Trong quá trình phát triển, DDDL Ha Long vẫn còn tồn tại trong việc tạo dựngthương hiệu DDDL hấp dẫn như: SPDL chưa tạo ra sự khác biệt, độc đáo và mới lạ,CSVCKTDL còn hạn chế của một số
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KIỂU MAI HƯƠNG
CÁC YEU TO ANH HUONG DEN TÍNH HAP DAN
CUA DIEM DEN DU LICH HA LONG, QUANG NINH
Hà Nội, 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KIEU MAI HUONG
Luan van Thac si Du lich
Mã số: 8810101.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Hồng Long
XÁC NHẬN HỌC VIÊN CAO HỌC ĐÃ CHỈNH SỬA _ THEO QUYẾT NGHỊ CUA HỘI DONG CHAM LUẬN VĂN
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học
TS Nguyễn Ngọc Dung PGS.TS Phạm Hồng Long
Hà Nội, 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Luận văn sử dụngcác số liệu, tài liệu đều có nguồn trích dẫn trung thực, rõ ràng và khách quan Kết quả
nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu
nào khác.
Ha Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Kiều Mai Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm,giúp đỡ của các cá nhân, tô chức trong và ngoài Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạoTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban
Lãnh đạo Khoa Du lịch học và Quý Thay, Cô đã tao mọi điều kiện cho tôi được
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bay tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Thay giáo PGS.TS PhạmHồng Long, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo Sở Du lịch Quảng Ninh, Phòng
Văn hóa, Thông tin thành phố Hạ Long, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã giúp đỡ
tôi trong quá trình khảo sát và thu thập tài liệu cho luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bẻ và người thân đã luôn ủng hộ,
chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm on!
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Kiều Mai Hương
il
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tai esessssssesssssscessescessesessesssssssessesseseesesssssssssceness 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU << 5< 5< «5< s5 5 9x sSesEesse4 4
3 Đối tượng, phạm vi nghiên €ỨU -. 5-5 << =sessessse=se=sessesses 5
4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu -s-s-s°ssessessesssesee 6
5 _ Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài s sccsecsscssessecsecsee 7
6 _ Kết cau của luận văn 5< s-s se s£Ss£Es£SsEsESSESsESsEseEsevsersersessee 7
CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁC YEU TO ANH HUONG DEN TÍNH HAP DAN CUA DIEM
DEN DU LICH HA LONG, QUANG NINH 2-5-5 ssssesseessessss 8
1.1 Tổng quan tinh hình nghiên cứu 5-5 s ssssssssessesessessessess 8
1.1.1 Các nghiên cứu về tính hap dẫn của điểm đến du lich - 8
1.1.2 Các nghiên cứu về thuộc tính và các yếu to ảnh hưởng đến tính hap dan
ctta Tide den MU Wich RA nHamaa II1.1.3 Các mô hình về tính hấp dẫn của điểm đến du lịch . - 191.2 Cơ sở lý luận liên quan điểm đến du lịch -s-s-sssssess2 23
1.2.1 Khái niệm du lịch -¿- 5© ©£+Ex2EEtEEEEEEESEEEEEEEEEEEESrkrrrkrrkerree 23
1.2.2 Khái niệm điểm du lịch -2- 2 5£©++++£+EE£+EEC£EEtEEEtEEeerkerrkrrrerree 251.2.3 Khái niệm điểm đến du lịch 2 2 s++2+++E£+£x+zxzxezzxzrxerxeres 261.2.4 Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch -2- 2-2 s2 2+££+s+£Eezxerxerszrs 27
1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hướng đến tinh hap dẫncủa điểm đến du lich Hạ Long, Quảng Ninh - s2 2s se sscsses 28
11
Trang 6TIỂU KET CHƯNG 2- << << << S9 <9 4s 4< se s52 33CHUONG 2 THIẾT KE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Lựa chọn phương pháp nghién CỨU << s5 5 55s 9S 3S91958 965695 34
2.2 Quy trình nghiên CỨU d << < << < << 994 599499998995989995956999889588568858846 34
2.3 Phương pháp nghiên cứu định tinh << 5< << «5< <5 S5 5 595599536
2.3.1 Thu thập dữ liệu 2 2¿+SE2EE+EE2EE2EEE2E12711211211711271 21121 cre 36
2.3.2 Phỏng vấn sâu ¿25c ©2222S22k22212211271121122112111211211111211 11 1t 37
2.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng << << sss s56 ssss37
2.4.1 Xác định kích cỡ mẫu -+- + 22S£+E£2E£EE#EEEEEEEEEEEEEErrerxerxerxerrree 38
2.4.2 Thiết kế bảng hỏi - 2-22 ©5222S2EE92EE2EX22212211221122121122112111211 2E re, 39
2.4.3 Xây dựng thang đo và các mệnh dé đo lường - 2-5 55+: 39
2.4.4 Phương pháp phân tích đữ liệu - - 5 55 + 53+ s+sxserseerrsersrs 41
TIỂU KET CHƯNG 2 5< 5° 5< Ss sESeEvsEESEESeESeEvEtserserserrserssrssrrser 43
CHƯƠNG 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU -e-s°sse©ssesssessezssessses 44
3.1 Khái quát chung về điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh 443.2 Thực trạng về điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh 46
3.3 Kết quả nghiên cứu định tính -s-s- s2 ssssesse=ssessessesserssessese 52
3.3.1 Kết quả nghiên cứu tài liệu thứ cấp - 2 + ++sz+£+zxerxerxersses 523.3.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia 2-52 SE EEEE2E2EEEEEEerkerkerkrex 533.4 Kết qua nghiên cứu định lượng <5 5° sssessessessessessssessess 56
3.4.1 Thống kê mô tả ¿- 2 2 £+E9E£EE9EEEEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE121 11111 E.563.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EEA - 2-2 2+E£+E++£E£+£x£+E++zzssrxz 633.4.3 Phân tích kết quả bằng mô hình hồi quy tuyến tính và kiểm định giả
¡in .ẼšẼ ẼŠ ĐÖ 65
TIỂU KẾT CHƯNG 3 5< s<°s£Ss£ESsEESeEEseExEExeetertserkserssrrssee 70CHƯƠNG 4 BAN LUẬN VÀ DE XUẤT GIẢI PHÁP - - 71
4.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu -e ° 5° 5° s£ se sssesseseessese=sessess 71
4.2 Một số giải pháp nâng cao tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Ha Long,
Quảng Ninh 7G G5 9.9 Họ cọ 0 0 0 0 0004.0000809 9ø 74
iv
Trang 74.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao tính hấp dẫn của yếu tổ tự nhiên thuộc điểm
đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh .e-ose<ce< se cseeseesesseesersersersersese 74
4.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao tính hấp dẫn của yếu tố cơ sở hạ tầng thuộcđiểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh 2- 2: 2 2 2+E£+E+£Ee£xerxerszxs 764.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến xúc tiến điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng
ng 78
4.2.4 Một số các giải pháp khác ¿- 2¿++©+++2x+2EE2EEEEEEEEEerkrrrkerrrsree 784.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo -s-<5 81TIỂU KET CHƯNG 4 -s°°s°+es©©EE+eoEEAeESE+AeEorkreotrreooresrke 82
KET 000/ 001757 Ô 83TÀI LIEU THAM KHẢO 2< 5£ ©Ss£s2Ss£ss£Essersexsetssersserssre 84
PHU LỤCC 5 (5 << << EÉ 2 HH 004000000050050.000009090
Trang 8DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Asean Free Trade Area AFTA
Khu vực tự do thương mại ASEAN
Asian Pacific Economic Cooperation
World Trade Organization
WTO Tổ chức Thương mại Thể giới
VI
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 1.1 Tổng hợp các thuộc tính nỗi bật tạo nên tính hap dẫn của điểm đến du lịch I 1
Bang 1.2 Bang tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến THD của ĐĐDL 16
Bang 2.1 Tổng hợp các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu -. 40
Bang 3.1 Thống kê chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu 5-5 s52 s2 53 Bảng 3.2 Tổng hợp các yếu tô ảnh hưởng đến tinh hấp dẫn của điểm đến du lịch Ha Long, Quang 000) 1 54
Bang 3.3 Tổng hop các thang do từ phỏng van các chuyên gia . - 55
Bảng 3.4 Thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 56
Bang 3.5 Thống kê độ tuổi của mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 56
Bang 3.6 Thông kê nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 57
Bảng 3.7 Thống kê vùng miền của mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 58
Bảng 3.8 Thống kê kinh nghiệm du lịch của mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 58
Bảng 3.9 Thống kê yếu tố tự nhiên - 2-22 +¿2S£+2E++EE+2EE2EEtEEEerxezrxrrrerree 58 Bang 3.10 Thống kê yếu t6 văn hóa- xã hội -2-2-©52 2 E+£Ee2E2EzExerxezez 59 Bang 3.11 Thống kê yếu tố lịch sử - ¿- 2 + +E+EE£EE+EE£EE+EEZEEEEerEerkerkrrkrree 60 Bảng 3.12 Thống kê yếu tố giải trí VA mua sắm .¿- ¿+ 5+2cx+2zxzxesrsz 60 Bang 3.13 Thống kê yếu tô co sở hạ tang, ẩm thực và lưu trú - - 60
Bảng 3.14 Thống kê Hoạt động xúc tiễn điểm đến - 2 2 2 x£x+zx+zsss2 61 Bang 3.15 Thống kê tính hap dẫn của điềm đến Hạ Long - 2-52 52 62 Bảng 3.16 Thống kê kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến quán sát 63 Bang 3.17 Thống kê kết quả phân tích nhân tố khám phá EEA - 63
Bảng 3.18 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến .¿- 552255265
Bang 3.19 Kết quả kiểm định phương sai ANOVA 52-525cc2c2£szcsrxcrez 66 Bảng 3.20 Hệ số hồi quy của phân tích hồi quy tuyến tinh da biến - 67 Bang 3.21 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu -2 ¿©5252 5x22 68
VI
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hap dẫn của điểm đến du lịch Hình 1.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Hình 1.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tinh hap dẫn của điểm đến du lịch Hình 1.4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hap dẫn của điểm đến du lịch Hình 1.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hap dẫn của điểm đến du lịch Hình 1.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hap dẫn của điểm đến du lịch Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu dé xuất - 2 2 + x+2E£+EE+EE+£EerEzrxsrxerxerex
Hình 2.1 Quy trình nghiÊn CỨU - 2G 1 E111 1v HH ng ng
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu định lượng -. 5c c5 S3 Esvserresrerresrrs
Hình 3.1 Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tinh đa biến (chuẩn hóa)
viii
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia va hội nhập ngày một sâu rộng
vào môi trường kinh tế và chính trị Thế giới thông qua việc tham gia vào các
Hiệp định đa phương, song phương như: WTO, AFTA, APEC, ASEAN, UNWTO,,
Trong quá trình hội nhập đó, cũng như nhiều ngành kinh tế, trong đó có ngành
Du lịch Việt Nam, có nhiều cơ hội phát triển, song cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức cạnh tranh như một yếu tô tat yếu của quá trình hội nhập Vị trí và vai trò
quan trọng của ngành DL ngày được khắng định đối với sự phát triển kinh tế- xã hội:
góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế, thu hút vốn đầu tư; tác động tích cực tới sựphát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan; tạo nhiều việc làm cho xã hội; góp phầnxóa đói giảm nghèo; nâng cao dân trí; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa
dân tộc; xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam năng động, thân thiện vì hòa bình
trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế Vì vậy, xác định mục tiêu chú trọngphát triển ngành DL đã được Dang và Nhà nước Việt Nam xác định từ Chi thị 46/CT-
TW Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, 10/1994 phát triển du lịch là một hướngchiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội nhằm góp phần thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đến Nghị quyết Đại hội Đảng IX, 2001
xác định phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vị trí và vai
trò của ngành Du lịch càng được khang định hon nữa trong Nghị quyết 08NQ/TWnăm 2017 dé phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững vàphan đấu đến năm 2030 Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa Việt Nam
có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á
Thực tế cho thấy, Ngành DL trên thế giới và tại Việt Nam những năm trước
đại dịch COVID — 19 đã có những thành tựu khá nỗi bật "Tổ chức Du lịch Thế giới
thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO), lượng KDL quốc tế năm 2019 ước đạt gần 1.5 tỷlượt, tăng 3.8% so với năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (+3%).Đây là năm tăng trưởng thứ mười liên tiếp ké từ năm 2009." (Tổng cục Du lịch, 2020).Năm 2023, Du lịch Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế, đạt mục tiêu
Trang 12đã điều chỉnh (12-13 triệu lượt) của năm 2023 Phục vụ trên 108,2 triệu lượt; vượt
6,0% so với kế hoạch năm 2023 Tổng thu du lich đạt 678,3 nghìn tỷ đồng, vượt
4,35% so với kế hoạch năm 2023 (Tổng cục Du lịch, 2023) Cùng với sự phát triểncủa khoa học công nghệ và toàn cầu hóa, khách du lịch dé dàng di chuyền và tìmkiếm các điểm đến nhằm thỏa mãn nhu cầu du lich của mình Tùy theo mức độ hapdẫn, các điểm đến đang có sự cạnh tranh nhằm đảm bảo khả năng lựa chọn của khách
du lịch trong chuyến đi của họ
Hệ quả của đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng sâu sắc tới ngành Du lịchViệt Nam Trước bối cảnh mới như hiện nay, việc ưu tiên phát triển du lịch nội địatrở thành một trong những chiến lược được cho là phù hợp Các điểm đến ở Việt Namnhư Thành phố Hà Nội, Ha Long, Huế, Thành phố Da Nang, Nha Trang, Sài Gòn,
Phú Quốc đang không ngừng nỗ lực nhằm tạo ra sức hấp dẫn đối với khách du lịch
nội địa.
Nghiên cứu về tính hấp dẫn của điểm đến du lịch nhận được sự quan tâm củanhiều tác giả trong và ngoài nước, tiêu biểu như Gearing, Swart& Var (1974), Ritchie
& Zins (1978), Mayo and Jarvis (1981), Hu & Ritchie, (1993) ; Formica (2006);
Das va cộng sự (2007), Dimitrov và cộng sự (2017), Bindu Roy và cộng sự (2023), Doan Manh Cuong (2018), Bui & Le, (2012), Than Trong Thuy (2018), Chau Anh
(2016), Nguyễn Xuân Minh va Nguyễn Thi Hằng (2021) Phạm Thị Thanh Thúy
(2019) Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012), Hoàng Thị Thu Hương (2016),
Trần Thanh Phong (2020), Lê Đình Tiến (2021), Lê Thái Phượng và cộng sự(2021), Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, THD của điểm đến có ảnh hướng
rất lớn đến tố quyết định sự lựa chọn của khách du lịch Việc tìm kiếm và phát hiện
những yếu tố ảnh hưởng đến THD của điểm đến chính là dé đề xuất những giải phápphù hợp trong việc thu hút lượng khách đến, xây dựng hình ảnh và tăng sức cạnhtranh cho điểm đến đó
Quảng Ninh, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, luôn được đánh giá là ĐĐDL
có sự đa dạng về cảnh quan, địa hình, lịch sử và văn hóa Theo Báo cáo kết quả
Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh DDDL cấp tỉnh Việt Nam (2022) Quảng Ninh là tỉnh
Trang 13đứng vị trí số 2 trong số 15 tỉnh được đánh giá với tổng số điểm đạt 4,68 (Theo
Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB)) Chỉ số này đánh giá dựa trên 4 trụ cột chính là:Tạo dựng môi trường, Chính sách và điều kiện cho du lịch, Hạ tầng du lịch,Tài nguyên tự nhiên và văn hóa Nồi bật nhất trong các ĐĐDL của Quang Ninh đó là
Hạ Long Đây là một ĐĐDL thành phó trực thuộc tỉnh, một trung tâm du lịch lớn,trong đó có Vịnh Ha Long liên tiếp trong 61 năm qua kê từ khi Vịnh Hạ Long được
Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tíchdanh thăng cấp quốc gia và năm 1962, được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóaLiên Hợp Quốc (UNESSCO) nhiều lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vàcảnh quan (năm 1994), về địa chất địa mạo (năm 2000) và tổ chức New7Wonderscông nhận là một trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên mới của thế giới (năm 2012), mới đâynhất tháng 9 năm 2023 Vịnh Hạ Long cùng với quần đảo Cát Bà công nhận là Di sảnThiên nhiên Thế giới, đây cũng là Di sản Thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên củaViệt Nam DDDL Ha Long có đóng góp không nhỏ vào phát triển DL củaQuảng Ninh cũng như của Việt Nam Hạ Long đang chuyên mình một cách mạnh mẽ
dé trở thành một ĐĐDL hap dẫn với vị trí địa lý thuận lợi, văn hóa đa dạng, CSHT
và CSVCKTDL từng bước được đầu tư hiện đại, SPDL ngay càng đa dang và đượcnâng cao về chất lượng, đội ngũ nhân lực tham gia phục vụ DL ngày càng chuyênnghiệp, hình ảnh thương hiệu DDDL dần được khang định trên thị trường trong nước
và quốc tế
Trong quá trình phát triển, DDDL Ha Long vẫn còn tồn tại trong việc tạo dựngthương hiệu DDDL hấp dẫn như: SPDL chưa tạo ra sự khác biệt, độc đáo và mới lạ,CSVCKTDL còn hạn chế của một số ĐĐDL, chất lượng dịch vụ công cộng chưa cao,
thiếu sự kiểm soát về giá cả dịch vụ vào thời vụ du lịch chính, chất lượng nguồn
nhân lực thiếu và hạn chế đặc biệt với bối cảnh mới, sau đại dịch COVID-19, nhữngvan đề về quản lý ĐĐDL như ô nhiễm môi trường, an toàn về tài sản, tính mang của
du khách đã ảnh hưởng đến THD của ĐĐDL và phát triển bền vững của DDDL
Ha Long: cộng đồng dân cư địa phương chưa thật sự hiểu được tam quan trọng củaphát triển DL để tham gia, đóng góp, giữ gìn các giá trị tài nguyên DL và giá trị
văn hóa bản địa.
Trang 14Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu này tập trung tìm hiểu các yếu tốảnh hưởng đến THD của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh Việc nghiên cứu về THD củaĐĐDL Hạ Long góp phần cung cấp những góc nhìn đầy đủ về những yếu tốảnh hưởng tới THD của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh, là cơ sở để các cơ quanquản lý xây dựng các chính sách, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có những biện phápnhằm thu hút KDL, tăng sức cạnh tranh phát triển du lịch dựa trên các yêu tốảnh hưởng đến THD của điểm đến Hạ Long.
Xuất phát từ những lý do khách quan trên, tác giả lựa chọn đề tài “Các yếu tổảnh hưởng tới tính hấp dan của điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh” đềnghiên cứu làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn đề xuất một số giải pháp vàkiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao tính hap dẫn cho DDDL Hạ Long trong
thời gian tới.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
- Mục tiêu chung:
Xây dựng và kiêm định mô hình để tiếp cận và khám phá cơ chế ảnh hưởng
của các yếu tố trực tiếp và gián tiếp đến THD của DDDL Hạ Long, Quang Ninh
Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao THD của ĐĐDL Hạ Long,
Quảng Ninh.
- — Mục tiêu cụ thé:
Thứ nhất, Xác định các yêu tố ảnh hưởng đến THD của ĐĐDL Hạ Long,
Quảng Ninh.
Thứ hai, Do lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến THD của DDDL
Hạ Long, Quảng Ninh
Thứ ba, Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được áp dụng trongLuận văn những bằng chứng thực nghiệm được cung cấp nhằm phản ánh bản chấtmối quan hệ mang tính quy luật giữa các yếu tố ảnh hưởng đến THD của DDDL
Hạ Long, Quảng Ninh.
Trang 15Đề đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung tìm câu hỏi cho các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(1) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến THD của ĐĐDL Ha Long, Quảng Ninh(2)Múc độ ảnh hưởng của các yếu tố đến THD của ĐĐDL Hạ Long,
Quảng Ninh như thế nào?
(3) Những giải pháp, đề xuất nào được nhằm nâng cao THD của DDDL
Hạ Long, Quảng Ninh?
- Nhiém vụ nghiên cứu
Dé giải quyét được mục tiêu nghiên cứu dé ra, nhiệm vụ của đê tài luận văn
bao gồm:
Một là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về THD của ĐĐDL Làm rõ
quan điểm về THD của ĐĐDL, các yếu tố cấu thành, khung nghiên cứu với cáctiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá THD của ĐĐDL Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
THD của ĐĐDL.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng tới THD của
ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh trong giai đoạn 2010-2022.
Ba là, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thấy rõ vai trò của các yếu tốảnh hưởng đến THD của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu " ;
Các yêu tô va môi quan hệ giữa các yêu to ảnh hưởng đên THD cua DDDL
Hạ Long, Quảng Ninh.
Pham vi nghiên cứu
- — Vê nội dung:
Luận văn hướng đến tìm hiểu những yếu tổ thực sự và mối quan hệ mang tính
bản chất của yếu tố ảnh hưởng tới THD của ĐĐDL Vì vậy, thiết kế nghiên cứuchỉ tập trung làm rõ các yếu t6 ảnh hưởng đến THD của DDDL Hạ Long,Quảng Ninh Dữ liệu thiết kế được thu thập từ các khách du lịch nội địa bởi lý donhư sau: Hiện nay, bối cảnh hậu COVID- 19 số lượng lớn khách du lịch tới ĐĐDL
Hạ Long, Quảng Ninh vẫn là dòng khách nội địa, khi tiếp cận đối tượng này
Trang 16thuận tiện hơn trong quá trình nghiên cứu, trong khi đó số lượng khách inbound còn
khiêm tốn so với thời điểm trước dịch COVID-19 Từ đó, đề xuất khung nghiên cứu
với các yếu tố ảnh hưởng đến THD của DDDL Hạ Long, Quảng Ninh luận van cũngtiến hành kiểm định khung nghiên cứu để làm tăng độ tin cậy và làm rõ tầmquan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới THD của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninhthông qua mô hình hồi quy đa biến, từ đó xác định được các giải pháp ưu tiênnhằm nâng cao THD của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh
Dữ liệu thu thập được sử dụng trong nghiên cứu này năm trong giai đoạn
2010-2023 Thời gian thu thập số liệu từ điều tra chính thức từ tháng 5/2023 đến tháng9/2023 Thời gian phát phiếu bảng hỏi cho khách là khoảng thời gian khách ngồi chờ
ở các bến tàu, khu vui chơi giải trí, khu chợ đêm, Các giải pháp, kiến nghị được
dé xuất đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035
4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn phương pháp
nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phươngpháp nghiên cứu chính định lượng Nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm hệ thống hóa
cơ sở lý luận về THD của điểm đến qua đó xây dựng mô hình đề xuất và cácthang đo cho mô hình Sau đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằmkiểm định mô hình lý thuyết, các mối liên hệ giữa các yếu tố trong mô hình lý thuyết
và các giả thuyết nghiên cứu được đề cập đến Dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi được
phát khách du lịch nội địa Kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích độ tin cậy
của thang đo Cronbach's Alpha, phân tích nhân tổ khám phá (EFA), phân tíchyếu tố khang định (CFA) va phân tích mô hình câu trúc tuyến tính (SEM)
Phần mềm sử dụng phân tích kết quả nghiên cứu định lượng là SPSS 22 Chỉ tiết về
Trang 17các phương pháp nghiên cứu sẽ được mô tả chỉ tiết trong Chương 2 của luận văn.
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận ; ;
Hệ thông hóa lý thuyét va làm rõ quan diém, nội dung các tiêu chí đánh giá
THD của ĐĐDL.
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến THD của ĐĐDL
Xây dựng được các yếu tố ảnh hưởng tới THD của DDDLLàm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của ĐĐDL Hạ Long và đề xuất giải phápnhằm nâng cao tính hấp dẫn của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh
Về thực tiễn
Dé tài có ý nghĩa thực tiên nham xác định các yêu tô ảnh hưởng tới THD của
ĐĐDL, cụ thé là Hạ Long, Quảng Ninh Giúp các nhà quản trị du lịch có cái nhìntong quát va làm rõ hơn về quản trị DDDL nói chung và Ha Long nói riêng
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các giải pháp được đề xuất nhằm nâng caotính hấp dẫn của ĐĐDL Đây cũng là gợi ý cho các nhà quản trị du lịch trong việcxây dựng chiến lược phát triển du lịch địa phương theo hướng bền vững
6 Kết cầu của luận văn
Bồ cục của luận văn, ngoải phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các yếu tố
ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh
Chương 2 Thiết kế và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3 Kết quả nghiên cứuChương 4: Bàn luận và đề xuất giải pháp
Trang 18CHUONG 1.
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ
LÝ LUẬN VE CÁC YEU TO ANH HUONG DEN TÍNH HAP
DAN CUA DIEM DEN DU LICH HA LONG, QUANG NINH
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu và thảo luận những vấn đề liên quan đến ĐĐDL đã thu hútđược rất nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các
chuyên gia, các học gia, các cơ quan, trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quan lý
nhà nước về du lịch Nhiều nghiên cứu về ĐĐDL ở nhiều góc độ khác nhau, theo cáccách tiếp cận khác nhau Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra răng: THD của điểm đến cóảnh hướng rất lớn đến tố quyết định lựa chọn điểm đến của KDL, năng lực cạnh tranhcủa DDDL, hình ảnh DDDL, thương hiệu của DDDL đó, Việc tim kiếm vàphát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến THD của ĐĐDL chính là dé đề xuất những
giải pháp phù hợp trong việc thu hút khách du lịch, xây dựng hình ảnh và tăng sức
cạnh tranh cho điểm đến đó Trên cơ sở quá trình nghiên cứu, học viên đã tổng hợpnhững công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực này cả trong và ngoài nước
1.1.1 Các nghiên cứu về tinh hấp dẫn của điểm đến du lịch
Thuật ngữ “tính hap dẫn” được cho là bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha
“atrathere”, có xu hướng được hiểu “thu hút sự chú ý” (Gunn,1988) Một số
nghiên cứu khác đã được thực hiện nhằm nghiên cứu THD của ĐĐDL trên cơ sở
phân tích các thuộc tính của điểm đến (Gearing va cộng sự (1974), Ritchie và Zins(1978), Tang va Rochananond (1990) Trong khi một vai nghiên cứu khác đã tim hiểuTHD của ĐĐDL dựa trên cảm xúc, niềm tin, quan điểm cá nhân, khả năng mang lại
sự hài lòng liên quan đến kỳ nghỉ của họ, Hu và Richie (1993) Thêm nữa, một số
nghiên cứu nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích khoảng cách giữa kỳ vọng và
mức độ hài lòng của du khách với các thuộc tính khác nhau, Cho (1998), Chaudhary
(2000), Gallarza và cộng sự (2002).
Trang 19Middleton, (1989) khang định rang THD của một ĐĐDL là động lực ban đầu
để khách lựa chọn điểm đến đó, đây được coi là nhận thức quan trọng khi họ
tiễn hành du lịch (Funf và cộng sự (2004) Vì vậy, nếu THD của một ĐĐDL sẽ đượcđánh giá thông qua sự hài lòng một chuyến du lịch với những thuộc tính: “Phản ánhcảm nhận, niềm tin, ý kiến của mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng
cá nhân đó của mỗi điểm đến ” (Hu,1993)
Đồng tình với quan điểm này, Leiper (1990), Vengesayi, Mavondo &Reisinger (2009) cho rằng THD của DDDL là khả năng đáp ứng nhu cầu hoặcmong muốn của khách du lịch, liên quan đến quá trình ra quyết định của du khách vànhững lợi ích mà khách nhận được, sự quan trọng tương đối của các lợi ích cá nhân
và kha năng của điểm đến đó mang lại cho du khách (Mayo & Jarvis (1981), Gearing,
Swart&Var (1974), Ritchie & Zin (1978); Tang & Rochananond (1990), Lue,
Crompton va Stewart (1996), Vengesayi (2003), Tasci & cộng su (2007) “THD cua
PPDL là sự phan ảnh cảm nhận, quan điển của du khách, một ĐĐDL không được
coi có THD khi nó không đáp ứng đây đủ những nhu câu về dịch vụ liên quan đến
những dịch vụ cung ứng” (Ferrario, 1979), những dịch vụ này phải mang lại lợi ích cho du khách (Mayo và Jarvis (1981).
Theo Formica (2000), Funk và cộng sự (2004), Kotler và Armstrong (2014)
đồng tình với quan diém đó nhưng nhân mạnh hon tới khả năng cung ứng dich vukhi đề cập tới THD của ĐĐDL, Ngoài khả năng thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ củakhách du lịch THD của ĐĐDL còn là điểm đến thỏa mãn tính tò mò và có tính
giáo dục của mỗi DDDL (Hu va Wall (2005), Leask (2010) Middleton (1989), Lue,
Crompton, va Stewart (1996), Benckendroff va Pearce (2003), Kresic va PrebeZac
(2011) cho rang THD của DDDL là những gì ảnh hưởng đến quyết định lựa chon
chuyến du lịch của KDL, tác động quan trọng đến nhận thức của du khách, Funk và
cộng sự (2004) Thậm chí, Gunn (2002) còn đưa ra nhận định những DDDL không
có THD thi sẽ không có KDL THD của DDDL đó là sự kết hợp của cả hai phíacung và cầu du lịch (Klenosky (2002), Morachat (2003), Formica (2004), Formica
va Uysal (2006) THD của DDDL được tạo nên bởi các hoạt động marketing du lich
Trang 20Lee., Ou & Huang (2009) Lua chọn một DDDL dé tham quan tương tự như việc
xem xét một hàng hóa hay dịch vụ nào đó trước khi mua nó (Wiang & Gao, 2010),
(Bilkey & Nes, 1982) ĐĐDL càng hấp dan là điểm đến đáp ứng được nhiều nhucầu của du khách (Gearing va cộng sự (1974), Swart&Var (1974), Ritchie & Zin
(1978), Tang & Rochananod (1990) THD của ĐĐDL được đánh giá thông qua sự
thuận tiện của vi trí địa lý kết hợp với sự cung ứng dịch vụ du lịch của điểm đến đóBuhalis (2000), UN, WTO (2003) Vị trí của điểm đến ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn của du khách (Beer & Matri (2004), Babié, Mehic, Kramo & Reric, 2008).
Ở một nghiên cứu khác, Andersson và Getz (2009) cho rằng THD của DDDL
liên quan đến khả năng thu hút vốn dau tu Dunning (1981), Van de Ven va Walker(1984), Harris và cộng sự (2003) THD của DDDL là những lợi ích kinh tế cho ĐĐDL
đó mang lại, năng lực cạnh tranh của DDDL đó THD còn được hiểu đó là
“nguồn lực lâu dài” hoặc “vĩnh viễn” của một ĐĐDL, Andersson va Getz (2009), với
sự phát triển của thị trường du lich va năng lực cạnh tranh của các DDDL khác, THD
của một DDDL mang những nét đặc biệt và khác lạ so với các DDDL khác, Vester
(1993) Dé đánh giá một điểm đến có hấp dẫn không đó là sự kết hợp bởi rất nhiềuyêu tố tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tang, dich vụ, những
nét nôi bật của địa phương, yếu tố về văn hóa và các yếu tố khác (Mc Intosh và
Goeldner (1990), Inskeep (1991), Kim (1998).
Vì vậy, việc đánh gia THD của DDDL mà một vấn đề phổ biến được nhiềuhoc giả quan tâm và nó góp phan rất lớn vào quá trình trải nghiệm của khách
du lịch (Tasci, Cavusgil, & Gartner, 2007) THD của DDDL được xác định bởi
những đặc điểm riêng có của điểm đến đó, hoạt động quảng bá du lịch góp phầnthu hút khách du lịch (Formica (2002) Điểm đến đó càng đáp ứng nhu cầu của
du khách thì càng có khả năng được lựa chọn trong chuyến hành trình của khách
du lịch (Kim&Lee, 2002).
10
Trang 211.1.2 Các nghiên cứu về thuộc tinh và các yếu to ảnh hưởng đến tính hấp dẫn
của điểm đến du lịch
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã đưa ra quan điểm khác nhau về thuộc tính
hap dẫn của ĐĐDL, tiêu biểu khi nghiên cứu về các thuộc tính tạo nên THD của
DDDL của Gearing và cộng sự (1974) đã chỉ ra 17 thuộc tính tạo nên THD của một
ĐĐDL trên cơ sở phân thành 05 nhóm các yếu tố Sau đó, Ritchie va Zins (1978)
áp dụng 17 thuộc tính mà Gearing và cộng sự (1974) đưa ra đề tìm hiểu THD của
Quebec, Canada Sau đó, Bindu Roy và cộng sự (2023) dựa trên mô hình của Gearing
và cộng sự (1974), Ritchie và Zins (1978) chỉ ra 15 thuộc tính trên cơ sở phân thành
06 nhóm yếu tố Các công trình nghiên cứu cua Islam và cộng sự (2017) nhằm
nghiên cứu THD của DDDL Bangladesh, tác gia đã đưa ra 24 thuộc tính và được
phân thành 04 nhóm yếu tố, Dimitrov và cộng sự (2017) nghiên cứu về THD của
Bulgaria với 13 thuộc tính, Chaudhary và Islam (2021) với nghiên cứu thực hiện tại
thung lũng Kash mir, Ấn Độ, nhóm tác giả chỉ ra 39 thuộc tính thuộc 11 nhóm
các yêu tố, Bùi và Mai (2012), (Thái Kim Phượng & cộng sự (2022), Nguyễn ThịMinh Nghĩa và cộng sự (2017), đều đã đưa ra trong nghiên cứu của mình nhữngthuộc tính dựa vào các công trình nghiên cứu trước đó kết hợp với thực tế của ĐĐDL
Trên cơ sở đó, tác giả tổng hợp các thuộc tính tạo nên THD của một DDDL
Trang 22Das Bindu
Hu | Dimitrov `
Gearing và ` Roy và
and và cộng Thuộc tính et al cong cộng su
Đặc điểm tôn giáo xX xX
Cong trinh lich str x x
Co sở vật chất thé thao X X X
Cơ sở vật chất giáo dục X X
Cơ sở vật chất cho việc nghỉ ngơi,
x x chữa bệnh
Giải trí ban đêm x X x
Co so vat chất mua sắm xX x
Co so ha tang xX xX x
Cơ sở vật chat ăn udng và lưu trú x x x x
Các bảo tàng, diém du lich văn hóa x
Rao cản ngôn ngữ x x
Các lễ hội sự kiện X X
Hoạt động thể thao, giải trí X X X
Hoạt động mua săm x x X
Khả năng tiếp cận điểm đến X Xx
Điều kiện giao thông X x
Thức ăn X x
Mức giá X X X X
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận vănNghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng THD của ĐĐDL đã được đề cấp từ nhiềuthập niên trước trên thế giới Điển hình các nghiên cứu của Chapin (1974),
12
Trang 23(Mathieeson & Wall, 1982a), (A G Woodside & S Lysonski, 1989), Seoho Um and
John L Crompton (1990), Ercan Sirakaya, Robert W McLellan, and Muzaffer Uysal (1996), Muzaffer Uysal (1998), Harrison-Hill (2000), B Keating and A Kriz (2008).
Gearing và cộng sự (1974) là nghiên cứu nền tảng về THD của ĐĐDL,nghiên cứu đã chỉ ra 17 thuộc tính và phân thành 5 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng tớiTHD của ĐĐDL đó là: (1) Các yếu tô về tự nhiên, (2) Các yếu tố về văn hóa và
xã hội, (3) Các yếu té lịch sử, (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm (đặc điểm vậtchất), (5) Cơ sở hạ tầng, âm thực, lưu trú Sau đó, Var và cộng sự (1977) đã kế thừa
và sử dung mô hình của Gearing và cộng sự (1974) dé đánh giá sức hap dan tai British
Columbia thuộc Canada Ritchie và Zins (1978) áp dung 17 tiêu chí trong nghiên cứu
cua Gearing và cộng sự (1974) dé tìm hiểu về THD của Quebec, Canada Qua đó, 7yêu tố ảnh hưởng đến THD của Quebec được xác định theo thứ tự giảm dan: (1) Tự
nhiên và khí hậu, (2) Đặc điểm văn hóa và xã hội, (3) Khả năng tiếp cận điểm đến,
(4) Thái độ đối với khách du lịch, (5) Cơ sở hạ tầng của điểm đến, (6) Mức giá, (7)
Cơ sở vật chất thể thao, giải trí và giáo dục Tương tự, Hu và Ritchie (1993) đã kếthừa các thuộc tính của Gearing và cộng sự (1974) dé nghiên cứu THD tại 5 điểm đến
là Hawaii, Australia, Hy Lạp, Pháp và Trung Quốc
Tuy nhiên, họ đã điều chỉnh các thuộc tính cho phù hợp với thực tiễn củaĐĐDL, chang hạn như thêm thuộc tính rào cản ngôn ngữ, khả năng tiếp cận điểmđến, giá cả Ngoài ra, nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu THD của ĐĐDL dựatrên nền tảng của Gearing và cộng sự (1974) và Hu và Ritchie (1993), một sỐ côngtrình tiêu biéu như: Krešié và cộng sự (2011) nhằm xác định các chỉ số hấp dẫn
của điểm đến tại 6 quận ven Croatian và Dubrovnik-Neretva, Klufová (2016) nhằm
đánh giá THD của khu vực Nam Bohemia Dimitrov và cộng sự (2017) về THD điểmđến tại Bulgaria, Islam và cộng sự (2017) nhằm xác định các yêu tố ảnh hưởng đếnTHD của các điểm đến dựa trên tài nguyên tự nhiên của Bangladesh, Reitsamera vàcộng sự (2016) nhằm xác định ảnh hưởng của TH đến sự gắn kết điểm đến vớitác động trung gian là thái độ của du khách, Chaudhary & Islam (2021) về các chỉ số
xác định THD điểm đến được thực hiện tại thung lũng Kashmir, Ấn Độ
13
Trang 24Các tác giả trong nước, các vấn đề liên quan đến điểm đến như hình ảnh
điểm đến, sự hài lòng với điểm đến, sự quay lại của du khách với điểm đến đã đượccác nhà nghiên cứu quan tâm Hai công trình tiêu biểu nhất về THD của DDDL
có thể ké đến là nghiên cứu của Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012) và Lê Thúy
Vy (2019) Các công trình nghiên cứu trong nước được hình thành chủ yếu dựa trên
mô hình nghiên cứu của Gearing và cộng sự (1974), Hu và Ritchie (1993), Islam và công sự (Mô hình nghiên cứu của Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012) được
hình thành dựa trên mô hình của Hu và Ritchie (1993) và bố sung thêm thuộc tính
“an toàn của điểm đến” Tương tự như vậy, mô hình nghiên cứu của Lê Thúy Vy(2019) cũng được xây dựng trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của Hu và Ritchie
(1993) Tác giả đã đưa ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của vùngDuyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long gồm: (1) Các yếu tố tự nhiên, (2) cácyêu tô văn hóa — xã hội, (3) các yếu tố lịch sử, (4) các điều kiện giải trí và mua sắm
(điều kiện vật chất), (5) cơ sở hạ tang, âm thực và lưu trú (các đặc tính bồ trợ)
Tác giả Nguyễn Thi Minh Nghĩa và cộng sự (2017) trên co sở 5 nhóm yếu tốtrên đã nêu cụ thé hơn: (1) Các yếu tô về tự nhiên: Môi trường trong lành sạch sẽ,
Khí hậu dễ chịu, Có nhiều điểm tham quan tự nhiên, hấp dẫn, tài nguyên thiên nhiên
phong phú (2) Các yếu tô văn hóa xã hội: Các làng nghé thủ công mỹ nghệ đặc sắc,Các trò chơi dân gian thú vị, Các làn điệu dân ca hấp dẫn, Người dân địa phươngthân thiện, Nhân viên đón tiếp khách tham quan tốt (thái độ, hình thức, phong cách
đón tiếp), (3) Các yếu tố lich sử: Có các khu nhà cổ mang đậm chất lịch sử, các
di tích lich sử là điểm tham quan hap dẫn, có các bảo tàng văn hóa — lịch sử hap dan,
đa dang (4) Cơ sở hạ tang, 4m thực, lưu trú: đường sé thuận tiện cho việc di chuyền,
Mạng Internet miễn phí, én định, Phương tiện giao thông đa dạng, Các dịch vụcông cộng đáp ứng đây đủ, âm thực địa phương đa dạng, phong phú, giá cả ăn uốngphù hợp với khách du lịch, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thư giãn đáp ứng nhu cầu
Thái Kim Phượng và cộng sự (2022) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra 06 nhóm
yêu tô ảnh hưởng đến THD của ĐĐDL: (1) Tài nguyên du lịch, (2) Cơ sở hạ tầng va
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, (3) Các sản phẩm và dịch vụ du lịch, (4) Marketing
14
Trang 25du lịch, (5) Nhân lực phục vụ du lịch, (6) Cộng đồng dân cư địa phương.
ĐĐDL chứa đựng rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến THD, những yếu tố này rấtphong phú và đa dạng nhưng điều quan trọng là nó phải tạo được sự thu hút KDL,hình ảnh, năng lực cạnh tranh của điểm đến đó Tuy nhiên, các yếu tố này đềuxuất phát từ: (1) Các yêu tố về tự nhiên, (2) Các yếu tố về văn hóa- xã hội, (3) Cácyếu tố về lịch sử, (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm, (5) Cơ sở hạ tầng, ầm thực
và lưu trú.
15
Trang 26Bang 1.2 Bang tong hợp các yếu tố ảnh hưởng đến THD của ĐĐDL
Neretva, Klufová (2016), Dimitrov và cộng sự
(2017), Reitsamera và cộng sự (2016), Chaudhary
& Islam (2021),Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên
(2012).Lê Thúy Vy (2019) Amalia, Pérez&Nebra,
& Cláudio, 2010),(Laws, 1995), (Edward & George,
2008) (Kresic & Darko Prebezac, 2011), Chuang, Hwang, Wong, & Chen, (2014), Klufova, (2016).
Nguyễn Thị Minh Nghĩa và cộng sự (2017), Thái
Kim Phượng và cộng sự (2022).
4 Ấ Kl rR» rà ~ As
Các yêu tô về văn hóa - xã hội
Lé hội, nghi lễ tôn giáo, nét độc đáo của
cộng đồng địa phương, các sự kiện, thái
độ đối với du khách.
Gearing và cộng sự (1974), Hu và Ritchie (1993), Krešié và cộng sự (2011), Croatian và Dubrovnik-
Neretva, Klufová (2016), Dimitrov và cộng sự
(2017), Reitsamera và cộng sự (2016), Chaudhary
& Islam (2021), Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên
(2012),Lê Thúy Vy (2019) Nguyễn Thị Minh Nghĩa
và cộng sự (2017), Thái Kim Phượng và cộng sự
16
Trang 27STT Các yếu tố chính ảnh hướng đến
THD của DDDL
Các thuộc tính ảnh hưởng đến THD
(2022) Amalia, Pérez&Nebra, & Cláudio, 2010), (Laws, 1995), (Edward & George, 2008), Chuang, Hwang, Wong, & Chen, 2014), Wijaya, Wahyudi, Kusuma, & Sugianto (2018),
& Islam (2021),Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên
(2012),Lê Thúy Vy (2019) Nguyễn Thi Minh
Nghĩa và cộng sự (2017), Thái Kim Phượng và cộng
sự (2022).
Các điều kiện giải trí và mua sắm
Co sở vat chat cho việc giải trí, mua sam,
giải trí, giải trí về đêm, hội trợ, triển lãm.
Gearing và cộng sự (1974), Hu và Ritchie (1993),
Krešié và cộng sự (2011), Croatian và
Dubrovnik-Neretva, Klufová (2016), Dimitrov và cộng sự (2017), Reitsamera và cộng sự (2016), Chaudhary
& Islam (2021), Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012), Lê Thúy Vy (2019) Amalia, Pérez&Nebra
& Cláudio, 2010), Laws (1995), Edward & George
17
Trang 28STT Các yếu tố chính ảnh hướng đến
THD của DDDL
Các thuộc tính ảnh hưởng đến THD
(2008), Kresic & Darko Prebezac, (2011), Chuang, Hwang, Wong, & Chen, (2014), Klufova, (2016).
Nguyễn Thi Minh Nghia và cộng sự (2017), Thái
Kim Phượng và cộng sự (2022).
Cơ sở hạ tầng, 4m thực và lưu trú
Cơ sở lưu trú, điề kiện về giao thông, cơ
sở vật chất thể thao, cơ sở vật chất giáo dục, 4m thực địa phương.
Gearing và cộng sự (1974), Hu và Ritchie (1993),
Krešié và cộng sự (2011), Croatian và Neretva, Klufová (2016), Dimitrov và cộng sự
Dubrovnik-(2017), Reitsamera và cộng sự (2016), Chaudhary
& Islam (2021), Laws (1995), Amalia, Pérez, Nebra
& Cláudio (2010), Tam (2012),Anholt (2010), Babié, Mehic, Kramo, & Resic, (2008), Cho (2008),
Gartner (1989), Kim & Lee (2002), Bùi Thị Tám và
Mai Lệ Quyên (2012), Lê Thúy Vy (2019) Nguyễn
Thị Minh Nghĩa và cộng sự (2017), Thái Kim Phượng và cộng sự Hoang, Nguyen, Phung, & Phan (2016)
18
Neguon: Tổng hợp của tác giả luận văn
Trang 291.1.3 Các mô hình về tính hấp dẫn của điểm đến du lịch
Gearing và cộng sự (1974) đề xuất 5 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng tới THD
của DDDL đó là: (1) Các yếu tổ về tự nhiên, (2) Các yếu tố về văn hóa & xã hội, (3)Các yếu té lịch sử, (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm (đặc điểm vật chat), (5)
Cơ sở hạ tầng, 4m thực, lưu trú
Các yêu
à CÀ x
tô về văn hóa & xã
hội
Tính hấp
dân của điêm đên
du lịch
Các điều
kiện giải trí và mua sắm
va Zins (1978) áp dung 17 tiêu chí trong nghiên cứu của Gearing và cộng sự (1974)
dé tìm hiểu về THD của Quebec, Canada Qua đó, 7 yếu tố ảnh hưởng đến THD
của Quebec được xác định theo thứ tự giảm dan: (1) Tự nhiên và khí hậu, (2)Đặc điểm văn hóa và xã hội, (3) Khả năng tiếp cận điểm đến, (4) Thái độ đối vớikhách du lich, (5) Cơ sở hạ tang của điểm đến, (6) Mức giá, (7) Cơ sở vật chấtthê thao, giải trí và giáo dục
19
Trang 30Lea.J (1998) đã đưa ra một cách thức đo THD của DDDL, theo đó THD
của ĐĐDL là một chỉ số đo lường những yếu tố có thê thu hút khách du lịch của mộtĐĐDL (TAM- Tourists Attractive Measure) cụ thể như sau:
TAM = 1/10 (A-B)
TAM biến thiên từ 0.0 (không hap dẫn) đến 1.0 (cực kỳ hap dẫn)
20
Trang 31Hình 1.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hap dẫn của điểm đến du lịch
Tăng hấp dẫn: A= 10 điểm Giảm hấp dẫn: B= 10 điểm
1 Phong cảnh đẹp 1 Lạm phát cao
2 Thời tiết trong lành 2 Đồng tiền mạnh
3 Không quá xa 3 Tỷ lệ tội phạm cao
4 Đi lại rẻ 4 Khủng bố
5 Dịch vụ tốt 5 Thiên tai, sự cỗ môi trường
6 Ôn định chính trị 6 Mắt ồn định chính tri
7 Thịnh vượng kinh tế 7 Chính quyền thiếu sự ủng hộ nhân dân
8 Gần gũi về văn hóa lịch sử 8 Tiếp thị thiếu trách nhiệm
với du khách 9 Kinh tế yếu kém
9 Mới lạ 10 Nhiều phiền toái tại điểm đến du lịch
10 Ăn ở rẻ
Nguồn: Lea.J, 1998Aziz (2002) đã dé xuất mô hình gồm 05 nhóm các yếu tô chính ảnh hưởng đến
THD của ĐĐDL bao gồm yếu tổ về địa lý, yếu tố văn hóa — xã hội; các đặc tính
bồ tro; đặc điềm tự nhiên, đặc điềm vật chất
21
Trang 32đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch cụ thé như sau: (1) Các yếu tổ tự nhiên:Môi trường trong lành sạch sẽ, Khí hậu dễ chịu, Có nhiều điểm tham quan hấp dẫn,Tài nguyên thiên nhiên phong phú (2) Các yếu tố văn hóa xã hội: Các làng nghề
thủ công mỹ nghệ đặc sắc, Các trò chơi dân gian thú vị, các làn điều dân ca hấp dẫn,
người dân địa phương thân thiện, nhân viên đón tiếp khách tham quan tốt, (3) Các
yếu tố lich sử: có các khu nhà cổ mang đậm chất lịch sử, các di tích lịch sử, các điểm
tham quan hap dan, cac bao tang van hóa lịch sử da dạng (4) Cơ sở ha tầng, ầm thực,
lưu trú: đường sá thuận tiện cho việc di chuyên, Mạng Internet miễn phí ồn định,
phương tiện giao thông đa dạng (taxi, xe ôm), các dịch vụ công cộng đáp ứng đầy đủ(vệ sinh công cộng, bãi giữ xe, ), Âm thực địa phương đa dạng phong phú, giá cả
ăn uống phù hợp, khách sạn nhà hàng đáp ứng như cầu của khách, Hội An điểm đến
an toàn (5) Các điều kiện giải trí và mua sắm: nhiều hoạt động giải trí về đêm chokhách, các khu thé thao giải trí, vận động thu hút khách du lịch, giá mua sam phù hợpvới khách du lịch, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thư giãn đáp ứng nhu cầu
Các yêu tô tự nhiên
Các yêu tô văn hóa xã hội
Các yếu tố lich sử Tính hap dẫn của
điểm đến du lịch
Cơ sở hạ tầng, 4m thực,
lưu trú
Hình 1.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch
Nguồn: Nguyên Thị Minh Nghĩa & cộng sự, 2017 Thái Kim Phượng & cộng sự (2022) dựa trên mô hình nghiên cứu Gearing và
22
Trang 33cộng sự (1974), nhóm tác giả cho răng ĐĐDL chứa đựng rất nhiều yếu tố tác động
đến nhu cầu du lịch của con người va là một động lực thu hút khách đến du lịch
Những yếu tố này rất phong phú và đa dang, nhưng điều quan trọng nó phải tạo ra sự
chú ý va sức thu hút khách du lịch không chỉ ở trong nước mà cả khách nước ngoài.
Nhóm tác giả căn cứu vào tình hình thực tiễn của điểm đến Da Nang trong bối cảnhCovid — 19 đã chỉ ra những yêu tố ảnh hưởng đến THD của DDDL Đà Nẵng đối vớikhách du lịch nội địa trong bối cảnh ảnh hưởng của Covid — 19 cụ thé như sau: (1)Suc hap dẫn tự nhiên: (2) Sức hấp dẫn văn hóa — lịch sử: (3) Các hoạt động sự kiện;
(4) Điều kiện đón tiếp; (5) Giá sản phẩm, dịch vụ; (6) An ninh an toàn trong du lịch;
(7) Chính sách kích cầu trong bối cảnh Covid — 19
Sức hấp dẫn tự nhiên
Nhận thức của du
khách về bối cảnh
Covid-19 tại Đà Nẵng
Sức hâp dân văn hóa
Các hoạt động, lễ hội, vui
đến Đà Nẵng trong bối
cảnh ảnh hưởng của
Covid-19
|
Cơ sở hạ tâng, cơ sở vật
chât, an ninh an toàn
Giá sản phâm, dịch vụ
Chính sách kích cầu trong
bối cảnh Covid-19
Hình 1.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hap dẫn của điểm đến du lịch
Nguồn: Thái Kim Phượng và cộng sự, 2022
1.2 Cơ sở lý luận liên quan điểm đến du lịch
1.2.1 Khái niệm du lịch
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn sốc hình thành từ rất lâu và phát triển
với toc độ rat nhanh như vậy, song cho dén nay khái niệm “du lịch” được hiệu rat
23
Trang 34khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau Bản thân khái
niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của họ Thuật ngữ DL đã trở nên khá thông dụng, bắtnguồn từ tiếng Hy Lạp cô “Tonos” với ý nghĩa là đi một vòng, nhưng cũng có nhữngquan điểm lại cho rằng thuật ngữ DL xuất phát từ Tiếng Pháp “Le tour” với nghĩa là
đi một vòng quoanh, một cuộc dạo chơi Trong Tiếng việt, du có nghĩa là đi chơi, lịch
có nghĩa là sự từng trải Người Trung Quốc gọi DL là du lãm với nghĩa là đi chơi đểnâng cao nhận thức Năm 1800, thuật ngữ Tourism lần đầu tiên xuất hiện ở Anh và
hiện nay được quốc tế hóa ở nhiều nước trên thế giới Trên thực tế, đặc thù của DL là
gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác
nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm DL cũng không giống
nhau:
Tiếp cận trên góc độ của người di du lịch : Du lịch là cuộc hành trình và lưutrú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhăm thỏa mãn các nhu cầukhác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị Với họ, du lịch như là một cơ hội để
tìm kiếm những kinh nghiệm sống và sự thỏa mãn một số nhu cầu về vật chất và tinh
thần của mình
Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch : Du lịch là quá trình tổ chức
các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người
đi du lịch Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội dé ban các sản
phẩm mà họ sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách (người đi du lịch),đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi nhuận
Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương : Trên góc độ này, du lịchđược hiểu là việc tô chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ SỞ vậtchất kỹ thuật dé phục vụ du khách Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh dadạng, được tô chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể Dulịch là cơ hội dé bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thunhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đầy mạnh cán cân thanh toán và nângcao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương
Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh
tế - xã hội Trong giai đoạn hiện nay, nó được đặc trưng bởi sự tăng nhanh khối lượng
và mở rộng phạm vi và cơ cau dân cư tham gia vào quá trình du lịch của mỗi nước,mỗi vùng trên thế giới Với họ, hoạt động du lịch tại địa phương mình đem lại những
cơ hội dé tìm hiệu về văn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước
24
Trang 35ngoài; là cơ hội dé tìm kiếm việc làm, dé phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền,
các nghề thủ công truyền thong của dân tộc Thông qua du lich, một mặt có thé tang
thu nhập, nhưng mặt khác cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như: vềmôi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn chốn ở
Theo Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành (International Union ofOfficial Travel Oragnization: IUOTO): DL được hiểu là hành động du hành đến mộtnơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải đểlàm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống Theođịnh nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới: "Du lịch được hiểu là tổng hợp các moiquan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguôn từ các cuộc hành trình và
lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục
đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc cua ho"
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lich là
các hoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cư trú thườngxuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác ”.
Qua thời gian, khái niệm về DL được bé sung và hoàn thiện về nội ham Tuynhiên, nội dung của khái niệm này có thê khái quát qua 03 yếu tố cơ bản là: (1) DL
là sự di chuyển một cách tạm thời trong một thời gian nhất định, có điểm xuất phát
và quay trở về điểm bắt đầu; (2) DL là hành trình tới điểm đến, sử dụng các dịch vụ
như dịch vụ lưu trú, ăn uống và tham gia các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
của du khách ở các điểm đến (3) chuyến đi có thể có nhiều mục đích riêng hoặc kết
hợp, loại trừ mục đích định cư và làm việc tại điểm đến.
1.2.2 Khái niệm điểm du lịch
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (2004) : “Điểm du lịch lànơi có tài nguyên du lịch hap dẫn trong một không gian nhất định được quy hoạch dé
cung cấp một số dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn và tìm hiểu của
khách du lịch".
Theo Nguyễn Minh Tuệ & Vũ Đình Hòa (2017), điểm du lịch “là nơi tập trungmột loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế — xã hội) hoặcmột loại công trình riêng phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ”
25
Trang 36Theo Luật Du lịch (2017), “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu
tư, khai thác, phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu về điểm du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới
có sự phân biệt giữa điểm đến du lịch và điểm tham quan Điểm đến du lịch (Tourismdestination) “là không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm
các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có
ranh giới hành chính dé quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh dé xác định khả năngtrên thị trường"; Điểm tham quan (Tourist attraction) “là một điểm thu hút khách dulịch, nơi khách du lịch tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó, hoặc trưngbày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ vềvui chơi giải trí hoặc mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ” (Nguyễn
Minh Tuệ & Vũ Đình Hòa, 2017).
1.2.3 Khái niệm điểm đến du lịch
ĐĐDL là một trong những khái niệm rất rộng và da dạng Theo cách tiếp cậntruyền thống, ĐĐDL như một nơi được xác định đơn thuần bởi yếu tố địa lý hayphạm vi không gian lãnh thé Theo cách hiéu này, điểm đến dùng dé chỉ một địa điểm
có sức hút du khách bởi tính đa dạng của tài nguyên, chất lượng và một loạt các
tiện nghi và các dịch vụ khác cung cấp cho khách Điểm đến có thé là một châu lục,một đất nước, một hòn đảo hay một thị tran, nơi mà khách du lịch đến tham quan, nơi
có thé chế chính trị và khuôn khổ pháp lý riêng biệt, và được áp dụng các kế hoạch
Marketing cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách, đặc biệt là
nơi đó phải được đặt tên hiệu cụ thể (Davison & Maitland, 2000); (Buhalis, 2000)
DD DL cũng được xem là một vùng địa lý được xác định bởi khách du lich, nơi có
các cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách (Cooper,
Fletcher, Gilbert, Shepherd, & Wanhill, 2004).
Đứng ở góc độ của những người làm kinh doanh, một số các nhà nghiên cứu
khác lại có cách nhìn nhận ĐĐDL như một sản pham hay một thương hiệu mang tinhtổng hợp gồm nhiều nhân tố cấu thành như điều kiện thời tiết khí hậu, CSHT,
CSVCKT hay kiến trúc thượng tang, các dịch vụ, đặc điểm tự nhiên và văn hóa nhằm
mang lại một trải nghiệm cho du khách (Kozak, 2002); (Beerli & Martin, 2004);
(Yoon & Uysal, 2005); Mike and Caster, 2007) (Van Raaij, 1986) xem diém dén nhumột SPDL được cấu thành bởi các đặc điểm tự nhiên như khí hậu, cảnh quan, các
công trình kiên trúc văn hóa-lịch sử và các nhân tô do con người tạo nên như các
26
Trang 37khách sạn, điều kiện giao thông vận tải, cơ sở vật chất kỹ thuật, các hoạt độngvui chơi giải trí Đồng quan điểm khi xem điểm đến như một sản phẩm hay mộtthương hiệu, (Mike & Caster, 2007) cho rằng một ĐĐDL là sự tong hop cua 6thành tố nhằm thu hút du khách Bao gồm: Các điểm thu hút khách, trang thiết bịtiện nghi, khả năng tiếp cận, nguồn nhân lực, hình ảnh và nét đặc trưng, giá cả.
Nhiều nghiên cứu về ĐĐDL ở những góc độ khác nhau nên cũng đưa rakhái niệm về ĐĐDL chưa có sự thống nhất ĐĐDL là một khái niệm rất rộng và
đa dạng nên tác giả đồng tình với theo cách tiếp cận của UNWTO, đã đưa rakhái niệm đầy đủ về ĐĐDL như sau: “ĐĐDL là vùng không gian địa lý cụ thé màKDL ở lại it nhất một đêm, bao gom các SPDL, các dich vu cung cap, cac TNDLthu hut khách, có ranh giới hành chính dé quan lý và có sự nhận diện về hình anh dé
xác định kha năng cạnh tranh trên thị trường” (UNWTO, 2007) ĐĐDL được hiểu
đó là nơi diễn ra các hoạt động du lịch, có không gian địa lý với quy mô khác nhau,
ở nhiều cấp độ Châu lục; khu vực; quốc gia; tỉnh/thành phố; khu du lịch, điểm
du lịch ĐĐDL không chỉ có TNDL tự nhiên và văn hóa mà còn có cả những điềukiện khác dé trở nên hấp dẫn KDL, đặc biệt là có tiềm năng phát triển các SPDL.KDL thường lưu trú ở ĐĐDL ít nhất một đêm
Từ góc độ khoa học về du lịch, khái niệm DDDL trở thành đối tượng
nghiên cứu gắn với THD của ĐĐDL và các yếu tô ảnh hưởng THD của ĐĐDL đó
Lue, Crompton, và Stewart (1996) cho rằng sức hap dẫn của điểm đến du lịch
là những gì ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyến du lịch của khách du lịch
Kresic và PrebeZac (2011) đưa ra khái niệm sức hap dẫn của điểm đến du lịch
từ việc phân tích các yếu tố hap dẫn của điểm đến du lịch Các yếu tố hap dẫn củađiểm đến du lịch là các yếu tố cụ thé của điểm đến có khả năng thu hút du khách (yếu
tố khí hậu, cảnh quan, các hoạt động tại điểm đến, V.V.)
27
Trang 38Như vậy, tính hấp dẫn của điểm đến du lịch là những hình ảnh trong tâm trí dukhách liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Trong các khái niệm mô tả ở trên, có thé thay răng tính hấp dẫn của điểm đến
du lịch là những đánh giá của khách du lịch về khả năng mà điểm đến có thể đáp ứngnhu cầu trong chuyến du lịch của họ Nó được hình thành từ các thuộc tính của điểmđến du lịch Gearing và cộng sự (1974) phân loại các thuộc tính này thành 5 nhómchính sau: (1) các yếu tố tự nhiên; (2) các yếu tố xã hội; (3) các yếu tô lịch sử; (4) các
cơ sở giải trí và mua sam; (5) cơ sở hạ tang, thức ăn và lưu trú (Trích dan bởi Nghĩa,
Nhi và Tuan, 2017)
1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh
Trong phan tong quan nghiên cứu đã chỉ ra các nghiên cứu về THD của DDDL
đa phần đều dựa trên mô hình nghiên cứu của Gearing và cộng sự (1974) vì vậy
mô hình của luận văn cũng sẽ kế thừa và vận dụng mô hình nghiên cứu của Gearing
và cộng sự (1974) trong đánh gia THD của DDDL Hạ Long, Quảng Ninh Bên cạnh
các yếu tố trong mô hình của Gearing và cộng sự (1974), sau đại dich COVID-19
hoạt động xúc tiến ĐĐDL tại Hạ Long được các bên liên quan đây mạnh nhằm tăng
THD của ĐĐDL và thu hút khách du lịch với điểm đến Do vậy, mô hình nghiên cứu
của luận văn xác định 06 yếu tố ảnh hưởng đến THD của ĐĐDL Hạ Long,
Quảng Ninh như sau: (1) Tự nhiên, (2) Văn hóa & xã hội, (3) Lịch sử, (4) Giải trí và
mua sắm, (5) Cơ sở hạ tầng, 4m thực, lưu trú (6) Hoạt động xúc tiến điểm đến
28
Trang 39Gii tí và ; Tính hap dẫn của điềm đến
tani va mua sam og du lich Ha Long, Quang Ninh
R - HS
Cơ sở hạ tâng, âm thực, lưu trú
H6
Hoạt động xúc tiến điểm đến
Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(1) Tự nhiên:
Yếu tố về tự nhiên mang tính đa dạng, phong phú; thể hiện tính đa giá trỊ, cótính hấp dẫn về nhiều mặt cả vô hình và hữu hình Chính nhờ vào sự đa dạng, phong
phú, đặc sắc và mới mẻ của các yếu tô tự nhiên mà sản phẩm du lịch mới có thé hap
dẫn và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch Bên cạnh đó, các yếu tố tựnhiên cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kếtcấu hạ tầng và nguồn nhân lực du lịch - đây là các nhân tố quan trọng để du khách
đánh giá chất lượng của sản phẩm du lịch mà mình tiêu dùng Các yếu tố tự nhiên
bao gồm: địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự
nhiên Chúng có vai trò lớn trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch, là cơ sở để tạo ra
các sản phẩm du lịch, là một trong các yếu tố tạo nên THD của ĐĐDL Các yếu tổ tựnhiên rất đễ khai thác, có những loại tài nguyên có thể khai thác ngay từ lúc nguyên
so, càng nguyên sơ thì càng có nhiều sự hap dan du khách Các yêu tố tự nhiên có thé
29
Trang 40khai thác nhiều lần dé tao ra sản pham du lịch nhưng không phải là bất biến mà ngược
lại rất dé bị ton thương nên cần phải được bảo tồn, tôn tao, bảo vệ, hoàn thiện va phát
triển nó trong quá trình khai thác, phục vụ cho sự phát triển của du lịch Đối vớiĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh liên tiếp trong 61 năm qua ké từ khi Vịnh Ha Longđược Bộ Văn hóa- Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Ditích danh thắng cấp quốc gia và năm 1962, được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Vănhóa Liên Hợp Quốc (UNESSCO) nhiều lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới
và cảnh quan (năm 1994), về địa chất địa mạo (năm 2000) và tô chức New7Wonderscông nhận là một trong 7 Ky quan Thiên nhiên mới của thé giới (năm 2012), mới đâynhất tháng 9 năm 2023 Vịnh Hạ Long cùng với quần đảo Cát Bà công nhận là Di sảnThiên nhiên Thế giới, đây cũng là Di sản Thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên của
Việt Nam Khu bảo tồn Thiên nhiên Đồng Son- Kỳ Thượng, Núi Đá Chồng Điều
này làm tăng thêm THD của ĐĐDL Từ nhận định trên, tác giả luận văn đưa ra giả
thuyết H1: Yếu to tự nhiên tác động cùng chiêu tới tính hap dan của điểm đến du lịch
(2) Văn hóa - xã hội
Ngoài việc tham quan quang cảnh, vui chơi giải trí, du khách rất muốn được
tìm hiểu văn hóa của địa phương Yếu tố về văn hóa xã hội bao gồm: Lễ hội, nghỉ lễtôn giáo, nét độc đáo của cộng đồng địa phương, các sự kiện, thái độ đối với khách
du lịch, các kiến trúc đô thị, cảnh quan, các làng nghề thủ công truyền thống Nhưvậy, yếu tố văn hóa xã hội được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau có thể khách dulịch muốn tận mắt chứng kiến, trải nghiệm những nét đặc trưng về văn hóa của mỗiĐĐDL, thuần phong mỹ tục, phong cách sống, phong tục tập quan, Cho nên, trongmỗi chuyến đi của mình khách du lịch muốn được tự mình gặp gỡ, đối thoại, giao lưuvới người dân địa phương, dé có những hiểu biết khác nhau về văn hóa của mỗiDDDL tìm ra nét đặc sắc thú vị, thấy được nét riêng có của nơi mình sinh sống Day
là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới THD của ĐĐDL, là yếu tố tạo nên
sự khác biệt, sự hap dẫn riêng có cho mỗi ĐĐDL Thành phố Ha Long có 04 tôn giáo
lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, có 10 lễ hội truyền thống 01 lễ hội tôngiáo va một số lễ hội thuộc loại hình khác như lễ hội thuộc loại phong tục tập quán,
30