TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Dòng vốn là một trong những vấn đề đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm bằng nhiều cách tiếp cận với các phạm vi và phương pháp khác nhau Nghiên cứu trước đây tập trung vào một khía cạnh cơ bản trong yếu tố tác động đến dòng vốn, có thể kể đến nhƣ nghiên cứu của (Calvo và cộng sự, 1993; Fernandez-Arias, 1996) nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài quốc gia, bao gồm sự phát triển kinh tế của các quốc gia tiên tiến trên thế giới nhƣ Mỹ, Anh, EU, Nhật Bản…Trong khi đó, một số nghiên cứu của (Bohn & Tesar, 1996; Valdés và cộng sự, 2001) lại chú trọng về vai trò của các nhân tố đặc thù của quốc gia như lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát… trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài Nhìn chung các nghiên cứu hiện nay đều tập trung vào cả hai yếu tố, bên trong và ngoài quốc gia, hay còn gọi là các nhân tố kéo và nhân tố đẩy
Bên cạnh các nhân tố truyền thống, (Çulha, 2006) lại bổ sung thêm các yếu tố khác, làm chặt chẽ thêm quan điểm về thu hút dòng vốn vào các nền kinh tế mới nổi Các nhân tố đẩy trong mô hình đƣợc tác giả lựa chọn lần lƣợt là chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ (đại diện cho cú sốc cung toàn cầu) và lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ kì hạn 3 tháng (đại diện cho cú sốc lãi suất nước ngoài) Các nhân tố kéo là những yếu tố vĩ mô trong nước bao gồm lãi suất thực, chỉ số chứng khoán, ngoài ra cán cân ngân sách và cán cân vãng lai cũng đƣợc xem xét đến Nghiên cứu của (Fratzscher, 2012) tập trung vào dòng vốn đầu tƣ gián tiếp qua thị trường chứng khoán ở cấp độ vi mô, tức là ở cấp quỹ đầu tư cá nhân Ngoài các nhân tố đẩy nhƣ GDP thực, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp Mỹ…, tác giả còn xem xét thêm sự thay đổi đối với rủi ro thông qua chỉ số VIX của S&P 500 Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố đẩy cũng như thay đổi trong rủi ro toàn cầu gây ảnh hưởng
4 lớn đến dòng vốn cả trong giai đoạn khủng hoảng và phục hồi
Nghiên cứu về dòng vốn tại Việt Nam khá đa dạng, đa số tập trung vào một cấu thành cơ bản của dòng vốn là FDI Nghiên cứu của (Mai Thu Hiền & Nguyễn Ngọc Bình, 2016) xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào Việt Nam dựa trên số liệu của
Theo nghiên cứu của Lê Thị Lanh và cộng sự (2015), các yếu tố khoảng cách địa lý, GDP, GDP bình quân đầu người, độ mở thương mại và chi phí lao động có ảnh hưởng đáng kể đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 2003-2014 Ngoài ra, GDP và lạm phát cũng có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích dòng vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012, như nghiên cứu của Lê Thị Lanh và cộng sự đề cập đến.
LÝ DO NGHIÊN CỨU
Với những nghiên cứu hiện tại, việc xem xét và phân tích dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 2000-2019 là điều cần thiết Đặc biệt là khi các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ tập trung vào một trong số nhiều bộ phận cấu thành nên dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam Bên cạnh đó, các nghiên cứu này tập trung phân tích những yếu tố tác động từ bên trong hơn là xem xét các yếu tố bên ngoài thuộc điều kiện kinh tế của các quốc gia tiên tiến Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng đáng kể bởi những biến động trong chính sách kinh tế thế giới và cả các chính sách trong nước Đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán tại Việt Nam có những tín hiệu tương tự như thị trường các nước mới nổi khác, và ngoài các yếu tố vĩ mô trong nước, các yếu tố nước ngoài dường như cũng có tác động đáng kể đến các dòng vốn trên Ngoài ra, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay có nhiều biến động và các nhà đầu tƣ trên thế giới trở nên cẩn trọng hơn khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những thông tin cũng nhƣ rủi ro liên quan đến nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ Đây là lý do nhóm nghiên cứu đề xuất nghiên cứu đề tài: "Các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam" nhằm góp phần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dông vốn nước ngoài vào Việt Nam, trên cơ sở đó, đƣa ra các giải pháp thích hợp nhằm thu hút dòng vốn này trong tương lai Nghiên cứu sẽ hệ thống hóa nhứng lý luận liên quan đến dòng vốn và
5 các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài, bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về vai trò của các nhân tố kéo và đẩy trong việc giải thích dòng vốn nước ngoài vào một trong các quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á là Việt Nam.
TÍNH MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
Điểm nổi bật của nghiên cứu này là xem xét hai thành phần quan trọng riêng biệt trong tổng dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là FDI và FPI Thêm vào đó, nghiên cứu có xét đến các yếu tố bên ngoài quốc gia - là các nhân tố đẩy ảnh hưởng đến dòng vốn này và mô hình vector tự hồi quy cấu trúc (SVAR) đƣợc sử dụng để xem xét đầy đủ phản ứng của dòng vốn trước những cú sốc bên trong và bên ngoài Việt Nam.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích các nhân tố vĩ mô bên trong và bên ngoài quốc gia ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tập trung vào hai thành phần cơ bản của dòng vốn là FDI và FPI trong giai đoạn 2000-2019
Mục tiêu cụ thể: Để giải quyết mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể mà nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết gồm:
1) Đánh giá thực trạng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-2019
2) Kiểm tra mức độ tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua ước lượng mô hình hồi quy
3) Đề xuất những gợi ý chính sách nhằm thu hút và cải thiện dòng vốn vào Việt Nam
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tập trung vào 2 dòng vốn chính là (1) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và (2) vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài từ Quý 1/2000 đến Quý 2/2019
Nội dung nghiên cứu
Các nội dung mà nghiên cứu tập trung giải quyết gồm:
- Thứ nhất: Tổng hợp các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu đã công bố để xây dựng cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu các nhân tố đẩy và nhân tố kéo tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài
- Thứ hai: Thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam giai đoạn 2000 - 2019
Thứ ba, nghiên cứu này tiến hành ước lượng mô hình hồi quy để kiểm tra mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Mô hình hồi quy bao gồm các biến độc lập như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái và các biến kiểm soát như diện tích đất, dân số Kết quả ước lượng cho thấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ giá hối đoái có tác động đáng kể đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Thứ tƣ: Đƣa ra những gợi ý chính sách nhằm thu hút, cải thiện chất lƣợng và số lƣợng dòng vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để giải quyết các mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu sử dụng mô hình vector tự hồi quy cấu trúc (SVAR) với những ràng buộc trong ngắn hạn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam Mô hình SVAR được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Kim (2000), giúp mô tả mối quan hệ động giữa các biến nội sinh trong nền kinh tế, bao gồm FDI và các biến kinh tế vĩ mô khác Bằng cách áp dụng các ràng buộc trong ngắn hạn, mô hình có thể đánh giá tác động tức thời và dài hạn của các cú sốc kinh tế đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung cơ sở thực nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến:
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam;
Các nhân tố đẩy và nhân tố kéo;
KẾT CẤU NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài
Chương 3: Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả thực nghiệm
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Chương 1 nêu rõ mục đích của đề tài là phân tích các nhân tố trong và ngoài nước tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tập trung vào hai thành phần chính là FDI và FPI từ năm 2000-2019 Nghiên cứu tập trung xem xét riêng biệt hai thành phần quan trọng này trong tổng dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét các yếu tố bên ngoài quốc gia tác động đến dòng vốn này và sử dụng mô hình vector tự hồi quy cấu trúc (SVAR) để đánh giá đầy đủ phản ứng của dòng vốn trước những cú sốc trong và ngoài nước tại Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khái niệm Đầu tƣ trực tiếp là một loại hình đầu tƣ xuyên biên giới gắn liền với một cƣ dân trong một nền kinh tế có quyền kiểm soát hoặc một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý một doanh nghiệp cƣ trú trong một nền kinh tế khác (IMF, 2007)
Theo WTO (1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư ở một quốc gia mua một tài sản ở một quốc gia khác với ý định quản lý tài sản đó Khía cạnh quản lý là những gì phân biệt FDI với đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu nước ngoài, trái phiếu và các công cụ tài chính khác Trong hầu hết các trường hợp, cả nhà đầu tư và tài sản mà nó quản lý ở nước ngoài đều là các công ty kinh doanh Trong những trường hợp như vậy, nhà đầu tư thường được gọi là công ty mẹ và tài sản là công ty con
Theo khoản 2, điều 3, Luật đầu tư, đầu tư trực tiếp được định nghĩa là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư Điều này có nghĩa là nhà đầu tư không chỉ góp vốn mà còn có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư.
Như vậy có thể hiểu dòng vốn FDI là dòng vốn do các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước để mua, tạo lập và trực tiếp quản lí các tài sản đầu tư, đây là dòng vốn mang tính chất dài hạn
Đặc điểm của vốn FDI
Theo UNCTAD (1999a, 1999b, 2000) và OECD (2002) dòng vốn đầu tƣ FDI có những đặc điểm và vai trò sau đây:
Thứ nhất, chủ đầu tư vốn FDI là người sở hữu vốn, đây là một bộ phận của hình thức chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài, tiến hành đầu tư tại một nước khác Chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn, có nghĩa vụ và quyền lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với phần vốn góp đó Thu nhập từ hoạt động đầu tƣ này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ lãi đƣợc chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên, nếu bị lỗ thì trách nhiệm của các bên cũng tương ứng với phần góp vốn đó
Thứ hai, vốn FDI là vốn đầu tư phát triển dài hạn, trực tiếp từ bên nước ngoài vì vậy đối với nước tiếp nhận đầu tư thì đây chính là nguồn vốn dài hạn bổ sung hết sức cần thiết trong nền kinh tế Vốn FDI là dòng vốn quốc tế gắn liền với việc xây dựng các công trình, nhà máy, chi nhánh sản xuất vì thế thời gian đầu tƣ dài, lƣợng vốn đầu tƣ lớn, có tính ổn định cao tại nước nhận đầu tư Do tính chất trực tiếp của hình thức đầu tư này nên vốn FDI ít chịu sự chi phối, ràng buộc của chính phủ so với các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài khác, lĩnh vực mà vốn FDI thường hướng tới là những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư nước ngoài
Direct Investment in Africa: Performance and Potential United Nations, New York (unctad.org)
UNCTAD (1999) Comprehensive Study of the
Interrelationship between Foreign Direct Investment (FDI) and Foreign Portfolio Investment (FPI) United Nations, New York
(unctad.org) UNCTAD (2000) FDI Determinants and TNC Strategies: The Case of Brazil United Nations, New York (unctad.org)
OECD (2002) Foreign Direct Investment for Development MAXIMISING BENEFITS, MINIMISING COSTS, truy cập tại https://doi.org/10.1787/9789264199286-en
Thứ ba, vốn FDI là hình thức đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài, họ mang vốn đến nước khác để đầu tư Vì vậy, khác với các nguồn vốn vay, vốn FDI tại nước sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo gánh nặng nợ quốc gia, đây là một ƣu điểm so với các hình thức đầu tư nước ngoài khác Việc mang vốn từ bên ngoài vào đầu tư tại nước sở tại sẽ tạo thêm nhiều vốn cho đầu tư, nhất là những nước đang phát triển và vốn này không phải là khoản nợ của quốc gia, sẽ đảm bảo an ninh tài chính cho quốc gia tiếp nhận vốn tốt hơn nhiều so với các khoản vốn vay quốc gia khác Để đƣợc gọi là vốn FDI thì phía nhà đầu tƣ nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ nhất định, lượng vốn này tùy theo quy định của từng nước và được thay đổi thay đổi theo thời gian
Thứ tư, FDI thường đi kèm với chuyển giao công nghệ Các công ty đa quốc gia hoặc các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào một quốc gia sẽ mang máy móc, trang thiết bị hoặc bí quyết công nghệ sang các nước này Thông qua FDI, nước nhận đầu tư sẽ tiếp nhận được những công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm cũng nhƣ khả năng quản lý chuyên nghiệp Chính vì lý do đó nên các nước đang phát triển luôn tích cực đẩy mạnh thu hút FDI để phát triển và đổi mới nền kinh tế
Vai trò tích cực của vốn FDI
Thứ nhất, bổ sung cho nguồn vốn trong nước.Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI
Thứ hai, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng" Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có đƣợc bằng chính sách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước
Thứ ba, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tƣ của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân
11 công lao động khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu
Thứ tư, Tăng số lƣợng việc làm và đào tạo nhân công Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt đƣợc chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thứ năm, Nguồn thu ngân sách lớn Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng
Vai trò tiêu cực của vốn FDI
Tuy FDI là một nguồn vốn quan trọng và tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế, nhưng tác động tiêu cực mà nó gây ra cho các nước tiếp nhận vốn đầu tư cũng không hề nhỏ Các quốc gia nhận vốn FDI phải đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế-xã hội với những tác động tiêu cực này Cụ thể:
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Theo IMF (2007), đầu tư gián tiếp nước ngoài được định nghĩa là các giao dịch xuyên biên giới liên quan đến các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ, trừ các khoản đầu tƣ trực tiếp hoặc tài sản dự trữ
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật đầu tƣ Đầu tƣ gián tiếp là hình thức đầu tƣ thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tƣ chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tƣ không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là dòng vốn đầu tư vào các nhóm tài sản như cổ phiếu, trái phiếu hoặc các khoản tương đương tiền của các nhà đầu tư nước ngoài tại một quốc gia sở tại Hoạt động mua tài sản tài chính này giúp các nhà đầu tư nước ngoài đa dạng hóa rủi ro của danh mục đầu tư và đạt được lợi nhuận cao hơn.
Theo Điều 5, Thông tư số 05/2014/TT-NHNN về việc Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam Hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức sau đây:
1 Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam chƣa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp
2 Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM) và thị trường chứng khoán niêm yết và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp
3 Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt
4 Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam
5 Ủy thác đầu tƣ bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức đƣợc phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tƣ theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tƣ bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
6 Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không trực tiếp tham gia quản lý) trong các quỹ đầu tƣ chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán
7 Các hình thức đầu tƣ gián tiếp khác theo quy định của pháp luật
Khác biệt cơ bản giữa nhà đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài là ở điểm sau: nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nắm giữ cả hai vị trí sở hữu và kiểm soát trong các doanh nghiệp trong nước, các nhà quản lý của công ty phải chịu sự giám sát của họ Trong khi đó các nhà đầu tƣ gián tiếp chỉ có quyền sở hữu nhƣng không có quyền kiểm soát tại các doanh nghiệp này, và phải ủy thác các quyền quyết định cho các nhà quản lý của công ty
Đặc điểm của vốn FPI
Theo UNCTAD (1999b) ( trích dẫn, 2001 ) dòng vốn FPI có những đặc điểm và vai trò sau:
Thứ nhất, đặc điểm chung của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là có thời gian hoạt động ngắn, biến động bất thường hơn vì đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, mà nhà đầu tƣ không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ Vì đặc điểm của vốn FPI là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên nó sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng nhƣ bên ngoài nền kinh tế
Nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thị trường tài sản tài chính của nó
Comprehensive Study of the Interrelationship between Foreign Direct Investment (FDI) and Foreign Portfolio Investment (FPI) United Nations, New York
(unctad.org) Loungani, P., & Razin, A (2001) How beneficial is foreign direct investment for developing countries? Finance and Development, 38(2), 6-
Thứ hai, mục đích chính của FPI không phải là kiểm soát một doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài mà là thu lợi từ các cơ hội kiếm lời có sẵn trên thị trường đó
Thứ ba, FPI được đại diện bởi dòng tiền từ các cá nhân, quỹ tương hỗ, công ty quản lý danh mục đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ cổ phần… Do tính chất ngắn hạn của các khoản đầu tư nhƣ vậy, dòng vốn khó dự đoán hơn Điều này có thể dẫn đến sự biến động trên cả thị trường ngoại hối và thị trường vốn
Thứ tư, không có sự gặp mặt qua lại giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư nước ngoài
Các giao dịch thể hiện sự thay đổi quyền sở hữu vốn cổ phần hiện có từ nhà đầu tƣ này sang nhà đầu tư khác Nó không ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của công ty
Thứ năm, thông thường, tất cả các khoản đầu tư FPI đại diện cho các giao dịch trên thị trường thứ cấp Tuy nhiên, các cơ quan quản lý có thể cho phép đầu tư thông qua thị trường sơ cấp với các hạn chế về số lượng
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO MỘT QUỐC GIA
Yếu tố bên ngoài quốc gia
Các nhân tố đẩy là các nhân tố bên ngoài quốc gia, liên quan đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển (Anh, Mỹ, EU, Nhật Bản…) Các nhân tố đẩy truyền thống bao gồm lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhân tố đẩy ảnh hưởng đến nguồn cung vốn nước ngoài và liên quan đến điều kiện tài chính toàn cầu, đáng chú ý nhất là môi trường lãi suất toàn cầu và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tƣ
Lãi suất nước ngoài, đặc biệt là lãi suất của Hoa Kỳ, được xem như là một yếu tố quyết định quan trọng đến sự luân chuyển của các dòng vốn và có ảnh hưởng đáng kể đến dòng vốn chảy vào các nước đang phát triển Sự gia tăng dòng vốn ở hầu hết các nước có thu nhập trung bình phần lớn là do mức lãi suất thấp ở các nước phát triển, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ ở các nền kinh tế khác Calvo và cộng sự (1993) nhấn mạnh vai trò của lãi suất Hoa Kỳ và suy thoái kinh tế trong việc ảnh hưởng đến dòng vốn vào các nước mới nổi, tác giả nhận thấy rằng lãi suất ở Mỹ thấp kỷ lục sau cuộc suy thoái năm 1990-1991 đã góp phần vào sự phục hồi của dòng vốn cho các nền kinh tế Mỹ Latinh, dòng vốn có thể chậm lại hoặc đảo ngược một khi lãi suất của Mỹ đạt đến mức bình thường hơn Fernandez-Arias (1996) cũng chỉ ra tầm quan trọng của lãi suất nước ngoài trong việc xác định dòng vốn đầu tƣ gián tiếp chảy vào các quốc gia có thu nhập trung bình, tác giả lập luận rằng mức lãi suất thấp hơn của Mỹ có thể tạm thời thu hút thêm vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển do chi phí vay rẻ hơn Taylor và Sarno (1997) cũng cho thấy tầm quan trọng của lãi suất ở Mỹ cũng như các nhân tố khác như tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển trong việc thúc đẩy dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển cũng là yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn chảy vào các nước đang phát triển, tương tự như lãi suất Khi tăng trưởng tiềm năng ở các nước phát triển thấp, các dòng vốn nước ngoài sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư và lợi nhuận cao hơn ở các nước có mức tăng trưởng tiềm năng cao hơn Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua tốc độ tăng GDP của các nước tiên tiến Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng các cuộc suy thoái ở Mỹ và Nhật Bản vào đầu những năm 1990 khiến cơ hội kiếm lời ở các nước đang phát triển trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư (Calvo và cộng sự, 1993; Chuhan và cộng sự, 1998).
Hiệu suất sản xuất công nghiệp
Một nhân tố đẩy quan trọng không kém đó là hiệu suất sản xuất công nghiệp, đây là chỉ tiêu phản ánh sự sẵn có của các khoản đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư tiềm năng (Çulha, 2006) Hiệu suất sản xuất công nghiệp có tác động đáng kể đến dòng vốn vào các nước đang phát triển, cụ thể tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp có thể là dấu hiệu
Tình hình kinh tế thế giới khả quan thúc đẩy xuất khẩu của các nước đang phát triển, gia tăng khả năng đầu tư vào các quốc gia này Tuy nhiên, sự cải thiện hiệu suất công nghiệp tại các nước phát triển cũng có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào các nước mới nổi Do đó, cần xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô khi đánh giá tiềm năng đầu tư vào các nước đang phát triển.
Mục đích của sự luân chuyển dòng vốn xuyên quốc gia là nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở những quốc gia khác, do vậy khi rủi ro toàn cầu tăng lên sẽ khiến cho cơ hội tìm kiếm để gia tăng lợi nhuận bị ảnh hưởng Điều này sẽ tác động đến dòng vốn vào các quốc gia mới nổi Khi rủi ro toàn cầu được dự đoán tăng lên, các nhà đầu tư thường rút vốn khỏi các quốc gia đang đầu tư để đảm bảo an toàn, hiện tượng này thường liên quan nhiều đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Fratzscher (2012) chỉ ra rằng một sự tăng lên trong chỉ số sợ hãi (VIX index) sẽ làm giảm dòng vốn xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển.
Yếu tố bên trong quốc gia
Nếu nhƣ các nhân tố đẩy là các yếu tố bên ngoài quốc gia tiếp nhận dòng vốn, nhân tố kéo đƣợc xem là các yếu tố bên trong, chủ quan của từng quốc gia, các nhân tố này liên quan đến điều kiện tài chính và kinh tế ở chính tại các quốc gia tiếp nhận dòng vốn Nhân tố kéo chủ yếu phát sinh từ các chính sách cũng nhƣ các điều kiện kinh tế cụ thể của từng quốc gia, cụ thể như lãi suất nội địa cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp… sẽ là những yếu tố khiến cho môi trường nội địa trở nên hấp dẫn hơn đối với các dòng vốn nước ngoài và ngược lại Các nhân tố kéo điển hình như sự tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc nội, cung tiền, lãi suất, lạm phát… , các nhân tố kéo chủ yếu liên quan đến tăng trưởng kinh tế, các yếu tố rủi ro quốc gia và triển vọng lợi nhuận của ở các thị trường mới nổi (Koepke, 2018)
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Tăng trường kinh tế được hiểu là sự gia tăng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lƣợng quốc gia (GNP) trong một thời gian nhất định Khi một nền kinh tế có GDP cao và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì đồng nghĩa là doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng tăng lên, và ngược lại Khi một quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế kỳ vọng tốt thì điều này cũng có nghĩa là dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ có kỳ vọng gia tăng Valdés và cộng sự (2001) đã giải thích rằng dòng
18 vốn vào các nước đang phát triển giữa năm 1977 và 1997 được xác định chủ yếu bởi tốc độ tăng trưởng tại các nước tiếp nhận vốn
Lạm phát kỳ vọng ảnh hưởng đáng kể đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi Mức lạm phát trong nước càng thấp thì cơ hội đầu tư vào các tài sản tài chính ở nước đó càng cao trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài Nghiên cứu của Ahn và cộng sự (1998) đã chứng minh mối liên hệ tiêu cực giữa lạm phát trong nước và dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển.
Việc tăng cung tiền hợp lý có thể làm giảm lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, tăng cung tiền quá mức có thể dẫn đến lạm phát và làm tăng tỷ giá hối đoái thực (Calvo et al., 1993) Do đó, tác động của cung tiền đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài cần được xem xét trong bối cảnh mối quan hệ tổng thể với các yếu tố kinh tế khác.
Thu nhập từ thị trường chứng khoán
Tỷ suất lợi nhuận là yếu tố quyết định quan trọng đối với dòng vốn Tỷ suất lợi nhuận từ thị trường chứng khoán thường rất cao trong thị trường tài chính của các nước đang phát triển so với nhiều thị trường lớn ở các nước công nghiệp, phản ánh rủi ro cao do tính biến động thường xuyên của chúng Đặc biệt, tỷ suất sinh lợi đã tăng đáng kể ở các nước đang phát triển vào cuối những năm 1980 so với tỷ suất sinh lợi có sẵn ở các nền kinh tế công nghiệp lớn (Calvo và cộng sự, 1993; Chuhan và cộng sự, 1998) (Chuhan và cộng sự, 1998) tìm thấy rằng các yếu tố đặc thù quốc gia nhƣ xếp hạng tín nhiệm, tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ vào cổ phiếu, lợi nhuận tương đối trên thị trường chứng khoán trong nước…đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn vào các nước khu vực Châu Á
Tỷ giá hối đoái Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc đầu tư vào các quốc gia khác và chuyển lợi nhuận về nước có liên quan khá chặt chẽ đến tỷ giá hối đoái, mục đích là để chuyển đổi tiền tệ thành đồng tiền của quốc gia đầu tƣ và ngƣợc lại Chính vì vậy một khi đồng nội tệ có xu hướng giảm giá sẽ hấp dẫn cho nhà đầu tư đến thị trường quốc gia tiếp nhận vốn
(Athukorala & Rajapatirana, 2003) cho rằng vấn đề tỷ giá hoái đoái chủ yếu liên quan đến dòng vốn FDI nhiều hơn các dòng vốn khác, và dường như FDI và tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ hơn khi tác giả kiểm tra mối quan hệ của tỷ giá hối đoái thực và các dòng vốn vào các nước trong khu vực Mỹ Latinh và Châu Á (Bénassy-Quéré và cộng sự, 2001) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự biến động trong tỷ giá hối đoái đối với vốn FDI ở các thị trường mới nổi
2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÕNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Luồng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển hay mới nổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố tranh luận, bao gồm điều kiện kinh tế toàn cầu, sự phát triển của thị trường tài chính, tự do hóa thương mại, chính sách kinh tế trong nước và tâm lý thị trường Các nghiên cứu tập trung vào dòng vốn gián tiếp nước ngoài chỉ ra sự khác biệt trong tầm quan trọng của các yếu tố bên trong và bên ngoài Một số nghiên cứu nhấn mạnh các yếu tố toàn cầu thúc đẩy dòng vốn, trong khi những nghiên cứu khác lại cho rằng các nhân tố trong nước như chỉ số chứng khoán và uy tín tín dụng đóng vai trò quyết định Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng cả yếu tố bên trong và bên ngoài đều có vai trò quan trọng như nhau trong việc thu hút dòng vốn vào các nền kinh tế mới nổi.
Một số nghiên cứu riêng về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cho nhóm các quốc gia mới nổi nhƣ (Agarwal, 1997) Tác giả xem xét các yếu tố quyết định vốn đầu tƣ gián tiếp nước ngoài và tác động của nó đối với sáu quốc gia đang phát triển tại Châu Á Kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái thực, chỉ số hoạt động kinh tế và thị phần vốn trong nước
20 trên vốn hóa thị trường chứng khoán thế giới là bốn yếu tố quyết định đến FPI (Chuhan và cộng sự, 1998) nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến chín nước Mỹ Latinh và chín quốc gia châu Á, nghiên cứu tập trung vào dòng vốn nợ và vốn chủ sở hữu Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù các yếu tố bên ngoài nhƣ lãi suất của
Mỹ giảm và sự chậm lại trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ, rất quan trọng trong việc giải thích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhưng sự phát triển của từng quốc gia, như xếp hạng tín dụng của quốc gia và giá chứng khoán nợ trên thị trường thứ cấp, quan trọng hơn trong việc thúc đẩy dòng vốn này, đặc biệt là đối với châu Á
Các nghiên cứu thực nghiệm sử nhiều phương pháp trên nền tảng mô hình tự hồi quy vector (VAR), mô hình tự hồi quy vector cấu trúc (SVAR), mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM)…để xác định các yếu tố tác động đến các dòng vốn vào một hay nhiều quốc gia có cùng chung đặc điểm Một số nghiên cứu cho rằng các yếu tố này giống nhau khi tác động lên các dòng vốn khác nhau và đa số đều tập trung vào từ hai đến nhiều thành tố cấu thành nên dòng vốn nước ngoài vào một quốc gia (De Vita & Kyaw, 2008) sử dụng mô hình SVAR để kiểm tra tầm quan trọng tương đối của các yếu tố quyết định dòng vốn, tác giả phân tách dòng vốn thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán của 5 quốc gia đang phát triển (Brazil, Hàn Quốc, Mexico, Philippines và Nam Phi) trong giai đoạn 1976-2001, đồng thời phân tích các tác động tạm thời của các cú sốc bên ngoài (nhân tố đẩy) và cú sốc bên trong (nhân tố kéo) lên 2 dòng vốn này Tác giả sử dụng các nhân tố đẩy và nhân tố kéo truyền thống, trong khi nhân tố đẩy được tập trung vào 2 biến chính là tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ và lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ, thì nhân tố kéo là tăng trưởng GDP thực và cung tiền trong nước của 5 quốc gia đang phát triển Kết quả nghiên cứu cho thấy khi có cú sốc bên ngoài xảy ra sẽ có tác động đáng kể đến dòng vốn vào các quốc gia đang phát triển Cụ thể, cú sốc trong tăng trưởng GDP của Mỹ có tác động ngược chiều lên dòng vốn trong khi một cú sốc liên quan đến lãi suất của Mỹ lại có ảnh hưởng cùng chiều đến các dòng vốn này Thêm vào đó, một cú sốc năng suất trong nước là nguyên nhân làm giảm dòng vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán, nhưng lại làm tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đƣợc xem xét Bên cạnh các nhân tố truyền thống, Çulha (2006) lại bổ sung thêm các yếu tố khác, làm chặt chẽ thêm quan điểm về thu hút dòng vốn vào các nền kinh tế mới nổi
Tác giả nghiên cứu dòng vốn vào Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1992-2005 dựa trên mô hình SVAR Các nhân tố đẩy trong mô hình đƣợc tác giả lựa chọn lần lƣợt là chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ (đại diện cho cú sốc cung toàn cầu) và lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ kì hạn 3 tháng (đại diện cho cú sốc lãi suất nước ngoài) Các nhân tố kéo là những yếu tố vĩ mô trong nước bao gồm lãi suất thực, chỉ số chứng khoán, ngoài ra cán cân ngân sách và cán cân vãng lai cũng đƣợc xem xét đến Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cú sốc từ lãi suất của Mỹ có xu hướng làm tăng trong khi sốc từ lãi suất trong nước lại làm giảm dòng vốn vào Thổ Nhĩ Kỳ, thêm vào đó khi xảy ra cú sốc cung, dòng vốn vào nước này cũng tăng lên Ngoài ra, các cú sốc trong nước liên quan đến cán cân vãng lai và cán cân ngân sách có tác động ngược chiều với dòng vốn chảy vào Thổ Nhĩ Kỳ
Mặc dù tầm quan trọng của các nhân tố đẩy khá đa dạng giữa các nghiên cứu, sự đồng thuận về vai trò của chính sách tiền tệ Mỹ nổi lên trong việc giải thích tính đồng bộ cao của các dòng vốn vào các thị trường mới nổi, cụ thể là cung thanh khoản và rủi ro toàn cầu (Milesi-Ferretti & Tille, 2011; Rey, 2015; Shin, 2012), nhƣ vậy ngoài vai trò của lãi suất và năng suất cũng như tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn, một nhân tố đẩy quan trọng không kém đó là rủi ro toàn cầu Đặc biệt, kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-
Các nghiên cứu năm 2009 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà đầu tư mạo hiểm trong việc thúc đẩy dòng vốn và thường sử dụng chỉ số biến động vốn của Mỹ (VIX) để đo lường Tuy nhiên, Fratzscher (2012) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến từng loại dòng vốn khác nhau, tập trung vào dòng vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán ở cấp độ vi mô Kết quả cho thấy các nhân tố đẩy và biến động rủi ro toàn cầu ảnh hưởng đến dòng vốn cả trong giai đoạn khủng hoảng và phục hồi Ngoài ra, Cerutti và cộng sự (2015) cũng chỉ ra sự nhạy cảm khác nhau của dòng vốn ở 34 thị trường mới nổi trước các nhân tố đẩy toàn cầu từ năm 2001 đến năm 2013, tùy thuộc vào từng loại vốn riêng biệt.
TỔNG QUAN THỰC TRẠNG VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2019
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÔNG QUA ƢỚC LƢỢNG MÔ HÌNH SVAR
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi dữ liệu thời gian sử dụng trong mô hình SVAR đƣợc trình bày tại bảng 4.3 Theo đó, ngoại trừ biến REALIR_US và SP dừng ở bậc 0, các biến còn lại trong mô hình đều dừng ở sai phân bậc 1 Nghiên cứu sẽ sử dụng các biến USIPI, VIX, M2, GDP, CPI, FDI và FPI với sai phân bậc 1 để ƣớc lƣợng mô hình SVAR
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng theo ADF test
Biến nghiên cứu Bậc 0 Sai phân bậc 1
Nguồn: Tác giả tính toán
Kết quả lựa chọn độ trễ tối ƣu
Mô hình SVAR với biến FDI đƣợc ƣớc lƣợng với độ trễ là 4 dựa trên các tiêu chuẩn lựa chọn AIC và SC (bảng 4.4)
Bảng 4.4: Tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ của mô hình đối với dòng vốn FDI
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
Độ trễ tối ưu cho mô hình dòng vốn FPI được xác định dựa trên các tiêu chí tương tự như mô hình dòng vốn FDI Theo Bảng 4.5, độ trễ tối ưu cho mô hình FPI là 4.
Bảng 4.5: Tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ của mô hình đối với dòng vốn FPI
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
*cho biết độ trễ đƣợc lựa chọn theo tiêu chuẩn
Kết quả hàm phản ứng đẩy đối với FDI và FPI
Hình 4.10 cho thấy phản ứng của dòng vốn FDI trước những cú sốc bên ngoài quốc gia tương ứng với các biến REALIR_US, USIPI VÀ VIX Theo đó, cú sốc từ lãi suất thực của Mỹ và cung toàn cầu không làm ảnh hưởng đến dòng vốn này vào Việt Nam Tuy nhiên, với cú sốc về rủi ro toàn cầu sẽ làm cho dòng vốn FDI biến động, cụ thể dòng vốn FDI vào
Việt Nam phản ứng có ý nghĩa thống kê đến cú sốc của chỉ số VIX sau quý thứ 2, phản ánh dòng vốn chảy ra do lo ngại rủi ro toàn cầu tăng cao Khi rủi ro toàn cầu gia tăng, các nhà đầu tư quốc tế trở nên thận trọng hơn hoặc rút vốn để đảm bảo an toàn, dẫn đến dòng vốn chảy khỏi các nước đang phát triển như Việt Nam.
Hình 4.10: Phản ứng của dòng vốn FDI trước các cú sốc bên ngoài
Nguồn: Tác giả tính toán
Bên cạnh các cú sốc bên ngoài, các cú sốc nội tại Việt Nam cũng ảnh hưởng đến biến động dòng vốn FDI Những cú sốc này không tác động đến sản lượng nội địa và lạm phát; thay vào đó, cung tiền và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng Cụ thể, cú sốc cung tiền trong nước làm giảm dòng vốn FDI trong quý thứ hai sau cú sốc, đạt mức 0,066% rồi tăng trở lại, với phản ứng có ý nghĩa thống kê trong nửa quý thứ hai.
46 và dòng vốn FDI vào Việt nam có thể đƣợc giải thích rằng, khi cung tiền trong nền kinh tế tăng lên sẽ làm lạm phát kỳ vọng tăng trong tương lai, điều này sẽ kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và làm giảm dòng vốn vào Việt Nam Như vậy, một cú sốc trong cung tiền ở Việt Nam có xu hướng ban đầu làm giảm dòng vốn vào quốc gia này trong 6 tháng, sau đó sẽ tăng nhẹ trở lại trong khoảng thời gian tiếp theo Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của (De Vita & Kyaw, 2008) Phản ứng của FDI khi có cú sốc liên quan đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng được thể hiện qua hàm phản ứng đẩy, tuy nhiên mức độ tác động không lớn Cụ thể, khi có một cú sốc về giá cổ phiếu sẽ làm cho dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm nhẹ đến quý thứ 2, ở mức 0.036%, phản ứng có ý nghĩa thống kê đến quý thứ 2 sau khi cú sốc xảy ra
Hình 4.11: Phản ứng của dòng vốn FDI trước các cú sốc bên trong
Nguồn: Tác giả tính toán Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI, kết quả phản ứng đối với những cú sốc bên ngoài đƣợc thể hiện trong hình 4.12 Kết quả cho thấy rằng, dòng vốn FPI bị ảnh hưởng bởi những thay đổi không mong muốn trong lãi suất ở Mỹ Cụ thể, khi có cú sốc liên quan đến lãi suất này sẽ làm cho dòng vốn FPI vào Việt Nam giảm ở quý thứ 3 sau cú sốc, ở
47 mức 1.5%, đây là một mức phản ứng khá lớn FPI giảm có thể đƣợc giải thích bởi thực tế rằng khi lãi suất ở Mỹ tăng lên kéo theo giá trị đồng USD tăng theo và giá trị tài sản tính bằng USD cũng tăng, hiện tượng này sẽ làm các dòng vốn rời khỏi những thị trường mới nổi nhƣ Việt Nam để trở về Mỹ, hơn nữa lãi suất thực tăng lên ở Mỹ sẽ hấp dẫn các nhà đầu tƣ ngoại hơn là lãi suất trong nước, điều này đặc biệt xảy ra khi Fed tăng lãi suất nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của (De Vita & Kyaw, 2008; Fernandez-Arias, 1996; Taylor & Sarno, 1997)
Hình 4.12: Phản ứng của dòng vốn FPI trước các cú sốc bên ngoài
Nguồn: Tác giả tính toán
Khi xem xét các yếu tố trong nước tác động đến dòng vốn FPI, kết quả cho thấy rằng FPI chỉ bị ảnh hưởng bởi cú sốc gây ra bởi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ngược lại, sự thay đổi của các yếu tố nhƣ cung tiền, sản lƣợng nội địa và lạm phát không tác động đến dòng vốn này (Hình 4.13) Cụ thể, khi xảy ra cú sốc liên quan đến giá cổ phiếu, dòng vốn FPI vào Việt Nam tăng mạnh ở quý thứ 2 sau cú sốc (ở mức 0.9%), sau đó giảm nhẹ Kết quả này có nghĩa rằng khi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng, sẽ làm thu hút các nhà đầu tư trong nước và cả ngoài nước Thị trường chứng khoán tăng điểm
48 là một dấu hiệu tốt để đầu tƣ thông qua việc nắm giữ các tài sản tài chính, điều này khiến vốn của các nhà đầu tƣ ngoài chảy vào Việt Nam mạnh hơn Mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số chứng khoán và dòng vốn FPI vào Việt Nam tương đồng với nghiên cứu của (Korap, 2011)
Hình 4.13: Phản ứng của dòng vốn FPI trước các cú sốc bên trong
Nguồn: Tác giả tính toán
Kết quả dự báo phân rã phương sai đối với FDI và FPI
Kết quả của phản ứng đẩy được củng cố thêm thông qua việc phân tích phân rã phương sai của 2 biến FDI và FPI Phân tích phân rã phương sai cho dòng vốn FDI chỉ ra rằng, trong thời gian 3 quý đầu, hơn 60% sự thay đổi của dòng vốn FDI là do chính cú sốc liên quan đến dòng vốn này Tuy nhiên, từ quý thứ 3 trở đi thì chỉ số VIX, USIPI và M2 là những yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự biến động trong dòng vốn FDI Cụ thể, các cú sốc đối với biến VIX giải thích đến 15% sự thay đổi của FDI, trong khi các biến USIPI và M2 giải thích đƣợc khoảng 9.5% sự thay đổi này (bảng 4.6)
Hình 4.14: Dự báo phân rã phương sai của dòng vốn FDI
Nguồn: Tác giả tính toán
Bảng 4.6: Dự báo phân rã phương sai của FDI
Kỳ REALIR_US USIPI VIX M2 GDP CPI SP FDI
Nguồn: Tác giả tính toán
Tương tự như vậy, phân rã phương sai đối với biến FPI cũng được thể hiện ở hình 4.17 và bảng 4.7 Ở quý đầu tiên, sốc do chính FPI là yếu tố lớn nhất giải thích sự thay đổi của dòng vốn này (68%) Tuy nhiên, trong dài hạn, cú sốc quan trọng nhất trong việc giải thích sự biến động của FPI là USIPI gây ra, chiếm khoảng 19%-28% Ngoài ra, biến REALIR_US cũng là một nhân tố đóng góp lớn trong việc giải thích sự thay đổi của dòng vốn FPI vào Việt Nam khi biến này giải thích đến 17% trong ngắn hạn và khoảng 13% trong dài hạn, ở quý thứ 12 Bên cạnh đó, sốc do các biến GDP, CPI và VIX cũng đóng góp khoảng 10% trong việc lý giải sự biến động của FPI trong dài hạn
Hình 4.15: Dự báo phân rã phương sai của dòng vốn FPI
Nguồn: Tác giả tính toán
Bảng 4.7: Dự báo phân rã phương sai của FPI
Kỳ REALIR_US USIPI VIX M2 GDP CPI SP FPI
Nguồn: Tác giả tính toán
Chương 4 đã trình bày thực trạng về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam Chương 4 cũng đã trình bày kết quả ước lượng mô hình SVAR theo từng bước Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy cả 2 nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài đều có ảnh hưởng nhất định đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Cụ thể, vốn FDI chịu ảnh hưởng của rủi ro toàn cầu, cung tiền và giá cổ phiếu, trong khi đó, lãi suất nước ngoài và giá cổ phiếu lần lượt là các yếu tố tác động đến dòng vốn FPI tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu
5 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Hàm ý chính sách
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy không những các nhân tố bên ngoài mà cả các yếu tố bên trong quốc gia cũng có ảnh hưởng nhất định đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Do vậy để thu hút hơn nữa các dòng vốn này vào Việt Nam trong tương lai, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ cũng như các cấp quản lí cần có những chính sách phù hợp Cụ thể nhƣ sau:
Để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam cần kiểm soát lạm phát, tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô Chính sách tiền tệ nới lỏng gần đây do dịch COVID-19 có thể gây áp lực lên lạm phát trong tương lai, do đó cần đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ để thu hút FDI hiệu quả.
Ngoài ra, hành lang pháp lý liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng cần đƣợc nâng cấp và cải thiện hơn Tháng 6 năm 2020 Quốc Hội đã thông qua Luật đầu tƣ mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, đây có thể xem là một cột mốc quan trọng trong việc đưa ra các chính sách mới trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài Tuy nhiên khi luật đầu tƣ mới đƣợc thông qua thì chính phủ cũng cần đẩy mạnh những cải cách và sửa đổi các bộ luật liên quan nhƣ Luật Thuế, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật bảo vệ môi trường…để tránh tạo ra những ách tắc về mặt quy định nhà nước trong quá trình dòng vốn chảy vào Việt Nam Bên cạnh đó chính phủ cần xây dựng và phát triển có chiều sâu hệ thống thông tin quốc gia về đầu tƣ để các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận và đánh giá các cơ hội đầu tư tiềm năng ở Việt Nam Ngoài ra các khâu giám sát và đánh giá đầu tƣ cũng phải thực hiện chặt chẽ để đảm bảo chất lƣợng, sự ổn định của dòng vốn FDI vào Việt Nam
Trong bối cảnh căng thẳng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa kết thúc, thêm vào đó, ảnh hưởng nặng nề của Dịch Covid-19 đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang là thách thức lớn tuy vậy cũng là cơ hội rất lớn cho Việt Nam Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn đang có sự dịch chuyển rõ ràng về chuỗi sản xuất và cung ứng ra khỏi Trung Quốc, vậy nên Việt Nam và các quốc gia khác nhƣ Thái Lan, Ấn Độ… đang trở thành điểm đến mới của các tập đoàn này Do vậy một lần nữa việc hoàn thiện chính sách pháp luật, đƣa ra các ƣu đãi cũng nhƣ phát triển cơ sở hạ tầng trong thời gian tới cực kì quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam
Về thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam Thị trường chứng khoán trong nước chịu trách nhiệm thu hút FPI, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức Do đó, việc đảm bảo môi trường chính sách và kinh tế vĩ mô ổn định, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến thị trường chứng khoán là rất quan trọng Luật Chứng khoán sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 góp phần giải quyết những thách thức này, tạo điều kiện thu hút FPI và thúc đẩy phát triển kinh tế.
55 nhiều điểm mới được bổ sung, sửa đổi theo hướng hoàn thiện chính sách để thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn Luật chứng khoán sửa đổi quy định nguyên tắc Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Mục tiêu của việc hoàn thiện khung khổ pháp lý là tăng tính minh bạch cho thị trường, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ Qua đó, giúp thị trường chứng khoán tăng tính thanh khoản, phát triển ổn định, bền vững và an toàn; tăng tính hấp dẫn của thị trường, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Như vậy để thu hút vốn FPI Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung luật chứng khoán theo hướng mở hơn cho nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề thu hút vốn FPI Tuy nhiên để cho những thay đổi này sớm đi vào thực tế thì Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cần nhanh chóng đưa ra các nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể các quy định trong Luật chứng khoán mới
Để đưa thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên thị trường mới nổi, Chính phủ và các Bộ cần đẩy mạnh thực hiện giải pháp rà soát giảm lĩnh vực hạn chế sở hữu nước ngoài, cắt giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng các công cụ tài chính hợp lý Các cơ quan quản lý cũng cần nỗ lực trong việc hoàn thiện khung pháp lý, giới thiệu các công cụ chứng khoán mới và vận hành thị trường vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm thúc đẩy quá trình nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra, với tính chất chủ yếu là ngắn hạn, bất ổn định và dễ đảo chiều khi môi trường đầu tư thay đổi, đặc biệt là lãi suất đối với các nhà đầu tư ngoại, việc kiểm soát và quản lý dòng vốn này cũng cần đƣợc các cơ quan quản lý quan tâm và phối hợp thực hiện Cần theo dõi và phối hợp quản lý giữa các đơn vị chức năng khi lãi suất quốc tế có sự thay đổi nhanh chóng Vai trò của NHNN là khá quan trọng khi việc điều hành chính sách tiền tệ có liên quan mật thiết đến lãi suất thị trường, đặc biệt khi Ngân hàng trung ương các nước phát triển liên tục có động thái thay đổi lãi suất trong thời kỳ khủng hoảng dịch Covid-19 nhƣ hiện nay
5.3 Hạn chế của nghiên cứu
Tuy đã giải quyết đƣợc mục tiêu nghiên cứu của đề tài và đƣa ra các hàm ý chính sách quan trọng để thu hút đƣợc nguồn vốn FDI và FPI, tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định nhƣ sau:
Dữ liệu nghiên cứu đƣa ra chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ các cú sốc đã xảy ra, đặc biệt là liên quan đến khủng hoảng đại dịch cho vi rút Covid-19 gây ra từ quý 4 năm 2019 đến nay
Một số biến có liên quan nhƣ tài khoản vãng lai chƣa đƣợc đƣa vào xem xét trong mô hình Kim (2000) xem xét riêng tài khoản vốn và tài khoản vãng lai Trong các mô hình tối ưu hóa liên vùng điển hình, dòng vốn được đo lường bằng số dư trên tài khoản vãng lai Trong trường hợp không có sự can thiệp của NHTW, thâm hụt tài khoản vãng lai giống với thặng dƣ trên tài khoản vốn tƣ nhân
Bài viết chưa xem xét riêng biệt về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và dòng FDI ra khỏi Việt Nam.
Nghiên cứu kết luận rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chịu tác động của rủi ro toàn cầu và cung tiền Việt Nam, trong khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) bị ảnh hưởng bởi lãi suất Hoa Kỳ và thị trường chứng khoán trong nước Do đó, chính sách thu hút FDI và FPI trong tương lai tập trung vào kiểm soát lạm phát do mở rộng cung tiền, phát triển thị trường chứng khoán và phối hợp quản lý khi có sự thay đổi lãi suất từ các ngân hàng trung ương nước phát triển, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng do dịch Covid-19.
Abdullah, M A., Mansor, S A., Puah, C.-H J G E., & Journal, F (2010) Determinants of International Capital Flows: The Case of Malaysia 3(1), 31-43
Agarwal, R (1997) Foreign portfolio investment in some developing countries: A study of determinants and macroeconomic impact Indian Economic Review, 217-229
Ahn, Y S., Adji, S S., & Willett, T D (1998) The effects of inflation and exchange rate policies on direct investment to developing countries International Economic Journal, 12(1), 95-104
Athukorala, P C., & Rajapatirana, S (2003) Capital inflows and the real exchange rate: a comparative study of Asia and Latin America World Economy, 26(4), 613-637
Bénassy-Quéré, A., Fontagné, L., & Lahrèche-Révil, A (2001) Exchange-rate strategies in the competition for attracting foreign direct investment Journal of the Japanese and international Economies, 15(2), 178-198
Bohn, H., & Tesar, L L (1996) US equity investment in foreign markets: portfolio rebalancing or return chasing? The American Economic Review
Bruno, V., & Shin, H S (2015) Capital flows and the risk-taking channel of monetary policy Journal of Monetary Economics, 71, 119-132
Byrne, J P., & Fiess, N (2011) International capital flows to emerging and developing countries: national and global determinants
Calvo, G A., Leiderman, L., & Reinhart, C M (1993) Capital inflows and real exchange rate appreciation in Latin America: the role of external factors Staff Papers, 40(1), 108-151
Cerutti, E., Claessens, S., & Puy, M D (2015) Push factors and capital flows to emerging markets: why knowing your lender matters more than fundamentals: International Monetary Fund
Chen, Z., & Khan, M M S (1997) Patterns of capital flows to emerging markets: a theoretical perspective: International Monetary Fund
Chuhan, P., Claessens, S., & Mamingi, N J J o D E (1998) Equity and bond flows to Latin America and Asia: the role of global and country factors 55(2), 439-463 Çulha, A (2006) A structural VAR analysis of the determinants of capital flows into Turkey Central Bank Review, 2(2), 11-35
De Vita, G., & Kyaw, K S (2008) Determinants of capital flows to developing countries: a structural VAR analysis Journal of Economic Studies, 35(4), 304-322
De Vita, G., & Kyaw, K S (2009) Growth effects of FDI and portfolio investment flows to developing countries: a disaggregated analysis by income levels Applied Economics Letters, 16(3), 277-283 Felices, G., & Orskaug, B (2008) Estimating the determinants of capital flows to emerging market economies: A maximum likelihood disequilibrium approach
Fernandez-Arias, E (1996) The new wave of private capital inflows: push or pull? Journal of Development Economics, 48(2), 389-418
Fleming, A (1981) Private capital flows to developing countries and their determination: historical perspectives, recent experience, and future prospects: The World Bank
Forbes, K J., & Warnock, F E (2012) Capital flow waves: Surges, stops, flight, and retrenchment Journal of international economics, 88(2), 235-251
Fratzscher, M (2012) Capital flows, push versus pull factors and the global financial crisis Journal of international economics, 88(2), 341-356
Garg, R., & Dua, P (2014) Foreign portfolio investment flows to India: determinants and analysis World Development, 59, 16-28
Goel, S (2014) An empirical analysis of the relationship between capital flows and the real exchange rate in India International Journal of Applied Management and Technology, 13(1), 5
Goldstein, I., & Razin, A (2005) Foreign Direct Investment vs Foreiegn Portfolio Investment (0898-2937) Retrieved from
Kim, Y (2000) Causes of capital flows in developing countries Journal of International Money and Finance, 19(2), 235-253.