QUOC GIA HO CHI MINH
HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYEN
HOANG MINH LOAN
TƯ TUONG HO CHi MINH VE BAO ĐỨC CÁCH MẠNG
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRUONG CAO BANG SƯ PHAM BẮC NINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80
Trang 2MUC LUC
6127 Ô 2
1 Tính cấp thiết của đề tài scccccnrrhrthtthtrhttrrrrrrrrdrrrrrrrrirrrrrrri 2 2 Tình hình nghiên cứu im 3 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu -:+-rsrtereereerrrrrerrrrrrrertrrtrrrre 6 ch vï ii 0 .aaaana 6
c0 0 ˆ ốố aan 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu tp 4.18 E715 916k 0811105749 n4 7 5 Phương pháp nghiên cứu - - +++++s+nretetterettertttrrtrttrrrrrrrrrrrrrrdrrrire 7 6 Đóng góp mới của luận Văn - + + *Ẻ hy tt Hư rà 0g 7 7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .- 5+ *s+eetresrrrrrrtrrerrrre 7
§ Kết cầu của luận văn - 5-5 + HH Hà th Hee 8
Chuong 1 TU TUGNG HÒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG: NỘI 001/62 7.©À@6:i 0 .ố 9 1.1 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng -‹ : 9
1.1.1 Đạo đức và đạo đức cách mạng ‹- -+ + ‡*‡hrhhhrerrerrrrrrreree 9
1.1.2 Một số nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng - c«<sseserre 18
1.2.Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 30
Chương 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐĂNG SƯ PHẠM BẮC NINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 35
2.1 Thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh hiện nay -+:cccecneereeeeerrirerrtrrrtrerfrrrrerrrrr 36
2.1.1 Tổng quan về hoạt động giáo dục ở Trường Cao đăng Sư phạm Bắc
Ninh hiện nay 6 S293 22.2 ti tà HH H0 11801 H101 1 1e 36
2.1.2 Thực trạng đạo đức của sinh viên Trường Cao đăng Sư phạm Bắc Ninh
TH ng g1 0k9 1 k9 kg E1 1K tt ch k4 8 1111-01 K10 k4 0119110 39
2.1.3 Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đăng Sư phạm
Bắc Ninh ` 44
2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho |
sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh 5 ccScsxsssveereereeerrre 58
2.2.1 Đổi mới nhận thức về giáo dục đạo đức c c-csrererrrrrrrerree 58 2.2.2 Đổi mới phương pháp, hình thức và nội dung giáo dục đạo đức 62
2.2.3 Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý giáo dục đạo đức trong nhà
TƯỜN Ăn HH 9121121171111 T111 tt HH 111 1110110T1T011011014111 11 69
2.2.4 Nâng cao tính tự giác, tích cực trau dồi đạo đức cách mạng của hc sinh ơ" đ ` nan nang ananaanaannaa 73 30067) 01 .nn 76
Trang 3| MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn đặn dò toàn
Đảng, toàn dân về những điều đặc biệt hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng Đối với Đảng, Người nhấn mạnh phải thường xuyên chăm lo rèn luyện đạo đức cách
mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức chú ý đến việc
“trồng người”, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, giáo dục họ trở
thành những người toàn diện, vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên” Cả
cuộc đời mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng và khát vọng đạo đức cách mạng, Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng, vừa là một tắm gương đạo đức trong sang
Tư tưởng và tâm gương dao đức cách mạng của Hồ Chí Minh là tài san tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta Nghiên cứu, học tập và làm theo tắm gương
đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi người đối với Bác kính yêu -
một con người mà tư tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua không gian và thời gian,
trở thành một biểu tượng đẹp đế của văn minh nhân loại Đồng thời, đó cũng là
trách nhiệm của mỗi người Việt Nam với tư cách chủ nhân của đất nước trong hiện
tại và tương lai
Hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra
những yêu cầu to lớn về chất lượng nguồn lực con người Đó là sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thé chat, thâm mỹ Nói cách khác, đó là sự phát triển nhân
cách nói chung của con người Việt Nam, mà trước hệt là của thê hệ trẻ
Có thế khẳng định rằng, giáo dục đạo đức theo tắm gương Chủ tịch Hồ Chí
Trang 4trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường ở
nước ta, đặc biệt là trong giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm
Nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho sinh viên Trường Cao đăng Sư phạm Bắc Ninh trong tình hình hiện nay
được coi là một trong những vấn đề cấp bách mà Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trường
Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh quan tâm Hơn 10 năm thành lập, Trường Cao đẳng
Sư phạm Bắc Ninh ngày càng khang định được vi thế của mình Tuy nhiên, cũng
phải thấy rằng ngoài những kết quả tích cực, những biểu hiện của sự yếu kém về đạo đức của sinh viên và thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc cần phải nghiên cứu và giải quyết Việc đánh giá đúng tình hình,
nhận diện đúng các vấn đề và tình huống, phát hiện được những trở ngại và vướng
mắc để tìm ra các nguyên nhân và luận chứng một số giải pháp nhằm đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh sẽ góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong đời sống đạo đức của
sinh viên hiện nay Đó là một việc làm cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho đất nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng
Những lý do trên đã nói lên tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu này, là động
lực thôi thúc tác giả, từ thực tiễn và kinh nghiệm sư phạm tuy chưa nhiều của mình
để lựa chọn vấn đề: "Tự trởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng với việc giáo
dục đạo đức cho sinh viên Tị rường Cao dẳng Sư phạm Bắc Ninh hiện nay” làm
luận văn thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề đạo đức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm Nhiều bài viết, bài nói của Người để lại được tập hợp thành những công trình nghiên cứu
chuyên khảo về đạo đức cách mạng, như: “Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng”,
Nxb Sự thật, 1976; “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng”, Nxb
Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986; “Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh”, Nxb
Trang 5Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đã được một số tác giả nghiên cứu và trên cơ sở học tập đạo đức, phong cách làm việc của Người, đề xuất các giải pháp
xây dựng đạo đức mới: chắng hạn, cuốn “Mấy vấn đề đạo đức cách mạng”, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 1978 của Vũ Khiêu “Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc
của công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 do Thang Văn Phúc chủ biên
Một số tác giả có các bài viết liên quan đến van đề đạo đức cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, như: “Về chữ chính trong cụm từ cần, kiệm, liêm, chính”-
Tạp chí Xây dựng Đảng, 18/07/2007; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng (từ tác phẩm Đường Cách mệnh đến bản Di chúc cuối cùng)” của tác giả
Tùng Khánh; “Đạo đức nhân văn Hồ Chí Minh” của tác giả Duy Hiển; và nhiều bài
viết liên quan đến cuộc vận động, học tập và làm theo tam gương đạo đức Hồ Chí Minh
Một số tác giả có những bài viết bàn về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức;
trong đó, khang dinh cdc giá trị đạo đức luôn chịu tác động hai mặt từ môi trường
kinh tế Các tác giả cũng chỉ ra sự phức tạp của các vẫn đề đạo đức xã hội: Đạo đức
mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác, vừa phải đấu tranh tự đổi
mới trong điều kiện mới Chẳng hạn, bài “Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay” của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học,
tháng 6/1996
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
có những đóng góp rất quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu này với các tác giả Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Minh Hạc và nhiều tác giả khác Để đi đến các quan niệm và giải pháp về giáo dục đạo đức, các tác giả đã lựa chọn
cho mình những cách tiếp cận khác nhau, tạo ra một sự đa dạng, phong phú về nội
Trang 6- Nguyễn Đức Minh nghiên cứu và trình bày cơ sở tâm lý - giáo dục học của _ giáo dục đạo đức
- Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đức thông
qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và nhân
văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó, giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện các hành vi
đạo đức cho học sinh
- Phạm Minh Hạc xuất phát từ đặc trưng tâm lý học để khảo sát hành vi và hoạt động, nghiên cứu đạo đức trong câu trúc của nhân cách, thực hiện giáo dục
đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, xem đó như là mục tiêu quan trọng
nhât của việc nâng cao chât lượng giáo dục
Một số tác giả tuy không đi sâu vào giáo dục đạo đức, nhưng khi bàn về giáo
dục đã đề cập tới giáo dục đạo đức với tính cách là một trong những nội dung giáo
dục cơ bản Ví dụ: Phạm Hoàng Gia nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục nhận thức khoa học với giáo dục đạo đức, những biểu hiện nhân cách trong lối sống và
đưa ra dự báo mô hình nhân cách thanh niên Đặc biệt, trong những năm gan day,
nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội đã hết sức lo lắng, trăn trohién tượng suy thoái, thậm chí băng hoại đạo đức ở một bộ phận thanh thiếu niên do tác
động tiêu cực từ những mặt trái của cơ chế thị trường và đã có nhiều bài viết đáng
quan tâm |
Trong các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), cần kể đến công trình mang mã số NN7: "Cải tiến công tác giáo dục
tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo
dục quốc dân" do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm Đề tài NN7 đã đề cập và phân
Trang 7Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, cố Thủ tướng Phạm Van Đồng đã viết nhiều tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng
về đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng Các tác phẩm của ông thê hiện tâm huyết đối với việc giáo đục đạo đức cho thế hệ trẻ và coi đó là chức năng quan trọng của nhà trường
Tác giả đã kế thừa trực tiếp những thành quả nghiên cứu nêu trên, dựa vào những gợi mở về lý luận và phương pháp từ các công trình khoa học của những
người đi trước có liên quan đến đề tài để triển khai luận văn thạc sĩ triết học của
minh
Tuy nhién, cho dén nay, hầu như chưa có một chuyên khảo nào đi sâu vào nghiên cứu việc giáo đục đạo đức cho sinh viên ở Trường Cao đăng Sư phạm Bắc
Ninh hiện nay Vì vậy, tác giả mong muốn và hy vọng góp được một phần nhỏ bé
của mình vào việc khắc phục sự thiêu hụt nói trên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Muc dich
Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng; phân tích thực trạng việc giáo dục đạo đức cách mạng
cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, từ đó luận chứng một số giải
pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng
Sư phạm Bắc Ninh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước và địa phương
trong thời kỳ đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá 3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Trang 8- Luận chứng một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng và việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc
Ninh
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, luận văn giới hạn ở việc phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và công tác
giáo dục đạo đức cho sinh viên của Trường Cao đăng Sư phạm Bắc Ninh trong khoảng 10 năm trở lại đây
5 Phuong pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm và đường lối của Đảng, các chính sách của Nhà nước về giáo
dục đạo đức Đồng thời, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những công
trình đi trước có liên quan đến đề tài luận văn
- Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp lôgíc và lịch
sử, phân tích và tổng hợp từ các tri thức lý luận chuyên ngành và liên ngành, tổng
kết thực tiễn giáo dục trong nhà trường 6 Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
- Phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh
- Luận chứng một số giải pháp cơ bản nhăm nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh hiện nay
Trang 9- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giáo dục đạo đức cho
sinh viên nói chung và sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh nói riêng
trong giai đoạn hiện nay
- Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng
dạy, học tập đạo đức trong các trường sư phạm cũng như trong công tác chỉ đạo của các cán bộ quản lý giáo dục
8 Kết cầu của luận văn
Trang 10Chuong 1:
TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VE BAO ĐỨC CÁCH MẠNG: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA
1.1 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.1.1 Đạo đúc và đạo duc cach mang
1.1.1.1 Dao dtc la gi
Với tư cách một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức đã
xuất hiện rất sớm trong triết học Trung Quốc, An Độ, Hy Lạp cỗ đại
Đạo đức là một phạm trù rộng nhưng lại rất cụ thể Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nhắc đến cụm từ đạo đức trên mọi lĩnh vực: đạo đức gia đình, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp, v.v Nói rộng ra là
đạo đức của cả một dân tộc Tuy nhiên, khi sử dụng cụm từ này, ít ai quan tâm đến
nội hàm của khái niệm Vậy, đạo đức là gì?
Danh từ đạo đúc bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lễ thói (moralis
nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa) Trong tiếng Hy Lạp, đạo đức được
xem như đồng nhất với “luân lý học” và được bắt nguồn từ chữ #⁄J¡cos, nghĩa là lề
thói, tập tục Như vậy, khi ta nói đến đạo đức tức là nói đến những lề thói và tập tục
biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau
hàng ngày
Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo của họ Đạo là một trong những phạm trù quan trọng của triết học Trung Quốc cổ đại Đạo có nghĩa là con đường, là đường đi Về sa, đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên Đạo còn là con
đường sống của con người trong xã hội
Khái niệm đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kinh văn đời nhà Chu và từ đó
trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều Đức dùng để nói đến nhân
Trang 11luân lý Như vậy, có thể nói, đạo đức của người Trung Quốc cô đại chính là những yêu câu, những nguyên tắc do cuộc sông đặt ra mà mỗi người phải tuân theo
Trước C.Mác và Ph.Ăngghen, các nhà triết học (kế cả duy tâm lẫn duy vật)
đều sai lầm khi xem xét vấn đề xã hội và đạo đức Họ không thấy được tính quy định của nhân tố kinh tế đối với sự vận động của xã hội nói chung va đạo đức nói riêng
Xã hội học trước Mác không thê giải quyết một cách khoa học vấn đề nguồn
gốc và thực chất của đạo đức Nó xuất phát từ “mệnh lệnh của Thượng dé”, “ý
niệm tuyệt đối, lý tính trừu tượng”, bản tính bất biến của loài người, chứ không
xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ hiện thực xã hội để suy ra toàn bộ lĩnh vực tư tưởng, trong đó có tư tưởng đạo đức
Khác với các quan điểm trên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng,
trước khi sáng lập các quan điểm, tư tưởng, lý luận, con người đã hoạt động thực tiễn, tức là đã sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống Toàn bộ tư
tưởng thế hiện trong các hình thái ý thức xã hội của một thời đại đều bắt nguồn từ
điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội đó Ý thức xã hội của con người là sự phản
ánh tổn tại xã hội của họ Các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh những
mặt khác nhau của đời sống xã hội Đạo đức cũng vậy, nó là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tổn tại xã hội dưới dạng các nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực
nhăm điêu chỉnh hành vi của con người
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, chúng ta có thể hiểu khái niệm
đạo đức như sau: Đạo đúc là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách
| ứng xử của con người trong các mỗi quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội
Trang 12quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người theo khuôn phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa Bất kỳ trong thời đại lịch sử
nào, con người cũng đều được đánh giá theo các chuẩn mực, quy tắc đó Các khái
niệm thiện ác, khuôn phép và quy tắc hành vi của con người thay đổi từ thế kỷ này
sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác Và trong xã hội có giai cấp thì
bao giờ chúng cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định Những khuôn
phép và quy tắc đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra
cho hành vi của mỗi cá nhân Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội và đối với người khác Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định được xã hội,
hay một giai cấp, dân tộc thừa nhận Ở đây, quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của
mình đối với xã hội và đối với người khác là tiền đề của hành vi đạo đức của cá nhân
Tóm lại, đạo đức không phải là cái có san ở đâu đó, nó được hình thành từ khi có xã hội loài người và tồn tại vĩnh viễn cùng loài người Tuy nhiên, hệ thống các nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức lại có tính lịch sử vì với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội lại
không bất biến Với tính cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức giúp con người
điều chỉnh hành vi của mình, hướng con người tới cái tốt, cái thiện
1.1.1.2 Đạo đức cách mạng là gì
Trong tác phẩm Cần kiệm liêm chính (1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam,
Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người”[31, tr 631]
Trang 13chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Trong tác phẩm đó, Hồ Chí Minh đã nêu rõ “tư cách của người cách mạng” gồm một loạt phẩm
chất cần có trong việc ứng xử đối với bản thân, đối với cách mạng, đối với nhân dân Đạo đức là gốc của người cách mạng Đạo đức cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh quan tâm giáo dục, bồi dưỡng cho đảng viên và cán bộ có thể nêu ngắn gọn là suốt đời phan đấu cho Tổ quốc độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thắng lợi trên đất nước ta và trên thế giới, làm cho nhân dân có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc Người thường nói: đấu tranh để giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, giải phóng con người là sự nghiệp cách mạng to lớn, vẻ vang Cho nên, người cán bộ, đảng viên muốn lãnh đạo được nhân dân trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân và phong kiến nhằm xây dựng xã hội mới,
xã hội chủ nghĩa thì phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được
nhiệm vụ vẻ vang
Đạo đức cách mạng là gì? Về vấn đề này, Hồ Chí Minh giải thích rằng đạo
đức cách mạng là đạo đức mới, không phải là đạo đức thủ cựu Đạo đức mới kế
thừa, phát triển truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những giá trị tỉnh hoa của loài người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Đạo đức cách mạng của
cán bộ, đảng viên là suốt đời phần dau, hy sinh vì Đảng, vì cách mạng, luôn đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên hết Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ,
đảng viên muốn trở thành người cách mạng chân chính không có gì là khó cả Điều đó hoàn toàn đo lòng mình mà ra Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào mình thì sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư Mình đã chí công, vô tư thì khuyết
điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt, như cần, kiệm, nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm ngày càng phát triển thêm Đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng quan điểm và đường lối
của Đảng, làm gương cho quần chúng: không được nói trái, làm trái nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Bởi vì nếu cán bộ, đảng viên nói trái,
Trang 14quyết, chính sách có đúng, có hay đến mấy cũng khó được quần chúng nhân dân ủng hộ và thực hiện đầy đủ Mọi cán bộ, đảng viên phải nâng cao tỉnh thần trách
nhiệm trước nhân dân, trước Đảng, thực hiện liêm, chính, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân một cách triệt để, dựa vào quần chúng nhân dân để đấu tranh chống lãng phí, tham ô, quan liêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc của người cách mạng; do vậy, bồi dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân Bởi lẽ, các căn bệnh quan liêu, lãng phí, tham những đều do chủ nghĩa cá nhân
đẻ ra Mà những người mắc bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà chỉ “tự tư tự lợi” Họ dùng của công làm việc tư, dựa
vào Đảng đề theo đuôi mục đích cá nhân hẹp hòi, vị kỷ của mình
Đạo đức cách mạng là đạo đức mới Đạo đức cách mạng là đạo đức của
những người tiên tiến - những người đám hy sinh vì quyền lợi chung của dân tộc, của cộng đồng Đạo đức cách mạng là tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản, đâu tranh để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Tháng 12/1958, dưới bút danh Trần Lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác
phẩm Đạo đức cách mạng Tác pham được in lần đầu trên Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), sau đó được Nhà xuất bản Sự thật (Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia ngày nay) in thành sách và phát hành ngay trong tháng 12/1958 Trong tác
phẩm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, “nói tóm lại thì đạo đức cách mạng
là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân
Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn dùng tự phê bình và phê bình dé
Trang 15Theo Hé Chi Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cách mang
đầy khó khăn, lâu dài và gian khổ Sự nghiệp ấy cần người cách mạng vì có kẻ địch
chống lại cách mạng Kẻ địch có 3 loại:
+ Chủ nghĩa tư bản và bọn dé quốc là kẻ địch rất nguy hiểm
+ Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngắm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ, chúng ta không thể trấn áp nó mà phải cải tạo nó một cách
cân thận và rất lâu dài
+ Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhần, tiểu tư sản còn ấn nấp trong mỗi
chúng ta Nó luôn chờ dịp để ngóc đầu dậy Nó là bạn đồng hành của hai kẻ địch
kia
Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào
cũng phải quyết tâm chống mọi kẻ địch Đạo đức cách mạng là hoà mình với quần
chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần
chúng Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu
tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với chủ nghĩa tập thể, no dé ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: Quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí Chủ nghĩa cá nhân trói buộc, bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này làm bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham chứ không nghĩ đến lợi
ích của giai cấp, của nhân dân Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ thù hung ác của chủ nghĩa xã hội, người cách mạng phải đầu tranh đê tiêu diệt nó
Nói về đạo đức mới — đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh viết: “Có người cho
rằng đạo đức cũ và mới không có gì khác nhau nhiều Nói như vậy là lầm to Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chống lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững dưới đất, đầu ngắng lên trời” [32, tr 320 - 321]
Đạo đức tư sản, về thực chất, là đạo đức của những kẻ bóc lột, nó được xây dựng dựa trên cơ sở chủ nghĩa cá nhân, đôi lập hoàn toàn với chủ nghĩa tập thê, với
Trang 16Như vậy, đạo đức cách mạng luôn gắn liền với nhiệm vụ đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân, của quần chúng lao động nhằm xoá bỏ nghèo nàn,
lạc hậu tiến tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, mọi người sống yêu thương, bình đẳng
với nhau Đạo đức cách mạng Việt Nam là sản phẩm của công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, do nhân dân Việt Nam hun đúc bằng chính truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và lao động phát triển kinh tế, xây
dựng đất nước Nó luôn được thử thách, gọt giũa và bồi dưỡng qua các thế hệ Đó
là một trong những giá trị văn hoá cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là lẽ sống, là linh
hồn của cộng đồng dân tộc Việt Nam Nó vừa có tính én định bền vững, đồng thời không ngừng được bồi đắp, bổ sung Đạo đức cách mạng với những chuẩn mực của nó góp phần giữ vững trật tự xã hội, điều chỉnh hành vi của con người và điều chỉnh các mối quan hệ của con người với nhau, với xã hội Muốn đạt được những chuân mực của đạo đức cách mạng đòi hỏi người cách mạng phải không ngừng học - tập, rèn luyện để tiến bộ Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đạo đức cách mạng
không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát
triển và củng có Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”
[35, tr 293]
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng đã chứng minh rằng, nhờ thắm nhuần
đạo đức cách mạng mà biết bao người con đất Việt đã chiến đấu hy sinh cho độc
lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân Cũng chính từ các cuộc vận động cách mạng đó biết bao người đã được tôi luyện và trưởng thành Chủ tịch Hồ
Chí Minh của chúng ta là một tắm gương, một biểu tượng điển hình về đạo đức
cách mạng Đúng như một ý kiến đã từng nhận định rằng, đức độ của Người là sự kết tỉnh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, gắn với những phẩm chất cao quý nhất của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay
Trang 17“a) NHÂN là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bảo Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân
dan ”
“b) NGHĨA là ngay thắng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan
Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cần thận Thấy việc phải
thì làm, thấy việc phải thì nói Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đăn”
“c) TRĨ vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch,
sáng suôt.Biêt xem người Biết xét việc Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc
có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cât nhắc người tôt, đê phòng người gian”
“đ) DŨNG là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa Cực khô khó khăn, có gan chịu đựng Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát”
“đ) LIÊM là không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung
sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không
bao giờ hủ hoá
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”
Người kết luận: “Đó là đạo đức cách mạng Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân,
mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [3I, tr 251 - 252]
Nói về vai trò to lớn của đạo đức cách mạng đối với người cán bộ cách mạng, Hồ
Chí Minh khẳng định: ““Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng
Trang 18Chí Minh viết: “Đạo đức cách mạng có thé nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái Giữ vững lập trường Tận trung với nước Tận hiếu với dân Mọi việc thành hay là bại chủ chốt
là đo cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không ” [33, tr.480]
Ngoài các yếu tố cầu thành đạo đức cách mạng, như nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm,
sau này Hồ Chí Minh còn bổ sung thêm một số phâm chất, như cần, kiệm, tín, chính
với nội dung không ngừng được mở rộng cho phù hợp với thời đại mới Vào tháng 12/1958, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và miền Nam
tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh viết: “Nói tóm lại thì đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, giữ vững ký luật của Đảng,
thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao
động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân
Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn dùng tự phê bình và phê bình để
nâng cao tư tưởng và cải tiễn công tác của mình ” [34, tr 409 - 410] Cũng trong bài viết này, Hồ Chí Minh còn nói rõ: “Đạo đức cách mạng là vơ luận trong hồn cảnh
nào, người đảng viên cũng phải đặt ợi ích của Đảng lên trên hết Nếu lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối
phục tùng lợi ích của Đảng
Đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng” [35, tr.289 - 290]
Trong buổi nói chuyện với sinh viên và cán bộ Việt Nam học tập và công tác ở Matxcova tháng 10/1961, Hồ Chí Minh đã nâng đạo đức cách mạng lên đồng nghĩa với đạo đức cộng sản Người nhắn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản phải có
những con người cộng sản chủ nghĩa, nghĩa là phải có những người có đạo đức cộng
Trang 19Những trích dẫn trên đây cho thấy, đối với Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng chính là gốc của người cách mạng, nếu không có cái gốc này thì không thể làm được
cách mạng, càng không thê là người thực hiện cách mạng thành công
Khi chỉ ra các yếu tố cấu thành nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh cũng vạch rõ những hiện tượng phi đạo đức, đó là bệnh tham lam, lười biếng,
kiêu ngạo, hiếu danh, “hữu danh vô thực ”, kéo bè kéo cánh, cá nhân, tị nạnh, xu ninh
- a dua Ngoài ra, đi kèm với các căn bệnh đó là những hiện tượng tiêu cực, như thiếu kỷ luật, hẹp hòi, địa phương chủ nghĩa Phát hiện ra bệnh rồi, Người tiếp tục chỉ ra nguyên nhân và các triệu chứng của nó Đề các bệnh này không xâm nhập vào con người, theo Hồ Chí Minh, mỗi người phải luôn tích cực và thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng Đạo đức cách mạng một khi được tôi luyện, rèn giũa sẽ trở thành chất “zziễn địch” để ngăn chặn các căn bệnh trên không thê tấn công vào người cán bộ cách mạng được
Cả cuộc đời Người hy sinh cho cách mạng Ở Hồ Chí Minh, lời nói luôn đi đôi
với việc làm, lý luận luôn gan với thực tiền, học đi đôi với hành Người chính là một tắm gương sáng ngời để toàn Đảng, toàn dân ta soi vào đó tự trau dồi đạo đức cách mạng cho mình để phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng, đưa đất nước đến ấm no, hạnh
phúc
1.1.2 Một số nội dung cơ bản của dạo đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tắm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50
bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn
dé quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng
Trang 20có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
vẻ vang vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mẫy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [31, tr
252 - 253] |
Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém
Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt
đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng, có tài mà không có đức là người vô dụng,
nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc, nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực chung nhất, nội dung cơ bản nhất của đạo đức cách mạng Việt Nam gôm những diém sau:
l.1.2.L Trung với nước, hiểu với dân
Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng và đưa vào các khái niệm đó những nội dung mới
Trong quan niệm của Nho giáo, trung là trung quân, trung với vua Cá nhân nào thê hiện tinh thần yêu nước thì phải trung với vua Trung với vua cũng có nghĩa
là trung thành với nước, vì vua với nước là một
Với truyền thống yêu nước sẵn có, dân tộc Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng
trung, hiếu của đạo đức Nho giáo một cách có chọn lọc Trung, hiểu đã trở thành
một phân tài sản của văn hoá dân tộc, góp phần củng cố và xây dựng nền độc lập
dân tộc
Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ trung, hiếu đã ăn sâu bám rễ trong con người
Trang 21Người đã đưa vào đó những nội dung mới, phản ánh đạo đức cao rộng hơn, không
phải chỉ trung với vua và hiếu với cha mẹ, mà là “trung với nước, hiếu với dân”
Theo Hồ Chí Minh, trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ
nước Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ đất nước Bằng việc chuyển khái niệm #ng với vua thành rung với nước, Hồ Chí Minh đã loại bỏ một trong những công cụ thống trị đắc lực của bọn vua chúa phong kiến Đây là một sự sáng tạo rất độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc sử dụng khái niệm đạo đức cũ dé noi lên đạo đức mới
Khái niệm #ếu cũng được bắt nguồn từ đạo đức Nho giáo Theo Nho giáo, chữ hiếu áp dụng trong quan hệ gia đình: con cái phải tôn kính, thờ phụng cha mẹ
mới là làm tròn đạo hiếu
Hồ Chí Minh nói: Đạo đức ngày nay cao rộng hơn, không phải chỉ có hiếu với cha mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân; người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chắng những
bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày | vò Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của
cả nước nữa Phải hiệu chữ hiêu của cách mạng rộng rãi như vậy
Muốn #ng với nước phải hiếu với dân, trung và hiểu gắn bó hữu cơ với nhau Vì thương dân, thông cảm với nỗi đau mất nước của dân, Hồ Chí Minh đã
phải xa những người thân của mình để ra đi tìm đường cứu nước Điều này nói lên
rằng, ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã có quan niệm mới về đạo hiếu Theo Hồ Chí Minh, hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ cho người dân Người đã khẳng định: Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Bao nhiêu lợi ích đều vì đán và Đảng, Chính phủ là “đầy tớ” của dân
Tùy theo từng đối tượng mà Hồ Chí Minh xác định nội dung trung, hiếu cho
Trang 22Đối với cán bộ, đáng viên, Hồ Chí Minh yêu cầu người đáng viên truớc hết
phải luôn trung thành với Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân: Chính phủ là công
bộc của dân, chính phủ bao giờ cũng phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy:
“Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”
[30, tr 56]
Đối với /ực lượng quân đội, Hồ Chí Minh cho rằng, “quân đội ta trung với -
Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã
hội” [37, tr 350] Theo Người, quân đội ta là của nhân dân, bộ đội ta là con em của
nhân dân, từ nhân dân mà ra, cho nên phải chiến đấu hy sinh quên mình vì nhân
dân Những phẩm chất trung voi nuoc, hiểu với dân đã tạo nên sức mạnh vô địch của quân đội ta nên khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thăng
Đối với công an nhân dân, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Phải nâng cao lòng
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, luôn cảnh giác, dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân Trong sáu điều dạy công an nhân dân, có hai điều rất quan trọng, đó là:
đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ
phép
Đối với /hanh niên, Hồ Chí Minh yêu cầu: Điều gì phải thì làm cho kỳ được,
dù là việc nhỏ Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ Trong thư gửi
thanh niên ngày 2/9/1965, Người căn dặn: họ phải luôn nâng cao chí khí cách
mạng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khan nao cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng
Đối với các thấy cô giáo, Người nhẫn mạnh rằng, dạy cũng như học, phải
Trang 23yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng,
sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho
Như vậy, với luận điểm: trung với nước, hiếu với dân, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức Người đã gạt bỏ cái nội dung hẹp hòi
của chữ ứrzng trong Nho giáo — trung với vua dưới chế độ phong kiến và thay vào
đó bằng một nội dung mới mang ý nghĩa sâu sắc và giá trị to lớn hơn — ng với
nước, hiễu với dân
1.1.2.2 Yêu thương con người
Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo
cộng sản, tiếp thu tỉnh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ cùng với
những trải nghiệm của chính bản thân mình qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhât của người cách mạng
Yêu thương con người là tình cảm rộng lớn và sâu sắc của Hồ Chí Minh Nhà thơ Tế Hữu đã từng xúc động viết lên những vần thơ đẹp ngợi ca tình yêu thương
COn người của Hồ Chí Minh: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ơm cả non sơng,
mọi kiếp người” Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột Tình yêu thương
đó ở Hồ Chí Minh đã lắng đọng thành khát vọng, ham muốn tột bậc là làm cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành Nếu không có tình yêu thương con người chân thành và sâu sắc như vậy thì không thể nói đến cách mạng, không thể nói đến chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản
Trang 24tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã lên án những tội ác “trời
không dung, đất không tha” của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân lao động ở
các nước thuộc địa Từ đó, Người kêu gọi tất cả những người cùng khổ trên thé giới
đoàn kết lại để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân và đế quốc
Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn phải được thể hiện trong
mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người xung quanh Nó đòi hỏi phải tôn trọng con người, phải biết nâng con người lên chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người nắm giữ cương vị lãnh đạo, ở bất cứ cấp nào
Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ rằng, đối với người cán bộ, đảng viên cần phải có năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Trong đó, chữ nhân được Người đặt lên hàng đầu: “Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào” Trong bản Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, Người căn dặn trong Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau Đối với cán
bộ quân đội, Người yêu cầu phải yêu thương các chiến sĩ như anh em ruột thịt Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã dành tình yêu thương cho tất cả mọi
người, từ các cụ già đến các cháu nhỏ, từ cán bộ đến công nhân viên, chiến sĩ Đối
với các chiến sĩ, những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Người thường dành
cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất Mùa đông thương anh em
chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biển, Người đem tắm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ
Phụ nữ và trẻ em cũng là một trong những đối tượng được Người dành những tình cảm thương quý đặc biệt Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ
Chí Minh đã dành một chương để nói về nỗi khổ nhục của người phụ nữ ở các
Trang 25thiếu phụ đang cho đứa con mới đẻ bú và tay dắt một em gái lên tám, những tên
khác thay phiên nhau hiếp cô thiếu nữ, người mẹ và đứa con gái nhỏ của bà Xong
chúng vật ngửa cô thiếu nữ ra, trói lại nhét giẻ vào miệng, rồi một tên cầm lưỡi lê
đâm vào bụng cô, chặt ngón tay cô để lẫy chiếc nhẫn và cắt đầu cô để lột cái vòng
cô Mọi nỗi khổ đau như thế cứ chất chồng, đè nặng lên những người dân lương
thiện mà không giấy mực nào kế xiết Từ sự cảm thông với những nỗi đau ấy của
đồng loại, tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã biến thành hành động
Người quyết đi tìm con đường cứu nước, cứu dân; làm mọi cách có thể vì cuộc
sông tự do, âm no và hạnh phúc của nhân dân
Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện cả với những người từng có sai lầm, khuyết điểm nhưng đã biết nhận rõ những sai lầm,
khuyết điểm và cố gang sửa chữa, kế cả đối với kẻ thù bị thương, bị bắt hoặc đã
quy hàng Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp ở trong mỗi con người Chẳng hạn, Hồ Chí Minh viết: “ Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế
này hay thế khác đều đòng đối của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc
Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ
Có như thế mới thành đoàn kết, có đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang” [30,
tr.246-247]
1.1.2.3 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô fư
Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con
người Vì vậy, Hồ Chí Minh đã đề cập đến những phẩm chất này nhiều nhất,
thường xuyên nhất, từ Đường Kách mệnh dén ban Di chiic cudi cing
Hồ Chi Minh đã sử dụng những khái niệm cân, kiệm, liêm, chính, chí công
Trang 26giữ lại và cách tân những gì tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ những gì không còn phủ
hợp và đưa vào đó những nội dung mới phù hợp, dễ hiểu, đễ thực hành Hồ Chí
Minh cho rằng, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, đó là cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư Vì sao lại như vậy? Vì cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc Người cho rằng, cần, kiệm, liêm, chính
cũng cần như bốn mùa của trời, bốn phương của đất: “Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bến phương Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức Cần,
Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người ” [31, tr 631]
Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đều được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ rang, cu thé va dé hiểu với mọi người Theo Hồ Chí Minh, cẩn tức là
lao động siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai Cần có nghĩa là lao động phải có
kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao trong công việc, lao động với tỉnh thần tự lực
cánh sinh, không ỷ lại, không dựa dẫm Người cũng cho rằng, lười biếng là kẻ địch,
là mặt đối lập của chữ cần Kiệm tức là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,
không bừa bãi” Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền bạc
của dân, của nước, của bản thân mình Người cũng nêu rõ: “Tiết kiệm không phải
la bin xin Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có
việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì đù bao nhiêu công, tốn
bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm” [31, tr 637] Liêm là
trong sạch, không tham lam, là “không tham địa vị Không tham tiền tài Không
tham sung sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính
đại, không bao giờ hủ hoá Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”
[31, tr 252]
Người đã chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm, như “cậy quyên thê mà đục
Trang 27đã nhắc lại một số ý hay của Không Tử, Mạnh Tử: “Cụ Không Tử nói: “Người mà
không liêm, không bằng súc vật” Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy” [31, tr 641]
Chính “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn” Đối với mình: Không tự
cao tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều
hay, sửa đổi điều dở của bản thân Đối với người: Không nịnh hót người trên,
không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc Đối với việc: Để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà Đã phụ trách việc gì thì làm cho kỳ được Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác đù nhỏ mấy cũng tránh
Về chí công vô íw, Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, hoặc “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau” [2, tr 35] Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, là lòng mình chỉ biết vì Tổ quốc, vì đồng bào Chí công vô tư, về thực chất, là tiếp nối
cần, kiệm, liêm, chính Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư Ngược
lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân thì nhất định sẽ thực hiện được cần,
kiệm, liêm, chính
Căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn và đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực công tác, các khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được Hồ Chí Minh
sử dụng một cách phù hợp
Đối với người cán bộ, đảng viên, cần kiệm, liêm chính là những đức tính vô
cùng cần thiết, bởi vì: “Cán bộ muốn cho xứng đáng, phải làm được việc Muốn làm được việc, thì phải được dân tin, dân phục, dân yêu Muốn được dân tin, dân
phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới Nghĩa là phải siêng
năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng” [31, tr 208]
Đối với những người làm việc ở các công sở, Hồ Chí Minh yêu cầu phải giữ
Trang 28cua cai cla nhan dan: “1 Can - Lam viéc phai dén ding gid, ché đến trễ, về sớm 2 Kiệm — Giấy bút, vật liệu, đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm 3 7/m - Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ, trung
ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu 4 Chính - Minh là người làm việc công, phải có công tâm, công đức Chớ đem của công dùng vào việc tư Chớ đem người tư làm việc công Việc gì cũng phải công bình, chính
trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán ” [31, tr 104 - 105]
Đối với bộ đội, cần, kiệm, liêm, chính được xem là đạo đức của người quân nhân Khi căn dặn cán bộ, chiến sĩ chuẩn bị vào tiếp quản Thủ đô, Hồ Chí Minh
nói: Muốn giữ vững được nhân cách thì phải luôn thực hiện bốn chữ, đó là cần, kiệm, liêm, chính Bộ đội phải: Siêng tập luyện Bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất
Tiết kiệm thuốc đạn, bắn cho đúng, không ban phi dan Tiết kiệm lương thực và vải vóc Bộ đội có hàng mấy vạn người, nếu mỗi người tiết kiệm một chút, sản xuất
một chút, góp lại sẽ thành một số rất to” [31, tr 103 - 104]
Đối với thanh thiếu niên, trong 7% gửi thanh niên và nhỉ đồng nhân dịp T ét
sắp đến (1946) Người khuyên nhủ phải xung phong thực hành “Đời sống mới”,
phải siêng học, siêng làm, phải tiết kiệm Người còn nêu rõ những công việc mà
thanh niên kiên quyết phải làm được, đó là: “Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng
trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)
Các việc đáng làm, thì khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được
Ham làm những việc ích quốc lợi dân Không ham địa vị và công danh phú
quý
Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc
Trang 29Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc Nói ít làm nhiều Thân ái đoàn kết" [31, tr 185 - 186] Đối với các cháu bé — những búp măng non của đất nước, Hồ Chí Minh khuyên dạy: “Bé thì phải học, lớn thì hành Với dân, đảng, nước đạ trung thành Kiệm, cần, dũng cảm và liêm chính
Chớ phụ ông Lương dạy dỗ mình” (“7ặng chú Hải ” - Nhật ký trong tù)
Đối với phụ nữ, trong 7w gửi phụ nữ Việt Nam nhân địp Xuân Bính Ti uất 1946, Nguoi viết: “Việc thành là bởi Ching ta siéng man Vậy nên chữ cần, Ta thực hành trước Lại phải kiệm ước, Bỏ thói xa hoa Tiền của dư ra
Đem làm việc nghĩa
Thấy của bất nghĩa
Ta chớ tham làm
Trang 30Git minh lam viéc Quảng đại công bình
Vì nước quên mình
Thế tức là chính ” [30, tr 172 - 173]
Bồi dưỡng được những phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư sẽ khiến cho con người có thêm sức mạnh, trở nên vững vàng trước mọi thử thách:
“Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy võ không thể
khuất phục”
Tư tưởng về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Hồ Chí Minh là một
giá trị cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Người, nó có ý nghĩa thời sự đặc biệt
quan trọng trong giai đoạn hiện nay của đất nước ta, khi mà Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đây mạnh việc chống tham những, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1.1.2.4 Tỉnh thân quốc tẾ trong sáng
Đó là tinh thân đoàn kêt quốc tê vô sản Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận
điểm sâu sắc, có tính khái quát về tính thân quôc tê vô sản: “Bôn phương vô sản đều là anh em”
Đó là tỉnh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức,
với tất cả loài người tiến bộ trên thế giới đấu tranh vì hồ bình, cơng lý và tiến bộ xã hội Tỉnh thần quốc tế ấy được gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản
trong sáng Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không
Trang 31Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở nước ta, Hồ Chí Minh vẫn luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân Pháp, Mỹ Trong thư gửi nhân dân Mỹ, Hồ Chí Minh viết: Ai là kẻ gây ra đau thương tang tóc cho nhân dân Việt Nam và
nhân dân Mỹ? Chính là bọn cầm quyền hiếu chiến ở Mỹ Nhân dân Mỹ đã hiểu sự
thật ấy Ngày càng nhiều người Mỹ dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi Chính phủ
Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam Tôi nhiệt liệt hoan nghênh cuộc đấu tranh chính nghĩa của các bạn và cảm ơn sự ủng hộ của các bạn đối với cuộc đầu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam
Người không chỉ thường xuyên nhắc đến tinh thần đoàn kết giữa Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc và các nước láng giềng của Việt Nam, mà còn làm hết sức
mình để củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ ấy Trả lời một nhà
báo nước ngoài, thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
nói: chính sách đối ngoại của Việt Nam là thân thiện với tất cả các nước láng giềng - Trung Hoa, Ấn Độ, Xiêm La, Cao Miên
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm
vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc Không phải đối
với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được ý nghĩa sâu xa và giá trị to lớn của
tỉnh thần quốc tế Vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện của mỗi người nhằm thấm nhuan tinh than quốc tế là không thể coi nhẹ Những đường lỗi, quan
điểm chính trị của Đảng và chính sách của Nhà nước có ý nghĩa định hướng đúng dan cho việc bôi dưỡng tinh thân quôc tê ở mỗi người
1.2 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Với những nội dung cơ bản đã trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng, tư
tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục đạo đức cho các tầng lớp nhân dân trong giai đoạn hiện nay Học tập và làm theo tắm gương
đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, việc học tập và làm
Trang 32hành thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là đảng viên
của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của
nhân dân”
Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tỉnh thần yêu nước nồng nàn; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ
nghĩa xã hội Từ quyết tâm “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phan đấu cho “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, nhằm đưa nước ta “sánh vai với cường quốc năm châu” Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta cần:
- Nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông cha để
chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hôm
nay Nâng cao tỉnh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính
Trung với nước ngày nay là trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô
quôc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thơ, nên văn hóa, bảo vệ Đảng, chê
độ, nhân dân và sự nghiệp đôi mới, bảo vệ lợi ích của đât nước
- Trung với nước, hiếu với đân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân dưới cả ba hình thức: Làm chủ đại diện, làm chủ trực
tiếp và tự quản cộng đồng: hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời
những yêu cầu, kiến nghị hợp tình, hợp lý của dân; khắc phục triệt để thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân Phẩm chất đó còn
phải được thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, đưa nước ta trở thành một nước phát triển, góp phần dựng xây đất nước phổn vinh, bắt
kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới nhằm thực hiện mong
Trang 33đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch, cơ hội hòng
chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân Đoàn kết là yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị
là trái với tỉnh thần yêu nước chân chính
Bên cạnh đó, trung với nước, hiếu với dân trong điều kiện hiện nay là phải có tỉnh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; quyết tâm phan đấu để thành đạt và cống hiến nhiều nhất cho đất nước, cho dân
tộc; quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh Phải có tỉnh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài của ông cha ta; biết vận
dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong sản xuất, cơng tác, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Mọi sự bảo thủ, trì trệ,
lười học tập, ngại lao động, đòi hỏi hưởng thụ vượt quá khả năng và kết quả cống hiến là trái với truyền thống đạo lý dân tộc và trái với tư tưởng yêu nước của Chủ
tịch Hồ Chí Minh
Thấm nhuằn tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta phải giải quyết
đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thé - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi Theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thé thi quyét chi làm, việc gì có hại thì quyết không làm Làm việc gì trước hết cũng phải vì tập thể, vì đất nước, vì nhân dân; phải nêu cao tính thần trách nhiệm của người lãnh đạo, không tham lam, vụ lợi, vun vén cá nhân
Thực hiện đúng lời dạy của Người: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới Cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ "đối với mình",
được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu
Trang 34tập và làm theo tắm gương của Người, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giai đoạn hiện nay là:
- Tích cực lao động, học tập, công tác với tĩnh thần lao động sáng tạo, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử
dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả
- Thực hiện chí công, vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống
thực dụng Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải loại bỏ thói chạy theo danh
vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm
đoạt của công, thu vén cho gia đình, cá nhân ; cục bộ, địa phương chủ nghĩa Phải
thắng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo
vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không
bao che, giâu giêm khuyêt diém
- Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết
chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói
nhiều làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm nặng đầu óc cá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì “hăng hái”, tranh thủ kiếm lợi, việc gì không “kiếm chác” được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm Không làm dối, làm âu, bòn rút của công, ăn bớt vật tư, tiền của của Nhà nước và của nhân dân Phải có
thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ
mọi biểu hiện vô liêm, bắt chính ra khỏi đời sống xã hội
Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải hết sức coi trọng tự phê bình và phê
bình Người dạy cán bộ, đảng viên và mọi người chúng ta: Không sợ khuyết điểm, không sợ phê bình, mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm, sai lầm và không có
quyết tâm sửa chữa khuyết điểm sẽ dẫn đến khuyết điểm ngày càng to và hư hỏng
Trang 35nào, trước hết "phải nghiêm khắc với chính mình" Phê bình phải có mục đích là
xây dựng tô chức, xây dựng con người, xây dựng đời sống tình cảm và quan hệ
đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, thích nghe lời khen (thậm chí xu nịnh), tâng bốc nhau, không
đám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Đồng thời, cần phê phán
những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi mà "đâu đá", nhân
danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm mất đoàn kết và thống nhất nội bộ
- Học tập và làm theo tắm gương dao đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc
z A
té
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu thương
đối với con người, với nhân loại và đoàn kết toàn nhân loại vì mục tiêu giải phóng
các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng Nhờ đó mà nhân dân thế giới kính yêu Người, trao tặng Người danh hiệu nhà văn hóa kiệt xuất trên thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế Từ chủ nghĩa quốc tế cao cả, Người đã xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp phan
quan trọng vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách mạng thế giới Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết quốc tế, hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng dé
xây dựng và phát triển đất nước Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tỉnh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phân đấu vì độc lập, hòa
bình, hợp tác và phát triển
Đoàn kết quốc tế trong bối cảnh hiện nay là phát huy tỉnh thần độc lập tự chủ,
Trang 36đấu vì hòa bình, phát triển; chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường quyền,
áp đặt trong quan hệ quốc tế Khép lại những vấn đề của quá khứ, lịch sử, xoá bỏ
mặc cảm, hận thù; hướng tới tương lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc Tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, trong bat ky hoàn cánh nào chúng ta cũng phải luôn nâng cao tỉnh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi Sự
nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự
hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vẫn đề
đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến
bộ; đây mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân,
Trang 37Chuong 2:
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐĂNG SƯ PHẠM BẮC NINH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đắng Sư phạm Bắc Ninh hiện nay
2.1.1 Tổng quan về hoạt động giáo dục ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh hiện nay
Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh được thành lập ngày 24/6/1998 trên cơ sở sát nhập Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Bắc Ninh với phân hiệu Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh sau khi tái lập tỉnh Trong những năm đầu xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh đã có nhiều thuận lợi cơ bản, song cũng gặp phải không ít khó khăn Ngay sau khi thành lập, nhà trường đã được
Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Sở Giáo dục & Đào tạo Bắc Ninh quan tâm và tạo những điều kiện cơ bản về nhân lực, cơ sở vật chất và một số
thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác dạy và học Tháng 10/1998, Ban Giám
hiệu đầu tiên của trường chính thức được kiện toàn Tháng 01/1999 Ban Chấp hành
Đảng ủy lâm thời nhà trường được thành lập Tháng 02/1999 Công đoàn trường đã
tiến hành Đại hội khóa I Sự ra đời của Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Đảng ủy lâm thời, Ban Chấp hành cơng đồn và Đồn Thanh niên của nhà trường là một bước ngoặt trong việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo nhà trường, tạo ra động lực để đây mạnh mọi hoạt động và là điều kiện quan trọng để đưa hoạt động giáo dục của nhà trường đi vào nề nếp Ngay từ năm học đầu tiên, đội ngũ cán bộ giáo viên của trường đã được sắp xếp về các phòng, khoa, tổ chuyên môn và đã tạo được sự hòa nhập, đoàn kết, thống nhất trong các don vi
Trong năm học đầu tiên 1998-1999, nhà trường chỉ có 84 cán bộ, giáo viên; trong đó có L1 người có trình độ thạc sĩ Tính đến tháng 10 năm 2009, toàn trường
có 152 cán bộ và nhân viên, trong đó có 112 giảng viên và số giảng viên chính là
Trang 38cứu sinh, 59 thạc sĩ (trong đó có 02 thạc sĩ được dao tao tại Australia và 02 thạc sĩ được đào tạo theo chương trình liên kết với nước ngoài) và 17 người hiện đang là học viên cao học
Quy mô đào tạo của nhà trường liên tục tăng và đến năm học 2009-2010, toàn trường đã có tới 2878 sinh viên hệ chính quy, 917 sinh viên hệ vừa làm vừa
học và 2627 sinh viên thuộc diện liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước, như Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Nhạc họa Trung ương, Đại học Ngoại ngữ Ngoài việc cử cán bộ giáo
viên đi học nâng cao trình độ, nhà trường cũng liên tục phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, khuyến khích đối mới phương pháp dạy và học, đưa công tác thi giáo viên dạy giỏi thành hoạt động chuyên môn của mỗi năm học Bên cạnh đó, nhà trường cũng chú trọng tới giáo dục chính trị, đạo đức, nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ giáo viên Đảng bộ, Ban Giám hiệu nhà trường coi đây là việc làm thường xuyên và là khâu đột phá tạo nên sức mạnh của nhà trường
Trường Cao đăng Sư phạm Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp, được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tô chức, biên chế và nhiệm vụ theo các qui định của
Nhà nước và của tỉnh Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các hoạt động của trường chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo Trường là đơn vị có
nguồn thu sự nghiệp, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên (đơn VỊ
hoạt động tự đảm bảo một phần chỉ phí hoạt động) Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Trung ương và của tỉnh
Nhiệm vụ của Trường Cao đăng Sư phạm Bắc Ninh là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức kỷ luật; có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao đăng và các trình độ thấp hơn, có khả năng tự học, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, có sức khoẻ để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân; bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trường học và thực
hiện các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo khác do cơ quan nhà nước có thâm quyền giao
Trang 39đất nước và địa phương; đào tạo và cấp chứng chỉ các chương trình đảo tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động theo quy định của Bộ Giáo dục
& Đào tạo và của pháp luật Đồng thời, nhà trường còn tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Nhà nước; tổ chức các hoạt động dịch vụ theo chức năng, góp phần phát triển
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước Hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục và nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
đến năm 2020 và những năm tiếp theo Nhà trường hiện đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cơ bản để nâng cấp, phát triển thành trường đại học đa ngành
Cơ sở vật chất của nhà trường không ngừng được xây dựng và hiện đại hóa, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy học và nghiên cứu khoa học Hiện trường có khu nhà hiệu bộ 5 tầng, 2 khu giảng đường với 34 phòng học, thư viện 3 tang với 121.000 bản sách, khu ký túc xá 5 tầng với 400 chỗ ở, khu nhà ăn dành cho 400 người và nhà đa năng 600 chỗ cùng với 3 phòng máy tính, 3 phòng thí nghiệm -
thực hành lý, hóa, sinh; 1 phòng hội thảo và 3 phòng học rộng được trang bị công nghệ hiện đại
Bộ máy, cơ câu tô chức ngày càng được kiện toàn Ngoài Ban Giám hiệu, trường có 6 phòng ban chức năng và 6 khoa chuyên môn
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc
Ninh đã vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trở thành lá cờ đầu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Bắc Ninh Những thành tích to lớn của nhà trường được ghi nhận, nhiều cá nhân và tập thể được nhận Giấy khen, Bằng
khen của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở
Trang 40Tóm lại, mặc đù mới qua hơn 10 năm xây dựng, song Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh đã có sự phát triển tương đối toàn diện, đủ sức hoàn thành nhiệm
vụ chính trị cũng như nhiệm vụ chuyên môn mà tỉnh giao cho Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường đã thực sự mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ; vững vàng về chính
trị, trong sáng về phẩm chất đạo đức Trường đã trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ quá trình hội nhập và phát triển của đất nước nói chung và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bắc Ninh nói riêng
2.1.2 Thực trạng đạo đức của sinh viên Trường Cao dang Sw phạm Bac Ninh Thé hé tré Việt Nam, trong đó có học sinh, sinh viên luôn được Chủ tịch Hồ
Chí Minh coi là chủ nhân tương lai của đất nước Trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước, họ thực sự là “đội quân xung kích”, sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ nặng nề, khó khăn Nhiều phong trào hoạt động của thanh niên có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển của xã hội hiện nay, như phong trào thanh niên tình nguyện, vì cuộc sông bình yên, cứu giúp đồng bào bị thiên tai, hiên máu nhân đạo
Bước vào thời kỳ mới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh
mé, tạo nên những thay đổi to lớn của đất nước ta trên nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội Quá trình đó cũng đã và đang tác động tới học sinh, sinh viên Việt Nam,
trong đó có sinh viên Trường Cao đăng Sư phạm Bắc Ninh Sự tác động đó mang tính hai mặt, cá tích cực lẫn tiêu cực _
Những tác động tích cực:
Một là, kích thích, thúc đây tinh sang tạo và hiếu học của sinh viên
Cơ chế thị trường đã và đang tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục nói chung và việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên nói riêng Nó đem lại cho