1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].

284 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Thương - Các Kết Quả Nghiên Cứu Khoa Học Và Ứng Dụng Công Nghệ
Tác giả Luật Phạm Phương Thảo, Đoàn Trọng Chỉnh, Lấ Thị Minh Thư, Nguyễn Lan Nguyễn, Trần Thị Thu Dung, Trần Văn Thiện, Nguyễn Thị Hồng Vân, Vũ Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Thanh Hương, Đỗ Văn Hai, Trần Phương Tâm An, Đỗ Văn Tính, Kiều Thị Tuấn
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thị Ngọc Thu, Ngụ Thị Diệu Thùy, TS. Trần Tuấn Anh, GS.TS. Đinh Văn Sơn, GS.TS. Trần Thọ Đạt, GS.TSKH. Đặng Ứng Vận, GS.TSKH. Đỗ Ngọc Khuờ, PGS.TS. Lờ Văn Tỏn, GS.TSKH. Bành Tiến Long, GS.TS. Trần Văn Địch, GS.TS. Phạm Minh Tuấn, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Quỳnh, GS.TS. Vừ Khánh Vinh
Trường học Công Thương
Thể loại journal
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 284
Dung lượng 4,59 MB

Nội dung

MUÏC LUÏCCONTENTS ISSN: 0866-7756 số10 - Tháng 5/2019 LUẬTPHẠM PHƯƠNG THẢO Thực tiễn xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo pháp luật Việt Nam hiện nay và một số giải pháp hoàn th

Trang 2

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ngô Thị Diệu Thúy

ĐT: 024.22218228 - 0903223096

TÒA SOẠN

Tầng 8, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Ban Trị sự - ĐT: 024.22218238 Fax: 024.22218237

Ban Thư ký - Xuất bản ĐT: 024.22218230Ban Biên tập - ĐT: 024.62701436Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229Ban Tạp chí Công Thương Điện tửĐT: 024.22218232

Email: online@tapchicongthuong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao,

Q 1, TP Hồ Chí MinhĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com

Giấy phép hoạt động báo chí số:

60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn

In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế

Trang 3

MUÏC LUÏC

CONTENTS

ISSN: 0866-7756 số10 - Tháng 5/2019

LUẬTPHẠM PHƯƠNG THẢO

Thực tiễn xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo pháp luật Việt Nam hiện nay

và một số giải pháp hoàn thiện

The practice of solving with prohibited competition behavior in accordance with current Vietnamese law

and solutions to improve the law enforcement 8

ĐOÀN TRỌNG CHỈNH - LÊ THỊ MINH THƯ

Vấn đề định tội đối với tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành (phần 2)

Disputes in the guilty plea for murdering under Vietnam’s current criminal code (part 2) 13

NGUYỄN LAN NGUYÊN

Pháp luật về an ninh môi trường biển Việt Nam trước yêu cầu cấp bách cần hoàn thiện

Vietnam’s regulations on the marine security and the necessity of improvement 18

KINH TẾTRẦN THỊ THU DUNG

Tái cấu trúc doanh nghiệp để tồn tại trong bối cảnh toàn cầu hóa

Restructuring businesses to survive in the context of globalization 22

TRẦN VĂN THIỆN

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0

The industrialization and modernization process of Vietnam in the context of the industry 4.0 27

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN - VŨ THỊ KIM OANH - ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

Liên kết kinh doanh trong ngành Dệt may tại Việt Nam trong bối cảnh mới

Business linkages of Vietnams textile and garment industry in the context of new development period 31

ĐỖ VĂN HAI

Một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở Ninh Bình hiện nay

Some solutions to help Ninh Binh’s province achieve the sustainable poverty reduction 36

TRẦN PHƯƠNG TÂM AN

Tư duy lại vai trò của kinh tế tư nhân

Rethinking the role of the private economy in Vietnam 40

ĐỖ VĂN TÍNH

Triển vọng về phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

The economic development prospects of Da Nang City by 2020 45

Trang 4

in the current development period 50

NGUYỄN QUANG HỢP - NGUYỄN HẢI DƯƠNG - NÔNG QUỐC HUY

Ý tưởng về đổi mới mô hình xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp Making agricultural development plans with the participation of the business community 55

PHẠM QUANG KHÁNH

Đề xuất cách thức đo lường lạm phát ở Việt Nam

Proposing the method of measuring inflation rate in Vietnam 60

NGUYỄN TRUNG KIÊN

Chính sách chuyển đổi phương thức phát triển nền kinh tế của Trung Quốc

sau đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XIX

China’s the economic development reform policy after the XIX Congress of the Communist Party of China 54

MAI HOÀNG THỊNH

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành Nông nghiệp

Implementing the Industry 4.0’s technologies into Vietnam’s agriculture sector 68

ĐOÀN TRẦN NGUYÊN

Cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam năm 2019

Opportunities and Challenges for Vietnam’s economy in 2019 72

NGUYỄN THANH SƠN

Hội nhập quốc tế - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay

The international integration - Opportunities and Challenges for private enterprises in Vietnam 76

NGUYỄN THỊ HỆ

Thực trạng năng suất của nền kinh tế Việt Nam qua các năm gần đây và giải pháp cho các năm tiếp theo

The current situation of Vietnam’s productivity in recent years and solutions to improve

the productivity in the coming years 80

VÕ HOÀNG ANH - PHAN VŨ DUNG VÂN - DƯƠNG THỊ LỆ QUYÊN

Đánh giá tác động của dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa

đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng

Assessing the impact of “Improving productivity and quality of goods in Lam Dong province in the period

of 2012 - 2015" project on the operational efficiency of enterprises located in Lam Dong province 85

TRỊNH VIỆT TIẾN

Phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế bền vững

Promoting the social responsibility of enterprises to achieve sustainable economic development 94

TRẦN THỊ HOA LÝ

Khu vực kinh tế tư nhân - Động lực của đổi mới mô hình tăng trưởng

The private sector - The driving force of Vietnam’s economic growth model reform 100

BÙI XUÂN HỒI - HOÀNG THU HUYỀN - HOÀNG VĂN ĐÔNG - ĐỖ THỊ HOÀNG YẾN

Ứng dụng phương pháp nhân quả granger nghiên cứu mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng

và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Applying the relation between cause and effect developed Granger to analyze the relation

between energy consumption and economic growth in Vietnam 105

Trang 5

Mô hình mô phỏng phân tích dự báo phương pháp dạy học trải nghiệm

The simulation model which analysis the experimental teaching method 112

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

Vai trò của chính quyền địa phương đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

The role of local government in establishing special administrative - economic zones 119

HOÀNG HIẾU THẢO

Giải pháp thu hút dự án FDI an toàn cho môi trường

Solutions to attract green FDI projects 124

NGUYỄN THỊ HẠNH

Thực trạng quản lý và sử dụng nợ công ở Việt Nam hiện nay

The current situation of Vietnam’s public debt management and use 128

TRẦN VĂN TÙNG - NGUYỄN THANH THẢO

Các nhân tố tác động đến nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro

tại các chi nhánh trực thuộc Công ty Cổ phần Nước Môi trường Bình Dương

Factors affecting the efficiency of Binh Duong Environment Joint Stock Company’s internal control system

built under the orientation of managing risks at the company’s units 132

NGÔ THỊ KIM GIANG

Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư nước ngoài

trong ngành Công Thương

The labor relation in foreign-invested automobile manufacturing enterprises

in the Industry and Trade sector 138

VŨ THỊ GIANG - ĐỖ DOÃN TÚ

Tiền lương và vai trò của tiền lương trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp

Salary and the role of salary in the improvement of the enterprise’s business performance 144

ĐỖ TRẦN VŨ

Quản lý cư trú công dân của Công an Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội hiện nay

The residence management of the police department of Dong Da District, Hanoi 150

NGUYEN CAM GIANG

Building effective message content for corporate social responsibility (CSR) practices

Xây dựng thông điệp truyền thông hiệu quả cho hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 155

LÊ THỊ DUNG

Công tác phòng, chống tham nhũng của lãnh đạo huyện ủy Mê Linh, thành phố Hà Nội

The anti-corruption work of the leader of the District Party Committee of Me Linh District, Hanoi city 161

TRƯƠNG VĂN LŨY - NGUYỄN THỊ TRÀ MY - ĐẶNG ĐỨC TIỆP - BÙI THỊ THU THỦY

Phát triển các ước tính về hiệu quả đầu tư cho các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Measuring the effectiveness of investment in human resources activities in the enterprises 166

TRẦN THỊ BÍCH DUYÊN - ĐÀM ĐÌNH MẠNH

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

tại các doanh nghiệp du lịch tỉnh Bình Định

Impact of components in internal control system on the effectiveness of internal control

in the tourist trading enterprises in Binh Dinh province 172

Trang 6

NGÔ SỸ TRUNG

Nhân dân tham gia hoạt động quản lý của chính quyền địa phương:

Thực tiễn và vấn đề tiếp tục nghiên cứu đổi mới ở Việt Nam

The participation of people in the management of local government:

Current situation and continuingly innovate this participation in Vietnam 183

NGUYỄN ĐỨC TUẤN

Hướng dẫn khai thác ATLAT địa lí Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy

và học tập học phần địa lý kinh tế Việt Nam ở Trường Đại học Công Đoàn

Instructions of utilizing the ATLAT of Vietnam’s geography in order to improve the efficiency

of teaching and learning of Vietnam’s economic geography at Vietnam Trade Union University 190

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂMNGUYỄN THANH TÙNG

Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

The internal control in commercial banks: The world experience and lessons for Vietnam 196

PHẠM THANH THỦY

Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến độ tin cậy của thông tin tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

The role of internal control in enhancing the reliability of small and medium-sized

enterprises’ financial information 201

TRẦN THANH HUY

Các nhân tố tác động đến kiểm soát nội bộ trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương

Factors impacting the internal management in the VAT refund at the Department

of Tax of Binh Duong province 207

VŨ THỊ BÍCH HẢO

Vốn tự có của NHTM Việt Nam - Giải pháp tăng vốn tự có của NHTM trong thời gian tới

The equity of Vietnamese commercial banks - Solutions to increase the equity

of Vietnamese Commercial Banks in the coming time 213

ĐOÀN THỊ NGUYỆT

Hoạt động cải cách hành chính tại các ngân hàng thương mại

Administrative reform activities of Vietnamese commercial banks 217

VŨ THỊ ANH

Kinh nghiệm huy động vốn tín dụng cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương

Experience of mobilizing credit for developing local economies 221

NGUYỄN THỊ THÚY - TRƯƠNG THỊ THANH LOAN

Nâng cao hiệu quả công tác lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Improving the preparation of financial statemets of SMES located in QuangNinh Province 225

NGUYỄN MAI ANH - NGUYỄN HẢI YẾN

Vai trò của xếp hạng tín nhiệm đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

The role of the commercial banks credit rating in Vietnam 229

Trang 7

Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị trong các bệnh viện công

tuyến quận tự chủ tài chính trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Factors impacting the implementation of management accounting

into public district-level hospitals located in Ho Chi Minh City 234

PHẠM THỊ TƯƠI

Cơ hội và thách thức với ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam

trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Opportunities and challenges to Vietnam’s ccounting and auditing sector

in the context of the Industry 4.0 242

PHẠM THỊ LAN HƯƠNG

Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Evaluating the current situation of the University of Economics - Technology for Industries’ 246 accounting organization

NGUYỄN THỊ CÚC

Thực tiễn sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán hiện nay

The actual use of the fair value in current accounting practices 250

PHẠM THỊ MỴ

Nâng cao chất lượng của Kiểm toán Nhà nước

Improving the SAV’s quality 254

HOÀNG THỊ THÚY - NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Improving the effectiveness of the cost management accounting

in construction enterprises located in Quang Ninh province 258

TRẦN THỊ MÂY - ĐỖ THỊ MƠ

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp may

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Improving the effectiveness of the accounting information system at garment enterprises located

in Quang Ninh province 262

NGUYỄN THỊ THỦY - VŨ THỊ THƯƠNG HUYỀN

Các quan điểm về kế toán các giao dịch ngoại tệ trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Accounting perspectives on foreign currency transactions of import-export enterprises 266

TRẦN VĂN TÙNG - NGUYỄN THỊ HẬU

Các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong ngành tư vấn thiết kế xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Factors impacting the accounting practice of SMEs in the building design consultancy field 270

in Ho Chi Minh City

LÊ QUỐC DIỄM

Tổ chức kế toán quản trị cho các trường đại học công lập được tự chủ tài chính

Organizing the management accounting for financially autonomous public universities 278

Trang 8

1 Những kết quả đạt được trong xử lý hành vi

hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam

1.1 Xử lý bằng biện pháp hành chính

Tính đến năm 2016, đã có tổng số 87 cuộc điều

tra tiền tố tụng được thực hiện liên quan đến hành vi

lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh1 Trong năm 2017, Cục

Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục

CT&BVNTD) đã tiến hành điều tra tiền tố tụng

nhằm rà soát, phát hiện dấu hiệu các hành vi hạn

chế cạnh tranh trong một số ngành, lĩnh vực được dư

luận xã hội quan tâm Điển hình, Cục đã thu thập

thông tin, tổ chức làm việc với các bên liên quan để

làm rõ sự việc tranh chấp, cạnh tranh giữa các hãng

taxi truyền thống và các doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ “taxi công nghệ” như Uber, Grab; tranh chấp

trên thị trường thuê và cho thuê phim nhựa chiếu rạp

hay thực trạng giao dịch độc quyền trên thị trường

thuốc lá điếu… Các sự việc nêu trên có tính chất

tương đối phức tạp khi các chủ thể kinh doanh trên

thị trường sử dụng những phương thức cạnh tranh

mới, hiện đại, vượt ra khỏi ranh giới của các kỹ

thuật, công cụ, biện pháp truyền thống để xác định

thị trường liên quan, thu thập chứng cứ về hành vi

phản cạnh tranh trên thị trường…, tạo khó khăn, thách

thức nhất định cho cơ quan cạnh tranh trong việc xác

định dấu hiệu vi phạm Cục vẫn tiếp tục theo dõi,

giám sát chặt chẽ hoạt động cạnh tranh trên các thịtrường nêu trên, nhằm kịp thời phát hiện, điều tracác hành vi vi phạm quy định của LCT2

Trong năm 2018, Cục tiếp tục tăng cường côngtác điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, thực hiệnrà soát một số thị trường trọng điểm nhằm phát hiện,làm rõ các dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luậtcạnh tranh về hạn chế cạnh tranh Cụ thể, CụcCT&BVNTD đã tích cực triển khai xác minh, làmrõ một số hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định củapháp luật cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnhtranh trong lĩnh vực đấu thầu tại nhiều địa phươngtrên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Tiền Giang, CàMau…3

Đặc biệt, trong 03 vụ việc liên quan đến bảohiểm phi nhân thọ, có đến 2 vụ việc được Cục Cạnhtranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD)nhận định là có dấu hiệu vi phạm LCT và đã chuyểnsang điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh theoKhoản 2 Điều 86 LCT

Thông qua quá trình điều tra, xử lý 8 vụ việc hạnchế cạnh tranh, với gần 70 doanh nghiệp bị điều tra,các cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã ra quyết địnhxử lý, thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền phạtvà phí xử lý vụ việc cạnh tranh gần 5.500.000.000đồng (Năm tỷ, năm trăm triệu đồng)

Mặc dù số lượng vụ việc hạn chế cạnh tranh đã

THỰC TIỄN XỬ LÝ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ CẤM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

lPHẠM PHƯƠNG THẢO

TÓM TẮT:

Bài viết tập trung phân tích thực tiễn xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định củapháp luật Việt Nam hiện hành Từ đó đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại trongthực tiễn xử lý hành vi này Đồng thời tìm ra được những nguyên nhân và giải pháp giúp thúc đẩythực thi pháp luật về xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong thời gian tới

Từ khóa: Luật Cạnh tranh (LCT), hạn chế cạnh tranh, xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

Trang 9

được điều tra và xử lý còn khiêm tốn, nhưng xét trong

bối cảnh cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam với

nguồn lực hạn chế thì đó chính là sự khởi đầu cho

thấy LCT đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng

1.2 Xử lý bằng biện pháp hình sự và kiện đòi bồi

thường thiệt hại dân sự

Bộ luật Hình sự 2015 mới có hiệu lực chính thức

vào ngày 01/01/2018, do đó tội vi phạm quy định về

cạnh tranh cũng mới chính thức có hiệu lực trong

khoảng thời gian gần đây Ở thời điểm hiện tại, Việt

Nam vẫn chưa có vụ việc nào về cạnh tranh được

xử lý bằng biện pháp hình sự Tuy nhiên, hi vọng

trong thời gian tới chúng ta sẽ xử lý các hành vi hạn

chế cạnh tranh nhiều hơn và hình sự hóa các hành vi

hạn chế cạnh tranh bị cấm nhằm đảm bảo tính răn đe

cho các chủ thể vi phạm

Về xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh bằng biện

pháp dân sự, hiện nay Tòa án chưa có thống kê

chính thức về những vụ việc hạn chế cạnh tranh

được khởi kiện ra tòa Tuy nhiên, thực tiễn ghi nhận

một số vụ việc vi phạm pháp luật về hạn chế cạnh

tranh được giải quyết tại Tòa án Cụ thể:

Thứ nhất, vụ việc về thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh trong ký hợp đồng độc quyền rửa ảnh nhằm

loại bỏ các doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường xảy

ra tại An Giang Nội dung vụ việc như sau: Kể từ

khi thành lập năm 1993 đến năm 2007, Câu lạc bộ

nhiếp ảnh Núi Sam đã thống nhất với 4 tiệm rửa ảnh

là Th, O1, O2 và Đ việc tráng rửa ảnh sẽ được xoay

vòng giữa 4 tiệm này Đến đầu 2008, giá rửa ảnh

tăng cao, cả 4 tiệm rửa ảnh đã đàm phán với Đội

nhiếp ảnh Núi Sam theo hướng tăng giá rửa ảnh

Trong khi chưa đạt được sự thỏa thuận về tăng giá

rửa ảnh thì Phòng Văn hóa thông tin thị xã Châu Đốc

ký hợp đồng rửa ảnh độc quyền với tiệm Th Theo

đó, hơn 200 thợ chụp ảnh trong đội tập hợp toàn bộ

số ảnh chụp trong ngày đem lại tiệm Th rửa mà

không được rửa ở 3 tiệm ảnh còn lại như trước đây4

Trong vụ việc này, tác giả không đi sâu phân tích

nội dung vụ việc hay cách xác định hành vi vi phạm

pháp luật cạnh tranh Bản chất của hợp đồng rửa ảnh

độc quyền chính là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường

Thỏa thuận này là thỏa thuận nghiêm trọng bị cấm

tuyệt đối Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là vụ việc

được Tòa án xử lý và yêu cầu đòi bồi thường thiệt

hại của nguyên đơn được đáp ứng Đây là biện pháp

khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại dân sự đối với các

hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm Trên thực tiễn,

sẽ có rất nhiều vụ việc xảy ra như vậy và yêu cầu

đòi bồi thường thiệt hại của nguyên đơn là hoàn toànchính đáng Tiếc là vẫn không có sự hỗ trợ của cơquan cạnh tranh đối với tòa án trong việc xử lý cácvụ việc như vậy

Thứ hai, thực tiễn áp dụng yêu cầu buộc bồi

thường thiệt hại cho thấy việc chứng minh hay giámđịnh xác định mức độ thiệt hại để yêu cầu bồi thườngngoài hợp đồng đối với các vụ việc cạnh tranh gặpnhiều khó khăn Điển hình như vụ việc gần đây nhất,Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun)đòi Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng 41,2 tỉ đồng vì cho rằnghoạt động vi phạm pháp luật cạnh tranh của Grabđã gây nhiều hệ lụy cho Công ty này Vinasun đãđưa ra nhiều bằng chứng cùng báo cáo tài chínhtrong năm 2016 và nửa đầu năm 2017, Vinasunchứng minh bị thiệt hại gần 76 tỷ đồng, trong đó doGrab có hành vi phản cạnh tranh gây ra là gần 42 tỷnên yêu cầu đơn vị này bồi thường số tiền trên Vụviệc được TAND TP Hồ Chí Minh thụ lý Ngày28/12/2018, TAND TP Hồ Chí Minh đã có quyếtđịnh cuối cùng về vụ kiện, bản án sơ thẩm chấp nhậnđơn kiện của Vinasun với mức thiệt hại mà Tòa buộcGrab phải bồi thường là 4,8 tỷ đồng, bằng hơn 10%

so với yêu cầu khởi kiện với nhận định rằng, Grab làmột nguyên nhân dẫn đến việc Vinasun sụt giảm vềdoanh thu và lợi nhuận5 Tuy nhiên, hiện nay, cảnguyên đơn (Vinasun) và bị đơn (Grab) đều có đơnkháng cáo bản án sơ thẩm vụ kiện “tranh chấp bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng” này6 Có thể thấy,mặc dù quyết định của Tòa án Việt Nam khi xemxét yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Công tyTNHH Ánh Dương (Vinasun) đối với hành vi phảncạnh tranh của Grab đã tạo ra những luồng quanđiểm khác nhau Tuy nhiên có thể thấy, khởi kiệnđòi bồi thường thiệt hại đang là một trong nhữngbiện pháp rất được các chủ thể kinh doanh trên thịtrường quan tâm Vì vậy, việc xây dựng một hệthống pháp luật và cơ chế thực thi là thực sự cầnthiết Vấn đề này nếu được bỏ ngỏ trong pháp luậtcạnh tranh sẽ khiến các cơ quan thực thi pháp luậtgặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng

2 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nguyên nhân trong xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện

2.1 Những hạn chế, bất cập trong xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam

Thứ nhất, số vụ việc hạn chế cạnh tranh bị cơ

quan cạnh tranh Việt Nam xử lý còn rất ít và số tiềnphạt còn rất hạn chế

Trang 10

Sau 12 năm thực thi LCT 2004, tính đến năm

2017, theo “Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành LCT”

của Bộ Công Thương, số lượng các vụ việc hạn chế

cạnh tranh được phát hiện, điều tra, xử lý còn rất

hạn chế Số vụ việc mà cơ quan quản lý cạnh tranh

điều tra liên quan đến các hành vi thỏa thuận

HCCT, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm

dụng vị trí độc quyền chỉ là 8 vụ trong số đó, chỉ có

6 vụ việc đã được HĐCT tiến hành xử lý theo quy

định của LCT7 Như vậy, rõ ràng số vụ việc HCCT

được điều tra, xử lý không tương xứng với tính chất

của thị trường đã nói lên sự hạn chế về tính hiệu

quả của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng

và LCT nói chung trong thời gian qua

Thứ hai, chưa có vụ việc hạn chế cạnh tranh nào

được giải quyết bằng biện pháp hình sự

Như đã phân tích, hiện nay quy định của Bộ luật

Hình sự về tội vi phạm quy định về cạnh tranh hiện

chưa được áp dụng trên thực tiễn Thậm chí việc áp

dụng chế tài hình sự với pháp nhân, cũng chưa được

các cơ quan thực thi luật áp dụng trên thực tế Trong

khi đó, chế tài hình sự đối với hành vi hạn chế cạnh

tranh chủ yếu nhắm tới các pháp nhân thương mại

Việc quy định cá nhân khi thực hiện các hành vi hạn

chế cạnh tranh có thể bị phạt tù là chế tài mang tính

nghiêm khắc rất lớn với mục đích răn đe các chủ

thể vi phạm Tuy nhiên, hiện nay việc các cá nhân

không nắm bắt được quy định của pháp luật cạnh

tranh, dễ dàng tiến hành các hành vi vi phạm pháp

luật cạnh tranh diễn ra rất phổ biến Đây cũng là

một trong những hạn chế rất lớn trong thực tiễn xử

lý các hành vi hạn chế cạnh tranh

Thứ ba, các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do

hành vi hạn chế cạnh tranh gây ra còn ít và chưa có

quy định cụ thể

Mặc dù tác giả luận án có lựa chọn và phân tích

một vài vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi

hạn chế cạnh tranh gây ra Tuy nhiên, cũng cần

khẳng định rằng những vụ việc này không nhiều

Hơn nữa, do chưa có quy định pháp luật cụ thể về

vấn đề này, do đó còn rất nhiều tranh cãi liên quan

đến thẩm quyền của tòa án trong xử lý hành vi hạn

chế cạnh tranh, giải quyết yêu cầu đòi bồi thường

thiệt hại cho nguyên đơn Có tòa thì cho rằng, vụ

việc hạn chế cạnh tranh sẽ không thuộc thẩm quyền

xử lý của mình, mà thuộc về thẩm quyền của cơ

quan cạnh tranh Điều này lý giải tại sao trong vụ

việc Công ty TNHH Ánh Dương khởi kiện đòi bồi

thường thiệt hại đối với Công ty TNHH Grab, Công

ty Ánh Dương lại chỉ ra hành vi sai phạm của Grablà vi phạm quy định quản lý nhà nước về khuyếnmại (theo quy định trong pháp luật thương mại).Theo đó, Grab đã khuyến mại tràn lan, vượt mứckhuyến mại cho phép và tổng thời gian được phépthực hiện khuyến mại Tuy nhiên, bản chất của hành

vi do Grab thực hiện ở đây không phải là vi phạmquản lý nhà nước về khuyến mại, hành vi này làhành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loạibỏ đối thủ cạnh tranh (là các doanh nghiệp taxitruyền thống)

2.2 Nguyên nhân của những bất cập và một số một số giải pháp hoàn thiện

(i) Xuất phát từ sự bất hợp lý và những thiếu sót trong quy định pháp luật liên quan đến xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh.

Thứ nhất, quy định về mô hình cơ quan cạnh

tranh Việt Nam đang từng bước được xây dựng vàhoàn thiện theo LCT 2018 Việc xây dựng mô hìnhỦy ban Cạnh tranh quốc gia còn vẫn đang trong quátrình xây dựng Dự thảo và lấy ý kiến Mô hình cơquan cạnh tranh của Việt Nam trước đây còn nhiềubất cập, không đảm bảo tính độc lập trong xử lý cácvụ việc hạn chế cạnh tranh Vì vậy, cần phải xâydựng một Nghị định hướng dẫn chi tiết phù hợp tạohành lang pháp lý cho mô hình hoạt động của Ủyban Cạnh tranh quốc gia Việt Nam sắp tới, đảm bảotính độc lập, tự chủ và chỉ tuân theo pháp luật

Thứ hai, về chế tài xử lý, mức phạt tiền tối đa

đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnhthống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyềntrong LCT 2018 phải thấp hơp mức phạt tiền thấpnhất được quy định trong Bộ luật Hình sự Do mứcxử phạt tiền tối thiểu được quy định trong Bộ luậtHình sự 2015 đối với pháp nhân thực hiện hành viHCCT là 1.000.000.000 VND8nên mức phạt tiềntrong LCT không được vượt khung này Việc giớihạn mức phạt tiền của các hành vi hạn chế cạnhtranh bị cấm theo quy định của Bộ luật Hình sựnhư hiện nay trên thực tế cũng rất khó áp dụng,bởi quy định về hành vi vi phạm của Bộ luật Hìnhsự không đồng nhất với các quy định của LCT.Trong khi đó, những hành vi vi phạm mà LCT

2018 liệt kê đa dạng hơn và có sự phân loại rõràng Do đó, quy định pháp luật về áp dụng mức xửphạt này cần được quy định cụ thể hơn trong cácvăn bản pháp luật hướng dẫn thi hành

Trang 11

Thứ ba, quy định pháp luật về các biện pháp xử

lý bằng hình sự và dân sự gần như còn được bỏ

ngỏ, chưa có quy định cụ thể trong pháp luật cạnh

tranh Điều này càng tạo ra sự khó khăn trong quá

trình xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh Giải

pháp tốt nhất hiện nay, là cần tạo ra sự thống nhất

trong các quy định của pháp luật cạnh tranh và Bộ

luật Hình sự Theo đó, LCT với tư cách là luật

chuyên ngành cần được ưu tiên áp dụng so với luật

chung Do đó, cần sửa đổi các quy định của Bộ luật

Hình sự 2015 về tội phạm vi phạm quy định về

cạnh tranh sao cho phù hợp với các hành vi được

quy định trong LCT 2018

(ii) Xuất phát từ cơ chế đảm bảo thi hành pháp

luật

Thứ nhất, trong công tác thi hành LCT, đặc biệt

là giải quyết các vụ việc hạn chế cạnh tranh, đội

ngũ cán bộ công chức nhìn chung chưa đủ về số

lượng, thiếu kinh nghiệm thực tiễn Hiện nay, mới

chỉ có các điều tra viên của Cục CT&BVNTD trực

tiếp thực hiện việc điều tra các vụ việc hạn chế cạnh

tranh ở Việt Nam Các điều tra viên này rất hạn chế

về mặt số lượng, lại phải phụ trách điều tra trên

phạm vi cả nước Trong khi đó, công tác đào tạo,

bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, mặc dù đã được

quan tâm nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình mới,

nên còn gặp nhiều khó khăn trong giải quyết các vụ

việc cạnh tranh Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa đội

ngũ điều tra viên của Cục CT&BVNTD cả về mặt

số lượng và chất lượng

Thứ hai, các chủ thể áp dụng chế tài đa dạng

nhưng không có sự phân định thẩm quyền và cơ chế

phối hợp Như đã phân tích ở trên, chế tài xử lý hành

vi hạn chế cạnh tranh rất đa dạng và được áp dụng

bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau Từ cơ

quan cạnh tranh cho tới các cơ quan tiến hành tố

tụng và cả các cơ quan quản lý chuyên ngành Tuy

nhiên, việc phân định thẩm quyền xử lý các vụ việc

hạn chế cạnh tranh hiện nay còn nhiều bất cập Các

nguyên tắc áp dụng chế tài xử lý hành vi hạn chế

cạnh tranh quy định trong LCT chưa rõ ràng và còn

gây nhiều tranh cãi Kết quả rà soát cho thấy pháp

luật chuyên ngành hầu như không dẫn chiếu đến

pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh hành vi hạn chế

cạnh tranh trong các lĩnh vực cụ thể

Việc phối hợp giữa các cơ quan trong điều tra xử

lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh cũng chưa được

tiến hành toàn diện Mặc dù LCT 2018 đã cố đưa ra

nguyên tắc phân định ranh giới áp dụng giữa LCT

2018 và Bộ luật Hình sự 2015 dựa trên mức phạttiền Nhưng việc quy định mức phạt tiền tối đa của

cơ quan cạnh tranh phải thấp hơn mức phạt tiền tốithiểu quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 tỏ rakhông phù hợp và đi ngược lại với mục tiêu của chếtài xử lý vụ việc cạnh tranh Do đó, cần có cơ chếphối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việcđiều tra xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh Ngoàinguyên tắc áp dụng luật chung, luật riêng, trong quátrình rà soát sửa đổi các văn bản pháp luật có liênquan đến cạnh tranh, cần phải tham vấn bắt buộc ýkiến của cơ quan cạnh tranh

(iii) Xuất phát từ ý thức thực thi pháp luật

Mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến giáodục pháp luật về cạnh tranh đã được thực hiệnthường xuyên, liên tục nhưng nhìn chung chưa hiệuquả, công tác này ở một số địa phương còn chưasâu rộng, không thường xuyên kịp thời, nên nhậnthức về pháp luật cạnh tranh nói chung và xử lýhành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng trong cộngđồng doanh nghiệp và xã hội còn chưa cao Nhậnthức về quy luật cạnh tranh, yêu cầu đảm bảo môitrường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng của mộtbộ phận cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước và cácchủ thể trong quan hệ cạnh tranh còn chưa đầy đủ

Ở một số lĩnh vực vẫn còn những rào cản pháp lýnhất định trong thực thi chính sách cạnh tranh.Trong giai đoạn sắp tới, chủ trương tăng cườngtuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh tranh vẫn làmục tiêu quan trọng hàng đầu của cơ quan thực thiLuật, để cộng đồng các doanh nghiệp, chủ thểkinh doanh trên thị trường và cả người tiêu dùngđều biết tới LCT và sử dụng LCT như một công cụhữu hiệu nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình.(iv) Xuất phát từ các điều kiện kinh tế - xã hộicủa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Mặc dù Việt Nam hiện nay đã và đang khẳngđịnh mình đang theo đuổi chính sách kinh tế thịtrường, tuy nhiên mới được khoảng hơn 50 quốc giathừa nhận Những nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưHoa Kỳ hay Liên minh châu Âu chưa thừa nhận điềunày Một trong những lí do đưa ra là do Việt Namcòn quá nhiều những lĩnh vực độc quyền nhà nước.Các quyền lực hành chính tham gia vào sự vận hành,quản lý, điều tiết nền kinh tế quá lớn, làm suy giảmcạnh tranh trên thị trường Chính sách cạnh tranhbình đẳng, công bằng chưa được đảm bảo ở tất cảcác ngành kinh tế Do đó, việc thực thi LCT với vaitrò là hiến pháp của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn,

Trang 12

vướng mắc trong lý luận và cả thực tiễn, đặc biệt là

trong thực tiễn xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh Vì

vậy, không chỉ dừng lại ở chính sách ngoại giao

nhằm yêu cầu các quốc gia công nhận Việt Nam là

nền kinh tế thị trường, tự bản thân nền kinh tế ViệtNam cần phải phát triển, đặt ra những mục tiêu tăngtrưởng cốt lõi và bền vững, quản lý minh bạch vàcông khai trong mọi lĩnh vực n

THE PRACTICE OF SOLVING WITH PROHIBITED COMPETITION BEHAVIOR IN ACCORDANCE WITH CURRENT

VIETNAMESE LAW AND SOLUTIONS TO IMPROVE

THE LAW ENFORCEMENT

lMaster PHAM PHUONG THAO

Hanoi Law University

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO:

1 Bộ Công Thương (2017), Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh, Hồ sơ Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

2 Báo cáo thường niên của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng năm 2017

3 Báo cáo thường niên của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng năm 2018

4 TS Nguyễn Thị Nhung, pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị

- Hành chính, Hà Nội, 2012, Tr106

5 Nguồn: kho-luong-432408.html

http://baophapluat.vn/su-kien-ban-luan/vu-kien-vinasun-va-grab-ban-an-tao-tien-le-xau-voi-nhung-he-qua-6 Nguồn https://thanhnien.vn/thoi-su/vinasun-va-grab-cung-khang-cao-ban-an-so-tham-1044078.html

7 Bộ Công Thương (2017), Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh, Hồ sơ Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Tr.8

8 Điều 217 Bộ Luật Hình sự 2015

Ngày nhận bài: 22/4/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 2/5/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 12/5/2019

Thông tin tác giả:

ThS PHẠM PHƯƠNG THẢO

Đại học Luật Hà Nội

Trang 13

3 Phân biệt Tội giết người với Tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác dẫn đến hậu quả chết người

3.1 Mặt khách quan

Muốn phân biệt được hai tội phạm này, phải phân

tích các tình tiết khách quan, nghĩa là các tình tiết

được thể hiện ra bên ngoài một cách toàn diện, biện

chứng, thông qua hành vi của người phạm tội Các

tình tiết đó thường là các tình tiết như: dùng vũ khí

gì? súng, dao, gậy, thuốc độc? dao thì sắc hay cùn?

Thuốc độc thì mức độ độc như thế nào? Cách dùng

vũ khí như thế nào? Đánh, chém nặng hay nhẹ?

Đánh, chém, bắn vào chỗ nào trong cơ thể nạn nhân?

Thương tích để lại như thế nào? Qua đó để xác định

xem khả năng gây ra cái chết cho nạn nhân nhiềuhay ít? Cần kết hợp những tình tiết trên với nhữngtình tiết khác như: trình độ nhận thức của người phạmtội, tuổi tác của hai bên người phạm tội và nạn nhân,tính tình thường ngày của họ, quan hệ giữa họ trướcđây như thế nào? Thái độ, cách ăn nói, cử chỉ của họtrước, trong và sau khi xẩy ra sự việc làm chếtngười?… Cần so sánh, đối chiếu tình tiết này với tìnhtiết khác, trên cơ sở đó có thể có được một lập luậnthống nhất lôgic về cách nhận định sự việc, giải đápcác vấn đề như: người phạm tội có thấy trước đượchậu quả xảy ra do hành vi của mình không? Đối vớikết quả đó người phạm tội muốn hay không muốn?Người phạm tội có thái độ bàng quan trước việc nạn

VẤN ĐỀ ĐỊNH TỘI ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH

CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

(PHẦN 2)

lĐOÀN TRỌNG CHỈNH - LÊ THỊ MINH THƯ

TÓM TẮT:

Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành, “là hành vi cố

ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hìnhsự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện” Các quy định của pháp luật cũng như lý luận về tội danhnày tương đối rõ ràng Tuy nhiên, trên thực tế, khi áp dụng quy định của pháp luật về tội danhnày, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi định tội Một trong những khó khănđó là xác định hành vi thỏa mãn dấu hiệu của Tội giết người hay Tội cố ý gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác Dù đã có nhiều hướng dẫn giải quyết hai tội phạm nàynhư Nghị quyết số 01/NQ ngày 19/4/1989, Nghị quyết số 04/NQ ngày 29/11/1996 của Hội đồngthẩm phán (HĐTP) và Công văn số 03/CV ngày 22/10/1987, số 140/CV ngày 11/12/1998 củaTòa án nhân dân tối cao nhưng vẫn chưa đáp ứng hết những yêu cầu cụ thể riêng biệt để áp dụngthống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là giai đoạn hiện nay Khi cùng một hành viphạm tội nhưng định tội danh khác nhau bởi mặt khách quan của Tội giết người và Tội cố ý gâythương tích khá giống nhau Điều này ảnh hưởng rất lớn đến người phạm tội cũng như chính cơquan tiến hành tố tụng

Tiếp nối Phần 1 tác giả đã trình bày về trường hợp thứ nhất (Tạp chí Công Thương, Ấn phẩmCác kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 9 tháng 5/2019), trong bài này tácgiả sẽ trình bày tiếp nội dung của trường hợp hai “Phân biệt Tội giết người với Tội cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người”

Từ khóa:Cố ý gây thương tích, định tội, tội giết người, phạm tội chưa đạt

Trang 14

nhân chết do hành vi của mình không? Động cơ đã

thúc đẩy người phạm tội hành động và nhằm mục

đích gì?… Qua thực tiễn, có thể rút được một số kinh

nghiệm qua một số trường hợp sau:

Trong khi hành động người phạm tội có những

hành vi cố ý có nhiều khả năng làm chết người và

họ nhận thức được điều đó Vấn đề đánh giá khả

năng làm chết người nhiều hay ít có ý nghĩa rất quan

trọng Ví dụ: trong khi hai bên đánh nhau đấm một

cái vào sườn đối phương, không may làm vỡ lá lách,

làm chết người, thì định tội là cố ý gây thương tích

gây hậu quả chết người, vì khả năng làm chết người

là rất ít Nếu khả năng làm chết người khá lớn (ví

dụ: dùng gậy to, nặng vụt mạnh vào đầu làm vỡ sọ

dẫn đến chết người) thông thường phải định tội là

giết người Nếu hành vi rất nguy hiểm, khả năng

làm chết người rất lớn (ví dụ: cầm dao sắc, nhọn

đâm mạnh vào bụng người khác) thì thông thường

hay định là tội giết người (với lỗi cố ý trực tiếp) mặc

dù có thể nạn nhân không chết Nói cách khác, nếu

xác định được rõ ràng trong khi hành động, người

phạm tội nhận thức được khả năng làm chết người

nhưng cố ý thực hiện hành vi thì không định Tội cố

ý gây thương tích gây hậu quả chết người mà định

Tội giết người Tuy nhiên điều này chỉ có tính chất

tương đối: luôn luôn phải đối chiếu với những tình

tiết khác của vụ án cân nhắc đánh giá một cách toàn

diện, biện chứng, mới có thể kết luận chính xác

trong mỗi vụ án cụ thể Khi đối chiếu với những tình

tiết khác của vụ án, nếu có thể xác định được là

người phạm tội có ý muốn giết người từ trước hoặc

ngay khi hành động thì định tội là giết người (cố ý

trực tiếp)

Một trường hợp đáng chú ý nữa là trường hợp

không muốn giết người mà chỉ muốn làm bị thương

nhưng biện pháp để gây thương tích là một biện

pháp hết sức nguy hiểm, lại rất khó chủ động trong

hành vi của mình là biện pháp bắn về phía người

khác ở một khoảng cách tương đối xa và hậu quả

làm chết người thì thường định Tội giết người với

lỗi cố ý gián tiếp

Bên cạnh đó, các dấu hiệu khác thuộc mặt

khách quan thời gian địa điểm, công cụ phương

tiện thực hiện tội phạm,… cũng cần được xem xét

để định tội đúng Công cụ, phương tiện thực hiện

tội phạm sẽ có vai trò quan trọng khi định tội Cụ

thể để phân biệt dựa theo các dấu hiệu khác thuộc

mặt khách quan của cấu thành hai tội này cần chú

ý các trường hợp sau:

Thứ nhất, vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân và

mức độ nghiêm trọng của thương tích Đối với Tộigiết người, thông thường người phạm tội lựa chọnnhững vùng xung yếu trên cơ thể (như vùng đầu,vùng cổ, ngực, vùng bụng ) để tấn công làm chonạn nhân có thể chết ngay Trong trường hợp nàycần xác định người phạm tội nhận thức được hành vicủa mình có thể gây ra cái chết cho nạn nhân nhưngvẫn thực hiện hành vi và mong muốn (hoặc bỏ mặc)cho hậu quả xảy ra; Đối với Tội cố ý gây thương tíchdẫn đến hậu quả chết người, người phạm tội khônglựa chọn những vị trí xung yếu để tấn công mà tấncông vào bất kỳ vùng nào trên cơ thể nạn nhânnhằm gây thương tích cho họ Tuy nhiên, việc xemxét vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân và mức độnghiêm trọng của thương tích cũng chỉ mang tínhtương đối và trong từng trường hợp cụ thể cần phảiđược xem xét một cách toàn diện cùng các yếu tốkhác mới có thể đánh giá đúng ý thức chủ quan củangười phạm tội Trong những điều kiện đặc biệt nhưsự việc xảy ra trong đêm tối, người phạm tội bịnhiều người tấn công hoặc trong lúc đang giằng co,vật lộn với nhau, người phạm tội không hoàn toànlàm chủ được hành vi của mình mà đâm chém bừathì nên xem xét thận trọng, toàn diện để định tộidanh cho chính xác

Thứ hai, vũ khí, hung khí tấn công Đối với Tội

giết người, người phạm tội thường sử dụng vũ khíhoặc các loại hung khí có mức độ nguy hiểm cao, cónhiều khả năng gây chết người như súng, lựu đạn,lưỡi lê, dao nhọn, mã tấu, đã được chuẩn bị để tấncông nạn nhân Đối với Tội cố ý gây thương tích dẫnđến hậu quả chết người, thông thường người phạmtội chỉ sử dụng tay, chân, để đấm, đá hoặc dùng cácloại hung khí bất kỳ có mức độ nguy hiểm khôngcao để tấn công nạn nhân Tuy nhiên, sự phân biệttrên cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì trên thực tếcó trường hợp người có võ thuật chỉ dùng tay chânđấm đá vào những vùng nguy hiểm dẫn đến hậu quảchết người thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vềtội giết người, bởi họ biết rõ hành vi của mình cóthể gây ra hậu quả chết người Ngược lại, có trườnghợp dùng dao là hung khí nguy hiểm nhưng do chỉmuốn gây thương tích nên đâm vào chân, nhưngkhông may vào động mạch chủ dẫn đến chết người

do mất máu, thì cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hìnhsự về Tội cố ý gây thương tích

Thứ ba, cường độ tấn công Đối với Tội giết

người, do mong muốn tước đoạt sinh mạng của nạnnhân nên cường độ tấn công của người phạm tội rấtcao và quyết liệt để có thể làm cho nạn nhân chết

Trang 15

ngay (trừ trường hợp lỗi cố ý gián tiếp) Nhưng đối

với Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, do

mong muốn chỉ gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khoẻ của người khác nên thông thường,

cường độ tấn công của người phạm tội có mức độ,

hậu quả chết người xảy ra là do những nguyên nhân

khách quan khác…

Ngoài ra, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chết

người và thời gian chết của nạn nhân cũng là một

dấu hiệu quan trọng để phân biệt Đối với Tội giết

người, nếu nạn nhân bị các vết thương vào các vùng

nguy hiểm trên cơ thể như hộp sọ, tim, gan, phổi,…

và chết ngay thì các cơ quan tiến hành tố tụng

thường xác định tội danh là giết người Còn đối với

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, nạn

nhân thường bị thương vào các vùng khác nhau trên

cơ thể và phải sau một thời gian điều trị thì nạn nhân

mới chết Tuy nhiên, thời gian dài hay ngắn giữa

hành vi tấn công với cái chết xảy ra cho người bị

hại không phải là một tình tiết đủ cho phép phân

biệt giữa giết người với cố ý gây thương tích gây

hậu quả chết người mà nó chỉ là một tình tiết khách

quan Tình tiết này cũng ảnh hưởng phần nào đến

việc nhận định mặt chủ quan Ví dụ, sau khi bị tấn

công nạn nhân chết ngay thường chứng tỏ rằng việc

tấn công là mãnh liệt, do đó có thấy được phần nào

ý thức của người phạm tội Nhưng ảnh hưởng đó

không quan trọng lắm, không có gì là quyết định

Có khi thời gian đó khá dài, nạn nhân bị thương khá

lâu rồi mới chết, nhưng vẫn có thể định tội là giết

người Ngược lại, có khi thời gian đó rất ngắn, nạn

nhân chết ngay sau khi bị thương tích, nhưng vẫn

phải định tội là cố ý gây thương tích gây hậu quả

chết người Trường hợp này được thể hiện thông qua

ví dụ sau:

V và H là hai anh em rể Trong khi H đi làm

xa, vợ con H vẫn ở chung với gia đình V và mẹ vợ

của hai người Một hôm, nhân dịp H về ăn tết, gặp

vợ, có chuyện xích mích cãi nhau V mới xen vào,

gây sự cãi nhau giữa V và H H nói: “Vợ tao là vợ

mày, con tao là con mày” và đấm V một cái V tức

giận chạy từ nhà ngoài (chỗ hai người cãi nhau) qua

phòng trong vào bếp lấy con dao dài 40cm đem ra

nhà ngoài chém H H bị 3 vết chém nặng, trong đó

có 1 vết chém dài 8cm ở vùng trán phải, làm vỡ

xương sọ, rách màng não và tổn thương não và 1

vết chém ở vùng thái dương sâu thấu qua xương sọ

Do các vết thương ở sọ, sau 37 ngày H bị chết Qua

hồ sơ, không thấy phát hiện có mâu thuẫn gì sâu sắc

giữa hai người này, cũng không thấy có phát hiện

điều gì khác để nghi là V có ý định giết H từ trước.Trong quá trình tiến hành tố tụng có 2 quan điểmvề định tội là Tội giết người và Tội cố ý gây thươngtích Trong trường hợp này, tác giả đồng tình vớiquan điểm định tội giết người Bởi lẽ: V không phải

vì bị đấm một cái mà đánh trả lại đối phương cho hảgiận; V không sử dụng ngay những vật hiện để ởnhà trên xung quanh mình mà lại chạy xuống bếp,lấy con dao rồi chạy lên nhà trên chém nạn nhânnhiều nhát tập trung vào nơi đầu là nơi hiểm yếunhất trong cơ thể con người, những vết chém lại khámạnh và sắc, thấu qua xương sọ, tổn thương đếnnão, như vậy thì bị cáo không phải chỉ cố chém đểgây thương tích mà khi thực hiện những hành vi trêntrong tình trạng bị kích động, bị can đột xuất đã cố

ý để cho hậu quả chết người xảy ra Vì vậy, theotác giả, V phải chịu trách nhiện hình sự về Tội giếtngười

Ví dụ trong trường hợp ngược lại: trong lúc Ađang ngủ, vợ của A là M đến gọi dậy để đi làm Gọinhiều lần nhưng A không dậy, M dùng lời thô bỉnhiếc mắng chồng A bực tức đứng dậy toan dùngtay đánh vợ mấy tát cho hả giận nhưng vừa thấy mộtkhúc củi dài hơn 1m, đường kính bằng cổ tay, A cầmlấy định đánh vợ 2 phát vào bả vai, không may lạitrúng một phát vào gáy, người vợ ngã gục, máu chảynhiều và chết Tranh chấp về quan điểm định tộicũng xảy ra nhưng với nhận định hành vi phạm tộicủa bị cáo xảy ra trong lúc bực tức đã đánh nhầmchỗ hiểm, chứ bị cáo không cố ý giết vợ, ngườiphạm tội chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sựvề Tội cố ý gây thương tích

Nói chung, trong cả hai trường hợp thì thươngtích đều là nguyên nhân dẫn đến chết người Tuynhiên, thời điểm nạn nhân chết không phải là căn cứduy nhất để định tội danh vì trong thực tiễn, cónhững trường hợp xảy ra ngoài quy luật thôngthường nói trên Tùy theo mức độ vết thương, thểtrạng và sức khỏe của từng người cũng như phụthuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cứu chữa mà nạnnhân có thể chết ngay hoặc sau một thời gian mớichết Do đó, để kết luận chính xác thì phải trưng cầugiám định pháp y Nếu vết thương được xác định lànghiêm trọng, nạn nhân được cứu chữa trong điềukiện đầy đủ mà vẫn chết thì cần truy tố bị can về tộigiết người Ngược lại, vết thương không nghiêmtrọng nhưng vì không được cứu chữa kịp thời hoặcviệc cứu chữa có sai sót nên nạn nhân chết thì cầnxem xét, xử lý người phạm tội về Tội cố ý gâythương tích dẫn đến chết người

Trang 16

3.2 Mặt chủ quan

Ngoài hành vi, có thể căn cứ vào các dấu hiệu

thuộc mặt chủ quan để định tội Cố ý gây thương

tích dẫn đến chết người: là trường hợp phạm tội đã

gây ra hậu quả chết người Trong đó người phạm tội

chỉ cố ý đối với việc gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của nạn nhân còn đối với hậu quả

chết người do hành vi của họ gây ra, lỗi của người

phạm tội chỉ là lỗi vô ý Thương tích dẫn đến chết

người trước hết là thương tích nặng làm cho nạn

nhân chết vì thương tích nặng này, nghĩa là giữa

thương tích và cái chết của nạn nhân có mối quan hệ

nhân quả, như hành vi đâm vào đùi nạn nhân làm

nạn nhân bị đứt tĩnh mạch và do bị mất nhiều máu

nên nạn nhân chết Cũng coi là Cố ý gây thương tích

dẫn đến chết người trường hợp gây thương tích

không phải là thương tích nặng nhưng vì nạn nhân là

người quá già yếu, có bệnh nặng cộng thêm việc

gây thương tích làm cho nạn nhân chết sớm hơn, nếu

không bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết

Còn trong Tội giết người thì người phạm tội mong

muốn hoặc bỏ mặc, chấp nhận hậu quả chết người,

nghĩa là hậu quả chết người đã nằm trong tính toán

của người phạm tội

Để xác định thái độ chủ quan của người phạm

tội đối với hậu quả chết người phải căn cứ vào nhiều

yếu tố, trong đó chủ yếu vẫn phải đánh giá hành vi

khách quan, cụ thể như:

- Ý thức lựa chọn công cụ, phương tiện, phương

pháp phạm tội và lựa chọn cách thức sử dụng

phương tiện Đây là tình tiết chứng minh thái độ chủ

quan của người phạm tội đối với hậu quả chết người

vì trong sự lựa chọn phương tiện, phương pháp phạm

tội và lựa chọn cách thức sử dụng phương tiện của

người phạm tội có thể có những biểu hiện phản ánh

sự quan tâm, thái độ chủ quan đối với hậu quả chết

người là thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra

hoặc tất yếu xảy ra thì phải định Tội giết người

- Việc luôn theo dõi tình trạng của nạn nhân vàkhi có biểu hiện nguy hiểm đến tính mạng thì ngườiphạm tội có thể thay đổi cách thức thực hiện hành vitheo hướng làm giảm bớt mức độ nguy hiểm nhưthay đổi vị trí tác động, cường độ tác động, thậm chícó thể dừng lại hoặc có những hành động nhằm cứuchữa cho nạn nhân, khi hậu quả chết người xảy ra thìngười phạm tội có thái độ hoảng hốt, thậm chí khôngcòn quan tâm đến mục đích chính nữa Trường hợpnày thường chỉ định là tội cố ý gây thương tích dẫnđến hậu quả chết người;

- Người phạm tội thấy có biểu hiện hậu quả chếtngười chưa xảy ra hoặc khả năng khó xảy ra thì cóthể thực hiện hành vi với cường độ quyết liệt, mạnhmẽ hơn hoặc thay đổi cách thức, phương tiện,phương pháp phạm tội theo hướng làm tăng mức độnguy hiểm của hành vi để thỏa mãn mục đích gâyhậu quả chết người (như bóp cổ để giết chết nạnnhân nhưng nạn nhân chưa chết thì dùng dao đâmcho đến khi nạn nhân chết) Cũng có thể trong quátrình thực hiện hành vi, người phạm tội chuyển tháiđộ chủ quan từ loại trừ sang chấp nhận khả năng hậuquả chết người xảy ra (như bất ngờ phát hiện nạnnhân là người quen, biết nên phải giết để bịt đầumối) Với trường hợp này mặc dù ban đầu hành vitấn công chưa quyết liệt mục đích giết người chưa rõràng nhưng mức độ quyết liệt về sau tăng lên vàmục đích giết người rõ ràng nên phải định tội giếtngười

- Biểu lộ cử chỉ và ngôn ngữ của người phạm tộitrước, trong và sau khi thực hiện tội phạm cũng cầnnghiên cứu vì những biểu hiện trên và tâm lý bêntrong có liên quan với nhau Những suy nghĩ bêntrong có thể được bộc lộ qua biểu biện bên ngoài,phản ánh sự quan tâm đối với hậu quả chết ngườiđã thấy trước, qua đó chứng minh người phạm tộimong muốn hay chấp nhận hoặc có ý thức loại trừkhả năng hậu quả chết người xảy ra n

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

1 Bài viết “Bình luận tội giết người theo BLHS năm 2015” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà - Ngô Duy Thi, https://kiemsat.vn/binh-luan-toi-giet-nguoi-theo-blhs-nam-2015-50490.html.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

2 Bản án số 25/2015/HSST ngày 05/4/2015 của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai.

3 Bản án số 30/2015/HSPT ngày 12/7/2015 của Tòa phúc thẩmTòa án Nhân dân tối cao tại TP Hồ Chí Minh

4 Bản án số 22/2016/HSST ngày 12/3/2016 của Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương.

Trang 17

Ngày nhận bài: 16/4/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/4/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 6/5/2019

Thông tin tác giả:

1 NCS ThS ĐOÀN TRỌNG CHỈNH

Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (Hutech)

2 ThS LÊ THỊ MINH THƯ

Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (Hutech)

DISPUTES IN THE GUILTY PLEA FOR MURDERING

UNDER VIETNAM’S CURRENT CRIMINAL CODE

lMaster DOAN TRONG CHINH

Lecturer, Faculty of Law,

Ho Chi Minh City University of Technology

lMaster LE THI MINH THU

Lecturer, Faculty of Law,

Ho Chi Minh City University of Technology

ABSTRACT:

The crime of murder, which is defined in Article 123 of the current Criminal Code, "is an act ofintentionally causing death to another person in a unlawful manner, due to a person who ages 14years or older with criminal responsibility” Provisions of the Criminal Code as well as thereasoning of this crime are relatively clear However, in fact, when applying the law of this crime,litigation agencies face many difficulties in judging the crime One of these difficulties is todetermine that the behavior meets the sign of Crime of murder or Crime of intentionally injuring orharming the health of others Although there have been many guidelines to resolve this difficulty,such as Resolution No 01/NQ dated April 19, 1989, Resolution No 04 / NQ dated November 29,

1996 of the Judges Council, Official Dispatch No 03 / CV on October 22, 1987 and Official Dispatch

No 140 / CV of December 11, 1998 of the Supreme People's Court, litigation agencies still find itdifficult to judge the crime, especially when an offense could be judged differently as objectivesigns of the Crime of murder and the Crime of intentionally injuring or harming the health of othersare quite similar This issue greatly affects the offenders as well as litigation agencies This articlepresents the second case of identifying the Crime of murder and the Crime of intentionally injuring

or harming the health of others, resulting in deadly consequences (the first case of this issue was

published on the No.9 Industry and Trade Review - Publication of scientific research and technology application results in May 2019)

Keywords: Intentionally inflicting injury, guilt, murder, crime not yet reached

5 Bản án số 21/2015/HSST ngày 27/3/2015 của Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh.

6 Bài viết “Bình luận tội giết người theo Bộ luật Hình sự năm 2015” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà - Ngô Duy Thi, https://kiemsat.vn/binh-luan-toi-giet-nguoi-theo-blhs-nam-2015-50490.html.

Trang 18

1 Đặt vấn đề

An ninh môi trường biển được hiểu là trạng thái

ổn định, an toàn của tài nguyên sinh vật, các hệ

sinh thái biển, chất lượng nước biển và cảnh quan

biển, qua đó đảm bảo khả năng duy trì sự sống

toàn cầu một cách bền vững của môi trường biển

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và con

người ở Stockholm năm 1972, vấn đề an ninh môi

trường đã được chính thức đưa vào Chương trình

Nghị sự quốc tế Các thách thức an ninh môi trường

biển Việt Nam có thể phân chia thành 2 nội dung

chính, là: thách thức môi trường trong vùng biển

ven bờ Việt Nam và thách thức vấn đề môi trường

chung, xuyên biên giới trong khu vực Biển Đông

2 Thách thức môi trường trong vùng biển

ven bờ Việt Nam

Những năm gần đây, các hoạt động phát triển

kinh tế biển được Đảng và Nhà nước hết sức chú

trọng Ô nhiễm môi trường biển gây nên tình trạng

hệ sinh thái và các tài nguyên biển ven bờ bị đe

dọa nghiêm trọng, ô nhiễm đến mức báo động

Một lượng lớn các chất thải chưa qua xử lý từ các

hoạt động phát triển trên đất liền hay lưu vực sông

(như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp

khai khoáng, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước

lợ…) đều đổ ra biển Gần một nửa số tỉnh, thành

trong cả nước (28/63 tỉnh) tập trung ở vùng bờ Việt

Nam nên vùng ven biển chịu sức ép rất lớn về chất

thải Các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt hải sản

vượt mức cho phép, chất thải từ tàu thuyền, nạovét luồng lạch, các hoạt động phát triển cảng, hoạtđộng du lịch biển gia tăng mạnh, các vụ chìm tàuvà các sự cố môi trường biển… gây nên tình trạng

ô nhiễm môi trường biển trên diện rộng, cạn kiệttài nguyên biển, làm suy giảm đa dạng sinh họcđộng vật đáy ở ven biển miền Bắc và thực vật nổi

ở miền Trung

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môitrường tại Mục 3.5, Chương 3 Báo cáo hiện trạngmôi trường quốc gia năm 2016, ước tính khoảng70% - 80% lượng rác thải trên biển bắt nguồn từđất liền do các nhà máy, xí nghiệp, khu côngnghiệp, cơ sở công nghiệp, khu dân cư xả nướcthải, chất thải rắn không qua xử lý ra các sông ởven biển hoặc xả thẳng ra biển Theo đánh giánày, chất lượng nước biển ven bờ tại các đô thị venbiển còn khá tốt, trong đó hầu hết giá trị các thôngsố đặc trưng nằm trong giới hạn cho phép củaQCVN 10-MT:2015/BTNMT Tuy nhiên, tổnghàm lượng các chất rắn lơ lửng cao, sự gia tănghàm lượng chất hữu cơ (COD, NH4+) và dầu mỡkhoáng trong nước biển là những vấn đề cần đượcquan tâm và xử lý kịp thời [5]

Những năm gần đây, hiện tượng thủy triều đỏđã không còn xa lạ với Việt Nam khi xuất hiện tạicác vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tạiKhánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Đây chínhlà biểu hiện của hiện tượng phú dưỡng (lượng chất

PHÁP LUẬT VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG

BIỂN VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU

CẤP BÁCH CẦN HOÀN THIỆN

lNGUYỄN LAN NGUYÊN

TÓM TẮT:

Việt Nam hiện đang đứng trước rất nhiều thách thức về an ninh môi trường biển, bởi vậy việchoàn thiện chính sách, pháp luật đảm bảo an ninh môi trường biển kết hợp tăng cường hợp tácquốc tế đảm bảo an ninh môi trường biển sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bềnvững của đất nước Bài viết phân tích pháp luật về an ninh môi trường biển Việt Nam trước yêucầu cấp bách cần hoàn thiện

Từ khóa: An ninh môi trường biển, hoàn thiện, thách thức, Luật Biển Việt Nam

Trang 19

thải hữu cơ và dinh dưỡng quá nhiều trong nước),

tạo điều kiện cho tảo phát triển, gây ra thiệt hại

lớn như tiêu diệt các loài hải sản, san hô, rong cỏ

biển Thêm vào đó, các rủi ro thiên tai, biến đổi

khí hậu và nguy cơ sóng thần ngày càng tăng, tạo

áp lực lớn khiến vấn đề môi trường biển trở thành

một trong những vấn đề mang tính thời sự nhất

hiện nay

3 Thách thức môi trường chung và xuyên

biên giới trong khu vực Biển Đông

Chiếm gần 30% diện tích Biển Đông, Việt Nam

là một trong những quốc gia chịu nhiều nguy cơ

hơn cả đối với các vấn đề xuyên biên giới về môi

trường biển: sự biến mất và xuống cấp của sinh

cảnh, tình trạng khai thác không bền vững các

nguồn lợi hải sản và ô nhiễm môi trường biển [2]

Với tính chất là hệ sinh thái dễ bị tổn thương

nhất trong đại dương và biển, các rạn san hô trong

Biển Đông hiện đang bị hủy hoại nặng nề, với

những tổn thất gần như vĩnh viễn do các hoạt động

bồi đắp, xây dựng kênh cảng, hút vật liệu xây

dựng và đào bới, nạo vét để khai thác hải sản

Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới tại Biển

Đông đang ngày càng phức tạp và khó kiểm soát

khi mà các tác nhân gây ô nhiễm từ vùng nước lân

cận và vùng biển quốc tế theo hoàn lưu xâm nhập

vào vùng biển Việt Nam Các sự cố môi trường

như tràn dầu xuyên biên giới cũng đang gia tăng

về mức độ và quy mô gây hậu quả nặng nề cho

sinh thái môi trường, không chỉ ở vùng biển và ven

biển mà cả các vùng biển quốc tế Việc vận

chuyển trái phép các chất thải khác nhau từ những

nước phát triển đến các nước đang phát triển, nạn

buôn bán động thực vật biển qua biên giới hay sinh

vật ngoại lai xâm hại gây tổn thất đa dạng sinh học

đang đẩy môi trường Biển Đông nói chung, môi

trường biển của các quốc gia trong đó có Việt Nam

nói riêng vào tình trạng báo động

Cùng với các Công ước về bảo vệ môi trường

biển mà Việt Nam đã tham gia, hệ thống pháp luật

và chính sách bảo vệ môi trường biển Việt Nam

thời gian qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt Tuy

nhiên, còn một số vấn đề về an ninh môi trường

biển chưa được thể chế hóa, có trường hợp dù đã

được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật, được

ban hành từ khá lâu, song vẫn chưa có quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành phù hợp, chẳng hạn

vấn đề môi trường biển xuyên biên giới, vấn đề

nhận chìm, phương thức quản lý tổng hợp dựa trên

cách tiếp cận hệ sinh thái, tiêu chuẩn cụ thể về

môi trường biển… tại Luật Biển 2012, Luật Tàinguyên, Môi trường biển và Hải đảo 2015 Việcthiếu chế tài hoặc chế tài chưa triệt để, chưa cóquy định xử lý hình sự đối với các tổ chức gây rathiệt hại về môi trường biển đã và đang tạo cơ hộicho các đối tượng xấu lợi dụng, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến an ninh môi trường biển

Các hoạt động bảo đảm an ninh môi trường biểnđược thể hiện trực tiếp qua các chương trình, dự án,đề án, từ trung ương đến địa phương, như: Chươngtrình trọng điểm điều tra tài nguyên môi trườngbiển, hải đảo; Giám sát đặc biệt dự án nguy cơ ônhiễm cao; Kế hoạch triển khai thực hiện Chiếnlược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảovệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030;Chương trình “Thực hiện Tuyên bố chung vàChương trình khung giữa Việt Nam, Campuchia,Thái Lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràndầu vùng vịnh Thái Lan”; Kế hoạch thực hiện thỏathuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Phi-lip-pin về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràndầu trên biển

Hợp tác quốc tế về môi biển đã hình thành vàphát triển mạnh mẽ với phạm vi, đặc thù và hìnhthức phù hợp với từng giai đoạn cụ thể Cuối thếkỷ 20, hợp tác quốc tế về môi trường biển chủyếu thông qua viện trợ thực hiện các dự án hợptác song phương với Thụy Điển, Canada về nângcao năng lực xây dựng thể chế Hiện nay, hoạtđộng này đã mở rộng với nhiều đối tác, như: ĐanMạch, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,Trung Quốc… cũng như các tổ chức quốc tế khác(Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Chươngtrình Môi trường Liên hợp quốc, Quỹ Môi trườngtoàn cầu, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Pháttriển châu Á, ASEAN, ) Việt Nam đã ban hànhvà thực hiện Đề án “Hợp tác quốc tế về biển đếnnăm 2020”, trong đó các nhiệm vụ cụ thể đượcquy hoạch và triển khai tại các Bộ, ngành và địaphương có liên quan

Việt Nam đã tổ chức Đại hội biển Đông Á lầnthứ 5 tại Đà Nẵng, tham dự Hội nghị liên Chínhphủ COBSEA lần thứ 22 tại Thái Lan, Thốngnhất nội dung đề cương dự án với AFD (Pháp),trình Bộ phê duyệt đề cương Dự án “Hỗ trợ pháttriển bền vững Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Longvà Vùng cửa sông Hải Phòng”; làm việc với cácđối tác GIZ và DFAT về xây dựng chương trìnhkế hoạch hành động thực hiện chiến lược quảnlý tổng hợp đới bờ Việt Nam; cấp phép cho Viện

Trang 20

Hóa sinh hữu cơ Thái Bình Dương (Cộng hòa liên

bang Nga) và Viện Nghiên cứu công nghệ

Georgia (Hoa Kỳ) vào nghiên cứu khoa học tại

vùng biển của Việt Nam…

Trước những thách thức về an ninh môi trường

biển hiện nay, cần nghiên cứu, ứng dụng khoa

học công nghệ tăng cường chức năng môi trường,

ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt

động điều tra, khảo sát, quan trắc, nghiên cứu về

tài nguyên, môi trường biển để tạo ra bước đột

phá trong việc cung cấp thông tin, hoạch định

chính sách và triển khai các hoạt động đảm bảo

an ninh môi trường biển

Tăng cường hợp tác quốc tế đảm bảo an ninh

môi trường biển, tăng cường gia nhập các điều

ước quốc tế điều chỉnh trực tiếp hoặc có liên quan

đến môi trường biển, tạo cơ hội cho Việt Nam

nhận được nhiều sự hỗ trợ, đầu tư hơn về chuyên

môn, tài chính, kỹ thuật từ các quốc gia khác

cũng như các tổ chức quốc tế Tăng cường đầu tư

nguồn lực cho hợp tác quốc tế song phương, đa

phương hay với các tổ chức quốc tế về môi trường

xây dựng, cải thiện khu bảo tồn biển Việt Nam,

trên cơ sở đó phối hợp xây dựng mạng lưới Khu

bảo tồn biển trên Biển Đông - phương thức hiệu

quả cho sự tồn tại, phát triển kinh tế biển và bảo

đảm an ninh môi trường biển trước các thách thức

của tiến trình toàn cầu hóa

4 Một số giải pháp cụ thể trong thời gian tới

1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về an

ninh môi trường biển

Cho đến nay, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về quản lý biển nói chung, môi trường biển

nói riêng đã tương đối đầy đủ Tuy vậy, trước

những thách thức về ANMTB cũng như thực trạng

đảm bảo ANMTB tại Việt Nam hiện nay, cần tạo

sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả

quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, kịp

thời ứng phó với các nguy cơ gây suy giảm hoặc

mất ANMTB, cần ưu tiên phát triển các ngành,

lĩnh vực kinh tế biển chủ lực dựa trên cách tiếp

cận dài hạn, bền vững và đồng bộ và gắn với bảo

đảm quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm dần

khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo và

thay bằng các cách thức khai thác sử dụng biển

một cách bền vững, phù hợp với tinh thần chỉ đạo

tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa X (Tới năm

2020, chúng ta sẽ phát triển thành công, có bước

đột phát về kinh tế biển, ven biển)

Tiếp tục xây dựng và ban hành một văn bảnpháp luật toàn diện và quy định trực tiếp về vấnđề ANMTB trên cơ sở nội luật hóa quy định tạicác công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn,gia nhập

2 Tập trung nguồn lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tăng cường chức năng môi trường biển

Khi mà các mối đe dọa đến sức khỏe đạidương và ANMTB và khu vực hiện nay như ônhiễm môi trường biển, suy thoái môi trường biểnvà sự cố môi trường biển; việc nghiên cứu, ứngdụng khoa học công nghệ nhằm bảo vệ, tăngcường khả năng thích ứng hay giảm thiểu cácbiến động toàn cầu là yêu cầu cấp bách ViệtNam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệtrong các hoạt động điều tra, khảo sát, quan trắc,nghiên cứu tài nguyên môi trường biển nhằmvững bước trong việc cung cấp thông tin, hoạchđịnh chính sách biển và ANMTB

3 Tăng cường hợp tác quốc tế đảm bảo an ninh môi trường biển

Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề môitrường biển toàn cầu luôn phải coi là một nhu cầucần thiết đối với các quốc gia, mà nền tảng là hợptác thông qua ký kết, thực thi các điều ước quốctế, tạo cơ hội cho Việt Nam nhận được nhiều sự hỗtrợ, đầu tư về chuyên môn, tài chính, kỹ thuật từcác quốc gia khác cũng như các tổ chức quốc tế Với mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quảhợp tác quốc tế về môi trường trong thời gian tới,chúng ta cũng cần thay đổi tư duy trong hợp tácquốc tế, chuyển từ thụ động tiếp nhận viện trợsang chủ động hội nhập, sẵn sàng cùng tham gia,chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi Tăng cườngnguồn lực, kinh phí để thực hiện các sáng kiến,các sự kiện do Việt Nam chủ trì, tiến tới cử đạidiện Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế vềmôi trường, tập trung vào những vấn đề mới màViệt Nam có lợi thế hiện nay như điều tra và cứunạn trên biển, phòng tránh các thảm họa, các tộiphạm trên biển Thúc đẩy thực hiện “Chươngtrình hành động chiến lược chống suy thoái môitrường biển Đông”, xây dựng, cải thiện khu bảotồn biển Việt Nam, phối hợp mạng lưới Khu bảotồn biển ngoài khơi Biển Đông để các quốc giakhu vực phát triển trong ổn định, hòa bình cácnguồn tài nguyên biển, kinh tế biển, củng cố lòngtin và chia sẻ công bằng các nguồn lợi khai thácchung trên Biển Đông n

Trang 21

VIETNAM’S REGULATIONS

ON THE MARINE SECURITY AND THE NECESSITY

OF IMPROVEMENT

School of Law, Vietnam National University - Hanoi

ABSTRACT:

Vietnam is facing many challenges of marine security Enhancing the effectiveness of cies and laws on the marine security in combination with strengthening international cooperation

poli-in mapoli-intapoli-inpoli-ing the marpoli-ine security would importantly contribute to the sustapoli-inable development

of Vietnam This article analyzes Vietnam’s regulations on the marine security

Keywords:Marine security, improvement, challenge, Law of the Sea of Vietnam

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Liên Hợp quốc (1982), Công ước về Luật biển (UNCLOS 1982).

2 Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 11/5/2016 ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3 Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường.

4 Quốc hội (2015), Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

5 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 - Chuyên đề môi trường đô thị, NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

Ngày nhận bài: 19/4/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 29/4/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 9/5/2019

Thông tin tác giả:

TS GVC NGUYỄN LAN NGUYÊN

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 22

1 Giới thiệu

Trước sự thay đổi của môi trường vĩ mô, sự phát

triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ

của công nghệ thông tin cũng như quá trình toàn

cầu hóa đã đưa DN Việt Nam đứng trước những

thử thách vô cùng lớn Theo số liệu của Tổng cụcThống kê, tính đến ngày 01/1/2012, Việt Nam cókhoảng 541.103 DN, nhưng chỉ có 375.732 DNđang hoạt động, còn lại 170.000 DN đã giải thể,tạm ngưng hoạt động hoặc không xác định được

TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP ĐỂ TỒN TẠI TRONG BỐI CẢNH

TOÀN CẦU HÓA

lTRẦN THỊ THU DUNG

TÓM TẮT:

Tái cấu trúc doanh nghiệp (TCTDN) đang được rất nhiều nhà nghiên cứu và doanh nghiệp(DN) Việt Nam quan tâm trong bối cảnh toàn cầu hóa Tái cấu trúc có thể được thực hiện từngphần hay tổng thể của DN Tuy nhiên, việc TCTDN đang gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế bởinhiều nguyên nhân, như: (1) DN chưa nắm rõ cấu trúc doanh nghiệp (CTDN), (2) Chiến lược DNchưa có định hướng rõ ràng Dựa trên kết quả nghiên cứu khái quát khung lí thuyết tái cấu trúccủa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đề xuất mô hình tái cấu trúc gồm 5 giai đoạn:(1) Nghiên cứu bối cảnh bên ngoài DN, (2) Xác định yếu tố CTDN (con người, tài chính, côngnghệ, thông tin ), (3) Triển khai các chiến lược cần tái cấu trúc, (4) Đưa ra các phương án, (5)Đánh giá kết quả

Từ khóa:Doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, toàn cầu hóa

Tên tỉnh Tổng số

doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp

DN Nhà nước DN ngoài

Nhà nước

DN có vốn đầu

tư nước ngoài

Toàn quốc (loại trừ DN không xác minh được) 448.393 4.505 432.559 11.329

1 DN thực tế đang hoạt động SXKD 375.732 3.807 362.540 9.385

Bảng 1 Số lượng DN cả nước tại thời điểm ngày 1/1/2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012

Trang 23

Đến tháng 12/2015, trong báo cáo của Tổng cục

Thống kê, cả nước có 94.754 DN đăng ký thành

lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ

đồng, tăng 26,6% về số DN và tăng 39,1% về số

vốn đăng ký so với năm 2014; số lượng DN khó

khăn phải tạm ngưng hoạt động gần 81.000, tăng

19% so với năm 2014 Trước những thách thức và

bất ổn kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2008 - 2011,

Chính phủ đã ưu tiên thực hiện các hoạt động tái

cơ cấu nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tập

trung vào 3 lĩnh vực: (1) Tái cơ cấu đầu tư, trọng

tâm là đầu tư công; (2) Tái cơ cấu khu vực tài

chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương

mại; (3) Tái cơ cấu DN Nhà nước, trọng tâm là Tập

đoàn kinh tế và Tổng Công ty [12] Do đó để tồn

tại trong nền kinh tế thị trường, sự thích ứng và

thay đổi là cần thiết cho sự sống còn của DN Vì

vậy, TCTDN theo một mô hình mới phù hợp với sự

thay đổi của môi trường là nhu cầu cấp thiết đối

với các DN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2 Cơ sở lý thuyết

Có nhiều quan điểm khác nhau về TCTDN tùy

thuộc vào cách tiếp cận Theo Burnes (2004) thì

TCTDN là một quá trình liên tục Còn nghiên cứu

của Galbraith (1974) đưa ra mô hình ngôi sao đề

cập đến cơ cấu DN, bao gồm: Cấu trúc, chiến lược,

các qui trình, con người và phần thưởng Jone

(2012) đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng vào

cấu trúc tổ chức, bao gồm các yếu tố: Cấu trúc,

chiến lược, kỹ thuật, con người và môi trường tổ

chức Tuy nhiên, các nhà quản lý chịu trách nhiệm

cho sự thay đổi cơ cấu của DN thì thường giảiquyết một vấn đề bằng cách chỉ thay đổi một yếutố mà không nghĩ đến sự tương tác của nó đến cácyếu tố khác

Qui trình thay đổi này trái ngược hoàn toàn vớinghiên cứu Damapour (1991), ông cho rằng tái cấutrúc hiệu quả có thể phụ thuộc nhiều vào sự phùhợp giữa các nội dung, bối cảnh, điều kiện qui trìnhhơn là chỉ dựa vào bản chất của một sự thay đổi.Khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố là chìa khóathen chốt để giảm thiểu sự cản trở của sự thay đổi

cơ cấu tổ chức DN [1]

Một số tác giả đã bác bỏ sự hướng dẫn cụ thểcủa giả thuyết và sự nghiên cứu của thực tiễn vềviệc thay đổi cơ cấu DN, thay vào đó họ chỉ thừanhận mô hình thực tiễn của chính họ: Mô hìnhnguyên nhân của sự hoạt động và thay đổi của tổchức, mô hình 7S của McKinsey và mô hình thíchhợp cho phân tích tổ chức [3, 9, 13] Tất cả nhữngmô hình này được xây dựng dựa trên những trải

nghiệm thực tế với sự công nhận của cácchuyên gia

Hiện nay, sự phát triển của cácphương pháp thực tiễn đã dần xóa đikhoảng cách giữa những người làm thựctế và các nhà nghiên cứu Nói cách khác,các nhà nghiên cứu cung cấp khungnghiên cứu để những người làm thực tếcó thể sử dụng [15] và những người làmthực tế chuyển những kiến thức thực tiễncủa họ vào giả thuyết cho những nhànghiên cứu sau có thể sử dụng [9] Mộtsố tài liệu cũng đề cập đến nhu cầu chonhững mô hình thực tiễn mới như: Chốnglại sự thay đổi tổ chức - liên hệ giữanghiên cứu và thực tế [5], một tương laicho khoa học của mô hình tổ chức, môhình tổ chức - xác định lại những hệthống phức tạp [14]

Král, P.l và Králová, V (2016), đã đưa ra cấutrúc khung nghiên cứu cho sự đánh giá TCTDNdựa trên sự tổng hợp thực tế của các nhà phân tích

DN, bao gồm: bối cảnh, nội dung, quyết định qui

trình và đánh giá kết quả Thứ nhất, bối cảnh: bao

gồm môi trường bên trong và bên ngoài DN Haimôi trường này sẽ tác động vào sự thay đổi CTDN

[11] Thứ hai, nội dung: bao gồm các yếu tố của

mô hình CTDN Král, P.l và Králová, V (2016) đãtổng hợp 16 mô hình cho sự thiết kế, thay đổi vàphát triển của DN, để từ đó đưa ra các yếu tố làm

Hình 1: Số lượng DN thành lập mới và

DN giải thể/ngừng hoạt động giai đoạn 2013 - 2015

Nguồn: Báo Doanh nhân và Thời đại

Trang 24

thay đổi CTDN trong mô hình nghiên cứu của

mình là: Cấu trúc tổ chức, chiến lược, qui trình, con

người, kỹ thuật, văn hóa và môi trường Thứ ba,

quyết định qui trình, bao gồm: Yếu tố hỗ trợ và

yếu tố cản trở Král, P.l và Králová, V (2016) đã

sử dụng yếu tố trao đổi thông tin trong khung

nghiên cứu, yếu tố này vừa cản trở vừa hỗ trợ trong

sự thay đổi CTDN Thứ tư, đánh giá kết quả, bao

gồm: Sự đánh giá kết quả theo như kế hoạch và

kết quả không theo kế hoạch

Tại Việt Nam, cụm từ tái cấu trúc xuất hiện năm

2005 khi nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái với

các biến cố liên quan đến bong bóng bất động sản,

chứng khoán do chính sách tiền tệ mở rộng theo

hướng chảy vào 2 thị trường này Trước bối cảnh

nhiều DN gặp khó khăn về vấn đề tái cấu trúc,

nhiều nghiên cứu được thực hiện với cách tiếp cận

tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

DN Như nghiên cứu của Nguyễn Hữu Long (2008)

cho rằng: “Tái cấu trúc là quá trình tổ chức, sắp xếp

lại DN nhằm tạo ra trạng thái tốt hơn cho DN để

thực hiện những mục tiêu đề ra Tái lập là quá trình

thiết kế lại tận gốc các quá trình trong DN, đặc biệt

là các quá trình kinh doanh nhằm giúp cho tổ chức

hoạt động hiệu quả hơn” Nghiên cứu của Huỳnh

Thanh Điền (2014) bàn luận về cách tiếp cận

TCTDN là điều chỉnh/thiết lập lại/xây dựng mới

các khía cạnh sản phẩm, khách hàng mục tiêu,

công nghệ, phương thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức,

nhân lực, quy trình cho phù hợp để tận dụng cơ hộivà trách né thách thức từ môi trường kinh doanh.Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài & HuỳnhThanh Điền (2012) đã chỉ ra một số điểm cần tậptrung cho TCTDN Nhà nước, nghiên cứu của ĐỗTiến Long (2013) tiếp cận TCTDN theo hướng thựchiện tái cấu trúc dựa trên mô hình 7S của TomPeters và Robert Waterman (1980)…

3 Mô hình đề xuất TCTDN

Trên cơ sở lược khảo lí thuyết của các nhànghiên cứu trong và ngoài nước cùng với thựctrạng nhu cầu của các DN Việt Nam trong bối cảnhhội nhập, bài viết đề xuất mô hình TCTDN gồm 5giai đoạn: (1) Nghiên cứu bối cảnh bên ngoài DN;(2) Xác định các yếu tố cấu trúc của DN; (3) Triểnkhai các chiến lược cần tái cấu trúc; (4) Đưa ra cácphương án và (5) Đánh giá kết quả Hình 2:Nghiên cứu bối cảnh bên ngoài DN là tậptrung vào các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến sựthay đổi của DN, như: Các yếu văn hóa, xã hội,chính trị, pháp luật, kinh tế vĩ mô (tăng trưởngkinh tế, thất nghiệp, lạm phát, xu hướng côngnghệ, đầu vào, cơ sở hạ tầng…) và vi mô (kháchhàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, đối thủtiềm ẩn, sản phẩm thay thế) Các yếu tố này luônmang lại cơ hội và thách thức cho DN, qua đó tácđộng đến cấu trúc hoạt động của doanh nghiệptừ các công đoạn hoạt động đầu vào, sản xuất vàđầu ra (Huỳnh Thanh Điền, 2012), tác động đến

Hình 2: Mô hình TCTDN được đề xuất trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trang 25

những thay đổi về khách hàng mục tiêu, sản

phẩm, công nghệ, cơ cấu tổ chức, hệ thống quản

lý, nguồn nhân lực của doanh nghiệp Như vậy,

một CTDN hợp lý khi chúng tận dụng được các cơ

hội và tránh né được thách thức từ môi trường

kinh doanh bên ngoài

Bên cạnh đó, để tồn tại trong môi trường nhiều

phức tạp và đầy rủi ro, các DN cần hiểu rõ được

thực lực nội tại của chính mình thông qua các yếu

tố CTDN (nhân lực, tài chính, công nghệ…) Dựa

vào mô hình trên, TCTDN thông qua việc khảo sát,

đánh giá cấu trúc hiện tại của DN để phát hiện

nhanh chóng và kịp thời thay đổi CTDN nào không

phù hợp so với bối cảnh bên ngoài và các nhân tố

nội tại khác có liên quan Nguyên nhân đó có thể

là do sản phẩm, công nghệ, các quy trình sản xuất,

công tác kiểm tra chất lượng, hệ thống phân phối,

dịch vụ chăm sóc khách hàng, trình độ nhân lực,

thậm chí là cơ cấu tổ chức bắt đầu xuất hiện những

hạn chế [13] Việc xác định chính xác vấn đề cần

tái cơ cấu là việc rất quan trọng để doanh nghiệp

xác định mục tiêu, phát triển các chiến lược và đưa

ra các phương án tái cơ cấu tối ưu Vì lẽ đó, điều

cần làm của DN sau khi xác định dấu hiệu cần tái

cơ cấu là phải tiến hành khảo sát chi tiết để nhận

diện cho đúng khâu nào không tương thích hoặc

tất cả các khâu điều không tương thích nhằm đảm

bảo hoạt động kinh doanh của DN luôn đạt hiệu

cao so với mục tiêu đề ra

Như đa phần những cấu trúc khác, qua quá

trình vận động, các yếu tố trong DN luôn có sự

thay đổi; sự mất cân bằng, mất cân đối phát sinh

trong CTDN Hơn nữa ở bên ngoài thì tình hìnhcác thị trường cũng thường xuyên biến động, áplực cạnh tranh thường là ngày càng tăng, môitrường kinh tế xã hội thay đổi… tất cả điều đóbuộc DN phải luôn rà soát cấu trúc để cải tiếnhoặc tái cấu trúc để thích nghi và phát triển trongbối cảnh toàn cầu hóa

4 Kết luận

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa nhưhiện nay đã mở ra một không gian mở cho nền kinhtế Việt Nam phát triển Tuy nhiên, giai đoạn nàycũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nhằmnâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh, phát triểnbền vững của DN Trước yêu cầu cạnh tranh bìnhđẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong vàngoài nước, việc tái cấu trúc là vấn đề cấp thiếtcủa bất kỳ DN nào, bởi DN luôn chịu các áp lựcbên ngoài để thích nghi với môi trường kinh doanhđầy biến động và các áp lực bên trong để phù hợpvới quy mô tăng trưởng và phát triển Do đó, việctái cấu trúc luôn phải được xem xét một cáchthường xuyên để DN nâng cao chất lượng, năngsuất và hiệu quả kinh doanh, tránh tình trạng mấtcần bằng, tụt hậu hay bị nhấn chìm trong bối cảnhchung của toàn cầu hóa

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu lý thuyết cho thấyngoài các nhân tố đưa vào mô hình còn có rấtnhiều nhân tố khác tác động đến quyết định tái cấutrúc DN như sự lãnh đạo, kỹ năng, mối quan hệ,…Đây là các yếu tố vô hình nhưng cũng góp phầnquan trọng đối với sự thành công của việc TCTDN

ở nước ta hiện nay n

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Armenakis, A A., & Bedeian, A G (1999) Organizational change: A review of theory and research in the 1990s Journal of Management, 25(3), 293 - 315 http://dx.doi.org/10.1177/014920639902500303.

2 Burnes, B (2004) Kurt Lewin and the planned approach to change: A re-appraisal Journal of Management Studies, 41(6), 977 - 1002 http://dx.doi.org/10.1111/j.1467-6486.2004.00463

3 Burke, W W., & Litwin, G H (1992) A causal model of organizational performanceand change Journal of Management, 18(3), 523 - 545 http://dx.doi.org/10.1177/014920639201800306

4 Damanpour, F (1991) Organizational innovation: A meta-analysis of effects of determinants and moderators Academy of Management Journal, 34(3), 555 - 590 http://dx.doi.org/10.2307/256406

5 Erwin, D G., & Garman, A N (2010) Resistance to organizational change: Linking research and practice Leadership and Organization Development Journal, 31(1), 39 - 56 http://dx.doi.org/10.1108/01437731011010371.

6 Galbraith, J R (1974) Organization design: An information processing view Interfaces, 4(3), 28 - 36.

7 Jones, G R (2012) Organizational theory, design, and change (7th ed.) NJ: Prentice Hall.

Trang 26

communication Journal of Business Research, 30, 1 - 6 http://doi.org/10.1016/j.jbusres.2016.04.099.

9 Nadler, D A., & Tushman, M L (1980) A model for diagnosing organizational behavior Organizational Dynamics, 9(2), 35 - 51 http://dx.doi.org/10.1016/0090-2616(80)90039-X.

10 Puranam, P (2012) A future for the science of organization design Journal of Organization Design, 1(1), 18

-19 http://dx.doi.org/10.7146/jod.6337.

11 Rogiest, S., Segers, J., & van Witteloostuijn, A (2015) Climate, communication and participation impacting commitment to change Journal of Organizational Change Management, 28(6), 1094 - 1106 http://dx.doi.org/10.1108/JOCM-06-2015-0101.

12 Vũ Thành Tự Anh (2012), Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

13 Waterman, R H., Peters, T J., & Phillips, J R (1980) Structure is not organization Business Horizons, 23(3),

14 - 26 http://dx.doi.org/10.1016/0007-6813(80)90027-0.

14 Worren, N (2012) Organisation design: Re-defining complex systems (1st ed.) Harlow, UK: Pearson.

15 Worren, N., Moore, K., & Elliott, R (2002) When theories become tools: Toward a framework for pragmatic validity Human Relations, 55(10), 1227 - 1250 http://dx.doi.org/10.1177/0018726702055010082.

Ngày nhận bài: 17/4/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 27/4/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 7/5/2019

Thông tin tác giả:

TRẦN THỊ THU DUNG

Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Sài Gòn

RESTRUCTURING BUSINESSES TO SURVIVE

IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION

lTRAN THI THU DUNG

Faculty of Business Administration, Saigon University

ABSTRACT:

Corporate restructuring is receiving many interests from many Vietnamese researchers andenterprises in the context of globalization The corporate restructuring can be done partially orcompletely However, the corporate restructuring is facing many difficulties and limitations due tomany reasons including (1) Enterprises do not know the structure of their businesses, (2)Enterprises do not have clear business strategies, Based on the results of general researches onthe corporate restructuring framework done by domestic and foreign researchers, this studypropose a 5-stages restructuring model with following stages (1) Analyzing external contexts ofenterprises, (2) Identifying factors of the corporate restructuring (people, finance, technology,information, etc), (3) Implementing restructuring strategies, (4) Providing restructuring options,(5) Evaluating results

Keywords:Enterprise, corporate restructuring, globalization

Trang 27

1 Định nghĩa CN 4.0

Theo Klaus Schwab, người sáng lập đồng thời

là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới

[3], cách mạng công nghiệp 4.0 có lịch sử hình

thành vô cùng ấn tượng:

“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng

năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản

xuất Cuộc cách mạng lần thứ hai điễn ra nhờ ứng

dụng điện năng để sản xuất hàng loạt Cuộc cách

mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông

tin để tự động hóa sản xuất Và giờ đây, cuộc cách

mạng công nghiệp thứ tư đã và đang dần hình

thành từ cuộc cách mạng lần ba Nó là sự kết hợp

của các công nghệ và cũng đồng thời làm mờ ranh

giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”

Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh

vực: Vật lý, Kỹ thuật số và Công nghệ sinh học

- Lĩnh vực Vật lý gồm robot thế hệ mới, máy

in 3D, xe tự lái, vật liệu mới và công nghệ Nano

- Lĩnh vực Kỹ thuật số bao gồm: Trí tuệ nhân

tạo (AI), vạn vật kết nối (Internet of things -IoT)

và dữ liệu lớn (Big Data)

- Lĩnh vực Công nghệ sinh học gồm: Nông

nghiệp, Thủy sản, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi

trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu

2 Quá trình phát triển của Cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin đến cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động của nó với kinh tế, xã hội con người

Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay,khoa học và công nghệ - nhất là sự phát triển nhưvũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ sinhhọc và trí tuệ nhân tạo - đã tác động rất sâu sắc vàmạnh mẽ đến đời sống xã hội con người

Lịch sử nhân loại đang chuyển từ xã hội côngnghiệp sang xã hội thông tin, từ nền kinh tế dựavào tài nguyên và máy móc sang nền kinh tế chủyếu dựa vào dữ liệu, thông tin và tri thức Đây làmột bước ngoặt lịch sử rất quan trọng

Vậy dữ liệu, thông tin và tri thức có mối liên hệ

gì với nhau? Dữ liệu là những số liệu, dữ kiện rờirạc Khi dữ liệu được hệ thống hóa sẽ trở thànhthông tin Thông tin được con người tiếp nhận, xửlý nhận thức sẽ trở thành tri thức, nhờ có tri thứcmà kỹ năng, óc sáng tạo con người phát triển Khitri thức được viết ra, in ấn hay đưa lên mạng thôngtin điện tử để quảng bá cho nhiều người thu nhậnsử dụng thì đó chính là tri thức đã được mã hóa.Vậy lúc bấy giờ tri thức cũng được gọi là thông tin.Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TRONG BỐI CẢNH

CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

lTRẦN VĂN THIỆN

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày định nghĩa cách mạng công nghiệp 4.0, làm rõ sự hình thành và phát triểncủa quá trình từ cách mạng khoa học kỹ thuật, kinh tế tri thức, xã hội thông tin đến cách mạngcông nghiệp 4.0 nhằm xác định nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Từ khóa: Tri thức, công nghiệp 4.0, thông tin, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước

Trang 28

nghệ thông tin, thông tin cho ra tri thức và truyền

bá nhanh tri thức, tri thức bùng nổ, chúng ta có

cách mạnh thông tin và cách mạng tri thức Quá

trình đó chính là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tri thức, thông tin và xử lý thông tin trở thành

yếu tố then chốt trong cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 Hiện nay và tương lai, công nghiệp 4.0

được xác định là động lực cho sự tăng trưởng kinh

tế, nâng cao chất lượng cuộc sống Công nghiệp

4.0 không chỉ thay thế lao động chân tay mà còn

giúp con người trong lao động trí óc Bên cạnh đó,

những khái niệm về cuộc sống và tư duy của con

người cũng đang dần thay đổi

Sự biến động đó không chỉ xảy ra trong lĩnh vực

khoa học công nghệ, kinh tế mà còn trên tất cả các

lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, chính trị, xã

hội Ngoài ra, ta còn thấy được dấu ấn của nó qua

cách giao tiếp, làm việc, lối sống…, không lĩnh vực

nào mà không chịu tác động to lớn và sâu sắc từ

cuộc cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng

thông tin và cách mạng công nghiệp 4.0

3 Kinh tế tri thức và công nghiệp 4.0 - Động

lực mạnh mẽ nhất đang làm thay đổi xã hội

con người

Để có thể đưa ra quyết định và hành động hiệu

quả con người cần dựa vào số lượng và chất lượng

xử lý thông tin Công nghiệp 4.0 là tập hợp các

phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật

dùng để thu thập, xử lý, lưu giữ và khai thác thông

tin một cách tự động nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều

mặt của xã hội Hơn nữa, công nghệ thông tin làm

cho thông tin trở thành tri thức và quảng bá nhanh

tri thức cho mọi người, trong đó, tri thức chính là

yếu tố then chốt quyết định sự thành công cho cuộc

cách mạng công nhiệp 4.0 Do đó, kinh tế tri thức

và công nghiệp 4.0 được xem là động lực quan

trọng nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và chất lượng cuộc sống

Xã hội mạng hình thành, nền kinh tế số hóa và

tự động hóa ngày càng phát triển chính là yếu tố

then chốt của sự chuyển đổi từ nền kinh tế công

nghiệp sang nền kinh tế tri thức và cách mạng

công nghiệp 4.0 Nó thay đổi tận gốc cách sản

xuất, tiêu thụ, cách sống, làm việc, cách tổ chức

quản lý và tất nhiên giáo dục cũng thay đổi, nhất

là giáo dục dạy nghề và giáo dục đại học

Đặc thù của công nghiệp 4.0 là xuất hiện trí tuệ

nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, tự động hóa, vật

liệu mới và công nghệ sinh học Đây chính là các

lĩnh vực phát triển rất nhanh của nền kinh tế và sẽ

tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa trong tương lai.Nó làm thay đổi căn bản lực lượng lao động của xãhội loài người và cũng chính nó làm cho các ngànhcông nghiệp khác phát triển theo hướng ngày càngthông minh hơn, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn

4 Nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 bùng nổ, để giải quyết đượcnhiệm vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước, ta phải giải quyết được các vấn đề sau:Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa củanước ta có thể rút ngắn thời gian nếu chúng ta sẵnsàng và chủ động hơn nữa trong bối cảnh cuộccách mạng công nghiệp 4.0 phát triển và lan tỏamạnh mẽ Phát triển những lợi thế của đất nước,tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến,đặc biệt công nghệ thông tin, công nghệ sinh họcvà tự động hóa (trí tuệ nhân tạo), tranh thủ ứngdụng ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn vàphổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học vàcông nghệ, từng bước tiến hành cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0

Phải nắm bắt thời cơ, khẩn trương chuẩn bị mọiđiều kiện để phát triển kinh tế, từng bước tiếp cậncuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Công nghiệp hóa

ở nước ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cơbản: chuyển từ kinh tế nông nghiệp truyền thốngsang kinh tế nông nghiệp công nghệ cao và kinh tếcông nghiệp sang kinh tế tri thức và công nghiệp4.0 Hai nhiệm vụ đó phải phát triển đồng thời,lồng ghép vào nhau, hỗ trợ cho nhau, bổ sung chonhau Để làm được nhiệm vụ đó, tri thức và côngnghệ mới của thời đại phải được áp dụng triệt để,các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thứccũng cần đẩy mạnh phát triển

Chủ động hội nhập quốc tế kết hợp với nănglực nội sinh của dân tộc Yếu tố quyết định đối vớinăng lực nội sinh là văn hóa, giáo dục, khoa học,cũng tức là sức mạnh tinh thần và trí tuệ dân tộc.Đặc biệt đổi mới tư duy kinh tế theo kịp sự pháttriển của thời đại Phát triển kinh tế phải lấy hiệuquả làm đầu, sản xuất những gì có hiệu quả caonhất do có lợi thế so sánh để đổi mới và sẵn sàngthay đổi để hội nhập Phải kết hợp chặt chẽ cácyếu tố tài nguyên, con người với tri thức và côngnghệ hiện đại để chọn những ngành, những sảnphẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh, đem lại hiệu quảcao nhất Công nghiệp hóa là sử dụng tri thức và

Trang 29

khoa học công nghệ mới nhất để hiện đại hóa nền

kinh tế, chuyển nền kinh tế từ chất lượng, hiệu quả

thấp sang nền kinh tế chất lượng, hiệu quả cao và

trên cơ sở tiếp cận với công nghiệp 4.0 Vì vậy,

công nghiệp hóa phải đi liền với hiện đại hóa

Công nghiệp hóa ngày nay phải là công nghiệp

hóa dựa vào tri thức và từng bước thực hiện cuộc

cách mạng công nhiệp 4.0

Nhanh chóng phát triển hạ tầng công nghệ

thông tin, hình thành mạng xa lộ thông tin quốc

gia, ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa

rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực, phát triển công

nghệ thông tin, nhất là công nghệ phần mềm và tự

động hóa (trí tuệ nhân tạo) để phát triển tất cả các

lĩnh vực, dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế Công

nghệ thông tin là chìa khóa để đi vào kinh tế tri

thức và công nghiệp 4.0

Tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ

mới của thế giới vào nước ta phải chọn lọc và vận

dụng phù hợp với hoàn cảnh của nước nhà, nhằm

đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất Phải có bước

đi thích hợp, đi nhanh nhưng thận trọng, vừa có

nhảy vọt vừa có tuần tự, cân nhắc kỹ nhảy vọt, phát

triển tuần tự, tận dụng công nghệ truyền thống một

cách tối ưu, để có thể phát triển chung cả mạng lưới

các ngành, hiện đại nhưng phải đồng bộ, hài hòa

nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển

Quá trình thu hút vốn FDI phải đi đôi với quá

trình chuyển giao công nghệ và nhanh chóng nội

địa hóa công nghiệp hỗ trợ, đáp ứng đòi hỏi của

nhà đầu tư và đồng thời phát triển công nghệ trong

nước Trường hợp Samsung là một điển hình, doanh

nghiệp trong nước phải tranh thủ đáp ứng những đòi

hỏi của Samsung để trở thành nhà cung cấp linh

kiện cấp 1 cho tập đoàn Chúng ta phải nhanh

chóng thay đổi, học hỏi, tiếp thu công nghệ, làm

chủ công nghệ cuối cùng là sáng tạo công nghệ

Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,

nội địa hóa các sản phẩm hợp tác nghiên cứu và

chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển phục

vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước Tranh

thủ thu hút lực lượng khoa học công nghệ việt kiều

từ các nước tiên tiến phục vụ công cuộc đổi mới đất

nước Điển hình như Tập đoàn Vingroup tận dụng

công nghệ và thu hút các nhân sự am hiểu công

nghệ của nước ngoài để rút ngắn thời gian tiếp cận

công nghệ mới của thế giới trong dự án Vinfast

Kết hợp tốt việc tăng năng lực nội sinh về khoa

học công nghệ với tiếp thu tri thức, công nghệ của

thế giới là hết sức cần thiết Không đủ năng lựckhoa học trong nước thì không thể tiếp thu làm chủcông nghệ nhập từ ngoài, hơn nữa do điều kiện đặcthù của mỗi nước, có những công nghệ nhập từnước ngoài nếu không cải tiến thì sẽ không phùhợp, thậm chí gây lãng phí

Các chương trình nghiên cứu khoa học phải tậptrung vào những vấn đề cơ bản và có tính đặc thùcủa Việt Nam để có thể tiếp thu nhanh và làm chủcác công nghệ nhập Công nghệ thông tin cần đượcáp dụng triệt để trong tất các lĩnh vực Tăng cườngcông tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ khoa họckỹ thuật và cán bộ quản lý ngành

Chuyển giao công nghệ là khâu quan trọng đểnâng cao trình độ công nghệ trong nước, vì vậyviệc chuyển giao cần được tổ chức thật tốt, cóphương pháp, đảm bảo hiệu quả cao Chuyển giaocông nghệ phải đạt được mục tiêu là nắm vữngcông nghệ, làm chủ được công nghệ, biến thànhcông nghệ của mình Tức là phải nắm được nguyênlý công nghệ, phương pháp, trình tự, qui trình thựchiện công nghệ, cách xử lý các vấn đề phát sinh,các bí quyết công nghệ Chuyển giao công nghệphải được thực hiện nghiêm túc đi đôi với hợp tácđầu tư, có hợp đồng chuyển giao công nghệ rõràng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo hộquyền sở hữu trí tuệ Không làm tốt việc này thìsẽ hạn chế việc chuyển giao công nghệ Đó lànhững vấn đề cần chú trọng để nâng cao trình độcông nghệ ở nước ta trong quá trình thực hiện côngngiệp hóa hiện đại hóa và cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0

5 Những nguy cơ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Không đủ tri thức, không đủ năng lực nội sinhvề khoa học công nghệ thì hội nhập sẽ phải chịuthua thiệt, bị bóc lột, chèn ép và trở thành bãi thảicông nghệ của các nước khác

Phải mạnh dạn đổi mới cơ chế và chính sách đểthực sự giải phóng mọi nguồn lực, mọi khả năngsáng tạo nhằm hướng đến cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 mới tránh được tụt hậu so với thế giới.Ngày nay khoa học công nghệ của thế giới đang

ở trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Sự phát triển nhanh chóng của nó làm thay đổi cơcấu nền kinh tế Trí tuệ nhân tạo được thay thế chosức người và máy móng thô sơ Điều này cũng lànguy cơ lớn làm nảy sinh nạn thất nghiệp, nhất lànhững nền kinh tế còn thâm dụng lực lượng laođộng như chúng ta

Trang 30

6 Nhiệm vụ của mỗi người trong quá trình

công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta

trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

Nếu muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh

cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần

xem xét lại cách tư duy, cách hoạt động của cơ

quan, tổ chức mình bằng cái nhìn không hài lòng

nhằm tìm cách cải thiện, sửa đổi nó với sự trợ giúp

của công nghệ mới Chúng ta cần sẵn sàng tiến

hành áp dụng công nghệ mới cần thiết để thay đổi

nhằm giúp cơ quan, tổ chức mình thành công

Rất cần sự đồng lòng, đóng góp sáng tạo và sẵn

sàng chấp nhận công nghệ mới của mọi người để

cùng phát triển trong thế giới mà công nghệ có thể

làm thay đổi mọi mặt nhanh chóng trong một môi

trường có tính cạnh tranh cao như ngày nay

Ta thử hỏi làm thế nào một quốc gia có thể

tranh thủ tiếp thu công nghệ hiện có, rồi sau đó

chuyển sang dẫn đầu trong việc đổi mới công nghệnhư một số nước lân cận chúng ta như: Nhật Bản,Hàn Quốc và gần đây nhất là Trung Quốc, nơi sảnsinh ra nhiều sáng kiến và đổi mới Tất cả đã chothấy sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách, thể chế,doanh nghiệp và thị trường Mặc dù không có mộtcông thức duy nhất rút ra từ kinh nghiệm của cácnước này, nhưng những yếu tố trên cũng đã giúpcác quốc gia đó thành công, trở thành bài học kinhnghiệm quí báu cho công cuộc công nghiệp, hóahiện đại hóa đất nước của chúng ta

Tôi tin rằng, chúng ta có thể thay đổi nhiều thứxung quanh ta trở nên thông minh hơn nhờ vào côngnghệ mới hay nói cụ thể hơn là áp dụng triệt để côngnghiệp 4.0 như: Thành phố thông minh, tổ chứcthông minh hay căn hộ thông minh từ sự thay đổitrong tư duy về việc ứng dụng công nghệ mới haycông nghiệp 4.0 vào công việc của mỗi chúng ta n

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Dale Carnegie “Thay đổi để thành công” Nhà xuất bản Lao động, 2017;

2 Ngân hàng thế giới “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002;

3 Các bài báo, hội thảo hay trên internet nói về cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngày nhận bài: 17/4/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 27/4/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 7/5/2019

Thông tin tác giả:

TS TRẦN VĂN THIỆN

Đại học Văn Lang

THE INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION PROCESS

OF VIETNAM IN THE CONTEXT OF THE INDUSTRY 4.0

lPh.D TRAN VAN THIEN

Van Lang University

ABSTRACT:

This article presents the definition of the Industry 4.0, clarifying the formation and evolution ofthe process of the revolutionary science and technology, knowledge-based economy, informationsociety and the Industry 4.0 to determine the tasks of the industrialization and modernization ofVietnam

Keywords: Knowledge, the Industry 4.0, information, industrialization, modernization, country

Trang 31

1 Đặt vấn đề

Ngành Dệt may Việt Nam đã đạt được những

tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018 khi doanh thu

sản xuất và xuất khẩu ngành Dệt may nằm trong

top 5 trên thế giới Doanh thu xuất khẩu đạt mốc

19.4 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2018, tăng

15% so với cùng kỳ Ngoài ra, nhiều tập đoàn dệt

may đã duy trì tăng trưởng ổn định thông qua việc

hợp tác với các khách hàng hiện tại Hơn nữa, Hiệp

định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã

sẵn sàng tạo ra các hiệu ứng tốt cho ngành Dệt

may Với các yếu tố tích cực trong năm 2018, cùng

các lợi thế đến từ các hiệp định thương mại tự do

như CPTPP, EVFTA… có thể thấy được tiềm năng

phát triển mạnh mẽ của ngành Dệt may Việt Nam

Tuy nhiên, nhìn nhận thị trường ngành Dệt may tại

Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) nước ngoài

đang chiếm 70%, làm thế nào để DN dệt may Việt

Nam có thể làm chủ được tình hình, gia tăng được

giá trị xuất khẩu, phát triển bền vững là một vấn

đề cấp thiết Hơn nữa, cho đến nay, phát triển định

hướng quy hoạch của ngành đến năm 2020 không

còn phù hợp, cần giải pháp chiến lược để thực hiện

phần cung thiếu hụt Do đó, cần định hình giảipháp chiến lược giai đoạn 2035 - 2040; chính sáchthuế VAT với các dự án đầu tư cần hợp lý hơn đểkhuyến khích đầu tư của các DN vào phần cungthiếu hụt

Bên cạnh đó, DN dệt may Việt Nam có thể tậndụng ngay lợi thế ưu đãi thuế quan khi xuất khẩusang một số thị trường tham gia Hiệp định Đối táctoàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP), nếu chuẩn bị tốt về nguyên liệu sản xuất.Đường đi để chinh phục các thị trường CPTPPtrong thời gian tới đã khá rõ ràng Theo Hiệp địnhCPTPP, quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may đượcáp dụng là “từ sợi trở đi”, hay được gọi là quy tắc

“3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi,dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải đượcthực hiện trong nội khối CPTPP, thì mới đượchưởng ưu đãi thuế quan Việc liên kết kinh doanhgiữa các DN dệt may xuất khẩu tại Việt Nam làviệc làm cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi các DNcần có chiến lược liên kết kinh doanh, chiến lượcxây dựng nền tảng phụ trợ với ngành Dệt maynhằm thúc đẩy được liên kết kinh doanh, tận dụng

LIÊN KẾT KINH DOANH TRONG NGÀNH DỆT MAY TẠI VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH MỚI

lNGUYỄN THỊ HỒNG VÂN - VŨ THỊ KIM OANH - ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

TÓM TẮT:

Ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức của các hiệp địnhthương mại tự do, việc tăng cường liên kết kinh doanh trong ngành Dệt may nhằm thúc đẩyxuất khẩu và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu là nhiệm vụ cấp bách Vì vậy,bài nghiên cứu sẽ phân tích vai trò của liên kết kinh doanh trong ngành Dệt may, những cơ hộivà thách thức, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường liên kết kinh doanh trongngành Dệt may Việt Nam

Từ khóa:Liên kết kinh doanh, ngành Dệt may, chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam

Trang 32

được những cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện

và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Chính vì vậy, việc tăng cường liên kết kinh doanh

là giải pháp tốt nhất cho các DN dệt may Việt

Nam nhằm tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá

trị dệt may toàn cầu

2 Giới thiệu về liên kết kinh doanh và vai trò

của liên kết kinh doanh trong ngành Dệt may

2.1 Liên kết kinh doanh

Hiện nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về

“liên kết kinh doanh” (business linkages) mặc dù

giới chính sách và nghiên cứu đã đề cập và nghiên

cứu một số khái niệm tương tự như hợp tác kinh tế

(economic cooperation), liên kết kinh tế (economic

linkage), hội nhập kinh tế (economic integration)

hay liên kết vùng (industrial cluster) Đứng trên các

quan điểm khác nhau có những cách tiếp cận khác

nhau

Quan điểm của UNCTAD thường giới hạn các

liên kết kinh doanh giữa 2 đối tượng là DN đa quốc

gia (MNEs) và DN nội địa Theo đó, liên kết kinh

doanh là các kết nối giữa DN đa quốc gia và các

doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong nước

nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công

nghệ giữa đối tượng thứ nhất sang đối tượng thứ

hai UNCTAD Và IFC nhấn mạnh rằng “Liên kết

kinh doanh” là một công cụ để giải quyết hầu hết

các vấn đề mà các DNNVV phải đối mặt Nghiên

cứu cũng cho thấy những mối liên kết này đã nâng

cao năng suất của các DNNVV Có thể nói tất cả

các bên liên quan trong các mối liên kết kinh

doanh đều là những người chiến thắng Do đó, liên

kết kinh doanh là một khía cạnh bình thường trong

đời sống kinh doanh của các nền kinh tế theo định

hướng thị trường

Tóm lại, liên kết kinh doanh là hình thức hợp

tác “làm ăn” mà DN thỏa thuận với DN có sản

phẩm/dịch vụ, trong đó DN không mất tiền vốn

hoặc nếu phải bỏ tiền thì không mất nhiều, nhưng

DN sẽ phải chia lợi nhuận kinh doanh cho họ Lý

do là bởi vì DN đang phải phụ thuộc với họ Liên

kết kinh doanh giúp DN học hỏi được nhiều điều

trong giai đoạn đầu kinh doanh, nếu sau này DN

phát triển được kênh phân phối hiệu quả thì có thể

tách riêng để kinh doanh

2.2 Vai trò của liên kết kinh doanh trong

ngành Dệt may

Thứ nhất, liên kết kinh doanh giúp các DN dệt

may tăng cường hội nhập: Liên kết kinh doanh

đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời hội nhập

để tạo nên sức mạnh đồng thuận trong mỗi ngànhhàng, lĩnh vực cũng như xây dựng nên nhữngthương hiệu về sản phẩm, ngành hàng uy tín, nângcao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước vàquốc tế Vấn đề liên kết kinh doanh cũng đã đượcđưa ra ở rất nhiều diễn đàn, hội thảo nhưng nhìnchung, nhận thức của các DN về tầm quan trọngcủa liên kết vẫn còn hạn hẹp, đặc biệt là DNNVV

Thứ hai, liên kết kinh doanh là một nhân tố của

phát triển bền vững ngành Dệt may: Việt Namđang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào hệthống thương mại quốc tế với nhiều chương trìnhhợp tác đa phương như là thành viên của Diễn đànHợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)cũng như đã ký kết hiệp định thương mại songphương với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trênthế giới Việt Nam cũng làm chủ rất nhiều mặthàng có thị phần lớn trên thị trường quốc tế, vậyđây sẽ là cơ hội tốt nhất cho việc tạo dựng thươnghiệu quốc gia đủ chất và tín để sánh vai trên trườngquốc tế

3 Thực trạng liên kết kinh doanh trong ngành Dệt may tại Việt Nam

3.1 Khái quát sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam

Ngành Dệt may Việt Nam gồm 3 ngành nhỏ làngành: Sợi, Vải và May, với khoảng 6.000 DN,trong đó chủ yếu là DN gia công hàng may mặc(85%), DN sản xuất vải, nhộm (13%), và sản xuấtchế biến xơ, sợi (2%) (Đỗ Khắc Dũng, 2018) Dệtmay là một trong những ngành công nghiệp mũinhọn của Việt Nam, đóng góp 10% giá trị sản xuấtcông nghiệp toàn quốc, tạo việc làm cho 2,7 triệulao động, chiếm 25% tổng số lao động trong ngànhcông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2017)

Năm 2018, ngành Dệt may đã đạt được giá trịtăng trưởng đột biến với kim ngạch xuất khẩu trên

36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với năm 2017, vươnlên vị trí thứ 3 trên thế giới về giá trị xuất khẩuhàng dệt may chỉ sau Trung Quốc và Ấn độ (LưuQuyên, 2018) Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt maynăm 2018 đạt 30,4 tỷ USD tăng 16,6% so với năm

2017, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Namđó là Mỹ và EU, ngoài ra trong năm vừa qua ViệtNam cũng đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản,Hàn Quốc, Canada và Nga Trong năm 2019,ngành Dệt may kỳ vọng sẽ xuất khẩu được 40 tỷUSD Trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều

Trang 33

Hiệp định thương mại tự do như FTA và CPTPP,

ngành Dệt may Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội

để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu

3.2 Thực tiễn liên kết kinh doanh trong ngành

Dệt may tại Việt Nam

3.2.1 Những kết quả đạt được

Quy hoạch phát triển ngành Dệt may Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã thể

hiện được chính sách Nhà nước đó là hình thành

các cụm dệt may, tạo mạng liên kết sản xuất giữa

các DN trong ngành, phát triển chuỗi giá trị của

ngành Bên cạnh đó, liên kết dọc trong ngành Dệt

may đã được nhiều DN Việt Nam quan tâm trong

thời gian gầy đây Các DN dệt may Việt Nam đã

tích cực và chủ động tham gia các hội chợ, triển

lãm quốc tế như “Triển lãm quốc tế lần thứ 26

ngành công nghiệp dệt và may - thiết bị và nguyên

phụ liệu 2016”, “Hội nghị chuỗi cung ứng dệt may

toàn cầu 2019”… Tại các hội chợ, triển lãm, các

DN sản xuất nguyên phụ liệu và DN may mặc đã

gặp gỡ nhau, trao đổi nhằm tăng cường liên kết

kinh doanh Các DN dệt may xuất khẩu Việt Nam

cũng đã nhìn nhận được xu hướng tham gia vào

chuỗi cung ứng toàn cầu, nỗ lực liên kết và chủ

động nguyên phụ liệu, giảm gia công và gia tăng

giá trị sản xuất

3.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù vấn đề liên kết kinh doanh giữa các DN

dệt may đã trở nên cấp bách và được các DN, Hiệp

hội dệt may và các cơ quan quản lý nhà nước dành

nhiều sự quan tâm nhưng chưa thành hiện thực Cụ

thể như sau:

Thứ nhất, mối liên kết giữa các DN dệt may và

DN sản xuất nguyên liệu, phụ liệu còn yếu kém

Hiện DN may mặc trong nước vẫn phải nhập khẩu

vải để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Ở chiều

ngược lại, tuy sản xuất vải ở Việt Nam chưa mạnh,

nhưng giá trị vải xuất khẩu hàng năm cũng đạt

khoảng 1 tỉ đô la Mỹ Điều này chứng tỏ sự kết

nối, liên kết giữa DN trong nước còn yếu kém nên

mới có chuyện nơi thừa nơi thiếu Chưa có sự liên

kết giữa một hoặc nhiều giai đoạn từ thiết kế, phát

triển sản phẩm, sản xuất nguyên phụ liệu, sản xuất

hoàn thiện, phát triển thị trường, phát triển thương

hiệu

Thứ hai, các DN trong ngành Dệt may chưa có

động lực để liên kết chuỗi Mặc dù nhận thấy được

nhu cầu và lợi ích của liên kết chuỗi trong ngành

Dệt may, nhưng các DN may mặc và DN sản xuất

nguyên phụ liệu chưa có động lực để liên kết như:

chưa sở hữu cổ phần của nhau; chưa có sự tintưởng, lòng trung thành; chưa có những thỏa thuậnvề giảm giá, mua phần nguyên phụ liệu sử dụngkhông hết, yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cảcạnh tranh, thời gian giao hàng… Từ đó khiến chocác DN dệt may và DN sản xuất nguyên phụ liệunội địa chưa liên kết kinh doanh hiệu quả

Thứ ba, thiếu thông tin giúp đẩy mạnh liên kết

trong ngành, chưa có sàn giao dịch điện tử để giúpcác DN nắm bắt thông tin và phát triển cơ hội giaothương trong và ngoài nước DN trong ngành chưanắm được xem có bao nhiêu khâu nguyên phụ liệumà Việt Nam đã sản xuất được, công suất baonhiêu Một số DN dệt may xuất khẩu mặc dù nhậpkhẩu nguyên liệu, phụ liệu từ DN nước ngoài (nhưTrung Quốc) nhưng lại không biết DN đó là ai, ởđâu, vì lại thông qua đối tác trung gian giao dịch,đặt hàng và chỉ định mà chưa chủ động được trongcác khâu của chuỗi Như vậy, có thể nhận thấy DNđang không thiết lập mối liên kết, cho nên khôngnhận biết được các đối tác cần tìm, không tiếp cậnđược các thông tin, không nhận biết những thay đổitrong ngành Dẫn đến việc chưa thực hiện tốt cảhai chuỗi liên kết dọc, ngang nên chưa hình thànhchuỗi cung ứng dệt may hiệu quả, chưa tạo sứcmạnh chung cho toàn ngành Dệt may Việt Nam.Những hạn chế trong liên kết kinh doanh trongngành Dệt may dẫn đến giá trị sản xuất trongngành vẫn chủ yếu từ gia công với giá trị gia tăngthấp Với việc thực hiện các đơn hàng gia công,

DN chủ yếu xuất khẩu qua khâu trung gian vàkhách hàng lo toàn bộ phần nguyên phụ liệu DNdệt may hiện nay có ít những đơn hàng FOB thựcsự (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) thay vì giacông Ngành Dệt may mới chỉ dừng lại ở mức muabán sản phẩm một cách đơn thuần, chưa có sự liênkết tạo chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu

4 Một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy liên kết tư nhân trong ngành Dệt may

4.1 Giải pháp cho doanh nghiệp dệt may

Để liên kết DN dệt may, cần xây dựng đội ngũdoanh nhân có trình độ và năng lực vững vàng đểtạo nên cộng đồng DN lớn mạnh, có sức cạnh tranhcao, có tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã hội,liên kết chặt chẽ và tham gia tích cực vào mạngsản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu DN chính là lựclượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong côngcuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế Cần chú trọng vào các hoạt độngliên kết để phát huy sức mạnh của cộng đồng DN

Trang 34

Việt Nam bằng cách tổ chức nhiều chương trình

diễn đàn, hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm cũng

như vận động và hỗ trợ các DN chung tay, khai

thác thế mạnh của nhau, cùng tạo nên những sản

phẩm chất lượng và uy tín để xây dựng thương

hiệu ngành hàng lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường

nội địa và đủ sức cạnh tranh ở thị trường quốc tế

Tuy nhiên, dù thu hút nguồn lực FDI là điều

cần thiết nhưng Việt Nam cần tính toán để tận

dụng lợi thế trong hấp thụ nguồn đầu tư, tránh tình

trạng chỉ hợp tác đơn thuần giữa bên bán và mua

mà không có sự chia sẻ, chuyển giao công nghệ

sản xuất Cần chọn lọc những DN đầu tư với công

nghệ cao, vào những phân khúc mà chuỗi cung

ứng Việt Nam đang thiếu Hiện nay, trong chuỗi

cung ứng dệt may, Việt Nam còn thiếu khâu sợi,

dệt nhuộm và vải nguyên liệu

DN dệt may trong nước cần có những bước

chuyển đổi kịp thời, đưa ra các giải pháp cụ thể

với từng kịch bản thị trường Bên cạnh đó, DN dệt

may cần làm việc chặt chẽ với khách hàng cũng

như DN nguyên phụ liệu trong nước, liên kết chuỗi

để cùng tận dụng cơ hội cũng như vượt qua khó

khăn thách thức mà biến động thị trường có thể

xảy ra Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh cả thế

giới dịch chuyển, thay đổi phương thức sản xuất

-kinh doanh để thích hợp với cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0, do đó, ngành Dệt may Việt Nam phải

đổi mới và tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn để

nâng cao năng lực cạnh tranh

4.2 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý

nhà nước

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Nhà

nước cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành Dệt

may tầm nhìn 2035 - 2040, đặt vai trò của Chính

phủ với các địa phương, các khu công nghiệp, đầu

tư vào công nghiệp dệt nhuộm; Bộ Công Thương

phải là trụ cột trong chiến lược xây dựng nền tảng

phụ trợ với ngành Công nghiệp dệt may, da giày;

cần minh bạch để tạo nền tảng pháp lý và tích cực

phổ biến nội dung của các Hiệp định thương mại,

để doanh nghiệp triển khai được thuận lợi

Về phía Hiệp hội Dệt may và các tổ chức xúctiến thương mại: Hiệp hội cần triển khai các hoạtđộng cung cấp và tư vấn cho các DN về pháp luậtkinh doanh, các kiến thức về hội nhập kinh tế quốctế, cũng như kinh nghiệm đối phó với các vụ kiệnquốc tế, các rào cản thương mại của các thị trườngxuất khẩu

Đồng thời, Hiệp hội Dệt may, Cục Xúc tiếnthương mại và các Trung tâm xúc tiến thương mạiđịa phương cần tạo ra sự gắn kết trong chuỗi cungứng từ khâu sợi, dệt, nhuộm, may và phân phối.Mô hình cụm liên kết ngành phát triển các nguyênphụ liệu quan trọng, như: Sợi, chỉ, vải, da cùng vậtliệu mới cần nhanh chóng được xây dựng và pháttriển Đồng thời, Hiệp hội Dệt may và Cục Xúctiến thương mại cần xem xét đến việc xây dựngsàn giao dịch thương mại điện tử trong ngành Dệtmay tại Việt Nam, nhằm đẩy mạnh liên kết kinhdoanh trong và ngoài nước giữa các DN may mặc,

DN sản xuất nguyên phụ liệu

5 Kết luận

Mặc dù có lợi thế về nhân lực, chi phí giacông… nhưng những bất ổn về địa chính trị thế giớicùng sức ép cạnh tranh gia tăng, khiến lợi thế củangành Dệt may đang bị giảm dần Vậy, chỉ có liênkết để hoàn thiện chuỗi giá trị mới nâng tầm ngànhDệt may Thay vì chỉ tập trung gia công như hiệnnay, DN cần phải phát triển các khâu khác nhưnguyên phụ liệu, thiết kế, bán hàng Đây là nhữngkhâu có giá trị gia tăng cao nhất trong ngành.Trước mắt, để thực hiện hiệu quả và đạt được mụctiêu trên, ngành Dệt may phải không ngừng đổimới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến; đồngthời, tăng cường hợp tác, liên doanh kiên kết giữacác DN trong và ngoài nước để đẩy mạnh khai tháccác thị trường mới

Bên cạnh sự nỗ lực của DN, Chính phủ cũngcần hỗ trợ ngành này nhiều hơn, nhanh chóng cóĐạo luật về công nghiệp hỗ trợ, cùng nhiều chínhsách hỗ trợ khác để thúc đẩy ngành Dệt May pháttriển nhanh và bền vững, tăng sức cạnh tranh trongtiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng n

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Đỗ Khắc Dũng (2018), Ngành Dệt may Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Công Thương, truy cập ngày 16/5/2019 tại http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nganh-det-may-viet-nam-trong-thoi-ky-hoi-nhap- kinh-te-quoc-te-56083.htm

Trang 35

BUSINESS LINKAGES OF VIETNAMS TEXTILE AND GARMENT INDUSTRY IN THE CONTEXT

OF NEW DEVELOPMENT PERIOD

lMaster NGUYEN THI HONG VAN

Faculty of Business Administrtion, Foreign Trade University

lMaster VU THI KIM OANH

Department of Scientific Management

lMaster DO THI THANH HUONG

Faculty of Business Administrtion, Foreign Trade University

ABSTRACT:

Vietnams textile and garment industry is facing opportunities and challenges from free tradeagreements As a result, it is necessary for Vietnams textile and garment enterprises to strengthentheir business links in order to boost their exports and engage more deeply in global value chains.This paper analyzes the role of business linkages in Vietnams textile industry, opportunities andchallenges for the countrys industry, and proposes solutions to strengthen business linkages in thecountrys textile and garment industry

Keywords: Business linkage, garment and textile industry, global value chain, Vietnam

2 Thanh Giang (2019), “Tìm giải pháp liên kết chuỗi cho dệt may”, Báo Đại đoàn kết ngày 12/04/2019 http://daidoanket.vn/thi-truong/tim-giai-phap-lien-ket-chuoi-cho-det-may-tintuc434505

3 Lạc Phong (2019), Bao giờ ngành Dệt may thoát cảnh gia công? Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 15/5/2019 tại http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/bao-gio-nganh-det-may-thoat-canh-gia-cong-303393.html

4 Lưu Quyên (2018), 2018 - năm “đột biến” của Ngành Dệt may Việt Nam, Bộ Công Thương, truy cập ngày 15/5/2019 tại http://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/2018-nam-đot-bien-cua-nganh-det-may-viet-nam-13523- 16.html

5 Tổng cục Thống kê (2017), truy cập ngày 20/5/2019 tại https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

Ngày nhận bài: 16/4/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/4/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 6/5/2019

Thông tin tác giả:

1 ThS NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương

2 ThS VŨ THỊ KIM OANH

Phòng Quản lý Khoa học, Đại học Ngoại thương

3 ThS ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương

Trang 36

1 Giảm nghèo - trụ cột và giải pháp đảm an

sinh xã hội

Bảo đảm ASXH là tổng thể biện pháp về kinh

tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thực

hiện nhằm bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần

cho nhân dân, nhất là những nhóm yếu thế dễ bị

tổn thương vượt qua các khó khăn, rủi ro của cuộc

sống để thực hiện công bằng xã hội trong phát

triển kinh tế, thông qua phân phối lại thu nhập

quốc dân Mục tiêu của bảo đảm ASXH ở nước ta

là bảo đảm đời sống cho nhân dân, góp phần tạo

sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố quốc

phòng - an ninh và giữ vững định hướng xã hội chủ

nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường Để thực

hiện được mục tiêu của bảo đảm ASXH thì giảm

nghèo một trong những nội dung trụ cột, một giải

pháp quan trọng hàng đầu

Giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ

phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn, từng

bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo Mục tiêu của

giảm nghèo là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

cho người nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo góp phần đảm

bảo an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Như vậy, giảm nghèo và bảo đảm ASXH đềuhướng tới phát triển con người, bảo đảm đời sốngcho người dân Tuy nhiên, đối tượng của bảo đảmASXH là mọi người dân, nhất là những người yếuthế trong xã hội như người nghèo, người gặp rủi rotrong cuộc sống, đồng bào dân tộc, trẻ em, ngườigià còn đối tượng của giảm nghèo là ngườinghèo, hộ nghèo Vì vậy, để bảo đảm ASXH thìphải thực hiện giảm nghèo Giảm nghèo góp phầnquan trọng nâng cao đời sống, trình độ dân trí vàsức khỏe cho người nghèo; tạo cơ hội cho sự pháttriển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảng cáchvà sự chênh lệch quá đáng về mức sống giữa nôngthôn và thành thị, các nhóm dân cư; điều chỉnh cơcấu đầu tư hợp lý hơn, từng bước thực hiện sự phânphối công bằng cả trong khâu phân phối tư liệu sảnxuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất chomỗi người

Giảm nghèo là chủ trương nhất quán, xuyênsuốt của Đảng, Nhà nước ta để từng bước giảmchênh lệch giàu - nghèo trong phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Văn kiệnđại hội Đảng XII của Đảng nhấn mạnh: “Đẩy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ở NINH BÌNH HIỆN NAY

lĐỖ VĂN HAI

TÓM TẮT:

Giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài luôn được Đảng, Nhà nước

ta quan tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Qua hơn 25 năm (1992 - 2017) tái lập tỉnh Ninh Bình,cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, Ninh Bình đã thực hiện có hiệu quả cácmục tiêu, chương trình về giảm nghèo, góp phần đảm an sinh xã hội (ASXH) trên địa bàn Tỉnh.Tuy nhiên, hoạt động này ở Ninh Bình vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Bài viết phân tích thựctrạng và đưa ra một số giải pháp đồng bộ nhằm giảm nghèo bền vững ở tỉnh Ninh Bình trongthời gian tới

Từ khóa: An sinh xã hội, tỉnh Ninh Bình, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững

Trang 37

mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc

biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm

nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến

khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên

thoát nghèo bền vững” [1]

Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Tỉnh

ủy Ninh Bình đã kịp thời ban hành nhiều Nghị

quyết chuyên đề về giảm nghèo như: Nghị quyết

số 10-NQ/TU, ngày 15/10/2007 về “Tăng cường

sự lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo đến năm

2010”; Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 24/10/2016

về giảm nghèo bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn

2016 - 2020 Trên cơ sở Nghị quyết lãnh đạo của

Tỉnh ủy, những năm qua Ninh Bình đã phát huy

sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và

huy động tốt các nguồn lực trong thực hiện công

tác giảm nghèo

2 Thực trạng công tác giảm nghèo ở Ninh

Bình thời gian qua

Một là, công tác tuyên truyền về xóa đói, giảm

nghèo ở Ninh Bình được tiến hành với nhiều hình

thức đa dạng, nội dung phong phú đã làm thay đổi

nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo

Trong đó, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã

hội các cấp đã tổ chức tốt việc tuyên truyền, giới

thiệu những gương điển hình thoát nghèo vươn lên

làm giàu, các mô hình sản xuất, kinh doanh mang

lại hiệu quả cao giúp người dân có thể vận dụng,

học tập làm theo Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa

bàn tỉnh Ninh Bình những năm vừa qua đã giảm

đáng kể từ 20,3% năm 1993 xuống còn gần 5,8%

vào cuối năm 2016 Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của

Ninh Bình giảm xuống còn 4,52% Năm 2018, toàn

tỉnh còn trên 12.500 hộ nghèo chiếm 4,17% giảm

0,35% so với năm 2017 [3]

Hai là, Tỉnh đã huy động tốt nhiều nguồn lực

cho công tác giảm nghèo, chú trọng việc tạo nguồn

vốn giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình

Giai đoạn 2002 - 2017, Ngân hàng Chính sách xã

hội tỉnh Ninh Bình đã cho hộ nghèo vay 1.376.183

triệu đồng/168.113 lượt hộ; cho hộ cận nghèo vay

715.031 triệu đồng, với 23.950 lượt hộ cận nghèo

được vay vốn, mức cho vay bình quân là 30 triệu

đồng/1 hộ Đã có trên 409 ngàn lượt hộ nghèo và

các đối tượng chính sách khác được vay vốn, trong

đó, có trên 168 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn,

góp phần giúp cho trên 61 ngàn hộ thoát nghèo

Chương trình cho vay hộ nghèo đã góp phân cùng

các cấp, các ngành, các đoàn thế giúp cho 61.631

hộ thoát nghèo Tính riêng giai đoạn 2012 - 2015,thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảmnghèo bền vững, Ninh Bình đã huy động được2.800 tỷ đồng Trong đó, nguồn vốn do Trung ươngphân bổ chiếm 1,44%; vốn ngân sách tỉnh chiếm2,1%; vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèochiếm 75,4%; vốn huy động từ doanh nghiệp, Tậpđoàn kinh tế, Tổng công ty chiếm 1,93%; vốn từcác chương trình dự án hỗ trợ giảm nghèo chungchiếm trên 18% [4]

Ba là, Ninh Bình đã thực hiện tốt nhiều chính

sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo Thực hiệnChương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bềnvững, trong giai đoạn 2010 - 2015, Tỉnh đã hỗ trợhọc nghề cho 3.268 lao động là người có công, hộnghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thuhồi đất sản xuất và 211 lao động hộ cận nghèo[3] Trong năm 2017, Tỉnh đã tổ chức các đoàn đithăm, tặng trên 145 nghìn suất quà với tổng sốtiền hơn 49,7 tỷ đồng cho các hộ nghèo, gia đìnhchính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn Tỉnhđã phát động “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm

an sinh xã hội” được 46,8 tỷ đồng [5] Bên cạnhhỗ trợ đào tạo nghề, tỉnh còn chú trọng hỗ trợ vềgiáo dục và đào tạo Trong 5 năm (2010 - 2015),Tỉnh đã hỗ trợ, miễn giảm học phí cho 243.076học sinh, sinh viên, người dân tộc thiểu số vàngười nghèo với kinh phí là 49.076 tỷ đồng; trợcấp xã hội 411.867 học sinh với kinh phí 42.557 tỷđồng; hỗ trợ lương thực cho 403 học sinh với sốlượng ước gần 60 tấn gạo Về y tế, thực hiệnQuyết định số 15/2012/QĐ-UBND về hỗ trợ thêmmức đóng bảo hiểm cho y tế cho người thuộc hộcận nghèo, trong giai đoạn 2010 - 2015 đã cấp527.807 lượt thẻ BHYT cho các đối tượng với tổngkinh phí gần 250 tỷ đồng [3]

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, côngtác giảm nghèo ở Ninh Bình cũng đang đặt ranhiều khó khăn thách thức, chênh lệch giàu -nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thuhẹp đặc biệt là ở các xã vùng miền núi, đồng bàodân tộc còn nhiều khó khăn Hiện trên địa bànTỉnh vẫn còn 16.000 hộ nghèo và trên 18.000 hộcận nghèo Tốc độ giảm nghèo không đồng đềuchưa thật vững chắc vẫn còn tình trạng tái nghèo,phát sinh hộ nghèo còn lớn ở vùng thường xuyênxảy ra thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu sốnhư ở Gia Viễn, Nho Quan Các chính sách trợ giúpxã hội cho người nghèo như: Đào tạo nghề, giảiquyết việt làm hiệu quả chưa cao

Trang 38

3 Một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở

Ninh Bình thời gian tới

Để khắc phục những hạn chế trong công tác

giảm nghèo và góp phần thực hiện mục tiêu quốc

gia về giảm nghèo bền vững, thời gian tới Ninh

Bình cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn

với giảm nghèo bền vững, nhất là ở vùng sâu, vùng

xa, vùng đặc biệt khó khăn

Đây là giải pháp cơ bản để thực hiện Quyết

định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 về tiếp

cận chuẩn nghèo đa chiều và mục tiêu quốc gia

về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020

của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Nghị quyết

số 04-NQ/TU ngày 24/10/2016 về giảm nghèo bền

vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020 Theo

đó, Tỉnh cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

và ổn định, để phục vụ lợi ích chung của xã hội và

điều tiết cho người nghèo; phát triển các ngành,

các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Ninh Bình, đặc

biệt là về du lịch, dịch vụ Gắn mục tiêu giảm

nghèo từng năm, từng giai đoạn cụ thể với kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, cải thiện

và từng bước nâng cao điều kiện sống của người

nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các xã nghèo ở

huyện Nho Quan, các xã ven biển ở huyện Kim

Sơn Có chính sách hộ trợ người nghèo về y tế,

giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở giúp cho

họ tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ

xã hội cơ bản Huy động các nguồn vốn đầu tư cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã nghèo, cần

được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông

thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao

thông, điện, nước sinh hoạt

Hai là, huy động các nguồn lực của xã hội để

giảm nghèo.

Giảm nghèo là nhiệm vụ rất khó khăn và lâu dài

đòi hỏi các nguồn lực vật chất và tinh thần rất to

lớn Nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cho mục tiêu

giảm nghèo là rất quan trọng, song không thể thụ

động trông chờ vào đó vì ngân sách của Nhà nước

là có hạn Hơn nữa nguồn đầu tư của Nhà nước cho

mục tiêu giảm nghèo chỉ có kết quả và ý nghĩa tích

cực khi nó được đặt trong tổng thể các nguồn lực vật

chất huy động từ sự đóng góp của toàn xã hội

Để thực hiện tốt giải pháp này, Tỉnh cần tiếp

tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân và

các doanh nghiệp (trong nước và nước ngoài) đóng

góp ủng hộ “Quỹ Vì người nghèo”, “Quỹ Đền ơn

đáp nghĩa và Bảo đảm an sinh xã hội” của Tỉnh.Có chính sách định hướng hoạt động đầu tư củacác doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, pháttriển ngành nghề phù hợp với người lao động ở cácvùng nghèo, khu vực nghèo, góp phần tham giathực hiện mục tiêu giảm nghèo Mở rộng quy môvốn tín dụng của ngân hàng chính sách - xã hộiphục vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo, sinh viêncó hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách

đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

Ba là, xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để người nghèo, hộ nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo

Người nghèo là những người hạn chế về trìnhđộ học vấn, thiếu vốn sản xuất kinh doanh họ rấtkhó tiếp cận và nắm bắt các cơ hội trong điều kiệnkinh tế thị trường để có thể tự mình vươn lên thoátnghèo Do đó, cần tạo cơ hội cho người nghèo, hộnghèo, xã nghèo tiếp cận nguồn lực phát triển kinhtế Tỉnh cần đổi mới cơ chế, chính sách, tạo môitrường kinh doanh bình đẳng, hỗ trợ người nghèophát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo nhất là ởvùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo về vốn,kiến thức khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụsản phẩm đầu ra Tăng cường công tác thông tin thịtrường và xúc tiến thương mại hỗ trợ người nghèotiếp cận nhanh hơn các yếu tố sản xuất

Bốn là, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngườinghèo là gốc rễ để giải quyết vến đề giảm nghèobền vững Thực tế cho thấy, những người có họcvấn cao, có trình độ tay nghề sẽ có cơ hội nhiềuhơn trong tìm việc làm và thu nhập cũng cao hơn.Muốn tham gia thị trường sức lao động, ngườinghèo cần phải học nghề, thị trường sức lao độngtạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận việc làm Dovậy, Ninh Bình cần có chính sách phát triển đàotạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động, đápứng công cuộc giảm nghèo Mở rộng đào tạo nghề,nâng cao trình độ về kiến thức, kinh nghiệm, kỹnăng sản xuất cho người lao động và hộ nghèo Điđôi với đào tạo, hướng dẫn kiến thức, kinh nghiệmcần phải dạy văn hóa cho họ để họ có năng lực, trítuệ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả cao hơn,khơi dậy cho họ ý chí vươn lên của người nghèo,xã nghèo, chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại vàocộng đồng là vấn đề cấp bách hiện nay n

Trang 39

SOME SOLUTIONS TO HELP NINH BINH’S PROVINCE ACHIEVE THE SUSTAINABLE POVERTY REDUCTION

lMaster DO VAN HAI

Political Academy, Ministry of Defense

ABSTRACT:

Poverty reduction is a key, regular and long-term task that always receive close attentionfrom the Communist Party of Vietnam and Vietnamese Government to ensure social security,contributing to the achievement of the country’s development goal "Rich people, a strongcountry, an equitable, democratic and civilized society " After over 25 years (1992 - 2017) ofre-establishing Ninh Binh province, Ninh Binh province has effectively implementedobjectives and programs on poverty reduction along with the provincial strong socio-economicdevelopment, contributing to ensuring the provinical social security However, Ninh Binhprovince’s poverty reduction programs have shortcomings and limitations This study is toanalyze the situation of Ninh Binh province’s poverty reduction programs, thereby proposing anumber of synchronous solutions to help Ninh Binh province’s achieve the sustainable povertyreduction in the coming time

Keywords: Social security, Ninh Binh province, poverty reduction, sustainable povertyreduction

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Ngày nhận bài: 19/4/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 29/4/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 9/5/2019

Thông tin tác giả:

ThS ĐỖ VĂN HAI

Học viện chính trị, Bộ Quốc phòng

Trang 40

1 Đặt vấn đề

Hơn 80.000 doanh nghiệp phá sản trong năm

2018 (số liệu Tổng cục Thống kê) là con số đáng

suy ngẫm với nền kinh tế của Việt Nam, khi đáng

lẽ ra doanh nghiệp tư nhân đã phải có bước chuyển

mình lớn mạnh trong gần 3 thập kỉ qua Từ chỗ

đóng vai trò quan trọng giải cứu nền kinh tế, doanh

nghiệp tư nhân gần như đã bị bỏ qua theo nhiều

cách khác nhau và chỉ giữ một vị trí khiêm tốn

trong nền kinh tế hiện tại

Sau khi Hội nghị Trung ương 10 khóa XII vừa

kết thúc, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra như

tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó

là không kì thị kinh tế tư nhân, tạo tiền đề cho sự

phát triển của doanh nghiệp tư nhân và định vị lại

vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong sự phát

triển của kinh tế Việt Nam

2 Kinh tế tư nhân bị phân biệt đối xử

Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế thu

nhập trung bình thấp, có mặt bằng xuất phát cao

hơn, với các điều kiện và năng lực mới, nhưng khu

vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vẫn loayhoay trong bức tường chật chội và không thể thoát

ra được cái bóng của chính mình

Và chúng ta đang đứng trước một thách thứclớn, đó là đi tìm một hướng phát triển mới, màkhông còn dựa vào những yếu tố cơ bản, theo mộtsố chuyên gia kinh tế, đó là lực lượng lao động giárẻ Tạp chí Invest Asia nhận định, mức tăng trưởngtrung bình trên 7%/năm của Việt Nam nhờ mộtphần vào yếu tố tăng trưởng của dân số, với nguồnlao động trẻ dồi dào, chúng ta đã thu hút các tậpđoàn kinh tế lớn như Samsung hay Nike đặt nhàmáy sản xuất tại Việt Nam

Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016

- 2020 với 3 trụ cột chính là tái cơ cấu đầu tư, trọngtâm là đầu tư công, thị trường tài chính, tập trungvào các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp nhànước, nâng cao chất lượng doanh nghiệp tư nhân đang bước vào thời điểm chín muồi và cần cónhững giải pháp thực hiện hiệu quả Trong đó, đặcbiệt chú trọng vào việc phát triển kinh tế tư nhân,

TƯ DUY LẠI VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN

lTRẦN PHƯƠNG TÂM AN

TÓM TẮT:

Kinh tế tư nhân (KTTN) ở nước ta ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng, tuynhiên thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng của KTTN đang có xu hướng giảm; KTTN chưađáp ứng được vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế; vẫn còn một số tồn tại, hạn chếảnh hưởng đến sự phát triển của KTTN ở nước ta hiện nay Để KTTN phát triển nhanh vàbền vững, theo tác giả bài viết cần thay đổi tư duy, thay đổi cách tiếp cận quan điểm về thịtrường, từ đó điều hòa được các nguồn lực, xây dựng các chính sách phân bổ nguồn lực côngbằng, hiệu quả và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, vừa bảo đảm yêu cầu thống nhấttrong hội nhập quốc tế

Từ khóa: Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, nền kinh tế hiện đại

Ngày đăng: 08/05/2024, 03:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Số lượng DN cả nước tại thời điểm ngày 1/1/2012 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Số lượng DN cả nước tại thời điểm ngày 1/1/2012 (Trang 22)
Hình 1: Số lượng DN thành lập mới và - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Số lượng DN thành lập mới và (Trang 23)
Hình 2: Mô hình TCTDN được đề xuất trong bối cảnh toàn cầu hóa - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 2 Mô hình TCTDN được đề xuất trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 24)
Hình 1: Tăng trưởng GRDP TP. Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Tăng trưởng GRDP TP. Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2018 (Trang 45)
Hình 2: Quy mô GRDP và GDP bình quân đầu người 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 2 Quy mô GRDP và GDP bình quân đầu người 2018 (Trang 46)
Hình 4: Chỉ số giá tiêu dùng trong năm của TP. Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 4 Chỉ số giá tiêu dùng trong năm của TP. Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 47)
Hình 5: Cơ cấu vốn đầu tư TP. Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2018 ĐVT: Tỷ đồng - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 5 Cơ cấu vốn đầu tư TP. Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2018 ĐVT: Tỷ đồng (Trang 47)
Hình 7 Hình 8 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 7 Hình 8 (Trang 48)
Bảng 1. NSLĐ của người lao động Việt Nam  giai đoạn 2009 - 2018 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. NSLĐ của người lao động Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018 (Trang 81)
Bảng 1. Thông tin chung về doanh nghiệp tham gia dự án - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Thông tin chung về doanh nghiệp tham gia dự án (Trang 87)
Bảng 2. Kinh phí thực hiện hỗ trợ cho DN - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Kinh phí thực hiện hỗ trợ cho DN (Trang 87)
Bảng 3. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và đạt GTCLQG - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và đạt GTCLQG (Trang 88)
Bảng 6. Thay đổi chi phí cho hoạt động  sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 6. Thay đổi chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 89)
Bảng 5. Thay đổi năng suất lao động của DN - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 5. Thay đổi năng suất lao động của DN (Trang 89)
Bảng 7. Điểm mức độ nâng cao hiệu quả hoạt động của DN sau khi tham gia dự án - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 7. Điểm mức độ nâng cao hiệu quả hoạt động của DN sau khi tham gia dự án (Trang 90)
Bảng 8. Các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 8. Các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp (Trang 91)
Bảng 1. Lựa chọn độ trễ tối ưu - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Lựa chọn độ trễ tối ưu (Trang 109)
Bảng 4. Quan hệ trong dài hạn của LNEC và LNGDP - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 4. Quan hệ trong dài hạn của LNEC và LNGDP (Trang 110)
Hình 2: Mô hình dạy học trải nghiệm - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 2 Mô hình dạy học trải nghiệm (Trang 113)
Bảng 1. Kết quả dạy học trải nghiệm - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Kết quả dạy học trải nghiệm (Trang 114)
Hình 8: Tỷ lệ dạy học trải nghiệm David Kolb tích hợp hiệu quả học tập Main USA - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 8 Tỷ lệ dạy học trải nghiệm David Kolb tích hợp hiệu quả học tập Main USA (Trang 117)
Hình 9: Điểm thành phần dạy học trải nghiệm David Kolb tích hợp hiệu quả học tập Main - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 9 Điểm thành phần dạy học trải nghiệm David Kolb tích hợp hiệu quả học tập Main (Trang 117)
Bảng 2. hệ số KmO và kiểm định Barlett - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. hệ số KmO và kiểm định Barlett (Trang 134)
Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng  heọ soỏ Cronbach's alpha - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng heọ soỏ Cronbach's alpha (Trang 134)
Bảng 5. Bảng phương sai trích - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 5. Bảng phương sai trích (Trang 135)
Bảng 7. mức độ phù hợp của mô hình - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 7. mức độ phù hợp của mô hình (Trang 136)
Bảng Phân tích giá trị ròng hiện tại - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
ng Phân tích giá trị ròng hiện tại (Trang 170)
Hình 1: Mô hình nghiên cứu - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Mô hình nghiên cứu (Trang 174)
Bảng 1. Bảng tổng hợp các thang đo  và biến quan sát bị loại - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Bảng tổng hợp các thang đo và biến quan sát bị loại (Trang 175)
Bảng 3. Kết quả kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 10 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Kết quả kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy (Trang 176)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w