1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trên địa bàn tỉnh bắc ninh về hoạt động hiến máu nhân đạo (khảo sát qua trường cao đẳng sư phạm bắc ninh và đại học thể dục thể thao bắc ninh)

119 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ VÂN HÀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VỀ HOẠT ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO Khảo sát qua trường Cao đẳng Sư Phạm Bắc

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ VÂN HÀ

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

VỀ HOẠT ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO (Khảo sát qua trường Cao đẳng Sư Phạm Bắc Ninh

và Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ VÂN HÀ

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA

SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

VỀ HOẠT ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO

(Nghiên cứu tại trường Cao đẳng Sư Phạm Bắc Ninh

và Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Ngành : Xã hội học

Mã số : 60 31 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Nguyễn Thị Tố Quyên

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Tố Quyên, các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn

là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

LÊ VÂN HÀ

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc, với sự nỗ lực của bản thân cùng sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy cô, gia đình và bạn bè, em đã hoàn thành Luận văn “Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về hoạt động hiến máu nhân đạo”

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học cũng như các thầy cô của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã truyền dạy kiến thức

và những kinh nghiệm bổ ích cho em trong suốt 02 năm học qua Đây chính là nền tảng để em thực hiện Luận văn và tiếp thu các tri thức, kinh nghiệm làm hành trang phục vụ cho công việc của mình sau này

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị

Tố Quyên, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua Sự chỉ bảo tận tình của cô không chỉ giúp em có định hướng đúng đắn ngay

từ những bước đầu của nghiên cứu mà còn là động lực giúp em tự tin hoàn thành Luận văn trong khả năng tốt nhất của mình

Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo Hội chữ thập đỏ tỉnh Bắc Ninh, Đoàn trường Cao đẳng Sư phạm và Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu cũng như tìm hiểu các thông tin về hiến máu Đồng thời, xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm và Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đã nhiệt tình tham gia vào quá trình nghiên cứu giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin

Cuối cùng, xin được dành tình cảm yêu thương và lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình tôi – những người luôn hết lòng ủng hộ, khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt việc học tập và Luận văn tốt nghiệp này

Bắc Ninh, tháng 10 năm 2016

Học viên

Lê Vân Hà

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HBV : Siêu vi viêm gan B HCV : Siêu vi viêm gan C WHO : Tổ chức Y tế Thế giới HIV : Virut gây suy giảm miễn dịch ở người AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu giới tính của đối tượng nghiên cứu (%) 31

Bảng 1.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo đơn vị (%) 32

Bảng 2.1: Mức độ nhận thức về ý nghĩa của hoạt động hiến máu tình nguyện (%) 37

Bảng 2.2: Nhận thức về cân nặng, tuổi đạt tiêu chuẩn hiến máu của nam và nữ (%) 41

Bảng 2.3: Những việc không nên làm trước khi đi hiến máu (%) 43

Bảng 2.4: Những việc nên làm sau 2-3 ngày đi hiến máu (%) 43

Bảng 2.5: Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của hiến máu tới sức khỏe (%) 46

Bảng 2.6: Thái độ sẵn sàng tham gia hiến máu (%) 49

Bảng 2.7: Mức độ đồng tình của sinh viên với việc tham gia hiến máu nhân đạo của người thân, bạn bè (%) 50

Bảng 2.8 : Thái độ của sinh viên khi được vận động hiến máu (%) 51

Bảng 2.9: Đánh giá chất lượng tổ chức các hoạt động hiến máu tình nguyện (%) 60

Bảng 2.10: Tương quan giữa hành vi hiến máu tình nguyện và hành vi vận động hiến máu tình nguyện (%) 62

Bảng 3.1: Tương quan giới tính với khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần hiến máu (%) 71

Bảng 3.2: Tương quan giữa mức độ tiếp cận thông tin về hiến máu và nhận thức về tác động của hiến máu tới sức khỏe (%) 74

Bảng 3.3: Tương quan giữa chức vụ với nhận thức về tác động củahiến máu (%) 75

Bảng 3.4: Tương quan giữa người thân trong gia đình đi hiến máu với thái độ sẵn sàng tham gia hiến máu (%) 79

Bảng 3.5: Tương quan giữa mức độ chủ động tìm hiểu thông tin về hiến máu và thái độ với hiến máu (%) 80

Bảng 3.6: Tương quan giữa vị trí nhiệm vụ với hành vi hiến máu (%) 82

Bảng 3.7: Tương quan giữa mức độ tiếp cận thông tin từ tình nguyện viên với hành vi hiến máu (%) 83

Bảng 3.8: Tương quan giữa điều kiện kinh tế với hành vi đi hiến máu (%) 84

Bảng 3.9: Tương quan giữa gia đình có người đi hiến máu với hành vi tham gia hiến máu tình nguyện của sinh viên (%) 86

Bảng 3.10 : Tương quan giữa hành vi chủ động tìm hiểu thông tin về hiến máu với hành vi tham gia hiến máu (%) 87

Trang 8

Bảng 3.11: Tương quan giữa nhận thức về ảnh hưởng sức khỏe của việc hiến

máu tới hành vi tham gia hiến máu (%) 88Bảng 3.12: Tương quan giữa thái độ của sinh viên với hành vi vận động

người thân, bạn bè tham gia hiến máu (%) 89

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu nơi ở của người trả lời (%) 32

Biểu đồ 2.1: Nhận thức về các trường hợp không nên đi hiến máu nhân đạo (%) 40

Biểu đồ 2.2: Thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu (%) 45

Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ sinh viên tham gia hiến máu (%) 55

Biểu đồ 2.4: Điều băn khoăn nhất trước khi đi hiến máu (%) 57

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ số lần tham gia hiến máu tình nguyện (%) 58

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ sinh viên vận động hiến máu tình nguyện (%) 61

Biểu đồ 2.7: Nhu cầu cung cấp các thông tin về hiến máu tình nguyện (%) 63

Biểu đồ 2.8: Nhu cầu tiếp cận thông tin về hiến máu qua các kênh thông tin (%) 65

Biểu đồ 2.9: Hình thức vận động hiệu quả nhất (%) 66

Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa giới tính với nhận thức về tác dụng của hiến máu với sức khỏe (%) và nhận thức về tác động của hiến máu tới sức khỏe (%) 742 Biểu đồ 3.2: Bảng tương quan giữa mức độ chủ động tìm hiểu thông tin về hiến máu với mức độ nhận thức về các quyền lợi (%) 76

Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa điều kiện kinh tế và quyền lợi được khám sức khỏe miện phí (%) 77

Biểu đồ 3.4 : Tương quan giữa giới tính với hành vi tham gia hiến máu tình nguyện (%) 81

Trang 10

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18

1.1 Thao tác hóa khái niệm 18

1.2 Cơ sở phương pháp luận 24

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đặc điểm mẫu nghiên cứu 29

Chương 2 : THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VỀ HOẠT ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 36

2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về hoạt động hiến máu nhân đạo 36

2.2 Thực trạng thái độ của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về hoạt động hiến máu nhân đạo 48

2.3 Thực trạng hành vi tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 54 Chương 3 : CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 71

3.1 Các yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên khi tham gia hiến máu tình nguyện 71

3.2 Các yếu tố tác động đến thái độ của sinh viên khi tham gia hiến máu 79

3.3 Các yếu tố tác động tới hành vi của sinh viên khi tham gia hiến máu 81

3.4 Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi tham gia hiến máu nhân đạo 88

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả, là một trong những nghĩa

cử cao đẹp của con người với con người và là truyền thống tương thân tương

ái “thương người như thể thương thân” của người dân Việt Nam Máu là món

quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta Hằng ngày, hằng giờ, trên cả nước luôn gặp phải những hoàn cảnh rất khó khăn vì không có đủ máu kịp thời cung cấp cho những ca cấp cứu Chỉ cần hiến một phần máu của mình bạn đã cứu được nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính các người bệnh đang cần đến máu Mỗi giọt máu là biểu hiện của sự sống và tiếp sức cho sự sống Khi dòng máu chảy trong cơ thể một người chỉ là để duy trì sự sống nhưng cũng dòng máu ấy chảy trong cơ thể nhiều người thì nó trở thành một làn sóng của yêu

thương, là tinh thần “đồng bào” cao đẹp Với những ý nghĩa đó, hiến máu

nhân đạo còn hơn cả một nghĩa cử cao đẹp

Ngày nay, với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, nền Y tế trên thế giới cũng như nước ta đã sản xuất được nhiều loại thuốc đặc trị phòng và chữa bệnh rất tối ưu nhưng vẫn không một loại thuốc nào thay thế được máu

để cứu sống người bệnh Máu và số lượng máu liên quan trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể, nếu mất máu trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, thậm chí dẫn đến tử vong

Phong trào hiến máu nhân đạo do Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế khởi xướng từ năm 1921, đến nay đã được 95 năm Gần một thế kỷ đã trôi qua nhưng phong trào hiến máu cứu người vẫn giữ nguyên giá trị nhân văn cao đẹp, càng ngày càng tô đậm thêm lòng nhân ái, có ý nghĩa quan trọng và đã được phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu Hiện nay

đã có 182 quốc gia trên thế giới hưởng ứng; trên 88% lượng máu thu được là

Trang 12

máu hiến nhân đạo tự nguyện Mỗi năm trên toàn thế giới có hàng trăm triệu đơn vị máu (thể tích 250ml/đơn vị) được hiến tặng và cũng có nghĩa là mỗi năm có hàng chục triệu người được cứu sống bởi được tiếp máu kịp thời Phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta đã và đang được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội Cuộc vận động hiến máu tình nguyện đang được tiến hành mạnh mẽ, thông tin về hiến máu tình nguyện đang từng ngày được chuyển tới nhiều người trong xã hội giúp thay đổi nhận thức, thái độ và hành

vi về tình nguyện hiến máu cứu người

Kể từ năm 1993 cho đến nay, sau gần 20 năm phát động và thực hiện cuộc vận động hiến máu tình nguyện trong cả nước, chúng ta đã thu được nhiều kết quả rất khích lệ, nhiều người trong xã hội đã có nhận thức cao và thái độ tích cực trong việc đi hiến máu, đồng thời vận động nhiều người khác cùng tham gia hiến máu Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, cuộc vận động hiến máu tình nguyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều vấn

đề cần được quan tâm, chú trọng

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng viện huyết học và truyền máu trung ương cho biết lượng máu thu gom được chỉ đạt 40% tổng lượng máu cần dùng Trong đó 70% - 80% người hiến máu dưới 35 tuổi, thiếu hụt máu cung cấp thường xuyên xảy ra trong các tháng hè, thời gian nghỉ Tết, thời điểm mà tỉ lệ hiến máu tình nguyện sụt giảm nghiêm trọng Hiện nay nước ta có 250 nghìn người hiến máu tình nguyện hàng năm Trong đó gần

1000 người hiến máu trên 20 lần xấp xỉ 200 người hiến máu trên 40 lần Nhóm máu AB và nhóm máu Rh (-) là những nhóm máu hiếm (những người

có nhóm máu Rh - ở Việt Nam chỉ chiếm 0.07%) Những người ở nhóm máu này sẽ gặp nhiều khó khăn khi cần truyền máu

Hiện nay, thanh niên Bắc Ninh trong độ tuổi từ 16 đến 35 hiện có khoảng 304.465 người; toàn tỉnh có 11 trường đại học, cao đẳng với số lượng

Trang 13

sinh viên là 12.971 người Sinh viên Bắc Ninh luôn có ý thức và trách nhiệm ngày càng cao đối với những vấn đề của quê hương, đất nước, tích cực tham gia các hoạt động trên tinh thần tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, chung sức cùng cộng đồng với các hoạt động, sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh Sinh viên Bắc Ninh ngày càng thể hiện sự năng động, cần cù trong học tập, nghiên cứu khoa học, tích cực rèn luyện, tham gia các hoạt động tình nguyện, nhiệt tình trong các hoạt động của Đoàn - Hội các cấp

Tỉnh Bắc Ninh nói riêng ngày càng quan tâm đến các phong trào Hiến máu nhân đạo bằng các hoạt động thiết thực có ý nghĩa hưởng ứng các chiến

dịch hiến máu như “Tết và Lễ hội Xuân Hồng”, “Giọt máu hồng hè”, “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4”, “Ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu tình nguyện 14/6”, chương trình hiến máu tình nguyện phối hợp với Báo Tiền Phong hàng năm “Ngày Chủ nhật đỏ - Sinh mệnh bạn và tôi”… và thu về

được những kết quả tốt đẹp

Ngoài ra, tính đến năm 2015 số lượng các loại hình câu lạc bộ hiến máu tình nguyện tăng lên đáng kể, với tổng số thành viên là 830 tình nguyện viên, tăng 92 thành viên so với năm 2014 Công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện ngày càng đa dạng, phong phú giúp các cuộc tuyên truyền vận động Hiến máu nhân đạo đã dần trở thành việc làm thường xuyên và liên tục phát triển

Mặc dù hoạt động hiến máu tình nguyện đã được tổ chức rộng rãi trên cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng nhưng không phải ai cũng nhận thức một cách đầy đủ về vấn đề này Vẫn còn nhiều người không biết, không quan tâm đến hoạt động hiến máu tình nguyện hoặc thậm chí có những người vẫn còn hiểu sai ý nghĩa của việc hiến máu Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn

đề tài: “Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc

Ninh về hoạt động hiến máu nhân đạo” (Nghiên cứu tại trường Cao đẳng

Trang 14

Sư phạm Bắc Ninh và Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh) với mong muốn

tìm hiểu về nhận thức, thái độ cũng như các yếu tố tác động tới hành vi hiến máu của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay Từ việc tìm hiểu đúng đắn nhận thức, thái độ, hành vi của các bạn sinh viên về hoạt động hiến máu nhân đạo, đề tài hướng tới đưa ra các giải pháp truyền thông, tuyên truyền vận động giúp cho các bạn sinh viên trên toàn tỉnh Bắc Ninh hiểu đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa cao đẹp của việc hiến máu nhân đạo

2 Tổng quan nghiên cứu

Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của phong trào “Hiến máu nhân đạo” là một

việc làm có ý nghĩa hết sức cao đẹp, thể hiện rõ tính nhân văn cao cả, là tiếng nói lương tâm, là tình cảm của con người với con người Những lượng máu tình nguyện có ý nghĩa to lớn không chỉ đem lại sự sống cho những người kém may mắn mà còn mang đến niềm tin và hy vọng cho sự sống của nhân loại Trong những năm qua, đây cũng chính là một trong những hoạt động nhân đạo có ý nghĩa thường xuyên được các cá nhân và các tổ chức quan tâm Tuy việc hiến máu nhân đạo là hoạt động rất cần sự khuyến khích, phát triển

và nghiên cứu nhưng trên thực tế vần chưa có nhiều đề tài nghiên cứu trực tiếp vấn đề này Trong quá trình tổng quan, phân tích tài liệu của các tác giả nhận thấy các nghiên cứu đã thực hiện trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào một số đề tài sau:

Đề tài khóa luận do tác giả Phạm Hương Trà “Nhận thức, thái độ của sinh viên với phong trào sinh viên tình nguyện” thực hiện năm 2001, tập trung

tìm hiểu về nhận thức, thái độ của sinh viên với hoạt động cụ thể là hoạt động tình nguyện Nghiên cứu với mục đích kết hợp giữa tổ chức Đoàn với nhà trường nhằm tạo dựng mô hình phù hợp tuyên truyền sâu rộng cho sinh viên

để họ thấy được vị trí vai trò và trách nhiệm của mình với xã hội, tích cực tham gia tình nguyện, tham gia vào các hoạt động xã hội Tuy nhiên trong các

Trang 15

hoạt động tình nguyện mà đề tài nghiên cứu vẫn chưa đề cập đến hoạt động hiến máu tình nguyện trong sinh viên

Trong cuốn sách “Phong trào thanh niên tình nguyện - những vấn đề lý luận và thực tiễn” NXB Thanh niên Hà Nội - 2001 có bài viết “Phong trào hiến máu của thanh niên Hà Nội” của tác giả Đỗ Ngọc Toàn - Chủ tịch Hội

liên hiệp thanh niên thành phố, Phó ban chỉ đạo cuộc vận động hiến máu nhân đạo thành phố Hà Nội Bài viết đã nêu ra quá trình triển khai thực hiện phong trào hiến máu nhân đạo từ năm 1995 đến năm 2000 trong thanh niên Hà Nội -

là nơi đi đầu trong phong trào hiến máu nhân đạo và dẫn đầu toàn quốc về số lượng thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo Bài viết đã đưa ra một số khó khăn và thuận lợi nhất định Khó khăn chính mà bài viết đề cập đến đó là xuất phát từ nhận thức sai lệch về hiến máu nhân đạo dẫn đến các bậc phụ huynh ngăn cấm không cho con em mình đi hiến máu Họ sợ lây truyền các bệnh qua đường máu, sợ hại cho sức khỏe và không biết máu của mình sẽ được sử dụng như thế nào… Chính vì vậy công tác tuyên truyền vận động mọi người nhận thức đúng đắn về hoạt động này và tham gia tích cực là rất cần thiết và cần được duy trì thường xuyên Bài viết cũng nhấn mạnh hoạt động hiến máu nhân đạo là một trong những loại hình hoạt động của thanh niên tình nguyện tham gia vào các hoạt động xã hội từ thiện, nhân đạo Bài viết đã đề cập đến hoạt động hiến máu nhưng chưa có sự phân tích nghiên cứu khoa học về vấn

đề này mà mới chỉ là bài viết mô tả lại quá trình phát triển và vận động của phong trào hiến máu nhân đạo

Trong quá trình tìm và phân tích tài liệu tác giả nhận thấy hoạt động hiến máu nhân đạo mới chỉ thật sự được nghiên cứu và đề cập ở mức độ y học với các đề tài nghiên cứu của Viện Huyết học - truyền máu trung ương như:

Báo cáo “Thực trạng nhận thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS ở người hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết học - Truyền máu

Trang 16

trung ương năm 2008” của nhóm tác giả Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Đức

Thuận, Nguyễn Văn Nhữ, Bạch Khánh Hòa, Nguyễn Anh Trí Đây là điều tra

mô tả cắt ngang ở 839 người hiến máu tình nguyện ở Viện Huyết học - Truyền máu trung ương về nhận thức, thái độ và thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường truyền máu, kết quả cho thấy: 59% người hiến máu có nhận thức đầy đủ về HIV/AIDS, 83.7% người hiến máu biết HIV có

thể lây qua đường truyền máu Trong đó, 72.4% biết rằng do HIV có “giai đoạn cửa sổ” Có 17.3% người hiến máu chưa lập gia đình đã từng quan hệ

tình dục, chỉ có 28% quan hệ tình dục ngoài hôn nhân thường xuyên sử dụng BCS, 17% số người hiến máu đã từng nghi ngờ mình nhiễm HIV, 21.1% số người tham gia nghiên cứu đã từng xét nghiệm HIV Không có sự khác biệt mức độ nhận thức về HIV/AIDS giữa người hiến máu lần đầu và hiến máu nhắc lại, việc hiến máu nhắc lại nhiều lần chưa làm tăng lên nhận thức của người hiến máu về hiến máu tình nguyện Điều này bước đầu cho thấy công tác tư vấn, tuyên truyền, giáo dục cho người hiến máu về HIV/AIDS còn khá hạn chế Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn, kết hợp nhiều kỹ thuật chọn mẫu khác nhau Quy trình tiến hành chọn mẫu qua 3 giai đoạn: chọn điểm hiến máu dựa trên lịch hiến máu, chọn nhóm đối tượng và chọn đối tượng, thu thập số liệu bằng bảng hỏi Anket Nghiên cứu tập trung

mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS, hành vi nguy

cơ ở người hiến máu tình nguyện Từ đó tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS ở người hiến máu tình nguyện

Theo tạp chí Y học của Viện Huyết học và truyền máu trung ương có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề truyền máu Nhưng phần lớn là các

công trình khoa học đi sâu tìm hiểu về các vấn đề như: “Kết quả sơ bộ tình hình thu gom máu và xét nghiệm sang lọc các bệnh nhiễm trùng qua đường

Trang 17

truyền máu tại các cơ sở truyền máu trên toàn quốc và tại bệnh viện huyết học truyền máu trung ương từ năm 1994 đến tháng 6/2004”, hay đề tài “Tình hình sinh viên cho máu tại viện huyết học truyền máu trung ương trong 5 năm (1998-2003) và tỷ lệ nhiễm HIV,HBV,HCV”

Báo cáo “Khảo sát nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu ở người hiến máu thay thế tại Hà Nội năm 2008” của nhóm tác giả Nguyễn Đức

Thuận, Ngô Mạnh Quân, Cù Thị Lan Anh, Lý Thị Hảo, Phạm Tuấn Dương, Nguyễn Anh Trí Báo cáo này là kết quả điều tra cắt ngang ở 275 người nhà bệnh nhân hiến máu tại Viện Huyết học và truyền máu trung ương và Bệnh viện Tim Hà Nội, nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 300 người: 150 người ở Viện Huyết học và Truyền máu trung ương và 150 người ở Bệnh viện Tim Hà Nội, tiến hành thu thập tài liệu bằng Anket ở tại các điểm hiến máu Kết quả cho thấy: 29.5% đạt nhận thức đầy

đủ, 45% cho rằng các bệnh viện vận động người nhà hiến máu vì máu của người nhà tốt hơn, 59% số người tham gia vào nghiên cứu có thái độ tích cực đối với việc vận động người thân hiến máu, 88.4% sẵn sàng tiếp tục hiến máu nhắc lại kể cả trong trường hợp người nhà không còn tiếp tục cần máu Nghiên cứu này mới chỉ mô tả thực trạng nhận thức, thái độ và thực hành về hiến máu của người hiến máu thay thế (người nhà bệnh nhân) từ đó tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới việc chuyển đổi hành vi về hiến máu tình nguyện của người hiến máu thay thế

Nghiên cứu của nhóm tác giả Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Duy Ngọc,

Triệu Thị Biển, Nguyễn Anh Trí: “Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của người hiến máu về hiến thành phần máu tại hà nội năm 2011”

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 342 người hiến máu tại Viện Huyết học- Truyền máu trung ương và các điểm hiến máu lưu động của viện thu được một số kết quả 28,6% người hiến máu có nhận thức đầy đủ về

Trang 18

thành phần máu và hiến máu thành phần; 74,5% người hiến máu sẵn sàng hiến thành phần máu; 39% người đã từng hiến thành phần máu, trong đó sinh viên là chủ yếu (54,8%)

Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Thị Như Minh, Nguyễn Duy

Thăng: “Kiến thức, thái độ và hành vi và những yếu tố liên quan đến hiến máu của người hiến máu tình nguyện tại tỉnh thừa thiên huế” năm 2011

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 người hiến máu tự nguyện, tuổi từ

18 đến 60 sinh sống tại 3 huyện ( Hương Thủy, Phú Vang và Phong Điền) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Các kết quả nghiên cứu thu được cho thấy tỷ lệ người hiến máu tự nguyện có kiến thức tốt, thái độ đúng đắn, và hành vi đúng với hiến máu nhân đạo lần lượt là 71,3%; 66,0%; và 62,3% Có sự liên quan giữa tuổi và nghề nghiệp của người hiến máu với thái độ và hành vi hiến máu nhân đạo

Nghiên cứu của nhóm tác giả Trương Thị Kim Dung, Nguyễn Phước

Hạnh, Võ Thị Thu Ba, Trần Thị Hân, Hoàng Thị Kim Cúc : “Nhận thức, thái

độ, hành vi về hiến máu tình nguyện của nhân viên y tế tại TP Hồ chí Minh năm 2012”

Nghiên cứu ngẫu nhiên 393 người hiến máu tình nguyện tại các điểm hiến máu của bệnh viện Truyền máu huyết học thu được một số kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện chưa thực sự cao (42,6%), tỷ lệ đối tương tham gia nghiên cứu có thái độ tích cực về hiến máu chiếm 98,2%

Nghiên cứu “Một số yếu tố liên quan đến nhận thức, thái độ và hành vi

về hiến máu dự bị của người dân hai huyện đảo Cát Hải và Phú Quốc năm 2013” do nhóm tác giả Ngô Mạnh Quân, Lê Thanh Hằng, Nguyễn Anh Trí

Trong tổng số 417 đối tượng nghiên cứu (211 người ở Cát Hải, 206 người ở Phú Quốc), tỷ lệ nam giới chiếm 56,6%, tuổi trung bình là 37,06 ±

Trang 19

10,74; 64% có trình độ học vấn từ THPT trở lên, chủ yếu là lao động tự do (56,8%) 48,7% đối tượng nghiên cứu đã từng nghe về hiến máu dự bị, 54,9% biết được rằng có lực lượng hiến máu dự bị tại đảo, tỷ lệ này ở Phú Quốc cao hơn so với Cát Hải (73,8% và 36,5%) 77,5% người được hỏi sẵn sàng đăng

ký hiến máu dự bị, tỷ lệ này ở Cát Hải là 82,5%, ở Phú Quốc là 72,3%

Kết quả đề tài cơ sở “Thực trạng tình hình hiến máu tình nguyện và các yếu tố liên quan trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm 2016” do

BS Ngô Thị Huỳnh Nga làm chủ nhiệm

Về mục tiêu đề tài đặt ra là: Khảo sát tỷ lệ người dân có kiến thức, thái

độ và hành vi về hiến máu tình nguyện tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; Tìm hiểu các yếu tố liên quan hành vi hiến máu tình nguyện của người dân tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Phương pháp mô tả cắt ngang trên 444 người dân trong độ tuổi hiến máu (theo quy định của Bộ Y tế) thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn Kết quả trong tổng số 444 người tham gia điều tra, trong đó có 184 nam (chiếm 41,4%) và

260 nữ (chiếm 58,6%) Tỷ lệ có kiến thức đúng về tuổi có thể hiến máu tình nguyện là 72,3%; cận nặng cơ thể phải trên 45kg là 71,8%, biết sau 3 tháng trở lên có thể hiến máu được là 65,8%, biết những người không nên hiến máu bao gồm: người có bệnh tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, quan hệ tình dục không an toàn, người nghiện chích ma túy là 35,6% và biết hiến máu không

có hại đến sức khỏe là 70,7% Trong tổng số 444 người có 140 người đã tham gia hiến máu (chiếm 31,6%) và 304 người chưa từng hiến máu Trong số 140 người đã tham gia hiến máu có 119 người sẵn sàng tiếp tục hiến máu (chiếm 85%) và nhóm 304 người chưa từng hiến máu có 144 người sẵn sàng hiến máu (chiếm 47,4)

Có thể nhận thấy rằng, một điểm chung giữa báo cáo và các đề tài nghiên cứu đó là: mới chủ yếu là những nghiên cứu nghiêng về y học, thực

Trang 20

trạng hiến máu nói chung ở các bệnh viện, các vấn đề nảy sinh xung quanh vấn đề hiến máu Tuy đã có sử dụng một số phương pháp của xã hội học nhưng chưa kết hợp được các phương pháp định tính như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đề tìm hiểu, phân tích và lý giải sâu hơn về nguyên nhân, các yếu

tố tác động đến hành vi của người hiến máu Khách thể được đề cập đến trong các nghiên cứu này là những người hiến máu tình nguyện, hiến máu thay thế nói chung chưa đề cập tới khách thể đặc thù là thanh niên

Như vậy, phân tích tổng quan cho thấy sinh viên nói chung và hoạt động hiến máu nhân đạo nói riêng mà tác giả tổng quan cho thấy đa số sinh viên ở đây là lực lượng hiến máu tiềm năng và thường xuyên nhất Tuy nhiên, các nghiên cứu đã tiến hành hầu hết mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả, tổng hợp mang tính Y học nhiều hơn là các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ xã hội học nhằm lý giải cụ thể, sâu sắc về nhận thức, thái độ và các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu của họ

Để tìm hiểu kỹ hơn và nhận diện rõ nét nhóm đối tượng hiến máu tiềm

năng này, tác giả đã quyết định lựa chon đề tài “Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về hoạt động hiến máu nhân đạo” (Khảo sát qua trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh và Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh) Với đề tài lựa chọn, tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu

của mình sẽ góp phần thiết thực, bổ sung thêm những chứng cứ khoa học xác thực, mới mẻ, góp phần làm rõ thực trạng nhận thức, thái độ cũng như hành vi hiến máu tình nguyện của sinh viên tỉnh Bắc Ninh hiện nay đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hoạt động hiến máu tình nguyện trong sinh viên và đặc biệt là có những khuyến nghị về cách thức truyền thông phù hợp nhằm thu hút được đông đảo hơn nữa sinh viên tham gia vào hoạt động này

Trang 21

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên tỉnh Bắc Ninh về hoạt động hiến máu nhân đạo Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hoạt động hiến máu tình nguyện trong sinh viên và đặc biệt là có những hình thức tuyên truyền phù hợp nhằm thu hút được đông đảo hơn nữa sinh viên tham gia vào hoạt động này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thao tác hóa khái niệm liên quan

- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu

- Tiến hành khảo sát thực địa nhằm thu thập số liệu

- Tìm hiểu sơ lược thực trạng hoạt động hiến máu nhân đạo nói chung và thực trạng hoạt động này trong đối tượng sinh viên nói riêng

- Tìm hiểu được nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên với hoạt động hiến máu tình nguyện hiện nay thông qua đó để thấy được nhu cầu của sinh viên với hoạt động này

- Tìm hiểu các yếu tố tác động tới nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên với hoạt động hiến máu nhân đạo

- Xây dựng các khuyến nghị, giải pháp phù hợp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hiến máu tình nguyện trong sinh viên

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về hoạt động hiến máu nhân đạo

4.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh và Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

Trang 22

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Tháng 2-3-4/2016

- Phạm vi không gian: Đề tài được khảo sát tại tỉnh Bắc Ninh

5 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Sinh viên Bắc Ninh có nhận thức và thái độ như thế nào đối với hoạt động hiến máu nhân đạo?

- Những yếu tố nào tác động tới hành vi tham gia hoạt động hiện máu nhân đạo của các bạn sinh viên?

- Những rào cản nào trong nhận thức xã hội cũng như trong cách tổ chức, truyền thông khiến sinh viên chưa thực sự tích cực tham gia vào hoạt

động hiến máu nhân đạo?

5.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Hầu hết sinh viên tỉnh Bắc Ninh có nhận thức và thái độ tích cực về hoạt động hiến máu nhân đạo, tuy không diễn ra đồng đều trong tất cả các nhóm sinh viên

- Mức độ tiếp cận phương tiện truyền thông về hiến máu nhân đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, nhận thức và hành vi hiến máu tình nguyện của sinh viên

- Những sinh viên có tham gia các hoạt động đoàn, hoạt động tình nguyện thì có sự hiểu biết về hoạt động hiến máu nhân đạo đầy đủ hơn, có thái độ và hành vi tích cực hơn so với các bạn sinh viên không tham gia

- Những sinh viên có nhận thức tốt và thái độ tích cực đối với hoạt động hiến máu nhân đạo thì thường có hành vi tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo

Trang 23

- Các cách thức, chất lượng tổ chức các hoạt động hiến máu, chế độ tặng thưởng trong hiến máu tình nguyện có ảnh hướng lớn tới hành vi đi hiến máu tình nguyện của sinh viên

- Những bạn sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về hiến máu nhân đạo thì có nhu cầu tiếp nhận thông tin về hiến máu nhiều hơn

+ Nơi xuất thân + Tham gia hoạt động xã hội, tình nguyện

Điều kiện kinh tế - xã hội

Nhận thức, thái độ, hành

vi của sinh viên về hoạt động hiến máu nhân đạo Đặc điểm nhân

Trang 24

+ Chỗ ở hiện tại + Chức vụ, vị trí trong lớp, trường

- Đặc điểm gia đình:

+ Nghề nghiệp bố

+ Nghề nghiệp mẹ

+ Điều kiện kinh tế

- Mức độ tiếp cận thông tin về hiến máu nhân đạo

* Biến phụ thuộc: Nhận thức, thái độ, hành vi về hiến máu nhân đạo của sinh viên tỉnh Bắc Ninh

* Biến can thiệp:

+ Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Các chính sách đối với hoạt động hiến máu nhân đạo

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp này dựa trên những nguồn thông tin thứ cấp được thu thập

từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng những cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu Tác giả đã sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, phân tích tổng hợp những tài liệu lý luận có liên quan đến hoạt động hiến máu nhân đạo trong và ngoài tỉnh Từ đó, tìm hiểu những tác động, nhận thức, thái độ, hành vi, nhu cầu, mức độ tiếp cận thông tin đối với hoạt động hiến máu nhân đạo của sinh viên

Tác giả đã sử dụng và tìm hiểu các tài liệu, báo cáo về hiến máu của Hội chữ thập đỏ tỉnh Bắc Ninh Ngoài ra còn sử dụng tài liệu: sách báo, tin tức, các luận văn có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình

6.2 Phương pháp quan sát

Tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát tới những hoạt động tình nguyện đặc biệt là hoạt động hiến máu nhân đạo của sinh viên 02 trường Cao

Trang 25

đẳng Sư phạm và Đại học TDTT Bắc Ninh, để có sự đánh giá khách quan về thực trạng hiến máu của cả 02 trường

6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân

- Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm hướng tới tìm hiểu các thông tin chi tiết, giúp trả lời cho các câu hỏi như: Những lý do nào khiến một bộ phận sinh viên tích cực tham gia vào hoạt động hiến máu nhân đạo, số còn lại tại sao không? Những rào cản nào trong nhận thức xã hội cũng như trong cách tổ chức, truyền thông khiến sinh viên chưa thực sự tích cực tham gia vào hoạt động này

- Phương pháp chọn mẫu sử dụng phỏng vấn sâu: Với mục đích thu thập,

bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tế,

đề tài tiến hành chọn mẫu chủ đích:

+ Phỏng vấn sâu 5 sinh viên đã từng hiến máu, 5 sinh viên chưa bao giờ hiến máu

+ Phỏng vấn sâu 2 sinh viên trong đội tình nguyện xung kích của trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh; 2 sinh viên trong đội tình nguyện của trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

+ Phỏng vấn sâu 2 người trong Ban Chấp hành Đoàn của 02 trường + Phỏng vấn sâu 1 người thuộc ban lãnh đạo Hội chữ thập đỏ tỉnh Bắc Ninh

+ Phỏng vấn sâu 01 nhân viên y tế chuyên tham gia vào hoạt động hiến máu tình nguyện cuả tỉnh

+ Phỏng vấn sâu 01 cán bộ Hội, 01 cán bộ Đoàn tỉnh Bắc Ninh

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Nvivo 7.0

6.4 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp cơ bản được đề tài sử dụng để thu thập thông tin cho vấn đề nghiên cứu Các thông tin thu thập đuợc từ câu trả lời của sinh

Trang 26

viên sẽ giúp cho mọi người có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn về hoạt động hiến máu nhân đạo

+ Lấy danh sách của toàn bộ số sinh viên trong 2 khoa của trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh; 2 khoa của trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh theo danh sách thu thập được là 874 người

+ Khách thể nghiên cứu gồm 240 sinh viên sẽ được chọn ngẫu nhiên theo bước nhảy: N=874, n=240, tính bước nhảy k=N/n=4

+ Danh sách 4 khoa của hai trường nói trên được trộn đều Sau đó, bắt đầu chọn ngẫu nhiên một sinh viên đầu tiên, các sinh viên tiếp theo được lựa chọn theo ngẫu nhiên hệ thống, cứ cách khoảng k=4 chọn một sinh viên Cứ chọn như vậy cho đến khi đủ 240 sinh viên Sau khi chọn đủ cỡ mẫu tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 240 sinh viên đã chọn

- Đề tài góp phần bổ sung tài liệu và gợi mở ra các hướng nghiên cứu về hiến máu nhân đạo cho các đề tài sau

Trang 27

8 Kết cấu luận văn

- Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài và đặc điểm địa bàn nghiên cứu, mẫu nghiên cứu

- Chương 2: Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về hoạt động hiến máu nhân đạo

- Chương 3: Các yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên khi tham gia hiến máu nhân đạo

Trang 28

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng: Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người Nhận thức không phải là sự phản ánh một cách đơn giản, máy móc mà là quá trình phát triển một cách biện chứng, quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn Nhận thức không phải là kết quả của sự tác động một chiều của các sự vật vào trong giác quan của con người mà nó hình thành phát triển trên cơ sở tác động một cách tích cực của con người vào sự vật trên cơ sở thực tiễn xã hội Sự vận động phát triển của nhận thức diễn ra một cách biện chứng, từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn,

đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý [20; tr.23]

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động) Nó cũng có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người Ở con người hoạt động này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan Hoạt động nhận thức được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trìu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong như sau:

Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan

để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy Nhận thức cảm tính gồm các

Trang 29

hình thức sau: cảm giác, tri giác và biểu tượng Đặc điểm của giai đoạn này là: Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức, phản ánh bề ngoài, phản ánh cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất

Nhận thức lý tính (còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận Đặc điểm giai đoạn này là nhận thức gián tiếp đối với sự vật hiện tượng, là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính không tách bạch nhau mà luôn

có mối quan hệ chặc chẽ với nhau Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính; không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật Thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận được do đó thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức

Nhận thức của sinh viên đối với hoạt động hiến máu nhân đạo:

Là quá trình phản ánh, thu nhận những kiến thức về hoạt động hiến máu nhân đạo Nghiên cứu này chú trọng tới việc tìm hiểu mức độ hiểu biết của đối tượng hay khối lượng kiến thức mà đối tượng nắm được về hiến máu Cụ thể như: nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động hiến máu nhân đạo; về khoảng cách giữa những lần hiến máu; quyền lợi được hưởng khi tham gia hiến máu tình nguyện; những trường hợp nào thì không nên đi hiến máu; nhu cầu tiếp nhận thông tin về hiến máu của sinh viên…

1.1.2 Thái độ

Thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những nhân

tố chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng

Trang 30

Có thể hiểu, thái độ là cách nghĩ, cách nhìn, cách hành động theo hướng nào

đó của một vấn đề, một tình hình [7, tr.443]

Thái độ xuất phát chủ yếu từ những thông tin nhận được về các đối tượng, các sự vật hiện tượng Có thể là thông tin trực tiếp phát ra từ đối tượng, cũng có thể là gián tiếp do người khác cấp cho

Thái độ của một người trước một sự kiện xã hội thông qua sự tán thành hoặc phản đối, thông qua hành vi tham gia hoặc không tham gia sự kiện đó Thái độ của một người bị quy định bới các yếu tố xã hội phụ thuộc vào các khuôn mẫu xã hội [7, tr.36]

Trên thực tế, lần đầu tiên định nghĩa thái độ được đưa vào là năm 1918 bới hai nhà tâm lý học người Mỹ W.I.Thomas và F.Znaniecki, hai ông cho rằng: “Thái độ là trạng thái tinh thần (state of mind) của cá nhân đối với một giá trị này hay mội giá trị khác làm cho cá nhân có hành động này hay hành động khác mà được xã hội chấp nhận”

Còn gần đây, James, W.Kalat đưa ra định nghĩa: “Thái độ là sự thích hay không thích một sự vật hoặc một người nào đó của cá nhân, từ đó có ảnh hưởng tới hành vi của anh ta khi ứng xử với sự vật hay con người đó”

Trong Từ điển Tiếng việt, thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó

Thái độ của sinh viên khi tham gia hiến máu nhân đạo:

Là những quan điểm của đối tượng về hoạt động hiến máu nhân đạo Nó được thông qua việc đánh giá về mức độ ủng hộ hay không ủng hộ khi tham gia hiến máu Thái độ đối với ý nghĩa, tầm quan trọng của hiến máu; mức độ đồng tình hay không đồng tình trong việc tìm hiểu và thực hiện hiến máu nhân đạo

Trang 31

1.1.3 Hành vi

Mọi phản ứng của một cá nhân khi bị một yếu tố nào trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình ứng xử để thích ứng có định hướng, mục tiêu nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoản cảnh thì gọi là hành vi

Trong từ điển tâm lý học do RJ Corsini chủ biên, hành vi là những hành động, những tương tác đáp lại kích thích bên trong và bên ngoài bao gồm những cử chỉ quan sát được một cách khách quan, những cử chỉ thuộc về nội tâm và những quá trình vô thức

Theo từ điển Tiếng Việt, hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách

cư xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể nhất định [7; tr.25]

Hành vi là sự chuyển tải nhận thức, thái độ thành việc làm cụ thể Hành vi của con người ở mức độ cao là được học tập và có thể thay đổi bởi ảnh hưởng của những động viên hoặc kích thích thay đổi được của môi trường Theo Max Weber, hành vi xã hội là điểm xuất phát của mọi quá trình xã hội Theo Parsons, muốn giải thích một hiện tượng xã hội nào phải quy về những hành vi cá nhân sơ đẳng, coi như một sự kiện, một dữ kiện riêng

Như vậy, hành vi bao giờ cũng phát triển trong hệ thống cưỡng chế ít hay nhiều rõ rệt đối với chủ thể Tuy nó cũng không phải hoàn toàn do các cơ cấu

xã hội khách quan quy định Nó là hành vi cá nhân diễn ra trong quá trình xã hội hóa, nó còn dựa vào những ý định và động cơ của chủ thể hành vi cũng như vào những phương tiện thực hiện hành vi của chủ thể [7; tr.125]

Do vậy, khi tìm hiểu về hành vi tham gia hiến máu nhân đạo của sinh viên phải đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với các cá nhân và xã hội Đặc biệt, phải thấy được hành vi này là kết quả, là hình thức biểu hiện của nhận thức, thái độ

Trang 32

Hành vi của sinh viên đối với hoạt động hiến máu nhân đạo:

Là một dạng hoạt động xã hội có mục đích của nhóm xã hội gắn với sự cần thiết phải đáp ứng những nhu cầu căn bản của quá trình nhận thức về hiến máu Hành vi sẵn sàng hay không sẵn sàng, nghiêm túc hay gương mẫu trong việc hiến máu tình nguyện; chủ động tìn hiểu thông tin, tuyên truyền vận động người khác hiến máu…

1.1.4 Hiến máu nhân đạo

Từ trước năm 1995, khái niệm “hiến máu nhân đạo” còn khá xa lạ đối với cộng đồng, khi đó máu được huy động từ hai nguồn chính: người nhà bệnh nhân cho máu và người bán máu lấy tiền Trước thực trạng thiếu máu trầm trọng trong cứu chữa bệnh nhân và lượng máu chỉ đáp ứng 3-4% nhu cầu điều trị như vậy, GS.TS Đỗ Trung Phấn – Viện trưởng viện huyết học truyền máu trung ương – Trưởng bộ môn huyết học trường đại học Y khoa Hà Nội lúc bấy giờ đã tập hợp một nhóm sinh viên làm công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện Năm 1995, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Viện huyết học truyền máu trung ương tổ chức điểm hiến máu tình nguyện Ngày 6/1/1995, tại bệnh viện Bạch Mai, lần đầu tiên Viện huyết học truyền máu trung ương tổ chức ngày hiến máu tình nguyện với quy mô lớn, đã thu hút trên 300 thanh niên đến dự mít tinh và đã có 120 thanh niên trực tiếp tham gia hiến máu Từ đó, khái niệm về hiến máu nhân đạo đã được tuyên truyền nhanh chóng trong hội viên, thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập được Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện và thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông, hiến máu nhân đạo [15, 2001, tr.2]

Hiến máu nhân đạo là việc làm của những người hoàn toàn tự nguyện cho máu của mình để cứu sống người bệnh, khi có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người Do vậy, họ đã “tự sàng lọc”

Trang 33

trước khi hiến máu, thực hiện tốt những hướng dẫn của cán bộ y tế khi tham gia hiến máu [19, 2007]

1.1.5 Sinh viên

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Lating – “Student” nghĩa là người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu, khai thác tri thức Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc thù, đại đa

số là thanh niên đang chuẩn bị những tri thức, phương pháp và kinh nghiệm cần thiết để có thể tham gia vào quá trình sản xuất vật chất hay tinh thần của

xã hội sau khi tốt nghiệp

Sinh viên là một bộ phận của thanh niên đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng Họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong giai đoạn phát triển

và hoàn thiện nhân cách, tích cực học tập, rèn luyện chuẩn bị gia nhập đội ngũ tri thức, lao động kỹ thuật của đất nước Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên luôn là lực lượng năng động, sáng tạo và là nguồn nhân lực được đào tạo với trình độ cao của xã hội Mỗi thế hệ thanh niên nói chung

và sinh viên nói riêng đều thuộc về một nền văn hó xã hội lịch sử nhất định Lịch sử tạo cơ sở và điều kiện cho họ thực hiện vị thế, vai trò xã hội mà họ đảm nhiệm Đồng thời, họ cũng là lớp người đóng góp những sáng tạo mới, phát triển lịch sử

Sinh viên là lực lượng kế tiếp, bổ sung cho đội ngũ tri thức tương lai Họ

là lớp người có văn hóa cao và có điều kiện đón nhận những thông tin về tư tưởng, khoa học kỹ thuật, văn hóa và được tập trung ở những trung tâm kinh

tế, văn hóa xã hội của địa phương V.I.Lenin đã đánh giá sinh viên là: bộ phận nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng lớp có trình độ tiên tiến nhất trong hàng ngũ thanh niên Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế - xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của giáo dục đại học, đội ngũ

Trang 34

sinh viên có nhiều biến đổi về định hướng giá trị, lối sống, nhu cầu, nguện vọng

1.2 Cơ sở phương pháp luận

1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội

Lý thuyết hành động xã hội gắn với tên tuổi nhiều nhà xã hội học, trong

đó đặc biệt là M.Weber Tiếp cận này coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người

Ở phương diện triết học, hành động xã hội là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội Còn ở phương diện xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn với các chủ thể của hành động là các cá nhân

Một trong những khái niệm quan trọng nhất trong lý thuyết xã hội học của M.Weber là hành động xã hội Weber đã sử dụng triệt để phương pháp luận để định nghĩa xã hội học là “khoa học giải nghĩa hành động xã hội và tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội” Theo quan điểm của Weber, xã hội học là khoa học có nhiệm vụ lý giải, tức là giải nghĩa, thông hiểu động cơ, ý nghĩa của hành động xã hội Điều này cho thấy xã hội học vừa có đặc điểm tự nhiên, tức là giải thích nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của hành động xã hội, vừa có đặc điểm của khoa học xã hội nhân văn, tức là lý giải mục đích, nhu cầu, động cơ, ý nghĩa của hành động xã hội

Xã hội học phải là một khoa học giải thích các lý do của hành động xã hội, quá trình và tác động của chúng Hành động có nghĩa là một thái độ của con người (tự có, hành động bên ngoài hoặc bên trong, không được phép hoặc được phép), khi và chỉ khi chủ thể gắn liền với thái độ của mình với một ý nghĩa chủ quan Hành động, cái ý nghĩa mà các tác nhân phản ánh, có quan hệ

Trang 35

với hành động của những người khác và diễn ra do sự định hướng của hành động này Như vậy, hành động xã hội nghĩa là cơ sở của những động cơ chủ quan của cá nhân (hay nhóm) và sự định hướng đến người khác Đây là hai điều kiện mà thiếu nó thì không thể nói đến hành động xã hội

Trên cơ sở đó, M.Weber đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội

và những hành vi và hoạt động khác của con người Nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó Hành động, kể cả hành động thị động và không hành động (ví dụ như hành động im lặng, hành động chờ đợi không làm gì cả) được gọi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai; ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động

Theo quan điểm của M.Weber, không phải hành động nào cũng có tính

xã hội hay đều là hành động xã hội Những hành động nào chỉ nhằm tới các

sự vật mà không tính đến hành vi của người khác thì không được gọi là hành động xã hội Không phải tương tác nào của con người cũng là hành động xã hội Chỉ những hoạt động nào có mục đích, chủ thể “hiểu” ý nghĩa của nó mới

là “hành động xã hội” cần nghiên cứu Theo hướng này, M.Weber phân hành động xã hội thành 4 loại bao gồm:

Trang 36

những quyền lợi nhất định hoặc được cộng điểm thưởng ở trường là được nhưng từ đó mang đến rủi ro về mặt sức khỏe của chính người hiến máu khi chưa nắm được các thông tin đầy đủ đã tham gia hiến máu Hay đó chỉ là một hành động “a dua” khi thấy mọi người xung quanh đều đi hiến máu thì không thể gọi là hành động mà đó chỉ làm theo đám đông

Qua lý thuyết hành động xã hội cho ta biết được để giảm bớt những hậu quả không chủ định thì cần tăng cường hiểu biết về bản thân đồng thời cần phải chú ý hơn về nhu cầu tìm hiểu thông tin về hoạt động hiến máu, chỉ có như vậy chúng ta mới giảm bớt được tính duy ý chí trong hành động, nhờ đó

sẽ có những hành động đúng đắn khi tham gia vào bất kỳ hoạt động tình nguyện nào khác

1.2.2 Lý thuyết hành vi

Theo lý thuyết hành vi thì tất cả hay phần lớn hành vi của con người đều được giải thích theo mô hình kích thích – phản ứng và những phản ứng này độc lập với động cơ chủ quan của con người, tức là những lý thuyết này không quan tâm tới những tác động trong nội tâm con người, cái mà họ quan tâm chính là những cái bộc lộ ra ngoài là những hành vi của con người

Theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống rất phát triển ở Mỹ, hành vi của con người chỉ là những phản ứng (máy móc) quan sát được sau các tác nhân và nếu không quan sát được những phản ứng thì có thể nói rằng không có hành vi Lý thuyết này cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu được những gì mà chúng ta không thể quan sát trực tiếp được Do vậy, tâm lý,

ý thức con người không thể trở thành đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hành

vi Các nhà hành vi chính thống cho rằng các tác nhân quy định phản ứng của con người, do đó qua các phản ứng có thể hiểu được các tác nhân J.Waston – một đại diện tiêu biểu của lý thuyết hành vi trong tâm lý học đã đưa ra mô hình hành vi gồm một chuỗi kích thích và phản ứng:

Trang 37

S (tác nhân)  R (phản ứng) Theo sơ đồ này thì hành vi chúng ta hoàn toàn máy móc, cơ học mà không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác

Về sau trong quá trình phát triển thuyết hành vi, khái niệm hành vi dần được mở rộng và chứa đựng thêm nhiều yếu tố mới Các nhà hành vi mới (hay còn gọi là các nhà hành vi xã hội) cho rằng giữa hai yếu tố tác nhân và phản ứng còn có các yếu tố trung gian được chia làm 2 loại là các nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận thức Nhà xã hội học Mỹ G Mead đưa ra luận điểm

về bản chất xã hội của hành vi con người: “Hành vi xã hội không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhân và phản ứng Nó cần phân tích như một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận nào của của chỉnh thể được phân tích hoặc có thể được phân tích độc lập” Điều này có nghĩa, hành vi xã hội là

một thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Như vậy, hành vi của con người là một tập hợp nhiều hành động (hay việc làm cụ thể) liên kết với nhau một cách hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (như tính cách, di truyền…) và các yếu tố bên ngoài (như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, môi trường…) dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau Có 4 thành phần tạo nên mỗi hành vi của con người, đó là: kiến thức, niềm tin, thái độ và thực hành Mỗi hành vi là sự thể hiện của tất cả 4 thành phần bên trong một loạt các hành động có thể quan sát được nhằm đáp ứng một kích thích bên ngoài nào đó tác động lên cơ thể

Lý thuyết hành vi có cơ sở dựa trên lý luận về quá trình hình thành phản

xạ có điều kiện đối với các kích thích từ các tác nhân bên ngoài Quá trình suy nghĩ cân nhắc của con người trước khi hành động là không thể đo đạc nghiên cứu được Nếu các yếu tố bên ngoài tác động vào như thế nào thì con người sẽ phản ứng lại như thế ấy

Trang 38

Theo quan điểm của lý thuyết hành vi, áp dụng vào phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả vận dụng đi tìm hiểu mối quan hệ, tác động của cha

mẹ, của bạn bè, các phương tiện truyền thông… đến hành vi hiến máu nhân đạo của thanh niên, chỉ ra những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất

1.2.3 Lý thuyết mô hình niềm tin sức khỏe

Lý thuyết mô hình niềm tin sức khỏe là một trong những lý thuyết lâu đời nhất được thiết kế và lý giải hành vi sức khỏe bằng cách hiểu rõ hơn về niềm tin liên quan đến sức khỏe Đầu tiên, lý thuyết này được áp dụng để lý giải tại sao các cá nhân tham gia vào các chương trình kiểm tra sức khỏe cộng đồng và các chương trình tiêm chủng mở rộng Sau đó, lý thuyết này được sử dụng và phát triển để lý giải rất nhiều những loại hình hành vi sức khỏe khác

Mô hình này cho rằng khả năng của một cá nhân tham gia vào một hành động liên quan đến sức khỏe là dựa trên sự tương tác của bốn loại hình niềm tin khác biệt:

- Họ nhận thấy rằng chính bản thân họ có nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng hay vấn đề đó

- Họ tin rằng hậu quả của vấn đề sẽ rất nghiêm trọng

- Họ tin rằng nếu hành động thì sẽ giảm thiểu nguy cơ hoặc giảm tối thiểu hậu quả

- Họ tin rằng lợi ích của việc tham gia hành động sẽ lớn hơn chi phí, giá phải trả hay những rào cản khác

Hành vi tham gia hiến máu tình nguyện cũng là một hành vi liên quan tới sức khỏe của cá nhân và cộng đồng Dựa theo quan điểm của lý thuyết trên,

áp dụng vào đề tài nghiên cứu tác giả sẽ vận dụng vào phân tích lý giải tại sao các bạn sinh viên trong nghiên cứu tham gia vào hoạt động hiến máu tình nguyện, tại sao lại không tham gia, những rào cản tâm lý nào ngăn cản hành

vi tham gia hiến máu tình nguyện của họ

Trang 39

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đặc điểm mẫu nghiên cứu

1.3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của nước ta Bắc Ninh

có tiềm năng kinh tế và văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa dân gian Là nơi có nhiều công trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài nước

Năm 2014, dân số tỉnh Bắc Ninh là 1.279.900 người, chiếm 1,24% dân

số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam chiếm 511,7 nghìn người và nữ là 526,5 nghìn người; khu vực thành thị 286,5 nghìn người, chiếm 25,9% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 769,7 nghìn người, chiếm 74,1%

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và thế giới, lực lượng lao động ở Bắc Ninh đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe nhất của thời đại Bắc Ninh có 2 trường Đại học, 9 trường Cao đẳng với tổng số sinh viên là 12.971 người

Không chỉ có nền văn hóa giàu bản sắc mà Bắc Ninh phát triển mạnh các phong trào đoàn thể, phong trào thanh niên của tỉnh Đặc biệt là các phong trào tình nguyện được tổ chức với sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn trẻ như tình nguyện mùa hè xanh, hoạt động xây dựng nông thôn mới, quyên góp ủng hộ các gia đình khó khăn, gia đình chính sách…

* Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh: Được thành lập ngày 24 tháng 6

năm 1998 theo Quyết định số 109/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, nối tiếp truyền thống của các trường

Trang 40

Sư phạm của tỉnh trước đây, Trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hiện tại nhà trường được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo 49 ngành (35 ngành hệ cao đẳng, 14 ngành hệ trung cấp) Về quy mô đào tạo hiện nay có 60 lớp với gần 3.000 HSSV chính quy, 28 lớp Hệ đào tạo Liên thông, VLVH với trên 1500 sinh viên, ngoài ra trường còn liên kết đào tạo với các trường Đại học với trên 3.000 sinh viên, nhà trường thường xuyên mở các lớp Đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ NVSP, Tin học, Tiếng Anh trình độ A,B,C theo nhu cầu của người học và xã hội

* Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh (TDTT): là trường Đại

học được thành lập 25/10/1977, một trong những cơ sở đào tạo chuyên ngành đội ngũ cán bộ TDTT có trình độ đại học và trên đại học, vận động viên các môn thể thao cung cấp cho khu vực miền Bắc cũng như cả nước Trường gồm

có 6 khoa và đào tạo 19 bộ môn Với hơn 45 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh đã đào tạo ra hàng ngàn cán bộ và vận động viên thể dục thể thao, nhiều người trong số họ đã nắm giữ các cương vị quan trọng trong ngành thể dục thể thao của địa phương cũng như cả nước, giành được nhiều thành tích cao trong các giải thi đấu quốc gia và quốc

tế

Nhìn chung, sinh viên của hai trường đều năng động, sáng tạo và nhiệt tình trong các hoạt động của trường lớp cũng như các hoạt động ngoài xã hội Cùng với những kết quả trong học tập, tổ chức Đoàn và Hội Sinh viên nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng thu hút đông đảo các sinh viên tham gia Cụ thể như: chương trình tình nguyện như “Đông ấm vùng cao”,

“Tình nguyện mùa đông”, “Xuân tình nguyện” tại các địa phương trong và ngoài tỉnh Các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ, đột xuất, việc

Ngày đăng: 25/11/2021, 07:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w