Nhận thức được vấn đề trên, học viên cao học chọn đề tài “Nghiên cứuphát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ, nhằm nghiên cứu và đưa ra cơ sở lý luận v
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ HANG
LUAN VAN THAC Si DU LICH
Hà Nội — Năm 2023
Trang 2NGUYEN THỊ HANG
NGHIEN CUU PHAT TRIEN DU LICH VAN HOA TAM LINH
TAI TINH BAC NINH
LUẬN VĂN THAC SĨ DU LICH
Chuyén nganh: Du lich
Mã số: 8810101.01
HUONG DAN KHOA HỌC: TS DO HAI YEN
Hà Nội — 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với những kết quảđược tiễn hành khảo sát, phỏng vấn thực địa, đảm bảo tính trung thực và chưa từng
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Công trình này dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS Đỗ Hải Yến Tôi trích dẫn rõ ràng khi tham khảo tải liệu của
những công trình khác.
Hà Nội, ngày thang năm 20
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠNVới lòng chân thành xuất phát từ tình cảm bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đến Lãnh dao nhà trường, Lãnh đạo khoa Du lịch học — Trường Đại học
Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi
được học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu thời kỳ hiện nay
Xin chân thành cảm ơn Quý Thay, Cô Khoa Du lịch hoc đã nhiệt tinh
giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi suốt quá trình học tập vừa qua Đặc biệt tôi xin cảm on
TS Đỗ Hải Yến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thànhluận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh và
tất cả anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp dé luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm on!
Hà Nội, ngày thang năm 20
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng
Trang 5MỤC LỤC
MỞ DAU 5< E77134 077130 077430 97713092441 ptradoroe 8
1 Lý do Chon dé tài s- << scsEssEssEsEsEEsEssEseEseEserseseesersersesse 8
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU << << 5s S9 89 969 9659595 9
3 Đối tượng, khách thé và phạm vỉ nghiên cứu -°-s-scss 9
4 Phương pháp nghiÊn CỨU <5 << 5< S99 9 95995988 9589968996 58 10
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .s s scsecsecsscssese 11
6 Bố cục của luận văn - << cs©cs©cs£se se EssEssEssExsesserserserserssrsee 12
Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VE PHÁT TRIEN DU LICH VĂN HOA TAM LINH 13
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển du lịch văn hóa tâm
1.2.2 Du lịch văn N6a tm ÏÏHIÏH o- G5 << << 9 Y9 19 94 s 19 1.2.2.1 DU Ï[CÌ, << 5< << S4 46 046404040408404004010 8108108500084 19 1.2.2.2 Du Lich VAN NOG c-GG 9 9 9.99 9909.04.0000 8009 80966890650 20 1.2.2.3 Du lịch văn hóa fÂH1 Tinh ú co 5S 9 9.0 90.0 096189 65.8 22
1.2.3 Phát triển du lịch văn hóa tâm linÌi 5-5 s< secscsscse 23
1.2.3.1 Khái niệm phát trign eccscsecseceeceetseteeEseEseexeetesrssrssrssrsee 23
1.2.3.2 Khái niệm phát triển du lịch văn hóa tâm linh .-. 24
Trang 61.3 Khung phân (ÍCÌ - << 9 %9 99 9995 999899599589599959986988366 24
Tiểu kết chương I << << s£ se se se EssEssEssexsexsersersersesssese 27
Chương 2.THỰC TRANG PHÁT TRIEN DU LICH VĂN HOA TAM
LINH TẠI BAC NINH °-s< se se sseEssExseEseexserseerserssesssre 28
2.1 Tổng quan về các điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh
100 0107 28 2.1.1 Vị trí địa lý, lịch sử hình thàànhh oe-cs<©ceccsecseersecsecrs 28
2.1.2 Tiềm năng kinh tế - xế hội - -2-s©cs©cscceecsecsscsscsscsscee 29
2.1.3 Chủ trương, CHINN SACH << 5< < % 9 999 9.9 969 8996088008966 896 32
2.1.4 Điều kiện KNGC - 5-2 s©5<©S<SeeEeEksEksEsekerererssreererrsrrsree 32
2.2 Thực trạng các nhân tố tác động tới phát triển du lịch văn hóa tam
linh tỉnh Bắc Ninh: -. s<s<s<s<ssessexseEseEseEsseeseesserserssrserssese 332.2.1 Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh s-< 5< «e<se<s=se 332.2.2 Cơ sở hạ tang du lịch -s-ss< s° sssessess=sexsessessesrsessess 40
Trang 7Tiểu kết chương 2 "` 85
Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN DU LICH VĂN HÓA TÂM LINH
98760: 86
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp về phát triển du lịch văn hóa tâm linh 86
3.2 Định hướng phát triển du lich văn hóa tâm linh tỉnh Bắc Ninh 87
3.3 Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Bắc Ninh 91 3.3.1 Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương trong bảo ton và
khai thác các giá trị văn hóa tâm linh trong kinh doanh du lịch 91
3.3.2 Đầu tư cho bảo tôn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh 92 3.3.3 Tăng cường công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tang kết noi
trung tâm, khu, điểm du lich văn hóa tâm linh, điểm di sản văn hóa 92
3.3.4 Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động
trong lĩnh vực du lịch tâm linh trên địa bàn tÏHÏ: 5< <« «<< «e<« se 93
3.3.5 Tăng cường các hoạt động kiém tra, giám sát các hoạt động khai
thác du lịch van hóa tm ÏÌHÌÍH << < << << 4 Y1 Y1 9 96 94
3.3.6 Đối mới và tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, phát
triển thị trường khách du lịch tâm lỉnÌh - 2-22 cs se secsessesses 95
Tiểu kết chương 3 - << 5° se s2 se seSseSsEssEsEseEsessesetsersersesse 97
„000,90 — 98
TÀI LIEU THAM KHẢO -s- se se sseesssessexsserssesssesse 101
i00 — 104
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIET TAT
STT Từ viết tắt Diễn giải
8 DLVHTL Du lịch văn hóa tâm linh
9 CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
10 |THPT Trung học phô thông
11 EU European Union (Lién minh Chau Au)
D ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội
các quôc gia Đông Nam A)
13 |CSHT Cơ sở hạ tầng
14 | VCKT Vật chất kỹ thuật
15_ |DLCĐ Du lich cộng đông
16 CNTT Công nghệ thông tin
17 UBND Ủy ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Chuyển dịch co cấu kinh tế tinh Bắc Ninh giai đoạn 2019- 2022 29Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022 (Đơn vị: %)30Bảng 2.3 Dân số trung bình phân theo giới tính và khu vực thành thị, nông thôn
(2902.7818001 7 30
Bảng 2.4 Dân số, điện tích và mật độ dân cư các huyện, thành phó, thị xã
của tinh Bắc Ninh năm 2020 : ©2+22++t22E++t22EEYttEEkttttrkrrttrrrrrrrrrrrrrrrrree 31
Bảng 2.5 Những con sông chính chảy qua tinh Bac Ninh - 2-52 34
Bảng 2.6 Một số điểm di tích chính phục vụ du lịch tỉnh Bắc Ninh 36
Bảng 2.7 Số lượng va mật độ di tích quốc 28051 39Bảng 2.8 Số trường học tỉnh Bắc Ninh đầu năm 2023 -¿- 5522552 42Bảng 2.9 Số nhân lực y tế tỉnh Bắc Ninh năm 2022 - 2-2 ++52+£z+£x+zxzsz 43
Bảng 2.10 Năng lực hiện có của cơ sở lưu trú Bắc Ninh giai đoạn 2018- 2021 44
Bang 2.11 Tổng thu du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022 (tỷ đồng) 45
Bảng 2.12 Doanh thu của các cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2021 (tỷ
“012177 =Ô 46Bảng 2.13 Gia vé tham quan đền Đô 2022 2-22 5¿+++2E£+£x++rxzrxrrxeeree 48Bảng 2.14 Số lượng nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninhgiai đoạn 2018-2021 (Đơn vị:
Bảng 2.15 Lao động du lịch giai đoạn 2018 - 2021 cece eesceeteeeseeeeneeeeeeesneeeaes 50
Biểu đồ 2.16: Trình độ đào tạo ngành du lịch Bắc Ninh -2- 5552552 51
Bảng 2.17 Kết quả thang đo sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Bắc Ninh 54Bảng 2.18 Kết quả khảo sát phiếu điều tra ¿ 2¿©2+¿22++2x++cx+zxcrxesree 58
010200 18s ái 8 Á 58 Bảng 2.20 Cronbach’s Alpha cua “Tai nguyên du lịch văn hóa tâm linh” 63
Bang 2.21 Cronbach’s Alpha của Cơ sở hạ tầng du lịch - 5 s52 s2 64Bảng 2.22 Kiém định Cronbach’s Anphacho nhân tô Co sở lưu trú du lịch 64Bang 2.23 Kiểm định Cronbach’s Anpha cho nhân tố Môi trường và xã hội 65
Trang 10Bảng 2.24 Kiểm định Cronbach’s Anpha cho nhân tố Dịch vụ du lịch văn hóa tâm
Bang 2.34 Kết quả phân tích hồi quy các nhân tỐ - 2-2 2 s2 s£++z++zszs+2 75
Bang 2.35 Kết quả phân tích ANO VA2 5c tt EE 2 121121121121 11 11111 xe 76
Trang 11DANH MỤC BIEU DO, SƠ DO
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế tinh Bac Ninh năm 2022 2 ¿©2222 s2 29Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP tinh Bắc Ninh giai đoạn 2018- 2022 30Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng doanh thu bưu chính, chuyền phát, viễn thông 41Biéu đồ 2.4 Tổng thu du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020 - 45
Biéu đồ 2.5 Tăng trưởng tổng thu du lịch tỉnh Bắc Ninh theo lượng khách du lịch
lr)8:(i0201020 Xn : - Ỏ 46
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch tâm linh (DLTL) đang là một trong những xu hướng nghiên cứu
và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao vềcuộc sống vật chat va tinh than của con người nói chung và khách du lịchtrong cuộc sống hiện đại Từ việc khai thác các giá trị văn hóa phi vật thé và vật thégắn liền với lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng từ hoạt động trải nghiệm, khám phá,tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa ban địa DLTL phát huy tính cộng đồng,tính dân tộc, hướng về cội nguồn và những ước vọng đẹp của du khách, đảm bảocho sự 6n định của đời sống người dân và sự cân bằng của kinh tế, xã hội
Ngày nay, khách du lịch có xu hướng thích tìm về môi trường tự nhiên,
đi theo từng nhóm nhỏ trải nghiệm văn hóa, sản phẩm tâm linh, về những vùng quê
yên bình, do đó DLTL đã khang định được vi trí đối với sự phát triển kinh tế xã hội
nói chung và phát triển hoạt động du lịch của địa phương nói riêng DLTL
không chỉ hình thành và phát triển ở những quốc gia châu Á như Án Độ,Trung Quốc, Thái Lan mà ngay tại Việt Nam đã phát triển loại hình này tại các
điểm du lịch nổi tiếng như Đền Hùng (Phú Thọ), chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Bắc Ninh từ lâu được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhiều
di tích lịch sử văn hóa có giá tri, nhiều danh lam thắng cảnh cô tự nồi tiếng nhưchùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, đền Đô và khu lăng mộ nhà Lý; cùng vớicác kiệt tac di sản văn hóa (tượng Phat A Di Đà chùa Phật Tích, tượng nghìn mắtnghìn tay chùa Bút Tháp Với các thắng cảnh du lịch tâm linh đặc sắc, các giá trị
văn hóa tâm linh đặc biệt Đó là tiềm năng lớn của tỉnh để phát triển DLVHTL với
sự đa dang loại hình di tích Việc phát triển loại hình DLVHTL tai tinh Bắc Ninhkhông chỉ giúp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống mà còn gắn kết niềm tin,
thỏa mãn nhu cầu về chân, thiện, mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân Tuy nhiên, du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa phát triểntương xứng với tiềm năng, chưa nhận được sự quan tâm từ chính quyền và kế hoạchphù hợp nhằm nâng cao hiêu quả loại hình du lịch này
Trang 13Nhận thức được vấn đề trên, học viên cao học chọn đề tài “Nghiên cứu
phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ,
nhằm nghiên cứu và đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện và phát triểnloại hình DLTL nói riêng và phát triển du lịch bền vững nói riêng tại tỉnh Bắc Ninh
trong tương lai.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Từ tiền đề tổng quan nghiên cứu, luận văn phân tích, đánh giá nhữngmặt mạnh và hạn chế về các nguồn lực để phát triển du lịch văn hóa tâm linhcủa tỉnh Bắc Ninh Từ đó đề xuất một số giải pháp trong việc phát triển du lịchvăn hóa tâm linh tại tỉnh Bắc Ninh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận và những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịchvăn hóa tâm linh để vận dụng cho tỉnh Bắc Ninh
- Phản ánh và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DLVHTL tại tỉnhBắc Ninh
- Tiến hành khảo sát, điều tra, lấy ý kiến của khách về mức độ hài lòng
về chất lượng dịch vụ, mối liên hệ giữa chất lượng dịch vụ với mức độ tham gia của
các bên liên quan trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh
- Sử dụng các phương pháp pháp đánh giá thông qua các chỉ tiêu/ yếu tố délàm rõ vai trò của phát triển du lịch tâm linh trong phát triển du lịch tại tỉnhBắc Ninh Từ đó, phân tích những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong PTDL
văn hóa tâm linh tại tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất giải pháp cụ thể góp phần đây mạnh PTDL văn hóa tâm linh chotỉnh Bắc Ninh
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 14Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tiền đề lý luận, thực trạng và cácgiải pháp nhằm đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tinh
Bắc Ninh
3.2 Khách thé nghiên cứu
- Cộng đồng dân cư địa phương
- Khách du lịch.
- Doanh nghiệp DL ở Bắc Ninh
- Chính quyền địa phương
3.3 Pham vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnhBắc Ninh Thực trạng và giải pháp PTDLTL
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Khảo sát giới hạn với 3 điểm
du lịch: Chùa Dâu, chùa Bút Tháp và chùa Linh Ứng)
- Về thời gian: Các số liệu, thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu đượcthu thập và cập nhật từ năm 2018 đến năm 2023; giải pháp đề xuất tới 2025; thờigian thực hiện luận văn từ tháng 08/2021 đến tháng 10/2023
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu (thu thập, phân tích, tổng hop tài liệu):
Dựa vào những nghiên cứu sẵn có, các bài báo, tạp chí, luận án, luận văn liên quan,
mà tác giả luận văn có thé thu thập được các dữ liệu đó dé cập nhật, bỗ sung vào bài
nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận phát triển đề tài
- Phương pháp nhóm tập trung: Thảo luận, trao đổi nhằm chọn lọc ra những
điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Bắc Ninh, từ đó giúp lựa chọncâu hỏi cho bảng hỏi được chính xác, phù hợp và đạt được mục tiêu đề ra
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp phân tích và thiết kế bảng hỏi:
10
Trang 15Tác giả luận văn tiến hành thiết kế mẫu điều tra và thăm dò sơ bộ, nhằmthu thập tài liệu, số liệu thống kê có liên quan đến nội dung nghiên cứu, sau đó
xây dựng bảng hỏi chính thức.
Mô tả bảng hỏi: Bảng hỏi gồm 12 câu hỏi được chia thành 3 nội dung chính
như sau:
Phan 1: Thông tin cá nhân của người được hỏi
Phần 2: Trải nghiệm của khách du lịch về sản phẩm DLVHTL tại Bắc Ninh.Phần này gồm 5 câu hỏi đóng nhằm năm bắt mục tiêu chuyến đi, cách thức tiếp cậnđiểm đến, những yếu tố hap dẫn và những trải nghiệm được mong đợi của khách
du lịch tại Bắc Ninh
Phần 3: Mức độ hài lòng của khách du lịch về DLVHTL tại Bắc Ninh
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Thu thập thông tin từ du khách tham quan, các chuyên gia cán bộ quản lý,
các đối tượng liên quan tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh, thông qua cácphiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Phương pháp khảo sát điền da:
Tác giả sẽ tiến hành khảo sát thực tế các điểm đến du lịch văn hóa tâm linh
ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh như: chùa Phật tích, chùa Dâu từ đó thu thập thông tin,
tư liệu, hình ảnh về thực trạng PT VHTL tại địa ban tỉnh Bắc Ninh
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Thu thập thông tin từ các phiếu khảo sát
đã đưa cho khách du lịch Các kết quả thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm
nghiên cứu về khoa học du lịch và nhà quản lý có những cơ sở cập nhật hơn trong
việc cải thiện chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh.
I1
Trang 165.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là tài liệu tham khảo cho các đối tượng có liên quan đến phát triển
du lịch văn hóa tâm linh như: Các cán bộ quản lý nhà nước, các nhà quản trị
doanh nghiệp, các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về du lịch, khách sạn và các sinh
viên chuyên ngành du lịch, khách sạn.
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển du lịch
văn hóa tâm linh.
Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Bắc Ninh
Chương 3 Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Bắc Ninh
12
Trang 17Chương 1.
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN
VE PHAT TRIEN DU LICH VAN HÓA TAM LINH
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển du lich văn hóa tâm linh
1.1.1 Những nghiên cứu về Du lịch tâm linh
Nghiên cứu về Du lịch tâm linh là một đề tài hấp dẫn, chủ đề này đã có nhiều
công bố quốc tế và trong nước dé cập tới Theo tiến trình thời gian, có thé kế đến
một số công bồ tiêu biểu:
Năm 2006, Hồ Văn Khánh trong công bố: 7mm hỗn — khởi nguồn cuộc sốngvăn hóa tâm linh đã giới thiệu về sự linh điệu của tâm hồn trong văn hóa tâm linh
và tương lai cuộc sống phụ thuộc vào sự linh diệu của tâm hồn, và nhấn mạnh vềxuất phát của tâm linh chính là từ cảm nhận, niềm tin của mỗi con người [26]
Năm 2009, Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong Văn hóa tâm linh nhân mạnhviệc văn hóa tâm linh gắn bó với con người suốt cả cuộc đời biểu hiện ở nhiều mặt.Đồng thời tác giả cũng cho rằng các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng gắn với đời sốngtâm linh của người Việt và giải đáp các nội dung thực chất của tín ngưỡng và
tôn giáo Ở Việt Nam có tôn giáo bản địa, thờ tự cầu cúng diễn ra trong dân, nên
phân thành những hình thái cụ thé Tác giả Phan Ngọc (2010) đưa ra giải pháp dé bảo vệvăn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu hội nhập kinh tế thị trường [27]
Năm 2011, Tài liệu “Spiritual Tourism: Travel and Religious Practice
in Western Society” của Alex Norman nghiên cứu về du lịch tâm linh - loại hình
du lịch được đặc trưng bởi sự tìm kiếm lợi ích tinh thần có chủ ý - từ góc độ
nghiên cứu tôn giáo đương đại, khám phá hiện tượng hành trình được thực hiện déchuyên hóa ban thân, lần theo lich sử của các ý tưởng chuyền đổi trong các nềnvăn hóa du lịch phương Tây, và bao gồm cả các phương thức mà trải nghiệm du lịch
đã được truyền đạt Du lịch tâm linh cung cấp một cơ hội quan trọng dé bình luận
về vai trò của du lịch trong các quan niệm đương đại về tâm linh và thực hành
tâm lĩnh trong xã hội phương Tây [22].
13
Trang 18Năm 2013, trong công bồ "Spiritual Tourism and Sustainable Development:
Exploring the Relationship", các tac gia Pauline J Sheldon va Girish Prayag đưa ra
những công bố về tác động của du lịch tâm linh đối với phat triển bền vững củađịa phương và cộng đồng Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện phân tíchsâu về tầm quan trọng của du lịch tâm linh trong việc bảo vệ và phát triển bền vững
của các điểm đến du lịch Nghiên cứu cũng tập trung vào việc đánh giá những
lợi ích kinh tế, xã hội va môi trường của du lịch tâm linh, đồng thời xem xétcách thức du lịch tâm linh có thé đóng góp cho phát triển bền vững của cộng đồng
địa phương, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp [24].
Nguyễn Trọng Nhân — Cao Mỹ Khánh (2014) khang định DLVHTLkhông chỉ mang lại giá trị cao về tỉnh thần trong những chuyến đi và định hướng
cuộc sống cho khách du lịch, mà còn góp phần mang lại các lợi ích kinh tế, văn hóa,
xã hội cho địa phương đó [23] Cùng năm, trên cơ sở đưa ra công bố về lý luận
và các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tinh Nam Định,tác giả Nguyễn Thị Thu Duyên (2014) đề xuất các giải pháp phù hợp.[28]
Giáo sư Yogesh Hole (2015) nghiên cứu du lịch văn hóa tâm linh ở Ấn Độ,khảo sát về vai trò của du lịch tâm linh và văn hóa trong phát triển bền vững tại các
điểm hành hương trên thế giới Nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát tác độngcủa du lịch tâm linh và văn hóa đến môi trường, kinh tế và văn hóa của các điểmhành hương, đồng thời đề xuất các giải pháp dé thúc đây phát triển du lịch tâm linh
và văn hóa một cách bền vững Kết quả của nghiên cứu cho thấy răng du lịchtâm linh và văn hóa có thé đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường phát triển
bền vững tại các điểm hành hương Các điểm hành hương có thể trở thành điểm đến
du lịch phổ biến, thu hút khách du lịch và tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồngđịa phương Tuy nhiên, du lịch tâm linh và văn hóa cần được thực hiện một cáchcần thận dé dam bao rang các hoạt động du lịch không gây ra tac động tiêu cực đến
môi trường và văn hóa địa phương.
Komang Deya Pradnyana, I Made S và I Putu S (2016) cho thấy rằng du lịch
tâm linh có mục đích bảo tôn hoặc sự hiéu biết và di sâu vào bản thân và hiéu được
14
Trang 19tâm linh đó, các nhà nghiên cứu muốn bộc lộ giá trị tâm linh có thể tìm thấy ở nhiềunơi du lịch nên người viết không chỉ tập trung vào một đối tượng [33].
Arthur Jackson (2017) với tạp chi “Spiritual Journey to Hajj: Australian and Pakistani Experience and Expectations” đã khám pha và xem xét hiện tượng thú vi
và quan trọng của Hajj từ một chiến lược tiếp thị và quan điểm dân tộc học Đã córất ít nghiên cứu định tính học thuật từ góc độ chiến lược tiếp thị về Hajj (ngườiHồi giáo hành hương đến Mecca mỗi năm một lần), xem xét nhận thức của ngườiHồi giáo về hành trình tâm linh quan trọng này Bài báo đã cố gắng đóng góp vào
lý thuyết về du lịch tâm linh và các chuyến đi cũng như việc tiếp thị du lịchtâm linh, bằng cách tập trung vào Hajj vừa là một hành trình tâm linh nỗi bật vừa làmột sản phâm/ dịch vụ [21]
Dinitri (2018) trong bài viết của mình có tựa đề Tiềm năng phát triển du lịchtâm linh ở Làng văn hóa Sindangbarang, Bogor, đã cho rằng dựa trên kết quảnghiên cứu, người ta thấy rang yếu tố du lich tâm linh dưới dạng các điểmtham quan, địa điểm và động cơ của khách du lich có thé là một thế mạnh dé Langvăn hóa Sindangbarang phát triển du lịch Trái ngược với nghiên cứu trước đây
tập trung vào các đối tượng ở Sindangbarang mà sự co lại mang lại, nghiên cứu này
cũng muốn tiết lộ các giá trị tinh thần bộc lộ từ bên trong du lịch [31]
Cùng năm 2018, Nghiên cứu của Biroli, Kartono, & Demartoto đã công bốtính hợp lý của Du lịch Hành hương, tập trung nhiều hơn vào một địa điểm ởMuntilan, và khác với nghiên cứu này đo lường các giá trị tinh thần của chuyến
du lịch từ mọi khía cạnh và mọi địa điểm [32]
Như vậy, trên thé giới và trong nước đã có những công trình nghiên cứu về
du lịch, văn hóa tâm linh, những công bố chủ yếu về: Quan điểm luận về du lịchtâm linh, từ các góc độ và chuyên ngành khác nhau mặc dù chưa trực tiếp liênquan đến đề tài, nhưng tác giả cũng đã tham khảo được các thông tin, góp phầnhoàn thiện hơn về cơ sở lý luận cho những phần sau cho cơ sở lý luận trực tiếp liên
quan đên đê tài.
15
Trang 201.1.2 Những nghiên cứu về phát triển du lịch tâm linh tại tỉnh Bắc Ninh
Năm 2010, tác giả Nguyễn Đăng Túc, Lê Đắc Thuật, Trần Đình Luyện
đã đưa ra tiềm năng và các loại hình du lịch văn hóa tại các di tích, nhưng chưa
đi sâu vào nghiên cứu du lịch tâm linh tỉnh Bắc Ninh [30]
Từ việc hệ thống hóa các di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng tại tỉnhBắc Ninh, tác giả Lê Viết Nga (2013) đã đưa ra ảnh hưởng của các di tích nàyđối với đời sống tâm linh người dân và mối quan hệ giữa các di tích với sựphát triển của du lịch toàn tỉnh nói chung [29], từ đó đưa ra các giải pháp phát triểnđời sống tâm linh của cộng đồng cư dân
Tóm lại, nghiên cứu về DLVHTL tỉnh Bắc Ninh đã có một số công trìnhnghiên cứu liên quan Tuy nhiên, công bố chính thức dưới dạng luận văn thạc sĩ
Du lịch, đến nay vẫn chưa có công trình nào Những công trình đi trước tạo tiền đềcho tác giả luận văn học hỏi và vận dụng, kế thừa cho đề tải nghiên cứu về “Phát
triển Du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Bắc Ninh” này.
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hóa tâm linh
1.2.1 Văn hóa tâm linh
1.2.1.1 Văn hóa
Theo E B Taylor (1877) Văn hóa là chính thé phức hợp bao gồm kiến thức,tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất kỳ một khả năng,
tập quán nào khác mà con người thu nhận được trong tư cách là thành viên của
xã hội [5] Khái niệm văn hóa của Taylor đã được tham khảo và trích dẫn trích dẫn
nhiều nhất do nắm bắt ý niệm văn hóa như một quá trình tự túc và tự quy định,liệt kê, miêu tả các thành tố của văn hóa, đồng thời đã trình bày được nội dung
văn hóa ngắn gọn
Theo UNESCO (1982): Văn hóa được coi là tổng thể những giá trị riêng biệt
về tinh thần và vật chất như nghệ thuật, lối sống, tập tục và tín ngưỡng, trí tuệ vàcảm xúc mà ở đó con người tự ý thức, thể hiện bản thân, tìm tòi những ý nghĩa mới
mẻ và sáng tạo những công trình vượt trội lên bản thân Bởi đó hình thành nên nhận thức của con người về thê giới, họ nhìn nhận ra những điêu khiên bản thân
16
Trang 21xem xét, những cảm xúc mới Kết hợp với nhu cầu của bản thân, văn hóa đó có thê
quyết định đến tinh cách của con người, chang hạn như người nhu mì thường có
những nhu cầu văn hóa riêng, tìm đến nơi khiến bản thân họ bình an, mà gọi đó
là chốn linh thiêng
Theo Trần Ngọc Thêm (1999): Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn trong sự tương tác giữa con người và tự nhiên, xã hội của mình [6].
Văn hóa này lại nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn, tồn tại ở bất cứ nơi nàochúng ta sống Văn hóa hình thành trong nhận thức mỗi người và khiến con người
tự thích nghi Nhu vậy, theo Trần Ngọc Thêm thì văn hóa được xét theokhuynh hướng quá trình, mối quan hệ giữa con người với sáng tạo và thích nghỉ
Với môi trường
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa là một phần không thể tách rời của sựphát triển và sự tồn tại của dân tộc, và ông luôn đặt sự phát triển của văn hóa dântộc vào vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước Chủ tịch
Hồ Chí Minh đúc kết như sau “Vi lé sinh ton cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát mình ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phat minh đó
tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng vớibiểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cau đời
sống và doi hỏi của sự sinh tôn ”! Chủ tịch Hồ Chi Minh coi văn hóa dân tộc là nềntảng của sự tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết, nhắn mạnh sức mạnh của văn hóa
dân tộc trong việc thúc day lòng yêu nước và đoàn kết dân tộc, đồng thời khangđịnh rằng việc bảo ton và phát triển văn hóa dân tộc là cần thiết cho sự tiến bộ củađất nước, là một phần quan trọng của cuộc cách mạng, không chỉ trong việc chiến
đâu chông lại các thê lực thù địch mà còn trong việc xây dựng xã hội mới.
! Hồ Chi Minh: Toàn tập, Nxb Chỉnh trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t 3, tr 458
17
Trang 22Tóm lại, văn hóa ngày nay đang được hiểu và vận dụng nhiều dưới dạng
“cách ứng xử” của con người với các van dé hay trong những lĩnh vực cụ thé,
là tong thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và có mốiquan hệ giữa con người với con người và thiên nhiên, phản ánh sự phát triển củamột quốc gia
1.2.1.2 Tâm linh
Tác giả Nguyễn Đăng Duy (2001) cho rằng Tâm linh là một hình thái ý thứccủa con người vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường va gan liền với niềm tinthiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người, làngưỡng vọng của con người về những biéu tượng, hình ảnh thiêng liêng [3, tr 14]
Delgado (2006), đã xác định khái niệm tâm linh bao gồm: 1) Tâm linh
đòi hỏi một hệ thống niềm tin (sẵn sàng tin) và những gì được cho là đúng (niềm tin
vào quyền lực cao hơn hoặc sự tồn tại của một tôn giáo dựa trên niềm tin cốt 161);
2) Tâm linh liên quan đến tình trang của cá nhân trong việc tim kiếm ý nghĩa
và mục đích của sự gan bó siêu việt hoặc sứ mệnh cá nhân kêu gọi định mệnh hoặc
số phận và chuyên từ giá trị vật chất sang giá trị lý tưởng; 3) Tâm linh bao gồm
ý thức gắn bó với người khác có được thông qua tự phản ánh Tâm linh liên quan
đến quá trình dung hòa niềm tin và thực hành khi các cá nhân phải đối mặt vớinhững khó khăn và điều kiện đau đớn, 4) Tâm linh là niềm tin rằng ai đó có thểvượt qua giới hạn của mình ở một chiều cao hơn, mong muốn về sự thật và sựthuần khiết và niềm tin rằng một người có thê giải quyết những khó khăn, mất mát,
đau thương với niềm tin ay Khai niệm này đề cập đến mọi khía cạnh của tâm linh
và tác động đến nhận thức con người [34]
Trong Từ điển Tiếng Việt (Bản mới 2010), tâm linh không nhìn nhận cụ thể
là sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, dân tộc trong quốc gia
Khái niệm “tâm linh” được tạo thành bởi các thuật ngữ “tâm” và “linh”, trong đó
tâm biểu hiện mặt tình cảm của con người, còn linh là tinh thần con người.Nhìn chung, khái niệm này nói về ý thức sống thật tồn tại ở giữa bên ngoài,bên trong thế giới
18
Trang 231.2.1.3 Văn hóa tâm linh
Theo Dương Văn Sáu (2004): Văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động
vật chất hoặc tinh than trong hoạt động xã hội của con người, mang những giá trithiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trongcuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ hãi hayhuyền diệu) của con người [7]
Văn hóa tâm linh là một khái niệm mà đến nay vẫn gây ra sự khó hiểuđối với nhiều đối tượng, nhất là công dân, người lãnh đạo về mặt khoa học.Văn hoá tâm linh biểu hiện tri thức về mối liên hệ giữa các mặt như: Sự sốngcủa các nhóm trong cộng đồng người; sức sống không thật của các cá nhântrong nhóm; cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia,
xã hội loài người.
Văn hóa tâm linh bao gồm: Văn hóa hữu hình (công trình kiến trúc,đền chùa, nhà thờ ), văn hóa vô hình (nghi lễ, nghi thức tôn giáo ) và văn hóahành động (chuyến hành hương, đi lễ chùa ) Các loại hình văn hóa tâm linh théhiện sự phong phú trong đời sống tâm linh người Việt cũng như nét văn hóa đặctrưng của từng vùng miền Văn hóa tâm linh cũng có thé hiểu là “cách ứng xử” củacon người với van dé tâm linh; hướng con người ta đến những cách cư xử đẹp hon,chuẩn mực hơn, hướng tới những giá trị truyền thống, đương đại và bền vững hơn
1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh
1.2.2.1 Du lịch
Năm 1997, Leiper (1997) đã đưa ra quan điểm luận về Du lịch được hiểu là
thời gian đi có thể là một hoặc nhiều đêm và hoạt động này không nhằm mục đích
kiếm tiền [18]
Năm 2017, Theo Luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cu trú thường xuyên trong thời giankhông quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tim
hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [1,17]
19
Trang 24Theo Annizarizki (2018): Du lịch là sự di chuyển của con người tạm thời vàtrong thời gian ngắn đến các điểm đến bên ngoài nơi họ thường sống và làm việc.Con người đi một mình hoặc theo nhóm dé thỏa mãn nhu cầu tâm lý nhằm tìm kiếm
sự giải trí, niềm vui và quên đi sự mệt mỏi hàng ngày của công việc Càng nhiềungười làm du lịch; càng phát triển nhanh cả ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế
Co sở hạ tang du lịch dang phát triển dé phục vụ du khách Các loại hình điểm tham
quan du lịch cũng sẽ phát triển nhanh chóng Hòa nhịp với nhu cầu con người, cácđiểm du lịch cũng bắt đầu đa dạng từ du lịch tự nhiên, văn hóa, am thực đến tôn
giáo [35].
Theo PGS.TS Trần Đức Thanh trong “Nhập môn khoa học đu lịch” đưa ra
cách định nghĩa về du lịch là sự di trú tạm thời hay có thể là một lĩnh vực kinh
doanh nhằm mục đích riêng của cá nhân hay tập thé qua đêm, có thé có hoặc không
sử dụng các dịch vụ, tự nhiên, kinh tế văn hóa tại địa phương, tiến hành khi rảnh rỗi
[2] Du lịch cũng có thê hiểu là hoạt động diễn ra của con người vào thời gian rảnhnhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, vui chơi, phát triển nhận thức vàkinh tế du lịch
1.2.2.2 Du lịch văn hóa
Năm 1999, theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ va di tích: Di tích lịch sử
văn hóa và việc giữ gìn những giá trị văn hóa của nó là căn nguyên của việc
phát triển du lịch, kinh tế và xã hội
Theo Dương Văn Sáu (2017): Du lịch văn hóa sử dụng các chương trình
du lịch để khai thác có chọn lọc những giá trị các thành tố của văn hóa Việt Namnhằm mục đích bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị văn hóa của dân tộc và đem lại
lợi ích cho các bên liên quan, tạo sự phát triển bền vững Theo quan điểm này,văn hóa du lịch được tìm hiểu trên nhiều khía cạnh (các thành tố) nhăm khai tháctối đa lợi ích mang lại và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nghĩa làkhông chỉ tạo việc làm cho người dân, ôn định đời sống mà còn là mối quan hệ giữa
các thành tô văn hóa đôi với sự phát triển lâu đài của cả đất nước [19]
20
Trang 25Luật Du lịch Việt Nam (2017) cho rang DLVH gắn với việc bao tồn va
bảo vệ các nguồn tài nguyên, lịch sử, truyền thống và phong tục địa phương
quan trọng bằng cách cung cấp hỗ trợ kinh tế dé duy trì các tài san và truyền thốngnày Ngoài ra, nó giúp cải thiện hình ảnh và niềm tự hào của khu vực, thúc đây
vẻ đẹp cộng đồng, xây dựng cơ hội hợp tác cộng đồng lành mạnh và hiệu quả,
tạo cơ hội gia tăng cho cả người dân địa phương và khách du lịch thưởng thức
nghệ thuật, lịch sử và bảo tồn; đồng thời thúc đây đầu tư địa phương vào tài nguyênvăn hóa và tiện nghi hỗ trợ các dịch vụ du lịch và khuyến khích văn hóa bảo tồn [1]
Theo UNWTO (2021): Du lịch văn hóa nhằm khai thác các giá trị văn hóa,thỏa mãn nhu cầu của du khách để được trải nghiệm, tìm hiểu sinh hoạt người dân
bản địa từ đó, vừa hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi địa phương, vừa
góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Sơ đồ 1.1 Các thành tố cấu thành du lịch văn hóa(Nguồn: Phan Huy Xu, Võ Văn Thanh, Tạp chí Khoa học Dai học Van Lang, 2017)
Du lịch văn hóa tâm linh là một loại hình du lịch nhằm khám phá, trảinghiệm và tìm hiểu về các giá trị văn hóa, tôn giáo và tâm linh của một địa điểm cụthể Đây là một trải nghiệm du lịch mang tính sâu sắc, tập trung vào việc tương tácvới văn hóa và tâm linh của cộng đồng địa phương Khái niệm này kết hợp giữa các
hoạt động tham quan các địa điêm tôn giáo, lịch sử và văn hóa, cùng với các trải
21
Trang 26nghiệm tâm linh như tham gia các nghi lễ, lễ hội, cầu nguyện và các hoạt động
tương tác với cộng đồng địa phương Du lịch văn hóa tâm linh thường được thực
hiện ở những địa điểm có giá trị lịch sử và tôn giáo đặc biệt, nơi mà văn hóa và tâmlinh đã được bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ
Mục tiêu của du lịch văn hóa tâm linh không chỉ là việc khám phá và hiểubiết về văn hóa và tâm linh của một địa phương, mà còn là việc tìm kiếm sự thăngtiến tinh thần và sự thấu hiểu sâu sắc về bản sắc con người Đồng thời, loại hình dulịch này cũng mang lại cơ hội cho du khách dé thư giãn, đồng thời tìm kiếm sự kếtnối với tâm hồn và tinh thần của họ thông qua các trải nghiệm tâm linh và tinh thần
Như vậy, du lịch văn hóa là loại hình du lịch không đơn thuần là khai thác
để làm du lịch mà còn gắn với việc bảo tồn giá trị văn hóa và tạo sự trải nghiệm
mang tính nhân văn giáo dục cao, phụ thuộc nhiều vào con người Nhưng đây lại làphương thức dé khai thác tiềm năng giá trị văn hóa, đem lại lợi ích cho dan tộc.Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là bản sắcvăn hóa, sự khác biệt của các nền văn hóa như phong tục tập quán, tôn giáotín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật
1.2.2.3 Du lịch văn hóa tâm linh
Theo lan Reader (1993) trong "Pilgrimage: The Sacred Journey" không chi
dé cập đến khái niệm du lịch văn hóa tâm linh mà còn đi sâu vào việc nghiên cứu
hành trình hành hương và những trải nghiệm tâm linh của những người tham gia.
Tác giả giải thích rằng du lịch văn hóa tâm linh là hình thức du lịch mang tính tâmlinh và nghệ thuật, trong đó người đi du lịch thường tìm kiếm trải nghiệm tâm linh
và sự kết nối với các giá trị tâm linh thông qua việc thăm thú các điểm đến có ý
nghĩa tôn giáo hoặc tâm linh.
Bản chất của du lịch văn hóa tâm linh là lây hoạt động tâm linh, du ngoạnvan cảnh thiêng liêng dé cho biết về văn hóa của địa phương đó, từ đó giữ gìnđược bản sắc văn hóa vốn có Quan trọng hơn hết là cách ứng xử của con người
tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, đem lại sự nhìn nhận mới với loại hình này.
22
Trang 27Như vậy, DLVHTL là một trong những loại hình du lịch văn hóa, dựa theo
nguyên tắc đề cao hướng bảo tồn giá trị văn hóa của con người thông qua hoạt động
du lịch tâm linh, khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động
du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu vànâng cao nhận thức của du khách qua những trải nghiệm tâm linh tại điểm du lịch
Có nhiêu quan niệm về DLVHTL khác nhau, nhưng nhìn chung DLVHTL làmột loại hình du lịch thông qua các yếu tố tài nguyên vật chat ở điểm đến du lịchvăn hóa như: Đền chùa, lăng tam, khu thờ tự, vùng đất linh thiêng và cáctài nguyên phi vật thể gắn với nhận thức của con người về thế giới đức tin, tôn giáo,
tín ngưỡng mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm thiêng liêng trong
chuyến đi của mình Khách du lịch thường thông qua những điểm du lịch văn hóa
tâm linh để trải nghiệm, cầu nguyện, chiêm bái, tham gia lễ hội và thỏa mãn
nhu cầu tâm linh của mình
1.2.3 Phát triển du lịch văn hóa tâm linh
1.2.3.1 Khái niệm phát triển
Đối với nhiều người, phát triển có nghĩa là sử dụng tài nguyên thiên nhiên dé
cung cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng đường sá, đập nước, cung cấp điện và các dạngnăng lượng khác, dé sử dụng hoặc khai thác một cách hiệu quả những diện tích đất
chưa sử dụng trước đây hoặc để tạo ra các dạng công nghệ mới để sử dụng vàosản xuất Đối với những người khác, nó có thể chỉ đơn giản là một tập hợp các sựkiện hoặc thay đôi được sắp xếp hoặc liên kết Khái niệm phát triển trong cuộc sống
có khi còn được thấy nhiều trong câu chuyện cuộc đời của một cá nhân, cuốn tiểu thuyết, một bộ phim hay một sự kiện thể thao, hay nói đúng hơn là ở thời điểm
hiện tai, một thị tran hoặc thành phó, vùng hoặc Quốc gia
Các định nghĩa về phát triển của người dân này nhìn chung nhất quán, ở cácmức độ khác nhau, với các định nghĩa chính thức hơn chiếm ưu thế trong các tảiliệu học thuật và chính sách và được hầu hết các nhà thực hành phát triển chấp nhậntrong suốt những năm 1950 đến cuối những năm 1960
23
Trang 28Theo Sen (1999), phát triển được định nghĩa là một quá trình nâng cao quyền
tự do của cá nhân thay vì nhấn mạnh vao lợi ích kinh tế hoặc tiễn bộ công nghệ
Ông cho rằng việc tăng thu nhập cá nhân hoặc thúc day các công nghệ tiên tiễn
ở một quốc gia phải gắn với việc nâng cao mức sống cho moi công dân Nóicách khác, sự giàu có chỉ quan trọng khi nó khuyến khích cuộc sống hạnh phúc hơncho công dân Ngoài ra, mục tiêu cuối cùng của phát triển là xóa bỏ tất cả cáchình thức rào cản, phi tự do (ví dụ, nghèo đói, thiếu thốn xã hội, xã hội khôngkhoan dung) và tăng cường các quyền tự do thực chất cho tất cả mọi người trongtoàn xã hội, mang lại cho những cá nhân này một cuộc sống chất lượng và có ý
nghĩa (Sen, 1999) [32].
1.2.3.2 Khái niệm phát triển du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch văn hóa tâm linh đang rất có tiềm năng phát triển và đủ chất lượng,
vì trên thực tế loại hình du lịch này rất tôn trọng truyền thống văn hóa địa phương,yêu thiên nhiên, môi trường và phần lớn khách du lịch đến từ giới trí thức Du lịch
văn hóa tâm linh được định nghĩa là hành động đi du lịch trong nước hoặc nước
ngoài để thăm các địa điểm tâm linh như nhà thờ và đền thờ, chùa chiền, môitrường tự nhiên như: Rừng, đại dương, hồ, vườn tâm linh, công viên hoang dãdành cho chim và động vật, vườn thực vật, hang động và đá vì lý do tâm linh déđáp ứng nhu cầu biết on dang toàn năng, sự tha thứ va bình an nội tam [31]
Theo đó, phát triển DLVHTL là hoạt động nhằm phát triển một loại hình
du lịch trong văn hóa, nhằm nâng cao hành vi văn hóa tâm linh trong du lịch củakhách du lịch Không những vậy, mà còn để khách du lịch thỏa mãn các yếu tố tâmlinh của mình, nhằm tạo sự thư giãn trong các chuyến hành hương
Trang 29Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh
Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
An ninh trật tự và an toàn du lịch tâm linh
Hình 1.4 Khung phân tích đề xuất của luận văn
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả luận văn, 2023)Khung phân tích này xem xét những tác động của các yếu tố như tài nguyên
du lịch văn hóa tâm linh, cơ sở hạ tang va luu tra, gia ca dich vu, nguồn nhân lực,
an ninh trật tự đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Bắc Ninh Khung
phân tích cũng sẽ xem xét các yếu tố này tác động như thé nào đến phát triển du lịchvăn hóa tâm linh, nhân tố nao tác động chủ đạo
Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là:
HI: Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh tác động tích cực đến phát triển du
lịch văn hóa tâm linh
25
Trang 30H2: Cơ sở hạ tầng du lịch tác động tích cực đến phát triển du lịch văn hóa
tâm linh
H3: Cơ sở lưu trú du lịch tác động tích cực đến phát triển du lịch văn hóa tâm linhH4: Môi trường và xã hội tác động tích cực đến phát triển du lịch văn hóa
tâm linh
HS: Giá cả dịch vụ tác động tích cực đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh
H6: Xúc tiễn, quảng bá tác động tích cực đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh
H7: Nguồn nhân lực du lịch tác động tích cực đến phát triển du lịch văn hóa
tâm linh
H8: Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh tác động tích cực đến phát triển du lịch
văn hóa tâm linh
H9: An ninh trật tự và an toàn du lịch tâm linh tác động tích cực đến pháttriển du lịch văn hóa tâm linh
Dựa trên khung nghiên cứu đã thiết lập, tac giả tiễn hành thu thập dit liệu sơ
cấp băng bảng hỏi khảo sát đành cho các hộ gia đình tham gia du lịch văn hóa tâmlinh tại tỉnh Bắc Ninh Theo Hair và các cộng su”, mẫu dự kiến tối thiểu cho việcthực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần gấp 5 lần tổng số biến quan sát.Vậy với 36 biến quan sát, nghiên cứu này cần đảm bảo kích thước mẫu tối thiểuphải là 36 * 5 = 180 Dé tăng thêm độ tin cậy cho mẫu nghiên cứu va dự phòng số
lượng bảng câu hỏi không hợp lệ do khuyết thiếu hoặc số liệu không hợp lý do
bảng câu hỏi được phát ra cho người dùng tin đánh đáp án, tác giả luận văn chọn
kích cỡ mẫu là 350 mẫu.
Tổng số bảng khảo sát được phát là 350 bảng, thu về 347 bảng Trong đó chỉ
có 343 bảng hợp lệ, tác giả luận văn sử dụng cỡ mẫu 343 cho phân tích dữ liệu
nghiên cứu của minh.Bén cạnh bang hỏi khảo sát dành cho người dân, nghiên cứu
còn tiễn hành phỏng van sâu bằng bảng hỏi ban cau trúc nhằm hiểu được quan điểm
và đánh giá của nhiều bên liên quan đối với sự tham gia vào du lịch văn hóa tâmlinh tại tỉnh Bắc Ninh
? Hair, J., Anderson, R., Tatham, R and Black, W (1998), Multivariate data analysis, 5th Edition, Prentice
Hall, New Jersey.
26
Trang 31Tiểu kết chương 1
Từ tiền đề tổng quan tài liệu nghiên cứu, trong Chương 1, tác giả luận văn
đã khái quát các nội dung cơ bản về vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến du lịchvăn hóa tâm linh Luận văn đã đưa ra khái niệm, bản chất của du lịch, du lịchvăn hóa TL từ đó thấy được vai trò quan trọng của văn hóa tâm linh trongphát triển du lịch của một địa phương, đất nước Đó là những nén tảng dé tác giảluận văn triển khai khảo sát và nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp nhằmphát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Bắc Ninh trong chương tiếp theo
27
Trang 32Chương 2.
THUC TRẠNG PHAT TRIEN DU LICH VAN HOA TÂM LINH
TAI BAC NINH2.1 Tổng quan về các điều kiện phát triển du lich văn hóa tâm linh tinh Bắc Ninh
2.1.1 Vi tri địa lý, lịch sử hình thành
* Vj trí địa lý
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực
đồng bằng Bắc Bộ, là cửa ngõ nối Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc Phía Bắcgiáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Namgiáp tinh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội Có tọa độ địa lý từ 20°58”đến 21°16’ vĩ độ Bắc và 105954? đến 106°19° kinh độ Đông
Tỉnh Bắc Ninh thuận lợi về giao thông với các tuyến đường huyết mạch
chạy qua như Quốc lộ 1A, IB, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn,
Hà Nội- Quảng Ninh; là nơi giao thoa với nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa và
thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài,
góp phần chuyên dịch cơ cau kinh tế theo hướng tích cực, đặc biệt là công nghiệp
chính trị, tôn giáo của Việt Nam Người Việt xưa kia đã lập làng ở ven sông Cầu,sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khé hang loạt di vật như trống đồng, dao gam, rìu,giáo, Ngoài ra, các ngành nghề khác như chế tác các đồ trang sức, nghề làm gốm
cũng rất phát triển
Cuối Lê đầu Nguyễn, đất đai ba Tổng trên (nay là các xã An Thịnh, TrungKênh, Lai Hạ, Mỹ Hương thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) thuộc về huyệnLương Tài, tỉnh Bắc Ninh [11; 12]
28
Trang 33Tên gọi tỉnh Bắc Ninh mới xuất hiện từ năm 1831 Địa giới và tổ chứchành chính Kinh Bắc giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn được ghi trong sách Cáctran tổng xã danh bị lãm bao gồm 4 phủ, 20 huyện, 167 tổng, 1181 xã, phường,
(Nguon: Niên giám thong kê năm 2022)
# Công nghiệp — Xây dung
Nông - lâm - thủy sản
# Dịch vụ
Thuế sản phẩm
Biéu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế tinh Bắc Ninh năm 2022
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả luận văn, 2023)
Qua biểu đồ có thé thấy sự chuyển dich cơ cấu kinh tế tinh Bắc Ninh
chuyên dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng(76.5%) và dịch vụ (17.2), sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật (2.5%)
29
Trang 34Tăng trưởng kinh tế có sự khởi sắc đạt 5,14%, là mức tăng cao thứ hai trong
4 năm gần đây, đạt mục tiêu năm 2022 dé ra (tăng 5-6%) Bắc Ninh đã duy trì
kinh tế ôn định trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bat 6n, trong khi kinh tế củatỉnh đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022
(Don vi: %) Nam 2018 2019 2020 2021 2022
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018- 2022
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả luận văn, 2023)
Nhìn chung, tình hình kinh tế tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây có sựkhởi sắc, nhanh chóng phục hồi sau đại dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế
có xu hướng tăng từ 6.6% năm 2018 lên 7.39% năm 2022, chính sách thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào sản xuất đạt kết quả ôn định, đảm bảo thu nhập và phát triển
chung cho toàn tình.
Tổng số nông thôn
30
Trang 35Nam Nir Thanh thi Nông thôn
2018 1.337.345 | 657.758 | 679.587 365.599 971.746
2019 1.378.592 | 680.980 | 697.612 380.875 997.717
2020 1.419.126 | 699.009 | 720.117 446.571 972.555
So bộ 2021 | 1.462.945 | 725.237 | 737.708 536.149 926.796
(Nguôn: Niên giám thông kê tinh Bac Ninh, 2021)
Chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục được nâng lên; Đây mạnh
các hoạt động phục hồi và phát triển du lịch, tổng thu du lịch vượt 33% kế hoạch;
tổng lượt khách vượt 26%
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: 2thành phó, 6 huyện
Bảng 2.4 Dân số, diện tích và mật độ dân cư các huyện, thành phố, thị xã
của tỉnh Bắc Ninh năm 2020
Mật độ
dân số
3.147 2.971 976 997 1.319 1.491 1.927 2.090 (người
km?)
Số đơn vị 1 thị , 1 thị 1 thị 1 thị 1 thị
19 12 , 1 trị trân , , , , hành tran va trân và | tranva | trânvà | trân va
phường | phường và 13 xã chính 13 xã 20 xã 17 xã 13 xã 13 xã
31
Trang 36Huyện ly Thứa Hỗ LimSuỗi Đông Gia Phố
(Nguôn: Niên giảm thông kê tinh Bac Ninh, 2021)
2.1.3 Chủ trương, chính sách
Tỉnh Bắc Ninh đã và đang phát triển hệ thống tuyến điểm du lịch, trong đó
có du lịch tâm linh gan với các di tích, đình đền, được chính quyền quan tâm va
định hướng.
Nhìn chung, chính quyền địa phương đã có sự quan tâm đối với loại hình
du lịch tâm linh tại Bắc Ninh, UBND tỉnh đã phối hợp với các cơ quan ban hành
Kế hoạch, quy hoạch, xây dựng các tour tuyến du lịch, đa dạng các chương trình
du lịch nhằm thu hút khách du lịch hơn nữa Tuy nhiên, sự quan tâm này cần diễn ra
thường xuyên và sâu sắc hơn, đặc biết là đối với việc quảng bá hình ảnh du lịch tâm
linh của tỉnh trong tương lai.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh cũng đây mạnh quy hoạch khu du lịch, di tích
để phát triển du lịch tâm linh Tháng 11/2021, Tỉnh đã đưa ra Đề án Quy hoạch
phân khu đô thị Phật Tích có diện tích khoảng 2130 ha thuộc địa bàn 6 xã của huyện Tiên Du: Hoàn Sơn, Liên Bão, Cảnh Hưng, Minh Đạo, Phật Tích và
Việt Đoàn Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh,
khu đô thị du lịch Phật Tích được xác định là khu chức năng cấp vùng tỉnh
nằm trong phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống
Điểm khác biệt lớn nhất của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Phật Tích khi so vớicác đồ án khác là ý tưởng tô chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm xây dựng
khu đô thị với những bản sắc riêng “Cổ kính - Tâm linh - Hiện đại” Vớiphương châm “Làm việc - Vui sống - Vui chơi - Khám phá” khu đô thị có cácphân khu chức năng chính: Công viên công nghệ; khu dân cư hiện đại với nhiều
tiện ích; khu công viên vui chơi giải trí, khu du lịch tâm linh 7 kỳ quan Phật giáo.
2.1.4 Điều kiện khác
* Diéu kiện môi trưòng
32
Trang 37Tỉnh Bắc Ninh đã thành lập các đoàn thanh kiểm tra về chất lượng vệ sinh
môi trường, an toản vệ sinh thực phẩm, thực hiện nếp sống văn minh trong các điểm
du lịch Đồng thời mở các lớp dao tạo kiến thức về ứng xử văn hóa, bảo vệ môi trườngcho cộng đồng địa phương, từ đó bảo vệ cảnh quan nông nghiệp phục vụ du lịch
* Điêu kiện an ninhTỉnh Bắc Ninh đã tích cực triển khai các biện pháp tuyên truyền, phòng ngừadau tranh trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông,
an toàn xã hội, thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy khi tham gia hoạt động du lịch.
2.2 Thực trạng các nhân tố tác động tới phát triển du lịch văn hóa tâm linhtỉnh Bắc Ninh
2.2.1 Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
* Địa hình
Địa hình đồng bằng có độ cao từ 3 - 7 m, phần lớn là nơi tập trung dày đặc các
di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề thủ công truyền thống mức độ chênh lệchgiữa đồng bang và đôi núi không lớn, địa hình đồi núi có độ cao phổ biến từ 40 - 50
m so với mực nước biển
Tóm lại, địa hình tinh Bắc Ninh khá thuận lợi cho sự hình thành các di tích
lịch sử văn hóa có giá trị cao đối với người dân, đa dạng nhiều sản phẩm du lichnhư du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh đồng thời việc di chuyên khách du lịch
và phát triển các ngành nghề phục vụ du lịch cũng trở nên dé dàng hơn
* Khi hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh với 2loại gió chính là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10- tháng 3 năm sau) và gió mùaĐông Nam (từ tháng 4 đến tháng 9) Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C.Lượng mưa phân bố không đều, dao động trong khoảng 1.400 - 1.600mm nhưngtrong năm Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 nămsau, không có những hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương giá
33
Trang 38Khí hậu bốn mùa trong năm tạo sự đa dạng cảnh sắc làng quê với không khí riêng biệt
của mỗi mùa: lễ hội vào mùa xuân, mùa thu tinh lặng
Nhìn chung, Bắc Ninh có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển và đadạng các loại hình du lịch Thời tiết ảnh hưởng đến du lịch tỉnh không nhiều, mùamưa bão cũng ít, nên hoạt động du lịch tại tỉnh Bắc Ninh nhìn chung không có chiutác động nhiều từ khí hậu
* Sông ngòi
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao,trung bình 1,0 - 1,2 km/km?, lưu lượng nước đều quanh năm
Bảng 2.5 Những con sông chính chảy qua tỉnh Bắc Ninh
Tổng lưu Đoạn chảy qua tỉnh
lượng nước Part flows through the province
The finishing | Length average (Km) point
point (km) annual water
(Bill m°)
Sông
Đuống Đình Tô Đức Long
31,60 65 , 42 Duong (Thuận Thành) (Quê Võ)
Đức Long Minh Tân
Thái Bình 53,00 93 (Oud v8) L Tai) 17
uê Võ ương Tai
Thai Binh š
34
Trang 39Tổng lưu Đoạn chảy qua tỉnh
lượng nước Part flows through the province
binh quan Tổng
hàng năm | chiều dài R x
l Diém ket Chiêu
Tên sông (Tỷ m°) Overall | Diém xuat phát
thúc dài The total length The starting
The finishing | Length average (Km) point
point (km) annual water
(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Bắc Ninh, 2021 )
Nhìn nhận chung, hệ thống sông ngòi đóng vai trò cầu nối, hình thành các sảnphẩm du lịch tổng hợp, du lịch sông nước, được phát triển bởi nghệ thuật dân ca
quan họ - đặc trưng không thé thiếu của tỉnh
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
* Di sản văn hóa phi vật thé “Dân ca Quan họ Bắc Ninh”
Bắc Ninh được biết đến là vùng đất có di sản văn hóa đa dang, trong đó cóDân ca quan họ được coi là san phẩm đặc trưng của vùng đất Kinh Bắc, đặc biệt làkhu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay Mỗi một bài quan họ
35
Trang 40đều có giai điệu riêng, số lượng các bài dân ca quan họ khá lớn nhưng mới chỉ được
khám phá một phần, đến nay đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO côngnhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại điện của nhân loại tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủyban Liên chính phủ theo Công ước 2003, giúp tỉnh Bắc Ninh tăng cường đa dạng
văn hóa trong hội nhập hiện nay.
* Di tích lịch sử - văn hóa
Theo thống kê của BQL di tích tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có khoảng 1.259 điểm
di tích Trong đó, có 428 điểm di tích lich sử văn hoá đã được xếp hạng (gồm 191
di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 237 di tích được công nhận di tích
1 Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc Thăm quan, vui chơi
LỄ hội tâm linh,
2 Dén Ba Chúa kho
tham quan di tích
3 | Thành cô Bắc Ninh Tham quan di tích
4 Miễn Quan họ xã Hòa Long Trải nghiệm, nghỉ dưỡng
5 Di tích Văn Miêu Bac Ninh Tham quan, trải nghiệm
Thành LỄ hội tâm linh,
, 6 Nhà thờ chính tòa Băc Ninh Phô trải nghiệm
Bắc Ninh 7 Làng Diễm - Di sản VH thế giới | Tham quan, trải nghiệm
8 | Làng Hòa Đình - Hội Nhỏi Lễ hội, tâm linh
9 | Đền Vua bà Lễ hội, tâm linh
10 | Giếng ngọc cá thân LỄ hội, tâm linh
Tham quan, vui chơi,
11 Núi Dạm, Chùa Dạm :
thê thao
12_ | Chùa Hàm Long Bac Ninh Tham quan, tâm linh
36