khắchọa một số nét cơ bản đặc sắc của một cộng đồng, một gia đình, vùng miền hayquốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong các ứng xử giao tiếp trong ănuống và nghệ thuật chế biến th
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong bài được kết hợp để có cái nhìn tổng thể và đa chiều về ẩm thực Việt – Pháp:
Phương pháp phân tích: Phương pháp tập trung vào việc phân tích những tài liệu, văn bản, sách và các nguồn tài liệu trên Internet liên quan đến văn hóa ẩm thực để giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố lịch sử, xã hội, kinh tế và văn hóa ảnh hưởng đến ẩm thực của cả hai quốc gia.
Nghiên cứu lịch sử: phương pháp này tập trung nghiên cứu các diễn biến lịch sử và quá trình hình thần của văn hóa ẩm thực Từ đó, hiểu rõ hơn về sự phát triển, tương tác văn hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực trong qua khứ.
Phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với tìm hiểu.
Bố cục đề tài
Bố cục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực
Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Pháp và ảnh hưởng văn hóa ẩm thực Pháp đối với văn hóa ẩm thực Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường giao lưu văn hóa ẩm thực Pháp – Việt
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC
Khái niệm văn hóa ẩm thực
Trong tiếng Việt, văn hóa là một danh từ hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp Người ta có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử.
Khi nói về văn hóa có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa nhưng tựu chung lại văn hóa là tất cả những gì không phải là tự nhiên mà văn hóa là do con người sáng tạo ra, thông qua những hoạt động của chính mình.
Theo quan niệm của UNESCO (Ủy ban giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp Quốc) có nêu: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng” (1982).
Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa bao gồm hai mảng chính: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Trong quá trình hoạt động sống, con người tạo nên vật chất, thông qua quá trình tác động của họ trực tiếp vào tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần túy, như việc con người biết chế tạo các công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dựng nhà ở, cầu đường giao thông, đền đào, Còn nền văn hóa tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống như giao tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội như: các trí lý về vũ trụ, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội, các hoạt động văn hóa khác vô cùng phong phú, sinh động.
Theo từ điển Tiếng Việt, “ẩm thực” có nghĩa là “ăn uống” Ăn và uống là nhu cầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến… nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi
3 trường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống, lịch sử… nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau, những quan niệm về ăn uống khác nhau… từ đó dần dần hình thành những tập quán, phong tục về ăn uống khác nhau.
1.1.3 Khái niệm văn hóa ẩm thực Ăn uống là một nhu cầu cơ bản không thể thiếu được của con người, nhằm duy trì sự sống, tái sản xuất sức lao động và phát triển Đồng thời ăn uống còn là một phạm trù văn hoá Ăn uống không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố về phong tục, tập quán và tín ngưỡng, góp phần tạo nên văn hoá của một dân tộc hay một địa phương Đó là văn hoá ẩm thực
Văn hóa ẩm thực cần phải xem xét qua hai góc độ: Văn hóa vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hóa tinh thần (cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh của các món ăn đó) Như Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm đã từng nói “Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên của con người”.
Khái niệm văn hóa ẩm thực là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ, chúng ta có thể hiểu văn hóa ẩm thực như sau:
Theo nghĩa rộng, văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm, khắc họa một số nét cơ bản đặc sắc của một cộng đồng, một gia đình, vùng miền hay quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong các ứng xử giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn, ý nghĩa biểu tượng tâm linh trong món ăn đó
“qua ăn uống mới thấy con người đối đã với nhau như thế nào”.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến, bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực
1.2.1 Lịch sử và văn hóa
Từ thuở xa xưa, ăn uống đã là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống của con người Thời cổ đại, con người săn bắt, hái lượm để đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh sống Lúc này, nguồn thức ăn cũng không đa dạng, họ chưa có quyền lựa chọn nhiều Sau đó, con người học được cách trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nguồn thực phẩm phong phú hơn Điều này đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống của con người ở thời cổ đại
Trải qua nhiều sự tiến hóa, thế giới ngày càng văn minh, hiện đại đã thúc đẩy lĩnh vực ẩm thực phát triển đa dạng hơn nhiều Khi đất nước trải qua thời kỳ chiến tranh xâm lược, nền ẩm thực lúc ấy là sự pha trộn, đáp ứng khẩu vị của con người ở quốc gia đó, tại thời điểm đó Từ đó, lịch sử phát triển của một đất nước là yếu tố quan trọng tác động đến nền văn hóa ẩm thực Chúng tạo ra sự đa dạng và đặc trưng cho ẩm thực của mỗi khu vực, từ công thức chế biến, cách sử dụng gia vị, phong cách trình bày đến những tập tục và lễ hội quan trọng.
Di sản lịch sử ẩm thực: Lịch sử ẩm thực của một dân tộc hay một khu vực có thể tạo ra những tập quán ăn uống đặc biệt Các công thức chế biến, cách sử dụng gia vị, cách trình bày món ăn và thậm chí cả quy trình ăn uống có thể được thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Văn hóa và truyền thống ẩm thực: Văn hóa và truyền thống của một dân tộc hoặc khu vực có thể ảnh hưởng mạnh đến khẩu vị và tập quán ăn uống Ví dụ, trong một số nền văn hóa Á Đông, cơm trắng có vai trò quan trọng và được coi là nguồn cung cấp năng lượng chính, trong khi ở các nền văn hóa phương Tây, bánh mì thường được sử dụng như nguồn tinh bột chính.
Sự đa dạng văn hóa ẩm thực: Mỗi vùng địa lý và văn hóa có những đặc điểm ẩm thực riêng Ví dụ, các nền văn hóa ven biển có xu hướng tiêu thụ nhiều loại hải sản và các món chế biến từ hải sản, trong khi ở các khu vực núi cao, người ta thích ăn các món nướng và món nấu từ thảo mộc hoặc gia vị.
Lễ hội và sự kiện văn hóa: Lễ hội và sự kiện văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tập quán và khẩu vị ẩm thực Các bữa tiệc và mâm cỗ trong các lễ hội có thể yêu cầu các món ăn đặc biệt, và việc chia sẻ những món ăn này góp phần vào việc xây dựng tập quán ăn uống.
Tương tác văn hóa và di cư: Di cư và sự tương tác giữa các nền văn hóa khác nhau có thể mang đến sự pha trộn và đa dạng trong ẩm thực Điều này có thể làm thay đổi khẩu vị và tạo ra những món ăn mới khi các yếu tố văn hóa khác nhau giao thoa và kết hợp.
1.2.2 Vị trí địa lý và khí hậu
Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến nguyên liệu của các món ăn Thực tế, chúng ta cũng thấy rõ món ăn của châu Á khác biệt nhiều so với các nước châu Âu
Sự phong phú của nguồn tài nguyên: Địa lý của một khu vực có thể quyết định sự có sẵn và đa dạng của nguồn tài nguyên thực phẩm Các khu vực ven biển có thể có ưu thế trong việc tiếp cận các loại hải sản, trong khi các khu vực núi cao có thể có sẵn nhiều loại rau quả và động vật hoang dã. Đặc sản và ẩm thực địa phương: Khí hậu và điều kiện tự nhiên của một khu vực có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của những loại thực phẩm độc đáo và đặc sản.
Sự khác biệt về khí hậu của mỗi quốc gia hay vùng miền sẽ quy định hương vị của món ăn Khí hậu có thể ảnh hưởng đến loại thức ăn mà người dân ưa thích và tiêu dùng Trong các khu vực nhiệt đới, nhiệt độ cao và khí hậu ẩm ướt có thể làm cho người ta thích thưởng thức các loại trái cây tươi ngon và thức uống lạnh như sinh tố hoặc nước ép.
Cách nấu ăn và phương pháp chế biến: Địa lý và khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến cách nấu ăn và phương pháp chế biến thực phẩm Ví dụ, trong các khu vực có khí hậu lạnh, người dân có xu hướng ưa thích các món ăn nóng để giữ ấm cơ thể, trong khi trong các khu vực nhiệt đới, người ta thích ăn các món có tính mát như salad và mì lạnh.
Tập quán ăn uống truyền thống: Địa lý và khí hậu cũng có thể góp phần xác định tập quán ăn uống truyền thống của một khu vực Những tập tục ẩm thực truyền thống có thể phản ánh cách người dân sử dụng và chế biến các loại thực phẩm theo những cách đặc biệt, thể hiện văn hóa và lịch sử của khu vực
Tôn giáo, tín ngưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa ẩm thực của từng dân tộc, vùng miền hay quốc gia Những tôn giáo khác nhau sẽ có phong cách ẩm thực khác nhau, thể hiện rõ thế giới quan, nhân sinh quan và những giá trị sống riêng biệt Nền văn hóa ẩm thực theo những tôn giáo riêng biệt tác động sâu sắc đến đời sống của từng dân tộc.
Các nguyên lý ẩm thực: Tôn giáo thường có những nguyên lý ẩm thực riêng, như các quy định về thực phẩm được phép hoặc không được ăn, phương pháp chế biến thức ăn, hay các quy tắc về cách chế biến và tiếp xúc với các loại thực phẩm Ví dụ, người Hindu không ăn thịt bò và người Hồi giáo không ăn thịt lợn dựa trên các quy định tôn giáo của họ.
Thực đơn thần bí: Một số tôn giáo có thể có những món ăn hoặc thực đơn đặc biệt liên quan đến các nghi lễ tôn giáo và các sự kiện mà người theo tôn giáo tham gia Đây có thể là các món ăn dùng trong lễ cúng, các mâm cỗ thần bí trong các ngày lễ hay các món ăn rước lễ.
Biểu hiện của văn hóa ẩm thực
1.3.1 Qua góc độ văn hóa vật chất
Văn hóa ẩm thực được thể hiện qua góc độ vật chất chính là những món ăn, đồ uống với chất liệu, số lượng, mùi vị, màu sắc, sự sắp đặt của các món ăn, đồ uống trong mâm cơm, bữa tiệc Văn hóa ẩm thực qua góc độ vật chất không tính tới nghệ thuật chế biến, nghệ thuật sắp đặt, ý tưởng thể hiện, cách thưởng thức món ăn, Những món ăn đồ uống này được chế biến từ những sản phẩm khác nhau trong cuộc sống.
1.3.2 Qua góc độ tinh thần
Văn hóa ẩm thực thể hiện qua góc độ tinh thần chính là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến món ăn, ý nghĩa biểu tượng tâm linh, cách bày trí món ăn…
Trong cách ẩm thực cũng thể hiện được nét văn hóa của các dân tộc, ý nghĩa biểu tượng của các món ăn Mỗi món ăn khác nhau với các trình bày chế biến khác nhau.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC PHÁP VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẨM THỰC PHÁP ĐỐI VỚI VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
Văn hóa ẩm thực Pháp
2.1.1 Giới thiệu chung về Pháp
Pháp (tiếng Pháp: France), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Pháp (Rộpublique franỗaise), cú diện tớch: 551.458km2 Là một quốc gia nằm tại Tõy Âu với phía Tây giáp Đại Tây dương, Bắc giáp biển Măng-sơ, Đông giáp Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Italia, Nam giáp biển Địa Trung Hải và Tây Ban Nha Nước Pháp Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở châu Âu và cũng là nước có lịch sử lâu đời ở châu Âu, ngoài ra, còn có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới Trong hơn 500 năm qua, Pháp là 1 cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới Từ thế kỷ
17 đến 20, Pháp lập nên đế quốc thực dân lớn thứ hai trên thế giới bao gồm những vùng đất rộng lớn ở Bắc, Tây và Trung Phi, Đông Nam Á với nhiều đảo ở Caribe và Thái Bình Dương.
Khí hậu nước Pháp nhìn theo kiểu tổng thể là ôn hòa, chịu sự ảnh hưởng kết hợp của khí hậu Đại Tây Dương (phía tây), Địa Trung Hải (phía nam) và khí hậu lục địa (trung tâm và phía đông) Vùng miền Tây nước pháp có gió từ Đại Tây Dương thổi vào đem mưa đến, với mùa đông thì lạnh với nhiệt độ trung bình 7°C, còn mùa hè thì ôn hòa mát mẻ, nhiệt độ trung bình 16°C Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh và mùa hè mát mẻ Tuy nhiên, ở các vùng dọc bờ Địa Trung Hải, mùa đông thường ấm áp hơn và mùa hè khá nóng.
Pháp là thành viên trong nhóm G8 và thành viên của cộng đồng châu Âu, đồng thời là một nước có nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và đồng đều cả
10 nông nghiệp lẫn công nghiệp Pháp đứng thứ tư thế giới về dịch vụ : ngành dịch vụ của Pháp phát triển rất mạnh, đóng góp khoảng 65,9% tổng sản phẩm quốc nội và tính đến năm 2016, GDP của nước Pháp đạt 2.488.280 USD, đứng thứ 6 thế giới và đứng thứ 3 châu Âu Pháp cũng là 1 trong 10 thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp vào đầu năm 2002.
Nền văn hóa nổi tiếng thế giới Đối với trong cuộc sống thường nhật của người dân Pháp, chúng ta có thể cảm nhận qua sự phát triển của kinh đô thời trang thế giới thông qua sự chau chuốt trong cách ăn mặc, bố trí và trang trí nhà cửa, phố phường Nếp sống của người Pháp được thể hiện rõ nét bởi 2 chữ ” tôn trọng”.
Tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng cuộc sống cũng như tự do cá nhân của người khác, ngay cả với những người thân trong gia đình Một điểm quan trọng được coi như nguyên tắc sống của người Pháp đó là họ luôn tôn trọng trong giờ giấc và lên lịch cho các buổi hẹn, hội họp hay làm việc.
Ngôn ngữ pháp lãng mạn
Tiếng Pháp có nguồn gốc từ tiếng Latin, qua quá trình phát triển ngôn ngữ latin gốc ban đầu kết hợp với tiếng Hy Lạp và các ngôn ngữ địa phương đã từng bước hình thành nên tiếng Pháp bây giờ Tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới và là một trong sáu ngôn ngữ chính thức được Liên Hợp Quốc công nhận Đây cũng là ngôn ngữ chính thức của Vatican và NATO Tiếng Pháp là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng trong các lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, kịch, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật nhảy múa và kiến trúc. Pháp cũng là đất nước có nền văn học đồ sộ, cái nôi của rất nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới như Molière, La Fontaine, Voltaire, Victor Hugo, Balzac, Zola,… với các thể loại văn học lãng mạn, hiện thực,… Nền văn học học Pháp qua nhiều thời kỳ phát triển đã được cả thế giới biết đến và công nhận.
Mỹ thuật – hội họa pháp
Pháp có rất nhiều họa sĩ lừng lẫy đã để lại dấu ấn bản thân qua các tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng trên rất nhiều bảo tàng trên khắp thế giới Trong số các họa sĩ nổi tiếng nhất của Pháp, có thể kể đến Renoir, Monet, Cézanne, Dégas, Manet, Muffins hoặc Toulouse-Lautrec.
Từ thời Trung cổ đến ngày nay, ẩm thực Pháp đã nổi tiếng khắp thế giới với những bữa tiệc xa hoa, cầu kì và các món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng Ẩm thực pháp cũng vô cùng đa dạng khi mỗi vùng lại có những nét riêng hòa chung với nền ẩm thực truyền thống lâu đời từ đó làm nền ẩm thực nói chung càng phong phú.
Trong đó, rượu vang và pho mát là hai đặc sản nổi tiếng bậc nhất của Pháp. Không chỉ nổi tiếng về chất lượng, rượu vang và pho mát của pháp còn nổi tiếng vì số lượng phong phú và vô cùng đa dạng.
Pháp cũng là đất nước sở hữu nhiều bảo tàng chất lượng, lưu giữ rất nhiều cổ vật, tác phẩm có giá trị trên khắp thế giới Bảo tàng cũng là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa qua nhiều thời kì phát triển của pháp Trong số hệ thống các bảo tàng đồ sộ đó, không thể không nhắc tới bảo tàng Louvre Đây không chỉ là một trong những bảo tàng lớn nhất ở Paris mà còn trên thế giới Bảo tàng lưu giữ một phần lớn các hiện vật lịch sử của nước Pháp, từ thời các vị vua Capetian cho đến ngày nay Đây cũng là nơi trưng bày tác phẩm Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci.
2.1.1.5 Tôn giáo Ở Pháp, tôn giáo được xem như một lĩnh vực riêng Mỗi cá nhân có thể có những tín ngưỡng do mình chọn hoặc không có tín ngưỡng Nhà nước tôn trọng tất cả tín ngưỡng và tự do tôn thờ, trong chừng mực mà việc ấy không gây rối trật tự xã hội Nhà nước hoàn toàn độc lập với tôn giáo Nhà nước đảm bảo tốt việc áp dụng các quy tắc về sự khoan dung và về tự do
Mọi người được tự do thực hành tôn giáo và mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên tín ngưỡng hay việc thực hành tôn giáo đều bị cấm Những tín ngưỡng chủ yếu có mặt ở Pháp là Cơ đốc giáo (Thiên chúa và Tin lành), Hồi giáo và Do thái giáo Nhà thờ, đền thờ, đền thờ Hồi giáo, nhà thờ Do thái cùng tồn tại trong hòa bình, trên tinh thần hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau Pháp là một nước phi tôn giáo nhưng có nền văn hóa thiên chúa giáo La Mã: bằng chứng là nhiều nhà thờ lớn La Mã hoặc Gô Tích, nhà thờ nhỏ, nhà thờ riêng có mặt cả ở những nơi hẻo lánh nhất.
2.1.2 Lịch sử hình thành văn hóa ẩm thực Pháp
Trong suốt thế kỷ XV và XVI, người Pháp đã bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật ẩm thực tiến bộ ở Ý Khi Catherine (một công chúa Florentine) kết hôn với Vua Henry II, cô mang theo những đầu bếp người Ý của mình đến triều đình Pháp Và ẩm thực Ý đã mang đến nhiều sự tiến bộ về ẩm thực của Pháp những năm 1500. Vào những năm 1600, người Pháp bắt đầu sử dụng các nguyên liệu bản địa như pho mát và rượu vang để tạo nên một bản sắc mới cho ẩm thực của họ Giai đoạn giữa thế kỷ 16 và 18 được gọi là chế độ Ancien, sự hạn chế do xã hội thiết lập đã cản trở sự tiến bộ của nghệ thuật ẩm thực, các chuyên gia ẩm thực bị hạn chế di chuyển đến các vùng lãnh thổ và việc cung cấp nguyên liệu cũng bị ảnh hưởng. Trong suốt thế kỷ XVII và XVIII, ẩm thực Pháp có bước chuyển mạnh mẽ, với sự hình thành của phong cách ẩm thực Haute, còn gọi là “ẩm thực thượng hạng” Nguồn gốc của nó được khám phá trong các công thức nấu ăn của một chuyên gia ẩm thực tên là La Varenne Francois Pierre La Varenne xuất bản cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên của Pháp vào năm 1651 với tựa đề “Le Cuisinier Francois” Không giống với phong cách nấu ăn của thời trung cổ, sách dạy nấu ăn của Verenne gồm những công thức nấu ăn mới tập trung vào những bữa ăn ít xa hoa hơn, giảm bớt sự phong phú của một bữa ăn và chú trọng vào các thành phần trong món ăn Đó là một xu hướng phổ biến trong suốt lịch sử của món ăn Pháp.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam
2.2.1 Giới thiệu chung về Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp Biển Đông Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ Địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đồng bằng chỉ chiếm ẳ diện tớch trờn đất liền và bị đồi nỳi ngăn cỏch thành nhiều khu vực.
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở châu Á. Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm Độ ẩm không khí trên dưới 80% Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán.
2.2.2 Đặc điểm bữa ăn của người Việt
Các món ăn Việt chủ yếu chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Trong kỹ thuật chế biến món ăn, không cho bơ và các sản phẩm sữa vào trong món ăn Đặc trưng này lại rất phù hợp với xu hướng ăn uống thế giới hiện nay vì tại các nước đang phát triển đang lo sợ bệnh béo phì, tim mạch tăng nhanh.
Có hương vị đậm đà
Mỗi món ăn Việt Nam đều sử dụng nước chấm riêng, phù hợp với hương vị của món ăn đó Các loại nước chấm thông thường được chế biến bằng phương pháp lên men vi sinh vật thông qua thuỷ phân thuỷ sản, đậu tương.
Tổng hợp nhiều chất và nhiều vị
Món ăn Việt được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau từ nguyên liệu động vật như các loại thịt: lợn, gà, cá, tôm… cùng với các loại rau củ và gạo. Ngoài ra, món ăn có sự kết hợp từ nhiều loại gia vị khác nhau: chua, cay, mặn, ngọt … các vị này đều nổi bật không bị pha trộn.
Phù hợp khẩu vị người Việt
Món ăn được chế biến từ loại nguyên liệu tươi mới nhất Đây là yếu tố hàng đầu để quyết định chất lượng món ăn Người Việt Nam rất sành ăn, từ nguyên liệu tưởng chừng đơn giản nhưng qua khâu chế biến thành món ăn khác làm người ăn luôn hài lòng.
Ưa thích các loại rau mùi Ưa thích sử dụng các loại rau gia vị thơm như: mùi, húng, thì là… các vị chua, cay và hương thơm từ hoa sen, hoa cúc…để tạo món ăn thanh đạm nhưng rất ngon mang đặc trưng riêng của ẩm thực Việt.
Ngày nay nhu cầu ăn uống không chỉ đơn thuần là ăn no để có sức làm việc, học tập… Khi kinh tế càng phát triển thì các nhu cầu đều tăng cao kể cả trong ăn uống, người ta không chỉ ăn thưởng thức hương vị của món ăn mà còn thưởng thức cái đẹp bằng giác quan Các món ăn không chỉ bày ra dĩa một cách
34 đơn giản mà còn được trình bày bắt mắt, trang trí thêm bằng những rau củ được cắt tỉa tinh xảo tạo thêm được sức hút cho món ăn.
Người Việt có thói quen dùng đũa trong khi ăn, cách sử dụng đũa được ông, bà, cha, mẹ dạy thành thục khi còn nhỏ Hình ảnh đôi đũa luôn có mặt trong các bữa cơm gia đình Ngay cả khi ăn các món quay nướng người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như phương Tây.
Không như phương Tây ăn món nào bày lên món đó, người Việt Nam có thói quen ăn nhiều món cùng một lúc bằng cách dọn sẵn nhiều món lên một mâm.
Các món ăn được chế biến dựa trên nguyên tắc chế biến phối hợp nguyên liệu cân bằng âm dương có tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức lực…
Sau mỗi bữa ăn người Việt thường ăn thêm trái cây để tráng miệng như là mận, xoài bưởi, nhằm giảm đi cảm giác bị ngán khi đã ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đạm, dầu mỡ, thúc đẩy tiêu hóa và làm khử đi mùi đồ ăn trước đó. Hoặc cũng có thể là các loại bánh ngọt, uống trà.
Quy tắc ứng xử trong ăn uống
Trước bữa ăn người Việt có phong tục người nhỏ tuổi phải mời người lớn tuổi ăn trước thể hiện sự kính trọng đối với bề trên Và nếu có khách lại nhà chơi chủ nhà mời khách ở lại dùng bữa thể hiện tính hiếu khách, nhiệt tình.
2.2.3 Tập quán và khẩu vị của người Việt Nam
2.2.3.1 Tập quán và khẩu vị trong ăn
Thông thường người Việt Nam mỗi ngày ăn ba bữa: Bữa sáng còn gọi là bữa điểm tâm ăn nhẹ nhàng, số lượng món ăn ít từ 1-2 món Bữa trưa và tối là 2 bữa ăn chính, ăn có tính chất ăn nặng, số lượng món ăn nhiều từ 3-5 món, trong đó cơm ăn với khối lượng lớn Vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, tết, giỗ, cưới,
35 đám tang v.v… người Việt Nam tổ chức các bữa ăn có tính chất long trọng thịnh soạn gọi là cỗ hoặc tiệc, cỗ thường được tổ chức vào các ngày giỗ, tết, lễ, cưới v.v… các món ăn được chế biến thịnh soạn Tiệc là bữa ăn thịnh soạn gần giống như cỗ nhưng có tính chất lễ nghi nhất định Thông thường bữa tiệc bao giờ cũng có chủ tiệc và các khách mời.
Theo phong tục tập quán các món ăn được bày vào đĩa và bát, sau đó xếp vào mâm, mâm được đặt lên giường, phản, bàn mỗi mâm từ 4-6 người Trong các bữa tiệc (hoặc cỗ) thức ăn thường phải tuân theo một quy tắc nhất định, mỗi bữa tiệc có một chủ tiệc để mời khách, giới thiệu món ăn, chúc rượu Đầu tiên ăn các món ăn nguội để uống với rượu, bia, tiếp đó ăn các món ăn nấu, tần, dùng, sau đó các món ăn mặn với cơm và cuối cùng là ăn các món ăn ngọt tráng miệng với nước trà.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIAO LƯU VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT PHÁP
Một số giải pháp thúc đẩy giao lưu văn hoá ẩm thực Việt Nam và Pháp56 3.2 Giữ gìn bản sắc ẩm thực Việt
Tăng cường hợp tác giữa các nhà hàng Việt Nam và Pháp
Khuyến khích sự hợp tác giữa các nhà hàng và quán ẩm thực của cả hai quốc gia Các nhà hàng có thể cùng nhau tổ chức sự kiện giao lưu, chia sẻ công thức nấu ăn và trải nghiệm thực đơn của nhau, nhằm tăng cường hiểu biết văn hoá ẩm thực giữa Việt Nam và Pháp Hiện nay, có rất nhiều nhà hàng Pháp tại Việt Nam có thể kể đến như The LOG, Le Corto, Bistrot De SaiGon,
Xây dựng các lớp học nấu ăn cho người dân Pháp và Việt Nam
Tổ chức các khóa học nấu ăn truyền thống của cả Việt Nam và Pháp, dành cho cả người dân địa phương và du khách Điều này sẽ giúp tăng cường kỹ năng nấu ăn và cũng giới thiệu thêm văn hoá ẩm thực đặc trưng của từng quốc gia
Tổ chức các sự kiện ẩm thực và triển lãm
Tổ chức các sự kiện và triển lãm văn hoá ẩm thực có thể thu hút sự quan tâm của đại chúng Các triển lãm này có thể giới thiệu các món ăn truyền thống, trình diễn nghệ thuật nấu ăn và kết nối nhà hàng, doanh nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực của cả hai quốc gia Lễ hội ẩm thực tiêu biểu có thể kể đến như lễ hội ẩm thực Pháp “Balade en France” Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp-Việt Lễ hội sẽ là nơi quảng bá ẩm thực Pháp và nằm trong chuỗi sự kiện đặc biệt diễn ra trên khắp cả nước từ đầu năm 2023
Quảng bá ẩm thực qua truyền thông
Sử dụng truyền thông, báo chí, mạng xã hội để quảng bá văn hoá ẩm thực giữa Việt Nam và Pháp Các video, chương trình truyền hình, bài viết, hình ảnh về ẩm thực và các món ăn đặc trưng có thể tăng cường hiểu biết và quan tâm đến văn hoá ẩm thực của hai quốc gia Văn hóa ẩm thực Pháp được quảng bá mạnh mẽ qua truyền thông và du lịch Các chương trình truyền hình ẩm thực Pháp, các cuộc thi
55 nấu ăn, hay thậm chí các sự kiện lễ hội ẩm thực đều là cơ hội để người Việt có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của Pháp Điều này đã tạo nên sự quan tâm và yêu thích đối với ẩm thực Pháp trong cộng đồng người Việt.
Trao đổi đầu bếp và thực đơn và Pháp và Việt Nam
Tổ chức các chương trình trao đổi đầu bếp và thực đơn giữa các nhà hàng, khách sạn, trường đào tạo ẩm thực của Việt Nam và Pháp Điều này giúp nhà bếp và nhân viên ẩm thực có cơ hội học hỏi, trao đổi kỹ thuật nấu ăn và trải nghiệm văn hóa mới Các đầu bếp và nhà hàng Pháp đã đến Việt Nam để chia sẻ kỹ thuật nấu ăn và cung cấp nguyên liệu mới Điều này đã làm cho ẩm thực Việt Nam ngày càng đa dạng và chất lượng hơn.
3.2 Giữ gìn bản sắc ẩm thực Việt
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích khi thúc đẩy giao lưu tiếp biến văn hoá ẩm thực giữa Việt Nam và Pháp Nhưng giữ gìn văn hoá ẩm thực Việt Nam và tiếp biến nó mà không bị hoà tan là một thách thức quan trọng trong bối cảnh hiện đại và sự toàn cầu hóa đang diễn ra ngày nay
Thứ nhất, để giữ gìn văn hóa ẩm thực Việt Nam, cần bảo tồn nguyên vẹn các công thức và kỹ thuật nấu ăn truyền thống Những món ăn truyền thống như phở, bánh mì, nem rán cần được chế biến và phục vụ đúng cách, không bị thay đổi quá nhiều để duy trì đặc trưng của chúng.
Thứ hai là cần ưu tiên sử dụng các nguyên liệu địa phương trong nấu ăn, các nguyên liệu địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo nên hương vị của một món ăn truyền thống, điều này còn giúp duy trì đặc trưng vùng miền đồng thời hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phương
Thứ ba là kết hợp những nét truyền thống pha chút hiện đại vào từng món ăn, tiếp biến văn hóa ẩm thực không bị hoà tan có thể là việc kết hợp các nguyên liệu và phong cách nấu ăn truyền thống với các yếu tố hiện đại và sáng tạo.
Sử dụng công nghệ và kiến thức mới để cải tiến món ăn truyền thống mà vẫn giữ được bản sắc đặc trưng của chúng Các đầu bếp và nhà hàng có thể tạo ra các
56 phiên bản hiện đại của các món ăn truyền thống để thu hút thị hiếu và nhu cầu của thế hệ trẻ.
Thứ tư là tăng cường đào tạo và phổ cập kiến thức nấu ăn và chế biến thực phẩm Các chương trình đào tạo và hướng dẫn nấu ăn truyền thống cũng như các cuộc thi nấu ăn có thể được tổ chức Điều này cũng giúp tăng cường khả năng sáng tạo và áp dụng các giá trị truyền thống vào các món ăn hiện đại.
Thứ năm là bảo tồn các khu chợ và quán ăn có thâm niên, việc này giúp bảo tồn không gian văn hoá ẩm thực và thúc đẩy du lịch văn hoá Các khu chợ và các quán ăn lâu năm là bảo chứng cho những đặc trưng văn hoá ẩm thực lâu đời của dân tộc ta vì nó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Chính vì vậy, điều này giúp duy trì và bảo tồn văn hoá ẩm thực truyền thống của Việt Nam
Cuối cùng là kết hợp giữa văn hóa ẩm thực và du lịch, phát triển các chương trình du lịch ẩm thực sẽ giúp bảo tồn và giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam đến du khách quốc tế một cách bền vững Đồng thời, điều này cũng tạo cơ hội cho việc giới thiệu và tiếp biến văn hóa ẩm thực trong môi trường du lịch
Văn hoá ẩm thực Pháp và Việt Nam từ lâu đã có nhiều sự tương đồng, chính vì vậy, việc đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa 2 nước là vô cùng quan trọng trong giai đoạn toàn cầu hoá Cả Việt Nam và Pháp đều sở hữu cho mình những nền văn hoá ẩm thực rất đa dạng và phong phú từ món ăn, nguyên liệu cũng như cách chế biến, việc giao lưu văn hoá ẩm thực giữa hai nước có góp phần tôn vinh và quảng bá nét đẹp văn hóa du lịch ẩm thực Việt Nam ra thế giới Ngoài ra việc giao lưu văn hóa của hai nước còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hoá ẩm thực, tạo nên một nền ẩm thực với nhiều màu sắc Tuy nhiên, việc giao lưu văn hoá ẩm thực giữa hai nước cần được xây dựng và thực hiện một cách khoa học, tránh trường hợp hoà tan khi giao lưu văn hoá ẩm thực, bên cạnh đó, cũng cần có những biện pháp nhằm bảo tồn nền ẩm thực truyền thống của Việt Nam, tránh trường hợp nền ẩm thực của nước nhà bị lai tạp, đánh mất đi bản sắc đáng tự hào của Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thạc sĩ Nguyễn Nguyệt Cầm (2008) , Giáo trình Văn hóa ẩm thực, Nhà xuất bản Hà Nội.
[2] Tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo ( ), Ẩm thực Việt Nam & Thế giới, Nhà xuất bản Phụ Nữ
[1] An Nguyên (2019), Những điều thú vị về ẩm thực và tôn giáo https://benh.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-am-thuc-va-ton-giao-64521/
[2] AZ Training (2023), Văn hóa ẩm thực là gì: Các yếu tố tác động đến ẩm thực thế giới, https://aztraining.vn/van-hoa-am-thuc-la-gi/
[3] Bộ Ngoại giao, Địa lý – Một số thông tin về địa lý Việt Nam, https://chinhphu.vn/dia-ly-68387
[4] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Văn hóa – Khái quát văn hóa Việt Nam, https://chinhphu.vn/van-hoa-68391
[5] Eastern Phoenix, Giới thiệu tổng quan về nước Pháp, 10 địa điểm không thể bỏ qua khi tới Pháp, https://dulichphuonghoang.vn/gioi-thieu-tong-quan-ve- nuoc-phap-pht