Quan điểm phát triển du lịch và phương hướng hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội .... Việc tìm ra những giải pháp cụ thể khắc phục những bất lợi do tính thờ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ TÍNH THỜI VỤ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 8
1.1 Kinh doanh lữ hành 8
1.1.1 Lữ hành và kinh doanh lữ hành 8
1.1.2 Doanh nghiệp lữ hành và các loại hình doanh nghiệp lữ hành 16 1.2 Tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành 21
1.2.1 Thời vụ và đặc điểm của thời vụ 21
1.2.2 Tính thời vụ trong hoạt động lữ hành 23
1.2.3 Các nhân tố tác động đến tính thời vụ trong hoạt động lữ hành 29 1.3 Các giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động lữ hành 35
1.3.1 Thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách 35
1.3.2 Kéo dài thời vụ du lịch 36
1.3.3 Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai 36
Chương 2 THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 38
2.1 Điều kiện phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội 38
2.1.1 Các điều kiện tự nhiên 38
2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn 39
2.1.3 Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển du lịch Hà Nội 42
2.1.4 Các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch của Hà Nội 44
2.1.5 Chính sách phát triển du lịch của Hà Nội 52
2.2 Đánh giá hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành 53
2.2.1 Giới thiệu các doanh nghiệp khảo sát 53
2.2.2 Thời vụ trong hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành 56 2.2.3 Những tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân 71
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÍNH THỜI VỤ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 75
Trang 33.1.1 Một vài dự báo về lữ hành thế giới trong tương lai 75
3.1.2 Một vài dự báo về lữ hành Việt Nam và Hà Nội 77
3.2 Quan điểm phát triển du lịch và phương hướng hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội 78
3.2.1 Quan điểm chung 78
3.2.2 Phương hướng và mục tiêu cụ thể 79
3.3 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị 81
3.3.1 Các giải pháp 81
3.3.2 Kiến nghị 95
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tính thời vụ là một quy luật phổ biến ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới Dù ở bất cứ lĩnh vực nào:
từ nông nghiệp, ngư nghiệp, khai thác đến chế biến, sản xuất hay kinh doanh dịch vụ… cũng không nằm ngoài sự chi phối của quy luật này Vì vậy trong mọi hoàn cảnh con người luôn tìm cách để hạn chế tối đa những tác động bất lợi và tận dụng tối đa những tác động có lợi của quy luật này đến quá trình hoạt động sản xuất hay kinh doanh của mình
Hoạt động du lịch cũng không nằm ngoài sự tác động của quy luật tính thời vụ Quy luật này tác động lên cả 3 lĩnh vực của hoạt động du lịch là lữ hành, lưu trú và vui chơi giả trí Tính thời vụ tạo nên tính mất cân bằng về cung cầu trên thị trường du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng của từng sản phẩm du lịch và uy tín, hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp du lịch
Do vậy, việc tìm mọi cách để kéo dài thời vụ du lịch nhằm duy trì hiệu quả kinh doanh và các hoạt động khác là việc làm thường xuyên, được ưu tiên của doanh nghiệp du lịch nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và du lịch của cả nước, có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch Hà Nội là địa phương có tài nguyên du lịch hấp dẫn, đa dạng và độc đáo Nơi đây cũng có hệ thống cơ
sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch vào loại tốt nhất cả nước, tập trung các cơ quan của Đảng và nhà nước, các đại sứ quán, các tổ chức Quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngoài Bên cạnh đó, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại WTO, thành viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc đánh dấu bước chuyển trong quan hệ đối ngoại cũng như trong tiến trình hội nhập Quốc tế, tạo hậu thuẫn mạnh mẽ
Trang 5cho việc phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng
Tuy vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành ở Hà Nội vẫn mang tính thời vụ Việc tìm ra những giải pháp cụ thể khắc phục những bất lợi do tính thời vụ gây ra là việc làm có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp
Vậy đâu là những yếu tố tạo ra tính thời vụ du lịch trên địa bàn Hà Nội?
Nó tác động đến hoạt động kinh doanh lữ hành ra sao? Các doanh nghiệp
lữ hành Hà Nội phải làm gì trước tác động của quy luật thời vụ? Để tìm lời
giải đáp cho vấn đề này tác giả đã mạnh dạn thực hiện đề tài: “Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội’ làm đề tài luận văn của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu tính thời vụ trong hoạt động du lịch, luận văn chỉ
ra những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch nói chung và du lịch
Hà Nội nói riêng; đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ trong hoạt động du lịch tại thành phố Hà Nội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về hoạt động lữ hành và xây dựng một số luận cứ khao học về thời vụ du lịch
- Phân tích thực trạng thời vụ du lịch Hà Nội thông qua các nhân tố tác động tới cung và cầu du lịch tại 8 công ty lữ hành và đưa ra các nguyên nhân chính quyết định thực trạng trên
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động lữ hành trên địa bàn Hà Nội
Trang 63 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành trong mối quan hệ với thực tiễn kinh doanh lữ hành tại 8 công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội, trong đó tập trung nghiên cứu:
- Các nhân tố quyết định đến tính thời vụ du lịch
- Hướng tác động của từng nhân tố lên cung, lên cầu hoặc cả cung và cầu du lịch
- Xác định mức độ tác động của từng nhân tố
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giưói hạn xem xét tính thời du lịch trên địa bàn Hà Nội, nhìn nhận Hà Nội ở góc độ điểm đến Quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá tính thời vụ du lịch Hà Nội được thực hiện thông qua hoạt động của 8 doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội và chỉ nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp lữ hành nhận khách với hoạt dộng thu hút khách quốc tế và nội địa đến Hà Nội
Thời gian nghiên cứu là từ năm 2003 đến 2006
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phân tích hệ thống,phương pháp tiếp cận thực tiễn, phương pháp so sánh và mô hình hoá…
5 Dự kiến những đóng góp của luận văn
Trang 7- Về mặt khoa học: luận văn hệ thống hoá và bổ sung về mặt lý luận và chỉ ra những nguyên nhân của tính thời vụ trong hoạt động lữ hành
- Về mặt thực tiễn: Đề xuất các giải pháp hạn chế tính thời vụ đối trong hoạt động của các doanh nhiệp lữ hành Hà Nội
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1 Những lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và tính thời vụ
trong kinh doanh lữ hành Chương 2 Thực trạng thời vụ du lịch trên địa bàn Hà Nội
Chương 3 Một số giải pháp hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh lữ
hành trên địa bàn Hà Nội
Trang 8Chưong 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ TÍNH THỜI VỤ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1 Kinh doanh lữ hành
- Kinh doanh lữ hành chịu tác động của quy luật thị trường: chứa đựng tổng cung và tổng cầu về du lịch Một số nhân tố tác động đến cầu du lịch bao gồm:tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, điều kiện chính trị, kinh
tế, nhân khẩu, địa lý, văn hóa xã hội, mức giá so sánh, khả năng di chuyển, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của chính phủ, truyền thông, động cơ đi du lịch, phong tục tập quán, thói quen, tâm sinh lý, trình độ văn hoá, độ tuổi, thu nhập…Một số nhân tố tác động đến cung du lịch: giá của hàng hoá và dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ, tài nguyên du lịch, cơ sở
hạ tầng kinh tế xã hội, chính sách của chính phủ, nhu cầu du lịch
1.1.2 Doanh nghiệp lữ hành và các loại hình doanh nghiệp lữ
hành
Trang 9Kinh doanh lữ hành có nhiều loại dịch vụ hàng hoá khác nhau nhằm
đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách du lịch, bao gồm: dịch vụ trung gian (các dịch vụ đơn lẻ), chương trình du lịch, các sản phẩm khác
- Các loại hình doanh nghiệp lữ hành:
+ Theo cách phân chia Quốc tế bao gồm: doanh nghiệp lữ hành
nhận khách: (cả lĩnh vực nội địa và inbound), doanh nghiệp lữ hành gửi khách (cả lĩnh vực nội địa và outbound)
+ Theo cách phân chia Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp lữ hành
nội địa (vừa có chức năng nhận khách và vừa có chức năng gửi khách), doanh nghiệp lữ hành quốc tế (vừa có chức năng nhận khách - inbound, vừa có chức năng gửi khách - outbonud)
1.2 Tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành
1.2.1 Thời vụ và đặc điểm của thời vụ
Dưới con mắt của các nhà kinh tế thì thời vụ được định nghĩa như
sau: “Thời vụ là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu xẩy ra dưới tác động của một số nhân tố xác định”
Đặc điểm của thời vụ:
- Thời vụ là một quy luật có tính phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Mỗi một lĩnh vực, một ngành nghề lại có một thời vụ riêng
- Mỗi một lĩnh vực, một ngành nghề có thể có một hoặc nhiều thời
vụ trong năm
- Độ dài và cường độ của thời vụ là khác nhau với các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
- Tính thời vụ được tạo ra bởi sự tác động của một số nhân tố xác định
1.2.2 Tính thời vụ trong hoạt động lữ hành
Trang 10Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hoá du lịch, xẩy ra dưới tác động của các nhân tố xác định Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại
Đặc điểm thời vụ của du lịch
- Thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch
- Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ
du lịch, tuỳ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó
- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với từng thể loại du lịch và chu kỳ kinh doanh
- Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của từng quốc gia, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch
- Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào đặc điểm thị trường khách
- Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các
cơ sở cung cấp dịch vụ
1.2.3 Các nhân tố tác động đến tính thời vụ trong hoạt động lữ hành
- Vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, khí hậu là nhân tố thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch và thu hút khách
- Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
- Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch
- Chính sách phát triển du lịch của quốc gia, từng vùng, từng địa phương
- Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3 Các giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động lữ hành
Trang 11Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với từng thị trường khách và từng đối tượng khách cụ thể Các doanh nghiệp lữ hành cần tạo ra các sản phẩm
du lịch phong phú, đáp ứng tâm lý, lứa tuổi, giới tính, thị hiếu, văn hoá, điều kiện kinh tế,…của từng đối tượng khách cụ thể
1.3.2 Kéo dài thời vụ du lịch
- Khai thác một số loại hình dịch vụ bổ sung trong các chương trình
du lịch (dịch vụ giải trí, tiêu khiển, chăm sóc sắc đẹp, câu lạc bộ, y tế, nghệ thuật, triển lãm, thể thao, văn hoá dân gian, lễ hội ) Các sản phẩm
du lịch có sức nặng thì mới giữ chân du khách ở lại lâu hơn, nhiều hơn Đó
là cách hữu hiệu để kéo dài thời vụ du lịch
- Sử dụng chính sách khuyến khích, khen thưởng ngoài thời vụ chính như giảm giá, thêm dịch vụ không mất tiền, tặng quà, tăng tỷ giá hối đoái hoặc khai thác các sự kiện thể thao, văn hoá, xã hội để tạo ra một làn sóng
đi du lịch mới
1.3.3 Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai
Nghiên cứu và xác định những loại hình du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế
Tóm tắt chương 1
Thời vụ du lịch được hình thành dưới tác động của nhiều nhân tố Một số các nhân tố tác động chủ yếu lên cầu, một số khác tác động chủ yếu lên cung, có nhân tố lại tác động lên cả hai thành phần của thị trường du lịch
Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh lữ hành cần nghiên cứu những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch Nhiệm vụ đặt ra là:
- Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tính thời vụ
Trang 12- Định ra hướng tác động của từng nhân tố lên cung, lên cầu hoặc lên
cả cung và cầu trong du lịch
- Xác định mức độ tác động của từng nhân tố và ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố
Việc nghiên cứu toàn diện các nhân tố, ảnh hưởng và vai trò của các nhân tố tác động đến tính thời vụ trong du lịch sẽ cho phép chúng ta xây dựng được chính sách phát triển ngành và vùng hợp lý, có những giải pháp nhằm giảm bớt tác động bất lợi của các nhân tố, đồng thời kéo dài thời vụ
du lịch
Chương 2 THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI 2.1 Điều kiện phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội
2.1.1 Các điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và địa hình thuận lợi cho phép Hà Nội có thể khai thác các loại hình du lịch cũng như trở thành một trung tâm du lịch, một điểm đến lý tưởng cho khách trong và ngoài nước với mục đích du lịch thuần tuý hay du lịch kết hợp với nhiều mục đích khác
- Thời tiết và khí hậu: Hà Nội trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn khách vào mùa khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Đây cũng
là khoảng thời gian đẹp nhất để tiến hành các hoạt động du lịch ở Hà Nội
2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Hà Nội mang trong mình một kho tàng tài nguyên du lịch nhân văn phong phú với bề dầy lịch sử văn hoá, các lễ hội, phong túc tập quán về cư trú, tổ chức xã hội, ăn uống, kiến trúc, trang phục, các đối tượng văn hoá thể thao khác… Các yếu tố này góp phần tạo
Trang 13kinh doanh lữ hành Hà Nội khai thác các “chất liệu” văn hoá có tính đơn
lẻ, độc lập để thiết kế ra các chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, giảm thiểu được những tác động bất lợi do tính thời vụ du lịch gây ra
2.1.3 Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển du lịch Hà Nội
Điều kiện chính trị của Hà Nội cho phép phát triển kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng, thu hút khách du lịch quốc
tế tại chỗ Sự tăng trưởng của kinh tế Hà Nội góp phần kích thích cả cung
và cầu du lịch phát triển Những thuận lợi về điều kiện văn hoá cho phép các doanh nghiệp lữ hành đa dạng hoá sản phẩm, giúp giải quyết những khó khăn vào dịp trái vụ
2.1.4 Các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch của Hà Nội
- Dịch vụ vận chuyển : hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ: góp phần giải quyết những khó khăn trong việc đi lại khi mà cầu vượt quá cung vào thời kỳ chính vụ (bằng việc tăng chuyến bay) Cũng mối quan hệ này sẽ giúp các doanh nghiệp lữ hành giảm giá tour để khích cầu vào dịp trái vụ (nhờ chính sách khuyến mại giảm giá vé máy bay của các hãng hàng không)
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống : dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Hà Nội rất đa dạng, phong phú và chất lượng Quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch
vụ lưu trú và ăn uống với các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội ở mức độ thấp Các doanh nghiệp lữ hành chỉ được hưởng mức giá ưu đãi giảm từ 10 đến 20% mức giá công bố của các khách sạn Vì vậy giá tour của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội chào bán chưa có sức hấp dẫn khách du lịch trong
và ngoài nước, giảm khả năng thu hút khách đến Hà Nội