1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ du lịch Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò

26 582 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 358,5 KB

Nội dung

Vào mùa vụ du lịch, từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, Cửa Lò đã đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển… Tuy nhiên do hoạt động du lịch tại bãi biển Cửa Lò chỉ diễn r

Trang 1

Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động

du lịch biển Cửa Lò : Luận văn ThS Du lịch / Phạm Thị Hường ; Nghd : TS Vũ Mạnh Hà

Thị xã Cửa Lò cách Thành phố Vinh 16km về phía Đông, Thủ đô Hà Nội gần 300km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 1.400km về phía Nam Với bờ biển dài 10.2km và các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, Cửa Lò đang trở thành điểm đến của những du khách trong và ngoài nước Vào mùa vụ du lịch, từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, Cửa Lò đã đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển…

Tuy nhiên do hoạt động du lịch tại bãi biển Cửa Lò chỉ diễn ra ồ ạt vào mùa

vụ nên đã gây ra một số tác động bất lợi đến nhiều lĩnh vực như kinh tế- xã hội, cơ

sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch, khách du lịch Ví dụ vào mùa vụ du lịch từ tháng 4 đến tháng 8, lượng du khách tập chung tại bãi biển vượt quá sức chứa, công suất sử dụng buồng, phòng khách sạn đạt 100%, thậm chí vào những

Trang 2

ngày cuối tuần, du khách rất khó để tìm được chỗ nghỉ ngơi ưng ý nhưng ngoài thời gian này bãi biển Cửa lò lại hết sức vắng vẻ, các khách sạn, nhà hàng lại đóng cửa… Nhìn chung, tính mùa vụ trong du lịch tại bãi biển Cửa Lò có tác động đến tiến trình hoạt động của ngành du lịch của thị xã trong thời gian của năm

Hoạt động kinh doanh du lịch biển Cửa Lò bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tính mùa

vụ du lịch Điều này đang làm đau đầu các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà doanh nghiệp trên địa bàn Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, các nghiên cứu

về tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò chỉ dừng lại ở một số bài viết trên các tạp chí hoặc những cố gắng riêng lẻ của các doanh nghiệp mà chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào để đưa ra những luận cứ khoa học về bản chất, nguyên nhân hình thành, hướng tác động cũng như các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch Việc xác định được những yếu tố chính của hiện tượng này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò Chính vì vậy việc nghiên cứu tính mùa vụ du lịch không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch tại bãi biển Cửa Lò Với lý do

như vậy tác giả luận văn đã quyết định lựa chọn đề tài: “Các giải pháp hạn chế

tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển tại bãi biển Cửa Lò

- Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu sự tác động bất lợi của tính mùa

vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Tổng quan lý luận về tính mùa vụ du lịch

Trang 3

- Thu thập phân tích các số liệu về hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò, mức độ ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương

- Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp hạn chế ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò trong điều kiện Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính mùa vụ du lịch và ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng bất lợi của tính mùa

vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển chñ yÕu trong ph¹m vi thÞ x Cöa Lß- NghÖ

An

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiến hành trong thời gian 5 năm từ năm

2005 đến năm 2009, đặc biệt là năm 2009 Các nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo tính cập nhật và khách quan của số liệu và tư liệu thu thập

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm:

- Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống

- Phương pháp tiếp cận thống kê

- Phương pháp điều tra thực địa

- Phương pháp chuyên gia

5 Bố cục của luận văn

Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về tính mùa vụ du lịch

Trang 4

Chương 2 Du lịch biển Cửa Lò và tác động của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò

Chương 3 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MÙA VỤ

DU LỊCH

1.1 Tính mùa vụ du lịch

1.1.1 Khái niệm

Tính mùa vụ du lịch tại một đơn vị lãnh thổ nào đó là tập hợp các biến động

có tính chu kỳ theo thời gian trong năm của cung và cầu du lịch

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch Tính mùa vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn

1.1.2 Bản chất

1.3 Các đặc điểm của tính mùa vụ du lịch

Tính mùa vụ du lịch là một tồn tại khách quan, nó xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới

1.2 Các yếu tố cơ bản hình thành tính mùa vụ du lịch

1.2.1 Các yếu tố từ cầu du lịch

1.2.1.1 Khái niệm cầu du lịch

Trang 5

Cầu là một phạm trù kinh tế - xã hội và được hiểu là hình thức xuất hiện các nhu cầu có khả năng thanh toán của nhân dân đối với các hàng hoá và dịch vụ Cầu chỉ xuất hiện khi có 2 điều kiện:

- Các cá nhân, tập thể có những phương tiện thanh toán nhất định để mua các hàng hoá và dịch vụ

- Hàng hoá và dịch vụ có khả năng xuất hiện trên thị trường

Như vậy “ Cầu du lịch” là hình thức biểu hiện nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ để đảm bảo cho sự đi lại, lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghề nghiệp và tham gia vào các hoạt động xã hội đặc biệt

“ Cầu du lịch” được cấu thành bởi 2 nhóm: “ cầu” về dịch vụ du lịch và “ cầu” về hàng hoá vật chất

“ Cầu” về dịch vụ du lịch bao gồm “ cầu” về các loại dịch vụ vận chuyển, lưu trú và ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ đặc trưng và hàng hoá lưu niệm “ Cầu”

về hàng hoá gồm cầu về hàng hoá ở nơi cư trú thường xuyên, hàng hoá tại điểm du lịch phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và mang về nơi cư trú

1.2.1.2 Các đặc điểm của “ Cầu du lịch”

- Đặc tính dễ thay thế

- Tính linh hoạt của “ Cầu du lịch”

- Sự phân bố không đều của “ Cầu du lịch”

1.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành “ Cầu du lịch”

- Điều kiện khí hậu – tự nhiên

- Yếu tố tâm sinh lý

- Các yếu tố kinh tế - xã hội

- Trình độ văn hoá, nghề nghiệp và thị hiếu của du khách

- Tỷ giá trao đổi ngoại tệ

- Mức độ thuận lợi để có được dịch vụ, hàng hoá cần thiết thoả mãn nhu cầu của khách

- Tác động của tuyên truyền quảng cáo và các phương tiện vận chuyển

Trang 6

- Các điều kiện chính trị

- Khả năng cung ứng của “ Cung du lịch”

1.2.1.4 Tác động của “ Cầu du lịch” đến việc hình thành tính mùa vụ du lịch

1.2.2 Các yếu tố cơ bản từ “ Cung du lịch”

1.2.2.1 Khái niệm

“Cung du lịch” là hình thức biểu hiện của sản xuất các hàng hoá và dịch vụ

du lịch cho thị trường Nó là biểu hiện vật chất của các khả năng cung ứng các hàng hoá và dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn “Cầu du lịch”

“Cung du lịch” được xác định về số lượng và chất lượng Khía cạnh khối lượng của “Cung du lịch” phản ánh khối lượng và cấu trúc của hàng hoá, dịch vụ có thể thực hiện trên thị trường vào một thời điểm nhất định

“Cung du lịch” là rất nhỏ vì vậy nhiều nhà kinh tế cho rằng trong trường hợp này khái niệm sản phẩm du lịch sẽ trùng với “Cung” trong du lịch

1.2.2.2 Các đặc điểm của “Cung du lịch”

- “Cung du lịch” là một đại lượng thực nhưng lại không có hình thức vật chất

- Tính kém linh hoạt

- Mức độ chuyên môn hoá cao

1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành “Cung du lịch”

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất các hàng hoá và dịch vụ

- Trạng thái của Cầu du lịch

- Giá cả của thị trường du lịch

1.2.2.4 Tác động của “Cung du lịch” đến việc hình thành tính mùa vụ du lịch

Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của mùa vụ du lịch thông qua “Cung du lịch” Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật

du lịch và cách tổ chức hoạt động trong cơ sở du lịch ảnh hưởng lớn đến việc phân

Trang 7

bố các nhu cầu có khả năng thanh toán theo thời gian Chính sách giá cả, các hoạt

động tuyên truyền quảng cáo cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề nêu trên

Điều kiện và tài nguyên du lịch cũng ảnh hưởng đến tính mùa vụ du lịch

thông qua việc tác động mạnh lên Cung trong du lịch

1.2.2.5 Tác động của tài nguyên du lịch đến việc hình thành tính mùa vụ

du lịch

* Khái niệm

* Tài nguyên du lịch là yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

* Tài nguyên du lịch là điều kiện thực hiện các hoạt động du lịch

1.3 Tác động của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch

Tính mùa vụ có ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành du lịch và vì vậy, tính

mùa vụ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương – nơi có hoạt

động du lịch diễn ra

Tính mùa vụ tác động tiêu cực đến tất cả các thành phần của quá trình hoạt

động du lịch như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao

động trong du lịch và cả khách du lịch

1.3.1 Tác động của tính mùa vụ đến cầu du lịch

Tính mùa vụ du lịch không chỉ cản trở hoạt động của các doanh nghiệp mà

còn gây nên nhiều phiền toái cho phần lớn du khách

1.3.2 Tác động của tính mùa vụ du lịch đến cung du lịch

1.3.2.1 Tác động đến công tác tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh

1.3.2.2 Các tác động đến kinh tế - xã hội

1.3.2.3 Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch

1.4 Tác động của tính mùa vụ du lịch đến loại hình du lịch biển ở Việt Nam 1.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2

Việc nghiên cứu lý thuyết đã cho thấy được các yếu tố cơ bản tạo

thành tính mùa vụ du lịch và mức độ ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ đến cả

cung và cầu du lịch Từ đó cũng thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất

lượng sản phẩm du lịch, đồng thời phải bảo vệ được tài nguyên du lịch không những

Trang 8

để cho nhiều thế hệ sau được hưởng lợi mà còn là một trong những yếu tố để tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng quanh năm Điều này cũng đồng nghĩa với việc khách hàng ngày càng nhận được giá trị bằng và cao hơn giá trị họ mong muốn, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch càng mạnh và hạn chế được những tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch…, người dân có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện được đời sống ngày càng sung túc hơn

Cũng theo cơ sở lý luận trên, việc phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng sự phát triển du lịch Cửa Lò và các tác động bất lợi của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò là rất cần thiết Việc nghiên cứu này nhằm phát hiện được các giải pháp tối ưu để phát triển trung tâm du lịch Cửa Lò thành một trong những Trung tâm du lịch tầm cỡ trong khu vực và quốc tế ở tương lai

Xuất phát từ đó mà chương tiếp theo, chúng tôi sẽ vận dụng cơ sở lý luận vào việc đi sâu phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò Để có thể có được những căn cứ khoa học, và xây dựng một

số giải pháp định hướng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị tường, đảm bảo hạn chế tối đa sự tác động của tính mùa vụ, sớm đưa Cửa Lò thành một trong những đô thị Du lịch có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn và chất lượng cao, thu hút được mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng Cửa Lò

CHƯƠNG 2: DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH MÙA VỤ

ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ

2.1 Khái quát về Cửa Lò

2.2 Khả năng cung ứng du lịch biển của Cửa Lò

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

* Vị trí địa lý

* Tài nguyên đất

Trang 9

* Khí hậu

* Tài nguyên biển- đảo- ao hồ

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

đã được xây dựng, nhiều khách sạn cũ đã được đầu tư nâng cấp

Bảng 2.1 Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Cửa Lò giai đoạn 2003-2007

[ Nguồn: Phòng VHTT - DL, UBND thị xã Cửa Lò] [22]

Biểu đồ 2.2 : Tốc độ phát triển cơ sở và phòng lưu trú

Trang 10

[ Nguồn: Phòng VHTT - DL, UBND thị xã Cửa Lò]

Từ số liệu trên cho thấy: Số lượng cơ sở lưu trú có xu thế tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2008 và bắt đầu chậm lại trong từ năm 2008 Số lượng cơ sở lưu trú tăng chủ yếu là cơ sở có quy mô lớn và chất lượng cao hơn Tuy nhiên công suất sử dụng phòng trung bình cả năm chỉ đạt từ 23-25% Do đó hiệu quả kinh doanh ở Cửa Lò chưa cao

Nguyên nhân chính là hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ để phát triển du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách, cơ sở lưu trú còn nhỏ lẻ, manh mún, dịch vụ ít, chất lượng thấp Đội ngũ quản lý, công nhân viên du lịch còn yếu, công tác quảng bá du lịch, quan hệ công chúng còn nhiều hạn chế, chỉ kinh doanh 4 tháng trong mùa vụ [ 29]

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú năm 2008

[ Nguồn: Phòng VHTT - DL - UBND thị xã Cửa Lò]

Tóm lại : Cơ sở lưu trú hiện nay chưa thể đáp ứng nhu cầu mong muốn ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước

2.2.3.2 Các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống [ 21] ;[23]

Cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú theo số khách sạn nhà nghỉ

Đạt tiêu chuẩn 20.8%

Bình thường 74.1%

4 sao 0.5%

3 sao 0.5%

1 sao 0.9%

2 sao 3.3%

Trang 11

Tại trung tâm du lịch thị xã Cửa Lò có khoảng 450 cơ sở kinh doanh ăn uống, trong

đó có 79 nhà hàng kiên cố được xây dựng dọc theo bãi tắm Thu Thủy và Nghi Thu và khoảng 120 nhà hàng trong hệ thống khách sạn, còn lại chủ yếu các nhà hàng tạm

Tuy nhiên số nhà hàng có khả năng phục vụ khách quốc tế rất khiêm tốn, mới chỉ có khoảng 5 nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên

2.2.3.3 Hệ thống vui chơi giải trí [21]

Hệ thống và các hạng mục vui chơi giải trí ở Cửa Lò còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa có công trình vui chơi giải trí nào có quy mô lớn và hiện đại để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng cao của du khách, do đó du khách đến Cửa Lò thường lưu lại vài ngày là chán, mặc dầu vẫn rất thích tắm biển Cửa Lò

2.2.3.4 Dịch vụ mua sắm [42]

Với các cơ sở chợ và hệ thống bán đồ lưu niệm trên chưa thể làm du khách hài lòng, vì tất cả các sản phẩm được bán đều chủ yếu là sản phẩm giản đơn chủ yếu phục vụ khách địa phương, đồ lưu niệm ở bãi biển nào trong cả nước đều giống nhau, chưa có sản phẩm độc đáo để phục vụ du khách Chưa có trung tâm thương mại lớn để đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của du khách, ngoài chợ hải sản phục vụ sản phẩm biển tươi sống [37]

* Hệ thống tiêu và xử lý nước thải

* Hệ thống bưu chính viễn thông và truyền hình

Trang 12

Du lịch-dịch

vụ, 12276, (57%)

Nông- Lâm –Thủy, 6360, (30%)

Đại Học Cao đẳng Trung cấp Sơ câp Chưa qua

đào tạo

Khách sạn

Nhà hàng+

DV phụ trợ

[ Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Cửa Lò ]

Từ biểu đồ trên cho thấy lao động có trình độ đại học còn thấp (5,2%), cao đẳng (1,3%), trung cấp (17%), sơ cấp (3,8%) và chưa qua đào tạo chiếm đến 72,7% Nhưng trong tổng số 5120 lao động đó thì tỷ lệ đã qua các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ du lịch chỉ khoảng dưới 20%

* Xét về chất lượng văn hóa ứng xử

Trang 13

Vì những lý do trên nên trình độ quản lý kinh doanh du lịch, thái độ ứng xử, giao tiếp của các lao động phục vụ dịch vụ du lịch còn hạn chế, chưa tạo được tính chuyên nghiệp và duyên dáng tạo được dấu ấn cho du lịch biển Cửa Lò, nếu so sánh với các các yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm du lịch thì có thể thấy rằng chất lượng dịch vụ du lịch Cửa Lò chưa đạt, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, đặc biệt trong xu thế hội nhập như ngày nay, khả năng cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn trong việc phát triển bền vững du lịch Cửa Lò

2.3 Tác động của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò

2.3.1 Tác động đến cầu du lịch

2.3.1.1 Lượng khách đến Cửa Lò trong giai đoạn 2005-2009

Biểu đồ 2.6 Tình hình khách trong nước đến du lịch Nghệ An và Cửa Lò

[ Nguồn: Sở VHTT- DL Nghệ An]

Biểu đồ 2.7 Tình hình khách quốc tế đến du lịch Nghệ An và Cửa Lò

Ngày đăng: 01/06/2015, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w