Về phía các nước trong khối EAEU, các mặt hàng được hưởng lợi chủ yếu là cá hồi nước ngọt, ngô, phân bón các loại, dầu thực vật, sắt thép, xe tải và một số phương tiện vận tải dùng động
Trang 1Asia - P
RESEARCH
1 Xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu
trước khi có các hiệp định FTA thế hệ mới
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa
thuận giữa hai hoặc nhiều thành viên nhằm loại bỏ
các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các
thành viên với nhau Hiệp định FTA truyền thống
thường chỉ bao gồm các cam kết tự do hóa thương
mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa (mà quan
trọng nhất là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 70‐
80% số dòng thuế)
Các hiệp định FTA thế hệ mới bao gồm các cam
kết tự do hóa thương mại trong nhiều lĩnh vực
(hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động,
môi trường…), trong đó mức độ cam kết mở cửa
mạnh (ví dụ thường là xóa bỏ thuế quan đối với
khoảng 95‐100% số dòng thuế, mở cửa mạnh nhiều
lĩnh vực dịch vụ, mở cửa mua sắm công), đặt ra
nhiều tiêu chuẩn cao trong các vấn đề quy tắc
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chỉ sau
15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đàm phán, ký kết được 15 hiệp định FTA, giúp mở rộng “cánh cửa” thị trường cho hàng hóa xuất khẩu để kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam: Trước năm 1986, Việt Nam , phải nhập khẩu gạo do sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu nội địa Lượng gạo Việt Nam nhập khẩu vào cuối những năm 1960 và trong năm 1976 còn vượt quá 1 triệu tấn/năm, như số liệu trong Hình 1 dưới đây
Chính sách đổi mới năm 1986 đã mở đầu cho quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và triển khai những chính sách quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nhờ đó sản xuất lúa gạo của Việt Nam tăng lên nhanh chóng Năm 1989, Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo
và chuyển sang xuất khẩu Trải qua hơn 30 năm (1989‐2021), đến nay, hạt gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 172 nước/vùng lãnh thổ Xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 1,37 triệu tấn gạo, trị giá 310 triệu đôla vào
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu
từ những hiệp định FTA thế hệ mới
Lê Hoàng Anh Tuấn
Viện Pháp luật Kinh doanh và Đầu tư châu Âu - Hội Luật gia Việt Nam
Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) thế hệ mới là các hiệp định FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây, có phạm vi rộng, mức độ tự do hóa cao Các hiệp định FTA mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như gạo Châu Âu từ lâu được cho là thị trường khó tính và khắt khe trong chất lượng sản phẩm Việt Nam đã ký kết hợp tác với các tổ chức và các quốc gia ở châu Âu Việc hợp tác thông qua các hiệp định FTA với các tổ chức, các nước trong châu Âu, bao gồm các hiệp định FTA với Liên minh châu Âu ‐ Hiệp định EVFTA Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị về việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường ở châu Âu
Trang 2năm 1989 Sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên 2 triệu
tấn vào năm 1995, 3 triệu tấn vào năm 1996, 4 triệu
tấn vào năm 1999, 5 triệu tấn vào năm 2005, 6 triệu
tấn vào năm 2009 và 7 triệu tấn vào năm 2011 Kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã để lại những
dấu ấn khi đạt mốc 1 tỷ đôla vào năm 1998, 2 tỷ đôla
vào năm 2008 và 3 tỷ đôla vào năm 2010 Hiện nay,
gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam Xét theo kim ngạch xuất khẩu, Việt
Nam hiện là 1 trong số 3 nước xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới kể từ năm 2001 Trong năm 2020, Việt
Nam xuất khẩu 6.249,114 nghìn tấn gạo với kim
ngạch xuất khẩu đạt 3.120,163 triệu đôla, chiếm
12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau
Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%)
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 79 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới Châu Á và châu Phi là 2
khu vực xuất khẩu gạo chính, lần lượt chiếm
67,68% và 21,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
gạo của Việt Nam năm 2019
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam dao động quanh ngưỡng 350‐
400$/M trong phần lớn giai đoạn từ tháng 2/2016
đến tháng 1/2020 Tuy nhiên, từ tháng 2/2020, giá
gạo của Việt Nam đã tăng lên, đạt mức 450‐
520$/MT Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng một
phần là do chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải
thiện, chủng loại gạo xuất khẩu cũng dần chuyển
sang những loại gạo có giá trị gia tăng cao Ngoài ra,
do ảnh hưởng của dịch Covid‐19 từ cuối năm 2019,
việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo một thời
gian, vận tải quốc tế bị gián đoạn và hiện nay là tình
trạng khó thuê vỏ container rỗng để vận chuyển gạo
xuất khẩu đã đẩy giá gạo lên cao Giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2/2016 đến
tháng 2/2021 luôn thấp hơn giá gạo của Mỹ và
Uruguay nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ và
Pakistan Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cơ bản
thấp hơn của Thái Lan Tuy nhiên, từ đầu tháng
2/2021, giá gạo của Việt Nam đã cao hơn một chút
so với giá gạo của Thái Lan Do nguồn cung gạo của
Thái Lan được dự báo gia tăng nhờ điều kiện thời
tiết thuận lợi nên giá gạo của Thái Lan có xu hướng
giảm Trong khi đó, nguồn cung của Việt Nam bị hạn
chế trong giai đoạn giao mùa và cước vận tải gia
tăng do khó thuê container Đây chính là điều bất lợi
với xuất khẩu gạo của Việt Nam khi một số nước bắt
đầu chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các nước
khác để hưởng giá gạo thấp hơn
Trước khi ký các Hiệp định thương mại tự do,
châu Âu không phải là thị trường xuất khẩu gạo
nhiều của Việt Nam do nhiều yếu tố trở ngại Tuy
nhiên, việc ký kết nhiều hiệp định với các tổ chức và
các nước ở châu Âu sẽ khiến Việt Nam dễ tiếp cận hơn với thị trường tiềm năng này
2 Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu
Âu từ những hiệp định FTA thế hệ mới
Năm 2020, dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID‐19 nhưng ngành gạo Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là về giá trị Theo Bộ Công Thương Việt Nam, xuất khẩu gạo năm 2020 ước đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3 % Giá xuất khẩu bình quân cả năm ước đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019 Năm 2020, xuất khẩu gạo gặp không ít khó khăn, thách thức, chủ yếu do tác động của dịch COVID‐19 Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương Việt Nam đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch và bảo đảm an ninh lương thực; vừa tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, giúp người dân tiêu thụ thóc, gạo với số lượng
và giá cả tốt nhất Cho tới nay, có thể thấy cả hai mục tiêu lớn do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đặt ra đối với sản xuất ‐ xuất khẩu gạo đều đã đạt được
Năm 2021 ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 668,5 tỷ USD Theo Bộ Công Thương, con số này sẽ giúp đưa Việt Nam vào nhóm
20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế Một trong những yếu tố đóng góp quan trọng cho thành công này là Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định FTA thế hệ mới đang phát huy hiệu quả Ngay từ đầu năm 2021, ngành gạo Việt Nam đã đón nhận tin vui với lô gạo thơm 1.600 tấn của Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đi Singapore và Malaysia đạt mức giá rất cao là 680 USD/tấn và 750 USD/tấn Ngày cuối cùng của năm 2021, một lô hàng hơn 4.000 tấn gạo đã lên đường sang châu Âu Sau hơn một năm tham gia Hiệp định EVFTA, gạo Việt Nam
đã tạo được chỗ đứng vững chắc tại thị trường châu
Âu nhờ chất lượng, qua đó giúp kim ngạch xuất khẩu gạo của năm 2021 đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5% về giá trị so với năm 2020 Đây là mức xuất khẩu gạo cao nhất trong nhiều năm qua
Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn Cùng với
đó, người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp
Trang 3Asia - P
RESEARCH
ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó
tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… Theo dự báo của
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo
năm 2021 vẫn tốt khi các thị trường xuất khẩu chính
của Việt Nam như Philippines, châu Phi tiếp tục ký
hợp đồng mua gạo của Việt Nam Thêm vào đó,
nhiều nước có nhu cầu lớn về gạo thơm, gạo nếp ‐
vốn là mặt hàng có lợi thế của doanh nghiệp Việt
Cùng với đó, gạo Việt còn có thêm cơ hội xuất khẩu
vào một số thị trường mà Việt Nam vừa ký kết hiệp
định FTA mới Cụ thể, trong khuôn khổ Hiệp định
VN‐EAEU FTA, các quốc gia thuộc khối EAEU đã cam
kết dành 10.000 tấn gạo hạn ngạch thuế quan cho
Việt Nam trong năm 2021 Trong đó, Cộng hòa
Armenia 400 tấn, Cộng hòa Belarus 9.600 tấn
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do
song phương và đa phương giữa Việt Nam với các
đối tác châu Âu như Hiệp định EVFTA với EU, Hiệp
định UKVFTA với nước Anh với ưu đãi về thuế quan
sẽ tạo thuận lợi cho gạo của Việt Nam cạnh tranh với
các nước khác Chẳng hạn trong năm 2019, xuất
khẩu gạo từ Việt Nam sang Anh đã có bước nhảy vọt
với mức tăng trưởng kim ngạch lên đến 376% Như
vậy, Anh là thị trường xuất khẩu gạo rất tiềm năng
của Việt Nam
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ khi ký
kết và thực hiện Hiệp định EVFTA Việt Nam và EU
ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp
định Bảo hộ Đầu tư vào ngày 30 tháng 6 năm 2020
Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm
2020 Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp
định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối
với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương
70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ
xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế,
tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn
lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế
quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% Đối
với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam một lượng
hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay
xát và gạo thơm Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này
được miễn thuế hoàn toàn Riêng gạo tấm, thuế
nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình Đối với sản
phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong
vòng 7 năm
Sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng
8/2020, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã
có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU,
điển hình như thủy sản, tôm, gạo Năm 2021, kim
ngạch xuất khẩu sang EU đạt 40,07 tỷ USD, tăng
14% so với năm 2020 Số liệu của Tổng cục Hải quan
cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) trong 11 tháng năm 2021 dù chưa ghi nhận sự gia tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu và trị giá thu về đã tăng lên đáng kể Cụ thể, lượng xuất khẩu đạt 53.910 tấn, trị giá 38,07 triệu USD, chỉ tăng 0,8% về lượng nhưng tăng tới 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương Việt Nam, kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang
EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ khi ký kết và thực hiện Hiệp định VN‐EAEU FTA Hiệp định VN‐EAEU FTA được ký giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á‐Âu (bao gồm: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) tại Burabay, Kazakhstan ngày 29 tháng 5 năm 2015 và có hiệu lực ngày 5 tháng 10 năm 2016 Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam và Liên minh có điều kiện khai thác các ưu đãi thương mại, đầu tư
mà hai nước dành cho nhau trong Hiệp định, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế ‐ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh
Theo thỏa thuận, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường khoảng 90% số dòng thuế với lộ trình trong vòng 10 năm Đối với các mặt hàng thuộc danh mục quan tâm của khối EAEU, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định VN‐EAEU FTA có hiệu lực đối với một số mặt hàng nông sản (thịt bò, sản phẩm sữa, bột mì); mở cửa có lộ trình 3‐5 năm đối với thịt, cá chế biến, máy móc thiết bị điện, máy dùng trong nông nghiệp; 5 năm đối với thịt gà, thịt lợn; 10 năm đối với một số loại rượu bia, ô tô Thuế nhập khẩu xăng dầu không xóa bỏ sớm hơn năm
2027 và sắt thép có lộ trình xóa bỏ trong vòng không quá 10 năm Khối EAEU cũng cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 90% tổng số dòng thuế, trong đó 59% tổng số dòng thuế được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định VN‐EAEU FTA có hiệu lực
Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Công thương Việt Nam, trong thời gian qua Hiệp định VN‐EAEU FTA
đã đóng góp tích cực cho sự phát triển thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước trong khối EAEU Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khối EAEU đã tăng trên 25% so với cùng kỳ trong giai đoạn này Theo
số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, các mặt hàng của Việt Nam đã tận dụng các ưu đãi của Hiệp
Trang 4định VN‐EAEU FTA chủ yếu là dệt may, giày dép,
thủy sản, nông sản, điện thoại và linh kiện Về phía
các nước trong khối EAEU, các mặt hàng được
hưởng lợi chủ yếu là cá hồi nước ngọt, ngô, phân
bón các loại, dầu thực vật, sắt thép, xe tải và một số
phương tiện vận tải dùng động cơ diesel, v.v…
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ khi ký
kết và thực hiện Hiệp định UKVFTA Hiệp định
UKVFTA được ký chính thức tại Luân Đôn, Vương
quốc Anh ngày 29/12/2020, được áp dụng tạm thời
từ ngày 1/1/2021 và đã chính thức có hiệu lực từ
ngày 1/5/2021 Trước khi có Hiệp định UKVFTA,
trong giai đoạn 2010‐2019, thương mại song
phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã tăng
gấp 3 lần, từ 2,19 tỷ USD năm 2010 lên 6,61 tỷ USD
năm 2019 Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch
COVID‐19 bùng phát làm gián đoạn hệ thống
thương mại toàn cầu, việc xuất khẩu giá trị hàng hóa
từ Việt Nam sang Anh vẫn đạt gần 5 tỷ USD Trong 6
tháng đầu năm 2021 sau khi UKVFTA có hiệu lực,
kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam
và Vương quốc Anh đã có sự bứt phá ngoạn mục với
tổng trị giá đạt 3,3 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ
năm ngoái, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt gần
2,9 tỷ USD, tăng 29%, bất chấp những diễn biến khó
lường của đại dịch COVID‐19
Có thể nói, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực
thương mại giữa hai nước còn rất lớn Việt Nam có
nhiều tiềm năng về sản xuất nông sản và trái cây
nhiệt đới Ba năm gần đây, tổng giá trị xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam luôn đạt trên 40 tỷ USD
/ năm, trong đó xuất khẩu sang nhiều thị trường
tiêu chuẩn chất lượng cao như Anh, EU, Mỹ, Nhật
Bản Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và hiện giữ vị
trí thứ hai về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ, đồng thời là
nước xuất khẩu hạt tiêu và hạt điều lớn nhất thế giới
và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế
giới Với 94% trong tổng số 547 dòng thuế nông sản
được xóa bỏ khi UKVFTA có hiệu lực, nông sản Việt
Nam đang đứng trước cơ hội lớn để xuất khẩu vào
thị trường Anh, bao gồm các sản phẩm như: gạo,
chuối, xoài, vải, nhãn, chôm chôm, thanh long Năm
2019, Vương quốc Anh, nhà nhập khẩu gạo lớn thứ
chín thế giới, đã chi 531 triệu USD mua 671.000 tấn
gạo Việt Nam Tuy nhiên, gạo Việt Nam chỉ chiếm
0,24% tổng lượng gạo nhập khẩu của Vương quốc
Anh Các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu sang Anh bao
gồm Ấn Độ (22% thị phần), Pakistan (18%), Tây
Ban Nha (11%), Ý (10,9%) và Thái Lan (9,2%) Xuất
khẩu Việt Nam sang Vương quốc Anh đầu năm 2022
đã có những tín hiệu vui khi lần đầu tiên đặc sản hoa
quả nhiệt đới và hàng nông sản thực phẩm Việt Nam
đã có mặt tại các chuỗi siêu thị lớn cao cấp và trung
lưu của Anh như Whole Food, Marks and Spencer
(M&S), Waitrose, TESCO, Sainsbury’s
Kết quả đáng khích lệ này là nỗ lực lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan, song cũng phản ánh những lợi ích mà Hiệp định UKVFTA đã mang lại cho các nhà xuất khẩu Việt Nam sau một năm thực thi Hiệp định này Với việc xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho mặt hàng rau quả từ ngày 1/1/2021 sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Anh trong năm 2021 tăng 67% so với năm 2020 lên hơn 19,35 triệu USD, trong khi các mặt hàng nông sản các loại tăng 16% lên hơn 230,4 triệu USD Về tổng thể, xuất khẩu Việt Nam sang Anh năm 2021 tăng 16,4% so với năm 2020 với tổng kim ngạch đạt hơn 5,76 tỷ USD
Việc thực thi Hiệp định UKVFTA với 94% trong tổng số 547 dòng thuế các sản phẩm nông nghiệp được dỡ bỏ đã mang lại lợi thế cạnh tranh vượt trội tại thị trường Anh cho nhiều sản phẩm của Việt Nam
so với sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ những nước chưa có hiệp định thương mại tự do với Anh Các doanh nghiệp Việt Nam có bạn hàng đã tận dụng được ngay ưu đãi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó các mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất là thủy‐hải sản, gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da giày Trên thực tế, Hiệp định UKVFTA là một đòn bẩy thúc đẩy thương mại Việt Nam‐Anh phục hồi trở lại sau những giảm sút đáng kể vào năm 2019 và 2020 Thương mại hai chiều năm 2021 đạt hơn 6,6 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020, trong đó Việt Nam đạt thặng dư thương mại xấp xỉ 4,92 tỷ USD, tăng 15,2%
so với năm 2020 Xuất khẩu của Anh sang Việt Nam cũng tăng 24%
3 Một số nhận xét và giải pháp
Một loạt hiệp định thương mại tự do đi vào thực thi, trong đó có Hiệp định EVFTA, Hiệp định VN‐EAEU FTA, Hiệp định UKVFTA, đã tạo ra nhiều cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng gạo nói riêng Thị trường tốt lên, đơn hàng
về nhiều khiến các doanh nghiệp bận rộn hơn Song nhà nước và doanh nghiệp cần phối hợp tốt để tăng cường hiệu quả từ việc ký kết các hiệp định Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để duy trì và mở rộng các thị phần đang có của hàng xuất khẩu Việt Nam ở các thị trường mà Việt Nam đã ký các hiệp định FTA Câu trả lời đến từ hai cấp độ: giải pháp với các cơ quan nhà nước và với các doanh nghiệp
3.1 Giải pháp với cơ quan nhà nước
Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân phù hợp diễn biến tình hình thị trường, tạo thuận lợi cho thương
Trang 5Asia - P
RESEARCH
nhân tham gia xuất khẩu gạo, tham gia sâu vào
chuỗi giá trị gạo toàn cầu cũng đang là yêu cầu cấp
bách Từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 107/2018/NĐ‐CP về kinh doanh xuất khẩu
gạo, thay thế cho Nghị định số 109/2010/NĐ‐CP, có
nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản
lý của Chính phủ, của Bộ Công thương về kinh
doanh xuất khẩu gạo Tuy nhiên, trong bối cảnh
hiện nay, khi Việt Nam đã ký nhiều hiệp định
thương mại tự do như Hiệp định EVFTA
Thứ hai, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp
cùng các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam
triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực
hiện hiệu quả các hiệp định FTA đã ký kết để tận
dụng tối đa cơ hội mở rộng khai thác các thị trường
như Hàn Quốc, EU Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ
thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách, tháo
gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, nội luật hóa các
cam kết quốc tế, thủ tục hải quan, logistics, giúp
doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác tốt thị
trường Đồng thời, các cơ quan chức năng cần hỗ
trợ các hoạt động quốc tế quảng bá gạo Việt Nam, tổ
chức Festival lúa gạo Việt Nam ở nước ngoài và
tham gia các diễn đàn quốc tế về lúa gạo nhằm góp
phần đưa giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp
tục đạt giá trị cao
3.2 Giải pháp từ các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như người
nông dân, cần chủ động tìm hiểu về các hiệp định
FTA, chủ động nghiên cứu và thực hiện tốt văn bản
hướng dẫn thực thi các hiệp định FTA của Chính
phủ và các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các hiệp
định Hiệp định EVFTA, Hiệp định VN‐EAEU FTA,
Hiệp định UKVFTA Đồng thời, các doang nghiệp
cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng
cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế
hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất,
kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công
nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, học tập, áp
dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn
bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh
ngay trên “sân nhà” Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
cần thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các
quy định về truy xuất nguồn gốc tăng cường kiểm
tra, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong khâu sản xuất, chế biến của mình để phục vụ
xuất khẩu Việc cần làm nữa là phải kiểm soát tốt
vấn đề về kiểm dịch thực vật, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế
biến để có gạo hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng
yêu cầu của các nước nhập khẩu Ngoài ra, các
doanh nghiệp cần chú ý nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm thông qua chất lượng và giá cả, đồng
thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc
đẩy xuất khẩu bền vững, duy trì và đa dạng hóa được thị trường, đồng thời cần chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực./
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2021
Nguyễn An Hà Điều chỉnh chính sách FTA của Liên minh châu Âu và đối sách của Việt Nam NXB Khoa học xã hội Hà Nội 2016
Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 ước 6,15 triệu tấn https://moit.gov.vn/tin‐tuc/thi‐truong‐nuoc‐ngoai/xuat‐khau‐gao‐cua‐viet‐nam‐nam‐2020‐uoc‐6‐15‐trieu‐tan2, đăng ngày 07/01/2021 Báo cáo Thị trường gạo năm 2020 https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/1/20/bao‐cao‐thi‐truong‐gao‐nam‐2020‐16111472504561619634030.pdf
Vụ Hợp tác quốc tế ‐ Bộ Nông nghiệp và PTNT Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) http://treaty.mard.gov.vn/duqt/Pages/hiep‐dinh‐fta.aspx
Baker, P., Vanzetti, D., Huong, P T L., Thang, T C., Thuy, N T X., & Duong, N A (2017) “Impact Assessment EU‐Vietnam FTA”, MUTRAP
The European Commission Commission imple‐menting regulation (EU) 2020/102 https://eur‐
l e x e u r o p a e u / l e g a l ‐content/GA/TXT/?uri=CELEX:32020R1024 Official Journal of the European Union 15‐7‐2020
Trang 61 Tổng quan về chuyển đổi số trong ngành
du lịch
Theo đề án “Chuyển đổi số quốc gia” (2019) của
Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số được
hiểu là “việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay
đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía
cạnh của đời sống kinh tế ‐ xã hội, tái định hình cách
chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau” Nói
cách khác, chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô
hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách
áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây
(Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật
(IOT),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo,
quy trình làm việc, văn hóa công ty…
Với mỗi một doanh nghiệp, mỗi cách thức vận
hành, mô hình tổ chức khác nhau thì định nghĩa về
chuyển đổi số cũng khác Nhưng nhìn chung, có thể
hiểu chuyển đổi số có nghĩa là tích hợp các giải pháp
số vào cốt lõi của doanh nghiệp, thay đổi sâu sắc
cách hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tạo ra
các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách
hàng và văn hóa tổ chức mới Nó không chỉ là sự
thay đổi trong các giải pháp công nghệ hay hoạt
động của một doanh nghiệp mà có thể là một sự
thay đổi văn hóa to lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải
thay đổi lại toàn bộ tổ chức
Theo Tổ chức du lịch Thế giới (International
Union Of Travel Organization) định nghĩa: “Du lịch
là tổng hợp các hiện tượng, mối quan hệ và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc lưu hành và lưu
trú của các tập thể, cá nhân ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục
đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
làm việc của họ” Chuyển đổi số trong ngành du lịch
được hiểu là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh
truyền thống sang hình thức kinh doanh tập trung
vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu có sẵn Trong thực tiễn, du lịch số hay chuyển đổi số ngành du lịch là phát triển du lịch một cách thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và cung cấp các dịch vụ thuận tiện nhất cho khách du lịch và làm du khách hài lòng Các doanh nghiệp du lịch sẽ thu thập những dữ liệu về nhu cầu của khách
du lịch và chuyển những dữ liệu đó sang những thông tin hữu ích, những sản phẩm phù hợp thông qua việc tạo ra những sản phẩm mới, đem lại những trải nghiệm mới cho khách hàng hoặc thay đổi cách tương tác với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hoàn chỉnh nhất
2 Chuyển đổi số mang lại cơ hội và thách thức cho ngành du lịch Việt Nam
Trong kỷ nguyên 4.0, quyền lực đổi ngôi từ doanh nghiệp du lịch sang khách hàng Từ đó nhiều
cơ hội và thách thức cũng được tạo ra cho ngành du lịch trên toàn thế giới và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng không ngoại lệ
2.1 Cơ hội lớn cho ngành du lịch Việt Nam
Thu thập dữ liệu khách hàng dễ dàng, nhanh chóng và đầy đủ: Việc ứng dụng công nghệ số hóa tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ sở thích, thị hiếu và nhu cầu khách hàng, từ đó cung cấp các gói sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm, cá nhân các khách hàng Ngày nay, với các công nghệ mới như (Big Data), Internet ứng dụng vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…, các doanh nghiệp du lịch có thể khai thác để giúp việc phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn Hệ thống dữ liệu trên Internet vạn vật sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, hiểu rõ thói quen du lịch và một số đặc điểm khác để có thể chuyển đến khách hàng tiềm
Chuyển đổi số:
cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam
Cù Thị Nhung Nguyễn Thị Thanh Huyền
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển một cách mạnh mẽ ở phạm vi toàn cầu, mở ra những xu hướng mới trong hoạt động của các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng Điều này
đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển
Trang 7Asia - P
RESEARCH
năng những thông tin mà họ thật sự quan tâm
Nâng cao hiệu quả làm việc của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp du lịch quy mô vừa và lớn thường có
nhiều quy trình phức tạp như quy trình quản lý bán
hàng, marketing, quy trình quản lý điều hành, kết
nối đối tác, kế toán, quyết toán, Vì vậy, việc ứng
dụng công nghệ số hóa giúp các quy trình này được
chuẩn hóa hơn, khoa học hơn, tiết kiệm thời gian
thực hiện, từ đó nâng cao năng suất, tiết giảm chi
phí, tối đa hóa lợi nhuận nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp
Mang lại nhiều tiện ích, trải nghiệm mới cho
khách hàng: Sự tồn tại và phổ biến của việc sử dụng
Internet, cũng như sự phát triển phần mềm du lịch,
đã xóa tan thách thức về mặt địa lý, cho phép các
công ty du lịch và khách hàng tương tác với nhau chỉ
qua một màn hình, sẽ giúp khách hàng có những
thông tin hữu ích về các sản phẩm du lịch mà không
tốn nhiều thời gian và chi phí đi lại Với sự hỗ trợ của
quá trình số hóa, các đại lý du lịch đã tận dụng để
thực hiện các giao dịch và công bố chi tiết thông tin
trong từng giai đoạn của chuyến đi, cho phép khách
hàng nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi chuẩn bị xuất
phát, ngoài ra khách hành có thể trải nghiệm các
tính năng như đặt vé, đặt chỗ ở, hoặc thậm chí yêu
cầu một chuyến tham quan ảo đến điểm đến mong
muốn của họ
Hình thành nhiều mô hình kinh doanh mới:
Trong ngành Du lịch, việc chuyển đổi số sẽ cho ra
đời nhiều mô hình kinh doanh mới, điển hình là mô
hình du lịch thông minh thông qua ứng dụng công
nghệ thực tế ảo, hình thức du lịch này giúp du khách
có những trải nghiệm mới lạ, độc đáo
2.2 Thách thức trong chuyển đổi số
Bên cạnh những cơ hội đạt được, quá trình thực
hiện chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều thách thức đối
với ngành Du lịch Việt Nam, nhất là trong giai đoạn
chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid‐19 hiện nay
(1) Thách thức lớn nhất hiện nay của các tổ
chức/doanh nghiệp chủ yếu đến từ sự thiếu hụt
nguồn lực (bao gồm nguồn lực tài chính, công nghệ
và nhân lực); tiếp đó là thách thức từ chính rào cản
trong văn hóa doanh nghiệp; sự thiếu hụt dữ liệu
(bao gồm các báo cáo, phân tích thông tin); tầm nhìn
người lãnh đạo và cuối cùng là yếu tố tâm lý trong
việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ số hóa mới
(2) Đối với doanh nghiệp, khi tiến hành chuyển
đổi số sẽ phải áp dụng công nghệ mới dẫn đến vấn
đề chi phí đầu tư bước đầu khá lớn Chi phí đó bao
gồm chi phí cho máy móc công nghệ, thay đổi hệ
thống quản lý, con người, hệ thống đào tạo…
(3) Do các giải pháp công nghệ liên lục phát triển
giúp cho sự chuyển đổi ngày càng trở nên nhanh
chóng hơn, song chính những giải pháp đó làm phát
sinh các nhu cầu tức thời trong ngắn hạn lại là điểm yếu cho sự chuyển đổi bền vững cửa các doanh nghiệp
(4) Nhiều công cụ để giải quyết vấn đề quản trị doanh nghiệp du lịch đã xuất hiện trên thị trường, song nếu không thận trọng và có kế hoạch cụ thể, việc giải quyết đơn lẻ từng bài toán với nhiều công
cụ khác nhau sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người quản lý Doanh nghiệp dùng quá nhiều phần mềm với tính năng riêng biệt, khiến dữ liệu không đồng
bộ, chi phí tăng cao và khi mỗi phòng ban dùng một phần mềm khiến truyền thông nội bộ cũng trợ nên hạn chế và phức tạp hơn
(5) So với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã đi sau khoảng 20 năm về kinh nghiệm, tiềm lực tài chính còn hạn chế và yếu hơn về nền tảng công nghệ Bên cạnh đó, mức độ hiểu biết của từng doanh nghiệp về chuyển đổi số cũng không cao và chưa đồng đều Việc chuyển đổi
số sẽ dẫn tới tái cấu trúc doanh nghiệp và quy trình kinh doanh, đây là sự thay đổi mà không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng để bước vào “cuộc chơi lớn”
3 Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành du lịch Việt Nam
Để tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức đã đặt ra, nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi
số trong ngành du lịch Việt Nam cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
3.1 Giải pháp từ phía Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần tăng cường hoàn thiện khung pháp lý Xây dựng khung pháp lý thử nghiệm
có kiểm soát cho hoạt động phát triển, thử nghiệm
và áp dụng các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số trong ngành
Du lịch ở Việt Nam Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Khuyến khích đổi mới doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo,
sở hữu trí tuệ để thích ứng quá trình chuyển đổi số trong ngành Du lịch
Thứ hai, đồng bộ thay đổi nhận thức sâu rộng trong cộng đồng ngành Du lịch Chính phủ và cấp quản lý ngành du lịch Việt Nam cần có chính sách tăng cường nhận thức của người dân và doanh nghiệp Du lịch về kinh tế số, chuyển đổi số, các cơ hội và thách thức đi kèm, với các nội dung cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực, đặc biệt thông qua cơ quan, doanh nghiệp và trường học Có chính sách cụ thể khuyến khích thúc đẩy liên kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước, với hiệp hội ngành nghề công nghệ thông tin và hiệp hội ngành Du lịch
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng hệ
Trang 8thống thông tin số Hạ tầng hệ thống thông tin số
ngành Du lịch đóng vai trò quyết định trong quá
trình chuyển đổi số của ngành này Để đáp ứng nhu
cầu phát triển, hạ tầng viễn thông cần phải được đầu
tư đúng mức để tạo điều kiện phát triển nền tảng số
hóa Dựa trên nền tảng công nghệ di động mới nhất
5G, làm chủ hạ tầng điện toán đám mây (cloud),
ngành Du lịch cần nhanh chóng phát triển và hoàn
thiện cơ sở hạ tầng viễn thông trong các doanh
nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch của mình là nhiệm
vụ chiến lược, cần được ưu tiên hàng đầu
Thứ tư, phát triển nền tảng số, thu thập, phân
tích dữ liệu du lịch Theo kinh nghiệm thế giới, đa số
cơ quan quản lý du lịch các nước đứng ra thiết lập,
phát triển, quản trị nền tảng phân tích dữ liệu du
lịch Nền tảng số này thu thập dữ liệu du lịch từ
nhiều nguồn khác nhau: Cơ quan quản lý du lịch
hoặc có dữ liệu liên quan về du lịch, doanh nghiệp
trong ngành du lịch, các OTA, các cơ sở lưu trú…Nền
tảng số này sẽ phân tích các dữ liệu hữu ích như:
thời gian lưu trú, xu hướng du lịch, mô hình chi tiêu,
phân khúc du lịch, những điều thu hút du khách du
lịch…Từ đó cung cấp một bức tranh toàn cảnh, rõ
nét hơn về ngành Du lịch Việt Nam
Thứ năm, các cấp quản lý ngành Du lịch cần tiếp
tục đầu tư, chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành thực hiện
tốt các nhiệm vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp Du lịch
cũng như du khách Cụ thể như: Hỗ trợ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ngành du lịch trong quá trình
chuyển đổi số, nhất là khi phải cạnh tranh với các
công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh ; Thường
xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ
quản lý du lịch ở địa phương và các doanh nghiệp
du lịch nhằm nâng cao năng lực tiếp cận và khai thác
ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch; Đẩy
mạnh các ứng dụng công nghệ số để hỗ trợ du khách
tìm những điểm đến an toàn, cơ sở cung cấp dịch vụ
an toàn và cập nhật những thông tin, hoạt động của
ngành Du lịch
3.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
ngành du lịch
Thứ nhất, chuyển đổi số có thể bắt đầu từ những
bước nhỏ Một trong những hiểu lầm cơ bản làm
phần lớn doanh nghiệp du lịch SMEs thôi nhen
nhóm ý định chuyển đổi số đó là tốn quá nhiều chi
phí Hãy thử bắt đầu với từng bước nhỏ như việc số
hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ, số hóa quy trình
giao việc, nhận việc, kiểm soát công việc với một giải
pháp trên nền tảng đám mây… Tư duy về đổi mới
sáng tạo trong doanh nghiệp sẽ dần hình thành Sau
đó, có thể tiếp tục nghĩ đến những ứng dụng lớn hơn
như ERP, dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, AI,
blockchain
Thứ hai, nhìn vào tổng thể quy trình vận hành,
lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp Việc ứng dụng bất cứ một công nghệ nào, doanh nghiệp cũng nên bắt đầu nhìn từ chiến lược và tổng thể quy trình vận hành chứ không nên xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ tại một thời điểm nhất định Có rất nhiều các giải pháp công nghệ trên thị trường hiện nay và không phải giải pháp công nghệ nào cũng phù hợp với tất cả Doanh nghiệp cần tham khảo và tìm hiểu
để có sự lựa chọn đúng đắn nhất
Thứ ba, cần khai thác hiệu quả nền tảng dữ liệu
số để nghiên cứu xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của khách du lịch Từ đó xây dựng những sản phẩm mang tính cốt lõi tạo ra giá trị cao cho khách
du lịch Chủ động ứng dụng công nghệ số hóa trong hoạt động quảng bá sản phẩm, giao dịch, quản lý du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Ngoài
ra các doanh nghiệp du lịch cần phát triển nền tảng
du lịch số kết nối tới các kênh bán hàng trực tuyến: Các trang web của OTA thường là điểm dừng chân đầu tiên của du khách khi xem xét kế hoạch du lịch Nền tảng số sẽ giúp kết nối các bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam với các nhà phân phối OTA và trung gian là sàn giao dịch du lịch trực tuyến để tạo ra các gói du lịch hấp dẫn cho từng phân khúc khách du lịch
Thứ tư, phát huy sức mạnh nội tại của doanh nghiệp, tham gia một cách toàn diện Một chiến lược chuyển đổi số toàn diện cần phải có sự tham gia của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp chứ không phải chỉ riêng các cấp lãnh đạo Ngoài ra, doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên đưa ra các ý tưởng mới Đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp của tất cả mọi người để đưa ra phương án tối ưu./
Tài liệu tham khảo
Chính phủ (2020) Quyết định số 749 QĐ ‐ TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Lê Trung Cang ‐ ThS Trần Bá Thọ (2021), Chuyển đổi số đối với sự phát triển ngành Du lịch Việt Nam: Vai trò và giải pháp chính sách, Tạp chí Công thương, số 16 tháng 7/ 2021
Bùi Xuân Nhàn (2022), Tác động của chuyển đổi
số trong ngành du lịch và những yêu cầu đặt ra đối với đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học
Kỷ yếu hội thảo Nền kinh tế số và sự tác động đến đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế‐xã hội địa phương Nhà xuất bản Lao động, tr 103‐119 Phương Thảo (2021), Bức tranh chuyển đổi số Ngành Du lịch https://edition.itourism.vn/tai‐nguyen/buc‐trang‐chuyen‐doi‐so‐nganh‐du‐lich‐ct113.html
Trang 9Quản trị sự thay đổi trong trường đại học là một
chủ đề mới, chưa có nhiều tiếp cận, nghiên cứu
Trong thời gian quan, vấn đề này cũng có một số tác
giả nghiên cứu ở các cách tiếp cận khác nhau Tác giả
Nguyễn Thị Bích Đào tại “Quản lý những thay đổi
trong tổ chức” tiếp cận quản trị sự thay đổi trong cơ
quan, tổ chức nói chung Tác giả chỉ ra một số nội
dung thay đổi trong tổ chức như: thay đổi về nhân
sự, thay đổi về văn hóa Tác giả Nguyễn Văn Vẹn tại
“Đổi mới quản trị giáo dục – đào tạo bậc đại học ở
Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư” tiếp cận sự thay đổi theo hướng
nhận thức về đổi mới và các khía cạnh cần đổi mới
trong quản trị đại học như: đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giảng viên, thay đổi nhận thức và tư duy giáo
dục, đổi mới hạ tầng công nghệ giáo dục, đổi mới
mạng lưới giáo dục – đào tạo đại học mở, gắn đào
tạo với thực tiễn Quan điểm của tác giả Nguyễn Thị
Thúy Dung thì cho rằng các nguyên nhân dẫn tới sự
thay đổi trong nhà trường gồm hai nhóm: Các
nguyên nhân bên ngoài (chỉ đạo của các cấp quản lý,
nhu cầu của cha mẹ học sinh, yêu cầu của bối cảnh
phát triển kinh tế, xã hội địa phương, quốc gia, quốc
tế) và các nguyên nhân bên trong nhà trường (nhu
cầu của cán bộ quản lý và tập thể sư phạm nhà
trường; nhu cầu đòi hỏi của học sinh về sự thay đổi)
Tác giả cũng chỉ ra những thay đổi có thể xảy ra
trong nhà trường (sự thay đổi về các nguồn lực, sự
thay đổi về hoạt động chuyên môn, sự thay đổi về
học sinh, sự thay đổi về văn hóa tổ chức) qua đó đặt
ra yêu cầu của người đứng đầu trong việc thực hiện
quản lý sự thay đổi đó Trong nghiên cứu “Tổ chức
quản lý trong trường đại học trước yêu cầu đổi mới
quản trị đại học và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tác giả Đinh Văn Toàn chỉ ra rằng sự phát triển của KHCN giai đoạn 4.0 đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới Bài viết làm rõ sự thay đổi sự thay đổi của quản trị đại học ở Việt Nam về đổi mới mô hình tổ chức bộ máy Trong nghiên cứu “Thích ứng với thay đổi của cán bộ quản lý trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp ở Đại học Quốc gia Hà Nội)” tác giả Đặng Xuân Hải ‐ Đỗ Thị Thu Hằng tiếp cận sự thay đổi trong trường đại học bởi tác động của chính sách quản lý giáo dục của Việt Nam, nghiên cứu các yếu
tố liên quan tới khả năng thích ứng với thay đổi của đội ngũ cán bộ quản lý trong trường đại học hiện nay Trong giới hạn của bài viết này, tác giả tiếp cận quản trị sự thay đổi ở góc độc tổng thể, từ đó đưa ra
mô hình quản trị sự thay đổi Đối với mỗi bước trong quy trình của quản trị sự thay đổi, tác giả cũng
lý giải cụ thể, đồng thời có các khuyến nghị để áp dụng mô hình một cách hiệu quả Kết quả nghiên cứu mong muốn bổ sung cơ sở lý luận về lĩnh vực nghiên cứu, là tài liệu để các trường đại học có thể tham khảo và vận dụng
2 Mô hình quản trị sự thay đổi trong trường đại học
Khái niệm về biến đổi, quản lý biến đổi hay quản trị sự thay đổi trong tổ chức hiện nay không còn là mới lạ Xong, ở góc độ trường đại học thì đó vẫn là một chủ đề chưa được quan tâm nhiều Trong phạm
vi bài viết này, tác giả đưa ra quan điểm mới dựa trên cách tiếp cận toàn diện với mô hình quản trị sự thay đổi trong trường đại học như sau:
Quản trị sự thay đổi tại các trường đại học
trong giai đoạn hiện nay
Hà Văn Vương
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
Môi trường xung quanh luôn biến đổi một cách bất thường, biến đổi trên diện rộng, sâu sắc và rất nhanh chóng Những tiến bộ về KHCN, nhu cầu của xã hội, khuynh hướng toàn cầu hay các vấn đề về môi trường
đã tạo ra những áp lực mạnh mẽ đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi để có thể tồn tại và phát triển Sẽ thật sai lầm nếu chúng ta chống lại sự thay đổi, bởi điều đó có nghĩa là đi ngược lại khách quan, có thể dẫn tới khủng hoảng và sụp đổ Do vậy, quản trị sự thay đổi ngày càng trở nên quan trọng để giúp cho mỗi tổ chức, cá nhân tiến hành sự thay đổi một cách chủ động, đúng hướng, đúng thời điểm và có hiệu quả
Trang 10* Nhận diện biến đổi
Sự thay đổi trong hoạt động của trường đại học
có thể hình thành từ nghiều nguyên nhân khác
nhau Các áp lực dẫn tới sự thay đổi đó có thể từ các
vấn đề sau:
‐ Xu thế ngành nghề: Xu hướng ngành nghề của
xã hội trong mỗi giai đoạn là khác nhau Xu hướng
ngành nghề có thể biến đổi theo sự phát triển của
KHCN hoặc mỗi giai đoạn phát triển kinh tế ‐ xã hội
của một đất nước Xu hướng ngành nghề sẽ tác động
đến tâm lý lựa chọn ngành học, nhu cầu của người
học, từ đó ảnh hưởng đến đầu vào của mỗi trường
đại học Như vậy, khi xu thế ngành nghề trong xã hội
thay đổi, đòi hỏi các trường đại học phải có chiến
lược thay đổi sao cho phù hợp
‐ Chính sách quản lý: Sự đổi mới về chính quản lý
trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay có tác
động rất lớn đối với các trường đại học Chính sách
về tự chủ đòi hỏi tự thân mỗi trường đại học phải
thay đổi để thích nghi và tồn tại Chính sách quản lý
về giáo dục đại học của Nhà nước sẽ dẫn đến những
thay đổi trong trường đại học như: cơ cấu tổ chức,
quy chế chi tiêu nội bộ, nguồn tài chính.v.v Bên
cạnh đó, hiện nay khi thực hiện cơ chế trả lương
theo vị trí việc làm đòi hỏi các trường đại học phải
xây dựng đề án vị trí việc làm, sắp sếp, phân công lao
động, dẫn tới tình trạng dư thừa nhân lực
‐ Đội ngũ nhân lực trong tổ chức: Những áp lực
bên trong trường đại học suy cho cùng có nguồn gốc
từ chính những người lao động trong tổ chức đó
Nhu cầu của người lao động, sự thỏa mãn công việc,
sự cam kết với tổ chức khi không đáp ứng có thể
khiến đội ngũ giáo viên nghỉ việc Bên cạnh sự thay
đổi về lượng, sự phát triển không ngừng của KHCN,
xu hướng của xã hội cũng tạo ra áp lực thay đổi về
chất đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên
‐ Các yếu tố môi trường tự nhiên: Yếu tố môi
trường như thiên tai, dịch bệnh thường ít khi tác
động tới hoạt động của trường đại học và ít khi xảy
ra Thông thường các trường học ít quan tâm tới vấn
đề này Nhưng đó là một sai lầm nếu chúng ta không
có những dự báo và có các phương án án đối phó,
thích nghi trước khi chúng sảy ra
* Đánh giá mức độ tác động
Sự tác động của biến đổi đối với tổ chức là khác nhau ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh hoặc cùng một sự biến đổi nhưng lại có mức độ tác động khác nhau đối với mỗi tổ chức Sự tác động của biến đổi đối với trường đại học có thể diễn ra ở toàn bộ tổ chức, một
bộ phận hoặc một lĩnh vực hoạt động trong tổ chức Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xác định sự tác động của biến đổi đối với tổ chức là tiêu cực hay tích cực Tìm kiếm cơ hội và xây dựng các chiến lược phát triển cho tổ chức hoặc các kế hoạch khắc phục, giảm thiểu và duy trì sự tồn tại của tổ chức
* Xây dựng kế hoạch thay đổi
Kế hoạch thay đổi được xây dựng dựa trên dánh giá mức độ tác động của các biến đổi từ mồi trường bên ngoài và bên trong đối với tổ chức Khi xây dựng
kế hoạch thay đổi, cần cân nhắc các vấn đề nguồn lực như: nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, thông tin… Bên cạnh kế hoạch đã được lựa chọn, cần có các chính sách quản lý rủi ro đi kèm Kế hoạch dự phòng được xây dựng dựa trên các dự báo, dự đoán các rủi ro có thể sảy ra khi thực hiện sự thay đổi Cần lưu ý rằng, khi xác định mục tiêu, cần xác định các mục tiêu ưu tiên Các giá trị cốt lõi cần phải được xem trọng trong các kế hoạch đổi mới
* Hành động/ thực hiện Hành động chính là quá trình hiện thực hóa kế hoạch bằng những công việc cụ thể Quá trình thực hiện sự thay đổi phải liên tục kiểm tra, đánh giá và
đo lường kết quả dựa trên mục tiêu đã đề ra, tạo cơ
sở cho việc điều chỉnh kế hoạch phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu
* Điều chỉnh kế hoạch thay đổi Các kế hoạch thay đổi dựa trên kết quả của công tác kiểm tra, đánh giá, nhằm khắc phục những tồn tại, những điểm chưa phù hợp hoặc điều chỉnh kế hoạch do sự biến đổi bất ngờ của môi trường Các kế hoạch thay đổi phải đảm bảo hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức
* Mục tiêu Mục tiêu của kế hoạch thay đổi là những kết quả
mà tổ chức mong muốn khi thực hiện sự thay đổi Mục tiêu trong quản trị sự thay đổi cần phải chia thành các mục tiêu nhỏ, có khả năng đạt được trong thời gian ngắn Việc xác định mục tiêu cần phải đảm bảo tính khả thi đối với tổ chức, dựa trên việc xem xét các yếu tố nguồn lực mà tổ chức có thể đáp ứng; thống nhất giữa các muc tiêu ngắn hạn với mục tiêu dài hạn; phù hợp với giá trị cốt lõi của tổ chức; phù hợp với chính sách quản lý nhà nước và xu thế xã hội
Trang 11Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản trị sự
thay đổi trong trường đại học, cần phải lưu ý một số
vấn đề sau:
‐ Sự thay đổi phải đảm bảo phù hợp với chính
sách, mục tiêu giáo dục quốc gia: Sự đổi mới trong
chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
đang hướng dần tới khả năng tự chủ của các đại học
Tự chủ đại học thể hiện ở các khía cạnh như: tự chủ
về tài chính, tự chủ về đào tạo, tự chủ về tuyển sinh
Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng, chính sách tự chủ
nhằm mục đích giúp các trường học chủ động hơn
trong hoạt động của mình nhưng không được đi
ngược với định hướng phát triển chung của giáo dục
quốc gia, các quy định pháp luật về giáo dục đại học
như: quy mô tuyển sinh, điều kiện mở chương trình
đào tạo, học phí, chính sách tiền lương.v.v
‐ Sự thay đổi phải được bắt đầu từ đội ngũ lãnh
đạo: Một kế hoạch thay đổi chỉ được thực hiện hiệu
quả khi có sự tham gia tích cực nhất của các biên
liên quan, nhưng trước hết phải bắt đầu từ người
lãnh đạo Sự thay đổi vốn đã gây bất ổn cho mọi
người ở mọi cấp độ của một tổ chức, mọi con mắt sẽ
đổ dồn về và đội ngũ lãnh đạo để mong đợi sự hỗ trợ
và định hướng Bản thân các nhà lãnh đạo phải nắm
lấy các cách tiếp cận mới trước, để thách thức và
thúc đẩy phần còn lại của tổ chức Họ cũng cần phải
hiểu rằng các cá nhân đang trải qua thời gian căng
thẳng và cần được hỗ trợ
‐ Sự thay đổi phải tập trung vào gốc rễ của vấn
đề: Việc thay đổi là cần thiết, xong không phải lúc
nào cũng là hợp lý Để kế hoạch thay đổi đạt hiệu
quả tốt nhất, cần trả lời được các câu hỏi sau: sự
biến đổi nào đang tác động đến tổ chức? Mức độ tác
động đến đâu? Có cần thiết phải thay đổi hay không?
Sự thay đổi đó có giải quyết được vấn đề hay không?
Kế hoạch thay đổi tập trung vào gốc rễ của vấn đề sẽ
giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu mong muốn,
đồng thời tiết kiệm được nguồn lực và hạn chế
những rủi ro không đáng có
‐ Sự thay đổi phải được sự đồng thuận của tập
thể: Bất kỳ sự thay đổi nào trong tổ chức dù lớn hay
nhỏ cũng có thể vấp phải sự phản kháng nhất định
Sự phản kháng đó có thể xuất phát từ thói quen, nhu
cầu an toàn, lợi ích nhóm hoặc chưa nhận thức đúng
về sự thay đổi đó Những phản ứng tiêu cực sẽ cản
trở sự thay đổi hoặc khiến cho kế hoạch thay đổi của
tổ chức không đạt được mục tiêu mong muốn Do
vậy, trước khi tiến hành các kế hoạch thay đổi, ban
lãnh đạo cần phải thực hiện tốt công tác tư tưởng,
định hướng và phổ biến nội dung thay đổi Muốn có
được sự đồng thuận của tập thể, cách tốt nhất đó là
tôn trọng vai trò của tập thể, đảm bảo mọi người
đều được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch thay đổi của tổ chức
4 Kết luận
Quản trị sự thay đổi là một trong những nhiệm
vụ quan trọng đối với các tổ chức nói chung và mỗi trường đại học nói riêng trong giai đoạn hiện nay Thực hiện tốt hoạt động quản trị sự thay đổi sẽ giúp cho các trường đại học có thể nâng cao năng lực tự chủ, khả năng cạnh tranh với các trường khác, đáp ứng được nhu cầu của người học và yêu cầu xã hội Nhưng sự thay đổi thật sự là một thử thách lớn đối với các trường đại học Do đó, ban lãnh đạo nhà trường cần phải hành động linh hoạt, khéo léo để làm cho quá trình thay đổi diễn ra thuận lợi, hiệu quả và không gây tác động tiêu cực làm ảnh hưởng hay gián đoạn hoạt động của tổ chức Để quản trị được sự thay đổi cần phải xác định được cái cần thay đổi, lập kế hoạch để tiến hành thay đổi, triển khai kế hoạch đã được xác lập, đánh giá kết quả thực hiện và tìm biện pháp duy trì những kết quả tốt do thay đổi mạng lại./
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Bích Đào, Quản lý những thay đổi trong tổ chức, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 25 (2009) 159 – 166
[2] Nguyễn Văn Vẹn, Đổi mới quản trị giáo dục – đào tạo bậc đại học ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đăng tải trên Tạp chí Cộng sản
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/‐/2018/824098/doi‐moi‐quan‐tri‐giao‐duc‐‐‐dao‐tao‐bac‐dai‐hoc‐o‐viet‐nam‐trong‐boi‐canh‐cuoc‐cach‐mang‐cong‐nghiep‐lan‐thu‐tu.aspx
[3] Nguyễn Thị Thúy Dung, Quản lý sự thay đổi trong nhà trường, Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 ‐ 7/2018), tr 5 – 7
[4] Đinh Văn Toàn, Tổ chức quản lý trong trường đại học trước yêu cầu đổi mới quản trị đại học và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Tạp chí Công thương, (Số 1 – 1/2020), tr 207 – 2012
[5] Đặng Xuân Hải ‐ Đỗ Thị Thu Hằng, Thích ứng với thay đổi của cán bộ quản lý trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp ở Đại học Quốc gia Hà Nội), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 3 (2016) 61 – 73
Trang 121 Giới thiệu về kiểm định sức chịu đựng rủi
ro và kiểm định sức chịu đựng RRTT tại NHTM
BCBS (2009) mô tả ST là tập hợp các kỹ thuật
khác nhau được sử dụng bởi các tổ chức tài chính
nhằm đo lường những tổn thương tiềm ẩn dưới
những sự kiện ngoại lệ, bất thường (extreme &
exceptional) nhưng có thể xảy ra (plausible) Kết
quả của Stress test thường đánh giá sự thay đổi của
(1) các chỉ số tài chính về vốn, mức độ tổn thất (sol‐
vency stress test), hoặc (2) các tỷ lệ an toàn về thanh
khoản (liquidity stress test) Nói một cách khác, ST
giúp cơ quan quản lý và các tổ chức tài chính chủ
động đối phó những tình huống xấu nhất có thể ST
được sử dụng như một công cụ bổ sung và hoàn
thiện cho các mô hình thống kê truyền thống như
Value at risk trong quản lý rủi ro
Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thị trường là kỹ
thuật kiểm tra tính ổn định, khả năng chịu đựng của
tổ chức tài chính trước những biến động của thị
trường Theo BCBS (2011), những biến động của thị
trường có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của
các tổ chức tài chính, các ngân hàng là những yếu tố
như: lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá hàng hóa…
2 Tổng quan chương trình ST của EBA
Mục tiêu
ST EU mở rộng là một cấu phần của chương trình
giám sát được sử dụng bởi cơ quan có thẩm quyền
nhằm đánh giá khả năng phục hồi trước các cú sốc
bất lợi, phát hiện các khu vực tổn thương cũng như
là cơ sở cho các quyết định giám sát nhằm xác định
các can thiệp phù hợp Thêm vào đó, ST toàn EU
giúp củng cố nguyên tắc thị trường thông qua công
bố các dữ liệu thống nhất của từng ngân hàng
Như vây, ST toàn EU được sử dụng để đánh giá
sự ổn định của từng tổ chức tài chính riêng lẻ cũng
như sự ổn định chung của hệ thống ngân hàng EU
Từ đó góp phần đánh giá toàn diện rủi ro hệ thống trong khối tài chính EU và củng cố quy tắc thị trường ST dựa trên các kịch bản vĩ mô phổ biến, phương pháp thống nhất và các cú sốc nghiêm trọng nhưng có thể xảy ra
Cho đến nay, chương trình ST của EBA ngày càng được đánh giá cao bởi tính minh bạch, rõ ràng cung cấp thông tin chi tiết về rủi ro của ngân hàng
Chủ thể tiến hành Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Ủy ban ngân hàng Châu Âu (European Banking Authority – EBA) được thành lập vào 1/1/2011 với tầm nhìn đảm bảo sự bền vững của hệ thống tài chính EU Để thực hiện được mục tiêu đó, EBA phải phối hợp với
Ủy ban rủi ro hệ thống châu Âu (European Systemic Risk Board‐ ESRB) tiến hành EU ST nhằm đánh giá
sự ổn định của các tổ chức tài chính trong bối cảnh thị trường biến động tiêu cực
EBA chịu trách nhiệm xây dựng phương pháp ST
cơ bản và phối hợp thực hiện chương trình ST EBA góp phần đảm bảo chất lượng chương trình ST trên
cơ sở cung cấp các chỉ dẫn tối thiểu cũng như mô tả các thông số rủi ro chính của ST giúp các cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành kiểm tra đồng bộ và thực hiện đánh giá chặt chẽ các kết quả của các ngân hàng Quan trọng hơn, EBA hoạt động như một trung tâm dữ liệu công bố các kết quả của chương trình ST, do đó, đảm bảo tính minh bạch và so sánh giữa các kết quả ST Cuối cùng, EBA đóng vai trò quan trọng đảm bảo đối thoại và phối hợp hiệu quả giữa chủ thể tham gia và cơ quản chủ quản trong khuôn khổ của ban giám sát
ESRB phối hợp chặt chẽ với ECB, các cơ quan có thẩm quyền, EBA và ngân hàng trung ương các quốc gia thiết kế các kịch bản vĩ mô bất lợi ECB sẽ cung cấp các kịch bản vĩ mô cơ sở
Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thị trường
tại các ngân hàng châu Âu và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Diễm Hương
ST hệ thống ngân hàng của các nước châu Âu và đưa ra bài học cho ST hệ thống NHTM Việt Nam
Trang 13Asia - P
RESEARCH
Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền có trách
nhiệm giám sát các ngân hàng tuân thủ các hướng
dẫn về cách hoàn thành chương trình ST và nhận
thông tin trực tiếp từ các ngân hàng Các cơ quan có
thẩm quyền cũng phải đảm bảo chất lượng quy
trình ST, ví dụ xác thực dữ liệu của ngân hàng và kết
quả ST dựa trên phương pháp từ dưới lên cũng như
xem xét các mô hình mà ngân hàng sử dụng để ST
Các cơ quan có thầm quyền cũng có thể thực hiện ST
EU trên mẫu ngân hàng tham gia vào ST này và có
thể tiến hành thêm các ST nội bộ
Chủ thể tham gia
EAB trước tiên cần xác định quy mô và đối tượng
thực hiện của cuộc ST Với mục tiêu đánh giá sự ổn
định toàn diện hệ thống ngân hàng EU, số lượng các
ngân hàng tham gia vào chương trình ST toàn EU sẽ
rất lớn, tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng thực hiện
ST dựa trên ba tiêu chí là tính đại diện, tính đa dạng
và tính hợp nhất Các ngân hàng tham gia vào
chương trình ST toàn EU phải đảm bảo tổng tài sản
đạt tối thiểu 30 tỷ EUR, điều này nhằm lựa chọn các
ngân hàng lớn nhất tham gia vào chương trình
Thêm vào đó, các ngân hàng được chọn có tính đa
dạng cao về quy mô, mô hình kinh doanh và hồ sơ
rủi ro nhằm đánh giá được tác động của kịch bản
kinh tế vĩ mô đến từng ngân hàng trong cùng một
quốc gia ST toàn EU được tiến hành với mức hợp
nhất cao nhất, nghĩa là, ST sẽ không bao gồm chi
nhánh của ngân hàng mẹ đã là là đối tượng của
chương trình ST này
Phạm vi rủi ro được kiểm định
ST EU mở rộng chủ yếu tập trung đánh giá tác
động của các nhân tố rủi ro đến khả năng thanh toán
của các ngân hàng Các ngân hàng phải kiểm định
sức chịu đựng rủi ro của các loại rủi ro sau:
‐ Rủi ro tín dụng, bao gồm chứng khoán hóa
‐ Rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng đối tác (CCR)
và điều chỉnh giá trị tín dụng (CVA)
‐ Rủi ro hoạt động
Chương trình ST
Kịch bản cơ sở dựa trên dự báo của Ủy ban Châu
Âu, kịch bản bất lợi được phát triển bởi ECB và
ESRB Các biến của kịch bản vĩ mô bao gồm GDP
thực, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giá bất động sản,
giá chứng khoán, tỷ giá và lãi suất Các cuộc ST cho
khu vực EU thường được thực hiện cho giai đoạn 3
năm, ví dụ cuộc ST thực hiện năm 2020 dựa trên dữ
liệu cuối năm 2019 để phân tích cho 3 năm trong
giai đoạn 2020‐2022
Chương trình ST toàn EU được thực hiện theo
phương pháp từ dưới lên “bottom‐up” có điều kiện
Phương pháp ST từ dưới lên là ST vi mô dựa trên dữ
liệu và phương pháp đặc thù, ví dụ, các ngân hàng sử
dụng mô hình nội bộ tính toán tác động của ST lên
bảng cân đối và lãi/lỗ của ngân hàng) Tuy nhiên, ST này bị rằng buộc bởi các giả định và kịch bản vĩ mô nghiêm ngặt xác định của EBA Để đảm bảo tính đồng
bộ và tính so sánh giữa các kết quả ST của các ngân hàng khác nhau, EU yêu cầu các ngân hàng phải thống nhất các vấn đề sau: (i) thống nhất về nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, cụ thể, Chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS; (ii) thống nhất cách xác định vốn cấp 1 theo quy định của Basel, cũng như ngưỡng vốn cấp 1 nếu kịch bản bất lợi xảy ra; (iii) luôn giả định bảng cân đối ngân hàng không đổi trong giai đoạn nghiên cứu, ví dụ như không có can thiệp giảm thiểu rủi ro nếu như tình huống xấu xảy ra
3 Kiểm tra rủi ro thị trường
Tác động của RRTT đến tất cả các trạng thái được
đo lường giá trị hợp lý toàn bộ và một phần được đánh giá lại sau khi đã áp dụng một bộ các cú sốc nhân tố rủi ro thị trường căng thằng với kịch bản vĩ
kỳ hạn Các trạng thái chứng khoán được nắm giữ tại mức giá hợp lý cũng được xem xét trong ST rủi
ro thị trường Tuy nhiên, tác động của rủi ro tỷ giá lên các trạng thái sổ ngân hàng không được xem xét trong ST RRTT
Xây dựng kịch bản Các cú sốc đối với giá tài sản tài chính (giá chứng khoán, tỷ lệ lãi suất dài hạn, tỷ lệ hoán đổi và tỷ giá) được xác định thông qua công cụ Mô phỏng cú sốc tài chính (Financial Shock Simulator) – một công cụ dựa trên hàm nối đa biến Mô phỏng cú sốc tài chính đưa các tương quan ở đuôi của hàm phân phối lợi nhuận tài chính và xác định tác động lan truyền giữa các chứng khoán và khu vực Do đó, công cụ này được đánh giá là phù hợp trong việc thiết kế các kịch bản ST
Các nhân tố rủi ro Các nhân tố rủi ro là một bộ các nhân tố được xác định bởi ESRB và ECB là nhân tố chính cho rủi ro thị trường được sử dụng để xác định tác động của các kịch bản vĩ mô bất lợi lên các trạng thái giá trị hợp
lý Tức là, các kịch bản được mô tả bằng các cú sốc đối với các nhân tố rủi ro nhằm dự báo lãi và lỗ trên tất các các trạng thái theo đo lường giá trị hợp lý đầy
đủ hoặc một phần Các nhân tố rủi ro thị trường được ước lượng trong các kịch bản do ESRB và ECB xây dựng
Trang 14Vì không cần thiết phải xem xét tất cả các yếu tố
rủi ro thị trường của ngân hàng trong danh mục
chứng khoán kinh doanh, nên các ngân hàng được
yêu cầu báo cáo các yếu tố rủi ro bổ sung không bao
hàm trong kịch bản nhưng có tác động quan trọng
Ngoài ra các ngân hàng cần phải báo cáo sự hiệu
chỉnh các yếu tố rủi ro này và tác động của chúng
trong tài liệu kèm theo Thông tin này liên quan đến
quy trình đảm bảo chất lượng nhằm đánh giá mức
độ phù hợp giữa các yếu tố căng thẳng bổ sung và
các yếu tố bao hàm trong các kịch bản
Giả định bảng cân đối tĩnh
Giá trị danh nghĩa của tất cả tài sản và nợ dưới ST
RRTT được giả định duy trì không đổi trong suốt
thời gian ST Ngân hàng không được có bất cứ can
thiệp về quản lý danh mục nào đối phó với kịch bản
căng thẳng
Phương pháp
Các ngân hàng được yêu cầu dự báo sự tác động
của các kịch bản đến lãi/lỗ và của ngân hàng và giá
trị chịu rủi ro thị trường
Các ngân hàng được tiếp cận hai phương pháp:
‐ Phương pháp đơn giản: Dành cho các ngân hàng
có hoạt động kinh doanh hạn chế, phải đảm bảo một
trong hai điều kiện: (i) được cơ quan có thẩm quyền
xác nhận chưa có mô hình VaR trong quản lý rủi ro;
(ii) Yêu cầu vốn tự có cho rủi ro thị trường của ngân
hàng không vượt quá 5% tổng yêu cầu vốn tự có
Các ngân hàng này không phải báo cáo tác động
đánh giá lại toàn bộ cho các khoản mục kinh doanh
và các công cụ phòng ngừa rủi ro có liên quan
‐ Phương pháp phức tạp: Dành cho các ngân
hàng còn lại
a Tác động đến lãi/lỗ
Tác động của đánh giá lại toàn bộ lên các khoản
mục có xu hướng kinh doanh và các công cụ phòng
ngừa liên quan (trading intent and their related
hedges – TI&RH) dưới tác động của kịch bản bất lợi
được tính toán như sau:
‐ Phương pháp phức tạp
Hệ số tỷ lệ VaR*Min (‐0.20%* Sum(Giá trị hợp lý
của tài sản TI&RH, Giá trị hợp lý của Nợ TI&RH), lãi
hoặc lỗ các khoản mục TI&RH)
‐ Phương pháp đơn giản:
‐0.20%* Sum(Giá trị hợp lý của tài sản TI&RH,
Giá trị hợp lý của Nợ TI&RH)
b Tác động đến giá trị chịu rủi ro thị trường
Trong bài ST rủi ro thị trường, tác động đến giá
trị rủi ro bao gồm giá trị rủi ro thị trường và rủi ro
điều chỉnh giá trị tín dụng (credit valuation adjust‐
ment‐ CVA)
Trong kịch bản cơ sở, VaR và SvaR được giả định
là không đổi Dưới kịch bản bất lợi, VaR sẽ được thay
thế bởi SVaR Yêu cầu vốn ở kịch bản cơ sở được giả định là không đổi Dưới kịch bản bất lợi, yêu cầu vốn VaR và SVaR mới được bổ sung vào yêu cầu vốn tính theo phương pháp tiêu chuẩn
Ngân hàng nên sử dụng các cú sốc chênh lệch tín dụng trong các kịch bản rủi ro thị trường làm đầu vào cho mô hình đánh giá yêu cầu vốn tăng thêm dưới kịch bản căng thẳng
Tất cả các yếu tố rủi ro về giá được giả định không đổi trong kịch bản cơ sở, nhưng được nhân lên trong kịch bản căng thẳng
4 Bài học cho Việt Nam
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước (NHNN) và cơ quan giám sát nên cho phép NHTM được lựa chọn các phương pháp kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường khác nhau phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hồ sơ rủi ro thị trường và hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Thứ hai, phạm vi của ST rủi ro thị trường phải bao hàm tất cả các trạng thái chịu rủi ro dưới sự biến động của giá thị trường như các trạng thái trong chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán kinh doanh và các công cụ phái sinh
Thứ ba, NHNN cần làm rõ các yếu tố rủi ro thị trường có thể tác động đến danh mục của ngân hàng dưới các kịch bản bất lợi và NHTM được yêu cầu báo cáo các yếu tố rủi ro bổ sung không bao hàm trong kịch bản nhưng có tác động quan trọng đến danh mục của ngân hàng
Thứ tư, NHNN cần xây dựng đường cong lãi suất chuẩn làm căn cứ cho việc xây dựng các kịch bản bất lợi cho các chương trình ST của NHNN hoặc NHTM Thứ năm, để áp dụng kỹ thuật phức tạp như ST, các NHTM cần: (i) nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức chuyên sâu về kinh tế, tài chính, ngân hàng hàng và kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại; (ii) xây dựng bộ dữ liệu đầy đủ
và đáng tin cậy nhằm tăng cường chất lượng dự báo
và xây dựng kịch bản trong ST, đồng thời áp dụng các mô hình đo lường và đánh giá sức chịu đựng phức tạp hơn./
Tài liệu tham khảo
Basel Committee on Banking Supervision, 2009 Principles for sound stress testing practices and supervision Consultative Document, January
Basel Committee on Banking Supervision, 2011 Revisions to the Basel II market risk framework Consultative Document, February
EBA, 2020 2021 EU‐Wide Stress Test: Methodological Note Consultative Document, November
Trang 151.1 Các khái niệm liên quan
Kinh tế đô thị được hiểu là tổ hợp một số ngành
kinh tế phi nông nghiệp, có đặc trưng tập trung về
địa lý, tiến bộ về công nghệ, chuyên môn hóa hệ
thống tổ chức và hiệu quả kinh doanh cao Kinh tế
đô thị không chỉ có ngành sản xuất vật chất, kinh
doanh mà còn bao gồm các ngành sinh hoạt xã hội
như dịch vụ, du lịch, tiền tệ, bảo vệ môi trường…
Như vậy, bên cạnh yếu tố vật chất như đất đai, tài
nguyên, lao động, kinh tế đô thị còn bao gồm các yếu
tố sinh hoạt đô thị như các loại hàng hóa lưu động,
kiến trúc, công trình công cộng…Trong “Kinh tế và
vùng” xuất bản năm 2006, tác giả đã đưa ra khái
niệm về “Kinh tế đô thị để nói về hoạt động trao đổi
giữa bên cung và cầu một cách hợp lý, hợp pháp
nhất trong bối cảnh đô thị” Nền kinh tế đô thị “là hệ
thống các hoạt động của cộng đồng người liên quan
đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng
hóa và dịch vụ một cách hợp lý, hợp pháp nhất trong
bối cảnh không gian địa lý cụ thể”
Phát triển bền vững là một khái niệm lý luận
đang từng bước gây ảnh hưởng và làm thay đổi
chính sách phát triển kinh tế Theo Ủy ban
Brundtland nêu ra năm 1987 thì: Phát triển bền
vững là: “Một sự phát triển vừa có thể thích hợp với
thời đại ngày nay, vừa không ảnh hưởng tới việc
thỏa mãn của con cháu đời sau” Hay theo H.Barton
(International institute for environment and devel‐
opment – IIED), phát triển bền vững là một quá
trình dàn xếp, thỏa hiệp các hệ thống kinh tế, tự
nhiên và xã hội, tức phát triển bền vững phải đảm bảo 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa với nhau Theo Ngân hàng thế giới (WB) thì “Phát triển bền vững chính là sự duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người về mặt xã hội, kinh
tế, môi trường trong giới hạn khả năng chịu tải của các hệ sinh thái dịch vụ và cơ sở tài nguyên của môi trường, nghĩa là vẫn đảm bảo tính bền vững của môi trường” Và theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 của nước ta: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế
hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”
Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, về bản chất, phát triển bền vững là một quá trình biến đổi mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm tạo
ra sự tối ưu nhất trong tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
mà không làm tổn hại đến hệ các sinh thái và môi trường trong hiện tại và trong tương lai
Phát triển kinh tế đô thị bền vững, trên cơ sở nguyên lý phát triển bền vững, với đặc thù của kinh
tế đô thị, khái niệm phát triển kinh tế đô thị bền vững được xác định là sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế đô thị của thế hệ hiện tại
mà không làm ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng những nhu cầu về kinh tế của thế hệ kinh tế đô thị tương lai, có nghĩa là phải tránh cho nền kinh tế đô thị bị suy thoái, vỡ nợ, mất khả năng thanh toán trong tương lai Khi cấu trúc của nền kinh tế đô thị phù hợp với các thành phần kinh tế, sẽ giúp các
Phát triển kinh tế đô thị bền vững
tại thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn Tiến
Khoa Quản trị, Trường Đại học Ngân hàng
Lương Nguyễn Duy Thông
NCS, Trường Đại học Trà Vinh
Nguyễn Huỳnh Thùy Linh
HV cao học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)
Muốn xây dựng văn minh đô thị cần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế Đảm bảo chất lượng sống, duy trì tốc độ phát triển ổn định là một bài toán quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quản lý phát triển đô thị theo hướng văn minh bền vững Bài viết trình bày khái quát
về kinh tế đô thị, kinh tế đô thị TPHCM, cơ hội và những thách thức qua đó góp phần đưa ra giải pháp phát triển kinh tế đô thị TPHCM bền vững, đáp ứng nhu cầu xây dựng Thành phố văn minh hiện đại
Trang 16thành phần kinh tế đô thị phát triển một cách hiệu
quả nhất, đồng thời có tác dụng phân bổ, sử dụng
các nguồn lực về vốn đầu tư phát triển, về khai thác
sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài nguyên và nguồn
nhân lực đô thị phù hợp
1.2 Lợi ích của phát triển kinh tế đô thị bền
vững
Có nhiều yếu tố để phát triển kinh tế đô thị bền
vững, nhưng có hai yếu tố quyết định nhất đó là:
“khả năng huy động nguồn lực và quản lý sử dụng
nguồn lực một cách hiệu quả, hợp lý” Sự phát triển
của nền kinh tế luôn là thước đo phát triển bền vững
hay thiếu bền vững của một đô thị, quyết định quá
trình phát triển vùng đô thị đó Kinh tế đô thị phát
triển, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích từ kinh tế đến văn
hóa, văn minh một đô thị như:
Thứ nhất, phát triển kinh tế đô thị bền vững là
động lực quan trọng nhất thúc đẩy quá trình đô thị
hóa, đảm bảo việc làm và an toàn xã hội trong đô thị
Thứ hai, phát triển kinh tế đô thị bền vững sẽ
giúp các thành phần kinh tế đô thị phát triển một
cách hiệu quả nhất Bên cạnh đó, phát triển kinh tế
đô thị bền vững sẽ kéo theo những nhu cầu về thay
đổi không gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống
và làm phong phú thêm đời sống văn hoá đô thị…
Thứ ba, phát triển kinh tế đô thị bền vững có tác
dụng phân bổ, sử dụng các nguồn lực đô thị về vốn
đầu tư phát triển Nhờ đó, giúp khai thác sử dụng
tiết kiệm hiệu quả tài nguyên và nguồn nhân lực đô
thị một cách phù hợp
Thứ tư, phát triển kinh tế đô thị bền vững còn
góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu lao động,
làm đa dạng hóa các hoạt động kinh tế
Thứ năm, phát triển kinh tế đô thị bền vững góp
phần tăng thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế
2 Những thuận lợi và khó khăn trong phát
triển kinh tế đô thị bền vững tại thành phố
Hồ Chí Minh
2.1 Những thuận lợi
Tốc độ đô thị hóa của TPHCM đang diễn ra nhanh
chóng khi so với các tỉnh, thành phố lớn trong cả
nước Hệ số đô thị hóa ở TPHCM thời điểm
1/4/2019 là 79,2%, trong khi Cần Thơ (69,7%), Hải
Phòng (45,6%), Hà Nội (49,2%) Đóng góp của di cư
thuần của đô thị hóa thể hiện qua tỷ lệ người di cư
thuần trong tổng dân số thành phố đã giảm 2,6 lần
trong giai đoạn 2009‐2019 (từ 11,3% xuống 4,4%)
Mặt khác, kinh tế đô thị có bền vững hay không
còn xuất phát từ năng suất lao động – 1 tiêu chí rõ
ràng về mặt định lượng Năng suất lao động của
TPHCM tính theo giá hiện hành của thành phố vào
năm 2018 gấp 2,1 lần so với năm 2011 (245,8 triệu
đồng/lao động/năm); trong đó ngành công nghiệp xây dựng gắp 1,7 lần và ngành dịch vụ gấp 1,5 lần so với năm 2010 Năng suất lao dộng theo giá trị tăng thêm của TPHCM tăng bình quân 5,13% trong cả giai đoạn 2010‐2018
Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 ‐ 2020, tầm nhìn 2025, trong
đó, điểm nhấn là Khu đô thị sáng tạo phía đông TP.HCM nằm tại Quận 2, 9 và Thủ Đức trên nền tảng kinh tế số và kinh tế tri thức Khu đô thị này sẽ là hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của TP.HCM
Theo Sở Quy hoạch kiến trúc, có những lợi thế thuận lợi để phát triển kinh tế đô thị bền vững khi là địa bàn của những trụ cột tiền đề phát triển làm thay đổi cơ bản bộ mặt TP.HCM trong thời gian tới
Đó chính là Đại học Quốc gia TP.HCM (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh), các hạ tầng kỹ thuật chính đang hoàn thiện (xa lộ Hà Nội, cao tốc Long Thành ‐ Dầu Giây, metro
số 1…)
Đặc biệt, khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) thành lập năm 2002, đến nay đã trở thành điểm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong đó, tập trung vào 04 ngành mũi nhọn: 1/Vi điện tử ‐ công nghệ thông tin – viễn thông; 2/ Cơ khí chính xác – tự động hóa; 3/ Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; 4/ Năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ Nano SHTP được TPHCM xem xét với tư cách là khu kinh tế ‐ kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sau 17 năm hình thành và phát triển, tính đến tháng 04/2019, SHTP đã cấp chứng nhận đầu tư cho 156
dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 7.136 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 73 dự án đi vào hoạt động ổn định với tổng giá trị xuất khẩu lũy kế đạt khoảng 45.456 tỷ USD, đóng góp 94% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của TPHCM
Như vậy, cùng với quá trình đô thị hóa, các Khu
đô thị mới, Khu đô thị sáng tạo thì Khu công nghệ cao đã đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế đô thị TPHCM theo hướng bền vững
Xét về năng suất lao động, dù đây là tiêu chí với những con số đáng mơ ước của TPHCM nhưng trong giai đoạn 2016‐2018, hiệu ứng chuyển dịch tĩnh vẫn
Trang 17Asia - P
RESEARCH
có giá trị âm (‐0.60%) Mà hiệu ứng chuyển dịch tĩnh
âm có nghĩa là khi lao động chuyển từ khu vực có
năng suất lao động đã không làm tăng năng suất lao
động của kinh tế TPHCM
Khó khăn khi quy hoạch Khu đô thị sáng tạo phía
đông TP.HCM là hệ sinh thái sáng tạo nên công
nghiệp 4.0 còn sơ khai, chưa hình thành Do đó
trong quá trình xây dựng các chương trình liên quan
đến đô thị sáng tạo, những người làm công tác này
nhìn thấy rất nhiều khó khăn của TP.HCM, như thiếu
cơ sở dữ liệu dùng chung, thiếu chia sẻ thông tin, cơ
chế hợp tác đa ngành, chưa thực hiện chuyển đổi
trong số trong quản lý, đặc biệt là quản lý nhà nước,
công tác dự báo, công tác mô hình hóa…
Khu công nghệ cao của TPHCM tuy đem lại nguồn
lực rất lớn cho thành phố mỗi năm nhưng giá trị
nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ của Khu
công nghệ cao TPHCM liên tục tăng Theo số lượng
thống kê của Sở Công thương và Cục Thống kê cho
thấy giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng máy móc,
thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác chiếm trung bình
hơn 12% trong tổng giá trị nhập khẩu của TPHCM
trong suốt giai đoạn 2012‐2018 và đang có xu
hướng tiếp tục tăng Cụ thể, giá trị nhập khẩu nhóm
mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
khác là hơn 5,6 tỷ USD, chiếm 14,2% trong tổng giá
trị nhập khẩu của thành phố, tăng 74,4% so với năm
2012 và tiếp tục tăng lên theo sự phát triển kinh tế
mạnh mẽ của TPHCM
3 Giải pháp phát triển kinh tế đô thị bền
vững tại thành phố Hồ Chí Minh
Trước những cơ hội và thách thức mà TPHCM
đang gặp phải, để thúc đẩy phát triển nền kinh tế đô
thị nói riêng và phát triển đô thị nói chung, một số
giải pháp nổi bật có thể kể đến bao gồm:
Thứ nhất, hoàn thiện các công cụ quản lý bao
gồm quy hoạch tổng thể, chiến lược và chương trình
phát triển đô thị để huy động nguồn lực, đầu tư có
trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả tích cực
Tiếp tục thúc đẩy phát triển đô thị theo quy hoạch
và kế hoạch Đổi mới các chính sách quản lý phát
triển đô thị để thúc đẩy phát triển đô thị thông
minh, sáng tạo và bền vững; đồng thời, tăng hiệu
quả đầu tư trong nền kinh tế, nó được thể hiện ở hệ
số ICOR càng thấp càng tốt
Thứ hai, Chính quyền các đô thị cần nhận thức và
lựa chọn mô hình phát triển phù hợp cụ thể với
những đặc điểm riêng của từng đô thị trong bối cảnh
chung của vùng và toàn quốc Phân bổ vốn đầu tư
hợp lý vào các ngành trong nền kinh tế, tập trung
vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh nhằm
tạo ra tốc độ tăng GDP cao và bền vững nhất
Thứ ba, quan tâm lồng ghép các nhiệm vụ phát
triển đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Phát triển đô thị ứng phó Biến đổi khí hậu tại Quyết định 2623; Phát triển đô thị tăng trưởng xanh tại Quyết định 84 năm 2018; Đề án phát triển đô thị Việt Nam thông minh và bền vững tại Quyết định 950 năm 2018 Đây là những nhiệm vụ mới, rất tiềm năng để thu hút nguồn lực trong nước và quốc tế, tạo ra mô hình tăng trưởng đột phá và bền vững
Thứ tư, nâng cao năng lực, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, trình độ quản lý, hiểu sâu rộng hơn về công tác chuyên môn, có khả năng nắm bắt công nghệ, học hỏi các xu hướng mới từ đó giải quyết công việc chính xác kịp thời và đạt hiệu quả cao Bộ máy quản lý đô thị cần phối hợp hiệu quả với các Bộ ban ngành, địa phương; mở rộng mối quan hệ giữa Chính phủ với doanh nghiệp
Thứ năm, trong bối cảnh hiện nay, TPHCM cần có chính sách hợp lý nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao, có trình độ, có kỹ năng chuyên môn tốt Đồng thời, CMCN 4.0 cũng yêu cầu hệ thống quản lý sở hữu trí tuê hiệu quả; vì vậy, TPHCM cần đảm bảo tính công bằng trong sử dụng nhân tài – bởi để đảm bảo phát triển kinh tế đô thị bền vững nhất thì nguồn lực quan trọng nhất vẫn là con người./
Tài liệu tham khảo
Cục thống kê TPHCM (2019), Thực trạng dân số qua Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 TPHCM
Trung Hiếu, “Nhiều khó khăn khi xây dựng đô thị sáng tạo”, báo Thanh niên online, https://thanhnien.vn/thoi‐su/nhieu‐kho‐khan‐khi‐xay‐dung‐do‐thi‐sang‐tao‐1115628.html, [truy cập 10‐11‐2021]
Tạ Thị Thu Hương (2019), Phát triển nền kinh tế
đô thị Việt Nam thông minh và sáng tạo, Kỷ yếu khoa học quốc gia: Đô thị hóa trong bối cảnh công nghiệp 4.0 tại Việt Nam xu hướng đổi mới và điều kiện phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội
Lê Hồng Kế, “Phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững”, http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/docu‐ment_library/get_file?uuid=c9e7a9 d‐4264‐40a1‐b9b4‐c3b0cd71515e&groupId=13025, [truy cập 10‐11‐2021]
Trần Văn Tấn (2006), Kinh tế đô thị và vùng, Nxb Xây dựng, Hà Nội
Vũ Minh Long (2014), Một số vấn đề của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 181 Mở đầu
Ngày nay, việc thuyết phục khách hàng nhanh
chóng đưa ra quyết định mua hàng bằng cách đáp
ứng được những yêu cầu của họ một cách chính xác
và kịp thời đang được coi là ưu tiên hàng đầu của
các doanh nghiệp Nhưng trong thực tế để có thể
thực hiện điều này không hề dễ dàng do mức độ
cạnh tranh trên thị trường ngày càng khóc liệt
Ngoài ra, sự kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao
cùng với sự phát triển của số lượng thương hiệu
cũng như kênh bán hàng trực tiếp lẫn kỹ thuật số
đặt áp lực lên các doanh nghiệp phải tạo ra và mang
lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thông qua
việc cung cấp các thông tin và ưu đãi phù hợp — khi
họ cần nhất Đồng thời doanh nghiệp cũng cần hiểu
rõ hơn thông tin nào khách hàng cảm thấy hữu ích
nhất đối với họ khi đưa ra quyết định mua hàng
Trong cuộc khảo sát với hơn 11,500 khách hàng của
Deloitte cho biết lời chào hàng kịp thời và dịch vụ
chăm sóc khách hàng là những yếu tố quan trong
hơn cả đối với họ khi đưa ra quyết định mua sắm
Dựa trên phản hồi đó, các nhà quản lý thương hiệu
và các nhà lãnh đạo sẽ phải trả lời được những câu
hỏi như: Làm cách nào để cung cấp được những ưu
đãi tốt nhất cho khách hàng — khi họ cần nhất — và
trang bị cho các nhân viên, đại lý phân phối những
thông tin kiến thức phù hợp để cung cấp cho những
khách hàng dịch vụ chăm sóc tốt nhất để thúc đẩy họ
họ đưa ra quyết định mua hàng? Rất nhiều doanh
nghiệp tin rằng câu trả lời cho những câu hỏi trên là
tối ưu hóa việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong
quá trình trải nghiệm của khách hàng — đồng thời
đạt được sự hài hòa giữa khả năng của con người và
khả năng của máy móc
2 Ứng dụng chính của AI trong hoạt động chăm sóc khách hàng
AI xuất hiện trong các lĩnh vực khác nhau từ bán
lẻ trực tuyến đến chăm sóc sức khỏe, từ kinh doanh giải trí đến khách sạn và ở bất cứ nơi nào có cơ sở khách hàng, AI đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng Các ngành công nghiệp trên toàn cầu đã cải tiến trải nghiệm khách hàng của họ nhờ có AI, dưới dạng chatbot, dự báo, vv… Các chủ doanh nghiệp đã nhận ra sức mạnh của công nghệ này và đang tận dụng nó theo nhiều hình thức, và trong thực tế rất nhiều khách hàng hiện nay đều tương tác với các doanh nghiệp mà không có sự can thiệp của con người Các nhà bán lẻ đang sử dụng AI theo nhiều cách khác nhau, các báo cáo cho thấy, trong lĩnh vực bán lẻ, việc triển khai AI giúp doanh nghiệp có được nhiều khách hàng trung thành hơn, những người có giá trị cao hơn 18 lần so với khách hàng trung bình Điều này đạt được thông qua việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng Juniper Research dự đoán rằng chi tiêu trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu cho các dịch vụ AI sẽ đạt 12 tỷ đô la vào năm 2023, tăng so với ước tính 3,6 tỷ đô la trong năm 2019 Trong cùng thời gian, dự kiến hơn 325.000 nhà bán lẻ sẽ
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng
Phạm Chu Thùy Dương
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyển đổi số là một trong những chủ đề nóng nhất giữa các nhà quản lý của nhiều doanh nghiệp hiện nay khi việc nâng cao trải nghiệm khách hàng là được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ Các công ty thừa nhận rằng việc mang đến cho khách hàng những trải nghiệm xuất sắc chứ không chỉ là những cải tiến thông thường chính là yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp đã buộc phải thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng của mình Họ đã nhanh chóng nhận ra rằng trí tuệ nhân tạo (AI) là công cụ rất quan trọng để đạt được mục tiêu này
Trang 19khác Ngoài ra, với tự động hóa, tỷ lệ lỗi kém chính
xác được giảm tương đối nhiều khi sử dụng AI AI sẽ
đọc phản ứng của khách hàng và sẽ được mã hóa để
trả lời ngay thời điểm khách hàng liên hệ với doanh
nghiệp của bạn bằng một truy vấn Điều này làm
giảm thời gian phản hồi và tăng cảm tình của khách
hàng khi mới tiếp xúc
Phục vụ khách hàng tự động
Xu hướng hiện nay cho thấy ngày càng nhiều
khách hàng có khuynh hướng muốn tự mình xử lý
vấn đề trong quá trình trải nghiệm thay vì chờ đợi
đội ngũ CSKH và muốn sử dụng các hệ thống công
nghệ thông minh để giúp họ tự xử lý vấn đề một cách
nhanh chóng hơn Hệ thống sử dụng AI sẽ sử dụng
khả năng phân tích ngôn ngữ và văn bản và lập tức
nhận ra ý định của khách hàng và chuyển hướng họ
đến câu trả lời có liên quan AI sẽ hướng dẫn khách
hàng một cách chính xác và hệ thống kiến thức dựa
trên AI có thể được phát triển và cập nhập liên tục
Doanh nghiệp nên cho phép khách hàng đánh giá
tiện ích của thông tin, để cải thiện mức độ chính xác
của AI Vì AI tự học, nó cũng sẽ tinh chỉnh hiệu suất
của chính nó Chatbot là một trong những ứng dụng
phổ biến nhất được hỗ trợ bởi AI Về cơ bản, nó làm
giảm thời gian chờ đợi và luôn sẵn sàng phục vụ
khách hàng 24/7 Chatbots là những bot thông minh
trích xuất thông tin từ khách hàng qua một cuộc trò
chuyện, chỉ để phục vụ khách hàng tốt hơn Nó đủ
độc lập để nhận ra khi nào khách hàng có thể cần sự
hỗ trợ của con người và sẽ đưa khách hàng tới sự tư
vấn của nhân viên CSKH một cách nhanh chóng
Chatbots có thể được triển khai trên nhiều kênh như
phương tiện truyền thông xã hội (Instagram,
Facebook,vvv), ứng dụng di động, trang web
Chatbots rất dễ dàng sử dụng và có thể thực hiện các
nhiệm vụ ở mưc độ phức tạp trung bình Ví dụ:
Khách hàng của một ngân hàng luôn có thể tương tác
với chatbot trên trang web / ứng dụng của ngân
hàng để hỏi những câu hỏi cơ bản, v.v thay vì đến
ngân hàng hoặc máy ATM hoặc gọi điện cho đại lý,
nhiệm vụ có thể được hoàn thành trong vài phút Nói
cách khác, tự động hóa đang giúp giảm bớt thời gian
chờ đợi của khách hàng của bạn cũng như giảm tải
cho đội ngũ nhân viên CSKH Hỗ trợ khách hàng chu
đáo và hiệu quả như vậy nhất định sẽ giúp doanh
nghiệp có được lòng trung thành của khách hàng
Phân tích tương tác của khách hàng:
Công nghệ AI đặc biệ trở nên quan trọng khi nó
có thể cá nhân hóa các dịch vụ và khuyến nghị sản
phẩm/ dịch vụ tới cho khách hàng bằng cách xử lý
dữ liệu từ các giao dịch mua và sở thích trong quá khứ của khách hàng Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như các thương hiệu làm đẹp để tạo ra các phong cách cá nhân cho khách hàng và khuyến nghị sản phẩm dựa trên nhu cầu và sở thích của họ Lợi rõ ràng đến từ
AI là tăng mức độ tự động hóa, giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và đưa ra những tương tác phù hợp với tùng khách hàng của khách hàng
Ngoài ra, việc hỗ trợ khách hàng không hoàn thiện nếu không có phản hồi của khách hàng Các công cụ phân tích phản hồi của khách hàng do AI có thể dễ dàng tự động phân chia tất cả các đánh giá theo tiêu cực và tích cực Điều này cho phép doanh nghiệp nhìn nhận và cải thiện những thiếu sót của trong quá trình cung cấp trải nghiệm cho khách hàng có thể do sản phẩm dịch vụ hoặc trong quá trình tương tác phục vụ với khách hàng kém Việc
sử dụng thông minh những dữ liệu này có thể dẫn đến những hiểu biết phù hợp cần thiết để giữ chân khách hàng
Hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên NSKH Mặc dù chatbot được xây dựng với mục đích giải quyết các vấn đề của khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng không bị gián đoạn, công nghệ tương tự
có thể hỗ trợ các nhân viên CSKH đưa ra các giải pháp nhanh chóng AI có thể đóng vai một trợ lý thông minh cho nhân viên NSKH, AI có thể đề xuất cho nhân viên những giải pháp tốt nhất có thể hoặc bất kỳ đề xuất nào khác có thể giúp nhân vên nhanh chóng giải quyết vấn đề cho khách hàng khiến cho trải nghiệm khách hàng có thể được cá nhân hóa tối đa
Dự báo và phân tích kế hoạch trong tương lai
Để có thể nâng cao chất lượng phục vụ trải nghiệm khách hàng tốt hơn, doanh nghiệp luôn cần lập kế hoạch và ngân sách cho tương lai Các kế hoạch này đều được đưa ra dựa trên cơ sở của dự báo về nguồn nhân lực cũng như phản ứng của khách hàng về trải nghiệm của họ Với các công cụ
dự báo được hỗ trợ bởi AI, các mô hình ,máy học có thể hiểu được các biến động khác nhau và khi được đào tạo, nó có thể cung cấp dự báo chính xác hơn để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn Ngoài bản thân đoanh nghiệp, AI cũng có thể đưa ra các dự báo cho khách hàng trong quá trình mua sắm, thông thường, người tiêu dùng thích thay vì chờ đợi cho đến khi bản thân bị ảnh hưởng bởi một vấn đề đã biết, họ đánh giá cao điều đó khi doanh nghiệp cảnh báo thông báo cho họ về một vấn đề mà họ có thể gặp phải Họ cũng muốn nhận được lời giải thích về nguyên nhân, cách khắc phục và thời điểm khắc phục Chủ động liên hệ để xây dựng lòng tin và sự tin tưởng xây dựng lòng trung thành Giải quyết các
Trang 20vấn đề về dịch vụ trước khi chúng xảy ra bằng phân
tích chủ động có thể giảm tỷ lệ từ bỏ, giảm khiếu nại
và cải thiện sự hài lòng của khách hàng
3 Một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt
Nam khi ứng dụng AI trong thực tế
Cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng có
nghĩa là cung cấp, hỗ trợ cũng như đưa đến cho họ
thông tin họ cần, bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu và
theo cách nào họ muốn Nhờ có việc sử dụng AI, quá
trình cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng đã
được cá nhân hóa và sáng tạo hơn, đồng thời giúp
doanh nghiệp dự đoán hành vi của khách hàng
chính xác hơn Việc sử dụng các AI sẽ cần gắn kết
với các nhân viên CSKH thực tậu và nếu nhu được
kết hợp một cách hợp lý, điều này sẽ tạo ra doanh
thu cho doanh nghiệp Thông thường, các thương
hiệu sử dụng các giải pháp AI để tập trung vào một
phần dịch vụ chăm sóc khách hàng cụ thể, chẳng
hạn như sử dụng dữ liệu để xác định các ưu đãi kịp
thời phù hợp cho khách hàng Tuy nhiên, khi AI
được sử dụng có mục đích và lập kế hoạch — ví dụ
như tạo ra các ưu đãi kịp thời và cung cấp thông tin
chi tiết phù hợp cho các nhân viên CSKH — sẽ tạo
nên hệ thống dịch vụ CSKH khách hàng toàn diện
hơn Vì vậy, thay vì coi AI và các trung tâm CSKH là
những chi phí với mục đích hạn hẹp, doanh nghiệp
nên hướng đến việc tạo ra sự kết hợp giữa AI và
CSKH Lý tưởng nhất là các thương hiệu sẽ sử dụng
AI để lấy thông tin chi tiết về dữ liệu mua sắm của
khách hàng để đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất sau
đó cung cấp cho CSKH những thông tin liên quan
để giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn Ví dụ,
các công ty du lịch và khách sạn có thể sử dụng AI để
cung cấp dữ liệu tích hợp ngay lập tức cho nhân viên
dịch vụ biết hành trình du lịch của khách hàng đag
tìm kiếm hoặc khách hàng đang gặp khó khăn gì khi
hoàn tất đặt phòng trên trang web, những trải
nghiệm trực tiếp hoặc chuyến đi chơi mà họ dự định
tham gia trong chuyến du lịch và sau khi giải quyết
vấn đề của khách hàng liệu doanh nghiệp có cơ hội
bán kèm hoặc bán thêm dịch vụ gì không, nếu thích
hợp AI nên được sử dụng để bổ trợ cho đội ngũ
CKSH chứ không phải để thay thế hoàn toàn họ Các
công ty có thể bắt đầu từ việc vạch ra hành trình của
khách hàng và sử dụng AI để hiểu những điểm nào
tạo nên sự khác biệt lớn nhất trong trải nghiệm của
khách hàng
Ngoài ra các doanh nghiệp nên chú trọng nâng
cao chất lượng dịch vụ CSKH đến từ AI, khi khách
hàng hầu như không phản đối dịch vụ CSKH đến từ
AI nhưng họ quan tâm đến chất lượng của những AI
này và sẽ có sự so sánh nhất định đến dịch vụ CSKH
truyền thống do người thực hiện Vì vậy, việc nâng
cấp toàn diện các công nghệ liên quan, nâng cao chất lượng dịch vụ là nhu cầu và hướng đi tất yếu của doanh nghiệp Với sự phát triển và quảng bá rộng rãi của công nghệ AI, một số lượng lớn các doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng AI để thay thế dịch vụ truyền thống của họ Tuy nhiên, trong quá trình này, người bán có thể quá vội vàng và thay thế trực tiếp dịch vụ khách hàng người thật ban đầu bằng dịch vụ khách hàng trí tuệ nhân tạo Tuy nhiên, do chất lượng dịch vụ CSKH do AI hiện nay chưa được đánh giá cao và việc thiếu dịch vụ hỗ trợ khách hàng truyền thống do con người thực hiện kèm theo sẽ khó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vì vậy các doanh nghiệp nên áp dụng triển khi AI một một cách dần dần và có trật tự trong quá trình thay thế dịch vụ khách hàng truyền thống Trước hết, hãy
để trí tuệ nhân tạo trở thành một bổ sung quan trọng cho dịch vụ khách hàng người thật truyền thống, và sau đó dần dần cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách triển khai dịch vụ CKSH bằng
cả AI và nhân viên thực và đưa ra lựa chọn cho người tiêu dùng Đồng thời doanh nghiệp có thể tăng cường quảng bá các ứng dụng của AI đến với khách hàng để khuyến khích họ thử sử dụng Là một công nghệ mới nổi trong thế kỷ 21, AI cũng là hướng đi tất yếu của sự phát triển công nghệ trong tương la tuy nhiên sự phát triển của dịch vụ CSKH bằng AI cũng đòi hỏi việc sử dụng hợp lý cũng như
sự hiểu biết và hợp tác của người tiêu dùng./
Tài liệu tham khảo
Deloitte, 2022 Global marketing trends Thriving through customer centricity [online] Deloitte Available at:
<https://www2.deloitte.com/us/en/insights/top‐ics/marketing‐and‐sales‐operations/global‐mar‐keting‐trends.html> [Accessed 1 May 2022]
Gartner, 2020 Drive growth in times of disrup‐tion [online] Available at:
<https://www.gartner.com/en [Google Scholar]> [Accessed 1 May 2022]
Juniper Research, 2020 AI spending by retailers
to reach $12 billion by 2023, driven by the promise
of improved margins [online] Available at:
<https://www.juniperresearch.com/press/press‐releases/ai‐ spending‐by‐retailers‐reach‐12‐bil‐lion‐2023> [Accessed 1 May 2022]
Ameen, N., Tarhini, A., Reppel, A., & Anand, A.,
2021 Customer experiences in the age of artificial intelligence Computers in Human Behavior, 114,
106548
Trang 21Asia - P
RESEARCH
1 Một số vướng mắc trong các quy định
pháp luật về hòa giải trong các vụ án kinh
doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân
1.1 Vấn đề triệu tập đương sự
Thứ nhất, theo khoản 2 Điều 207 BLTTDS 2015,
một trong những trường hợp vụ án không tiến hành
hòa giải được do bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai
mà vẫn cố tình vắng mặt Vậy triệu tập hợp lệ là như
thế nào, nếu Tòa án tống đạt giấy triệu tập cho đương
sự nhưng không gặp được đương sự mà Tòa án tiến
hành thủ tục niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban
nhân dân nơi cư trú của đương sự thì có được coi là
hợp lệ? Vấn đề cần làm rõ ở đây là việc niêm yết công
khai của Tòa án tại trụ sở Ủy ban nhân dân nơi cư trú
của đương sự có đảm bảo việc đương sự biết được
việc Tòa án triệu tập mình hay không? Nếu đương sự
được người thân của mình thông tin đến qua điện
thoại về việc có giấy triệu tập được niêm yết công
khai thì có được coi là đương sự đã biết được việc
mình được triệu tập hay không? Tòa án sẽ làm gì để
đảm bảo quyền lợi cho đương sự được triệu tập cũng
như đảm bảo việc triệu tập của Tòa án là hợp lệ
(niêm yết đảm bảo người được triệu tập biết được)
khi tại khoản 5 Điều 177 BLTTDS 2015 không quy
định việc áp dụng Điều 180 BLTTDS 2015 về thủ tục
thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để
đảm bảo người được triệu tập nắm được thông tin
Ngoài ra, còn những vấn đề như biên bản tống đạt có
cần dấu xác nhận của chính quyền địa phương?
Đương sự không xác định được nơi cư trú, có đến hai
địa chỉ thường trú và tạm trú thì niêm yết văn bản tố
tụng ở địa chỉ nào? Công ty có hai địa chỉ (đăng ký
kinh doanh và hoạt động) thì niêm yết ở địa chỉ nào?
Như vậy, Tòa án triệu tập đương sự như thế nào bị
coi là không hợp lệ? Trường hợp nguyên đơn, bị đơn đều có mặt tại phiên hòa giải nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt đến lần thứ hai lại là căn cứ để xác định vụ án không tiến hành hòa giải được Do đó, việc không quy định rõ ràng về vấn đề triệu tập hợp lệ gây nên nhiều cách hiểu khác nhau cũng như việc áp dụng không thống nhất giữa các Tòa án, từ đó dẫn đến trường hợp vụ án không tiến hành hòa giải được, bắt buộc Tòa án phải mở phiên tòa xét xử gây tốn thời gian, công sức cho đương sự cũng như Tòa án
Thứ hai, BLTTDS 2015 quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp
lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì vụ án không tiến hành hòa giải được Việc bổ sung này là cần thiết, tuy nhiên, quy định này lại chưa thật sự hợp lý, bởi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tùy theo yêu cầu của họ mà được chia thành hai trường hợp là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan không có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập là người tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn, nên nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà họ vẫn cố tình vắng mặt thì thuộc trường hợp vụ án không tiến hành hòa giải được là phù hợp Còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người tham gia tố tụng có yêu cầu độc lập đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn và yêu cầu này có liên quan đến việc giải quyết vụ án, được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng một vụ án Do đó, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như họ đã từ bỏ yêu cầu độc lập của mình BLTTDS 2015 quy định chung đối với người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như khoản 1 Điều
Hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong các vụ án kinh doanh,
thương mại tại Tòa án nhân dân ở Việt Nam
Đồng Thái Quang
Học viện Hậu cần
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định về thủ tục tố tụng khi giải quyết, xét xử các vụ án dân sự nói chung nhưng chưa có những quy định riêng về hòa giải đối với các vụ án đặc thù như các vụ án kinh doanh, thương mại Việc pháp luật không có quy định riêng về hòa giải đối với những vụ án có tính đặc thù này đã làm hạn chế hiệu quả của công tác hòa giải đối với loại án
đó Vì vậy, hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng về hòa giải các vụ án kinh doanh, thương mại
là rất cần thiết và là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh, doanh thương mại tại Tòa án nhân dân hiện nay
Trang 22207 dẫn đến vụ án không hòa giải được sẽ ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
khác
1.2 Về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải
Thứ nhất, tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, BLTTDS
2015 quy định nếu các bên thỏa thuận được với
nhau về việc giải quyết vụ án, Thư ký Tòa án sẽ lập
biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải thành,
Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận
giữa các đương sự sau thời gian 07 ngày nếu các bên
không có sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó Nếu
trong thời hạn 07 ngày đó, các bên thay đổi ý kiến,
không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
toàn bộ nội dung vụ án thì Tòa án tiến hành thủ tục
đưa vụ án ra xét xử Trường hợp trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, các bên
muốn thay đổi về nội dung trong thỏa thuận nhưng
theo hướng vẫn muốn Tòa án công nhận sự thỏa
thuận đó, chỉ thay đổi nội dung của thỏa thuận đã
lập thì sẽ giải quyết như thế nào Pháp luật vẫn chưa
dự liệu trường hợp này
Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 212
BLTTDS 2015, trường hợp vụ án có nhiều đương sự
mà có đương sự vắng mặt và chỉ tiến hành hòa giải
giữa những người có mặt thì thỏa thuận đó chỉ có
giá trị đối với những người có mặt và Thẩm phán ra
quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến
quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt hoặc nếu có
ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng
mặt thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản
Tuy nhiên, thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của
đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải chưa được
BLTTDS 2015 quy định Từ đó, dẫn đến nhiều cách
hiểu và thực hiện khác nhau, nếu đương sự vắng
mặt tại phiên hòa giải kéo dài thời gian gửi văn bản
đồng ý của mình thì Tòa án không thể ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận
Thứ ba, về thủ tục hòa giải tại cấp phúc thẩm
Theo quy định, hòa giải là thủ tục bắt buộc trong
thời hạn chuẩn bị xét xử ở cấp sơ thẩm; tuy nhiên,
hòa giải lại không được pháp luật quy định là thủ tục
bắt buộc trong thời hạn chuẩn bị xét xử ở cấp phúc
thẩm Chỉ đến khi tại phiên tòa xét xử phúc thẩm,
nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc
giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự Như
vậy, hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc và trách
nhiệm hòa giải của Tòa án ở cấp phúc thẩm cũng
không được đề cập đến Lý do là tại Điều 213
BLTTDS 2015, quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự chỉ bị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm, do vậy, BLTTDS 2015 không quy
định thủ tục hòa giải ở cấp phúc thẩm mà chỉ khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau bằng cách quy định Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự tại phiên tòa xét xử phúc thẩm
2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong các vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân ở Việt Nam
2.1 Vấn đề triệu tập đương sự
Thứ nhất, theo chúng tôi, pháp luật cần quy định
rõ trong các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS
2015 thế nào là được Tòa án triệu tập hợp lệ và bổ sung theo hướng đơn giản hóa thủ tục triệu tập các đương sự đến phiên hòa giải Nếu có đương sự vắng mặt sau khi đã xác nhận giấy triệu tập đã gửi bằng thư bảo đảm và đương sự đã nhận được thì đương nhiên coi đó là căn cứ để có thể xét xử vắng mặt đương sự lần sau Ngoài ra, đương sự không có quyền vắng mặt quá 02 lần không có lý do chính đáng (không cần phải là 02 lần liên tục) Nếu đương
sự vắng mặt thì Tòa án vẫn hòa giải tranh chấp liên quan đến các đương sự có mặt, nếu việc hòa giải về bản chất không thể thiếu sự đồng ý của đương sự vắng mặt thì mới coi việc vắng mặt là sự kiện dẫn đến việc tạm hoãn buổi hòa giải
Thứ hai, theo chúng tôi, pháp luật nên có quy định hướng dẫn Điều 207 BLTTDS 2015 theo hướng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì vụ án mới được coi
là không tiến hành hòa giải được; còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như họ đã từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó và họ có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật, quy định như vậy là phù hợp với quy định tại điểm d khoản 2 Điều 227 BLTTDS 2015
2.2 Về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải
Thứ nhất, cần quy định thủ tục trong trường hợp các đương sự thỏa thuận lại sau khi Tòa án lập biên bản hòa giải thành Theo chúng tôi, nên quy định rõ trong thời hạn 07 ngày mà các đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận thì Thẩm phán lập biên bản, không công nhận sự thoả thuận của các đương sự và tiến hành mở phiên toà để xét xử vụ án Trường hợp các đương sự có sự thay đổi về nội dung trong thỏa thuận nhưng theo hướng vẫn muốn Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, chỉ thay đổi nội dung của thỏa thuận đã lập, thì BLTTDS 2015 nên quy định theo hướng nếu Thẩm phán xét thấy
Trang 23Asia - P
RESEARCH
thỏa thuận đó đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, phù
hợp với ý chí của các bên, không vi phạm điều cấm
của luật và không trái đạo đức xã hội thì sẽ lập biên
bản về sự thỏa thuận lại của các đương sự Trường
hợp đương sự yêu cầu, Thẩm phán có thể ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của đương sự mà
không phải đợi hết thời gian 07 ngày, trường hợp
các đương sự không yêu cầu Tòa án ra ngay quyết
định công nhận sự thỏa thuận thì quyết định này sẽ
được ra trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên
bản hòa giải thành trên
Thứ hai, cần quy định cụ thể về thời hạn lấy ý
kiến của các đương sự Quy định trong trường hợp
thỏa thuận của các đương sự có mặt ảnh hưởng đến
quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì trong
thời hạn 15 ngày, Tòa án phải lấy ý kiến hay phải có
sự đồng ý bằng văn bản của đương sự vắng mặt, kể
từ ngày các đương sự có mặt tại phiên hòa giải thỏa
thuận được với nhau về giải quyết vụ án, trong
trường hợp đương sự vắng mặt ở nước ngoài thì
thời hạn lấy ý kiến của đương sự vắng mặt được
thực hiện theo thủ tục ủy thác tư pháp sẽ đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt
Kể từ ngày Tòa án nhận được văn bản đồng ý của
đương sự vắng mặt, nếu trong thời hạn 07 ngày,
không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án ra
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự
Thứ ba, cần quy định về giá trị của quyết định
công nhận sự thỏa thuận đối với đương sự Theo
khoản 3 Điều 212 BLTTDS 2015, nếu các đương sự
có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
vụ án thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những
người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định
công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa
vụ của đương sự vắng mặt Theo chúng tôi, nên quy
định theo hướng, Tòa án vẫn phải lấy ý kiến bằng
văn bản của đương sự vắng mặt dù có ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích của họ hay không, nếu có văn
bản đồng ý của đương sự vắng mặt thì Tòa án sẽ
tách yêu cầu của đương sự vắng mặt để giải quyết
thành một vụ án riêng và ra quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự có mặt, nếu quyền
và lợi ích của đương sự vắng mặt phù hợp với quyền
và lợi ích của đương sự có mặt thì Tòa án ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận, trong đó kèm theo
văn bản thể hiện sự đồng ý của đương sự vắng mặt
Trường hợp đương sự vắng mặt không đồng ý thì
nên nêu ý kiến của mình trong văn bản không đồng
ý đó về việc giải quyết vụ án để Tòa án tiến hành mở
phiên hòa giải tiếp theo nhằm tạo điều kiện cho các
bên thống nhất việc giải quyết toàn bộ vụ án, trường
hợp không thống nhất được thì Tòa án tiến hành mở
phiên tòa xét xử sơ thẩm
Thứ tư, về thủ tục hòa giải tại cấp phúc thẩm Có thể thông qua hòa giải, người kháng cáo rút đơn thì Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm; nếu các bên chỉ thỏa thuận được một phần các yêu cầu trong đơn kháng cáo thì Tòa án chỉ xét xử phần còn lại của đơn kháng cáo, ghi nhận sự thỏa thuận trước đó giữa các bên, giảm bớt được một phần thủ tục cũng như thời gian khi tiến hành xét xử phúc thẩm của Tòa án cũng như đương sự Như vậy, về quy định của BLTTDS
2015 về việc tiến hành hòa giải, nên quy định thành các trường hợp: Hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (quy định chung trong thời hạn chuẩn bị xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm, Tòa án tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án); hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm; hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng điều chỉnh trực tiếp về thủ tục, trình tự tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án, thì không thể thiếu cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án, trong đó những người trực tiếp tiến hành tố tụng là Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án Để góp phần nâng cao hiệu của công tác hòa giải tại Tòa án, cần có những thay đổi về pháp luật điều chỉnh cũng như thay đổi về công tác thi hành,
áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng trực tiếp là Tòa án./
Tài liệu tham khảo
Khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015 Điểm b khoản 1 Điều 73 BLTTDS 2015 Điểm b khoản 1 Điều 73 BLTTDS 2015 Điều 212 BLTTDS 2015
Khoản 3 Điều 212 BLTTDS 2015 Điều 287 BLTTDS 2015
Trang 241 Xu hướng chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital transformation) được
hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như
điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),
vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm
đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu
và thương hiệu
Chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi
cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống
(ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp, ) sang vận
dụng công nghệ để giảm thiểu sức người Trên thực
tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh
doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ riêng
Việt Nam, mà trên bình diện toàn thế giới, nhất là
trong bối cảnh đối diện với "thách thức kép" ‐ vừa
chống đại dịch COVID‐19, vừa chủ động thích ứng
an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển
kinh tế ‐ xã hội Việt Nam là một trong những quốc
gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về
Chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành
quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành
cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới Đây là điều
kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt
để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại
và bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng
Cách đây hơn 20 năm, khi lần đầu tiên kết nối
Internet, Việt Nam đã đặt những “dấu chân” đầu tiên
trên một miền không gian hoàn toàn mới ‐ không
gian mạng Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã đi được
một hành trình dài trong công cuộc phát triển kinh
tế ‐ xã hội của đất nước Chuyển đổi số là cuộc
chuyển đổi toàn diện từ không gian thực lên không
gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không
gian số Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ
nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế
số và xã hội số Giống như khai phá những vùng đất mới, không gian mạng được mở rộng sẽ tạo dư địa
và mở ra không gian phát triển mới cho đất nước Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã và đang bắt đầu diễn ra trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch… Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
2 Xu hướng chuyển đổi số trong ngành lưu trữ
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm biến đổi sâu sắc về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và hợp tác quốc tế ở Việt Nam, ngành lưu trữ đang ở thời khắc chuyển đổi vô cùng quan trọng mang tính cách mạng trong gần 58 năm xây dựng và phát triển Quyết định số 458/QĐ‐TTg ngày 3/4/2020 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 – 2025” và Quyết định số 749/QĐ‐TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đã đặt nền móng cho chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ tại Việt Nam Việc Chính phủ quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử cùng với sự ra đời của Trục liên thông văn bản quốc gia, ngành lưu trữ buộc phải chuyển đổi số để bắt kịp với xu thế của thời đại Đây đồng thời được coi là bước ngoặt “cách mạng” trong ngành lưu trữ
Theo kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ xuất phát từ việc chuyển đổi quan điểm về tài liệu lưu trữ từ vật mang tin sang thông tin, tiếp đó là chuyển đổi cách thức tạo lập, trao đổi, quản lý, xử lý,
sử dụng và lưu trữ thông tin Kết quả của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ trong các cơ
Chuyển đổi số trong ngành lưu trữ:
xu hướng tất yếu trong Cách mạng công nghiệp 4.0
Đỗ Thị Diệu Thu
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên
Chuyển đổi số được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0 Chuyển đổi số đã và đang đi sâu vào từng ngành, từng lĩnh vực tạo ra cuộc cách mạng về năng suất lao động, văn hóa tổ chức và làm thay đổi thói quen, cuộc sống của mỗi người Không nằm ngoài dòng chảy đó, chuyển đổi số trong ngành lưu trữ là xu hướng chung của toàn thế giới và là chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong bối cảnh xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số tại Việt Nam Việc xây dựng và thực hiện Lưu trữ số là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội
Trang 25Asia - P
RESEARCH
quan, tổ chức nói riêng và trong toàn xã hội nói
chung là chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu sang lưu trữ
dữ liệu
Nhiều tổ chức hiện nay rất ái ngại với việc
chuyển đổi số vì cho rằng chuyển đổi số sẽ thay đổi
hoàn toàn hệ thống, mô hình hoạt động của tổ chức
mình một cách đột ngột ngay lập tức Nhưng sự thật
là chuyển đổi số sẽ bắt đầu những bước đi rất nhỏ
và theo thời gian sẽ đạt được những lợi ích to lớn Ví
như việc số hoá tài liệu của cơ quan, tổ chức bằng
cách chuyển toàn bộ tài liệu bản cứng bằng giấy thủ
công sang dạng tài liệu file mềm thuận tiện cho việc
sàng lọc, tìm kiếm và chia sẻ thông tin cho mọi
người, kéo dài tuổi thọ của tài liệu và tiết kiệm
không gian lưu trữ… Những tài liệu quan trọng, có
nhu cầu thường xuyên tra cứu sẽ được số hóa bằng
công nghệ nhận dạng chữ viết, bảo mật đa tầng, lưu
trữ đám mây, giúp truy xuất thông tin tức thì, an
toàn và nhanh chóng
Với sự hỗ trợ của các sản phẩm, thành tựu từ
cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhiều khâu nghiệp
vụ lưu trữ sẽ được các máy móc, công nghệ mới hỗ
trợ Trí tuệ nhân tạo, phần mềm ứng dụng… sẽ giúp
các nhà lưu trữ thu thập, tìm kiếm, quản lý hồ sơ, tài
liệu một cách tự động và nhanh chóng Tài liệu lưu
trữ sẽ được tự động thu thập, xử lý và bảo quản để
sẵn sàng phục vụ khai thác, sử dụng theo các chuẩn
và quy định của cơ quan lưu trữ
Bên cạnh đó, chuyển đổi số đang đặt ra những
nền móng quan trọng cho sự thay đổi của ngành lưu
trữ sau một thời kỳ dài bị coi là “nấm mồ tư liệu” vì
“đóng” và hạn chế khả năng tiếp cận của công chúng
Với việc chuyển đổi cách thức khai thác, sử dụng tài
liệu số sẽ hoàn toàn khác cách thức sử dụng tài liệu
giấy Với tài liệu số, việc sử dụng trực tuyến tạo điều
kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho
người sử dụng Một bản gốc tài liệu số có thể cung
cấp cho nhiều người cùng sử dụng trong một thời
điểm nhất định, trong khi tài liệu giấy không thể đáp
ứng được yêu cầu đó Bên cạnh đó, các cuộc triển lãm
tài liệu lưu trữ số có thể được thực hiện dưới hình
thức trực tuyến giúp các nhà quản lý, nhà nghiên cứu
và các công dân dễ dàng tiếp cận với tài liệu lưu trữ
Nhờ sự ra đời của hàng loạt ứng dụng công nghệ
thực tế ảo (VR, AR, MR), ranh giới giữa thế giới ảo và
thế giới thực không ngừng bị phá vỡ, mang đến
những trải nghiệm hấp dẫn cho người dùng
3 Giải pháp chuyển đổi số trong lưu trữ
Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu
trong thời đại số, mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng
đặt ra nhiều thách thức đối với các cấp, các ngành,
các địa phương, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế ‐ xã hội Đối với ngành lưu
trữ, chuyển đổi số thực sự là hướng đi lâu dài và cấp
bách, tuy nhiên thực hiện như thế nào và làm sao để
tìm ra những giải pháp chuyển đổi số tốt nhất lại là bài toán lớn cho các cơ quan quản lý ngành lưu trữ
Để chuyển đổi số trong lưu trữ đi vào thực tiễn, đòi hỏi ngành Lưu trữ cần phải chuẩn bị hàng loạt các yếu tố cốt lõi như: quy định pháp lý, quy trình nghiệp vụ, hạ tầng công nghệ (kho lưu trữ số), nguồn nhân lực và vấn đề xác thực tài liệu lưu trữ số theo thời gian
Thứ nhất, xác định việc xây dựng thể chế, hoàn thiện các quy định pháp lý để tạo cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện Lưu trữ số là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cấp bách của cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực lưu trữ hiện nay
Thứ hai, yếu tố cốt lõi của việc chuyển đổi số chính là làm sao để liên kết được các dữ liệu với nhau, mà thực tế hiện nay, hầu hết các phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ điện tử trong các cơ quan đều có hạn chế chung là chưa có hoặc chưa đủ tính năng tập hợp các văn bản, tài liệu điện tử thành hồ
sơ và chưa hỗ trợ Lưu trữ cơ quan thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ Do vậy, một giải pháp tối ưu trước hết phải đảm bảo giúp tài liệu được lưu trữ và quản lý tập trung một cách khoa học trên hệ thống phần mềm, tạo cơ hội xây dựng kho dữ liệu nhằm tăng sự cộng tác giữa các bộ phận/chi nhánh và văn phòng, đồng thời giảm rủi ro thất lạc văn bản, nhằm hướng tới xây dựng Chính phủ số, Chính phủ không giấy tờ Đặc biệt, hệ thống phải có chế độ bảo mật chặt chẽ cho phép cấp quyền truy cập đến từng người sử dụng và lưu lịch sử giao dịch mỗi phiên làm việc để thuận tiện cho công tác sử dụng sau này Mặt khác, hệ thống phần mềm văn thư – lưu trữ điện
tử cần có khả năng tích hợp với công nghệ ứng dụng IoT, dữ liệu lớn Big Data, trong việc giải quyết các bài toán nghiệp vụ quản lý kho tư liệu Từ đó, các cơ quan ban ngành chức năng có thể dễ dàng tạo lập cơ
sở dữ liệu lớn, lưu trữ và xử lý dữ liệu, quản lý và theo dõi hệ thống văn bản số hóa qua hệ thống phần mềm theo chuẩn thông tư số 02/2019/TT‐BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử
Thứ ba, ngoài giải pháp về chuyên môn và quản
lý, các giải pháp về nguồn lực cũng là một trong những yếu tố then chốt trong chiến lược chuyển đổi
số ngành lưu trữ Yêu cầu cơ bản nhất đối với người làm lưu trữ là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lưu trữ, nhưng với chuyển đổi số, yêu cầu đối với người làm lưu trữ có sự thay đổi không nhỏ và sự phối hợp giữa người làm lưu trữ ‐ người làm công nghệ thông tin cần chặt chẽ hơn bao giờ hết Ngoài những kỹ năng như sử dụng thành thạo các máy móc, phương tiện, trang thiết bị lưu trữ hiện đại, sáng tạo, nhận thức linh hoạt thì người làm lưu trữ phải am hiểu nhất định về công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu, quy trình, tạo lập và sử dụng các ứng
Trang 26dụng, phần mềm công nghệ… quản lý và bảo mật
thông tin tài liệu trong môi trường điện tử
Bên cạnh đó, với chuyển đổi số trong lưu trữ,
cách thức quảng bá, khai thác, sử dụng tài liệu lưu
trữ đang có nhiều thay đổi Sự lan tỏa của thông tin
qua các trang mạng xã hội rất nhanh nhưng cũng
cần có sự kiểm soát nhất định Tài liệu lưu trữ nếu
không có cách thức kiểm soát tốt sẽ bị chỉnh sửa làm
sai lệch nội dung thông tin Hình thức bảo đảm tính
toàn vẹn và xác thực của tài liệu lưu trữ khi sử dụng
cũng cần được quy định rõ
Có thể thấy rằng cách mạng công nghệ 4.0,
chuyển đổi số mang lại cả cơ hội và thách thức đối
với công tác lưu trữ Người làm công tác lưu trữ tận
dụng tốt những thành tựu của cách mạng công nghệ
4.0, chuyển đổi số sẽ tạo ra nhiều đổi mới và đột phá
trong tương lai Tuy nhiên, để thích ứng với xu thế
đó, công tác lưu trữ cần có những thay đổi nhất định
từ chính sách cho đến nghiệp vụ và con người./
Tài liệu tham khảo
Quyết định 458/QĐ‐TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2020‐2025
Chuyển đổi số ngành văn thư lưu trữ – vấn đề cấp bách trong thời đại 4.0 (https://fsivietnam.com.vn/chuyen‐doi‐so‐nganh‐van‐thu‐luu‐tru‐trong‐thoi‐dai‐4‐0‐22743/)
Chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ và yêu cầu hoàn thiện quy định pháp lý (https://luutru.gov.vn/chuyen‐doi‐so‐trong‐linh‐vuc‐luu‐tru‐va‐yeu‐cau‐hoan‐thien‐quy‐dinh‐phap‐ly.htm) Chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ là cấp bách (https://ictvietnam.vn/chuyen‐doi‐so‐trong‐linh‐vuc‐luu‐tru‐la‐cap‐bach‐855.htm)
Cách mạng công nghiệp 4.0 và Công tác lưu trữ (https://luutru.gov.vn/cach‐mang‐cong‐nghiep‐4‐0‐va‐cong‐tac‐luu‐tru.htm)
cơ hội học tập cho tất cả mọi đối tượng và cập nhật
chương trình, phương pháp đào tạo của mình
Xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ
hiện đại, thường xuyên bảo trì, cải thiện hệ thống
vận hành để phục vụ tốt hoạt động dạy học theo
phương pháp E‐Learning, nâng cao trình độ nghiệp
vụ cho bộ phận đảm nhận công tác hỗ trợ, đặc biệt
là về hỗ trợ kĩ thuật, tránh việc học tập bị gián đoạn
do lỗi đường truyền, lỗi âm thanh, lỗi slides
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý có kiến thức, kỹ năng công nghệ tốt nhằm
đáp ứng yêu cầu dạy học và quản lý dạy học theo
phương pháp E‐Learning một cách hiệu quả
Đa dạng hóa các lớp đào tạo với những nội dung,
thời gian, phương pháp đào tạo, chi phí đào tạo để
người học dễ dàng lựa chọn nhằm thu hút nhiều đối
tượng tham gia học
Chủ động liên kết, hợp tác với doanh nghiệp và
các cơ sở đào tạo khác để tận dụng nguồn nhân lực
và cơ sở vật chất cũng như học hỏi các tiến bộ công
nghệ trong quá trình đào tạo bằng phương pháp E‐
Learning
Thực hiện công tác kiểm tra giám sát quá trình
giảng dạy và học tập, xây dựng lộ trình học tập trực
tuyến nghiêm túc từ đầu vào cho tới đầu ra nhằm
đảm bảo chất lượng dạy học, kịp thời hỗ trợ, giải
quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình học
4 Kết luận
Đào tạo trực tuyến E‐learning là kết quả tất yếu của sự phát triển về khoa học công nghệ, phương pháp mới này đã xóa ranh giới địa lý trong giáo dục,
nó mang lại nhiều ưu điểm vượt bậc so với giáo dục truyền thống, tuy nhiên cũng tồn tại hạn chế nhất định Đòi hỏi sự n ỗ lực của cả phía người dạy, người học và cơ sở giáo dục nhằm Nâng cao hiệu quả đào tạo của phương pháp này, góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh
tế số hiện nay./
Tài liệu tham khảo
Bộ Thông tin và Truyền thông.(2020) “ Cẩm nang chuyển đổi số” NXB Thông tin & Truyền thông
Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 52‐NQ/TW ngày 27‐9‐2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)
Nguyễn Hữu Đức, Hà Quang Thụy, Phan Xuân Hiếu, Nguyễn Trí Thành, Trần Trọng Hiếu, Trần Mai
Vũ, (2019); Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam; Trường Đại học Công nghệ
Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 942/QĐ‐TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030
Một số giải pháp nâng cao chất lượng
Tiếp theo trang 34
Trang 27Một số nhà nghiên cứu như Yunus & Rashid
(2016), Murtaza (2016) đã chứng minh rằng nguồn
gốc xuất xứ có tác động tích cực đến sự sẵn lòng
mua hàng của người tiêu dùng Tuy nhiên, nghiên
cứu nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến ý định mua
của doanh nghiệp và đặc biệt ý định mua thiết bị đo
mức ít được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thực
hiện Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu thị
trường thiết bị đo mức Nhật Bản của các doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Mục
tiêu của nghiên cứu này là xác định, đo lường các
yếu tố nguồn gốc xuất xứ tác động đến ý định mua
hàng của khách hàng đối với thiết bị đo mức Nhật
Bản tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề
xuất hàm ý quản trị để thúc đẩy việc thâm nhập và
mở rộng thị trường của các hãng sản xuất và nhà
phân phối thiết bị đo mức trên thị trường Thành
phố Hồ Chí Minh
2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Giả thuyết nghiên cứu
Hình ảnh quốc gia xuất xứ: Theo tác giả Hong và
Wyer (1989) đã cho rằng khi người tiêu dùng đánh
giá một sản phẩm nước ngoài, họ hầu như sẽ sử
dụng hình ảnh nước xuất xứ như là thông tin dễ lấy
nhất Lin và Chen (2006) cho rằng hình ảnh nước
xuất xứ có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến quyết
định mua hàng của người tiêu dùng Hanzaee, K.H and Khosrozadeh, S (2011) cho rằng hình ảnh quốc gia xuất xứ là một yếu tố quan trọng đề người tiêu dùng tìm kiếm thông tin và tác động mạnh đến ý định để mua Ta có giả thuyết H1: Hình ảnh quốc gia xuất xứ tác động tích cực đến ý định mua hàng của khách hàng
Hình ảnh sản phẩm quốc gia xuất xứ: Hong và Wyer (1989); Nebenzahl và cộng sự (1997); Knight
và Calantone, 2000 đã thực hiện một số nghiên cứu xác định được hành vi người tiêu dùng kết hợp thông tin hình ảnh sản phẩm quốc gia để hình thành thái độ và bày tỏ ý định mua hàng của họ Ta có giả thuyết H2: Hình ảnh sản phẩm quốc gia xuất xứ tác động tích cực đến ý định mua hàng của khách hàng Hình ảnh con người quốc gia xuất xứ: Theo nghiên cứu của Knight & Calantone (1999), yếu tố hình ảnh con người quốc gia xuất xứ tác động tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng Theo Hanzaee, K.H and Khosrozadeh, S (2011) cho rằng khi khách hàng chưa có nhiều thông tin về sản phẩm thì người tiêu dùng thường liên kết đến nguồn gốc xuất xứ, hình ảnh người dân của nước sản xuất sản phẩm và xem là yếu tố quan trọng tác động tích cực trong nhận thức và ý định mua Do đó, ta có giả thuyết H3: Hình ảnh con người quốc gia xuất xứ tác động tích cực đến ý định mua hàng của khách hàng Trình độ công nghệ ‐ kỹ thuật của quốc gia xuất xứ: Drozdenko và Jensen (2009) cho rằng người
Tác động của nguồn gốc xuất xứ thiết bị đo mức Nhật Bản đến ý định mua hàng của khách hàng doanh nghiệp
tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảo Trung
Trường Đại học Tài chính – Marketing
Nguyễn Đăng Trung
Cao học QTKD khóa 20.1, Trường Đại học Sài Gòn
Bài báo nghiên cứu tác động của nguồn gốc xuất xứ đến ý định mua thiết bị đo mức Nhật Bản tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh Thông qua số liệu khảo sát sau khi sàng lọc là 180 khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bài báo thực hiện đo lường độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 3 yếu tố thành phần của nguồn gốc xuất xứ tác động tích cực đến ý định mua hàng của khách hàng với hệ số β lần lượt từ cao xuống thấp là: (1) Trình độ công nghệ ‐ kỹ thuật quốc gia xuất xứ β (KT) = 0,522, (2) Hình ảnh con người quốc gia xuất xứ β (CN) = 0,322 và (3) Hình ảnh sản phẩm quốc gia xuất xứ β (QG) = 0,202 Bài báo đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định mua hàng của khách hàng đối với thiết bị đo mức Nhật Bản tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 28tiêu dùng sẵn sàng trả một mức giá cao cho các sản
phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia phát
triển hơn so một quốc gia kém phát triển Khách
hàng tin rằng sản phẩm từ các quốc gia có nền công
nghệ, kỹ thuật phát triển được ưa chuộng dựa trên
niềm tin rằng các quốc gia này có lịch sử lâu dài
trong lĩnh vực sản xuất và họ phải không ngừng
nâng cao công nghệ, kỹ thuật chất lượng để có thể
cạnh tranh (Garma, Polonsky & Wong, 2008) Ta có
giả thuyết H4: Trình độ công nghệ ‐ kỹ thuật quốc
gia xuất xứ tác động tích cực đến ý định mua hàng
của khách hàng
2.2 Mô hình nghiên cứu
Từ 4 giả thuyết trên, nhóm tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu các yếu tố nguồn gốc xuất xứ ảnh
hưởng đến ý định mua như hình 1
3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bởi sự kết hợp giữa
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính thông qua thảo luận với 2
nhóm: Nhóm 1 gồm 5 nhà khoa học có hiểu biết về
hành vi khách hàng và nhóm 2 gồm 5 nhà quản lý
các doanh nghiệp thường xuyên mua thiết bị đo
mức Nhật Bản và kết quả xác định được các yếu tố
nguồn gốc xuất xứ và hiệu chỉnh thang đo Nghiên
cứu định lượng thông qua phát phiếu cho 200
doanh nghiệp có sử dụng thiết bị đo mức và sau khi
sàng lọc còn 180 phiếu, tiến hành xử lý thống kê mô
tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố
khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson, phân
tích hồi quy
4 Kết quả nghiên cứu
4.1 Thống kê mô tả
Số phiếu phát ra 200, thu hồi được 197 phiếu trả
lời, sau khi sàng lọc còn 180 phiếu trả lời đạt yêu
cầu Về loại hình doanh nghiệp, Công ty TNHH chiếm
54,4%, Công ty cổ phần chiếm 40,6%, loại hình
doanh nghiệp khác chiếm 5,0% Về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ chiếm 41,7%, công nghiệp chế tạo chiếm 32,8%, thi công thiết kế, xây dựng công trình chiếm 23,9%, lĩnh vực khác chiếm 1,7%
4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy bằng Cronbach’s Alpha
Thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach Alpha, sau khi loại các biến do tương quan biến tổng <0,3 thì từ 33 biến quan sát ban đầu còn
27 biến quan sát và hệ số các thang đo Cronbach Alpha đều đạt yêu cầu với hệ số lần lượt là Hình ảnh quốc gia xuất xứ (𝛼 = 0,836), Hình ảnh con người quốc gia xuất xứ (𝛼=0,816); Hình ảnh sản phẩm quốc gia xuất xứ (𝛼=0,782); Trình độ công nghệ ‐ kỹ thuật quốc gia xuất xứ (𝛼=0,765) và thang đo biến độc lập Ý định mua (𝛼=0,876)
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép xoay Varimax Đối với các biến độc lập từ 23 biến quan sát với 4 nhân tố đã tách thành 6 nhân tố và KMO = 0,824, kiểm định Barlett’s với Sig = 0,000, tổng phương sai trích là 63.88% > 50%, do đó mô hình phân tích nhân tố EFA là phù hợp Trong 6 6 nhân tố có 3 nhân tố được giữ nguyên như mô hình và 3 nhân tố được tách ra
từ nhân tố Hình ảnh sản phẩm quốc gia xuất xứ và đặt tên như sau: Hình ảnh sản phẩm quốc gia xuất
xứ về tiếp thị ‐ SPTT (SP3, SP4, SP5); Hình ảnh sản phẩm quốc gia xuất xứ về chất lượng ‐ SPCL (SP1, SP2, SP7); và Hình ảnh sản phẩm quốc gia xuất xứ
về chi phí ‐ SPCP (SP8, SP9, SP10)
Đối với biến phụ thuộc Ý định mua kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO = 0,789 > 0,5; kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05,
Do đó, các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc là phù hợp
4.4 Phân tích hồi quy
Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc dao động từ 0,262 đến 0,758 và đều có mức ý nghĩa Sig.< 0,05
Do đó tiến hành phân tích hồi quy, kết quả phân tích lần 1 có 3 yếu tố bị loại gồm SPCL, SPTT, SPCP, tiến hành phân tích hồi quy lần 2 Kết quả kiểm định mức
độ giải thích của mô hình gồm có 3 yếu tố QG, CN, KT
đã giải thích được 72,5% của biến phụ thuộc, hệ số Durbin‐Watson d=2,312 đạt yêu cầu; các hệ số VIF đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến và các hệ số hồi quy chuẩn hóa β lần lượt là β (KT) = 0,522, β (CN) = 0,322 và β (QG) = 0,202 Các chi tiết số liệu như bảng 1 và bảng 2
Trang 29Trên cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu
trước đây, bài báo đề xuất 4 yếu tố thành phần của
nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến ý định mua thiết
bị đo mức Nhật Bản Kết quả khảo sát, sau khi sàng
lọc 180 doanh nghiệp, thực hiện xử lý số liệu kết quả
có 3 yếu tố thành phần nguồn gốc xuất xứ ảnh
hưởng tích cực đến ý định mua thiết bị đo mức của
các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh với hệ số β lần lượt từ cao xuống thấp là Trình
độ công nghệ ‐ kỹ thuật của quốc gia xuất xứ
β=0,552; Hình ảnh con người quốc gia xuất xứ
β=0,322 và Hình ảnh quốc gia xuất xứ β=0,202
Trên cơ sở các yếu tố nguồn gốc xuất xứ ảnh
hưởng đến ý định mua thiết bị đo mức Nhật Bản, bài
báo đề xuất hàm ý quản trị như sau:
Thứ nhất, Trình độ công nghệ ‐ kỹ thuật quốc gia
xuất xứ có mức ảnh hưởng mạnh mạnh nhất
(β=0,552) đến ý định mua hàng của khách hàng đối
với thiết bị đo mức Nhật Bản tại Tp.HCM Do đó các
doanh nghiệp cần tạo ra sự tin tưởng, yên tâm cho
người tiêu dùng về các công nghệ kỹ thuật áp dụng
cho sản phẩm, nhất là yếu tố “Hệ thống tiêu chuẩn
và kiểm soát cao” và “Đạt được hiệu quả trong sử
dụng” Các doanh nghiệp cần tìm hiểu, thấu hiểu
được nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng để
cải tiến, cập nhật liên tục các tính năng mới
Thứ hai, Hình ảnh con người quốc gia xuất xứ có
mức ảnh hưởng mạnh thứ hai (β=0.322) đến ý định
mua hàng của khách hàng đối với thiết bị đo mức
Nhật Bản tại Tp.HCM Do đó, Các doanh nghiệp thiết
bị đo mức cần tăng cường xây dựng chương trình
quảng bá giới thiệu kỹ năng làm chủ công nghệ sản
xuất hiện đại của cán bộ nhân viên, đảm bảo sự ổn
định và nâng cao tay nghề cho các người lao động,
đào tạo đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn,
chuyên nghiệp, nhạy bén nắm bắt tâm lý khách hàng
nhằm tạo niềm tin cho khách hàng
Thứ ba, Hình ảnh quốc gia xuất xứ là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ ba (β=0.202) đến ý định mua hàng của khách hàng Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Thiết bị đo mức Nhật Bản cần tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia Nhật Bản kết hợp chiến lược giới thiệu sản phẩm đến khách hàng Đối với các doanh nghiệp trong nước sản xuất và kinh doanh Thiết bị đo mức trong nước cần khai thác tất cả điểm mạnh, cũng như khắc phục những mặt hạn chế của doanh nghiệp nội địa nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh Thiết
bị đo mức Nhật Bản thông qua việc xây dựng và phấn đấu đáp ứng tiêu chuẩn thương hiệu quốc gia, quảng bá và thể hiện hình ảnh doanh nghiệp tốt lành mạnh, đồng thời cần đưa ra các chính sách dịch
vụ công thêm phù hợp đối với khách hàng./
Tài liệu tham khảo
Cai.Y, Cude B & Swagler, R (2004) Country‐of‐Origin Effects on Consumers' Willingness to Buy Foreign Products: An Experiment in Consumer Decision Making Consumer Interests Annual, Volume 50, 2004
Hanzaee, K.H & Khosrozadeh, S (2011) The Effect of the Country‐of‐Origin Image, Product Knowledgeand Product Involvement on Information Search and Purchase Intention Middle‐East Journal of Scientific Research 8 (3): 625‐636, 2011ISSN 1990‐9233
Hong S.T and Wyer R.S (1989) "Effects of coun‐try‐of‐origin effects on productsattribute informa‐tion on product evaluation: an information process‐ing perspective" Journal of Consumer Research 16(2): 175‐ 189
Knight, G A., & Calantone, R J (2000) A Flexible Model of Consumer Country‐of‐Origin Perceptions:
A Cross‐Cultural Investigation International Marketing Review, 17, 127‐145
Lin, L., & Chen, C (2006) The influence of the country‐of‐origin image, product knowledge and product involvement on consumer purchase deci‐sions: an empirical study of insurance and catering services in Taiwan Journal of Consumer Marketing,
23, 248‐265
Trang 301 Mở đầu
Trước sự bùng nổ của cách mạng 4.0 đặt ra
những yêu cầu mới về năng lực nhân sự, điều này
đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi chương
trình đào tạo đem lại cho người học những kỹ năng,
kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, giúp người học
có kĩ năng thích ứng cao với sự biến đổi nhanh của
nền kinh tế tri thức thế kỉ 21 Vì vậy học tập trực
tuyến là một trong những giải pháp tối ưu giúp hoạt
động giảng dạy và học tậpdiễn ra bất cứ lúc nào, bất
cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân
quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù
hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương
tiện là máy tính và mạng Internet
2 Tổng quan về học trực tuyết
2.1 Khái niệm
E‐learning là chữ viết tắt của Electronic
Learning, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là học trực
tuyến hay giáo dục trực tuyến E‐learning là phương
thức học tập thông qua một thiết bị có kế nối mạng
với một máy chủ ở nơi khác có lưu trữ sẵn các nội
dung học tập dạng số và phần mềm cần thiết để có
thể tương tác (hỏi/ yêu cầu/ ra đề) với học viên học
trực tuyến từ xa Giáo viên có thể truyền tải hình
ảnh, âm thanh hoặc tài liệu tương tác qua đường
truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây
(WiFi, WiM ), mạng nội bộ (L N)
Thông qua hệ thống E ‐ learning, người học có
thể tham khảo các tài liệu học, đồng thời có thể trao
đổi với giảng viên mà không cần phải gặp trực tiếp
Trong môi trường E‐learning, đòi hỏi một tinh thần
tự học, tự nghiên cứu rất cao của người học Tuy
nhiên, với các công cụ ngày càng nhiều được trang
bị, tích hợp vào hệ thống E‐learning, học viên có thể
dễ dàng hơn trong việc tự học của mình như hệ
thống lịch nhắc nhở học tập, làm bài kiểm tra, hệ thống đánh giá năng lực, hay hệ thống tự động thiết
kế tiến trình học tập theo mục tiêu
2.2 Ưu, nhược điểm của phương thức đào tạo E‑learning
E – learning có nhiều ưu điểm vượt trội phương pháp đào tạo truyền thống:
a, Ưu điểm
‐ Không bị giới hạn thời gian và không gian học: Nhờ sự phát triển của internet, E ‐ learning đã giúp người học xóa dần đi khoảng cách về không gian và thời gian Người học không phải mất thời gian đến lớp theo một khung giờ cố định mà có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, chủ động sắp xếp thời gian học linh hoạt theo thời gian biểu cá nhân Giới hạn địa lý không còn là vấn đề, và qua đó, người học có thể tiếp cận nhiều hơn với vô số các khóa học trên thế giới
‐ Nâng cao tính hấp dẫn của các bài giảng: Với sự
hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn thú vị của bài học, người học được sự hỗ trợ nhanh chóng và đầy đủ từ đa dạng kênh, hệ thống tài liệu được lưu trữ trên hệ thống giúp học viên có thể truy xuất các thông tin hỗ trợ quá trình học một cách nhanh chóng và đầy đủ Các chức năng trò chuyện, tương tác với học viên, giảng viên và quản trị viên hệ thống giúp người học giải quyết các thắc mắc một cách nhanh chóng
‐ Khả năng cập nhật: Khi áp dụng hệ thống E ‐ learning, đơn vị giáo dục dễ dàng cập nhật các bài học mới chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhờ
đó học viên có thể tiếp cận tài liệu nhanh hơn
‐ Tiết kiệm chi phí đào tạo: Thông qua E‐Learning, người học hoàn toàn chủ động không phải mất các khoản chi phí phát sinh không cần thiết như
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
trực tuyến hiện nay
Bùi Minh Quỳnh
Trường Đại học Hà Tĩnh
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi phải ngành giáo dục đại học phải có những thay đổi căn bản về tư duy đào tạo, cách thức trao đổi và truyền thụ kiến thức Cùng với phương thức đào tạo trực tiếp truyền thống thì ngày nay yêu cầu phải thực hiện song song hình thức đào tạo trực tuyến (E‐Learning ) để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học Đây là hình thức được áp dụng phổ biến của các nước tiên tiến trên thế giưới hiện nay Nằm trong xu hướng đó, các cơ sở giáo dục trong những năm qua đang dần áp dụng phương thức này trong quá trình đào tạo của mình.Tác giả muốn thông qua bài viết để đi phân tích ưu, nhược điểm của E‐Learning, nhằm đề xuất giải pháp phát triển toàn diện E‐Learning
Trang 31Asia - P
RESEARCH
tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại…, vừa bảo vệ môi
trường vừa nâng cao hiệu quả học tập Mặt khác, các
đơn vị không phải chi một khoản lớn thuê địa điểm,
giảng viên, tài liệu in ấn để đào tạo cho nhân viên
mới, mà có thể đơn giản hóa việc này nhờ có hệ
thống E ‐ learning
‐ Kỹ năng làm việc: Các kĩ năng làm việc hợp tác,
tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ được
hoàn thiện không ngừng Do đó, khi đến với E‐
Learning, mọi thành phần, không phân biệt trình độ,
giới tính tuổi tác đều có thể tìm cho mình một
hướng tiếp cận khác nhau với vấn đề mà không bị
ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào (cá nhân
hoặc người học
b, Nhược điểm
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, phương
pháp E‐Learning vẫn còn những điểm hạn chế:
‐ Kỹ năng công nghệ: Hệ thống E ‐ learning dựa
trên nền tảng Internet, cho nên hạ tầng công nghệ
thông tin cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ,
chất lượng học tập
‐ Sự tương tác bị hạn chế: Với phương pháp học
truyền thống, học viên có thể đặt câu hỏi trực tiếp và
được giảng viên giải đáp thắc mắc ngay lập tức Còn
đối với phương pháp học trực tuyến E ‐ learning,
học viên cần phải thực hiện các thao tác bên lề như:
gọi điện thoại, gửi tin nhắn hoặc gửi mail… để được
hướng dẫn
Chính vì sự bất cập này mà đôi khi học viên sẽ
ngại hỏi, ngại thắc mắc Từ đó, những lỗ hổng kiến
thức sẽ không được lấp đầy, người học sẽ khó có thể
hiểu được hết những gì mà bài học truyền tải Một
trong những nhược điểm khác của phương pháp
này đó chính là sự hạn chế về tính bảo mật Bởi
nhiều người có thể đăng nhập vào hệ thống cùng
một lúc, tạo ra nguy cơ bị đánh cắp tài liệu đào tạo
nội bộ
Với hệ thống E ‐ learning, những nội dung học
liên quan đến thí nghiệm, thực hành sẽ không thể
hiện được hoặc thể hiện kém hiệu quả Bên cạnh đó,
nó cũng không thể thay thế được các hoạt động liên
quan đến việc rèn luyện và hình thành các kỹ năng,
đặc biệt là kỹ năng thao tác và vận động
3 Một số số giải pháp để nâng cao chất
lượng đào tạo theo phương thức E-learning
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều thuận
lợi, nhưng thách thức mà các quốc gia phải đối mặt
cũng không hề nhỏ, xã hội yêu cầu nguồn nhân lực
có trình độ ngày càng cao và hiểu biết rộng, vai trò
của giáo dục càng được đề cao hơn bao giờ hết Mô
hình đào tạo trực tuyến, vì vậy, cần có sự chuyển
biến tích cực để tránh được những cú sốc do không
kịp thích ứng với sự thay đổi quốc tế, đồng thời cung
cấp cho xã hội đội ngũ nhân công với trình độ cao
Điều này yêu cầu cả người dạy, người học và cơ sở giáo dục có sự chuẩn bị kỹ lưỡng phù hợp với phương pháp đào tạo trực tuyến:
a, Thứ nhất, đối với người dạy:
Để giảng dạy trực tuyến hiệu quả, trước hết giảng viên phải là người luôn trau dồi và cập nhật kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như các hiểu biết xã hội nhằm đảm bảo tương tác tốt với sinh viên, giải đáp trực tuyến, kịp thời những thắc mắc của người học
Khác với phương pháp truyền thống là tương tác trực tiếp với nhiều phương thức tác động kể cả bằng hành động, cửa chỉ của ngôn ngữ cơ thể thì đào tạo theo phương thức E‐learning giao tiếp chủ yếu thông qua máy máy móc, việc diễn đạt cảm xúc, ý tưởng của người dạy chủ yếu bằng ngôn ngữ, nên người dạy cần sáng tạo và linh hoạt trong cách diễn đạt ngôn từ khi tương tác, hướng tới sự truyền đạt hiệu quả ý tưởng, khơi dậy cảm xúc cho người học E‐learning là làm việc chủ yếu thông qua công nghệ máy móc, internet nên để thực hiện công tác truyền đạt kiến thức tốt yêu cầu người dạy sử dụng công nghệ và ngoại ngữ thành thạo
Người dạy cần xây dựng kế hoạch khóa học khoa học, bao gồm tiến độ lịch trình khóa học, nội dung, tài liệu học tập và tham khảo, nội qui lớp học, phương pháp đánh giá kết quả học tập đới với người học
b , Thứ hai đối với người học Khi học tập theo phương pháp E‐Learning thì mức độ tương tác, giám sát của người dạy đối với người học sẽ bị hạn chế, vì vậy người học phải có tinh thần tự giác trong học tập, chịu khó tìm hiểu về cách thức tham gia khóa học, chủ động tiếp cận các tài liệu, nội dung bài học, hoàn thành các yêu cầu mà người dạy đề ra
Người học phải đáp ứng được kỹ năng về tin học
và ngoại ngữ để đảm bảo vận hành, sử dụng tốt các thiết bị hỗ trợ học tập cũng như thực hiện thành thạo các thao tác trong các ứng dụng học tập và tìm kiếm tài liệu đảm bảo khóa học E‐learning đạt kết quả cao
Người học phải rèn thêm các kỹ năng mềm như
kỹ năng gợi vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trình bày, thuyết trình
c ,Thứ ba, đối với cơ sở giáo dục Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các hình thức học mới ra đời, đặc biệt như E‐Learning thì hoạt động giáo dục không còn ranh giới địa lý, vì vậy nếu các cơ sở giáo dục không tự đổi mới và cập nhật các phương thức đào tạo mới thì khó giữ được vai trò của mình Do vậy, các cơ sở đào tạo phải tăng cường hợp tác quốc tế và tiếp thu kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục có uy tín trên thế giới để tạo thêm
Xem tiếp trang 29
Trang 321 Giới thiệu
Với sự cạnh tranh giữa các ngân hàng như hiện
nay, việc gia tăng chất lượng dịch vụ được xem là
nền tảng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng
nhằm thu hút và giữ chân khách hàng Đặc biệt tại
VietinBank – Chi nhánh Chợ lớn, là một trong những
chi nhánh bán lẻ về sản phẩm dịch vụ, nên rất quan
tâm về việc phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ
ngân hàng nhằm gia tăng sự hài lòng của khách
hàng, từ đó nâng cao sự gắn bó, trung thành của
khách hàng Định hướng của Ban Giám đốc
VietinBank ‐ Chi nhánh Chợ Lớn luôn quan tâm, coi
chất lượng dịch vụ là cần thiết để cạnh tranh với các
ngân hàng khác, để trở thực hiện điều này thì hầu
hết nhân viên đều phải chịu nhiều đánh giá về chất
lượng dịch vụ của nhiều khách hàng khác nhau, và
có những khách hàng gọi vào tổng đài để đánh giá
chất lượng dịch vụ của điểm giao dịch nào đó, hoặc
hàng tháng luôn có đội ngũ khách hàng bí mật để đi
ghi lại hình ảnh cơ sở hạ tầng bên ngoài cho tới thái
độ phục vụ của nhân viên bên trong ngân hàng và
những vi phạm lỗi về chất lượng dịch vụ sẽ bị trừ
điểm KPI, đánh giá xếp loại, nâng lương, thưởng Vì
vậy, việc nghiên cứu và phân tích tầm quan trọng –
mức độ thực hiện chất lượng dịch vụ, đánh giá các
nhân tố thuộc chất lượng dịch vụ là điều cần thiết
2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Chất lượng dịch vụ
Parasuraman & ctg (1985) là những người tiên
phong trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong
ngành tiếp thị Theo Parasuraman & ctg (1988) định
nghĩa chất lượng dịch vụ là “mức độ khác nhau giữa
sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận
thức của họ về kết quả của dịch vụ” Các tác giả này
đã khởi xướng và sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng và kiểm định thang đo các thành phần của chất lượng dịch vụ (gọi là thang đo SERVQUAL).Thang đo SERVQUAL được điều chỉnh
và kiểm định ở nhiều loại hình dịch vụ khác nhau Cuối cùng thang đo SERVQUAL bao gồm 5 thành phần để đo lường chất lượng dịch vụ, đó là: độ tin cậy (reliability), tính đáp ứng (responsiveness), tính đảm bảo (assurance), phương tiện hữu hình (tangi‐bles) và sự đồng cảm (empathy)
2.2 Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ IPA
Mô hình IPA được phát triển và ứng dụng trong lĩnh vực marketing vào những năm 70 của thế kỷ
XX Theo Martilla và James (1977), Keyt và cộng sự (1994), IPA giúp doanh nghiệp xác định tầm quan trọng của chỉ tiêu dịch vụ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp trên thị trường Cụ thể, quá trình phát triển IPA được thực hiện bằng cách so sánh hai tiêu chuẩn hình thành nên quyết định lựa chọn khách hàng, cụ thể: (1) Tầm quan trọng tương đối của các thuộc tính chất lượng
và (2) Mức độ thực hiện các thuộc tính chất lượng Slack (1991) chỉ ra rằng mức độ đạt được kết quả
Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng tại Vietinbank
– chi nhánh Chợ Lớn thành phố Hồ Chí Minh
Lê Mai Hải Huỳnh Thị Thu Thảo
Trường Đại học Sài Gòn
Nghiên cứu xác định các thành phần và phân tích chất lượng dịch vụ ngân hàng theo mô hình Important
‐ Performance Analysis (IPA ‐ Phân tích Tầm quan trọng ‐ Việc thực hiện) tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Chợ Lớn Kết quả nghiên cứu đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng Vietinbank chi nhánh chợ lớn gồm Phần I ‐ Tập trung phát triển có 3 các biến quan sát; Phần II ‐ Tiếp tục duy trì, 8 biến quan sát; Phần III – Hạn chế phát triển, 8 biến quan sát; Phần IV ‐ Hạn chế đầu tư có 2 biến quan sát nào Trên cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng theo mô hình IPA và đề xuất một số hàm ý quản trị
Trang 33Asia - P
RESEARCH
của sự thực hiện đối với các thuộc tính chất lượng
nên so sánh với tầm quan trọng của chúng Mặt
khác, tầm quan trọng của các thuộc tính chất lượng
được coi là sự phản ánh giá trị tương đối của nó đối
với nhận thức của khách hàng
Phần tư thứ 1 (Tập trung phát triển): Những
thuộc tính nằm ở phần tư này được xem là rất quan
trọng đối với khách hàng, nhưng mức độ thực hiện
của nhà cung ứng dịch vụ rất kém Kết quả này gợi ý
cho nhà quản trị cung ứng dịch vụ chú ý đến những
thuộc tính này, tập trung phát triển mức độ cung
ứng dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách
hàng
Phần tư thứ 2 (Tiếp tục duy trì): Những thuộc
tính nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng
đối với khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ cũng đã
có mức độ thể hiện rất tốt Nhà quản trị cung ứng
dịch vụ nên tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh
này
Phần tư thứ 3 (Hạn chế phát triển): Những thuộc
tính nằm ở phần tư này được xem là có mức độ thể
hiện thấp và không quan trọng đối với khách hàng
Nhà quản trị cung ứng dịch vụ nên hạn chế nguồn
lực phát triển những thuộc tính này
Phần tư thứ 4 (Giảm sự đầu tư): Những thuộc
tính nằm ở phần tư này được xem là không quan
trọng đối với khách hàng, nhưng mức độ thể hiện
của nhà cung ứng rất tốt Nhà quản trị cung ứng dịch
vụ nên sử dụng nguồn lực này tập trung phát triển
những thuộc tính khác
3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện 02 phương pháp:
(1) Nghiên cứu định thính thông qua phỏng vấn
chuyên sâu 5 chuyên gia để xác định các yếu tố và
hiệu chỉnh thang đo; (2) Nghiên cứu định lượng
thông qua khảo sát khách hàng đã sử dụng dịch vụ
tại ngân hàng dưới hình thức trực tuyến thu về sau
khi sàn lọc còn 205 mẫu, sau đó dữ liệu được xử lý
và phân tích thống kê, kiểm định Cronbach alpha,
phân tích nhân tố khám phá (EFA),đo lường chất
lượng dịch vụ thông qua mô hình IPAvà kiểm định
Paired ‐Samples T test
4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thống kê mô tả mẫu
Kết quả khảo sát 205 khách hàng cho thấy có
47.3% là nam và 52.7% là nữ Về độ tuổi, từ 20 đến
30 tuổi chiếm 20%, 31 đến 40 chiếm 26.8%, 41 đến
50 chiến 18.5%, 51 đến 58 chiếm 22%, trên 58
chiếm 12.7% Về mức thu nhập, dưới 5 triệu/tháng
chiếm 8.8%, từ 5 đến 10 triệu/tháng chiếm 43.9%,
từ 11 đến 20 triệu/tháng chiếm 24.4%, trên 20
triệu/tháng chiếm 22.9% Về trình độ học vấn, dưới
đại học chiếm 6.3%, trung cấp cao đẳng chiếm
35.1%, đại học và sau đại học chiếm 54.4%, 13.2% trình độ khác
Kiểm định độ tin cậy Đối với thang đo mức độ quan trọng: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo phương tiện hữu hình, sự an toàn , sự tin cậy, sự đáp ứng và năng lực phục vụ lần lượt là 0.710, 0.731, 0.8, 0.711 và 0.795 đều lớn hơn 0.6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 Đạt yêu cầu
Đối với thang đo mức độ thực hiện: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo phương tiện hữu hình, sự an toàn , sự tin cậy, sự đáp ứng và năng lực phục vụ lần lượt là 0.766, 0.639, 0.777, 0.704 và 0.702 đều lớn hơn 0.6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 Đạt yêu cầu
Phân tích nhân tố khám phá EFA Đối với thang đo mức độ quan trọng: chỉ số KMO
= 0.843 và thống kê Chi‐Square của kiểm định Bartlett's Test có chỉ số Sig = 0,000 < 0.05; thu được
05 nhân tố, tại điểm dừng Eigenvalue = 1.136 > 1; phương sai trích là 57.566% > 50% nên đạt yêu cầu Đối với thâng đo mức độ thực hiện: chỉ số KMO = 0.768 và thống kê Chi‐Square của kiểm định Bartlett's Test có chỉ số Sig = 0,000 < 0.05; thu được
05 nhân tố, tại điểm dừng Eigenvalue = 1.152 > 1; phương sai trích là 57.873% > 50% nên đạt yêu cầu Phân tích mô hình IPA
Kết quả cho thấy sự khác biệt giá trị trung bình của từng cặp yếu tố đều có Sig <0,05, cho biết chênh lệch về đánh giá của khách hàng với mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của chất lượng dịch vụ có
ý nghĩa với độ tin cậy 95%
Phần I: Tập trung phát triển Bao gồm 3 biến quan sát HH4 ‐ Văn bản, giấy tờ ( thủ tục, quy trình, hướng dẫn tờ rơi, sản phẩm ) liên quan đến khách hàng rõ ràng dễ hiểu, dễ thực hiện, HH5 ‐ Trang phục nhân viên gọn gàng, lịch sự, DU4 ‐ Nhân viên am hiểu về dịch vụ để giải quyết
Trang 34khiếu nại của khách hàng nhanh chóng Các biến
phân bố ở góc phần tư này được khách hàng đánh
giá chất lượng dịch vụ có mức độ quan trọng cao
nhưng mức độ thực hiện còn thấp Do đó, cần chú
trọng đẩy mạnh, cải thiện hơn nữa ở yếu tố này
Phần II: Tiếp tục duy trì
Bao gồm 8 biến quan sát DU1 ‐ Cung cấp dịch vụ
nhanh chóng và chính xác, DU2 ‐ Nhân viên luôn sẵn
sàn giúp đỡ khách hàng, DU3 ‐ Nhân viên phục vụ
chu đáo ngay cả khi đông khách, AT1 ‐ Thông tin
khách hàng được bảo mật, AT2 ‐ Ngân hàng có nền
tảng tài chính tốt, AT3 ‐ Hệ thống an ninh tại các
điểm giao dịch an toàn, PV1 ‐ Nhân viên biết chính
xác khi nào dịch vụ được thực hiện, PV3 ‐ Nhân viên
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao Các biến này
đều được khách hàng đánh giá tốt ở cả mức độ quan
trọng và mức độ thực hiện Do đó, cần duy trì và
phát huy các điểm mạnh này
Phần III: Hạn chế phát triển
Bao gồm 8 biến quan sát TC1 ‐ Cung cấp dịch vụ
đúng chất lượng cam kết, TC2 ‐ Linh hoạt trong việc
cung cấp dịch vụ theo yêu cầu, TC3 ‐ Thông báo kịp
thời khi có sự thay đổi, HH1 ‐ Ngân hàng có trang
thiết bị máy móc hiện đại, HH2 ‐ Ngân hàng có trang
trí nội thất đẹp, HH3 ‐ Kiến trúc tòa nhà ngân hàng
khang trang, PV3 ‐ Nhân viên có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cao, PV4 ‐ Nhân viên không bao giờ
tỏ ra quá bận để từ chối trả lời khách hàng Các biến
này có tầm quan trọng không cao và mức độ thực
hiện còn thấp Cho nên, không cần quá chú trọng và
nên hạn chế sử dụng nguồn lực vào yếu tố này
Phần IV: Giảm sự đầu tư
Bao gồm 2 biến quan sát TC4 ‐ Nhân viên giải
quyết vấn đề nhanh chóng cho khách hàng, TC5 ‐
Thông tin của khách hang được ghi nhận chính xác
Các biến này được khách hàng đánh giá có tầm quan
trọng thấp nhưng mức độ thực hiện lại rất tốt Do
đó, cần giảm sử dụng nguồn lực và tập trung phát
triển những thuộc tính khác
5 Kết luận và hàm ý quản trị
Đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua mô hình
IPA cho kết quả hầu hết các biến quan sát đều ở mức
độ thực hiện thấp hơn và chưa đáp ứng được so với
mong đợi của khách hàng Ngoại trừ các yếu tố
“Nhân viên giải quyết vấn đề nhanh chóng cho
khách hàng”; “Thông tin của khách hàng được ghi
nhận chính xác”
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất
một số hàm ý quản trị để nâng cao chất lượng dịch
vụ ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Chợ Lớn
Phương tiện hữu hình: Thường xuyên làm mới
đơn vị của mình thông qua các hoạt động như: sửa
chữa, tu dưỡng và cải tạo lại nơi làm việc Đầu tư
thay thế vật dụng cũ, không còn khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu của Ngân hàng; Thực hiện trích lập các khoản dự trữ tài chính nhằm chuẩn bị sẵn nguồn tài chính cho việc mua sắm các trang thiết bị mới
Sự an toàn: Ngân hàng cần cần rà soát, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, quy định của NHNN Tăng cường giáo dục cán bộ, nhân viên trong hệ thống ngân hàng Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao
Sự tin cậy: Xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết, thường xuyên đưa ra những chính sách ưu đãi trong sử dụng dịch vụ đối với khách hàng cá nhân, DNVVN có quan hệ lâu dài với VietinBank Tạo dựng mối liên hệ thường xuyên với khách hàng thông qua việc thực hiện đúng các chính sách đã cam kết, cập nhật và thông báo kịp thời các thông tin về quyền lợi, về lãi suất…
Sự đáp ứng: Hiện đại hóa hơn nữa máy móc thiết
bị để có thể xử lý công việc nhanh chóng hơn, giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng, xây dựng quy trình xử lý nghiệp vụ nhất quán
Năng lực phục vụ: Cải tiến quy trình tuyển dụng, Xây dựng các khóa đào tạo chuyên môn thường xuyên cho đội ngũ nhân viên, Tổ chức các lớp đào tạo, chương trình tập huấn về kỹ năng tiếp thị, tư vấn khách hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng./
Tài liệu tham khảo
Han‐Chen Huang (2013), “Measuring Service Quality of Community Development Associations Using Importance ‐ Performance Analysis”, Journal
of Business and Management, 8(5), pp 59‐63
JM Hawes and CP Rao (1985), “Using impor‐tance‐performance analysis to develop health care marketing strategies”, Journal of Health Care Marketing, 5(4), pp.19‐25
J.Cronin and S A Taylor (1992), “Measuring service quality: A reexamination and extension”, Journal of Marketing, 56 (3), pp 55‐
Trang 35
Công ty Datalogic Việt Nam, là công ty hàng đâu
trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị đọc mã vạch
(barcode scanner) Hàng năm, nhiều dự án chuyển
giao sản phẩm mới từ phòng nghiên cứu và phát
triển sản phẩm ( Research and Development ‐ R&D)
tại Mỹ và Ý, được được tiến hành tại nhà máy
Datalogic Việt Nam
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo
lường các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự thành
công thực hiện dự án tại công ty Datalogic Việt Nam
Từ đó, nghiên cứu đưa ra những thảo luận và hàm ý
quản trị để giúp các nhà quản lý dự án tại công ty
nâng cao sự thành công cho các dự án tại công ty
2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Giả thuyết nghiên cứu
Mục tiêu của dự án: Mục tiêu dự án là yếu tố cần
đạt được khi thực hiện dự án Vì vậy, giả thuyết H1
được đề xuất như sau:
H1: Mục tiêu của dự án có ảnh hưởng tích cực
đến sự thành công của dự án
Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao: Hỗ trợ của quản lý
cấp cao là sự sẵn sàng của các cấp lãnh đạo trong
việc ủy quyền và giao phó các nguồn lực dự án cần
thiết (tài chính, nhân lực, thời gian) Do đó, giả
thuyết H2 được đề xuất như sau:
H2: Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao có ảnh hưởng
tích cực đến sự thành công của dự án
Lập kế hoạch dự án: Lập kế hoạch dự án là việc
hình thành các yêu cầu nhiệm vụ riêng lẻ và chi tiết
để thực thi một dự án cùng các cột mốc thời gian của
dự án Do đó, giả thuyết H3 được đề xuất như sau:
H3: Lập kế hoạch dự án có ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của dự án
Tham khảo ý kiến khách hàng: Việc giao tiếp và trao đổi thông tin giữa khách hàng và ban quản lý
dự án nên được thực hiện trong suốt vòng đời dự
án Do đó, giả thuyết H4 được đề xuất như sau:
H4: Tham khảo ý kiến khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của dự án
Năng lực nhân sự: Năng lực nhân sự bao gồm 3 yếu tố: thái độ, kỹ năng và kiến thức Do đó, giả thuyết H5 được đề xuất như sau:
H5: Năng lực nhân sự có ảnh hưởng tích cực đến
sự thành công của dự án Nhiệm vụ kỹ thuật: Nhân tố nhiệm vụ kỹ thuật bao gồm các hoạt động liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu kỹ thuật bằng cách đảm bảo sự sẵn có về các công nghệ thích hợp và quy trình cần thiết Do đó, giả thuyết H6 được đề xuất như sau: H6: Nhiệm vụ kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực đến
sự thành công của dự án Truyền thông: Truyền thông tốt sẽ giúp chia sẻ thông tin hiệu quả giữa ban quản lý dự án, các phòng ban trong tổ chức, khách hàng và các đối tác liên quan Do đó, giả thuyết H7 được đề xuất như sau: H7: Truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của dự án
Giải quyết vấn đề: Bất kể dự án được chuẩn bị cẩn thận đến đâu đều không thể lường trước mọi sự cố phát sinh Do đó, giả thuyết H8 được đề xuất như sau: H8: Giải quyết vấn đề có ảnh hưởng tích cực đến
sự thành công của dự án Nguyên vật liệu đầu vào: Với đặc thù của ngành sản xuất thiết bị điện tử, nếu thiếu nguyên vật liệu,
Các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thành công
thực hiện dự án tại Công ty Datalogic Việt Nam
Lê Mai Hải
Trường Đại học Sài Gòn
Đoàn Nguyễn Duy
Công ty Datalogic Việt Nam
Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cốt lõi đến thành công thực hiện dự án tại công
ty Datalogic Việt Nam (TPHCM), bằng việc khảo sát 180 nhân viên công ty Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA cùng với phân tích hồi quy bội được sử dụng với phần mềm SPSS 26.0 Kết quả cho thấy có 9 yếu tố cốt lõi ảnh hưởn đến sự thành công thực hiện dự án tại công ty Datalogic Việt Nam
và yếu tố năng lực nhân sự ảnh hướng lớn nhất đến sự thành công thực hiện dự án tại công ty Nghiên cứu
đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý dự án tại công ty Datalogic Việt Nam nhằm tăng cường khả năng thành công của dự án
Trang 36nguyên vật liệu về không đúng thời gian, hoặc chất
lượng nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng,
việc sản xuất sẽ bị đình trệ Do đó, giả thuyết H9
được đề xuất như sau:
H9: Nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng tích
cực đến sự thành công của dự án
2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu trước đây,
cùng với việc thảo luận nhóm tập trung, mô hình
nghiên cứu được đề xuất như trong Hình 1
3 Kết quả nghiên cứu
3.1 Thống kê mô tả mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện
Việc khảo sát thực hiện bằng bảng câu hỏi, biểu mẫu
google forms, được gởi tới 200 nhân viên tại công ty
Datalogic Việt Nam Sau khi thu về và loại bỏ bảng
không hợp lệ, 180 bảng hợp lệ được đưa vào phân
tích (90%) Phân tích Cronbach’s Alpha
Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s
Alpha (Bảng 1) cho thấy các thang đo đều đạt độ tin
cậy Cronbach’s Alpha > 0.6 và hệ số tương quan
biến ‐ tổng > 0.3, tất cả các biến quan sát của các
thang đo đều thỏa mãn điều kiện để phân tích
3.2 Phân tích nhân tố EFA
Phương pháp EFA được sử dụng cho 37 biến
quan sát của các biến độc lập, sử dụng phương pháp
Principal Component Analysis với phép quay Varimax, không có biến quan sát bị loại, Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 9 có Eigenvalue thấp nhất là 1.192 > 1 Hệ số KMO = 0.815 > 0.5 đạt yêu cầu, giải thích được kích thước mẫu phù hợp cho phân tích nhân tố và hệ số Barlett
có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.5 đã khẳng định rằng phương pháp phân tích trên là phù hợp Tổng phương sai trích là 71.294% > 50% tức là 37 biến rút trích ra góp phần giải thích được khoảng 71.294% sự biến thiên của các biến quan sát và hệ
số tải nhân số đều lớn hơn 0.5 nên đạt yêu cầu Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc (TCDA) với 4 biến quan sát, hệ số KMO = 0.825, và
hệ số Barlett có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.5, Eigenvalue = 2.974 > 1, phương sai trích 74.357%
và các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5, đạt yêu cầu
3.3 Phân tích mối tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích tương quan Pearson’s được sử dụng để phân tích mối quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố trong nghiên cứu ta thấy các biến độc lập có hệ số tương quan dương từ 0.371 đến 0.641 và Sig (TCDA) < 5% , nên tác giả kết luận các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc, và các hệ số tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê Do đó các biến độc lập này sẽ được đưa vào phân tích hồi quy bội để giải thích cho biến phụ thuộc
Phân tích hồi quy tuyến tính bội được thực hiện bằng việc sử dụng phương pháp Enter, cho kết quả như trong Bảng 2
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy trị thống kê F = 70.810 với giá trị sig = 0,000 chứng tỏ
mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu Hệ số VIF của các biến đều < 2 chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Hệ số R2 hiệu chỉnh 0.778 cho thấy 77.8% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập
Trang 37Đồ thị phân tán Scatterplot cho thấy phần dư
phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung
độ 0 và dao động nhiều ở biên độ +/‐ 1, chứng tỏ giả
định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm Biểu đồ tần
số Histogram cho thấy đường cong phân phối chuẩn
đặt chồng lên biểu đồ tần số, giá trị trung bình rất
nhỏ, gần bằng 0 (Mean = 3.07E‐16) và độ lệch chuẩn
gần bằng 1 (Std Dev = 0.975), cho thấy phân phối
của phần dư xấp xỉ chuẩn Biểu đồ P‐P plot cũng cho
thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường
thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận giả thiết phần dư
có phân phối chuẩn không bị vi phạm Như vậy, mô
hình hồi qui tuyến tính trên là phù hợp
3.5 Kiểm định sự khác biệt
Kiểm định T‐test và one‐way ANOVA cho thấy
không có sự khác biệt giữa nam và nữ, các nhóm
tuổi, số lượng dự án đã tham gia về TCDA
4 Hàm ý quản trị của nghiên cứu
Năng lực nhân sự (NLNS) có tác động mạnh nhất
lên sự thành công của dự án (H5) với hệ số β = 0.232
và Sig = 0.000 <5% Việc đào tạo kiến thức chuyên
môn, nâng cao năng lực nhân sự cho dự án cần được
các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm
Giải quyết vấn đề (GQVĐ) có tác động mạnh thứ
hai lên sự thành công của dự án (H8) với hệ số β =
0.229 và Sig = 0.000 <5% Các thành viên trong
nhóm dự án cần được đào tạo kỹ năng giải quyết
vấn đề phát sinh Việc lập kế hoạch quản lý rủi ro
trước khi triển khai dự án là cần thiết
Nhiệm vụ dự án (NVDA) có tác động mạnh thứ ba
lên sự thành công dự án (H1) với hệ số β = 0.165 và
Sig = 0.000 <5% Để xây dựng nhiệm vụ dự án phù
hợp chiến lược của tổ chức, các phân tích SWOT
(điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) cần
được thực hiện
Hỗ trợ của quản lý cấp cao (HTCC) có tác động
mạnh thứ tư lên sự thành công của dự án (H2) với
hệ số β = 0.153 và Sig = 0.000 <5% Lãnh đạo tổ
chức cần có sự cam kết hỗ trợ dự án, đặc biệt trong
việc phân bổ nguồn lực, chia sẻ quyền hạn và trách
nhiệm để các thành viên dự án dễ dàng triển khai
các công việc của dự án
Lập kế hoạch dự án (KHDA) có tác động mạnh
thứ năm lên sự thành công của dự án (H3) với hệ số
β = 0.153 và Sig = 0.001 <5% Ban quản lý dự án cần
phải thiết lập một kế hoạch dự án rõ ràng và hợp lý
về thời gian, nguồn lực và ngân sách
Nhiệm vụ kỹ thuật (CVKT) có tác động mạnh thứ sáu lên sự thành công của dự án (H6) với hệ số β = 0.153 và Sig = 0.001 < 5% Đối với công việc kỹ thuật, ban quản lý dự án hay lãnh đạo tổ chức cần phải thường xuyên cập nhật những công nghệ/kỹ thuật mới nhất hiện có và áp dụng những công nghệ/kỹ thuật mới này vào trong quá trình thực hiện dự án
Truyền thông (TTDA) có tác động mạnh thứ bảy lên sự thành công của dự án (H7) với hệ số β = 0.129
và Sig = 0.001 <5% Ban quản lý dự án cần xây dựng kênh truyền thông chính thức để có thể trao đổi thông tin giữa các thành viên với nhau, giữa ban dự
án với nội bộ tổ chức và giữa ban dự án với bên ngoài tổ chức
Nguyên vật liệu đầu vào (NVLDA) có tác động mạnh thứ tám lên sự thành công của dự án (H9) với
hệ số β = 0.081 và Sig = 0.031 <5% Các nhà quản lý cần có kế hoạch để mua trước nguyên vật liệu, cũng như quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá nhà cung cấp, và kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào
Tham khảo ý kiến khách hàng (YKKH) có mức tác động thấp nhất lên sự thành công của dự án (H4) với hệ số β = 0.080 và Sig = 0.016 < 5% Ban quản lý
dự án cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng Điều này giúp nhóm dự án có những điều chỉnh kịp thời các yêu cầu của khách hàng./
Tài liệu tham khảo
E Verzul, the Portable MBA in Project Management, 2008
A P C Chan e A P L Chan, “Key performance indicators for measuring construction success,” Benchmarking: An International Journal, vol 11, pp 203‐221, 2004
D P Slevin e J K Pinto, “The project implementa‐tion profile: New tool for project managers,” Project Management Journal, pp 57‐70, 1986
D P D O P Ahadzie, “Critical success criteria for mass house building projets in developing coun‐tries,” International Journal of Project Management,
pp 675‐687, 2008
J K & S D P Pinto, “Critical Factors in Successful Project Implementation,” 1987
Trang 381 Đặt vấn đề
BCTC là một trong những thông tin quan trọng
mà các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết phải
cung cấp trên thị trường chứng khoán Nó là cơ sở
cho các quyêt định đầu tư của các bên tham gia thị
trường vốn, hữu ích cho chủ sở hữu chủ nợ, đối tác
của các công ty Chất lượng thông tin kế toán tài
chính trong đó chất lượng thông tin BCTC có ảnh
hưởng tới tới sự hiệu quả và minh bạch của thị
trường chứng khoán Tuy nhiên, chất lượng thông
tin BCTC được trình bày và công bố như thế nào để
thoả mãn nhu cầu của người sử dụng và tăng hiệu
quả của thị trường vẫn còn khoảng cách khá lớn
giữa mong đợi và thực tế Có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin BCTC, trong đó
QTCT đang được nhiều tác giả nghiên cứu gần đây
Có thể cho rằng, QTCT có thể là một biện pháp
giảm thiểu nhằm bảo vệ lợi ích của các bên liên quan
và người sử dụng báo cáo tài chính của công ty
(Merag và Adam [2012,]; Hermalin và Weisbach,
1998; 2003) Việc phân tích các quỹ tương hỗ mà
nắm giữ vốn chủ sở hữu tại 37 quốc gia, (Das,2014)
kết luận rằng các thông lệ QTCT đóng một vai trò
quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài bằng cách giảm sự bất cân xứng thông tin Chủ
sở hữu công ty chỉ có thể nhận được thông tin thứ
cấp do các nhà quản lý điều hành phải tham gia trực
tiếp vào việc điều hành hoạt động hàng ngày của
doanh nghiệp, và do đó, họ bị thiếu thông tin về mức
độ mà các nhà quản lý đang thực hiện vì lợi ích tốt
nhất của công ty (Watson và Hirsch, 2010) Bởi vậy,
“cơ quan giám sát” nội bộ là cơ chế cần thiết cho các
cổ đông và các bên liên quan , dựa vào đó các cổ
đông có thể đưa ra các quyết định sáng suốt Trong
chiến lược phát triển kinh tế tầm nhìn 2050, chính
phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một mục tiêu quan trọng Xây dựng niềm tin và khôi phục niềm tin vào BCTC có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư quốc
tế QTCT có thể giúp thiết lập niềm tin và thị trường vốn của một quốc gia (Ahmed và Hamdan, 2015)
2 Tổng quan nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin BCTC tại một số quốc gia trên thế giới
Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu về tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin BCTC, hầu hết tập trung vào các yếu tố liên quan đến hội đồng quản trị (quy mô, sự độc lập của các thành viên), Ban kiểm soát, Uỷ ban kiểm toán, bộ phận Kiểm toán nội bộ, sử dụng dịch vụ Kiểm toán độc lập Tại Jordan, một nghiên cứu về các công ty công nghiệp niêm yết của Jordan ghi lại mối quan hệ giữa sáu nguyên tắc QTCT và chất lượng BCTC (Al‐Sufy
và cộng sự, 2013) Bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy rằng sáu nguyên tắc góp phần tăng cường công bố thông tin kế toán và chất lượng BCTT của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại Jordan
Tại Ả Rập Xê Út, cấu trúc QTCT được đánh giá là tốt hơn so với các quốc gia khác ở khu vực Trung đông, nhưng hiệu quả của thị trường vốn vẫn còn thấp và theo đó, hầu hết các nghiên cứu phân tích hiệu quả quản trị công ty ở Ả Rập Xê Út đều cho rằng
là còn yếu Bởi vậy, năm 2006, Ả Rập Xê út đã ban hành Quy chế quản trị công ty, và sau đó được sửa đổi hai lần vào năm 2009 và năm 2015 Tác giả đã thực hiện khảo sát với 56 nhà phân tích tài chính Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng QTCT là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng BCTC, do đó, làm tăng
Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính: kinh nghiệm nghiên cứu tại một số
quốc gia trên thế giới
Ngô Thị Thuý Ngân
Khoa Kinh tế - Quản lý, Trường Đại học Điện lực
Chất lượng thông tin tài chính, đặc biệt là chất lượng thông tin báo cáo tài chính (BCTC) luôn là vấn đề được quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, quyết định sự hiệu quả và tính minh bạch của thị trường Một trong những yếu tố tác động tới chất lượng thông tin BCTC là quản trị công ty (QTCT), đó
là một cơ chế giám sát nội bộ của chủ sở hữu cho các cổ đông và các bên liên quan Bài nghiên cứu trình bày tổng quan nghiên cứu về sự tác động của QTCT tới chất lượng thông tin BCTC, thực trạng QTCT tại các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và chất lượng thông tin BCTC, từ đó khẳng định vai trò quan trọng của QTCT tới chất lượng thông tin BTCT và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Trang 39Asia - P
RESEARCH
dòng vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy việc tuân thủ các
quy tắc QTCT là vô cùng quan trọng đối với các
doanh nghiệp Những cải tiến trong cơ chế QTCT
được các thành viên Hội đồng quản trị, Uỷ ban kiểm
toán và bộ phận kiểm toán nội bộ coi là một trong
những yếu tố chính để nâng cao chất lượng BCTC
Nesrine Klai (2011), nghiên cứu thực hiện trên
22 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Tunisia trong giai đoạn 1997 –
2007 Trong mẫu nghiên cứu, Các công ty tại Tunisia
có đặc điểm là quy mô hội đồng quản trị lớn (trung
bình 9 thành viên), tỷ lệ thành viên bên ngoài chiếm
tỷ lệ thấp (trung bình là 8,1%), giám đốc điều hành
kiêm nhiệm, tỷ lệ tách biệt giữa giám đốc điều hình
và chủ tịch hội đồng quản trị chỉ có trong 24%
tường hợp, mức độ sử dụng kiểm toán độc lập từ
Big4 chiếm 40% Giống như hầu hết các công ty ở
các thị trường mới nổi, các công ty của Tunisia là
doanh nghiệp vừa và nhỏ và phần lớn trong số họ là
doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp nhà nước
Kết quả cho thấy, các công ty Tunisia có đặc điểm là
thiếu sự độc lập của hội đồng quản trị và mức độ tập
trung sở hữu cao Các cơ chế quản lý được thực hiện
chủ yếu bởi quyền lực của nhà đầu tư nước ngoài,
gia đình và các chủ sở hữu khối làm giảm chất lượng
báo cáo tài chính, trong khi sự kiểm soát bởi Nhà
nước và các tổ chức tài chính nâng cao chất lượng
công bố cáo cáo tài chính
Theo Kantudu (2015), tỷ lệ thành viên độc lập
không tham gia điều hành trong hội đồng quản trị
được cho là có tác động đến chất lượng thông tin
BCTC Thật vậy, họ tham gia vào vào quá trình điều
hành, hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp,
kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mà không bị
ảnh hưởng bởi bất cứ lợi ích cá nhân nào Việc thiếu
minh bạch của BCTC có thể xảy ra nếu như một hay
nhiều thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức
vụ, điều này dẫn đến sự tập trung quyền lực, sự thao
túng thông tin trên BCTC sẽ dễ dàng thực hiện
Tại Việt Nam, tuy còn ít nhưng đã có một số
nghiên cứu điển hình về tác động của QTCT đến chất
lượng BCTC như luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng
Nguyên, luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hương Giang,
nghiên cứu của Trần Thị Thuỳ Linh,…đều chỉ ra rằng
QTCT có tác động nhất định tới chất lượng thông tin
BCTC Từ đó các tác giả đề xuất những giải pháp,
định hướng hoàn thiện cơ chế QTCT tại các doanh
nghiệp Việt Nam để hạn chế hành vi thao túng BCTC,
nâng cao sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
3 Thực trạng quản trị công ty và chất lượng
thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại
Việt Nam
Năm 1992, khi Chính phủ Việt Nam bắt đầu thực
hiện cổ phần hóa các công ty nhà nước, một số
lượng lớn các công ty nhà nước đã được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn Do sự xuất hiện của các công ty cổ phần, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của một số lượng lớn các nhà đầu tư Các công cụ huy động vốn của các công ty Việt Nam trở nên đa dạng Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi các công ty nhà nước thành công ty cổ phần hoặc công
ty trách nhiệm hữu hạn và tích hợp chính sách, pháp luật cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã công bố Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Theo luật này, QTCT của các công ty Việt Nam đã được quy định cụ thể Theo quy chế Quản trị công ty do Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 12/2007,QĐ‐BTC ngày 13/03/2007, QTCT được định nghĩa là “hệ thống cac quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông
và những người liên quan đến công ty Hiểu theo nghĩa rộng hơn, QTCT là việc đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, giữa mục tiêu cá nhân và tập thể, một mặt khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, mặt khác đưa ra các yêu cầu
về trách nhiệm giải trình trong việc quản lý và kiểm soát các nguồn lực này
Quản trị công ty ở Việt Nam được coi là một hệ thống phân tách quyền sở hữu và quản lý nhằm ngăn chặn các vụ bê bối trong công ty, nâng cao lợi nhuận và giá trị của công ty Quy chế quản trị công
ty ở Việt Nam nhằm đảm bảo thể chế quản lý hoạt động hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đông, đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, nâng cao trách nhiệm và hoạt động của hội đồng quản trị và ban giám sát
Theo Báo cáo đánh giá QTCT Doanh nghiệp niêm yết năm 2020 (HOSE, 2020), điểm trung bình QTCT của toàn bộ các doanh nghiệp được đánh giá đạt 50.1 điểm, tức đạt 46% so với thang điểm tối đa có thể đạt được (điểm tối đa 110 điểm), phần lớn doanh nghiệp đạt điểm QTCT trong khoảng 40‐60 điểm, chiếm 70% tổng số doanh nghiệp được đánh giá Số doanh nghiệp đạt điểm trên 60 điểm chỉ chiếm gần 15% Việc tăng trưởng hoạt động kinh doanh không đi liền với việc áp dụng QTCT sẽ khiến cho sự phát triển của doanh nghiệp thiếu tính bền vững, không được đánh giá cao trên bản đồ đầu tư của khu vực và thế giới Trong đó, việc minh bạch hoá các hoạt động quản trị và sự tham gia của các cổ đông vào việc điều hành công ty bị đánh giá rất thấp Năm 2017, chính phủ ban hành Nghị định 71/2017/NĐ‐CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng quy định công ty niêm yết phải đảm bảo có ít nhất 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành Tuy nhiên, theo (HOSE, 2020) tỷ lệ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu này chỉ đạt 20.4%, chỉ
Trang 40khoảng 13% doanh nghiệp niêm yết có thành lập Uỷ
Ban kiểm toán, 27.1% Công ty có bộ phận kiểm toán
nội bộ; chỉ có 7.9% công ty có Trưởng ban kiểm
soát/Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán là thành viên độc
lập
Vị thế của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh
tế quốc dân đang giảm nhưng vẫn ở mức cao, các
doanh nghiệp tồn tại mô hình “gia đình trị”, nên hầu
như không có bất kỳ sự tách biệt nào giữa quyền sở
hữu và quản lý, qua đó cản trở việc minh bạch hoá
thực hành quản trị công ty Quyền hạn và trách
nhiệm của cấp ủy, người điều hành chưa rõ ràng; Hệ
thống ưu đãi cho cấp quản lý điều hành, giám đốc
còn thiếu; Vấn đề công khai và minh bạch vẫn chưa
được thúc đẩy Và việc tuân thủ vẫn chưa được đề
cập tại nhiều công ty ở Việt Nam,…Các thông lệ quản
trị doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn tuân theo các quy
tắc hơn là áp dụng và thực hiện
Bên cạnh đó, thực trạng chất lượng BCTC ở các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn là một vấn đề
đáng lo ngại Theo Hội đồng tiêu chuẩn Kế toán tài
chính (FASB) và Uỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASB), chất lượng thông tin BCTC được đo lường
bằng ba đặc điểm là tính thích hợp, tính trung thực
và các đặc điểm làm gia tăng chất lượng thông tin
BCTC gồm có khả năng so sánh, có thể kiểm chứng,
kịp thời và dễ hiểu Tuy nhiên, sau khi thực hiện
kiểm toán, chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm
toán của các công ty niêm yết vẫn xảy ra thường
xuyên, thậm chí doanh thu và lợi nhuận giảm hơn
50% sau kiểm toán gây ảnh hưởng rất lớn đến nhà
đầu tư, các đối tượng sử dụng thông tin tài chính,
suy giảm đáng kể niềm tin của họ và khiến cho môi
trường đầu tư chứng khoán đầy rủi ro hơn Chất
lượng thông tin BCTC của DN nhỏ và vừa ở Việt Nam
chưa cung cấp được đầy đủ những cơ hội và rủi ro
để các đối tượng sử dụng ra quyết định và dự đoán
kết quả tương lai của doanh nghiệp
4 Kết luận
Trách nhiệm lập và trình bày BCTC một cách
trung thực và hợp lý tình hình tài chính của công ty
thuộc về Ban giám đốc, ban điều hành, bởi vậy,
QTCT đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm
bảo chất lượng thông tin BCTC Với mục tiêu tạo
dựng niềm tin với các nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài trong chính sách phát triển kinh tế,
Chính phủ Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện
hành lang pháp lý và ban hành những hướng dẫn cụ
thể thực hành QTCT tại các doanh nghiệp Trước
cuộc cách mạng 4.0 như hiện nay, các doanh nghiệp
cần phải áp dụng đầy đủ bộ nguyên tắc cơ bản trong
QTCT để nâng cao chất lượng thông tin BCTC, đảm
bảo sự phát triển bền vững trường tồn của doanh
nghiệp./
Tài liệu tham khảo
Ahmed, E., & Hamdan, A (2015) The impact of corporate governance on firm performance: Evidence from Bahrain Bourse International Management Review, 11(2), 21‐37
Al‐Sufy, F J., Almbaideen, H I M., Al‐abbadi, H M., & Makhlouf, M H (2013) Corporate governance and its impact on the quality of accounting informa‐tion in the industrial community shareholding com‐panies listed in Amman financial market‐Jordan International Journal of Humanities and Social Science, 3(5), 184‐189
Buallay, A., Hamdan, A., & Zureigat, Q (2017) Corporate governance and firm performance:evi‐dence from Saudi Arabia Australasian Accounting Business and Finance Journal, 11(1), 78
Das, P (2014) The role of corporate governance
in foreign investments.Applied Financial Economics 24(3), 187‐201
Hermalin, B E., & Weisbach, M S (1998) Endogenously chosen boards of directors and their monitoring of the CEO The American Economic Review, 88 (1), 96‐118
Linh, T.T.T (2021) Tác động của quản trị công ty đến chất lượng báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam FTU Working Paper Series , September 2021 Vol2, No4, 195 – 206
Merag, H., & Adam, H (2012) Toward effective institutional governance to control earnings man‐agement in the finance section in Algeria Conference on Corporate Governance as a Mechanism in Limiting Corruption
Nesrine Klai (2011) Corporate Governance and Financial Reporting Quality: The Case of Tunisian Firms International Business Research, Vol 4, No.1; January 2011
Nguyễn, T.N (2015) Tác động của quản trị công
ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) (2020) Báo cáo đánh giá Quản trị công ty Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam