muïC luïCContents ISSN: 0866-7756 số 9 - Tháng 5/2019 LUẬT PHAN THANH DƯƠNG Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong tố tụng dân sự The jurisdiction of the People's Court under the Civil Pro
Trang 2ĐT: 024.62694445 - 0903231715
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ngô Thị Diệu Thúy
ĐT: 024.22218228 - 0903223096
TÒA SOẠN
Tầng 8, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Ban Trị sự - ĐT: 024.22218238 Fax: 024.22218237
Ban Thư ký - Xuất bản ĐT: 024.22218230Ban Biên tập - ĐT: 024.62701436Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229Ban Tạp chí Công Thương Điện tửĐT: 024.22218232
Email: online@tapchicongthuong.vn
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM
Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao,
Q 1, TP Hồ Chí MinhĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com
Giấy phép hoạt động báo chí số:
60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn
In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế
Trang 3muïC luïC
Contents
ISSN: 0866-7756 số 9 - Tháng 5/2019
LUẬT
PHAN THANH DƯƠNG
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong tố tụng dân sự
The jurisdiction of the People's Court under the Civil Procedure 8
ĐẶNG THÀNH CÔNG - LƯU TRẦN PHƯƠNG THẢO
Rà soát bất cập, vướng mắc trong một số quy định của Luật Đất đai năm 2013
và các nghị định hướng dẫn thi hành
Reviewing shortcomings and obstacles in some provisions of legal documents guiding
the implementation of the Law on Land 2013 13
NGUYỄN HUỲNH ANH - BÙI THỊ MỸ HƯƠNG
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam
Recogntion and enforcement of foreign court’s civil judgements in Vietnam 17
ĐOÀN TRỌNG CHỈNH - LÊ THỊ MINH THƯ
Vấn đề định tội đối với tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
Disputes in the guilty plea for murdering under Vietnam’s current criminal code 22
NGÔ NGỌC DIỄM
Tội phạm môi trường có yếu tố nước ngoài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa
và biện pháp xử lý
Some solutions to improve the effectiveness of the prevention and fight against
environmental crimes with foreign elements 27
NGUYỄN THỊ HẠNH
Bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua hoạt động bảo hộ ngư dân trên biển
Protecting the sea and island sovereignty of Vietnam through protecting Vietnamese fishermen 31
KINH TẾ
PHAN THỊ THU CÚC
Thực trạng thực thi và phát triển chính sách thương mại nông thôn khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ
The current situation of implementing and developing rural trade policies in rural areas
of South Central Coast provinces 36
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Mặt trái của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến Việt Nam hiện nay
The dark side of attracting FDI in Vietnam 42
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
Thực trạng và khuyến nghị hỗ trợ đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Current situation of investment of SMEs in Vietnam and recommendations for supporting SMEs 46
NGUYỄN THÙY TRANG
Nghiên cứu quảng cáo du lịch y tế trực tuyến tại một số quốc gia châu Á
Trang 4Developing the smart tourism in Hoa Binh province 58
TRẦN THÀNH THỌ
Luận bàn về tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
đối với hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam
Discussing the impact of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
on the FDI flow into Vietnam 63
NGUYỄN MINH ĐỨC - ĐẶNG NỮ ÁI TRÂN
Tác động của việc chuyển từ TPP thành CPTPP đến tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ The impact of the U.S’ withdrawal from the TPP on Vietnam’s coffee exports to the U.S 68
NGUYỄN THỊ HIỀN - NGUYỄN THỊ NGHĨA
Thành tựu sau hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Achievements after more than 30 years of reforming the Party's economic thinking about
the socialist-oriented market economy 74
LÊ THỊ XUÂN QUỲNH - TRẦN TIẾN DŨNG - TRẦN TRUNG HIẾU
Ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp nông nghiệp ở nông thôn, miền núi tỉnh Khánh Hòa
The implementation of science and technology of Khanh Hoa province’s agricultural enterprises 79
NGUYỄN THỊ LÀI - ĐỖ THỊ MỸ HIỀN
Thách thức trong xuất khẩu cà phê tại Việt Nam hiện nay
Current challenges to Vietnam’s coffee exports 85
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
Đánh giá những tác động tích cực và hạn chế của nguồn vốn đầu tư FDI đối với tỉnh Vĩnh Phúc
Evaluating positive and negative impacts of FDI on Vinh Phuc province’s development 90
NGUYỄN THÀNH CÔNG - ĐÀO THÔNG MINH
Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Impacts of the economic restructuring to Mekong Delta’s economic growth 95
NGUYỄN NHẬT KHÁNH UYÊN
Tác động của vốn xã hội đến sự tham gia hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn Việt Nam Impacts of the social capital on the participation in non-farm business activities of rural households in Viet Nam 100
NGUYỄN THỊ THU HOÀI
Toàn cầu hoá với việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
The globalization with the independent and self-reliant economy development 106
MAI HOÀNG THỊNH
Giải pháp tạo liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước
Solutions to create linkages between domestic enterprises and the foreign direct investment sector 110
ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
Phát triển thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam
Developing the international e-commerce market in Vietnam 114
NGUYỄN THỊ HẠNH
Những thành tựu trong đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt
The achievements of Vietnamese enterprises in the innovation process 118
Trang 5tại Công ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp
Factors affecting the loyalty of worker in Dong Thap province Urban Water Supply
and Environment Joint Stock Company 122
LA MỸ HUÊ - TRẦN QUỐC TUẤN
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức:
Trường hợp tại Sở Công Thương tỉnh An Giang
Factors affecting the loyalty of the official and civil servants to organizations:
Case study at the department of industry and trade of An Giang province 128
HỒ THỊ DUNG
Quá trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai hiện nay
Implementing the grassroots democracy in Nhon Thach district, Dong Nai province 134
PHẠM VIỆT PHƯƠNG - VŨ THỊ LIÊN
Báo cáo động trong excel cái nhìn mới khi xây dựng báo cáo
The drill down report in excel - A new view of preparing reports 138
Thực hành trách nhiệm xã hội với môi trường tại các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Phú Thọ
Practicing social responsibility of Phu Tho province’s industrial enterprises 151
PHẠM THỊ MỘNG HẰNG
Sự sẵn lòng tài trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch tỉnh Phú Yên:
Vai trò của khách du lịch nội địa
The willingness to pay for the environmental protection activities at tourist destinations of Phu Yen province:
The role of domestic tourists 157
TRẦN THỊ THU HUYỀN - HÀ THANH TÚ
Ứng dụng mô hình chuỗi giá trị quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty TNHH Thái Hòa
Applying the customer relationship management value chain model at Thai Hoa Co.,Ltd 163
LÊ THỊ VINH
Công bằng xã hội trong giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Social justice in education according to the Marxist-Leninist 168
PHẠM THỊ THANH HUYỀN
Sự thay đổi của giáo dục đại học thời đại 4.0 và ứng dụng trong giảng dạy đại học
Changes in the higher-education field in the context of the Industry 4.0 and teaching applications
in the higher-education field 173
NGUYỄN HỒNG ANH
Vận dụng mô hình quản trị thay đổi trong lĩnh vực quản lý công
Implementing the changing management model in the public management 178
Trang 6The current high quality labour market of Ho Chi Minh City 183
MA THỊ HUYỀN NGA - NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
Bình đẳng giới trong giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên
Gender equality in education in Thai Nguyen province 188
TRẦN MẠNH HÙNG - NGUYỄN THÚY HẢI
Thực trạng và giải pháp nâng cao sự hài lòng của sinh viên đại học ngành Quản trị kinh doanh
đối với chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Situation and solutions to improve the satisfaction of students with the training quality
of the faculty of Business administration - The University of Economics and Technology for industries 193
NGÔ SỸ TRUNG - LÊ SƠN TÙNG
Cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông và những bài học đối với Việt Nam trong việc tổ chức
bộ máy chính quyền địa phương
Administrative reforms in King Le Thanh Tong’s reign and lessons for Vietnam in organizing
the local government apparatus 198
PHẠM QUANG KHÁNH
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trước yêu cầu số hóa nền kinh tế
Solutions to improve the quality of Vietnam’s human resources to meet requirements of the digital economy 204
HOÀNG HIẾU THẢO
Ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Applying technology 4.0 to improve the competitiveness of Vietnamese enterprises 208
KINH DOANH
TRẦN THỊ HIẾU NGHĨA - NGUYỄN THỊ NGỌC ANH - TRẦN VĂN TRỌNG
Tác động của trải nghiệm dịch vụ đến hành vi sau sử dụng:
Trường hợp dịch vụ xe khách chất lượng cao tại Thành phố Cần Thơ
The impacts of service experience on customers’ post-purchase behavior:
The case of high-quality transport services in Can Tho City 212
MAI THỊ LINH
Ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành giá trị tài sản thương hiệu đến ý định mua mỹ phẩm Hàn Quốc
tại thị trường Thành phố Nha Trang
Analyzing the influence of factors that make up the brand value to the customers’ intention
of purchasing Korean skin care cosmetics in Nha Trang City 223
NGUYỄN THỊ THU THỦY - ĐẶNG THỊ THU TRANG - PHẠM THỊ SOAN - NGUYỄN THỊ MAI
Kinh doanh trong bối cảnh cách mạng 4.0: Thực trạng và giải pháp cho taxi truyền thống tại Việt Nam
Doing business in the context of the Industry 4.0:
Current status and solutions for traditional taxi services in Vietnam 229
TRẦN THANH LONG
Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xuất khẩu cá tra, cá basa của doanh nghiệp đồng bằng Sông Cửu Long
Factors impacting the export of Pangasius and Basa fish of enterprises located in the Mekong Delta 235
NGUYỄN THỊ HOÀI THANH
Một số giải pháp phát triển thương hiệu nước mắm Phan Thiết
Solutions to develop the Phan Thiet fish sauce brand 241
CAO QUỐC VIỆT - BẠCH NGỌC HOÀNG ÁNH
Kiểm định mô hình ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng với PLS - SEM: Nghiên cứu tình huống tại Việt Nam Testing the model of Vietnamese consumers’ intention of purchasing green products by using the PLS-SEM method 247
Trang 7NGUYỄN NGỌC MAI - LÊ THANH TIỆP
Ảnh hưởng của quảng cáo trên facebook đến ý định mua hàng trực tuyến của nữ giới
Impact of ads on facebook on women’s online shopping intentions 260
PHAN THỊ THU HOÀI
Hoạt động marketing dựa trên giá trị của Công ty Amigo Quant Edge
The value-based marketing activities of Amigo Quant Edge 266
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM
NGUYỄN THANH THIÊN
Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Analyzing factors affecting the performance of Vietnam’s commercial banks 272
TRẦN HOÀNG TRÚC LINH
Ngành Tài chính - Ngân hàng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
The finance - Banking sector in the context of industry 4.0 279
PHÙNG VIỆT HÀ
Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội
The quality of consumer lending services of joint-stock commercial banks in Hanoi 284
LƯƠNG THANH HÀ - NGUYỄN THỊ BÌNH
Đo lường rủi ro hệ thống trên thị trường tài chính Việt Nam
Evaluating systematic risks of Vietnam’s finance system 291
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
TRẦN THỊ NGỌC ANH
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
Promoting the implementation of information technology in the State Audit Office of Vietnam’s operation 296
NGUYỄN THÙY LINH
Vai trò của kế toán trách nhiệm trong kiểm soát hoạt động tại các doanh nghiệp
Discussing the role of responsibility accounting in controlling the operation of enterprises 300
Nghiên cứu công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Analyzing the budget preparation of enterprises operating in Da Nang City 311
HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
LE THI THANH HUONG - TRAN VO PHUC HAU - NGUYEN HIEU TRUNG
An efficient ecofriendly deinking approach for recycling of old newsprint
Nghiên cứu phương pháp khử mực hiệu quả, thân thiện với môi trường để tái chế giấy báo 316
NGUYỄN KIM PHỤNG - NGUYỄN THỊ HIỀN - PHẠM BẢO NGUYÊN
Nghiên cứu qui trình sản xuất mứt đông từ trái quách (Limonia acidicissima L.)
Studying the production of wood apple jam (Limonia acidicissima L.) 323
Trang 81 Đặt vấn đề
Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ xét xử
những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia
đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết
việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân,
bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ
tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của
công dân
Để có cơ sở pháp lý cho Tòa án nhân dân thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc
thực hiện nhiệm vụ xét xử về dân sự Pháp luật
Tố tụng dân sự hiện hành quy định Tòa án nhân
dân có quyền thụ lý và giải quyết những loại việc
nhất định để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân
sự Đồng thời, khi giải quyết theo thẩm quyền
Tòa án có quyền ra các quyết định giải quyết vụ
việc đó Các thẩm quyền trên hợp thành thẩm
quyền dân sự của Tòa án khi thụ lý và giải quyết
các vụ việc dân sự
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự củaTòa án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việcvà quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giảiquyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sựcủa Tòa án Việc xác định một cách khoa học vàhợp lý thẩm quyền dân sự của Tòa án tránh đượcsự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữaTòa án với các cơ quan nhà nước giữa các Tòaán với nhau và xác định các điều kiện cần thiếtbảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năngnhiệm vụ của mình
Trên thế giới, về cơ bản ở các nước theo hệthống châu Âu lục địa và các nước theo hệ thốngAnh - Mỹ đề cập vấn đề thẩm quyền của Tòa ánlà thẩm quyền của Tòa án theo loại việc và thẩmquyền theo phạm vi lãnh thổ Tại Việt Nam, đặcthù về tổ chức hệ thống Tòa án nên, thẩm quyềndân sự của Tòa án được tiếp cận dưới 3 góc độ:thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc,thẩm quyền dân sự của Tòa án các cấp, thẩmquyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
Khi khởi kiện VADS thì các chủ thể phải thỏa
tHaÅm QuYeÀn CuÛa toØa án nHaÂn DaÂn
tRonG toÁ tụnG DaÂn sƯï
lPhan Thanh Dương
tóm tắt:
Theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014 và BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyềngiải quyết vụ việc dân sự của Tòa án có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng Thẩm quyền giảiquyết vụ việc dân sự của Tòa án có thể tiếp cận dưới 3 góc độ: Thẩm quyền loại việc, thẩmquyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ Bài viết bàn về thẩm quyền của Tòa ánnhân dân trong Tố tụng dân sự
từ khóa: Thẩm quyền, tòa án nhân dân, tố tụng dân sự.
Trang 9mãn các điều kiện về khởi kiện và cụ thể hơn là
điều kiện về thẩm quyền của Tòa án Theo đó,
thực chất để đáp ứng điều kiện khởi kiện thì các
chủ thể khi thực hiện việc khởi kiện phải xác định
đúng thẩm quyền của Tòa án theo loại việc nhằm
phân định thẩm quyền giữa Tòa án với các cơ
quan tổ chức khác hay phân định giữa việc giải
quyết tranh chấp, mâu thuẫn thông qua thủ tục tố
tụng tại Tòa án với cơ chế giải quyết của cơ quan,
tổ chức khác Tuy nhiên, mục đích của các chủ
thể khi khởi kiện VADS là để nhằm Tòa án thụ
lý vụ án dẫn đến việc giải quyết VADS bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ chứ không chỉ
việc thực hiện quyền khởi kiện thông qua hoạt
động nộp đơn khởi kiện Việc thụ lý giải quyết
VADS cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả của hoạt động khởi kiện VADS Do đó, để
đảm bảo việc khởi kiện đúng quy định của pháp
luật, từ đó quyền và lợi ích hợp pháp được pháp
luật bảo vệ thì các chủ thể khi khởi kiện cũng
phải tuân thủ các quy định về thẩm quyền của
Tòa án theo cấp và theo lãnh thổ
Khi tiếp nhận đơn khởi kiện thì thẩm phán
được phân công phải xem xét đơn khởi kiện thuộc
thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc
được quy định tại các điều 26, 28, 30, 32 BLTTDS
năm 2015 hay không hoặc trong trường hợp các
điều luật này không liệt kê đầy đủ thì những vụ
việc đó phải không thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan, tổ chức khác Nếu đã thuộc thẩm
quyền của Tòa án thì phải đối chiếu với các Điều
35, 36, 37, 38 để xem xét vụ việc đó thuộc thẩm
quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh hay
TAND cấp huyện, vụ việc đó có thuộc thẩm
quyền của Tòa án đã tiếp nhận đơn khởi kiện hay
thuộc thẩm quyền của Tòa án cùng cấp khác
(thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ) Trong
trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của
Tòa án thì tùy trường hợp thẩm phán phải ra một
trong các quyết định như trả lại đơn khởi kiện,
chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác, chuyển
vụ việc cho Tòa án có thẩm quyền hay đình chỉ
giải quyết vụ án khi Tòa án đã thụ lý nhưng
không phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình
2 thẩm quyền của tòa án theo loại việc
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại
việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà
Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theothủ tục TTDS Thẩm quyền về loại việc của Tòaán sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộcthẩm quyền giải quyết của cơ quan khác BLTTDS năm 2015 được xây dựng dựa trênHiến pháp năm 2013 và theo đó nguyên tắcquyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của các chủ thể được ghi nhận tại Điều
4 BLTTDS năm 2015 Đáng chú ý là sự bổ sungkhoản 2 Điều luật này: “Tòa án không được từchối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa cóđiều luật để áp dụng”, đây có thể nói là sự thayđổi quan trọng nhất của BLTTDS năm 2015 sovới BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm2011) nhằm đảm bảo quyền con người, quyềncông dân, quyền tiếp cận công lý của người dânđược thực hiện Chính vì vậy cách quy định củaBLTTDS năm 2015 khác so với BLTTDS năm
2004 (BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011) TheoBLTTDS năm 2004 (BLTTDS sửa đổi, bổ sungnăm 2011), Tòa án có thẩm quyền giải quyết cáctranh chấp khác về dân sự khác mà pháp luật cóquy định ngoài các tranh chấp được BLTTDS quyđịnh Điều này có nghĩa Tòa án chỉ có thẩmquyền giải quyết các tranh chấp khác về dân sựnếu có một văn bản pháp khác đang có hiệu lựcthi hành quy định vụ việc đó thuộc thẩm quyềngiải quyết của Tòa án Khác với điều này, cácđiều khoản quét cuối cùng của các Điều 26, 28,
30, 32 BLTTDS năm 2015 quy định “… trừ trườnghợp thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức kháctheo quy định của pháp luật”, điều này có nghĩa,Tòa án chỉ có quyền từ chối thụ ý giải quyết cáctranh chấp dân sự khi pháp luật quy định thuộcthẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác
Ví dụ: Về việc xác định Giấy Chứng nhậnquyền sử dụng đất trong việc giải quyết cáctranh chấp về quyền sử dụng đất Trước đây khiLuật Đất đai năm 2013 chưa có hiệu lực thì tranhchấp quyền sử dụng đất sẽ được giải quyết theohướng dựa trên việc có hay không có giấy chứngnhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyếtcác tranh chấp về đất đai Nói cách khác, nếuchủ thể có giấy chứng nhận quyền sử dụng đấthoặc các giấy tờ hợp lệ được quy định tại Điều
100 Luật Đất đai năm 2003 thì TA sẽ giải quyếttheo thủ tục TTDS Ngược lại, nếu chủ thể khôngcó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các
Trang 10giấy tờ hợp lệ không được khởi kiện yêu cầu TA
giải quyết mà phải giải quyết ở UBND nơi có
đất đang tranh chấp Hiện nay, khi Luật Đất đai
2013 có hiệu lực thì đối với đất không có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ
hợp lệ; các đương sự có quyền lựa chọn TAND
hoặc UBND là nơi giải quyết tranh chấp Quy
định như vậy có phần hợp lý hơn bởi có như vậy
mới đảm bảo được quyền tiếp cận công lý của
công dân
3 thẩm quyền của tòa án theo cấp
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án năm
2014 quy định về hệ thống tổ chức Tòa án thì
TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm
quyền xét xử sơ thẩm đối với các VADS Do vậy,
việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo
cấp chỉnh là việc xác định xem đối với một
VADS cụ thể TAND cấp huyện hay TAND cấp
tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết Việc xác định
thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định
tại Điều 35, 37 BLTTDS năm 2015 dựa trên tính
chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều
kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án
Theo đó, thẩm quyền của Tòa án cấp huyện
hiện nay được quy định: (i) Tranh chấp về dân
sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và
điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định
tại khoản 7 Điều 26 Bộ luật này; (ii) Tranh chấp
về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1
Điều 30 Bộ luật này; (iii) Tranh chấp về lao
động quy định tại Điều 32 Bộ luật này; (iiii)
Những tranh chấp trên mà có đương sự hoặc tài
sản ở nước ngoài hoặc cần ủy tác tư pháp cho cơ
quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho
Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền của
Tòa án cấp huyện Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều
35 “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của
công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp
luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và
con,…”, trường hợp này xuất hiện yếu tố đương
sự ở nước ngoài nhưng vẫn thuộc thẩm quyền
của Tòa án cấp huyện Thực chất, đây không
phải vấn đề mới được đề cập đến trong BLTTDS
năm 2015 mà khi xây dựng BLTTDS năm 2015
các nhà làm luật đã kế thừa quy định của khoản
2 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP1
nhằm hoàn thiện quy định về các vụ việc dân sựthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.Theo Điều 37 BLTTDS năm 2015, thì TANDcấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấpdân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thươngmại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án theo loại việc trừ tranh chấp thuộc thẩmquyền giải quyết của TAND cấp huyện Có thểnhận thấy thẩm quyền của Tòa án cấp huyện vàcấp tỉnh được phân định rõ ràng, tránh tình trạngvượt cấp hay thụ lý nhầm Các chủ thể khi khởikiện cần nắm rõ những quy định này để xác địnhtranh chấp của mình là tranh chấp gì, thuộc thẩmquyền của Tòa án cấp nào như vậy mới có thểgửi đơn khởi kiện đến đúng Tòa án đúng cấp cóthẩm quyền giải quyết, từ đó giúp tiết kiệm thờigian, công sức trong việc đi kiện
4 thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên đương sự
Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền củaTòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựatrên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sựcủa Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảođảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảmbảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa ánthuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng củađương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhấtđể giải quyết vụ án Về căn bản các quy định vềthẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40BLTTDS năm 2015 đã kế thừa các quy định củaBLTTDS trước đây
Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệtnhất định Theo quy định tại điểm c Khoản 1Điều 35 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sungnăm 2011) thì Tòa án nơi có bất động sản cóthẩm quyền giải quyết những “tranh chấp về bấtđộng sản” Quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 39BLTTDS năm 2015 thì theo hướng cụ thể hơn là
“Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉTòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giảiquyết” Quy định này của BLTTDS năm 2015dường như đã đi theo hướng giới hạn hơn thẩmquyền của Tòa án nơi có bất động sản chỉ đốivới trường hợp có đối tượng tranh chấp là bấtđộng sản chứ không bao hàm cả trường hợp tranhchấp về quyền tài sản liên quan đến bất độngsản.2Quy định này thực chất được xây dựng trên
Trang 11quan niệm cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp Xét
về thực tế thì các hồ sơ, giấy tờ về bất động sản
do cơ quan quản lý nơi có bất động sản nắm giữ,
cơ quan này nắm vững thực trạng, nguồn gốc của
bất động sản Do vậy, Tòa án nơi có bất động
sản là Tòa án có điều kiện thuận lợi hơn cả trong
việc tiến hành các biện pháp xác minh, đảm bảo
cho việc giải quyết vụ kiện sát với thực tế sự
việc như xem xét, thẩm định tại chỗ (xác minh
thực địa); tiến hành định giá tài sản; thu thập tài
liệu từ cơ quan nhà đất… Hiện nay, BLTTDS năm
2015 chưa có một quy định có tính định nghĩa
chính thức như thế nào là trường hợp “đối tượng
tranh chấp là bất động sản” để khi vận dụng có
thể bao quát và xác định chính xác Tòa án có
thẩm quyền đối với các tranh chấp dân sự
Ngoài ra, điểm b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS
năm 2015 quy định: “Các đương sự có quyền tự
thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án
nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn…” Như vậy,
quyền tự định đoạt của các đương sự đã được
pháp luật đề cao, tôn trọng, theo đó nếu bị đơn
đồng ý với nguyên đơn về việc giải quyết vụ án
tại Tòa án nguyên đơn cư trú làm việc thì Tòa án
đó không được từ chối thụ lý Tuy nhiên, đối với
tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất động
sản thì các bên không được thỏa thuận mà vẫn là
Tòa án nơi có bất động sản giải quyết
Bên cạnh các quy định về xác định thẩm quyền
như trên thì để đảm bảo thuận tiện cho nguyên đơn
trong việc tham gia tố tụng, Điều 40 BLTTDS năm
2015 kế thừa và tiếp thu quy định của BLTTDSnăm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) đã quy địnhmột số trường hợp nhất định pháp luật cho phépnguyên đơn được lựa chọn một trong số các Tòaán có thẩm quyền giải quyết để yêu cầu giải quyếtvụ việc Tuy nhiên, quy định này khác với quy địnhtại điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 ởchỗ nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọnTòa án mà không cần sự đồng ý của bị đơn, ngườiyêu cầu Quy định này hoàn toàn phù hợp với thựctiễn, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho chủ thểkhởi kiện thực hiện việc lựa chọn Tòa án có thẩmquyền giải quyết cho mình, trao cho họ sự chủđộng trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranhchấp trong một số trường hợp nhất định như:Nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sởcủa bị đơn; tranh chấp về bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng;…
Việc gửi đơn khởi kiện đến đúng Tòa án cóthẩm quyền giải quyết là một yếu tố rất quantrọng để xem xét việc thụ lý vụ án Nếu vụ ánthuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chứckhác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, nếu gửiđơn khởi kiện đến sai Tòa án có thẩm quyền xétxử theo cấp hay theo lãnh thổ thì sẽ phải chuyểnđơn khởi kiện sang đúng Tòa án có thẩm quyền
Do đó, để tránh mất thời gian, công sức ngườikhởi kiện phải hết sức chú ý đến vấn đề này đểđảm bảo đơn khởi kiện của mình có thể được thụlý nhanh chóng n
taØi liệu tRíCH Dẫn:
Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
2 Trần Anh Tuấn (2018), Tiêu chí xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ trong quy định của BLTTDS năm 2015, Kỷ yếu hội thảo: Những quy định chung của BLTTDS năm 2015, Hà Nội 6/2018, tr 54-59.
taØi liệu tHam KHaÛo:
1 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
Trang 122 Trần Anh Tuấn (2018), Tiêu chí xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ trong quy định của BLTTDS năm 2015, Kỷ yếu hội thảo: Những quy định chung của BLTTDS năm 2015, Hà Nội 6/2018, tr 54-59.
ngày nhận bài: 15/4/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 25/4/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 5/5/2019
Thông tin tác giả:
PHan tHanH DƯơnG
Giảng viên trường Đại học luật Hà nội
tHe juRisDiCtion of tHe PeoPle's CouRt unDeR
tHe Civil PRoCeDuRe
lPhan Thanh Duong
Lecturer, Hanoi Law University
abstRaCt :
Under provisions of the Law on Organization of the People's Courts in 2014 and the CivilProcedure Code in 2015, there are many important amendments and supplements related to thejurisdiction to resolve civil cases of the People's courts The jurisdiction to resolve a civil case ofthe People's courts can be approached under three angles including the authority in accordance
to the jurisdiction, the authority according to jurisdiction level and the territorial authority Thisarticle discusses the jurisdiction of the People's Court under the Civil Procedure
Keywords: Jurisdiction, People's Courts, civil proceedings
Trang 131 mở đầu
Pháp luật về đất đai là một lĩnh vực pháp luật
có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế - xã hội
Vì nó điều chỉnh những quan hệ xã hội phức tạp,
liên quan trực tiếp tới loại tài sản có giá trị lớn đó
là quyền sử dụng đất Luật Đất đai năm 2013 được
ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 Để
Luật đi vào cuộc sống, Chính phủ đã ban hành một
số Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tuy nhiên,
giữa các văn bản này có những điểm khác biệt gây
khó khăn cho quá trình thực thi Việc nghiên cứu,
rà soát những bất cập đó và đề xuất giải pháp sửa
đổi, bổ sung là cần thiết
2 luật Đất đai năm 2013
Thứ nhất, Luật Đất đai năm 2013 quy định về
trường hợp các nhà đầu tư trong khu công nghiệp
trả tiền thuê đất hàng năm thì những nhà đầu tư
thứ cấp thuê lại cũng chỉ với hình thức trả tiền thuê
hàng năm: Cụ thể: “Nếu trả tiền thuê đất hàngnăm chỉ được cho thuê lại đất với hình thức trả tiềnthuê đất hàng năm” Các doanh nghiệp đầu tư hạtầng khu công nghiệp có thể không có khả năngtrả tiền thuê đất một lần, do số tiền phải đóng quálớn nhưng các doanh nghiệp thứ cấp hoàn toàn cókhả năng trả tiền thuê đất một lần Tuy nhiên,doanh nghiệp thứ cấp lại không được trả tiền thuêđất một lần do quy định nêu trên Trong Giấychứng nhận quyền sử dụng đất của nhà đầu tư thứcấp vẫn có dòng chữ “trả tiền thuê đất hàng năm”.Điều đó sẽ trở thành khó khăn khi doanh nghiệpmuốn thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất để vay vốn tại các ngân hàng Bởi vì, các ngânhàng đều không chấp nhận trường hợp này đượcthế chấp vay vốn Như vậy, doanh nghiệp sẽ gặpkhó khăn trong việc huy động vốn để sản xuất,kinh doanh Nên chăng, đối với quy định này cần
RaØ soát baÁt CậP, vƯớnG mắC tRonG một soÁ QuY ĐỊnH CuÛa luật ĐaÁt Đai naÊm 2013 vaØ CáC nGHỊ ĐỊnH HƯớnG Dẫn tHi HaØnH
lĐặng Thành Công - Lưu Trần Phương Thảo
tóm tắt:
Bài viết trình bày bất cập, vướng mắc trong một số quy định tại các văn bản quy phạmpháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 Cụ thể, tác giả nghiên cứu, phân tíchmột số bất cập tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành mộtsố Điều của Luật Đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về địnhgiá đất, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực đất đai Trên cơ sở phân tích những vướng mắc, bất cập, tác giả bàiviết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật
từ khóa: Vướng mắc, bất cập trong pháp luật đất đai, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai, pháp luật về đất đai
Trang 14sửa đổi theo hướng cho phép các nhà đầu tư ban
đầu hoặc thứ cấp được lựa chọn hình thức thuê đất
trả tiền một lần hoặc thuê đất trả tiền hàng năm
tùy theo khả năng tài chính của họ
Thứ hai, Luật Đất đai năm 2013 có quy định về
trường hợp dự án bị chậm tiến độ Cụ thể: “Đất
được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án
đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12
tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24
tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ
khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất
vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử
dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng
và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng
với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời
gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian
này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn
chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất
mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền
với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng” Tuy
nhiên, hiện tại chưa có các văn bản hướng dẫn đối
tượng bị thu hồi theo quy định này Đặc biệt, pháp
luật cần phải làm rõ các trường hợp dự án đã được
bàn giao đất từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu
lực thì thời gian bị coi là chậm tiến độ được tính
toán tại thời điểm nào?
3 nghị định số 43/2014/nĐ-CP ngày
15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số Điều
của luật Đất đai
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu quy định về thẩm
quyền cấp giấy chứng quyền sử dụng đất của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi
trường trong Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP
Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và
môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất”
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định: “Sở Tài
nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người
Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án
đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài”
Như vậy, giữa quy định của Luật Đất đai năm
2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có sự khácbiệt Theo Luật Đất đai năm 2013: Ủy ban nhândân cấp tỉnh được phép ủy quyền cho cơ quan tàinguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôngiáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự ánđầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoạigiao; nhưng, trong Nghị định số 43/2014/NĐ-CPkhông nói rõ ràng, thẩm quyền cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấptỉnh là do được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.Bênh cạnh đó, Luật Đất đai năm 2013 quy địnhrất rõ, trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủyquyền cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùngcấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chotổ chức nước ngoài thì tổ chức nước ngooài đó phảicó chức năng ngoại giao nhưng Nghị định số số43/2014/NĐ-CP không quy định cụ thể như vậy Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2013 cũng khôngxác định cá nhân nước ngoài là đối tượng được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất như trong Nghịđịnh số 43//2014/NĐ-CP Quy định này của Nghịđịnh số 43/2014/NĐ-CP trái với quy định của LuậtĐất đai năm 2013 và có thể sẽ ảnh hưởng nghiêmtrọng tới quản lý, sử dụng tài nguyên quan trọngnhất của đất nước - đất đai
4 nghị định số 44/2014/nĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về định giá đất
Tại Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013quy định bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứtrong những trường hợp sau:
“a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước côngnhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhânđối với phần diện tích trong hạn mức; cho phépchuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp,đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất
ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ởcho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gâythiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
Trang 15e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho
người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với
trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có
thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất
có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê”
Như vậy, theo nội dung liệt kê phía trên không
thấy đề cập tới trường hợp dùng bảng giá đất do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng theo định kỳ
05 năm, sau khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
thông qua làm căn cứ để tính giá khởi điểm khi tổ
chức đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương
Vậy mà tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số
44/2014/NĐ-CP lại quy định: Giá đất cụ thể được
sử dụng để làm căn cứ đối với các trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172 và
khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai; giá khởi điểm
để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền
một lần cho cả thời gian thuê
Tóm lại, với quy định giá đất cụ thể được sử
dụng để xác định giá khởi điểm trong trường hợp
đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất
có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền một
lần cho cả thời gian thuê là không phù hợp
5 nghị định số 102/2014/nĐ-CP ngày
10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 thì
“Nhà nước quyết định việc thu hồi đất do vi phạm
pháp luật về đất đai” (điểm b khoản 1 Điều 16) và
Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất
đai khi: “Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất”
(điểm b khoản 1 Điều 64), “Người sử dụng đất
không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã
bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp
hành” (điểm g khoản 1 Điều 64) Vậy, việc thu hồi
đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ
vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về
đất đai
Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
có quy định hai trường hợp làm căn cứ thu hồi đất
đai, cụ thể:
- Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi
đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách
nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm
căn cứ quyết định thu hồi đất
- Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đaikhông thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hànhchính theo quy định của pháp luật về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bảnxác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủyban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứquyết định thu hồi đất
Những hành vi nào vi phạm pháp luật về đấtđai “thuộc trường hợp bị xử phạt” thì bị xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị địnhsố 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chínhphủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcđất đai
Trường hợp hành vi người sử dụng đất khôngthực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, theo quy địnhtại điểm g khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, vậy mà cho đếnnay quy định này vẫn chưa được Chính phủ quyđịnh cụ thể (tức là trong Nghị định số102/2014/NĐ-CP không xác định hành vi này),điều đó tạo nên khó khăn cho cơ quan cơ quan cóthẩm quyền trong việc xử lý trường hợp người sửdụng đất có hành vi vi phạm này
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP cũng không quyđịnh xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi
“người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất” (quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013).Đồng thời, điểm a khoản 1 Điều 66 Nghị định số43/2014/NĐ-CP chỉ quy định “Cơ quan tài nguyênvà môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩmquyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành
vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, g, h và ikhoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai” Như vậy,trường hợp “người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất”sẽ rất khó khăn trong việc thu hồi đất vì không đủcăn cứ theo quy định của pháp luật
6 Kết luận
Bài viết trên đây đã phân tích bất cập trong quyđịnh của một số Nghị định hướng dẫn thi hành LuậtĐất đai năm 2013 Theo đó, các quy định về thẩmquyền cấp giấy chứng quyền sử dụng đất, điềukiện thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtđã cấp, căn cứ tính giá khởi điểm để đấu giá quyềnsử dụng đất trong các Nghị định hướng dẫn thihành Luật Đất đai năm 2013 đang gặp vướng mắc.Việc sửa đổi những quy định vướng mắc trên cầnnhanh chóng để cơ quan nhà nước có thẩm quyềnvà các cá nhân, tổ chức trong xã hội thuận lợi hơnkhi thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình tronglĩnh vực đất đai n
Trang 16taØi liệu tRíCH Dẫn vaØ tHam KHaÛo:
1 Điều 149 Luật Đất đai năm 2013
2 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013
3 Khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai năm 2013
4 Điểm a khoản 2 Điều 37 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai
ngày nhận bài: 16/4/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/4/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 6/5/2019
Thông tin tác giả:
1 ĐặnG tHaØnH CoÂnG
uÛy ban nhân dân phường liễu Giai, Quận ba Đình, thành phố Hà nội
2 ths lƯu tRaÀn PHƯơnG tHaÛo
Học viện Phụ nữ việt nam
RevewinG sHoRtCominGs anD obstaCles
in some PRovisions of leGal DoCuments GuiDinG
tHe imPlementation of tHe law on lanD 2013
lDang Thanh Cong
People's Committee of Lieu Giai Ward, Ba Dinh District, Hanoi City
Vietnam Women's Academy
Keywords: Obstacles, shortcomings in land regulations, decrees guiding the
implementation of the Law on Land, land regulations
Trang 171 Đặt vấn đề
Về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước nào thì chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ
nước đó Vấn đề đặt ra là nếu tại nước mà bản án,
quyết định dân sự được tuyên thì bên có nghĩa vụ
không thực hiện hoặc không thể thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ nhưng ở lãnh thổ quốc gia khác thì bên có
nghĩa vụ như đã nói, lại có tài sản hoặc có đủ điều
kiện để thực hiện những nghĩa vụ từ bản án, quyết
định dân sự đó Như vậy, công nhận và cho thi
hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài là động thái cần thiết của cơ quan tư pháp
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp triệt để
cho bên có quyền Sau đây, tác giải xin được phân
tích một số vấn đề còn tồn tại trong các quy định
về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam
2 Quy định của pháp luật việt nam về công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài tại việt nam và kiến nghị
hoàn thiện
2.1 Về chủ thể nộp đơn yêu cầu
Pháp luật Việt Nam hiện hành đề cập việc công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài bằng chế định “yêu cầu côngnhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự củatòa án nước ngoài” Điều này cho thấy, tòa án ViệtNam chỉ thừa nhận giá trị pháp lý và thực thi bảnán, quyết định dân sự do tòa án nước ngoài tuyênnếu có yêu cầu Tuy nhiên, khi quy định về chủthể có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hànhbản án, quyết định tại Điều 425 Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2015 thì nhà làm luật chỉ cho phépngười được thi hành bản án, quyết định được nộpđơn yêu cầu Tức là nếu người phải thi hành, vìmột lý do nào đó, mong muốn và có yêu cầu đượccông nhận và cho thi hành bản án, quyết định dânsự này tại Việt Nam thì chỉ có cách tự nguyện thihành mà không có cơ sở pháp lý điều chỉnh.Người viết muốn đặt ra một vấn đề pháp lý nhưsau: Tình trạng một vụ việc dân sự có yếu tố nướcngoài được xét xử ở nhiều nước là điều hoàn toàncó thể xảy ra Điều này dẫn đến tình trạng đa phánquyết, giả sử các phán quyết đó lần lượt được đưa
ra tại nước A, nước B và nước C nhưng xét về tổngthể cũng như sự hợp lý thì người phải thi hànhmong muốn bản án của tòa án nước A được côngnhận tại Việt Nam, từ đó họ sẽ thi hành nghĩa vụ
CoÂnG nHận vaØ CHo tHi HaØnH baÛn án, QuYeÁt ĐỊnH DaÂn sƯï CuÛa toØa án nƯớC nGoaØi tại việt nam
lnguyễn huỳnh anh - Bùi Thị Mỹ hương
tóm tắt:
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không phải làvấn đề mới trong tố tụng dân sự các nước cũng như Việt Nam, vì vai trò của hoạt động này luônlà cần thiết để việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các mối quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài Trong bài viết này, tác giả sẽ dựa trên pháp luật hiện hành phântích một số vấn đề pháp lý quan trọng để làm nổi bật một số mặt hạn chế của hoạt động này, từđó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định công nhận và cho thi hành bản án, quyếtđịnh dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam
từ khóa: Công nhận và cho thi hành, bản án, quyết định dân sự, tòa án nước ngoài.
Trang 18tại Việt Nam theo phán quyết của tòa án nước A
mà không phải là phán quyết của tòa án nước B
hay nước C Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015 thì người phải thi hành
không có quyền nộp đơn yêu cầu công nhận Một
số ý kiến cho rằng tuy người phải thi hành không
có quyền nộp đơn yêu cầu công nhận nhưng có
quyền nộp đơn yêu cầu không công nhận, như vậy
cũng không thể cho là người này bị thiệt thòi Tuy
nhiên, người viết cho rằng quyền này cũng không
thể xem là đối trọng với quyền được yêu cầu công
nhận và cho thi hành bởi vì pháp luật Việt Nam đã
chưa dự tính đến trường hợp người phải thi hành
chấp nhận thi hành để vụ việc không bị bên kia
tiếp tục khởi kiện tại Việt Nam hoặc khởi kiện tòa
án một nước khác hoặc bên kia yêu cầu công nhận
và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài (bất
lợi hơn cho người phải thi hành) nhằm tìm kiếm
một phán quyết có lợi hơn cho họ
Cùng quy định về vấn đề công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài, chúng ta có thể đối chiếu với Bộ luật Tố
tụng dân sự Liên bang Nga người viết thấy rằng có
sự khác biệt Trong khi Bộ luật Tố tụng dân sự Việt
Nam tại Điều 425 và Điều 432 quy định có 2 chủ
thể là “người được thi hành” và “người có quyền,
lợi ích hợp pháp liên quan” có quyền yêu cầu công
nhận và cho thi hành thì Bộ luật Tố tụng dân sự
nước Nga1quy định người có quyền nộp đơn yêu
cầu công nhận và cho thi hành là “người có liên
quan” Đồng thời, khi đối chiếu với các điều ước
quốc tế, người viết thấy cũng có sự khác biệt Theo
quy định của Công ước La Haye về công nhận và
cho thi hành quyết định của tòa án nước ngoài,
người ta chỉ quy định bên đương sự tìm kiếm sự
công nhận hoặc yêu cầu sự thi hành (the party
seeking recognition or applying for enforcement)
sẽ cung cấp một số tài liệu cho cơ quan có thẩm
quyền2, hoàn toàn không quy định chi tiết hay chỉ
định rằng chỉ có người được thi hành mới có quyền
nộp đơn yêu cầu Ngoài Công ước Lahay, Công ước
Brussels về thẩm quyền và sự thi hành phán quyết
dân sự và thương mại cũng quy định chủ thể có
quyền nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là
bất kỳ bên nào có liên quan (any interested party)3
Qua các phân tích vừa nêu, người viết cho rằng
để cân bằng hơn về quyền lợi của hai bên người
được thi hành và người phải thi hành, cũng như để
hài hòa với pháp luật nước ngoài và điều ước quốc
tế thì quy định về công nhận và cho thi hành bảnán, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Namnên đề cập trường hợp người phải thi hành cóquyền nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
2.2 Về sự vắng mặt của người được thi hành trong phiên họp
Trong các giai đoạn của quá trình công nhận vàcho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa ánnước ngoài thì phiên họp xét đơn được nhìn nhậnlà quan trọng bậc nhất Các diễn biến của phiênhọp có thể ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả cuốicùng Các quy định về phiên họp này trong Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2015 đã có những thay đổiđáng kể so với quy định của Bộ luật Tố tụng dânsự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 Về tổngthể, các quy định mới về phiên họp đã làm được
hai điều Thứ nhất, thể hiện được tư duy cải cách
tư pháp, kiểm sát viên vắng mặt thì cuộc họp vẫnđược tiếp diễn, không ảnh hưởng đến quyền lợicủa những người có liên quan nhưng phía cơ quankiểm sát vẫn có thể kiểm tra, giám sát cuộc họp
thông qua hồ sơ tòa án cung cấp Thứ hai, thể hiện
được sự quyết đoán của nhà làm luật, điển hìnhtrong tình huống người được thi hành vắng mặt lầnthứ hai tại phiên họp thì việc công nhận và cho thihành bản án, quyết định dân sự sẽ bị đình chỉ Tuy quy định mới có nhiều ưu điểm nhưngtrong ưu điểm ấy có sự bất hợp lý Theo quy địnhcủa Điều 425 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,người có quyền nộp đơn yêu cầu công nhận bảnán, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài làngười được thi hành nhưng đến Điều 432 khi quyđịnh về việc nộp đơn thì xuất hiện thêm người cóquyền, lợi ích hợp pháp liên quan Nếu không tínhđến sự chưa thống nhất về chủ thể nộp đơn đượcquy định trong hai điều luật trên, người viết ghinhận rằng người có quyền, lợi ích hợp pháp liênquan cũng có quyền nộp đơn, đây là quy định rấthay và hợp lý giúp những người này có cơ hội yêucầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết địnhdân sự kể cả trong trường hợp người được thi hànhkhông chủ động nộp đơn
Lại di chuyển đến phiên họp xét đơn, tại Điều
438 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nhà làmluật hoàn toàn không nhắc đến sự có mặt củangười có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan Sự cómặt hay không có mặt của họ hoàn toàn không ảnhhưởng đến diễn biến phiên họp Tính đến thờiđiểm này, người viết chưa nhận thấy sự bất hợp lý,bởi vì suy cho cùng kết quả mà người có quyền,
Trang 19lợi ích hợp pháp liên quan mong muốn có được
cũng xuất phát từ kết quả của việc công nhận sau
phiên họp, chỉ cần phiên họp tiến hành mỹ mãn
thì sự hiện diện hay không hiện diện của họ không
cần phải bức xúc Điều đáng nói ở đây, nếu phiên
họp không diễn ra như mong đợi thì tất cả những
đặc ân mà pháp luật dành cho người có quyền, lợi
ích hợp pháp liên quan cũng như công sức, tiền bạc
của họ khi tiến hành nộp đơn sẽ tiêu tán
Tình huống hoàn toàn có thể xảy ra theo chiều
hướng người phải thi hành không tự nguyện thực
thi bản án, quyết định dân sự nhưng người được thi
hành cũng không vì vậy mà yêu cầu tòa án Việt
Nam công nhận và cho thi hành, điều này khiến
cho khả năng thực hiện nghĩa vụ của người được thi
hành với người có quyền, lợi ích hợp pháp liên
quan bị giảm sút hoặc hoàn toàn triệt tiêu Vì vậy
người này nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự Trong phiên họp
lần thứ nhất, người được thi hành vắng mặt, theo
quy định phiên họp sẽ được hoãn Phiên họp lần
thứ hai, người được thi hành tiếp tục không hiện
diện, sự không hiện diện này có thể do khách quan
hoặc chủ quan nhưng dù bất kỳ lý do nào thì việc
xét đơn cũng bị đình chỉ Kết luận, người có quyền,
lợi ích hợp pháp liên quan hoàn toàn không thu
được bất kỳ lợi ích nào từ việc nộp đơn yêu cầu
công nhận và cho thì hành Việc đảm bảo quyền,
lợi ích hợp pháp của một nhóm người, lại phụ thuộc
vào sự có mặt hay không có mặt của một nhóm
người khác là không hợp lý Do đó, người viết cho
rằng khi xét đến khả năng đình chỉ phiên họp do sự
vắng mặt lần thứ hai của người được thi hành thì
cần xem xét đến việc chủ thể nào là người nộp đơn
yêu cầu, nếu người nộp đơn yêu cầu là người được
thi hành thì vẫn giữ quy định hiện hành - đình chỉ
phiên họp Tuy nhiên, nếu người nộp đơn yêu cầu
là người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan thì
phiên họp vẫn được tiến hành
2.3 Về các lý do từ chối công nhận và cho thi
hành
2.3.1 Tòa án Việt Nam không công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài vì tòa án nước ngoài không có thẩm quyền
xét xử
Lý do tòa án Việt Nam không thừa nhận giá trị
pháp lý và từ chối cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của tòa án nước ngoài vì cho rằng tòa án
nước ngoài không có thẩm quyền là lý do mới được
đưa vào Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Có
nhiều nhà nghiên cứu không đồng tình với lập luậnnày, cho rằng thẩm quyền của tòa án nước ngoài sẽkhông phụ thuộc vào quan điểm của nhà làm luậtViệt Nam Tuy nhiên, các quy định này cũng tồntại trong Bộ luật Tố tụng dân sự Đài Loan, theoquy định tại khoản 1 Điều 402 Bộ luật này thì nếunhư tòa án nước ngoài không có thẩm quyền đểgiải quyết vụ việc tính theo pháp luật Đài Loan thìphán quyết sẽ không được thừa nhận
Người viết đồng tình với quan điểm này, tức làtòa án Việt Nam có quyền cho rằng tòa án nướcngoài không đủ quyền hạn và chức năng giải quyếtcác vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa ánViệt Nam chiếu theo Điều 439 Bộ luật Tố tụng dânsự năm 2015, từ đó không công nhận và cho thi hànhcác bản án và quyết định dân sự được tuyên ra.Bên cạnh đó, người viết cũng chưa đồng tìnhvới khoản 2 Điều 440 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 Quan điểm đưa ra tại điều khoản này mangtính chủ quyền và sự thể hiện ý chí mạnh mẽ củanhà làm luật, đồng thời muốn bảo vệ đương sựnhưng sự hợp lý chưa ở mức tối đa Nếu như đươngsự có ý kiến phản đối thẩm quyền của tòa án nướcngoài thì việc này cũng là một vết tì khiến bản án,quyết định dân sự đó có thể không được công nhậntại Việt Nam Một khi đã cân nhắc đến việc đươngsự phản đối thẩm quyền của tòa án ước ngoài làmcăn cứ không công nhận và cho thi hành bản án,quyết định dân sự thì sự phản đối đó phải có căn cứpháp lý, cần đề cập vấn đề này khi xem xét rằngtòa án nước ngoài có thẩm quyền hay không
2.3.2 Tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành vì việc công nhận và cho thi hành trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Mặc dù đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn để côngnhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự củatòa án nước ngoài như tính hiệu lực, sự đảm bảotrong tố tụng, sự cần thiết phải công nhận và chothi hành nhưng tiêu chuẩn cuối cùng và quan trọngnhất được nhà làm luật Việt Nam xem trọng làviệc công nhận và cho thực thi bản án, quyết địnhdân sự đó có trái với các nguyên tắc cơ bản củapháp luật Việt Nam hay không, chỉ cần việc côngnhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sựnày trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luậtViệt Nam thì cho dù có đáp ứng hoàn mỹ các tiêuchí khác cũng bị khước từ4 Tư duy tương tự cũngđược đặt ra trong luật của các nước trên thế giới,điển hình như Nga5, Trung Quốc6 và vùng lãnh thổĐài Loan7 Tuy nhiên, trong tình huống này, nhà
Trang 20làm luật các nước có cách sử dụng từ ngữ khác với
đồng nghiệp Việt Nam khi lấy lý do từ chối Bộ
luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga dùng cụm từ
“việc thi hành bản án, quyết định trái với…”, Bộ
luật Tố tụng dân sự Trung Quốc dùng cụm từ: “việc
áp dụng hoặc yêu cầu trái với…” Bộ luật Tố tụng
dân sự Đài Loan quy định: “Sự thi hành phán quyết
được yêu cầu hoặc quá trình tố tụng trái với…”,
trong khi Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam dùng
cụm từ “việc công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự trái với…” Tuy nhìn sơ lược các
cách dùng từ này không khác nhau nhưng đối với
3 Bộ luật nước bạn đã xoáy sâu vào nguyên nhân
xuất phát từ giai đoạn, tức là nếu công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài thì tất yếu sẽ xảy đến “việc thi hành”, “việc
áp dụng” hay “sự thi hành phán quyết” và nếu
những việc này không phù hợp nguyên tắc lập
pháp nước họ, tất nhiên họ sẽ không chấp nhận
Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng dân sự của Việt
Nam sử dùng cụm từ “việc công nhận và cho thi
hành” về bản chất, việc công nhận và cho thi hành
này là công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam,
mà nếu là công việc nội bộ, do chính cơ quan có
thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam đảm trách thì
không thể trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam Do vậy, người viết cho rằng, trong
tình huống này, vế đầu của khoản 8 Điều 439 Bộ
luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015 nên sửa
đổi theo hướng “Hậu quả của việc công nhận và
cho thì hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài…” hoặc “ Sự thừa nhận và cho thi hành
bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài….”
Tiếp tục nói đến vế sau của khoản 8 Điều 439
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Nhà làm luật
dùng lý do “trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để từ chối công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Luậtpháp các nước khác không đề cập cụm từ trên mà
sử dụng cụm từ “xâm phạm đến chủ quyền hoặc đe
dọa an ninh hoặc xâm hại trật tự công cộng” 8 hoặc
“vi phạm chủ quyền của Nhà nước, an ninh và lợi ích xã hội và công cộng của đất nước” hoặc “trái với chính sách công hoặc đạo đức” 9 Mỗi quốc giacó tiêu chí riêng để thừa nhận giá trị pháp lý củabản án, quyết định dân sự do tòa án nước ngoàituyên Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật ViệtNam là những quan điểm chủ đạo do nhà cầmquyền Việt Nam xây dựng và theo đuổi, cácnguyên tắc này đóng vai trò định hướng cho quyđịnh pháp luật tại Việt Nam, một nguyên tắc cóthể được ghi nhận trong nhiều điều luật, thậm chínhiều ngành luật khác nhau, có giá trị ảnh hưởngtriệt để đến quá trình ban hành và áp dụng phápluật Người viết sẽ đồng tình hơn với lập luận tạikhoản 8 Điều 439 nếu như nhà làm luật có quyđịnh cụ thể và rõ ràng hơn giúp có cách hiểu thống
nhất về “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
3 Kết luận
Thông qua các nhìn nhận và đánh giá như trên,tác giả cho rằng việc hoàn thiện các quy định vềcông nhận và cho thi hành bản án, quyết định dânsự của tòa án nước ngoài là rất cần thiết, nhằm bảovệ triệt để các quyền và lợi ích của người được thihành, người phải thi hành và kể cả những ngườicó liên quan Bên cạnh đó, việc hoàn thiện chếđịnh này còn giúp tạo nên sự hài hòa hòa các quyđịnh của pháp luật Việt Nam với pháp luật nướcngoài và điều ước quốc tế n
taØi liệu tRíCH Dẫn:
1 Điều 413 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga thông qua ngày 23/10/2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2003.
2 Điều 13 Công ước La Haye ngày 01/02/1971 về công nhận và cho thi hành quyết định của tòa án nước ngoài.
3 Điều 26 và Điều 31 Công ước Brussels ngày 27/9/1968 về thẩm quyền và sự thi hành phán quyết dân sự và thương mại
4 Khoản 8 Điều 439 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
5 Điều 412 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên Bang Nga
6 Điều 268 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung quốc năm 1991
Trang 21ReCoGnion anD enfoRCement
of foReiGn CouRt’s Civil juGements in vietnam
lLLM.nguyen huynh anh
lLLM.Bui Thi My huong
Faculty of Law - Can Tho University
abstRaCt:
Recognition and enforcement of foreign court’s civl judgments and other civil decisions is not anew matter of civil procedure codes of many countries including Vietnam Recognition andenforcement of foreign court’s judgments is necessary to protect legal rights and interests ofparties in civil relations with foreign elements Based on current Vietnam’s laws on recognitionand enforcement of foreign court’s judgments, this article is to analyze some related importantlegal issues to identify limitations, thereby proposing some solutions to improve Vietnam’s laws
on recognition and enforcement of foreign court’s civil judgments
Keywords: Recognition and enforcement, judgment, civil decision, foreign court
Khoản 3 Điều 402 Bộ luật Tố tụng dân sự Đài Loan
8 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga
9 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc
10 Bộ luật Tố tụng dân sự Đài Loan
taØi liệu tHam KHaÛo:
1 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015.
2 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.
3 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên Bang Nga 2002.
4 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc 1991.
5 Bộ luật Tố tụng dân sự Đài Loan năm 1930 (sửa đổi năm 2015).
6 Công ước La Haye ngày 01/02/1971 về công nhận và cho thi hành quyết định của tòa án nước ngoài.
7 Công ước Brussels ngày 27/9/1968 về thẩm quyền và sự thi hành phán quyết dân sự và thương mại.
ngày nhận bài: 17/4/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 27/4/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 7/5/2019
Thông tin tác giả:
1 ths nGuYễn HuỲnH anH
Khoa luật - trường Đại học Cần thơ
2 ths buØi tHỊ mỸ HƯơnG
Khoa luật - trườngĐại học Cần thơ
Trang 221 Đặt vấn đề
Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ
luật Hình sự (BLHS) hiện hành, “là hành vi cố ý
gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp
luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện”1 Các quy định
của pháp luật cũng như lý luận về tội danh này
tương đối rõ ràng Tuy nhiên, trên thực tế, khi áp
dụng quy định của pháp luật về tội danh này, các
cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn
khi định tội Một trong những khó khăn đó là xác
định hành vi thỏa mãn dấu hiệu của Tội giết
người hay Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác Dù đã có nhiều
hướng dẫn giải quyết hai tội phạm này như Nghịquyết số 01/NQ ngày 19/4/1989, Nghị quyết số04/NQ ngày 29/11/1996 của Hội đồng thẩm phán(HĐTP) và Công văn số 03/CV ngày 22/10/1987,số 140/CV ngày 11/12/1998 của Tòa án nhân dântối cao nhưng vẫn chưa đáp ứng hết những yêucầu cụ thể riêng biệt để áp dụng thống nhất giữacác cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là giai đoạnhiện nay Khi cùng một hành vi phạm tội nhưngđịnh tội danh khác nhau bởi mặt khách quan củaTội giết người và Tội cố ý gây thương tích khágiống nhau Điều này ảnh hưởng rất lớn đếnngười phạm tội cũng như chính cơ quan tiến hànhtố tụng
vaÁn ĐeÀ ĐỊnH tội ĐoÁi với tội GieÁt nGƯơØi tHeo QuY ĐỊnH
CuÛa bộ luật HÌnH sƯï Hiện HaØnH
từ khóa: Cố ý gây thương tích, định tội, tội giết người, phạm tội chưa đạt
Trang 232 Phân biệt tội giết người trong trường hợp
phạm tội chưa đạt với tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
2.1 Mặt khách quan
Giữa giết người chưa đạt khi phương pháp giết
người là gây thương tích như bắn, chém, đánh,
bóp cổ,… với cố ý gây thương tích có mặt khách
quan rất giống nhau: cũng đều có những hành vi
gây thương tích cho người khác và không có hậu
quả chết người Tuy nhiên, mặt chủ quan và mức
độ nguy hiểm cho xã hội thì rất khác nhau: một
bên người phạm tội mong muốn cho hành vi của
mình gây hậu quả làm chết người nhưng hậu quả
đó không xảy ra ngoài ý muốn của họ; một bên
người phạm tội chỉ muốn gây thương tích, không
nghĩ đến và cũng không hề muốn có hậu quả
chết người
2.2 Mặt chủ quan
Muốn nhận định mặt chủ quan của người
phạm tội buộc phải đánh giá, đối chiếu, phân tích
các tình tiết khách quan một cách toàn diện và
biện chứng để làm căn cứ định tội trong từng
trường hợp cụ thể, khó có thể nêu lên thành
những nguyên tắc chung Tuy nhiên, qua thực tiễn
có thể rút được một số căn cứ sau:
Thứ nhất, căn cứ vào các dấu hiệu khách quan
để phân biệt Hành vi khách quan của hai tội này
về cơ bản là giống nhau, đều có hành vi tấn công
vào con người cụ thể Hành vi có thể được thực
hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc
không có công cụ phương tiện phạm tội, hoặc có
thể thông qua một sức mạnh khác,… Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp, người phạm tội có sự lựa
chọn mức độ tấn công, hung khí sử dụng, vị trí
tấn công nhằm vào trên cơ thể nạn nhân để đạt
được mục đích phạm tội của mình là giết người
hay chỉ nhằm gây thương tích Nếu hành vi tấn
công mang tính quyết liệt, sử dụng hung khí nguy
hiểm để tấn công vào những vùng trọng yếu trên
cơ thể nạn nhân với quyết tâm phạm tội đến cùng
nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra là do
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người
phạm tội thì trong trường hợp này định tội giết
người là thỏa đáng Trong trường hợp hành vi
phạm tội không thỏa mãn những yếu tố nêu trên
thì cần cân nhắc, kết hợp với việc làm rõ ý thức
chủ quan của người phạm tội để định tội cho
đúng Trong khi cân nhắc, đối chiếu một cách
toàn diện và biện chứng mọi tình tiết khách quancủa vụ án để tìm ý thức chủ quan của người phạmtội, cần đặc biệt chú ý đến tính chất và mức độnguy hiểm của hành vi khách quan, nghĩa là đếnkhả năng làm chết người nhiều hay ít của hành
vi đó (hành vi tấn công, cách tấn công, tấn côngmạnh hay nhẹ, tấn công vào chỗ nào trong cơ thểnạn nhân, dùng vũ khí gì,…) Nếu xác định đượcrằng người phạm tội có những hành vi ít nguyhiểm, ít khả năng gây chết người, thông thườngnên định tội là cố ý gây thương tích Đây làtrường hợp rất thường gặp của các vụ đánh nhauthông thường, có gây ít nhiều thương tích, mặc dùngười phạm tội luôn miệng la hét sẽ giết chết nạnnhân và tay cầm vũ khí có thể giết được người,nhưng trong thực tế, qua cách tấn công, có thểthấy rõ người phạm tội chú ý gây những vếtthương ít khả năng làm chết người (Ví dụ như:chỉ đánh chém vào tay chân những vết bìnhthường, đấm vào những chỗ ít nguy hiểm v.v…).Nếu trái lại, hành vi là cố ý và rất nguy hiểm córất nhiều khả năng làm chết người, thì định Tộigiết người (chưa đạt)
Trên thực tế, những trường hợp mặc dù đã rõràng người phạm tội có ý định giết người hoặckhi không xác định được rõ ý thức của ngườiphạm tội, nhưng nếu đang nửa chừng hành động,người phạm tội thấy nạn nhân đã bị thương tíchmà chủ động tự mình chấm dứt tấn công, tuy biếtrõ còn có thể tiếp tục hành động thì thường địnhtội là cố ý gây thương tích mà không định Tội giếtngười (chưa đạt)
Một ví dụ cụ thể là vụ án đã được giải quyết
ở tỉnh Đ: N.V.H tức giận vì vợ nộp đơn xin ly hôn,đã rút con dao đâm vợ nhiều nhát vào mặt, mũivà tay trái làm chị bị chảy mất nhiều máu, nhợtnhạt mặt mày Thấy vậy, H hoảng sợ không đâmnữa, ngồi chờ người đến bắt Khi giải quyết vụán, Tòa án sơ thẩm định Tội giết người (chưađạt)2nhưng Tòa án cấp phúc thẩm định Tội cố ýgây thương tích3 Tác giả đồng tình với quan điểmđịnh tội của Tòa án cấp phúc thẩm Khi khôngxác định được rõ ý thức chủ quan của người phạmtội, nhưng người phạm tội đã tự nguyện chấm dứthành động nửa chừng (tự ý nửa chừng chấm dứtviệc phạm tội) thì chỉ nên định tội là cố ý gâythương tích, vì tội phạm chỉ mới đến mức độ này.Và cách giải quyết như vậy cũng mang tính nhân
Trang 24đạo, có tác dụng tốt hơn đối với việc đấu tranh
chống tội phạm
Bên cạnh đó, khi người phạm tội nhận thức
được hành vi của mình có khả năng làm chết
người mà vẫn mặc kệ cứ làm, hậu quả nạn nhân
sống cũng được mà chết cũng mặc, trường hợp
nạn nhân không chết thì định Tội cố ý gây thương
tích Ví dụ4: S là thợ cắt tóc, đang cắt tóc cho
khách thì có K đến sinh sự, chửi mắng S là “đồ
chó” S nổi giận dùng dao cạo sắc “cầm quay cán
trở lên, nắm chắc cán dao vào lòng bàn tay, lưỡi
dao trở xuống, sống dao dựa vào phía cổ tay với
một tư thế vững chắc, chém K một nhát vào mặt
đứt mũi và một nhát vào gần nách đứt xuyên qua
hai chiếc áo, gây một vết thương dài 30cm…” Rõ
ràng, hành vi của S là rất nguy hiểm, có thể làm
chết người, đây là điều mà S có thể và phải nhận
thức được Tuy nhiên, nhận thức được mà vẫn
làm, thái độ của S là thái độ mặc kệ, đến đâu thì
đến Với thái độ tâm lý đó sẽ định Tội giết người
(cố ý gián tiếp) nếu hậu quả chết người xảy ra
Trong trường hợp cụ thể này, hậu quả mới làm
nạn nhân bị thương nên S chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích
Nhưng khi lượng hình, cần thấy rằng trường hợp
này nghiêm trọng và cần bị xử phạt nặng hơn
những trường hợp cố ý gây thương tích khác, vì
thái độ tâm lý nguy hiểm hơn
Mặt khác, hậu quả của tội phạm trong cả hai
tội giết người chưa đạt và cố ý gây thương tích
có thể đều chỉ làm nạn nhân bị thương tích hoặc
bị tổn hại sức khỏe Vì vậy, cần lưu ý rằng mức
độ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn
nhân không phải là căn cứ để xem xét việc định
tội Có thể có trường hợp tỉ lệ thương tích thấp,
thậm chí dưới 11% nhưng vẫn định Tội giết
người Điều này thể hiện qua ví dụ sau5: T và chị
M là vợ chồng Do mâu thuẫn, T và chị M ly thân
nhưng vẫn sống cùng nhà Trưa ngày 2/3, T chờ
chị M ngủ trưa dậy xuống nhà vệ sinh rửa mặt, T
lấy một cây búa loại dùng để đóng đinh, đứng từ
phía sau đánh mạnh nhiều cái vào đầu chị M
Nghe tiếng kêu cứu của chị M, chị Tr là người
giúp việc trong nhà chạy vào can ngăn thì cũng bị
T dùng búa đánh liên tiếp nhiều cái vào đầu
Trước khi bỏ chạy, T còn quay lại dùng búa đánh
chị M thêm một cái nữa vào đầu Kết quả giám
định pháp y, chị M bị thương tật 5% vĩnh viễn;
chị Tr cũng bị thương tật 5% vĩnh viễn Tòa sơthẩm đã tuyên T phạm Tội giết người
Thứ hai, căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan Đây
là các dấu hiệu quan trọng và có tính chất quyếtđịnh cho việc định Tội giết người phạm tội chưa đạthay Tội cố ý gây thương tích Theo tác giả, trướchết cần thống nhất nhận thức những nội dung cơbản mặt chủ quan của hai tội danh này mà quantrọng nhất là lỗi của người phạm tội Lỗi của ngườiphạm tội giết người là lỗi cố ý, cố ý trực tiếp hoặccố ý gián tiếp Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp,người phạm tội thấy trước hậu quả chết người cóthể xảy ra (hoặc tất nhiên xảy ra) nhưng vì mongmuốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạmtội Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạmtội nhận thức hành vi của mình có khả năng nguyhiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậuquả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt đượcmục đích của mình người phạm tội có ý thức đểmặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác họ có ýthức chấp nhận hậu quả đó (nếu xảy ra) Tuy nhiên,lỗi cố ý gián tiếp trong tội giết người chỉ có trongtrường hợp người phạm tội thấy trước hậu quả chếtngười có thể xảy ra Nếu thấy trước hậu quả chếtngười tất nhiên xảy ra thì đó là lỗi cố ý trực tiếp.Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra thìviệc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếpkhông còn có ý nghĩa trong việc định tội, nhưngviệc xác định này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nếungười phạm tội đã thực hiện hành vi khách quannhưng hậu quả chết người chưa xảy ra
Tóm lại, nếu hậu quả chết người chưa xảy ravà lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thìngười phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự vềTội giết người chưa đạt Nếu hậu quả chết ngườichưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ýgián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu tráchnhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích (nếuthương tích đủ cấu thành tội phạm này) Như vậy,về lý luận Tội giết người phạm tội chưa đạt chỉ cótrong trường hợp người phạm tội có lỗi cố ý trựctiếp Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự việcxác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp trongtội giết người nhiều khi rất phức tạp và phải căncứ vào hành vi khách quan
Khi không xác định rõ ý thức chủ quan củangười phạm tội, nhưng hành vi khách quan thì thểhiện rõ không phải chỉ cố ý gây thương tích mà là
Trang 25cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác thì
phạm Tội giết người như dùng mã tấu, dao, súng
nhằm vào những bộ phận quan trọng trong cơ thể
người khác để chém, đâm, bắn thì cho dù hậu
quả không dẫn đến chết người thì cũng phạm Tội
giết người vì khi sử dụng các hung khí, phương
tiện nguy hiểm đó buộc bị cáo phải nhận thức
được có thể và tất yếu dẫn tới tước đoạt tính
mạng của người khác Hoặc trường hợp sử dụng
phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
(như ném lựu đạn vào chỗ đông người; bắn súng
vào chỗ đông người, đặt mìn, dùng xe ô tô lao
vào chỗ đông người, bỏ thuốc độc vào nguồn
nước,…) tuy không có hậu quả chết người nhưng
cũng định Tội giết người vì hậu quả chết người
hoàn toàn có thể xảy ra Còn đối với Tội cố ý
gây thương tích thì lỗi của người phạm tội có thể
là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, người phạm
tội có thể mong muốn cho hậu quả thương tích
hoặc hậu quả tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân,
nhưng cũng có thể không mong muốn mà chỉ có
ý thức chấp nhận hậu quả đó
Tuy nhiên, các yếu tố để xác định ý thức chủquan của người phạm tội như đã phân tích ởtrên chỉ mang tính chất tương đối Để định tộidanh được chính xác cần xem xét một cáchkhách quan, toàn diện các yếu tố trên và cầnđược xem xét trong mối quan hệ biện chứng vớicác chứng cứ khác mới có thể xác định đượcđúng bản chất của tội phạm và ý thức chủ quancủa người phạm tội Ví dụ như chứng minh đượcsự quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng đểđạt được mục đích phạm tội Việc không thựchiện được tội phạm đến cùng, không giết chếtđược nạn nhân là do trở ngại khách quan; Khithực hiện hành vi tấn công hết sức nguy hiểm,người phạm tội có cơ sở để tin rằng đã đạt đượcmục đích phạm tội, nạn nhân tất yếu phải chết.Việc nạn nhân sống sót nằm ngoài tính toán củangười phạm tội Việc xem xét phải toàn diện,nếu tuyệt đối có một trong các yếu tố này sẽdẫn đến việc xem xét, đánh giá vụ án theo ýchí chủ quan, dẫn đến việc định tội danh khôngchính xác n
taØi liệu tRíCH Dẫn:
1 Bài viết “Bình luận tội giết người theo BLHS năm 2015” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà - Ngô Duy Thi, https://kiemsat.vn/binh-luan-toi-giet-nguoi-theo-blhs-nam-2015-50490.html
2 Xem thêm bản án số 25/2015/HSST ngày 05/4/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
3 Xem thêm bản án số 30/2015/HSPT ngày 12/7/2015của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4 Xem thêm bản án số 22/2016/HSST ngày 12/3/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
5 Xem thêm bản án số 21/2015/HSST ngày 27/3/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh.
taØi liệu tHam KHaÛo:
1 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2 Bản án số 25/2015/HSST ngày 05/4/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
3 Bản án số 30/2015/HSPT ngày 12/7/2015 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
4 Bản án số 22/2016/HSST ngày 12/3/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
5 Bản án số 21/2015/HSST ngày 27/3/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh.
6 Bài viết “Bình luận tội giết người theo Bộ luật Hình sự năm 2015” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà - Ngô Duy Thi, https://kiemsat.vn/binh-luan-toi-giet-nguoi-theo-blhs-nam-2015-50490.html
Trang 26ngày nhận bài: 16/4/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/4/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 4/5/2019
Thông tin tác giả:
1 nCs ths ĐoaØn tRọnG CHỈnH
Giảng viên Khoa luật - trường Đại học Công nghệ tP Hồ Chí minh (Hutech)
2 ths le tHỊ minH tHƯ
Giảng viên Khoa luật - trường Đại học Công nghệ tP Hồ Chí minh (Hutech)
DisPutes in tHe GuiltY Plea foR muRDeRinG
unDeR vietnam’s CuRRent CRiminal CoDe
Lecturer, Faculty of Law,
Ho Chi Minh City University of Technology
Lecturer, Faculty of Law,
Ho Chi Minh City University of Technology
abstRaCt:
The basic difference between murder and intentional injury is the subjective consciousness
of the offender which is demonstrated by objective factors such as offensive behavior, injuries
on the victim’s body, causes and duration of the victim’s death, weapons, the level and intensity
of attack, consequences and the severity of injuries, and subjective factors including causes,motives and criminal purposes Disputes in the guilty plea between these two offenses oftenoccur in two cases In the first case, the crime of murder is identified in the case of a crime thathas not been committed yet or intentionally harms other person’s health In the second case, thecrime of murder is identified in the case of intentionally harming other person’s health, leading
to the death This article focuses on the first case
Keywords: Causing injury intentionally, judgment, murder, crime that has not yet been
committed
Trang 271 những vấn đề chung
Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách
mở cửa, tăng cường quan hệ đối ngoại, chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và
Nhà nước, nhiều văn bản về quản lý Nhà nước đã
được ban hành; trong đó, văn bản quy định về thủ
tục nhập cảnh đơn giản, dễ dàng hơn, tạo điều kiện
cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để
đầu tư, khảo sát thị trường, thăm thân, du lịch
nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong đó,
có quy định cho phép các cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài cấp thị thực giá trị 15 ngày (thị
thực D) cho người nước ngoài có nhu cầu vào Việt
Nam, không cần cơ quan, tổ chức trong nước bảo
lãnh [2] Việt Nam đã ký Hiệp định song phương
miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao,
công vụ với 56 nước trên thế giới; trong khối
ASEAN (trừ Myanma) đã miễn thị thực cho công
dân mang hộ chiếu phổ thông với thời hạn cao nhất
là 30 ngày; mở rộng đơn phương miễn thị thực chocông dân nhiều nước
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhânkhác nhau, tình hình tội phạm trên thế giới và khuvực nói chung, tội phạm có yếu tố nước ngoài vàtội phạm do người nước ngoài gây ra ở Việt Namnói riêng diễn ra khá phức tạp với tính chất nghiêmtrọng và có xu hướng ngày càng gia tăng Trongđó có thể kể đến các loại tội phạm như: lừa đảo;buôn lậu quốc tế; buôn bán ma túy quốc tế; muabán phụ nữ, trẻ em và thời gian gần đây là tộiphạm về môi trường Hầu hết các loại tội phạm cóyếu tố nước ngoài nói trên xảy ra với tính chấtnghiêm trọng, có đồng phạm, có sự chuẩn bị kỹlưỡng, móc nối chặt chẽ gây phức tạp tình hình
an ninh, trật tự của nước ta trong thời kỳ hội nhậpkinh tế quốc tế
Tội phạm về môi trường ở nước ta không phảilà loại tội phạm mới, nhưng tội phạm về môitrường có yếu tố nước ngoài mới chỉ xảy ra những
tội PHạm moÂi tRƯơØnG Có YeÁu toÁ nƯớC nGoaØi:
một soÁ GiaÛi PHáP naÂnG Cao Hiệu QuaÛ
Hoạt ĐộnG PHoØnG nGỪa vaØ biện PHáP XỬ lYù
lngô ngọC DiễM
tóm tắt:
Bài viết đề cập đến cách tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về vi phạm phápluật hình sự đối với tội phạm về môi trường có chủ thể là người nước ngoài, pháp nhânthương mại nước ngoài Đặc biệt, tác giả đưa ra được nguyên nhân khác nhau của tội phạmvề môi trường trên thế giới và khu vực, cũng như loại tội phạm này diễn ra ở Việt Nam, từđó đưa ra thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với loại hình tội phạm về môi trườngcó yếu tố chủ thể là người nước ngoài
từ khóa: Tội phạm về môi trường, yếu tố nước ngoài, pháp luật, tội phạm, hình sự.
Trang 28năm gần đây khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh
tế quốc tế Do vậy, công tác phòng ngừa, đấu tranh
với tội phạm môi trường có yếu tố nước ngoài là
một vấn đề mới, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều,
việc xử lý nhiều khi còn bị động, lúng túng
2 tình hình tội phạm môi trường có yếu tố
nước ngoài ở việt nam
Quá trình đất nước mở cửa hội nhập quốc tế,
kinh tế được phát triển, tạo một số chuyển biến
mới trong sự kết hợp tăng trưởng kinh tế, phát triển
văn hóa xã hội, giữ vững an ninh trật tự Tuy nhiên,
đất nước ta đã và đang phải đối mặt với một số
vấn đề về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và
tội phạm về môi trường, trong đó tội phạm môi
trường có yếu tố nước ngoài diễn biến ngày càng
phức tạp, phổ biến trên một số lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp: Chính
sách mở cửa đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây,
bên cạnh đó sự lơi lỏng trong công tác quản lý là
điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng
vi phạm luật bảo vệ môi trường; bỏ qua công tác
xử lý chất thải, coi đó là giải pháp nhằm giảm chi
phí, tăng lợi nhuận Điều mà ở các nước phát triển,
doanh nghiệp không có được vì những quy định về
bảo vệ môi trường ở đó rất chặt chẽ và được coi
trọng Vấn đề xử lý chất thải công nghiệp chưa
được các cấp, các ngành chú trọng đúng mức,
nhiều nhà máy, khu công nghiệp sử dụng hệ thống
ngầm dẫn nước thải chưa qua xử lý ra môi trường
gây ô nhiễm nguồn nước của các sông, hồ, điển
hình là: Vụ Công ty Vedan, Công ty Tung kuang,
Công ty Miwon , đều có chung hành vi vi phạm
là xả thải chưa qua xử lý ra môi trường Những
năm gần đây công tác xử lý đã nghiêm khắc hơn,
tuy vậy việc khắc phục của các cơ sở vi phạm
chuyển biến rất chậm, nên ô nhiễm vẫn tiếp tục
xảy ra, kéo dài Nguyên nhân của tình trạng này là
do hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển
nhanh theo nhu cầu công nghiệp hóa; số lượng
người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy, khu
công nghiệp tăng cao và luôn tìm cách đối phó,
trong khi lực lượng chức năng còn thiếu, không đủ
mạnh để kiểm soát tình hình; cơ chế quản lý lỏng
lẻo, hoạt động thanh tra, kiểm tra còn mang nặng
tính chất hành chính, tất cả là những điều kiện để
các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng vi phạm
- Lĩnh vực nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc
hậu; phế liệu: Tình trạng nhập khẩu phế liệu có
chứa chất thải nguy hại, máy móc cũ, ắc quy chì,
diễn ra rất nghiêm trọng, bằng nhiều hình thứcnhư nhập làm nguyên liệu sản xuất, “tạm nhập,tái xuất”, điển hình vụ 3 công ty tại Hải Phòngvà Quảng Ninh nhập về từ Mỹ 37 containers (gần
800 tấn) nhựa phế liệu lẫn tạp chất Hiện nay, tạicác cảng biển đang tồn đọng hàng trăm contain-ers phế liệu chứa chất thải nguy hại, khai vô chủhoặc các chủ hàng không chịu nhận, gây phức tạpmôi trường tại các cảng biển Nguyên nhân tìnhtrạng trên là do lợi nhuận cao, các doanh nghiệpcó thể được “ăn hai mang” từ chủ nguồn thải vàtừ cơ sở mua lại để tái chế, do đó các doanhnghiệp tìm cách khai báo gian dối với Hải quanhoặc lợi dụng hình thức kiểm hóa xác suất để chegiấu hàng cấm Việc xử lý trái phép chất thảinguy hại, phế thải vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi, mộtphần nguyên nhân là do công tác tổ chức giám sátthực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại chưanghiêm, chưa thường xuyên, đã tạo điều kiện chocác đơn vị vi phạm
- Lĩnh vực buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm: Hoạt động mua bán, vận chuyển, động vật
hoang dã, quý hiếm để xuất trái phép ra nướcngoài tiêu thụ vẫn diễn biến phức tạp, gây nhiềukhó khăn cho công tác đấu tranh, xử lý Thời gianqua, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường đãkhám phá một số đường dây buôn bán động vậthoang dã, quý hiếm ra nước ngoài và từ nước ngoàitạm nhập về Việt Nam để xuất sang nước thứ 3.Điển hình vụ Công ty cổ phần XNK Talu nhập 33tấn tê tê đông lạnh qua cửa khẩu Móng Cái -Quảng Ninh; vụ Công ty cổ phần Đầu tư và Pháttriển Móng Cái (Quảng Ninh) nhập qua cửa khẩuCầu Treo 3.800kg động vật hoang dã gồm rùa vàrắn ráo trâu (thuộc nhóm 2B) có xuất xứ từMalaysia, vận chuyển về Móng Cái để xuất điTrung Quốc Theo Viện Sinh thái và Tài nguyênsinh vật mỗi năm Việt Nam có tới trên 3000 tấnđộng vật với 150 đến 200 loài bị săn bắt, buôn bántrái phép; trong đó có khoảng 45% tiêu thụ ở trongnước, còn lại được bán sang Trung Quốc và cácnước trong khu vực, các loài động vật bị săn bắtchủ yếu là rắn, rùa, kỳ đà, khỉ
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản: Đây là lĩnh vực
phức tạp và nhạy cảm, các đối tượng lợi dụngchính sách thu hút đầu tư, khuyến khích xuất khẩu,để khai thác, xuất khẩu trái phép tài nguyên,khoáng sản, không chú trọng đánh giá tác độngđến môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệtnguồn tài nguyên Các loại khoáng sản khai thác
Trang 29chủ yếu như: Cao lanh, bôxit, titan, cát, than
Điển hình vụ Công ty Vietmindo - Quảng Ninh vi
phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại,
đánh giá hiện trạng môi trường trong khai thác
khoáng sản Hoạt động khai thác, vận chuyển trái
phép các loại gỗ quý hiếm để xuất ra nước ngoài
xảy ra ở nhiều địa phương, đặt ra nhiều thách thức,
khó khăn cho các cơ quan chức năng trong công
tác xử lý, ngăn chặn [1]
3 thực trạng tội phạm môi trường có yếu tố
nước ngoài
Hội nhập quốc tế là điều kiện để nước ta phát
triển kinh tế - xã hội, vươn lên thành một quốc gia
giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sự ổn
định ở trong nước, uy tín ngày càng tăng trên
trường quốc tế là môi trường thuận lợi cho nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam Nhiều chủ trương,
chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài đã
được ban hành, tạo nguồn thu hút mạnh mẽ đầu tư,
hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục của
nước ngoài vào Việt Nam Tuy nhiên, lợi dụng quá
trình mở cửa, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục triển
khai những âm mưu, thủ đoạn chống phá nước ta,
cùng với những tác động tiêu cực của mặt trái nền
kinh tế thị trường sẽ làm cho tình hình tội phạm
người nước ngoài nói chung và tội phạm môi
trường có yếu tố nước ngoài nói riêng ở Việt Nam
có những diễn biến phức tạp mới
- Với sự phát triển nhanh trong khi điều kiện cơ
sở hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa theo kịp quá
trình công nghiệp hóa làm cho môi trường nước ta
tiếp tục bị ô nhiễm, gây ra khả năng cạn kiệt
nguồn tài nguyên, khoáng sản Việc cấp phép đầu
tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất,
các dự án khai thác khoáng sản thiếu kiểm soát,
không đánh giá tác động môi trường, không chú
trọng công tác xử lý chất thải sẽ gây nên tình trạng
ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí ở nhiều nơi
- Số lượng các công ty nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam tiếp tục tăng trên nhiều lĩnh vực sẽ đặt
nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước ta trước nhiều
thách thức mới, trong đó chủ yếu vẫn là vấn đề xử
lý chất thải công nghiệp (gồm cả chất thải rắn và
chất thải lỏng) và quản lý, xử lý chất thải nguy hại
- Tình hình vi phạm trong kinh doanh nhập
khẩu phế liệu, máy móc cũ, lạc hậu vẫn sẽ diễn
ra phức tạp vì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
này rất cao cùng với việc quản lý lỏng lẻo, quy
định thiếu chặt chẽ là điều kiện để các doanh
nghiệp móc nối với đối tượng nước ngoài lợi dụng
- Nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã,quý hiếm trong nước vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệtlà việc lợi dụng nước ta để làm điểm tạm nhập, táixuất các loài động vật và sản phẩm từ động vậthoang dã, quý hiếm, như: sừng tê giác, ngà voi, hổ,rắn, tê tê
4 một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh, xử lý
- Một là: Chủ động tổ chức có hiệu quả các
biện pháp phòng ngừa, trước hết, về nhận thức, cầnxác định rõ công tác phòng ngừa tội phạm về môitrường nói chung và tội phạm môi trường có yếu tốnước ngoài nói riêng là một bộ phận quan trọngcủa cuộc đấu tranh, chống tội phạm để bảo vệ anninh quốc gia, giữ gìn trật tự ATXH, có ý nghĩachiến lược phục vụ tích cực cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳhội nhập
- Hai là: Xác định Cảnh sát PCTP về môi
trường là lực lượng nòng cốt trong công tác phòngngừa, đấu tranh chống tội phạm về môi trường cóyếu tố nước ngoài Xây dựng quan hệ phối hợpvới các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trườngnhằm trao đổi thông tin về tội phạm môi trườngliên quan đến Việt Nam để chủ động trong côngtác phòng chống
- Ba là: Đẩy mạnh các mặt công tác nghiệp vụ
cảnh sát, nắm chắc tình hình hoạt động của cácloại tội phạm về môi trường có yếu tố nước ngoài
ở từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể Xác định chính xácnguyên nhân, điều kiện của các loại tội phạm trongtừng lĩnh vực trọng điểm đã nêu ở phần trên Đánhgiá đúng phương thức, thủ đoạn, phát hiện quan hệcấu kết, móc nối giữa tội phạm người nước ngoàivà tội phạm người Việt Nam để đưa ra biện phápphòng ngừa, đấu tranh hiệu quả
- Bốn là: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận
động quần chúng tham gia phòng ngừa, đấu tranhchống tội phạm về môi trường Tham mưu, địnhhướng cho các hoạt động truyền thông, thông quacác tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, các tổ chứcquần chúng xã hội, phát động phong trào quầnchúng; tuyên truyền để mọi người dân nhận thức rõâm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tộiphạm môi trường có yếu tố nước ngoài xảy ra ởViệt Nam
- Năm là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo
hành lang pháp lý cho hoạt động phòng ngừa, đấutranh chống tội phạm về môi trường có yếu tố nướcngoài Hệ thống pháp luật hiện nay còn thiếu, chưa
Trang 30đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung; cơ chế quản
lý còn nhiều kẽ hở, thiếu chặt chẽ
- Sáu là: Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt
động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về
môi trường có yếu tố nước ngoài và tội phạm môi
trường do người nước ngoài gây ra ở Việt Nam
Đặc biệt đối với UNODC, xác định những nội dungvà hiệu quả thiết thực theo nguyên tắc phù hợp vớipháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, với cácchương trình phòng chống tội phạm, bảo vệ môitrường của Liên hợp quốc Huy động và sử dụnghiệu quả nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế n
some solutions to imPRove tHe effeCtiveness
of tHe PRevention anD fiGHt aGainst enviRonmental
CRimes witH foReiGn elements
School of Law, Vietnam National University - Hanoi
abstRaCt:
This article presents the research approach in the perspective of criminology about criminaloffenses caused by environmental crimes that can be foreigners or foreign trade legal entities.Especially, this article introduces different causes of environmental crimes in the world and theregion, and types of environmental crime in Vietnam, thereby presenting current situations andproposing solutions to prevent and fight against environmental crimes with foreign elements
Keywords: Environmental crime, foreign elements, law, crime, criminal
taØi liệu tHam KHaÛo:
1 Báo cáo Tổng kết công tác, phòng chống tội phạm về môi trường từ năm 2007 đến năm 2017 của Cục Cảnh sát môi trường.
2 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13).
3 Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22-2-2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15-11-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ngày nhận bài: 17/4/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 27/4/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 7/5/2019
Thông tin tác giả:
nCs.ths nGo nGọC Diễm
Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà nội
Trang 311 Đặt vấn đề
Biển đóng vai trò quan trọng về nhiều mặt
kinh tế, chính trị, quân sự… Với xu hướng tiến ra
biển của các quốc gia, làm xuất hiện nhiều tranh
chấp về chủ quyền trên vùng biển ngày càng
phức tạp Hiện nay, Biển Đông đang được cả thế
giới quan tâm, nó có vị trí vô cùng quan trọng
trong hàng hải cũng như về quân sự và nguồn tài
nguyên phong phú Trung Quốc ngày càng thể
hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, cụ thể
Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hoạt động
nhằm thực hiến hóa tham vọng này, như: Đưa ra
tuyên bố đường lưỡi bò chiếm hầu hết diện tích
của Biển Đông vi phạm đến chủ quyền của các
quốc gia láng giềng; ngang nhiên xây dựng các
công trình, thiết bị nhân tạo ở các bãi san hô, đá
ngầm… Việc làm của Trung Quốc đã đẩy tranh
chấp tại Biển Đông lên cao Chính vì lý do đó,việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, trong đó việcbảo vệ chủ quyền biển đảo đang là một vấn đềđặt lên hàng đầu hiện nay Để thực hiện đượcmục tiêu này, Nhà nước cần sử dụng rất nhiềubiện pháp từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế - xãhội Một trong những biện pháp cần thực hiện đólà kết hợp hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảovà hoạt động bảo vệ ngư dân khi đánh cá trên biển
2 sự cần thiết của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo gắn với công tác bảo hộ ngư dân trong tình hình mới
Tranh chấp ở Biển Đông ngày càng diễn raphức tạp, tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hoàbình, an ninh và phát triển kinh tế của nước tahiện nay Biển Đông hiện nay tồn tại rất nhiều
baÛo vệ CHuÛ QuYeÀn bieÅn ĐaÛo tHoÂnG Qua Hoạt ĐộnG
baÛo Hộ nGƯ DaÂn tReÂn bieÅn
lnguyễn Thị hạnh
tóm tắt:
Tình hình tranh chấp tại Biển Đông ngày càng diễn ra phức tạp, vì vậy việc bảo vệ chủquyền biển đảo là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới Có nhiều biện pháp bảovệ chủ quyền biển đảo đã và đang được Nhà nước thực hiện đem lại hiệu quả Tuy nhiên, vớitình hình tranh chấp hiện nay, thì cần có nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ tốt chủ quyền biểnđảo Xuất phát từ mối quan hệ mật thiết của hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo và hoạt độngbảo vệ ngư dân khi đánh cá trên biển, trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích mối quanhệ mật thiết giữa việc bảo vệ chủ quyền biển đảo với hoạt động bảo hộ ngư dân, từ đó, nângcao hơn khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới hiện nay
từ khóa: Bảo hộ công dân, bảo hộ ngư dân, chủ quyền biển đảo.
Trang 32tranh chấp, bao gồm: Tranh chấp chủ quyền lãnh
thổ; tranh chấp về phân định các vùng biển chồng
lấn; tranh chấp về thực hiện các quyền và nghĩa
vụ theo công ước luật Biển 1982 về khai thác,
quản lý và sử dụng biển; tranh chấp do yêu sách
đường lưỡi bò của Trung Quốc1 Trước tình hình
phức tạp như vậy, việc bảo vệ chủ quyền biển
không đơn giản chỉ bảo vệ quyền mà còn phải
bảo vệ lợi ích của quốc gia, của dân tộc ở trên
biển, bao gồm: bảo vệ chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán và lợi ích về kinh tế, tài
nguyên thiên nhiên, lợi ích về giao thông hàng
hải quốc tế, lợi ích về quốc phòng và an ninh
quốc gia, lợi ích trong quan hệ đối ngoại, du lịch
biển, đảo của quốc gia trên các vùng biển theo
quy định của luật pháp quốc tế
Thực tế cho thấy, bảo vệ chủ quyền, an ninh
biển, đảo không chỉ trông cậy vào các lực lượng
chuyên trách, vấn đề có tính quyết định là phải
xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân trên biển, mà ngư dân sẽ
tích cực ra khơi, bám biển khi họ được Nhà nước
bảo hộ Sự hiện diện của ngư dân trên biển không
những đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh
tế, mà còn có ý nghĩa như một lực lượng bảo vệ
quan trọng Giữa đại dương mênh mông, nơi tận
cùng hải phận của đất nước, mỗi tàu, thuyền đánh
bắt hải sản của ngư dân với lá cờ đỏ sao vàng
tung bay trước gió là những chứng cứ khẳng định
chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Những tổ, đội
đánh bắt hải sản như những “xóm, làng” trên
biển, đó là những cột mốc đánh dấu chủ quyền
của Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982 Từ đó, chúng ta có thể
thấy mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động bảo hộ
ngư dân với hoạt động bảo vệ chủ quyền
biển đảo
3 nội dung mối quan hệ giữa bảo vệ chủ
quyền biển đảo với hoạt động bảo hộ ngư dân
Một là, hoạt động bảo hộ ngư dân khi đánh cá
trên biển là một nhiệm vụ của nhà nước khi thực
hiện chủ quyền của mình Trong luật quốc tế,
quốc gia được hiểu là sự thống nhất giữa 3 yếu tố:
Dân cư, lãnh thổ và quyền lực nhà nước2 Nhà
nước là một thực thể đặc biệt, nó vừa là tổ chức
quyền lực quản lý công dân bẳng pháp luật, vừa
là một công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân Như vậy, Nhà nước vừa có quyềnvừa có nghĩa vụ đối với công dân Đối với Nhànước, công dân cũng có hai tư cách, vừa là chủthể của quyền lực nhà nước vừa là đối tượng củaquyền lực ấy Vì vậy, công dân vừa có quyền vừacó nghĩa vụ đối với Nhà nước và cũng phải chịutrách nhiệm pháp lý khi thực hiện không đúnghoặc trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước Trongmối quan hệ giữa Nhà nước và công dân thì Nhànước có nghĩa vụ đảm bảo, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân Như vậy, Nhà nước cónghĩa vụ bảo vệ công dân của mình, cụ thể là ngưdân khi họ thực hiện việc đánh cá trên biển Đâylà một phần việc thực hiện quyền lực của Nhà nước
Hai là, hoạt động bảo hộ ngư dân khi đánh cá
trên biển với hoạt động bảo vệ chủ quyền biểnđảo có tác động qua lại mật thiết với nhau Bảohộ ngư dân khi đánh cá trên biển là hành độngkhẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với biểnđảo và đồng thời hoạt động bảo vệ chủ quyềnbiển đảo là phương tiện để bảo hộ ngư dân Nhưphân tích ở trên, ta thấy hoạt động bảo hộ ngưdân là một nhiệm vụ của Nhà nước khi thực hiệnchủ quyền của mình Vì vậy, khi Nhà nước thựchiện bảo hộ ngư dân đã trực tiếp thể hiện chủquyền của mình đối với lãnh thổ mà cụ thể là chủquyền đối với biển đảo
Mặt khác, hoạt động bảo hộ ngư dân bao gồm:bảo vệ trực tiếp ngư dân khi họ thực hiện cáchoạt động đánh bắt cá và cả hoạt động bảo vệmôi trường, không gian để ngư dân có thể thựchiện hoạt động đánh bắt cá Khi Nhà nước bảovệ chủ quyền của mình trên các vùng biển, đồngthời tạo ra môi trường hòa bình ổn định cho ngưdân khai thác cá Tính đến tháng 12/2018, lựclượng kiểm ngư đã phối hợp với các lực lượngchức năng đã phát hiện hơn 80.000 lượt chiếc tàucá, trong đó tàu cá nước ngoài là trên 42.000 lượt
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, viphạm chủ quyền vùng biển nước ta3 Như vậy,chúng ta có thể thấy Nhà nước cần phải thực hiệntốt công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo thì mớicó thể tạo ra ngư trường cho ngư dân Việt Namthực hiện hoạt động nghề cá Sau khi tạo đượcmôi trường tốt cho ngư dân ra biển thì một côngviệc hết sức quan trọng là bảo vệ ngư dân trongquá trình họ đánh cá trên biển Thực tế có rất
Trang 33nhiều vụ ngư dân Việt Nam bị đánh chìm tàu, bắt
giữ khi đánh cá trên biển Đặc biệt ngày 27/4,
trong khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam,
thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang tiến
hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (tọa độ
06026’N - 106047’E, cách đường phân định thềm
lục địa năm 2003 5,5 hải lý về phía Bắc), tàu cá
Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14
ngư dân bị tàu Indonesia mang số hiệu 381 bắt
giữ và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt
Nam bị chìm Như vậy, trong trường hợp này Nhà
nước phải tiến hành các biện pháp bảo hộ cho
ngư dân như: Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi
Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam đề nghị các
cơ quan chức năng Indonesia xác minh thông tin,
điều tra làm rõ vụ việc; không lặp lại hành động
tương tự trong tương lai, đồng thời thả ngay các
ngư dân của tàu cá BĐ 97916 TS, đối xử nhân
đạo và đền bù thỏa đáng cho tàu cá và ngư dân
Việt Nam4 Khi thực hiện các hoạt động bảo hộ,
Nhà nước Việt Nam đã trực tiếp thực hiện việc
bảo vệ chủ quyền của mình đối với biển đảo
Ngoài ra, trên biển, ngư dân vừa là những
người làm kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp
phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Sự hiện diện
của ngư dân Việt Nam trên các vùng biển chủ
quyền của đất nước đặc biệt quan trọng Phát
triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, ứng xử với biển
ra sao cần có những bước đi khoa học, thận trọng
và có sự tham gia của người dân là vô cùng cấp
thiết Đặc biệt, tình hình tranh chấp chủ quyền
biển, đảo, tranh chấp ngư trường ở Biển Đông
hiện nay diễn biến phức tạp Cùng với đó là
những khó khăn về biến đổi khí hậu, thiên tai, rủi
ro cao về tính mạng và tài sản, tình trạng ô nhiễm
môi trường biển… đã và đang tác động sâu sắc
đến nhận thức, tình cảm, sự gắn bó với nghề biển
của ngư dân Do vậy, bảo hộ, đầu tư cho ngư dân
và động viên nhân dân bám biển vươn khơi là
việc làm cấp thiết
4 Kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt
động bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua
hoạt động bảo hộ ngư dân
Thứ nhất, tăng cường hơn nữa hoạt động của
cơ quan nhà nước trong hoạt động bảo vệ ngư
dân Như phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng
hoạt động bảo hộ ngư dân có quan hệ mật thiết
với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo Thựchiện tốt việc bảo vệ ngư dân cũng chính là nângcao hiệu quả hoạt động bảo vệ chủ quyền biểnđảo, vì vậy Nhà nước cần tăng cường hơn nữatrong công tác bảo hộ ngư dân Trước hết Nhànước phải tăng cường xây dựng lực lượng quốcphòng an ninh vững mạnh đảm bảo cho việcphòng thủ, bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùngbiển tạo môi trường thuận lợi cho ngư dân thựchiện hoạt động đánh bắt cá Theo đó xây dựngcác công trình quân sự, bổ sung vũ khí, trang thiết
bị, tăng cường lực lượng con người Tiếp đó làtăng cường việc bảo vệ ngư dân khi họ thực hiệncác hoạt động đánh bắt cá trên biển Để làm đượcđiều này thì cần có sự phối hợp nhiều cơ quannhư: Cơ quan ngoại giao, cảnh sát biển, kiểm ngư,bộ đợi biên phòng… Đặc biệt là trong trường hợpngư dân bị bắt, bị giam giữ hay có xung đột khitham gia đánh bắt cá Các cơ quan chức năngluôn coi nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ ngưdân gặp tai nạn, rủ ro trên biển là nhiệm vụ cốtlõi Việc bảo hộ ngư dân không chỉ trong trườnghợp đánh bắt cá hợp pháp mà ngay cả trongtrường hợp đánh bắt cá trái phép thì cơ quan nhànước mà cụ thể là Bộ Ngoại giao nên nhanhchóng thực hiện các hoạt động bảo hộ Hiện nay,mô hình “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân”đã mang lại kết quả khá tốt trong thời gian qua.Trong thời gian tới, cần duy trì, nhân rộng vànâng cao hơn hiệu quả của chương trình này
Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật về
chức năng nhiệm vụ các cơ quan thực hiện bảohộ ngư dân Trong đó, chúng ta mới ban hànhLuật Cảnh sát biển chuẩn bị có hiệu lực vào ngày1/7/2019, là một trong những cột mốc quan trọngnhằm thể chế hóa đường lối, quan điểm của Nhànước về bảo vệ, quản lý biển đảo cũng như hoạtđộng bảo hộ ngư dân Hy vọng với việc ban hànhluật mới sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả công táchoạt động bảo hộ ngư dân, cũng như bảo vệ chủquyền biển đảo
Thứ ba, cần thành lập quỹ bảo hộ ngư dân.
Hiện nay đã có quỹ hỗ trợ ngư dân, quỹ bảo hộcông dân chung nhưng với tính đặc thù của mốiliên hệ giữa hoạt động bảo hộ công dân và bảovệ chủ quyền biển đảo nên cần thiết có quỹ dànhriêng cho hoạt động này Quỹ này thành lậpnhằm thực hiện hỗ trợ ngư dân trong các trường
Trang 34hợp bị bắt giữ, bị giam hay gặp hoàn cảnh đặc
biệt khi thực hiện hoạt động đánh cá trên biển
Thứ tư, cần tuyên truyền kiến thức cho ngư
dân khi đánh cá Trước hết là kiến thức về chủ
quyền quốc gia, chủ quyền biên giới hải đảo cho
ngư dân Hiện nay, nhận thức của ngư dân về lĩnh
vực này còn rất hạn chế chưa hiểu rõ vùng biển
chủ quyền và vùng biển của quốc gia khác nên
vẫn xảy ra trường hợp vi phạm vùng biển của
quốc gia khác Hầu hết các trường hợp đánh bắt
cá trái phép đều do ngư dân chưa hiểu rõ pháp
luật, nhận thức về pháp luật còn kém Vì vậy,
nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật để ngư dân hiểu
rõ là điều vô cùng cần thiết Về nội dung cần tập
trung tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ
bản, phổ thông về các văn bản pháp luật về biển,
đảo của Nhà nước ta và Luật biển quốc tế; những
cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với các quần đảo trên biển Đông; những
văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký kết
với các nước láng giềng, các nước có liên quan;
tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, lòng
tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ,
giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ
quốc trong ngư dân, góp phần gìn giữ môi trường
hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa các
quốc gia có biển Bên cạnh đó, chúng ta cần
tuyên truyền đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng ý
thức trách nhiệm công dân trong việc tuyên
truyền cho các “tổ đội tàu, thuyền đoàn kết”, dân
quân tự vệ; đấu tranh chống các hiện tượng sai
trái, tiêu cực trên biển, đảo như: vi phạm quy
định về trật tự, an toàn giao thông trên biển; buônbán hàng cấm, trốn lậu thuế; đánh bắt có tínhchất hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản, phá hoạimôi trường sinh thái biển; kịp thời thông báo tàu,thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền, quyền tàiphán vùng biển của nước ta; đấu tranh phản báccác luận điệu sai trái của các thế lực cơ hội, thùđịch nhằm mục đích xuyên tạc về chủ quyềnbiển, đảo của Việt Nam Tuyên truyền các chínhsách khuyến khích nhân dân ra định cư ổn địnhtrên đảo, làm ăn dài ngày trên biển; tuyên truyềnnâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọitầng lớp nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vànhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệchủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Về phương pháp tuyên truyền thì việc tuyêntruyền cần phải được xây dựng một cách khoahọc, chặt chẽ với các địa phương và các lựclượng, cần xây dựng kế hoạch, đề cương tuyêntruyền cho từng thời điểm, giai đoạn; phải phốihợp với hệ thống chính trị các địa phương, cácnghiệp đoàn đánh cá, các tổ đội đánh cá tự quản,phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng cùngvào cuộc Không để hiện tượng số buổi tuyêntruyền nhiều nhưng ngư dân tham gia thì ít, nộidung không đến được ngư dân, nhiều lực lượngquản lý một vùng biển nhưng việc phối hợp đểtuyên truyền cho ngư dân ít được thực hiện, íthiệu quả Hơn nữa, việc tuyên truyền cần phốihợp mạnh mẽ giữa các địa phương ven biển, Chicục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lực lượng biênphòng… để công tác đạt được hiệu quả n
taØi liệu tRíCH Dẫn:
1 T.S Nguyễn Lan Nguyên, Tranh chấp Biển Đông và việc vận dụng các thiết chế tài phán, Hội thảo quốc tế “Những phát triển mới của Luật Biển quốc tế - Góc nhìn quốc tế và Việt Nam”, Đà Nẵng, 2018
3
https://tuoitre.vn/kiem-ngu-phat-hien-42-000-luot-tau-ca-nuoc-ngoai-vi-pham-trong-5-nam-2019041214311293.htm
4 nam-527592.html
Trang 35https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/de-nghi-indonesia-tha-ngay-ngu-dan-den-bu-thoa-dang-cho-tau-ca-viet-PRoteCtinG tHe sea anD islanD soveReiGntY of vietnam tHRouGH PRoteCtinG
vietnamese fisHeRmen
lnguyen Thi hanh
Hue University, University of Law
abstRaCt:
The dispute over the East Vietnam Sea has become more and more complicated As a result,protecting the sea and island sovereignty of Vietnam is an important and urgent task in thecoming time There are many measures of protecting Vietnam’s sea and island sovereignty whichhave been effectively implemented by Vietnamese government However, in the context ofgrowing complicated disputes, it is necessary for Vietnamese government to have more effectivemeasures of protecting the country’s sea and island sovereignty Based on the close relationship
of the island's sovereignty protection activities and the fishermen protection activities, this articlefocuses on analyzing this close relationship, thereby proposing solutions to improve the ability ofprotecting the sea and island sovereignty of Vietnam in the new situation
Keywords: Protecting citizens, protecting fishermen, sea and island sovereignty.
taØi liệu tHam KHaÛo:
1 PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Công pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
2 http://hvctcand.edu.vn/cong-tac-quan-ly-va-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-viet-nam-trong-tinh-hinh-moi.html
ngày nhận bài: 21/4/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 1/5/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 11/5/2019
Thông tin tác giả:
nGuYễn tHỊ HạnH
Đại học luật, Đại học Huế
Trang 361 Đặt vấn đề
Thương mại nông thôn là một đặc điểm rất đặc
trưng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, một con
đường tất yếu để đi từ một xã hội nông nghiệp bán
tự cung đến một nền kinh tế đa dạng hơn, một mức
sống cao hơn những vẫn đảm bảo an ninh lương
thực Thương mại hóa nông thôn sẽ kích thích và
thúc đẩy an ninh lương thực tại những quốc gia
phát triển Thương mại nông thôn sẽ chuyển hướng
hoạt động sản xuất tại khu vực nông thôn sang một
mô hình sản xuất và một hệ thống tiêu thụ dựa trên
thị trường Mặc dù người nông dân đã nhận thức
được giá trị thương mại của các sản phẩm mà họ
sản xuất ra, mô hình kinh doanh của họ vẫn còn
mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, nên dễ bị tác
động bởi các yếu tố bên ngoài từ môi trường tự
nhiên và môi trường kinh doanh Thương mại nông
thôn góp phần không nhỏ vào việc tăng sản lượng
và năng suất sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy khả
năng của thị trường và giảm thiểu đói nghèo bền
vững tại những nền kinh tế có thu nhập thấp và
phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp (Diao và các
cộng sự, 2012) Việc phát triển thương mại ở khu
vực nông thôn là vô cùng thiết yếu đối với sự phát
triển chung của cả quốc gia Phát triển thương mại
ở khu vực nông thôn sẽ giúp tạo thêm thu nhập chongười nông dân, giúp họ phát triển mô hình sảnxuất của mình tại địa phương, từ đó giúp xóa đóigiảm nghèo
2 Thực trạng phát triển các mô hình thương mại nông thôn
Hoạt động này được phần lớn các chuyên giahoạch định chính sách và các tổ chức/ doanhnghiệp đang đánh giá ở mức độ trung bình Cụthể, các chính sách phát triển thương mại nôngthôn theo mô hình mạng lưới dân sinh trên địabàn xã nhận được 2,84/5 điểm, chính sách pháttriển cấu trúc thương mại trên địa bàn thị trấn, thịtứ đạt 3,03/5 điểm và chính sách phát triển cácloại hình tổ chức thương mại đặc thù đạt 2,80/5điểm (Bảng 1)
Lý do các chính sách này chưa nhận được sựđánh giá cao từ các chuyên gia và doanh nghiệplà bởi mặc dù tất cả 8 tỉnh thuộc vùng Duyên hảiNam Trung bộ đã kêu gọi và đầu tư xây dựngcác trung tâm thương mại-dịch vụ thị trấn nhưngchỉ có một số khu vực có sự phát triển đồng đềugiữa các hạng mục trong mạng dưới dân sinh
THỰC TRaÏNG THỰC THI VaØ PHáT TRIỂN CHÍNH SáCH THƯƠNG maÏI NoÂNG THoÂN KHU VỰC DUYÊN HaÛI Nam TRUNG BoÄ
lPhan Thị Thu CúC
Tóm TắT:
Đánh giá thực trạng thực thi và phát triển chính sách thương mại nông thôn trên địa bàn cáctỉnh Duyên hải Nam Trung bộ là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định và pháttriển các chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam Thông qua bài báo này, tác giả nêulên thực trạng phát triển thương mại nông thôn thôn của các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ từkhảo sát thực tiễn
Từ khóa: Chính sách thương mại nông thôn, hỗ trợ phát triển nông thôn, các tỉnh Duyên hải
Nam Trung bộ
Trang 37Tiêu biểu như huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định).
Tháng 8/2016, huyện đã kêu gọi đầu tư xây dựng
các trung tâm thương mại của huyện, tiêu biểu
như: Trung tâm thương mại Thị trấn Phù Mỹ
(thôn Trà Quang Nam, thị trấn Phù Mỹ), Trung
tâm thương mại thị trấn Bình Dương (thôn Dương
Liễu Tây), Trung tâm thương mại xã Mỹ Chính
(thôn An Lương),…
3 Thực trạng phát triển các loại hình kinh
doanh thương mại
Các hoạt động phát triển các loại hình kinh
doanh thương mại tại các tỉnh vùng Duyên hải
Nam Trung bộ Việt Nam được các chuyên gia
cũng như các tổ chức/ doanh nghiệp đánh giá cao
do các tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp
thúc đẩy thu mua hàng nông, lâm, thủy sản cho bà
con nông dân Trong đó, chính sách phát triển các
loại hình kinh doanh thương mại đối với hàng côngnghiệp tiêu dùng được đánh giá: 3,10/5 theo cácchuyên gia và 3,01/5 theo các doanh nghiệp Đốivới thu mua hàng nông, lâm, thủy sản được đánhgiá: 3,00/5 theo các chuyên gia và 3,00/5 theo cácdoanh nghiệp và cuối cùng Đối với cung ứng vật tưnông nghiệp cho sản xuất được đánh giá: 2,94/5theo các chuyên gia và 2,93/5 theo các doanhnghiệp (Bảng 2)
Đối với chính sách thu mua hàng nông, lâm,thủy sản, bên cạnh việc thành lập các chuỗi tiêuthụ trong tỉnh, tỉnh tiếp tục ký kết hợp đồng tiêuthụ hàng nông lâm thủy sản với các doanh nghiệpgần xa Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn của tỉnh vừa tích cực hỗ trợ cho ngườinông dân để họ có vốn, kiến thức làm ra các sảnphẩm sạch và khuyến khích các doanh nghiệp
Bảng 1 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động phát triển các mô hình
thương mại nông thôn vùng Duyên hải nam Trung bộ Việt nam
Nội dung hay câu hỏi
Chuyên gia & nhà
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Phát triển thương mại nông thôn theo mô
Phát triển cấu trúc thương mại trên địa bàn
Phát triển các loại hình tổ chức thương mại
Bảng 2 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động phát triển các loại hình kinh doanh
thương mại vùng Duyên hải nam Trung bộ Việt nam
Nội dung hay câu hỏi
Chuyên gia & nhà
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Đối với cung ứng vật tư nông nghiệp cho sản
Trang 38trong và ngoài tỉnh đầu tư, liên kết với người dân
nhằm tận dụng tất cả các nguồn lực hiện có (đất
đai, nhân lực, ) để cùng nhau phát triển, tạo lợi
ích bền vững cho cả doanh nghiệp và nông dân
Điển hình như tại tỉnh Bình Thuận, chính quyền
tỉnh Bình Thuận cũng đã tích cực thực thi và triển
khai các chính sách về phát triển các loại hình kinh
doanh thương mại tại khu vực nông thôn, trong đó
nhấn mạnh đến hoạt động thu mua hàng nông lâm
thủy sản cho bà con nông dân
Về hoạt động cung ứng vật tư nông nghiệp cho
sản xuất nông nghiệp, thực hiện các chính sách
phát triển thương mại nông thôn, các tỉnh Duyên
hải Nam Trung bộ tích cực tìm kiếm các đối tác có
uy tín trong lĩnh vực cung ứng vật tư nông nghiệp
trong và ngoài tỉnh để giúp người nông dân, thậm
chí chính các hợp tác xã tại địa phương là đối tượng
trực tiếp cung ứng cho các hộ nông dân
Bên cạnh đó, các tỉnh thuộc Duyên hải Nam
Trung bộ còn thành lập nhiều mô hình thí điểm
tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
tại địa bàn nông thôn Có thể kể đến như Mô hình
doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân ở các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung (huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng) và Mô hình doanh
nghiệp - hộ kinh doanh - hộ nông dân ở vùng sản
xuất phân tán (vùng nông thôn và miền núi tỉnh
Phú Yên) Trong đó, các doanh nghiệp cung ứng
vật tư nông nghiệp (giống câu trồng, phân bón,
thức ăn chăn nuôi,…) có trách nhiệm cung cấp rõ
quy trình kỹ thuật, nêu rõ yêu cầu chất lượng
nông sản đối với các hợp tác xã để các hợp tác xã
này chuyển giao đến các thành viên thực hiện.Sau khi thu hoạch sản phẩm, các xã viên sẽchuyển lại cho hợp tác xã, hợp tác xã chuyển lạicho doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm Khôngchỉ có các địa phương triển khai thực hiện mà BộCông Thương cũng tổ chức kết nối doanh nghiệpđã tham gia mô hình siêu thị (Coopmart, Hapro,Vinmart, Intimex,…) nhằm tạo cầu nối tiêu thụnông sản trực tiếp và cung ứng vật tư nôngnghiệp cho nông dân
4 Thực trạng phát triển chợ đến địa bàn nông thôn
Hoạt động phát triển chợ đến địa bàn nông thônchưa được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đánhgiá cao Cụ thể, các chuyên gia đánh giá hoạt độngnày ở thang điểm 2,75/5 còn các doanh nghiệpđánh giá cao hơn một chút, đạt 2,79/5 điểm Vùngnông thôn tỉnh Quảng Nam là một ví dụ cho trườnghợp này Tương tự, các hoạt động phát triển chợđến địa bàn nông thôn trung du, miền núi cũngđang ở mức độ trung bình, đạt 2,66/5 điểm theođánh giá của cả hai đối tượng chuyên gia và doanhnghiệp Mặc dù số điểm này chưa được cao dovùng trung du miền núi còn nhiều hạn chế về cơ sởhạ tầng, nguồn nhân lực nhưng thực tế cho thấyđối với các khu vực miền núi thuộc các tỉnhDHNTBVN, rất nhiều nơi đã có diện mạo mới,hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi, tấp nập Ngoài
ra, các hoạt động xúc tiến này đang được phần lớncác tổ chức/ doanh nghiệp đánh giá thực hiện được
ở thang điểm 3,10/5 còn điểm đánh giá từ cácchuyên gia chỉ đạt 2,92/5 (Bảng 3)
Bảng 3 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động phát triển chợ
trên địa bàn nông thôn vùng DhnTBVn
Nội dung hay câu hỏi
Chuyên gia & nhà quản lý chính sách Doanh nghiệp Toàn mẫu
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Phát triển chợ đến địa bàn nông thôn trung du,
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm
Trang 39Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về bộ 19 tiêu chí
quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có
tiêu chí xây dựng hạ tầng chợ Có thể thấy ở các
vùng nông thôn thuộc các tỉnh Duyên hải Nam
Trung bộ đã hình thành khá nhiều chợ bởi đây là
nơi trao đổi hàng hóa, giao lưu gặp gỡ truyền thống
của người nông dân Ngày nay, bên cạnh các loại
hình chợ truyền thống, nhiều tỉnh thuộc Duyên hải
Nam Trung Bộ Việt Nam đã đầu tư xây dựng các
loại hình chợ mới như chợ đầu mối, chợ chuyên
doanh, góp phần thúc đẩy thương mại vùng nông
thôn phát triển Rất nhiều vùng nông thôn thuộc
các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, đã thay da đổi thịt nhờ hệ
thống chợ trải rộng khắp trên địa bàn, phục vụ nhu
cầu phát triển thương mại tại địa phương nói riêng
và toàn tỉnh nói chung Đơn cử như tỉnh Quảng
Ngãi, theo số liệu từ Sở Công Thương, tính đến
cuối năm 2017, trên địa bàn có 150 chợ nông thôn
đang dần được xã hội hóa cả trong đầu tư và quản
lý Trong 2 năm trở lại đây, đã có trên 15 chợ được
chuyển từ mô hình ban/ tổ quản lý sang doanh
nghiệp/ HTX quản lý
Trong giai đoạn 2010-2015, Quảng Ngãi đã đầu
tư xây mới 31 chợ, sửa chữa nâng cấp 13 chợ hiện
có với tổng số vốn lên tới gần 447 tỷ đồng Với
những con số rất khả quan như trên, có thể thấy
chợ nông thôn đã trở thành kênh phân phối hàng
hóa nội địa quan trọng, thúc đẩy thương mại trong
tỉnh phát triển Không những thế, hệ thống chợ đã
đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa
của người dân thể hiện qua số lượng người tham
gia buôn bán (cả thường xuyên và không thường
xuyên) tại các chợ tăng lên đáng kể, số lượng và
chủng loại hàng hóa thông qua chợ cũng phong
phú và đa dạng hơn
Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương
mại, tìm kiếm thị trường, đưa hàng hóa về nông
thôn cũng được chính quyền địa phương các tỉnh
DHNTBVN triển khai quyết liệt Sở Công
Thương của các tỉnh này đã tổ chức nhiều hội
chợ, triển lãm hàng nông sản để đưa hàng hóa
tiêu dùng có chất lượng đến bà con nông dân
Chẳng hạn như các Phiên chợ/ Hội chợ hàng Việt
nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, thu hút các
đại lý tại địa phương đã được tổ chức thường
xuyên; Phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp
trong nước tổ chức các chuyến bán hàng lưu động
trong các dịp lễ tết (Tết Nguyên đán, Trung
thu, ) với mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý vànhiều chương trình khuyến mại,… Từ đó dần dầnthay đổi thói quen tiêu dùng của nông dân,khuyến khích các doanh nghiệp có trách nhiệmhơn với thị trường trong nước
Đại diện các doanh nghiệp cho biết, mặc dùthị trường nông thôn được đánh giá là tiềm năngvới 70% dân số sinh sống nhưng thực tế lại chưathu hút được các doanh nghiệp đưa hàng về Lý
do là vì thị trường nông thôn phân tán, sức muathấp, tốn nhiều chi phí vận chuyển và xây dựngmạng lưới Ngoài ra, kết cấu hạ tầng nói chung vàhạ tầng kỹ thuật thương mại nói riêng ở các vùngnông thôn, trung du và miền núi còn thiếu và yếu,chủ yếu là các cửa hàng nhỏ, tập quán mua báncòn manh mún, chưa mang tính tập trung; và trìnhđộ của các nhà quản lý thương mại tại vùng nôngthôn, trung du miền núi còn thiếu chuyên nghiệp.Chính vì thế, sau một thời gian triển khai cácchính sách xúc tiến thương mại đưa hàng về nôngthôn nhưng ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộmới chỉ có khoảng 10 - 15 công ty sản xuất hàngtiêu dùng có hàng hóa khá phổ biến tại thị trườngnày, chẳng hạn như P&G, Pepsi, Nestle,Vinamilk, Mỹ Hảo, Kinh Đô,
5 Thực trạng quản lý thương mại trên địa bàn nông thôn
Hoạt động quản lý thương mại trên địa bànnông thôn vùng Duyên hải Nam Trung bộ ViệtNam bao gồm các hoạt động như cải cách hànhchính; sắp xếp, bố trí nhân lực, vật lực hợp lý; bảovệ môi trường; và kiểm tra, kiểm soát thị trường,chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.Trong đó, hoạt động cải cách hành chính và bảovệ môi trường đang được các nhà xây dựng, hoạchđịnh chính sách và doanh nghiệp đánh giá khá tốt(lần lượt đạt 3,63/5 và 3,14/5 điểm), các hoạt độngkhác phần lớn được đánh giá ở mức trung bìnhnhưng đã có nhiều bước tiến đáng kể so với thờigian qua Số điểm đánh giá từ các chuyên gia vàdoanh nghiệp về tiêu chí bảo vệ môi trường cũngchưa được cao như kỳ vọng Cụ thể, các doanhnghiệp cho hoạt động này đạt 3,15/5 điểm và cácchuyên gia cho 3,10/5 điểm, tính trung bình đạt3,14/5 điểm (Bảng 4)
Về hoạt động cải cách hành chính, các tỉnhDuyên hải Nam Trung bộ đã đạt được nhiều kếtquả khả quan trong vấn đề này, tỷ lệ giải quyết hồ
sơ đúng hạn đều đạt trên 90% (tỉnh Quảng Namđạt 95%, tỉnh Quảng Ngãi đạt 90%, Đà Nẵng đạt
Trang 4096%,…) Các tỉnh đều đang tiếp tục duy trì và nâng
cao chất lượng các cuộc tiếp xúc định kỳ với doanh
nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có khó
khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh
doanh có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại
của phòng Hỗ trợ doanh nghiệp
Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường nông
thôn, rất nhiều thôn xã tại các tỉnh Duyên hải Nam
Trung bộ Việt Nam đang tích cực triển khai hoạt
động này Các thôn, xã đã hình thành thói quen
bảo vệ môi trường trong sinh hoạt và sản xuất
Hàng tuần, hàng tháng bà con nông dân đều tham
gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và các khu
vực công cộng; hình thành các điểm thu gom rác
trên khu vực đồng ruộng,… Bên cạnh đó, còn rất
nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa khác Chẳng
hạn như Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa đang tích
cực triển khai công tác tuyên truyền nhằm thay đổi
thói quen, nâng cao nhận thức cho người dân khu
vực nông thôn về bảo vệ môi trường
Bên cạnh đó, hoạt động bảo vệ môi trường tại
khu vực nông thôn cũng đang phải đối mặt với
không ít khó khăn khi đội ngũ tuyên truyền vẫn
còn thiếu, phương tiện thu gom rác còn hạn chế vàkinh phí dành cho các hoạt động bảo vệ môi trườngrất eo hẹp Hiện nay, lượng rác thải ở khu vựcnông thôn ngày càng nhiều, trung bình khoảng 0,6-0,7 kg rác/ngày và đang được xử lý bằng cách tựđào hố chôn, đốt hoặc đổ ra sông, ao, hồ Các địaphương đang tìm mọi biện pháp để khắc phục tìnhtrạng này, nâng cao ý thức của người dân, xử phạtcác đối tượng vi phạm, xây dựng đồng bộ hệ thốngkênh mương, xử lý rác thải phù hợp với điều kiệnkinh tế, trình độ quản lý và tập quán của từng vùngđể giảm thiểu chất thải tại nguồn, tăng cường táichế chất thải trong nông nghiệp, hướng đến sảnxuất sạch
6 Kết luận
Với những kết quả có được thông qua khảo sátthực tiễn sẽ giúp cho chúng ta thấy được thực trạngthực thi các chính sách phát triển thương mại nôngthôn vùng Duyên Hải Nam Trung bộ Những kếtquả đánh giá này sẽ là quan trọng và có ý nghĩa đểcác nhà quản lý có thể hoạch định và phát triểnnhững chính sách hỗ trợ phát triển thương mạinông thôn trong giai đoạn tới n
Bảng 4 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động quản lý thương mại trên địa bàn nông thôn
vùng Duyên hải nam Trung bộ Việt nam
Nội dung hay câu hỏi
Chuyên gia & nhà
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Điểm/
5 điểm
Độ lệch chuẩn
Kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn
TaØI lIỆU THam KHaÛo:
1 Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.