin tác giả:

ths lưu trần phương thảo

Khoa luật - học viện phụ nữ việt nam

Ngày đăng: 08/05/2024, 03:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 trình bày các nguyên tắc bảo vệ QCĐ, các cơ sở lý thuyết có liên quan và kết quả so sánh đối chiếu các qui định cụ thể của các quốc gia, từ đó làm cơ sở nhận diện các khía cạnh cần cải thiện về khía cạnh bảo vệ QCĐ. - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2 trình bày các nguyên tắc bảo vệ QCĐ, các cơ sở lý thuyết có liên quan và kết quả so sánh đối chiếu các qui định cụ thể của các quốc gia, từ đó làm cơ sở nhận diện các khía cạnh cần cải thiện về khía cạnh bảo vệ QCĐ (Trang 27)
Bảng 2. Luật và quy định về các khía cạnh bảo vệ quyền lợi CĐ của các nước trong khu vực aSeaN Bảo vệ QCĐCơ sở lý thuyếtViệt NamIndonesiaPhilippinesMalaysiaThailandSingapore 1 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Luật và quy định về các khía cạnh bảo vệ quyền lợi CĐ của các nước trong khu vực aSeaN Bảo vệ QCĐCơ sở lý thuyếtViệt NamIndonesiaPhilippinesMalaysiaThailandSingapore 1 (Trang 28)
Hình 1: Tỷ lệ đầu tư công vào khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Tỷ lệ đầu tư công vào khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ (Trang 61)
Bảng 2. Tuổi của chủ hộ - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Tuổi của chủ hộ (Trang 67)
Bảng 4. Chi phí và thu nhập trung bình/1.000m 2 của nông hộ trồng ớt - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 4. Chi phí và thu nhập trung bình/1.000m 2 của nông hộ trồng ớt (Trang 68)
Bảng 5. Kết quả phân tích mô hình hoài quy tuyeán tính - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 5. Kết quả phân tích mô hình hoài quy tuyeán tính (Trang 69)
Bảng 1. Đo lường cầu du lịch được xác định trong các nghiên cứu trước đó - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Đo lường cầu du lịch được xác định trong các nghiên cứu trước đó (Trang 79)
Bảng 1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (Trang 85)
Bảng 2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (Trang 85)
Bảng 3. Kết quả ước lượng bằng  phương pháp oLS với phần mềm eviews - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Kết quả ước lượng bằng phương pháp oLS với phần mềm eviews (Trang 86)
Bảng 1. Mô tả đặc điểm các tác nhân tham gia chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Mô tả đặc điểm các tác nhân tham gia chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng (Trang 90)
Bảng 2. giá trị gia tăng thuần các kênh thị trường xuất khẩu - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. giá trị gia tăng thuần các kênh thị trường xuất khẩu (Trang 92)
Bảng 3. giá trị gia tăng thuần các kênh nội - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. giá trị gia tăng thuần các kênh nội (Trang 93)
Hỡnh 1: Quy moõ thu NSNN/GDP cuỷa Vieọt Nam - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
nh 1: Quy moõ thu NSNN/GDP cuỷa Vieọt Nam (Trang 125)
Bảng 1. Cán cân ngân sách nhà nước Việt nam giai đoạn 2014-2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Cán cân ngân sách nhà nước Việt nam giai đoạn 2014-2018 (Trang 127)
Hình 1: Tổng tài sản của 3 NHTM giai đoạn 2016 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Tổng tài sản của 3 NHTM giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 137)
Hình 2: Lợi nhuận sau thuế của 3 NHTM giai đoạn 2016 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 2 Lợi nhuận sau thuế của 3 NHTM giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 138)
Hình 4: ROE của 3 NHTM giai đoạn 2016 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 4 ROE của 3 NHTM giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 139)
Bảng 2. Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh (Trang 148)
Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu gTSX trong nội bộ ngành trồng trọt - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu gTSX trong nội bộ ngành trồng trọt (Trang 149)
Bảng 5.  Chuyển dịch cơ cấu gTSX  nông nghiệp theo vùng lãnh thổ tỉnh Trà Vinh - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 5. Chuyển dịch cơ cấu gTSX nông nghiệp theo vùng lãnh thổ tỉnh Trà Vinh (Trang 150)
Bảng 4. Chuyển dịch cơ cấu gTSX trong nội bộ ngành chăn nuôi - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 4. Chuyển dịch cơ cấu gTSX trong nội bộ ngành chăn nuôi (Trang 150)
Bảng 6. Tỷ lệ phân bổ đất sản xuất đất nông nghiệp theo huyện thị của tỉnh Trà Vình - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 6. Tỷ lệ phân bổ đất sản xuất đất nông nghiệp theo huyện thị của tỉnh Trà Vình (Trang 151)
Bảng 4. Các yếu tố Vai trò của xã hội - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 4. Các yếu tố Vai trò của xã hội (Trang 164)
Bảng 3. Thống kê kết quả học tập các học phần môn học GDTC học kỳ II năm học 2017-2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Thống kê kết quả học tập các học phần môn học GDTC học kỳ II năm học 2017-2018 (Trang 169)
Hình 1: Mô hình mối liên hệ giữa các nhân tố đến niềm tin và ý định mua hàng trực tuyến - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Mô hình mối liên hệ giữa các nhân tố đến niềm tin và ý định mua hàng trực tuyến (Trang 174)
Bảng 1. Kết quả kiểm định Crobach’s Alpha - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Kết quả kiểm định Crobach’s Alpha (Trang 189)
Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa cho thấy các phần dư được phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ, tức là phần dư chuẩn hóa không tuân theo một quy luật nào, không tạo nên hình dạng nào - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
th ị phân tán phần dư chuẩn hóa cho thấy các phần dư được phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ, tức là phần dư chuẩn hóa không tuân theo một quy luật nào, không tạo nên hình dạng nào (Trang 191)
Bảng câu hỏi bao gồm bốn câu hỏi chính được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm nhằm giúp có kết quả trả lời nhanh nhất và dễ dàng nhất trên các giao diện tương tác khá phổ biến như Zalo, Viber hay Gmail. - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng c âu hỏi bao gồm bốn câu hỏi chính được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm nhằm giúp có kết quả trả lời nhanh nhất và dễ dàng nhất trên các giao diện tương tác khá phổ biến như Zalo, Viber hay Gmail (Trang 196)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w