1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Một số cơ chế giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế

180 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 47,28 MB

Nội dung

Thứ tư, kết quả nghiên cứu dé tài, trong một mức độ nhất định, có thểđược sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên trong nhàtrường và các cơ sở đào tạo luật khác liên q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LUẬT ASEAN

*x*x%

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

"MỘT SỐ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

TRONG LUẬT QUOC TẾ "

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Nguyễn Thị Thuận, Giám đốc trung tâm nghiên cứu LuậtASEAN, Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà nội

Các cộng tác viên viết bài cho đề tài:

| Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao, Ban Biên giới của Chính phủ

2 Tiến sỹ Dương Thanh Mai, Phó Viện trưởng Viện NCKHPL, Bộ Tư pháp

3 Thạc sỹ Nguyễn Thanh Tâm, Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hànội.

4 Nguyễn Công Khanh, Chuyên viên Vụ Pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế, Bộ tưpháp.

Thư ký đề tài: Vũ Thị Phương Lan, Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật

rigif wieMu VIEN

WE MOLI

HONGO 9B

Trang 2

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu đề tài

I Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

II Mục đích nghiên cứu đề tài

III Pham vi nghiên cứu của đề tài

IV Phương pháp nghiên cứu dé tài

Phan thứ hai: Những kết quả chính của đề tài

I Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế

| Khái niệm tranh chấp quốc tế

2 Các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế

I] Một số cơ chế giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế

1 Cơ chế giải quyết tranh chấp của Liên hợp quốc

2 Cø chế giải quyết tranh chấp cua ASEAN

3 Cơ chế giải quyết tranh chấp của (WTO)

4 Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước của LHQ về Luật Biển

năm 1982

5 Cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế của Liên minh châu Au

ill Kiến nghị về những đóng góp của Việt Nam vào cơ chế giải quyết

tranh chấp quốc tế

Phần thứ ba: Các chuyên đề do cộng tác viên thực hiện

Chuyên dé 1: Khái quát về vấn dé giải quyết tranh chấp trong Luật

quốc tế

Chuyên đề 2: Cơ chế giải quyết tranh chấp của Liên hợp quốc

Chuyên đề 3: Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

Chuyên đề 4: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Chuyên đề 6: Cơ chế giải quyết tranh chấp theo CƯ Luật Biển 1982

TRANG

Cc oOo 6S Co ns DD F

10

i 23 27

30

35 35

Trang 3

BẢO CÁO PrUC TRING

KẾT QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

+

A PHẦN THỨNHẤT

SU CAN THIẾT VÀ MỤC DICH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

| SỰ CÂN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Luật quốc tế luôn gan liền vớichính sách mở rộng quan hệ đối ngoại của các quốc gia, phản ánh quá trình liênkết, hợp tác, thương lượng và đấu tranh giữa các chủ thể của Luật quốc tế trong việc củng cố, duy trì và bảo vệ lợi ích của các chủ thể, phù hợp với sự tương

quan tổng hoà lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Tuỳ thuộc vào mức độ kết

quả đạt được trên cơ sở thoả hiệp giữa các quốc gia về những mục tiêu cơ bản

mà họ đặt ra trong quan hệ quốc tế, mà cho thấy trạng huống cân bằng giữa các

lực lượng chính trị trong xã hội Tuy nhiên, đảm bảo sự dung hoà lợi ích thường

là yêu cầu khó khăn nhất đối với mọi quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế.Điều này trước hết phụ thuộc vào bản thân mỗi quốc gia (trong việc hoạch địnhchính sách đối ngoại cũng như đối nội) và tương quan lực lượng trong xã hội.Cũng chính từ đó, những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp giữa cácquốc gia thường xuyên xảy ra Điều đó phản ánh trạng huống bất ổn định của sự

cân bằng về lợi ích giữa các chủ thể và vì thế từ lâu đã trở thành nguyên nhân cơ

bản của mọi xung đột quốc tế

Một trong những điểm khác nhau căn bản của Luật quốc tế hiện đại so với

Luật quốc tế ở các thời kỳ trước đây là ở chỗ, nếu như ở các thời kỳ trước, xu thế

"cá lớn nuốt cá bé" được coi là hiện tượng phổ biến và chiến tranh được sử dụng

như biện pháp hợp thức giải quyết mọi tranh chấp quốc tế, thì Luật quốc tế hiệnđại không chấp nhận và coi đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng các nguyên tác

cơ bản của Luật quốc tế Lê-nin đã chỉ ra rằng, cần phải giải quyết những bấtđồng quốc tế bằng con đường thương lượng hoà bình, đồng thời cần lên án cáccuộc chiến tranh thế giới như những biện pháp tàn khốc nhất giải quyết các mâuthuẫn trong lịch sử nhân loại

Trang 4

Luật quốc tế hiện đại, xuất phát từ lợi ích chung của toàn nhân loại về việcbảo vệ nền hoà bình và an ninh thế giới, đã coi vấn đề giải quyết tranh chấp quốc

tế bằng biện pháp hoà bình là một trong những nguyên tắc cơ bản có hiệu lực

jus cogens đối với mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ quốc tế Hiến

chương Liên hợp quốc nghiêm cấm việc dùng chiến tranh như một biện pháp

giải quyết các bất đồng giữa các quốc gia Cùng với đó, vấn đề giải quyết tranh

chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình đã được khẳng định rõ trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế và ngày càng trở thành chuẩn mực của nền văn minh nhân

loại.

2 Trong bối cảnh quốc tế đang có nhiều biến đổi, đứng trước thực trạngtoàn cầu hoá đang dién ra ngày một mạnh mẽ, thì lẽ ra các quốc gia càng phảinghiêm chỉnh tuân theo nguyên tắc tối quan trọng là giải quyết tranh chấp quốc

tế bằng biện pháp hoà bình, trên tinh thần hợp tác thương lượng, nhưng đáng tiếcnhiều quốc gia lại quay về với biện pháp muôn thuở đã diễn ra trong quá khứ tànkhốc là sử dụng vũ khí quân sự thay cho đối thoại, đàm phán Mới đây nhất là sự

kiện khủng bố quốc tế tại Hoa Kỳ ngày 11/9/2001 và việc Mỹ trả đữa bằng cuộc

chiến tranh trên quy mô lớn nhằm thủ tiêu lực lượng Taliban của AI Quaeda ở

Afganistan, rồi mâu thuẫn giữa Ấn Độ - Pakistan từ vụ khủng bố toà nhà Quốc

hội Ấn Độ cũng đẩy quan hệ hai nước tới sát bờ vực của cuộc chiến tranh nguy

hiểm vì cả hai nước đều có vũ khí hạt nhân Đó thực sự là những hành vi nguy

hiểm đe doa hoà bình và an ninh thế giới, thách thức cả loài người, một sự lật tẩytrắng trợn bản chất dân chủ và tiến bộ của Luật quốc tế mà nhân loại đã và đang

cố gắng duy trì

Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên định chủtrương, chính sách hoà bình, hữu nghị và hợp tác trong quan hệ giữa các quốcgia, dé cao việc giải quyết mọi xung đột, tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoàbình, hạn chế và lường tránh mọi khả năng dẫn đến xung đột vũ trang, nhất làlàm bùng phát chiến tranh, gây tổ thất cho dân thường Sau sự kiện khủng bố ở

Mỹ, nhất là trong tình hình Trung Đông đang có nhiều nguy cơ bùng nổ chiếntranh dữ dội và có nguy cơ mở rộng phạm vi đến các nước khác trong khu vực,

quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam là duy trì một chính sách ngoạigiao hoà bình, hữu hảo với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ

quyền và các bên cùng có lợi Chính đường lối ngoại giao này đã là một đóng

góp thiết thực cho việc ổn định hoà bình và an ninh quốc tế

Trang 5

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách toàn diện, có tính

hệ thống về cơ chế giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế nói chung và một số

tổ chức quốc tế liên Chính phủ nói riêng, trên cơ sở các học thuyết, quan điểm,

tư tưởng tiến bộ hiện nay về Luật quốc tế, là điều cần thiết và có ý nghĩa lý luậncũng như thực tiễn sâu sắc

II MỤC DICH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Việc nghiên cứu đề tài này là nhằm:

Thứ nhất, làm rõ những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận khoa học và thựctiễn của vấn đề giải quyết tranh chấp nói chung trong Luật quốc tế hiện đại (nhưkhái niệm về tranh chấp quốc tế, phân loại các tranh chấp quốc tế); phân tíchmột cách hệ thống về các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp trong Luật

quốc tế, qua đó làm nổi bật vai trò, ưu thế của biện pháp này trong việc giảiquyết tranh chấp giữa các chủ thể của Luật quốc tế (đặc biệt là các quốc gia)

trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị

Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá một cách tổng thể về cơ chế giải quyết

tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là

thành viên (như Liên hợp quốc-UN, Hiệp hội các nước Đông Nam Á-ASEAN)

hoặc đang chuẩn bị gia nhập (Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO), cũng như

trong khuôn khổ các điều ước quốc tế đa phương khác (như Công ước Luật biển

năm 1982, Liên minh châu Âu) Từ đó nêu lên các ưu điểm, thuận lợi cũng như

thách thức của cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ các tổ chức

đó Đồng thời, rút ra được bài học hợp lý cho Việt Nam trong giai đoạn hội nhậpkhu vực và thế giới hiện nay

Thứ ba, bước đầu có những nhận định, kiến nghị về đóng góp của ViệtNam trong việc hoàn thiện phương thức giải quyết các tranh chấp quốc tế trong

khuôn khổ các tổ chức, điễn đàn quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Thứ tư, kết quả nghiên cứu dé tài, trong một mức độ nhất định, có thểđược sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên trong nhàtrường và các cơ sở đào tạo luật khác liên quan đến chương trình Luật quốc tế về

giải quyết tranh chấp; phục vụ việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp luận phùhợp khi đánh giá về hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế bằng

biện pháp hoà bình (mà Việt Nam là một bên tranh chấp) trong thời gian qua

Trang 6

lll PHAM VỊ NGHIÊN CỨU CUA ĐỀ TÀI

Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế là một vấn

dé có phạm vi khá rộng Do đó, trong khuôn khổ một đề tài khoa học cấp cơ sở(cấp trường), với thời gian và khả năng có hạn, chúng tôi không có tham vọngnghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về đề tài này, mà chủ yếu nghiên cứu

một số vấn đề về cơ chế giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế nói chung,

thông qua các thiết chế của Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế liên Chínhphủ khác

Trên tinh thần đó, phạm vi của dé tài Một số cơ chế giải quyết tranh chap

trong Luật quốc tế chủ yếu gồm các nội dung như sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế Phannày chủ yếu dé cập dưới góc độ lý luận chung của Luật quốc tế về vấn đề tranhchấp quốc tế, vai trò và đặc trưng của việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằngbiện pháp hoà bình, đồng thời phân tích về một số biện pháp hoà bình giải quyết

tranh chấp quốc tế

- Một số cơ chế giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế Phần này tập

trung phân tích về cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ một số

tổ chức quốc tế liên Chính phủ mà Việt Nam là thành viên (như UN, ASEAN)

hoặc Việt Nam chuẩn bị gia nhập (như WTO), cũng như một số tổ chức khác

(như EU) và cơ chế giải quyết trong Công ước Luật Biển 1982, làm rõ những

điểm đặc thù trong mỗi cơ chế giải quyết tranh chấp đó, đồng thời bước đầu có

sự đánh giá sơ bộ về tính hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế

đó.

- Kiến nghị về những đóng góp của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh

chấp quốc tế Phần này chủ yếu nêu lên những đề xuất, kiến nghị của Ban Chủnhiệm đề tài (có tính chất nghiên cứu, tham khảo) về những đóng góp của Việt

Nam trong việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế nói

chung và trong các tổ chức quốc tế phổ cập mà Việt Nam là thành viên nói riêng.

Từ đó, có thể xây dựng một chiến lược chung của Nhà nước ta trong quá trình

giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh trong quan hệ giữa Việt Nam với các

quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế

Trang 7

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học

duy vật, biện chứng, lấy nền tảng là các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật nói chung, cũng như quan điểm, đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong các văn kiện củaĐảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước

Những phương pháp khoa học cơ bản được sử dụng để hoàn thành việcnghiên cứu đề tài này bao gồm:

1 Phương pháp lịch sử cụ thể:

Lịch sử hình thành và phát triển của Luật quốc tế luôn phản ánh quá trình

hợp tác, đấu tranh và thương lượng giữa các chủ thể nhằm đi đến thoả hiệp (thoảthuận) về lợi ích giữa họ trong quan hệ quốc tế Các tranh chấp phát sinh trong

quan hệ quốc tế, phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của Luật quốc tế, đượcgiải quyết bằng các biện pháp thích hợp Luật quốc tế hiện đại coi việc giải

quyết tranh chấp phải bằng các biện pháp hoà bình là một trong những nguyêntắc cơ bản Phương pháp tư duy lịch sử cụ thể, kết hợp với các phương pháp

khác, đã được sử dụng để làm rõ vấn đề đã nêu trong đề tài nghiên cứu này

2 Phương pháp phân tích tổng hợp:

Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tổng hợp - phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, trên cơ sở xem Xét,

đánh giá, nhìn nhận từ nhiều góc độ, trên nhiều bình diện khác nhau Bằng

phương pháp này, đề tài đã làm rõ một số vấn đề quan trọng về cơ sở lý luận và

thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp trong quan hệ quốc tế, đặc biệt trong

một số tổ chức quốc tế phổ cập tiêu biểu được lựa chọn.

3 Phương pháp so sánh:

Đề tài đã áp dụng phương pháp so sánh trong việc nghiên cứu, đánh giá vàtham khảo thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ một số tổ chức quốc tế phổ cập (như Liên hợp quốc, ASEAN, WTO ), từ đó rút ra những

điểm giống và khác nhau, những lợi thế cũng như đặc thù của mỗi cơ chế giải

quyết tranh chấp quốc tế, phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy và nguyên tắc hoạt

động của mỗi tổ chức quốc tế cụ thể

4 Ngoài ra, đề tài còn áp dụng một số phương pháp khác như thống kê,thu nạp kết quả khảo sát, điều tra về lĩnh vực đã chọn

Trang 8

PHAN THỨ HAI:

NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP

TRONG LUẬT QUỐC TẾ

1 Khái niệm "tranh chấp quốc tế"

1 1 Hiện nay trong khoa học pháp lý quốc tế chưa có cách hiểu thốngnhất về khái niệm tranh chấp quốc tế Ngay cả trong Hiến chương của Liên hợpquốc (LHQ) và nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác cũng không quy

định thé nào là tranh chấp quốc té Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn quan hệ đối

ngoại và nhiều văn kiện pháp lý quốc tế cho thấy, khái niệm tranh chấp quốc tế

có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng,

tranh chấp quốc tế có thể được hiểu là những xung đột (bất đồng, mâu thuẫn,tranh chấp) về lợi ích giữa các chủ thể của Luật quốc tế, bao gồm cả tình thế

(tình trạng, trạng huống) xung đột gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ trong quan

hệ quốc tế Theo nghĩa hẹp, tranh chấp quốc tế có thể được hiểu là sự xung đội giữa các chủ thể cùng tham gia vào mot tranh chấp nhất định.

Vì Luật quốc tế không quy định cụ thể về khái niệm này, nên việc hiểu nótheo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp cũng chỉ có tính chất tương đối và phụ thuộc vàomục đích giải thích và áp dụng pháp luật quốc tế của mỗi chủ thể của Luật quốc

tế Do đó, cơ sở để nhận định về tính chất, ý nghĩa của khái niệm tranh chấpcũng như cách thức phân loại các tranh chấp quốc tế cũng phải dựa trên các tiêuchí khác nhau

1 2 Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy rằng, khi tham gia vào bất ky

giao lưu quốc tế nào, các chủ thể (chủ yếu là quốc gia) đều đặt mục tiêu và phấn

đấu để đạt được những lợi ích cơ bản nào đó, có thể là lợi ích vật chất (kinh tế)hoặc lợi ích phi vật chất (chính tri) Do đó có thé khẳng định rằng, không một

chủ thể của quan hệ quốc tế nào khi tham gia vào các giao lưu quốc tế lại không

mong muốn có được những lợi ích nhất định trong mối tương quan với các chủ

thể khác Vì thế, nguyên nhân của mọi tranh chấp, bất đồng, xung đột quốc tế,

suy cho cùng cũng đều bắt nguồn từ mâu thuẫn về loi ích giữa các chủ thể.Ngoài ra, sự bất đồng về lợi ích nhiều khi còn phát sinh từ các tình thế (tìnhtrạng) giữa các quốc gia Nói cách khác, chính tình trạng quan hệ quốc tế còn là

cơ sở thực tế tạo ra cơ hội có lợi hay bất lợi đối với một hay nhiều quốc gia Vì

vậy, theo nghĩa rộng, tranh chấp quốc tế còn là hiện tượng xã hội phát sinh từ

Trang 9

một tình thế nhất định nào đó trong quan hệ quốc tế gây ảnh hưởng đến lợi íchcủa quốc gia Do đó, có thể suy rộng ra rằng, sự dung hoà, cân bảng về mức độlợi ích của các chủ thể, tự nó đã là một bảo đảm tích cực,cho quan hệ hợp tác vàhữu nghị giữa các chủ thể, lường tránh tối đa sự phát sinh các tranh chấp quốc tế.

Việc xác định hay phân biệt ý nghĩa của khái niệm tranh chấp, như đã nói

ở trên, cũng chỉ có tính chất ước lệ và nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định các

biện pháp giải quyết phù hợp đối với nó Ở đây hoàn toàn không có sự khác

nhau về bản chất, nếu xét trên phương diện ý nghĩa, hậu quả pháp lý của việcphân biệt khái niệm tranh chấp theo hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau

1 3 Từ năm 1907 tại Lahay nhiều quốc gia đã ký Công ước về giải quyếthoà bình các xung đột quốc tế, trong đó khẳng định rõ các quốc gia thành viên

có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc giải quyết mộtcách hoà bình mọi tranh chấp quốc tế phát sinh Luật quốc tế hiện đại nghiêmcấm đề cập đến chiến tranh và yêu cầu phải giải quyết tất cả các bất đồng quốc

tế giữa các quốc gia bằng biện pháp hoà bình Điều đó xuất phát từ mục đíchcùng chung sống hoà bình của các quốc gia và hoàn toàn phù hợp với Hiếnchương Liên hợp quốc :

Điều 33 của Hiến chương LHQ đã cụ thể hoá các biện pháp hoà bình giải

quyết tranh chấp quốc tế và quy định rằng các quốc gia tham gia vào quá trình

tranh chấp quốc tế mà việc kéo đài tranh chấp đó có thể dẫn đến sự đe doa pháhoại hoà bình và an ninh quốc tế, trước tiên cần nồ lực tim cách giải quyết tranh

chấp đó bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà

án, sử dụng những tổ chức hoặc hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà

bình khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ Ngoài ra, cũng tại Điều này còn quy địnhnếu xét thấy cần thiết, thì Hội đồng Bảo an LHQ có quyền yêu cầu các bên giảiquyết tranh chấp đó bằng biện pháp hoà bình

2 Các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tê

Căn cứ vào Hiến chương LHQ (chương VỊ), Tuyên bố của Đại hội đồngLHQ năm 1982 và nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác, các biện pháp hoà bìnhgiải quyết tranh chấp quốc tế bao gồm: điều tra; trung gian; hoà giải; trọng tài,

toà án; sử dụng những tổ chức hoặc hiệp định khu vực hoặc các biện pháp hoà

bình khác theo thoả thuận của các bên

a) Đàm phán trực tiếp

Trang 10

Đây là biện pháp hữu ích, mềm dẻo, quan trọng nhất, vì thế LHQ quyết

định xếp nó vào vị trí thứ nhất trong hàng loạt các biện pháp hoà bình khác.Thực tế đã chứng minh rằng, biện pháp đàm phán đã đem lại nhiều ý nghĩa và lợithế hơn hẳn các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác Nó giúp cho các

bên có cơ hội trực tiếp hiểu nhau hơn thông qua các kết quả đàm phán, việc xử

lý các bất đồng vì thế cũng nhanh chóng và có hiệu quả hơn Đồng thời nó còn

loại bỏ khả năng tham dự của bên thứ ba vào vụ tranh chấp Do đó đòi hỏi các

bên phải biết nhân nhượng, thoả hiệp trên các kết quả cụ thể.

Luật quốc tế không quy định cụ thể về thể thức, thủ tục, thời gian và cấp

đàm phán, mà chủ yếu do các bên tự thoả thuận với nhau Thông thường đàmphán được thực hiện thông qua hình thức gặp nhau trực tiếp hoặc trao đổi bằngcông hàm (thư từ, điện tín) do cơ quan đối ngoại của quốc gia tiến hành theođường ngoại giao Tuỳ thuộc vào tính chất đơn giản hay phức tạp, mức độnghiêm trọng của tranh chấp mà đàm phán có thể được tiến hành ở các cấp khácnhau Đối với các tranh chấp phức tạp, nghiêm trọng thì thông thường mở đầu

bằng hình thức đàm phán (trao đổi) ở cấp chuyên viên (như đàm phán Việt Nam

- Inđônêxia về thêm lục địa; đàm phán Việt nam - Trung Quốc về biên giới) Sau

đó đàm phán được tiến hành ở cấp cao hơn nữa (như cấp đại sứ hoặc Bộ trưởng).Cuối cùng là đàm phán ở cấp cao nhất giữa những người đứng đâu Chính phủ

hoặc nhà nước (như dam phán giữa hai nguyên thủ Nam Bac Triều Tiên)

Đàm phán trực tiếp là hình thức quan trọng nhất trong đàm phán, chỉ có

các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau trên bàn họp hoặc tại Hội nghị quốc tế (ví

dụ Hội nghị geneva năm 1962 về vấn đề của Lao) mà không có sự tham dự củabên thứ ba Tuy nhiên, thực tiễn ngoại giao cho thấy, trong một số trường hợp

nhất định, các bên có thể không trực tiếp ngồi tại bàn họp (mặt đối mặt), mà tiến

hành đàm phán với nhau thông qua trung gian (ví dụ đàm phán giữa Apganistan

và Pakistan được tiến hành thông qua Phó Tổng Thư ký LHQ Diego Cordoroz để

đi đến ký kết Hiệp định geneva 1988) Trong trường hợp này, trung gian chỉ làmnhiệm vụ của người chung chuyển ý kiến (truyền đạt đúng quan điểm, lậptrường, ý kiến của bên này cho bên kia và ngược lai)

Trong mọi trường hợp, tranh chấp chỉ có thể giải quyết được một cách ổnthoả trên cơ sở nhất trí về lợi ích của cả hai bên với tinh thần thiện chí và nhânnhượng lẫn nhau Vì vậy, đàm phán cần được tiến hành một cách khách quan,không có sự "chi thi" hoặc de doa từ bất cứ quốc gia khác

b) Môi giới, trung gian

Trang 11

Các Công ước La-hay năm 1899 và 1907 về giải quyết các xung đột quốc

tế chỉ ra rằng, sự tham gia của bên thứ ba (không phải là một bên trong vụ tranh

chấp) vào quá trình đàm phán có thể theo đề nghị của chính các bên tranh chấp,

cũng như theo sáng kiến của bên thứ ba đó (được các bên tranh chấp đồng ý)

Theo quan điểm của nhiều Luật gia-Luật quốc tế hiện nay cho thấy, trên

thực tế thì có sự khác nhau nhất định giữa môi giới và trung gian Môi giới

(bonnes offices) chỉ là sự giúp đỡ của bên thứ ba, xuất phát từ thiện chí củamình, để các bên tranh chấp có thể đối thoại với nhau và cùng ngồi vào bàn đàm

phán Sau khi các bên đồng ý đối thoại hoặc đàm phán, thì chức năng môi giớicũng chấm dứt Bên môi giới chỉ có quyền tham dự đàm phán nếu các bên tranhchấp cùng yêu cầu Còn /rung gian (médiation) là sự tham gia tích cực của bên thứ ba vào quá trình đàm phán và có thể đưa ra các điều kiện đàm phán cho cácbên tranh chấp

Biện pháp giải quyết tranh chấp bằng trung gian đã xuất hiện từ lâu tronglịch sử quan hệ quốc tế và ngày càng được các quốc gia áp dụng Trong thời giantồn tại của mình, Liên Xô đã giữ vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sự duy

trì hoà bình và ổn định an ninh thế giới, mà kể cả với vai trò môi giới, trung gian

để giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia Chẳng hạn, tranh chấp

giữa An Độ - Pakistan về Casmia nam 1965 có vai trò môi giới của Liên Xô nên

hai bên đã đi đến đàm phán và ký Tuyên bố chung về việc khôi phục hoà bìnhngày 10/01/1966 tại Tasken

c) Các Uy ban Hoà giải và Điều tra

Uy ban hoà giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, theo cácLuật gia-Luật quốc tế Xô-viết, đã xuất hiện từ thé kỷ thứ XIV, chac chắn cũngkhông muộn hơn so với sự ra đời của Uy ban điều tra Uy ban hoà giải có chứcnăng khá rộng, có quyền đề đạt những giải pháp, phương kế, dự thảo nghị quyết

hoặc kết luận giải quyết vụ tranh chấp, đồng thời có thể trực tiếp thuyết trình các

bên tranh chấp

Mục đích của Uỷ ban hoà giải, trước hết là giải thích, làm rõ mọi nguyênnhân, hoàn cảnh dẫn đến tranh chấp Sau đó tổng hợp thành một văn bản kếtluận với những kiến nghị về cách thức giải quyết tranh chấp và được gửi cho đạidiện các bên tranh chấp Trong lịch sử quan hệ quốc tế có rất nhiều trường hợpthành lập Uỷ ban hoà giải để giải quyết tranh chấp Chẳng hạn, tranh chấp vềbiên giới giữa Italia và Thuy Sĩ năm 1874 với Uy ban hoà giải Milanô Cuối thé

Trang 12

kỷ XIX đầu thế kỷ XX giữa Hoa Kỳ với các nước khu vực Nam Mỹ đã ký các

Hiệp ước Braianov về Uỷ ban hoà giải để giải quyết các tranh chấp về biên giới

lãnh thổ Năm 1919 tại Hội nghị Paris, Áo và Na-uy đã đề nghị Hội quốc liên

thành lập Uỷ ban hoà giải về giải quyết tranh chấp quốc tế Tại Hội nghị thứ nămcác nước liên Mỹ (1923) đã ký Hiệp ước Gôndra, theo đó các quốc gia thànhviên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng con đường ngoại giaothông qua việc thành lập một Uy ban hoà giải gồm 5 thành viên Sau đó trongBiên ban (thông qua tại Môngtevideo tháng I2 năm 1933) bổ sung cho Hiệp ướcnày xem xét vấn đề thành lập Uỷ ban hoà giải cho từng vụ tranh chấp quốc tế cụ

thể giữa các quốc gia khu vực Nam Mỹ, trong đó Hoa Kỳ là nước luôn giữ vai

trò quyết định

Trong thời kỳ những năm 1918-1933 Liên Xô cũng giữ vai trò quan trọngtrong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua Uỷ ban hoà giải, đã kýkết với các nước Đức, Pháp, Phần Lan, Ba Lan thoả thuận về thủ tục giải quyết

tranh chấp Sau thế chiến thứ hai, Liên Xô còn ký kết với nhiều nước khác như

Na-uy (1949), Tiệp Khác (1956), Iran (1957), Afganistan (1958), Phân Lan(1960), Rumani (1961), Hungary (1961) và Ba Lan (1961) thoả thuận về giảiquyết tranh chấp biên giới thông qua việc thành lập các Uy ban biên giới (hoặc

Uy ban có thẩm quyền về biên giới) để giải quyết các bất đồng, nhằm duy trì

hoà bình ở các khu vực biên giới

Uy ban diéu tra là biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế được

quy định trong các Công ước Lahay 1899 và 1907 Theo quy định tại phần 3 củaCông ước Lahay 1907 (về các uy ban điều tra quốc tế), trong các cuộc xung độiquốc tế, trên cơ sở không gây ảnh hưởng đến danh dự, chủ quyền hoặc lợi ích vậtchất của quốc gia, cần thiết phải thành lập Uỷ ban điều tra, chừng nào mà các

bên tranh chấp chưa thể đạt được thoả thuận bằng đường ngoại giao Điều 35 của

Công ước này quy định rằng, báo cáo của Uỷ ban điều tra chỉ xác định các sự

kiện thực tế, mà không có giá trị pháp lý bắt buộc; các bên có toàn quyền trong

việc sử dụng những sự kiện đó để giải quyết tranh chấp '

Trong thời kỳ giữa đại chiến thế giới lần thứ nhất và thứ hai, những nướckhu vực châu Mỹ đã ký kết nhiều thoả thuận về việc thành lập Uỷ ban điều tra vàhoà giải (vào các năm 1923, 1933 và 1936) Các thoả thuận này sau đó được sửa

đổi, bổ sung bằng Công ước Bôgôta 1948, trong đó quy định việc thành lập các

Uy ban điều tra, hoà giải sẽ do cơ quan Hội đồng của Tổ chức các nước liên Mỹ

tiến hành

Trang 13

Năm 1928 Hội quốc liên thông qua Công ước chung về giải quyết hoà

bình các xung đột quốc tế (được 23 quốc gia phê chuẩn) Tháng 4/1949 Công

ước này được Đại hội đồng LHQ chỉnh lý lại (với nhiều quan điểm mới) Công

ước quy định rằng, trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận thông báo của một

bên tranh chấp, sẽ thành lập một Uỷ ban điều tra lâm thời để giải quyết tranhchấp Uy ban này gồm 5 đại diện của các bên, hoạt động trong thời hạn 3 năm.Trong trường hợp do khó khăn về việc cử đại diện, các bên có thể uỷ quyền cho

Đại hội đồng LHQ chỉ định đại diện từ quốc gia thứ ba Thời hạn kết thúc điềutra vụ tranh chấp sẽ là 6 tháng, kể từ ngày vụ tranh chấp được đưa lên uỷ ban

này.

d) Trọng tài quốc tế

Trọng tài quốc tế là cơ quan tài phán giải quyết các tranh chấp quốc tế

được thành lập theo thoả thuận của các bên tranh chấp, các quyết định hay quyếtnghị của nó có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp

Trước đây, các tranh chấp quốc tế được đưa ra trọng tài giải quyết thường

là các tranh chấp liên quan đến biên giới lãnh thổ hoặc đòi bồi thường do hành vi gây hại của một quốc gia Chẳng hạn, trong Điều 4 của Hiệp ước trung lập(không tấn công nhau) ký giữa Anh và Pháp ngày 23/7/1873 có quy định về việc

chuyển cho Toà án trọng tài xem xét đơn kiện về bồi thường thiệt hại do cáccông ty của Anh gây ra trong quá trình kiểm tra hải quan (liên quan đến một loại

dầu khoáng sản xuất tai Anh) Thông thường khi ký kết điều ước quốc tế về

trọng tài, các bên phải thoả thuận về việc chuyển các loại tranh chấp nào cho

trọng tài giải quyết, trừ các tranh chấp liên quan đến đời sống xã hội giữa các cánhân (theo Hiệp ước Anh-Pháp năm 1903), hoặc chuyển cho trọng tài tất cả các

tranh chấp mà không đạt được kết quả khi giải quyết bằng đường ngoại giao

(theo Hiệp ước Dan Mạch - Hà Lan năm 1904).

Từ thế ky XIX đã có sự phân biệt giữa hai loại hình trọng tài: trọng tài cánhân (vụ tranh chấp được giải quyết bởi một trọng tài viên - có quốc tịch của

một nước thứ ba) và trọng tài tập thể (vụ tranh chấp được giải quyết bởi một sốtrọng tài viên) Yêu cầu chung đối với việc giải quyết các tranh chấp bằng biệnpháp trọng tài là phải dựa trên các quy định của Luật quốc tế hoặc các quy tắc

đặc thù được thừa nhận giữa các bên tranh chấp

Thủ tục tố tụng tại toà án trọng tài dường như không được ấn định Nhưngtheo thực tiễn và thông lệ quốc tế, có một số yêu cầu mà toà án trọng tài phảituân theo đó là: trọng tài tập thể giải quyết và quyết định theo đa số; có thư ký

Trang 14

ghi biên bản giải quyết; trọng tài có thể mời giám định viên; các bên tranh chấp

có quyền bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các cơ quan đại diện, hội đồng

hoặc trạng sư.

Tại các điều 12 va 13 của Hiến chương Hội quốc liên cũng quy định rang

các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài

Tháng 9/1923 tại phiên họp thứ ba Hội quốc liên đưa ra nghị quyết khuyến cáocác thành viên cần soạn thảo một công ước quốc tế về trọng tài Đến tháng9/1928 Hội quốc liên đã đưa ra bản thảo công ước này -:

Sau năm 1928 các quốc gia tư bản ký kết nhiều điều ước song phương vớinhau, trong đó thoả thuận áp dụng nhiều biện pháp giải quyết tranh chấp (nhưcác uỷ ban hỗn hợp, trọng tài, toà án) nhưng trên thực tế các điều ước đó chẳngmấy khi được áp dụng

Ngày 2/01/1929 tại Oa-sinh-tơn đã thông qua Hiệp ước của các nước liên

Mỹ về trọng tài quốc tế do 19 nước ký (Áchentina không ký) và sau đó được 14

nước phê chuẩn, trong đó có Hoa Kỳ với một số bảo lưu Theo Công ước này,

việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ do hội đồng trọng tài gồm 5 thànhviên đảm nhiệm (các nước phê chuẩn Công ước không có bảo lưu gồm Cuba,

Haiti, Nicaragoa, Panama, Pêru va Brazil).

Như vậy, biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trong tài, trước hết

được thực hiện trên cơ sở tự nguyện thoả thuận của các bên tranh chấp, có thể

dưới dạng trọng tài thường trực hoặc trọng tài ad hoc (trọng tài vụ việc) Trọng

tài ad hoc được thành lập trên co sở điều ước dac biệt giữa các bên tranh chấp

nhằm giải quyết một vụ việc tranh chấp cụ thể Trọng tài thường trực cũng được

thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế (đa phương) Trong điều ước giữa các bêntranh chấp thường quy định rõ về việc cử trọng tài viên, trình tự và thủ tục tốtụng của trọng tài, nghĩa vụ của các bên trong việc thi hành quyết định của trọngtài

Luật quốc tế hiện đại coi việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (toà ántrọng tài, trọng tài thường trực) là một trong các biện pháp hoà bình giải quyết

tranh chấp quốc tế Cùng với sự phát triển của Luật quốc tế, trong nhiều lĩnh vực

hợp tác chuyên ngành, các quốc gia thoả thuận thành lập Trọng tài thường trực

để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên trong khuôn

khổ một tổ chức quốc tế Chang han, theo Công ước năm 1982 về Liên minh bưuchính thế giới, mỗi bên tranh chấp có thể chọn một trọng tài viên; hai trọng tàiviên đó sẽ chọn một trọng tài thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài (nếu không

Trang 15

chọn được có thể nhờ Tổng Thu ký LHQ lựa chọn) Công ước về thông báo kịpthời các tai nạn hạt nhân năm 1986, Công ước về tương trợ lẫn nhau trong trườnghợp xảy ra sự cố hạt nhân 1986 cũng quy định rằng nếu các bên không chọn

được trọng tài viên, thì có thể đề nghị Tổng Thư ký LHQ hoặc Chánh án Toà án

quốc tế của LHQ cử một hoặc mot số trọng tài viên

Nghị quyết, quyết định của trọng tài được thông qua trên cơ sở các

nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế, công lý và có giá trị bat buộc đối vớicác bên Thông thường trọng tài chỉ giải quyết các tranh chấp về các vấn đề pháplý; riêng bất đồng về chính trị thường do các bên giải quyết bằng biện pháp đàm

phán hay qua đường ngoại g1ao

đ) Toà án quốc tế

Tranh chấp quốc tế còn được các bên tranh chấp thoả thuận đưa ra giảiquyết theo thủ tục tố tụng tại Toà án quốc tế (được thành lập trên cơ sở điều ướcquốc tế khu vực cũng như toàn cầu) Tư tưởng về việc thành lập Toà án quốc tế

để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia đã xuất hiện từ thời kỳ cận đại, nhưng

phải đến đầu thế kỷ XX mới được thực hiện

Tại Hội nghị lần thứ hai của Tổ chức các nước khu vực châu Mỹ (1901

-1902) tiến hành tại Mêhicô, cùng với việc thành lập Toà án Trọng tài quốc tế,các quốc gia thành viên còn đưa ra ý tưởng về việc thành lập một Toà án Thườngtrực quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia Nhưng do khôngthống nhất được ý kiến nên việc đó đã không thành

Có thể đánh giá sơ bộ về quá trình xem xét việc thành lập Toà án quốc tế

như sau:

Trước hết là sự khởi đầu của ý tưởng về việc thành lập một Toà án Thường

trực quốc tế trong khuôn khổ Hội nghị Lahay 1907 Điều đó được phản ánh khá

rõ trong Biên bản ngày 19/9/1910 Nhưng dự định này không được các quốc giathành viên tán thành Sau đó, là sự ra đời của Toà án Trung tâm Hoa Kỳ (1907-1918) Rồi tiếp đến là sự thành lập Pháp viện Thường trực quốc tế (trong khuôn

khổ Hội quốc liên) và cuối cùng là Toà án quốc tế của LHQ (1945) Tại Chương

II của Phần này chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về việc giải quyết tranh chấp tạiToà án quốc tế của LHQ

| CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN

KHỔ MỘT SỐ TO CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ VA

Trang 16

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP TRONG CONG UOC LUẬT BIỂN NĂM 1982

Trên cơ sở nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế - một trongnhững nguyên tac cơ bản của Luật quốc tế hiện đại được ghi nhận trong Tuyên

bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970 về Những nguyên tác cơbản của Luật quốc tê hiện đại điều chỉnh quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các

quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên của

các Tổ chức quốc tế hoàn toàn có quyền thoả thuận để lựa chọn các biện phápthích hợp nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh trong quan hệ giữa

họ với nhau, phù hợp với tôn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt động của mỗi tổ

chức quốc tế Vì vậy, trong mỗi Tổ chức quốc tế đều thành lập một loại cơ quan

có thẩm quyền giải quyết tranh chấp riêng, thể hiện những điểm đặc thù của tổ

chức này.

Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp trường),

chúng tôi chỉ giới hạn đi sâu nghiên cứu về những đặc thù trong cơ chế giải

quyết tranh chấp của một số Tổ chức quốc tế phổ cập (như Liên hợp quốc), Tổ

chức quốc tế khu vực (như ASEAN) mà Việt Nam là thành viên, hoặc Tổ chứckinh tế quốc tế có tính chất toàn cầu (như WTO) mà Việt Nam sẽ gia nhập.Đồng thời, chúng tôi cũng cố gắng đưa ra sự so sánh về cơ chế giải quyết tranh

chấp của các Tổ chức quốc tế này với cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn

khổ của Liên minh châu Âu (EU) và Công ước về Luật biển quốc tế năm 1982,

để qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn, làm cơ sở cho các kiếnnghị bước đầu về những đóng góp của Việt Nam vào quá trình giải quyết hoà

bình các tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ các Tổ chức quốc tế mà Việt Nam

là thành viên.

1 Cơ chế giới quyết tranh chdp cua Liên hợp quốc

Liên hợp quốc là Tổ chức quốc tế toàn cầu, được thành lập ra với mục tiêu

cơ bản là duy trì hoà bình và an ninh thế giới, có cơ chế giải quyết tranh chấp hết

sức đặc thù do hệ thống các cơ quan chính có thẩm quyền thực hiện (bao gồm

Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng quảnthác, Toà án Công lý quốc tế và Ban Thư ký)

Trang 17

Việc giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc có những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, vẻ nguyên tắc, tất cả 6 cơ quan chính của LHQ đều có thẩmquyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên, phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan Chẳng hạn, về nguyên tác, Đại

hội đồng có quyền xem xét tất cả các vấn đề có thể đe doạ đến hoà bình và an

ninh quốc tế, trừ trường hợp Hội đồng Bao an dang xem xét Còn Hội đồng Bảo

an là cơ quan thực hiện chức năng chính trong việc duy trì hoà bình và an ninhquốc tế (Điều 24 của Hiến chương LHQ) Chính vì vậy, Hội đồng Bảo an có các

thẩm quyền khác biệt so với các cơ quan khác Toà án Công lý của LHQ lại là cơ

quan tài phán, có chức năng xét xử - giải quyết các tranh chấp quốc tế do cácquốc gia tự nguyện đưa lên Tổng Thư ký LHQ - thay mặt Ban Thư ký - cũngđảm nhiệm chức năng giải quyết các tranh chấp quốc tế chủ yếu thông qua biệnpháp trung gian, hoà giải

Thứ hai, phù hợp với chức năng của mình, các cơ quan của LHQ (như Toà

án quốc tế, Hội đồng Bảo an) có thẩm quyền giải quyết cả các tranh chấp quốc tế

giữa quốc gia thành viên với quốc gia không phải thành viên của LHQ, với mụctiêu cơ bản là duy trì hoà bình và an ninh thế giới

Thứ ba cách thức giải quyết tranh chấp, kết quả giải quyết tranh chấp của

các cơ quan LHQ có nhiều điểm không giống nhau Cu thể như sau:

(1) Đại hội đồng có thẩm quyền (và chức năng) thực hiện các biện pháp

nhằm ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp quốc tế hoặc các tình thế có thể đe

doa hoà bình và an ninh quốc tế, theo quy định tại chương IV của Hiến chươngLHQ Trên cơ sở các điều 10, 1! và 12 thì Dai hội đồng có chức năng: i) thaoluận mọi vấn đề liên quan đến hoà bình và an ninh quốc tế, trừ trường hợp Hộiđồng Bảo an đang xem xét, đưa ra các kiến nghị cho các bên liên quan hoặc choHội đồng Bao an (khuyến nghị của DHD chỉ có giá trị tham khảo, không có giá

tri bắt buộc đối với các bên tranh chấp); ii) thảo luận và đưa ra kiến nghị về bất

kỳ vấn đề gì trong khuôn khổ Hiến chương hoặc ảnh hưởng tới quyền lực vàchức năng của bat cứ cơ quan nào của LHQ; iii) đưa ra các kiến nghị về giảiquyết hoà bình mọi tranh chấp, tình thế có thể đe doạ đến hoà bình và an ninhthế giới hoặc có thể gây tổn hại đến quan hệ thân thiện giữa các quốc gia

Nhu vậy, các kết luận, kiến nghị (khuyến nghị) của Đại hội đồng chủ yếu

mang tính tham khảo, không có tinh jus cogens (bắt buộc chung) đối với các bên

tranh chấp, trừ khi Đại hội đồng ra Nghị quyết về việc giải quyết tranh chấp đó

Trang 18

Về nguyên tac, Nghị quyết của Đại hội đồng là van bản có giá trị bát buộc

chung đối với các bên và các quốc gia khác Việc từ chối thực hiện Nghị quyết

của DHD có thể sẽ dan tới hậu quả áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với bên vi

phạm.

(2) Ban Thư ký, đứng đầu là Tổng Thu ký LHQ, theo quy định tại Điều

98 của Hiến chương, có thẩm quyền nhất định trong việc ngăn ngừa và giảiquyết hoà bình các tranh chấp quốc tế Điều 99 quy định rõ, Tổng Thư ký có

quyền lưu ý Hội đồng Bảo an về bất cứ vấn đề gì có thể ảnh hưởng đến hoà bình

và an ninh thế giới, kể cả trong trường hợp không có quốc gia nào lưu ý đến vấn

đề đó Trong khi thực hiện quyền này, Tổng Thư ký có thể cử đặc phái viên hoặc

yêu cầu quốc gia thứ ba giúp đỡ, lập ra cơ quan bổ trợ tiến hành đánh giá xem

xét tình hình và yêu cầu các cơ quan khác của LHQ áp dụng các biện pháp thíchhợp để ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế Chẳng hạn, trong tranh chấp

Manta và Libi (1980) Tổng Thư ký LHQ cử đại diện đặc biệt của mình đến hainước để tham gia vào việc tìm kiếm giải pháp được hai bên chấp nhận Hàngnăm Tổng Thư ký LHQ có nhiệm vụ trình ĐHĐ báo cáo đánh giá về các hoạt

động nhằm gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới

(3) Tư tưởng thành lập Toà án Công lý quốc tế được đặt ra trong quátrình xem xét dự thảo văn kiện về việc thành lập một tổ chức quốc tế vì hoà bình,

an ninh thế giới tại Dumbarton Ocse tháng 9/1944 Khi đó, các quốc gia đã nhất

trí về sự cần thiết thành lập một Toà án quốc tế mới Hội nghị quốc tế tại SanFransiscô tháng 4/1945 đã thông qua bản Quy chế của Toà án quốc tế, về cơ bản

là phù hợp với nội dung Quy chế Pháp viện Thường trực quốc tế (trên thực tế đãchấm dứt hoạt động từ năm 1940) Vấn đề quan trọng đã được giải quyết tại Hộinghị, đó là thành lập một Toà án Công ly quốc tế mới của LHQ, chứ không phải

là Toà án kế thừa của Pháp viện Thường trực quốc tế thuộc Hội quốc liên trước

đây.

Như vậy, xét về tính chất thì Toà án Công lý quốc tế (sau đây gọi là Toà

án quốc tế) trước hết là một trong 6 cơ quan chính của LHQ, là cơ quan xét xửquốc tế thường trực, giải quyết các tranh chấp do các quốc gia thoả thuận đưalên; Quy chế của Toà án quốc tế là một phần của Hiến chương LHQ Nhưng một

điều dé nhận thấy, phù hợp với nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc

tế - một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại - là ở ché, kể

cả Hiến chương LHQ và Quy chế Toà án quốc tế đều không quy định nghĩa vu

bắt buộc các quốc gia cũng như chủ thể khác của Luật quốc tế phải đưa vụ tranh

Trang 19

chấp ra giải quyết tại Toà án quốc tế Theo Quy chế của Toà án quốc tế, thì Toà

án quốc tế chỉ có thẩm quyền xét xử các tranh chấp quốc tế do chính các quốc

gia tranh chấp tư nguyên thoả thuân đưa lên Mặc dù tư tưởng về nghĩa vụ batbuộc các quốc gia phải đưa vụ tranh chấp ra Toà án quốc tế giải quyết đượcnhiều quốc gia yếu và đang phát triển hết sức quan tâm và họ muốn được khẳngđịnh về mặt pháp lý quốc tế (vân cho phép các quốc gia bảo lưu về điều đó),nhưng cuối cùng tư tưởng này cũng không được Hội nghị San Fransisco thôngqua, vi bị các cường quốc đế quốc phản đối

Liên quan đến khoản 3 Điều 36 Hiến chương LHQ, trong khi cho ý kiến

về các tranh chấp có thể được xem xét theo thủ tục tố tụng và cách thức giảiquyết nó, Hội đồng Bảo an lưu ý rằng, các tranh chấp có tính chất pháp lý theo

quy tắc chung cần phải được giải quyết tại Toà án quốc tế phù hợp với quy địnhcủa Quy chế Lưu ý nay đã được Dai hội đồng chấp nhận

Rõ ràng là, trong khi vẫn tôn trọng quyền tối cao của quốc gia khi đưa vụtranh chấp lên Toà án quốc tế, cơ quan lãnh đạo chính trị của LHQ chỉ lưu ý các

quốc gia về việc chuyển các tranh chấp có tính chất pháp lý lên Toà án quốc tế

để giải quyết Trong trường hợp này, Hội đồng Bảo an, sau khi xem xét vụ tranh

chấp và thấy rằng không có nguy cơ phá hoại hoà bình và an ninh quốc tế, thì

chuyển vụ tranh chấp cho Toà án LHQ giải quyết phù hợp với Luật quốc tế

Về nguyên tắc, trong khi xem xét các tranh chấp quốc tế, Toà án phải tuân

theo các điều ước quốc tế có giá trị bắt buộc chung, kể cả các điều ước được ký

kết giữa các bên, cho dù không có sự lưu ý của Hội đồng Bao an LHQ Tuy

nhiên, thực tiễn đôi khi lại không phải như vậy Về vụ tranh chấp thềm lục địa ở

vùng biển Êga, không phụ thuộc vào lưu ý của Hội đồng Bảo an, Toà án quốc tế

chỉ áp dụng điều ước tay đôi của các bên tranh chấp có liên quan do chính họthoả thuận đưa lên

Ngày nay mọi người đều biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến việcthành lập Toà án quốc tế chính là bởi ưu thế của nó hơn hẳn so với trọng tài quốc

tế Trọng tài quốc tế được thành lập trước hết nhằm xem xét các vụ việc cụ thể

mà nó có thẩm quyền giải quyết, chủ yếu về khía cạnh pháp lý của vấn đề phát

sinh gần như đồng thời với vụ tranh chấp, và sẽ chấm dứt sau khi được giải quyếtxong Trên thực tế, trọng tài quốc tế chỉ chủ yếu dựa vào các nguồn điều ước

quốc tế để xét xử, không có khả năng phát triển Luật quốc tế bởi vấn đề "án lệ”

hầu như không được đặt ra đối với hoạt động của trọng tài Nhưng hoạt động của

Toà án quốc tế rõ ràng đã khắc phục được nhược điểm này Năm 1953 Toà án

Trang 20

quốc tế đã đưa ra đánh giá về sự khác nhau giữa nó với trọng tài và chỉ ra rang,

trọng tài quốc tế được thành lập do thoả thuận của các bên để giải quyết các

tranh chấp cụ thể, trong khi Toà án quốc tế được hình thành như một cơ quan tưpháp của Luật quốc tế, có chức năng và thẩm quyền riêng biệt hơn hẳn trọng tài,

chẳng hạn như Toà án quốc tế của Liên hợp quốc

(4) Hội đồng Bảo an là cơ quan lãnh đạo chính tri cao nhất của LHQ, "cótrách nhiệm duy trì hoà bình va an ninh thế giới" (Điều 24 Hiến chương LHQ).Với trách nhiệm đó, HĐBA hành động với tư cách thay mặt tất cả các thành viênLHQ Do đó, các quốc gia thành viên đều có trách nhiệm phải phục tùng và chấphành quyết định của HDBA (Điều 25 của Hiến chương) Day là điểm khác cănbản trong kết quả giải quyết tranh chấp của HĐBA so với nghị quyết của các cơ

quan khác của LHQ Thẩm quyền của HĐBA được quy định tại chương 6 và

chương 7 của Hiến chương LHQ

Trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế, với mục đích duy trì hoàbình và an ninh quốc tế, HĐBA thực hiện thẩm quyền khá rộng, kể cả việc quyết

định sử dung vũ lực, nếu xét thấy cần thiết Trên thực tế, thẩm quyền của HDBA

chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế(theo chương 6 của Hiến chương) và duy trì hoà bình, đấu tranh chống xâm lược(theo chương 7 của Hiến chương)

* Khi tiến hành giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, HDBA cóquyền:

Yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp bằng một trong các biệnpháp hoà bình quy định tại Điều 33 của Hiến chương (đàm phán, điều tra, trunggian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng phương thức hoặc hiệp định khu vựchoặc các biện pháp khác theo sự lựa chọn của các bên)

Tiến hành điều tra mọi tranh chấp quốc tế hoặc tình thế (trạng huống) mà

việc kéo dài có thể dẫn tới sự bất hoà giữa các quốc gia hoặc đe doa hoà bình và

an ninh thế giới Ví dụ, ngày 29/9/1950 tại cuộc họp về "kiến nghị xem xét việcxâm lược có vũ trang vào Đài Loan", HĐBA dựa trên cơ sở Điều 34 của Hiếnchương LHQ dé khẳng định rằng "Hội đồng Bảo an có quyền tiến hành điều tra

mọi tình thế nếu xét thấy chúng có thể đưa đến sự bất hoà giữa các dân tộc hoặcphát sinh tranh chấp mà việc tiếp diễn nó có nguy cơ dẫn đến de doa hoà bình và

an ninh quốc tế”

Trang 21

Đặc biệt, sau sự kiện bọn khủng bố quốc tê tấn công vào Trung tâm Thươngmại thế giới và Lau Năm góc của Hoa Kỳ hôm 11/9/2001, sau khi điều tra, xem

xét mọi khía cạnh của vấn dé, theo đề nghị của Tổng Thư ký Cé-phi A-nan, ngày

28/9/2001 Hội đồng Bảo an đã ra Nghị quyết về việc chống khủng bố quốc tế,yêu cầu tất cả các thành viên LHQ (gồm 189 quốc gia và vùng lãnh thổ) phải

triệt để chấp hành

Trên cơ sở các điều 36, 37 và 38 của Hiến chương LHQ, trong bất kỳ giaiđoạn nào của quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế, HDBA có quyền kiến nghicác bên áp dung những thủ tục hoặc phương thức giải quyết thích đáng Nếu cácbên không tự thoả thuận được, HĐBA ấn định các thủ tục hoặc phương thức giải

quyết để đi đến mot giải pháp tối ưu Trong khi thực thi vấn đề này, HDBA có

tính đến một nguyên tắc chung là các tranh chấp pháp lý nên được chuyển cho Toà án công lý quốc tế giải quyết Chẳng hạn, trong vụ tranh chấp eo biếnCorfou 1946-1959, HDBA đã ra Nghị quyết ngày 9/4/1947 kiến nghị Vươngquốc Anh và Anbani nên đưa vụ tranh chấp ra Toà án công lý quốc tế (lúc đóAnbani chưa phải là thành viên của LHQ) Đây là một trong các vụ tranh chấpquốc tế đầu tiên mà Toà án công lý quốc tế đã thụ lý và giải quyết

* Khi thực hiện thẩm quyền duy trì hoà bình và chống xâm lược, tuỳ

thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của các tranh chấp quốc tế có thể dẫnđến sự đe doa và an ninh thế giới, HĐBA tiến hành theo ba bước Cuộc chiếntranh Vùng Vịnh năm 1991 là một ví dụ thể hiện rõ quá trình hoạt động theo bagiai đoạn của HĐBA Bước một, xác định sự tồn tại của mối đe doa chống lạihoà bình hoặc một hành vi xâm lược (theo Điều 39 của Hiến chương) Bước hai,đưa ra các biện pháp tạm thời xét thấy cần thiết và yêu cầu các bên có nghĩa vụthi hành; trong trường hợp không được thi hành thì HĐBA phải lưu ý đến điểm

đó Bước ba, kiến nghị áp dụng biện pháp cưỡng chế (kể cả bằng vũ lực).

Nói tóm lại, việc giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ Liên hợpquốc, về cơ bản được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc hoà bình giải quyết các

tranh chấp quốc tế Mặc đù có thể do nhiều cơ quan đảm nhiệm, mỗi cơ quan cóthẩm quyền giải quyết tranh chấp theo cách thức riêng của mình, song việc giải

quyết tranh chấp của Liên hợp quốc không nhằm mục đích gì khác là phục vụ

mục tiêu cao nhất mà tổ chức này đặt ra nhằm duy trì, ổn định hoà bình và anninh quốc tế, thúc day phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia

2 Cơ chế giỏi quyết tranh chốp cua ASEAN

Trang 22

2.1 Hiệp hội các nước Đông Nam A (ASEAN) là một tổ chức quốc tế khu

vực, hoạt động trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnhthổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thuận, bình đẳng vàcùng có lợi Trong cơ chế giải quyết hoà bình các tranh chấp giữa các quốc gia

thành viên, có một số đặc điểm khác so với LHQ

Trước hết, về mặt chính trị, ASEAN đưa ra nguyên tắc fôn trọng hoà bình,truyền thống văn hoá và pháp luật cua các nước thành vién và coi đó như

nguyên tắc chỉ đạo trong việc giải quyết tranh chấp Đây là nguyên tắc quan

trọng trong việc giải quyết tranh chấp của ASEAN, được đưa ra trên cơ sở các

đặc điểm tương đồng về văn hoá, truyền thống của các nước trong khu vực

Trong Tuyên bố Băng-cốc năm 1967 về việc thành lập ASEAN đã khẳngđịnh nguyên tắc tôn trọng công lý, luật pháp trong quan hệ giữa các nước thànhviên, thúc đẩy hoà bình và an ninh khu vực Điều đó tiếp tục được khẳng định tạiHội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN (2/1976) khi thông qua Hiệp ước thiện

chí và hợp tác khu vực Đông Nam Á, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác

bền vững của tổ chức này, cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế phù

hợp với điều kiện của ASEAN Điều 13 của Hiệp ước khẳng định quyết tâm của các quốc gia thành viên là "quyết tâm và thiện chí ngăn ngừa không để xảy ratranh chấp" Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, theo Điều 14 và Điều I5, thìviệc giải quyết tranh chấp phải được tiến hành bằng những thủ tục hợp lý, linhhoạt, hữu hiệu, tránh thái độ tiêu cực có thé đe doa hoặc can trở sự hợp tác.

Quy trình giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ Hiệp ước được xác

định như sau:

- Trước hết, các bên liên quan phải chủ động thương lượng hữu nghị để giảiquyết vấn đề

- Nếu không đạt được thoa thuận qua thương lượng, các bên thành lập Hội

đồng cấp cao (cấp Bộ trưởng) để xem xét giải quyết Hội đồng này ra khuyếnnghị về các biện pháp giải quyết tranh chấp, cũng như biện pháp cần thiết nhằm

ngăn chặn xung đột do tranh chấp gây ra

Nhìn chung, trong giai đoạn đầu (trước khi Việt Nam gia nhập) các hoạtđộng của ASEAN chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chính trị, do đó, các tranh chấpquốc tế phát sinh cũng tập trung trong lĩnh vực này Tuy nhiên, ở giai đoạn sau,nhất là từ khi Việt Nam gia nhập cho đến nay, xu hướng hoạt động của ASEAN

đã có sự thay đổi, tập trung chủ yếu vào việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế,

Trang 23

thương mại Các tranh chấp quốc tế được xem xét giải quyết chủ yếu bằng biệnpháp hoà giải, thương lượng hữu nghị hoặc thông qua trọng tài khu vực.

2.2 Từ năm 1992, các hoạt động hợp tác kinh tế giữa các thành viênASEAN thực sự khởi sắc, được khẳng định và đảm bảo bằng cơ chế pháp lý hữu hiệu thông qua mot số điều ước quốc tế được ký kết trong khuôn khổ của tổ chức này Đó là Tuyên bố Singapore 1992, Hiệp định khung về đẩy mạnh hợp tác kinh

tế ASEAN, Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khuvực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Mục đích của AFTA là loại bỏ hàng ràocản trở thương mại đối với hầu hết hàng hoá trong nội bộ ASEAN

Về giải quyết tranh chấp, Điều 9 của Hiệp định khung về đẩy mạnh hợp táckinh tế quốc tế năm 1992 quy định: "Mọi khác biệt giữa các nước thành viênliên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này hoặc bất kỳ một Hiệpđịnh nào phát sinh từ Hiệp định này sẽ được giải quyết, trong chừng mực tối đa

có thể được, một cách thân thiện giữa các bên Khi cần thiết, một cơ quan thíchhợp sẽ được chỉ định để giải quyết các tranh chấp" Như vậy, trong giai đoạn

đầu, các tranh chấp phát sinh hầu như rất ít và được giải quyết chủ yếu dưới hình

thức fhân thiện, tức là trên nguyên tac tôn trọng bản sắc dân tộc của mỗi quốc

gia thành viên, hợp tác và hữu nghị, lấy chữ tín làm trọng trong mọi quan hệ hợptác Nhưng trong các giai đoạn tiếp theo, khi các quan hệ hợp tác kinh tế giữa

các nước thành viên ngày càng phát triển, thực tế đã cho thấy việc ra các quyết

định như vậy có thể dẫn đến khả năng phát sinh những bất đồng tiềm ẩn giữa các

thành viên Nhằm đảm bảo tính minh bạch và bền vững của các hoạt động hợptác kinh tế khu vực, đầu năm 1995 Nhóm công tác kỹ thuật về triển khai Hiệpđịnh CEPT-AFTA (lần thứ 10) đã tiến hành thảo luận dự thảo về cơ chế giải

quyết tranh chấp trong ASEAN Vấn đề đầu tiên được quan tâm là trong mỗi

hiệp định về hợp tác kinh tế có thể xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấpriêng, đặc biệt là Hiệp định CEPT-AFTA, hay nên xây dựng một cơ chế giảiquyết tranh chấp chung áp dụng cho tất cả các hiệp định kinh tế của ASEAN ?

Tính đến thời điểm đó đã có tới 47 Hiệp định kinh tế Nên phương án được lựa

chon là xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp chung áp dụng cho tất cả cácHiệp định đó trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về day mạnh phát triểnkinh tế

Trên tinh thần đó, ngày 20/11/1996 Nghị định thư về Cơ chế giải quyếttranh cháp đã được các Bộ trưởng Kinh tế của 7 quốc gia thành viên ký chínhthức (Brunei, Inđônêxia, Malayxia, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam)

Trang 24

Như vậy, việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN ngày nay đượchiểu là cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư này.

2.3 Phạm vi áp dụng của Nghị định thư, theo quy định tại khoản | Điều 1,chủ yếu đối với các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện, giải thích hoặc áp

dụng Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN 1992 (sửa đổi 1995), các Hiệp

định kinh tế của ASEAN đã và sẽ được ký kết (hiện tại gồm 47 Hiệp định) Nhuvậy, phạm vi áp dụng của Nghị định thư là rất rộng, bao gồm các lĩnh vực hợp

tác có tính chất truyền thống như thương mại hàng hoá, đầu tư, dịch vụ, sở hữu

trí tuệ, môi trường v.v

Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp, nếu có sự xung đột về cơ chế giảiquyết tranh chấp giữa Nghị định thư và cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệthoặc bổ sung trong các Hiệp định chuyên ngành, thì sẽ ưu tiên áp dụng các quy

định trong các Hiệp định chuyên ngành Chẳng hạn, Điều 17 Hiệp định khung về

khu vực đầu tư ASEAN quy định việc áp dụng Nghị định thư về cơ chế giảiquyết tranh chấp ASEAN đối với bất kỳ tranh chấp hoặc bất đồng nào phát sinhliên quan đến giải thích và áp dụng Hiệp định này

Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các cơ chế bổ sung, đặc biệt tronghai hay nhiều Hiệp định thì các bên tranh chấp sẽ thương lượng với nhau để lựachọn cơ chế phù hợp Nếu trong vòng 60 ngày mà các bên không thống nhất lựachọn được cơ chế phù hợp, thì có thể đưa vấn đề ra Hội nghị các quan chức cấp

cao về kinh tế (SEOM) để xem xét theo trình tự đặc biệt (do nhóm chuyên gia

hoặc một ban hội thẩm thực hiện) SEOM sẽ quyết định trên cơ sở kết luận của nhóm chuyên gia hoặc ban hội thẩm.

2.4 Quy trình giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư ngày 20/11/1996 cócác giai đoạn chính là: tham vấn, thương lượng; trung gian, hoà giải; tố tung tạiSEOM; quyết định của SEOM; kháng nghị quyết định của SEOM lên Hội nghị

Bộ trưởng kinh tế (AEM); thực hiện quyết định của SEOM hoặc AEM; đền bùhoặc ngừng các cam kết nhượng bộ

Tham vấn được áp dụng khi có bất đồng liên quan đến việc thực hiện, giảithích hay áp dụng các Hiệp định của ASEAN Nếu các nước thành viên cho rằnglợi ích mà họ trực tiếp hay gián tiếp được hưởng theo bất kỳ Hiệp định nào củaASEAN đang bị huỷ bỏ hay bị phương hại, hoặc mục tiêu của nó bị cản trở domột nước thành viên không thực hiện nghĩa vụ, thì họ có thể khiếu nại, yêu cầutham vấn

Trang 25

Trung gian, hoà giải được coi là biện pháp bắt buộc, song các bên có thểtiến hành hay chấm dứt bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng tới việc thươnglượng trực tiếp giữa các bên hoặc tới hoạt động của Ban Hội thẩm Chỉ sau khi

hoà giải không thành thì các bên mới có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại SEOM

Tố tụng tại SEOM được tiến hành sau khi chấm dứt 60 ngày mà vụ việckhông giải quyết được thông qua tham vấn, thương lượng trực tiếp hay trunggian, hoà giải SEOM thành lập một Ban Hội thẩm (Panel) để giải quyết vụ việc.

Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định thư, Ban Hội thẩm có trách nhiệm

xem xét, đánh giá một cách khách quan tranh chấp được đệ trình lên, xác minhcác sự kiện, khả năng áp dụng các quy định của Nghị định thư vào việc giảiquyết tranh chấp, thu nhập các chứng cứ hỗ trợ cho SEOM trong việc ra quyếtđịnh Trong khi thảo luận, Ban Hội thẩm có trách nhiệm giữ kín các thông tin và

dự thảo báo cáo khi không có mặt các bên tranh chấp

Ngoài việc phải tuân theo các quy định của Nghị định thư trong khi giải

quyết tranh chấp, Ban Hội thẩm còn phải áp dụng các thủ tục có tính chất tác

nghiệp như sau:

Thứ nhất, Ban Hội thẩm phải tiến hành họp kín các bên liên quan và cóquan tâm đến vụ tranh chấp chỉ được có mặt trong các cuộc họp khi được Ban

Hội thẩm mời

Thứ hai, quá trình thảo luận của Ban Hội thẩm và tài liệu nộp lên Ban Hội

thẩm phải được giữ bí mật Các bên liên quan phải coi:thông tin do một nước

thành viên đưa ra là thông tin mật, nếu nước đó đòi hỏi như vậy

Thứ ba, Trước khi tiến hành phiên họp đầu tiên, các bên liên quan phải đệ

trình lên Ban Hội thẩm một văn bản nêu rõ các sự kiện và lập luận của mình.Tổng số thời gian để giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư là không quá

290 ngày, được phân chia cụ thể như sau:

- Tham vấn được tiến hành trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầugiải quyết khiếu nại

- Trung gian, hoà giải là một thủ tục bắt buộc, trước khi đưa lên SEOM giảiquyết

- Tố tụng tại SEOM: trong vòng 60 ngày mà việc tham vấn, thương lượnghay trung gian, hoà giải không thành, thì vụ việc được đưa lên SEOM giải quyết

Trang 26

- Quyết định của SEOM về việc giải quyết tranh chấp sẽ được đưa ra trong

vòng 30 ngày kể từ ngày Ban Hội thẩm đệ trình báo cáo, nếu cần thẩm tra thêm

thì kéo dài 10 ngày nữa.

- Kháng nghị quyết định của SEOM lên AEM: AEM được coi là cơ quan

cao nhất có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên

AEM phải ra quyết định giải quyết kháng nghị trong vòng 30 ngày kể từ ngày có

kháng nghị, trường hợp ngoại lệ có thể kéo dài thêm I0 ngày nữa Phán quyếtcủa AEM là chung thẩm và bắt buộc đối với tất cả các bên tranh chấp Các Bộ

trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặttrong quá trình thảo luận, nhưng không được tham gia vào việc ra phán quyếtcủa AEM

- Thực hiện quyết định của SEOM hoặc AEM: theo quy định tại Điều 8

khoản 3 của Nghị định thư, khoảng thời gian hợp lý để thi hành quyết định củaSEOM không được quá 30 ngày, kể từ khi SEOM ra quyết định; còn đối với việcthi hành phán quyết của AEM là 30 ngày, kể từ ngày AEM ra phán quyết

Tóm lại, việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN cũng có nhiều

điểm khác so với các tổ chức quốc tế khác Các cơ quan có thẩm quyền giảiquyết tranh chấp bao gồm Hội nghị các Quan chức Kinh tế cao cấp (SEOM),

Ban Hội thẩm và Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế (AEM) AEM là cơ quanchung thẩm, tức là cơ quan ra phán quyết cuối cùng có giá trị bắt buộc với tất cả

các bên Theo quy định của AEM, các quyết định được dua ra trong AEM phảitheo nguyên tắc đồng thuận, nghĩa là phải được tất cả các thành viên nhất trí.Cho nên trên thực tế, nếu chỉ một nước thành viên không có thiện chí chấpthuận, thì AEM rất khó có thể kết thúc giải quyết tranh chấp thông qua việc rađược quyết định có tính chất bắt buộc chung

3 co chế giỏi quyết tranh chếp cua WTO:

Nói đến cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới, trước hết phải nhắc lại cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổGATT được quy định từ năm 1947, với các biện pháp truyền thống là tư vấn, traođổi ý kiến (theo Điều 12) và hoà giải (theo Điều 13) Nhìn chung, cơ chế giảiquyết tranh chấp của GATT cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp trong cácHiệp định của Vòng đàm phán Tokyo 1979 không đem lại mấy hiệu quả Do đó,

Thod thuận WTO 1994 về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp đã thực sự tạo

ra cơ sở pháp lý quốc tế cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh

Trang 27

trong quan hệ giữa các nước thành viên của WTO, trên co sở các nguyên tac và

quy định rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi cao

3.1 Cơ sở pháp lý của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO dựa trênHiệp định về thành lập WTO (Hiệp định Marrakesh 1995), Thoa thuận WTO

1994, một số Hiệp định khác trong khuôn khổ GATT, GATS, TRIM, TRIP ).Trong số đó, cơ sở quan trọng nhất là Hiệp định Marrakesh, tại Điều 4 quy địnhĐại hội đồng WTO có thẩm quyền triệu tập Cơ quan giải quyết tranh chấp(Dispute Settlement Body - DSB) Chỉ có DSB mới có quyền thành lập Ban Hộithẩm và giám sát việc thi hành các quyết định giải quyết tranh chấp, có quyền ápdụng biện pháp trả đũa nếu một quốc gia thành viên không tuân thủ điều ước.3.2 Mục đích của việc giải quyết tranh chấp của WTO, trước hết là nhằmđảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên theo quy định của

WTO, ngăn ngừa và chống lại các hành vi vi phạm, làm sáng tỏ các vấn đề gâytranh chấp (trên cơ sở giải thích, vận dụng, thực hiện một cách đúng đắn các quyđịnh liên quan), đưa ra các giải pháp thích hợp để xử lý và giải quyết ổn thoảmọi tranh chấp phát sinh, trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối đa cho các thành viên.3.3 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm: bình đẳng,nhanh chóng, hiệu quả, cùng chấp thuận (đồng thuận) Các thành viên WTO camkết không đơn phương giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, mà sử dụng hệthống đa phương, tự nguyện tuân theo các phán quyết của hệ thống tài phánthương mại này

Việc quy định rõ thời hạn giải quyết tranh chấp (tối đa là | năm hoặc 15tháng nếu có kháng nghị), đã góp phần hỗ trợ cho WTO hoàn thành chức năng

cơ bản của mình, thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại quốc tế ở tất cả các

thành viên.

3.4 Quyền khiếu kiện, theo nguyên tắc, thuộc tất ca các thành viên của

WTO, khi thấy lợi ích của mình bị xâm hại trong hoạt động thương mại quốc tế(trực tiếp hoặc gián tiếp) Theo quy định của WTO, nếu không phải là thành viêncủa WTO thì không có quyền khiếu kiện Tính đến tháng 6/1999 đã có 147

trường hợp khiếu kiện liên quan đến 117 lĩnh vực, trong đó có 45 trường hợp do

các nước đang phat triển khiếu kiện (liên quan 38 lĩnh vực) va 10 trường hợp docác nước phát triển và đang phát triển cùng tham gia khiếu kiện (liên quan 4 lĩnh

vuc).

Trang 28

3.5 Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của WTO bao gồmcác loại tranh chấp quy định trong Hiệp định WTO và các phụ lục kèm theo (baogồm: Phụ lục 1 A - các Hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá; Phụ lục |

B - Hiệp định về thương mại dịch vụ; Phu lục | €- Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ; Phụ lục 2 - Thoả thuận wé quy tắc và thủ tục giải quyết

tranh chấp 1994; Phụ lục 4 - các Hiệp định thương mại đa biên) Cho đến naycác tranh chấp chủ yếu phát sinh trên cơ sở Phu lục | A (thương mại hàng hoa).Ngoài ra, trên thực tế các bên còn có thể khiếu kiện đối với chính sáchthương mại tuy không vi phạm các quy định của WTO (theo Điều 26 Thoa thuận1994), nhưng gây thiệt hại lợi ích nước khác hoặc cản trở việc thực hiện mục tiêu

của các Hiệp định liên quan Trong trường hợp này, bên bị kiện không có nghĩa

vụ huỷ bỏ chính sách mà họ đã áp dụng Ban Hội thẩm chỉ có thể khuyến nghị các bên liên quan cố gắng tim các biện pháp thic’h hợp để giải quyết tranh chấp

phát sinh.

3.6 Các biện pháp giải quyết tranh chấp cua WTO bao gồm tư vấn, trao đổi ý kiến; môi giới, hoà giải, trung gian; trọng tài, Toà án Như vậy, về cơ bản,

các biện pháp giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO cũng phù hợp với các

biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp trong Lulật quốc tế nói chung, tuy phạm

vị có hẹp hơn :

Quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO thường tuân theo một số giaiđoạn nhất định Trước hết, các bên cần tiến hành dam phán, thương lượng để giải

quyết tranh chấp (trong thời hạn 60 ngày) Nếu tthành công, các bên phải thông

báo cho DSB; trong trường hợp thất bại, vụ việc được trình lên Tổng Thư ký

WTO (để giải quyết bằng môi giới, hoà giải) Sau 60 ngày mà không đi đến kết

quả, nguyên đơn có thể yêu cầu DSB thành lập Ban Hội thẩm để giải quyết vụ

việc (giai đoạn 2).

Ban Hội thấm giải quyết vụ việc trong thời! han 6 tháng Ban báo cáo của

Ban Hội thẩm phải đánh giá khách quan về vụ wiéc, các tình tiết cũng như việc

áp dung các quy định của WTO Trong trường mợp các bên kháng nghị đối với

báo cáo của Ban Hội thẩm, vụ việc được chuyểm lên Cơ quan thường trực giải

quyết kháng nghị (giai đoạn 3)

Cơ quan thường trực giải quyết kháng nghị có quyền xem xét lại các quyết

định của Ban Hội thẩm Co quan thường trực giom 7 người là đại diện của cácthành viên WTO, có nhiệm kỳ 4 năm Thời hian giải quyết tại cơ quan này

thường là | năm hoặc | năm 3 tháng nếu có khding nghị (về cu thể, xem một số

Trang 29

vụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO, bài của ThS Nguyễn Thanh

Tâm trong phần các chuyên đề do cộng tác viên thực hiện)

Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO có nhiều

điểm tương đồng với cơ chế giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế (về mặt lýthuyết), nhưng cũng có nhiều điểm đặc thù của một tổ chức thương mại quốc tế

Các quốc gia và thành viên của WTO có nghĩa vụ phải tuân theo cơ chế giảiquyết tranh chấp này, nếu lựa chọn phương thức giải quyết của WTO

4 Cơ chế giỏi quyết tranh chốp theo Công ước củo LH về

Luột biển năm 1982

Công ước của LHQ về Luật biển quốc tế năm 1982 chính thức có hiệu lực

từ ngày 16/11/1994, trong đó Phần XV gồm 3 mục 2[ điều (từ điều 279 đến điều

299) quy định về việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực biển.Theo quy định tại Điều 279, mọi tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành

viên về việc giải thích hay áp dụng Công ước LHQ vé Luật biển 1982 đều là đốitượng dé xem xét giải quyết theo cơ chế tại Phần XV Nói một cách cụ thể, chỉ

có các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên Công ước mới được giải quyết

theo Công ước.

4.1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982bao gồm: nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp về biển; nguyên tắc tự

do lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp; nguyên tac thực hiện các nghĩa vụxuất phát từ các Hiệp định chung, khu vực hay song phương; nguyên tắc tiến

hành các trao đổi về quan điểm giữa các quốc gia thành viên có tranh chấp

4.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 gồm hai mức độ:thủ tục giải quyết không có các quyết định bắt buộc và thủ tục bát buộc dẫn tớicác quyết định bắt buộc

a) Thủ tục giải quyết tranh chấp không có các quyết định bắt buộc đượcthực hiện dưới hai hình thức là trao đổi ý kiến (thương lượng) và hoà giải

Thương lượng là biện pháp do các bên tranh chấp tự thực hiện trên tinh thần hữunghị, hợp tác và thiện chí, nhằm thu xếp ổn thoả tranh chấp phát sinh Còn hoàgiải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba nhằm giải quyết trên

cơ sở chính trị, pháp lý nhằm dung hoà quan điểm của các bên tranh chấp Cácloại tranh chấp bắt buộc phải đưa ra hoà giải là tranh chấp liên quan đến quyềnchủ quyền của quốc gia ven biển đối với các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc

quyền kinh tế; tranh chấp liên quan đến việc cho phép hoặc đình chỉ nghiên cứu

Trang 30

khoa học biển trong vùng đặc quyên kinh tế và thêm lục địa; tranh chấp liên

quan đến hoạch định biên giới biển, vịnh hoặc vùng nước lịch sử

b) Thủ tục bắt buộc dan đến các quyết định bắt buộc được áp dụng, khi

việc thực hiện biện pháp thương lượng và hoà giải đều không đem lại kết quả, vàtheo yêu cầu của một bên, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại một trong các

Toà án có thẩm quyền (Toà án quốc tế về luật biển, Toà án công lý quốc tế, Toa

Trọng tài và Toà Trọng tài đặc biệt) Trong khi xem xét vụ tranh chấp, Toà án cóquyền áp dụng biện pháp đảm bảo quyền lợi riêng biệt của các bên tranh chấphoặc ngăn không cho môi trường biển bị tổn thất nghiêm trọng, trong khi chờquyết định cuối cùng

Quyết định của Toà án, phù hợp với quy định tại mục 2 Phần XV, có tính

tối hậu, bắt buộc đối với các bên tranh chấp

4.3 Các giới hạn và ngoại lệ không bắt buộc áp dụng các quy định về

thủ tục tài phán bắt buộc được quy định tại Điều 298, 'bao gồm tranh chấp về

giải thích và áp dụng các quy định liên quan đến hoạch định biên giới biển haycác vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử; tranh chấp về hoạt độngquân sự; tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng Bảo an LHQ;

tranh chấp liên quan đến việc sử dụng và khai thác đáy biển nằm ngoài giới hạn

quyền tài phán quốc gia (vùng tài sản chung của nhân loại)

4.4 Thủ tục tài phán bắt buộc đối với các phán quyết có tính chất bắtbuộc do Toà án công lý quốc tế, Toà trọng tài và Toà án quốc tế về luật biển tiếnhành

a) Toà án quốc tế về luật biển, theo quy định tại Điều 298, có thẩm quyền

giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về

thực hiện quyền chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với vấn

đề hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, nghiền cứu khoa học, tàinguyên sinh vật biển trong vùng đặc quyền kinh tế Trong Toa án có Viên giải

quyết các vu tranh chấp liên quan đến đáy biển Day là cơ quan tài phán chuyên

giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển, bao gồm các tranh chấp phátsinh trong quá trình thăm dò, khai thác tài nguyên ở đáy đại dương Theo yêucầu của các bên, Viện có thể thành lập một Viện ad hoc để giải quyết một vụ

việc cụ thể

Theo quy định của Công ước, các tranh chấp về đáy biển không chỉ được

xem xét giải quyết tại Viện, mà còn có thể được giải quyết tại Toà án trọng tài

Trang 31

thương mại (ngoài khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước luật

biển 1982) Trong trường hợp này, các quy tắc trọng tài của Uy ban LHQ về luật

thương mại quốc tế UNCITRAL cũng như các quy tac trọng tài khác được áp

dụng.

b) Toà trọng tài được tiến hành trên cơ sở các thủ tục trọng tài của Côngước 1982, phù hợp với chế định trong tài trong luật quốc tế Khác với thủ tụctrọng tài thông thường, các tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Toà trọng tàingay cả khi chỉ có một bên yêu cầu (trọng tài thông thường chỉ giải quyết tranhchấp khi tất cả các bên cùng nhất trí lựa chọn trọng tài)

c) Toà trọng tài đặc biệt được thành lập để giải quyết bốn loại tranh chấp

cụ thể mang tính chuyên ngành là đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển hoặc hàng hải, nạn ô nhiễm đầu do tàu thuyền hoặc donhấn chìm Thủ tục trọng tài đặc biệt được thiết lập như sau:

Bat đầu bằng một thông báo viết của một bên gửi cho bên kia hoặc các bênkhác trong vụ tranh chấp, kèm theo yêu sách và căn cứ của các yêu sách đó Bênnguyên cử hai thành viên (trong danh sách trọng tài viên liên quan đến vụ kiện);bên bị cũng cử hai trọng tài viên (tuỳ chọn trong danh sách) Sau đó các bêncùng thoả thuận cử chủ tịch trọng tài đặc biệt (tuỳ chọn trong danh sách trọng tàiviên, là công dân của nước thứ ba)

Vào bất kỳ lúc nào, các bên có thể thoả thuận yêu cầu trọng tài đặc biệt tiến

hành một cuộc điều tra và xác lập sự kiện từ nguồn gốc vụ tranh chấp Nếu

không có thoả thuận khác, thì đây có thể được coi là chứng cứ đã được xác minhgiữa các bên Theo yêu cầu của tất cả các bên, Toà trọng tài đặc biệt có thể thảo

ra các khuyến nghị làm cơ sở để các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề làm

phát sinh tranh chấp Các khuyến nghị này không mang tính tối hậu Đây là sựkhác biệt giữa hình thức trọng tài thông thường với Toà trọng tài đặc biệt

Tóm lại, Công ước quốc tế 1982 về luật biển đã tạo ra một cơ chế giải quyếttranh chấp đặc thù trong khuôn khổ các quốc gia thành viên Tương ứng với mỗiloại tranh chấp cụ thể mà xác định hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau

Song tựu trung lại, thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Toà án công lý

quốc tế, Toà án quốc tế về luật biển, Toà trọng tài và Toà án trọng tài đặc biệt,

đã góp phần bảo vệ quyền lợi của các quốc gia trong quá trình sử dụng và khaithác tiềm năng của biển vào việc phát triển kinh tế, duy trì hoà bình và an ninhquốc tế

Trang 32

5, Cơ chế giới quyết tranh chốp cua Liên minh chau Âu

5.1 Khác với tất cả các cơ chế giải quyết tranh chấp đã nêu trên đây, trong

khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU) đã xây dựng một cơ chế giải quyết tranhchấp hết sức đặc thù, không giống với bất cứ cơ chế giải quyết tranh chấp quốc

tế nào Tương tự như vậy, pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc

gia thành viên EU, cũng không giống luật quốc tế theo nghĩa truyền thống Đề hiểu rõ về nguyên nhân của hiện tượng này, không thể bỏ qua việc tìm hiểu sự rađời của EU, hệ thống bộ máy và các cơ quan của EU, cũng như hệ thống văn bảnđiều ước và pháp luật dùng làm co sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các quốc

gia thành viên Về vấn đề này, có thể xem toàn bộ chuyên đề của ThS Nguyễn

Thanh Tâm (trong Phần thứ ba)

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ EU được thực hiện tại Toà án

công lý của các cộng đồng châu Âu và Toà sơ thẩm (theo quy định từ Điều 164 đến Điều 188 của Hiệp ước EC), gọi chung là Toà án châu Âu.

Toà sơ thẩm được thành lập trên cơ sở quyết định của Hội đồng ngày24/10/1988, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp mà: i) nguyên don là cánhân, pháp nhân; ii) nội dung liên quan đến công chức của cộng đồng (về cạnhtranh, than thép, bán phá giá và trợ cấp) Toà sơ thẩm không có thẩm quyền giải

quyết các tranh chấp liên quan đến thủ tục yêu cầu Toà án châu Âu giải thích

luật cộng đồng, hoặc tranh chấp mà nguyên đơn là quốc gia thành viên hay cơquan của cộng đồng

Toà án châu Âu có nhiệm vụ bảo đảm sự tôn trọng pháp luật trong việc

giải thích và áp dụng các điều ước quốc tế và các quy định pháp luật do các cơ

quan của cộng đồng thông qua Toà án châu Âu đồng thời đảm trách nhiều chức

năng tài phán khác như: tai phán hiến pháp (giải quyết tranh chấp giữa các co

quan của cộng đồng như Hội đồng, Uỷ ban, Nghị viện châu Âu); tài phán hành

chính (giải quyết tranh chấp phát sinh từ các văn bản do Uỷ ban hoặc quốc gia

thành viên thông qua trên cơ sở luật cộng đồng); tài phán lao động và các vấn đề

xã hội (giải quyết tranh chấp liên quan đến tự do đi lại và an toàn xã hội của |

người lao động, bình đẳng nam nữ trong quan hệ lao động); tài phán dân sự (giải

quyết khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại, giải thích Công ước Brucxelles về thẩmquyền tư pháp và thi hành các quyết định trong lĩnh vực dân sự, thương mại)

Như vậy, thẩm quyền và cơ chế giải quyết tranh chấp của Toà sơ thẩm và nhất là Toà án châu Âu có nhiều điểm đặc biệt khác so với cơ chế giải quyết

Trang 33

tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế đã nêu trên đây Chẳng hạn, về

thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợpđồng, theo quy định tại Điều 178 và Điều 215 của Hiệp ước EC, nguyên đơn là

cá nhân, pháp nhân, quốc gia thành viên bị thiệt hại có quyền khởi kiện đốt vớihành vi vi phạm pháp luật của cơ quan hoặc công chức của cộng đồng

Hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan hoặc công chức của cộng đồng cóthể là: các cơ quan cộng đồng ban hành văn bản trái pháp luật gây thiệt hại cho

nguyên đơn; công chức của cộng đồng vi phạm pháp luật khi đang thi hành công

vụ Nguyên đơn phải chứng minh rằng quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm

Nguyên đơn chỉ được khởi kiện tại Toà án châu Âu sau khi đã khởi kiện thất bại

tại Toà án quốc gia mình

Bi đơn - là cơ quan của cộng đồng, trực tiếp ban hành văn bản dẫn tới gây

thiệt hại cho nguyên đơn, chứ không phải cộng đồng gây ra Trong trường hợpthiệt hại sinh ra từ một quyết định do Hội đồng thông qua trên cơ sở đề nghị của

Uỷ ban, thì nguyên đơn có thể khởi kiện chống lại cả Hội đồng và Uỷ ban Các

cơ quan này phải chịu trách nhiệm khi công chức của mình gây thiệt hại khi thihành công vụ

5.2 Các hình thức giải quyết tranh chấp bao gồm: giải quyết việc kiệntrực tiếp; giải quyết việc kiện gián tiếp; giải quyết kháng nghị đối với quyết định

của Toà sơ thẩm

a) Khởi kiện trực tiếp bao gồm những cách thức như khởi kiện yêu câu Toà

án xác định hành vi vi phạm pháp luật do quốc gia thành viên thực hiện; khởikiện yêu cầu Toà án huỷ văn bản trái pháp luật; khởi kiện yêu cầu Toà án xácđịnh hành vi vi phạm pháp luật do các cơ quan cộng đồng thực hiện; khởi kiệnđòi bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng; khởi kiện yêu cầu Toà án giảiquyết tranh chấp lao động giữa công chức của cộng đồng :và cộng đồng

b) Khởi kiện gián tiếp bao gồm các cách thức như thủ tục yêu cầu Toà án

châu Âu giải thích luật cộng đồng, khởi kiện chứng minh tính trái pháp luật của

văn bản

c) Kháng nghị chống lại quyết định của Toà sơ thẩm được quy định từ Điều

49 đến Điều 54 của Quy chế Toà án châu Âu, theo đó tất cả các bên đều có

quyền này Ngoài ra, trừ tranh chấp giữa cộng đồng và công chức của mình, cácquốc gia thành viên và cơ quan của cộng đồng (kể cả Nghị viện châu Âu) cũng

có thể kháng nghị trong trường hợp không phải là một bên của vụ tranh chấp

Trang 34

Trong trường hop một quyết định của Toà sơ thấm là đối tượng của thủ tục

kháng nghị tại Toà án châu Âu, thì Toà sơ thẩm có thể dừng mọi thủ tục để chờ

Toà án châu Âu tuyên bố quyết định Kết quả kháng nghị thường là huỷ toàn bộ

hoặc một phần quyết định của Toà sơ thẩm

Tóm lại, cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ EU không giống với

các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế khác Cơ chế này chủ yếu nham mục

tiêu phục vụ cho hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Nguyên đơn không chỉ làcác quốc gia thành viên của EU, mà còn là các cơ quan của cộng đồng, cá nhân,pháp nhân Tuy nhiên, trên thực tế rất hiếm khi quốc gia thành viên thực hiện vaitrò nguyên đơn, vì các lý do khách quan, tế nhị trong quan hệ quốc tế BỊ đơncũng được mở rộng trong các cơ quan của cộng đồng Đối tượng tranh chấp cũng

rất đặc thù: có thể là sự vi phạm pháp luật, đòi huỷ văn bản trái pháp luật, đòi

bồi thường thiệt hại Do đó, cách thức giải quyết tranh chấp trong EU cũng đảmbảo sự đa dạng và phù hợp

II KIẾN NGHỊ VỀ NHUNG DONG GOP CUA VIỆT NAM

VAO CO CHE GIAI QUYET TRANH CHAP QUOC TENghiên cứu về co chế giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế nói chung và

trong khuôn khổ một số tổ chức quốc tế phổ cập nói riêng, như đã trình bàytrong đề tài này, cho chúng ta thấy một cách tổng quan về hệ thống các cơ quan

có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (phụ thuộc vào cơ chế tổ chức của mỗi tổ

chức quốc tế cụ thể), phạm vi những vấn đề tranh chấp quốc tế trong từng lĩnh

vực cụ thể và đặc biệt là chủ thể tham gia vào các tranh chấp quốc tế thường làkhông giống nhau Điều đó cho thấy, lý luận chung của Luật quốc tế về tranhchấp và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và chủ thể khác của Luật quốc

tế, chỉ đúng với cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ một số tổ chứcquốc tế nhất định Riêng đối với cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong một

số tổ chức khu vực, như Liên minh châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam Á,

thì điều dé nhận thấy là các tổ chức này có những phương thức giải quyết tranh

chấp rất đặc thù, thậm chí riêng biệt, không giống với bất cứ mô hình giải quyết

tranh chấp nào, nhất là Liên minh châu Âu.

Do đó, đối với Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi như hiệnnay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ chế giải quyết tranh chấp trongLuật quốc tế nói chung và trong khuôn khổ một số tổ chức quốc tế phổ cập nói

riêng, để từ đó rút ra những mặt mạnh, những điểm còn tồn tại cần khắc phục,

Trang 35

nhằm giúp cho việc hoạch định các chính sách và cơ chế áp dụng cho việc giải

quyết tranh chấp giữa Việt Nam với các chủ thể khác của Luật quốc tế nếu có

-là điều rất cần thiết và có ý nghĩa thời sự thực tiễn sâu sắc

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp trường), với

điều kiện và khả năng có hạn, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu và đề

xuất được một cách tổng thể, cũng như đưa ra được những kiến nghị to lớn liên

quan đến chủ đề đã chọn, mà chủ yếu chỉ đề xuất một số vấn đề có tính chấtnghiên cứu bước đầu về những đóng góp của Việt Nam, thông qua vai trò và vithế của Nhà nước ta, vào cơ chế giải quyết tranh chấp chung của cộng đồng quốc

tế trong giai đoạn hiện nay như sau:

Thứ nhất, xét trên phương diện quốc tế, hơn bất cứ lúc nào, trong giai đoạnhiện nay Việt Nam đề nghị cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các quốc giatrên tinh than nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, dé cao hơn nữa vai trò củaviệc giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình Đã đến lúc cộngđồng quốc tế cần thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp hoàbình giải quyết tranh chấp quốc tế và phải quy định việc giải quyết bằng đàmphán (thương lượng) là biện pháp bắt buộc trong toàn bộ tiến trình giải quyếttranh chấp quốc tế Đồng thời, để đảm bảo thực thi nguyên tắc này, cần quy địnhmột số biện pháp chế tài nhằm áp dụng đối với các bên vi phạm mà không tuântheo thủ tục đàm phán bắt buộc trong tiến trình giải quyết tranh chấp Cần trao

quyền lực cho Hội đồng Bảo an - với tính cách là cơ quan lãnh đạo về mặt chính

trị - giúp LHQ trong việc giám sát thực thi nguyên tắc này đối với tất cả các bên

tranh chấp Doi hỏi này có thể phải dẫn đến việc sửa đổi Hiến chương LHQ - tạo

ra nền tảng pháp lý quốc tế cho việc thông qua và áp dụng các quy định về biệnpháp và chế tài đặc biệt nhằm đảm bảo sự tuân thủ luật quốc tế một cách hữuhiệu nhất

Thứ hai, trong công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập vào đời sống kinh tế

khu vực và quốc tế, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các nguyên tắc cơ bản

của Luật quốc tế khi tham gia vào các quan hệ đối ngoại, theo đuổi mục đích

hoà bình, tự chủ và độc lập dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ củanước khác Chính sách đối ngoại của Việt Nam là mở rộng quan hệ với tất cả cácnước, không phân biệt chế độ chính trị và hình thái phát triển kinh tế — xã hộikhác nhau Do đó, nếu có phát sinh tranh chấp trong quan hệ giữa Việt Nam với

các nước, thì Việt Nam luôn luôn coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng biện

pháp hoà bình

Trang 36

Thực tế đã cho thấy, trong thời gian giữa và cuối những năm 90 của thế kỷ

XX, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng xung quanh vấn đề chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Quan điểm của Việt Nam

là hai bên cố gắng kiềm chế, tiến hành thương lượng, hoà bình giải quyết tranhchấp thông qua đàm phán trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và cùng có lợi

Ngoài ra, thực tiễn còn chứng minh rằng, trong quá trình hoạch định biêngiới và giải quyết các vấn đề liên quan đến đường biên giới trên lãnh thổ đất liềngiữa Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cămpuchia, Nhànước Việt Nam luôn tôn trọng nguyên tắc hoà bình giải quyết mọi tranh chấp,mâu thuẫn trong quan hệ với các nước láng giéng, xây dựng đường biên giới hữunghị và hợp tác

Những đóng góp của Việt Nam trên đây, cùng với chính sách ngoại giaorộng mở, sắn sàng làm bạn với tất cả các nước, cũng như những thành tựu hếtsức quan trọng mà Việt Nam đã đạt được qua l6 năm tiến hành đổi mới đất nước, đã ngày càng khẳng định vị thế của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc

tế Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà vừa qua Mỹ và các nước Phương Tây đánh

giá rằng Việt Nam là một điểm đến an toàn nhất trong khu vực châu Á - TháiBình Dương Điều đó là một sự khích lệ to lớn, tạo ra sức hút quan trọng cho đầu

tư nước ngoài vào Việt Nam năm trong các năm tới, sau khi chúng ta bắt taythực hiện Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ

Thứ ba, các quan điểm chỉ đạo có tính nguyên tắc trong quá trình xây dựng

và thực hiện chính sách về đối ngoại của Nhà nước Việt Nam được khẳng định

rõ trong Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992: "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoàbình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới,không phan biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở rôn trọng độclập, chủ quyền và toàn ven lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội

bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữunghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giéng;tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vihoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội" Có thể nói, đó chính là tư

tưởng, quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong chính sách

đối ngoại Đồng thời đó cũng là nền tảng pháp lý cho các quyết định của Nhànước Việt Nam khi tham gia giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa ViệtNam với các nước bằng các biện pháp hoà bình

Trang 37

Có thể nói, đây không hẳn chỉ là một sự hưởng ứng những nỗ lực to lớn củaLiên hợp quốc trong việc tạo ra một bầu không khí hoà bình, hữu nghị của tất cảcác quốc gia trên hành tinh, mà còn là đóng góp thiết thực của Việt Nam - một

đất nước phải trải qua nhiều năm chiến tranh liên miên - vào việc ổn định và duy

trì hoà bình, an ninh thế giới Trong khi một số nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ,còn tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao bá chủ thế giới, chạy đua vũ trang và

đe doa nhân loại bằng việc khôi phục kế hoạch tên lửa MND, thì các chính sáchngoại giao vì một nền hoà bình và an ninh quốc tế như của Việt Nam, là một

biểu hiện sâu sắc về nguyện vọng hoà bình của toàn thể nhân dân Việt Nam,phấn đấu vì một thế giới hoà bình và phát triển

Thứ tư, trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra khá mạnh mẽ, Việt Nam

đã tích cực đàm phán để gia nhập Tổ chức Thuong mại Thế giới (WTO) Thamgia vào Tổ chức này, cũng có nghĩa là Việt Nam chấp nhận cơ chế giải quyếttranh chấp của nó, với tất cả những điểm đặc thù như đã phân tích ở trên Đónggóp của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO sau

này, nếu có, cũng chỉ là hết sức nhỏ bé Nhưng vai trò tích cực nhất là cố gắng

không để xảy ra tranh chấp trong quan hệ với các thành viên khác Trong trườnghợp không thể lường tránh hết được những tranh chấp phát sinh, thì nên nỗ lựcđàm phán, thương lượng để giải quyết tranh chấp một cách có hiệu quả Kinh

nghiệm tham gia ASEAN, với cơ chế giải quyết tranh chấp "tôn trọng truyềnthống văn hoá và pháp luật” của nó trong thời gian qua, cũng phan nào giúp

chúng ta có thêm kinh nghiệm khi gia nhập WTO.

Cuối cùng, liên quan đến việc thực hiện các quyết định giải quyết tranh

chấp của các cơ quan có thẩm quyền trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế mà

Việt Nam là thành viên, đóng góp của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranhchấp quốc tế là ở chỗ, Việt Nam có tích cực chủ động và tự nguyện thi hành cácquyết định giải quyết tranh chấp đó hay không Chúng ta đều biết, trong vòng 15năm nay, Nhà nước ta đã ký kết, gia nhập rất nhiều loại điều ước quốc tế thuộccác lĩnh vực khác nhau Trên nguyên tắc pacta sunt servanda, phù hợp với quyđịnh tại Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, Việt Namcam kết tuân thủ nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế đã ký kết, đồng thời cũngyêu cầu các bên nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế đã ký kết với Việt Nam(Điều 23) Đây là một sự đóng góp tích cực, một đảm bảo vững chắc về việc ViệtNam sẽ tự nguyện thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp, nếu có, của

Trang 38

các cơ quan có thẩm quyền trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế liên Chính phủ

mà Việt Nam là thành viên

*xxx*

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nguyên tac hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế - một trong

những nguyên tác cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, các quốc gia khi tham gia

vào các quan hệ quốc tế, có quyền tự thoả thuận xây dựng một cơ chế giải quyếttranh chấp thích hợp nhất, đảm bảo hiệu quả khi giải quyết các tranh chấp phát

trọng tài) được áp dụng phổ biến hơn cả Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Toà

án công lý quốc tế là cơ quan tư pháp chuyên giải quyết (xét xử) các tranh chấpgiữa các quốc gia thành viên với nhau, cũng như với các quốc gia không phảithành viên của LHQ Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, Toà án LHQ

đã giải quyết rất nhiều tranh chấp quốc tế thuộc các lĩnh vực khác nhau song chủyếu là liên quan đến việc giải thích và thực hiện các điều ước quốc tế Có những

vụ đã trở thành án lệ quan trọng và được coi là một trong các loại nguồn (bổ trợ)của pháp luật quốc tế

Khác với LHQ, Hiệp hội các nước Đông Nam Á là tổ chức khu vực, hoạt

động vì sự phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị của các nước trong khu vực,

chủ yếu là về kinh tế, văn hoá và xã hội (để phân biệt với tổ chức chuyên về

quân sự như NATO) Trước khi Việt Nam tham gia tổ chức này, các mục tiêuphát triển kinh tế và hợp tác đa phương có tính khu vực cũng đã được đề cao Cơ

chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN có nhiều điểm không giống với cơ chế

này trong LHQ, đặc biệt khác xa so với Liên minh châu Âu (cũng được coi là

Trang 39

mô hình tổ chức khu vực) Chính sự tương đồng về văn hoá, phong tục tập quán

và phát triển kinh tế của các nước trong khu vực đã tạo tiền đề cho sự ra đời của

cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù ASEAN, lấy sự ton trong bản sắc văn hoá

dan tộc và pháp luật của môi quốc gia thành viên làm nguyên tac xuyên suốtquá trình giải quyết tranh chấp

Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam phấn đấu trở thành một quốc

gia phát triển giàu mạnh, dân chủ và văn minh Trong quan hệ quốc tế khu vực,Việt Nam luôn coi trọng các cam kết đã đưa ra trong khuôn khổ các điều ước

quốc tế của ASEAN, tích cực tham gia vào việc giải quyết mọi tranh chấp phát

sinh bằng các biện pháp hoà bình, trên các nguyên tac của ASEAN, nhằm đóng

góp ngày càng nhiều kinh nghiệm cũng như trí tuệ trong lĩnh vực này./

Trang 40

PHẦN THỨBA:

CÁC CHUYEN DE DO CONG TÁC VIÊN THUC HIỆN

Chuyên đề 1:

KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

TRONG LUẬT QUỐC TẾ

Nguyễn Công Khanh, Vụ Pháp luật quốc té và Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lịch sử hình thành và phát triển của Luật quốc tế luôn gắn liền với chính

sách mở rộng quan hệ đối ngoại của các quốc gia, phản ánh quá trình liên kết,hợp tác, thương lượng và đấu tranh giữa các chủ thể của Luật quốc tế trong việc

củng cố, duy trì và bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể, phù hợp với sự tương quantổng hoà các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Tuỳ thuộc vào mức độ kết

quả đạt được trên cơ sở thoả hiệp giữa các quốc gia về những mục tiêu cơ bản

mà họ đặt ra trong quan hệ quốc tế, mà cho thấy trạng huống cân bằng giữa các

lực lượng chính trị trong xã hội Điều này cũng đồng nghĩa với mục tiêu dunghoà lợi ích giữa các chủ thể, nhằm đảm bảo sự phát triển tiến bộ của Luật quốc

tế Tuy nhiên, đảm bảo sự dung hoà lợi ích thường là yêu cầu khó khăn nhất đốivới mọi quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế Điều này trước hết phụ thuộcvào bản thân mỗi quốc gia (trong chính sách đối ngoại cũng như đối nội) và sựcân bằng giữa các lực lượng chính trị trong xã hội Cũng chính vì vậy, những bấtđồng, mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia thường xuyên xảy ra.

Điều đó phản ánh trạng huống bất ổn định của sự cân bằng về lợi ích giữa cácchủ thể và vì thế từ lâu đã trở thành nguyên nhân cơ bản của mọi xung đột quốc

tế

Mội trong những điểm khác nhau căn bản (về chất) của Luật quốc tế hiệnđại so với Luật quốc tế ở các thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ

nghĩa là ở chỗ, nếu như ở các thời kỳ này, xu thế "cá lớn nuốt cá bé” được coi là

hiện tượng phổ biến và chiến tranh được nhìn nhận như biện pháp hợp thức giải

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN