1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch cộng đồng của người Dao tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 31,66 MB

Nội dung

Trong cuốnsách này, tác giả phân tích sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việckết hợp hiệu quả giữa quy hoạch cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh và quy hoạch du lịch, trên c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÔC GIAHÀNỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ MINH CHAU

PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG CUA NGƯỜI DAO TẠI

HUYEN HOANG SU PHI, TINH HA GIANG

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIAHÀNỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ MINH CHAU

PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG CUA NGUOI DAO TAI

HUYỆN HOANG SU PHI, TÍNH HÀ GIANG

Mã số: 8810101.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN PHẠM HÙNG

Hà Nội — 2023

Trang 3

MỤC LỤC

LOI CAM DOAN - - 55c St 21 1 1 1E11112112111111 11111110101 111 11111 1 re 4LOL CẢM ƠN St 2S 2t E211211121111211011211 2111 T1 1 1012111111 tre, 5

DANH MỤC TU VIET TẮTT 2 2® E£+E£+EE+EE£EE£EEE2EEEEEEEEEEEEEEEzEkerkerreee 6

DANH MỤC BANG BIEU - 2-2-5 £+S£+EE2EE£EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerreee 7DANH MỤC HÌNH ¿5° ©t E912 E2E21121717121221211211217111 111 xe 8DANH MỤC BẢNG 52 SE EE121121121111111111121121111111 111111 1xx 8

MO DAU wieeceececcsscssessessessessssessessessessesscsussvssessessesacsuesucsssessessessesssssestessssessesseesees 9

1 LÝ DO CHỌN DE TÀI - (2c 2 1211121111 1181 1191110111011 01110 119 11g11 HH Hưng hư 9

2 MỤC DICH VÀ NHIEM VỤ NGHIÊN CỨU CUA LUẬN VAN -+++<<<<55 11

3 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CUU cccccesscesscesscessccseccseceseecseccsesesasesseeseeesaee 12

4 CAU HOI NGHIEN CUU 0505 +1 12

5 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU CUA LUẬN VAN cccscccsscsseessecesseesesesecesecesscesscesseenaes 12

0;19190/090/.000/902) 00017757 ỞÖẨÕ 14

CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN 15

1.1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU G6 2G 22 3221132131211 151 119111811 8111111181 8x cty 15

1.1.1 Những nghiên cứu, giới thiệu về du lịch cộng đồng :- ¿552 15

1.1.2 Những nghiên cứu, giới thiệu về du lịch cộng đồng tai Hà Giang và huyện

u00 17 18

1.2 NHUNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VE PHÁT TRIEN DU LICH CONG DONG TRONG

NƯỚC VÀ QUOC TTẾ - -LL - 1311121111930 111111 131119111 KH KHE krt 20

1.2.1 Mô hình phát triển du lịch cộng đông trên thé giới - - 20

1.2.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đông ở Việt Nan - - 23

1.2.3 Bai học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đông - 25

1.3 CO a2 0a 26

1.3.1 Các khái niệm CƠ DAN -cc G3311 81 111911881119 11111119 11111190 1k ray 26

1.3.2 Nội dung, mục tiêu, nguyên tắc và đặc điểm phát triển du lịch cộng đồng 29

1.3.3 Lợi ích của sự phát triển du lịch cộng đồng - 2 2 2+ +£xerxezrxees 32

1.3.4 Sản phâm du lịch cộng đồng — Các hình thức du lich cộng đồng 34 1.3.5 Những tác động của phát triển du lịch cộng đồng đến đời sống kinh tế xã hội

Và tải nguyên TÔI fTƯỜN c1 131199111911 910 9111911 ng 36

1.4 NHUNG YEU TO ANH HUONG DEN PHÁT TRIEN DU LICH CỘNG ĐÔNG 39

1.4.1 Điều kiện ha tang, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vu du lịch cộng đồng 39

1.4.2 Dịch vụ du lịch cộng đÔNg 2:- 55c 52 St EEc2EEEEEE 2E E222 40 1.4.3 Tài nguyên du lịch cộng đồng - ¿2 ++++£+E++EEt2E++EEtzE++rxrrxerrrrree 40 1.4.4 Thị trường - khách du lịch cộng đồng -2-2¿©++2+++z++2z++zzxzzed 41

Trang 4

1.4.5 Nhân lực du lịch cộng đồng - sự tham gia của cộng đồng người dân địa

00000520111 4 42

1.4.6 Hoạt động xúc tiển AU LICH cecesecccsesecessesescecssvscesssuecesssveresssveresssveussesteseatsvsnsetaneees 42

1.4.7 Sự tham gia của các bên liên Quan ee 5 + << ceeetseteeeeeeseeeteeeeeeeaeens 42

1.5 KHUNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIÊN DU LỊCH CỘNG ĐÔNG CỦA NGƯỜI DAO TRÊN

DIA BAN HUYỆN HOANG SU PHI, TINH HA GIANG - 52552 +++<+<+<c<zss+ 43 I)298430/9:10/9))ic001117 À 45

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN DU LỊCH CỘNG ĐÔNG CỦA

NGƯỜI DAO TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHI, TINH HA GIANG 46

2.1 DIEU KIỆN PHÁT TRIEN DU LICH CỘNG DONG CUA NGƯỜI DAO TẠI HOANG SU

PHI, TINH HA GIANG c 1 46

DDD Di@u kiGn te nnn nh he .an 46

2.1.2 Điêu kiện văn hóa — xã hội -¿ 2+©©5¿©©+2E+t2ExtSEEtEEEEEEEEEEErEErrrkrrrkrerreee 49

2.1.2.1 Bản sắc văn hóa dân tộc DOO ceccceeccecsseccsssesverssesvsssseevscssvenesssveeeees 49

2.1.2.2 Cảnh quan văn ÏiÓd «+ ch 3E ng rệt ó1 2.2 SỰ THAM GIA CUA CÁC BEN LIEN QUAN TRONG PHÁT TRIEN DU LICH CONG DONG

CUA NGƯỜI DAO TẠI HOANG SU PHI, TINH HA GIANG - ¿s5 +5 + s+sss+2 62

2.2.1 Sự tham gia của quan lý nhà hƯỚC - - - + +2 £++£++++EEeeEsrrrerrerrresrerrke 62

2.2.2 Sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ - 2-2 2+s2+sz+sz+szxzsez 66

2.2.3 Sự tham gia của doanh nghiệp du lịch - 5 + £++£+sxseeseeseesseske 69 2.2.4 Sự tham gia của khách du lỊCH - - ¿5-2 ++ + + *+*£+2E++EEeeEerrsrrrrrerrrrrrerrke 71

2.2.5 Sự tham gia của người dân tộc Dao vào phát triển du lịch cộng đồng ở Hoàng

J8 454 73

2.3 KET QUA PHÁT TRIEN DU LICH CONG DONG CUA NGƯỜI DAO G HOANG SU PHI,

TINH HA GIANG '.':."'"-.®ẼẦ 76

2.3.1 Các làng du lịch cộng đồng của người Dao -2¿- s¿©2+2zxc2zxzzxrcrea 76

2.3.1.1 Lang Văn hóa du lịch thôn Nậm Hong xã Thông Nguyên 76

2.3.1.2 Lang văn hóa du lich Phin Hồ xã Thông Nguyên - 80

2.3.1.3 Lang VHDL thôn Giang Thượng, lang VHDL Lang Giang xã Thông D7212 4ŒdđdlđlA 61

2.3.1.4 Làng VHDL thôn Đoàn Kết xã HO Thầu - : -:-+- 82 2.3.1.5 Làng VHDL thôn Suối Thâu xã Bản Luốc - -: -: - 82 2.3.1.6 Lang VHDL thôn Tân Phong xã Hồ Thẩu 2-2 z©5e- 83

2.3.1.7 Làng VHDL thôn Nậm Piên xã Nậm TY -c<ec<ecsses 84

2.3.2 Các sản phẩm du lich cộng đồng của người Dao dang được khai thác 85

2.3.2.1 Sản phẩm du lịch ẩm tHiựC - ¿5c ©5c+ce+ceEEczEerterksrkerrerrerred 85

2.3.2.2 Sản phẩm du lịch chữa bệnh của người Dao đỏ -. 87 2.3.2.3 Sản phẩm du lịch làng nghé.ccccccceccescescescssvesvssvsssesssssesssssssessseseeseeses 88 2.3.2.4 Sản phẩm du lịch thưởng thức nghệ thuật diễn xướng - 89 2.3.2.5 Sản phẩm du lịch trải nghiệm bắt cá chép ruộng . - 69

Trang 5

2.3.2.6 Sản phẩm du lịch lễ hội, tôn giáo, tin ngưỡng - - 90 2.3.2.7 Sản phẩm du lịch tham quan danh thắng -2- 2525552 91

2.4 DANH GIA HOAT DONG DLCD CUA NGƯỜI DAO TẠI HUYỆN HOANG SU PHI,

TINH HA 067) /c— 91 2.5 THÀNH TỰU VA HAN CHE ccsccesssesscesseesscesscesecesscesecessecssecaeesecesecessceseeesseesees 95

SU PHI, TINH HA GIANG 0.0 cescsscssssssessessessesssessessessesssessessessessssssesseesessseeses 98

3.1 DU BAO XU THE PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG VA ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN

DU LICH CONG DONG CUA NGƯỜI DAO TAI DIA BAN NGHIÊN CỨU - 98 3.1.1 DU BAO XU THẺ PHAT TRIEN CUA DU LICH CONG ĐÔNG -s<+<55 98

3.1.2 DINH HUONG PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG CUA NGUOI DAO TAI HUYEN

HOÀNG SU PHI, TINH HA GIANG oceeccsccsscesscscscessceescscssecsecesseesscesscesscesscesscessessssenseents 99

3.2 DE XUẤT GIẢI PHAP PHAT TRIEN DLCD NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI HUYỆN

HOANG SU PHI, TINH HA GIANG G (c2 221113211 812 1111811118111 1111821111811 xe, 99

3.2.1 Về phát triển hạ tầng, co SỞ vat chat kỹ thuật phục vu du lich cộng đồng của

NQUOL Da hố 99

3.2.2 Về bảo tồn các giá trị văn hóa găn với phát triển các dịch vụ văn hóa, giải trí phục vụ du lich cộng đồng của người Dao 2-2¿©2222++22++£xEvzxrerxeerxesree 100 3.2.3 Về phát triển sản pham, dịch vụ du lịch -¿- 2 sz+sz+zx+zxzxszrxzxs 101 3.2.4 Vé phat trién thi trường khách du lịch va hoạt động xúc tiến tiến đầu tư quảng

bá du lịch cộng đồng của người Dao 2¿- 5: ©2+¿22E2EEt2EEt2EEtEEEtEExerkrerkesrke 103 3.2.5 Về sự tham gia của cộng đồng người Dao -¿- 2 5¿+cz+zxczxzxxerxres 104 3.2.6 Về đầu tư tài chính và phân chia lợi ích - 2 2 +z+sz+xezxzzxssrxczes 104 3.2.7 Về sự tham gia của doanh nghiệp du lịch -¿ ¿©s¿22x+2zs+2zx+zsseez 105 3.2.8 Về sự tham gia của chính quyền địa phương - ¿+ + s+s+s+zzcszz 105

3.2.9 Công tác bảo vệ môi trường bền vững - 2-2 52+ ++Ex+£E++Exerxzrssrkeres 106

3.3 (00)/684:00A48).6- 00000 — 107

3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch -¿¿ssz=sz+s+ 107 3.3.2 Đối với các doanh nghiệp du lịch : -¿ ¿++2s++2x++zx++zx+zzxzerxsrxee 107 3.3.3 DOi 21.11) ang Ặ 107 3.3.4 Đối với khách du // 8A 109

TIEU 909:109) c1 110

KẾT LUẬN ¿- 2-55: 22221221221 21122122127121121121111211211211 11211 rre 111DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -¿©2 s+cx+£s+xz+zserxee 113

PHU LLỤC - - <2 E1 223111 1111293011111 1109311 11H 1kg 1kg và 117

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng

dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng Những nội dung trình bày

trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưatừng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quảnghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tôi hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Châu

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô giáo Khoa Du lịch

trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Ha Nội — nhữngngười đã truyền lửa thông qua những bài giảng sâu sắc trên giảng đường, giúp tôitích lũy thêm nhiều tri thức và kinh nghiệm mới về ngành

Xin được gửi lời cảm ơn tới Phòng Văn hóa thể thao & du lịch huyện Hoàng

Su Phì, UBND huyện Hoàng Su Phì và các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện giúp

đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực địa tại cơ sở và tìm kiếm tài liệu Sự cởi

mở mến khách, sự hỗ trợ nhiệt tình của người dân bản địa và các chủ cơ sở kinh

doanh homestay, bunggalow cũng là động lực lớn giúp tôi hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đãủng hộ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và giúp tôi có thờigian dé hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm on!

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT

STT Từ viết tat Diễn giải

1 CQDP Chinh quyén dia phuong

9 VHTT&DL | Văn hóa thé thao & du lịch

10 UBND Ủy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

STT Danh mục Tên Trang

1 Bảng biểu 2.1 Mức độ hài lòng của khách du lịch 72

2 Bảng biểu 2.2 |Các hình thức tham gia làm du lịch của người 75

dân tộc Dao ở Hoàng Su Phì

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

STT Danh mục Tên | Trang

1 Hinh 1 Khung nghiên cứu DLCD của người Dao ở 43

Hoàng Su Phì

DANH MỤC BANG

STT Danh mục Tên Trang

| Bang 1.1 Bảng mô ta những tác động của DLCD 36

ở Hoàng Su Phì

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xuất hiện manh nha từ những năm 1997, trải qua hơn 20 năm phát triển, Dulịch cộng đồng (Community Tourism) ngày nay đã trở nên quen thuộc với mọi

người yêu thích và quan tâm tới du lịch Hiện nay, DLCD đang được coi là loại hình

du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa DLCĐkhông chỉ giúp người dân bảo vệ một cách tốt nhất nguồn tài nguyên và môi trườngsinh thái, mà còn là cách tốt dé bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo củađịa phương Ở Việt Nam hiện nay, mô hình DLCĐ đã phát triển mạnh mẽ với nhiềuhình thức va cách làm da dạng khác nhau phân bổ theo từng vùng miễn, trong đóphải kể đến khu vực miền núi phía Bắc, nơi có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu sốcùng sinh sống, với đời sống văn hóa tinh thần hết sức đa dạng, phong phú như: HàGiang, Lào Cai, Sơn La Mô hình này có hiệu quả khá thiết thực, vừa phát huyđược hầu hết thế mạnh văn hóa bản địa, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, nângcao chất lượng đời sống của người dân địa phương Các xu hướng du lịch mới đangcải tiến theo hướng đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng đồng thời giữ nguyên gốc,nguyên sơ chân thực văn hóa bản địa Đó là những những giá trị cốt lõi mà cộng

đồng hướng tới, và thực chất đó chính là phát triển du lịch theo hướng bền vững

Phát triển du lịch theo hướng bên vững thì người dân là chủ thể phải đượchưởng lợi ích nhiều nhất từ sự phát triển du lịch của địa phương Phát triển du lịchcộng đồng luôn gan liền với những đặc trưng, bản sắc và tính chat của địa phương.Nói cách khác, phát triển du lịch cộng đồng với mục tiêu phát triển kinh tế địaphương nhất định phải đi theo hướng phát triển bền vững Đây là sự phát triển dựavào nhu cầu phát triển của thị trường, đồng thời không gây ton hại đến các khả năng

đáp ứng các nhu cầu của thé hệ mai sau Thực tế, điều này nhấn mạnh đến việc phát

triển du lịch có trách nhiệm với các tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa vàdân tộc được định hướng và quản lý theo phương châm: Kết hợp hài hoà nhu cầucủa hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ tổ chức, sản xuất du lich và lĩnh vực tiêu

dùng du lịch, nhằm đạt tới một mục đích bảo tôn, tái tạo và phát triển được tải

Trang 12

nguyên tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc và những giá trịtruyền thống tốt.

Hà Giang - Nơi có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, là mảnh đất anhhùng giàu truyền thống cách mạng, ghi dấu một thời kỳ khói lửa, đạn bom oai hùngcủa dân tộc gắn liền với những địa danh có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc bảo vệtừng tac đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc Noi còn lưu giữ được nhiều các

di sản văn hóa vật thé, phi vật thé, di chỉ khảo cổ thời tiền sử, các di tích lịch sử cònđược bảo tồn gần như nguyên vẹn với kiến trúc đặc trưng truyền thống của địa

phương như: Khu kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương, Phố Cổ Đồng Văn di tích lich

sử cách mạng như Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Căng Bắc Mê, Di tích Tiêu

khu cách mạng Trọng Con và còn rất nhiều di sản khác được phân bố rộng khắp

trên địa bàn toàn tỉnh đã chứng minh cho sự tôn tại và phát triên của nên văn hóa.

Bên cạnh đó, Hà Giang còn là nơi hội tụ của những sắc màu văn hóa đa sắctộc với 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có những dân tộc thiểu số, với mật độdân cư tập trung rất Ít trong cả nước như Lô Lô, Bồ Y, Pu Péo, Cờ Lao mỗi dântộc đều có những nét đặc trưng riêng biệt, không bị pha trộn nhưng rất hài hòa trongtong thé bức tranh chung da sắc màu, thé hiện bản sắc và giá trị văn hóa của mảnh

đất địa đầu Tổ quốc Trong bức tranh đa sắc màu đó, phải kề đến dân tộc Dao — một

trong những dân tộc thiểu số ở Hà Giang, phân bố tại hầu hết ở các vùng trong tỉnh,nhưng tập trung đông nhất tại các huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Bắc

Mê, Yên Minh Người Dao với nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắcvăn hóa dân tộc đã và đang được người dân nơi đây gìn giữ và lưu truyền qua nhiềuthế hệ

Giá trị văn hóa, tỉnh thần của dân tộc Dao nơi đây rất đa dạng, giàu bản sắc,

từ tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, chạm bạc, dệt vải, các bài thuốc dân gian,

nghi lễ trong hôn nhân, thờ cúng, quy ước, hương ước của dòng họ, ban làng

Những giá trị văn hóa này gắn liền với cuộc sống của người Dao từ bao đời nay, đó

như tài sản quý đê truyền lại cho các thê hệ con chau sau nay

10

Trang 13

Trong quá trình nghiên cứu và học tập, có cơ hội đến Hoàng Su Phì tỉnh HàGiang và tìm hiểu văn hóa của người Dao, cách họ làm du lịch cồng đồng và giữ gìn

các nét đẹp văn hóa của mình, tác giả lại càng thêm yêu mảnh đất và con người nơi

đây Đến với Hoàng Su Phì, chúng ta thấy người Dao ở đây đã có ý thức trong việcbảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm nét bản sắc của dân tộc mình vàkhá nhạy bén trong việc khai thác các giá trị đó để phát triển loại hình du lịch cộngđồng ở địa phương

Tuy nhiên, nhận thấy việc nghiên cứu về du lịch cộng đồng của người Daovẫn còn chưa đầy đủ, toàn diện việc nghiên cứu phục vụ phát triển du lịch cộng

đồng của người Dao vẫn còn những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khách

quan và chủ quan, vì vậy, tác giả đã lựa chọn van đề “Phát triển du lịch cộng dongcủa người Dao huyện tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên

cứu cho luận văn Thạc sĩ Du lịch của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển du lịch cộngđồng: khảo sát thực trạng dé đưa ra những đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằmgóp phần nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng của người Dao sinh sống trên địa

bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

2.2 Nhiệm vụ nghién cứu:

Đề đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

Thứ nhất, làm rõ một số vẫn đề lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu

Thứ hai, khảo sát thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của người Dao

huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang và rút ra bài học

Thứ ba, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị cho phát triển du lịch cộng đồng

người Dao trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang

II

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Du lịch cộng đồng của người Dao ở Hoàng Su

Phì, tỉnh Hà Giang

3.2 Phạm vi của luận văn

- Về nội dung: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một số nội dung như cácđiều kiện dé phát triển du lịch, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống ngườiDao, phân tích thực trạng của hoạt động du lịch cộng đồng và đưa ra những hàm ý

về chính sách cho phát triển du lịch cộng đồng của người Dao huyện Hoàng Su Phì,

tỉnh Hà Giang.

- Về không gian: huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

- Về thời gian: việc nghiên cứu dựa trên thu thập từ các số liệu, tài liệu chínhthống đã được công bố chủ yếu trong giai đoạn 2017-2022 liên quan đến phát triển

du lịch cộng đồng; và các giải pháp được đề xuất trong luận văn được áp dụng vềđây mạnh phát triển du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn huyện

Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

4 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho luận văn này là:

1) Những điều kiện nào dé phát triển DLCĐ của người Dao ở Hoàng Su Phi?2) Hoạt động DLCĐ của người Dao ở Hoàng Su Phì đã diễn ra như thế nào?3) Những đề xuất và khuyến nghị gì góp phan phát trién DLCD của người

Dao ở Hoàng Su Phì?

5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp dé nghiên cứu trong đó chú trọng

sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Hai phương pháp này có quan hệ mật thiếtvới nhau tạo thành sự thống nhất không thé tách rời: phân tích được tiễn hành theophương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân

12

Trang 15

tích Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừaphải tong hợp tài liệu.

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Quy nạp và diễn dịch là hai phương

pháp tư duy dùng để nắm bắt sự vật, hiện tượng theo hai chiều hướng ngược nhau.Quy nap di từ cá biệt đến đặc thù, rồi đến phô biến; diễn dịch đi từ phô biến đến đặc

thù, rồi đến cá biệt Cơ sở của chúng là quan hệ biện chứng giữa cái cá biệt, đặc thù

và phổ biến đang tồn tại khách quan

- Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp được

sử dụng lâu đời và phô biến nhất Phương pháp so sánh cho phép chúng ta tổng hợp

được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng

được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển,hiệu quả hay kém hiệu quả dé tìm ra các giải pháp quản lí tối ưu trong mỗi trường

hợp cu thé.

- Phuong pháp khảo sát thực tế: Khao sát là phương pháp sử dung bang hỏi

(phiếu câu hỏi) dé thu thập dữ liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu Về mặt lýthuyết, phương pháp khảo sát có thể sử dụng cả trong nghiên cứu định tính và địnhlượng Trong luận văn này, tác giả sử dụng bảng hỏi đối với 2 đối tượng là khách dulịch và cộng đồng địa phương (người dân tộc Dao ở Hoàng Su Phì)

+ Phiếu khảo sát đành cho khách du lịch: tác giả lựa chọn phạm vi khảo sát làkhách du lịch đến Hoàng Su Phì, Hà Giang và khảo sát trực tiếp trên 250 khách du

lịch: Số phiếu phát ra (250) Số phiếu thu về (247) Số phiếu không hợp lệ (3) thu về

244 phiếu hợp lệ Thời gian khảo sát là tháng 9 - 10 năm 2023 dé làm rõ sự hài lòngcủa khách du lịch đối với DLCĐ của người dân tộc Dao ở Hoàng Su Phì: cảnh quanmôi trường, bản sắc văn hóa người Dao, nhân viên phục vụ, cơ sở vật chất du lịch

và dịch vụ âm thực

+ Phiếu khảo sát dành cho cộng người dân địa phương: tác giả lựa chọn phạm

vi khảo sát là người dân tộc Dao trên địa bàn Hoàng Su Phì; khảo sát trực tiếp trên

13

Trang 16

200 người: Số phiếu phát ra (200) Số phiếu thu về (200) Số phiếu không hợp lệ (1)thu về 199 phiếu hợp lệ thời gian tiến hành khảo sát là tháng 9 -10 năm 2023 dé làm

rõ mức độ tham gia của người Dao vào hoạt động DLCD tại huyện Hoàng Su Phi,

tỉnh Hà Giang và thái độ của họ.

- Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo thực hiện hiệu quả sẽ mang đến

cơ sở cho các chiến lược được xây dựng hiệu quả cho phát triển lâu dài Phương

pháp này được tác giả sử dụng trong chương 3 của luận văn, trên cơ sở dự báo xu

hướng phát triển của du lịch dé đưa ra một số giải pháp

6 Bồ cục của luận van

Ngoài phân mở đâu, kêt luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn

được kết cầu thành 3 chương:

Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DU LICH CONG DONG CUA

NGƯỜI DAO TẠI HUYỆN HOANG SU PHI, TINH HÀ GIANG

Chương 3: NHUNG DE XUẤT VA KHUYEN NGHỊ GOP PHAN PHATTRIEN DU LICH CONG DONG CUA NGUOI DAO TAI HUYEN HOANG SU PHI,TINH HA GIANG

14

Trang 17

CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu, giới thiệu về du lịch cộng đồng

Trên thê giới, du lịch cộng đông từ lâu đã không còn xa lạ và được rât nhiêu

nhà nghiên cứu tìm hiểu Thuật ngữ “Du lich cộng đồng” có nguồn gốc từ loại hình

du lịch làng bản, manh nha xuất hiện vào những năm 1970, khi một số khách dulịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kết hợp khám phá tự nhiên

Tác giả Sue Beeton (2006) với Community Development through Tourism

(Landlinks) đã hệ thống hóa những lý thuyết căn bản về du lịch và các van đề liên

quan đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch, vì vậy, những nghiên cứu của ông

được xem là tài liệu vô cùng cần thiết cho các nghiên cứu về DLCĐ Trong cuốnsách này, tác giả phân tích sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việckết hợp hiệu quả giữa quy hoạch cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh và quy hoạch

du lịch, trên cơ sở, đưa ra những lý thuyết xác đáng nhất về du lịch và hoạt độngkinh doanh nhằm chuyên từ khâu lập kế hoạch chiến lược sang trao quyền cho

người dân tạo điều kiện dé họ tham gia vào hoạt động du lich [31]

Tác gia Rhonda Phillips (2012) với “Tourism, Planning and Community

Development, Routledge” thi lại có hướng tiếp cận khác Những nghiên cứu của tácgiả khăng định rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐ còn giúp nâng cao năng lực cộng

đồng, vượt qua các rào cản văn hóa và bảo ton tài nguyên du lịch tốt hơn [34]

Một hướng nghiên cứu nữa về du lịch cộng đồng là của tác giả Liedewij vanBreugel (2013) lại tập trung nghiên cứu sâu hơn về sự tham gia của các thành viêncộng đồng vào dự án du lịch Bắt đầu từ việc nghiên cứu tình huống cụ thể với cộng

đồng Mae La Na và Koh Yao Noi ở Thái Lan (Community-based Tourism: Local

Participation and Perceived Impacts, a Comparative Study between two

Communities in Thailand), tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa sự tham gia với suhài lòng của cộng đồng thông qua kết quả hoạt động du lịch Như vậy, việc nghiêncứu trường hợp điển hình về phát triển DLCĐ ở các nước đang phát triển, trong đó

đối tượng cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số giúp tác giả có cái nhìn bao quát

15

Trang 18

hơn về đề tài nghiên cứu và có cách tiếp cận phù hợp với đối tượng nghiên cứu.[33]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về DLCĐ và phát triển du lịch dựavào cộng đồng trên thế giới chủ yếu tập trung làm rõ lợi ích của nó đối với cộng

đồng, cùng với sự tham gia của các bên liên quan vào phát trién DLCĐ; hướngvào nhóm cộng đồng yếu thế của điểm đến nhưng lại có sức hấp dẫn lớn về giá trị

tài nguyên du lịch Đồng thời các nghiên cứu này cũng chỉ ra điểm thuận lợi cũng

như khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là đánh giá tài nguyên

du lịch của điểm đến gắn với yếu tố cộng đồng địa phương; đánh giá nhận thức,

thái độ của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch là những nội dung cơ bản

được đê cập

Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về DLCD Với những côngtrình nghiên cứu về DLCĐ ở trong nước, các tác giả đã nghiên cứu, đánh giá các

điều kiện để PTDLCĐ của điểm đến đồng thời phân tích thực trạng hoạt động du

lịch cộng đồng tại mỗi địa phương, nhất là sự tham gia của người dân vào hoạt động

du lịch thông qua việc điều tra bang bảng hỏi Thêm vào đó, các công trình nghiên

cứu cũng di vào phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn; thành tựu và han

chế của mỗi địa phương từ đó đề xuất các giải pháp đề phát triển du lịch cộng đồng

địa phương.

Đáng chú ý là đề tài khoa học cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển Du lịch

nghiên cứu năm 2002 do tác giá Phạm Trung Lương làm chủ nhiệm đề tài: “Nghiêncứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phầnphát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà — Hải Phòng”, đã hệ thống hóa một cách

có chọn lọc các khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường và phát triển cộng

Trang 19

đó, đê xuât mô hình điêm làng văn hóa du lịch tại xã Pró dựa trên giá trị văn hóa

bản địa của đồng bao Churu [7]

Tác giả Nguyễn Thị Hường (2011) đã nghiên cứu Du lịch cộng đồng miễnnúi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp ban Sa Séng, Tả Phin, Sapa, Lào

Cai và bản Lac, Chiéng Châu, Mai Châu, Hòa Bình) trong luận văn thạc sỹ ngành

Dân tộc học Tác giả nhấn mạnh giá trị văn hóa tộc người trong việc khai thác dulịch, tác động của DLCĐ đối với hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trườngtại hai địa phương đồng thời phân tích rõ phản ứng và sự thích ứng của người dân

địa phương trước trào lưu phát triển DLCĐ.[12]

Mặc dù cũng nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng gắn với đồng bào dântộc thiêu số Thái và Mường nhưng trong đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch cộng

đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa của tác giả Vũ VănCường (2012), tác giả đã giới hạn phạm vi nghiên cứu là khu bảo tồn thiên nhiên PùLuông, răng các hộ dân sinh sống trong vùng lõi khu bảo tồn đã và đang làm tốtviệc khai thác các thế mạnh về DLCD dé phát triển; đặc biệt là khách quốc tế.[6]

Tác giả Phạm Hồng Long (2012) với Local Residents’ Perceptions of

Tourism Impacts and Their Support for Tourim Development: the Case of Ha Long

Bay, Quang Ninh, Viet Nam (Luan án tiến sỹ, trường đại học Rikkyo, Nhật Ban)[17]

đã dựa trên Thuyết trao đôi xã hội dé giải thích và xây dựng mô hình về nhận thức và

thái độ của người dân địa phương đối với việc phát triển du lịch từ đó khẳng định

nhận thức của người dân về tác động của du lịch và thái độ của họ đối với việc pháttriển du lịch là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công và bền vững của hoạt động

du lịch: nghiên cứu trường hợp vịnh Hạ Long, Việt Nam.

Một số luận văn thạc sĩ của học viên cao học trường Đại học Khoa học xãhội và Nhân văn, Dai học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu về DLCD ở một số điểm

đến du lịch của Việt Nam như:“Nghiên cứu PTDLCD ở khu du lịch sinh thai Vân

Long” của Phạm Thị Hồng Quyên; “Nghiên cứu PTDLCD tại huyện Don Dương,tỉnh Lâm Đồng” của Nguyễn Thị Thanh Kiều; “Nghiên cứu PTDLCĐ ở khu bảo tồn

17

Trang 20

thiên nhiên Khe Rỗ” của Nguyễn Thị Phương Lan; “PTDLCĐ ở khu vực vườn

Quốc Gia Cát Tiên — tỉnh Đồng Nai” của Vũ Đức Cường Nguyễn Thị Huệ với luận

văn “Yếu tố thúc day sự tham gia của người dân địa phương trong PTDLCD

(homestay) tại huyện Ba Vì — Hà Nội” Nguyễn Thi Thanh “Một số nhân tố ảnhhưởng đến phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện lâm Bình, tỉnh TuyênQuang” Tác giả Đỗ Diệu Linh với luận văn “Nghiên cứu sự tham gia của các tô

chức phi chính phủ trong sự PTDLCĐ ở Việt Nam” Các luận văn di sâu vào phân

tích thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương, từ đó đưa ra

các giải pháp khả thi phù hợp với đặc điểm của lãnh thô nghiên cứu nhằm nâng cao

nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa

của CDDP.

Tóm lại, đối với những công trình nghiên cứu về DLCD ở trong nước, các tác

giả đã nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch của điểm đến một cách kỹ lưỡng

đồng thời phân tích thực trạng hoạt động du lich cộng đồng tại mỗi địa phương dé

có cái nhìn toàn diện nhất từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch cộngđồng địa phương

1.1.2 Những nghiên cứu, gidi thiệu về du lịch cộng đông tại Hà Giang và huyện

vững” (2008) của UBND tỉnh Hà Giang tô chức ở mức độ triển khai các dự án

du lịch.

18

Trang 21

Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga với dé tài Luận án Tiến sĩ “Phái triển

du lịch tinh Hà Giang trong xu thé hội nhập ” (2016) Luận an đã phan tích sự phát triển của du lịch theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp cụ thé cho phát triển du lịch Hà Giang trong tương lai[19]

Tác giả Dinh Thị Thanh Hiền với dé tại luận văn thạc sĩ du lịch “Nghién

cứu phát triển thương hiệu du lịch Hà Giang” (2016) Luận văn đã tiễn hành khảo sát, phân tích, đánh giá tổng quát tiềm năng, lợi thế và điều kiện xây

dựng thương hiệu du lịch Hà Giang; phân tích hoạt động thương hiệu, nhận

dạng đối thủ cạnh tranh; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp xây dựng điểm đến

Hà Giang[11]

“Nghiên cứu xây dựng các mô hình liên kết trong PTDLCĐ nhằm nâng

cao thu nhập cho các hộ dan tại các huyện phía Tây thuộc tinh Ha Giang”

-Công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của Đỗ Anh Tài và các cộng sự

(2019) thông qua khảo sát tổng số 1.560 mẫu, gồm: 60 mẫu là cán bộ quản lý

địa phương; 200 đại diện doanh nghiệp; 800 du khách trong va ngoai nước và

500 người dân địa phương dé có cái nhìn tổng quát thực tế về sự tham gia của người dân vào việc phát triển du lịch va cho thấy tiềm năng dé phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực phía Tay tỉnh Hà Giang.[21]

Tác giả Nguyễn Thi Thu Hoài với luận văn thạc sĩ du lich — Dai học

KHXH&NV “Phát triển du lịch cộng dong tại xã Du Già, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” đưa ra một số vẫn đề về phát triển du lịch cộng đồng trên một

địa bàn khá mới mẻ cua tỉnh Hà Giang[9]

Riêng với địa bàn huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, những nghiên cứu

về DLCD còn rất ít ỏi

Tác giả Đào Duy Tuấn — Viện nghiên cứu phát triển du lịch với bài viết

“Hoàng Su Phì phát triển dụ lịch sinh thái cộng đông góp phần xóa đói giảm

19

Trang 22

nghèo và bao vệ môi trường du-lich-sinh-thai-cong-dong-gop-phan-xoa-doi-giam-ngheo-va-bao-ve-moi-

”hfIps:/www.vtr.org.vn/“hoang-su-phi-phaf-trien-truong.html Bài viết có ý nghĩa rat lớn trong việc dé ra một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Hoàng Su Phì.[23]

Tác giả Phan Thi Ngọc với đề tài khóa luận “Đánh giả hiệu quả kinh

doanh cua hop tác xã du lịch cộng đông va dich vụ tong hop tai thon Nam

Hong, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phi, tinh Ha Giang” (2020) va một số nghiên cứu khác[20]

Mặc dù những nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở Hoàng Su Phì chưa

nhiều, nhưng trong Quy hoạch tổng thé phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến

năm 2020, định hướng 2030 [24], đã quan tâm đến DLCD tai huyén va dé cap đến các dé án Một số đề án của Huyện như: Đề án số 03/DA - UBND Hoàng

Su Phi Phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2016 — 2020 Đề án Xây

dựng làng văn hóa du lịch thôn Tân Phong, xã Hồ Thdu, Hoàng Su Phì đã

tạo tiền đề thúc day DLCD Hoàng Su Phi nói chung, DLCĐ người Dao nói

riêng phát triển trong tương lai.

1.2 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng trong

nước và quốc tê.

1.2.1 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

* Campuchia

Campuchia là quốc gia đã thành công trong việc phát triển của các điển hình

tốt dựa trên “phương pháp tiếp cận có sự tham gia” của nguyên tắc 4P và 5A,

gồm: Public — Private - People — Partnership (Mỗi quan hệ đối tác Công — Tư —

Người dân) vaAttitude — Access — Accommodations — Attractions —

Advertising (Thái độ — Khả năng tiếp cận điểm đến — Cơ sở lưu trú — Điểm thu hút —

Quảng cáo).

Trước năm 2007, tỉnh Chi Phat phải đối mặt với nạn phá rừng do làm nương

rây, lân chiêm đât công đê xây dựng và sự xuông câp của thê giới hoang dã do tác

20

Trang 23

động của nạn buôn bán động vật trái phép Khoảng 10.000 người dân sống trực tiếphoặc dán tiếp dựa vào lợi ích của đa dạng sinh học, 60% sông với mức dưới 1,5

USD/ ngày và gần 30% sống hoàn toàn dựa vào khai thác, chặt phá rừng và săn bắt

động vật Đến năm 2007, mô hình DLCĐ của Chi Phat được thành lập với sự hỗ trợ

kỹ thuật và tài chính của Liên minh cứu hộ động vật hoang dã, chuyên đối sinh kếthông qua hoạt động du lịch, giảm bớt nguy cơ phá hủy các nguồn tài nguyên thiên

nhiên của địa phương.

Theo đó, Chị Phat đã phát triển DLCĐ dựa trên sự tham gia và làm chủ của

cộng đồng địa phương với các mục tiêu cụ thê như:

+ Bảo ton các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn văn hóa địa phương:

+ Cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương;

+ Giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và địa phương;

+ Trao quyền cho các cộng đồng quản lý DLCD độc lập

Thực tế, Chi Phat đã xây dựng các tổ công tác, lập kế hoạch, hoạch định

chính sách, theo dõi, giám sát các nội dung công việc cần làm; triển khai kế hoạch

công tác hướng tới đáp ứng tiêu chuan ASEAN về du lịch cộng đồng: tổ chức các

cuộc hội thảo của thành viên cộng đồng: Đánh giá thử nghiệm kết quả thực hiện kế

hoạch theo tiêu chuẩn ASEAN và tiếp tục phan đấu đáp ứng cao nhất yêu cầu củatiêu chuẩn

Về cơ chế tài chính: Các nguồn thu tài chính cho mô hình DLCĐ của ChiPhat từ các tổ chức phi chính phủ và từ khách du lịch là 20% tổng số đó được đóng

gop cho quỹ phát triên DLCD, trong đó: Tiết kiệm 14%; Chi phí cho vận hành dự

án, duy trì sản phẩm, hoạt động và thu gom rác thải 25%; Phát triển cộng dong,

đường xá, trường học, chùa, cầu và các công trình công cộng 2%; Hỗ trợ kiểm lâm

5%; Marketing 7%; Hỗ trợ người già và hoạt động từ thiện 1%; Hỗ trợ Ban quản lý

DLCD 45%; Hỗ trợ quỹ tham gia phát triển du lịch sinh thái 1%

* Thái Lan

Ở Thái Lan, CDDP không đơn độc trong quá trình phát triển DLCD ở địa

phương vì được sự hậu thuẫn chu đáo của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) TAT

21

Trang 24

đảm nhiệm nhiệm vụ marketing, quảng bá du lịch, văn hóa Thái đến mọi miền trongnước và quốc tế.

Hơn nữa, trải qua thời gian dài đối mặt với những thách thức từ việc pháttriển du lịch thiếu bền vững, Thái Lan đã thành lập Cục Phát trién các Vùng Du lịchBén vững (DASTA — Development Designated Areas for Sustainable TourismAdministration) Day là một co quan thuộc nha nước chịu trách nhiệm về Quyhoạch tông thé phát triển bền vững các khu du lịch được chỉ định; xây dựng chiến

lược về du lịch cộng đồng, du lịch giảm thiểu carbon, và du lịch sáng tạo Cho tới

nay, DASTA đã xây dựng được 14 mô hình DLCD với tiêu chí cùng sáng lập,

phương pháp tiếp cận có sự tham gia, và tiếp cận từ dưới lên

Bài học điền hình của bản Baan Nam Chieo:

+ Cộng đồng cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về phát triển cộng đồng,

Thông qua việc tổ chức các cuộc họp hàng tháng tại cộng đồng và cuộc họp thường

niên của các chuyên gia về DLCD dé chia sẻ thông tin và kinh nghiệm

+ Phát triển DLCĐ theo hướng bảo tồn, khuyến khích khách du lịch học hỏi

về lối sống địa phương

+ Xây dựng quy định đối với khách du lịch khi nghỉ tại homestay, đồng thời

quy định quy mô, sức chứa của các cơ sở

+ Phân chia trách nhiệm đề đạt được sự quản lý hiệu quả

+T6 chức dao tạo cho các bên liên quan tham gia du lịch cộng đồng, gồm

quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan bảo tồn, và người dân địa phương

+ Xây dựng quỹ và phân bố ngân sách cho PTDLCD Thu nhập từ du lichđược phân chia đều cho cộng đồng sau khi đã trừ các khoản đầu tư dé phát triển va

tài trợ cho các hoạt động xã hội khác.

* Lào

Theo nghiên cứu hiện nay Lào có trên 50 sản phẩm DLCD tại 11 tỉnh trong

cả nước, các sản phẩm chính bao gồm: khám phá đường mòn (trekking); homestay;tham quan bằng tàu; cưỡi voi, quan sát các loài chim; bán sản phẩm thủ công; cắm

trại; biéu diễn văn hóa

22

Trang 25

Bài học điển hình của việc làm DLCD tại tinh Nam Nern với sản phẩm côngviên bảo tồn động vật hoang di Nam Nern (Nam Nern Night Safari): Chương trìnhDLCD này có sự tham gia phối kết hợp và hỗ trợ của Hiệp hội Bảo tồn động vậthoang dã đã xây dựng 14 bản của tỉnh Huaphan Về cơ chế tài chính và chia sẻ lợiích: Thu nhập được chia đều cho 14 bản và quỹ đóng góp trực tiếp cho bảo vệ rừng,bảo tồn và các chương trình phát triển kinh tế dựa trên hoạt động du lịch của các

bản.

Bài học thành công trong cách làm DLCĐ ở Lào đó là hướng vào các hoạt

động nâng cao nhận thức về DLCD và du lịch sinh thái, đồng thời, lựa chọn và phát

triển các cộng đồng mục tiêu đáp ứng đủ tiêu chuẩn DLCD ASEAN Kết quả đạtđược trong việc áp dụng tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN: Lào đã thực hiện 2 khóa tập

huấn cho dao tạo viên, các hội thảo phổ biến Tiêu chuẩn, đánh giá các cộng đồng

mục tiêu; 2 cộng đồng đã nhận được giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN năm

2017.

1.2.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

* Mô hình DLCD tại bản Lac — Mai Châu — Hoa Bình

Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, cách thị xã Hòa Bìnhkhoảng 60km, là nơi cư trú của người Thái trắng với 5 dòng họ người dân tộc Tháisinh sống Dân tộc Thái trắng sinh sống tại bản Lác có một nền văn hóa lâu đời và

đến nay còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc Do đó, ngay từ những năm

60 - 70 của thế kỷ trước, Bản Lác đã được lựa chọn là làng văn hóa trong vùng Đếnnhững năm 1980, bản bắt đầu đón khách du lịch và trở thành điểm sáng trong số cáclàng làm du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Nếu như trước đây ở bản Lác bà con chủ yếu sản xuất nông nghiệp, dựa vào

canh tác nông nghiệp dé duy trì cuộc sống, thì những hội viên nông dân ban Lachôm nay vừa phát triển kinh tế nông nghiệp vừa gắn với phát triển dịch vụ du lịch

văn hóa cộng đồng Theo thống kê đến nay, bản Lác có tới trên 76 hộ đăng ký kinh

doanh dich vụ du lịch đón tiếp khách ngủ, nghỉ, ăn uống, dệt thổ cam, hàng thủ

công mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Những nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân

23

Trang 26

tộc Thái được lưu giữ đã thu hút du khách đến với Bản Lác ngày càng đông Hơnthế nữa, tư duy sáng tạo và sự mạnh dan trong cách làm cũng là một trong những lý

do đem đến sự thành công Do vậy ngày nay, bản Lác đã trở thành làng du lịch cộng

đồng hap dẫn không thé bỏ qua đối với khách du lịch trong và ngoài nước

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra răng việc thành lập Chi hội Nông dân nghềnghiệp “ Nông dân làm Homestay” tại Bản Lác đã phát huy tiềm lực sẵn có, tạođược mối liên kết chặt chẽ giữa các hội viên nông dân có cùng niềm đam mê kinh

doanh du lịch cộng đồng, thúc đây du lịch phát triển bền vững

Chi hội "Nông dân lam Homestay” còn là một tổ chức rất tích cực trong việcquảng bá, giới thiệu hình ảnh trang phục dân tộc, ầm thực, dịch vụ thuê xe, địa điểmchụp ảnh của bản Lác trên các trang mạng xã hội Nhờ vậy, đã góp phần thu hút

du khách hơn; hiện thu nhập bình quân của các hội viên, trung bình từ 6 - 10 triệu

đồng/tháng/hội viên

* Mô hình du lịch cộng dong tại Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Bản Sin, Suối Hồ hiện nay là mô hình DLCĐ thành công tiêu biểu nhất.Trong đó, các bên tham gia được chia sẻ lợi ích, tạo được sản phẩm hấp dẫn và sựgan kết của các thành viên trong cộng đồng rat chặt chẽ dé phục vụ khách

Mô hình DLCĐ sinh thái không khói thuốc với nhiều hình thức trải nghiệm

mới được triển khai đã phát huy hiệu quả và đem lại thu nhập cho người dân bản.Đặc biệt, du khách tới bản có thé lưu lại dai ngày dé trải nghiệm cuộc sống làm

những người nông dân thực sự khi cùng chia sẻ về 4m thực, văn hóa và được cùng

tham gia trải nghiệm các hoạt động như: Gat lúa, hái thao quả, làm bánh, dệt vai

Được cùng ăn, cùng ở với chủ nhà trong sẽ giúp du khách hiểu hơn về cuộc sống,

con người và giá trị truyền thống dân tộc

Theo thống kê, Ban Sin Suối Hồ hiện nay có hơn 100 hộ thì trong đó có 10 hộ

làm du lịch theo hình thức nghỉ dưỡng homestay Và ước tính bình quân mỗi tháng

có hàng trăm lượt du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng tại ban Sin Suối Hồ, trong đó

đa sô là du khách nước ngoài.

24

Trang 27

Điểm mới trong làm DLCD nơi day là: toàn bộ nguồn thực phẩm được sửdụng là thực phẩm sạch, không hóa chat cùng với mô hình du lịch lay bản sắc văn

hóa làm nền tang dé phát triển; du lịch gắn liền với tao sinh kế nông nghiệp cho

người dân Với cách làm sáng tạo trên, Bản Sin Suối Hồ đã gặt hái được nhiềuthành công trong phát triển DLCĐ và được nhiều địa phương khác quan tâm học

hỏi.

Từ sự thành công của bản Sin Suối Hồ, hiện Lai Châu đã và đang tiếp tụcnhân rộng mô hình này Với quan điểm ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm chủ lực

là du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng

cảnh, đến nay, toàn tỉnh đã có 9 bản du lịch cộng đồng ở hầu hết các huyện và thànhphố Lai Châu

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng

Qua tìm hiểu về một số mô hình làm DLCĐ, trên thé giới và ở Việt Nam, cóthé thay cac quéc gia đã xem du lich cộng đồng là một hình thức du lịch có đónggóp quan trọng cho nền kinh tế địa phương và phát triển du lịch bền vững Nhiềuquốc gia đã xây dựng bộ tiêu chuẩn du lịch cộng đồng riêng và có tham khảo, cũngnhư từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn chung của ASEAN Một cộng đồng lớn mạnh

và được tổ chức chặt chẽ chính là điều kiện thuận lợi dé phát triển thành công môhình DLCĐ Bên cạnh đó, phải tiến hành quy trình xây dựng năng lực cho địa

phương, điều này đòi hỏi mat nhiều thời gian và công sức mới có thê tự hoạt động

và kinh doanh Bài học thành công của các mô hình làm DLCD ở trên thế giới và

Việt Nam đều cho thay diém chung do la su doan két gan bó của CDDP, sự hỗ trợ

và ủng hộ của CQDP và các tô chức khác nhau Như vậy, hơn lúc nào hết, cần có cơ

chế chia sẻ lợi ích đối với các thành viên trong cộng đồng, trực tiếp và gián tiếp, và

cả những người không tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch.

Du lịch cộng đồng muốn thành công không chỉ theo kiểu làng bản có gì thì làm nấy, hoặc làm theo một vài mô hình đang thịnh hành mà phải hướng tới tư duy

sáng tạo và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương

25

Trang 28

Du lịch cộng đồng chỉ thực sự phát triển bền vững khi người dân giữ đượccác nét văn hóa bản địa — giá trị cốt lõi và cũng là điểm hấp dẫn du khách

Hiện nay nhiều nơi phát triển du lịch cộng đồng chưa chuẩn, dẫn đến sự pháhủy hoặc biến dạng bản sắc văn hóa, môi trường Chính vì vậy, vai trò tư vấn củacác chuyên gia du lịch vào các dự án phát triển du lịch cộng đồng là vô cùng cầnthiết

1.3 Cơ sở lý luận

1.3.1 Các khái niệm cơ bản

* Khái niệm cộng đồng:

Cộng đồng hay cộng đồng địa phương là một khái niệm về tổ chức xã hội

đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến Ban đầu, Cộng đồng — một khái niệm

lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước thuộc

địa của Anh Năm 1950, Liên hợp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng

và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ dé thực

hiện các chương trình phát triển quốc gia, với nhiều chương trình viện trợ quy mô

lớn về kỹ thuật, phương pháp và tài chính vào thập kỷ 50 và 60

Về khái niệm “cộng đồng”, chủ nghĩa Mác — Lénin cũng đã dé cập đến trênphương diện coi CD là mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi

các lợi ích chung của các thành viên có sự giống nhau về điều kiện tồn tại và hoạt

động của những con người hợp thành CD đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật

chất và hoạt động khác của họ Tất cả các hình thức tự tổ chức mà chúng ta đã

biết của con người déu là các kiểu cộng đồng, chỉ khác nhau ở phạm vi không

gian — thời gian và nội dung các lợi ích chung.

Tại Việt Nam, khái niệm phát triển CD lần đầu tiên được giới thiệu vào giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tại các

tinh phía nam trong lĩnh vực giáo dục Từ ngành giáo duc, phát triển cộng đồng

chuyên sang lĩnh vực công tác xã hội Đến những năm 1960, 1970 hoạt động

phát trién CD được đây mạnh thông qua các chương trình phát triển nông thôn

26

Trang 29

của sinh viên, của phong trào Phật giáo Hầu hết các khái niệm CD đều baogồm nội hàm là người va địa bàn sinh sống Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, CD có

thê hiểu là tap hợp những cá thể có cùng đặc điển (Tran Đức Thanh và cộng sự 2014:41) Trong du lịch, CD được hiểu là những nhóm người định cư trên cùng

một lãnh thé nhất định có những điều kiện khác nhau về kinh tế, văn hóa, xã hộinhu làng, bản, sóc, xã, huyện Các thành viên cộng đồng có quan hệ gan két vétình cảm, có quyên lợi và trách nhiệm, có đặc điểm chung về sở hữu, cũng như

sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường (Nhập môn Du lịch — Trần Đức

Thanh và cộng sự 2022:195) Tính cộng đồng bền vững được khăng định qua

thời gian qua đó tạo ra các giá trị văn hóa đặc sắc của CD Đây chính là yếu tốtạo nên sức hấp dẫn khách du lịch

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, Cộng đồng được xem là những ngườiđịnh cư trên một lãnh thé nhất định, có những điểm tương đồng về điều kiện tồntại và hoạt động sản xuất vật chất, có sự gần gũi vé tư tưởng, văn hóa, nên sản

xuât, có sự quan tâm chia sẻ vê quyên lợi và trách nhiệm trong CD đó.

* Khái niệm du lịch cộng dong:

Nguồn gốc của thuật ngữ DLCD phát sinh từ các thuật ngữ có trước như

“du lịch nông thôn”, “du lịch làng” vốn là những mô hình phát triển kinh tế nông

thôn Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vàonhững mô hình phát triển du lịch nông thôn mà thuật ngữ “du lịch cộng đồng”

bắt đầu xuất hiện rằm rộ hơn từ đầu thế kỷ 20

Trên thế giới và cả tại Việt Nam, tùy theo các góc nhìn khác nhau, có rất

nhiều tên gọi và nhiều quan điểm về DLCD Có một số tên gọi liên quan đếnDLCĐ như: “Du lịch dựa vào cộng đồng” (Community-Based Tourism); “Pháttrién cong đồng dựa vào du lịch” (Community-Development in Tourism); “Du lịch

sinh thái dựa vào cộng đồng” (Community-Based Ecotourism); “Du lịch có sự

tham gia của cộng đồng” (Community Participation in Tourism); “Du lịch núi dựa

27

Trang 30

vào cộng đồng” (Community-Based Mountain Tourism)” Tuy nhiên, có hai thuậtngữ được sử dụng phổ biến là “Du lịch cộng đồng” hoặc “Du lịch dựa vào cộng

đồng”

Theo Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): “Du lịch cộng đồng làmột hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra pháttriển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địaphương” Quan niệm này nhấn mạnh vai trò chính của người dân địa phươngtrong van dé phát triển du lịch ngay trên địa bàn quản lý

Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997): “Du lịch cộngđồng là du lịch có tính bền vững về mặt môi trường, văn hoá và xã hội Nó dochính cộng đồng quản lý và làm chủ vì lợi ích của cộng đồng vì mục đích tạo cho

du khách có khả năng nhận thức và tìm hiểu về cộng đồng và lối sống của cộng

đồng” (REST - 1997) Như vậy, DLCD là “phương thức tổ chức du lịch dé cao

về môi trường, văn hóa xã hội Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản

lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi vềcộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ” Ý tưởng “dựa vào cộng đồng” củachiến lược môi trường là tạo cơ hội trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự

tham gia của họ trong việc ra quyết định, nhưng cũng chỉ đơn giản là những điềunày sẽ khuyến khích sự tham gia từ bản thân cộng đồng

DLCD hay du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức phát triển dulịch nhằm thực hiện mục tiêu du lịch bền vững Du lịch cộng đồng là khái niệm

phổ biến được trình bày trong nhiễu tài liệu thông dụng về du lịch Dù quan niệm

có khác nhau, nhưng các ý kiến đều thống nhất cho rằng đây là một triển khai cụ

thé và rõ ràng nhất của quan điểm phát triển du lịch bền vững vào thực tế

Suy cho cùng, DLCĐ được định nghĩa đúng nhất phải là một quá trình,

chứ không phải là một loại hình sản phẩm du lịch đặc biệt Quá trình đó có sự

tham gia trực tiếp chủ yếu của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch,

nhăm đảm bảo và khai thác bên vững các nguôn tài nguyên du lịch, môi trường,

28

Trang 31

CD duoc hưởng lợi nhuận từ khách du lịch và bán các san phẩm và dịch vu du

và giải quyết các van đề cộng đồng trong hoạt động du lịch, thúc day tinh than tự

chủ, sáng tạo của người dân Đồng thời, người dân trực tiếp tham gia quản lý, vàphát triển hoạt động du lịch trong khu vực của họ, tham vấn cho các bên liên quan

Hai là, DLCĐ phải gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, bao gồm

sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá cụ thé là nâng cao

giá trị di sản lịch sử, văn hóa truyền thống, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa của cộng

đồng điểm đến và duy trì, nâng cao chất lượng cảnh quan địa phương, giảm thiểu những

tác động làm xuống cấp môi trường tự nhiên, tao ấn tượng và thu hút khách du lich

Ba là, DLCD góp phần cải thiện chất lượng việc làm cho người dân địaphương, phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch, từ đó thunhập từ du khách còn được giữ lại dé tạo quỹ phát triển cộng đồng

Bồn là, DLCD phải mang đến cho khách một sản pham du lịch có trách nhiệmđối với môi trường và xã hội Các sản phẩm du lịch chính là đặc trưng của mỗi địaphương, bởi lẽ thông qua các sản phẩm đó, khách du lịch có thé nhận diện được khu

vực hay địa phương đó và những ấn tượng đã dé lại trong du khách Các sản pham

du lịch được quảng bá là những sản phẩm đảm bảo được các yếu tổ liên quan nhưtạo uy tín cho du khách, an toàn đối với môi trường và phù hợp với xã hội DLCĐcần dựa trên những sản phẩm du lịch từ cộng đồng phù hợp với đặc điểm của từng

địa phương đó.

b Mục tiêu

29

Trang 32

Một số mục tiêu chính của du lịch cộng đồng đã được coi là kim chỉ nam choloại hình phát triển du lịch này gồm:

- Du lich cộng đồng phải góp phan bảo vệ tài nguyên thiên nhiên va văn

hoá, bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá,

- Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương

qua việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương

- Du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng

địa phương

- Du lich cộng đồng phải mang đến cho khách một sản phẩm du lich cótrách nhiệm đối với môi trường và xã hội

DLCD là phương thức du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và

văn hóa địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường Loại hình du lịch này dé cao

quyên làm chủ, chú ý phân bổ lợi tức rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho

cộng đồng Với khách du lịch, nó tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi

trường va giao lưu văn hóa, trải nghiệm cuộc sông hàng ngày của cộng đồng Nhưvậy, DLCD chính là một trong những thê hiện của du lịch bền vững

c Nguyên tắc

Du lịch cộng đồng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Cộng đồng được quyên tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực

hiện và quản lý, đầu tư dé phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thê traoquyền làm chủ cho CD

- Phù hợp với khả năng và điều kiện của cộng đồng

- Cần chia sẻ lợi tức phù hợp từ du lịch cho cộng đồng

- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên du lịch

Nguyên tắc trên cho thấy du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức,một quá trình tương tác giữa chủ (người tạo ra sản phẩm du lịch) và khách (người

30

Trang 33

sử dụng sản phẩm du lịch), mối quan hệ này mang hàm ý tham gia do cả hai bên vàtạo ra được các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương Vì

sự phát triển bền vững, du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn tài nguyên du lich tại điểm

du lịch đón khách, nó khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du

lịch và cân có cơ chê tạo ra các cơ hội trong cộng đông.

Với hướng tiếp cận như vậy, du lịch dựa vào cộng đồng đã tuân thủ các quan

điểm nguyên tắc của phát triển cộng đồng là từ dưới lên, đồng bộ, tham dự, chuyền

biến xã hội, phát triển năng lực, chú trọng nghiên cứu và các mục tiêu là: cải thiện

chất lượng cuộc sống, tạo ra sự bình đăng trọng tham gia, củng có thiết chế, tổ chức,thu hút tối đa

d Đặc điển

Theo Đoàn Mạnh Cương trong bài viết Phát triển du lịch cộng đồng theo

hướng bên vững (2019), DLCD mang một số đặc trưng như sau:

Một là, DLCĐ đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững: Du lịch cộng đồng là

một trong những cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hoá, sử dụngdịch vụ tại chỗ, và tôn trọng văn hoá địa phương DLCD thúc đây nghề nghiệptruyền thống phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá Đồng thời, DLCD cần có người

dân địa phương tham gia để dân có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, giáo dục

nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá, vệ sinh cộngđồng Du lịch cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường;nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá được khai thác hợp lý; bảo vệ môi trườngsinh thái cảnh quan; bảo tồn được môi trường văn hoá

Hai là, DLCĐ đồng cần có sở hữu cộng đồng: Cộng đồng là chủ thể quản lý disản dân tộc, có phong cách và lối sống riêng cần được tôn trọng; cộng đồng có

quyền sở hữu các tài nguyên và do vậy có quyên tham gia vào các hoạt động du

lịch.

Ba là, thu nhập từ du lịch cộng đồng cần giữ lại cho cộng đồng: Lợi nhuận thu

được từ du lịch được chia sẻ công bang cho cộng đồng dé bảo vệ môi trường; cộng

3l

Trang 34

đồng thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế trực tiếp dé tái đầu tư cho địa phương ngoài hỗ

trợ của Chính phủ.

Bồn là, DLCD cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng: Du lịch cộng đồng

do cộng đồng tổ chức quản lý; du lịch cộng đồng là thúc đây, tạo cơ hội cho cộngđồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch; cộng đồng dân cư được trao quyềnlàm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát triển du lịch

Năm là, DLCĐ góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng: Nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; nâng cao ý

thức bảo vệ di sản văn hoá cộng đồng, chống các trào lưu du nhập

Sáu là, DLCD cần tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quannhà nước: Hỗ trợ kinh nghiệm và vốn đầu tư; hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu tiên vềcác chính sách cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch và phát triển cộng đồng

1.3.3 Lợi ích của sự phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng có ý nghĩa rộng lớn với các vấn đề như kinh tế, chính trị,

xã hội, văn hoá, an ninh quôc phòng, tai nguyên môi trường của quôc gia, khu vực

và chính bản thân cộng đông.

- Đôi với ngành du lịch:

+ Tạo ra sự đa dang sản phẩm du lich của một vùng, một quốc gia

+ Góp phan thu hút khách du lich

+ Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên du lịch

nói riêng

- Đối với cộng đồng: lợi ích quan trọng nhất của DLCĐ là đem lại nhiều

quyên lợi cho cộng đồng dân cư làm du lịch

+ Cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho CDDP: khi hoạt động du lịch đượcphát triển thì hàng loạt các dịch vụ kèm theo sẽ ra đời, tạo ra cơ hội kinh doanh, sảnxuất gia tăng thu nhập cho người dân Đó chính là dich vụ về ăn uống, nhà nghỉ, vui

chơi giải trí, hàng lưu niệm Khách du lịch đến với địa phương sẽ là người tiêu

32

Trang 35

dùng và sử dụng các dịch vụ đó, họ phải chi trả cho sự tiêu dùng ay và người danđịa phương thu lợi trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của mình.

+ Du lịch cộng đồng mang lại cơ hội cho các thành viên của cộng đồng trong

việc bảo tồn nguồn tài nguyên, môi trường và văn hoá Những thành viên trẻ trongcộng đồng sẽ được học hỏi, trong quá trình đào tạo và tham gia, có điều kiện hoạt

động và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng Cộng đồng địa phương sẽ phát

triển ngành nghé, tạo ra nhiều việc làm Cũng từ đó dân cư địa phương có điều kiệngiao lưu, học hỏi tay nghề chuyên môn từ các khách du lịch, công ty du lịch và cácnhà quản lý Như vậy sẽ tạo ra sự giao lưu, mở rộng cơ hội cho sự phát triển làngnghề truyền thống ở địa phương Đây cũng là một hướng đi cho việc bảo tồn nghềtruyền thống của làng quê Việt Nam vốn đang có nguy cơ bị mai một trong nềnkinh tế thị trường hiện nay

+ Phát triển du lịch cộng đồng giúp cho cộng đồng địa phương được hưởnglợi từ phát triển cơ sở hạ tang xã hội, góp phan làm thay đổi bộ mặt xã hội địaphương Đề hoạt động du lịch được phát triển thuận tiện cần phải có sự đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng, đó là đầu tư phát triển về giao thông vận tải, các công trình côngcộng Trên thực tẾ tại các địa phương mà hoạt động du lịch phát triển thì có sựhoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng xã hội do yêu cầu của ngành dịch vụ, chính vì vậy

mà người dân địa phương cũng được hưởng lợi ích đó Ngược lại, khi du lịch phát

triển cũng có tác động trở lại, nguồn lợi từ hoạt động du lịch mang lại một phần sẽ

được đầu tư cho tái thiết xã hội, cải thiện bộ mặt xã hội của địa phương Bộ mặt xã

hội đổi thay tích cực là điều không thé phủ nhận ở các địa phương mà du lịch phát

triên.

+ Cộng đồng khác sẽ nhận thấy lợi ích từ việc bảo vệ tài nguyên môi trường,

sự thay đổi về tài nguyên môi trường địa phương này sẽ làm cho cộng đồng địaphương khác nhận ra trách nhiệm của mình đối với nguồn tai nguyên môi trường vàvăn hoá địa phương Từ đó cộng đồng dân cư địa phương sẽ có ý thức trách nhiệm

bảo vệ tài nguyên môi trường và văn hoá địa phương như bảo vệ chính nguôn sông

33

Trang 36

của họ Có thể thấy răng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là một loại hình có ýnghĩa xã hội rất cao, nó có tính giáo dục, đào tạo cho người dân cách làm du lịch

bên vững Khăng định cho cộng đồng dân cư một quy luật tự nhiên là bảo vệ tài

nguyên môi trường sống là bảo vệ nguồn sống, nguồn thu nhập của họ Không cóbiện pháp giáo dục nào có ý nghĩa xác thực và sinh động bằng biện pháp phát triển

du lịch dựa vào cộng đồng đề bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ trái đất.

1.3.4 Sản phẩm du lịch cộng đồng — Các hình thức du lịch cộng đồng

Trong bat kỳ một ngành kinh tế nào, van dé quan trọng nhất là tạo ra được

sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường Sản phẩm du lịch là van đề

quan trọng nhất của ngành kinh tế du lịch

Sản phẩm du lịch có nhiều quan niệm khác nhau phụ thuộc vào lập trường vànhận thức của các nhà nghiên cứu Theo Từ điển du lịch — tiếng Đức NXB Berlin1984: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên

cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời

gian thú vi, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hải lòng”

Một sản pham du lịch phải bao gồm ba yếu tố cơ bản: tài nguyên du lịch,dịch vụ du lịch và sự tham gia của khách du lịch Đây là một sản phẩm vô hình,không chỉ do tài nguyên và dịch vụ tạo ra, mà còn do chính sự xuất hiện của dukhách tạo ra Theo thác giả Nguyễn Phạm Hùng trong cuốn Văn hóa quản lý và

kinh doanh du lịch: Sản phẩm du lịch là sản phẩm v6 hình được tạo ra dựa trên sự

tương tác và đồng hiện giữa các yếu to tài nguyên du lịch — dịch vụ du lịch — khách

du lịch, nhằm đáp ứng nhu cau thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những cái mới

lạ và khác biệt về tự nhiên và văn hóa của du khách tại các điểm đến du lịch [9, 42]

Sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng của từng vùng, từng lãnh thé nhất định

và đó là yếu tô quan trọng tác động đến sự lựa chọn điểm đến và quyết định quay lại

của khách du lịch Du lịch cộng đồng đang đón nhận rất nhiều sự quan tâm từ dukhách Sản phâm du lịch cộng đồng thường do chính người địa phương tìm kiếm và

sáng tạo Vì họ hiểu rõ và chính xác nhất những thông tin của sản phẩm dé hoànthiện, mang tới cho du khách trải nghiệm chân thật nhất Loại hình du lịch mang tới

34

Trang 37

hình ảnh thiên nhiên gần gũi, chân thật và những trải nghiệm đầy kiến thức về vănhoá dân tộc Khi đến nơi đây, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm lối sống bản địa vớilối sinh hoạt dân gian đời thường Cùng mang lại năng lượng tích cực và niềm vuigiản di sau chuyên du lịch.

Các loại hình du lịch cộng đồng gồm:

- Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch chủ yếu khai thác yếu tốthiên nhiên hùng vĩ, gắn liền với bản sắc địa phương và văn hoá con người dé pháttriển lâu dài Đến với loại hình du lịch sinh thái, khách tham quan sẽ được tìm hiểu

về văn hoá, ngăm nhìn thiên nhiên và tận hưởng đường nét bình dị của địa phương

tôn vinh tinh túy văn hoá, bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa văn hoá đặc sắc

Điểm hap dẫn ở hình thức du lịch văn hoá đó là sự kết tinh của phong tục tập

quán, tín ngưỡng, sinh hoạt dân gian, lễ hội truyền thống, di tích lịch sử, kiến trúc

cô xưa, nghệ thuật tinh thần và nghệ thuật hiện hữu

- Du lịch nông nghiệp, nông thôn:

Là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như: các làng cổ

truyền thống, các làng nghề cổ truyền, các vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kếthợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho

khách du lịch Các hoạt động sản xuất nông nghiệp là nét đặc trưng trong loại hình

du lịch này Du khách sẽ được tham quan và trải nghiệm cuộc sống làm vườn như :

trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch vườn cây ăn trái, mà không làm ảnh hưởng đến hệ

sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà.

- Du lịch văn hóa tộc người:

35

Trang 38

Là một hình thức du lịch tại các vùng dân tộc ít người, do đồng bào dân tộcthiêu số hoặc người địa phương trực tiếp tham gia, với khả năng cung ứng các dịch

vụ có tính đặc thù cùng nền văn hóa truyền thống của họ Có thé thấy, nổi bật nhất

của loại hình du lịch này là thể hiện và khắc họa đường nét văn hoá bản địa đặctrưng dé thu hút ánh nhìn khách du lịch

- Du lịch homestay

Là một hình thức du lịch thú vi cung cấp dịch vụ lưu trú mang tính văn hóacao Du khách sẽ được tận hưởng cuộc sống thôn bản, mang lại tới lối sinh hoạt đặc

trưng ở địa phương Người dân cung cấp các dịch vụ ăn ở, sinh hoạt, tham gia làm

việc nhà, cho khách nghỉ ngơi cùng với gia đình Loại hình này vừa giúp du khách

tham quan, vừa mang tới nhiều lợi ích kinh tế cho dân làng

- Du lịch nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ

Là hình thức du lịch mà du khách được thưởng thức, trải nghiệm, khám phá

cái mới lạ của các nghệ thuật diễn xướng truyền thống, hay các làng nghề sản xuất

thủ công, mỹ nghệ ở địa phương có lịch sử lâu dài Đây là cơ hội để du khách có cáinhìn sâu sắc về quy trình làm ra những thành phẩm công mỹ nghệ đẹp mắt đầy giá

trị nghệ thuật.

Hình thức du lịch này không chỉ giúp du khách tìm hiểu về di sản văn hóa và

nghệ thuật phong phú độc đáo của các địa phương, mà còn mang lại cơ hôi kinh

doanh tốt hơn cho ngành thủ công mỹ nghệ, hay nghệ thuật diễn xướng

1.3.5 Những tác động của phát triển du lịch cộng đồng đến đời sống kinh tế xã

hội và tài nguyên môi trường

Những tác động của phát triển DLCĐ đến đời sống kinh tế xã hội và tàinguyên môi trường là rất lớn, có thê khái quát ở bảng mô tả đưới đây:

Bảng 1.1 Bảng mô tả những tác động của du lịch cộng đồng

NHUNG TAC DONG CUA DU LICH CỘNG DONG

I Những tac động kinh tế tích cực

1 Du lịch đã làm tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại địa phương

2 Thu nhập về kinh tế của người dân được tăng lên đáng kê nhờ du lịch

36

Trang 39

3 Du lịch đã thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư cho địa phương

4 Chất lượng các dịch vụ công cộng tại địa phương tốt hơn nhờ sự đầu tư từ du

lịch

5 Du lịch là một trong lĩnh vực quan trọng hỗ trợ nên kinh tế địa phương

6 Du lịch tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho cư dân địa phương

H Những tác động kinh tẾ tiêu cực

Lợi nhuận từ du lịch địa phương chảy vào túi các cá nhân và tô chức ngoài địa

7 phương

8 Lợi nhuận từ du lịch chỉ làm lợi cho một số người sông quanh khu du lịch

9 Giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ ở địa phương tăng lên là vì du lịch

10 | Giá cả nhà đất ở địa phương tăng lên là vì du lịch

Tính mùa vụ của du lịch tạo ra rủi ro cao, tình trạng thiếu việc làm hoặc thất

0 nghiệp

Việc phát triển du lịch tại các khu du lịch cũng gây trở ngại cho hoạt động

ở kiếm kế sinh nhai của người dân địa phương

HH | Những tác động văn hoá - xã hội tích cực

Du lịch đã cải thiện chất lượng các sản phâm và dịch vụ hạ tầng du lịch như hệ

13 thống giao thông vận tải, đường xá, điện, nước, các nhà hàng, các cửa hiệu,

khách sạn và các nhà nghỉ trong khu vực

14 | Du lịch làm tăng lòng tự hào của người dân về văn hoá bản địa của minh

Du lịch khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động văn hoá như phát

15 |triển nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc tại địa

phương

Du lịch giúp cho việc gìn giữ, tôn tạo và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của

` người dân địa phương

17 | Du lịch giúp tăng cường sự giao lưu văn hoá giữa du khách và dân địa phương

18 | Nhờ phát triển du lịch mà người dân địa phương có nhiều cơ hội giải trí

19 Du lịch giúp cải thiện CLCS của người dân địa phương

37

Trang 40

IV Những tác động văn hoá - xã hội tiêu cực

20 | Người dân địa phương phải chịu những thiệt thoi vì sông trong điểm du lich

21 | Du lịch đang làm huỷ hoại văn hoá địa phương

Du lịch kích thích người dân địa phương bắt chước, đua đòi cách ứng xử của

” du khách và từ bỏ những giá trị văn hoá truyền thống

Sự gia tăng số lượng du khách dẫn đến sự gia tăng mỗi bất hoà giữa cư dân địa

2 phương và du khách

Do sự xuất hiện của KDL, càng ngày càng khó có thé tìm được một không

5 gian yên tinh ở quanh khu vực này

Du lich đã làm hạn chê việc sử dụng các phương tiện giải trí của người dân địa

25_ | phương đối với các trung tâm vui chơi giải trí, khu thé thao tổng hợp và bãi

tắm

Du lịch làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội, nghiện hút, mại

5 dâm, cờ bạc, rượu chè, buôn lậu, trộm cắp tại địa phương

Vv Những tác động môi trường tích cực

Du lịch đã giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật

” hoang da tại các khu du lich.

Du lịch đã giúp cải thiện môi trường sinh thái địa phương ở rất nhiều khía

3 cạnh như bảo tôn, tôn vinh

Du lịch đã cải thiện diện mạo (bộ mặt) của địa phương (hợp thị giác và có tính

“ thâm mỹ)

Du lịch cung cấp động cơ cho việc phục hồi các công trình kiến trúc mang tính

ụ lịch sử.

VỊ | Những tác động môi trường tiéu cực

Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du

I khách làm phá huỷ môi trường cảnh quan tại các khu du lịch.

32 Du lịch có tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên nhiên như suy giảm sự

đa dạng của các loài động thực vật.

38

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w