1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nhân học: Vai trò của đất đai đối với quá trình phục hồi sau thiên tai: Nghiên cứu trường hợp người Dao đỏ xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

— £

NGUYEN NHẬT ANH

VAI TRO CUA DAT DAI DOI VỚI

QUA TRINH PHUC HOI SAU THIEN TAI:

NGHIEN CUU TRUONG HOP NGUOI DAO DO O XA

TRINH TƯỜNG, HUYỆN BAT XAT, TÍNH LAO CAI

LUAN VAN THAC Si NHAN HOC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tường HEH -¬

NGUYEN NHẬT ANH

VAI TRO CUA DAT DAI DOI VOI

QUA TRINH PHUC HOI SAU THIEN TAI:

NGHIEN CUU TRUONG HOP NGUOI DAO DO O XATRINH TƯỜNG, HUYỆN BAT XAT, TINH LAO CAI

Chủ tịch hội đồng GV hướng dẫn khoahọc GV đồng hướng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Vai trò của đất đai đối với quá trình

phục hồi sau thiên tai: Nghiên cứu trường hợp người Dao đỏ xã Trịnh Tường, huyện

Bát Xát, tinh Lao Cai” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

của TS Phan Phương Anh và đồng hướng dẫn của TS Emmanuel Pannier Tôi xinchịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin hoặc nguồn tin

được sử dụng trong Luận văn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2023Học viên cao học

Nguyễn Nhật Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Vốn là một sinh viên thuộc khối khoa học kỹ thuật và đã theo học đến nămhai ngành Kỹ thuật môi trường của Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã gặp rất nhiềukhó khăn dé có thé theo học các môn khoa học xã hội tại khoa Nhân học nói riêng

và tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói chung Vì vậy trước tiêntôi muốn gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn đã luôn tận tâm giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những tri thứcquý báu trong quá trình học tập tại khoa, và chịu đựng tôi nữa vì trong ba năm đầutiên của chương trình cử nhân, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm những công

việc đúng với ngành học của mình Chuyến thực tập điền da dân tộc học kéo dài hai

tuần tại Thái Nguyên vào cuối năm thứ ba của chương trình cử nhân nhân học đãcho tôi một sự thức tỉnh về chính mình Những trải nghiệm đầu tiên trên thực địa đãđem lại cho tôi sự hứng thú và mong muốn được đi xa hơn nữa trong nghiên cứuvới tư cách là một nhà Nhân học May mắn thay, chỉ vài tháng sau, TS PhanPhương Anh đã giới thiệu tôi đến với dự án GEMMES và TS Emmanuel Pannier.Nhờ có dự án GEMMES, tôi đã được tham gia nhiều chuyến nghiên cứu điền dã

dân tộc học, được hướng dẫn và thực hành vô vàn các kỹ năng chuyên môn dưới sự

đìu đắt của hai nhà nhân học đầy kinh nghiệm và tình yêu nghề.

Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành nhờ có sự hướng dẫn và động viên tận

tình của TS Phan Phương Anh và TS Emmanuel Pannier TS Phan Phương Anhđã động viên tôi tiếp tục theo đuổi ngành Nhân học ở bậc Thạc sĩ, đưa ra địnhhướng cho luận văn của tôi, giúp tôi thực hiện luận văn có hệ thống và bài bản hơn.

TS Emmanuel Pannier đã không ngại khoảng cách địa lý, hướng dẫn tôi phương

pháp lập luận và cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu quý giá Tôi cũng xin cảm ơn

ThS Phan Thị Kim Tâm đã cùng đồng hành với tôi ở thực địa thông qua dự án

GEMMES VN.

Luận văn của tôi sẽ không thê thực hiện được nêu thiêu sự giúp đỡ của chínhquyền và nhân dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Tôi xin gửi lời

Trang 5

cảm ơn chân thành nhất đến các cô, các bác, các anh, chị, em đã tạo điều kiện vacung cấp nhiều thông tin quý báu để tôi có thê hoàn thành luận văn này, đến các gia

đình chủ nhà đã coi tôi như một người thân trong gia đình, luôn sẵn sàng cho tôi tá

túc và chia sẻ những bữa cơm gia đình trong suốt ba năm thực hiện nghiên cứu ở xã

Trịnh Tường.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ Nguyễn Văn Huyên do Khoa Nhân

học phối hợp với Bảo tàng Nguyễn Văn Huyén và gia đình có GS Nguyễn VănHuyén thành lập Học bổng từ Quỹ Nguyễn Van Huyén đã cho tôi thêm niềm cảmhứng với nhân học và là một nguồn hỗ trợ thiết thực giúp tôi có thể thực hiện

nghiên cứu phục vụ Luận văn nay.

Xin chân thanh cam ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2023

Học viên

Nguyễn Nhật Anh

Trang 6

J/(987100 4

1 Lý do chọn đề tài 2-5 5c s1 EEEE211211271 1112112111111 11 1e cyee 4

PÄN (008) 2u n7 ố 53 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu - 2 2 2 e£EeEEeEEeEEEEEeEkrrerkerrrree 5“À0 002i 65 Phương pháp nghiên CỨU - + 2 3 33112111 EEEEsEErrrsrrrrsrrerske 66 Đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài -22-75cccccccccrscee 8

7 Kết cấu của luận văn -¿- ¿2+ ©2++Ek2EE222127112711211211271.211211 21 xe 9

) 980100) 001115 10

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TAI LIEU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

THUYET VA DIA BAN NGHIÊN CỨU 2-2 222E+EEc2EEcEEeerkesrkerred 10

1.1 Tong quan tài liệu nghiên cứu 2-2 2 £+S2E££Ee£EeEEeEEzrerrerreree 101.2 Cơ sở lý thuyét c.cececececesccscsscccesscssessessescsssessessessesessssssssessesssssessesnsseesseavens 251.3 Xã Trịnh Tường với canh tác lúa và sinh kế rừng - 2 25+ 340084791 n a11‹<1ạậ)4 38

CHUONG 2: TIẾP CAN, SU DỤNG VÀ HUONG DUNG DAT DAI Ở XÃ

TRINH TƯỜNG ¿- 2-52 S222 E9 EE211211211211711211211711 1111111111111 39

2.1.Các chính sách về phương thức quản lý và sử dụng đất của chính

quyền xã Trịnh Tường 2-2 2 2 £+E+E£EE#EEEEESEEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEecEerrrree 392.2.Các hình thức sử dụng, hưởng dụng, quản lý và giao dịch quyền sử

dụng dat đai của người Dao đỏ ở Trịnh Tường, - 2-5 52255 +22 43

Trang 7

Tiểu kết chương 2 2-22 S¿©S++SEE£EE+2EE2EE2211271127112217112711211211 21 c1 tre 56

CHƯƠNG 3: TRINH TƯỜNG VỚI LŨ QUET VÀ SAT LỞ 58

B.D La c) cái 58

3.2 Lũ quét 2()17 - 2-2521 2EE2E1122112111271127112112111711 0711.11.11 63

3.3 Tác động của hai trận lũ quét đến nhóm cư dân Dao đỏ ở Lang Hán cũ 64

Tiểu kết chương 3 -. - 2-52 +S2+EEềEEEEE E12 197171121121111111211211 111111 67CHƯƠNG 4: DAT DAI VA QUA TRÌNH PHUC HOI SAU THIEN TAI 69

4.1 Cac chiến lược phục hồi sau thiên tai của nhóm cư dân Dao đỏ ở Trịnh

4.2.Các hình thức tiếp cận, sử dụng và hưởng dụng đất đai phục vụ cho các chiến lược4.3 Vai trò của đất đai đối với quá trình phục hồi sau thiên tai 89

Tiểu kết chương 4 - ccs cssessesscsscsecsscsecsessesscsuesscsusssssessessessesscsuesseaseaes 92

KET LUẬN - 2-5251 SE2E22E12712211211211271711211 2112111111111 1111111.11 E111 94

TÀI LIEU THAM KHAO - 2: 2£©222E£2EEE£EEEC2EECEEEE222127112711 21121 cee 97

PHU LUC HÌNH ẢNH 2-22 S22£EE2EE22E1E21127112117112711211211711 11 1x xe 103

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Tên bảng TrangBảng 3.1 Thống kê thiệt hại của những gia đình từng sinh sống ở Làng 58

Han cũ sau trận lũ quét năm 2008

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các nguyên nhân dẫn đến biến đổi trong sử | 19

dụng đất và lớp phủ mặt đất

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình TrangHình 2.1 Bản đồ Hành chính xã Trịnh Tường năm 2013 37

Hình 2.2 Ban đồ thé hiện 3 lớp độ cao của xã Trịnh Tường, phân biệt theo | 45ba mảng màu khác nhau (Số hóa trên cơ sở bản đồ địa hình)

Hình 3.1 Ban đồ khu vực Làng Hán cũ (Số hóa trên cơ sở bản đồ địa hình) | 57

Trang 9

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một xã biên giới với năm

tộc người cư trú chính là Hmông (420 hộ), Dao (389 hộ), Kinh (288 hộ), Giáy (181

hộ) và Hà Nhì (107 hộ)! Nằm trên sườn đông bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, xã

Trịnh Tường thường xuyên phải chịu tác động của thiên tai như lũ quét, sạt lở (Hà,

2013b) và vào năm 2008 thì một trận lũ quét đã xảy ra, san bằng một ngôi làngngười Dao đỏ thuộc thôn Tùng Chin I của xã và bồi đất đá lên hàng chục ha ruộng.

Trận lũ quét lịch sử này đã khiến cho 24 hộ gia đình buộc phải chuyền cu và mat đirất nhiều đất canh tác Đến năm 2017, xã Trịnh Tường lại phải chịu thêm một trận

lũ quét lớn, phá hoại một diện tích lớn đất canh tác và đưa nhiều ngôi nhà vào diện

có nguy cơ bị sạt lở Dưới tác động của hai trận lũ quét này, nhiều hộ dân đã bị rơivào trạng thái khủng hoảng tài nguyên thiết yếu dé phục vu cho quá trình phục hồisau thiên tai Chính vì vậy, việc xác định các nguồn lực quan trọng trong quá trìnhphục hồi sau thiên tai là rất cấp thiết, không chỉ với cộng đồng khách thể của nghiên

cứu mà còn có thê áp dụng với các cộng đông rơi vào hoan cảnh tương tự.

Trong quá trình thực hiện điền dã dân tộc học tại xã Trịnh Tường, tôi nhậnthấy có một mối quan hệ rõ rệt giữa đất dai với quá trình phục hồi sau thiên tai của

nhóm người Dao đỏ từng chịu ảnh hưởng của hai trận lũ quét năm 2008 và 2017.

Cộng đồng này đã huy động rất nhiều các nguồn lực khác nhau dé phục hồi và đấtđai là một trong số những nguồn lực được huy động nhiều nhất Họ đã sử dụngnguồn đất đai của mình để dựng nhà mới, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc

buôn bán, trao đổi dé thu về các nguồn lực khác như tiền, mua đất đai ở vị trí khác,chuyền đổi mục dich sử dụng Những hộ gia đình không còn nguồn đất đai có thé

1 Theo Báo cáo địa chính xã Trịnh Tường năm 2016

Trang 10

sử dụng thường hướng tới các chiến lược tiếp cận được nguồn đất đai mới như đilàm ruộng thuê, làm nương thuê, mượn đất Một số hộ khác thì lại sử dụng cácnguôn thu phi nông nghiệp (đi xây, đi làm công nhân ) dé có thé mua những mảnhđất mới phục vụ cho gia đình mình.

Tôi đặt giả thuyết rằng khả năng tiếp cận, sử dụng và hưởng dụng đất đai làtrong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phục hồi sau thiên tai Đất dai

không chi là một nguồn lực mà còn có vai trò đem lại những nguồn lực khác phụcvụ cho quá trình phục hồi sau thiên tai của mỗi hộ gia đình.

Vì vậy, Luận văn Thạc sĩ của tôi nghiên cứu về phương thức quản lý và sửdụng đất của nhóm người Dao đỏ từng sinh sống ở ngôi làng cũ đã bị quét năm2008 trong tương quan với quá trình phục hồi sau thiên tai của những hộ gia đình ấy.Từ đó, luận văn sẽ phân tích vai trò của đất đối với quá trình phục hồi sau thiên tai.

Cuối cùng, luận văn sẽ chỉ ra tại sao đất đai có thé là một trong những yếu tố quantrọng nhất ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau thiên tai.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu và phân tích các chiến lược sửdụng đất đai nhằm phục hồi sau thiên tai cũng như các yếu tố chi phối các chiếnlược ấy trong trường hợp người Dao đỏ ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh LàoCai Từ đó, luận văn sẽ khái quát vai trò của đất đối với quá trình phục hồi sau thiên

tai của mỗi hộ gia đình đó Và cuối cùng, lý giải tại sao đất đai lại chiếm những vai

trò như trên trong quá trình phục hồi sau thiên tai.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Cộng đồng người Dao đỏ từng sinh sống ở ngôi làng bị cuốn trôi do trận lũ

quét năm 2008 thuộc xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Trang 11

* Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Về thời gian: Luận văn tập trung vào khoảng thời gian từ năm 2008 đếnnăm 2022 nhưng có sử dụng các dữ liệu hồi cố trước trận lũ lịch sử.

4 Câu hỏi nghiên cứu

* Câu hỏi nghiên cứu chính:

Đất đai đóng vai trò như thế nào với quá trình phục hồi sau thiên tai của

nhóm cư dân bị thiệt hại do lũ lịch sử gây ra và tại sao?

* Câu hoi nghiên cứu bé trợ:

1 Thực trang quản lý và sử dụng đất ở Trịnh Tường đã và đang diễn ra như

thế nào? Điều ấy ảnh hưởng như thế nào đến người Dao đỏ ở xã Trịnh Tường?

2 Xã Trịnh Tường bị phơi nhiễm với những thiên tai nào? Những thiên tai

đó tác động như thế nào đến đời sống, sinh kế của nhóm cư dân người Dao đỏ sinhsông tại đây, đặc biệt là đến đất đai của họ?

3 Nhóm cư dân người Dao đỏ ở Trịnh Tường đã sử dụng những chiến lượcphục hồi sau thiên tai nào? Đất đai đã được sử dụng như thế nào trong các chiến

lược phục hồi đó?

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng điền dã dân tộc học là phương pháp nghiên cứu chủ đạo,

hỗ trợ tôi thu thập các thông tin, các dữ liệu về chiến lược phục hồi sau thiên tai củanhóm người Dao đỏ từng sinh sống ở Làng Hán cũ.

Nhờ có sự giúp đỡ của dự án GEMMES VN và học bổng Quỹ Nguyễn VănHuyên mà tôi đã có cơ hội tiếp cận và triển khai nghiên cứu điền dã dân tộc học tại

địa bàn nghiên cứu năm lần từ năm 2021 đến năm 2023 với tổng thời gian là 90

Trang 12

ngày Trong khoảng thời gian này, tôi đã được sự hỗ trợ của những người dân địa

phương, nhất là các cán bộ thôn, để tìm đến và thực hiện quan sat các cảnh quan,

địa điểm như bãi đá Làng Hán cũ, vị trí sat lở đầu nguồn, nha ở, ruộng, nương

Việc quan sát những cảnh quan và địa điểm này đem lại cho tôi những tư liệu vềmặt hình ảnh cũng như những đánh giá ban đầu về địa mạo, về sinh kế của ngườidân và về những sự kiện đã và đang xảy ra trên địa bàn Những đữ liệu này khôngchỉ phục vụ cho nghiên cứu mà còn có thé phục vụ làm những câu hỏi gợi mở trongquá trình phỏng van Tôi cũng làm quen với người dân ở địa bàn nghiên cứu bang

cách quan sát tham gia các hoạt động đời sống của họ như gặt lúa, làm đường, làm

lễ cúng và cả những buổi lễ, buổi ăn uống sinh hoạt với người dân Quá trình quansát tham gia này đã giúp cho tôi trở thành một người tương đối thân thuộc trong

cộng đồng địa phương, giúp cho việc thu thập dữ liệu trở nên đễ dàng hơn rất nhiều.

Trong quá trình điền dã dân tộc học, tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu và tròchuyện có định hướng với người dân, cán bộ địa phương cũng như những ngườiliên quan dé có thé thu thập những đữ liệu cần thiết Tôi cũng tìm gặp các cán bộ đãnghỉ hưu của địa phương dé hiểu các chính sách cũ liên quan đến chủ đề nghiên cứumà xã từng thực hiện Khi đến địa điểm đề thực hiện phỏng van, nếu thấy đối tượng

phỏng vấn đang bận một công việc nào đó, tôi không ngần ngại đề nghị hỗ trợ trong

khả năng của mình và lồng ghép những câu hỏi trong lúc làm việc hoặc nghỉ ngơiđể thu thập thông tin Tôi không chủ động sắp xếp những cuộc thảo luận nhómnhưng trong nhiều cuộc phỏng vấn, bên cạnh đối tượng phỏng vấn chính cũng cóthêm nhiều người xung quanh khiến cho cuộc phỏng vấn đơn trở thành phỏng vấnnhóm Những cuộc phỏng van nhóm như vậy cho tôi những thông tin đa chiều về

cùng một vấn đề và đôi khi giúp tôi tiếp cận những người dân địa phương mà tôi

hiểm khi có cơ hội gặp mat Các cuộc phỏng van sâu và trò chuyện có định hướng

của tôi không chỉ tập trung hỏi về chủ đề nghiên cứu mà còn về nhiều chủ đề khácđê nghiên cứu một cách toàn diện về đôi tượng nghiên cứu.

Trang 13

Dựa trên những dữ liệu thu thập được, tơi đã lập ra nhiều bảng thống kê về

các chủ đề như thiệt hại sau lũ quét, lịch sử và lý do di cư, tình hình sinh kế Tơicũng cố gang làm các ban đồ dé hỗ trợ cho quá trình phân tích Các bảng thống kê

va ban đồ này là những cơng cụ đắc lực hỗ trợ tơi quản lý dữ liệu dé từ đĩ lý giải vàphân tích những van đề được đặt ra trong câu hỏi nghiên cứu.

Ngồi các dit liệu địa phương như những báo cáo của các cấp chính quyền xã,

huyện được thu thập trực tiếp trong quá trình điền dã dân tộc học, tơi cũng thuthập các chính sách liên quan đến van đề dat dai, sử dụng đất và hỗ trợ phục hồi sauthiên tai từ những năm 1945 đến nay và xem xét các chính sách này trong mối

tương quan với hồi cố của người dân trên thực địa Đồng thời, tơi cũng tìm kiếm

những cơng trình nghiên cứu về lịch sử, văn hĩa, xã hội của người Dao đỏ haynhững cơng trình nghiên cứu cĩ chủ đề tương tự với luận văn của mình từ nhiềungành nghiên cứu khác dé hỗ trợ cho quá trình phân tích trở nên khách quan và cĩ

cái nhìn tồn diện hơn về đơi tượng nghiên cứu.

Cuối cùng, tơi cũng cĩ sử dụng điện thoại, máy tinh và sé tay để ghi âm, ghi

chép và lưu trữ hình ảnh, tư liệu thu thập được ở địa bàn nghiên cứu.6 Đĩng gĩp khoa học và thực tiễn của đề tài

Với đề tài “Vai trị của đất dai đối với quá trình phục hơi sau thiên tai:

Nghiên cứu trường hop người Dao do, xã Trịnh Tưởng, huyện Bát Xát, tinh Lào

Cạ”, tơi mong muốn mình cĩ thé đem lại những đĩng gĩp như sau:

- Đĩng gĩp khoa học: Luận văn sẽ cung cấp gĩc nhìn về phương thức quảnlý và sử dụng đất gắn với quá trình phục hồi sau thiên tai từ cả người dân và chính

quyền Từ đĩ, luận văn sẽ mơ tả vai trị của đất đai đối với quá trình phục hồi sau

thiên tai của nhĩm cư dân người Dao đỏ ở Làng Hán cũ (nay thuộc về thơn Tùng

Chin II và thơn Tùng Chin II, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tinh Lao Cai) cũng

như nguyên nhân khiến cho đất đai đĩng những vai trị như vậy trong quá trình phục

hơi sau thiên tai.

Trang 14

- Đóng góp thực tiễn: Các mô tả và phân tích của luận văn có thể được sử

dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác khôi phục sau thiên tai ở các địa phương

chịu ảnh hưởng, đặc biệt là việc quản lý và sử dụng đất phục vụ cho quá trình phục

hoi đó.

7 Ket cau của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm 4chương như sau:

Chương I: Tổng quan đề tài nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp

Chương II: Tiếp cận, sử dụng và hưởng dụng đất đai ở Trịnh Tường

Chương III: Trịnh Tường với lũ quét và sat lở

Chương IV: Dat đai và quá trình phục hồi sau thiên tai

Trang 15

NỘI DUNG

CHUONG 1: TONG QUAN TÀI LIEU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LY THUYETVA DIA BAN NGHIEN CUU

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Chính sách đất đai và quyền sử dụng đất ở Việt Nam

Dé nghiên cứu vê chủ đê sử dung dat, luận văn cân phải tìm hiệu về cácchính sách đât đai và quyên sử dụng đât ở Việt Nam nói chung và vùng Tây BăcViệt Nam nói riêng.

Các chính sách đất đai ở Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,

trong đó có bài viết Một số vấn dé nghiên cứu về chính sách dat dai vùng dong bào

dân tộc thiểu số Tây Bắc năm 2019 của tác giả Hoàng Phương Mai Nghiên cứu nàyđã tổng quan hầu hết các văn bản của Dang và Nhà nước từ năm 1981 đến năm2019 về vấn đề chính sách đất đai ở vùng Tây Bắc Việt Nam và chia những văn bảnnày thành hai nhóm, thuộc về hai giai đoạn nối tiếp nhau.

Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1992 là giai đoạn bắt đầu có những chuyềnđổi về mặt chính sách đất đai ở Việt Nam (Hoàng Phương Mai, 2019, tr 22) Giai

đoạn này đánh dấu sự ra đời của Chi thi 100 năm 1981 về thực hiện khoán san

phẩm ở các hợp tác xã Chi thị 100 đã làm tăng sự liên kết giữa nông dân và ruộng

dat, giúp cho lĩnh vực nông nghiệp có những tiễn bộ vượt bậc, đặc biệt là trong sản

xuất lương thực (Nguyễn Văn Khánh, 2013) Tiếp đó, Luật Dat dai năm 1987 vàQuyết định số 327/CT về Chính sách sử dụng ruộng đất đôi núi trọc, rừng, bãi bôiven biển và mặt nước được ban hành, đưa các hộ gia đình trở thành đơn vi san xuấtquản lý một phần đất rừng, đất bãi bồi.

Dé thúc day sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, vào ngày 5/4/1988, BộChính trị Trung ương Dang đã ban hành Nghị quyết 10 - NO/TW “Về đỗi mới quảnlý kinh tế nông nghiệp” hay còn được biết đến là Khoán 10 Nghị quyết này đã giao

10

Trang 16

quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình và chính thức công nhận hộ giađình là đơn vị kinh tế tự chủ Điều này giúp ồn định năng suất và sản lượng khoán,

đồng thời tạo ra một động lực mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Văn

Khánh, 2013).

Ở địa ban xã Trịnh Tường, giai đoạn này là thời kì ổn định lại đời sống nhândân sau Chiến tranh biên giới Việt — Trung Những chính sách về dat đai của Nhanước đã giao cho người dân Trịnh Tường quyền sử dụng và quản lý nhiều loại đấtđai khác nhau, từ đó, khuyến khích người dân khai hoang thêm cũng như tận dụng

những mảnh đất bị bỏ hoang sau chiến tranh để phục vụ cho việc phát triển nông

lâm nghiệp Những chính sách này cũng là tiền đề cho xu hướng hạ sơn của nhiềuhộ gia đình tộc người thiêu số đến những khu vực có thé tiếp cận và khai phá nhiềuđất đai hơn.

Giai đoạn từ năm 1992 đến nay là giai đoạn Nhà nước đây mạnh các chínhsách đất đai (Hoàng Phương Mai, 2019, tr 22) Theo trình tự thời gian, các chínhsách đất đai của Nhà nước có anh hưởng nổi bật đến khu vực Tây Bắc có thé ké đến

như sau:

Đề thực hiện Nghị quyết số 05 - NO/HNTW về Tiếp tục đổi mới và phát triển

kinh tế - xã hội nông thôn ngày 10 tháng 6 năm 1993, Quốc hội đã thông qua và banhành Luật đất đai năm 1993 và Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp trong kì họp thứ3 của Quốc hội khóa IX năm 1993 Hai văn bản này đã thể chế hóa chính sách đấtđai nhằm phục vụ cho yêu cầu kinh tế - xã hội của thời kì này.

Tại Hội nghị thứ lần 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nghị quyếtsố 24-NQ/TW về công tác dân tộc ngày 12 tháng 3 năm 2003 đã được ban hành,

giải quyết các van dé đất đai, gồm cả đất ở và đất sản xuất nông nghiệp, cho đồngbào tộc người thiêu số, giúp họ ồn định và phát triển sinh kế.

Đến năm 2013, Luật Dat dai năm 2013 đã nhận thức sự cần thiết của việcphát triển các chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng và quy định trách nhiệm

11

Trang 17

của Nhà nước đối với quản lý đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào tộcngười thiêu số dé phù hợp với đặc điểm văn hóa, phong tục, và điều kiện thực tế đặc

biệt của từng vùng Đồng thời, Luật Dat dai năm 2013 cũng nhận thức được sự

thiếu hụt các chính sách tạo điều kiện cho đồng bào tộc người thiểu số tham gia trựctiếp vào sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, bằng cách phân chia đất đai dé họ có théphát triển sản xuất nông nghiệp.

Ngày 31 tháng 10 năm 2016, Quyết định số 2085/QĐ-TTg về Phê duyệtChính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miễn núi giaiđoạn 2017 — 2020 đã xác định mục tiêu cụ thé là giải quyết vấn đề đất sản xuất và

việc làm cho hơn 80% số hộ nghèo đang sinh sống trong các vùng đặc biệt khó

khăn và thiếu đất để sản xuất Ngoài ra, Quyết định số 2085/QĐ-TTg cũng tiếp tụcthực hiện và hoàn thành các dự án định canh định cư tập trung, sắp xếp và bố trí dâncư một cách hợp lý, ôn định cuộc sống và thúc đây phát triển sản xuất cho các hộđồng bào tộc người thiểu số theo Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dântộc thiểu số du canh, du cu đến năm 2012 đã được phê duyệt trước đó trong Quyết

định số 1342/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2009.

Dé hướng dẫn việc thực thi Quyết định số 2085/QĐ-TTg, Ủy ban Dân tộc đã

ban hành Thong tu 02/2017/TT-UBDT ngày 22 thang 5 năm 2017 Thông tư này đã

cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện chính sách liên quan đến việc hỗ trợđất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tín dụng ưu đãi và chính sách bồ trí sắp xếp dâncư một cách ôn định cho các hộ đồng bào tộc người thiểu số Cụ thé, các chính sách

hỗ trợ trên cần phải được áp dung cho các hộ đồng bào tộc người thiêu số, các hộ

nghèo, các hộ đặc biệt khó khăn dựa theo chuẩn hộ nghèo được quy định trongQuyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chínhphủ: Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiêu áp dụng cho giai đoạn 2016 —2020 Tuy nhiên, các hộ đã được nhận hỗ trợ từ Nghi định số 75/2015/NĐ-CP ngày9 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ: Về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng,gan với chính sách giảm nghèo nhanh, bên vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu

12

Trang 18

số giai đoạn 2015 — 2020 sẽ không được nhận hỗ trợ từ những chính sách hỗ trợ

mới này.

Đối với địa bàn xã Trịnh Tường, các chính sách đất đai được Nhà nước banhành trong giai đoạn nay đã va đang từng bước bổ sung cho sự thiếu hụt các chínhsách tạo điều kiện và hỗ trợ về đất đai cho người dân địa phương Họ được phânchia dat dai dé có thé trực tiếp phát triển nông lâm nghiệp, được tạo điều kiện vaynhững khoản tiền lớn với lãi suất ngân hàng thấp Bên cạnh đó, giai đoạn này cũngcó nhiều chính sách về định canh định cư, hình thành lựa chọn định canh định cư

trong lối sống của người dân địa phương như thời điểm hiện tại.

Về quyền sử dụng đất, tại Việt Nam, ké từ khi Hiến pháp năm 1980 được

ban hành, đã được ghi nhận trong Điều 19 rằng: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do

Nhà nước thống nhất quản lý" Nhà nước không tự sử dụng trực tiếp mà ủy quyềncho người sử dụng đất Việc người sử dụng đất không có quyền sở hữu cá nhân đối

với dat đai ma chỉ có quyên sử dung dat là một chu dé nghiên cứu dang quan tâm.

Trong nghiên cứu Về quyên sở hữu dat dai ở Việt Nam xuất bản năm 2013của Nguyễn Văn Khánh và nghiên cứu Bản chất quyên sử dụng dat dai Việt Nam và

sự ảnh hưởng đến cầu trúc của Luật Dat Đai của Hoàng Thị Loan và Nguyễn Ngọc

Tuyến xuất bản năm 2022, cả hai bài viết đều nhận định rằng quyền sử dụng đất cóthể được hiểu một cách tổng quát nhất là một dạng tài sản, một loại hàng hóa đặcbiệt được sinh ra dựa trên quyền sở hữu đất đai và Nhà nước ủy quyền cho các chủthé cụ thể Quyền sử dung đất mang theo các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tàisản, được quy định theo các điều lệ của Luật Đất đai (Nguyễn Văn Khánh, 2013;Hoàng Thị Loan và Nguyễn Ngọc Tuyến, 2022) Người sử dụng đất hiện tại có

quyền tặng hoặc chuyên nhượng quyền sử dung đất theo quy định pháp luật Hệ

thống quản lý đất đai đã được cải thiện để đáp ứng chính sách mới, đảm bảo quyềnlợi của người dân Họ nhận “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” và có quyềnhưởng lợi từ đầu tư trên đất, cũng như thực hiện các hành động như chuyền nhượng,cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn Người sử dụng đất phải tuân thủ mục đích

13

Trang 19

sử dung, bảo vệ dat đai và môi trường, nộp thuế, lệ phí, va chi trả tiền sử dung dat.Trong trường hợp thu hồi đất, họ được bồi thường và phải trả lại đất theo quyết địnhchính quyền (Nguyễn Văn Khánh, 2013, tr 12).

Hiện trạng này cho thấy răng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước về đấtđai, vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu Mặc dùngười sử dụng đất không nắm giữ quyền sở hữu đất đai nhưng việc có trong tay“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cũng gần tương tự với việc sở hữu đất đai ởmột mức độ nhất định (Nguyễn Van Khánh 2013, tr 12) Với những địa ban vùngcao như xã Trịnh Tường, người dân hiện đang có quyền hưởng dụng với một sốmảnh đất mà họ không có giấy chứng nhận sử dụng đất Họ vẫn thoải mái sử dụngcác quyền tương tự với các quyền lợi mà giấy chứng nhận sử dụng đất có thể manglại cho họ, ngoại trừ việc sử dụng làm tài sản thế chấp cho ngân hàng Điều này chothấy những chính sách về quyền sử dụng đất được Nhà nước ban hành và công tácthực hiện những chính sách ấy vẫn chưa thé theo kịp hình thức sở hữu truyền thống

của người dân địa phương ở những địa bản vùng cao như vậy.

1.1.2 Cac nghiên cứu về sử dụng đất

Sử dụng đất không phải là một chủ đề xa lạ, được nhiều nhà nghiên cứu từnhiều chuyên ngành khác nhau quan tâm Những nghiên cứu này tiếp cận vàonhững mặt khác nhau của chủ đề sử dụng đất cũng như tác động qua lại giữa cácyếu tố xoay quanh chủ đề này.

Chuyển đổi sử dụng đất lưu vuc Suối Muội, Thuận Châu, Sơn La của VũKim Chi và Nguyễn Văn Lợi xuất bản năm 2014 đã bé sung và hoàn thiện hệ thống

theo dõi sự biến đổi trong việc sử dụng đất ở lưu vực Suối Muội, Thuận Châu, Sơn

La từ quá khứ đến hiện tại, giúp hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa biến đổi sử dụngđất và các yêu tô địa lý, từ đó đưa ra nhận định chính xác về lịch sử sử dụng đất địa

14

Trang 20

Nghiên cứu, đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng

đất nông nghiệp bên vững (nghiên cứu điểm: xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thànhpho Hà Nội) của nhóm nghiên cứu Tran Văn Tuan, Nguyễn Cao Huan, Đỗ Thị Tài

Thu, Nguyễn Thị Chinh, và Thái Thị Quỳnh Như vào năm 2015 đã đánh giá hệ

thống sử dụng đất đai để quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững,dựa trên phân tích 2 đơn vị đất đai và 3 loại hình sử dụng đất chính Kết quả đánhgiá theo các tiêu chí về tính thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, xã hội và môitrường giúp xác định lợi thế và hạn chế trong phát triển các loại hình sử dụng đất

nông nghiệp.

Tri thức bản địa với công tác quy hoạch va sử dụng đất đai, trường hop

nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cát Tiên của Đinh Thanh Sang năm 2017 đã cho thấyrang cộng đồng Châu Ma, sinh sống tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên qua nhiều thé hệ,đã phát triển truyền thống quản lý cộng đồng bản địa, kèm theo tập quán canh tác,săn bắt, hái lượm và nghề thủ công mỹ nghệ Tuy nhiên, theo thời gian và với sựthay đổi không gian cũng như xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, một số kiến thức

truyền thong đã bi mat mát và suy giảm Bên cạnh đó, một số tri thức bản địa cũng

không còn phù hợp với yêu cầu mới của quy hoạch phát triển quỹ đất và chính sách

bảo tôn đa dạng sinh học của Vườn quôc gia Cát Tiên nữa.

Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng và khuynh hướng sử dụng đất củađông bào dân tộc thiểu số ở khu vực Trung Trường Sơn dưới tác động của tuyếnđường Hồ Chí Minh của nhóm tác giả Hồ Đắc Thái Hoàng, Trần Khương Duy, va

Nguyễn Thị Phương Thảo xuất bản năm 2016 đã phân tích sự biến động của nguồntài nguyên rừng và thay đổi trong sản xuất nông lâm nghiệp của cộng đồng dọc theo

tuyến đường Hồ Chi Minh trước và sau khi được nâng cấp Tuy nhiên, nghiên cứunày mới chỉ tập trung chủ yếu vào tài nguyên rừng và loại đất sử dụng của nông dânchứ chưa quan tâm đến yếu tố kinh tế liên quan đến hộ gia đình như việc làm và giá

trị nông lâm sản trước va sau khi đường được nâng cap.

15

Trang 21

Đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí

hậu ở huyện Quảng Điển, tinh Thừa Thiên Huế của nhóm nghiên cứu Nguyễn BichNgọc, Nguyễn Hữu Ngữ, và Trần Thanh Đức và năm 2018 chi ra rang biến đổi khí

hậu đang tác động tiêu cực đến sử dụng đất và sinh kế ở huyện Quảng Điền Biếnđối khí hậu đã khiến cho nước biển dâng gây ngập ở các khu vực đất trũng, gần biểnva hạn hán ở nhiều khu vực khác Dé thích ứng, huyện Quảng Điền cần phải điềuchỉnh cơ cau sử dụng đất ở vùng ngập nước, chuyền từ trồng lúa sang nuôi trồngthủy sản hoặc kết hợp cả lúa và thủy sản Quyết định này cần kèm theo những hỗ

trợ về khai thác và chế biến hải sản, cũng như khuyến khích phát triển nuôi trồng

thủy sản ở các khu vực có tiêm năng.

Hiệu quả sử dung đất sản xuất nông nghiệp sau don điển doi thửa tại huyệnCam Khê, tinh Phú Thọ của hai tác giả Hoàng Thị Hương và Nguyễn Thị LanHương vào năm 2021 cho thấy việc thực hiện chính sách dồn định đổi thửa đã giảiquyết vẫn đề manh mún đất đai, đồng thời cải thiện hiệu suất quản lý đất đai củachính phủ Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế và bất cập trong quá trình thực hiện,nhưng chính sách dồn định đổi thửa vẫn được xem là hướng di đúng và mang lại

hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp tại huyện

Câm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Thay đổi sử dụng đất, rừng và sinh kế dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Serepok,tỉnh Đắk Lắk và một số kiến nghị giải pháp của Trần Ngọc Thanh xuất bản vào năm2022 cho thấy trong vòng 15 năm từ 2007 đến 2022, sử dụng đất ở tỉnh Đắk Lắk

thay đổi với xu hướng giảm diện tích đất lâm nghiệp và tăng diện tích đất nôngnghiệp Nguyên nhân là do gia tăng dân số, tăng cường nhu cầu sản xuất nông lâm

nghiệp, cùng với chính sách quản lý đất chưa đồng bộ với phát triển kinh tế-xã hộivà kinh tế thị trường Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kếcộng đồng và đề xuất giải pháp dé cải thiện quản lý sử dụng đất nhằm hỗ trợ pháttriển sinh kế cho các tộc người thiểu số tại chỗ ở vàng Serepok, tinh Dak Lắk.

16

Trang 22

Trong rất nhiều nghiên cứu về chủ đề sử dụng đất, hai nghiên cứu của nhómtác giả Kate Trincsi, Phạm Thị Thanh Hiền và Sarah Turner đã giúp cho luận văn có

được những kiến thức quan trọng về sử dụng đất và biến đổi sử dụng đất và lớp phủ

mặt dat trong bôi cảnh sinh sông của các tộc người thiêu sô miên núi ở Việt Nam.

* Lập ban đồ da dạng miên núi: Tộc người thiêu sô và biên đôi sử dụng dat

và lớp phủ mặt đất vùng biên giới Việt Nam

Bài viết của nhóm tác giả gồm Kate Trincsi, Phạm Thị Thanh Hiền và SarahTurner nghiên cứu về sự biến đổi sử dụng đất và lớp phủ mặt dat tại tinh Lào Cai từ

năm 1999 đến 2009 băng việc khái niệm hóa ba vấn đề lý thuyết là “Sử dụng đất và

lớp phủ mặt đất”, “Mối quan hệ giữa những biến đổi trong sử dụng đất và lớp phủ

mặt đất với đa dạng hóa sinh kế”, “Nguyên nhân cơ bản của những biến đổi trongsử dụng đất và lớp phủ mặt đất cũng như đa dạng hóa sinh kế” và sử dụng nhữngkhái niệm đó trong phân tích (Trincsi, Pham, và Turner, 2014).

“Sử dụng đất” và “lớp phủ mặt đất” là hai khái niệm khác biệt nhưng lại

được nhiều nghiên cứu về địa mạo sử dụng phối hợp với nhau “Sử dụng đất” là bất

kỳ hoạt động nào của con người làm thay đổi bề mặt trái đất như canh tác nôngnghiệp, lâm nghiệp, cải tạo đất để chăn thả hoặc làm vườn “Lớp phủ mặt đất” là

bất kỳ thảm thực vật hoặc nét đặc trưng nào đó trên bề mặt trái đất như cây bụi,rừng rậm, rừng thưa, mặt nước hoặc đất trong Viéc két hop sử dung hai khái nệm

này sẽ giúp đưa ra những đánh giá tổng quát hơn về sự đa dạng ở miền núi phía Bắc

Việt Nam (tr 485).

Ở vùng nông thôn, có mối liên hệ quan trọng giữa những biến đổi trong sửdụng đất và lớp phủ mặt đất với các quyết định về sinh kế cũng như đa dạng hóasinh kế Quá trình đa dang hóa sinh kế điều chỉnh các hoạt động nông nghiệp và phinông nghiệp giúp cho con người có thêm các nguồn thu nhập khác nhau Nhữngđiều chỉnh đó có thé là da dạng hóa các giống cây trồng, mở rộng phát triển nôngnghiệp, khai hoang hay là chuyên dịch và thay đổi phân bé lao động nông nghiệpvà phi nông nghiệp Sự điều chỉnh này thường trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những

17

Trang 23

biến đổi trong sử dụng đất và lớp phủ mặt đất Như vậy, khi nghiên cứu về cácchiến lược đa dạng hóa sinh kế, nhà nghiên cứu có thể giải thích được những biến

đổi trong sử dụng đất và lớp phủ mặt đất Và ngược lại, những biến đổi trong sử

dụng đất và lớp phủ mặt đất có thể được sử dụng để phân tích các chiến lược đadạng hóa sinh kế (tr 485).

Nguyên nhân sâu xa của dẫn đến những biến đổi trong sử dụng đất và lớpphủ mặt đất cũng như đa dạng sinh kế là các yếu tô về chính sách, xã hội và môitrường tự nhiên Những chính sách cải cách ruộng đất như phân chia lại ruộng đất,phủ xanh đồi trọc, tái định cư giới han lại sự biến đối trong sử dụng đất và lớp phủ

mặt đất trong khuôn khổ của Nhà nước Những chính sách phát triển kinh tế và cơ

sở hạ tầng tạo ra và làm phổ biến các cơ hội việc làm phi nông nghiệp Điều này tạo

ra các dòng di cư va là động lực của quá trình phi nông nghiệp hóa ở nông thôn.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, các yếu tố về môi trường tự nhiên đặt ra nhữnggiới hạn cho các chiến lược sử dụng đất và chiến lược sinh kế như là về địa hình,chất đất hay các thiên tai tiềm tàng (tr 485).

Với những khái niệm hóa trên, kết hợp với việc lập bản đồ về sử dụng đất vàlớp phủ mặt dat, phân tích định lượng và phỏng van định tính, nhóm nghiên cứu đãđưa ra được kết quả rằng trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2009, cácchính sách của Nhà nước là tiền dé tạo nên những thay đối về mặt kinh tế xã hội ởvùng núi phía Bắc Việt Nam và từ đó tạo ra những biến đổi trong sử dụng đất và lớpphủ mặt đất Canh tác nương ray dan dan bị thay thé bởi canh tác lúa nước Các loạicây thu lời được trồng nhiều hơn, đặc biệt là thảo quả, dé dap ứng nhu cầu của thịtrường Nhiều vùng ruộng lúa biến đổi thành vùng đô thị mới Người dân vùng cao

nói chung dang da dang hóa chiến lược sinh kế nhằm thích ứng với những thay đổi

về chính sách cũng như kinh tế - xã hội và sinh thái (tr 494 - 496).

Trong luận văn của tôi, nhóm cư dân được nghiên cứu đã phải thực hiện các

chiến lược phát triển sinh kế khác nhau dé hồi phục sau thiên tai Những chiến lượcđó thê hiện một mối liên kết mật thiết đến nguồn tài nguyên đất của mỗi hộ gia đình.

18

Trang 24

Bài viết của nhóm tác giả gồm Kate Trincsi, Phạm Thị Thanh Hiền và Sarah Turnerđã đem lại những số liệu về biến đổi sử dụng đất và nguyên nhân dẫn đến những

biến đổi đó trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2009 Từ đó, bài viết giúp

tôi xác định những biến đổi trong sử dụng đất của đối tượng nghiên cứu là kết quảcủa một xu hướng từ trước đấy hay chỉ là do sự tác động của thiên tai.

* Ap dụng đánh giá có hệ thống về biến đổi trong sử dụng đất va lóp phủmặt đất ở vùng cao phía Bắc Việt Nam: Trường hợp còn thiếu ở vùng biên giới là

một trong số một loạt bài nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất và chính sách đất đai ở

vùng núi phía Bắc Việt Nam của nhóm nghiên cứu gồm Phạm Thị Thanh Hiền,Sarah Turner va Kate Trincsi Bài viết đã hệ thống hóa sự biến đổi trong sử dungđất thông qua việc phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về cùng chủ đề ở ViệtNam và nêu lên tầm quan trọng của sự hòa hợp giữa các chính sách sử dụng đất củaNhà nước với tình hình sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội ở địa phương.

Bài nghiên cứu đã đưa ra tong hợp về các lý do dẫn tới những biến đổi trongsử dụng đất và lớp phủ mặt đất như sau:

19

Trang 25

Các yếu tố tự nhiên: Độ dốc, độ cao, thiên tai

Văn hóa e Đô thị hóa

Kiến thức Cơ sở hạ tang phát < -.

Đồn điền

° Thay đổi trong

nông nghiệp

Tích hợp.

kinh tế thị trường x Nguyên nhân trực tiếp

C- Nguyên nhân gián tiếp

— Quan hệ nguyên nhân trực tiếp

Các dự án

đa quốc gia

“> Quan hệ nguyên nhân gián tiếp

Biểu đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các nguyên nhân dẫn đến biến đổi trong sử

dụng dat và lớp phủ mặt đất (Pham, Turner, và Trincsi, 2015)

Như vậy, có thê thấy răng có ba nhóm ly do chính dẫn tới biến đổi trong sửdung đất và lớp phủ mặt đất là các yếu tổ môi trường, các nguyên nhân căn bản và

các nguyên nhân trực tiếp Các yếu tố môi trường bao gồm độ cao, độ dốc, chấtlượng dat và thiên tai Các nguyên nhân sâu xa bao gồm dân sé, biến đổi kinh tế,chính sách, văn hóa tộc người và công nghệ Các nguyên nhân trực tiếp bao gồmbiến đổi trong nông nghiệp, khai thác gỗ, tái trồng rừng, đô thị hóa và phát triển cơsở hạ tầng Các nguyên nhân sâu xa tác động đến các nguyên nhân trực tiếp và từ đódẫn đến biến đổi trong sử dụng đất và lớp phủ mặt dat trong bối cảnh của các yêu tố

môi trường.

Trong nghiên cứu của luận văn, sự xuất hiện của thiên tai đã làm thay đôi cácyếu tố tự nhiên, từ đó tác động tới cả các nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của biếnđổi trong sử dụng đất Bài viết đã cung cấp cho luận văn phương pháp đánh giá cóhệ thống về sự biến đổi trong sử dung đất của cộng đồng được nghiên cứu trong quátrình phục hồi sau thiên tai.

20

Trang 26

1.1.3 Các nghiên cứu về quá trình phục hồi sau thiên tai

Quá trình phục hồi sau thiên tai được các nhà nghiên cứu quan tâm theo hai

chủ dé là ứng phó sau thiên tai và phục hồi sau thiên tai.

Trong nghiên cứu Nhận diện “niềm tin’ tại cộng đồng dân cư ven biển khuvực Nam Trung Bộ trong ứng phó với thiên tai xuất bản năm 2020 của nhóm nghiên

cứu Sơn Thanh Tùng, Nguyễn Hoàng Mỹ Lan, Nguyễn Hải Nguyên, Đặng Nguyễn

Thiên Hương, Phan Đình Bích Vân, Ngô Thị Thu Trang, và Bùi Thị Minh Hà,

nhóm tác giả đã chỉ ra sự đa dạng về mạng lưới xã hội và niềm tin trong cộng đồngven biên Nam Trung Bộ Các hộ dân trong các khu vực được nghiên cứu coi trọngniềm tin và đặt niềm tin ấy vào cộng đồng Khi đối mặt với thiên tai, niềm tin vàogia đình là quan trọng hơn cả, sau đó là niềm tin vào bà con và hàng xóm, và cuốicùng là niềm tin vào các tổ chức đoàn thể cả thuộc chính quyền và không thuộcchính quyền Như vậy, dé ứng phó và phục hồi sau thiên tai, người dân sẽ mong đợisự giúp đỡ nhiều nhất từ các thành viên trong gia đình, tiếp theo là sự giúp đỡ từ họ

hàng xa và hàng xóm và cuôi cùng mới đên các tô chức đoàn thê.

Một nghiên cứu khác về ứng phó sau thiên tai là Giới trong ứng phó với thiêntai dựa vào nguồn lực cộng đồng của tác giả Đặng Thanh Nhàn xuất bản năm 2021cho thấy răng trước tác động của thiên tai, người dân ứng phó chưa hiệu quả do hạnchế về vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính và vốn vật chất Người dân chủ yéuphải dựa vào nguồn lực cá nhân, gia đình, và cộng đồng nên các hộ nghèo phải đối

mặt với những khó khăn lớn hơn.

Bên cạnh những nghiên cứu về ứng phó sau thiên tai, một số bài viết về phục

hồi sau thiên tai cũng cần được chú ý như là Lich sử lâu dài của di cư vi môi trường:Đánh giá việc xây dựng dé bị ton thương và những trở ngại đối với việc tai định cư

thành công ở Shishmaref, Alaska của tác giả Elizabeth Marino xuất bản năm 2012.Bài viết nghiên cứu địa bàn Shishmaref, Alaska, nơi mà di cư là chiến lược phục hồi

21

Trang 27

sau thiên tai bắt buộc phải thực hiện Nhóm tác giả chi ra rang tính dé bị tốn thương

của cộng đồng sinh sống ở địa ban này được xây dựng dan dan từ trong quá khứ bởisự bất bình dang va quá trình phát triển thuộc địa Sau đó, bài viết nghiên cứu về

những trở ngại đối với việc tái định cư dưới sự hỗ trợ của Nhà nước ở địa bàn này.Kết quả cho thấy việc tái định cư không thành công bởi vì các chính sách về phụchồi sau thiên tai chưa bao quát được các kịch bản biến đổi khí hậu và người dân

chưa được thê hiện tiêng nói của mình trong các kê hoạch tái định cư của Nhà nước.

Một nghiên cứu khác là Phân tích thăm dò các rào cản quá trình phục hồi

sau thiên tai hiệu quả của nhóm nghiên cứu Behzad Rouhanizadeh, Sharareh

Kermanshachi, và Thahomina Jahan Nipa xuất bản năm 2020 Bài viết này đã liệtkê 63 rào cản mà quá trình phục hồi sau thiên tai cần phải vượt qua để có thê đạthiệu quả tốt và chia những rào cản này làm 5 nhóm gồm: tài chính kinh tế; xã hội;tái xây dựng nhà cửa và cơ sở vật chất; môi trường; phối hợp và các nguồn lực Raocan phổ biến nhất về tài chính kinh tế là tỉ lệ thất nghiệp sau thiên tai Về xã hội, ràocản phổ biến nhất là tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ ở địa điểm chịu thiệt hạitừ thiên tai Mâu thuẫn về mục đích sử dụng đất giữa người dân và chính quyền là

rào cản được nhiều người dân đề cập đến nhiều nhất trong nhóm tái xây dựng nhà

cửa và cơ sở vật chất Đối với nhóm môi trường, rào cản phổ biến nhất là việc chậmtrễ trong công tác loại bỏ các mảnh vụn, đất đá sau thiên tai Cuối cùng, đối với

nhóm phối hợp và các nguồn lực, rảo cản phô biến nhất được người dân đề cập là sự

thiếu hụt một hệ thống cơ sở đữ liệu về những nguồn lực có thé được sử dụng trongquá trình phục hồi sau thiên tai.

Nghiên cứu cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến trong phần này là bài viết Tử“Vùng đất không người ở” đến “Cộng đồng mạnh mẽ hơn”: cộng cảm với tư cáchlà Khung lý thuyết nghiên cứu quá trình phục hồi sau thiên tai thành công của Brian

K Richardson và các cộng sự là Laura K Siebeneck, Sara Shaunfield va Elizabeth

Kaszynski được xuất bản năm 2014 trên Tạp chí quốc tế về các trường hợp khẩn

cấp và thiên tai hàng loạt (International Journal of Mass Emergencies and

22

Trang 28

Disasters) Trong bài viết, nhóm tác giả nhận thay rang thiên tai là một mối đe doalớn đến những cộng đồng nhỏ Họ thường không có đủ các nguồn tài nguyên cần

thiết, cả về nhân lực và cơ sở hạ tầng, dé phuc hoi sau thiên tai Tuy nhiên, một số

cộng đồng nhỏ vẫn có thé phục hồi sau thiên tai nhanh chóng và hiệu quả Trongquá trình tìm kiếm khái niệm phù hợp để hỗ trợ việc nghiên cứu các cộng đồng này,nhóm tác giả đã tìm đến communitas (cộng cảm) va thử áp dụng để nghiên cứu 5cộng đồng đã phục hồi sau thiên tai thành công thuộc một thị tran nhỏ ở bang Texas,Mỹ Kết quả cho thấy những cộng đồng đó có tham gia vào các thực hành phản

chiếu các khía cạnh của cộng cảm, và dường như cộng cảm là một khái niệm hữu

dụng trong việc nghiên cứu quá trình phục hồi sau thiên tai.

Communitas (cộng cảm) là một khái niệm tiếng Latin được hai vợ chồng

Victor và Edith Turner đưa vao trong nghiên cứu Nhân hoc (Turner, 1969) Họ đã

khái niệm hóa cộng cảm để giải thích những tình huống trong đó các cá nhân trảinghiệm cảm giác cộng đồng đặc biệt phong phú, khác biệt với cấu trúc truyền thống.Và những tình huống này thường xuất hiện khi cộng đồng trải qua một thời kì

chuyên giao trung gian giữa hình thái cũ và hình thái mới Thời kì chuyên giao

trung gian này gọi là liminality (ngưỡng) gồm ba giai đoạn là chia tách, lac long va

tái hợp Khi đang trải qua cộng cảm, một cộng đồng có thê vận hành trong điều kiệnbình đắng mà không cần đến các cấu trúc xã hội thông thường (Richardson và c.s.,

Nhóm tác giả đã nhận thấy rằng sự xuất hiện của cộng cảm rất hữu ích trong

quá trình phục hồi sau thiên tai, và việc tìm ra mối liên kết giữa cộng cảm quá trình

phục hồi sau thiên tai sẽ hỗ trợ về nhiều mặt cho các nghiên cứu về thiên tai Vì vậy,họ đã nghiên cứu về các đặc tính nồi bật của cộng cảm trong quá trình phục hồi sauthiên tai của năm cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bão lốc Các đặc tính được nghiên

cứu gồm các giai đoạn của ngưỡng, tính tự do tự phát và tính trải nghiệm tương

23

Trang 29

Đối với các giai đoạn của ngưỡng, ở giai đoạn chia tách, các thành viên trong

cộng đồng cảm thấy bị tách ra khỏi những cấu trúc và chuẩn mực cộng đồng Sautrận bão, các thành viên không thé tìm đến sự trợ giúp từ những mạng lưới xã hội

bên trong cộng đồng bởi vì tất cả các thành viên khác đều đang phải giải quyếtnhững vấn đề của riêng họ Những người đàn ông thì bị mất đi khả năng bảo vệ giađình mình trước sức tàn phá quá kinh khủng của cơn bão, khiến họ cảm thấy đangbị tách ra khỏi chuẩn mực xã hội trước đó Vì vậy, mọi thành viên của cộng đồngđều cảm thấy được một cảm giác bình dang Toàn bộ cộng đồng, bất ké chủng tộchay vị thế xã hội, đều phải chịu cùng một trải nghiệm và đều cảm thấy đang bị tách

khỏi các cấu trúc và chuân mực của cộng đồng mình Đến giai đoạn lạc lõng, các

thành viên của cộng đồng đã mất đi danh tính cũ nhưng lại chưa thé hình thànhdanh tính mới và cùng lúc phải làm việc với các bên thứ ba như chính quyền, các tổchức hỗ trợ, bảo hiểm Họ biết họ dang gặp các van đề nhưng họ không thé tự giảiquyết được các vấn đề đó cho đến khi nhận được hỗ trợ từ các bên thứ ba kia.

Thông qua hai giai đoạn này, các thành viên đã cùng trải qua một trải nghiệm và

cùng nhau thực hiện quá trình phục hồi sau thiên tai, từ đó, khiến cho các thành viêncủa cộng đồng dan hiểu nhau hon, gần gũi với nhau hơn và ít thực dung hơn Kếtquả là cộng đồng bước sang giai đoạn của ngưỡng là tái hợp Các thành viên lạicùng tập hợp lại với nhau thành một cộng đồng với những giá trị mới và đoàn kết

hơn so với cộng đông trước khi cơn bão xảy ra.

Đối với tính tự do tự phát, đặc tính này xuất hiện vào giai đoạn đầu của quá

trình phục hồi sau thiên tai cho các cấu trúc xã hội hiện có của cộng đồng không

còn phù hợp dé phản ứng với những thay đổi do thiên tai gây ra Những người đứngđầu cộng đồng tự do đưa ra những quyết định tự phát, không cần cân nhắc nhiêu.

Họ biết là cộng đồng đang cần gì và họ cần phải nắm bắt những cơ hội gì trước khi

chính quyền và các tổ chức khác có thể bắt đầu hỗ trợ họ Cộng đồng được nghiên

cứu đã ngay lập tức bắt đầu quá trình xây dựng lại thị tran Họ mở lại trường học để

trẻ em có một nơi chăm sóc tập trung trong khoảng thời gian gia đình đang cần xây

dựng lại và dọn đẹp thị tran.

24

Trang 30

Đối với tính trải nghiệm tương đồng, hầu như tất cả các hộ gia đình trong

cộng đồng được nghiên cứu đều phải chịu những thiệt hại tương tự nhau, trở thànhnhững người “cùng hội cùng thuyền” với nhau Họ đều có nhà cửa bị hư hại nghiêm

trọng, đều phải quyết định có xây dựng lại cuộc sống ở đây hay không, đều lo lắngvề việc học hành của con cái và đều bị căng thăng do chấn thương Mặc dù mangtính tiêu cực nhưng chính những trải nghiệm tương đồng này đã loại bỏ đi vị thế xãhội, đặc điểm chủng tộc ở mỗi cá thé dé các thành viên cảm nhận được sự bình đăng

và trở nên gân gũi với nhau hơn.

Như vậy, cộng đồng được nghiên cứu đã có những thực hành tương ứng vớicác đặc tính nổi bật của cộng cảm trong quá trình phục hồi sau thiên tai Nhóm

nghiên cứu kết luận rang các cộng đồng trải nghiệm cộng cảm sẽ có cơ hội thànhcông cao hơn trong quá trình phục hồi sau thiên tai, cho thấy khái niệm cộng cảmhữu dụng trong việc tìm hiểu quá trình phục hồi sau thiên tai.

Cộng đồng được nghiên cứu trong luận văn của tôi cũng trải qua cộng cảmvới những đặc tính tương đồng với đặc tính của cộng đồng trong bài viết nên khunglý thuyết cộng cảm dem lại cho tôi thêm một góc nhìn dé hiểu một cách toàn diện

về cộng đồng mà tôi nghiên cứu.

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản1.2.1.1 Phân loại đất đai

Theo Diéu 10 Phân loại đất trong Luật dat đai năm 2013 có phân loại đất

đai theo mục đích sử dụng thành như sau:

“1 Nhóm đất nông nghiệp

2 Nhóm đất phi nông nghiệp

25

Trang 31

3 Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định

mục đích sử dụng.”

Tuy nhiên, cách phân loại đất đai của Nhà nước có nhiều loại đất đai không

được nghiên cứu ở trong luận văn và có phần chưa thích hợp phương thức sử dụngtruyền thống của người dân địa phương Vì vậy nên tôi sẽ phân loại đất đai căn cứvào mục đích sử dụng của cộng đồng địa phương thành 4 loại đất đai chính như sau:

1 Dat rừng phòng hộ, rừng đặc dụng- Dat rừng phòng hộ

- Đất rừng đặc dụng

2 Đất sản xuất nông lâm nghiệp

- Đất đổi sản xuất (còn gọi là đất nương) trồng cả cây lâm

nghiệp và nông nghiệp

- Đất ruộng thấp cải tao dé trồng các loại cây khác lúa- Đất phục vụ làm lán, đào ao, chăn nuôi

- Đất phuc vu kinh doanh

1.2.1.2 Tiếp cận, sử dung và hưởng dung dat dai

Tiếp cận dat đai chỉ quá trình tìm kiếm nguôn tài nguyên dat dé phục vụ chomột kế hoạch nào đó, chuẩn bị cho việc giao dịch quyền sử dụng đất nếu cần thiết,

cũng như chuyền đổi mục đích sử dụng sao cho phù hợp với kế hoạch ấy.

Về mặt sử dụng đất, theo Diéu 4 Sở hữu dat dai của Luật dat dai năm 2013,“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất

26

Trang 32

quản lý Nhà nước trao quyên sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của

Luật này ” Toàn bộ tài nguyên đất mà các cá nhân hoặc tổ chức có quyền sử dụngđều đã có mục đích sử dụng được quyết định từ trước theo Điều 14 Nhà nước quyết

định mục đích sử dụng đất trong Luật đất đai năm 2013, “Nhà nước quyết định mụcđích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và chophép chuyển mục đích sử dụng dat” Người dân có quyền sử dụng dat theo đúng vớimục đích sử dụng đó, phục vụ cho nông nghiệp hay phi nông nghiệp và chỉ có théchuyển đổi mục dich sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 Chuyển mục đích sử

dụng đất của Luật đất đai năm 2013 như sau:

“1 Các trường hợp chuyền mục dich sử dụng đất phải đượcphép của cơ quan Nhà nước có thâm quyền bao gồm:

a) Chuyên đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất

trông rừng, đât nuôi trông thủy sản, đât làm muôi;

b) Chuyên đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồngthủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới

hình thức ao, hô, đâm;

c) Chuyên đất rừng đặc dung, đất rừng phòng hộ, đất rừngsản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông

d) Chuyên đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyên đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đấtkhông thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà

nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyền đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất

27

Trang 33

g) Chuyên đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng

vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất,

kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch

vu sang dat thuong mai, dich vu; chuyén dat thuong mai, dich

vu, dat xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất

phi nông nghiệp.

2 Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tạikhoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụtài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyềnvà nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất

sau khi được chuyên mục đích sử dụng.”

Trong bối cảnh tại xã Trịnh Tường, người dân chưa có đầy đủ giấy chứngnhận quyền sử dụng đất với tat cả đất đai mà họ được Nhà nước cho phép sử dụng.Điều này xảy ra do các chính sách về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa bao

quát được toàn bộ tình hình sử dụng đất của người dân hiện tại, chưa thể theo kịpđược với phương thức sở hữu đất đai truyền thống của người dân Vì vậy, luận văn

sẽ sử dụng khái niệm hưởng dụng và quyền hưởng dụng để đại diện cho nhữngtrường hợp người dân hưởng lợi từ đất đai mà họ không có giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất nhưng vẫn được Nhà nước trao quyền sử dụng một cách không chínhthức Theo Điều 257 của Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền hưởng dụng được định

nghĩa như sau:

“Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác

công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền

sở hữu của chủ thê khác trong một thời hạn nhất định.”

Như vậy, hưởng dụng đất là việc khai thác và hưởng lợi từ đất đai mà họ không cógiấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn được Nhà nước trao quyền sử dụng

một cách không chính thúc.

28

Trang 34

1.2.1.3 Quá trình phục hồi sau thiên tai

Theo định nghĩa của UNDRR - Văn phòng Liên Hợp Quốc về Giảm nhẹ Rủiro Thiên tai (IFRC, 2021) trong Hội nghị Thế giới về Giảm nhẹ Rui ro Thiên tainăm 2015 ở Sendai, Nhật Bản, quá trình phục hồi sau thiên tai là:

“Là quá trình khôi phục hoặc cải thiện sinh kế và sức khỏe,cũng như các tài sản kinh tế, vật chất, xã hội, văn hóa và môitrường, các hệ thống và các hoạt động của một cộng đồng hoặcxã hội bị ảnh hưởng bởi thiên tai, phù hợp với các nguyên tắcphát triển bền vững và “xây dựng trở lại tốt hơn”, dé tránh hoặcgiảm thiêu rủi ro thiên tai trong tương lai.”

1.2.1.4 Thiên tai

Theo Điêu 3 Giải thích từ ngữ trong Luật phòng, chống thiên tai năm 2013,

thiên tai được định nghĩa như sau:

“Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gâythiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và cáchoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòngchảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm

nhập mặn, năng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối,

động đât, sóng thân và các loại thiên tai khác.”

1.2.1.5 Lũ, lũ quét và sạt lở

Theo Điêu 4 Giải thích từ ngữ, Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg về Quy định

về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, lũ quét và sạt lở được định nghĩa như

29

Trang 35

“26 Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong

khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:

a) Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu

quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;

b) Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thờikỳ quan trắc;

c) Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ quyđịnh tại khoản 28 Điều này hoặc lũ được hình thành do mưa lớnxảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập,vỡ đê, tràn đê.

27 Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên sườn dốc và trên cácsông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá,lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn.

30 Sạt lở đất là hiện tượng đất, đá bị sạt, trượt, lở do tác

động của mưa, lũ hoặc dòng chảy.”

1.2.2 Cơ sở lý thuyết

Luận văn sử dụng hai phương pháp tiếp cận dé nghiên cứu về các khía cạnhkhác nhau của vấn đề sử dụng đất trong phục hồi sau thiên tai Thứ nhất, tiếp cậntoàn diện về quá trình phục hồi sau thiên tai giúp luận văn xác định các chiến lược

phục hồi sau thiên tai và các nguồn lực phục vụ cho những chiến lược Ấy Từ đó,

luận văn có thé xác định được vai trò của sử dụng đất trong các chiến lược phục hồi

sau thiên tai và mối quan hệ của nguồn lực dat đai với các nguồn lực khác trong quá

trình phục hồi sau thiên tai Thứ hai, tiếp cận kết hợp hai trường phái “Người nôngdân duy tình” và “Người nông dân duy lý” giúp luận văn giải thích cách mà cộngđồng được nghiên cứu đưa ra những quyết định trong sử dụng đất để phục vụ choquá trình phục hồi sau thiên tai.

30

Trang 36

1.2.2.1 Tiếp cận toàn diện về quá trình phục hồi sau thiên tai

Disaster Recovery được viét boi Brenda D Phillips vào năm 2009 là cuốnsách đầu tiên chỉ viết về quá trình phục hôi sau thiên tai và có thé coi như là một

cuốn “sách giáo khoa” cho mọi nghiên cứu về chủ đề này (Phillips, 2009) Trong

Disaster Recovery, Brenda D Phillips giúp người đọc có những góc nhìn, ý tưởng

và các chiến lược phù hợp cho việc nghiên cứu quá trình phục hồi sau thiên tai Qua

15 chương, tác giả đã đưa ra những câu hỏi hỗ trợ cho nghiên cứu, các khung lý

thuyết và cách tiếp cận phù hợp, các chiều cạnh của quá trình phục hồi sau thiên tai,va các nguôn lực được sử dụng đê phục hôi sau thiên tai.

Tại Chương 2, tác giả đã giới thiệu nhiều khung lý thuyết và các cách tiếpcận về Quá trình phục hồi sau thiên tai, trong đó có cách tiếp cận toàn diện về quátrình phục hồi sau thiên tai Theo cách tiếp cận này, các chiến lược phục hồi sauthiên tại bị chi phối bởi tính bền vững và được thể hiện qua sáu yếu tố: Quá trình cósự tham gia, Chất lượng cuộc sống, Sức mạnh kinh tế, Công bằng xã hội và giữacác thé hệ, Chất lượng môi trường và Khả năng chống chịu thiên tai (Phillips, 2009).

Với yếu tố “Quá trình có sự tham gia”, việc phục hồi một cộng đồng sau

thiên tai đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên đới, bao gồm những người bị ảnh

hưởng, chính quyền và các tổ chức hỗ trợ Sự trao đổi giữa các bên liên đới ấy giúpcho cộng đồng có thể đồng lòng khi đưa ra những quyết định liên quan đến quátrình phục hồi sau thiên tai như là vị trí tái định cư, sử dụng nguồn tiền hỗ trợ vàoviệc định cư hay phát triển kinh tế (tr 51)

Với yếu tố “Chất lượng cuộc sống”, trong quá trình phục hồi sau thiên tai,

các cộng đồng sẽ quan tâm đến những van dé về chất lượng cuộc sống như là mốiquan hệ láng giềng, khoảng cách từ chỗ ở đến các địa điểm cần thiết trong hoạtđộng thường nhật (như là ruộng, nương, chợ, trường học, trạm y tế ), độ an toàncủa vị trí cư trú đối với rủi ro thiên tai hay tệ nạn xã hội Những mối quan tâm nàysẽ khiến họ quyết định vị trí cư trú mà họ có mong muốn xây dựng cuộc sông lâu

dài (tr 52).

31

Trang 37

Với yêu tố “Sức mạnh kinh tế”, người dân cần phải có nguồn lực tài chính

nhất định dé sinh sông Vì vậy, việc kết hợp các mối quan tâm về mặt kinh tế vào

trong quá trình phục hồi sau thiên tai sẽ giúp nguồn lực tài chính của người dân pháttriển nhanh chóng hơn, kéo theo quá trình phục hồi sau thiên tai thành công hơn (tr.

Với yếu tô “Công bằng xã hội và giữa các thế hệ”, đây là yếu tố quan trọngđể mọi thành viên trong cộng đồng bị ảnh hưởng có khả năng phục hồi sau thiên taingang bằng với nhau Tuy nhiên, mỗi cá nhân có lượng vốn tài chính, vốn xã hộikhác nhau nên khả năng phục hồi sau thiên tai của mỗi cá nhân cũng khác nhau.

Những cá nhân có ít nguồn lực hỗ trợ sẽ khó lựa chọn những quyết định mang tính

mạo hiểm, có thé ảnh hưởng đến cuộc sống của chính ho và gia đình Vi vậy, déđảm bao các thành viên trong cộng đồng đều có thể tiếp nhận những cơ hội dé pháttriển, những hộ gia đình có ít nguồn lực cần được quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn nữa

(tr 53)

Với yêu tố “Chất lượng môi trường”, thiên tai xảy ra sẽ tạo cơ hội cho địa

phương đánh giá lại những tác động của mình lên môi trường và những tài nguyên

môi trường cần phải được bảo vệ Từ đó, trong quá trình phục hôi sau thiên tai,

cộng đồng chịu ảnh hưởng sẽ quan tâm đến vấn đề môi trường hơn (như là trồngcác loại cây có rễ mọc sâu dé giữ đất chống sat lở, ngăn chặn phá rừng đầu nguồn )

(tr 53)

Với yếu tố “Khả năng chống chịu thiên tai”, sau khi thiên tai xảy ra, cộng

đồng chịu ảnh hưởng sẽ đánh giá và tìm ra những cách đề họ có thể giảm thiểu mức

độ ảnh hưởng của thiên tai trong tương lai đối với cuộc sống của họ Cộng đồng cóthê gia tăng khả năng chống chịu thiên tai thông qua hai hình thức là cấu trúc và phicấu trúc Với hình thức cấu trúc, họ có thé nang cao san nha, cung cố kết cấu nhàcửa, thêm các loại mấu nối, kẹp dé chống bị tốc mái và với sự hỗ trợ từ chínhquyền địa phương, họ có thể xây dựng những bờ kè, bờ đê, đập Với hình thúc phi

cau trúc, họ có thê mua các loại bảo hiém, củng cô nguôn lực tài chính, tham gia các

32

Trang 38

lớp tập huấn về thiên tai cũng như lên kế hoạch trước những việc cần làm khi thiêntai xảy ra và tham gia vào một hệ thống cảnh báo thiên tai (có thể từ chính quyền,có thê giữa người dân thông báo lẫn nhau) (tr 54).

Trong trường hợp ở xã Trịnh Tường, cộng đồng chịu ảnh hưởng cũng théhiện cả sáu yếu tố nêu trên trong quá trình phục hồi sau thiên tai của họ Việcnghiên cứu quá trình đó dựa trên sáu yếu tố này giúp luận văn xác định được cácchiến lược phục hồi sau thiên tai mà cộng đồng khách thé sử dụng cũng như những

nguồn lực mà họ cần phải huy động dé phuc vu cho cac chiến lược ay.

1.2.2.2 Tiếp cận kết hop trường phái “người nông dân duy tinh”

và “người nông dân duy lý”

“Người nông dân duy tình” va “Người nông dân duy lý” là hai khái nệmđược sử dụng nhiêu trong các nghiên cứu về người nông dân ở Việt Nam.

Năm 1976, James C Scott đã xuất bản cuốn sách The Moral Economy of thePeasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia (Nén kinh tế duy tình của

người nông dân: Noi loạn và Tự Cung fự cấp ở Đông Nam A), làm phô biến trường

phái lý thuyết “kinh tế duy tình” Theo Scott, đứng trước sự bat ôn và không thékiểm soát của các hiện tượng tự nhiên cũng như những thảm họa do con người gâyra, những người nông dân ở Đông Nam Á dường như bị ám ảnh bởi vấn đề sinh tồn

và “an toàn là trên hết” đã trở thành lẽ sống của họ Với nguyên tắc sinh tồn đó, khicần lựa chọn và thực hiện các chiến lược sinh kế, họ sẽ lựa chọn nguồn thu nhập ồnđịnh với kha năng sinh tồn cao chứ không phải nguồn thu nhập bat ôn với khả năngphát triển hay sinh lời cao hơn (Scott, 1976).

Không đồng tình với quan điểm của Scott, Samuel L Popkin đã phản biệntrường phái lý thuyết “kinh tế duy tình” thông qua công trình The Rational Peasant:

The Political Economy of Rural Society in Vietnam (Người nông dân duy lý: Nênkinh tế chính trị của xã hội nông thôn tại Việt Nam) xuất bản năm 1979 Samuel cho

33

Trang 39

rằng xã hội nông thôn ở Việt Nam là một tập hợp của những người nông dân duy lý

theo chủ nghĩa cá nhân và muốn tối đa hóa các lựa chọn sao cho phù hợp nhất với

nhu cầu và lợi nhuận cho bản thân họ (Samuel, 1979).

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy các bằng chứng về việc ngườinông dân không duy tình hoàn toàn cũng không duy lý hoàn toàn Điển hình làtrong bài viết "Kinh tế duy tình" và "những người nông dân duy lý": sự mâu thuẫnhay hai mặt của xã hội nông thôn xuất bản năm 2010, tác giả Nguyễn Công Thảo đãchi ra rằng sự “duy tình” hay “duy lý” của người nông dân bị chi phối bởi nhữngđiều kiện nhất định (Nguyễn Công Thảo, 2010) Khi sinh sống trong một môi

trường với nguồn lực bị hạn chế, điều kiện thị trường chưa sẵn sàng hay không có

đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, yếu tổ “duy tình” sẽ đóng vai trò quan trọngtrong các quyết định của người nông dân (tr 61) Tuy nhiên, người nông dân sẽ sẵnsàng nghiêng về các quyết định mang tính “duy lý” khi mà nó không tạo ra quánhiều rủi ro cho sinh kế của họ và họ đã, đang có những phương án dự phòng thíchhợp khi quyết định mang tính “duy lý” đó thất bại (tr 62).

Như vậy, trong quá trình đưa ra bat kỳ quyết định nào liên quan đến sinh kế,

người nông dân cũng kết hợp đánh giá ca hai yếu tố “duy tình” và “duy lý” nhằm

đưa ra một lựa chọn phù hợp, thích ứng được với một trường sống và hoàn cảnhhiện tại Việc áp dụng phân tích cả hai yếu tố “duy tình” và “duy lý” trong các lựachọn sử dụng đất trong quá trình phục hồi sau thiên tai của cộng đồng được nghiêncứu, theo tôi nghĩ, sẽ giúp chúng ta làm rõ hơn lý do và các yếu tố chi phối đã khiếncho họ đưa ra những quyết định ấy.

1.3 Xã Trịnh Tường với canh tác lúa và sinh kế rừng

Xã Trịnh Tường là một trong những xã biên giới thuộc huyện Bát Xát, tỉnh

Lao Cai với tổng diện tích khoảng 8000 ha va đường biên giới trên Sông Hồng dàikhoảng 9 km với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Nằm ở Sườn đông của dãy HoàngLiên Sơn, địa hình xã Trịnh Tường tương đối phức tạp với ba tiểu vùng đặc trưng làvùng núi cao (từ 700 — 2570 m) chiếm 24% diện tích toàn xã, vùng sườn núi (từ 500

34

Trang 40

— 1000 m) chiếm 54% diện tích toàn xã và vùng thấp (dưới 500 m) chiếm 22%.(Ban thường vụ đảng ủy xã Trịnh Tường, 2020) Phần lớn địa hình xã Trịnh Tường

thuộc nhóm dạng địa hình có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp với bề mặt nằm ngang

và hơi nghiêng Các địa bàn thuộc nhóm dạng địa hình này có nguy cơ xảy ra hiện

tượng trượt lở và lũ quét — lũ bùn đất tương đối cao, đặc biệt là ở các khu vực thung

lũng như hạ lưu hai con suối lớn chảy qua địa bàn xã là suối Tùng Chin và suối NaĐoong (Nguyễn Quốc Thành, 2006; Trần Thanh Hà, 2013) Vì lý do đó nên xãTrịnh Tường thường xuyên phải chịu các trận lũ vào mùa mưa hằng năm với đỉnhđiểm là hai trận lũ quét lịch sử vào năm 2008 tại khu vực suối Tung Chin và năm

2017 tại khu vực suối Na Doong.

Mặc dù địa bàn xã Trịnh Tường có nguy cơ trượt lở và nguy cơ lũ quét — lũbùn đá tương đối cao, nhưng địa bàn này cũng đem lại một nguồn tài nguyên đất đairộng lớn, màu mỡ và sự đa dạng địa hình Nhờ vậy, xã Trình Tường sở hữu nhiềulợi thế trong việc phát triển nông - lâm nghiệp với khoảng 4200 ha là diện tích đấtlâm nghiệp và 1400 ha là diện tích đất sản xuất nông nghiệp Theo số liệu năm 2019,xã Trịnh Tường có cơ cấu kinh tế là: “Nông - lâm nghiệp 92,7%; tiêu thủ côngnghiệp, xây dựng cơ bản 1,1%; thương mai, dịch vụ và du lịch 6,2%” Nguồn thunhập chính của đa phần người dân ở xã đến từ các hoạt động nông — lâm nghiệp

(Ban thường vụ đảng ủy xã Trịnh Tường, 2020).

Với nông nghiệp, bên cạnh ruộng thấp ở các đồng băng và thung lũng vensuối, việc sử dụng ruộng bậc thang trong canh tác lúa nước cũng đã phổ biến từ sớm.Họ chủ yếu canh tác lúa theo hai vụ mùa: vụ chiêm và vụ mùa với hai giống lúa

chính là Séng Cù và Bắc thơm Thái Bình Ngoài ra, người dân xã Trịnh Tường cũngcó hoạt động trồng trọt trên nương rẫy và trong vườn Họ trồng nhiều loại cây nhưchuối, ngô, sâm đất, sắn Sản lượng lúa của xã Trình Tường đang trên đà tăngtrưởng mạnh với tong sản lượng cây lương thực có hạt đạt 4624 tan năm 2019 sovới 3986 tan vào năm 2016 (Ban thường vụ đảng ủy xã Trịnh Tường, 2020).

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:57

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w