1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN LAN HƯƠNG

SỰ THAM GIA CUA CONG DONG DIA PHƯƠNG TRONG

PHAT TRIEN DU LICH VAN HOA TẠI XÃ MAI HICH,

LUẬN VAN THẠC SĨ DU LICH

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN LAN HƯƠNG

Luan van Thac si Du lich

Mã số: 8810101.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thị Phương Anh

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong

phát triển du lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” là

công trình nghiên cứu của riêng tôi — Phan Lan Hương, học viên cao học khóa 2021- 2023, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội Các dữ liệu trong luận văn đều có nguồn tham khảo được ghi rõ

và đáng tin cậy Những kết quả và nhận định từ nghiên cứu của tôi chưa được công

bố trước đây dưới bất kỳ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tínhtrung thực và chất lượng của nghiên cứu này trước hội đồng.

Ngày tháng năm 2023Học viên

Phan Lan Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chương trình giảng dạy sau đại

học của Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội, quý thầy cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện và môi

trường thuận lợi nhất trong suốt quá trình theo học, nghiên cứu, thực hiện Luận văn

tốt nghiệp này.

Với lòng tôn kính và biết ơn, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới cô giáo - TS.

Đặng Thị Phương Anh đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tác giả trong suốt thời

gian thực hiện công trình nghiên cứu này.

Tác giả cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới UBND xã Mai Hịch, huyện MaiChâu, tỉnh Hòa Bình; các đồng chí các bộ xã; các trưởng xóm; các cơ sở lưu trú

homestay; các công ty lữ hành; khách du lịch đã không ngừng hỗ trợ, kết nối, tạo

điều kiện cho tác giả Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, anh chị và các bạn bè đồngnghiệp đã luôn ở bên động viên, hỗ trợ dé tác giả yên tâm công tác, hoàn thành bàiluận văn Thạc sĩ một cách chin chu nhất.

Với sự nỗ lực hết mình của bản thân, tác giả đã cố gắng hoàn thành luận vănvới nội dung đầy đủ, sâu sắc, có hướng mở Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức vàthời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo, các anh chị và các bạn

đồng nghiệp dé luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm on!

Trang 5

MỤC LỤC

MO ĐẦU 555-22LHHHHH HH HH HH ưệu 7

1 Lý do chọn đề tài - ¿2s s+SE£2E2EE£EEE2E211211712112112111111.211 11111111 1x cty 7

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - - c2 S133 135113 1111 11 1 1 re 9

4 Phạm vi nghiÊn CỨU - vn TT TT TH Hà HH Hưng nàn 105 Phương pháp nghiÊn CỨU - << x11 vn TT ngàng Hàng tiệt 10

6 Cấu trúc luận văn ++++++2++++t22E1111.12 E1 ri 14

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VE SỰ THAM GIA CUA CỘNG DONG DIA PHƯƠNG TRONG

PHÁT TRIEN DU LICH VĂN HOÁ 2-52 5222E22EE2EEtEEESEEezExrrrerree 15

1.1 Téng quan tình hình nghiên cứu - 2-2 2+££+£+ezEezEezrxerxerseee 15

1.1.1 Các nghiên cứu về du lịch văn hóa ¿2 + s2££+EE+£E+£EtzEezEsrxerxeres 15

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong

0DH1nI ¡8:9 NNNỚỹ 191.1.3 Tổng quan các nghiên cứu về du lịch xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa

10 23

1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu -2¿- ¿2+ ++2EE2EEE2EESEEE2EEEEEEE21E22xEEEerkrrree 231.2 Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển

du lịch văn hoá - - G11 TH TH HH nh nh rưy 24

1.2.1 Du lịch văn hoá và phát triển du lịch văn hoá - - - 2x + x+x+x+xerxzxerers 24

1.2.2 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch văn hóa 37Tiểu kết chương 1 2-2 2 2S +£EE#EE9EEEEE2EE2EE2EE717121211111 21.1.1111 1.cye 54CHUONG 2 THUC TRANG SỰ THAM GIA CUA CONG DONG DIA

PHƯƠNG TRONG PHAT RIEN DU LICH VĂN HOA TẠI XÃ MAI HICH,

HUYỆN MAI CHAU, TINH HOA BINH 0 cccsccsssessssesssesssessssesssecssesssseesseeees 56

Trang 6

2.1 Tổng quan về xã Mai Hịch, huyện Mai Chau, tỉnh Hoà Binh 56

PIN Vi tri 0 56

2.1.2 Điều kiện thiên nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên eee 562.1.3 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa 582.1.4 Nhận thức của cộng đồng địa phương -2- 2 2 2 ++E££EerEerxerxerxxee 63

2.1.5 Các cơ chế, chính sách của địa phương - 2 +¿+c++cx++zxe+zxrsrxees 64

2.1.6 Đặc điểm của hộ gia đình ¿+ 2565222222 EEEE2112112121 11211 cxe 652.2 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu,

timh Hoa Binh 0P 66

2.2.1 Ban quản lý khu hay điểm du lịch - 2-2 + 2££+EE+£E+£EezEzzrxsrxerxerez 662.2.2 Cơ sở hạ tang, cơ sở vat chat kỹ thuật phục vụ du lịch - 5-52 67

2.2.4 Các hoạt động du lịch văn hóa chính diễn ra tại xã Mai Hịch 69

2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh

Ha Binh 01 73

2.3 Thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch

văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 75

2.3.1 Cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch 75

2.3.2 Cộng đồng địa phương tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế

hoạch phát triển dịch vụ du lịch văn hóa địa phương sssssseceseseeesrs 782.3.3 Cộng đồng địa phương tham gia hoạt động quảng bá du lich 822.4 Đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển

du lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Chau, tỉnh Hòa Bình 842.4.1 Dah gid CHUNG 7 84

2.4.2 Rao can ảnh hưởng đến sự tham gian của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Trang 7

Tiểu kết chương 2 - 2-2 2SE‡EEEE22E12E12E1E7112112111171211111111 1.1111 re 92CHƯƠNG 3 ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA

CỘNG DONG DIA PHƯƠNG TRONG PHAT TRIEN DU LICH VĂN HOA

TẠI XA MAI HICH, HUYỆN MAI CHAU, TÍNH HOA BÌNH 94

3.1 Căn cứ đề xuất giải phap oo cccccccccccccscsseessessessesssessessessessuesseesessessesssseseeseess 94

3.1.1 Căn cứ vào các văn ban cua cơ quan quản lý nhà nước - - -«+ 94

3.1.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài + z+cs+cxerxzxezrserxerreee 96

3.2 Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trongphát triển du lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 97

3.2.1 Nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng - 97

3.2.2 Bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kỹ năng 2 ¿2 s+s+£++£zzzzxezxeẻ 1003.2.3 Hỗ trợ tài chính, cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch

¬ & 102

3.2.4 Xây dựng ban quản lý du lỊCH - 5 5c +2 3+ E**+EEeEEerrrerrrerrsrreeres 104

3.2.5 Gắn kết các bên liên quan trong phát triển du lịch - 2 2s2s+¿ 1043.2.6 Phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch ¿- 2 + secs+£s+£++£zxzxezxez 1053.2.7 Bao tồn và phát huy di sản văn hóa - 2-2 2+++Ee£x+E+EzEzrezeerxee 1063.3 Khuyến nghị - 2-2 2 S221 2E E21 7171111111211 2111111111111 tre 1083.3.1 Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch 2¿ ©2252 s+2xzs+zzsezed 1083.3.2 Đối với UBND các cấp - 2:22: 22x2222122121122112211221 2121k 108

3.3.3 Đối với các tổ chức xã hội và khách du lịch -2- 2 ssz+sz+zs+s+ 109

3.3.4 Đối với các doanh nghiệp du lịch - 2-5 2+s2+s+Ee£x+zx+x+zzezxzxecsee 110

Tiểu kết chương 3 2-2 ©Sc 2 2+Ex‡EEEE 2 12E15717112112117111121111 1111.111 cxee 112

KET LUẬN - - 5c ©5222<22E 2E 2122171 211211211271112112111111211 11.11 11k 113

TÀI LIEU THAM KHAO 2-22 ©+2+E£+EEEt2EESEEEEEEEEEEESEEerrrrrrrrree 115

PHU LUC ooocceccecccecscssscsssessssssesssesssessssssecssecssessusssecssecsuessusssesssessuessesssesssessseeseseseeees 121

Trang 8

DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT

STT Từ viết tắt Diễn giải

1 BVMT Bao vệ môi trường

2 CĐĐP Cộng đồng địa phương

3 DLVH Du lịch văn hóa

4 DLCD Du lịch cộng đồng5 DTTS Dân tộc thiểu số

6 TNDL Tai nguyén du lich

7 UBND Uy ban nhân dân

8 UNWTO United Nations World Tourism Organization

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bang 1.1 Các hình thức khác nhau của sự tham gia của cộng đồng vào du lich 42

Bang 1.2 Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch 46

Bang 1.3 Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang

h0.) 0001088 47

Bảng 1.4 So sánh thang do Mức độ tham gia của cộng đồng - - 48

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu

Trang 10

DANH MỤC CAC SƠ DO, BIEU DO

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu Ban quan lý du lịch Mai Hich w c.cecceceecsssssessessesseseeseesesesesens 66Biểu đồ 2.1 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động BVMT và TNDL 76

Biểu đồ 2.2 Các dịch vụ du lịch có sự tham gia của cộng đồng - - 79Biểu đồ 2.3 Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động cung ứng các dịch vụ

du lịch và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lich địa phương - 80Biéu đồ 2.4 Hình thức quảng cáo dịch vụ du lich do người dân cung cấp 32

Biểu đồ 2.5 Các yếu tố hấp dẫn khách du lịch của tài nguyên du lịch xã Mai Hich89Biểu đồ 2.6: Các yếu tố cộng đồng địa phương hap dẫn du khách 90

Trang 11

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Hoạt động kinh doanh du lịch đang góp phần quan trọng vào sự phát triểnkinh tế của nhiều quốc gia trên toàn thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Tu những năm 60 của thế kỷ XX, du lịch đã bắt đầu được nhận thức như một côngcụ quan trọng trong việc thúc day phát triển đất nước Trong “Chiến lược phát triển

ngành du lịch Việt Nam đến năm 2030" Chính phủ đã đề ra quan điểm rằng "Phat

triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc day suphát triển các ngành va lĩnh vực khác, góp phan quan trọng hình thành cơ cấu kinhtế hiện dai.” Song song với đó, việc "chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gan phattriển du lịch với bao tồn, phát huy giá trị di sản và ban sắc văn hóa dan tộc" cũng

được định rõ Do đó, nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong

quá trình phát triển du lịch đang được coi là một trong những giải pháp quan trọngđể bảo tồn và thúc đây các giá trị văn hóa bản địa Đây cũng là cách để tận dụngtài nguyên một cách bền vững, mang lại lợi ích kinh tế và cải thiện chất lượngcuộc sống cho cộng đồng địa phương Trong tương lai, mục tiêu hướng đến pháttriển bền vững của ngành du lịch không thể thiếu sự tham gia chủ động của cộng

đồng địa phương Cộng đồng không chỉ là nền tảng cơ bản cho sự phát triển này,mà còn là động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với những vùng còn nhiều

khó khăn Đồng thời, cộng đồng cũng đóng góp quan trọng trong việc xác địnhcách khai thác tài nguyên du lịch, từ đó tạo ra các sản phẩm và hình thức du lịchđa dạng Mặt khác, kiến thức, kinh nghiệm và di sản văn hóa độc đáo của cộngđồng địa phương là yếu tổ thu hút khách du lịch Do đó, quyết định về việc thamgia hoặc không tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương sẽ ảnhhưởng sâu sắc đến tính bền vững của toàn bộ hoạt động du lịch, đặc biệt đối với

loại hình du lịch văn hóa.

Nam cách trung tâm huyện Mai Châu khoảng 13 km, xã Mai Hịch đã tụ hợp

đủ các yếu tố cần thiết dé phát triển du lịch cộng đồng Điểm nhắn của nơi nay là

khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa dân tộc Thái đậm đà Mai Hịchđã trở thành một cái tên mới mẻ trong danh sách điểm đến ưa thích ở Hòa Bình.

Trang 12

Gần đây, Mai Hịch đã thu hút sự chú ý như một điểm đến du lịch mới và thú vị,

thuận lợi cho nhiều du khách đến khám phá Với đa số người dân là người Thái, văn

hóa của họ vẫn được duy trì nguyên vẹn tại Mai Hịch Các ngôi nhà sản thưa thớt

năm rải rác dọc suối Xia và trong rừng nguyên sinh Vì mới chi mới bat đầu khai

thác, thiên nhiên tại Mai Hịch vẫn mang một vẻ hoang sơ và khung cảnh yên bình.

Xã Mai Hịch (Mai Châu) đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch cả trong

nước và quốc tế trong nhiều năm qua Khi đặt chân đến đây, khách du lịch không

chỉ được hòa mình vào thiên nhiên trong lành và phong cảnh trữ tình, mà còn có cơ

hội thưởng thức những nét độc đáo từ ầm thực, trang phục, cuộc sống lao động, vàsinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân tộc Thái Đặc biệt, ngày 15/12/2021, tạiphiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hoá phi vật

thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Thủ đô Paris (Pháp), Di sản “Nghệ thuật

Xòe Thái” của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản

Văn hóa phi vat thé đại diện của nhân loại Xã Mai Hịch bao gồm 7 xóm, 935 hộ,với hơn 4.020 dân, và dân tộc Thái chiếm đa số Trong thời gian qua, chính quyềnxã đã luôn quan tâm và tạo điều kiện để các hộ tham gia phát triển ngành du lịch.Đồng thời, hoạt động dịch vụ và du lịch đã giới thiệu những nét văn hóa độc đáo

của địa phương, bao gồm múa hát, 4m thực, kiến thức về nếp nhà sàn và cuộc sônglao động của những người dân mộc mạc, chân chất, góp phần quan trọng vào việc

bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Thái Đóng góp lớntrong sự phát triển của du lịch của Mai Hịch, không thể không nhắc đến vai trò của

cộng đồng địa phương nơi đây, với vai trò là đại sứ của điểm đến quảng bá văn hóa

bản địa một cách tự nhiên và chân thực nhất đến với khách du lịch

Tuy nhiên, nhận thấy rằng nguồn thu từ các dịch vụ du lịch tại xã Mai Hịch

vẫn còn ở mức thấp, du lich vẫn chưa thé được xem như là một ngành kinh tế chủ

chốt Quá trình phát triển du lịch vẫn chưa đồng bộ với tiềm năng sẵn có Một trongnhững nguyên nhân cản trở sự phát triển du lịch tại đây là sự tham gia và nhận thức

của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch cũng vẫn còn hạn chế, cả về số

lượng và chất lượng Bên cạnh đó, công tác bảo vệ và khai thác tài nguyên văn hóavẫn chưa được quan tâm đúng mức Để du lịch thực sự trở thành một ngành nghề

Trang 13

chính đem lại nguồn thu nhập cho cộng đồng và phát triển bền vững cần giải quyếtcác van đề hiện hữu, tập chung tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt du

lịch là mục tiêu quan trọng, hướng đến việc giải quyết vấn đề xóa đói, giảm nghèo,

và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương góp phần quan trọngtrong việc cân bằng được các hoạt động kinh tế, văn hóa, môi trường, xã hội tại địaphương và đã tạo ra nguồn lực kinh tế dé phát triển du lịch xã Mai Hịch, huyện Mai

Châu, Hòa Bình.

Với tính cấp thiết đó, tác giả lựa chọn dé tài nghiên cứu "Sw tham gia của

cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện

Mai Châu, tinh Hòa Binh", nhằm đóng góp vào việc phát triển du lịch văn hóa tạiđịa phương trong cả hiện tại và tương lai, hướng tới việc phát triển một ngành dulịch bền vững.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích

Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc khảo sát sự tham gia của cộng đồngđịa phương trong quá trình phát triển du lịch văn hóa Mục tiêu chính là đánh giá

thực trạng tham gia của CDDP vao du lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai

Châu, tỉnh Hòa Bình nhằm phát huy tối ưu vai trò của họ trong phát triển du lịch

hướng đến các giá trị bền vững.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện dé cộng đồng có thể tham gia tích cực vào các hoạtđộng du lịch, từ đó đóng góp vào quá trình phát triển ngành du lịch địa phương Đồng

thời, nghiên cứu cũng nhắn mạnh vào vai trò của hoạt động du lịch hay du lịch văn hóa

trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo.

2.2 Nhiệm vu

Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về sự tham gia của cộngđồng địa phương trong phát triển du lịch văn hoá.

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch văn hóa, về sự tham gia của cộng đồng

địa phương trong phát triển du lịch văn hóa.

Đánh giá mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch văn hóa tạixã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Trang 14

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường và duy trì sự tham

gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch văn hóa.3 Đối tượng nghiên cứu

Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch văn hóa tại xã

Mai Hich, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

4 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu và đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng

địa phương trong phát triển du lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu,

tỉnh Hòa Bình.

Về không gian: Nghiên cứu tại 7 xóm của xã Mai Hịch, huyện Mai Châu,

tinh Hòa Bình trong đó tập trung chủ yêu vào 4 xóm và CDDP tham gia hoạt động

du lịch: xóm Cha Lang, xóm Hịch 1, xóm Hich 2, xóm Hai Son.

Về thời gian: Các số liệu, thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thuthập và cập nhật từ năm 2019 đến năm 2023.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a Phương pháp nghiên cứu thực địa (điền dã)

Tác giả đã thực hiện ba chuyến đi nghiên cứu tại xã Mai Hịch với mục tiêukết hợp nghiên cứu thực tế và thu thập tư liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Ba chuyến đi khảo sát này đã cung cấp tác giả những dữ liệu thực tế quý báu để

thực hiện nghiên cứu về hoạt động du lịch và văn hóa truyền thống tại xã Mai Hich.

Cụ thể:

Chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 2/2023 với mục đích tổng quan hóa địabàn nghiên cứu Trong chuyến này, tác giả đã quan sát tình hình thực tế tại địaphương, đánh giá và khảo sát tài nguyên du lich, sản phẩm du lịch văn hóa dangđược phát triển, cũng như các bên liên quan tham gia vào ngành du lịch tại đây Dựa

trên những thông tin thu thập được, tác giả đã xây dựng lịch trình và nhiệm vụ cho

các chuyến đi tiếp theo.

Chuyến đi thứ hai diễn ra vào tháng 6/2023, tập trung vào tiếp cận cận gầnvới cộng đồng địa phương, các hộ kinh doanh du lịch, cán bộ quản lý tại địa phương

10

Trang 15

và khách du lịch Trong chuyến này, tác giả đã sử dụng bảng phỏng van sâu dé thu

thập thông tin chỉ tiết từ những người tham gia trực tiếp vào ngành du lịch.

Chuyến đi thứ ba diễn ra vào tháng 10/2023 trong thời gian phiên chợ

vùng cao Hòa Bình năm 2023 với chủ đề “Chợ phiên — Nét đẹp vùng cao” diễnra tại sân vận động trung tâm huyện Mai Châu Thời điểm này cũng là thời gianlúa đẹp nhất trong năm, thu hút đông lượng khách du lịch đến trải nghiệm Mục

tiêu của chuyến đi này là bố sung và cập nhật thông tin còn thiếu dé hoàn thiện nội

dung của luận văn.

b Phương pháp phỏng van sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu là một quy trình tương tác nhiều lần giữa nhànghiên cứu và người cung cấp thông tin (người trả lời) với mục tiêu tìm hiểu một

cách chỉ tiết về cuộc sông, kinh nghiệm, nhận thức, suy nghĩ và thái độ của người

trả lời đối với vấn đề nghiên cứu Sử dụng phương pháp này giúp tác giả hiểu rõhơn về suy nghĩ và thái độ của người trả lời, cung cấp một cái nhìn tổng quan và sâusắc về đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi bán cấu trúc nhằm hiểu

được quan điểm và đánh giá của nhiều bên liên quan đối với sự tham gia vào hoạtđộng du lịch của CDDP Với nghiên cứu này, phỏng van được tiễn hành với cán bộchính quyền địa phương bao gồm 03 cán bộ xã và 07 trưởng xóm; 02 đại diện công

ty/ đại lý lữ hành có khai chương trình du lịch đến với với xã Mai Hịch — Mai Châu

và 20 người dân địa phương và 11 hộ dang làm du lịch có sử dụng lao động địa

phương dé xem họ đánh giá như thế nào về sự tham gia vào hoạt động du lịch của

+ Đối với nhóm 20 người dân địa phương, tac giả chon những người dang

tham gia vào hoạt động du lịch đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa những người già

hiểu biết sâu về văn hóa truyền thống của địa phương và cả một số người dân khôngtham gia vào hoat động du lịch Các cuộc phỏng vấn được diễn ra tại từng gia đìnhriêng lẻ thời gian mỗi cuộc từ 30 - 45 phút dé tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa của cátộc người ở địa phương (chủ yếu là người Thái), những suy nghĩ và thái độ của họ

khi được tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương.

11

Trang 16

+ Đối với nhóm 11 hộ dân đang làm du lịch, tác giả chủ yếu thu thập thôngtin về hoạt động du lịch của họ: thời gian hoạt động, thu nhập bình quân, các yếu tố

ảnh hưởng đến việc tham gia vào hoạt động du lịch Cùng với đó, nhóm này cũng

có sử dụng lao động địa phương, tác giả khai thác xem họ đánh giá như thế nào về

sự tham gia vào hoạt động du lịch cua CDDP.

+ Đối với nhóm các cán bộ xã, trưởng xóm tác giả chủ yêu thu thập dit liệu

về tình hình phát triển du lịch của địa phương, các tác động của du lịch đến kinh tế

-xã hội, nhận xét đánh giá về sự tham gia của CDDP trong du lịch Bên cạnh đó, tacgiả cũng phỏng vấn thêm về định hướng phát triển du lịch của địa phương trongthời gian tới, những đề xuất dé thúc đây sự tham gia của CDDP hoạt động du lich,bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

+ Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tiễn hành điều tra các đơn vị lữ hành đangkhai thác tour đến với xã Mai Hịch, Mai Châu Cụ thể, tác giả lựa chọn 2 người đại

diện cho 2 doanh nghiệp du lịch lữ hành Dữ liệu thu được từ nhóm này là những

đánh giá về sự tham gia du lịch của CDDP cũng như một sé y kiến của ho dé thúcđây sự tham gia của CDDP trong phát triển du lịch văn hóa tại địa phương.

c Phương pháp điều tra bảng hỏi

Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu định tính đóng vai trò quan

trọng, tuy nhiên, đề hỗ trợ việc thu thập dữ liệu từ khách du lịch với mục tiêu có

được mẫu lớn nhất có thể, chúng tôi đã áp dụng phương pháp điều tra bằng bảng

hỏi Phương pháp này đã được sử dụng dé nghiên cứu đối tượng là khách du lich déthu thập ý kiến của họ về loại hình du lịch cộng đồng tại xã Mai Hịch Một số ưuđiểm của phương pháp này bao gồm khả năng thu thập dữ liệu từ một lượng lớnngười tham gia cùng một lúc, thông tin được tập trung và có tính chất định lượng,

giúp tạo ra số liệu và thống kê cụ thể.

Cu thé: Đối với khách du lịch, ngoài các câu hỏi về thông tin cá nhân sẽ tậpchung khai thác về đánh giá tài nguyên du lịch của xã Mai Hịch, sự thuận tiện trongtiếp cận điểm đến, nhận xét của họ về sự tham gia của cộng động tại địa phương

trong hoạt động du lịch, mức chi tiêu, loại hình lưu trú, Nhìn nhận của khách du

12

Trang 17

lịch về hoạt động du lịch tại xã Mai Hịch Theo cách thực chọn mẫu điều tra khi

không biết quy mô tông thé của Yamane Taro (1967) Ap dụng công thức:

_ Z?p(1-—p)=—>_-n

Trong đó, n: số lượng mẫu cần xác định (sample size); Z: Giá tri bảng phânphối Z dựa vào độ tin cậy lựa chon.

Từ đó, có kết quả số mẫu cần điều tra là 207 phiếu Dé đảm bảo tránh sai sd,

số lượng được điều tra là 230 phiếu Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiênđơn giản bao gồm những khách du lịch đến với xã Mai Hịch.

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

a Phương pháp xử lý dữ liệu định tính

Phân tích dữ liệu từ cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện theo từng nhóm đốitượng đã tham gia vào cuộc phỏng van Sử dụng bảng câu hỏi phỏng van, tác giảtiến hành lựa chọn các dữ liệu chính được ghi chú trong quá trình phỏng van và

kết hợp với việc kiểm tra độ chính xác và đầy đủ của dữ liệu bằng việc xem lại

băng ghi âm tương ứng với mỗi cuộc phỏng van Sau đó, dit liệu thu thập đượcđược nhóm theo các chủ đề đã được xây dựng trước đó, nhằm phục vụ cho mụctiêu nghiên cứu Toàn bộ dữ liệu từ các bên tham gia, bao gồm người dân địa

phương, quản lý nhà nước tại địa phương, khách du lịch và các hộ kinh doanh du

lịch, đều được phân tích và đánh giá để thu thập các thông tin quan trọng và kếtquả nghiên cứu cuối cùng.

b Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê mô tả

Dữ liệu khảo sát đã được xử lý và phân tích bằng các công cụ truyền thống

như Excel và Google Docs, với các tiêu chí đánh giá dành cho CDDP bao gồm việcđánh giá các yếu tố như hình thức và mức độ tham gia của họ trong hoạt động dulịch, cơ chế và chính sách của chính quyền/cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến

ngành du lịch, cũng như đặc điểm của cộng đồng dân cư địa phương, bao gồm cáclợi ích kinh tế có tác động đáng kề đến sự quan tâm của các hộ gia đình đối với hoạt

động du lịch tại địa phương Sự phân tích dành cho khách du lịch, tập trung vào việc

tiếp cận điểm đến Mai Hịch, các hình thức tham gia trong hoạt động du lịch, các

13

Trang 18

yêu tố thu hút du khách khi đến Mai Hịch, các loại dịch vụ mà họ sử dụng trong

thời gian lưu trú, mức chi tiêu của du khách, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến

trải nghiệm du lich của họ tai địa phương nay.

Cách tiếp cận và phân tích dữ liệu này giúp hiểu rõ hơn về sự tương tác giữacộng đồng địa phương và khách du lịch, đồng thời đánh giá tác động của ngành dulịch đối với xã Mai Hịch (Mai Châu, Hòa Bình).

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn đượckết câu thành 3 chương, cụ thé như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về sự tham gia củacộng đồng địa phương trong phát triển du lịch văn hoá.

Chương 2 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du

lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Chương 3 Đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phươngtrong phát triển du lịch văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

14

Trang 19

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU VÀ CƠ SỞ

LY LUAN VE SU THAM GIA CUA CONG DONG DIA PHUONG TRONG

PHAT TRIEN DU LICH VAN HOA

1.1 Tong quan tình hình nghiên cứu1.1.1 Các nghiên cứu về du lịch văn hóa

Trong du lịch, loại hình du lịch văn hóa đã được khá nhiều nhà nghiên cứu,cả trong nước lẫn quốc tế, quan tâm và nghiên cứu Tùy theo góc độ, quan điểm và

mục đích mà có những hướng nghiên cứu khác nhau, du lịch văn hóa tựu chung lại

có một số nghiên cứu nồi bật như sau:

Khái niệm du lịch văn hóa đã được biết đến từ rất nhiều năm về trước — làloại hình du lịch mà du khách hướng đến sự tìm hiểu, cảm nhận về nền văn hoá, lịchsử của một quốc gia hoặc vùng, đặc biệt là lối sống của người dân ở những khu vựcđịa lý, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, và các yếu tố khác đã giúp hình thành cách

sông của họ.

Có nhiều nghiên cứu với chủ đề như “Tác động của Du lịch Văn hóa đối vớibảo tồn và phát triển khu vực di sản thé giới.” — nghiên cứu về cách du lịch văn hóaảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống của một quốcgia; phân tích các chính sách và biện pháp mà các quốc gia sử dụng dé bảo vệ di sản

văn hóa và đảm bảo sự bền vững của các hoạt động du lịch liên quan đến di sản

này; xem xét các trường hợp nghiên cứu cụ thê về tác động tích cực và tiêu cực củadu lịch văn hóa đối với di sản văn hóa quốc gia.

Tác giả Greg Richards va Julie Wilson với cuốn: "Cultural Tourism: Global

and Local Perspectives": Kham pha Khia canh Toan cau va Dia phuong Cuốn sách

bắt đầu bằng việc giới thiệu độc giả vào một cái nhìn tổng quan về du lịch văn hóatừ cả hai góc độ toàn cầu và địa phương, nghiên cứu cách du lịch văn hóa có thể

phan ánh và thúc day sự đa dang văn hóa toàn cầu và địa phương Qua đây, GregRichards và Julie Wilson đã cung cấp một phân tích chi tiết về các chủ đề như cáchmà du lich văn hóa thúc day bảo tồn văn hóa địa phương, tạo ra thu nhập cho cộng

15

Trang 20

đồng, và cách mà công nghệ và sự toàn cầu hóa đã thay đổi cách du lịch văn hóa

hoạt động.

Tác giả John Urry (1990) với cuốn: “The Tourist Gaze: Leisure and Travel inContemporary Societies” nghiên cứu về cách người du khách nhìn và trải nghiệmthế giới xung quanh họ Nhóm tác giả đề xuất khái niệm "the tourist gaze" dé mô tảcách mà du khách đặt ra góc nhìn đặc biệt vào các địa điểm du lịch và làm thay đôi

cách họ tương tác với văn hóa địa phương Và nó đã trở thành một tài liệu quan

trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về du lịch văn hóa, thúc day các cuộc hội thảo về

cách du khách tạo ra, thể hiện và trải nghiệm thế giới du lịch theo các riêng của họ.Tác giả David Picard và Mike Robinson với cuốn: “Cultural Tourism in aChanging World: Politics, Participation and (Re)presentation”: cuốn sách được coilà một trong những kho tàng tài liệu nghiên cứu không thé thiếu trong lĩnh vực dulịch văn hóa Được bắt đầu bằng những câu hỏi về sự thay đổi từ các yếu tố chínhnhư chính tri, sự tham gia vào sự thay đổi và định hình trong lĩnh vực du lịch vănhóa nói riêng và ngành du lịch nói chung Từ đó, phân tích vai trò của các yếu tốchính, đặc biệt quan tâm đến cách truyền thông và truyền thông xã hội có thể thayđôi cách biểu đạt, đại diện cho văn hóa trong du lịch.

Ngoài ra, chủ đề về “Sự đa dạng và tương tác văn hóa trong du lịch quốc tế.”

cũng được các nhà nghiên cứu hướng tới, tạo cơ hội cho sự giao thoa và tương tác

văn hóa giữa du khách và cộng đồng địa phương; phân tích các hình thức du lịch

văn hóa, như lễ hội, sự kiện văn hóa và chương trình trải nghiệm địa phương, và tác

động của chúng đối với sự đa dạng văn hóa; nghiên cứu về cách du lịch văn hóa cóthể đóng góp vào việc tôn trọng và hiểu biết về các giá trị và thực hành văn hóa

khác nhau trên thế giới.

Ngoài ra nhóm tác giả bởi Michael Hitchcock, Victor T King, và Michael

Parnwell đã cho ra đời cuốn sách “Tourism and Ethnicity: Cultural Change andSocial Process” chủ yếu tập trung vào việc khám phá, phân tích cách du lịch có théthay đôi văn hóa, quyền lợi xã hội và cuộc sống của các dân tộc thiểu số ở ViệtNam Cuốn sách nghiên cứu cách du lịch có thé tác động đến việc tổ chức lễ hội và

sự kiện văn hóa của các dân tộc thiêu sô, cung cap ví dụ vê cách du lịch có thé tạo

16

Trang 21

ra sự thay đồi trong cách tô chức và biểu diễn lễ hội Nó cũng đặc biệt quan tâm đến

cách du lịch có thể tạo ra mối xung đột hoặc cơ hội hợp tác với cộng đồng địa

phương và tạo ra thách thức vả cơ hội cho các dân tộc thiểu số Bên cạnh đó đưa ra

các ví dụ về sự tương tác giữa du khách và cộng đồng dân tộc, cũng như tác động

của du lịch lên văn hóa, quyền lợi cộng đồng, và phát triển kinh tế ở các khu vực

dân tộc thiểu sé.

Từ trước những năm ở thập kỷ 1990, Việt Nam tập trung vào sự phục hồi

kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản Tuy nhiêu sau khi kinh tế 6n định hơn,ngành du lịch đã trở thành một phan quan trong của nén kinh tế và đã bắt đầu pháttriển các loại hình du lịch khác nhau, bao gồm du lịch văn hóa, từ đó được xuấthiện, nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam Với sự quan tâm đối với bảo tồn và khaithác di sản văn hóa, lễ hội, và trải nghiệm du lịch có liên quan đến văn hóa dân tộcvà đi sản lịch sử của Việt Nam Du lịch văn hóa đã trở thành một phần quan trọngcủa ngành du lịch Việt Nam, thu hút khách du lịch quốc tế và cũng giúp thúc đây sựhiểu biết về văn hóa và lịch sử của Việt Nam trên toàn thế gidi.

Dan dan, có những công trình được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hon, phân tíchsâu hơn về hệ thống khái niệm cũng như các vấn đề liên quan đến du lịch văn hóa.

Hai tài liệu phô biến thường được tham khảo trong các nghiên cứu về du lichvăn hóa gồm "Vietnamese Traditional Culture" do tác giả Nguyễn Dinh Hòa: đã

đóng góp lý luận cũng như làm tiền đề cho việc vận dụng vào thực tiễn sau này vớihệ thống khái niệm cơ bản, các vấn đề liên quan đến du lịch văn hóa; nghiên cứu và

giới thiệu về văn hóa truyền thống của người Việt Nam bao gồm: lễ hội, nghệ thuật,

kiến trúc, và các phong tục tập quán Cuốn sách cung cấp cơ sở hiểu biết sâu về nềnvăn hóa Việt Nam và có giá tri đặc biệt trong việc nghiên cứu về du lịch văn hóa vàtác động của nó đối với văn hóa truyền thống.

Tác giả Nguyễn Phạm Hùng với cuốn “Văn hóa du lịch”, đây là một côngtrình đầu tiên và toàn diện về việc nghiên cứu về văn hóa du lịch ở Việt Nam Cuốn

sách cung cấp những tri thức cơ bản về văn hóa, các loại hình văn hóa, các khía

cạnh khác nhau của văn hóa du lịch, những di sản, di tích, công trình đương đại,

cảnh quan văn hóa có vai trò quan trọng trong du lịch Cuốn sách cũng trình bày đặc

17

Trang 22

điểm của văn hóa liên quan đến quản lý và kinh doanh du lịch, đồng thời nói về

những vấn đề liên quan đến bảo tồn và bảo vệ văn hóa trong ngành du lịch, đặc biệt

trong bối cảnh hội nhập quốc tế Cuốn sách cung cấp cái nhìn về du lịch từ góc độ

văn hóa và tập trung vào việc phân tích các thực thể văn hóa được sử dụng trongngành du lịch Điều này bao gồm tài nguyên văn hóa mà con người đã khai thác vàsử dụng dé tạo ra các sản pham du lịch dé đáp ứng nhu cầu của du khách Cuốn sách

cũng nói về sự tương tác của môi trường văn hóa với môi trường tự nhiên Đó là các

tài nguyên văn hóa vật thé và phi vật thé, là các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội,là cơ sở vật chất kỹ thuật, các yếu tô an ninh, quốc phòng làm nên những nguồnlực cho phát triển du lịch Những thực thé văn hóa đó tồn tại khách quan, bên ngoài

du lịch, không do du lịch tạo ra, được khai thác, sử dụng trong du lịch.

Cả hai tài liệu này đề cập đến các khía cạnh quan trọng của du lịch văn hóa

tại Việt Nam, đặc biệt là sự tương tác giữa du khách và văn hóa địa phương, tác

động lên văn hóa truyền thống và sự thay đổi trong xã hội và kinh tế của các cộngđồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Ngoài ra, Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam đãxuất bản Tài liệu hướng dẫn về phát triển du lịch văn hóa nhằm cung cấp những lý luậnchung nhất về du lịch văn hóa như là các hình thức của du lịch văn hóa, các địa bàn

phát triển, đặc điểm và xu hướng của khách du lịch văn hóa Và cung cấp các hướng

dẫn về cách du lịch có thé đảm bao bảo tôn và bảo vệ văn hóa địa phương, bao gồm disản văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, va lich sử; cách tao điều kiện dé du khách tương

tác với cộng đồng địa phương và tham gia vào các hoạt động văn hóa; cách quản lý và

phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững, đảm bảo răng các hoạt động du lịchkhông gây hại cho văn hóa và môi trường Đặc biệt là cả hướng dẫn về cách tiếp cận thịtrường và tiếp thị du lịch văn hóa dé thu hút du khách.

Mặc dù chưa thật sự nhiều, đa dạng nhưng những công trình nghiên cứu về

du lịch văn hóa ở trong nước, các tác giả đã nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch

của điểm đến một cách kỹ lưỡng đồng thời phân tích thực trạng hoạt động du lịch

văn hóa tại mỗi địa phương, nhất là sự tham gia của người dân vào hoạt động dulịch thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi Thêm vào đó, các công trình nghiên cứu

18

Trang 23

cũng đi vào phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn hoặc điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội và thách thức của mỗi địa phương trong việc phát triển du lịch cộng

đồng trong phát triển du lịch văn hóa từ đó đề xuất các giải pháp dé phát triển du

lịch cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại một số điểm hay địa

phương còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng lại giàu tiềm năng du lịch, nhất làtài nguyên du lịch văn hóa gắn với các khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử;

khoảng trống nghiên cứu ở đây là các công trình chưa nghiên cứu phát triển du lịchcộng đồng dựa trên cách tiếp cận đầy đủ 04 bên liên quan bao gồm CĐĐP, thànhphần tư nhân, lãnh đạo địa phương và khách du lịch, việc nghiên cứu sự tham giacủa cộng đồng vẫn chưa chú trọng đến đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng

trong từng hoạt động du lịch cụ thể cũng như tìm ra các nhân tố thúc đây hay rào

cản ảnh hưởng đến sự tham gia đó (dựa trên thang đo 07 mức độ của Pretty (1995).Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về sự tham gia của cộng đồngvào hoạt động du lịch văn hóa của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn trithức qui giá cho tôi van dụng vào nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

1.12 Tổng quan các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương

trong phát triển du lịch

Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong lĩnh vực du lịch đã được khá

nhiều nhà nghiên cứu, cả trong nước lẫn quốc tế, quan tâm và nghiên cứu Tùy theogóc độ, quan điểm và mục đích mà có những hướng nghiên cứu khác nhau, sự tham

gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tựu chung lại có một số tiếp

cận nôi bật như sau:

- Hướng tiếp cận nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch:

Dé đảm bảo rằng du lịch mang lại lợi ích cho cộng đồng và góp phan vàoviệc bảo tồn, quan trọng nhất là phải xác định các bên tham gia hoặc có ảnh hưởng

đối với các điểm đến du lịch Đây là một vấn đề đã được nghiên cứu sâu rộng trong

lĩnh vực phát triển du lịch Theo Pimrawee Rocharungsat (2005), có 4 thành phầnchính liên quan đến phát triển du lịch, bao gồm: cộng đồng địa phương, người raquyết định, các nhà khai thác du lịch và khách du lịch Tuy nhiên, Eileen Gutierrez

19

Trang 24

và các đồng nghiên cứu đã đề xuất 27 thành phần và yếu tố ảnh hưởng đến một

điểm đón khách du lịch Boronyak và các cộng sự cũng chỉ ra 11 bên tham gia trongphát triển điểm đến du lịch Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương đã chỉ ra4 thành phan cơ bản tham gia vào phát triển điểm đến du lịch, bao gồm: tổ chức tunhân, cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền địa phương ở các cấp, các tô chứchỗ trợ và phát triển, và các tổ chức đảo tạo năng lực địa phương.

Mặc dù có nhiều quan điểm và phân tích khác nhau về các bên liên quan đến

phát triển du lịch, tuy nhiên, tat cả chúng đều nhấn mạnh sự quan trọng của việc quantâm đến các thành phan cơ bản sau: cộng đồng địa phương, các cấp chính quyền, cácdoanh nghiệp du lịch, tô chức hỗ trợ và phát triển, cùng với khách du lịch.

- Hướng tiếp cận mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch:

Có rất nhiều học giả trên thế giới đã tập trung vào việc nghiên cứu mức độtham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển, bao gồm cả phát triển du lịch.Các nhà nghiên cứu quan trọng bao gồm Arnstein (1969), Pretty (1995), và Tosun(1999) Đặc biệt, năm 1998, Pháp đã đề xuất thang 7 mức độ tham gia của cộngđồng trong phát triển du lich, bao gồm: Bị khai thác (Plantation); bị lôi cuốn vàtham gia thụ động (Manipulative and passive participation); tư vấn hình thức

(consultation); nhận khuyến khích vật chất (Material incentives); tham gia chức

năng (Functional participation); tham gia tương tac (Interactive participation); tham

gia chủ động (Self mobilization) Thêm vào đó, Okazaki (2008), dựa trên sự tích

hợp của 4 lý thuyết nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng khác nhau, bao gồm:

thuyết bậc thang tham gia của cộng đồng (ladder of citizen participation), thuyết tái

phân phối quyền lực (power redistribution), thuyết quá trình hợp tác (collaboration

processes) và thuyết vốn xã hội (social capital), đã đề xuất một mô hình du lịch vềsự tham gia của cộng đồng Mô hình này đã cung cấp một cơ sở để xác định vị trícủa cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch.

Đề đánh giá và xác định mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du

lịch, nhiều tác giả đã sử dụng các học thuyết cơ bản như "Thuyết về sự trao đôi xã

hội (Social Exchange Theory)" và "Thuyết về sự tham gia của cộng đồng" của các

tác gia Pretty (1995) va France (1998) Trong năm 2011 và 2012, tac giả Long

20

Trang 25

Hong Pham đã tiến hành nghiên cứu về nhận thức và thái độ của cộng đồng địaphương đối với sự phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương và Vịnh Hạ

Long Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã xác định tính ứng dụng của thuyết

"trao đổi xã hội" để xác định nhận thức của cộng đồng địa phương về các tác độngmà hoạt động du lịch mang lại và sự ủng hộ của cộng đồng dân cư đối với việc thamgia vào hoạt động phát triển du lịch tại địa phương Từ đó, nghiên cứu đã khăngđịnh rằng nhận thức của cộng đồng về tác động của du lịch và thái độ của họ đối với

việc phát triển du lịch là yếu tổ quyết định sự thành công và bền vững của hoạt động

du lịch.

Dé phân tích, đo lường và đánh giá sự hiểu biết, thái độ và hành động của

cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch, tác giả Tạ Tường Vi đã sử dụng

phương pháp KAP (Knowledge, Attitude, Practice) dé chỉ ra sự tham gia của cộngđồng theo 3 khía cạnh là: Sự hiểu biết; thái độ và hành động của người dân trong

hoạt động du lịch Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự tham

gia của cộng đồng.

Trong một nghiên cứu khác, tác giả Lê Thị Huệ (2013) đã thực hiện việc

phân tích mức độ tham gia cũng như tìm hiểu sự hiểu biết của cộng đồng về những

lợi ích của hoạt động du lịch [6], nội dung này cũng được tác giả Phan Thị Thùy

Linh đề cập trong “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong lộ trình tour du lịchsinh thái cộng đồng Dấu ấn Tam Giang, Quảng Điền - Huế”; các tác giả NguyễnBùi Anh Thư, Trương Thị Thu Hà, Lê Minh Tuấn (2019) đã vận dụng mô hình củaPretty để nghiên cứu phân loại mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du

lịch tại Rừng dừa Bảy Mẫu.

Có thê thấy rằng sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển nói

chung và du lịch nói riêng có nhiều mức độ khác nhau và cần nghiên cứu nhiều khíacạnh đề đánh giá và xác định mức độ tham gia Các khía cạnh này bao gồm mức độtham gia trong các hoạt động du lịch, mức độ trao quyền cho cộng đồng, mức độhợp tác giữa các bên tham gia vào phát triển du lịch, cũng như vốn xã hội được tạo

ra từ sự tham gia này.

Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn này, tác giả tiếp cận sự tham gia của

cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch thông qua một loạt các hoạt động cụ

21

Trang 26

thể như bảo vệ tài nguyên du lịch, cung cấp các dịch vụ du lịch, lập kế hoạch pháttriển các dịch vụ du lịch, và hoạt động quảng bá du lịch Các hoạt động này sẽ đượcchỉ tiết trình bày trong các chương sau của luận văn.

- Hướng tiếp cận về các yếu tô ảnh hưởng đến sự tham gia của cộngdong vào hoạt động du lịch:

Về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia du lịch của cộng đồng, nhiều

tác giả nghiên cứu đã xác định các yếu tố quyết định mức độ sẵn lòng tham gia của

người dân địa phương vào hoạt động du lịch Các tác giả, bao gồm Tosun (2006),

Bandt (2009), Bramwell & Sharman (2000), Lee (2012), Choi (2013),

Thammajinda (2013), đã chỉ ra rằng yếu tố quyết định bao gồm sự hỗ trợ và đónggóp của chính quyền địa phương trong việc phát triển du lich, đặc điểm của hộ giađình (bao gồm quy mô gia đình, ngành nghề tạo thu nhập, nghề truyền thống ),tình hình kinh tế gia đình (bao gồm việc làm, thu nhập ), vốn xã hội (bao gồm tô

chức quản lý cộng đồng, mối quan hệ xã hội, tham gia hội đoàn thê ), và các yếu tố

thuộc về chủ hộ (bao gồm trình độ học vấn, tuôi tác, địa vị xã hội, uy tín )

Nghiên cứu về những rào cản và thách thức ảnh hưởng đến sự tham gia củacộng đồng cũng như các mức độ tham gia của họ trong hoạt động du lịch đã được thựchiện Các tác giả như Tosun (2000) và Aref & Redzuan (2010) đã tìm hiểu lợi ích củaviệc cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, xem xét mức độ tham gia trên thangđo, và xác định các nhân tố thúc đây và các thách thức cản trở sự tham gia.

- Ynghia sự tham gia của cộng dong vào hoạt động du lịch

Các nghiên cứu đã xem xét năng lực của cộng đồng và vai trò của họ trong

phát triển du lịch Sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan được coi là một yếutố quan trọng của phát triển bền vững Theo Brohman (1996), sự tham gia của cộng

đồng trong phát triển du lịch có thé giải quyết các van dé quan trong của ngành du

lịch ở các nước dang phát triển Nghiên cứu của ông đã chi ra rang sự tham gia củacộng đồng trong phát triển du lịch có thể đảm bảo sự công bằng trong việc phânphối lợi ích, khuyến khích sự tham gia trong việc ra quyết định và đáp ứng nhu cầu

của cộng đồng địa phương một cách hiệu quả hơn.

22

Trang 27

1.1.3 Tổng quan các nghiên cứu về du lịch xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh

Hòa Bình

Đối với các nghiên cứu về du lịch tại địa bàn xã Mai Hịch (Mai Châu) thì

hiện nay chưa có nhiều Về du lịch Mai Hịch, hiện chỉ có những nghiên cứu, bàiviết trên một số trang báo giới thiệu chung về hoạt động du lịch cộng đồng liênquan đến khai thác giá trị văn hóa truyền thống và tài nguyên du lịch tự nhiên (khí

hậu, cảnh quan) như Cục du lịch quốc gia Việt Nam (2023) có đưa thông tin “Xã

Mai Hịch (Mai Châu, Hòa Bình) phát triển du lịch cộng đồng” Tác giả Lã ThịBích Quang (2023) đã đưa ra các vấn đề trong phát triển du lịch bền vững ở MaiHịch trong luận án “Phát triển du lịch cộng đồng bên vững từ góc nhìn lý thuyết cácbên liên quan: nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam” Nhóm tác giả

Phan Lan Hương, Đặng Thị Phương Anh (2023) đã đánh giá được thực trạng và đưa

ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa truyền thống tộcngười Thái trong phát triển du lịch tại xã Mai Hịch (Mai Châu, Hòa Bình) trong

nghiên cứu “Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái gắn vớiphat trién du lich (Qua khảo sát tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tinh Hoa Bình) ”

1.14 Khoảng trồng nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về nhận thức và sự tham gia của cộng đồng

trong du lịch, còn một khoảng trống nghiên cứu đáng chú ý là việc thiếu sự cụ thểhoá trong việc nghiên cứu về mức độ tham gia của cộng đồng Nhiều nghiên cứucòn tập trung vào khía cạnh nhận thức và sự hiểu biết của cộng đồng về lợi ích của

du lịch để xác định mức độ ủng hộ từ họ Còn việc đánh giá mức độ tham gia cụ thể

của cộng đồng trong các hoạt động du lịch, dựa trên các thang đo như Pretty (1995),Arnstein (1969), Tosun (1999), Sue Beeton hoặc sử dụng "thuyết trao đối xã hội" dégiải thích mức độ ủng hộ của cộng đồng đối với các dự án du lich địa phương và déxác định các yếu tố thúc đây hoặc rào can ảnh hưởng đến sự tham gia, là những khíacạnh còn ít được khai phá và nghiên cứu cụ thê.

Bên cạnh đó, xã Mai Hịch (Mai Châu, Hòa Bình) là địa bàn chưa được tìm

hiểu và nghiên cứu cụ thé về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch, đặc

biệt là DLVH.

23

Trang 28

Các nghiên cứu trước đó về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến sự tham gia

của cộng đồng trong du lịch ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam đã tạo ra nên

tang thông tin quan trọng dé tác giả có thé sử dụng và tham khảo trong quá trình

thực hiện luận văn: "Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch

văn hóa tại xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” Nghiên cứu này cũng sẽ

cung cấp thông tin quan trọng cho các bên liên quan đến du lịch trong việc xâydựng chính sách và kế hoạch phát triển du lịch, chú trọng vào việc bảo ton, phat huygiá trị văn hóa truyền thống của CDDP, đồng thời giúp han chế các tác động tiêucực của du lịch đối với cộng đồng địa phương và tài nguyên môi trường.

1.2 Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển

thông tin và trai nghiệm mới dé đáp ứng nhu câu văn hóa cua họ." UNWTO mô tảdu lịch văn hóa như “một loại hình du lịch có chức năng nghiên cứu và khám phá về

văn hóa Nó bao gồm việc tham gia vào nghiên cứu về nghệ thuật biểu diễn, thamdự các lễ hội và sự kiện văn hóa, thăm các di tích lịch sử và văn hóa, và du lịch

nghiên cứu về thiên nhiên, nghệ thuật dân gian và hành hương " ICOMOS (Ủy ban

Quốc tế về Bảo tồn Di sản Văn hóa) nhấn mạnh rằng du lịch văn hóa "là loại hìnhdu lịch với mục tiêu chính là khám phá các di tích và di sản văn hóa Nó góp phầnvào bảo tôn và tôn tạo di sản, đồng thời đáp ứng nhu cầu của cộng đông với nhữnglợi ích về mặt văn hóa, kinh tế và xã hội "

Du lịch văn hóa có một lịch sử lâu đời và được xem là một hình thức ban đầu

của ngành du lịch Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) xác nhận rằng du lịch văn

hóa chiếm 37% của ngành du lịch toàn cầu Dự báo cho tương lai cho thấy răng dulịch văn hóa sẽ tăng trưởng với tốc độ 15% mỗi năm (theo Warter, 1993) Du lịch

24

Trang 29

văn hóa có tiềm năng quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch Nó thu hút

những du khách có kha năng chi tiêu cao, góp phan quan trọng vào nền kinh tế.Loại hình du lịch này không chỉ gây ít tác động đến môi trường mà còn đóng gópvào việc bảo tồn và tôn tạo giá trị văn hóa của địa phương Theo định nghĩa của Tổchức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch văn hóa là những chuyến đi có mục tiêuchính hoặc bao gồm mục tiêu thăm các địa điểm và sự kiện có giá trị văn hóa và

lịch sử, trở thành một phần của di sản văn hóa của cộng đồng Ở Việt Nam, du lịch

văn hóa tập trung vào việc quy hoạch, lập trình, và thiết kế các tour lữ hành dé thamquan các công trình văn hóa cô kính Loại hình du lịch này được phân loại dựa trên

tài nguyên du lịch, và du lịch văn hóa tận dụng tài nguyên du lịch nhân văn như di

tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, nghệ thuật, bảo tàng, làng nghề để đáp ứng nhu cầu

của khách du lịch.

Theo Trần Thúy Anh: “Du lich văn hóa là một loại hình chủ yếu hướng vào

việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình vănhóa cổ kim” Luật Du lịch (2017) giải thích: “Dw lịch văn hóa là loại hình du lịch

được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, góp phan bdo tôn và phát

huy giá trị văn hóa truyén thống, tôn vinh những giá trị văn hóa mới của nhân

loại” Từ góc độ tiếp cận của mình, Dương Văn Sáu cho rằng: “Du lich văn hóa ởViệt Nam là loại hình du lịch khai thác có chọn lọc những giá trị các thành to của

văn hóa Việt Nam thông qua các chương trình du lịch Hoạt động này nhằm mụcdich bảo ton và phát huy tốt nhất giá trị văn hóa của dân tộc thông qua hoạt động

du lịch; đem lại lợi ích nhiều mặt cho cả người kinh doanh, cộng đông cư dân bản

địa và các đối tượng du khách; tạo sự phát triển bên vững cho du lịch Việt Nam”.

Theo Nguyễn Phạm Hùng (2020): “Du lich văn hóa là hoạt động đa dạng của du

khách rời khỏi nơi cư trú của mình trong một không gian và thời gian nhất định,nhằm thưởng thức, trai nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về văn

hóa Du lịch văn hóa là toàn bộ các dịch vụ du lịch do con người tạo ra, các hoạt

động khai thác, sử dụng tài nguyên văn hóa nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ và

khác biệt phục vụ nhu cau thưởng, trải nghiệm, khám phá của du khách trong mộtkhông gian và thời gian nhất định ”.

25

Trang 30

Về cơ bản, Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch, nhưng nó đặc biệt tập

trung vào việc khám phá và trải nghiệm các khía cạnh văn hóa của một địa điểm.

Điều quan trọng nhất trong du lịch văn hóa là sử dụng và bảo vệ tài nguyên văn hóa,

bao gồm cả các yếu tố vật thé va phi vật thể, để tạo ra trải nghiệm thú vị cho dukhách Văn hóa là biểu hiện của sự sáng tạo và tích luỹ của con người trong quá

trình sông Du lịch văn hóa sử dụng tất cả các khía cạnh này để tạo ra trải nghiệm

du lịch độc đáo và đóng góp vào nguồn tài nguyên du lịch của một địa điểm Đồng

thời, nó cũng giúp đánh thức và thúc đây giá trị văn hóa của một dân tộc Trongnghiên cứu này, tác giả kế thừa khái niệm du lịch văn hóa từ Nguyễn Phạm Hùng

(2020): “Du lich văn hóa là hoạt động da dạng cua du khách rời khỏi nơi cu trú

của mình trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm thưởng thức, trải

nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về văn hóa Du lịch văn hóa là

toàn bộ các dịch vụ du lịch do con người tạo ra, các hoạt động khai thác, sử dụng

tài nguyên văn hóa nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ và khác biệt phục vụ nhucâu thưởng, trải nghiệm, khám phá của du khách trong một không gian và thời giannhất định ”.

Thông qua du lịch, các giá trị văn hóa có thé được thể hiện và truyền tải,mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia và dân tộc Du lịch văn hóa đã đóng góp vào

việc bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa, cũng như xây dựng các công trình văn hóa

đương đại Nó đã làm phong phú thêm giá trị văn hóa đương đại của quốc gia vàdân tộc, đồng thời giúp củng có và phục hồi các giá trị văn hóa đã bị lãng quên hoặc

bị áp đặt bởi các sự kiện khác trong lịch sử của quốc gia và dân tộc.

1.2.1.2 Phân tích tác động của du lịch doi với kinh tế va văn hóa — xã hội tại

địa phương

e Tác động cua du lịch đối với kinh tế

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối vớisự phát triển kinh tế - xã hội Phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyên dịch cơ cấukinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khâuhàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan.

Du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm,

26

Trang 31

mang lại thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khácnhau Dưới góc độ xã hội, du lịch là một hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ

ngơi, giải trí và học tập của con người Đây là nhu cau rất phố biến, mức sống càng

cao thì nhu cầu du lịch của con người càng lớn Đối với Việt Nam, ngành du lịchđược xem như là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, được chú trọng đầu tư,không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia.

Theo các nhà nghiên cứu, ké từ năm 1986, kinh tế Việt Nam có những thay đổi

đáng ké trên nhiều lĩnh vực, như nông nghiệp, công nghiệp va du lịch Khách dulịch đến Việt Nam ngay càng đông, các điểm du lịch được khai thác và mở rộng

hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Nhìn thấy cơ hội và tiềm năng đó, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, Hà

Nội đã ban hành Quy hoạch tổng thê phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 Trong

suốt những năm qua, bước đầu những định hướng quy hoạch trên đã phát huy đượchiệu quả nhất định và có những đóng góp tích cực đưa du lịch Hà Nội dan trở thành

ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thủ đô Ngày 22-12-2008, Thủtướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1878/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạchchung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với mục

tiêu được đề ra là: “Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phó “Xanh - Văn hiến

- Văn minh - Hiện đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao

trong nước, khu vực và quốc tế” và “là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch,thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương” Theo đó, du lịch luôn

được Hà Nội quan tâm, chú trọng, đưa vào nghị quyết, chương trình công tác hàng

năm của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phó và lồng ghép vào các chương trình,kế hoạch của từng cấp, từng ngành, từng quận, huyện, thị xã.

Phát triển du lịch song hành với kích thích sản xuất tiêu dùng và phát triển hệthong cơ sở hạ tang, vật chat kĩ thuật của ngành du lịch nói riêng và các ngành kinhtế khác nói chung giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước , tăng nguồn

thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Hơn thế nữa, hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn ngân sách cho các địa phương

từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiép

27

Trang 32

của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh

doanh trên địa bàn Ở các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dung thémạnh của mình dé phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủcông Không chỉ bán cho các du khách đến tham quan mà đây còn là cơ hội tăng thunhập địa phương bang hình thức xuất khẩu Cũng nhờ du lịch, các ngành liên quannhư xây dựng, in an và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ

ăn uống, dịch vụ tài chính Nhờ có du lịch mà dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải

trí có điều kiện phát triển, tạo ra hàng nghìn việc làm mỗi năm góp phan tăng caotỉ lệ lao động có việc làm, nâng cao chất lượng đời sống của người dân; thúc đâycác ngành kinh tế khác Để làm được điều đó, đòi hỏi con người luôn không ngừngnâng cao hiểu biết, học hỏi kỹ thuật mới, củng cô sức khỏe, tinh thần của người dân.

đem lại hiệu quả, sáng tạo trong lao động cao hơn.

Một trong những đóng góp to lớn của du lịch đối với nền kinh tế đó là đã góp

phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế nông nghiệp chuyểnsang một nền kinh tế dịch vụ Phải ké đến nhiều gia đình dân tộc nghèo khó trướckia chỉ sống bằng nông nghiệp nay đã được cải thiện đời sống nhờ du lịch, các

“thôn nghèo lột xác” như ở bản Lac, một bản của người dân tộc Thái ở Mai Châu —

Hòa Binh, bản Cát Cát — Sapa, Hòa Bắc — Da Nang Từ những làng dân tộc bìnhthường, do nhận thấy tiềm năng và có định hướng phát triển đúng đắn nên giờ đây

các bản làng đã trở thành làng du lịch Đời sống dân bản được nâng cao, giải quyếtcông ăn việc làm cho phần lớn người lao động tại đây Khách du lịch đến đây đượcsông trong nhà san, ăn thịt thú rừng, học cách dệt vải của người Thái, được chiêmngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời, trải nghiệm những gì thân thuộc, giản dịnhất, những nét văn hóa truyền thống không chỉ được lưu giữ, bảo tồn mà còn

được giới thiệu cả trong va ngoài nước.

Tuy nhiên, cũng không thể không ké đến một số tác động tiêu cực của dulịch đến với kinh tế như: sự mat thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, làm mat giá

đồng tiền, tăng nguy cơ lạm phát và chảy máu ngoại tệ, dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế

của cộng đồng dân cư vào du lịch Khi hàng tiêu dung tăng giá, làm ảnh hưởng đếncuộc sông của dân cư, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả gia tăng 8% (nghiên

28

Trang 33

cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ), chi phí xây dựng và tăng giá trị đất

đai Bên cạnh đó, khi dân cư sống phụ thuộc vào du lịch, các khu du lịch ở các địa

phương có thể bị phá huỷ do tác động của thiên tai, chiến tranh, thì kinh tế địa

phương sẽ bị phá hoại Tén tại một số khu vực du lịch được tập trung đầu tư pháttriển một cách biệt lập với các khu vực khác trong cả nước, từ đó xuất hiện nhữngchênh lệch về kinh tế và trình độ phát triển giữa các vùng Nguy hiểm nhất là việc

tranh dành, lôi kéo khách hay những hoạt động buôn bán tại các lễ hội, các hình

thức vui chơi có thưởng với mục đích lừa đảo hay kinh doanh cá loại hình không

lành mạnh trong nhà hàng khách sạn hình thành nên các loại hình không lành

mạnh, tiềm ẩn các tệ nạn xã hội và xây dựng những hình ảnh xấu trong ngành dulịch đối với du khách trong và ngoài nước.

Du lịch phải đem lại lợi ích cho các cộng đồng chủ nhà và tạo động lực để

chăm nom và duy trì di sản và các tập tục văn hoá của họ Sự tham gia và hợp tác

giữa các cộng đồng địa phương và các ban ngành du lịch là cần thiết để thực hiệnđược một ngành kinh doanh du lịch bền vững và nâng cao việc bảo vệ các nguồnlực của di sản cho các thé hệ tương lai.

e Tác động của du lịch đối với văn hóa địa phương

Văn hóa chính là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên du lịch.Việc hình thành một chuyên du lịch bắt nguồn việc chúng ta mong muốn đượckhám phá, tìm hiểu và tự mình trải nghiệm những nét đặc trưng độc đáo về văn hóa

mà trước đây chúng ta chưa từng được biết đến Văn hóa chính là yếu tố cấu thành

cũng như lôi cuốn khách du lịch Nhờ nhu cầu được tìm hiểu và khám phá của conngười mà văn hóa đem lại cho ngành du lịch một nguồn thu lớn Vậy còn du lịch tác

động tích cực đến văn hóa như thế nào?

Theo Trần Đức Thanh, ác động tích cực thứ nhất của du lịch đến văn hóa làdu lịch góp phan bảo tôn các di sản văn hóa và phục hồi các giá trị văn hoá truyền

thống Những giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm phong tục tập quán, lễ hội, âm

nhạc dân ca và vũ trụ, đang trở thành một nguồn hấp dẫn đối với khách du lịch.Nhiều trong số những phong tục tập quán và lễ hội truyền thống đã được nghiêncứu, phục dựng và phát triển dé thu hút khách du lịch Thời gian trước đây, các giá

29

Trang 34

trị văn hóa truyền thống này có thé đã bị lối sống hiện đại làm mờ đi Nhưng hiện

nay, mọi người ngày càng nhận thấy rằng chính những giá trị văn hóa truyền thốngnày là tài nguyên quý báu cho du lịch, và việc tìm hiểu và phục dựng các giá trị vănhóa truyền thống này đang được thúc day mạnh mẽ hon Du lịch đóng vai trò quantrọng trong việc biến di sản văn hóa truyền thống thành tài sản có giá trị Các sảnphẩm du lịch liên quan đến di sản dang tao ra một nguôồn kinh phí cho việc nghiên

cứu và phục dựng những giá trị này Nhiều di sản văn hóa, bất ké có tính chat vật

thé hay phi vật thể như đền chùa, nhà cổ, sản phẩm thủ công và nghệ thuật truyềnthống, âm nhạc dân ca, lễ hội truyền thống, phương thuốc bí truyền và món ăn giatruyền, đã được phục dựng và trở thành một minh chứng cho tầm quan trọng củaviệc du lịch trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Qua việc nghiên cứu và phục dựng các di sản văn hóa, thông qua các phương

tiện truyền thông đại chúng, cộng đồng không chỉ tăng hiểu biết về di sản văn hóa

truyền thống của họ mà còn làm cho các giá trị này trở nên phong phú hơn Quátrình thé hiện những giá trị di sản văn hóa này thông qua các hoạt động du lịch giúplàm giàu thêm những giá trị đó Điều này có nghĩa là các giá trị văn hóa của cộngđồng không chỉ được khôi phục mà còn lan truyền và phát triển dưới tác động của

du lịch Không có gì ngẫu nhiên khi UNWTO chon nội dung liên quan đến di sảnvăn hóa làm chủ đề trong các ngày Du lịch Thế giới, như năm 1980, 1985 và 1999,

Chúng ta thấy răng du lịch có khả năng đóng góp cho bảo tồn di sản văn hóa, thúcđây hòa bình và tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau trong xã hội.

Du lịch góp phan giới thiệu văn hóa, hình ảnh của mỗi quốc gia ra toàn thé

giới: Khi du lịch đến một vùng đất mới hoặc một quốc gia khác, khách du lịch có cơhội học hỏi về kiến thức văn hóa mới, nhận thức vấn đề theo các góc nhìn khácnhau Du lịch cũng là môi trường thúc đây quá trình giao lưu văn hóa và làm giàuvăn hóa Trong các chuyến du lịch, du khách thường tham gia vào các hoạt độngvăn hóa, như múa sạp của người Thái ở Tây Bắc, hát quan họ ở Kinh Bắc, hoặc

tham quan các buổi biểu diễn đàn ca tài tử tại các vùng sông nước Cửu Long.

Những hoạt động này giúp khách du lịch và cộng đồng địa phương giao lưu vui vẻ,hòa quyện trong không gian văn hóa truyền thống Trong tinh thần giao lưu này,

30

Trang 35

nhiều khách du lịch thậm chí thé hiện bài hát va vũ điệu truyền thống từ quê hươngcủa họ, tạo ra sự kết nối và chia sẻ văn hóa đáng nhớ.

Du lịch cũng là một trong những yếu to góp phan loại bỏ những hủ tục lạc

hậu, những tập tục, thói quen không còn phù hợp với thời đại Lễ hội cầu trâu ở Phú

Thọ và lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh đã nhận được nhiều phản đối từ cộng đồng, bao

gồm cả khách du lịch, do tính phản cảm của một số tình tiết trong lễ hội này Vào

ngày 22/12/2015, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông

tư số 15/2015/TT-BVHTTDL với các quy định liên quan đến tô chức lễ hội Thôngtư này đề cập đến việc không được tô chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lựchoặc truyền bá các hành vi tội ác, bao gồm các hoạt động thể hiện cảnh trái vớitruyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam Thông tư cụ thé cam

mô tả các cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo hoặc các cảnh rùng rợn và

kinh di trong lễ hội.

Tuy nhiên mọi hoạt động đều có hai mặt tích cực và tiêu cực:

Du lich đã thúc đây quá trình kinh tế hoá của các giá trị văn hoa Tuy nhiên,nhiều địa điểm đã lạm dụng quan điểm này để tăng thu nhập mà không quan tâmđến tôn trọng giá trị văn hoá Dé đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, nhiều lễ hộitín ngưỡng dân gian và lễ hội tâm linh đã được biến thành các sự kiện trình diễn và

diễn ra bất cứ khi nào du khách muốn Sự xuất hiện đông đảo du khách tại một điểm

di tích tạo ra những tác động tiêu cực, bao gồm các tác động cơ học và hóa học (nhưkhí thở và tiếng ồn), cộng với các tác động từ yếu tố khí hậu và thời tiết, gây ra sự

ton that và hủy hoại cho các di sản văn hóa.

Một tác động tiêu cực khác của du lịch đối với giá trị văn hod là sự lai tạpcủa một số giá trị văn hoá truyền thong Một số nhà cung ứng dịch vụ du lịch chorang cần phải điều chỉnh hoặc "đổi mới" dé đáp ứng nhu cau và sở thích của kháchdu lịch Một lý do khác là sau khi những người dân địa phương tham gia các chuyếndu lịch, họ đã "học hỏi" về giá trị văn hoá của những địa điểm họ đã thăm và đã "apdụng" chúng dé điều chỉnh hoặc cải thiện các di san văn hoá ở địa phương của ho.Điều này có thể dẫn đến việc mất đi sự thuần khiết (authentic) riêng biệt của di sản,một giá trị quan trọng của di sản, cho dù đó là di sản vật thé hay phi vật thé Ngoài

31

Trang 36

ra, một số hành vi không phù hợp của du khách có thể ảnh hưởng đến phong tục củacộng đồng địa phương.

Trong số khách du lịch, một số người đi với mục đích săn tìm các đồ cô vàđồ vật có giá trị Du lịch cung cấp cơ hội tốt cho những người này dé thực hiện mụctiêu của họ Điều đáng nói là có một số người dân địa phương, do họ chưa thấyđược giá tri của các di sản văn hoá cộng đồng của họ, đã trở thành người hỗ trợ cho

những du khách này và dẫn đến việc mất mát giá trị của di sản văn hoá địa phương.

Do vậy, mỗi chúng ta cần phải biết tiếp thu những yếu tổ tích cực đồng thờigiữ gìn và phát triển lối sống văn hóa lâu đời, sống và làm theo tôn chỉ “hòa nhập

chứ không hòa tan”.

1.2.1.3 Các bên hiên quan tham gia hoạt động du lịch văn hóa

Theo Freeman (1984), các bên liên quan được định nghĩa như "bất kỳ cánhân hoặc nhóm có thê có tác động đến quyết định hoặc có thể bị tác động bởi việcđạt được mục tiêu của tổ chức" Freeman chia thành hai nhóm bên liên quan trong

định nghĩa của mình: (1) những người có khả năng tác động đến quyết định và (2)

những người sẽ bị tác động bởi quyết định đó Jamal và Stronza (2009) đã sửa đổithuật ngữ này, thay vì "bên liên quan," họ sử dụng "những chủ thé quan tâm hoặc

ủng hộ về một van dé cụ thé và bao gồm tất cả cá nhân, nhóm hoặc tô chức mà cóthé bị tác động trực tiếp bởi các hành động của người khác dé giải quyết van dé đó."

Các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch văn hóa bao gồm:

Chính phủ: Tô chức quản lý và xây dựng các chính sách về phát triển du lịchtrên phạm vi quốc gia.

Chính quyên địa phương: Tô chức quản lý và thiết lập các chính sách liênquan đến ngành kinh doanh du lịch tại cấp tỉnh hoặc thành phó.

Doanh nghiệp: Các t6 chức thương mại, bao gồm các công ty du lịch, hãnglữ hành và đại lý du lịch, cũng như các tô chức cung cấp dịch vụ du lịch như khách

sạn, vận chuyền, nhà hàng và điểm tham quan du lịch.

Tổ chức quản lý du lịch và tổ chức phi lợi nhuận: Những t6 chức hoạt động

trong lĩnh vực du lịch nhưng không với mục tiêu lợi nhuận, thay vào đó họ tập trung

vào lợi ích của cộng đông và bảo vệ môi trường.

32

Trang 37

Khách du lịch: Những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, bao

gồm cả những người du lịch truyền thống và những người du lịch bền vững.

Cộng đông địa phương: Những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du

lịch, cũng như những người không tham gia trực tiếp nhưng vẫn chịu tác động hoặctác động đến bởi hoạt động du lịch tại địa phương Cộng đồng địa phương bao gồmcác thành viên tham gia trực tiếp với vai trò chủ thê trong các hoạt động du lịch và

phát triển cộng đồng, và họ đóng vai trò quan trong trong việc duy trì sự cân bang

giữa các khía cạnh xã hội.

1.2.1.4 Điều kiện phát triển du lịch văn hoá

Đề tổ chức hoạt động DLVH tại một điểm du lịch, cần rất nhiều yếu tố khánnhau, trong đó gồm có:

a Tài nguyên du lịch văn hóa

Theo Luật Du lịch (2017), “tài nguyên du lịch (TNDL) là cảnh quan thiên

nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở dé hình thành sản phẩm dulịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch" Như vậy, TNDL

được xem như điều kiện tiên quyết đề phát triển bất cứ loại hình du lịch nào, trong

đó có du lịch văn hóa (DLVH).

Theo Nguyễn Phạm Hùng, “tài nguyên du lịch văn hóa là toàn bộ tài nguyên

văn hóa vật thé va phi vật thể có khả năng và điều kiện tạo thành sản phẩm du lịch,

đáp ứng như cầu du khách, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, tuyến

du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch Tài nguyên du lịch văn hóa thuộc sở hữu nhà

nước, tô chức hoặc cá nhân.” Tài nguyên du lịch văn hóa có những đặc điểm:

- Da dạng, khác biệt;

- Tinh động, dễ biến đồi, dé bị tổn thương;

- Nam trong cuộc sống con người, tồn tại phụ thuộc vào con người;- Qué trình hình thành, phát triển theo quy luật phát triển xã hội;

- Phạm vị, quy mô có giới hạn, có thé đo đếm được;

- Tén tại thường xuyên trong mọi không gian và thời gian;

- _ Thuộc sở hữu của nhà nước, tô chức hay cá nhân.

33

Trang 38

Tài nguyên DLVH vật thể là tài nguyên du lịch dựa trên các loại hình vănhóa vật thé, còn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể là tài nguyên du lich dựa trêncác loại hình văn hóa phi vật thể Mối quan hệ giữa tài nguyên văn hóa và tàinguyên du lịch văn hóa là quan hệ điều kiện — kết quả Và điều quan trọng nhất lànó phải có khả năng kết hợp với dịch vụ du lịch dé tạo ra sản phẩm du lịch Nhưngnhư đã thấy, không phải tất cả tài nguyên tự nhiên hay tài nguyên văn hóa đều có

thể trở thành tài nguyên du lịch Chúng phải đủ các điều kiện sau:

- Có giá trị văn hóa đặc biệt, đặc sắc, độc đáo, tính đại diện cao, hấp dẫn lớn,là yếu tố cơ bản dé hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du

- Có điều kiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở thích hợp

Tài nguyên du lịch văn hóa là những tài nguyên văn hóa đặc sắc nhất, có khảnăng tạo thành sản phẩm du lịch, có sức hap dẫn du khách Đây là yếu tố then chốt,

tạo động lực ban đầu cho du khách khi họ muốn đến thăm một điểm đến Mức độhấp dẫn của điểm đến đối với du khách sẽ ti lệ thuận với tính da dạng và độc đáo

của TNDL TNDL càng độc và lạ thì càng thu hút sự tò mò của khách du lịch Bên

cạnh đó, TNDL cũng tạo ra sự khác biệt giữa các điểm đến trong cùng một khu vực

hay các điểm đến có cùng một loại tài nguyên Đây chính là yếu tố tạo nên sự cạnh

tranh giữa các điểm đến trong việc quyết định sự chọn lựa của du khách.

b Khả năng tiếp cận của điểm đến

Dù tài nguyên du lịch có phong phú độc đáo thế nào, hoạt động phát triểnDLVH không thé thực hiện được nếu khả năng tiếp cận điểm đến không dé dàng.Đây là một trong những điều kiện căn bản khi hoạt động kinh doanh du lịch được

xây dựng và tiêu thụ tại chỗ Sự phát triển của cơ sở hạ tầng đường xá cùng với sự

linh hoạt của các phương tiện giao thông như đường hàng không, đường sắt, đườngthủy, đường bộ cùng thời lượng của chuyến đi, thời gian đi sẽ quyết định sự lựa

34

Trang 39

chọn của du khách Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận của điểm đến còn được quyết

định bởi việc khách du lịch có dé dang tìm hiểu về điểm đến thông qua hệ thống

thông tin liên lạc hay không.

c Sản phẩm du lịch văn hóa

Theo Luật Du lịch (2017), “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụtrên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách dulịch” Theo Nguyễn Phạm Hùng, “sản phâm du lịch văn hóa là sự kết hợp tối ưugiữa tài nguyên du lịch văn hóa với dịch vụ du lịch thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầuthưởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về văn hóa của

du khách trong những không gian và thời gian nhất định.

Sản phẩm du lịch văn hóa mang những đặc điểm chính sau:

- Mang tính vô hình, đa dạng, phong phú, khác biệt;

- Tính chất, quy mô, phạm vi do tài nguyên văn hóa quy định;- Tinh dé biến đôi, không thuần nhất;

- Gắn với môi trường xã hội, ton tại phụ thuộc vào con người;- Tén tại thường xuyên trong mọi không gian và thời gian;

- Mang dấu ấn của chủ thê (doanh nghiệp, cá nhân) xây dựng sản phẩm.

Sản phẩm du lịch văn hóa là bộ phận cấu thành sản phẩm du lịch nói chung,mang những phẩm chat chung của san pham du lịch, đồng thời có những đặc điểm

riêng, tạo nên sự khác biệt của loại sản phẩm du lịch này Đặc điểm riêng đó được

quy định bởi tài nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ tương ứng của nó Chúng ta

có thê hiểu sản phẩm du lịch văn hóa là sự kết hợp tối ưu giữa tài nguyên du lịch

văn hóa với dịch vụ du lịch thích hợp Vì vậy, đứng ở một góc độ nhất định, sản

phẩm du lịch văn hóa là toàn bộ những gì được cung ứng cho du khách, nhằm thỏamãn nhu cầu thưởng thức — trải nghiệm — khám phát về những điều mới lạ và kháclạ về văn hóa.

d Khả năng cung ung dich vụ du lịch

Theo Nguyễn Phạm Hùng, “dich vụ du lịch là toàn bộ các hình thức tổ chứchoạt động phục vụ phù hợp với các loại tài nguyên du lịch khác nhau để tạo ra sản

phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của du khách, nhằm mục đích kinh tẾ”.

Nhìn chung, dé phát triển DLVH, ngoài TNDL thì cần phải có những yếu tố về cơ

35

Trang 40

sở hạ tầng và cơ sơ vật chất kỹ thuật Các yếu tố đó bao gồm: Chỗ ở, giao thông vận

tải, thông tin liên lạc, y tế, thông tin/dịch vụ cho du khách tại điểm đến, nguồn nhân

lực, an ninh, nước — năng lượng - thoát nước, mua săm nguồn tài chính, những dịch

vụ khác.

- Dich vụ lưu trú day đủ về số lượng buồng phòng, chất lượng, và giá cả liênquan đến nhu cầu của thị trường, đặc biệt là trong mùa cao điểm như dịp lễ tết, cácngày lễ hội truyền thống của địa phương.

- Phuong tiện và hạ tầng giao thông vận tải: tất cả các tuyến đường dẫn đếncác điểm du lịch phải dé dàng tiếp cận.

- Nguồn nhân lực du lịch: gồm hướng dẫn viên tại điểm, phiên dịch viên, nhânviên nhà hàng khách sạn Đồng thời thường xuyên mở những buổi đào tạo dài hạn

hoặc ngắn hạn dé nâng cao chất lượng phục vụ.

- Thông tin/ Dịch vụ cho du khách tại điểm đến: có gian hàng hoặc trung tâmcung cấp thông tin hoạt động du lich, thông qua cách thức trưng bay trong bảo tàng,triển lãm, tài liệu quảng cáo, bản đồ cung cấp cho du khách Thông tin liên lạc (điện

thoại, fax, bưu điện) đảm bảo internet luôn sẵn có.

- _ Các dịch vụ khác như: dich vụ mua sắm giới thiệu và bán hàng thủ công, quàlưu niệm của địa phương, cho thuê dụng cụ nghỉ ngơi cắm trại, dịch vụ ngân hàngthu đôi ngoại tệ, dịch vụ vệ sinh công cộng.

e Thị trường khách du lịch

Thị trường khách bao gồm thị trường khách nội địa và quốc tế Muốn pháttriển bất kỳ loại hình du lịch nào cũng phải có thị trường khách Khách du lịch lànhững người sử dụng sản phẩm du lịch, lợi nhuận thu được sẽ trích một phần vàocông tác bảo tồn tài nguyên, duy trì các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo công ăn

việc làm cho người dân địa phương và giúp các doanh nghiệp du lịch đa dạng sản

phẩm dịch vụ Tùy thuộc vào từng thị trường khách khác nhau mà công tác quảng

bá du lịch sẽ có những hướng đi khác nhau.

# Chính sách phát triển du lịch

Địa phương sẽ không thể phát triển du lịch nếu không có hệ thống chính sáchtạo điều kiện cho sự phát triển này Trong hệ thống chính sách từ trung ương đến

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:54

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN