1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].

300 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ
Tác giả Trần Tuấn Anh, Đinh Văn Sơn, Trần Thọ Đạt, Nguyễn Bỏch Khoa, Đặng Ứng Vận, Đỗ Ngọc Khuờ, Lờ Văn Tỏn, Bành Tiến Long, Trần Văn Địch, Phạm Minh Tuấn, Nguyễn Xuõn Quỳnh, Vừ Khỏnh Vinh
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thị Ngọc Thu, Ngụ Thị Diệu Thỳy
Trường học Hà Nội University
Thể loại journal
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 300
Dung lượng 3,67 MB

Nội dung

ISSN: 0866-7756 số 3 - Tháng 3/2019 LUẬTNGÔ LINH NGỌC Vai trò của hoạt động thẩm định của Bộ Tư pháp trong kiểm soát chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật The Ministry of Justic

Trang 1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

Website: http://tapchicongthuong.vn

SỐ - THÁNG 3/2019 3

Trang 2

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ngô Thị Diệu Thúy

ĐT: 024.22218228 - 0903223096

TÒA SOẠN

Tầng 8, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Ban Trị sự - ĐT: 024.22218238 Fax: 024.22218237

Ban Thư ký - Xuất bản ĐT: 024.22218230Ban Biên tập - ĐT: 024.62701436Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229Ban Tạp chí Công Thương Điện tửĐT: 024.22218232

Email: online@tapchicongthuong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao,

Q 1, TP Hồ Chí MinhĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com

Giấy phép hoạt động báo chí số:

60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn

In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế

Trang 3

ISSN: 0866-7756 số 3 - Tháng 3/2019

LUẬTNGÔ LINH NGỌC

Vai trò của hoạt động thẩm định của Bộ Tư pháp trong kiểm soát chất lượng

dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

The Ministry of Justice’s role in controlling the quality of bills 8

MAI THỊ MAI

Một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Issues about the National Assembly’s responsibility for explaining the constitution, laws and ordinance 14

TRẦN THỊ NGỌC HIẾU

So sánh quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm tại Việt Nam

với một số quốc gia trên thế giới

The similarities and the differences of Vietnam’s law and other countries’ law on the subject of crime 20

ĐOÀN CƯỜNG

Sự phân biệt ngành Công pháp và Tư pháp - Từ nguồn gốc đến lý thuyết hiện đại

Distinguishing public law from private law - From original to modern theories 26

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Xây dựng Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhà giáo - Một yêu cầu cấp thiết

Developing the code of ethics for teachers - An urgent task 32

PHẠM THANH SƠN

Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn - Những vấn đề đặt ra đối với quốc gia thành viên

The United Nations Convention against torture - The obligations and responsibilities of members 37

KINH TẾ

ĐỖ THỊ HẢI

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản cho Việt Nam

Factors affecting the attraction and use of Japan’s ODA for Vietnam 42

PHẠM THỊ THU HÀ

Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Advantages and disadvantages in developing solar energy in Vietnam 47

Trang 4

VŨ THÀNH LONG

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngân hàng khi tham gia CPTPP

Improving the competitiveness of enterprises and banks when Vietnam participated in the CPTPP 64

PHẠM THỊ THÙY LINH

Đánh giá khả năng thích ứng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Evaluating the adaptability of Vietnam’s small and medium-sized enterprises

in the context of international economic integration 68

ĐỖ THỊ THANH HUYỀN

Vai trò và thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

The current role and development of the private economy in Vietnam 73

NGUYỄN THANH PHƯƠNG

Tình hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất

cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Current situation of economic linkages between enterprises and farm households

in the production of long-term industrial crops in Dak Lak Province 80

QUẢN TRỊ - QUẢN LÝNGUYỄN THỊ PHƯỢNG - TRẦN THỊ DIỄM THÚY

Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học An Giang

Factors affecting the entrepreneurial intention of students studying

at economic faculties of An Giang University 86

NGUYỄN NGỌC DUY PHƯƠNG - ĐÀO THU HƯƠNG

Đo lường động lực phụng sự công của công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước

Measuring the work motivation of civil servants working for specialized agencies under

the People's Committee of Binh Phuoc Province 93

TRƯƠNG ĐỨC THAO - NGUYỄN TRUNG THÙY LINH

Một số nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Factors affecting the intention of starting businesses of Vietnamese students 99

NGUYỄN NGỌC DUY PHƯƠNG - HUỲNH THỤY THÙY LINH

Đo lường cung ứng dịch vụ hành chính công cấp quận theo kinh nghiệm thực tiễn

của doanh nghiệp và người dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Measuring the provision of district-level public administrative services according

to practical experience of enterprises and people at Go Vap District - Ho Chi Minh City 105

NGUYỄN THỊ MINH HÀ

Một số giải pháp ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục

Some solutions for applying digital marketing tools at educational institutions 111

Trang 5

TĂNG MỸ HÀ

Nâng cao hoạt động quản trị nhân sự trong thời kỳ công nghiệp 4.0

Improving human resource management in the context of industry 4.0 123

TẠ THỊ ÁNH NGUYỆT

Bàn giải pháp khắc phục tình trạng “thất nghiệp” của sinh viên sau khi ra trường

Solutions for graduate unemployment 129

LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO

Công tác tuyên truyền, vận động công nhân, lao động phát triển

tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới

Propaganda and advocay activities of Vietnam Trade Union in the context of a new development era 134

NGÔ THỊ MỸ LINH

Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công

tại UBND quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Assessing people's satisfaction about public administrative services in Go Vap District, Ho Chi Minh City 139

PHAN THỊ THANH TRƯỜNG - ĐOÀN PHAN THÁI

“Sốt đất” tại Bình Thuận: Nguyên nhân và biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa

Land fevers in Binh Thuan Province: Reasons and solutions to prevent 145

NGUYỄN HỒNG VÂN

Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Some solutions to improve the quality of the human resources

at Ba Ria General Hospital in Ba Ria - Vung Tau Province 149

KINH DOANH

HÀ NAM KHÁNH GIAO - QUAN VĨNH PHONG

Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Mega trong giai đoạn 2019-2024

Building the business strategy for Mega Medical Equipment Corporation

in the period of 2019 - 2024 156

PHẠM CÔNG ĐỘ

Các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bình Dương

Factors affecting investment decisions of small and medium-sized enterprises in Binh Duong province 164

NGUYỄN MINH CHÂU

Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên thị trường rau an toàn:

Trường hợp sản xuất, tiêu thụ rau an toàn ở An Giang

Impacts of the issue of asymmetric information on the safe vegetable market:

Safe vegetable production and consumption in An Giang Province 172

PHẠM THU TRANG

Bàn về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than Việt Nam

Discussing the business efficiency of Vietnam’s coal mining enterprises 178

Trang 6

PHAN NGỌC TẤN

Tác động và thách thức đối với ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên 4.0

Impacts and challenges for banking industry in the context of Industry 4.0 era 189

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của Bảo hiểm xã hội quận Gò Vấp

Factors affecting the satisfaction about the quality of services providing by Department

of Social Insurance of Go Vap District 193

LÊ NGỌC THÁI

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: Thực trạng và giải pháp

Developing e-banking services: Situation and solutions 198

ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC

Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại một số quốc gia ở châu Á

và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Implementing the IFRS at some Asian countries and lessons for Vietnam 205

TRẦN THỊ THU HÀ - NGUYỄN ANH TUẤN

Quản lý hóa đơn giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Managing VAT invoices of enterprises at Department of Taxation - Hoa Binh Province 212

TRẦN THỊ THÙY LINH

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Ngân hàng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Solutions to improve the competitiveness of Vietnamese banking system

in the context of the country’s international integration 217

LÊ MINH TRANG

Tác động của tín dụng chính sách do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện tới hộ nghèo

tại vùng Bắc Trung bộ Việt Nam

Impacts of credit policy of Vietnam Bank for Social Policies on poor households in the North Central region 222

TRẦN THỊ LUẬN

Tình hình chuyển giá và chống chuyển giá tại Việt Nam

Current situation of transfer pricing and anti-transfer pricing in Vietnam 226

TĂNG THỊ BÍCH QUYÊN

Hoạt động chuyển giá tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Transfer pricing in China and lessons for Vietnam 230

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tham gia Cộng đồng kinh tế Asean (AEC)

Opportunities and challenges for Vietnam’s banks when the country joins the AEC 234

NGUYỄN NGỌC ANH

Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá, xếp hạng ngân hàng

Implementing CAMELS model in assessing and rating banks 238

Trang 7

NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG

Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng

Managing credit risks of commercial banks by using credit derivatives 248

NGUYỄN QUANG MINH

Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đạt tiêu chuẩn Basel II

The business performance of Vietnamese commercial banks which are complying with BASEL II 253

NGUYỄN THỊ DIỄM TRINH - NGUYỄN THỊ THANH THỦY

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp

của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh

Analyzing factors affecting the compliance of small and medium-sized enterprises

in Tra Vinh Province with corporate tax vegulations 258

KẾ TOÁN - KIỂM TOÁNNGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích

quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Improving the effectiveness of Binh Thanh District Public utility One member Limited Company’s

internal control system 264

TRẦN VĂN TÙNG - LÊ VĂN LƯỢM

Định hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh

Solutions to improve the effectiveness of Tra Vinh Province General Hospital’s organization

of accounting functions 273

TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

Tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Thành phố Trà Vinh

Accounting organization at public hospitals of Tra Vinh City 281

NGUYỄN THỊ HOÀN

Áp dụng chuẩn mực kế toán thuê tài sản IFRS 16 thay thế cho IAS 17

Replacing the IAS 17 with the IFRS 16 on leasing assets 286

ĐỖ THỊ THANH TÂM

Kế toán ưu đãi thuế và hỗ trợ vay vốn theo chuẩn mực IAS 20

Accounting for tax incentives and loan supports according to the IAS 20 290

HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨMTRƯƠNG THỊ THỦY

Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn bằng bèo lục bình

Using water hyacinth to treat wastewater from cassava starch factories 294

Trang 8

1 Kiểm soát chất lượng dự thảo văn bản quy

phạm pháp luật và vai trò của hoạt động thẩm

định của Bộ Tư pháp

Điều 2 Hiến pháp Việt Nam 2013 đã lần đầu

tiên xuất hiện khái niệm “kiểm soát” được quy

định như sau: “Quyền lực nhà nước là thống nhất,

có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền

lập pháp, hành pháp và tư pháp” Vậy thế nào là

“kiểm soát” và sự khác biệt của kiểm soát so với

các khái niệm quen thuộc như giám sát, thanh tra,

kiểm tra, kiểm sát là như thế nào?

Có thể thấy rằng, trong quá trình tổ chức và

thực hiện quyền lực nhà nước các cơ quan nhà

nước luôn phải tiến hành các hoạt động “giám

sát”1 Hiểu theo nghĩa thông thường, giám sát làhoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá mang tínhbao quát của chủ thể bên ngoài hệ thống đối vớikhách thể thuộc hệ thống đó Trong bộ máy nhànước, giám sát thường thể hiện chức năng của các

cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động củabộ máy nhà nước hoặc của Tòa án nhân dân; cáctổ chức xã hội và công dân đối với hoạt động quảnlý nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, kỷ cươngtrong quản lý nhà nước

Ngoài việc giám sát, các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cũng tiến hành hoạt động “thanh tra”,

“kiểm tra” việc thực hiện quyền lực nhà nước Cóthể hiểu, “thanh tra” là sự đánh giá xem xét từ bênngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định

VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP TRONG KIỂM SOÁT

CHẤT LƯỢNG DỰ THẢO VĂN BẢN

QUY PHẠM PHÁP LUẬT

TÓM TẮT:

Kiểm soát quyền lực nhà nước và nhất là kiểm soát trong hoạt động lập pháp là vấn đề đượcbàn luận nhiều hiện nay trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trongđó, để đảm bảo kiểm soát trong hoạt động lập pháp, thì kiểm soát chất lượng dự thảo văn bản quyphạm pháp luật là một trong những nội dung quan trọng Hoạt động thẩm định do Bộ Tư pháp tiếnhành mặc dù đã được quy định từ lâu, song vai trò của hoạt động này trong việc kiểm soát chấtlượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần được nhìn nhận một cách rõ nét hơn nữa Bài viếtphân tích vai trò của hoạt động thẩm định do Bộ Tư pháp tiến hành trong kiểm soát chất lượngdự thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng như kiến nghị một số phương hướng nhằm nâng caohơn nữa chất lượng của công tác này trong thời gian tới

Từ khóa: Kiểm soát, kiểm soát chất lượng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định,

Bộ Tư pháp

Trang 9

nhằm phát hiện, ngăn chặn những vấn đề trái với

quy định của pháp luật Còn “kiểm tra” là xem xét

tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét Đây là hoạt

động của các chủ thể tác động vào đối tượng kiểm

tra (có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc) Còn

khái niệm “kiểm sát” hiện nay được xem là hoạt

động xem xét, đánh giá của Viện kiểm sát nhằm

đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh

và thống nhất Chẳng hạn, Viện Kiểm sát nhân

dân kiểm sát hoạt động tư pháp2

Khi bàn về khái niệm “kiểm soát”, hoạt động

này được cho là xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm

ngăn chặn những điều trái với quy định Như vậy,

về cơ bản, thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát

có nghĩa tương đồng, đó là xem xét, đánh giá hoạt

động của các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước

để Hiến pháp, pháp luật được thực hiện nghiêm

chỉnh, chính xác, đầy đủ, nhưng chúng khác nhau

về chủ thể thực hiện, về nội dung, hình thức, phạm

vi và đối tượng chịu sự xem xét, đánh giá So với

thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát thì kiểm soát

có phạm vi xem xét, đánh giá rộng hơn, hình thức

phong phú hơn, nó bao hàm cả việc giám sát, thanh

tra, kiểm tra, theo dõi… Đối tượng chịu sự xem xét,

đánh giá của kiểm soát là tất cả các chủ thể thực

hiện quyền lực nhà nước Nội dung kiểm soát bao

gồm việc tổ chức và việc thực hiện đối với cả

quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Chủ thể

thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước khá đa

dạng, đó có thể là người dân, các tổ chức chính trị

- xã hội, cũng có thể do chính nhà nước (các cơ

quan nhà nước), thậm chí là các tổ chức quốc tế…

Từ những phân tích trên có thể đưa ra một khái

niệm về kiểm soát như sau: “Kiểm soát là toàn bộ

những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá mà

qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ,

những việc làm sai trái của các chủ thể có thẩm

quyền trong việc tổ chức và thực hiện các công

việc theo quy định đúng mục đích mong muốn và

đạt hiệu quả cao”

Trong kiểm soát quyền lực nhà nước, giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền

lập pháp, hành pháp và tư pháp thì yêu cầu đặt ra

với chúng ta trong giai đoạn hiện nay trong việc

kiểm soát hoạt động lập pháp ngày càng cấp thiết

hơn nữa Bởi pháp luật chính là công cụ hữu hiệu

nhất để Nhà nước quản lý xã hội một cách hiệu

quả nhất, không chỉ phù hợp với lợi ích của Nhà

nước mà phù hợp với lợi ích của toàn xã hội Hoạtđộng kiểm soát chất lượng văn bản quy phạm phápluật (sau đây viết tắt là VBQPPL) và nhất là từ giaiđoạn dự thảo đã được các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền rất chú trọng trong giai đoạn hiện nay.Có rất nhiều phương thức để kiểm soát chất lượngdự thảo văn bản khác nhau nhưng tựu trung lại cóthể thấy hai phương thức chính là kiểm soát trongnhà nước và kiểm soát ngoài nhà nước đối với dựthảo VBQPPL3 Kiểm soát trong nhà nước là hoạtđộng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyềntrong quy trình ban hành VBQPPL nhằm đảm bảochất lượng của dự thảo, còn kiểm soát ngoài nhànước là hoạt động của các chủ thể bên ngoài nhưngười dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các

cơ quan khác đối với hoạt động xây dựngVBQPPL

Trong xây dựng và ban hành các VBQPPL,nhất là các VBQPPL ở cấp trung ương, có sự ảnhhưởng tới toàn bộ hệ thống các quy định thuộcngành lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh, thì việckiểm soát chất lượng dự thảo VBQPPL càng đượccoi trọng, trong đó vai trò chính thuộc về hoạt độngthẩm định do Bộ Tư pháp tiến hành Trong quytrình xây dựng và ban hành các VBQPPL, hoạtđộng thẩm định đã thể hiện vai trò là công cụ hữuhiệu để kiểm soát chất lượng dự thảo văn bản khicó mặt trong nhiều giai đoạn của quy trình xâydựng VBQPPL, nhằm mục đích rà soát đánh giávề chất lượng của dự thảo, nhằm hướng tới đảmbảo cho dự thảo VBQPPL đạt chất lượng cao nhất.Luật Ban hành VBQPPL 2015 đã xây dựng quytrình ban hành văn bản theo hướng tách bạch quytrình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảoLuật, Pháp lệnh, tập trung quy định về quy trìnhxây dựng chính sách theo hướng chính sách đượcthông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soạn thảovăn bản, trong đó tập trung vào quy trình xây dựngchính sách, đánh giá tác động chính sách và thẩmđịnh, thẩm tra chính sách Như vậy, hoạt độngthẩm định văn bản nếu như chỉ tiến hành một lầntheo quy định của Luật năm 2008 và Luật năm

2004, thì nay lại được thực hiện hai lần, với thêmmột lần tiến hành từ giai đoạn lập đề nghị xâydựng VBQPPL Nội dung bài viết chỉ tập trungphân tích về hoạt động thẩm định dự thảoVBQPPL do Bộ Tư pháp tiến hành theo quy địnhhiện hành

Trang 10

* Đối tượng thẩm định

Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định đối với

các dự án, dự thảo VBQPPL sau: Dự án luật, dự

thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự

thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

do Chính phủ trình; dự thảo nghị định của Chính

phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

dự thảo Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam (Điều 58, Điều 92 và Điều 98 của

Luật ban hành VBQPPL năm 2015)

* Nội dung thẩm định

Đối với dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị

quyết của Quốc hội quy định tại điểm b, c khoản

2 Điều 15 của Luật; dự thảo nghị quyết của Ủy

ban thường vụ Quốc hội quy định tại điểm b Điều

16 của Luật; dự thảo nghị định quy định tại khoản

2, 3 Điều 19 của Luật, cơ quan thẩm định sẽ tập

trung làm rõ 7 vấn đề sau đây: Thứ nhất, sự phù

hợp của nội dung dự án, dự thảo văn bản với mục

đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách

trong đề nghị xây dựng văn bản đã được thông

qua; Thứ hai, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính

thống nhất của dự án, dự thảo văn bản với hệ

thống pháp luật; Thứ ba, tính tương thích của dự

án, dự thảo văn bản với điều ước quốc tế liên

quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

thành viên; Thứ tư, sự cần thiết, tính hợp lý và

chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự

án, dự thảo văn bản; Thứ năm, điều kiện bảo đảm

về nguồn nhân lực, tài chính đế bảo đảm thi hành

văn bản; Thứ sáu, việc lồng ghép vấn đề bình

đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản; Thứ bảy,

ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo

+ Gửi và tiếp nhận hồ sơ thẩm định

Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo

VBQPPL có trách nhiệm nghiên cứu, hoàn thiện

hồ sơ dự án, dự thảo gửi cơ quan thẩm định Ngay

sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định, cơ

quan tiến hành thẩm định có trách nhiệm tiếp nhận

và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Trường hợp hồ

sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định không đáp ứng

yêu cầu thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ

ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiến hành thẩm địnhcó trách nhiệm đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảobổ sung hồ sơ Cơ quan chủ trì soạn thảo có tráchnhiệm bổ sung hồ sơ trong thời hạn chậm nhất là

7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của

cơ quan tiến hành thẩm định

+ Chuẩn bị tổ chức thẩm định

- Thành lập Hội đồng thẩm định: đối với dự ánVBQPPL có nội dung phức tạp, liên quan đếnnhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do chính cơ quantiến hành thẩm định chủ trì soạn thảo thì phảithành lập Hội đồng thẩm định Thành phần Hộiđồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Thư ký và cácthành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp/Sở Tưpháp/ Tổ chức pháp chế, Văn phòng Chínhphủ/Văn phòng UBND/ Văn phòng Bộ, đại diệncác cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia,nhà khoa học am hiểu vấn đề chuyên môn thuộcnội dung của dự án, dự thảo văn bản

- Tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định: đối vớicác dự án, dự thảo không thuộc trường hợp nêutrên, cơ quan tiến hành thẩm định có thể tổ chứccuộc họp tư vấn thẩm định Thành phần mời dựcuộc họp tư vấn thẩm định: với sự tham gia của đạidiện các cơ quan chủ trì soạn thảo, các đơn vị cóliên quan thuộc cơ quan tiến hành thẩm định, đạidiện các cơ quan, tổ chức có liên quan và cácchuyên gia, nhà khoa học am hiểu vấn đề chuyênmôn thuộc nội dung của dự án, dự thảo văn bản.+ Tổ chức thẩm định dự thảo

Tại cuộc họp, đại diện cơ quan chủ trì soạnthảo sẽ trình bày vắn tắt báo cáo thực hiện xâydựng dự thảo VBQPPL, những nội dung chính củadự thảo và tiếp thu ý kiến từ giai đoạn đề nghịxây dựng VBQPPL, các vấn đề chính của dựthảo, sự phù hợp giữa các quy định cụ thể với cácchính sách đã được thông qua ở giai đoạn lập đềnghị, một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau.Thành viên tham dự cuộc họp thảo luận về cácnội dung thẩm định, góp ý trực tiếp vào từng điềukhoản của dự thảo Thư ký cuộc họp tư vấn cótrách nhiệm đọc văn bản góp ý kiến của thànhviên Hội đồng vắng mặt Đại diện cơ quan lậpđề nghị xây dựng VBQPPL phát biểu ý kiến tiếpthu, giải trình ý kiến của các thành viên Hộiđồng Đại diện lãnh đạo đơn vị được giao chủ trìthẩm định kết luận và trên cơ sở các ý kiến củacác thành viên tham dự Trên cơ sở ý kiến của

Trang 11

các thành viên tham dự cuộc họp và kết luận cuộc

họp tư vấn thẩm định, đơn vị chủ trì thẩm định có

trách nhiệm hoàn thiện Biên bản cuộc họp, trình

Chủ tịch ký

+ Xây dựng báo cáo thẩm định dự thảo và gửi

báo cáo thẩm định

- Trường hợp tổ chức Hội đồng thẩm định: trên

cơ sở biên bản cuộc họp của Hội đồng, ý kiến kết

luận của Chủ tịch Hội đồng, kết quả nghiên cứu

về dự án, dự thảo văn bản và căn cứ vào nội dung

thẩm định quy định tại Luật ban hành VBQPPL

năm 2015, đơn vị chủ trì thẩm định có trách nhiệm

chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định trình Lãnh đạo

cơ quan tiến hành thẩm định xem xét, ký báo cáo

thẩm định

- Trường hợp tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm

định: trên cơ sở biên bản cuộc họp tư vấn thẩm

định, kết luận của chủ tọa cuộc họp tư vấn thẩm

định, kết quả nghiên cứu về hồ sơ dự án, dự thảo

văn bản, ý kiến tham gia bằng văn bản của đại

diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ,

các chuyên gia, nhà khoa học tham dự cuộc họp tư

vấn thẩm định (nếu có) và căn cứ vào nội dung

thẩm định quy định tại Luật ban hành VBQPPL

năm 2015, đơn vị chủ trì thẩm định có trách nhiệm

chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định trình lãnh đạo

cơ quan tiến hành thẩm định xem xét, ký báo cáo

thẩm định

Ngay sau khi Báo cáo thẩm định được ký, Bộ

Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo đến cơ quan

chủ trì soạn thảo Thời hạn gửi báo cáo thẩm định

đến cơ quan chủ trì soạn thảo được thực hiện theo

đúng quy định tại Luật ban hành VBQPPL năm

2015 đối với từng loại VBQPPL

Như vậy qua quy định hiện hành của pháp luật

có thể thấy rằng, hoạt động thẩm định của Bộ Tư

pháp có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, là

khâu không thể thiếu trong quy trình ban hành

VBQPPL, nhằm góp phần đảm bảo việc kiểm

soát chất lượng dự thảo VBQPPL trong giai đoạn

hiện nay

2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất

lượng của hoạt động thẩm định do Bộ Tư pháp

thực hiện

Thực tiễn, ở Việt Nam từ Luật ban hành

VBQPPL năm 1996 cho đến nay, hoạt động thẩm

định đã có nhiều sự thay đổi mang tính tích cực,

góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xây

dựng pháp luật, đồng thời đảm bảo chất lượng củadự thảo VBQPPL nói riêng và hệ thống pháp luậtnói chung Tuy nhiên, hoạt động thẩm định cũngbộc lộ một số hạn chế nhất định như: thời hạnthẩm định bị kéo dài; nội dung thẩm định cònnặng về hình thức, thiếu các biện pháp khảo sátrộng rãi4; chất lượng báo cáo thẩm định đôi khichưa đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra Thựctế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trongnhững nguyên nhân đó là chưa xác định được một

cơ chế thẩm định thực sự hợp lý và hiệu quả; mộtsố quy định của pháp luật về hoạt động này cònmang tính nguyên tắc, thiếu tính cụ thể; việc tổchức thẩm định còn chưa kịp thời; đội ngũ cán bộcông chức thực hiện công tác này còn thiếu về sốlượng và bất cập về chất lượng; sự phối hợp giữacác cơ quan trong quá trình tiến hành thẩm địnhcòn thiếu chặt chẽ; một số điều kiện đảm bảo cầnthiết đối với hoạt động thẩm định còn hạn chế, bấtcập; Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩmđịnh do Bộ Tư pháp thực hiện, xin có một vài đềxuất như sau:

Thứ nhất là, pháp luật cần quy định hợp lý

hơn về nội dung của hoạt động thẩm định dự thảoVBQPPL Với các VBQPPL vừa phải thẩm định,vừa phải thẩm tra, để tránh sự trùng lặp (thậmchí dựa vào ý kiến của nhau), góp phần tăng chấtlượng của các báo cáo thẩm định trên thực tế,cần quy định rõ hơn nội dung của hai hoạt độngnày theo hướng quy định nội dung thẩm định ởphạm vi hẹp và có tính cụ thể hơn Theo đó, Bộ

Tư pháp chỉ thẩm định về tính hợp hiến, hợppháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản vớihệ thống pháp luật hiện hành cũng như việc sửdụng ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản; đồngthời trình bày các vấn đề còn có ý kiến khácnhau giữa cơ quan soạn thảo và các chủ thể cóliên quan Những vấn đề khác như: sự cần thiếtban hành văn bản; phạm vi, đối tượng điều chỉnhcủa văn bản; sự phù hợp của nội dung dự thảovăn bản với đường lối, chính sách của Đảngthuộc thẩm quyền của chủ thể thẩm tra Khi quyđịnh như vậy, chất lượng của hoạt động thẩmđịnh sẽ đi vào chiều sâu hơn, cũng như đảm bảovề chất lượng của hoạt động này khi thực hiệntrên thực tiễn

Thứ hai là, cần nâng cao năng lực chuyên môn

của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự thảo

Trang 12

VBQPPL cũng như trách nhiệm của những chủ thể

có liên quan

Việc tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực,

(đặc biệt là cán bộ chuyên trách) góp phần giảm

tải khối lượng công việc (do số lượng dự thảo

VBQPPL cần thẩm định hàng năm là quá lớn), từ

đó nâng cao chất lượng của hoạt động này trên

thực tế Đồng thời, cũng cần thường xuyên tổ

chức những cuộc hội thảo, các lớp tập huấn để

nâng cao hơn nữa chuyên môn cũng như cơ hội

trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực trong

công tác thẩm định5 Việc đẩy mạnh đào tạo “Kỹ

năng thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản

QPPL” trong chương trình đào tạo cử nhân luật

tại các cơ sở đào tạo luật là một trong những giải

pháp nhằm trang bị cho nguồn cán bộ thẩm định

dự thảo VBQPPL trong tương lai, những kiến

thức lý luận và bước đầu tiếp xúc với kỹ năng

thẩm định văn bản Ngoài ra, cần phải có những

chế tài rõ ràng để ràng buộc trách nhiệm của các

chủ thể có liên quan: giữa cơ quan thẩm định với

cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan khác có

liên quan Sự phối hợp nhịp nhàng, nghiêm túc

giữa các cơ quan này góp phần đem lại hiệu quả

cho hoạt động thẩm định dự thảo VBQPPL trên

thực tế

Thứ ba là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ

quan hữu quan trong hoạt động thẩm định Hoạt

động thẩm định trên thực tế là hoạt động mang

tính chuyên môn rất cao, đòi hỏi cán bộ làm công

tác thẩm định phải am hiểu về lập pháp cũng như

chuyên môn trong ngành lĩnh vực được điều

chỉnh bởi quy định của pháp luật Vì thế để phục

vụ có hiệu quả công tác này, từ đơn vị chủ trì

soạn thảo đến đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định

đều cần có kênh thông tin liên lạc rõ ràng, có

những đầu mối phụ trách để tiện trao đổi công

việc và xác định trách nhiệm, kịp thời hoàn thành

tiến độ, để công tác thẩm định được diễn ra thuận

lợi Đồng thời, nên thường xuyên có chương trình

trao đổi cán bộ thực hiện công việc nhằm trau

dồi chuyên môn trong các lĩnh vực chuyên môn

nhằm đáp ứng những yêu cầu của công tác thẩmđịnh trên thực tế

Thứ tư là, tăng cường sự tham gia của các

chuyên gia và nhà khoa học trong công tác thẩmđịnh dự thảo VBQPPL

Việc xây dựng một tổ chức hỗ trợ lẫn nhau chocác bên tham gia vào hoạt động thẩm định cũng làmột yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm cho việcthực hiện hoạt động thành công trên thực tế ỞViệt Nam hiện nay chưa có trang thông tin điện tửchính thức để hỗ trợ cho vấn đề này Nếu như xâydựng được một trang chuyên hỗ trợ thông tin vềthẩm định dự thảo văn bản với (tương tự như trangthông tin điện tử lấy ý kiến duthaoonline.quo-choi.vn ), đồng thời cung cấp các thông tin hỗ trợchuyên môn trong quá trình thẩm định sẽ là mộtgợi mở rất tốt, là cơ hội không chỉ dành riêng chocác cán bộ thẩm định của Bộ Tư pháp mà còn mởrộng ra cho các chủ thể có trách nhiệm thẩm địnhkhác nữa trong hệ thống các VBQPPL Việc thốngnhất hướng dẫn chung, cũng như cung cấp thôngtin trên một diễn đàn chính thức dành cho cácchuyên gia và nhà khoa học sẽ là cơ hội để tạo cơchế thuận lợi cho việc tham gia của các chuyêngia và nhà khoa học trong các lĩnh vực cụ thể vàoquá trình thẩm định dự thảo VBQPPL

3 Kết luận

Trong thời gian tới, hoạt động lập pháp có sựchuyển hướng chiến lược từ xây dựng sang hoànthiện pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thihành pháp luật, thì việc kiểm soát chất lượng dựthảo VBQPPL cần phải được chú trọng và nângcao hơn nữa Hoạt động thẩm định do Bộ Tư pháptiến hành với vai trò quan trọng trong kiểm soátchất lượng dự thảo VBQPPL sẽ là cơ sở rà soátđánh giá, góp phần hoàn thiện chất lượng dự thảoVBQPPL, nhằm xây dựng và vận hành hệ thốngpháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi,dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả phục vụ đắc lựccho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tếsâu rộng 

Lời cảm ơn:

Bài báo được viết trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Hoạt động thẩm định của Bộ Tư pháp trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay” tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 13

THE MINISTRY OF JUSTICE’S ROLE

IN CONTROLLING THE QUALITY OF BILLS

Master NGO LINH NGOC

Hanoi Law University

ABSTRACT:

Controlling the power of the state, especially legislative power, is the most discussed issue in thecontext of building a socialist rule-of-law state Related to this issue, controlling the quality of billsone of the most important content in order to ensure the legislative acitivy The Ministry of Justicehas been assigned to do appraisal activities for a long time However, the Ministry of Justice’s role

in this activity has not been clearly recognized This study analyzes the Ministry of Justice’s role incontrolling the quality of bills and proposes some solutions to improve the effectiveness of thisactivity in the coming time

Keywords: Control, quality control, bill, appraisal, Ministry of Justice.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1929

nước pháp quyền XHCN” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật , Hà Nội 2011

thảo “Quy trình xây dựng văn bản pháp luật” Trường Đại học Luật Hà Nội 6.2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Đoàn Thị Ngọc Hải “Quan niệm về kiểm soát và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay” http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1929 truy cập lần cuối 10h ngày 28/02/2019

2 PGS.TS Nguyễn Minh Đoan “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật , Hà Nội 2011.

3 TS Dương Thanh Mai (2015) “Quyền lập pháp và việc kiểm soát quyền lập pháp của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực Nhà nước của các

cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay” Hà Nội.

4 GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2017) “Kiểm soát quyền lực Nhà nước” NXB Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội.

5 ThS Lê Thị Hồng Hạnh - ThS Nguyễn Mai Anh “Hoạt động thẩm định trong quy trình xây dựng VBQPPL” Hội thảo “Quy trình xây dựng văn bản pháp luật” Trường Đại học Luật Hà Nội Tháng 6/2018.

Ngày nhận bài: 1/2/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 11/2/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 21/2/2019

Thông tin tác giả:

ThS NGÔ LINH NGỌC - Đại học Luật Hà Nội

Trang 14

1 Lý giải việc trao cho UBTVQH thẩm quyền

giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh theo quy

định hiện hành

Quyền giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh của

Ủy ban thường vụ Quốc hội hiện nay được ghi nhận

tại Khoản 2, Điều 74 của Hiến pháp năm 2013 và

được cụ thể hóa tại Điều 49 của Luật Tổ chức Quốc

hội, cụ thể:

“Điều 49 Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo

đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân

dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội

đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung

ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc kiến

nghị của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích

hiến pháp, luật, pháp lệnh.

2 Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần

được giải thích, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát

nhân dân tối cao hoặc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

3 Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung quy định được giải thích của Hiến pháp, luật, pháp lệnh.”

Do vấn đề lý luận chưa giải quyết rõ ràng làUBTVQH là cơ quan độc lập hay chỉ là cơ quanthường trực của Quốc hội Vì vậy, trong việc ghinhận về nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH, cónhững nội dung hoặc mâu thuẫn về mặt lý thuyết,hoặc trở thành quyền hạn hình thức, vì trên thực tếkhông triển khai hoặc số lần triển khai là quá ít sovới thời gian tồn tại Quyền giải thích hiến pháp,luật, pháp lệnh của UBTVQH là một quyền nhưvậy Hiện nay, theo cách thức ghi nhận tại Hiến

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM QUYỀN GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP, LUẬT VÀ PHÁP LỆNH CỦA ỦY BAN

THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

TÓM TẮT:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh mộtcách chính thức hiện nay chỉ trao duy nhất cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), nhưngtrên thực tế rất ít khi chủ thể này sử dụng quyền giải thích của mình Điều này đưa đến nhữngbất cập trên thực tế cũng như đặt ra câu hỏi cho vấn đề trong khía cạnh lý luận Vậy, thẩm quyềnnày trao cho UBTVQH từ bao giờ? Lý do tại sao lại trao cho UBTVQH mà không phải là một cơquan khác trong bộ máy nhà nước? Bài viết đề cập đến một số vấn đề về thẩm quyền giải thíchhiến pháp, luật và pháp lệnh của UBTVQH

Từ khóa: Giải thích, thẩm quyền, hiến pháp, luật, pháp lệnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trang 15

pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì đây là nhiệm vụ

quyền hạn được trao cho UBTVQH với tư cách là

cơ quan độc lập (tức là tự mình thực hiện) Hay nói

cách khác, UBTVQH có toàn bộ thẩm quyền khi

nào quyết định thực hiện quyền giải thích hiến pháp,

luật và pháp lệnh; và sẽ giải thích như thế nào? thậm

chí, không cần phải lấy ý kiến của Quốc hội

Cùng lùi sâu vào lịch sử để tìm hiểu về thời điểm

cũng như lý do UBTVQH được Hiến pháp và Luật

Tổ chức Quốc hội ghi nhận quyền hạn này Có thể

thấy, thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật, pháp

lệnh của UBTVQH bắt đầu được ghi nhận từ Hiến

pháp năm 1959 - bản Hiến pháp được đánh giá là

giai đoạn chúng ta bắt đầu đi lên xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cuộc cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam1 Được

coi là sự học tập từ quy định về nhiệm vụ giải thích

Hiến pháp, luật của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao

của CHLB Xô viết Tuy nhiên, nếu quy định quyền

hạn này của UBTVQH qua các giai đoạn là sự học

tập mô hình của Liên bang Xô Viết, thì lý do nào

khiến Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao lại được quy

định cho một quyền hạn rất đặc thù như vậy?

Dưới góc độ lý luận, quy định này có xuất phát

từ nguyên tắc của hệ thống pháp luật văn bản của

châu Âu lục địa theo quan niệm: “Người làm được

việc lớn, thì tất nhiên bao giờ cũng làm được việc

nhỏ” của hệ thống La Mã cổ đại2 Ở các nước phát

triển, hiến pháp giao thẩm quyền giải thích hiến

pháp, luật cho thẩm phán của tòa án Bởi muốn giải

thích được các điều luật một cách chính xác thì buộc

phải đặt việc giải thích trong một vụ việc cụ thể,

gắn với các sự kiện pháp lý cụ thể Chỉ có tòa án

với nguyên tắc nghĩa vụ phải xét xử của thẩm phán

mới có điều kiện cũng như nghĩa vụ giải thích các

điều luật Điều này có nghĩa là giải thích điều luật

phải gắn với một trường hợp cụ thể và các trường

hợp tương tự chứ không phải giải thích chung chung

Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng trao

quyền này cho UBTVQH tức là không phân biệt rõ

lập pháp và tư pháp3

Còn trong góc nhìn khác về khía cạnh chính trị,

việc giải thích pháp luật nói chung (mà ở đây là hiến

pháp, luật và pháp lệnh) thì “hoàn toàn không chỉ có

ý nghĩa pháp lý hình thức mà nó chứa đựng một ý

nghĩa chính trị sâu sắc”4 Theo Ph.Ăng-ghen đã chỉ

rõ các quan tòa tư sản: “Giải thích luật theo nghĩa

mà từ đó luật được xây dựng nên, mặt khác, chính

họ, những người tư sản thấy cơ sở chủ yếu của mọitrật tự thực sự là ở trong những lợi ích của giai cấpmình”5 V.I.Lê-nin đã nhận xét ở nước Nga sa hoàngcó hàng nghìn quan chức tư sản và luật gia “biếtcách giải thích luật pháp sao cho công nhân và nôngdân bình thường không thể phá vỡ cái hàng rào dâythép gai do những pháp luật đó dựng lên”6 Sự đánhgiá đó đúng với việc giải thích pháp luật của cácnhà nước tư sản Ở các nước XHCN, tình hình lạikhác hẳn, việc giải thích pháp luật ở đây đáp ứngcác lợi ích giai cấp của nhân dân lao động và gópphần thực hiện pháp luật trong sự phù hợp với chứcnăng xã hội của nó trong xã hội chủ nghĩa.7

2 Thực trạng hoạt động giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh của UBTVQH

Quy định về giải thích Hiến pháp, luật, pháplệnh của UBTVQH, kể từ lần đầu tiên được quyđịnh trong Hiến pháp 1959, qua gần 50 năm pháttriển và hoàn thiện cơ sở pháp lý, cho đến nay,UBTVQH mới chỉ hai lần thực hiện thẩm quyềngiải thích và cả hai lần đều là giải thích luật; cụ thểlà: Vào năm 2005, giải thích một điều khoản củaLuật Thương mại về thời hiệu khởi kiện và vàonăm 2006, giải thích giá trị pháp lý của “quyết định,chỉ thị” của Tổng kiểm toán, được quy định tại LuậtKiểm toán Nhà nước.8Còn đối với giải thích Hiếnpháp và giải thích pháp lệnh thì chưa thực hiện.9

Trên thực tế, số lần UBTVQH sử dụng quyền nàylà quá ít so với nhu cầu đòi hỏi giải thích hiến phápvà luật và pháp lệnh (gọi là pháp luật) Việc ít giảithích luật như vậy rõ ràng chưa đáp ứng nhu cầuthực tế của cuộc sống Lý giải về vấn đề này cónhững ý kiến trái chiều nhất định Theo TS Võ TríHảo: Việc UBTVQH ít sử dụng thẩm quyền giảithích pháp luật UBTVQH với tư cách là cơ quanthường trực của Quốc hội thì “UBTVQH phải làmrất nhiều việc quan trọng hơn Mặt khác, trong quytrình lập pháp hiện nay, UBTVQH đóng vai trò rấtquan trọng, nên nếu theo quan điểm của UBTVQHcó điểm nào chưa rõ thì UBTVQH đã làm rõ từtrong giai đoạn dự thảo rồi Còn khi đã được thôngqua thành luật, pháp lệnh thì coi như đã hoàn thiện,không phải giải thích”10

Trong khi đó, TS Hoàng Văn Tú lại có quanđiểm lý giải cho việc giải thích Hiến pháp, luật,pháp lệnh của UBTVQH chưa thường xuyên là do

“các cơ quan áp dụng pháp luật và những người thihành pháp luật chưa chủ động đặt vấn đề trình Uỷ

Trang 16

ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giải thích Trong

một vài trường hợp đã có đề nghị giải thích thì việc

giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng

chưa được kịp thời, có thể do công tác chuẩn bị các

phương án giải thích chưa được tốt”11

Dù nguyên nhân là gì đi nữa thì một thực tế

không thể phủ nhận rằng nhu cầu cần giải thích đối

với các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và

trực tiếp là hiến pháp, luật và pháp lệnh là vô cùng

lớn Bởi lẽ, hiến pháp, luật, dù được xây dựng công

phu, ban hành liên tục cũng không thể tránh khỏi

tình trạng chồng chéo và khoảng trống giữa các quy

định Đặc biệt là đối với hoạt động lập pháp nước ta

hiện nay, khi kỹ thuật lập pháp còn yếu nên nhiều

văn bản quy phạm còn mang tính “khung”, “định

hướng”, để cơ quan quản lý dễ dàng sửa đổi, bổ

sung bằng các văn bản dưới luật, dễ dẫn đến cách

hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng luật Và vì

không phải là chủ thể trực tiếp áp dụng Hiến pháp,

luật và pháp lệnh trên thực tế nên UBTVQH không

thể dự đoán trước các vướng mắc của các quy phạm

pháp luật để chủ động giải thích, hay va chạm trực

tiếp với các nhu cầu thực tiễn đặt ra đối với các chủ

thể áp dụng pháp luật

Thêm vào đó, trao cho UBTVQH là cơ quan

duy nhất được thực hiện thẩm quyền giải thích

chính thức hiến pháp, luật, pháp lệnh còn đưa đến

một bất cập đó là để giải quyết kịp thời nhu cầu

thực tiễn đặt ra, các chủ thể khác (cơ quan hành

pháp, cơ quan tư pháp) buộc phải thực hiện hoạt

động giải thích pháp luật không chính thức Thực

trạng đó dẫn đến những vấn đề liên quan đến giá

trị pháp lý của các sản phẩm giải thích pháp luật,

cơ chế kiểm soát về hoạt động giải thích pháp luật

của các chủ thể khác và đối tượng của giải thích

pháp luật.12Đôi khi đưa đến sự thiếu đồng bộ trong

việc áp dụng pháp luật Bất cập đó biểu hiện khá

rõ ngay trong những vụ việc nổi cộm được báo chí

nhắc đến trong những năm vừa qua Vào năm

2009, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, tỉnh Lâm

Đồng từng chê trách UBTVQH có quyền giải thích

luật nhưng trong nhiều trường hợp lại “dân cứ chờ,

quan chẳng vội” Ông dẫn chứng đến là sự vênh

nhau giữa Luật Đất đai và Luật Khiếu nại, tố cáo

(trước đây) liên quan đến quy định giải quyết

khiếu nại về đất đai khiến cho cả người dân, chính

quyền và tòa án các cấp lúng túng, quyền lợi liên

quan đến đất đai của người dân nhiều nơi bị treo

lửng lơ.13Hay như gần đây nhất, đầu năm 2018,

trong vụ việc dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phầnNghe nhìn toàn cầu (AVG), sau khi có thông tinvề việc giá mà MobiFone mua AVG quá cao sovới giá thực tế thì Thanh tra Chính phủ đã vàocuộc Sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết quảthanh tra toàn diện dự án, Bộ Thông tin và Truyềnthông không đồng ý với kết luận của Thanh tra vàcho biết: Bộ đã nhận thức và thực hiện phê duyệtDự án theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sửdụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinhdoanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 Bộ Tàichính (cơ quan chủ trì xây dựng và hướng dẫn Luậtsố 69/2014/QH13), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơquan chủ trì xây dựng và hướng dẫn Luật Đầu tư số67/2014/QH13) đều thống nhất và hướng dẫn BộThông tin và Truyền thông và trả lời Thanh traChính phủ về trình tự thủ tục phê duyệt Dự án theoquy định tại Điều 28 Luật số 69/2014/QH13 Tuynhiên, thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủnhận định Dự án phải thực hiện theo trình tự, thủtục quy định tại Điều 31 Luật số 67/2014/QH13 đểkết luận các Bộ có sai phạm.14Như vậy, ở đây rõràng là vấn đề của việc không hiểu và áp dụngthống nhất quy phạm pháp luật cho cùng mộttrường hợp Khiếm khuyết ấy không hẳn là lỗi củacác đại biểu tại UBTVQH, mà nó xuất phát từ bảnchất của cách thức tổ chức, phân công quyền lựcnhà nước Cơ quan này, về bản chất, chỉ phù hợpchức năng là thường trực của Quốc hội, với côngviệc chính là điều hòa, phối hợp hoạt động các Ủyban của Quốc hội UBTVQH không thể nắm bắt,cập nhật các chi tiết của cuộc sống, không thể sátcuộc sống như các cơ quan hành pháp - hàng ngày

va chạm với vấn đề áp dụng pháp luật, và tòa án

- hàng ngày giải quyết các vướng mắc khiếu kiệncủa dân liên quan đến áp dụng pháp luật

3 Một số bất cập khi UBTVQH thực hiện thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến đề xuất đến việcnên xem xét để chuyển hoạt động giải thích hiếnpháp, luật, pháp lệnh này sang cho tòa án Bài viếtnày không đi sâu vào lý giải vấn đề về việc nên haykhông nên trao quyền giải thích pháp luật (nóichung) cho tòa án, mà chỉ tiếp cận dưới góc độ, cónên tiếp tục duy trì thẩm quyền này cho UBTVQHhay không?

Tại các nước chịu ảnh hưởng của dòng họ phápluật civil Law kiểu Đức, tồn tại quan điểm cho rằng

Trang 17

nội tại của pháp luật luôn chứa đựng những yếu tố

khiếm khuyết (học thuyết bất khả vẹn toàn) Chính

vì tính không thể vẹn toàn của pháp luật, nên pháp

luật luôn luôn mang theo mình những "sự khiếm

khuyết" (legal gaps) nhất định Văn bản luật càng

nhiều điều khoản, càng chứa đựng nhiều chế định,

càng điều chỉnh nhiều quan hệ pháp luật thì sự

khiếm khuyết càng cao Và đây là cơ sở tồn tại vấn

đề "giải thích pháp luật" (legal interpretation).15

Nhận thức được vấn đề đó nên hiến pháp Việt Nam

đã sớm quy định một chủ thể trong cơ quan nhà nước

thực hiện hoạt động giải thích pháp luật - UBTVQH

Tuy nhiên, việc trao quyền giải thích pháp luật cho

UBTVQH vấp phải vấn đề vô cùng lớn dù khía cạnh

lý luận đã được đề cập tới để giải thích, nhưng việc

trao một quyền hạn về mặt bản chất gắn với hoạt

động áp dụng pháp luật nhưng lại chịu sự chi phối

của góc độ chính trị16là một cách tiếp cận không

hợp lý Cùng với đó, thẩm quyền này khi trao cho

UBTVQH còn có những bất cập từ khía cạnh thực

tiễn áp dụng Cụ thể: Ở Việt Nam, cơ quan ban hành

pháp luật thường tách biệt với cơ quan áp dụng pháp

luật Trong khi đó, người áp dụng pháp luật mới là

người cần phải đọc luật, hiểu luật hơn để giải quyết

các vụ việc cụ thể Tuy nhiên, theo quy định về

thẩm quyền đề nghị giải thích hiến pháp, luật, pháp

lệnh được quy định tại Điều 159 Luật ban hành văn

bản quy phạm pháp luật 2015 thì chỉ có các chủ thể:

(1) Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của

Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện

kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy

ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ

quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt

trận và đại biểu Quốc hội ; (2) UBTVQH tự mình

quyết định việc giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh

Quy định này đưa đến trường hợp, nếu như hoạt

động áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm

quyền mâu thuẫn và gây ảnh hưởng đến quyền lợi

của cá nhân, hoặc một nhóm (không quá lớn trong

xã hội) và họ không rất khó để có thể tiếp cận và

yêu cầu các chủ thể được ghi nhận tại Điều 159 luật

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đề nghị

UBTVQH tiến hành hoạt động giải thích Do đó,

việc giao cho UBTVQH thực hiện hoạt động giải

thích hiến pháp, luật, pháp lệnh như hiện nay đã và

đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của

một số chủ thể trong những trường hợp pháp luật

không được rõ ràng, thiếu thống nhất

Bên cạnh đó, theo như cách tiếp cận của TS Võ

Trí Hảo: “Một vấn đề cần phải làm rõ là: Giải thíchpháp luật là đi tìm hiểu ẩn ý của nhà làm luật haytìm ra cách hiểu của một người có lý trí bình thườngtrong hoàn cảnh thông thường?”

Hiện nay, khi giải thích pháp luật các cơ quan cóthẩm quyền ở Việt Nam thường đi tìm hiểu ý muốncủa nhà làm luật khi xây dựng các quy phạm phápluật đó Đây cũng là lý do được đưa ra luận giải choviệc tại sao lại trao quyền giải thích hiến pháp, luật,pháp lệnh cho UBTVQH Tuy nhiên, theo quanđiểm của TS Võ Trí Hảo thì điều này có nhiều bấthợp lý vì “UBTVQH lại ban hành văn bản giải thíchchính văn bản của mình thì có khác gì hoạt động lậppháp sửa đổi, bổ sung.”17Và hệ quả quan trọng nhấtmà ông xác định là giải thích pháp luật theo cáchmà mọi người đều hiểu mà không cần quan tâm cácẩn ý, sự không rõ ràng của nhà làm luật sẽ buộc cácnhà làm luật có trách nhiệm hơn trong soạn thảo cácquy phạm, cho ra đời các sản phẩm lập pháp mạchlạc, rõ ràng, chi tiết Điều này sẽ đưa đến việc chấmdứt tình trạng cho ra đời các đạo luật mang tính hiếnchương, với những quy định chung chung, mập mờ.Và nếu thừa nhận việc giải thích pháp luật theohướng này thì cơ quan có vai trò lớn nhất trong việcgiải thích pháp luật, tất yếu sẽ là tòa án chứ khôngphải cơ quan nào khác

4 Kết luận

Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của hệ thống phápluật Civil law, nên luật thành văn là nguồn chínhthống, tuy nhiên trong xu hướng chung của thểgiới, Việt Nam đã bắt đầu áp dụng những ưu điểmmà hệ thống luật Common law có được, ví dụ nhưviệc thừa nhận Án lệ là một nguồn luật chínhthống của hệ thống luật Việt Nam18 Do đó, đãđến lúc chúng ta cần đánh giá lại những quy địnhcó nhiều bất cập từ khía cạnh lý luận cho đến việctriên khai trên thực tế, trong đó có quy định vềtrao thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật, pháplệnh cho UBTVQH Thực tế, trong thời gian qua,tòa án đã thực hiện việc giải thích pháp luật thôngqua hoạt động diễn giải, làm rõ các quy định củapháp luật bằng các văn bản quy phạm pháp luậtthuộc thẩm quyền, thể hiện rõ nhất trong các Nghịquyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dântối cao và 10 án lệ được Chánh án Tòa án nhân tốicao ban hành Đây là tiền đề thuận lợi cho việctrao thẩm quyền giải thích pháp luật ở Việt Namcho Tòa án nhân dân, chính thức công nhận án lệlà nguồn của pháp luật 

Trang 18

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

bucknell.edu/russian/const/1977toc.html, truy cập ngày 20/03/2018

quyền, Nxb Đại học Quốc gia, 2007, trang 225

ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, Dịch nguyên bản từ tiếng Nga, bản dịch của: Nguyễn Trí Viễn, Người hiệu đính: Dương Ngọc Kỳ, Nhà xb Sách giáo khoa Mác-Lê nin, Hà Nội, năm 1986, trang 168.

ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, Dịch nguyên bản từ tiếng Nga, bản dịch của: Nguyễn Trí Viễn, Người hiệu đính: Dương Ngọc Kỳ, Nxb Sách giáo khao Mác-Lê nin, Hà Nội, năm 1986 Trang 169

moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/dien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=212; truy cập ngày 31/8/2018

hội; Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 127, tháng 7 năm 2008

google.com/site/ahdandthelaw/luat-hinh/bai/vai-tro-giai-thich-phap-luat-cua-toa-an; truy cập ngày 2/9/2018

Tú, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5/2000

http://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=3449; truy cập ngày 2/9/2018

http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/dien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=212; truy cập ngày 31/8/2018

http://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/vi-sao-nen-de-toa-an-giai-thich-luat-5864.html; truy cập ngày 31/8/2018

Âu: nhìn từ việc sử dụng thuật ngữ latin” Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 01/2018 Tr 55-62, 68

Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, Dịch nguyên bản từ tiếng Nga, bản dịch của: Nguyễn Trí Viễn, Người Hiệu đính: Dương Ngọc Kỳ, Nxb Sách giáo khoa Mác- Lê nin, Hà Nội, năm 1986 Trang 169

https://sites.google.com/site/ahdandthelaw/luat-hinh/bai/vai-tro-giai-thich-phap-luat-cua-toa-an; truy cập ngày 2/9/2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Hiến pháp CHLB Xô Viết năm 1977, Điều 121 Mục 5 (bản tiếng Anh, tra cứu tại: nell.edu/russian/const/1977toc.html, truy cập ngày 20/03/2018.

http://www.departments.buck-2 Nguyễn Đăng Dung, Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia, 2007.

3 Một số vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam, Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc Ngày 03/11/2006.

Trang 19

ISSUES ABOUT THE NATIONAL ASSEMBLY’S RESPONSIBILITY FOR EXPLAINING THE CONSTITUTION, LAWS AND ORDINANCE

Ph.D’s student, Master.MAI THI MAI

Hanoi Law University

ABSTRACT:

Under current Vietnamese law, the Standing Committee of the National Assembly is officiallyresponsible for interpreting the constitution, laws and ordinance However, the StandingCommittee rarely uses this explanation right, leading issues as well as questions about thetheoretical aspect of this right This article addresses a number of issues of the Standing Committee

of the National Assembly’s responsibility for explaining the constitution, laws and ordinance

Keywords: Explanation, authority, constitution, laws, ordinances, Standing Committee of the

National Assembly

4 Những nguyên lý xây dựng Nhà nước Xô Viết và pháp quyền, Viện Hàn lâm khoa học xã hội trực thuộc Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, Dịch nguyên bản từ tiếng Nga, bản dịch của: Nguyễn Trí Viễn, Người hiệu đính: Dương Ngọc Kỳ, Nhà xb Sách giáo khoa Mác-Lê nin, Hà Nội, năm 1986.

5 C.Mác-Ph.Ăng-ghen: Tuyển tập 2, trang 502 (tiếng Nga)

6 V.I Lê-nin: Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ M.1977.

7 Giải thích pháp luật ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp, Uyên Nhi http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/dien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=212; truy cập ngày 31/8/2018.

8 TS Hoàng Văn Tú - Giải thích pháp luật - Một số vấn đề cơ bản và thực tiễn tại Việt Nam Văn phòng Quốc hội; Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 127, tháng 7 năm 2008.

9 Vai trò giải thích pháp luật của tòa án, TS,Võ Trí Hảo; Đăng trên tạp chí KHPL số 3/2003 https://sites google.com/site/ahdandthelaw/luat-hinh/bai/vai-tro-giai-thich-phap-luat-cua-toa-an; truy cập ngày 2/9/2018.

10 Thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh, TS Hoàng Văn Tú, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2000 http://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx? AnPhamItemID=3449; truy cập ngày 2/9/2018;

11 Vì sao nên để tòa án giải thích luật? LS Nguyễn Hưng an-giai-thich-luat-5864.html; truy cập ngày 31/8/2018

Quanghttp://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/vi-sao-nen-de-toa-12 Xem: Bộ Thông tin Truyền thông phản bác kết luận thanh tra vụ truyen-thong-phan-bac-ket-luan-thanh-tra-vu-avg.html; truy cập ngày 31/8/2018.

AVGhttp://hoinhanong.info/bo-thong-tin-13 “Giải thích pháp luật tại một số nước theo hệ thống pháp luật civil law kiểu Đức ở châu Âu: Nhìn từ việc sử dụng thuật ngữ latin” Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 01/2018

Ngày nhận bài: 5/2/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15/2/2018

Ngày chấp nhận đăng bài: 25/2/2019

Thông tin tác giả:

NCS ThS MAI THỊ MAI

Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 20

1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

1.1 Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Tuổi chịu TNHS nói chung là độ tuổi được quy

định trong Bộ luật hay Luật Hình sự nhằm xác định

tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội người đó

có khả năng nhận thức đầy đủ tính chất thực tế và

tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện

cũng như khả năng điều khiển có ý thức hành vi

ấy, từ đó, họ sẽ phải chịu TNHS về hành vi nguy

hiểm mà mình đã thực hiện Pháp luật hình sự tại

một số quốc gia trên thế giới về tuổi chịu TNHS

được quy định khá khác nhau Cụ thể:

Tại Vương quốc Anh, người chưa đủ 7 tuổi

không phải chịu TNHS vì chưa có dấu hiệu tâm lý

phù hợp (mens rea) Trẻ em từ 7 tuổi đến 14 tuổi

cũng được ngầm hiểu là chưa có đủ năng lực thực

hiện tội phạm

Ở Hoa Kỳ, các bang quy định độ tuổi chịu

TNHS thường ở khoảng 14 tuổi đến 16 tuổi Ở

New York người chưa đủ 16 tuổi không phải chịuTNHS về hành vi của mình Bang Minesota quyđịnh “người chưa đủ 14 tuổi không có khả năngthực hiện hành vi phạm tội, người từ 14 đến 18 cóthể bị truy cứu TNHS về hành vi phạm tội…”1 Giớihạn dưới mức thấp nhất của độ tuổi phải chịuTNHS được quy định ở bang Colorado và Lusianacùng là 10 tuổi

Pháp luật hình sự của Pháp quy định nhữngngười chưa thành niên trên 13 tuổi trở lên phạmtội chỉ bị áp dụng các biện pháp có tính chất bảovệ, giúp đỡ, các biện pháp cưỡng chế, giám sátphải có tính giáo dục Tuy nhiên, nếu người bị kếtán mà chưa đủ 16 tuổi thì Tòa án quyết định hìnhphạt giảm đi một nửa Người từ đủ 16 tuổi khi bịkết án, Tòa án có thể quyết định hình phạt như đốivới người chưa thành niên, nhưng vẫn có quyềnquyết định giảm hình phạt căn cứ vào nhân thâncủa người phạm tội và các tình tiết của vụ án

SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CHỦ THỂ

CỦA TỘI PHẠM TẠI VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

TÓM TẮT:

Khoa học pháp lý hình sự truyền thống chỉ quy định chủ thể của tội phạm là cá nhân thì quanniệm pháp luật hiện đại cho rằng, ngoài cá nhân, chủ thể của tội phạm còn có thể là pháp nhân.Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) và năng lực TNHS là hai nội dung quan trọng, mangtính phổ biến khi đề cập đến dấu hiệu chủ thể của tội phạm Do đó, nghiên cứu những điểm tươngđồng hay khác biệt về độ tuổi chịu TNHS và năng lực TNHS trong pháp luật hình sự của cácquốc gia trên thế giới là rất cần thiết trong việc đưa ra những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luậtvề vấn đề này tại Việt Nam

Từ khoá: Tội phạm, chủ thể của tội phạm, pháp luật hình sự

Trang 21

Với Cộng hòa Liên bang Đức, độ tuổi bắt đầu

chịu TNHS không được quy định cụ thể trong

BLHS mà được quy định trong Luật về Tòa án đối

với người chưa thành niên năm 1974 (sửa đổi, bổ

sung năm 2003) và quy định ở mức 14 tuổi Cách

tiếp cận về tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình

sự Đức rất khác so với cách tiếp cận của các nước

Dấu hiệu tuổi chịu TNHS được xác định thông qua

phạm trù “độ tuổi không có năng lực TNHS” Điều

19 BLHS quy định về không có năng lực TNHS ở

trẻ em như sau: “Người không có năng lực TNHS

là người khi thực hiện hành vi chưa đủ mười bốn

tuổi” Các phạm vi của “người trẻ” chia thành 3

nhóm: Từ 14 đến 16, từ 16 đến 18 và từ 18 đến 21

Nhóm cuối cùng được gọi là nhóm “người trưởng

thành trẻ tuổi” Đối với người chưa thành niên,

nhóm từ 14 đến 16, tồn tại nguyên tắc “không phải

chịu TNHS”

Nhật Bản quy định: “Không xử phạt hành vi

của người chưa đủ 14 tuổi” Như vậy, tuổi chịu

TNHS theo quy định của BLHS Nhật Bản là từ 14

tuổi trở lên

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có cách tiếp cận

về độ tuổi chịu TNHS tương đồng với Việt Nam,

như sau: “Người từ đủ 16 tuổi phạm tội phải chịu

trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người từ đủ

14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi thì phải chịu TNHS

về tội giết người, tội cố ý gây thiệt hại cho sức

khỏe người khác dẫn đến thương tích hoặc dẫn đến

chết người, tội hiếp dâm, tội cướp tài sản, tội mua

bán các chất ma túy, tội phóng hỏa, ném bom, đầu

độc Người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi được

hưởng hình phạt nhẹ hơn hoặc giảm hình phạt

Trường hợp không xử phạt hình phạt do chưa đủ

16 tuổi thì yêu cầu chủ gia đình hoặc người giám

hộ quản giáo Trường hợp cần thiết có thể bị đưa

vào trường giáo dưỡng”2

Tóm lại, có hai cách tiếp cận về độ tuổi chịu

TNHS trong pháp luật hình sự của các nước được

nêu ra ở trên Cụ thể: (1) Quy định cụ thể về một

độ tuổi chịu TNHS trong BLHS, nghĩa là khi một

người đạt đến độ tuổi đó thì đạt độ tuổi chịu TNHS;

(2) Quy định các nhóm độ tuổi chịu TNHS khác

nhau trong BLHS, tức là có phân biệt chủ thể của

tội phạm theo độ tuổi Như vậy, pháp luật hình sự

Việt Nam có cách tiếp cận tương đồng với một số

nước như Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa nhân

dân Trung Hoa, đó là quy định độ tuổi chịu TNHS

theo các nhóm độ tuổi khác nhau Với cách tiếpcận này nếu người nào đó đủ độ tuổi chịu TNHStheo BLHS quy định và thực hiện những tội phạmđược liệt kê trong BLHS mới có thể là chủ thể củatội phạm

1.2 Về năng lực trách nhiệm hình sự

Năng lực TNHS là khả năng của chủ thể ở thờiđiểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhậnthức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi domình thực hiện và điều khiển có ý thức hành vi đó,đồng thời có khả năng chịu trách nhiệm hình sự khiđã thực hiện hành vi đó Vấn đề năng lực TNHScủa chủ thể của tội phạm ở các quốc gia cũng đượcquy định khác nhau Song đều có một điểm chunglà xác định tình trạng năng lực TNHS thông quacách định nghĩa khái niệm tình trạng không có

năng lực TNHS với hai tiêu chí: Thứ nhất, về y học (mắc bệnh tâm thần); Thứ hai, về tâm lý (mất khả

năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiểnhành vi) Cụ thể như sau:

Tại Anh, “không có năng lực TNHS” thườngđược xác định thông qua “quy tắc MNaghten”năm 1843 Quy tắc này được xây dựng dựa trênvụ án Woodsman Daniel MNaghten ám sát Thủtướng Anh Robert Peel nhưng bắn nhầm sang thưký của ông là Edward Drummond vào năm 1843.Bản chất của quy tắc này thể hiện ở chỗ người bịmắc bệnh tâm thần hoặc khiếm khuyết về tâm lýsẽ không bị truy cứu TNHS nếu người đó không cókhả năng nhân thức được “bản chất và tính chất”của hành vi và không nhận thức được đó là hành

vi nguy hại Tại thời điểm được ban hành, đây làmột quy định mang tính chất tiến bộ Tuy nhiên,nhìn từ góc độ pháp luật, quy định này mới chỉnhấn mạnh đến dấu hiệu lý trí của phạm trù khôngcó năng lực TNHS (khả năng nhận thức), mà chưaphản ánh được dấu hiệu về ý chí (khả năng điềukhiển hành vi)

Tương tự Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ cũng xácđịnh tình trạng năng lực TNHS thông qua cách địnhnghĩa khái niệm tình trạng không có năng lựcTNHS và khái niệm “không có năng lực TNHS”được xác định thông qua “quy tắc MNaghten”,được quy định tại Mục 18 Bộ tổng tập luật Hợpchủng quốc Hoa Kỳ và trong BLHS của một sốbang Tại một số bang, quy tắc này được bổ sungthêm khái niệm “sự thúc đẩy không thể cưỡng lạiđược” (irresistible impulse), được áp dụng trong vụ

Trang 22

án John Hinckley mưu sát Tổng thống Reagan

nhưng không phải chịu TNHS vì được coi là người

không có năng lực TNHS Theo đó, một người

được coi là không có năng lực TNHS nếu vì sự thôi

thúc không thể cưỡng lại được do khiếm khuyết

tâm lý họ không thể kiểm soát được hành vi của

mình, mặc dù có thể nhận thức được rằng mình đã

xử sự “không đúng” Một số bang khác của Hoa

Kỳ lại áp dụng “quy tắc Durham” (product test),

một người được coi là không có năng lực TNHS

nếu hành vi của người đó là “sản phẩm” (product)

của bệnh tật hoặc khiếm khuyết về tâm lý Trong

trường hợp này, nhà làm luật từ chối xem xét đến

phạm trù pháp lý và chỉ giải quyết vấn đề trên khía

cạnh y học

Pháp luật hình sự Pháp cũng ghi nhận khái

niệm tình trạng không có năng lực TNHS với hai

tiêu chí: Tiêu chí sinh học - có sự rối loạn về mặt

thần kinh hoặc tâm thần; tiêu chí về tâm lý

-không có khả năng nhận thức và điều khiển hành

vi Điều 122-1 BLHS Cộng hòa Pháp quy định

một người sẽ không phải chịu TNHS nếu tại thời

điểm thực hiện hành vi mà bị rối loạn thần kinh

hoặc bị tổn thương hệ thần kinh khiến người đó

mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển

hành vi của mình Tuy nhiên, BLHS Pháp không

những không làm rõ khái niệm “rối loạn thần

kinh” và “tổn thương hệ thần kinh”, mà còn

không đề cập cụ thể các loại rối loạn hay tổn

thương này là các loại nào

Ở Cộng hòa liên bang Đức, người thực hiện

hành vi trái pháp luật do mắc bệnh rối loạn tâm

thần được coi là không có năng lực TNHS vì không

có lỗi Điều 20 BLHS quy định: “Người nào khi

thực hiện hành vi mà không có năng lực nhận thức

sự không hợp pháp của hành vi hoặc không có

năng lực thực hiện hành vi theo nhận thức này do

rối loạn tâm thần bệnh lý, rối loạn ý thức nặng

hoặc do thiểu năng hoặc do các bất bình thường

nặng khác về tâm thần thì họ thực hiện không có

lỗi” Như vậy, trong BLHS Liên bang Đức, tình

trạng không có năng lực TNHS được xem là tiền

đề của lỗi khi xác định hình phạt đối với người

phạm tội và hành vi phạm tội của họ

Nhật Bản quy định về mất năng lực nhận thức

và giảm năng lực nhận thức trong BLHS có nhiều

sự khác biệt Điều 39 BLHS quy định “1 Không

xử phạt hành vi của người mất năng lực nhận thức

2 Giảm nhẹ hình phạt đối với hành vi của ngườigiảm năng lực nhận thức” Tiếp tục, Điều 66 ghirõ: “Nếu trong tội phạm có tình tiết cần được xétđến thì có thể giảm nhẹ hình phạt”3 Như vậy, điềuluật quy định về trường hợp giảm nhẹ hình phạt,cùng với đó là giảm nhẹ TNHS cho người thựchiện hành vi phạm tội Cũng tương tự như BLHScủa Việt Nam và của một số quốc gia khác, BLHSNhật Bản không xác định rõ ràng thế nào là tìnhtrạng có năng lực TNHS mà chỉ xác định không xửphạt đối với người mất năng lực nhận thức, tứckhông đặt ra vấn đề TNHS đối với những người bịmất năng lực nhận thức Tuy nhiên, BLHS NhậtBản lại không có quy định cụ thể thế nào là người

bị mất năng lực nhận thức như trong BLHS củaViệt Nam

Pháp luật hình sự của Cộng hòa nhân dânTrung Hoa không ghi nhận phạm trù về tình trạngkhông có năng lực TNHS nhưng có ghi nhận cáctiêu chí về y học và tâm lý của tình trạng này.Theo Điều 18 BLHS thì người mắc bệnh tâm thầngây hậu quả nguy hiểm trong khi mất khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình, sau khi được xác nhận thông qua các thủ tụcpháp lý thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Tóm lại, về năng lực TNHS, đa số các quốc giatrên đây đều coi là một dấu hiệu quan trọng vềmặt chủ thể của tội phạm và tình trạng không cónăng lực TNHS là cơ sở để loại trừ TNHS Tuynhiên, trong pháp luật hình sự của các quốc giacách xác định tình trạng không có năng lực TNHSlà khá khác nhau và đa số không thừa nhận tiêuchí tâm lý (ý chí) của tình trạng không có năng lựcTNHS hoặc nếu có thừa nhận thì cách quy địnhcũng không rõ ràng

Tại Việt Nam, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc,quy định về tình trạng không có năng lực TNHStrong pháp luật hình sự Việt Nam đã phản ánh kháđầy đủ các thành tựu nghiên cứu của tâm thần họchiện đại cũng như các quan điểm khoa học vềphạm trù này Quy định về tình trạng không cónăng lực TNHS ở Điều 21 BLHS Việt Nam năm

2015 thể hiện cả hai tiêu chí y học và tâm lý Bởithực tiễn cho thấy, không phải bất kỳ người nào bịrối loạn tâm thần cũng có nghĩa là họ sẽ là ngườikhông có năng lực TNHS Do đó, việc không xemxét hoặc xem thường dấu hiệu lý trí hoặc dấu hiệu

ý chí trong các tiêu chí đánh giá trạng thái tâm

Trang 23

thần có thể dẫn đến việc miễn TNHS không đúng

hoặc xét xử oan sai Tuy nhiên, thực tiễn xét xử ở

Việt Nam trong những năm qua cho thấy trong

công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, ảnh

hưởng đến chất lượng kết quả giám định gây khó

khăn cho quá trình giải quyết vụ án hình sự Do

đó, chúng ta có thể nghiên cứu kinh nghiêm của

một số nước về việc xây dựng quy định, chế độ đối

với những người bị bắt buộc chữa bệnh, chẳng hạn,

thực tiễn ở Hoa Kỳ cho thấy, chế độ ở các cơ sở

chữa bệnh dạng đóng không khác gì mấy so với

chế độ tù giam cho nên không có nhiều trường hợp

bị cáo viện dẫn đến tình trạng không có năng lực

TNHS do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác Ngoài

ra, pháp luật hình sự Việt Nam quy đnh tương tự

giống với Luật Hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung

Hoa khi xác đnh người phạm tội trong tình trạng

mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển

hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích

thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS (Điều 13

BLHS Việt Nam năm 2015)

2 Quy định về chủ thể của tội phạm là pháp

nhân

Việc ghi nhận pháp nhân là chủ thể của tội

phạm hiện nay chỉ được ghi nhận trong Luật Hình

sự của một số quốc gia bởi nhiều nguyên nhân,

trong đó có sự khác nhau về truyền thống pháp lý,

tư duy pháp lý của mỗi quốc gia, sự khác nhau

trong nhận thức về nguyên tắc hành vi trong luật

hình sự, nguyên tắc TNHS cá nhân hay nguyên tắc

TNHS theo lỗi…

Ở Vương quốc Anh, pháp luật hình sự Vương

quốc Anh quy định phạm vi TNHS của pháp nhân

cũng giống như quy định đối với thể nhân Chẳng

hạn, quy định “về giết người của tập thể và giết

người thông thường của tập thể”, trong đó có quy

định pháp nhân trong trường hợp không chấp hành

nghĩa vụ bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe

cho nhóm người nhất định, gây hậu quả chết người

thì có thể bị truy cứu TNHS về tội giết người thông

thường Vì lẽ đó, khi đề nghị truy cứu TNHS đối

với pháp nhân, các luật gia cho rằng lỗi pháp nhân

thể hiện trong hành vi có lỗi của lãnh đạo hoặc

người đại diện của pháp nhân Trong luật Vương

quốc Anh, nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc

“đồng hóa” Bản chất của nó thể hiện ở chỗ hành

động (không hành động) và trạng thái tâm lý của

những người đứng đầu pháp nhân được xác định là

hành động (không hành động) và trạng thái tâm lýcủa pháp nhân Trong trường hợp này, đó khôngphải là trách nhiệm thay thế mà là trách nhiệmriêng của pháp nhân Theo đó, khi tội phạm dongười có chức vụ trong pháp nhân thực hiện thìpháp nhân chịu trách nhiệm như người thực hành,còn nếu người có chức vụ thực hiện với tư cách làngười đồng phạm thì pháp nhân chịu trách nhiệmnhư người đồng phạm

Tại Hoa Kỳ, bất kỳ pháp nhân nào (trừ nhữngpháp nhân là cơ quan do Chính phủ tổ chức và lãnhđạo nhằm thực hiện các chương trình của Chínhphủ) cũng được coi là chủ thể của tội phạm Điều2.07 Bộ luật mẫu của Hoa Kỳ đã khuyến nghị cácbang về các điều kiện sau đây của TNHS đối vớipháp nhân: 1) Hành động phạm tội được thực hiệnbởi những người đại diện của pháp nhân trongphạm vi và khi thực thi các nghĩa vụ, theo đó, phápluật quy định cụ thể việc truy cứu TNHS phápnhân; 2) Không hành động là tội phạm trongtrường hợp nếu như việc áp dụng biện pháp nàyhay biện pháp khác bởi pháp nhân là do luật quyđịnh; 3) Không hành động phạm tội được cho phéphoặc “vô ý cho phép” bởi những người đại diệntrong số các lãnh đạo pháp nhân (những người điềuhành cao cấp) Các loại hình phạt được áp dụngđối với pháp nhân phạm tội là phạt tiền và tịch thutài sản Việc truy cứu TNHS pháp nhân không loạitrừ khả năng truy cứu TNHS đối với người đại diệncủa pháp nhân đó

Pháp quy định chế định TNHS của pháp nhânrõ ràng hơn, cụ thể hơn mặc dù chính các nước theohệ thống Ănglô - Xắcxông mới là hệ thống ưu tiênquy định chế định này Điều 121-2 BLHS Pháp quyđịnh bất kỳ pháp nhân nào (trừ Nhà nước) cũng cóthể bị truy cứu TNHS, bao gồm các tổ chức tư nhânhoạt động vì lợi nhuận, các tổ chức tư nhân hoạtđộng không vì lợi nhuận và các tổ chức pháp lý -công quyền, trừ Nhà nước4 Theo đó, các phápnhân có thể bị truy cứu TNHS cùng với thể nhân,hoặc có thể bị truy cứu TNHS độc lập TNHS củapháp nhân thể hiện ở hai điều kiện: 1) Hành viphạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân;2) Bởi người đại diện hoặc lãnh đạo của phápnhân Tuy nhiên, về phạm vi TNHS, pháp nhânkhông phải chịu TNHS về tất cả các hành vi phạmtội mà chỉ đối với một số tội quy phạm cụ thể trongluật Hình phạt được quy định dành cho pháp nhân

Trang 24

phạm tội trong pháp luật hình sự Pháp rất đa dạng

như phạt tiền, chấm dứt hoạt động, chịu sự giám

sát của Tòa án, cấm phát hành séc…

Một số nước châu Á cũng quy định về TNHS

của pháp nhân như Nhật Bản, Cộng hòa Nhân dân

Trung Hoa Nhật Bản có sự tiếp thu pháp luật

Phương Tây trong việc quy định trách nhiệm hình

sự của pháp nhân đối với một số tội phạm nhất

định Vào những năm 60-70 của thế kỷ XX dư luận

Nhật Bản kịch liệt phản đối sự đầu tư lớn và việc

gây ô nhiễm môi trường trầm trọng của các công

ty Pháp luật hình sự ban hành thời kỳ này có nhiều

quy định về trách nhiệm hình sự của công ty và

người đại diện công ty Điều 30 BLHS Cộng hòa

Nhân dân Trung Hoa thì quy định: “Công ty, xí

nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội, pháp luật coi là đơn v

phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự”5 Bên

cạnh đó, lần đầu tiên quy định cơ quan nhà nước

cũng là chủ thể của tội phạm trong Luật Hải quan

nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ban hành năm

1987 BLHS năm 1997 đã xuất phát từ quy định

này để đưa ra quy định về tổ chức phạm tội Tuy

nhiên thực tiễn tư pháp cho thấy, từ khi ban hành

BLHS năm 1997 đến nay chưa có trường hợp nào

cơ quan Nhà nước bị truy cứu TNHS Vì vậy, các

nhà lý luận cũng như thực tiễn Trung Quốc kiến

nghị loại bỏ các cơ quan Nhà nước ra khỏi quy định

là chủ thể của tội phạm và xử lý theo quy định vềcá nhân phạm tội

Mặc dù các quốc gia khi quy định về TNHScủa pháp nhân có cách tiếp cận khác nhau nhưngđều có những điểm tương đồng đó là: 1) Đều giớihạn một số tổ chức (pháp nhân) khi đủ điều kiệnvề chủ thể mới phải chịu TNHS, nghĩa là mới cóthể trở thành chủ thể của tội phạm; 2) Đều quyđịnh giới hạn một số loại tội phạm đối với phápnhân; 3) Đều quy định không loại trừ TNHS đốivới thể nhân

Pháp luật hình sự Việt Nam hiện cũng dựa trênnhững cách tiếp cận này để làm cơ sở quy định vềTNHS của pháp nhân trong BLHS Việt Nam năm

2015 Có thể nói dây là bước thay đổi rất lớn trongnhận thức, trong tư duy pháp lý và trong thực tiễnquy định của pháp luật hình sự Việt Nam Tuynhiên, chủ thể của tội phạm hiện chỉ giới hạn ởpháp nhân thương mại mà chưa điều chỉnh đếnnhững loại pháp nhân khác trong khi quy định nàyđã xuất hiện trong luật hình sự nhiều nước như Anh,Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc Đồng thời, phạm

vi chịu TNHS của pháp nhân chỉ giới hạn trong 31tội danh về trật tự quản lý kinh tế và môi trườngmà chưa mở rộng với các tội danh khác liên quanđến gian lận tài chính, cưỡng bức lao động vớingười làm công trong khi các tội danh này đã tươngđối phổ biến trong luật hình sự các nước 

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

số 38, tr.80 - 82 (tiếng Nga).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Nguyễn Tất Thành (2013), Luật Hình sự một số nước trên thế giới: Phần chung, Nxb Hồng Đức, tr.43, 66.

2 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997 (Bản tiếng Việt) (2007), Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Trang 25

THE SIMILARITIES AND THE DIFFERENCES

OF VIETNAM’S LAW AND OTHER COUNTRIE’S LAW

ON THE SUBJECT OF CRIME

Master.TRAN THI NGOC HIEU

Tra Vinh University

ABSTRACT:

Under traditional criminal legal sciences view, the subject of crime is an individual However,besides individuals, according to the modern legal concept, the subject of crime can also be a legalentity The age of criminal responsibility and the criminal liability capacity are two important andpopular contents when mentioning about signs of criminal subjects Therefore, it is important forevery country to study about the similarities and the differences of criminal laws related to the age

of criminal responsibility and the criminal liability capacity in order to draw lessons for Vietnam toadjust the countrys criminal law on these issues

Keywords: Crime, subject of crime, criminal law

3 Bộ luật Hình sự Nhật Bản (Bản dịch tiếng Việt) người dịch: Hatsukano Mai; Nguồn: Bản soạn thảo Bộ luật Hình sự năm 1999

8 “Tư pháp Cộng hòa Pháp”, Tập các tài liệu thông tin và giáo trình của Liên bang Nga và Cộng hòa Pháp, 1995, số 38, tr.80 - 82 (tiếng Nga).

9 Nguyễn Quý Công (2010), Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2010.

tr 82-84

12 Phan Thị Nhật Tài&Trịnh Tuấn Anh, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân dưới góc độ luật học so sánh, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=410#.

15 Phạm Hồng Hải, Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không?, Tạp chí Luật học, số 6-1999, tr.14-19

Ngày nhận bài: 5/2/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15/2/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 25/2/2019

Thông tin tác giả:

ThS TRẦN THỊ NGỌC HIẾU

Đại học Trà Vinh

Trang 26

1 Dẫn nhập

Dưới góc độ luật so sánh, các luật gia căn cứ

trên sự tồn tại vấn đề phân biệt ngành công pháp và

tư pháp trong pháp luật quốc gia để gộp các quốc

gia này vào trong dòng họ Romano-Germanic1 Sự

phân ngành này có nguồn gốc trong luật La Mã và

tiếp tục được trình bày và là cấu trúc căn bản của

nhiều hệ thống pháp luật kế thừa luật La Mã như

Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Phần

Lan 2Dẫu có lịch sử lâu đời và được chấp nhận

trong học thuyết pháp lý của các quốc gia này, tuy

nhiên, tại “cái nôi” của dòng họ pháp luật

Romano-Germanic, sự phân biệt ngành luật thành

ngành Công pháp và Tư pháp đã bị tương đối hóa

bởi tác động của hiện tượng hiến pháp hóa pháp

luật và ảnh hưởng mạnh mẽ của luật Liên minh

châu Âu đến các quốc gia thành viên

Để hiểu rõ những bước thay đổi này, thứ nhất,

cần trình bày lịch sử hình thành và nội dung cụ thể

của sự phân ngành công pháp và tư pháp trong luật

học phương Tây; thứ hai, trình bày những tác động

dẫn đến sự phân ngành chỉ mang tính tương đối.Cuối cùng, bài viết trả lời cho câu hỏi liệu việcphân biệt ngành công pháp và tư pháp có còn là cănbản phân chia ngành Luật trong các quốc gia thuộcdòng họ Romano-Germanic?

2 Phân biệt hệ thống pháp luật thành ngành Công pháp và Tư pháp

Một hệ thống pháp luật được phân thành ngànhcông pháp và tư pháp căn cứ trên quan hệ pháp luậtcủa các cá nhân có tính chất khác biệt rõ ràng vớimối quan hệ giữa các cơ quan giữ quyền lực côngcộng, trong đó đại diện là Nhà nước hoặc giữa các

cơ quan này và các thể nhân trong xã hội3 Về phần Nhà nước, các hoạt động của Nhà nướcphải nhằm đảm bảo lợi ích công cộng Vì lý do này,trong mọi quốc gia, Nhà nước được hưởng nhữngđặc quyền, như quyền thu thuế Song, chính Nhànước cũng phải tuân theo những điều bắt buộc domình đặt ra, như tôn trọng quy tắc về công chức vàđảm bảo tôn trọng các vấn đề tài chính công Domục tiêu cần thực hiện và những điều kiện thực

SỰ PHÂN BIỆT NGÀNH CÔNG PHÁP VÀ TƯ PHÁP

- TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI

TÓM TẮT:

Cấu trúc pháp luật phân biệt ngành Công pháp và Tư pháp là điểm đặc trưng và là yếu tốđể phân biệt các quốc gia thuộc dòng họ Romano-Germanic và dòng họ pháp luật khác Vì sựquan trọng này, bài viết góp phần làm rõ nội dung phân ngành công pháp và tư pháp, đồng thờilý thuyết này đã chịu sự ảnh hưởng của luật Liên minh châu Âu và hiện tượng hiến pháp hóapháp luật Điều này giúp cho các luật gia Việt Nam có cách tiếp cận chính xác khi nghiên cứucác hệ thống pháp lý nước ngoài

Từ khóa: Luật so sánh, công pháp, tư pháp

Trang 27

hiện hoạt động, Nhà nước và cá nhân trong xã hội

có địa vị không bình đẳng Từ đây, ý niệm ngành

Công pháp ra đời

Về phần cá nhân, họ bảo vệ lợi ích riêng của

mình và không có đặc quyền riêng nào so với cá

nhân khác Có thể nói, trong mối quan hệ giữa cá

nhân với cá nhân, mọi người đều có địa vị ngang

hàng Đây là căn bản để tạo nên các quy tắc thuộc

ngành Tư pháp

Vậy nên, vì những mục đích theo đuổi khác

nhau, nên các quy tắc pháp luật có thể áp dụng cho

hai mối quan hệ này cũng khác nhau Ngành Tư

pháp chi phối mối liên hệ giữa cá nhân trong khi

công pháp chi phối hoạt động đặc thù của Nhà nước

Sự phân biệt này có nguồn gốc từ đâu và được

phát triển như thế nào để trở thành sự phân biệt căn

bản trong pháp luật các quốc gia là thành viên của

dòng họ Romano-Germanic

2.1 Nguồn gốc phân chia Công pháp và Tư

pháp trong luật La mã

Sự phân chia pháp luật thành ngành Công pháp

và Tư pháp có nguồn gốc trong luật La Mã4 Người

ban hành ra Pháp điển dân sự La Mã (Corpus Iuris

Civilis), Hoàng đế Justinian (482-565), đã trình bày

rõ quan niệm: Công pháp là luật có quan hệ với nền

hành chính của Nhà nước La Mã Tư pháp là ngành

luật liên quan đến lợi ích mỗi người dân (Institutes,

Quyển I, Thiên I, § 4)5

Tuy nhiên, sự phân biệt này không đưa ra được

những phân tích hệ thống Mười hai quyển trong Bộ

luật của Hoàng đế Justinian không được phân chia

theo sự phân biệt công pháp và tư pháp Vào cuối

thế kỷ thứ X, cùng sự phục hưng nghiên cứu lại luật

La Mã ở châu Âu, sự phân biệt ngành công pháp và

tư pháp đã được ghi nhận trong khoa học pháp lý

của tất cả các quốc gia là thành viên dòng họ

Romano-Germanic và đã được phát triển từ lúc đó

cho đến ngày nay6

2.2 Sự hình thành lý thuyết về phân chia ngành

Công pháp và Tư pháp

Cho đến thế kỷ XIX, sự phân biệt giữa ngành

Công pháp và Tư pháp mới được hệ thống hóa ở

toàn châu Âu Ở Pháp, sự ra đời luật hành chính

Pháp gắn liền với án lệ nổi tiếng Blanco7 được

tuyên bởi Tòa án phân phối tài phán (Tribunal des

conflits) năm 1873 Bản án đã đánh dấu sự thừa

nhận của cơ quan tài phán này về vấn đề tồn tại quy

tắc đặc biệt quy định Trách nhiệm bồi thường thiệt

hại của Nhà nước và khác biệt với các quy địnhtrong Bộ luật dân sự Pháp

Từ sau án lệ Blanco, học thuyết pháp lý càngủng hộ sự độc lập của luật hành chính, hệ quả làbảo vệ sự độc lập của công pháp so với tư pháp Trong cả ngành Công pháp và Tư pháp, mỗingành Luật được phân chia ra làm nhiều môn luậtkhác nhau như luật hiến pháp, luật hành chính, luậtdân sự, luật thương mại… phù hợp với các công trìnhpháp điển hóa tùy theo cấp độ Ví dụ như: Luật Dânsự được pháp điển hóa cao độ trong Bộ luật Dân sự,ngược lại còn Luật Hành chính lại không hề có sựpháp điển nào, các quy tắc luật hành chính chủ yếu

do hành pháp ban hành và được làm rõ bởi các cơquan tài phán

2.3 Vai trò thực tiễn của sự phân biệt ngành Công pháp và Tư pháp

Thứ nhất, sự phân biệt giúp xác định pháp luậtcó thể áp dụng trong một mối quan hệ pháp lý khixảy ra tranh chấp Với việc pháp điển hóa pháp luậtcủa các quốc gia châu Âu, các luật gia căn cứ theoloại quan hệ pháp luật đang xét và bản chất củahoạt động thực hiện, để áp dụng các quy tắc thuộcngành Công pháp hoặc quy tắc thuộc ngành Tưpháp, sau đó sẽ xét các nhánh luật có thể áp dụngcụ thể vào vụ việc

Ví dụ: Hợp đồng lao động giữa người sử dụnglao động tư và người lao động bị chi phối bởi Tưpháp Hợp đồng giữa cơ quan công quyền vào nhânviên công vụ (một cách tổng quát) bị chi phối bởiCông pháp8

Vai trò này đặc biệt quan trọng trong luật củaPháp, vì sự phân biệt này cũng có lợi ích về luậtthủ tục Các cơ quan tài phán của Pháp chia thànhhai ngành là cơ quan tài phán tư pháp và cơ quantài phán hành chính Mỗi ngành độc lập với nhauvà có cơ quan tài phán tối cao riêng biệt Cơ quantài phán hành chính có thẩm quyền đối với tranhchấp liên quan đến hoạt động đặc thù của quốcgia đứng đầu là Tham chính viện (Conseil d’Etat).Khi chúng ta có thể xác định một hoạt động nhưthế, tòa hành chính là cơ quan duy nhất có thẩmquyền Ngược lại, nếu vụ tranh chấp chỉ liên quanđến mối liên hệ giữa tư nhân, hoặc hoạt động Nhànước không có gì đặc thù, các thẩm phán thuộctrật tự tư pháp sẽ có thẩm quyền Đứng đầu cơquan tài phán này gọi là Tòa phá án (Cour decassation) Tòa phân phối tài phán (Tribunal des

Trang 28

conflits) sẽ giải quyết xung đột phát sinh giữa hai

trật tự tài phán

Chúng ta lưu ý, sự tồn tại hai trật tự tài phán

không mang tính hệ thống trong tất cả các quốc gia

ghi nhận sự phân biệt ngành Công pháp và Tư

pháp9 Ở Đức, tồn tại năm trật tự tài phán, ba trong

số đó có: cơ quan tài phán theo luật chung (dân sự và

hình sự), cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp an

sinh xã hội, cơ quan tài phán lao động thuộc về cơ

quan tài phán tư pháp; và hai trật tự hành chính (cơ

quan tài phán hành chính tổng quát, và cơ quan tài

phán thuế vụ)10 Sự thiếu khuyết hai trật tự tài phán,

hoặc khi trật tự này chỉ là một phần trong hệ thống,

lợi ích về mặt tố tụng của sự phân biệt công và tư

pháp biến mất hoàn toàn hoặc giảm đi rất nhiều

3 Tương đối hóa sự phân biệt ngành Công

pháp và Tư pháp

Ở châu Âu, pháp luật phát triển làm cho sự

phân biệt công pháp tư pháp chỉ còn mang tính

tương đối Thứ nhất, sự phân ngành Công pháp và

Tư pháp không tồn tại với luật Liên minh châu Âu

(3.1) Tiếp theo là sự xuất hiện của hiện tượng mà

các luật gia Tây Âu gọi là hiện tượng “hiến pháp

hóa pháp luật” trong nửa cuối thế kỷ XX (3.2) Với

sự phát triển này, người nhà nghiên cứu luật so

sánh phải đặt câu hỏi về “tương lai” tồn tại của

phân biệt ngành Công pháp và Tư pháp trong các

quốc gia này

3.1 Sự ảnh hưởng của luật Liên minh châu Âu

Sự phát triển của luật Cộng đồng châu Âu và

sau đó là Liên minh châu Âu làm cho sự phân biệt

ngành Công pháp và Tư pháp chỉ còn mang tính

tương đối

Bởi hoạt động liên hợp giữa Ủy ban châu Âu và

Tòa công lý, sự hài hòa hóa luật Liên minh được

tiến hành trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả tư pháp

quốc tế Ngoài sự thống nhất những quy tắc phân

tranh tài phán, đến việc Tòa công lý thực hiện sự

kiểm soát những quy chuẩn quốc gia với tư cách

luật cảnh sát khi mà luật này chạm đến quyền tự do

được thiết lập bởi Liên minh

Như vậy, luật chung Liên minh được hình thành

trên hai căn bản Ngoài sự hài hòa nội luật hóa từ

Chỉ thị (directive)11của Liên Minh, Luật chung của

Liên Minh còn được hình thành và sự thống nhất

bởi những văn bản lập quy (regulation)12, những

khái niệm độc lập tạo ra khi áp dụng các chỉ thị và

văn bản lập quy này13

Luật Liên Minh không dẫn chiếu đến ngànhluật cụ thể nào trong luật quốc gia, là thành viêncủa Liên minh Ít nhất điều này được giải thích bởihai lý do

Thứ nhất, theo lập luận từ án lệ nổi tiếng Costa

v ENEL, “Luật liên minh tạo nên trật tự pháp lýriêng biệt”14so với trật tự pháp lý quốc gia thànhviên Pháp luật liên minh châu Âu được giải thíchkhông phụ thuộc vào pháp luật quốc gia các quốcgia thành viên Thực sự khi luật Liên minh khôngphụ thuộc vào luật quốc gia cũng là điều xác đáng,điều này làm các quốc gia thành viên không thểthao túng ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụngtrong luật Liên minh và nếu điều này xảy ra, cácquốc gia tự cho phép mình giới hạn phạm vi ápdụng luật Liên minh

Thứ hai, những mục tiêu kinh tế và chính trị

được pháp luật Liên minh hướng đến, phải đượcthực hiện độc lập với sự phân loại pháp luật trongmỗi quốc gia Khái niệm thị trường chung châu Âuvà hình thành “nền kinh tế chung mang tính xã hội”hoặc không gian tự do, an toàn và đảm bảo công lý(Điều 3, Điều ước thành lập Liên minh châu Âu(TFEU)15đã được định nghĩa không dẫn chiếu đếnsự phân ngành Công pháp và Tư pháp

Ví dụ như: Luật Cạnh tranh (điều 101 TFEU)cũng vượt ra khỏi sự phân biệt ngành Công phá và

Tư pháp16 Luật áp dụng cho các văn bản lập quycủa quốc gia cũng như cả đối với thỏa thuận tưnhân Luật cũng được áp dụng cho mọi doanhnghiệp, bất kể quy chế pháp lý hay phương thứcđược cấp vốn của các doanh nghiệp này Ngoài ra,việc doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp cônghay doanh nghiệp dân doanh theo luật quốc giakhông quan trọng Ý định tự do hóa các hoạt độngkinh tế và tổ chức điều kiện cạnh tranh trên các thịtrường thắng thế hơn các phạm trù pháp lý xuấtphát từ pháp luật các quốc gia thành viên

Hậu quả, dưới ảnh hưởng của luật Liên minhphân chia ngành Công pháp và Tư pháp chỉ cònmang tính tương đối Nói cách khác, phân biệtCông và Tư pháp đã mất đi phần ý nghĩa quantrọng nhất bắt đầu vào thời điểm pháp luật Liênminh được áp dụng như nhau đối với những tác vụpháp lý Công và Tư

3.2 Ảnh hưởng từ hiện tượng “hiến pháp hóa” các pháp luật

Một hiện tượng pháp lý đặc biệt diễn ra ở châu

Trang 29

Âu sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai là sự

hiến pháp hóa toàn bộ hệ thống pháp lý17 Chúng ta

đã thấy vấn đề hiến pháp hóa pháp luật và nhờ vào

sự phát triển của việc kiểm hiến làm uy lực của

Hiến pháp tăng lên trong mọi ngành Luật Hiến

pháp như đã thừa nhận như là toàn bộ những quy

tắc tối thượng tạo nên quyền lực nhà nước, tổ chức

những định chế chính trị, cũng như cơ cấu quyền lực

của định chế này và tạo ra các giới hạn đặc biệt

bằng cách đảm bảo quyền tự do cho công dân

Trong thể thức ấy, Hiến pháp xác định chế độ chính

trị của mọi quốc gia Cùng với sự phát triển của

khái niệm Nhà nước pháp quyền, luật hiến pháp

được mở rộng rất nhiều để bảo vệ tốt hơn quyền

con người Quyền con người phải được tôn trọng bởi

toàn bộ cơ quan công quyền bất kể trong lĩnh vực

nào mà cơ quan này can thiệp Quyền con người

được cụ thể hóa bởi quyền lợi của công dân có thể

viện để chống lại các cơ quan quyền lực công Khi

quyền con người có liên quan đến luật dân sự, luật

thuế, luật lao động, luật môi trường… tất cả các

ngành luật được đặt dưới sự chi phối của luật hiến

pháp, điều này người ta gọi là hiến pháp hóa tất cả

các ngành luật

Hầu như toàn bộ Hiến pháp của quốc gia châu

Âu đều xây dựng kiểm hiến Sự xuất hiện ở cơ quan

bài hiến tạo thuận lợi cho hiến tượng hiến pháp hóa

toàn bộ ngành luật, nói cách khác, là “công pháp

hóa”18

Đại đa số các quốc gia khác tạo nên cơ quan

kiểm hiến luật sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào

giai đoạn mà tất cả các quốc gia này đều bị thuyết

phục rằng nhà lập pháp có thể làm cho quyền tự do

hoàn toàn biết mất và phải bị kiểm soát bởi một cơ

quan độc lập

Hiến pháp hóa các ngành Luật cũng có hệ quả

làm giảm bớt phạm vi phân biệt Công pháp và Tư

pháp Thực vậy, nếu tất cả các nhánh luật đều phải

tuân theo trật tự hiến định tối cao, sự phân biệt

Công pháp và Tư pháp thực lùi lại nhường chỗthống nhất hóa pháp luật Không có bất kì ngànhluật nào thoát khỏi hiệu lực áp dụng của luật Hiếnpháp Cơ quan tài phán bảo hiến thực hiện quyềnkiểm hiến các luật trong mọi lĩnh vực Những quychuẩn mang hiến tính cũng được áp dụng trongnhững lịch vực truyền thống gắn với ngành Côngpháp, như mối quan hệ giữa công quyền, hoặc luậthành chính, cũng như cả trong lĩnh vực truyền thốngđược phân loại trong ngành Tư pháp như luật giađình hoặc luật lao động Một vài luật gia, nhất làcác luật gia chuyên ngành Tư pháp, nhìn nhận trongsự phát triển này vấn đề tăng lên của Công pháphay, công pháp hóa tư pháp Vấn đề hiến pháp hóapháp luật trên hết đã chứng minh rằng tính tốithượng của Hiến pháp cần được đảm bảo Hiếnpháp hóa góp phần củng cố tính thống nhất củapháp luật, vì rằng toàn thể mối quan hệ pháp lý đềuđặt dưới uy quyền của Hiến pháp

4 Kết luận

Mặc dù, sự phân biệt ngành Công pháp và Tưpháp bị tương đối hóa với bước phát triển này củapháp luật, nhưng sự phân biệt này không biến mấtvà tiếp tục tạo nên cấu trúc trật tự pháp lý của nhiềuquốc gia là thành viên của dòng họ Romano-Germanic19

Hiển nhiên, dù trong các quốc gia có sự phânchia Công pháp - Tư pháp cần hiểu rằng pháp luậtcác quốc gia này vẫn tính thống nhất và trong hệthống đó, có thể khẳng định những quy tắc pháp lýtồn tại với tính hợp lý khác nhau Sự ảnh hưởng củapháp luật Liên minh châu Âu, hiện tượng hiến pháphóa luật pháp làm tính đặc thù của những mục đíchvà phương thức hoạt động nhà nước bị quên lãng.Khái niệm lợi ích chung, đặc biệt, bắt buộc đối vớihoạt động Nhà nước đã ngừng can thiệp vào quyềntự do cá nhân trong suốt thế kỷ XX và tiếp tục duy trìcho đến ngày nay giúp cho việc phân ngành Côngpháp và Tư pháp tiếp tục tồn tại và phát triển 

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

quốc gia là thành viên dòng họ Romano-Germaic Xem thêm: R David & John E.C Brierley, Major legal systems in the world today, NXB Stevens & Son, 1985, tr 81-83.

Trang 30

2 C Haguenau-Moizard, Introduction du droit comparé, Dalloz, 2018, tr 215 ; Peter de Cruz, Comparative Law in a Changing World, 2007, NXB Routledge Cavendish, 2007, tr 46-47 Sự phân ngành luật cụ thể của Đức có thể xem: Sự phân chia ngành Công pháp và tư pháp trong luật Đức cũng tương tự như ở Pháp, có thể xem: Howard D Fisher, German legal system and legal language, Cavendish Publishing Limited, 1997, tr 29

Deumier (dir.), De l'intérêt de la summa divisio droit public-droit privé ?, Dalloz, coll "Thèmes et commentaires", 2010, tr 7 - 30.

pertinet" Xem thêm nội dung của bộ Pháp điển dân sự la mã (Corpus Iuris Civilis) bản tiếng Latin tại: https://droitromain.univ-grenoble-alpes.fr/Corpus/just1.gr.htm#1, truy cập ngày 12/11/2018.

C Jauffret-Spinosi, M Goré, Les grands systèmes de droit contemporains, tlđd, tr 25-66

000007605886 truy cập ngày 12/11/2018.

https:/fe-justice.europA.eu/content_judicial_systems_in_member_states-l6-fr.dotruy cập ngày 11/12/2018.

đạt được, cùng với việc dành cho quốc gia phương pháp và hình thức để có thể chuyển nhập chỉ thị vào trong luật quốc gia Chỉ thị bắt buộc một cách gián tiếp.

quốc gia, có thể viện dẫn trước cơ quan tài phán quốc gia.

3A12012E%2FTXT truy cập ngày 23/11/2018.

concurrence", Revue de jurisprudence commercial, 2014, p 434-433.

Scoffoni, A.Roux, Droit Constitutionnel, Dalloz, coll "Précis", 2018, tr 253-272.

M Freedland, La distinction du droit public et du droit privé: Regards français et britanniques, E Panthéon-Assas,

2004, tr 29-46.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 C Haguenau-Moizard, Introduction du droit comparé, Dalloz, 2018, tr 215

2 Peter de Cruz, Comparative Law in a Changing World, 2007, NXB Routledge Cavendish, 2007, tr 46-47.

3 F Terré, Introduction générale au droit, Dalloz, 2015, tr 85-86.

4 C Haguenau-Moizard, tlđd, tr 216.

5 C Haguenau-Moizard, tlđd, tr 217.

Trang 31

DISTINGUISHING PUBLIC LAW FROM PRIVATE LAW

- FROM ORIGINAL TO MODERN THEORIES

Master.DOAN CUONG

School of Law, Can Tho University

ABSTRACT:

The structure of a legal system is an important factor to distinguish public law from private lawand Romano-Germanic law from other legal systems This article is to clarify the content ofdistinguishing public law to private law which has been influenced by European Union law andConstitutionalization of law This article is expected to help Vietnamese lawyers to have anappropriate approach to foreign legal systems

Keywords: Comparative law, public law, private law

6 M Fromont, Grands systèmes de droits étrangers, Dalloz, 2013, tr 27.

7 R David, C Jauffret-Spinosi, M Goré, tlđd, tr 56-58.

8 CJEC, 15 July 1964, case 6/64.

9 L Idot, "Propos introductif La distinction droit public - droit privé a-t-elle une pertinence en droit de la concurrence", Revue de jurisprudence commercial, 2014, p 434-433

10 F.Terré, tlđd, tr 205-206.

11 L Favoreu, P Gaða, R Ghevontian, J.-L Mestre, O Pfersmann, G Scoffoni, A.Roux, Droit Constitutionnel, Dalloz, coll « Précis », 2018, tr 253-272.

12 O Beaud, "La distinction entre droit public et droit privé: Un dualisme qui résiste aux critiques", in J.-B Auby et

M Freedland, La distinction du droit public et du droit privé: Regards français et britanniques, E Panthéon-Assas,

2004, tr 29-46.

Ngày nhận bài: 8/2/2018

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 18/2/2018

Ngày chấp nhận đăng bài: 28/2/2019

Thông tin tác giả:

ThS ĐOÀN CƯỜNG

Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ

Trang 32

1 Đặt vấn đề

Nhà giáo là một bộ phận quan trọng trong đội

ngũ viên chức của nước ta, có số lượng đông đảo,

có vai trò quan trọng và có nhiều đặc thù Nhà

giáo không chỉ cần yêu nghề, yêu mến người học,

hình thành ý tưởng nghề nghiệp cao đẹp, niềm

tin nghề nghiệp vững chắc, truyền thụ và sáng

tạo tri thức, không ngừng học tập, bổ sung tri

thức, nỗ lực phấn đấu vươn lên, mà còn phải biết

giáo dục người học bằng chính tấm gương đạo

đức sinh động nhất, cụ thể nhất, sâu xa nhất của

người thầy Đa số các nhà giáo đều tâm huyết,

trách nhiệm, tận tâm, sáng tạo, có nhiều đóng

góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của Việt

Nam Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất

nước, do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị

trường, cơ chế chính sách cho đội ngũ nhà giáo

chưa phù hợp, đời sống khó khăn chưa kể đến

một số vùng khó khăn, miền núi, hải đảo, thông

tin đến với nhà giáo còn chậm, còn thiếu,… do đó

đã xuất hiện những nhà giáo suy thoái và có biểu

hiện suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, vi

phạm đạo đức nhà giáo và vi phạm pháp luật gây

ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh người thầy

trong giáo dục

Do đó cần phải có một Bộ quy tắc đạo đứcnghề nghiệp nhà giáo phù hợp với yêu cầu đổimới căn bản, toàn diện giáo dục của Việt Nam

2 Thực trạng về đội ngũ nhà giáo và pháp luật về đạo đức nhà giáo

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc nămhọc 2017-2018, ngành Giáo dục có gần 1.268.647nhà giáo và trên 154.000 cán bộ quản lý Trongnhững năm vừa qua, nhìn chung đội ngũ nhà giáođã nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với sựnghiệp giáo dục và đào tạo, thể hiện sự tâmhuyết với nghề; tận tuỵ với công việc Nhiều nhàgiáo đã chăm chút giữ gìn đạo đức, danh dự; cótinh thần đoàn kết, có lòng nhân ái, bao dung, độlượng, ứng xử đúng mực với người học, đồngnghiệp; đã có nhiều đổi mới sáng tạo trong nộidung, phương pháp giảng dạy; thực hiện côngbằng trong giáo dục, đánh giá đúng thực chấtnăng lực của người học; thực hiện đúng LuậtGiáo dục và các quy định pháp luật liên quan vềnhà giáo, các quy chế, quy định của các cơ sở đàotạo Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà giáo thiếutâm huyết với nghề, không tuân thủ những quychuẩn của đạo đức nghề nghiệp, thậm chí viphạm đạo đức nghề nghiệp, danh dự, lương tâm

XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NHÀ GIÁO

- MỘT YÊU CẦU CẤP THIẾT

Trang 33

nhà giáo Trong công tác chuyên môn, chưa thực

sự công tâm, chưa đánh giá đúng thực chất kết

quả học tập của người học,…

Cả xã hội vẫn còn bức xúc với nhiều vụ việc

mà cơ quan truyền thông, báo chí đưa tin thời gian

qua: một thầy giáo THPT ở Cà Mau đột nhập vào

phòng Ban Giám hiệu, lén mở máy tính đánh cắp

đề thi học kì để gạ tình nữ sinh; vụ nữ giáo viên

tại Hải Phòng phạt học sinh bằng hình thức buộc

uống nước vắt từ giẻ lau bảng; một giáo viên cấp

THCS ở Bình Định dùng “chiêu” đổ nước vào

miệng để phạt học sinh; Cô giáo dùng hình phạt

học sinh tát bạn 231 cái tại Quảng Bình; gần đây

nhất là vụ Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc

nội trú Thanh Sơn bị khởi tố về tội dâm ô đối với

nam sinh Nghiêm trọng là vụ vi phạm của một số

cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong kỳ thi

trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại Hà

Giang, Sơn La, Hòa Bình,… gây bất bình trong dư

luận và cho thấy những khoảng trống lớn trong

đào tạo giáo viên

Những hiện tượng trên xuất phát từ những yếu

kém trong trau rồi đạo đức người thầy của các

trường sư phạm; công tác quản lý của các nhà

trường; sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân

nhà giáo; sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị

trường và một số nhận thức, hành động sai lệch

của bộ phận phụ huynh và học sinh… Vì thế, cần

sớm có các giải pháp khắc phục có hiệu quả

Thực tế, đạo đức nhà giáo đã được thể hiện

xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm

những phẩm chất cơ bản: hết lòng phục vụ Tổ

quốc, phục vụ nhân dân; thương yêu học trò và

yêu nghề; yêu lao động và quý trọng người lao

động; có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng

tiến bộ Đạo đức nhà giáo có thể được hiểu là

những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và

hành vi ứng xử của nhà giáo trong từng tình

huống cụ thể Hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của

nhà giáo còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau

với ý nghĩa đồng nhất, đó là đạo đức nghề giáo,

đạo đức những người làm thầy… Chủ tịch Hồ Chí

Minh cho rằng: "Nghề thầy giáo là rất quan trọng,

rất là vẻ vang; ai có ý kiến không đúng về nghề

thầy giáo, thì phải sửa chữa" Hồ Chí Minh là

hiện thân của một nhà giáo cách mạng, suốt đời

vì nước, vì dân, vì nền giáo dục nước nhà, đời tưtrong sáng giản dị, nói đi đôi với làm và là mộttấm gương sáng về tinh thần tự học Người đãtừng đứng trên bục giảng với tư cách là một nhàgiáo, tự thiết kế nội dung chương trình, tổ chứclớp học, truyền đạt bằng phương pháp hiện đại.Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến, trongBáo cáo tại Hội thảo khoa học do Bộ Giáo dụcvà Đào tạo tổ chức tháng 4/2008 đã đưa ra quanđiểm của mình về đạo đức của nhà giáo là “cốtlõi của nhân cách nhà giáo”, được hiểu là “mứcđộ phù hợp của thang giá trị và định hướng giátrị của cá nhân nhà giáo với thang giá trị và địnhhướng giá trị của cộng đồng và xã hội” Theoông, để việc thể chế hóa các quy định về đạo đứcnghề nghiệp của nhà giáo thực sự đi vào cuộcsống, ngoài việc làm rõ thang giá trị và địnhhướng giá trị đạo đức của đội ngũ nhà giáo trongđiều kiện cụ thể của Việt Nam, cần có cách tiếpcận tổng thể liên quan đến các yếu tố tác độngnhư môi trường văn hóa - đạo đức chung và điềukiện về công tác, đời sống của nhà giáo Trongvăn kiện “Khuyến nghị của UNESCO về vị thếcủa nhà giáo” được Hội nghị đặc biệt liên Chínhphủ của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa họcvà Văn hóa Liên hiệp quốc) thông qua ngày05/10/1966 tại Paris - Pháp đã thiết lập các chuẩnmực quốc tế về địa vị của nhà giáo, trong đó đềcập tới việc thiết lập quy tắc đạo đức nghề nghiệpcủa nhà giáo (điểm 73)

Ở nước ta, Điều 75 Luật Giáo dục quy định vềnhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo trong quyđịnh các hành vi nhà giáo không được làm: khôngđược xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạmthân thể của người học; không được gian lậntrong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quảhọc tập, rèn luyện của người học; không đượcxuyên tạc nội dung giáo dục; không được ép buộchọc sinh học thêm để thu tiền Ngày 16/4/2008,Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết địnhsố 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định vềđạo đức nhà giáo, trong đó quy định về phẩm chấtchính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tácphong, việc giữ gìn truyền thống đạo đức của các

Trang 34

nhà giáo ở các cơ sở giáo dục đại học Chính phủ

đã ban hành Nghị định số 80/2017 quy định môi

trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,

phòng chống bạo lực học đường Tháng 5/2018,

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 1737

về tăng cường quản lý, nâng cao đạo đức nhà

giáo Ngày 22/8/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo

ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy

định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục

phổ thông,…

Như vậy, ở Việt Nam, vấn đề đạo đức nhà

giáo mới chỉ được quy định một cách chung

chung, mang tính tình huống Trong khi đó, thực

tế, vấn đề về chất lượng đạo đức của nhà giáo

đang là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm

đặc biệt

3 Đề xuất xây dựng Bộ Quy tắc đạo đức

nghề nghiệp nhà giáo

Nghề dạy học được như một nghệ thuật, dạy

học hiệu quả liên quan đến sự tham gia của giảng

viên và sinh viên, nói theo thuật ngữ hiện nay là

vừa liên quan đến nhận thức vừa liên quan tới

tình cảm Vai trò của người thầy vô cùng đặc biệt

trong tạo dựng tương lai cho lớp trẻ Trên thế giới

đã xuất hiện những quan điểm về giảng viên phải

thề tuyên thệ khi được bổ nhiệm làm giảng viên

Theo tác giả Frank T.Rbodes, lời thề Socrates

dành cho giảng viên các viện đại học có nhiều

nội dung, nhưng nội dung sau sẽ là quan trọng

cần thể hiện:

“Tôi xin tuyên thệ cống hiến sức mình cho sự

tiến bộ và mở mang tri thức, nhận thức rằng tôi

có nghĩa vụ đối với sinh viên, với lĩnh vực chuyên

môn, với các giảng viên đồng nghiệp, với viện

đại học và với công chúng

Tôi dấn thân vào nghề dạy học và xem nó như

là một thiên chức đạo đức,… Tôi sẽ tôn trọng sự

chính trực trong mối quan hệ giữa giáo sư và sinh

viên, ở khía cạnh cá nhân lẫn tri thức,…” (1)

Trên thế giới một số nước đã quan tâm, xây

dựng Bộ quy tắc riêng về đạo đức nghề nghiệp

của nhà giáo Ví dụ như: Bộ quy tắc hành nghề

nhà giáo của Ấn Độ, Bangladesh và Nepal; Bộ

tiêu chuẩn để đăng ký hành nghề giảng dạy của

Vương quốc Anh, Bộ tiêu chuẩn hành nghề giảng

dạy của Canada, Úc; “Bộ quy chuẩn giảng dạychuyên nghiệp” của Mỹ Đây là bộ quy chuẩnđược xem là một sự sáng tạo chung của nền giáodục Mỹ, trên cơ sở đó, mỗi nhà giáo sẽ có thêmnhững sáng tạo riêng trong quá trình hành nghềcủa mình Ở Việt Nam, cần từng bước xây dựng,hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý về đạođức nghề nghiệp đối với nhà giáo trên cơ sở thamkhảo kinh nghiệm cũng như các quy tắc đạo đứcnghề nghiệp nhà giáo của các nước trên thế giới.Trong Bộ quy tắc riêng về đạo đức nghềnghiệp của nhà giáo nêu trên thường chứa đựngnhững quy tắc đạo đức nghề nghiệp giảng dạy,có những quy định cụ thể về kỷ luật của giáo viênvà những chuẩn mực hành nghề của nhà giáonhằm hoàn thiện thái độ nghề nghiệp, thể hiệndanh dự và phẩm giá nghề nghiệp, đề cao đónggóp tích cực của đạo đức nghề nghiệp trong giảngdạy hiệu quả; làm cho nghề giáo có khả năng tựchịu trách nhiệm của mình

Việc soạn thảo và ban hành Bộ quy tắc nàycó thể do Chính phủ, đại diện là Bộ Giáo dục vàĐào tạo hoặc do tổ chức nghề nghiệp của nhànước hay do một tổ chức tự trị đảm nhiệm Đây làcông cụ hữu ích cho giáo viên và cho các nhàquản lý, giám sát trong ngành Giáo dục Việc đưa

ra các chuẩn mực đạo đức của nhà giáo đã cónhững ảnh hưởng quan trọng và tích cực đối vớiviệc hoàn thiện thái độ nghề nghiệp của nhàgiáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhàgiáo trong hoạt động nghề nghiệp của mình, thểhiện một yêu cầu truyền thống mà xã hội trôngmong ở người thầy: bao giờ cũng là tấm gươngđạo đức để sinh viên noi theo, để nhân dân kínhtrọng, yêu mến Mặt khác, đây cũng là một trongnhững cơ sở để kiểm định chất lượng các chươngtrình giáo dục, một tiêu chí quan trọng ghi nhậncông lao của nhà giáo

Theo kết quả khảo sát thực tế tại nhiều cơ sởđào tạo của Việt Nam; qua thực tiễn từ xã hội,đội ngũ giảng viên và người học cho thấy có ýkiến đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo, có ý kiếnđề xuất xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc đạođức nghề nghiệp nhà giáo Điều đó chứng minhviệc xây dựng và ban hành cụ thể quy định về

Trang 35

đạo đức nghề nghiệp nhà giáo là bức thiết, do

yêu cầu của thực tiễn khách quan

Trên cơ sở đó, việc xây dựng bộ quy tắc đạo

đức nghề nghiệp nhà giáo phải thể hiện tư tưởng

và cần bảo đảm các yêu cầu sau:

Thứ nhất, trong thời đại hòa nhập với khu vực

và thế giới, bộ Quy tắc phải phù hợp với thông

lệ quốc tế về nhà giáo;

Thứ hai, Bộ quy tắc phải cụ thể hóa các tiêu

chuẩn để thực hiện nghề, chuẩn mực đạo đức và

hành vi ứng xử nghề nghiệp nhà giáo;

Thứ ba, nội dung bộ Quy tắc phải phù hợp với

trình độ phát triển của nhà giáo Việt Nam, trên

nền tảng kinh tế - chính trị - xã hội, hệ thống

pháp luật, đạo đức và văn hóa của đất nước,

nhằm thúc đẩy sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục đại học của nước ta;

Thứ tư, phát huy truyền thống tốt đẹp về đạo

đức con người của dân tộc Việt Nam

Thứ năm, việc xây dựng, hoàn thiện bộ Quy

tắc là một công việc thường xuyên, lâu dài trong

quá trình phát triển của đội ngũ nhà giáo Việt

Nam

Xuất phát từ những yêu cầu đó, Bộ Quy tắc

đạo đức nghề nghiệp nhà giáo cần quy định rõ

những nội dung cơ bản sau:

1 Lời giới thiệu

2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là gì?

3 Sử dụng quy tắc

4 Ai phải chấp hành quy tắc?

5 Khi nào quy tắc được áp dụng?

6 Nếu vi phạm quy tắc?

7 Ai xác định quy tắc bị vi phạm?

8 Trình báo vi phạm quy tắc

9 Cập nhật quy tắc

10 Quy tắc nghề nghiệp:

Nguyên tắc 1: Cung cấp dịch vụ cho cộng đồng

+ Tôn trọng phẩm giá, quyền và ý kiến của

người khác

+ Thể hiện tiêu chuẩn nghề nghiệp cao

+ Bảo vệ người học khỏi nguy hại

+ Phát triển và duy trì mối quan hệ nghềnghiệp mang tính xây dựng với phụ huynh vàngười giám hộ

+ Thể hiện sự lãnh đạo trong vai trò quản lý+ Ngăn chặn mọi hình thức phân biệt hay quấyrối nơi làm việc

Nguyên tắc 2: Đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và nhu cầu cộng đồng

+ Tôn trọng quy định của pháp luật+ Đẩy mạnh việc học tập của người học vàlợi ích công

Nguyên tắc 3: Trách nhiệm

+ Chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩmquyền và người học

+ Nhận trách nhiệm giảng dạy chất lượng cao

Nguyên tắc 4: Công bằng và liêm chính

Trong hoạt động công tác hàng ngày và khi raquyết định

Nguyên tắc 5: Hiệu quả

Quản lý hiệu quả tài nguyên

Bên cạnh đó, bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệpcủa nhà giáo có thể đưa ra những tình huống cụthể và hướng dẫn cách xử sự, hành động phù hợpcho giáo viên trong từng trường hợp đó Cần chọnlọc các tình huống điển hình, phổ biến với cáchxử sự chuẩn mực cho nhà giáo áp dụng trong quátrình hoạt động nghề nghiệp

4 Kết luận

Việc xây dựng và ban hành Bộ quy tắc đạođức nghề nghiệp nhà giáo ở Việt Nam là một nhucầu, một đòi hòi tất yếu khách quan Trình độchuyên môn và tài năng sư phạm của mỗi nhàgiáo cần được phát huy mạnh mẽ nhằm mang lạihiệu quả giáo dục tốt đẹp khi nó được sinh ra vànuôi dưỡng từ cái “gốc” đạo đức lành mạnh vàbền vững Nhờ đó, chúng ta có thể hướng đến mộtthế hệ nhà giáo mới, có khả năng giúp người họchiện thực hóa các mục tiêu học làm người, học,để làm việc trong thời đại mới Đó cũng là mộttrong những cơ sở quan trọng góp phần thực hiệntốt pháp luật về nhà giáo, để chúng ta có thể đặttrọn niềm tin vào giáo dục và sự nghiệp đổi mớinền giáo dục của Việt Nam 

Trang 36

DEVELOPING THE CODE OF ETHICS FOR TEACHERS - AN URGENT TASK

Ph.D NGUYEN THI THU HUONG

Hanoi University of Industry

ABSTRACT:

This article discusses the current situation of teachers and the law on ethics of teachers inVietnam, thereby identifying the need of developing a Code of Ethics for teachers

Keywords: Code of Ethics for teachers, law, Vietnam

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Ngô Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần, Hoàng Tụy, Nguyễn Xuân Xanh, Phạm Xuân Yêm, Kỷ yếu Đại học HUMBOLDT 200 năm (1810-2010) - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, Nhà xuất bản Tri thức 2011.

2 Đào Thanh Hải - Minh Tiến (sưu tầm, tuyển chọn) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

3 Nguyễn Quang Tuấn, Đạo đức nhà giáo - Dân trí-15/9/2009

4 Nguyễn Văn Tỵ (Tạp chí Cộng sản - ngày 29/12/2017), Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo trong tình hình hiện nay.

Ngày nhận bài: 17/2/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 27/2/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 9/3/2019

Thông tin tác giả:

TS NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Trang 37

1 Đặt vấn đề

Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc

được thông qua ngày 01/12/1984 và có hiệu lực từ

ngày 26/6/1987 Công ước là sự thể hiện ý chí

của nhân loại yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên

thế giới mong muốn sớm loại bỏ hành vi đối xử

hoặc hình phạt tàn bào, vô nhân đạo ra khỏi đời

sống xã hội Công ước được để ngỏ cho các quốc

gia ký kết tại trụ sở của Liên hợp quốc tại New

York từ ngày 04/02/1985 và tính đến ngày

08/6/2015, đã có 158 quốc gia tham gia Công ước,

10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn

Các thành viên của Công ước chủ yếu là ởchâu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Úc, các nướcchâu Á đã phê chuẩn Công ước này chủ yếu làkhu vực Trung Á Xét trong mối tương quan vớiViệt Nam, các nước trong khu vực châu Á đã làthành viên của Công ước mới chỉ có Trung Quốc(1988), Hàn Quốc (1995), Nhật Bản (1999), TháiLan (2007), In-đô-nê-xia (1998), Cam-pu-chia(1992), Phi-lip-pin (1986), Lào (2012) Ấn Độ đãký Công ước vào năm 1997 nhưng đến nay vẫnchưa phê chuẩn Các quốc gia khác trong ASEANgồm Xinh-ga-po, Mi-an-ma, Bru-nây, Ma-lai-xia

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC

VỀ CHỐNG TRA TẤN

- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI

QUỐC GIA THÀNH VIÊN

TÓM TẮT:

Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tànbạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn) là một trong 28 điều ướcquốc tế quan trọng về quyền con người, được thông qua ngày 01/12/1984 và có hiệu lực từngày 26/6/1987 Công ước được xây dựng trên những nguyên tắc đã được Tuyên bố trongHiến chương của Liên hợp quốc về công nhận quyền bình đẳng và không thể chuyển nhượngcủa mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại, là cơ sở của sự tự do, công lý và hòa bình trênthế giới và phù hợp với các văn kiện pháp lý khác của Liên hợp quốc về quyền con người.Bài viết khái quát những nội dung cơ bản tìm hiểu về Công ước chống tra tấn và sự sự thamgia của các quốc gia, nhất là các nghĩa vụ, trách nhiệm cho các quốc gia thành viên

Từ khóa: Công ước chống tra tấn, Liên hợp quốc, tra tấn, quyền con người.

Trang 38

chưa là thành viên của Công ước Mặc dù còn có

một số quốc gia chưa phê chuẩn, nhưng với đa số

các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc

tham gia Công ước đã thể hiện ý chí của đa số

trong cộng đồng quốc tế yêu chuộng hòa bình và

tiến bộ trên thế giới kiên quyết loại bỏ hành vi

tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc vô nhân đạo với con

người vì bất kỳ lý do gì ra khỏi đời sống của

nhân loại

Ngày 07/11/2013, tại trụ sở chính của Liên

hợp quốc, Đại sứ Trưởng Phái đoàn đại diện

thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã thay

mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ký Công ước Tiếp đó, ngày 18/9/2014, Chủ tịch

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có Tờ

trình số 03/TTr-CTN trình Quốc hội về việc phê

chuẩn Công ước Ngày 28/11/2014, tại kỳ họp thứ

tám, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết

số 83/2014/QH13 về việc phê chuẩn Công ước

chống tra tấn Việt Nam trở thành thành viên thứ

157 của Công ước, là văn kiện thứ 10/28 điều ước

quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia

nhập, phê chuẩn

Công ước chống tra tấn có 33 điều, cấu trúc

thành 03 phần với các nội dung cụ thể như sau:

Phần một là các điều khoản quy định nghĩa

vụ của các quốc gia thành viên, mang tính quan

trọng nhất của Công ước gồm: Khái niệm tra

tấn; nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải

thực hiện các biện pháp lập pháp, hành pháp,

tư pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác để

ngăn chặn các hành vi tra tấn; nghĩa vụ của các

quốc gia thành viên không được trục xuất, dẫn

độ hay trả một người về cho một quốc gia khác,

nơi mà người đó có nguy cơ bị tra tấn; nghĩa vụ

của các quốc gia thành viên phải quy định hành

vi tra tấn là tội phạm trong luật hình sự với

những hình phạt thích đáng với hành vi phạm

tội; nghĩa vụ của quốc gia thành viên phải thiết

lập thẩm quyền tài phán đối với các hành vi

phạm tội tra tấn; nghĩa vụ của các quốc gia

thành viên phải bắt giữ và tiến hành điều tra

những người bị nghi ngờ là đã thực hiện hành vi

tra tấn khi có cơ sở; nghĩa vụ của các quốc gia

thành viên phải dẫn độ hoặc chuyển vụ việc lên

các cơ quan có thẩm quyền để truy tố ngườiđược cho là đã có hành vi phạm tội tra tấn;nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải camkết đưa những hành vi phạm tội tra tấn vào danhmục các tội có thể dẫn độ; nghĩa vụ của cácquốc gia thành viên trong việc hỗ trợ lẫn nhauvề các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến cáctội phạm tra tấn, bao gồm cả việc hỗ trợ cungcấp chứng cứ; nghĩa vụ của các quốc gia thànhviên phải giáo dục và tuyên truyền trong việcngăn cấm các hành vi tra tấn; nghĩa vụ của cácquốc gia thành viên phải rà soát một cách có hệthống các nguyên tắc thẩm vấn, cũng như các

cơ chế giam giữ và đối xử với những người bịbắt, bị giam giữ, bị cầm tù dưới mọi hình thức,nhằm ngăn chặn tra tấn; nghĩa vụ của các quốcgia thành viên phải tiến hành điều tra nhanhchóng và khách quan tất cả các hành vi tra tấn;nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải đảmbảo rằng các nạn nhân của những hành vi tratấn có quyền khiếu nại và việc khiếu nại củahọ phải được xem xét bởi cơ quan có thẩmquyền một cách nhanh chóng và khách quan;nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải đảmbảo các biện pháp khắc phục và bồi thườngthiệt hại cho các nạn nhân bị tra tấn; nghĩa vụcủa các quốc gia thành viên đảm bảo rằng bấtkỳ lời khai hoặc tuyên bố nào được đưa ra nhưlà kết quả của tra tấn sẽ không được sử dụnglàm bằng chứng; nghĩa vụ của các quốc giathành viên trong việc ngăn chặn các hình thứctrừng phạt hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặchạ nhục khác

Phần hai của Công ước có 8 điều, quy định vềcác thủ tục gồm: Các điều khoản về thẩm quyềncủa Ủy ban Giám sát Công ước, các nguyên tắchoạt động của Ủy ban, thủ tục báo cáo của cácquốc gia thành viên, thủ tục kiểm tra thông tin,thủ tục khiếu nại giữa các quốc gia thành viêncủa Công ước, thủ tục khiếu nại cá nhân, cácquyền được ưu đãi và miễn trừ của các thànhviên của Ủy ban, nghĩa vụ báo cáo thường niêncủa Ủy ban đến các quốc gia thành viên và choĐại hội đồng Liên hợp quốc

Phần ba của Công ước là các điều khoản cuối

Trang 39

cùng mang tính kỹ thuật về việc ký kết, phê

chuẩn, gia nhập, các điều kiện có hiệu lực,

quyền bảo lưu, thủ tục sửa đổi, bổ sung; giải

quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên;

thủ tục bãi ước

2 Những vấn đề Công ước chống tra tấn đặt

ra đối với quốc gia thành viên

Về mặt nội dung, Công ước chống tra tấn đặt

ra rất nhiều nghĩa vụ, trách nhiệm cho các quốc

gia thành viên, nhất là nghĩa vụ hình sự hóa hành

vi tra tấn, thực hiện các biện pháp lập pháp, hành

pháp, tư pháp hoặc những biện pháp hữu hiệu

khác để ngăn chặn các hành vi tra tấn; không trục

xuất, trao trả hoặc dẫn độ nếu có đủ căn cứ để

tin rằng người này có nguy cơ phải chịu sự tra tấn;

yêu cầu thiết lập quyền tài phán; áp dụng biện

pháp ngăn chặn để tiến hành thủ tục tố tụng hình

sự hoặc để dẫn độ; nghĩa vụ truy tố trong trường

hợp không dẫn độ; quy định về tội phạm tra tấn

là những tội phạm có thể bị dẫn độ trong các hiệp

định mà quốc gia thành viên đã ký kết hoặc tham

gia; nghĩa vụ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tố

tụng hình sự; yêu cầu phổ biến, tuyên truyền đầy

đủ việc nghiêm cấm hành vi tra tấn và đào tạo

đội ngũ nhân viên tham gia vào việc bắt giữ,

thẩm vấn hay xử lý các cá nhân có thể bị bắt, tạm

giam hoặc phạt tù; bảo đảm việc điều tra kịp thời

và công bằng; bảo đảm quyền khiếu nại, quyền

được bồi thường của người bị tra tấn và nghĩa vụ

ngăn chặn các hình thức đối xử hoặc trừng phạt

tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

khác chưa đến mức bị coi là tra tấn

Về mặt hình thức, trong số các điều khoản quy

định về trình tự, thủ tục của Công ước có quy định

về Ủy ban chống tra tấn và giải quyết tranh chấp,

trong đó xác định:

- Ủy ban chống tra tấn bảo đảm các quốc gia

thành viên thực thi Công ước chống tra tấn một

cách nghiêm túc Ủy ban có cơ cấu tổ chức chặt

chẽ (Điều 17, 18 Công ước chống tra tấn), có

nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng (Điều

19, Điều 20) Tuy nhiên, một số thẩm quyền của

Ủy ban chống tra tấn chỉ có hiệu lực đối với một

quốc gia thành viên Công ước chống tra tấn khi

quốc gia tuyên bố công nhận thẩm quyền đó

(Điều 21, 22) Công ước cũng cho phép bảo lưumột số thẩm quyền của Ủy ban (Điều 20)

- Tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liênquan đến giải thích hay áp dụng Công ước chốngtra tấn được giải quyết thông qua các phương tiệnnhư đàm phán, trọng tài, Tòa án Công lý quốc tế(Điều 30)

Về nội dung bảo lưu, Công ước quy định cácquốc gia thành viên có thể tuyên bố không thừanhận thẩm quyền của Ủy ban chống tra tấn theoquy định tại Điều 20, đó là thẩm quyền của Ủy banchống tra tấn trong việc yêu cầu quốc gia thànhviên hợp tác kiểm tra thông tin có chứa đựng nhữngcăn cứ xác đáng cho thấy hành vi tra tấn đang đượcthực hiện một cách có hệ thống trên lãnh thổ củaquốc gia thành viên đó Theo đó, thành viên củaỦy ban chống tra tấn cũng có thể tiến hành điều tra

bí mật, thị sát trên lãnh thổ một quốc gia, việc nàycó thể dẫn đến việc đưa ra những báo cáo, tin tứcbất lợi cho quốc gia bị điều tra, thị sát

Mặt khác, các quốc gia thành viên cũng cóquyền tuyên bố không ràng buộc bởi quy định vềviệc giải quyết tranh chấp giữa hai hay nhiềuquốc gia thành viên liên quan đến giải thích hayáp dụng Công ước vào thời điểm ký, phê chuẩnhoặc gia nhập Công ước Theo đó, nếu không giảiquyết được thông qua đám phán thì một trong cácbên có quyền yêu cầu trọng tài phân xử Nếutrong thời hạn 06 tháng kể từ ngày yêu cầu trọngtài phân xử mà các bên vẫn không thể thống nhấtvề việc tổ chức trọng tài thì một trong các bên cóquyền đệ trình tranh chấp ra Tòa án Công lý quốctế bằng một yêu cầu phù hợp với Quy chế củaTòa án Việc đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tếcần phải có sự đồng thuận của tất cả các bên liênquan đến tranh chấp, điều này bảo đảm quyềnchủ động của Việt Nam trong từng trường hợpgiải quyết tranh chấp cụ thể

3 Quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên phát sinh từ việc phê chuẩn Công ước

Về quyền và lợi ích cơ bản, các quốc gia thànhviên (trong đó có Việt Nam) sẽ được hưởngnhững quyền và lợi ích bao gồm:

Một là, nhận được sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế

từ các quốc gia thành viên khác trong quá trình

Trang 40

tiến hành thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm

có liên quan đến hành vi tra tấn;

Hai là, có quyền đề cử công dân tham gia vào

Ủy ban chống tra tấn;

Ba là, có quyền bảo lưu một số nội dung của

Công ước;

Bốn là, có quyền kiến nghị sửa đổi một số nội

dung của Công ước

Về nghĩa vụ cơ bản, cùng với các quyền và

lợi ích nêu trên, các quốc gia phải thực hiện các

nghĩa vụ cơ bản của một quốc gia thành viên

Công ước, bao gồm:

Một là, phải chấp thuận định nghĩa về tra tấn

của Công ước (bao hàm cả việc tra tấn về tinh

thần);

Hai là, có trách nhiệm ban hành, thực hiện

những biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp

hoặc những biện pháp hiệu quả khác để ngăn

chặn các hành vi tra tấn trên lãnh thỏ thuộc

quyền tài phán của mình;

Ba là, phải bảo đảm mọi hành vi tra tấn là sự

vi phạm pháp luật hình sự và phải bị trừng phạt

bằng những biện pháp thích hợp;

Bốn là, phải bảo đảm chính sách phá luật và

cơ chế thực hiện khiếu nại, tố cáo và bồi thường

thiệt hại cho nạn nhân của hành vi tra tấn;

Năm là, có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa các quốc gia

thành viên khác trong việc ngăn chặn hành vi tra tấn;

Sáu là, phải gửi báo cáo về các biện pháp đã

tiến hành để thực hiện những nghĩa vụ cam kếttheo Công ước cho Ủy ban chống tra tấn thông quaTổng thư ký Liên hợp quốc trong thời hạn mộtnăm sau ngày Công ước có hiệu lực Sau đó, cứbốn năm một lần, Việt Nam phải nộp báo cáo bổsung về những biện pháp mới được tiến hành cũngnhư các báo cáo khác theo yêu cầu của Ủy banchống tra tấn

4 Kết luận

Công ước chống tra tấn là một trong 17 văn kiện

cơ bản, quan trọng nhất của Liên hợp quốc về quyềncon người Tính đến ngày 08/6/2015, đã có 158 quốcgia thành viên, đã khẳng định nỗ lực quyết tâmchung của cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranhchống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừngphạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác trêntoàn thế giới Việc Đại hội đồng thông qua Côngước chống tra tấn là sự kiện lịch sử mang đậm dấuấn tiến bộ của nhân loại trong nổ lực bảo vệ conngười khỏi bị tra tấn là bước đột phá trong cuộc đấutranh phòng, chống tra tấn trên toàn thế giới và làcông cụ hữu hiệu để loại bỏ hoàn toàn hành vi tratấn ra khỏi đời sống của xã hội văn minh 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Liên hợp quốc - UNO (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền;

2 Liên hợp quốc - UNO (1984), Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác (United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment);

3 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

4 Quốc hội (2014), Nghị quyết số 83/2014/QH13 về việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn.

Ngày nhận bài: 7/2/2019

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 17/2/2019

Ngày chấp nhận đăng bài: 27/2/2019

Ngày đăng: 08/05/2024, 03:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Hiệu quả dự án năng lượng mặt trời theo Tmax - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Hiệu quả dự án năng lượng mặt trời theo Tmax (Trang 50)
Bảng 5. Bảng tổng hợp xét ảnh hưởng các yếu tố - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 5. Bảng tổng hợp xét ảnh hưởng các yếu tố (Trang 52)
Bảng 8 .  Bảng tổng hợp khi xét đồng thời nhiều yếu tố biến động tích cực - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 8 Bảng tổng hợp khi xét đồng thời nhiều yếu tố biến động tích cực (Trang 53)
Bảng 3. Thống kế mô tả các biến của bộ dữ liệu các nước đang phát triển - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Thống kế mô tả các biến của bộ dữ liệu các nước đang phát triển (Trang 59)
Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu đối với bộ dữ liệu các nước phát triển - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu đối với bộ dữ liệu các nước phát triển (Trang 60)
Bảng 6. Kết quả phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 6. Kết quả phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan (Trang 61)
Bảng 1. Cơ cấu các doanh nghiệp Việt Nam theo quy moâ voán (%) - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Cơ cấu các doanh nghiệp Việt Nam theo quy moâ voán (%) (Trang 68)
Bảng 2. Top 5 sản phẩm xuất khẩu lớn nhất Việt Nam  giai đoạn 2015 - 2017 - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Top 5 sản phẩm xuất khẩu lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017 (Trang 69)
Bảng 1. Số doanh nghiệp hoạt động SXKD hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp  tại thời điểm 01.01 hàng năm - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Số doanh nghiệp hoạt động SXKD hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp tại thời điểm 01.01 hàng năm (Trang 75)
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 88)
Bảng 1. Bảng thống kê kết quả kiểm định Cronbachs Alpha - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Bảng thống kê kết quả kiểm định Cronbachs Alpha (Trang 89)
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính (Trang 91)
Bảng 1. Hệ số Cronbach’s Alpha - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Hệ số Cronbach’s Alpha (Trang 95)
Bảng 1. Hệ số Cronbach’s Alpha - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Hệ số Cronbach’s Alpha (Trang 107)
Bảng 1. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng (Trang 140)
Bảng 1. Một số căn cứ để hoạch định nguồn nhân lực của BV Bà Rịa - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1. Một số căn cứ để hoạch định nguồn nhân lực của BV Bà Rịa (Trang 149)
Bảng 1 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Mega giai đoạn 2013-2017. - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 1 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Mega giai đoạn 2013-2017 (Trang 157)
Bảng 2. Ma trận các yếu tố bên ngoài của Công ty Mega - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Ma trận các yếu tố bên ngoài của Công ty Mega (Trang 158)
Bảng 4. Ma trận các yếu tố bên trong của Công ty Mega - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 4. Ma trận các yếu tố bên trong của Công ty Mega (Trang 159)
Bảng 2. Những đặc điểm của DN - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Những đặc điểm của DN (Trang 166)
Bảng 3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (Trang 167)
Hình 2: Kết quả phân tích CFA - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 2 Kết quả phân tích CFA (Trang 168)
Hình 3: Kết quả phân tích SEM - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 3 Kết quả phân tích SEM (Trang 169)
Bảng 4. Kết quả ước lượng - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 4. Kết quả ước lượng (Trang 169)
Hình 1: Quy mô các thị trường - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Quy mô các thị trường (Trang 190)
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo (Trang 195)
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy (Trang 196)
Hình 1: Giá trị giao dịch qua ATM/POS Q 3/ 2018. - Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 3 / Ban biên tập, Đặng Thị Ngọc Thu, [và nh.ng.kh.].
Hình 1 Giá trị giao dịch qua ATM/POS Q 3/ 2018 (Trang 200)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w