1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

NGUYỄN VĂN THÍCH

BÁO CÁO NGHIỆM THU

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP NHỎ

TẠI TP HỒ CHÍ MINH

TP HỒ CHÍ MINH – T7/2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

BÁO CÁO NGHIỆM THU

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP NHỎ

TẠI TP HỒ CHÍ MINH Mã số đề tài:

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM TẮT 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP NHỎ 6

2.1 Mô hình tăng trưởng doanh nghiệp 6

2.2 Các giai đoạn tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp nhỏ 8

2.3 Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp 8

2.4 Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp 12

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Địa bàn nghiên cứu 19

3.2 Mô hình nghiên cứu 19

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Định nghĩa các DNN ở Tp Hồ Chí Minh 25

4.2 Thiết lập mối quan hệ nhân quả trong tăng trưởng 26

4.3 Xây dựng mô hình Xác suất mạng BBNs 29

4.3.1 Phân tích độ nhạy theo kịch bản 29

4.3.2 Thảo luận 42

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH

Bảng 1: Tiêu chí phân loại DNN 3 Hình 1: Khung khái niệm 9 Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng của DNN 31 Sơ đồ 1: Sơ đồ vòng lặp các yếu tố tác động đến tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa 28 Bảng 2: Phân tích độ nhạy của tăng trưởng doanh nghiệp được tác động bởi các yếu tố 30 Hình 3 khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có sự hỗ trợ tối đa từ doanh nghiệp 34 Bảng 3: Phân tích độ nhạy của khả năng tài chính doanh nghiệp được tác động bởi các yếu tố nội lực doanh nghiệp và khả năng huy động tài chính bên ngoài 36 Hình 4 Năng lực tài chính của doanh nghiệp tác động đến khả năng tăng trưởng của DNN 37 Hình 5: Kỹ năng quản lý của doanh nghiệp và sự hiểu biết về pháp lý của chủ doanh nghiệp tác động đến khả năng tăng trưởng của DNN… 39 Hình 6: Tác động của mức độ cạnh tranh đến tăng trưởng doanh nghiệp 41 Hình 7: Mức thay đổi các biến cấp hai tác động đến tăng trưởng……… 44

Trang 5

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Tp Hồ Chí Minh) Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng, tác động đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Từ đó giúp giảm nguy cơ thất bại và tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa mới khởi nghiệp Khung lý thuyết đã được xây dựng và bảng câu hỏi đã được thiết kế dựa trên các yếu tố được lựa chọn Có 5 giả thuyết được phát triển để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tp Hồ Chí Minh Nghiên cứu này sử dụng Phương pháp tư duy hệ thống để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng dựa trên kinh nghiệm thực tế của các nhà quản trị doanh nghiệp và trên đánh giá của chuyên gia Nghiên cứu này sau đó sử dụng phương pháp BBNs (Bayes Belief networks) để tiến hành xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu đã đánh giá mực độ ảnh hưởng của và vai trò của 5 yếu tố chính tác động đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh Các yếu tố này bao gồm: khả năng tài chính, mức độ hỗ trợ của chính quyền, kỹ năng quản lý, mức độ cạnh tranh trên thị trường, và mức độ hiểu biết về các vấn đề về pháp lý của chủ doanh nghiệp Đồng thời một số giải pháp kiến nghị cũng được đưa ra nhằm tăng khả năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

Từ khóa: Tư duy hệ thống, xác suất suy luận, doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 6

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Doanh nghiệp nhỏ (DNN) tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, chiếm 98% trong tổng số 600.000 doanh nghiệp cả nước, đóng góp khoảng 48% GDP và tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội Do đó, hoạt động của loại hình DNN gắn liền với hiệu quả hoạt động của quốc gia Giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong thiết lập và duy trì một môi trường kinh doanh thông thoáng, ban hành một số chính sách hỗ trợ DNN …Đặc biệt, ngày 12/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ DNN (hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018) Ở Tp Hồ Chí Minh, các DNN cũng đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của thành phố, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau Theo số liệu của sở kế hoạch và đầu tư Tp Hồ Chí Minh tính đến 31/12/2017 toàn thành phố có 160.556 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, trong đó DNN là 153.422 doanh nghiệp, chiếm 94.56% (SKHĐT, 2016) Các DNN hiện đóng vai trò quan trọng trong sự đổi mới và phát triển kinh tế, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố (khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đóng góp gần 40% GDP và sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động của thành phố Do đó chính quyền thành phố đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ về phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ tư vấn cho các DNN trên địa bàn Bên cạnh đó nhiều sản phẩm và dịch vụ sáng tạo của các DNN cũng đã mang lại giá trị lớn, hiệu quả cao và giúp thay đổi cách tư duy quản trị truyền thống Tuy nhiên, những thay đổi trong môi trường kinh doanh dẫn đến sự không ổn định của các DNN so với những doanh nghiệp lớn Nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ trong việc thu thập những thông tin về thị trường vàvà những thay đổi của doanh nghiệp còn hạn chế Phản ứng

Trang 7

của loại hình DNN với những thay đổi về môi trường khác nhau còn hạn chế so với các công ty lớn Các doanh nghiệp lớn thậm chí có thể sẵn sàng từ bỏ một trong những lĩnh vực kinh doanh của mình, nhưng điều này với doanh nghiệp nhỏ thường không thể xảy ra vì họ chỉ có thể tập trung vào một ngành đơn lẻ

Một trong những đặc điểm nổi bật của một kinh tế Tp Hồ Chí Minh là khu vực DNN đang bùng nổ và đang phát triển mạnh Điều này đang đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh đến năm 2020 theo Quyết định số 3907/QĐ-UBND của UBND thành phố Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế Tp Hồ Chí Minh, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo

Xuất phát từ tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cơ cấu kinh tế của Tp Hồ Chí Minh, nghiên cứu này sẽ tập trung vào xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định những yếu tố tác động đến tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh Tập trung vào những mục tiêu cụ thể sau;

- Mục đích nghiên cứu này là xây dựng mô hình lý thuyết về những tác động trong tăng trưởng doanh nghiệp, thông qua việc xác định những yếu tố tác động đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu trước đó

- Trên cơ sở xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong mô hình lý thuyết, nhóm nghiên cứu sẽ kiểm chứng những nhân tố tác động này tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

Trang 8

- Xác định những yếu tố mang tính đòn bẩy trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng, trên cơ sở đó có những giải pháp thích hợp nhằm tăng cường khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp

1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu này tập trung vào những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

1.4 Tính mới của đề tài

Đế tài sử dụng phương pháp tư duy hệ thống để xác định những yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khẳ năng tăng trưởng của doanh nghiệp Đây là phương pháp đánh giá yếu tố tác động dựa trên quản điểm tổng thể

Để tìm được điểm can thiệp tối ưu làm cơ sở cho việc ra quyết định chính xác nhằm thúc đẩy tăng trưởng tốt nhất, đề tài đã sử dụng phương pháp xác suất mạng để tìm điểm can thiệp hiệu quả nhất trong toàn bộ hệ thống

1.5 Khả năng đóng góp của đề tài

Nghiên cứu này góp phần đa dạng hóa phương pháp nghiên cứu thông qua việc giới thiệu thêm hai phương pháp nghiên cứu mới là tư duy hệ thống (System thinking) và mô hình xác suất mạng (BBNs) được áp dụng trong khoa học quản trị Những phương pháp này hiện chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam

Thông qua việc áp dụng hai phương pháp nghiên cứu trên sẽ giúp các nhà quản lý thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá một vấn đề mang tính tổng thể

Trang 10

Cách tiếp cận bằng việc sử dụng sự hiểu biết về tăng trưởng của mô hình doanh nghiệp nhỏ dựa trên quan điểm phát triển của từng thời kỳ trong chu kỳ sống, được sử dụng rộng dãi và xuất hiện lần đầu tiên trong những nghiên cứu thuộc giai đoạn giữa năm 1969 và đến năm 1972 tiếp tục được áp dụng ở dạng nghiên cứu chuyên sâu và tinh tế hơn (Steinmetz, 1969; Filley và House, 1969; Greiner, 1972; Carroll, 1974; Churchill và Lewis, 1983; Scott và Bruce, 1987; Greiner, 1998) Một trong những tác giả đầu tiên trong giai đoạn này áp dụng việc phân tích vòng đời của sự phát triển của doanh nghiệp phải kể đến Greiner (1972) Ông sử dụng mô hình này để giải thích các doanh nghiệp thông thường sẽ trải qua năm giai đoạn tăng trưởng khác nhau Trong mỗi giai đoạn sẽ bao gồm một khoảng thời gian tăng trưởng tương đối ổn định, có thể theo sau là một số cuộc khủng hoảng quản lý Vì vậy, năm giai đoạn theo Greiner (1972) là: tăng trưởng thông qua sự sáng tạo, tăng trưởng thông qua định hướng, tăng trưởng theo nhóm, tăng trưởng bằng cách phối hợp, và tăng trưởng thông qua hợp tác Trong mô hình năm giai đoạn, những yếu tố sau đây có thể được phân biệt, tạo thành mô hình phát triển của doanh nghiệp, tổ chức: tuổi của doanh nghiệp (tổ chức); quy mô của doanh nghiệp (tổ chức); giai đoạn phát triển; giai đoạn tái cơ cấu; và tốc độ tăng trưởng trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động Bên cạnh những mô hình tăng trưởng đã được đề cập và thường được áp dụng là mô hình của Churchill và Lewis (1983), dựa trên năm giai đoạn, và một nỗ lực để khắc phục những thiếu sót của các quan sát đánh giá trước đó Mô hình này bao gồm các giai đoạn sau: sự tồn tại, sự sống còn, thành công, cất cánh và trưởng thành nguồn lực Mỗi giai đoạn của mô hình được đặc trưng bởi một chỉ số về kích thước, tính đa dạng và phức tạp, được mô tả bởi năm yếu tố quản lý bao gồm: (1) phong cách quản lý, (2) cơ cấu tổ chức, (3) quản lý hệ thống chính thức, (4) mục tiêu chiến lược chính và (5) sự tham gia của chủ doanh nghiệp Scott và Bruce (1987) cho rằng khi một doanh nghiệp nhỏ phát

Trang 11

triển, nó di chuyển qua các giai đoạn tăng trưởng, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt Mô hình tăng trưởng phân lập năm giai đoạn Những thứ sẽ kết thúc trong các đợt khủng hoảng và các chiến lược chính cần được xem xét ở từng giai đoạn Nó bao gồm các giai đoạn sau: khởi đầu, sinh tồn, tăng trưởng, mở rộng và trưởng thành

2.2 Các giai đoạn tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp nhỏ

Các mô hình khác nhau đại diện cho các giai đoạn phát triển khác nhau và sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, giải thích những thách thức chính mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt, đại diện cho các yếu tố quan trọng có thể xác định sự tăng trưởng của chúng Thực tế, mỗi giai đoạn phát triển kinh doanh nhỏ được xem là quan điểm riêng biệt của tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ Tuy nhiên, nó không nên được sử dụng các mô hình này để dự đoán những gì sẽ xảy ra trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp Giá trị của chúng bao gồm khả năng hỗ trợ trong việc dự đoán các vấn đề về tổ chức và rào cản mà chủ doanh nghiệp nhỏ nên tính đến, nếu có ý định tiếp tục phát triển Sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nhỏ cần tập trung vào các yếu tố then chốt quyết định trong từng giai đoạn (Greiner, 1972; Carroll, 1974; Churchill và Lewis, 1983; Scott và Bruce, 1987)

2.3 Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

 Giai đoạn phát triển ban đầu (giai đoạn tồn tại) của doanh nghiệp

nhỏ

Mỗi doanh nghiệp bắt đầu sự tồn tại của mình với giai đoạn đầu tiên được thành lập, vì vậy đây là giai đoạn mà doanh nghiệp sẽ cần tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm và một thị trường Trong giai đoạn này nguồn nhân lực được cung cấp, thâm nhập vào các thị trường chính được bắt đầu xác lập và một số kết quả tài chính được chỉ ra, trong khi bắt đầu

Trang 12

đạt được lòng tin của khách hàng (Lewis and Churchill 1983) Các quyết định chủ yếu được thực hiện ở cấp độ hoạt động và gắn với lợi tức ngắn hạn về tài sản và tư duy chiến lược, gần như không tồn tại Hệ thống lập kế hoạch chính thức bị giới hạn hoặc không tồn tại trong một số trường hợp Doanh nghiệp có một số lượng nhỏ nhân viên và do đó không có nhiều cơ hội để ủy nhiệm một số công việc quan trọng Chiến lược của doanh nghiệp là nhằm mục đích tồn tại lâu dài, đối mặt với những thách thức hiện tại

 Giai đoạn sống còn của doanh nghiệp nhỏ

Trong giai đoạn thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ bắt đầu ổn định và sự tăng trưởng của họ được xây dựng dựa trên thành công ban đầu Tuy nhiên, đối với hầu hết các phần, giai đoạn này được đặc trưng bởi doanh thu tăng lên và mức độ phức tạp cũng tăng (Scott and Bruce 1987) Sự phát triển của toàn doanh nghiệp ở mức tối thiểu Xây dựng kế hoạch chính thức cho giai đoạn này chủ yếu là tập trung dự báo dòng tiền Các chính sách và quy trình bắt đầu được thiết lập, và việc quản lý doanh nghiệp ngày càng tốn nhiều thời gian và cam kết của người sáng lập Những doanh nghiệp sẽ sống sót trong giai đoạn đầu tiên nếu thiết lập chương trình quản lý phù hợp và có khả năng tăng trưởng bền vững trong một khoảng thời gian

 Giai đoạn thành công của các doanh nghiệp nhỏ

Các chủ doanh nghiệp phải đối mặt với sự tiến thoái lưỡng nan trong quá trình chuyển đổi ở giai đoạn này bao gồm: Liệu có nên tận dụng, khai thác những thành tựu của doanh nghiệp đạt được và tiếp tục mở rộng, hay duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và sinh lợi? Chủ sở hữu hiểu biết sâu hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, do đó nỗ lực tiếp theo là tăng cường để cải thiện các tiêu chuẩn về chất lượng, về mặt kinh doanh Lập kế hoạch dưới dạng ngân sách hoạt động hỗ trợ chức năng ủy nhiệm Xét về sự thành công của giai đoạn, tăng trưởng giai đoạn phát triển hàm ý

Trang 13

định hướng khác nhau cho triển vọng dài hạn của doanh nghiệp (Ageron, Gunasekaran et al 2012) Sự phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi có sự áp đặt về khả năng, năng lực sản xuất lớn hơn, số lượng sản xuất, kinh doanh lớn hơn, do đó đòi hỏi kiến thức và có nhiều kinh nghiệm quản lý Lập kế hoạch hoạt động, như trước đây, đề cập đến ngân sách, nhưng lập kế hoạch chiến lược chi tiết hơn và chủ yếu bao gồm chủ sở hữu Một đặc điểm của giai đoạn này là xu hướng cho các doanh nghiệp là để thực hiện một sự thay đổi nhanh chóng từ hoạt động đến tư duy chiến thuật Tuy nhiên, ở giai đoạn này tư duy chiến lược vẫn chưa ở mức đầy đủ, mặc dù mong muốn mở rộng các hoạt động ảnh hưởng đến sự thay đổi đối với tư duy chiến lược

 Giai đoạn bứt phá của doanh nghiệp nhỏ

Giai đoạn này liên quan đến một quá trình liên tục, theo sau là một kế hoạch mở rộng quy mô để tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận Mặc dù mở rộng, các mục tiêu chính của giai đoạn này có liên quan đến sự phát triển của vốn kinh doanh (Ageron, Gunasekaran et al 2012) Câu hỏi đặt ra là liệu doanh nghiệp có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vốn lớn, điều đó cũng là hàm ý của tăng trưởng Các tác nhân trong hệ thống bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng trở nên rộng hơn và tinh vi hơn Đồng thời, thiết lập kế hoạch và chiến lược hoạt động được thực hiện và liên quan trực tiếp đến các nhà quản lý ở những vị trí cụ thể Các quyết định ở giai đoạn này phải mang tính chiến lược cao hơn, và các quyết định hoạt động phải được giao cho các cấp giám sát thích hợp Trong những năm qua, tùy thuộc vào ngành công nghiệp và với sự trợ giúp của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin như Internet, các công cụ mới đã được ứng dụng và phát triển để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ

 Giai đoạn trưởng thành tài nguyên của doanh nghiệp nhỏ

Trang 14

Mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ khi bước vào giai đoạn này là củng cố và kiểm soát lợi nhuận tài chính, duy trì lợi thế của doanh nghiệp nhỏ, có nghĩa là phản ứng linh hoạt trong kinh doanh Trong giai đoạn phát triển này, doanh nghiệp thường tập trung nhiều hơn vào việc quản lý hiệu quả các sản phẩm hoặc dịch vụ và không quá chú trọng đến việc mở rộng các hoạt động kinh doanh Thay vào đó, doanh nghiệp phải mở rộng lực lượng quản lý của mình một cách nhanh chóng, đủ để loại bỏ sự thiếu hiệu quả, có thể tạo ra tăng trưởng và đưa doanh nghiệp đến một cấp độ chuyên nghiệp hơn bằng cách sử dụng các công cụ như: ngân sách, hoạch định chiến lược, quản lý theo mục tiêu và hệ thống tiêu chuẩn về chi phí Chương trình đào tạo được sử dụng cho các nhà quản lý, đào tạo trong lĩnh vực kỹ năng hành vi để đạt được hiệu quả làm việc nhóm và có khả năng giải quyết xung đột tốt hơn (Björk and Carlsson 2005) Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có đủ nhân lực và nguồn lực tài chính để tham gia việc lập kế hoạch hoạt động và chiến lược một cách chi tiết

 Tích hợp các giai đoạn và xác định các yếu tố tăng trưởng chính

Tích hợp các giai đoạn phát triển được trình bày ở trên của doanh nghiệp nhỏ và các yếu tố quan trọng tương ứng để thành công trong từng giai đoạn, một số khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu có thể được xác

định Thứ nhất, các nguồn lực và quy trình của các doanh nghiệp nhỏ, giúp

họ thực hiện các hoạt động hàng ngày cần thiết Như đã chỉ ra, trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp có được nguồn nhân lực, tài nguyên liên quan đến khả năng tài chính và kỹ thuật để sản xuất sản phẩm và dịch vụ và đảm bảo tiếp cận vào được các thị trường trọng điểm Trong các giai đoạn sau của tăng trưởng, các doanh nghiệp xem xét các nguồn lực cần thiết để cải thiện các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng, quản lý hiệu quả các quy trình, và

khả năng cung cấp kinh phí để hỗ trợ cho tăng trưởng Thứ hai, các kỹ

năng và kiến thức của chủ sở hữu doanh nghiệp và nhân viên của các doanh nghiệp nhỏ Với sự tăng trưởng của doanh nghiệp, sự cần thiết cho

Trang 15

các cơ sở sản xuất lớn hơn, sản xuất chất lượng cao hơn, sử dụng các quy trình tiên tiến và kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi sự sáng tạo và phát triển kiến thức và kinh nghiệm cụ thể Các chương trình đào tạo, giáo dục cho các nhà quản lý doanh nghiệp và nhân viên được sử dụng, các công cụ mới

khuyến khích sự tiến bộ của các doanh nghiệp nhỏ được phát triển Thứ ba,

cách tiếp cận chiến lược và định hướng của doanh nghiệp nhỏ Khi kinh doanh nhỏ chuyển từ giai đoạn ban đầu đến cao cấp, sự tập trung từ những thay đổi hoạt động vận hành đến tư duy chiến lược và chiến lược, tất nhiên trong trường hợp doanh nghiệp mong muốn tiến tới giai đoạn phát triển phức tạp hơn Các quyết định của chủ sở hữu/người quản lý của các doanh nghiệp phát triển mang tính chiến lược hơn, trong khi các quyết định điều

hành được giao cho các cấp giám sát thích hợp Thứ tư, mức độ tinh tế của

kế hoạch trong kinh doanh Khi khối lượng và sự phức tạp của công việc ở giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp tăng lên, việc lập kế hoạch liên quan đến các quy trình sẽ phức tạp hơn Việc lập kế hoạch chủ yếu là dự báo dòng tiền và ngân sách, thông qua việc thiết lập ban đầu các chính sách và thủ tục nhất định, lập kế hoạch chiến lược, vì vậy trong quá trình này các doanh nghiệp nhỏ ngày chuyên nghiệp và chính xác hơn Do đó, quy trình phức tạp có thể được coi là yếu tố quyết định quan trọng có thể

ảnh hưởng đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ Thứ năm, bản chất của

môi trường bên ngoài mà các doanh nghiệp nhỏ hoạt động Loại hình công nghiệp và sức hấp dẫn, khách hàng, cạnh tranh, điểm mạnh và hạn chế của nó, và trên hết, cách tiếp cận của doanh nghiệp nhỏ đối với thay đổi, ở mức độ lớn có thể xác định sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nhỏ

2.4 Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được rất nhiều công trình nghiên cứu trên toàn thế giới thừa nhận rằng họ là động cơ tăng trưởng và phát triển chính nền kinh tế của một quốc gia Những nghiên cứu trước đây

Trang 16

cũng chỉ ra rằng các yếu tố như thiếu hụt về tài chính, thiếu kỹ năng quản lý, những vấn đề liên quan đến thách thức thị trường, vấn đề pháp lý và cơ sở hạ tầng của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của các cơ sở kinh doanh nhỏ (Björk and Carlsson 2005) chỉ ra rằng khả năng tiếp thị, quản lý và hệ thống thông tin có tác động tích cực đáng kể đến sự tăng trưởng của Doanh nghiệp Đó là, các kỹ năng quản lý, marketing và công nghệ thông tin yếu kém của các chủ doanh nghiệp nhỏ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh doanh nhỏ cũng giải thích rằng thiếu vốn, các quy định (ví dụ như chính sách của chính phủ, và thái độ của các quan chức nhà nước, tham nhũng, vv) ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố khác nhau tạo ra rào cản đối với tăng trưởng kinh doanh nhỏ, những yếu tố đó có thể không có tác động tương tự đối với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ ở những quốc gia khác nhau trên thế giới vì nó sự khác biệt trong từng khu vực Yang và Xu (2006) lý giải rằng có sự tồn tại của sự khác biệt trong các địa phương về khả năng kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, các hoạt động kinh doanh ở địa phương và phát triển kinh doanh nhỏ ở Trung quốc Điều này có thể là do sự khác biệt về khả năng tài chính Okpara và Wynn (2007) cũng mô tả rằng các chủ doanh nghiệp ở châu Phi có xu hướng phụ thuộc vào tiền tiết kiệm của chính họ hoặc gia đình vì khu vực này việc tiếp cận vốn là một thách thức đối với các chủ doanh nghiệp kinh doanh nhỏ Hầu hết các chủ doanh nghiệp không thể đáp ứng các yêu cầu cho các khoản vay thương mại và các khoản vay như vậy là những rào cản đối với tăng trưởng kinh doanh Các nghiên cứu thực nghiệm về các rào cản đối với tăng trưởng kinh doanh nhỏ, cùng với sự khác biệt trong khu vực, như sau

Trong nghiên cứu của Zambia, Keyser và cộng sự (2000) cho thấy rằng việc thiếu vốn kinh doanh ban đầu là một vấn đề phổ biến đối với các

Trang 17

doanh nhân, vì chỉ có 24% nhận được khoản vay để bắt đầu kinh doanh của họ Tuy nhiên, các lý do cụ thể cho vấn đề này không được cung cấp chi tiết (Lingard, Espin et al 2004) đã sử dụng một cuộc khảo sát của 1.004 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Canada để điều tra các vấn đề đối đầu với chủ sở hữu và người quản lý ở các giai đoạn khác nhau trong phát triển kinh doanh để hiểu rõ hơn về quá trình tăng trưởng Họ chỉ ra rằng mức độ nghiêm trọng của các vấn đề thay đổi theo các thuộc tính vững chắc, bao gồm cả quy mô doanh nghiệp Ngoài ra kết quả nghiên cứu của họ cho thấy rằng hoạt động vi mô có nhiều khả năng gặp phải vấn đề về nhu cầu, sự sẵn có của các nguồn tài chính thay thế, thiếu thông tin về các lựa chọn nguồn tài chính và thiếu chuyên môn về tài chính Ngoài ra, Orser et al cũng chỉ ra rằng, cường độ của một số vấn đề mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt khác nhau theo ngành, giới tính của chủ sở hữu, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu pháp lý và tuổi của doanh nghiệp

(Bechtel and Jayaram 1997) đã sử dụng bốn giai đoạn tăng trưởng kinh doanh của tác giả Kazanjian (1988) bao gồm (ý tưởng và phát triển, thương mại hóa, tăng trưởng và ổn định) và đồng thời điều chỉnh một danh mục những yếu tố rào cản mà đã được kiểm chứng bởi Theng and Boon (1996) tại Singapore Những tác giả này đã xem xét những yếu tố mang tính rào cản tới sự tăng trưởng và thành công của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tại Hồng Kông (DNN) và nhóm tác giả cũng đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó trong từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm

Mức độ cạnh tranh của thị trường cũng đã được xác định như là một yếu tố trở ngại lớn mà chủ sở hữu các DNN thường gặp phải Bên cạnh đó, khả năng quản lý vốn cũng đã được chứng minh là vấn đề lớn với chủ doanh nghiệp phải vượt qua ở giai đoạn sơ khởi của doanh nghiệp

Bukvic và Bartlett (2003) đã khảo sát hơn 200 DNN (SMEs) trên lãnh thổ Slovenia và thấy rằng các thủ tục liên quan đến ngân hàng là rào cản

Trang 18

lớn về tài chính cho doanh nghiệp như: chi phí vốn cao, yêu cầu tài sản thế chấp lớn Họ cũng tìm thấy các rào cản khác đối với tăng trưởng của các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, như thanh toán trễ hóa đơn từ khách hàng và thông tin tài chính không đầy đủ

Okpara and Wynn (2007) đã xác định một số yếu tố chịu trách nhiệm về thất bại kinh doanh nhỏ ở Nigeria:

 Thiếu hỗ trợ tài chính;

 Thiếu kinh nghiệm quản lý;

 Tham nhũng;

 Thiếu cơ sở hạ tầng;

 Chưa qua đào tạo; và

 Không đầy đủ sổ sách kế toán và hồ sơ lưu trữ

Họ cũng tìm thấy các yếu tố khác như lợi nhuận không đáp ứng, nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ thấp,… cũng là rào cản lớn cho tăng trưởng kinh doanh nhỏ Những phát hiện này cũng cho thấy rằng các hoạt động chính trị đóng một vai trò quan trọng trong thất bại kinh doanh nhỏ ở Nigeria

Krasniqi (2007) đã khảo sát các rào cản đối với sự tăng trưởng của các DNN (SMEs) ở Kosova bằng cách tiến hành một nghiên cứu khảo sát Thông qua phân tích tương quan, Krasniqi nhận thấy rằng sự tăng trưởng của các DNN bị giảm bởi sự hiện diện của các rào cản môi trường kinh doanh như gánh nặng thuế, cạnh tranh không lành mạnh và tài chính không đầy đủ

(Gill and Biger 2012) đã khảo sát tầm quan trọng của rào cản tài chính mà các công ty xây dựng nhỏ của Canada đang phải đối mặt bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát Họ thấy rằng, việc thiếu tiếp cận nguồn tài chính phù hợp là rào cản chính chính đối với tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ

Trang 19

Bechtel and Jayaram (1997) đã sử dụng 500 doanh nhân từ sáu vùng của Ghana để thu thập dữ liệu Thông qua phân tích hồi quy, họ nhận thấy rằng giáo dục của các doanh nhân liên quan đến các rào cản kinh doanh Ngoài ra, kết quả của họ cho thấy rằng các doanh nghiệp gia đình không chi tiền cho nghiên cứu và phát triển có nhiều khả năng gặp rào cản kinh doanh Kết quả nghiên cứu của họ cũng tiết lộ rằng, nói chung, các công ty ở những khu đô thị ở Ghana có nhiều khả năng gặp phải những rào cản hơn

Bechtel and Jayaram (1997) đã tiến hành một cuộc khảo sát nghiên cứu tại Malaysia và nhận được tổng cộng 170 bảng câu hỏi hoàn chỉnh từ các công ty chế biến thực phẩm SME Thông qua phân tích tương quan, họ thấy rằng các rào cản tài chính có tác động quan trọng nhất về tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ

Tóm lại, thông qua những nghiên cứu đã thực hiện bởi nhiều tác giả, nhóm tác giả cho thấy rằng thiếu hụt tài chính, thiếu kỹ năng quản lý doanh nghiệp, thách thức thị trường và những vấn đề liên quan đến pháp lý có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Đồng thời cũng thông qua những nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng mỗi quốc gia khá nhau trên thế giới sẽ có những rào cản khác nhau mà doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt trong tăng trưởng kinh doanh Điều này có thể được lý giải là do các điều kiện kinh tế, quy tắc và quy định khác nhau, hệ thống chính trị khác nhau, mức độ cạnh tranh trên thị trường và hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau Do đó, dựa trên điều kiện thực tế về môi trường Kinh tế, chính trị, pháp luật của Việt Nam, chúng tôi xây dựng các giả thuyết nghiên cứu sau đây

 H1: Việc thiếu hụt tài chính có liên quan tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh doanh của loại hình doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

Trang 20

 H2: Việc thiếu kỹ năng quản lý của các chủ doanh nghiệp nhỏ có liên quan đến sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp kinh doanh nhỏ trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

 H3: Mức độ cạnh tranh trên thị trường có liên quan đến sự tăng trưởng kinh doanh nhỏ ở Tp Hồ Chí Minh

 H4: Các vấn đề pháp lý có liên quan đến sự tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở Tp Hồ Chí Minh

 H5: Sự hỗ trợ của chính quyền có liên quan đến tăng trưởng của doanh nghiệp kinh doanh nhỏ ở Tp Hồ Chí Minh

Dựa trên những phát hiện, đánh giá của những nghiên cứu trên, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của DNN được phân thành các loại sau: (1) Đặc điểm khả năng tài chính của Doanh nghiệp (Bechtel and Jayaram 1997, Priem and Swink 2012); (2) Kỹ năng quản lý của doanh nhân (Bukvic and Bartlett 2003, Ageron, Gunasekaran et al 2012); (3) Mức độ cạnh tranh của thị trường (Wilkinson and Brouthers 2006, Ageron, Gunasekaran et al 2012, Smit and Watkins 2012) , (4) Các vấn đề về pháp lý và dịch vụ pháp lý (Danis, Chiaburu et al 2010, Sadikoglu and Zehir 2010, Ageron, Gunasekaran et al 2012); (5) Sự hỗ trợ của chính quyền (McMahon, 2001), (6) Môi trường bên ngoài (Huggins, 2000 & Nurul Indarti & Marja Langenberg, 2005); và (7) Nguồn lực công nghệ (Philip 2011, Ageron, Gunasekaran et al 2012) Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào 5 yếu tố dựa trên sự phù hợp với bối cảnh của Tp Hồ Chí Minh, bao gồm: tài chính, kỹ năng quản lý, mức độ cạnh tranh trên thị trường, các vấn đề về pháp lý, và mức độ hỗ trợ của chính quyền

Trang 21

Hình 1: Khung khái niệm

Khung khái niệm được xây dựng phù hợp với các bằng chứng có sẵn trong cơ sở lý luận

Khả năng Tài chính

Sự hỗ trợ của chính quyền

địa phương

Kỹ năng Quản lý

Các vấn đề pháp lý

Tăng trưởng doanh nghiệp

Mức độ cạnh tranh

Trang 22

3.2 Mô hình nghiên cứu

Hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này để tiến hành thu thập thông tin, kinh nghiệm từ những chuyên gia, những nhà quản lý DNN trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, bao gồm: Phương pháp tư duy hệ thống và Phương pháp xác suất suy luận (BBNs)

3.2.1 Tiếp cận tư duy hệ thống

Đầu tiên là cách tiếp cận tư duy của hệ thống được sử dụng để lập bản đồ mô hình tư duy của các bên liên quan có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tăng trưởng của doanh nghiệp Cách tiếp cận này cung cấp một khái niệm về tư duy hệ thống dựa trên quan điểm của các bên liên quan trong việc đánh giá toàn cảnh, chi tiết những vấn đề liên quan của những yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến tăng trưởng của các doanh nghiệp đặc biệt là các DNN Những yếu tố tác động này có thể là tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp (những yếu tố tác động thông qua những nhân tố trung gian) Sơ đồ tư duy thể hiện mối tác động của các yếu tố tương quan, nó cũng được sử dụng như một cơ chế để xác định các điểm đòn bẩy tiềm năng trong hệ thống các yếu tố tác động và là điểm có thể tác động để thay đổi các yếu tố phụ thuộc khác trong sơ đồ một cách hiệu quả nhất

Trang 23

Tư duy hệ thống là một trong năm lĩnh vực mà Senge (2014) đánh giá là công cụ cốt lõi trong nghiên cứu tổ chức, hành vi tổ chức, mối quan hệ của tổ chức (Edmondson and Moingeon 1998) Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp tư duy hệ thống, nó đòi hỏi mô hình phải được xây dựng dựa trên một sự hiểu biết đầy đủ về nhiều mối quan hệ giữa các thành phần hoặc các phân đoạn của một hệ thống Mục tiêu của phương pháp tư duy hệ thống là khám phá cấu trúc các yếu tố mang tính động lực đứng phía sau hệ thống quan sát; do đó nó có thể được hiểu là bị ảnh hưởng nếu muốn Nó giúp mô tả một cách hệ thống những yếu tố được kết nối với nhau bằng các vòng phản hồi tạo ra mối quan hệ hành vi phi tuyến thường được kết hợp với những vấn đề ngày càng hiện đại

Tư duy hệ thống là tập hợp các kiến thức, công cụ và nguyên tắc cung cấp ―cách suy nghĩ mới‖ để hiểu và quản lý được các vấn đề phức tạp Nó giúp nhìn thấy những vấn đề được kết nối và ảnh hưởng trên phạm vi rộng hơn giữa các bộ phận hoặc phân đoạn khác nhau của một hệ thống (Bosch, King et al 2007) Tư duy hệ thống đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và hệ thống khác nhau (Georgiadis, Vlachos et al 2005) Nó bắt đầu bằng cách xác định các biến quan trọng ảnh hưởng đến một hệ thống và truy tìm các nguyên mẫu của chúng theo thời gian Các biến này được sử dụng để xác định các mối quan hệ nhân quả và tạo thành các vòng phản hồi của hệ thống Các mối quan hệ nhân quả giữa các biến được xác định để đánh giá một biến có ảnh hưởng đến biến khác như thế nào Các mối quan hệ này sau đó có thể được sơ đồ hóa bằng các liên kết và dẫn đến các vòng lặp Các vòng lặp có thể là cân bằng (B) hoặc tăng cường (R), tùy thuộc vào các bộ biến của vòng lặp, một vòng nếu đáp ứng sự ổn định (vòng lặp cân bằng) hoặc một vòng nếu không đáp ứng sự không ổn định (vòng lặp tăng cường) (Mawby and Stupples 2002) Những sự kết hợp, liên kết khác nhau của các vòng lặp tăng cường và các vòng cân bằng có thể được nhóm lại thành các cấu trúc vòng lặp cổ điển được gọi là các kiểu hệ thống

Trang 24

(Wolstenholme, 2003) Các nguyên mẫu này có thể được xác định trong hệ thống phức tạp và mỗi mẫu được liên kết với các mẫu đáp ứng chung và các loại can thiệp vào điểm đòn bẩy cụ thể giúp tạo ra kết quả mong muốn (Mella, 2012) Các nguyên mẫu cho phép các hệ thống phức tạp lớn được giảm thành các phần tử đơn giản hơn có thể được xử lý theo cách có hệ thống

3.2.1 Xác suất suy luận (Bayesian Bilief Networks (BBNs))

Phương pháp thứ hai là phương pháp tiếp cận mô hình mạng lưới xác suất suy luận Bayesian Bilief Networks (BBNs) Phương pháp tiếp cận này được áp dụng để tìm ra các điểm nhạy cảm (điểm đòn bẩy) trong hệ thống thông qua việc suy luận những khả năng có thể xảy ra, và xác suất có thể xảy ra khi một nhân tố trong hệ thống thay đổi Những suy luận này dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý doanh nghiệp, những người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp (các chuyên gia) có kinh nghiệm để đưa ra những giả định chính xác nhất Trên cơ sở phân tích, suy luận những khả năng xác suất có thể xảy ra với một hiện tượng, từ đó để có giải pháp can thiệp vào hệ thống các mối quan hệ để tìm ra nguyên nhân cốt lõi tác động đến tăng trưởng DNN

 Bayesian Belief Networks

Hệ thống BBNs là một loại mô hình hệ thống hỗ trợ ra quyết định dựa trên lý thuyết xác suất, thực hiện quy tắc xác suất mạng của Bayes (Jackson 1995) Quy tắc này cho phép sử dụng kỹ năng suy luận toán học để xem xét những thay đổi có thể xảy ra trong những những yếu tố đầu vào dựa trên những bằng chứng mới (Mazzuchi and Sarkani 2014) Phương pháp này nó cung cấp một khuôn khổ cho cấu trúc đại diện cho các mối quan hệ hợp lý giữa các biến và nắm bắt sự không chắc chắn trong sự phụ thuộc giữa các biến này bằng cách sử dụng xác suất có điều kiện (Sandall, Cooksey et al 2011)

Trang 25

Nó là cơ sở cho công thức đảo ngược suy luận từ bằng chứng (B) về một giả thuyết

(A) sử dụng các phép đo xác suất, công thức được cập nhật bằng chứng sau:

P(A|B) = (P(B|A) * P(A)) / P(B)

trong đó A là giả thiết, B là bằng chứng, và P (x|y) là xác suất có điều

kiện của x cho y

Nó bắt nguồn từ việc sử dụng định nghĩa xác suất chung: P(x, y) = P(x|y) * P(y) = P(y|x) * P(x) sau đó được sắp xếp thành:

P(x|y) = P(y|x) * P(x) / P(y) trong đó x = A và y = B

BBNs đáp ứng tốt nhất nhu cầu mô hình hóa trong nghiên cứu chúng tôi, đặc biệt bằng cách cung cấp những bằng chứng hữu ích và hiển thị rõ ràng những ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của DNN Vì lý do này, phương pháp tiếp cận mô hình hóa BBNs đã được chọn để xác định các chiến lược can thiệp tổng quát để tăng giảm thiểu những rào cản của tăng trưởng cho SMEs bằng cách kiểm tra các kịch bản khác nhau có thể xảy ra

 Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu này đã sử dụng khái niệm tư duy hệ thống như một bước đầu tiên trong phát triển mô hình để cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp Nghiên cứu đã thu thập thông tin của các bên liên quan thông qua những hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp Trong qúa trình thực hiện lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, những người tham gia hội thảo được tách thành các nhóm nhỏ dựa trên tiêu chí mà mỗi nhóm có ít nhất ba chuyên gia, 5 nhà quản lý doanh nghiệp Trong những người tham gia thảo luận, nhóm thảo luận đã chọn một vấn đề ưu tiên từ những vấn đề phù hợp

Trang 26

nhất có tác động sự tăng trưởng của doanh nghiệp và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với sự thay đổi môi trường bên ngoài

Phương pháp tư duy hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu này để phát triển sự hiểu biết chung về nhận thức của nhà quản lý doanh nghiệp về những tác động trong việc thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp Nó được sử dụng như một cơ chế để xác định các điểm can thiệp (điểm đòn bẩy) tiềm năng trong hệ thống các yếu tố tác động, để thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua việc phân tích các nguyên mẫu hệ thống khác nhau Để phát triển ―sơ đồ vòng lặp‖ (sơ đồ vòng nhân quả) của hệ thống đang được xem xét, nghiên cứu bắt đầu với việc xác định các vấn đề và các biến có liên quan tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát hơn 100 doanh nghiệp đại diện của các ngành nghề khác nhau (sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, và công nghiệp), đồng thời nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, cũng như quản lý nhà nước trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh để xác định những vấn đề thuận lợi và những thách thức mà DNN đang gặp phải đối mặt hiện nay Trong quá trình khảo sát, một danh sách các vấn đề rào cản, giải pháp tiềm năng cho tăng trưởng doanh nghiệp đã được xác định từ nhận thức và kinh nghiệm của các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước Danh sách những vấn đề này đồng thời cũng được đánh giá, thêm vào, và tinh chỉnh trong các cuộc thảo luận với những chuyên gia để có được danh mục những vấn đề có tính phổ quát nhất tác động đến phát triển doanh nghiệp cả hai mặt tích cực và tiêu cực Trong những yếu tố tác động này, các chuyên gia đã lựa chọn và xác định cấu trúc các yếu tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, bằng cách kết hợp với kinh nghiệm và kiến thức của họ cho phép xác định mối quan hệ (vòng lặp phản hồi) giữa các yếu tố tác động đến tăng trưởng để tạo cơ sở cho việc thiết lập vòng lặp nhân quả theo sơ đồ Sơ đồ vòng lặp

Trang 27

nhân quả cuối cùng (Casual Loop Digram_CLD) phản ánh toàn bộ các yếu tố tác động đến tăng trưởng của DNN được tạo ra sau khi thảo luận chi tiết, thỏa thuận và chấp nhận mô hình của tất cả các bên liên quan có tham gia trong nhóm thảo luận Sơ đồ vòng lặp (CLD) cuối cùng sau đó được chuyển đổi thành sơ đồ mạng của mô hình BBNs và sử dụng phần mềm NETICATM (Corp, 2015) bằng cách chỉ ra các trạng thái cho mỗi biến và điền các bảng xác suất có điều kiện (CPT) Các giai đoạn là điều kiện có thể xảy ra của các biến trong thực tiễn Đây là những bước đầu được xác định bằng cách sử dụng thông tin thu được từ các cuộc khảo sát, ý kiến của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tăng trưởng doanh nghiệp Hầu như tất cả các ghi chú được chỉ định với các trạng thái nhị phân đại diện cho các mức mong đợi tích cực và tiêu cực nhất Bảng xác suất có điều kiện được điền bằng dữ liệu khảo sát Trong trường hợp dữ liệu khảo sát không có sẵn, ý kiến chuyên gia về xác suất cho mỗi tiểu mục được sử dụng để điền các bảng xác suất có điều kiện

Cuối cùng, mô hình BBNs được sử dụng để thực hiện các thử nghiệm mô phỏng và phân tích các kịch bản khác nhau để xác định các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp Căn cứ vào phân tích yếu tố tác động chính và quan trọng đến tăng trưởng doanh nghiệp Các biện pháp can thiệp thích hợp vào các yếu tố quan trọng này sau đó sẽ được đề xuất nhằm giảm bớt những rào cản cho khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp

Trang 28

Bảng 1: Tiêu chí phân loại DNNVV

Quy mô

Khu vực

Khu vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản (A)

Khu vực công nghiệp và xây dựng (B-F)

Khu vực dịch vụ

(G-U)

Doanh nghiệp siêu nhỏ

- Quy mô lao động ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10

Doanh nghiệp nhỏ

- Quy mô lao động Trên 10 – dưới 200

Trên 10 – dưới 200

Trên 10 – dưới 50

- Quy mô Vốn ≤ 20 tỷ ≤ 20 tỷ ≤ 10 tỷ

Doanh nghiệp vừa

- Quy mô lao động Trên 200 - dưới 300

Trên 200 - dưới 300

Trên 50 - dưới 100 - Quy mô Vốn Trên 20 tỷ -

100 tỷ

Trên 20 tỷ - 100 tỷ

Trên 10 tỷ - 50 tỷ

Doanh nghiệp lớn

- Quy mô lao động Trên 300 Trên 300 Trên 100 - Quy mô Vốn Trên 100 tỷ Trên 100 tỷ Trên 50 tỷ

Trang 29

4.2 Thiết lập mối quan hệ nhân quả trong tăng trưởng

 Thiết lập sơ đồ ảnh hưởng

Để thiết lập mô hình những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các DNN, nhóm nghiên cứu cùng tham vấn ý kiến của những nhà quản lý, kết hợp cùng ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực khoa học quản lý liệt kê danh sách những yếu tố ảnh hưởng để tạo ra sơ đồ ảnh hưởng Kỹ thuật này dựa trên lý thuyết tư duy hệ thống Bắt đầu bằng danh sách các biến tác động trực tiếp (cấp 1), tiếp theo xác định những biến tác động thông qua biến trực tiếp (cấp 1), tiếp tục danh sách những yếu tố tác động được mở rộng Danh sách những yếu tố tác động sau đó được liên kết, kết hợp bằng việc thể hiện dấu tích cực (S) hay còn gọi là tác động cùng chiều và tiêu cực (O) hay còn gọi là tác động ngược chiều Để đạt được nhiều quan điểm về sự ảnh hưởng của các biến, những nhà quản lý được khuyến khích đánh giá, tranh luận để đi đến sự thống nhất về mức độ tác động của những mối liên kết trong sơ đồ ảnh hưởng Sơ đồ 1 là một sơ đồ vòng lặp được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và đánh giá của các nhà quản lý, các nhà chuyên gia về những yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp cả trực tiếp và gián tiếp Mô hình cho thấy khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp được tăng lên khi năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên Tuy nhiên, năng lực tài chính của doanh nghiệp lại chịu tác động bởi năng lực nội tại của doanh nghiệp và khả năng có thể đi vay các đối tác bên ngoài của doanh nghiệp Khi khả năng vay vốn từ các đối tác bên ngoài tăng thì đồng nghĩa với doanh nghiệp có thể có được năng lực tài chính tốt từ nguồn vốn bên ngoài, điều này giúp cho doanh nghiệp có thể thúc đẩy khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp

Trang 30

Sơ đồ 1: Sơ đồ vòng lặp các yếu tố tác động đến tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp nhỏ

Sơ đồ 1 cũng cho thấy rằng kỹ năng quản lý tốt sẽ là một trong những tác nhân giúp doanh nghiệp có thể tăng trưởng tốt Nhà quản lý càng có kỹ năng quản lý tốt, cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp càng cao Trong kinh doanh nhân tố kỹ năng quản trị doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng: Các nhà quản trị có kỹ năng cao sẽ giúp định hướng cho doanh nghiệp một hướng đi đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định tốt chiến lược kinh doanh, phát triển doanh nghiệp Do vậy kỹ năng quản lý doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp phát triển hoặc thất bại trong kinh tế thị trường Tuy nhiên kỹ năng quản trị bị ảnh hưởng bởi đào tạo Nếu doanh nhân càng được trang bị tốt kiến thức thông qua đào tạo thì kỹ năng quản lý càng cao Nhưng một điều thực tế là khi người quản lý có kỹ năng tốt thì thông thường họ lại giảm tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng điều này gián tiếp tác động đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp Như vậy, mọi nhân tố phân tích ở trên đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua năng lực quản

Mức độ cạnhtr anh

Hỗ trợ chínhquyền địa

Nội lực DN

K hả năng vayngoài

Đối thủ

T hái độ cánbộ

O

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Khung khái niệm - Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1 Khung khái niệm (Trang 21)
Sơ đồ 1: Sơ đồ vòng lặp các yếu tố tác động đến tăng trưởng của loại hình  doanh nghiệp nhỏ - Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ 1 Sơ đồ vòng lặp các yếu tố tác động đến tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp nhỏ (Trang 30)
Hình 3 khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có sự hỗ trợ  tối đa từ doanh nghiệp - Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3 khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có sự hỗ trợ tối đa từ doanh nghiệp (Trang 36)
Hình 7: Mức thay đổi các biến cấp hai tác động đến tăng trưởng - Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh
Hình 7 Mức thay đổi các biến cấp hai tác động đến tăng trưởng (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN