1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Động cơ đi du lịch đến Việt Nam của khách du lịch LGBT

156 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

DO VĂN THE

LUAN VAN THAC Si DU LICH

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

DO VĂN THE

LUAN VAN THAC Si CHUYEN NGANH: DU LICH

Mã số: 8810101.01

XÁC NHẬN HỌC VIÊN CAO HỌC ĐÃ CHỈNH SỬA

THEO QUYÉT NGHỊ CỦA HỘI ĐÒNG CHÁM LUẬN VĂN

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học

PGS TS Nguyễn Phạm Hùng TS Trịnh Lê Anh

Hà Nội 2023

Trang 3

LỜI CAM KÉT

Tôi xin cam đoan Luận văn “Động cơ đi du lịch đến Việt Nam của khách du lịchLGBT” là nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Trịnh Lê Anh Các số liệu,

tư liệu được trích dẫn rõ ràng, minh bạch Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn

toàn trung thực và chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào Tôi hoàn toan chịutrách nhiệm với những nội dung của cam kết này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Đỗ Văn Thế

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy, cô trong Khoa Du lịch học trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm truyền đạt những

kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập đề tôi trang bị cáckiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thiện luận văn này.

Một cách đặc biệt, tôi bày tỏ sự cảm kích và cám ơn sâu sắc nhất đến TS Trịnh Lê Anh người đã dành hàng giờ thời gian quý bảo va tâm huyết của mình dé hướng dẫn, giúp đỡ tôi

-hoàn thành luận văn “Động cơ đi du lịch đến Việt Nam của khách du lịch LGBT”.

Tiếp đến, tôi xin bày tỏ lòng biết on của mình các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến dé

tôi xây dựng được nền tảng cho mô hình nghiên cứu của mình Các bạn bè quốc tế thuộc cộngđồng LGBT đã giúp tôi hoàn thành khảo sát một cách trung thực nhất.

Sau cùng, xin cảm ơn lời động viên, khích lệ từ người thân, bạn học đã truyền cảm hứng

cho tôi khi tôi thấy hụt hãng, bề tắc thậm chí là nản lòng Nhờ có những lời của các bạn tôi đã

hoàn thành luận văn này.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tat cả!

ii

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIET TẮTT 22s s2 ssssESs£EssEseEssEssessesserserssrssre vi

DANH MUC BANG 001777 vii

DANH MỤC HÌNHH - 2£ 2£ s£©S2#€ES4£E+seE+seEESZEExde2vseorseerssersseorssorse ix

MỞ DAU cesssssssssssssssssesssssssesssssssssssssnscssssssssssssssesssssssessssssssssssssssssssssessssssesssssssesssssssesesses 11 Li do Chom dé tai 1n 6 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU cccssccsssssssssssscssscssssssssscsssccsesssessscssssssecooes 2

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên Cứu 22s se ssssessexsersrssessesserssrssrse 3

4 Câu hỏi nghién CỨU 0< G5 2< 6 696 %9 98994 98994.989.999 949 94 994999894989400894008996 80) 3

5 Dự kiến đóng góp của luận văn - <5 s£ 2s sssEssEsEsessessessesersersessessee 36 Bố cục của luận vănn << << se se Es€EsEEsESSESES4 E3 EsEEsEESESsEsEseEsersessersee 4

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE ĐỘNG CƠ DULICH VÀ DU LICH ILGBïT 2- 2< <©s£s2€SS2£ESs£ESse©zseersserxserrseersserssee 5

1.1 Khái quát về động cơ du lịch -. -s- 2s sessssesseesevssessessessesserssesee 5

1.1.1 Lịch sử nghiÊn CỨU - - - 2131133113111 9311911 11 11v nh HH Hệ 5

1.1.2 Các mô hình lí thuyết phổ biến 2-2 2 2+ +E+EE+EE+E£EtzEeEEerxrrszreee 5

1.2 Du lịch: LG BT - 5< 5 << << 9 9 0 TH 0 0000008856 111.2.1 Xu hướng của du lịch LTBÏT” «6 + +3 331919 nh ng ngư 11

1.2.2 Cung của du lich LGBÏT - - c1 3311333335115 55EEEEErrrrrrrreree 12

1.2.3 Cầu của du lịch LGBTT +:+22++tctEktrrtrktrttrktrrttttrrrtrirrrrrrrrre l5

1.2.4 Động cơ du lịch của khách du lich LGBÏT' - 55+ £+<++s+seesseess 18

Khoảng trống nghiên €ỨU 5< s- << s2 ©s£ s sESs£SEs£EseEseEsessesseserserserse 20TIỂU KET CHƯNG 2° ©+#9++e©EE+eESEAAe9Aeeotvreorrdreoorske 21

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VẺ ĐỘNG CƠ DU LỊCH VÀ DU

LICH LLGBTT (<< 5< HỌC HH HH TH TH 0000400080 222.1 Các khái niệm liên (ua1n œ- << 2< 99 9 96.69550850 3 2ø 22

Trang 6

2.2.2 Động cơ du ÏỊCHh - (c1 +39 E93 9911911 911191111 TH HH 28

2.2.3 Động cơ du lịch của khách LGBÏTẺ - - 5 5< +33 +EseEEsereerererrrerre 292.3 Các mô hình động cơ (du Lich 0 5- <5 << 5< 5 S9 9.5 10 9365 8089 2m31

2.3.1 Mô hình động cơ đây — kéo của Dann (I9 77) - ¿+ +++<x++ssss+ssss 31

2.3.2 Mô hình động cơ của khách du lich LGBÏÏT - +5 ++<<++<++ex+sersxx 34

TIỂU KET CHƯNG 2 5< 5< s<©ss+Ss£EsEssEssEvsttseEseEserserserrsrrserssrssrse 35

CHUONG 3 PHƯƠNG PHAP VÀ MO HÌNH NGHIÊN CUU 37

3.1 Phương pháp nghién CỨU G5 5 9 59 99 9.999.999.990 990 0046905809 9m37

3.1.1 Lựa chọn phương pháp nghiên CỨU - 5 c1 3+1 + Esssreesreseeree 373.1.2 Quy trình nghiÊn CỨU - << 1n HH HH373.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu - s6 +2 + He 39

3.1.4 Phương pháp nghiên CỨU c2 32313231 131131 11111111111 ke 40

3.2 Mô hình nghiên cứu lí thuyẾt . -° 5° s£ << s£s£ se £sessessessesseseesesse 44

3.2.1 Mô hình tác giả luận văn G6 xuất - 2© 2+ 2+EE+EE£EEeEEEzEEerxerkerkerree 44

3.2.2 Tham van chuyên gia và hiệu chỉnh 2-2 222 s+x+£+2££+£+Eezxerxsrxee 51

3.2.3 Mô hình nhiên cứu chính thure - - 55552 2113 *EE**£+2###eEeeesssxeee 55

TIỂU KẾT CHƯNG  - 5-2 s<s£©Ss©ss£SsEvSeESeEESeEveEsseerseersersserseerssrse 61CHƯƠNG 4 KET QUÁ NGHIÊN CUU -e-s<s°ssessesseessesssesssese 62

4.1 Kết quả định lượng -. -s-s<s<ssss+sse+sEssEssessexserseEssrsserssrssrrssrssrssrse 624.1.1 Thống kê mô tả mẫu - 2-2 ©+£+EE++EE+EEE+EE+2EEtEEESEEzEEerkrerxrrrkree 62

TIỂU KẾT CHƯNG 4 5-2 s<s£©SsSseEESESSEESeEESeEEsersserserrsersserssrrssrke 88

CHUONG 5 THẢO LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ °-s-ss©csscssecse 89

5.1 Thảo luận kết quả nghiên Ctru cc.sessessssssssessessessssssessessesssssessessesenssnessseseeseeees 89

“90/0 ) 0770 955.2.1 Về mặt học thuật - ¿- 2c + x+E2E2EEEEEE2EE212112112217121121 211.21 xe, 955.2.2 Về mặt thực tiễn - ¿+ + x2E2E2E127122121121121121111711211 211 11.11 96

Trang 7

5.3 Hạn chê của luận VẶ d- 5G 5< 9.9 9 0 0006000809 9ø99

TIỂU KET CHƯNG 5 - 2° s<©s°©SeSsEvseEseEssEseEtstrserserserssrrsrrssrssrssrree 99

KET LUAN 0777 101DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 5° ©ssssesseesseessessee 103

008009005 .— 109

Trang 8

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tô khám phá

Canada's 2SLGBTQI+ Chamber of Commerce

Phòng Thương mại về cộng đồng 2SLGBTOI+

Lesbian Gay Bisexual Transgender

Dong tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới

United Nations World Tourism Organisation

Tổ chức Du lich thé giới

VI

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 Số lượng trích dẫn của một số lí thuyết động cơ du lịch phổ biến 6Bang 1.2 Các mô hình Động cơ kéo - đây trong các nghiên cứu ban dau §Bảng 2.1 Các đặc điểm nổi bật của khách du lich LGBïT . ¿-z 52522 25Bảng 3.1 Kết quả điều chỉnh thang đo 22-©525S22++EE+2Ex2EEvEE++Exezreerxeerxee 55Bang 3.2 Tổng hợp thang đo và biến nghiên cứu chính thức 2-5 s25: 58Bang 4 1: Khu vực sinh sống của khách du lich LGBïT - 2 2 2s s+zs+s+2 62Bảng 4 2: Bản dạng giới và độ tuổi của khách du lịch LGBT . 62Bảng 4 3: Tinh trạng hôn nhân và Trình độ học van cao nhất của khách du lịch 63Bảng 4 4: Nghề nghiệp và thu nhập ước tính của khách du lịch LGBïT 63Bảng 4.5: Một số hành vi du lịch của khách du lịch LGBïT -<55<<<<<<+2 64Bảng 4 6: Kết quả khảo sát về động cơ day của khách du lịch LGBT - 65Bang 4 7: Kết quả nghiên cứu động cơ đẩy của khách du lịch LGBT 67Bảng 4 8: Kết quả nghiên cứu động cơ của khách du lịch LGBïT . 68Bảng 4 9: Kết quả đánh giá độ tin cậy biến Phân biệt đối xử -5 : 69Bảng 4 10 Kết quả đánh giá độ tin cậy của bién Pháp luật - 55+: 69

Bang 4 11 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Nghỉ dưỡng 5-©5c©52 69

Bang 4 12: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Nhận diện bản thân - 70Bảng 4 13: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Tìm hiểu cộng đồng - 70Bang 4 14: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Tình dục - 5e ©scsscssce2 71Bang 4 15: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến An danh . -52c5+¿ 71Bang 4 16: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Tinh CAM veceecsscsscsscessesseseesessesvesseees 72Bảng 4 17: Kết quả đánh giá độ tin cậy lần 2 của biến Tình cảm - 72Bang 4 18: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Tài nguyên du lịch - 72Bang 4 19: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Chỉ phí +©5sccs+cssccccs2 73Bang 4 20: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Không gian -5:©52 73Bảng 4 21: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Sản phẩm -2 5+¿ 74Bảng 4 22: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Thân thiện -5¿5-: 74Bang 4 23: Kết quả đánh giá độ tin cậy lần 2 của biến Thân thiện - - 75

Bang 4 24: Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến An ninh an toàn - 75VI

Trang 10

Bảng 4 25: Kế quả đánh giá độ tin cậy của biến DONG CƠ Ă SA, 75

Bảng 4 26: Kiểm định KMO và Bartlett’s đối với biến độc lập -:-52 71

Bảng 4 27: Tổng phương sai trích các biến độc lập ( Trích một phần) "TỪ T7Bảng 4 28: Phân tích EFA với biến plu thuỘC - 2-5255 SE+EE‡E++E£Ee+Eerkererssree 78

Bảng 4 30: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính da biẾNn 5-52525s5scccSs2 80

Bảng 4 31: Kết quả kiểm định phương sai ANOVA ¿-5- 5c ccccccEcckerkerxersrree 80Bảng 4 32: Kết quả Hệ số hồi QUY eecscescsssssessssssesssessecssecsssssecssecsssssecssecsssssecasecseeeses 81

Bang 4 33: Kết quả kiểm định giả thuyết sau nghiên cứu định lượng 82

Bảng 4 34 Thứ tự tác động của động co di du lịch đến Việt Nam của khách du lịch

Vili

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 I1 Mức chi tiêu cho du lịch của thị trường khách LGBT tại 2 nước châu Au 16

Hình 2.1 Động cơ du lịch của khách du lich LGBT ( vòng tròn mau đỏ), khách du lich

di tính ( vòng tròn mầu Xanh) - c3 321132113931 351 1511111 111 11 1111 1 11g ng re 29

Hình 2.2 Động cơ day kéo của du lịch đồng tính nam 2- 2 2 2 z+x£x+£s2 +2 34

Hinh 3 1 Quy trinh nghién CW ằ Ả Ô 38Hình 3.2 Động cơ du lịch của khách du lich LGBÏT - ¿5+ +<£+xssexseesseess 44

Hình 3.3 Động cơ du lịch của khách LGBT đến Việt Nam ¿2¿ 5252 57Hình 4 1 Thống kê về khách du lịch - + 2 2 s+E+E£+E£+E++ExeEx++E++E+zzxerxerxeee 64Hình 4 2 Mô hình nghiên cứu động cơ đi du lịch đến Việt Nam của khách du lịch

l0 3Ý 87

1X

Trang 12

MỞ DAU1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, quan niệm và thay đổi của xã hội trong việc công nhận đồng tính, kếthôn đồng tính tại một số quốc gia trên thế giới đặc biệt tại Phương Tây đã dẫn đếnsố người công khai giới của mình ngày càng nhiều Khoảng 5,9% dân số châu Aucông khai thuộc nhóm LGBT tại thời điểm năm 2020 [79], trong khi đó tại Hoa Kìcon số này là 7,1% vào năm 2021, gấp đôi so với năm 2012 [80] Theo báo cáo về

du lịch LGBT của UNWTO (2012), họ là những người có mức chi du lịch cao hơn

nhóm khách dị tính; tổng giá trị của thị phần du lịch LGBT năm 2012 là 165 tỷ đôla Mĩ Con số này đã tăng đến hơn 218 tỷ đô la Mĩ vào năm 2018 theo báo cáo tạiHội chơ du lịch quốc tế Lodon 2018 [81] Trong số này Hoa Kì, Brazil và Nhật Bảnlà nhóm quốc gia đứng đầu với giá trị tương ứng là 63,1; 26,8; 20,7 tỷ đô la Mi.

Mức tăng trưởng năm của ba quốc gia này lần lượt là 1,9; 0,8 và 0,9 Vậy nên nhóm

du khách này được gọi là “Pink dollars” ( đồng Đô-la mau hồng), và được nhiều

quốc gia hướng đến như là thị trường mục tiêu như Hà Lan, Pháp, Canada, Mĩ

La-tinh Do đó thị trường khách du lịch LGBT được đánh giá là có nhiều tiềm năngvề mặt tài chính.

Ngoài ra, nghiên cứu về khách du lịch LGBT cũng là 1 cách gián tiếp thực hiện

một số mục tiêu trong 17 mục tiêu phát triển bền vững trong chương trình nghị sự

về phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc Ví dụ, mục tiêu 5 va 10nói về bình đăng và bất bình đăng giới giữa các cộng đồng; mục tiêu 16 về quyền

con người và quyền có một môi trường sống an toàn; mục tiêu 3 về cách tiếp cận đa

chiều, dựa trên quyền và nhạy cảm về giới là cần thiết dé giải quyết van đề bất bình

đăng và dựng xây một xã hội tốt đẹp cho tất cả mọi người Hơn nữa, đây cũng là

cách dé thực hiện nhiệm vụ chính của những mục tiêu nay là “ không ai bi bỏ lạiphía sau” (UN, 2014) Về mặt xã hội, các quốc gia chào đón khách du lịch LGBT

cũng thể hiện sự văn minh, tiến bộ trong nhân quyền, bình đăng, sự khoan dung, độ

lượng và thực hiện các công ước quốc tế mà họ là thành viên mà điển hình là Bộ

quy tắc ứng xử toàn cầu về du lịch mà UNWTO thông qua ngày 1/10/1999 tại

Trang 13

Santiago, Chi-lê tại điều 2.1 có viết “ Du lịch là một phương tiện dé đáp ứng nhu

cầu của tập thể và cá nhân, khi được tiễn hành với một suy nghĩ đủ rộng mo, dulịch là một nhân tổ không thể thay thế, nó góp phan để người ta có thé thé tự giáo

dục bản thân, khoan dung cho nhau và tìm hiểu về sự khác biệt và đa dạng chính

đáng giữa các dân tộc và các nén văn hoá”.

Cuối cùng, các nghiên cứu về du lịch LGBT trước đây cũng như hiện này mà tác

giả tiếp cận được thì đa số thường tập trung tại các quốc gia phương Tây ( Bắc Mỹ,Châu Âu, Canada, Úc và New Zealand), và rất hạn chế tại châu A ( Kyrie va Li

2020) Tại Việt Nam, trong những tài liệu tác giả có được, duy chỉ có đề tài nghiên

cứu của Nguyễn Thu Thuỷ và cộng sự (2013) về hành vi tiêu dùng của khách dulich LGBT trong nước và quốc tế dé phát triển sản phẩm du lịch cụ thé cho đốitượng khách này Còn động cơ tại sao nhóm khách này đi du lịch đến Việt Nam thì

chưa được sáng tỏ.

Vì những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Động cơ du lịch đến Việt Nam củakhách du lịch LGBT” với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam

trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc Mặt khác,

đóng góp một phần nhỏ vào kho tàng tri thức chung của ngành du lịch nước nhà.Trên cơ sở đó các doanh nghiệp du lịch có thể đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thịtrường khách gửi nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng thu nhập chung củangành du lịch trong bối cảnh kinh tế đất nước đang dần phục hồi sau đại dịch

COVID 19 vừa di qua.

2 Mục đích va nhiệm vu nghiên cứu

Mục đích

Mục đích của đề tài là phân tích tìm ra động cơ hay nhóm động cơ nào đóng vai

trò chủ đạo của khách du lịch LGBT đến Việt Nam, từ đó đề xuất một số khuyến

nghị đề thu hút nhóm khách đặc thù này.

Nhiệm vụ

Dé thực hiện mục đích trên, đê tài can thực hiện những nhiệm vụ sau:

Trang 14

- Tổng quan nghiên cứu về động cơ du lịch của khách du lịch LGBT, hệ thống

hoá các mô hình lí thuyết về động cơ du lịch dé áp dụng trong việc đo lường các

động cơ này.

- Xác định động cơ đi du lịch đến Việt Nam của khách du lịch LGBT.

- Phân tích đánh giá các động cơ du lịch của du khách LGBT đến Việt Nam dé

tìm được thứ tự tác động của từng động cơ đi du lịch đến Việt Nam của nhóm du

khách này.

- Đề xuất một số khuyến nghị trên phương diện học thuật dé đề xuất các hướng

nghiên cứu tiếp theo và trên phương diện thực tiễn dé thu hút nhóm du khách này

đến Việt Nam nhiều hơn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là động cơ đi du lịch của khách du lịch LGBT

đến Việt Nam.

Khách thể nghiên cứu là khách du lịch LGBT quốc tế đang đi du lịch tại Việt

Nam hoặc đã đi hoặc chưa đi nhưng có ý định đi đang sinh sống ngoài Việt Nam.

Pham vi nghiên cứu

- Về không gian: Tác giả lựa chọn du khách LGBT tại đang đi du lịch tại ViệtNam và khách LGBT đã hoặc sẽ đi du lịch đến Việt Nam đang sinh sống ngoài lãnh

thổ Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Đối với đối tượng nghiên cứu định lượng tác gia tiến hành

khảo sát từ 01/6/2023 đến 30/6/2023

4 Câu hỏi nghiên cứu

Với mụch đích nghiên cứu trên, luận văn trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Động cơ đi du lịch đến Việt Nam của khách LGBT là những động cơ nào?

- Thứ tự tác động của các động cơ này đến việc đi du lịch đến Việt Nam như thế

- Lam thé nào dé thu hút nhóm khách này đi du lịch đến Việt Nam?

5 Dự kiên đóng góp của luận văn

Trang 15

Đóng góp về mặt lí luận

Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lí luận về động cơ du lịch, động cơ du lịch của

khách LGBT và du lịch LGBT Đồng thời, mô hình nghiên cứu động cơ du lịch củakhách LGBT đến Việt Nam mà tác giả đề xuất trên các nghiên cứu trước cũng làm

phong phú thêm mô hình lí thuyết về động cơ du lịch đặc biệt tại Việt Nam, một

trong những điểm đến yêu thích của khách du lịch quốc tế trong đó có khách du lich

Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra mức độ quan tâm đối với các động cơ dulịch của nhóm khách du lịch LGBT Đây là cơ sở để xây dựng sản phẩm du lịch,chương trình xúc tiễn du lịch đề thu hút nhóm khách này.

Ngoài ra, những động cơ có mức độ quan tâm thấp cần được nhìn nhận là những

điểm yếu cần khắc phục, nâng cao dịch vụ dé đáp ứng nhu cầu hợp lí của nhóm du

khách này.

Kết quả nghiên cứu cũng giúp các nhà hoạch định chính sách du lịch, quản lí nhà

nước, công ty du lịch có những chương trình cụ thể phù hợp với chức năng vàchuyên môn của mình dé đưa ra quyết sách nhằm thu hút nhiều hơn nữa nhóm dukhách LGBT dé đa dạng hoá nguồn khách gửi.

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ luc, luận văn

gồm có 5 chương chính sau:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về động cơ du lịch và du lịch LGBT

Chương 2 Cơ sở lí luận về động cơ du lịch và du lịch LGBT

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu

Chương 5 Thảo luận và khuyến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE ĐỘNG CƠ DU LICH

Florence hay là ngôi ở nhà xem ti vi? Tại sao lại Bali mà không phải là Acapulco

hay một nơi khác? Thậm chí, tại sao một số người không muốn di du lịch? Có phảihọ nghèo không hay là họ có lí do nào khác.” Chính từ câu hỏi này mà nhiều nghiên

cứu về động cơ du lịch ra đời (Crompton, 1979).

Các nghiên cứu về mô hình động cơ du lịch được manh nha từ đầu thập niên 70

của thé kỉ 20 và có thé được đánh giá thành ba giai đoạn Giai đoạn đầu, các học giảtập trung phân loại khách du lịch và tìm hiểu lí họ đi du lịch Các lí do này liên quanchủ yếu đến khía cạnh tâm lí Nỗi bật là nghiên cứu của Cohen, Plog năm 1972.Bước sang giai đoạn hai, các nghiên cứu tranh luận, phản biện về các nguyên nhâncụ thé liên quan đến các yếu tố tâm lí — xã hội như nhiên cứu của Dann vào năm

1977; McIntosh cùng năm; Cohen, Cromtop vào năm 1979 Giai đoạn cuối cùng là

sự phát triển cũng như phân tán, các nghiên cứu đa dạng hơn như nghiên cứu của

Maygo và Javis (1981), Iso-Ahola (1982), Pear (1982), Mansfiled (1992) va

Fodness (1994) Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trong giai đoạn này thiếu sự đồngthuận về các nỗ lực nghiên cứu liên ngành, đa chiều Do đó, Harril & Potts (2002)khang định lại một lần nữa là cách tiếp cận về khía cach tâm lí — xã hội phải bao

gồm yếu tố tâm lí bên trong và bối cảnh môi trường bên ngoài Hầu hết các nghiên

cứu trước đó xem nhẹ hoặc không bao gồm một trong các yếu tô nói trên.

1.1.2 Các mô hình lí thuyết phố biến

Trải qua quá trình phát triển của nghiên cứu về động cơ du lịch, nhiều mô hình

động cơ du lịch đã được đề xuất tương ứng với lí thuyết nghiên cứu tại bang 1.1.

Trang 17

Các mô hình lí thuyết này đã được thử nghiệm, trích dẫn và cũng có nhiều quan

điểm trái chiều Bảng dưới đây là thống kê các mô hình lí thuyết được trích dẫn

nhiều nhất theo số lượt trích dẫn.

Bang 1.1 Số lượng trích dẫn của một số lí thuyết động cơ du lịch pho biến

STT | Tác giả (năm) S0 Iuợt trích dân

đên 8/20181 Maslow ( 1943) 23.831

2 Crompton (1979) 3.523

3 Dann (1977) 1.662

4 Iso-Ahola (1982) 1.338

5 Cohen (1972) 9416 Plog (2001) 8297 Pearce (1988) 6978 Peare va Lee (2005) 678

Nguồn: Yousaf và cộng sự (2018)

* Mô hình của Maslow

Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia thành 5 cấp độ khác nhau: sinhhọc; an toàn; tinh cảm; uy tín và tự đổi mới Năm cấp độ này được chi thành 2nhóm Nhóm nhu cầu cơ bản gồm2 tầng cuối cùng: nhu cầu sinh học là các nhu cầuăn, uống, ngủ, nghỉ, tình dục và các nhu cầu bản năng tương tự phục vụ cho sinh tồncủa của con người; nhu cầu an toàn là nhu cầu được sống trong môi trường an toàndé thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả Nhóm nhu cầu bậc cao là ba bậc còn

Nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng lí thuyết này trong lĩnh vực du lịch dé nhận

biết được các nhu cầu khác nhau của khách du lịch và từ đó lí giải các hành vi du

lịch của họ.

Động cơ thoả mãn nhu cầu sinh học, du khách không chỉ đi du lịch để đáp ứng

nhu cầu tồn tại mà còn thưởng thức tính mới lạ, độc đáo trong âm thực địa phương.

Trang 18

Tương tự, dịch vụ lưu trú cũng mới lạ, khác biệt so với phòng ngủ ở nhà Tình dục

cũng là một ví dụ điển hình Một số quốc gia nổi tiếng với du lịch tình dục như Thai

Lan, Brazil, Tây Ban Nha, Colombia, Philippines, Hà Lan, Cam-pu-chia, Cộng hoà

Dominica Thủ đô Amsterdam của Hà Lan thu hút 4,63 triệu lượt khách quốc téhang nam va du lich tinh duc dong gop 5% GDP ctia quéc gia nay [74].

Dong co an toan, điểm đến chi có thé thu hút số lượng lớn du khách chỉ khi điểmđến đó có một môi trường an toàn, họ cảm thấy được bảo vệ từ bất kì mối lo ngại

nào trong thời gian lưu tại đây Hiển nhiên rằng, khi điểm đến thuyết phục đượckhách du lịch lựa chọn vì tính an toàn thì hình ảnh điểm đến càng được phô biến

Động cơ tình cảm, đó là động cơ được giao lưu, kết bạn với những người đến từcác nền văn hoá khác nhau Đây cũng là một mong muốn tạo dựng nhiều mối quanhệ trong cả đời sống cá nhân lẫn công việc vì vậy ngạn ngữ phương Tây có câu “

người lạ là một người bạn mà bạn chưa từng gặp mặt” Ngoài ra, tình cảm gia đình

cũng được thắt chặt hơn trong các chuyến đi du lịch.

Sau động cơ thứ 3 là động cơ uy tín, hay bản thân được tôn trọng Ở động cơ

này, du khách muốn gây ấn ượng vơi bạn bè và người thân qua số lần đi du lịch, và

các kiến thức họ thu lượm được Khi đó họ cảm thấy bản thân được nâng nên một

vị thé mới Cuối cùng là động cơ tự đổi mới Khách du lịch nhân thấy rằng qua các

hoạt động du lịch thì họ cải thiện, nâng cao được nhiều kĩ năng như team builing,học nấu ăn, làm thủ công mà trước giờ họ chưa từng thực hành Ngoài ra nhữngđóng góp cho xã hội như hoạt động thiện nguyện cũng giúp quá trình đổi mới bảnthân có nhiều mặt tích cực như trân trọng giá trị cuộc sống và bài học đạo đức, bảo

vệ môi trường

* Mô hình của Compton

Sau khi thực hiện 39 cuộc phỏng vấn phi cấu trúc với các nhóm khách ở những

lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau, Crompton rút ra kết luận có 9 động cơ du lịchđược chia thành hai nhóm Nhóm thứ nhất là động cơ tâm li- xã hội gồm bay động

cơ thoái khỏi môi trường sống té nhạt, khám phá và tự đánh giá ban thân, thư giãn,

địa vị xã hội, hoài niệm, cải thiện môi quan hệ ( gia đình, bạn bè), gặp gỡ bạn mới.

Trang 19

Nhóm hai là nhóm văn hoá bao gồm mới lạ và giáo dục ( hiểu biết hơn về điểm

đến) Trong khi nhóm một, động cơ đây, liên quan đến cá nhân nhiều hơn thì nhóm

hai , động cơ kéo, có phần liên quan đến các đặc tính của điểm đến.

* Mô hình Day Kéo của Dann (1977)

Dann (1977) cho răng động cơ du lịch chịu ảnh hưởng của động cơ kéo và đầy.Đặc biệt là Động cơ day trong nghiên cứ của ông chính là sự phi quy tắc ( anomie)của bối cảnh xã hội dẫn đến nhu cầu muốn thoát khỏi thực tại va khang định địa vịxã hội (ego-enhancement) Còn động cơ kéo là những đặc tính của điểm đến thu

hút khách du lịch Trước và sau Dann cũng có một số nghiên cứu dựa trên lí thuyết

đây kéo này.

Bảng 1.2 Các mô hình Động cơ kéo - day trong các nghiên cứu ban đầuTác giả Động cơ Đây Động cơ Kéo

Gray (1970) Mong muốn đi du lịch đến nơi nào

đó khác với nơi hiện tại sinh sống

Dich vu, tién nghi cua diém

đến mà ảnh hưởng đến lựa

chọn điểm đến (Sunlust)

Dann (1977)Mong muốn thoát khỏi cuộc sống

hàng ngày (Anomie) và dia vi xã

Đặc tính hấp dẫn điểm đến,

cơ hội giao lưu văn hóa tại

hội (Ego-enhancement) đị phương, tài nguyên điểmđến

Crompton(1979) | Thoát khỏi cuộc sống hiện tại,tự | Mới lạ tại điểm đến, văn

khám phá, nghỉ dưỡng, quan hệ xã | hoá bản địahội, cải thiện tình cảm

IsoAloha Tiềm kiếm va trốn tránh (1982)

-Nguồn: Tác giả tự tong hop

* M6 hình Tìm kiếm - Tron tránh ( Iso-Aloha, 1982)

Iso-Aloha đề xuất mô hình động cơ du lịch vào năm 1982 dựa trên các nghiên

cứu của mình về nghỉ dưỡng Theo đó, có hai động cơ chính đồng thời ảnh hưởngđến hành vi nghỉ dưỡng của du khách đó là tìm kiếm và trốn tránh trong chiều kíchcá nhân và liên cá nhân Bốn miền động cơ được thể hiện cụ thể hoá như sau(Snepenger et al., 2006) Miền Tìm kiếm cá nhân: Nói cho người khác về những trải

Trang 20

nghiệm của mình; Cảm thấy hạnh phúc với bản thân; Trải nghiệm điều mới lạ mộtmình Tìm kiếm liên cá nhân gồm có Du lịch cùng người có chung sở thích; Gặpbạn mới; Gắn kết mối quan hệ gia đình/ bạn bè Trén tránh cá nhân gồm có Thoátkhỏi môi trường sống hàng ngày; Thay đổi nhịp sống thường ngày; Vượt qua những

cảm xúc tiêu cực Trén tránh liên cá nhân là Tránh xa những người làm phiền mình;

Thoát khỏi môi trường sống và làm việc căng thăn; Tránh giao lưu với người khác.Tuy nhiên, theo Hsu & Huang ( 2008), mô hình này chủ yếu dựa vào động cơ nghỉdưỡng vì họ cho rằng du lịch là một hoạt động nghỉ dưỡng trong khi đó điều này

phải được hiểu ngược lại; hơn nữa, du lịch bao gồm nhiều hoạt động khác Như

vậy, mô hình này chưa day đủ dé đánh giá động cơ du lich

* Mô hình của Cohen 1972

Cohen (1972) phân loại khách du lịch thành bốn nhóm dựa trên mối tương quangiữa khách du lịch — doanh nghiệp du lịch - điểm đến: khách du lịch đại chúng đoàn

trọn gói (organised mass tourist), khách du lịch đại chúng cá nhân (the indivual

mass tourist), khách du lịch tự khám phá ( the explorer) và khách du lịch bụi ( the

drifter) Hai nhóm đầu được xếp vào nhóm du khách phụ thuộc vào công ty du lịch.Nhóm còn lại là nhóm không phụ thuộc Nhóm phụ thuộc đi du lịch không muốn

tương tác với văn hoá bản địa và tìm kiếm sự tương đồng tại nơi họ sinh sống Trái

lại nhóm không phụ thuộc thì họ đi du lịch với động cơ tìm cái mới lại so với nơi họ

sinh sống, giao lưu với văn hoá tại điểm đến Tuy nhiên, mô hình lí thuyết này cũnggặp khá nhiều chỉ trích vì chi phân tích mỗi khía cạnh tam lí chủ quan mà chưa đềcập đến các yêu tố môi trường xã hội xung quanh và xem như là tương tác hành vi

Trang 21

phân loại người được phỏng vấn thành hai nhóm Nhóm một là những hành ngườicó xu hướng ít di chuyền, lo sợ, không kiểm soát được cảm xúc về những điều

không may mắn trong cuộc sống Ông gọi nhóm này là Hướng nội (Psychocentrism), nhóm ít di chuyển bằng đường hàng không Nhóm thứ hai là

nhóm người thích di chuyên, ưa mạo hiểm nên được gọi là nhóm Hướng ngoại (

Allocentrism) Mô hình này nhanh chóng được trích dẫn lại trong các sách giáo

trình cho ngành du lịch và được mở rộng ra để đánh giá vòng đời của một điểm đếndu lịch Tuy nhiên nhiên, Getz (1986) cho rằng mô hình chỉ mô tả bên ngoài hoàn

toàn Nó không chứng mình là tại sao các nhóm khách này được phân loại như vậy.

Smith (1990) cũng chứng minh rằng mô hình này không giải thích được mối quanhệ giữa tính cách với sư lựa chọn Kết qủa nghiên cứu của ông cho thấy du kháchđược khảo sát đến từ Pháp, Nhật Bản, Tây Đức, Anh, Thuy Sĩ, Singapore và

Hongkong có từ 170 đến 240 điểm đến yêu thích khách nhau Tóm lại, mô hình này

chỉ dựa trên phân loại khách du lịch dựa trên tính cách mà chưa xem xét đến các

yếu tô bên ngoài như xã hội, văn hoá

*Mô hình của Pearce

Pearce (1982) cho rằng mô hình bậc thang nhu cầu của Maslow là một khung

hop lí dé giải thích động cơ du lịch Mô hình này được ông đặt tên là TCL ( TravelCareer Ladder - Bậc thang trải nghiệm du lịch ) TCL là sự tổng hợp của các yếu tốttâm lí cũng như xã hội, và nó cũng bao gồm nhiều động cơ là nguyên nhân của hành

vi du lịch, động co dai han Hơn nữa, mức độ trải nghiệm du lich tỉ lệ thuận với bậc

thanh nhu cầu Điều này có nghĩa là khách du lịch dày đặn kinh nghiệm thì các

động cơ du lịch theo bậc thang nhu cầu cũng tăng dần và ngược lại Nhiều nghiên

cứu sau này của ông cũng dựa trên bậc thang này.

Pearce (2002) và các nghiên cứu năm 2003, 2005 đưa ra môt hình mới là TCP

phân loại các nhóm động cơ thành các mức độ quan trọng khác nhau dựa trên một

hình vuông đồng tâm có các lớp động cơ mức độ quan trọng nhất là tâm và ít quantrọng nhất là lớp ngoài cùng.

10

Trang 22

1.2 Du lịch LGBT

Tên gọi “Du lịch LGBT — LGBT tourism” trong các nghiên cứu trước đây còn

nhiều điều cần bàn luận khi dùng cụm tir này là từ khoá Nhiều tác gia sử dụng khái

niệm “gay tourism ( du lịch đồng tính), cụm từ này bao hàm “đồng tính nam” và“đồng tính nữ” như trong nghiên cứu của Chawansky (2016), Therkelsen và cộng

sự (2013), hoặc cả các bản dạng giới khác nhưng trong nghiên cứu của Markel vaTomsen (2010), Ro và công sự (2013) Hughes (2006) gọi là “Pink tourism — Du

lịch màu hồng” từ trại hồng giam cầm các phạm nhân đồng tính trong thời kì Đức

Quốc Xã năm quyền tại Đức Còn tại Nam Phi, Tebje (2004) gọi loại hình du lịch

LGBT là “Queer tourism” Như vậy với các tiếp cận “Tất cả trong một - all in

one”, xu hướng chung của thế giới khi nghiên cứu cứu về du lịch LGBT Tác giả sử

dụng những từ khoá nói trên ( cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt) để xây dựng tổng quan

nghiên cứu.

1.2.1 Xu hướng của du lịch LGBT

UNWTO (2012) nhận định rằng khách du lịch LGBT tiếp tục đi du lịch như cáckhách khác thay vì phải che giấu xu hướng về giới Một số điểm đến thu hút ngàycàng nhiều nhóm khách này là Lisbon ( Bồ Đào Nha), Bangkok ( Thái Lan),

Barcelona ( Tây Ban Nha), Amsterdam ( Hà Lan) Nhóm khách này cũng đặc biệt

quan tâm đến các điểm đến cho cưới hỏi và tuần trăng mật Với sự phát triển củacông nghệ, các cặp đôi đồng tính giờ có thể có con và họ cũng đi du lịch như các

cặp đôi di tính khác UNWTO (2017) bổ sung thêm các xu hướng mới Thứ nhất,

các ứng dụng hẹn hò trực tuyến cũng tác động đến lựa chọn điểm đến và động cơthúc đầy đi du lịch của nhóm khách này Ví dụ tại thị trường Trung Quốc, ước tính

khoảng có 65 triệu người LGBT, sức mua của nhóm này ước tính khoảng 470 tỷ đôla Mĩ một năm Các ứng dụng hen hò mà LGBT tại đây ưa chuộng là Blued, Zank,

Aloha, Rela và Lesdo Trong đó, Blued và Zank đã tổ chức tour dành riêng cho

khách du lịch LGBT tới Bangkok, Vancouver và San Francisco Thứ hai là khách

du lịch LGBT thế hệ Y ( những người sinh từ đầu những năm 80 đến giữa thập niên90 của thế kỉ trước) nổi lên Đây là thế hệ lớn lên trong kỉ nguyên Internet ở mọi nơi

11

Trang 23

vì vậy khi đi du lịch họ muốn được kết nối liên tục qua các mạng xã hội, và họ cũng

sử dụng thành thạo các công cụ trực tuyến cho chuyến đi của mình Cuối cùng,nhóm khách chuyền giới cũng đã được chú ý Quyền được xác định lại giới tính đã

được nhiều quốc gia ghi nhận trong đó có Việt Nam.

Đồng quan điểm với UNWTO (2012, 2017) về xu hướng du lịch LGBT trongtương lai là du lịch của gia đình LGBT và du lịch kết hợp hôn nhân và trăng mật,

CBI còn cho thay sự nổi nên của nhiều điểm đến tại các quốc gia khu vực Mĩ - Latinh Những điểm đến này thu hút nhiều khách du lịch LGBT bởi vì hôn nhân đồng

tính được công nhận Argentina là quốc gia đầu tiên trong khu vực hợp háp hoá hôn

nhân đồng tính vào năm 2010 sau đó là các quốc gia như Brazil, Colombia, Ecuadorvà Uruguay Tại những quốc gia này điều tổ chức nhiều các sự kiện dành cho dukhách LGBT Tuy nhiên, một số quốc gia như Chile, Bolivia, Guyany được xếp vào

nhóm những nước kém thân thiện với du khách LGBT.

1.2.2 Cung của du lịch LGBT

1.2.2.1 Sản phẩm du lịch LGBT

Sản phẩm và điểm đến đã đa dạng hoá Trước kia, khái niệm điểm đến cho kháchđồng tính (chủ yếu là nam) xuất hiện ở các thành phố lớn, bãi biển ở Bắc Mỹ vàchâu Âu, nơi tập trung nhiều nhóm khách này Tuy nhiên, với sự tiến bộ của côngnghệ thì cộng đồng LGBT gặp gỡ nhau trực tuyến và thường xuyên hơn Các địađiểm đón tiếp họ chọn cũng đa dạng hơn như quán bar, nhà hàng và đặc biệt lànhững nơi mà các cá nhân LGBT làm chủ sở hữu Một số điểm đến đã tiên phongchào đón cách khách du lịch LGBT qua các chiến dịch như #NecesitamosMasBesos( Chúng ra cần nhiều những nụ hôn) của một số đại lí du lịch ở Mexico năm 2016,

#LoveTravels bởi tập đoàn Marriot tại Hoa Kỳ năm 2014 và chiến dịch truyền

thông tại bang Virginia (Hoa Kỳ) Virginia for Lovers ( Virginia, điểm đến chonhững đôi uyên ương) Mục đích của tất cả những chiến dịch này là nhằm nâng caonhận thức của mỗi người về LGBT và sự hiện diện của họ là những điều bình

thường trong xã hội Một số sản phẩm mới dành riêng cho nhóm khách này như

tuần lễ trượt tuyết, tuần lễ phim, lớp học lướt sóng ở Brasil, tour chuyên biệt tại

12

Trang 24

Machupichu (Peru) và lớp học yoga tại Thái lan, nhiều sản phẩm được thiết kế bởichính người trong cộng đồng LGBT Tat cả dé hướng tới mục tiêu cuối cùng là thu

hút du khách LGBT (UNWTO, 2017).

Theo Phòng Thương Mại về cộng đồng LGBT+ tại Canada (CGLCC) trong tài

liệu Bộ kĩ thuật về định hướng thị trường và phát triển du lịch LGBT+ phát hànhnăm 2020, sản phâm du lịch cho nhóm khách này cần phản ánh được tính LGBT.

Dựa vào đó, t6 chức gợi ý một số sản phẩm như sau:

- _ Sự kiện lễ hội: tuần hành Pride ( Tự hào), trượt tuyết, lễ hội điện ảnhhay âm thực

- _ Trải nghiệm thực tế với người thuộc cộng đồng LGBT địa phương với

- Các lễ hội, sự kiện, trải nghiệm hay chương trình mà hướng tới cộng

đồng LGBT như Triển lãm du lịch gia đình (Family Travel Expo) với mục Bồ

Mẹ tự hào ( Proud Parents) trong đó bán các chương trình du lịch trọn gói cho

khách GLBT

Nguyễn Thu Thuỷ và cộng sự (2013) trong báo cáo của UNWTO (2017) cũng đềxuất một số sản phâm cho khách du lịch LGBT Đầu tiên, mặc dù các sản phẩm dulịch cho cộng đồng này có thé giống với sản phẩm cho khách du lịch di tính nhưngchúng cần phải thân thiện thiện với động đồng LGBT, khách du lịch di tính tham

gia thì cần phải thấu hiểu va chia sẻ N goài ra, du lịch biển cần được trú trọng, đặc

biệt là nơi có nhiều bãi biển đẹp như Duyên Hải Nam Trung Bộ Cuối cùng, doanhnghiệp du lịch nên thiết kế các sản pham du lịch hỗ trợ cộng đồng, hoặc cộng đồngLGBT được tham gia vào sản phẩm du lịch làm tăng tính hấp dẫn và giá trị tăng

thêm của của sản phâm.

13

Trang 25

1.2.2.2 Không gian đành riêng cho LGBT

Ivy (2001) gọi không gian dành riêng cho cộng đồng LGBT là “đấu trường giảitrí — leisure arena” vì không gian này là nơi giao lưu, kết bạn, giải trí cho cộng đồng

này, noi ma họ cam thay được là chính mình, không chịu áp lực bởi các định kiến,

phân biệt Không gian này rất đa dạng về hình thức cũng như phạm vi, từ nhữngquán bar, câu lạc bộ đêm đến phòng tắm xông hơi, tiệm mua săm, khu dân cư cũng

như một số nơi công cộng như đường phó, công viên (Hindle, 1994) Nói cách khácnhững không gian này là nơi thân thiện với cộng đồng LGBT.

Một trong những động co đây của du khách LGBT là thoát khỏi môi trường di

tính và thể hiện bản thân và xu hướng tính dục thì những không gian dành riêng nàychính là nơi đáp ứng nhu cầu này ( Hughes, 2002, Haslop et al., 1998; Herrera &

Scott, 2005, Fimiani 2014 Không gian nay không chỉ gói gon trong những không

gian kín mà nhưng không gian mở như các sự kiện hay lễ hội như sự kiện thê thao,

các cuộc diễu hành Tự hào ( Pride parade ) vào tháng 6 hàng năm ở nhiều quốc gia

trên thế giới (Markwell & Waitt, 2009; Stella 2013, Adams, 2014), hội nghị hội

thảo, triển lãm (UNWTO, 2012).

Phố Silom tại Bangkok, Thái Lan là một ví dụ của không gian dành cho LGBT.

Tại phố này có có hàng trăm quán bar, câu lạc bộ đêm, rạp hát ( biểu diễn Ladyboy

show - show do người chuyền giới biểu diễn) đặc biệt là tại ngõ 2, ngõ 4 ( Soi 2,Soi 4 — trong tiếng Thái) Đây là nơi thu hút nhiều khách du lịch không chỉ thuộccộng đồng LGBT mà còn dị tinh cũng đến dé thoả trí tò mò Tác giả luận văn cũngđã đến khu vực nói trên và quan sat thấy sự náo nhiệt và lạ so với Việt Nam.

Tuy nhiên quan điểm của các học giả về vai trò của không gian riêng cho cộng

đồng LGB còn có hai luồng quan điểm trái chiều Nhóm tác giả ủng hộ thì cho rang

những không gian này đem lại cảm giác thuộc về một cộng đồng, từ đó có cảm thứcvề tiếp thêm sức mạnh hay trao quyền bởi họ thấy được chấp nhận, có cảm giác antoàn và thoải mái như ở nhà (Myslik, 1996) Ngoài ra, nhiều khách du lịch chưa xác

định được xu hướng tinh dục của minh ( queer tourists) có xu hướng đến những

điểm đến du lịch dành cho khách đồng tính, nơi mà họ có thể tìm thấy những du

14

Trang 26

khách cùng điểm chung bởi vì họ không tìm thấy sự đồng cảm và sẻ chia tại chínhnơi mình sinh sống (Howe, 2001) Hơn nữa, những không gian này còn nơi mà

cộng đồng LGBT thể hiện sự đoàn kết trong các cuộc đấu tranh quyền cho chính

bản thân mình, chính quán bar Stone Wall là minh chứng hiện hữu nhất cho điềunày Tuy nhiên, Blichfeldr et al (2012) cho rằng không phải tất cả những người

LGBT đều muốn đến không gian dành cho LGBT ở nơi họ sinh sống cũng như khi

di du lịch Hughes (2006) chỉ ra rang nhiều người LGBT tránh những không giannày khi họ đi du lịch vì không muốn đến thành phố của người đồng tính

(homometropolis) Một số khách du lịch LGBT cho răng không gian này đã mat đi

ý nghĩa nguyên bản là nơi thảo luận hội họp cho các hoạt động ủng hộ cho cộngđộng LGBT mà đã trở nên chi là nơi giải trí (Kantas, 2002) Một trong những

nguyên nhân không gian này không còn cần thiết nữa là do sự phát triển của mạng

internet nên các người đồng tính hẹn hò online mà không cần phải đi xa (Ruting,

2008) Ngoài ra, Browne and Bakshi (2011) cho rang chính không gian cho cộng

đồng LGBT đã cô lập chính cộng đồng này bởi vì các hoạt động chỉ co cụm trong

một không gian nhất định Nó giống như một nhà tù thu nhỏ Trong khi có nhiềukhông gian đón tiếp cả nhóm đồng tính và dị tính một cách bình đăng thì không có

lí do nào cần không gian riêng cho nhóm đó.

1.2.3 Cầu của du lịch LGBT

1.2.3.1 VỀ sức mua

UNWTO và IGLTA đã có báo cáo vào năm 2012 (UNWTO, 2012) chỉ ra sức

mua của cầu du lịch LGBT Cộng đồng này được ví von với cái tên khá lãng đồng đô la màu hong ( Pink dollars) Nhóm khách du lịch LGBT đã góp phan đáng

mạn-kế trong doanh thu tại nhiều quốc gia Ví dụ, công ty CMI có trụ sở tại San

Francisco ước tính, du lịch LGBT đóng góp khoảng 65 tỷ đô la Mỹ chỉ riêng tại

Hoa Ky; ở mức độ quy mô toàn cau, công ty Out Now Consulting có trụ sở tại HàLan, quốc gia đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính vào năm 2001, ước tinh du

lịch LGBT đóng góp khoảng 165 tỉ đô la trong năm 2012.

15

Trang 27

Thị trường du lịch LGBT tại châu Âu cũng là một thị trường đầy hứa hẹn Theo

báo cáo cua CBI [79], co quan trực thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, khoảng 5,9% dân

sô châu Âu thuộc cộng đồng LGBT Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn vì

gan 10% dân số châu Âu cũng không nhận mình là dị tính Ngoài ra, tong giá trị thị

trường của du lịch LGBT đạt trên 196 tỉ Euro vào năm 2018 Day là một trong

những thị phần lớn nhất của thị trường du lịch Dẫn đầu trong thị phần này là châuÂu với khoảng 64,9 tỉ Euro với mức tăng trưởng 1,5%/ năm Khu vực Bắc Mĩ xếp

bị trí thứ hai với 56,8 tỉ Euro và mức tăng trưởng 1,9% / năm.

Cũng theo CBI, các thị trường đồi dào khách du lịch LGBT là Đức, Tây Ban

Nha và Anh vì các nước này có tỉ lệ dân số thuộc cộng đồng LGBT cao, lần lượt là

7,4%, 6,9% và 6,5% Mức chỉ tiêu cho du lịch của khách LGBT tại các quốc gia

trên cũng tăng dan được minh hoa bởi biéu đồ dưới đây.

10 10.610 9

Trang 28

Chen (2020) nhận thấy rằng hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào khu vực các

nước phương Tây (86,4%) và nhóm khách LGBT đến từ các quốc gia này trong khicác khu vực khác như Châu Á (9,1%), Châu Phi còn bỏ ngỏ Các nghiên cứu tập

trung vào khía cạnh Cầu như hành vi, sự thoả mãn, nhận thức, thái độ, sở thíchtrong khi nghiên cứu về khía cạnh Cung như các không gian dành cho LGBT còn

hạn chế Cuối cùng, nhóm khách đồng tính nam là đối tượng được nghiên cứu nhiều

nhất (36,4%), các nhóm sau: đồng tính nữ, chuyền giới và Q (Queer) chỉ có một bàinghiên cứu, chiếm (4,5%) Tương tự, Ong et al (2020) đã nghiên cứu lại những bàinghiên cứu về du lịch LGBTQ+ trong nhóm Q1 và Q2 trên Scimagoc cho thấy cácnghiên cứu ở các nước phương Tây nói tiếng Anh vẫn chiếm ưu thế Hướng nghiên

cứu cũng dịch chuyên theo thời gian Giai đoạn 1995-1999, chủ đề của các nghiên

cứu là đồng tính nam và các khía cạnh về sức khoẻ tinh dục ( đại dịch AIDS vẫncòn hoành hành), trong khi đó thị thường du lịch là mối quan tâm chính trong giađoạn 2000-2004 Bước sang giai đoạn mới 2005-2009, nghiên cứu về đồng tính nữ

mới được dé mắt đến, một số nghiên cứu tập trung vào xu hướng giới và không gian

dành cho LGBT Trong khi giai đoạn 2010-2014 chủ dé các nghiên cứu giống giađoạn trước thì chuyên giới, nhận diện giới và sự kiện là các vấn đề nghiên cứu chủ

đạo trong gia đoan 2015-2019 Thêm vào đó, đa số các nghiên cứu vẫn tập trung

vào khía cạnh cầu chủ yếu là trải nghiệm cá nhân và hành vi tiêu dùng.1.2.3.3 Đặc điềm nhân khẩu học

Khách du lịch LGBT, đặc biệt là đồng tính, được cho là nhóm khách có khả năng

chi trả cao so với các nhóm khách di tính (Golding, 2003; Hughes, 2003) Công ty

Community Marketing (2014) ước tính rằng du khách LGBT chỉ tiêu khoảng 100 tỷ

đô la Mỹ một năm chỉ riêng tại thị trường Hoa Kì Hơn nữa, du khách LGBT

thường là khách trí thức và không có nhiều vấn đề về gia đình như con nhỏ so với

nhóm người di tính ( Gluckman & Reed, 1997; Golding, 2003; Hughes, 2003, 2005,

Kahn & Mulryan, 1995) Các nghiên cứu này đều cho rang nhóm khách trên chi

tiêu nhiều vì họ sống với phong cách DINKs ( Double income, no kids — thu nhập

gâp đôi và không có con cái) Quan điêm này cũng được nhiêu học giả ủng hộ như

17

Trang 29

Hughes & Dutsch (2010), Vorobjovas-Pinta & Hardy(2014), Ong et al (2020) Tuy

nhiên, Badgett (1997) và Capenter (2004) chi ra rang ho cũng phải đối mặt với gánh

nặng tài chính như những cặp đôi dị tính khác trong bối cảnh khoa học kĩ thuật về ytế phát triển dẫn đến các cặp đôi LGBT van có thé có con như bình thường và họ

cũng có xu hướng nhận con nuôi Phần này sẽ được trình bày chỉ tiết tại Chương 2.

1.2.3.4 Hành vi tiêu dùng

Nguyễn Thu Thuỷ và cộng sự (2013) đã nghiên cứu về hành vi tiêu dùng củakhách du lịch LGBT Bắc Mỹ và Việt Nam phát triển sản pham đặc thù cho cả hainhóm khách này đã chỉ ra những luận điểm sau Thứ nhất, phần lớn nhóm khách

này tự lên chương trình du lịch thay vì qua các đại lí Thứ hai, họ đi du lịch với mục

đích nghỉ dưỡng, thư giãn là chủ yếu, tương tự như các nhóm du khách thôngthường Thứ ba, trong khi nhóm Bắc Mỹ thường lui tới các quán bar, hộp đêm cho

các hoạt động giải trí thì nhóm Việt Nam chọn rạp chiếu phim Cuối cùng các sản

phẩm tour du lịch thì đa dạng như tham quan ngắm cảnh, âm thực và các điểm du

lich thân thiện với khách LGBT.

1.2.4 Động cơ du lịch của khách du lịch LGBT

Các nghiên cứu trước tập trung vào nhóm đối tượng khách đồng tính nam là chủ

yếu Cliff & Forrest (1999) cho rằng có 3 động cơ chính là tình dục và mô trường

sống; văn hoá và cảnh quan tự nhiên; thư giãn và nghỉ dưỡng Các nghiên cứu của

Cliff & Wilkins (1995), Hughes (1999), Melian -Gonzalez et al (2011) va

Mendoza (2013) cũng có kết quả tương tự Sau đó một số động co được bổ sung đó

là tương tác với xã hội, phám phá bản thân, hoàn thiện bản thân, thoát khỏi cuộc

sống thường nhật (Hughes, 2006; Monterrburio, 2009; Pritchard et al., 1998; Waitt

& Markwell, 2006) Thêm vào đó là các động cơ thé hiện xu hướng tinh dục, kết

bạn với người cùng nhóm, an toàn, thoát khỏi môi trường phân biệt đối xử

(Graham, 2002; Holcomb & Luongo, 1996).

Một trong những kết luận phố biết nhất về động cơ du lịch của khách đồng tínhnam, nữ đều liên quan đến việc tìm kiếm tình dục và bạn đồng hành (Hughes, 2003;Hughes, 2006; Monterrubio, 2009) Hai động cơ này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố

18

Trang 30

như độ tuổi, tình trạng hôn nhân, lựa chọn điểm đến, thé hiện ban dạng giới và mức

độ cởi mởi về tính dục của họ đối với người xung quanh Tuy nhiên, nhiều nghiêncứu cũng chỉ ra động cơ đi du lịch của khách du lịch đồng tính cũng giống nhóm du

khách di tính ( Cliff and Forrest, 1999; Prichard et al., 2000; Ivy, 2001; Visser,2003, Hughes, 2005; Therkelsen et al., 2013; Monterrubio et al., 2020).

Củng có và xây dựng nhận dạng giới là hai động co đi du lịch chính của khách

LGBT được Holcomb and Luogo, 1996; Hughes, 1997; Hughes, 2003; Hughes,

2006; Monterrubio et al., 2007) Ngoài ra, Poria và Taylor (2002) bé sung rangkhách du lịch đồng tính đi du lịch như là một cách để hình thành quá trình “bước raánh sáng” (come-out) Điều này cũng tương tự các nghiên cứu của Gramham(2002)

va Waitt và Markwell (2014).

Nghiên cứu hiếm hoi nhất về khách du lich nữ chuyên giới (transgender women)

của Monterrubion et al (2020) chỉ ra rằng, động cơ du lịch của nhóm khách này

không phải là tìm kiếm tình duc, khang định lại bản dạng giới hay kết ban với

những người chuyển giới nữ khác Khi đi du lịch họ được nhìn nhận như là một phụ

nữ bình thường và động cơ du lịch của họ đa dang từ gan kết gia đình, thăm thân va

khám phá những nền văn hoá mới Monterrubion kết luận rằng, đối với họ, văn hoá,

âm thực và tự nhiên là ba động chơ kéo chính của điểm đến, và yếu tố quan trọng

nhất là sự an toàn của điểm đến

Khi nghiên cứu vé các cặp đôi đồng tính nữ, đặc biệt cặp đôi có con, Therkelsonat al (2013) nhận thay những cặp đôi này không muốn đến không gian dành riêngcho LGBT và cũng không muốn tìm kiếm tình dục Các nhu cầu và động cơ du lịchcủa họ giống các bà mẹ dị tính, và họ cũng có những đặc điểm giống các “ông bố bà

mẹ” khác vì họ đi du lịch với con cái Ngoài ra quốc tịch cũng là một trong những

yếu tố tao nên sự khác biệt trong cộng đồng LGBT mặc dù họ cùng giới Khách dulịch đồng tính nữa Trung Quốc đi du lịch để xả stress mà họ chịu đựng từ gia đìnhvà môi trường làm việc và họ mong mén dùng các sản phẩm du lịch dành riêng chođồng tính nữ (Chen & Liu, 2011) Trong khi đó khách du lịch đồng tính nữ đến từ

19

Trang 31

quốc gia phương Tây quan tâm đến tự nhiên, động vật hoang dã và cung đường

trekking mới lạ ( Weeden et al., 2016).

Môi trường xã hội tại nơi sinh sống cũng hình thành nên động co du lịch của dukhách LGBT Khách du lịch đồng tính nam chưa công khai có xu hướng đi du lịchđến nơi xa lạ và thân thiện với họ dé ho tự tin là chính mình bởi vì môi trường sống

của họ còn quá khắt khe và bảo thủ (Vorobjovas-Pinta & Hardy, 2016) Tương tự,

du khách LGBT mang quốc tịch Trung Quốc đến Bangkok (Thái Lan) có động cơchính là thể hiện bản thân vì môi trường xã hội tại Trung Quốc còn khá bảo thủ và

chính sách một con đã khiến nhiều người đồng tính nam chịu áp lực lập gia đình,

nối đõi tông đường (Subyubon et al., 2022).Khoảng trống nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở cho tác giả nghiên cứu về động cơ dulịch của khách du lịch LGBT Tuy nhiên còn một số khoản trống còn bỏ ngỏ.

- Viét Nam thu hút gần 18 triệu lượt khách quốc tế vào năm 20109 Tuynhiên, việc phân loại khách vẫn chỉ dựa trên quốc tịch mà chưa trú trọng đếnkhách chuyên biệt nói chung và đa dạng về giới nói riêng và các động cơ dulịch có liên quan Hiện nay, trong số tài liệu mà tác giả có được, chưa có

nghiên cứu nào về động cơ du lịch của khách LGBT đến Việt Nam.

- Điểm đến nghiên cứu vẫn tập trung chủ yếu tại các nước phương Tây,

mặc dù một số quốc gia châu Á cũng có quan điểm khá cởi mở đối với cộng

đồng này trong đó có Việt Nam.

Đây là những phần khuyết lớn mà luận văn muốn lap trống một phan nào.

20

Trang 32

TIỂU KET CHUONG 1

Nội dung chương | đã trình bày tổng quan về động cơ du lịch bao gồm lịch sử

nghiên cứu, các lí thuyết tiêu biểu về động cơ du lịch Lịch sử nghiên cứu về động

cơ du lịch được bắt đầu từ năm 1945 với tháp nhu cầu Maslow và dần được các nhàtâm lí hoàn chỉnh hơn Trong các thuyết nghiên cứu về động cơ du lịch thì thuyết

của Dann (1977) nổi trội hơn cả vì thuyết này bao gồm cả yếu tô day — kéo, bên

trong- bên ngoài của du khách Hơn nữa, một số nội dung khái quát về du lịchLGBT, cung và cầu trong thị trường du lịch này, và quan trọng nhất là các nghiên

cứu về động cơ đi du lịch của khách du lịch LGBT cũng được trình bày trong luận

văn Đặc biệt từ việc nghiên cứu cung cầu của thị trường du khách này, tác giả luậnvăn thay được đây là một thị trường day tiềm năng, và là một hướng đi mới dé đa

dạng hoá thị trường gửi khách đến Việt Nam Sau hết, tác giả thấy được khoảng

trống nghiên cứu làm tiền đề cho nghiên cứu của luận văn Đó là các nghiên cứu về

du lịch LGBT nói chung và động cơ di du lịch của khách LGBT nói riêng còn hạn

chế tại châu Á và Việt Nam Chính vì các lẽ trên mà tác giả luận văn chọn dé tài “

Động cơ đi du lịch đến Việt Nam của khách du lịch LGBT”.

21

Trang 33

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE ĐỘNG CƠ DU LICH VÀ DU LICH

2.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1 Du lịch LGBT

Khái niệm du lịch LGBT theo định nghĩa của Hiệp hội lữ hành quốc tế về đồng

tính nam nữ, IGLTA ( International Gay Lesbian Travel Association) trong báo cáo

toàn cầu về du lich LGBT 2017 (UNWTO, 2017), du lich LGBT là các hoạt độngva san pham dich vu du lich cho khách du lich LGBT, vi dụ như tuần trang mat, 1écưới cho các cặp đôi đồng tính; lưu trú, tour du lịch chỉ dành riêng cho các cặp đôinày Trong bối cảnh khác thì đó có thé là điểm đến, nhà cung cấp dịch vụ như hãnghàng không, chuỗi khách sạn đảm bảo rằng khách du lịch LGBT được chào đón và

tôn trọng Theo tác giả đây là góc nhìn từ cung du lịch.

Từ phía cầu du lich, Meyer (2003) cho rang đu lịch LGBT là một dạng thức của

du lịch ở đó khách du lịch LGBT muốn thoát khỏi các định kiến, phán xét về xuhướng tình dục cua họ Tương tự Ginder va Byun (2015) cũng nhấn mạnh rằng sự

phân biệt đối xử và định kiến ngày càng nhiều trên phạm vi toàn cầu với cộng đồng

LGBT và du lịch đóng một vai trò quan như thế nào trong việc loại bỏ tình trạng

này Đây chính là lí do tại sao khách du lịch LGBT muốn có cơ hộ thoát ra khỏinhững áp lực xã hội, tôn giáo và pháp lí và thê hiện, công khai xu hướng tính dục vànhận diện giới mà không phải lo lắng về những hạn chế trên (Monterrubio, 2018).Herrena & Scott (2005) và Hughes (2002) đồng ý rằng du lịch LGBT là một cơ hộicho các cá nhân LGBT thể hiện bản than trong một môi trường thân thiện, chao đónmà các định kiến về họ ở mức độ ít nhất có thể.

Như vậy, từ hai góc độ cung và cầu, tác giả luận văn đề xuất khái niệm du lịch

LGBT là các hoạt động, sản phẩm du lịch mới lạ dành cho khách du lịch thuộccộng đồng LGBT thoả mãn các nhu cau thưởng thức, trải nghiệm khám phá trongmột thời gian và không gian nhất định.

2.1.2 Khách du lịch LGBT

2.1.2.1 Khái niém LGBT

Dựa trên xu hướng tính dục, nhóm người không có xu hướng tính dục di tính

được chia thành các nhóm nhỏ sau (ILO, 2022) và đây cũng chính là định nghĩa

khoa học của các nhóm này.

22

Trang 34

Đồng tính nam ( Gay) là những người có giới tính sinh học là nam nhưng có xu

hướng tính dục với người cùng giới tính sinh học của mình Đôi khi thuật ngữ này

cũng dùng với người có giới tính sinh học là nữ Tuy nhiên để tránh hiểu nhằm,

nhóm nay đã có tên gọi riêng.

Đồng tính nữ ( Lesbian ) là những người có giới tính sinh họ là nữ nhưng có xu

hướng tính dục với người cùng giới tính sinh học của mình.

Song tính ( Bisexual ) là những người có xu hướng tính dục với cả hai giới nam

và nữ.

Chuyển giới ( Trangender) những người có cách thê hiện giới khác với giới

tính sinh học của mình và họ có mong muốn chuyên đối giới tính sinh học của mìnhdé phù hợp với xu hướng tinh dục dị tính]

Liên gới tính (Intersex) là những người có đặc điểm giới tính (bao gồm bộ phận

sinh dục, cơ quan sinh sản, nội tiết tố sinh dục và nhiễm sắc thé giới tính mà theo

Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền của Liên Hợp Quốc mô tả rằng không phù hợp vớiđịnh nghĩa điển hình của cả nam giới hoặc nữ giới Đây cũng là một dang dị tat bam

sinh của hệ thống cơ quan sinh dục và giới tính.

Băn khoăn (Queer/ Questioning) là những cá nhân đang băn khoăn về xuhướng tính dục của mình hoặc không biết mình theo xu hướng tính dục nào.

Ngoài ra, các cụm từ LGBTQ+, LGBTIQA+ xuất hiện nhiều trên các phươngtiện truyền thông Đây là sự mở rộng của cụm từ LGBT đã nói ở trên Dấu cộng dé

chỉ sự đa dạng và còn mở rộng hơn nữa của con người dựa trên các xu hướng tính

dục khác nhau mà còn chúng ta còn chưa khám phá hết Tương tự, lá cờ của nhómnày là cờ lục sắc dé thé hiện sự đang dang bản dạng giới.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu khách thê chính là đồng tính nam,đồng tính nữ, song tính và chuyên giới nên tác giả chỉ dừng lại ở những thuật ngữ

Như vậy, LGBT là cụm từ viết tắt từ bốn chữ cái đầu của các từ tiếng Anh:

Lesbian ( đồng tính nữ), Gay ( đồng tính nam) Bisexual (Song tính) và Transgender

23

Trang 35

( Chuyên giới) Tại Việt Nam, khái niệm này được biết đến nhiều hơn với cụm từ

đồng tính luyến ái.

Trước kia, quan điểm cho rang đồng tính luyến ái là một bệnh về tâm than và cố

tìm cách chữa tri bằng các liệu pháp tâm lý; tuy nhiên, vào năm 1973, Hiệp hội Tâm

thần học Hoa Kì đã không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa.Với nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều cá nhân và t6 chức cũng như bằng chứng

khách quan về mặt khoa học, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức xoá bỏ

đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần Gần đây nhất trong thư gửiViện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường ( iSEE) về van đề bệnh lí hoáLGBTQ+ đề ngày 11 tháng 4 năm 2022, WHO tại Việt Nam tái khăng định nhưsau: “WHO đang tiếp tục làm việc để tổng hợp các bằng chứng về tác hại và mức

độ của việc thực hành và sử dụng các liệu pháp chữa trị đối với người dong tinh,song tính và chuyển giới, bao gom cả ở Việt Nam Tinh đến thời điển hiện tại, dựatrên các bằng chung thu thập được trên toàn câu, WHO giữ vững lập trường rằngmọi nỗ lực nhằm thay đổi xu hướng tính dục của một người không đị tính là thiếucơ sở y khoa và không thé chấp nhận được về mặt đạo đức Giới chuyên môn dongthuận rằng đồng tính là một phan cua da dang tự nhiên về tinh duc của con nguoi,và việc này không gây hai đến sức khoẻ của họ hay những người gan gũi ho Cácliệu pháp chữa trị nhằm “sửa chữa” hay “thay đổi” xu hướng tính dục của mộtngười không được chỉ định trong y khoa và tiềm ẩn các nguy cơ nghiêm trọng đến

sức khoẻ và quyên con người của chính ban thân ho”’.

Nhu vay LGBT là một diéu binh thường trong xã hội va là su đa dang tự nhiên

trong tính dục của loài người.

2.1.2.2 Khái niệm khách du lịch LGBT

Tương tự khái niệm du lich LGBT, tác giả luận văn xây dựng khái niệm khách

du lịch LGBT dựa trên khái niệm khách du lịch.

Khách du lịch là một khái niệm có nhiều quan điểm khác nhau.

UNWTO cho rằng khách du lịch là những người có đặc trưng sau: là người đikhỏi nơi cư trú của mình; Không theo đuổi mục đích kinh tế, đi khỏi nơi cư trú từ24 trở lên; Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tuỳ từng quan niệm của từngnước (Trần Thị Mai, 2009)

24

Trang 36

Luật du lịch 2017 định nghĩa khách du lịch là người di du lịch hoặc kết hợp đi du

lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề dé nhận thu nhập từ nơi đến.Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách du

lịch nội dia là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam di du

lịch trong phạm vi lãnh thé Việt Nam Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài,

người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch ( inbound); công dânViệt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch (

Tran Đức Thanh va cộng sự (2022) định nghĩa khách du lịch dưới góc nhìn củađiểm đến du lịch, khách du lịch được hiểu là người từ bên ngoài đến với (hoặc kèm

theo) mục đích thẩm nhận những giá trị vật chất hay tỉnh thân của tự nhiên và )

hoặc của cộng đông Đây là định nghĩa ngắn gọn và ồn nhất vì nó mang tính bao

quát nhất, đồng thời mở rộng đối tượng khách du lịch, không loại trừ hoạt động

kiếm thêm thu nhập qua du lịch mà đang là xu hướng gần đây Vì vậy, tác giả luận

văn lựa chon quan diém này.

Kết hợp hai khái niệm khách du lịch và LGBT, tác giả đề xuất định nghĩa kháchLGBT là khách du lịch thuộc công đồng LGBT nói trên.

cao và không có con cái.

Bảng dưới đây tổng hợp các đặc điểm của khách du lịch LGBT qua các nghiên

cứu trước đây.

Bảng 2.1 Các đặc điểm nổi bật của khách du lịch LGBT

Đặc điểm Đồng tính nam Đồng tính nữ Chuyến giới Song tính

Cao hơn nhóm di tính Cao hơn nhóm di tính Chuyên giới nữ có |

-Trình độ giáo nam ( Hughes, 2003; nữ ( Huges, 2003; trình độ học vấn

dục Comunity marketing, Community marking, thấp (

2006) 2006) Monterrubio et

25

Trang 37

Mức độ thu Leppel, 2001; Elmslie Calin & Leppel, 2001; al, 2020)

nhập &Tebaldi, 2007; Ahmed Elmslie &Tebaldi,

& Hmmarstedt, 2010) 2007; Ahmed &

Hmmarstedt, 2010)

Mức độ thu | Cao hơn nhóm di tính Thấp hơn nhóm dị tính | Thấp (

nhập khả dụng | nam (Gudelumas, 2011; nữ ( Hughes, 2006; Monterrubio et( sau khi trừ Hughes, 2005) UNWTO, 2017) al, 2020)

Tân suất đi du Nhiều hơn nhóm di tính It hơn nhóm di tính nữ It ( Monterrubio

thanh voi diém thân thiện với cộng đồng

LGBT ( Stuber,2002;

(Hughes, 2006;UNWTO, 2017)

Han nam (Holcomb & Luogo, | (Hughes, 2006; et al, 2020)

Marketing, 2006)

Một trong những đặc điểm nổi bật có thé thấy từ bảng trên là nhóm du kháchđồng tính nao có thu nhập khả dụng cao hơn nhóm khách dị tính nam và các nhómcòn lại trong động đồng LGBT Điều này có thé được lí giải là hầu hết họ đều có

công việc và không có hoặc có ít con và thu nhập của nam giới nói chung cao hơn

nữ giới ( Guaracino, 2007) Tuy nhiên, không phải cặp đồng tính nam nào cũng vậy.Nhiều người trong nhóm này đến từ các tầng lớp xã hội và công việc khác nhau nênthu nhập cũng khác; điều này dẫn đến hành vi tiêu dùng du lich cũng thay đổi Thayvì đến những nơi xa, lạ như những cặp đôi đồng tính dư giả, các cặp đôi này thường

chọn điểm đến gan, chương trình du lịch cố định và chi tiêu dé đặt hơn ( Clift &

Forrest, 1999; Ro et al., 2017).

26

Trang 38

Tại Hoa Kì, du khách đồng tính nam đi du lịch thường xuyên hơn và khoảng 4,5chuyến đi trên một năm ( Hughes, 2005; Gudelunas, 2011) Khách du lịch đồng tínhnữ đi du lịch ít hơn nhóm đồng tính nam và chỉ tiêu hạn chế hơn ( Hughes, 2006;

UNWTO, 2017) Tuy nhiên, tại Trung Quốc, điều này lại ngược lại Nghĩa là khách

du lịch đồng tính và song tính nữ đi du lịch cả trong nước lẫn quốc tế nhiều hơnnhóm du khách đồng tính và song tính nam ( Community marketing, 2014).

Hughes va Deutsch (2010) cho rang có sự khác biệt giữa nhóm đồng tinh namlớn tuổi và trẻ tudi về thời gian rảnh, thu nhập khả dụng, trải nghiệm cuộc sống vàđịa vị xã hội Nhóm đồng tính nam lớn tuôi có thu nhập cao hơn nhưng ngại đi dulịch vì sợ bị phân biệt Độ trung thành điểm đến của nhóm khách đồng tinh nam tỉ lệ

thuận với sự an toàn cho nhóm du khách này ( Stuber, 2002; Melian et al., 2011).

Mặc dù nhóm chuyên giới chưa được nghiên cứu rộng rãi, nhưng Monterrubo etal., (2020) đã có những phát hiện dần về nhóm này, đặc biệt là chuyên giới nữ tại

Mexico Họ là những người nam có ước mơ và khát khao trở thành chính mình

-phụ nữ - Tuy nhiên, với trình độ học vấn hạn chế, thu nhập thấp họ không có cơ hộiđến các cơ sở phẫu thuật chuyên giới mà chỉ dừng lại tại việc tự mua hocmon vềtiêm Khi đi du lịch, nhóm du khách này luôn thường trực nỗi sợ hãi về phân biệtđối xử, quay rồi về thé xác và bằng lời tại các nơi công công như nhà vệ sinh, côngviên Họ cũng dé bị nhận diện là chuyền giới nên điều này ảnh hưởng đến trảinghiệm du lịch Trước và trong khi đi du lịch, du khách chuyền giới luôn phải lolằng về họ sẽ phải đối mặt với các nỗi lo như thế nào Reddy-Best và Olson (2020)nhắn mạnh thêm rằng trước và trong khi đi du lịch, du khách chuyền giới luôn đặtcâu hỏi về cách ăn mặc như thế nào dé phù hợp, điều này càng tạo thêm áp lực chohọ Nhiều trường hợp họ phải chuẩn bị nhiều quần áo hơn mức bình thường dé có

thể thay nếu cần Như vậy, họ phải khoác lên mình những bộ quần áo không thuộc

về giới tính thực của mình.

2.2 Động cơ du lịch

2.2.1 Khái niệm về Động cơ

Trong hoạt động du lịch, các nhà nghiên cứu thường đặt ra câu hỏi “Điều gì thôi

thúc du khách đi đến một điểm đến du lịch A nào đó?” Câu trả lời đó là động cơ.Tương tự các khái niệm trên, động cơ có nhiều quan điểm khác nhau.

Động cơ là cái có tác dụng chỉ phối, thúc đẩy con người ta suy nghĩ và hành

động (Hoàng Phê và cộng sự, 2003)

27

Trang 39

Trần Đức Thanh (2022) cho rằng nội lực điều khiến hành vi của con người nhằmthoả mãi ước muốn được coi là động cơ Tương tự, Fodness (1994) định nghĩađộng cơ là động lực định hướng chính cua mọi hành vi Quan niệm nay kha đồngnhất với quan điểm của Ban Tâm lí học (1990), động cơ là cái thúc day hành động,gan liền với việc thoả mãn những nhu cầu của chủ thé, bao gômg toàn bộ nhữngđiều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể Tuy nhiên, Ban Tâm lí học đã mở rộng và đề cập đến điều “kiện bên trong và bênngoài” dé cụ thé hoá nguồn gốc của các “thúc đây” này.

Theo Mullen và Johnson (1990) động cơ là quá trình mà định hướng một cánhân hành động và ứng xử theo cách nào đó Ngoài ra nó là một trạng thái tâm lí

khơi dậy, định hướng và duy trì hành vi vỀ một mục tiêu nào đó bên trong moi cá

nhân Beerli va Martin (2004) cho rằng động cơ là yếu tổ định hướng một cá nhân

dé thoả mãn ước muốn của họ.

Tác giả luận văn sử dụng quan điểm của Ban Tâm lí học vì nó bao quát đa số cácquan điểm trên và có mở rộng yếu tô bên trong và yếu tô bên ngoài Đây chính làmột phần của lí thuyết kéo đây trong động cơ sẽ được trình bày ở phía sau.

2.2.2 Động cơ du lịch

Động cơ du lịch hay động cơ đi du lịch được dịch từ cum từ travel motivations

trong tiếng Anh Một số học giả cho rang động cơ du lịch chi bao gồm các yêu tô

bên trong Vũ Đức Minh(1999) định nghĩa động cơ du lịch phản ánh những nhu

cầu, mong muốn của du khách và lí do của hành động đi du lịch Động cơ chính lànhu cầu mạnh nhất trong con người trong một thời điểm nhất định và nhu cầu nàysẽ quyết định hành động của họ Tương tự, Trần Văn Thông (2002) cho rằng động

cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lí khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi du

lịch tới nơi nào, theo loại hình du lịch nào, thường được biểu hiện ra bang các hìnhthức nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đây, nảy

sinh hành động du lịch Pizam và cộng sự (1979) định nghĩa động cơ du lịch là nhu

cầu thúc đây một cá nhân tham gia vào các hoạt động du lịch Ngoài ra, Dann(1981) cho rằng động cơ du lịch là một trạng thái tinh thần giải thích tại sao dukhách quyết định đi du lich.

28

Trang 40

Tuy nhiên nhiều học giả cho rang động cơ là toàn bộ những đi những điều kiệnbên trong và bên ngoài có khả năng thúc đây hành động Vì vậy, Phan Thị Dung(2010) cho rằng động cơ du lịch là cái thúc day hành động đi du lịch gắn liên vớiviệc thoả mãi nhu câu của du khách, bao gém những điều kiện bên trong và bênngoài có khả năng tác động đến nó.

Tác giả luận văn đồng ý với quan điểm của Phan Thị Dung vì nó thể hiện các yêu

tố bên trong và bên ngoài cá nhân tác động đến việc thoả mãn nhu cầu du lịch.

2.2.3 Động cơ du lịch của khách LGBT

2.2.3.1 Khái niệm

Từ các khái niệm về động cơ du lịch, khách du lịch LGBT, tác giả đề xuất khái

niệm động cơ du lịch của khách LGBT là cái thúc đẩy hành động di du lịch gắn liên

với việc thoả mãi nhu cầu của du khách LGBT, bao gồm những điều kiện bên trong

và bên ngoài có khả năng tác động đến nó.

2.2.3.2 Đặc điểm của động cơ du lịch của khách LGBT

Các nghiên cứu về động cơ du lịch của khách du lịch LGBT trước đây điều

khăng định một điều rằng khách du lịch LGBT có động cơ du lịch tương đối giống

nhóm khách di tính ( Clift & Forrest, 1999; Pritchard et al., 2000; Ivy, 2001; Visser,

2003; Hughes, 2005; Therkelsen et al., 2013; Monterrubio et al., 2020) Điều này

được thê hiện ở hình sau.

Các động cơ du

lịch đặc trưng củadu khách LGBT

Hình 2.1 Động cơ du lịch của khách du lịch LGBT ( vòng tròn màu đỏ), khách du

lịch đị tính ( vòng tròn màu xanh).

Nguồn: Tác giả tổng hợp

29

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w