Yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Các giai đoạn tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp nhỏ

Các mô hình khác nhau đại diện cho các giai đoạn phát triển khác nhau và sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, giải thích những thách thức chính mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt, đại diện cho các yếu tố quan trọng có thể xác định sự tăng trưởng của chúng. Giá trị của chúng bao gồm khả năng hỗ trợ trong việc dự đoán các vấn đề về tổ chức và rào cản mà chủ doanh nghiệp nhỏ nên tính đến, nếu có ý định tiếp tục phát triển.

Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Thay vào đó, doanh nghiệp phải mở rộng lực lượng quản lý của mình một cách nhanh chóng, đủ để loại bỏ sự thiếu hiệu quả, có thể tạo ra tăng trưởng và đưa doanh nghiệp đến một cấp độ chuyên nghiệp hơn bằng cách sử dụng các công cụ như: ngân sách, hoạch định chiến lược, quản lý theo mục tiêu và hệ thống tiêu chuẩn về chi phí.  Tích hợp các giai đoạn và xác định các yếu tố tăng trưởng chính Tích hợp các giai đoạn phát triển được trình bày ở trên của doanh nghiệp nhỏ và các yếu tố quan trọng tương ứng để thành công trong từng giai đoạn, một số khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu có thể được xác định.

Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp

(Bechtel and Jayaram 1997) đã sử dụng bốn giai đoạn tăng trưởng kinh doanh của tác giả Kazanjian (1988) bao gồm (ý tưởng và phát triển, thương mại hóa, tăng trưởng và ổn định) và đồng thời điều chỉnh một danh mục những yếu tố rào cản mà đã được kiểm chứng bởi Theng and Boon (1996) tại Singapore. Tóm lại, thông qua những nghiên cứu đã thực hiện bởi nhiều tác giả, nhóm tác giả cho thấy rằng thiếu hụt tài chính, thiếu kỹ năng quản lý doanh nghiệp, thách thức thị trường và những vấn đề liên quan đến pháp lý có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

Hình 1: Khung khái niệm
Hình 1: Khung khái niệm

Mô hình nghiên cứu

Các vòng lặp có thể là cân bằng (B) hoặc tăng cường (R), tùy thuộc vào các bộ biến của vòng lặp, một vòng nếu đáp ứng sự ổn định (vòng lặp cân bằng) hoặc một vòng nếu không đáp ứng sự không ổn định (vòng lặp tăng cường) (Mawby and Stupples 2002). Phương pháp này nó cung cấp một khuôn khổ cho cấu trúc đại diện cho các mối quan hệ hợp lý giữa các biến và nắm bắt sự không chắc chắn trong sự phụ thuộc giữa các biến này bằng cách sử dụng xác suất có điều kiện (Sandall, Cooksey et al. Vì lý do này, phương pháp tiếp cận mô hình hóa BBNs đã được chọn để xác định các chiến lược can thiệp tổng quát để tăng giảm thiểu những rào cản của tăng trưởng cho SMEs bằng cách kiểm tra các kịch bản khác nhau có thể xảy ra.

Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát hơn 100 doanh nghiệp đại diện của các ngành nghề khác nhau (sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, và công nghiệp), đồng thời nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, cũng như quản lý nhà nước trên địa bàn Tp. Trong quá trình khảo sát, một danh sách các vấn đề rào cản, giải pháp tiềm năng cho tăng trưởng doanh nghiệp đã được xác định từ nhận thức và kinh nghiệm của các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Danh sách những vấn đề này đồng thời cũng được đánh giá, thêm vào, và tinh chỉnh trong các cuộc thảo luận với những chuyên gia để có được danh mục những vấn đề có tính phổ quát nhất tác động đến phát triển doanh nghiệp cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Thiết lập mối quan hệ nhân quả trong tăng trưởng

Trong kinh doanh nhân tố kỹ năng quản trị doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng: Các nhà quản trị có kỹ năng cao sẽ giúp định hướng cho doanh nghiệp một hướng đi đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định tốt chiến lược kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Nhưng một điều thực tế là khi người quản lý có kỹ năng tốt thì thông thường họ lại giảm tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng điều này gián tiếp tác động đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt các lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất và có ý nghĩa duy trì thành đạt cho một tổ chức kinh doanh.

Ở bất kì doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc lớn vào năng lực của bộ máy quản trị, nhận thức hiểu biết, trình độ đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định mục tiêu và phương hướng kinh doanh của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng của đối thủ cạnh tranh của ngành cao thì nó sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt từ đó làm cho doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thông qua giảm giá, nâng cao công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải cắt giảm lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ giảm. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh càng tăng, thị trường của doanh nghiệp càng bị thu hẹp lại, nguồn lực sử dụng bị lãng phí không hiệu quả, từ đó khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ không cao.

Sơ đồ 1: Sơ đồ vòng lặp các yếu tố tác động đến tăng trưởng của loại hình  doanh nghiệp nhỏ
Sơ đồ 1: Sơ đồ vòng lặp các yếu tố tác động đến tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp nhỏ

Xây dựng mô hình Xác suất mạng BBNs

Những phát hiện này phù hợp với những gì chúng tôi quan sát theo kinh nghiệm: trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, nếu muốn phát triển thành công, doanh nghiệp cần có quan hệ tốt với chính quyền địa phương, đồng thời cần biết cách vận động hành lang để đảm bảo có được những chính sách, quyết định, hoặc những hỗ trợ có lợi nhất cho doanh nghiệp mình trong khuôn khổ pháp luật. Kịch bản phân tích được trình bày trong hình 3 cho thấy rằng khả năng tăng trưởng DNN được tác động bởi năng lực tài chính của doanh nghiệp, trong khi năng lực tài chính lại bị tác động bởi khả năng tài chính nội tại và khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các mối quan hệ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính kém (thiếu vốn kinh doanh) sẽ gây ra những tác động tiêu cực như: Sản xuất, kinh doanh đình trệ, không đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, không đủ khả năng tài chính để thanh toán với nhà cung ứng một cách kịp thời, từ đó dẫn tới mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán, và do đó sẽ không giữ được khách hàng, v.v.

Ngoài ra khả năng tài chính của doanh nghiệp mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh cho doanh nghiệp vì vốn kinh doanh không những là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được chỗ đứng của mình mà còn là điều kiện thuận lợi tạo nên sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Thông qua các chỉ tiêu tài chính như: hiệu quả sự dụng vốn, hệ thống thanh toán, hệ số sinh lời, cơ cấu các nguồn vốn và cơ cấu phân phối sử dụng vốn… nhà quản lý có thể phát hiện ra các khuyết tật và nguyên nhân của nó để điều chỉnh quá trình kinh doanh theo mục tiêu đã định, từ đó nâng cao khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng, một doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì đòi hỏi nhà quản lý của doanh nghiệp đó phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ và các vấn đề liên quan đến kỹ năng quản trị.

Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế… Tóm lại yếu tố luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đú việc hiểu rừ những quy định phỏp luật của những nhà quản lý DNN sẽ có ảnh hưởng lớn đến thành công của doanh nghiệp. Do đó có thể thấy nghiên cứu này đã đóng góp quan trọng trong việc xác định những yếu tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, trên cơ sở đó góp phần đa dạng hóa tài liệu tham khảo trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh thông qua các phương pháp tư duy hệ thống để xác định những mối toàn bộ những yếu tố tác động đến tăng trưởng, đồng thời thông qua phương pháp sử dụng xác suất suy luận để xem xét mức độ liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Hình 3 khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có sự hỗ trợ  tối đa từ doanh nghiệp
Hình 3 khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có sự hỗ trợ tối đa từ doanh nghiệp