Top 10 tài liệu tham khảo đặc sắc về chủ đề Chuyển dịch cơ cấu lao động mà bạn đọc không nên bỏ qua

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng hoặc giảm của từng bộ phận trong tổng thể lao động theo một khoảng thời gian nhất định. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn là sự thay đổi trong quan hệ tỉ lệ cũng như xu hướng vận động về lao động của các ngành diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian và theo xu hướng nhất định.

Trong nội dung bài viết này, chúng mình sẽ gửi đến các bạn 10 tài liệu tham khảo về chủ đề chuyển dịch cơ cấu lao động để các bạn có thể tham khảo và nghiên cứu nhằm giúp các bạn hiểu rõ và nắm được những nội dung cơ bản về vấn đề này. 

Nội dung chính

I. 10 bài viết về chủ đề chuyển dịch cơ cấu lao động

1. Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Chuyển dịch cơ cấu lao động là một hoạt động quan trọng, thuộc phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh tình hình cấu tạo bên trong của tổng thể lao động. Đồng thời cho thấy tương quan giữa các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Đặc trưng của cơ cấu lao động là mối quan hệ tỉ lệ về mặt số lượng và chất lượng lao động theo những tiêu chí nhất định. Trong tài liệu này, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng sự hiệu quả khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu lao động. 

Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Download tài liệu

2. Công tác dạy nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta

Chuyển dịch cơ cấu lao động được cho là hệ quả tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. Chuyển dịch cơ cấu lao động phải phù hợp với trình độ phát triển của cơ cấu kinh tế theo ngành. Hai yếu tố này song song cùng phát triển và cùng có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và ngược lại. 

Công tác dạy nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta
Công tác dạy nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta

Download tài liệu

3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Hóc Môn

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo ngành tại một số địa phương đang là một đề tài được nghiên cứu và quan tâm. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động thậm chí còn trở nên cần thiết và cần phải được thực hiện ở các địa phương vùng duyên hải miền Trung. Điều này thể hiện sự phát triển về mặt kinh tế nói chung và sự hội nhập so với thế giới khi chuyển dần từ các ngành lao động đơn giản sang các ngành lao động chuyên nghiệp có kỹ thuật cao. 

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Hóc Môn
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Hóc Môn

Download tài liệu

4. Chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thanh Hóa

Có hai nội dung chính trong chuyển dịch cơ cấu lao động. Cụ thể, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là tất yếu do đó quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng mang tính tất yếu. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu theo ngành theo những xu hướng nhất định do vậy nó quyết định xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động thể hiện rõ ràng trong sự thay đổi cơ cấu ngành hàng năm.

Chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thanh Hóa
Chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thanh Hóa

Download tài liệu

5. Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2015

Chuyển dịch cơ cấu lao động luôn dành được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo khi Đảng và Nhà nước đã hình thành xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong các giai đoạn năm cụ thể. Trong đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng trong nước GDP bình quân tăng đều hàng năm. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm phần lớn trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp. Lao động qua đào tạo cũng cần phải được chú trọng về cả số lượng và chất lượng.

Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2015
Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2015

Download tài liệu

6. Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam

Các yếu tố tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động thường có sự thay đổi theo các năm. Nhưng về cơ bản, chúng ta có ba yếu tố chính tác động trực tiếp tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động (đặc biệt là tại các vùng nông thôn ở Việt Nam). Trong đó, yếu tố dân số là quan trọng nhất. Thứ hai là yếu tố về kinh tế, văn hóa và xã hội. Cuối cùng là yếu tố khoa học công nghệ cũng có sự tác động nhất định tới quá trình chuyển dịch. 

Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam
Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam

Download tài liệu

7. Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ về lao động theo những mục tiêu nhất định. Hay nói một cách đơn giản hơn, chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân phối, bố trí lao động theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển.

Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

Download tài liệu

8. Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010-2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa

Nền kinh tế đang dần tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Nhưng khi cơ cấu lao động ở nước ta vẫn phân bố chủ yếu ở các ngành nông nghiệp (không yêu cầu cao về kỹ thuật, chuyên môn) thì việc chuyển dịch cần phải phù hợp và đáp ứng được cơ cấu kinh tế đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao là ưu tiên hàng đầu. 

Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010-2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa
Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010-2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa

Download tài liệu

9. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Một số tiêu chí đánh giá công tác chuyển dịch lao động bao gồm: động thái thay đổi tỷ trọng lao động các ngành trong nền kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được thể hiện thông qua việc biến đổi về tỷ trọng lao động của ngành này so với người khác và so với quy mô lao động của nền kinh tế theo thời gian. Hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra khá nhanh do có sự định hướng và chính sách của Đảng và Nhà nước. 

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Download tài liệu

10. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Dịch chuyển cơ cấu lao động là một quá trình biến đổi, chuyển hóa khách quan từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới có sự tiến bộ, phù hợp với quá trình và trình độ phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng đang dần có sự thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành. Tiến hành chuyển dần từ các ngành nông, lâm sang các ngành công nghiệp.

Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Download tài liệu

100+ Tài liệu về chuyển dịch cơ cấu lao động hay

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Phân tích hoạt động chuyển dịch cơ cấu lao động – Những nội dung cơ bản

1. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lao động

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động được biểu hiện thông qua:

  • Sự chuyển dịch trong cơ cấu cung lao động, là sự dịch chuyển theo hướng thay đổi cơ cấu phân chia theo các chỉ tiêu, số lượng và chất lượng lao động. Đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường lao động.
  • Sự chuyển dịch trong cơ cấu cầu lao động, là sự dịch chuyển cơ cấu lao động đang làm việc phân chia theo các ngành, khu vực kinh tế, vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế, dạng việc làm.
  • Sự chuyển dịch cơ cấu cung và cơ cấu cầu lao động có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau và kết quả là sự dịch chuyển cơ cấu lao động.
  • Một mặt, muốn chuyển dịch cơ cấu lao động thì cung lao động cả về số lượng và chất lượng phải phát triển đến một trình độ cần thiết, phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Thể hiện vai trò quyết định của cung lao động tới cầu lao động. 
  • Mặt khác, sự chuyển dịch khách quan có tính quy luật của cơ cấu lao động phản ánh quá trình xã hội. Sự phân công lao động ngày càng hợp lý, tiến bộ là một trong những yêu cầu giúp cho nền kinh tế tăng trưởng. 

2. Các yếu tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động

Một số yếu tố cơ bản sau tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động

  • Đầu tiên là yếu tố dân số. Yếu tố dân số thể hiện ở các chỉ tiêu mức sinh, mức chết, tình hình di dân và tỉ lệ dân số trong từng nhóm tuổi.
  • Yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội bao gồm: tiền lương và thu nhập trên thị trường; yếu tố xã hội bao gồm sở thích, hành vi, nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình; các chương trình phúc lợi xã hội; các chế độ chính sách, quy định của nhà nước; các nguồn lực và lợi thế kinh tế cũng như tình hình kinh tế
  • Các yếu tố về khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu và hội nhập kinh tế với sự phát triển của kinh tế thị trường. 

3. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam hiện nay

Trong sự chuyển dịch cơ cấu lao động – kinh tế tại Việt Nam, có hai xu hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong vòng 5 năm trở lại đây

Thứ nhất, cơ cấu lao động Việt Nam đã có sự chuyển đổi từ nhóm nghề đơn giản sang nghề nghiệp đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao. Thứ hai, tỷ trọng lao động làm việc trong những khu vực ngành nghề truyền thống như nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm sút nhường chỗ cho các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. 

  • Cụ thể, theo điều tra về dân số và lao động năm 2015 đến năm 2019 thì lực lượng đông đảo nhất trong ngành lao động ở Việt Nam là lao động trong khu vực nghề đơn giản, chiếm 1/3 tổng số lao động đang làm việc nhưng các số liệu chỉ ra nhóm ngành nghề này đã giảm 4% so với các năm trước đó. 
  • Đứng thứ hai trong cơ cấu lao động là nhóm ngành dịch vụ với 1/5 tổng số lao động. Nhóm thợ thủ công và thợ lắp ráp máy móc, thiết bị có xu hướng tăng. Nghề truyền thống như nông, lâm nghiệp chỉ chiếm 1/5 tỷ trọng của cơ cấu lao động Việt Nam và cũng có xu hướng giảm. 
  • Trong khi đó, nhóm lao động thuộc khu vực chuyên môn kỹ thuật bậc cao đã có xu hướng tăng. Các ngành chuyên môn kỹ thuật bậc trung, nhân viên và nhà lãnh đạo lần lượt chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu lao động.

Chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những hoạt động cần thiết, thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế. Mong rằng với những tài liệu liên quan tới vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động mà chúng mình cung cấp trong bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Đồng thời nắm được những nội dung cơ bản liên quan tới vấn đề.