Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra các dữ liệu khoa học làm cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn tham khảo!
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3.Mục đích, đối tượng nghiên cứu 3
4.Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu 3
5 Phạm vi, phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của luận văn 5
7 Kết cấu luận văn 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 6
1.1.1.Khái niệm du lịch văn hóa 6
1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa: 7
1.1.3 Khái niệm về sản phẩm du lịch: 8
1.1.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch: 10
1.1.6 Nguồn nhân lực du lịch: 11
1.1.7 Điểm đến du lịch văn hóa: 11
1.1.8 Thị trường du lịch văn hóa: 12
1.1.9 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa 13
1.2 Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa 15
1.2.1 Những bài học kinh nghiệm trong nước 15
1.2.2 Những bài học kinh nghiệm nước ngoài 18
Tiểu kết chương 1 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH 24
2.1.Giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Ninh 24
2.1.1 Vị trí địa lý 25
Trang 42.1.3 Khí hậu 26
2.1.4 Sông ngòi và chế độ thủy văn 26
2.1.8 Tiềm năng phát triển du lịch 29
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh 43
2.2.1 Khái quát hoạt động du lịch ở Quảng Ninh 43
2.2.2.Sản phẩm du lịch 46
2.2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật 71
2.2.4.Cơ sở hạ tầng 79
2.2.5 Nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch 83
2.2.6.Hoạt động quản lý du lịch 86
2.2.7 Đánh giá hoạt động du lịch lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh 91
Tiểu kết chương 2 93
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH 95
3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 95
3.1.1 Chủ trương chính sách nhà nước 95
3.1.2 Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh 96
3.2.Giải pháp về sản phẩm du lịch 97
3.2.1 Xây dựng sản phẩm đặc trưng 97
3.2.2 Giải pháp chung 100
3.3.Lập bản đồ địa chỉ khu du lịch đưa khách tham quan đến 101
3.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch 101
3.4.1 Hệ thống giao thông 101
3.4.2 Hệ thống cơ sở ăn uống, lưu trú 102
3.4.3 Đầu tư các cơ sở vui chơi, giải trí 103
3.5 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho du lịch 104
3.5.1 Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch văn hóa 104
3.5.2 Nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch 105
3.5.3 Nguồn nhân lực ở địa phương 105
Trang 53.5.4 Các cơ sở đào tạo du lịch 106
3.6 Xúc tiến, quảng bá và quản lý nhà nước cho hoạt động du lịch 108
3.6.1 Hoạt động xúc tiến, quảng bá về du lịch 108
3.6.2 Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch 110
3.7 Thu hút, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ở trong nước và nước ngoài cho các dự án phát triển du lịch 115
Tiểu kết chương 3 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 131
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
(Liên minh Châu Âu)
ICOMOS International Council on Monuments & Sites
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
UNWTO United Nation World Tourism Organization
(Tổ chức du lịch thế giới)
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê hiện tại về các cơ sở khách sạn theo cấp hạng sao 73
Bảng 2.2 Hệ thống cấp thoát nước tại tỉnh Quảng Ninh 81
Bảng 2.3 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 83
Bảng 2.4 Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long 84
Bảng 2.5 Trình độ kỹ năng cần thiết tính đến năm 2020 85
Bảng 2.6 Số lượng khách du lịch tham quan Yên Tử trong 5 năm qua 59
Bảng 2.7 Mức tăng doanh thu du lịch, hiện tại và đến năm 2020 44
Bảng 2.8 Thu nhập từ khách du lịch trong 5 năm qua 45
Trang 8MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội Du lịch văn hóa đang là sự lựa chọn của các nước đang phát triển Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục gần đây du lịch văn hóa được xem
là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là
cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để
tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia
du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng
kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội "Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của
ngành du lịch Việt Nam"
Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình
du lịch nói chung và phát triển hoạt động du lịch văn hóa nói riêng, nhưng hiện tại hoạt động khai thác, sử dụng và phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh này chưa được đầu
tư, chú trọng và chưa thực sự phát triển, chưa khai thác hết nguồn tài nguyên du lịch văn hóa để phục vụ cho sự phát triển loại hình du lịch văn hóa gây lãng phí nguồn
Trang 9tài nguyên, làm lãng phí nguồn nhân lực lao động, làm giảm nguồn thu ngân sách cho tỉnh nói riêng và cho ngành du lịch nói chung Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này
để nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa cho tỉnh Quảng Ninh
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Giáo trình “du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” do PGS.TS
Trần Thúy Anh chủ biên, là nguồn tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan trọng và thực tiễn được đúc rút từ kinh nghiệm của hoạt động văn hóa Tài liệu này giúp tác giả luận văn có cách nhìn từ góc độ du lịch văn hóa để tiếp cận hướng nghiên cứu của mình [1]
Bộ “Địa chí Quảng Ninh” của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
xuất bản năm 2003 đã cung cấp một cách tổng hợp, khái quát về vị trí địa lý – lịch
sử, kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Quảng Ninh Tài liệu này giúp tác giả có cái nhìn khái quát về địa phương mà mình nghiên cứu [43]
Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam là tài liệu cung cấp cách nhìn
tổng quát về văn hóa Việt Nam, địa bàn khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương cụ thể và tác giả luận văn dựa vào đó để bổ sung, hoàn thành cũng như có những lý giải cụ thể về các vấn đề trong luận văn của mình[36]
Một số luận văn thạc sĩ du lịch có nghiên cứu về một số tiềm năng, thế mạnh
và thực trạng cụ thể của từng loại hình du lịch cụ thể, điểm du lịch cụ thể và đặc trưng như: đề tài nghiên cứu “Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy đề tài này đã mang lại cho tác giả một cách tổng quát về cái loại hình du lịch ở Hạ Long mà trong đó có loại hình du lịch văn hóa lễ hội Carnaval để tham khảo cho bài viết của mình Luận văn “Phát triển
du lịch văn hoá tại huyện Đông Triều” của tác giả Phạm Minh Thắng giúp tác giả có cái nhìn toàn diện về sản phẩm du lịch văn hóa tại Đông Triều và đặc biệt đó là tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh gắn với vương triều nhà Trần tại địa bàn này Luận
Trang 10lịch” của tác giả Mạc Thị Mận là tài liệu giúp tác giả có cái nhìn khái quát về sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, qua đó là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho phần viết về sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực của đề tài Luận văn “Khai thác tiềm năng của loại hình du lịch văn hoá ở huyện Yên Hưng
- tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Trương Thị Thu Hương là tài liệu tham khảo hữu ích
về sản phẩm du lịch văn hóa tại điểm đến là thị xã Quảng Yên Đề tài “Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch” của tác giả Bùi Thị Huế giúp tác giả có góc nhìn cụ thể hơn về triều đại nhà Trần trên khắp địa bàn tỉnh, có cách nhìn khái quắt hơn, cụ thể hơn về triều Trần khi viết luận văn của mình
Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, nghiên cứu về từng thành tố hoặc một số địa phương của du lịch Quảng Ninh không phải là đề tài mới, nhưng nghiên cứu tổng thể về Hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh là đề tài hoàn toàn mới và cần thiết Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về Hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh được công bố
3.Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các dữ liệu khoa học làm cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa
ở tỉnh Quảng Ninh
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh Trong đó bao gồm các điểm du lịch văn hóa, điểm tham quan văn hóa, di tích văn hóa - lịch sử tiêu biểu như Chùa Yên Tử, Miếu vua Bà, Đền Cửa Ông, Đền Trần Hưng Đạo, các Lăng
mộ nhà Trần, cụm di tích Bãi Cọc Bạch Đằng đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu cụ thể nhất của luận văn
4.Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch văn hóa, điều kiện phát triển du lịch văn hóa
Trang 11- Đánh giá về tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn đọng và tìm ra những nguyên nhân
- Xây dựng các đề xuất, giải pháp phù hợp với thực trạng phát triển của du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đảm bảo tính bền vững, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
5 Phạm vi, phương pháp nghiên cứu
5.1 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa về mặt không gian là nghiên cứu những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở tỉnh Quảng Ninh như Chùa Yên Tử, Đền Cửa Ông, Khu Lăng mộ nhà Trần Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là nghiên cứu trong khoảng 5 năm gần đây
5.2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp điều tra thực tế: điểm đến
du lịch văn hóa cụ thể như Chùa Yên Tử, Chùa Yên Tử, Đền Cửa Ông, Khu Lăng
mộ nhà Trần… tác giả đã thực hiện khảo sát thực tế, qua đó thu thập thông tin, hình ảnh, quan sát, ghi chép các thông tin thực trạng tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua hai lần khảo sát vào năm 2013, 2014 và đầu năm 2015
- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu: Tác giả tiến hành thu thập
các thông tin, dữ liệu từ các nguồn như tham luận, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu, các trang báo mạng về chuyên ngành uy tín, sách báo, tạp chí chuyên ngành và các ngành liên quan, các dự án, các đề án, các quy hoạch du lịch, các thông tư, nghị quyết, báo cáo của các cơ quan quản lý cấp Trung Ương và Địa phương như: Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục thống kê, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Văn hóa Thể Thao du lịch tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh…
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn các quan chức, lãnh
Trang 12lịch văn hóa, du lịch tâm linh, Phật giáo cho các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
để từ đó có các kiến thức, cách nhìn đúng nhất, khách quan nhất cho đề tài của mình
- Phương pháp thống kê, phân tích: Thông qua các số liệu thống kê về các
hoạt động du lịch, tài nguyên, sản phẩm…của tỉnh Quảng Ninh, tác giả xử lý số liệu
và hệ thống hóa các số liệu, các bảng phân tích nhằm làm rõ thực trạng phát triển của du lịch và du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh
6 Đóng góp của luận văn
Hệ thống một cách khái quát nhất những lý luận về phát triển du lịch văn hóa, phân tích thực trạng phát triển của du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các công ty du lịch ở Quảng Ninh, các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh trong tương lai
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh
Chương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.Khái niệm du lịch văn hóa
Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con người cũng phát triển đa dạng hơn Người ta đi du lịch không chỉ với mục đích nghỉ dưỡng, nâng cao thể chất đơn thuần Ngày càng cho thấy nhu cầu giao lưu, khám phá thế giới của con người là vô cùng lớn, trong đó có khám phá thiên nhiên, con người, văn hóa và chính bản thân họ Nếu như du lịch sinh thái là một loại hình du lịch ở đó con người được thỏa mãn nhu cầu khám phá tự nhiên đồng thời với việc được hòa mình vào tự nhiên thì du lịch văn hóa cho người ta những hiểu biết về con người và những nền văn hóa đi kèm theo, để từ đó con người xích lại gần nhau hơn, có cái nhìn về cuộc đời nhân văn hơn và thế giới vì thế sẽ trở thành nhỏ bé hơn, thân ái hơn.Trong quá trình đi du lịch nghỉ dưỡng hay chữa bệnh, hành hương đi chăng nữa người ta vẫn cần được đáp ứng về nhu cầu khám phá văn hóa, đó là lý do cho loại hình du lịch văn hóa có cơ sở phát triển, lồng ghép hầu hết vào các loại hình du lịch khác Khi nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ du lịch, thông qua du lịch, thực chất
là việc khai thác và biến sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, thuộc sản phẩm
du lịch Là một sản phẩm kinh doanh nên đó là sản phẩm hàng hóa hay gọi đúng hơn là sản phẩm hàng hóa văn hóa, một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, qua tiêu thụ không hề mất đi như những sản phẩm hàng hóa thông thường khác mà còn được nhân lên về mặt giá trị tinh thần và hiệu quả xã hội
Theo Luật Du lịch: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”.[23, Tr 3]
Theo Tổ chức du lịch thế giới (tên tiếng Anh là World Tourism Organization
- UNWTO, tên tiếng Pháp là Organization Mondiale du Tourisme - OMT) “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu,
Trang 14diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đến đài,
du lịch ngiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”
Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (International Coucil On
Monuments & Sites – ICOMOS) “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu
là khám phá những di tích và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội” Khái niệm trên được đưa ra theo khía cạnh nghiên
cứu chỉ về di chỉ và di tích
1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa:
Có thể coi văn hóa đã sinh ra du lịch, nuôi sống du lịch, và ngành du lịch đang thụ hưởng những giá trị văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa là một dạng đặc sắc của tài nguyên du lịch nói
chung Tài nguyên du lịch văn hóa chia làm hai loại là “tài nguyên văn hóa phi vật thể” và “tài nguyên văn hóa vật thể”
Nhắc đến việc phân loại tài nguyên du lịch, hiện nay hầu hết các tài liệu đều phân chia rõ hai loại chính là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Trong
Luật du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” và “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [23, Tr.8]
Như vậy với góc nhìn trên, các thành tố của văn hóa được liệt kê thành các dạng tài nguyên du lịch văn hóa như: truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, kiến trúc, cách mạng, khảo cổ…và đây thực chất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với ngành du lịch Tuy nhiên không phải mọi sản phẩm văn hóa đều là sản phẩm du lịch và mọi sản phẩm văn hóa là sản phẩm du lịch, bởi vì có rất nhiều sản
Trang 15phẩm văn hóa không thể hoặc không nên đưa vào khai thác kinh doanh du lịch mà phải được bảo tồn và gìn giữ phát các giá trị cốt lõi của văn hóa đó Ta chỉ khai thác
sử dụng những tài nguyên văn hóa này khi chúng được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể (thuộc vùng du lịch, trung tâm du lịch hoặc khu vực gần với các trung tâm du lịch) Khai thác một cách có định hướng, có chiến lược gắn liền với bảo tồn, giữ gìn
và phát huy giá trị to lớn của tài nguyên này
1.1.3 Khái niệm về sản phẩm du lịch:
Như chúng ta đã biết bất cứ hoạt động kinh doanh nào, cũng sẽ cho ra sản phẩm của hoạt động kinh doanh đó Vì vậy, khi tìm hiểu các khái niệm chung về du lịch chúng ta cũng phải tìm hiểu xem thế nào là sản phẩm du lịch và những nét đặc trưng cơ bản của nó
Theo Luật du lịch Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả
mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch
Theo tổng cục Du lịch: Sản phẩm là một trong những dịch vụ và tiện nghi
dịch vụ hỗn hợp mà công ty khách sạn, lữ hành cung cấp cho khách hàng
Theo PGS-TS Trần Thị Minh Hòa: Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch +
hàng hóa du lịch + Tài nguyên du lịch
Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch”
Sản phẩm du lịch trước hết là một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất, có người tiêu dùng như mọi hàng hóa khác Sản phẩm du lịch thường mang những đặc trưng văn hóa cao, thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng du khách Đó có thể là một chương trình du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau Sản phẩm du lịch thể hiện trong các tour du lịch này chính là việc khai thác các tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên một địa bàn hoặc được tạo ra khi biết kết hợp những tiềm năng, nguồn lực này theo những thể thức riêng của từng cá nhân hay một công ty nào đó Đó chính là việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các địa phương vào hoạt
Trang 16hay các hình thức hoạt động thể thao, các hoạt động lễ hội truyền thống, trình diễn, diễn xướng dân gian… vào phục vụ du khách Những hoạt động như vậy giúp cho
du khách trực tiếp thẩm nhận và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóa mà họ vốn có nhu cầu nhưng không biết tiếp cận như thế nào, ở đâu, thời gian nào…? Sản phẩm du lịch còn là những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng… tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho du khách
Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch Đó có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch
và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách Giá trị của các sản phẩm du lịch cũng được thể hiện qua những ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước
1.1.4 Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa: là một sản phẩm du lịch mà cũng là
sản phẩm văn hóa, nó mang đầy đủ tính đặc trưng của một sản phẩm du lịch
“Sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách về những điều khác biệt, mới lạ của các nền văn hóa khác nhau” [13, Tr.12] Vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết
hợp giữa toàn bộ các loại tài nguyên du lịch văn hóa và toàn bộ các loại dịch vụ du lịch thích hợp nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm về những điều khác biệt, mới lạ về từng nền văn hóa bản địa của du khách
Trang 17Tiếp cận theo hướng kinh tế, sản phẩm du lịch được định nghĩa là “các dịch
vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật
và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [8, Tr.27]
Xét riêng sản phẩm du lịch văn hóa thì trước hết đó là một sản phẩm văn hóa sau đó được đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi, tìm hiểu của du khách Do đó sản phẩm du lịch văn hóa là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa trong chuyến đi du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch” [23, Tr.2]
1.1.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch:
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển
du lịch của mỗi địa phương , mỗi quốc gia
Hiểu theo nghĩa rộng, Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện kỹ thuật được huy động than gia vào việc khai thác các tài nguyên
di lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa thảo mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ [13, Tr 168 ]
Hiểu theo nghĩa hẹp, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao thông nội bộ trong khu, điểm du lịch, công trình điện nước tại khu điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thông, camping, và các công trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch [13, Tr 168 ]
Tóm lại, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa là toàn bộ các cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch văn hóa và cơ sở hạ tầng của ngành nghề khác tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện, nước, cơ sở phục vụ ăn, uống, lưu trú, các cửa hàng, khu giải trí, thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến cảng, bãi đỗ xe… phục vụ
Trang 18thuật của du lịch văn hóa góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế của điểm đến du lịch văn hóa
1.1.6 Nguồn nhân lực du lịch:
Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Việt Nam nguồn nhân lực du lịch bao gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, lao động trong các doanh nghiệp
du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch , lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và Sau đại học
Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng
Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người trực tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa Bao gồm quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch văn hóa Đây chính là đội ngũ
quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của du lịch văn hóa Muốn phát triển du lịch văn hóa bền vững bắt buộc phải có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về lĩnh vực văn hóa, có khả năng đáp ứng vai trò truyền tải về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với du khách
1.1.7 Điểm đến du lịch văn hóa:
Theo điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”, tuy
nhiên, khái niệm điểm đến du lịch không chỉ dùng cho một địa bàn nhỏ hẹp mà còn được dùng cho một vùng du lịch, vùng du lịch hay tiểu vùng du lịch tùy theo quy
mô Điểm đến du lịch trước hết phải là một điểm hấp dẫn du lịch song không phải điểm hấp dẫn du lịch nào cũng trở thành một điểm đến du lịch bởi còn tùy thuộc
Trang 19vào các yếu tố bổ sung như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật…Theo cách hiểu trên
thì điểm du lịch được xem là có quy mô nhỏ “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ
Điều 24, Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch cấp quốc gia:
+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch
+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương:
+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch + Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm
Như vậy, điểm đến du lịch văn hóa là nơi có tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách về nhu cầu khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa như: những di tích văn hóa lịch sử, những danh thắng, các công trình kiến trúc, các cổ vật, những giá trị văn hóa phi vật thể, các lễ hội, làng nghề, nghệ thuật
ẩm thực…Kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa có khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa
1.1.8 Thị trường du lịch văn hóa:
Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toán bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch [16.Tr 34] Như vậy,
thị trường du lịch văn hóa là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa người mua là khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và người bán là những
Trang 20không gian xác định Thị trường du lịch văn hóa chịu sự tác động chung của thị
trường du lịch về yếu tố địa lý, yếu tố cung cầu, về tính chất hoạt động và thành phần sản phẩm Đồng thời, thị trường du lịch văn hóa đảm nhiệm các chức năng như: chức năng thực hiện, chức năng thừa nhận, chức năng thông tin và chức năng điều tiết
1.1.9 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Việc tổ, quản lý du lịch văn hóa nhằm mục đích khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch thông qua các kế hoạch, chiến lược, chính sách và hoạt động cụ thể Đây là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch văn hóa đảm bảo tính hiệu quả và bền vững
- Trách nhiệm của ngành du lịch trong công tác bảo tồn di sản văn hóa: Di
sản văn hoá và hoạt động phát triển du lịch có mối quan hệ hữu cơ với nhau Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt Nói một cách khác, du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế Trên cơ sở những giá trị di sản văn hoá, du lịch khai thác để hình thành nên những sản phẩm bán cho khách Luật Di sản của
Việt Nam đã khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [22, Tr.107]
Như vậy, có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa di sản văn hóa với hoạt
động phát triển du lịch Đây là mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một
cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị
di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.Như vậy, việc tổ chức, quản lý du lịch văn hóa dựa trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về du lịch như sau:
Trang 21- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa:Sự phát triển nhanh
của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây như du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng,
du lịch hướng về nguồn, hướng về thiên nhiên,… đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển du lịch Điều đó đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước về du lịch văn hóa cần phải được thích ứng, hoàn thiện, phù hợp với tình hình trong nước và thế giới.Nhằm góp phần vào hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch và định hướng phát triển bền vững của ngành
- Đối với chính quyền địa phương:Các cơ quan ban ngành có liên quan trong
toàn tỉnh cần thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ được phân công trong công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở từng địa phương Mọi chiến lược, chính sách phải được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành quy chế, các chính sách phát triển
du lịch văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương
- Đối với các tổ chức, cá nhân, các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa: Phải
chấp hành mọi quy định của nhà nước về tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến du lịch văn hóa Hoạt động khai thác kinh doanh du lịch phải đi đôi với
giữ gìn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch văn hóa trên cơ sở phát triển bền vững
- Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá hoạt động du lịch văn hóa: Hoạt động
tuyên truyền, quảng bá - xúc tiến du lịch là một trong những khâu quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đặc biệt là các điểm đến hấp dẫn Quảng bá, xúc tiến, tuyên truyền hoạt động du lịch có thể được hiểu là những hoạt động giới thiệu, tiếp thị các điều kiện, tiềm năng đến nhà đầu tư; tiếp thị các sản phẩm Du lịch văn hóa đến với du khách nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như thu hút khách đến du lịch Để biết đến một địa danh, một vùng đất, một dân tộc ngoài những thông tin qua lịch sử văn hóa, địa lý, kinh tế…còn có một cánh tiếp cận luôn tạo nên những
ấn tượng khó quên đó là qua Du lịch văn hóa Một trong những yếu tố giúp du khách tiếp cận và giới thiệu nhanh nhất các giá trị đó là các hình thức thông tin, quảng bá, tuyên truyền Đó là những thông tin được giới thiệu trên hệ thống truyền
Trang 22Đối với du khách, các thông tin về giá trị điểm đến, điều kiện đi lại, ăn ở nơi mình
sẽ đến luôn được quan tâm Chính vì vậy, công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền
để du khách biết đến một điểm đến, một vùng đất hay một dân tộc có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch.Thực tế cũng đã cho thấy công tác tuyên truyền quảng bá điểm đến rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa
1.2 Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa
1.2.1 Những bài học kinh nghiệm trong nước
Du lịch văn hóa là xu thế mới của du lịch Việt Nam, tiêu biểu là Lễ tế đàn Nam Giao vào đầu thế kỷ XX Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được
tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận) là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp Festival Huế là dịp để Việt Nam có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay
Thừa thiên Huế là tỉnh có nhiều tài nguyên đặc sắc để phát triển sản phẩm du
lịch văn hóa Là tỉnh làm tốt trong hoạt động phát triển du lịch văn hóa Đến với Huế du khách biết đến Huế là vùng đất của những lễ hội dân gian tiêu biểu như Nam ở điện Hòn Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống… Huế là địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua đối với những ai yêu
thích tìm hiểu, khám phá những di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam Các tour du
lịch Huế ngày một tăng vì thành phố Huế luôn lưu giữ và bảo tồn được những lăng
Trang 23tẩm, đền đài vài trăm năm tuổi của các vị vua chúa Ngoài ra, đến với du lịch lễ
hội ở Huế du khách còn biết đến Huế là vùng đất của những lễ hội dân gian tiêu
biểu như ở điện Hòn Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống… Với di sản văn hoá thế giới, cảnh quan thiên nhiên, nhiều di tích lịch
sử, các sản phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của như: nhà vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà Trang, Tịnh Gia Viên cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ khác, thành phố đã và đang trở thành một trung tâm du lịch rất hấp dẫn khách du lịch đến Huế Khách đến Huế không những được đến với hình ảnh đẹp thơ mộng của Sông Hương, nét truyền thống cổ kính của Lăng Tẩm, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội dân gian tiêu biểu mà còn bị mê hoặc bởi con người nơi đây, sự nhẹ nhàng thuẩn khiết với tà áo dài, giọng nói nhẹ nhàng đi vào lòng người Vì vậy mà du lịch Huế luôn là nơi thu hút đông du khách cả trong và ngoài nước Đến Huế du khách đến những điểm du lịch Huế như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội Quán, phố cổ Gia Hội - Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca Huế trên sông Hương, đi thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà Thưởng thức các món
ăn đặc sản truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế như bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái, thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của lịch sử Du lịch Huế quả là một một địa
điểm du lịch không thể bỏ qua Bài học rút ra cho Quảng Ninh chính là việc Phát triển phong phú, đa dạng các sả phẩm du lịch văn hóa Phát triển đi đôi với định hướng, quảng bá cho sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh, tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, phong cách phục vụ du khách phải khác biệt để du khách chỉ một lần đặt chân đến đất Quảng Ninh là phải
ấn tượng và nhớ tới con người Quảng Ninh
Quảng Nam là một trong những tỉnh hàng đầu ở Việt Nam làm tốt về hoạt
động phát triển du lịch văn hóa QuảngNam là nơi giao thoa của các nền văn hóa
Trang 24mang đậm tính dân tộc với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Với những
ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng.Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là 2 Di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt Đến với Quảng Nam du khách sẽ được khám phá tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em như Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, góp phần tạo nên sự
đa dạng, phong phú và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam hấp dẫn du khách nơi đây Đến với du lịch văn hóa Quảng Nam du khách sẽ được chiêm ngưỡng, tham quan các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam Và ở đó, trên mảnh đất và con người xứ quảng hiền hòa, thân thiện và hiếu khách, luôn mong được chào đón
du khách từ mọi phương trời đến với Quảng Nam Nhắc đến ẩm thực Quảng Nam, không ai không biết tới mì Quảng Đây là món ăn dân dã, vô cùng quen thuộc của người dân đất Quảng Dù có thể nấu chưa thật ngon nhưng hiếm người Quảng Nam nào lại chưa từng tự tay nấu mì Quảng một lần Đi du lịch Quảng Nam du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác tại vùng đất nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú này Đến khu Mua sắm ở Quảng Nam đặc biệt là thành phố Hội An hấp dẫn du khách khi đi du lịch Quảng Nam bởi phong cách bán hàng rất đặc biệt Người Hội An không nặng về sự đua tranh, họ bán đấy mà có cảm giác như không bán thứ gì; khách có thể đến, mặc sức lựa chọn, hỏi han và nhìn ngắm hàng giờ… Nếu bạn không mua, chủ cửa hàng vẫn tươi cười và cảm ơn khi bạn bước chân ra khỏi cửa Đó là chất riêng rất thượng lưu của người phố Hội mà không
phải vùng nào cũng có Bài học rút ra cho Quảng Ninh chính là việc tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, phong cách phục vụ du khách phải khác biệt để du khách chỉ một lần đặt chân đến đất Quảng Ninh là phải ấn tượng và nhớ tới con người Quảng Ninh Du lịch Quảng Ninh, Cần có định hướng, chiến lược trước mắt và lâu dài để tất những người dân, các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch
đều trở thành một hướng dẫn viên du lịch thực thụ, yêu nghề và có tâm với nghề
Trang 251.2.2 Những bài học kinh nghiệm nước ngoài
Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ "Du lịch văn hóa là
xu hướng của nhiều nước Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam nói chung
và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng Quảng Ninh là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với danh thắng nổi tiếng Vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên của thế giới, với các lễ hội truyền thống, địa điểm du lịch tâm linh, với các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh chọn chủ đề là
“Năm xây dựng chiến lược và quy hoạch” Bên cạnh việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quảng Ninh đang triển khai xây dựng hàng loạt các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển các địa phương, trong đó có Quy hoạch phát triển du lịch
Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Quảng Ninh, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách phát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới Quảng Ninh cần phải chú ý quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực
Trang 26triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng cường
tổ chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa đông để thu hút khách du lịch; có chiến lược quảng bá phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch, trách nhiệm của người dân đối với việc phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để tránh tình trạng lộn xộn, tăng giá dịch vụ, “chặt chém” khách du lịch ở một số khu du lịch như hiện nay
Tỉnh Quảng Ninh nên nghiên cứu, triển khai việc đấu thầu quản lý và phát triển các hoạt động dịch vụ trên vịnh Hạ Long Ban quản lý Vịnh chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, bảo tồn, phát huy giá trị ngoại hạng của Vịnh Hạ Long, còn việc phát triển dịch vụ thì để cho các doanh nghiệp Thực tế chứng minh việc quản lý, tổ chức hoạt động của lễ hội Yên Tử có sự tham gia của doanh nghiệp trong những năm gần đây rất hiệu quả Đó chính là kết quả của quá trình tập trung quảng bá, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường du lịch, vận động sự tham gia của người dân đối với hoạt động phát triển du lịch Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất quý giá cho Quảng Ninh trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch và càng có giá trị hơn đối với các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch
- Nhắc tới du lịch Châu Á, không thể không nhắc tới Thái Lan và Chiang Mai, Chiang Rai đang là điểm đến hấp dẫn từ năm 2013 đến nay Điểm đến du lịch này nổi lên là một điểm đến du lịch văn hóa, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá
và nghiên cứu về văn hóa của du khách thập phương.Để phát triển du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh còn nhiều việc cần làm Cùng với nỗ lực trong xây dựng hình ảnh, tạo nếp sống văn minh thì việc học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia khác, nhất
là trong khu vực như Thái Lan - quốc gia có thương hiệu về dịch vụ du lịch là điều đáng suy ngẫm
Trang 27Thực tế, nước ta có tiềm năng to lớn nhưng ngành du lịch vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn Trong khi đó, Thái Lan biết tận dụng thế mạnh có sẵn về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên để phát triển "ngành công nghiệp không khói" này Bên cạnh đó là chiến lược quảng bá du lịch rộng rãi, hiệu quả, lâu dài cùng với sự đầu tư hợp lý Ngoài ra, giá thành rẻ, dịch vụ chuyên nghiệp cũng là lý
do để khách du lịch lựa chọn Thái Lan là điểm đến trong các kỳ nghỉ Thái Lan vẫn
là quốc gia được khách du lịch yêu mến gọi bằng cái tên “Đất nước của nụ cười”
Du lịch Thái Lan có lẽ đã trở thành món ăn tinh thần của nhiều người trên thế giới, đồng thời Thái Lan cũng là một trong những điểm du lịch “Must – travel” của những người đam mê du lịch.Đây là một bài học kinh nghiệm hữu ích đối với phát triển du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh góp phần giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa và bản sắc văn hóa của mình một cách quy mô và khoa học
- Bali, Indonesia là một ví dụ tốt về việc làm du lịch văn hóa tốt, du lịch văn
hóa đem lại những thành quả tích cực cho Bali Indonesia có chủ trương phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch Các sản phẩm chính được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE Ở Indonesia, Vụ Thị trường của Cục Xúc tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trường, định hướng
và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bà du lịch ở cấp quốc gia Từ việc theo dõi thị trường và đánh giá tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, Indonesia chuyển hướng thu hút thị trường khách du lịch ASEAN Ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch năm 2010 của Indonesia vào khoảng 40 triệu USD
Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một trong những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề như tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ
Trang 28Quảng Ninh rút ra bài học kinh nghiệm từ Bali là việc xây dựng hệ thống quảng bá, cung cấp thông tin về điểm đến cho khách du lịch một cách có hệ thống, hoàn thiện, phong phú và sinh động hơn Đây là điểm còn yếu của Quảng Ninh bởi
hệ thống thông tin của Quảng Ninh về điểm đến còn sơ sài, kém sinh động, chưa có tính quảng bá rộng rãi nên du khách ít biết đến tính hấp dẫn của các điểm thăm quan
ở Quảng Ninh Thông qua những phân tích kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du
lịch có thể rút ra cho Quảng Ninh trong phát triển du lịch văn hóa một số bài học
trong quá trình quy hoạch và phát triển du lịch văn hóa Quảng Ninh như sau:
Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch du lịch cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.Tổ chức không gian du lịch cần xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính Ví dụ Kinabalu được xác định
là địa bàn trọng điểm về du lịch sinh thái của Malaysia, trong khi Kuala Lumpur được xác định là địa bàn phát triển du lịch MICE, du lịch vui chơi giải trí, du lịch mua sắm Tổ chức không gian du lịch ở phạm vi quốc gia hầu như không có sự thay đổi trong thời gian dài (thực tế ở Malaysia và Indonesia các địa bàn trọng điểm du lịch như Kinabalu, Bali…đã hình thành và không đổi cách đây hàng chục năm)
Quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm điều có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch, kế hoạch có thể thực thi Chính quyền tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của du lịch Bali chính là kinh nghiệm này
Để có thể thực hiện thành công các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, ngoài sự hỗ trợ của tỉnh về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch (hiện nay Malaysia đầu tư cho hoạt động này khoảng 150 triệu USD/năm và Indonesia khoảng 40 triệu USD/năm)
Trang 29Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch văn hóa cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch văn hóa mới phù hợp với nhu cầu thị trường
Phải hết sức coi trọng công tác thống kê du lịch phục vụ xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Bài học kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và quản lý phát triển du lịch có thể vận dụng ở tỉnh Quảng Ninh Có thể thấy rằng, ngành Du lịch Quảng Ninh rất cần tham khảo và học tập các nước trong phát triển du lịch và quản lý nhà nước đối với
hoạt động du lịch về năm vấn đề chủ yếu: Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa Hai là, mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch văn hóa Ba là, tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của du khách Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch văn hóa, điểm đến văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa
Trang 30Tiểu kết chương 1
Như vậy, ở chương 1, tác giả tập trung vào việc hệ thống lại cơ sở lý luận về
du lịch văn hóa trên cơ sở những khái niệm, định nghĩa ở những khía cạnh khác nhau, các góc nhìn khác nhau có liên quan đến đề tài để tập trung trọng tâm vào vấn
đề du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa Qua đó tác giả xác định lại các nhân
tố liên quan và có ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu như: vị trí địa lý, lịch sử phát triển, yếu tố con người, yếu tối tài nguyên, nền văn hóa bản địa,…và từ đó sắp xếp,
hệ thống hóa lại các giá trị của các tài liệu tham khảo mà tác giả đã có những kế thừa khoa học từ các đề tài nghiên cứu liên quan Tác giả cũng chỉ ra những tài nguyên du lịch văn hóa, là yếu tố hình thành nên sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Đồng thời đề cập tới những điều kiện hỗ trợ phát triển du lịch cho tỉnh như hạ tầng
cơ sở, vật chất, nguồn nhân lực…
Cuối cùng tác giả tổng hợp và phân tích một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch văn hóa của trong và ngoài nước nhằm làm rõ xu hướng du lịch văn hóa trên toàn cầu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Tác giả mong muốn rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu về việc xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, về công tác quản lý du lịch và định hướng phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững trong quá trình phát triển du lịch văn hóa sao cho nguồn tài nguyên văn hóa được sử dụng như nguồn tài nguyên du lịch văn hóa một cách tối
ưu nhất đồng thời hạn chế được những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng tới du lịch văn hóa và các di sản
Cũng trong chương này, tác giả đã đưa ra những bài học kinh nghiện trong nước và quốc tế trong việc phát triển du lịch văn hóa, từ đó áp dụng vào thực tế rút
ra bài học kinh nghiệm và học hỏi kinh nghiệp cho phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA
Ở TỈNH QUẢNG NINH 2.1.Giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Bộ Phía Bắc giáp Trung Quốc với 118,8 km đường biên giới; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp thành phố Hải Phòng Có vị trí địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt-Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc
Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN-Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Singapore…
Ninh-Tỉnh có 14 huyện, thị, thành phố và 186 xã, phường, thị trấn Trong đó, là tỉnh duy nhất cả nước có 04 thành phố trực thuộc Dân số hiện nay là 1,185 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm tỷ lệ 50,3% Có tổng diện tích trên 12.200 km2, trong đó có trên 6.100 km2 diện tích đất liền và trên 6.100 km2 diện tích mặt nước biển Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước, trải dài theo đường ven biển hơn 250 km
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than đá, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…
Tỉnh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng Đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; quần thể Vịnh Bái
Tử Long với khoảng 600 hòn đảo đất và đảo đá, biệt lập với đất liền có cảnh quan đặc sắc, đa dạng Đây là những tiềm năng khác biệt và cơ hội nổi trội để phát triển các loại hình du lịch, hướng đến phát triển dịch vụ văn hóa-giải trí
Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong
đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai cấp công
Trang 32thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào
2.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam Phía đôngnghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ, Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp Toạ độ địa lý khoảng
106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng
102 km Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ,
có chiều dài bờ biển 250 km, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương
Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ Điểm cực tây thuộc xã Bình Dương và
xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu
ở phía bắc huyện Tiên Yên Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ
Trang 33Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá
và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú
2.1.3 Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa
có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn có đặc trưng của khí hậu đại dương
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất
Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú
2.1.4 Sông ngòi và chế độ thủy văn
Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là
hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ Nước ngập
mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa Lớp thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất
Trang 34sông Mông Dương Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta Nhiệt độ có khi xuống tới 130C
2.1.5 Dân số
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân
số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793 người Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý Trước hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6% Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1% Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45% Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%) Ngược với tỷ lệ toàn quốc Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%
Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km vuông (năm 1999 là
196 người/ km vuông), nhưng phân bố không đều Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, huyện Yên Hưng 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2 Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2 Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.177.200 người, mật độ dân số đạt 193 người/km²
2.1.6 Dân tộc
Dân tộc, Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa
Trang 35Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân Họ có gốc bản địa và nguồn gốc từ các tỉnh, đông nhất
là vùng đồng bằng Bắc Bộ Họ sống đông đảo nhất ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển Do có số người chuyển cư đến từ rất nhiều đời, nhiều đợt nên Quảng Ninh thực sự là nơi "góp người" Sau người Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời Người Dao (4, 45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh tế văn hoá chậm phát triển.Người Hoa (0, 43%), người Sán Dìu (1,80%), Sán chỉ (1,11%) ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước
2.1.7 Tôn giáo, tín ngưỡng
Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ
Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp
tu hành ở đó Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam Thế kỷ 14, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho
cả nước Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngôi chùa
ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), Linh Khánh (Trà Cổ), Hồ Thiên (Ðông Triều), Linh Quang (Quan Lạn) Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín
đồ Ðạo Phật Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố Số giáo dân khoảng hơn một vạn người Tín đồ đạo Cao Ðài hiện có khoảng vài chục người Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống
ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân
Trang 36với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)
2.1.8 Tiềm năng phát triển du lịch
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng
là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật.Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng của vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cùng các hải đảo đã được tổ chức UNESCO công nhận là “di sản văn hoá thế giới” cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao vào loại nhất của cả nước
2.1.8.1.Thắng cảnh
Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long – 2 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: Đá, nước và bầu trời
Hệ thống đảo đá Hạ Long muôn hình vạn trạng Đường nét, họa tiết, màu sắc của đảo núi, hòa quyện với trời biển tạo ra một bức tranh thủy mặc Hòn Đỉnh Hương toát lên ý nghĩa tâm linh Hòn Gà Chọi có một chiều sâu triết học Hòn Con Cóc ngàn năm vẫn đứng đó kiện trời “Những tảng khối xù xì lạnh xám dường như muốn lưu giữ và gợi nhớ cuộc sống biến chuyển không ngừng đã hóa thân thành hình mái nhà, mẹ bồng con, ông cụ, mặt người ” Hạ Long đẹp như “một lẵng hoa nổi bềnh trên sóng biển mẹ hiền” (Lời của nhà văn Nguyễn Tuân)
2.1.8.2 Tài nguyên du lịch Văn hoá – Tâm linh
Khu Di tích nhà Trần ở Đông Triều : Hiện nay, trên địa bàn Thị xã Đông
Triều có 121 Di tích lịch sử văn hóa và nơi thờ tự, là một trong những địa phương
có số lượng di tích lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với 01 khu Di tích lịch sử
Trang 37Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều; 04 di tích Quốc gia, 17 Di tích cấp tỉnh Đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20 km để thờ "Bát Vị Hoàng Đế" thời Trần Khu di tích gồm có đền thờ và lăng mộ của các vua Trần (1225-1400 ) Đây là một trong những công trình tưởng niệm có giá trị lớn trong lịch sử Việt Nam
và đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử Đền và lăng mộ nhà Trần được xây dựng thời nhà Trần, được trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn, quần thể di tích gồm một đền và 8 lăng mộ
Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, khu vực này đã bị hư hỏng nặng Ngày nay với ý thức và lòng tự hào dân tộc nên khu đền Sinh và các lăng mộ nhà Trần đang dần được quan tâm khôi phục đúng với tầm cỡ của nó để bảo tồn và phát huy một di sản văn hoá quý báu của dân tộc và góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau, tạo thành một khu di tích thu hút du khách bốn phương Khu đền Sinh thuộc thôn Nghĩa Hưng là nơi thờ chung 8 vị vua Nhà Trần và lăng
mộ của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Giản Định Đế Lăng mộ Trần Anh Tông ở khu trại Lốc, lăng Trần Minh Tông ở khu Khe Gạch, lăng Trần Hiến Tông ở khu Ao Bèo, lăng Trần Dụ Tông ở khu Đống Tròn, lăng Trần Nghệ Tông ở khu Khe Nghệ Ngoài việc xây dựng điện miếu ở mỗi lăng làm nơi thờ cúng, triều đình còn cho xây dựng ở khu đền Sinh nhiều toà điện miếu lớn để làm nơi tế lễ bái yết và cắt cử các quan về trông coi cẩn thận Toàn bộ khu vực này trở thành thánh địa tôn nghiêm qua các triều Trần, Lê, Nguyễn
Ngoài hệ thống Di tích, Đông Triều còn được biết đến là vùng đất của làng nghề gốm sứ truyền thống và thắng cảnh hồ, đập, vườn rừng, cảnh quan thiên nhiên
đã hình thành chuỗi du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm hấp dẫn khách du lịch Thị xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và xác định phát triển văn hóa – du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã với 03 định hướng đó là: du lịch văn hóa tâm linh, du lịch làng nghề truyền thống và du lịch sinh thái đồng quê, trên cơ sở khai thác và
Trang 38phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước đưa Đông Triều trở thành 01 trong 04 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh
Cụm Di tích chiến thắng Bạch Đằng
Di tích bãi cọc Bạch Đằng: Bãi cọc Bạch Ðằng nằm trong khu đầm nước
của xã Yên Giang giáp đê sông Chanh thuộc xã Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Ðã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử (số191 VH/QÐ ngày 22 tháng 3 năm 1988) nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Ðằng Bãi cọc Bạch Ðằng tồn tại cùng thời gian là nhân chứng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta Nơi ghi dấu thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ở thế kỷ XIII Vào thế kỷ XIII, sau 2 lần tiến quân xâm lược Việt Nam bị thất bại thảm hại (1258, 1285) năm 1288 quân Nguyên Mông quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa với 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy và 70 vạn hộc lương do Trương Văn Hổ chỉ huy tiến vào Thăng Long bằng đuờng bộ và đường thuỷ
Đền Trần Hưng Đạo: Đền Trần Hưng Đạo toạ lạc trên đôi đất bên bờ sông
Bạch Đằng thuộc địa phận xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh Đền được
Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cùng với miếu Vua Bà (số 100 VH/QĐ ngày 21/ 1/ 1990) bổ sung cho di tích Bãi cọc Bạch Đằng Đền Trần Hưng Đạo trước đây được xây dựng ở khu hậu đồng, cách đền ngày nay gần 1.000 m về hướng đông, năm 1936 mới chuyển về cạnh miếu Vua Bà ở vị trí hiện nay Đền được xây dựng ngay trên mảnh đất diễn ra trận đại thắng Bạch Đằng năm 1288 mà những cọc gỗ dưới đầm Yên Giang là một minh chứng Đền kiến trúc theo kiểu chữ “đinh” (J), gồm ba gian tiền đường, hai gian bái đường
và một gian hậu cung Hiện vật quý còn giữ lại trong đền là một số câu đối ca ngợi công lao to lớn của Trần Hưng Đạo đối với giang sơn đất Việt, một bộ kiệu bát cống được chạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ và bốn đạo sắc của các vua triều Nguyễn phong cho các chủ nhân đền Trần Hưng Đạo Lễ hội đền Trần Hưng Đạo - Miếu Vua Bà diễn ra vào ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm
Trang 39Miếu Vua Bà: Miếu Vua Bà thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh
Quảng Ninh, được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cùng với đền Trần Hưng Đạo
Miếu được xây dựng từ thời Trần trên doi đất cổ, cạnh bến đò cũ ngày xưa
và đã qua nhiều lần trùng tu sửa chữa Đây là một trong số di tích nằm trong quần thể bãi cọc Bạch Đằng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc và đình Trung Bản, những dấu ấn của Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288 Lễ hội đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà cùng diễn ra ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm Tương truyền rằng trong chuyến đi thị sát địa hình chuẩn bị chiến trường, Trần Hưng Đạo qua bến đò gặp một cụ bà bán nước đã hỏi thăm vùng đất này Bà cụ đã cung cấp cho Trần Hưng Đạo lịch triều con nước, địa thế dòng sông và còn bày cho chiến thuật hoả công để đánh giặc Sau khi thắng trận, Trần Hưng Đạo đã quay lại bến đò tìm bà cụ bán hàng nước thì không thấy nữa, ông đã xin vua Trần phong sắc cho bà là “Vua Bà”
và lập đền thờ tại đây
Cây lim Giếng Rừng (Cây lim cổ thụ): Hai cây lim Giếng Rừng nằm dưới
chân núi Tiên Sơn thuộc phố Ðoàn Kết, thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh Hai cây lim này có tuổi thọ trên 700 năm cùng với các địa danh cổ còn lưu lại đến ngày nay như Sông Rừng, Bến Rừng, Chợ Rừng, Giếng Rừng chứng
tỏ xưa kia là vùng đất ven sông Bạch Ðằng là những cánh rừng cổ mà dấu vết còn lại đến nay có liên quan mật thiết với các trận địa cọc trên sông Bạch Ðằng năm xưa Mặc cho thời gian và khí hậu khắc nghiệt nhưng cây vẫn xanh tươi, như một tượng đài chiến thắng giản dị, đơn sơ và đầy sinh lực Hai cây lim Giếng Rừng đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử số 191 VH/QÐ ngày 23/3/1998 bổ sung cho di tích bãi cọc Bạch Ðằng
Ðình Yên Giang (An Hưng đền): Ðình Yên Giang nằm trên một gò đất cao ở
trung tâm xã Yên Giang, huyện Yên Hưng Ðình thờ Thành Hoàng làng là vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo Ðình Yên Giang và đền Trần Hưng Ðạo có mối quan
hệ mật thiết với nhau Ðền thờ Trần Hưng Ðạo là nơi thờ thường xuyên thành
Trang 40giỗ trận (ngày 8/3 âm lịch, ngày chiến thắng Bạch Ðằng 1288) và các dịp làng có sự như cầu mưa, cầu phước dân làng đều rước tượng Trần Hưng Ðạo từ đền về đình
để tế lễ, cầu xin Thành Hoàng làng che chở Ðình kiến trúc theo kiểu chữ Ðinh (J) gồm 5 gian tiền đường, 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung Hiện nay đình còn lưu giữ được một bát hương sứ thời Lê, 2 bia đá chạm nổi trên trán và diềm hình rồng thời Nguyễn, câu đối, đại tự và 6 đạo sắc của các vua triều nguyễn phong cho Thành Hoàng làng Trần Hưng Ðạo, 5 long ngai, 1 bộ kiệu Bát Cống và long đình được chạm trổ kênh bong sắc nét hình rồng và hoa văn hoa lá sơn son thiếp vàng thời Nguyễn Lễ hội đình Yên Giang gắn bó mật thiết với đền Trần Hưng Ðạo - miếu Vua Bà và bãi cọc Bạch Ðằng vào ngày 8/3 âm lịch, kỷ niệm ngày chiến thắng Bạch Ðằng năm 1288
Ðền Trung Cốc: Ðền Trung Cốc nằm trên gò đất cao ở giữa thôn Ðông Cốc,
xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng Ðền thờ anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và Phạm Ngũ Lão Tương truyền, để chuẩn bị cho xây dựng bãi cọc đồng Vạn Muối ở cửa Sông Kênh, 2 ông đã bị cạn thuyền gò đất thôn Ðông Cốc (ngày nay) và phải huy động dân binh, thuyền chài tới kéo thuyền ra Ðể ghi nhớ sự kiện này, sau chiến thắng Bạch Ðằng, nhân dân đã lập đền thờ ngay tại chỗ thuyền bị mắc cạn trước đây
Đình Trung Bản:Đình Trung Bản nằm trên gò đất thuộc xóm Thượng, thông
Trung Bản, xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên Đình thờ Thành Hoàng làng là vị anh hung dân tộc Trần Hưng Đạo Đình Trung bản kết cấu theo kiểu chữ đinh (J) gồm 5 gian tiền đường, 3 gian bái đường và 2 gian hậu cung Hiện nay đình còn lưu giữ được một số hiện vật quý từ thời hậu Lê, thời Nguyễn là những tác phẩm khéo léo của các nghệ nhân thể hiện mang đậm phong cách cổ truyền Việt Nam như hai tấm bia đá (1460-1497), kiệu bát cống, sập chân quỳ, quán tẩy, hoành phi, câu đối và 6 đạo sắc của các vua triều Nguyễn phong cho thành hoàng làng là Trần Hưng Đạo Đặc biệt là tượng Trần Hưng Đạo ngồi long ngai với mái tóc để xõa sau lương, quần áo, mũ, cân đai được chạm trổ công phu, tỉ mỉ, son son thiếp vàng Bức tượng được các nhà điêu khắc, mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao và coi như một trong những tượng mẫu chuẩn về Trần Hưng Đạo Hội đình Trung Bản diễn ra vào ngày