Một trong những tiêu chuẩn để được coi là đầy đủ là hệ thống đó phải bảo hộ tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ liệt kê trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyề
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
ok
ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP CƠ SỞ
NHỮNG NỘI DUNG CO BAN CUA HIỆP ĐỊNH TRIPS
vA MUC DO TUONG THICH CUA CAC CHE DINH PHÁP LUAT CÓ LIEN QUAN CUA VIỆT NAM
Chủ nhiệm: Ths Nguyễn Hồng BắcPhó trưởng bộ môn Tư pháp quốc tế,
Khoa luật quốc tế, Trường đại học luật Hà nội
TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆN)
TRƯỜNG ĐẠI HOG LUẬT HA NOL
PHONG BOC 99 0
HA NOI, 2002
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
ok 2k ok
ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP CƠ SỞ
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BAN CUA HIỆP ĐỊNH TRIPS
VÀ MỨC ĐỘ TƯƠNG THÍCH CỦA CÁC CHẾ ĐỊNH
PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN CỦA VIỆT NAM
Chủ nhiệm dé tài: Thạc sỹ luật học Nguyễn Hồng Bac, Phó trưởng bộ môn Tư
pháp quốc tế, Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà nội
Các cộng tác viên tham gia đề tài:
1 Tiến sỹ luật học Nguyễn Bá Dién Trưởng bộ môn Luật quốc tế, Dai học
quốc gia Hà nội.
2 Tiến sỹ luật học Hoàng Phước Hiệp Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế và Hợp tác quốc tế, Bộ tư pháp.
3 Thạc sỹ luật học Nguyễn Hồng Bac Phó trưởng bộ môn Tư pháp quốc tế,
Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà nội.
4 Thạc sỹ luật học Kiều Thanh Giảng viên Khoa tư pháp, Đại học Luật Hà
HỘI.
Thư ký đề tài: Vũ Thi Phương Lan, Giang viên Khoa pháp luật quốc tế, Dai học Luật Hà nội.
Trang 3Tổ chức lương thực và nông nghiệp thé giới
Cơ quan phát triển hai ngoại của Nhật Ban
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triểnNgân hàng thế giới
Tổ chức Thương mại thế giới
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệCông ước về giống cây trồng mới
Chế độ đốt xử tối huệ quốc
Chế độ đối xử quốc gia
Trang 4MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
I Tính cấp thiết của đề tài
II Tình hình nghiên cứu đề tài
III Mục đích của dé tài
IV Phương pháp nghiên cứu
Phần thứ hai: Kết quả nghiên cứu đề tài
I Những vấn đề cơ bản về Hiệp định TRIPS
1 Khái quát chung về Hiệp định TRIPS
2 Nguyên tắc cơ ban của Hiệp định TRIPS
3 Nội dung cơ ban của Hiệp định TRIPS
4 So sánh nội dung của Hiệp định TRIPS với các Hiệp định của
WIPO về sở hữu trí tuệ
II Mức độ tương thích của pháp luật Việt nam với Hiệp định TRIPS
¡ Về các qui định chung và các nguyên tắc cơ bản
2 Các qui định liên quan đến quyền tác giả và các quyền liên quan
3 Các qui định liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
4 Các qui định liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ và giải
quyết tranh chấp
HH Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt nam về sở hữu
trí tuệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
1 Phương hướng chung
2 Biện pháp
3 Kết luận
Phần thứ ba: Các chuyên đề do cộng tác viên thực hiện
Chuyên dé 1: Các khái niệm cơ bản và những nguyên tắc chung của
Hiệp định TRIPS
TRANG
5 CO CSC SS NN tñ II 20
-26 27 28 33
35
37
3737
44 42 46
Trang 5Chuyên đề2: Những nội dung cơ ban của Hiệp định TRIPS
Chuyên dé 3: Nghiên cứu so sánh nội dung của Hiệp định TRIPS với
các Hiệp định của WIPO về sở hữu trí tuệ
Chuyên đề 4: Pháp luật Việt nam về quyền sở hữu trí tuệ
Chuyên dé 5 Sự tương thích của pháp luật Việt nam với Hiệp định
TRIPS và những biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt nam
về sở hữu trí tuệ trong điều kiện hội nhập quốc tế
Tài liệu tham khảo
68 95
113 155
ee,
Trang 6BẢO CÁO PHÚC TRÌNH
KẾT QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
“NHUNG NOI DUNG CƠ BAN CUA HIỆP ĐỊNH TRIPS VA MUC DO TUONG THICH CUA CAC CHE DINH PHAP LUAT
CO LIEN QUAN CUA VIET NAM”
*
A PHAN THỨNHẤT
TONG QUAN VE DE TAI NGHIEN CUU
| TINH CAP THIET CUA DE TAI:
"Tri tuệ con người là nguồn gốc của mọi công trình nghệ thuật và sáng
tạo Các công trình này là sự dam bdo cho cuộc sống con người Trách
nhiệm của các quốc gia là bảo hộ có hiệu quả các tác phẩm nghệ thuật và các công trình sáng tạo đó." Dòng chữ khắc trên vòm trụ sở Tổ chức sở hữu
trí tuệ thế giới - WIPO muốn nhắn gửi một thông điệp đến chúng ta: Trí tuệ
là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, là nguồn gốc của mọi của cải, vật chất
trong xã hội Quốc gia nào biết nuôi dưỡng và phát huy năng lực trí tuệ, quốc
gia đó sẽ phát triển độc lập và hưng thịnh
Ở Việt nam, hội nhập khu vực và thế giới đang là mục tiêu đồng thời
là một biện pháp lớn nhằm thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá.
Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt nam đã
khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở
rộng, đa phương hoá, đa dang hoá các quan hệ quốc tế Việt nam san sàng là
bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển
Trang 7Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt nam
đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN nam 1995, tháng 12/1995,
Việt nam đã cùng các nước thành viên ASEAN ký Hiệp định khung ASEAN
về hợp tác sở hữu trí tuệ Ngày 27/6/1997 Việt nam đã ký Hiệp định về
quyền tác giả với Hoa kỳ (Hiệp định có Hiệu lực ngày 23/12/1998) Ngày
7/7/1999 Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam đã chính thức kýHiệp định song phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ với Chính phủ liên bang Thuy Sỹ
Để thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai quốc
gia, ngày 13/7/2000 Hiệp định Thương mại giữa Cộng hoa xã hội chủ nghĩa
Việt nam và Hợp chủng quốc Hoa kỳ đã được ky tại Washington (Hiệp định
có hiệu lực ngày 10/12/2001) Hiệp định Thương mại giữa Việt nam và Hoa
kỳ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Việt nam gia nhập tổ chức Thươngmại thế giới WTO
Ngày 1/1/1995 Việt nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO Việc gia
nhập WTO sẽ là bước ngoặt lớn đánh dấu sự hội nhập đầy đủ của kinh tếnước ta với kinh tế thế giới Trong tiến trình đó, Việt nam đang đứng trước
những cơ hội và thách thức mới vô cùng to lớn Nộp đơn vào tổ chức này
nghĩa là Việt nam phải chấp nhận các điều kiện mà tổ chức đặt ra để đổi lấy
các lợi ích mà tổ chức đó mang lại
Về sở hữu trí tuệ, WTO đòi hỏi các nước thành viên trong một thời
hạn ấn định phải bảo đảm xây dựng cho được một hệ thống đầy đủ và có
hiệu quả để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Một trong những tiêu chuẩn để được
coi là đầy đủ là hệ thống đó phải bảo hộ tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ
liệt kê trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS, WTO),
Trong chương trình hành động về sở hữu trí tuệ để Việt nam gia nhập
WTO, cũng như để chuẩn bị thi hành một số nghĩa vụ theo các Hiệp định khác mà Việt nam đã và sẽ ký kết, chúng ta phải nhanh chóng triển khai việc
bảo hộ thirc sự cho tất ca các đối tượng sở hữu trí tuệ mà cả thế giới đã cùng
cam kết bảo hộ Do vậy, trong tiến trình này Việt nam cần phải sửa đổi và
Trang 8Từ thực tế trên việc nghiên cứu “Những nội dung cơ bản của Hiệp
định TRIPS và mức độ tương thích của các chế định pháp luật có liên quancủa Việt nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiên đối với Việt nam trong giai
đoạn hội nhập quốc tế
II TINH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực mới mẻ và rất phức tạp ở Việt nam
Những năm gần đây vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu củanhiều cơ quan, Ban, ngành cũng như các cơ sở đào tạo luật Đặc biệt đã có
nhiều cuộc hội thảo được tổ chức liên quan đến vấn đề này như Hội thảo về
Hiệp định TRIPS, Hội thảo về các đối tượng sở hữu công nghiệp mới ở Việtnam Đồng thời, đã có nhiều bài viết của nhiều tác gia trong nước và nướcngoài về sở hữu trí tuệ như: Tiến sỹ Dominique De stoop (bài giảng về luậtquốc tế khoá 2 Dự án VAT), Tiến sỹ Nguyễn Bá Diến (bài viết hoàn thiệnpháp luật về sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt nam hội nhập quốc tế đăngtrên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2001)
Nhưng các bài viết đó chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhỏ của sở hữu
trí tuệ, còn nghiên cứu một cách toàn diện, một cách hệ thống từ các nguyên
tắc, nội dung của Hiệp định, để từ đó liên hệ với hệ thống pháp luật Việt nam
trong lĩnh vực sở hữu trí tuê, nhằm tìm ra các phương hướng và biện pháphoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế,
phù hợp với các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu của TRIPS thì hầu như chưa có
một công trình nào đề cập tới Do vậy, đề tài này như là sự tiếp tục các vấn
đề mà các tác giả đã có dịp đề cập và gợi mở
Ill MỤC ĐÍCH CUA ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu đã nêu ở trên, mục đích của đề tàilà: nghiên cứu những nguyên tắc, nội dung cơ bản của TRIPS có so sánh với
các qui định của pháp luật Việt nam để tìm ra sự tương đồng và sự khác biệt của pháp luật Việt nam so với TRIPS, để từ đó tìm ra những phương hướng
và biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ trong giai đoạn hội nhập quốc tế
Thực hiện thành công mục đích của đề tài đặt ra, đề tài sẽ có một ý
nghĩa lý luận và thực tiễn:
6
Trang 9- Lam sáng rõ những lợi ích có được khi Việt nam gia nhập TRIPS.
- _ Giúp những người quan tâm đến lĩnh vực này có cơ sở để nghiên cứu vàgiảng dạy cũng như thực hiện TRIPS tại Việt nam
- Góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong lĩnh vực bảo hộ
sở hữu trí tuệ
Với mục đích trên đề tài được bố cục thành 3 phan với các nội dung sau đây:
I Những vấn đề cơ bản về Hiệp định TRIPS
Trong phần này, đề tài tập trung phân tích làm rõ những khái niệm,những nguyên tắc, những nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS, có so sánh
với các qui định trong các Hiệp định của WIPO để làm nổi bật những điểm
tương đồng, những điểm mới, tiến bộ của Hiệp định TRIPS so với các Hiệp định của WIPO trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đây cũng là cơ sở để tìm ra sựtương thích của pháp luật Việt nam với TRIPS
II Sự tương thích của pháp luật Việt nam với Hiệp định TRIPS
Từ việc phân tích các qui định của pháp luật Việt nam hiện hành, có sosánh với các nội dung cơ bản của TRIPS để qua đó có thể khẳng định rằng Việt nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối đây đủ để bảo hộ các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ Đồng thời, cũng từ việc so sánh này tìm ra
những điểm phù hợp và điểm chưa phù hợp của pháp luật Việt nam với các
qui định của TRIPS, để từ đó đưa ra các phương hướng và biện pháp hoànthiện pháp luật Việt nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay: giai đoạn
hội nhập và phát triển
III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt nam về sở hữu tri
tuệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
+ Trên cơ sở giải quyết tốt các vấn đề lý luận trên, chúng tôi đề xuất nhữngphương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt nam về sở hữu
trí tuệ trong điều kiện hội nhập quốc tế Trong những biện pháp đó, chúng tôi
tập trung vào biện pháp sửa đổi, bổ sung BLDS, đặc biệt là phần VI cùng các
van bản hướng dẫn thi hành các qui định của phần VI đó
+ Qua việc nghiên cứu dé tài, Ban chủ nhiệm dé tài đưa ra một số kiến nghị
Trang 10IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU:
Để thực hiện dé tài chúng tôi đã dựa trên các tài liệu đã có để tổnghợp, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá Từ những qui định cụ thể, phân tích
để làm rõ từng nội dung đảm bảo tính hệ thống của một đề tài khoa học Nhưvậy, trong đề tài chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp, nhưng chú
trọng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, liệt kê, khái quát hoá và đặc biệt
là phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong hầu hết
các nội dung của dé tài:
- So sánh giữa các qui định của TRIPS với các qui định trong các Hiệp địnhcủa WIPO
- So sánh giữa các qui định của TRIPS với các qui định của pháp luật Việt
nam hiện hành về sở hữu trí tuệ
Trang 11B PHAN THUHAI KET QUA NGHIEN CUU DE TAI
F NHUNG VAN BE CO BAN CUA HIEP DINH TRIPS:
1 Khới quat chung về hiệp định TRIPS:
Quyền sở hữu trí tuệ ngày nay đã trở thành một trong hai loại hình sởhữu chính của con người - sở hữu tài sản hữu hình va sở hữu trí tuệ Quyển
sở hữu trí tuệ là loại quyền đặc biệt, chỉ xuất hiện và được luật hoá khi cuộccách mạng về khoa học và công nghệ phát triển và khi con người ý thức được
những lợi ích vật chất mà sáng tạo trí tuệ đem lại Sở hữu trí tuệ bao gồm hai
lĩnh vực chính: quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả
Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - kỹthuật trên thế giới trong suốt thế kỷ qua, lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã có nhữngbước tiến mạnh mẽ và mang dấu ấn thời đại rõ nét Tổ chức sở hữu trí tuệ thếgiới (WIPO) và các tổ chức tiền thân của nó đã có rất nhiều cố gắng trongviệc xây dựng hệ thống các quy định mang tính quốc tế để bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ Một số Công ước quốc tế quan trọng đã được thông qua, như
Công ước Rome (1961), Công ước Paris (1967), Công ước Stockholm (1967,sửa đổi 1979), Công ước Berne (1971)
Theo đồng thác phát triển kinh tế - thương mại quốc tế, tổ chức thươngmại thế giới (WTO) được thành lập năm 1995 với tư cách là thể chế pháp lý
điều tiết các mối quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế mang tính toàn cầu.WTO ngày càng phát huy vai trò và hiệu quả của mình trên cơ sở kế thừa tất
cả những nguyên tắc, luật lệ của tổ chức tiền thân đã tồn tại gần 50 năm qua
là Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) và hoạt động dựatrên 4 nguyên tắc chính là: mở cửa thị trường, đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộquốc gia và cạnh tranh công bằng Với 25 Hiệp định đa phương đã được ký
kết, WTO là một "sản chơi” quốc tế với những “luật chơi” trong quan hệkinh tế quốc tế hiện đại, điều tiết ngày càng sâu sắc quá trình trao đổi hàng
hoá dịch vụ, đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia
Trang 12rẽ và không nằm trong khuôn khổ GATT Từ những năm cuối của thập ky
70 và những năm 80, hầu hết các nước công nghiệp hoá đã cố gắng cập nhật
các Công ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (Công ước Paris và công ướcBerne) Những nỗ lực đó không thành công trước sự phản đối mạnh mẽ từ
các nước đang phát triển với nhìn nhận rằng, các nước phát triển chỉ muốn
duy trì vai trò thống trị bằng cách tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.Sau khi Hoa Kỳ tuyên bố đề cập đến việc đưa các vấn đề hàng giả vào khuôn
khổ của GATT năm 1984 va Hội đồng GATT hướng dẫn Uy ban soạn thảo
giải quyết cơ bản các vấn đề tiém tàng liên quan đến thương mai, vấn đề bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa được tất ca các nước thành viên chấp nhận
trong khuôn khổ GATT, Lập luận của một số nước là GATT chỉ giải quyết
các vấn đề liên quan tài sản hữu hình mà không liên quan đến tài sản vô
hình, hơn nữa vấn đề hàng giả chỉ thuộc thẩm quyền của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO Sau đó, các nước đang phát triển bất đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để tăng cường phát triển kinh tế của mình và việc chuyển giao kỹ thuật từ các nước phát triển.
Vòng đàm phán thương mại đa phương Urugoay được bắt đầu tạiPunta del Este vào ngày 20/9/1986 và kết thúc bằng việc ký Hiệp định
Marakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 15/4/1994.Hiệp định ‘TRIPS là một trong bốn Hiệp định phụ lục trong Hiệp định thànhlập WTO.
Ngày 1/1/1995 Hiệp định TRIPS chính thức có hiệu lực Với nhữngnội dung tiến bộ và đầy đủ, Hiệp định TRIPS được đánh giá là Hiệp định đaphương đầy đủ nhất, toàn dién nhất về sở hữu trí tuệ
Hiệp định qui định nghĩa vụ của mỗi thành viên trong việc đưa ra cácqui chuẩn bảo hộ tối thiểu với từng lĩnh vực cơ bản của sở hữu trí tuệ thuộc
phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Mỗi nội dung được bảo hộ được xác định
rõ, cụ thể là: đối tượng được bảo hộ, các quyền được chuyển giao, một số ngoại lệ đối với các quyền này và thời hạn bảo hộ tối thiểu Hiệp định đã xác lập các qui chuẩn này bằng cách, trước hết, là yêu cầu các nước thành viêntuân thủ các nghĩa vụ thuộc luật nội dung được qui định trong các công ước
hiện hành của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, công ước Paris về bảo
hộ sở hữu công nghiệp, công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học
nghệ thuật.
Trang 13Trừ một số điều khoản của công ước Berne về các quyền tinh thần, tất
cả các điều khoản chủ yếu thuộc luật nội dung được qui định trong các công
ước nêu trên được đưa vào TRIPS dưới dạng dẫn chiếu, nên cũng trở thành
nghĩa vụ chung của các nước thành viên TRIPS Các qui định này được qui
định tại điều 2.1 (liên quan đến công ước Paris) và điều 9.1 (liên quan đến
công ước Berne) của Hiệp định TRIPS Ngoài ra, TRIPS còn bổ sung một số
lượng lớn các nghĩa vụ chưa được qui định hoặc chưa được qui định đầy đủ
trong các công ước, hiệp định đã ký trước đây Vì lý do này, Hiệp định
TRIPS đôi khi được gọi là “tổng hợp của các công ước Paris và công ướcBerne'.
2 Những nguyên tac cơ ban của Hiệp định TRIPS:
Những nguyên tac của TRIPS cũng dựa trên những nguyên tắc củaWTO Bên cạnh đó, kết quả chính của TRIPS là việc áp dụng các nguyên tắc
của GATT trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại Do đó, có
thể khẳng định rằng, những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS là sự cụthể hoá những nguyên tắc của GATT và WTO trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ ban của Hiệp định TRIPS như:
sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng côngnghiệp để tài đi sâu phân tích các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định gồm
các nguyên tắc sau:
2.1 Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc ( MEN - Most Favoured Nations):
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 4 Hiệp định TRIPS Đây là
nguyên tắc được xem là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất và là nguyên tắc
nền tảng của GATT va WTO; theo đó, bdo dam cho sự bình đẳng trong đối
xử giữa các nước Thành viên bằng việc quy định rằng bất cứ sự uu đãi nào
được một nước Thành viên dành cho bất cứ nước nào khác phải được dành
ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các nước Thành viên khác Nguyêntắc này (được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại quốc tế) là một
nhân tố mới trong khuôn khổ sở hữu trí tuệ quốc tế Nếu hai hay nhiều nướcThành viên của TRIPS tham gia một thoả thuận có tiêu chuẩn bảo hộ cao hơntiêu chuẩn bảo hộ của TRIPS thì những nước này có nghĩa vụ phải dành sự
Trang 14Mặc dau vậy, cũng giống như chế độ MFN trong GATT va WTO,TRIPS vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) Những
ngoại lệ và miễn trừ này được qui định cụ thể tại Điều 4 của Hiệp địnhTRIPS.
2.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treament)
Nguyên tắc nay được phi nhận tại khoản 1 Điều 3 Hiệp định TRIPS:
“Môi Thành viên phải chấp nhận cho các công dân cua các thành viên khác
sự đối xử không kém thiện chí hơn so với sự đối xứ của thành viên đó đối vớicông dân của mình trong việc bao hộ sở hữu trí tuể`
Day là nguyên tac cơ sở của tất cả các Công ước quốc tế về sở hữu trí
tuệ, cũng được nêu tại Điều 3 của GATT Song trong khuôn khổ các Côngước về sở hữu trí tuệ, nguyên tắc này chỉ áp dụng cho các chủ thể quyền chứ
không áp dụng đốt với hàng hoá như trong GATT
Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ, theo đó, các thành
viên có thể dựa vào để miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ Hiệp định TRIPS Cáctrường hợp ngoại lệ được qui định cụ thể trong: Công ước Paris về bảo hộquyền sở hữu công nghiệp, Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học
nghệ thuật, Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, tổ chức phát sóng
truyền hình và Hiệp ước Washington về bảo hộ mạch tích hợp
Các nghĩa vụ đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc nêu trên đâykhông áp dụng cho các thủ tục quy định trong các Thoa ước đa phương được
ký kết dưới sự bảo trợ của WIPO liên quan đến việc đạt được và duy trì hiệulực bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ
Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên, Hiệp định TRIPS còn qui định một
số nguyên tắc khác: như nguyên tắc về sự cân bằng giữa bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ và lợi ích của công chúng và xã hội; các vấn đề có tính nguyên tắcliên quan đến vấn đề thực thi Hiệp định TRIPS trong pháp luật quốc giathành viên
3 Nội dung của Hiệp định TRIPS:
Ngoài các nguyên tắc, Hiệp định TRIPS điều chỉnh những nội dung sau đây:
I Đối tượng bao hộ
2 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Trang 153 Ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp.
4 Các qui định chuyển tiếp.
5 Các qui định về tổ chức.
Trong các nội dung đó đề tài tập trung phân tích cụ thể nội dung thứ
nhất đó là các đối tượng được bảo hộ theo Hiệp định TRIPS Cụ thể:
Thứ nhất: Đôi tượng bao hộ:
Hiệp định qui định 7 đối tượng của sở hữu trí tuệ:
- Ban quyền và các quyền liên quan:
Đặc trưng cơ bản của các điều khoản về bản quyền là ở chỗ các nước
thành viên phải tuân thủ các qui định thuộc phạm vi luật nội dung của Công
ước Berne, được sửa đổi bổ sung bởi Định ước Paris năm 1971 (cụ thé là các
điều 1-21 của Công ước Berne năm 1971) và các Phụ lục kèm theo Công
ước Berne qui định các vấn đề như đối tượng bảo hộ, thời hạn bảo hộ tối
thiểu, các quyền được chuyển giao và một số hạn chế được phép đối với các
quyền này Tuy nhiên, theo TRIPS các nước thành viên không có quyền hoặcnghĩa vụ bảo hộ các quyền về tinh thần của tác giả - tức là nghĩa vụ ngăn
ngừa các hành vi làm sai lệch hoặc sửa đổi các tác phẩm của họ mà hậu quả
là din đến làm tổn hại về danh dự hoặc uy tín của họ (tác giả)
Các chương trình máy tính cũng được bảo hộ giống như các tác phẩm
văn học nghệ thuật trong công ước Berne Các cơ sở dữ liệu cũng được bao
hộ nếu cách chọn và sắp xếp đữ liệu biểu thi tính sáng tạo về trí tuệ Các dữ
liệu và tài liệu được lưu giữ trong các cơ sở (dữ liệu) này thì không được bảo
hộ, tuy nhiên bản thân chúng (các đữ liệu, tài liệu) có thể được hưởng sự bảo
hộ về bản quyền
Tác giả các chương trình máy tính và đạo diễn các chương trình phátthanh (ghi âm) phải được quyền cho phép hoặc cấm việc (thuê) sử dụng công
khai mang tính chất thương mại các tác phẩm của họ Tác giả phim cũng có
quyền tương tự như vậy nếu việc (thuê) sử dụng sẽ dẫn đến việc sao chép
một cách rộng rãi các tác phẩm mà hậu quả làm tổn hại đến quyền được bảo
hộ của họ
Trang 16Thời hạn bảo hộ tối thiểu đối với tác phẩm văn học nghệ thuật là 50
năm kể từ lúc công bố hoặc hoàn thành Đối với người biểu diễn, đạo diễn
các chương trình phát thanh, ghi âm là 50 năm được tính từ năm biểu diễnhoặc ghi 4m.
- Nhan hiéu hang hoa:
So với Công ước Paris, Hiệp định TRIPS có một số qui định mới bổ
sung, trong đó có định nghĩa về nhãn hiệu hang hoá tại Điều 15 Hiệp định
Hiệp định cũng qui định rõ bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ mangnhãn hiệu hàng hoá không ảnh hưởng tới khả năng được đăng ký nhãn hiệuhàng hoá đó, pháp luật không bảo hộ bản chất đó mà chỉ bảo hộ tên gọi, ký
hiệu, hình ảnh dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cơ sở này với cơ sở
khác, không phụ thuộc vào bản chất của chúng tốt hay xấu, có chất lượng
hay không có chất lượng.
Trên cơ sở điều 6bis công ước Paris (1967) TRIPS đề cập đến nhãn
hiệu hàng hoá nổi tiếng Theo đó, xác định một nhãn hiệu hàng hoá có nổi
tiếng hay không phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu hàng hoá đó trong bộ
phận công chúng có liên quan, kể cả danh tiếng tại nước thành viên tương
ứng của Hiệp định đạt được nhờ hoạt động quảng cáo nhãn hiệu hàng hoáđó.
Thời hạn bảo hộ tối thiểu là 7 năm và được quyền gia hạn vĩnh viễn
- Chỉ dân địa lý:
Được quy định tại Điều 22 khoản 1 Hiệp định TRIPS Như vậy, tên gọi
xuất xứ hàng hoá là dấu hiệu để phân biệt những sản phẩm cùng loại nhưng
không phải để phân biệt những sản phẩm cụ thể giữa những nhà sản xuất với nhau, mà là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm ở một nước, một địa phương hay
một khu vực nhất định có chất lượng đặc thù với những sản phẩm cùng loại
được sản xuất ở những khu vực, địa phương hay nước khác không có tính
chất, chất lượng đặc thù như vậy Tên gọi xuất xứ hàng hoá không do một tácgia nào tạo nên, mà được hình thành từ những yếu tố tự nhiên, lịch sử và quá
trình người địa phương sản xuất ra sản phẩm đặc trưng đó Tên gọi xuất xứ
hàng hoá không thuộc riêng chủ sở hữu nào và cũng không ai được độc
quyền sử dụng Tất cả các chủ thể sản xuất, kinh doanh tại địa phương đều
14
Trang 17có quyền yêu cầu cấp văn bảng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá cho sản
phẩm của mình
Tên gọi xuất xứ hàng hoá được xem là một đối tượng đặc biệt của
quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ Sự đặc biệt này chứa đựng
hai thuộc tính:
- Chỉ din nguồn gốc địa lý của hàng hoá;
- Chất lượng, uy tín, đặc đính khác của hàng hoá chủ yếu do xuất xứđịa lý quyết định (khí hậu, đất dai, con người, nghề nghiệp truyền thống)
Như vậy, các chỉ dẫn địa lý nhằm thông báo cho người tiêu dùng rằng
một hang hoá nào đó “có chất lượng, uy tín và các đặc tính khác” mà về “cobản là nhờ xuất xứ địa ly của hang hoá đó” Vì vay, các nước không đượccho phép đăng ký nhãn hiệu có những chỉ dẫn có thể gây nhầm lẫn về xuất
xứ địa lý của hàng hoá
Nhằm bổ sung cho quy định này, Điều 23 Hiệp định đã chỉ rõ sự cầnthiết của những biện pháp pháp lý để các bên liên quan ngăn ngừa việc sử
dụng một chỉ dẫn địa lý của các rượu vang cho những loại rượu vang không
bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó hoặc sử dụng chỉ dẫnđịa lý của rượu mạnh cho những loại rượu mạnh không bắt nguồn từ lãnh thổ
tương ứng với chi din địa lý đó
Hiệp định cũng quy định, không bắt buộc một nước thành viên phải áp
dụng quy định của mình cho một chỉ dẫn địa lý của một nước khác dùng chohàng hoá hoặc dịch vụ nếu chỉ dẫn đó trùng với thuật ngữ mà theo ngôn ngữ
phổ thông trong lãnh thổ nước thành viên đó có nghĩa là tên gọi thông
thường của hàng hoá, dịch vụ đó
: Kiểu dáng công nghiệp:
Hiệp định TRIPS không đưa ra định nghĩa về kiểu dáng công nghiệp.
Theo điều 25 khoản 1 Hiệp định TRIPS, các nước thành viên có nghĩa vụ bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp được tạo ra một cách độc lập, mới hoặc có tínhnguyên gốc Kiểu dáng công nghiệp không được coi là mới hoặc nguyên gốc
nếu nó không khác co bản với kiểu dáng hoặc tập hợp các đặc điểm tao dang
của kiểu dang đã biết Các nước thành viên cũng có thể qui định không bảo
Trang 18hộ các loại kiểu dáng mà đặc tính định hình của nó chỉ đơn thuần là các yếu
tố mang tính kỹ thuật, vận hành
Điều 26 khoản | qui định các nước thành viên có nghĩa vụ dành cho
chủ sở hữu kiểu đáng công nghiệp được bảo hộ quyền ngăn cấm không cho
bên thứ ba sản xuất, bán hoặc nhập khẩu, nhằm mục đích thương mại, cácmặt hàng sao chép toàn bộ hoặc phần lớn kiểu dáng được bảo hộ mà không
được sự đồng ý của chủ sở hữu đó Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là
10 năm.
: Patent (văn bằng sáng chê):
Hiệp định TRIPS không đưa ra khái niệm cụ thể về sáng chế; tuy
nhiên tại Điều 27 có quy định các tiêu chuẩn bảo hộ một sáng chế Theo đó,
những ý tưởng về một giải pháp sẽ được đăng ky dưới hình thức một văn
bằng sáng chế (bất kể đó là sáng chế là sản phẩm hay quy trình thuộc mọi
lĩnh vực công nghệ) nếu thoả mãn các điều kiện sau:
- Có nội dung mới
- C6 trinh d6 sang tao
- Có kha nang dé áp dung trong công nghiệp
Văn bang sáng chế được cấp va thụ hưởng các quyền phat sinh từ bang
sáng chế không phụ thuộc vào nơi tạo ra sáng chế và không phụ thuộc vào
việc hàng hoá là hàng nhập khẩu hay hàng được sản xuất trong nước Nếu
một sáng chế của một công dân nước thành viên ra đời ở một quốc gia khôngthuộc WTO, thì sáng chế đó vẫn được bảo hộ tại các quốc gia trong khuônkhổ WTO
Tuy nhiên, khái niệm patent trong phạm vi bảo hộ của Hiệp định cũng
có những giới hạn nhất dinh,.Theo đó, những sáng chế sau đây mặc du cónhững dấu hiệu nêu trên, song không được cấp patent:
1) Những sáng chế cần phải bị cấm khai thác nhằm mục dich thương mại trong lãnh thổ của các nước thành viên để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người và động
vật, thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường, với
điều kiện là những ngoại lệ đó được quy định không chi vì lý do duy nhất làviệc khai thác các sáng chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăn cấm
Trang 192) Các phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại
khoa để chữa bệnh cho người và động vat;
3) Thực vật và động vật không phải là các chủng vi sinh (các tổ chức
hữu cơ siêu nhỏ), va các quy trình san xuất thực vật và động vật, chủ yếumang tính chất sinh học và không phải là các quy trình phi sinh học hoặc vị
sinh Tuy nhiên, các nước thành viên phải bảo hộ giống cây bằng hệ thốngpatent hoặc bang một hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai
thiết kế bố trí mạch tích hợp
Nghĩa vụ bảo hộ thiết kế bố trí được áp dụng cho các thiết kế bố trí
mới, có tính sáng tạo, lần đầu tiên, theo nghĩa là chúng là kết quả của lao
động sáng tạo trí tuệ của người thiết kế mà không trùng hoặc không giống
với sản phẩm hiện hành cùng loại Đặc quyền bao gồm quyển tái tạo, nhậpkhẩu, bán và phân phối nhằm mục đích thương mại
Thời hạn bảo hộ ít nhất là 10 năm kể từ ngày đăng ký hoặc ngày đầu tiên sử dụng với mục đích thương mại, tuỳ từng trường hợp cụ thể.
- Thông tin bí mat: Theo Hiệp định TRIPS, các thông tin bí mật như bí
quyết thương mại, bí quyết kỹ thuật, phải được bảo hộ nhằm tránh việc công
bố hoặc thụ đắc theo “cách thức trái với hoạt động thương mại trung thực”
Theo khoản 2 Điều 39 TRIPS, một thông tin được coi là bí mật và sẽduoc bdo hộ khi có đây đủ các điều kiện sau:
Trang 20- Trong mọi trường hợp, được người kiểm soát thông tin đó giữ bí mật
bang những biện pháp thích hợp
Để đảm bảo chống cạnh tranh không lành mạnh một cách có hiệu quả
như qui định tại điều I0bis Công ước Paris (1967), các thành viên phải bảo
hộ bí mật thương mại và các dữ liệu theo các qui định tại điều 31 khoản |Hiệp định TRIPS.
Đối với các dữ liệu thử nghiệm dược phẩm và sản phẩm hoá nông được các hãng nộp cho Chính phủ để chứng minh tính an toàn và tính hiệu quả của các sản phẩm đó có các thành phần hoá chất mới , Hiệp định yêu cầu các Chính phủ phải bảo hộ để các dữ liệu đó không bị sử dụng trong thươngmại một cách không lành mạnh
* Thứ hai: Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định TRIPS qui định các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ rất
cụ thể Hiệp định yêu cầu các nước phải bảo đảm rằng các thủ tục thực thi
quyền sở hữu trí tuệ phải được quy định trong luật quốc gia, trong đó có
những biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm và
những biện pháp tư pháp nhằm ngăn chặn không để các hành vi xâm phạm
tiếp diễn Cách thức áp dụng các thủ tục này không được tạo ra các hàng rào
đối với thương mại hợp pháp và phải bảo đảm chống lại sự lạm dụng chính
các thủ tục này
Các thủ tục này phải công bằng và hợp lý, không được làm phức tạp
hoá một cách không cần thiết hoặc gây tốn kém và không thể bị giới hạn về
mặt thời gian một cách bất hợp lý hoặc bi trì hoấn không có bảo dam
Hiệp định TRIPS thiết lập những tiêu chuẩn tối thiểu cho các thủ tục Các thủ tục có thể là thủ tục hành chính hoặc thủ tục xét xử (mặc dù các bên
trong mỗi vụ khiếu kiện đều có quyền yêu cầu toà án xem xét lại các quyết
định hành chính cuối cùng)
Các quyết định được trao cho các bên một cách kịp thời và phải dựavào các chứng cứ mà các bên đều đã có cơ hội được trình bày ý kiến
Hiệp định TRIPS qui định việc thực thi theo cả đường dân sự và hình
sự Đối với các vụ án dân sự, các cơ quan xét xử phải kết hợp các thủ tục và
các biện pháp chế tài đã được qui định Toà án có thẩm quyền ra lệnh đình chỉ hành vi xâm phạm, dừng việc nhập khẩu, ra lệnh bồi thường thiệt hại, ra
18
Trang 21lệnh bồi thường các chi phí cho chủ sở hữu, trong đó có thể bao gồm cả các
khoản chỉ phí luật sư thích hợp, ra lệnh cung cấp chứng cứ (phối hợp với quiđịnh bảo hộ thông tin bí mật), xử lý việc các bên từ chối không cho phép tiếp
cận chứng cứ phù hợp mà không có lý do chính đáng, và xử lý những chủ sở
hữu nào lạm dụng các thủ tục thực thi
Hiệp định TRIPS buộc các nước thành viên phải cho cơ quan xét xử có
thẩm quyền ra lệnh áp dụng các biên pháp tam thời một cách nhanh chóng
và có hiệu quả để ngăn ngừa vi phạm, để ngăn chặn không cho hàng hoá bịnghị ngờ xâm phạm vào lưu thông thương mại và giữ gìn chứng cứ thích hợp.
Người yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời phải cung cấp đầy đủ chứng
cứ để chứng minh rang mình là chủ sở hữu và làm cho toà án tin rằng vi
phạm đang xảy ra và có thể sắp xây ra Toà án phải có thẩm quyền yêu cầu
chủ thể quyển nộp một khoản bao đảm (hoặc một khoản bao chứng tươngđương) để bảo vệ quyền của bị đơn và ngăn ngừa sự lạm dụng các thủ tục bồi
thường tạm thời
Hiệp định TRIPS cũng đề cập đến vấn đề thực thi tại Biên giới , cácnước phải ban hành các thủ tục hải quan cho phép chủ sở hữu nào có những
căn cứ hợp lý nghi ngờ việc nhập khẩu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hàng hoá
hoặc hàng hoá xâm phạm bản quyền sắp xảy ra được nộp đơn cho các cơ
quan có thẩm quyền (hành chính hoặc cơ quan xét xử) yêu cầu các cơ quanhải quan tạm giữ hàng hoá không cho đưa vào lưu thông thương mại tự do
Những hàng hoá xâm phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ khác cũng bị ápdụng theo các quy định bao hộ này Bên yêu cầu thực thi tại cơ quan hải
quan phải cung cấp một bản mô tả chỉ tiết về hàng hoá xâm phạm Đối vớimột số loại hàng hoá nhất định bị khiếu kiện là xâm phạm, chủ hàng phải có
quyền nhận hàng sau khi đã nộp một khoản bảo đảm đủ để bồi thường chochủ thể quyền, nếu sau đó bị kết luận là xâm phạm quyền
Cơ quan hành chính có thẩm quyền phải có quyền ra lệnh tiêu huỷ
hoặc xử lý hàng hoá xâm phạm, nhưng những lệnh đó có thể bị xem xét lại
theo thủ tục xét xử
Các nước phải qui định các thủ tục và hình phạt hình sự để áp dụng ít
Trang 22tù, phạt tiền hoặc cả hai loại hình phat đủ để ngan chặn hành vi xâm phạm
tương đương với các tội phạm khác có mức độ nghiêm trọng tương ứng
Ngoài những hành vi xâm phạm bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá, các nước
có thể qui định các hình phạt hình sự đối với các hành vi xâm phạm nếu hành
vi xâm phạm đó là do cố ý và với qui mô thương mại
* Thứ ba: Vấn đề ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp:
Theo Hiệp định TRIPS các nước phải công bố các văn ban qui phạmpháp luật và các quyết định hành chính hoặc xét xử cuối cùng có hiệu lực ápdụng chung đối với các đối tượng của Hiệp định TRIPS Các nước cũng phảithông báo các văn bản pháp luật và các quyết định hành chính hoặc xét xử
cuối cùng áp dụng chung đối với các đối tượng cho Hội đồng TRIPS để giúp
Hội đồng đánh giá việc thi hành Hiệp định
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Thoả thuận về các qui tắc và thủ
tục giải quyết tranh chấp của GATT 1994 (điều XXII-XXHD được áp dụng
cho Hiệp định TRIPS, nếu không có qui định cụ thể khác trong Hiệp định.
Tuy nhiên, các qui định của GATT 1994 (điểm 1b va Ic điều XXIII) không
áp dụng cho hiệp định TRIPS trong thời hạn 5 nam.
* Thứ tu: Các qui định chuyển tiếp:
ất cả các nước có một năm tính từ ngày WTO có hiệu lực để thi hành
các quy định của Hiệp định TRIPS
Các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi
từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do và
đang tiến hành cải tổ cơ cấu hệ thống sở hữu trí tuệ và gặp những khó khăn
đặc biệt trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, đượcphép hoãn thi hành trong vòng 4 năm tiếp theo, trừ các quy định về đối xử tối
huệ quốc và đối xử quốc gia
Các nước đang phát triển có thêm 5 năm nữa để thực hiện các cam kết
về patent của TRIPS trong những lĩnh vực mà các nước này không có quy
định về bảo hộ patent sản phẩm vào ngày áp dụng Hiệp định TRIPS (chẳng
hạn như đối với dược phẩm và hoá chất nông nghiệp ở một số nước đang
phát triển)
Trang 23Các nước kém phát triển có thời hạn 10 năm kể từ ngày áp dụng Hiệpđịnh TRIPS để thí hành các cam kết của Hiệp định TRIPS (trừ các quy định
về đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc) và có thể được gia hạn tiếp Bởi vì tất cả các nước có ít nhất một năm chuyển tiếp để thi hành các cam kết của Hiệp định TRIPS, thời hạn chuyển tiếp dành cho các nước kém phát triển là
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO là tổ chức quốc tế liên chính phủ
có trụ sở tại Geneva Thuy sỹ Đây là một trong 16 tổ chức chuyên môn của
hệ thống các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc WIPO chịu trách nhiệm đối
với việc xúc tiến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn cầu thông qua các
hoạt động hợp tac giữa các quốc gia, và là tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm
quản lý các điều ước quốc tế đa biên khác nhau liên quan đến các khía cạnhpháp lý và hành chính của sở hữu trí tuệ Đã có hơn 160 quốc gia là thành
viên phải tuân theo các qui định của các Hiệp định của WIPO Ngoài ra, có
khoảng 10 quốc gia khác tuy chưa phải là thành viên WIPO nhưng đã tự
nguyện cam kết tuân theo các hiệp định của WIPO Hệ thống các văn bảnpháp luật về sở hữu trí tuệ của WIPO khá lớn: Công ước Paris 1883 về bảo
hộ sở hữu công nghiệp (được xem xét lại năm 1967 và sửa đổi lần cuối năm
1979), công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật (được
xem xét lại năm 1971 và sửa đổi năm 1979), Công ước Rome về bảo hộngười biểu diễn, người đạo diễn các chương trình phát thanh, Hiệp định về sở
hữu trí tuệ lên quan đến mạch tích hợp (IPIC) được thông qua tại
Washington 1989
Tuy nhiên, việc bao hộ quyền sở hữu công nghiệp theo các công ước,
hiệp định trên vẫn chưa đầy đủ, chưa toàn diện về nhiều phương diện cơ bản
Chang hạn, thành viên của các Công ước này rất đa dạng, nhưng không bao gồm hết tất cả các nước thành viên của WTO Thêm nữa một số qui chuẩn
chung, quan trọng như thời han bao hộ sáng chế chưa được qui định Đó là lý
do tại sao cần phải xây dựng một cơ chế phù hợp và hữu hiệu nhằm thực thi
Trang 24quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh giữacác nước trong lĩnh vực này.
Từ thực tế nêu trên, phát sinh nhu cầu cần thiết phải qui định một hệ
thống các quyền và nghĩa vụ trong một công cụ quốc tế đa phương có hiệu
lực pháp lý bat buộc nhằm không những chi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, ma
còn giảm thiểu những hạn chế, lệch lạc trong thương mại quốc tế nói chung.
Do vậy, WTO (Tổ chức thương mại thế giới là tổ chức quốc tế chỉ hoạtđộng chuyên về các vấn đề liên quan đến các qui tắc của thương mại toàn
cầu liên quốc gia) đã có Hiệp định TRIPS, bổ sung một số lượng đáng kể các
tiêu chuẩn bảo hộ mới hoặc tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn các điều ước quốc tế
của WIPO,
Nghiên cứu so sánh nội dung của TRIPS và các Hiệp định của WIPO
về sở hữu trí tuệ, chúng ta nhận thấy:
Thứ nhất: Các qui định tương ứng trong các Điều ước quốc tế của
WIPO về sở hấu trí tuệ có điểm tương đồng và có điểm khác biệt cơ bản với
các qui định của Hiệp định TRIPS và đặc biệt có rất nhiều điểm mới hoặc chưa có trong các Điều ước quốc tế này đã được đưa vào TRIPS Cụ thể:
a Về các qui định chung và các nguyên tắc cơ bản:
- O phần I của TRIPS ( gồm 8 diéu ) qui định cdc qui phạm chung và các
nguyên tắc cơ bản về sở hữu trí tuệ
- _ Các tiêu chuẩn nằm trong phần I của TRIPS - nguyên tắc quốc tịch - đó cũng là các tiêu chuẩn tương tự đã được ghi nhận trong Công ước Paris,Công ước Berne, Công ước Rome
99
- Các điều ước quốc tế nói trên đã định nghĩa thuật ngữ “sở hữu trí tuệgiống nhau, đó là “tất cả các loại sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng từ mục |đến mục 2 phần II của TRIPS” Các Tinh vực khác của sở hữu trí tuệ
(chẳng hạn các giải pháp hữu ích) không thuộc phạm vi điều chỉnh củaTRIPS.
- TRIPS đặt ra yêu cầu sử dụng “đãi ngộ quốc gia” (NT) và “đãi ngộ tối
huệ quốc” (MEN) Như đã biết qui định NT được Công ước Paris, Công
ước Berne coi là nguyên tắc cơ bản của sở hữu trí tuệ TRIPS tiếp nhận
NT theo đúng tinh than của Công ước Paris và Công ước Berne Ngoài ra
Trang 25TRIPS cồn bổ sung nguyên tac MEN với tư cách là nguyên tác cơ bản của
TRIPS Trong khi đó Công ước Paris và Công ước Berne thì không có qui
định về MEN Tuy vậy TRIPS cũng đặt ra ngoại lệ đối với nguyên tắc
MEN, theo đó các quyền liên quan không đề cập trong TRIPS trongnhững điều kiện nhất định được bảo hộ theo những thoả thuận quốc tế
khác sẽ lập tức được các nước thành viên TRIPS khác thụ hưởng nếu nó
đưa lại lợi ích cho các nước này.
- TRIPS còn qui định các nguyên tắc NT, MEN sẽ không áp dụng đối với
các thủ tục do các điều ước quốc tế đa biên được ký kết theo tinh thần của
WIPO liên quan đến việc thủ đắc hoặc duy trì quyền sở hữu trí tuệ
- TRIPS dat ra yêu cầu các quốc gia thành viên thông qua các biện pháp
nhằm bảo hộ sức khoẻ công chúng và nguồn dinh dưỡng, khuyến khíchphát triển quyền sở hữu trí tuệ vì lợi ích công cộng cũng như ngăn ngừa
sự lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ và vận dụng thực tiễn nhằm hạn chế vô
lý thương mại hoặc hiệu quả thiết thực của việc chuyển giao công nghệquốc tế Cả công ước Paris và công ước Berne đều có chứa đựng những
tuyên bố tương tự nhưng không có văn bản nào khẳng định các quốc giakết ước có thể áp dụng các biện pháp phù hợp với yêu cầu của công ước
Paris hoặc Berne như được ghi nhận trong TRIPS để ngăn ngừa việc lạm
dụng quyền sở hữu trí tuệ
b Về quyền tác giả và các quyển liên quan:
Phần I của TRIPS duoc áp dụng cho cả các quyền tác gid và quyềnliên quan Các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan (ngoài các quy
định chung ở phần I) được quy định trong 6 điều (từ điều 9 đến điều 14) Ởđây có thể thấy sự khác biệt trong từ dùng để chỉ cùng một khái niệm TRIPSdùng từ “related rights” (quyền liên quan) để chỉ khái niệm “neibouring
rights” (quyền kề cận) vẫn thường được WIPO sử dụng trong các tài liệu của
mình, đó là quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất chương trình và quyền
của các tổ chức phát sóng
Điều 10 TRIPS đặt ra vấn đề bảo hộ chương trình máy tính và các sưu
tập dit liệu Theo đó các chương trình máy tính phải được bảo hộ như tác
Trang 26vực văn học, khoa học và nghệ thuật không kể chúng tồn tại đưới dạng hoặc
` ⁄ a VÀ A2 VN
hình thức thể hiện như thé nao
Đối với các sư tập dữ liêu, Điều 10 khoản 2 TRIPS có qui định được
bảo hộ như chương trình máy tính theo qui định của quyền tác giả
Một điểm mới nữa của Hiệp định TRIPS, đó là quyền cho thuê, quyềnnày không có trong qui định của Công ước Berne
Ngoài ra, khi nghiên cứu về thời hạn bảo hộ theo Điều 12 Hiệp định
TRIPS, chúng ta thấy trong một số trường hợp thời hạn bảo hộ tối thiểu theo TRIPS sẽ dài hơn thời hạn bảo hộ tối thiểu theo Công ước Berne (nhất là khi
sử đụng quy định về “công bố bản sao hợp pháp tác phẩm cho công chúng”);
và cũng có trường hợp thời hạn bảo hộ tối thiểu theo công ước Berne có thể dài hơn thời hạn bảo hộ tối thiểu theo TRIPS (nhất là khi trình diễn tác phẩm
cho công chúng).
- _ Đối với người biểu diễn:
Hiệp định TRIPS quy định người biểu diễn được ngăn cấm các hành vi ghi âm buổi biểu diễn trực tiếp (live performance) chưa được ghi âm (điều 14
khoản 1), trong khi đó điều 7.1 điểm b của công ước Rome lai bảo hộ bất cứ
chương trình biểu diễn nào.
Đối với việc phát sóng truyền thông buổi biểu diễn đến công chúng thì
qui định cua Hiệp định TRIPS đặt ra phạm vi quyền bảo hộ rộng hơn quiđịnh của Công ước Rome Quy định này không được đề cập đến trong công,
ước Rome, nhưng được qui định cụ thể tại Điều 14 khoản 4 TRIPS, do vậy,
nghĩa vụ phát sinh từ quy định này của TRIPS là nghĩa vụ mới đối với nhữngnước tham gia công ước Rome, và theo Điều I4 khoản 5 TRIPS thì thời hạnbảo hộ nhìn chung đài hơn thời hạn bảo hộ tương ứng của công ước Rome
c Về nhấn hiệu thương mại
TRIPS có định nghĩa (còn công ước Paris thì không có) các dấu hiệu
có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng
hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác Về khả năng được đăng ký và quyền ưu
tiên, công ước Paris đặt ra khả năng được đăng ký nhãn hiệu và quyền ưu tiên chỉ đối với hàng hoá (cho dù nhãn hiệu dịch vụ cũng có thể được bảo
hộ), trong khi đó TRIPS quy định khả năng đăng ký nhãn hiệu cả hàng hoá
và dịch vụ cũng như quyền ưu tiên của hai lĩnh vực thương mại đó Về thời
24
Trang 27han bao hộ, TRIPS quy định thời hạn ban đầu và thời hạn của mỗi lần gia
hạn là không ít hơn 7 năm Trong khi đó công ước Paris không quy định rõ
ràng như vậy.
d Chi dan dia lý:
Điều 22 TRIPS có định nghĩa chi dẫn dia lý Trong khi đó, công ướcParis không có định nghia thế nao là chi dẫn địa mà lại sử dụng hai thuật ngữ
khác nhau là “chỉ dẫn nguồn gốc” và “tên gọi xuất xứ” mà cả hai thuật ngữnày cũng không được định nghĩa TRIPS đặt ra vấn để bảo hộ bổ sung đối
với rượu vang và nước hoa không xuất xứ tại nơi được ghi trong chỉ dẫn địa
lý Trong khi đó công ước Paris không có quy định này
đ Về thiết kế kiểu dáng công nghiệp
Hiệp định TRIPS và công ước Paris đều đặt ra yêu cầu phải bảo hộ
thiết kế kiểu dáng công nghiệp, tuy vậy điều kiện bảo hộ của TRIPS có khác
với quy định của công ước Paris TRIPS còn có quy định đặc biệt về bảo hộ
thiết kế sản phẩm dệt may Về thời hạn bảo hộ, TRIPS quy định không ít hon
10 năm, trong khi đó công ước Paris lại không quy định thời hạn này
e Về sáng chế:
Nhiều quy định ở TRIPS về phần này không có trong công ước Paris
Ví dụ như thời hạn bảo hộ sáng chế Ngoài ra, TRIPS còn đặt ra việc bảo hộgiống cây trồng mới bằng một hệ thống văn bằng bảo hộ hoặc bằng các quy
định của pháp luật trong nước phù hợp với yêu cầu quốc tế
s Bao hộ thiết kế bố trí mạch tích hop:
Việc bảo hộ các thiết kế bố trí mạch tích hợp theo Hiệp định TRIPSđược xây dựng trên cơ sở các qui định của Hiệp định Washington về sở hữu
trí tuệ đối với mạch tích hợp dưới sự bảo trợ của WIPO Hiệp định này được
ký năm 1989 nhưng đến nay (2002) vẫn chưa có hiệu lực thi hành So với
Hiệp định Wasinhton, Hiệp định TRIPS đã bổ sung thêm một số điều khoản
liên quan, đặc biệt qui định thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp ítnhất là 10 năm
Trang 28h Về các thông tin không được tiết lộ:
Công ước Paris không có quy định này, ngoại trừ ở điều 10 bis có nóiđến việc chống mọi hành vi cạnh tranh trái với thực tiễn lành mạnh về hoạtđộng thương mại và công nghiệp.
Thứ hai: Hiệp định TRIPS luôn có mối quan hệ gắn bó va chặt chẽ vớicác điều ước quốc tế của WIPO
Như đã trình bày trên đây, Hiệp định TRIPS được xây dựng trên cơ sở
các Công ước quốc tế hiện hành có liên quan đến sở hữu trí tuệ như Côngước Paris (1967) về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Công ước Berne (1971) về
bảo hộ các tác phẩm van học nghệ thuật, Công ước Rome (1961) về bảo hộ
người trình diễn, người sản xuất băng đĩa ghi âm và các tổ chức phát thanh
truyền hình, Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến mạch tổ hợp (1989)
ý tưởng cơ bản của TRIPS là không đưa ra toàn bộ các quy định mới mà sửdụng những Công ước đã có về quyền sở hữu trí tuệ làm khởi điểm Vì vậy,
TRIPS có mối quan hệ rất gắn bó và chặt chẽ với các Công ước này
Mối quan hệ đó được thể hiện qua một số điều của Hiệp định Cụ thể:
- Đối với phần | của TRIPS được áp dung cho cả quyền tác giả và quyềnliên quan Các vấn đề này được qui định trong 6 điều (từ Điều 9 đến Điều
14)
Điều 9 Hiệp định TRIPS qui định: “Các thành viên phải tuân thủ các
điều từ Điều J đến 21 của Công ước Berne năm 1971 và Phụ lục đính kèm
theo Công ước đó Tuy vậy, các thành viên không có quyền hoặc nghĩa vụtheo Hiệp định này đối với các quyền được qui định tại hoặc phát sinh từ
Điều 6bis của Công ước do"
Đối với các phần II.II.và IV của Hiệp định này, các Thành viên phải
tuân theo các Điều từ 1 đến 12 và Điều 19 của Công ước Paris (1967)
Không một quy định nào trong các phần từ I đến IV của Hiệp định này
làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đang tồn tại mà các Thành viên có thể có
đối với nhau theo Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome và Hiệpước về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp
Riêng về mối quan hệ giữa Hiệp định TRIPS với Công ước Berne và
Công ước Rome về quyền tác giả và các quyền có liên quan, các nước tham
Trang 29gia vẫn bị ràng buộc bởi những quy định của Công ước Berne và Công ướcRome ngay cả sau khi trở thành Thành viên của TRIPS Các nước Thành viêncủa TRIPS không bị yêu cầu phải tham gia Công ước Berne, nhưng thừa
nhận những nghĩa vụ của Công ước này (trừ điều 6 bis) Công ước Romekhông được đưa vào TRIPS mà chỉ được đề cập ở một số quy định nhất định;
ví dụ: nguyên tắc đối xử quốc gia được thừa nhận, nhưng chỉ đối với nhữngquyền được quy định trong Hiệp định TRIPS Điều này dẫn đến tình trạng là
có những nước đồng thời là Thành viên của TRIPS, Công ước Berne và Côngước Rome; song cũng có những nước là Thành viên của TRIPS mà không
phải là Thành viên của Công ước Berne và Công ước Rome, nên chỉ phải
tuân thủ những quy định của hai Công ước này được TRIPS đề cập tới
Tóm lại, Hiệp định TRIPS là một trong những kết quả quan trọng nhấtcủa Vòng đàm phán Urugoay về Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại GATT Có thể coi đây là thoả thuận về sở hữu trí tuệ toàn diện đầu tiên
được ký kết bởi hầu hết các quốc gia tham gia quan hệ thương mại quốc tếnhằm thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với hầu hết các loại quyền sở hữu
trí tuệ (ca các qui định về nội dung và các qui định về thực thi)
Việc nghiên cứu một cách toàn diện và thấu đáo các khái niệm cơ bản,các nguyên tắc chung, các nội dung của Hiệp định TRIPS về lĩnh vực sở hữu
trí tuệ trong khuôn khổ WTO nhằm phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tếquốc tế của Việt nam trong giai đoạn hiện nay
ll MỨC ĐỘ TƯƠNG THÍCH CUA CÁC CHẾ ĐỊNH PHÁP LUAT
CÓ LIEN QUAN CUA VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TRIPS:
Ở Việt nam quyền sở hữu trí tuệ là lĩnh vực mới mẻ và đây phức tạp.
Ngay cả thuật ngữ “quyển sở hữu trí tuể” cũng mới chi được ghi nhận chính
thức ở nước ta từ năm 1995 cùng với việc ban hành Bộ luật dan sự (BLDS)
Tuy nhiên, phù hợp với bản chất của Nhà nước và chế độ mới cũng
như phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội thì ý tưởng về việc bảo
hộ sự sáng tạo của các nhà trí thức đã được hình thành ngay từ Hiến pháp
1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vàsau này được tiếp tục ghi nhận ngày càng rõ hơn ở các bản Hiến pháp 1959,
1980, 1992 Điều 60 Hiến pháp 1992 khẳng định:
Trang 30“Cong dân có quyển nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng
chế, sáng kiến cai tiến kỹ thuật, hop ly hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn
học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác Nhà nước bảo hộquyền tác gid, quyền sở hữu công nghiệp”
Tuy nhiên, các qui định trong Hiến pháp thường mang tính khái quát
rất cao, rất khó thực hiện nếu không có các văn bản pháp luật chuyên biệt
khác cu thể và chi tiết hoá Do vậy, từ năm 1981 đến nay nhà nước ta đã ban
hành rất nhiều các văn bản luật và dưới luật để chỉ tiết hoá các qui định bảo
hộ có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ Có thể nói trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ,
nhà nước ta đã xây dựng được một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh
để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này
Hiện nay, Việt nam đã tham gia một số Hiệp định của WIPO, đó là
Công ước Paris 1883 về sở hữu công nghiệp, Thoả ước Madrit 1891 về đăng
ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Công ước Stockhom về thành lập WIPO vàHiệp ước về bằng sáng chế 1970 Hàng loạt văn kiện khác của WIPO, cũng
như bản thân TRIPS Việt nam chưa tham gia Tuy vậy, Việt nam có Bộ luật
đân sự và các văn bản dưới luật qui định khá đầy đủ và đáp ứng đa số các
yêu cầu mà TRIPS đặt ra đối với các nước thành viên
Nghiên cứu so sánh các qui định của TRIPS và các qui định của pháp
luật Việt nam về quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta thây, một số qui định của
pháp luật Việt nam còn thiếu hoặc có qui định nhưng chưa rõ ràng Cụ thể:
1 Về các qui định chung va cóc nguyên tac cơ ban:
- Phần ITRIPS qui định các qui định chung và các nguyên tắc cơ bản về
sở hữu trí tuệ Theo qui định của phần I TRIPS, nguyên tắc quốc tịch
được coi là nguyên tắc cơ bản về sở hữu trí tuệ Qui chế đãi ngộ quốc gia(NT), qui chế đãi ngộ tối huệ quốc (MEN) phải được sử dụng với tính
cách là các qui chế pháp lý cơ ban mà các quốc gia thành viên TRIPS
phải tuân theo, trừ một số ngoại lệ nhất định theo các điều ước quốc tế đa
biên hiện hành mà quốc gia thành viên TRIPS tham gia
- So sánh với qui định của pháp luật Việt nam về sở hữu trí tuệ cho thấy:
Thứ nhất: về cơ ban, pháp luật Việt nam đã có nhiều qui định phù hợpvới qui định chung của TRIPS Tuy vậy, còn nhiều vấn đề chưa được qui
Trang 31định rõ như nguyên tac quốc tịch trong bao hộ sở hữu trí tuệ, chưa có điều
khoản nào khẳng định Việt nam sẽ áp dụng qui chế MEN hay NT trong quan
hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài mà chỉ nói chung là: “theo qui định
của pháp luật Việt nam và các điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc
tham gia” (điều 836, 837, 838 Bộ luật dân sự)
Thứ hai: TRIPS dat ra mối quan hệ chặt chẽ giữa TRIPS và các điều
ước quốc tế của WIPO, nhiều quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên
TRIPS được xử lý theo các qui định của WIPO Trong khi đó Bộ luật dân sự
và các qui định khác của pháp luật Việt nam chưa đủ rõ hoặc chưa có các qui
định tương tự (ví dụ qui định về bảo hộ thiết kế mạch tích hợp, về chương
trình tín hiệu vệ tinh đã được mã hoa)
Thứ ba: Pháp luật Việt nam chưa có những qui định ngoại lệ trong bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ như qui định của điều 3 khoản 1, điều 4, 5, 6, 8 của
TRIPS Bộ luật dân sự chỉ có diéu 749 về các tác phẩm không được bảo hộ,
điều 760, 761 về giới hạn quyền tác gia, điều 787 về các đối tượng sở hữu
công nghiệp không được nhà nước bảo hộ, và một số qui định khác với phạm
vị hẹp.
Thứ tu: pháp luật Việt nam không có định nghĩa thuật ngữ “sở hữu tri
tuệ”, “quyền tác giả”, các định nghĩa khác cũng chưa thật phù hợp với cácđịnh nghĩa trong TRIPS, chưa có định nghĩa va qui định thế nào là quyền
kinh tế mà chỉ nói đến quyền tài sản (theo điều 188 Bộ luật dân sự), là quyền
trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao lưu dân sự kể cả
quyền sở hữu trí tuệ
Trong khi đó Điều 1 khoản 2 TRIPS có định nghĩa “sở hữu trí tuệ là
tất cả đối tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các mục từ 1 đến 7 của phần I TRIPS”.Phần II TRIPS liệt kê từ mục 1 đến 7 các đối tượng sau: bản quyền và các
quyền liên quan, nhẫn hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý, (kiểu dáng) thiết kếcông nghiệp, patent, thiết kế bố trí mạch tích hợp, các thông tin bí mật
2 Cac qui định liên quan đến quyền tac giỏ vờ cóc quyền liên
quan:
2.1 Quyền tác giả:
Trang 32Theo Hiệp định TRIPS, dối tượng của quyền tác gia được bảo hộ cơbản là trên cơ sở các qui định của Công ước Berne Ngoài ra, theo Điều 10TRIPS qui định các chương trình máy tính dù trong dạng mã nguồn hay mã
máy đều phải được bảo hộ như tác phẩm viết theo Công ước Berne
Theo pháp luật Việt nam, đối tượng của quyền tác giả được qui địnhtại Điều 747 BLDS và hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định số 76/CP(29/11/1996)
thì tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được Nhà nước bảo hộ quyền tác
giả phải là bản gốc, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện, chất lượng
của tác phẩm
Như vậy, pháp luật Việt nam cơ bản là phù hợp với các qui định của
TRIPS Tuy nhiên, pháp luật Việt nam chưa có các điều khoản tương ứng vớicác qui định của TRIPS về bao hộ chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu
Điểm quan trọng là các qui định của TRIPS về quyền tác giả liên quan đến
Công ước Berne, mà Việt nam lại chưa tham gia Công ước này
2.1.2 Quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm:
Các quyền được hưởng của tác giả, chủ sở hữu theo Hiệp định TRIPSgồm toàn bộ các quyền cơ bản trong Công ước Berne 1971 và các quyền này
được 4p dụng tương ứng cho chương trình máy tính (trừ quyền tinh thần)
Ngoài ra, Điều 11 TRIPS còn bổ sung thêm quyền cho thuê, quyền nàykhông có trong Công ước Berne
Theo pháp luật Việt nam các quyền trên được qui định trong BLDS, cụ thể:
- _ Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân
và tài sản sau:
+ Quyền nhân thân:
q Dat tên cho tác phẩm,
b Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật
hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;
ÉP, Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác
phẩm của mình;
d Cho hoặc không cho người khác sử dung tác phẩm của minh;
Trang 33e, Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép
người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.
+ Quyền tài sản:
a Được hưởng nhuận but;
b._ Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dung;
ic Được hưởng lợi ich vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác
phẩm dưới các hình thức sau đây:
- Xuất bản, tái bản, trưng bay, triển lam, biểu diễn, phát thanh,
truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh;
- Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể;
- Cho thué
d Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà minh là tác giả, trừ
trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ.”
- Đối với tác giả không đông thời là chủ sở hữu tác phẩm
Theo Điều 752 khoản 1 BLDS thì chủ thể này có các quyền nhân thân
đối với tác phẩm mà mình là tác giả bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;
- Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người
khác sửa đổi nội dung tác phẩm
Điều 752 khoản 2 ghi nhận tác gia không đồng thời là chủ sở hữu tác
phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả Đó là:
- Được hưởng nhuận bút;
- Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
- Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp
tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ
Các quyền trên của tác giả luôn được pháp luật Việt nam bảo hộ Tuy
nhiên trong một số trường hợp pháp luật Việt nam còn qui định giới han
quyền tác giả Giới hạn quyền tác giả được hiểu là quyền của các cá nhân, tổ
Trang 34chức được phép sử dụng tác phầm đã công bố, phổ biến của người khác mà
không phải xin phép, không phải trả thù lao nhưng phải ghi hoặc nhắc tên tácgiả và nguồn gốc tác phẩm với điều kiện tác phẩm đó không bị cấm sao chụp
và việc sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng
đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợikhác của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm
Như vậy, pháp luật Việt nam qui định các quyền mà tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm được hưởng cơ bản là phù hợp với TRIPS, nhưng có một điểmkhác là pháp luật Việt nam qui định quyền công bố, phổ biến hoặc cho ngườikhác công bố, phổ biến tác phẩm của mình là quyền nhân thân mà theo Hiệp
định TRIPS đây là quyền tài sản
2.1.3 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
Vấn đề này được qui định tại Điều 12 Hiệp định TRIPS Theo phápluật Việt nam thì thời hạn bảo hộ được qui định tại Điều 776 BLDS và Điều
14 Nghị định 76/CP Theo đó:
- _ Các quyền nhân thân của tác giả qui định tại các điểm a, b và đ khoản |Điều 751, khoản | Điều 752 BLDS được bảo hộ vô thời hạn
- Các quyển nhân thân qui định tại điểm c, đ khoản 1 Điều 751 và các
quyển tài san qui định tại khoản 2 Điều 751, khoản 2 Điều 752 BLDS
được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả
chết Riêng các tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình, vi-đi-ô, tác
phẩm di cao thời hạn bảo hộ 50 năm được tính kể từ ngày tác phẩm đượccông bố lần đầu tiên
- _ Đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh thì quyền
tác giả thuộc Nhà nước; nếu trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày tác phẩm
được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác gia, thì thời hạn bảo hộquyền tác giả được tính từ ngày xác định được tác giã
Theo qui định đó, thời hạn bảo hộ quyền tác giả của pháp luật Việt
nam có khác với qui định của TRIPS, trong nhiều trường hợp là dài hơn thời
hạn qui định trong Hiệp định TRIPS
Trang 352.2 _ Các quyền Liên quan:
Điều 14 khoản | Hiệp định TRIPS qui định về các quyền của ngườibiểu diễn, Điều 14 khoản 2 qui định về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm,
Điều 14 khoản 3 qui định quyền của các Tổ chức phát sóng.
Theo pháp luật Việt nam:
Đối với người biểu dién các quyền của họ được qui định tại Điều 775
BLDS:
- Được giới thiệu tên khi biểu diễn
- _ Được bảo hộ hình tượng biểu dién không bị xuyên tac.
- Cho hoặc không cho người khác phát thanh, truyền hình trực tiếp chương
trình biểu diễn của mình tại nơi đang biểu diễn, trừ trường hợp phát
thanh, truyền hình có tính chất tường thuật những sự kiện thời sự hoặcnhằm mục đích sử dung trong giảng day
- Cho hoặc không cho người khác ghi âm, ghi hình chương trình biểu diễn
và làm các bản sao để phổ biến
- _ Hưởng thù lao từ việc cho người khác sử dụng chương trình biểu diễn của
mình, nếu việc sử dụng nhằm mục đích kinh doanh
- _ Yêu cầu cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền của mình chấm dứt hành vi
xâm phạm, xin lỗi, cải chính sông khai và bồi thường thiệt hại
$
Đối với tổ chức sản xuất béng - đĩa âm thanh, băng - đĩa hình, quyềnđối với sản phẩm của họ được quj định tại điều 777 BLDS:
- Cho hoặc không cho nhân bản, phát hành sản phẩm.
- _ Hưởng lợi khi sản phẩm được sử dụng
Các quyền trên được bảo hộ trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày đĩa âm thanh, băng-đĩa hình được phổ biến lần đầu tiên.Trong thời hạn bảo
băng-hộ, tổ chức được chuyển giao quyền của tổ chức sản xuất băng-đĩa âm thanh,băng - đĩa hình tiếp tục hưởng các quyền này cho đến khi hết thời hạn bảohộ.
Đối với tổ chức phát thanh, truyền hình, thì các quyền của tổ chức này
được qui định tại Điều 779 BLDS
- Cho hoặc không cho phát lại chương trình
Trang 36- Cho hoặc không cho làm các bản sao chương trình nhằm mục dích kinh
doanh
Các quyền của tổ chức phát thanh, truyền hình được bảo hộ trong thờihạn 50 năm, kể từ ngày chương trình phát thanh, truyền hình được phát lần
đầu tiên Trong thời hạn bảo hộ, tổ chức được chuyển giao quyền của tổ chức
phát thanh, truyền hình được tiếp tục hưởng các quyền đó cho đến hết thời
hạn bảo hộ
Qua các điều này cho thấy, pháp luật Việt nam không giống các điều
khoản tương ứng với các qui định của TRIPS về quyền ghi và quyền truyền
tới công chúng các chương trình phát thanh, truyền hình, qui định về quyền
cho thuê bản ghi âm, qui định về quyền truyền tới công chúng chương trình
biểu diễn các tác phẩm kịch, nhạc kịch, âm nhạc
Về thời hạn bảo hộ: Điều 14 khoản 5 của Hiệp định TRIPS qui định
về thời hạn bảo hộ đối với các quyền liên quan
Theo pháp luật Việt nam, thời hạn bảo hộ đối với tổ chức phát thanh, truyền hình được bảo hộ trong thời hạn là 50 năm kể từ ngày chương trình
phát thanh, truyền hình được phát lần đầu tiên (TRIPS qui định ít nhất là 20năm).
Như vậy, pháp luật Việt nam không có các qui định tương ứng với qui
định của TRIPS về quyền liên quan, chưa có qui định về thời hạn bảo hộ đối
với người biểu diễn (TRIPS qui định người biểu diễn được bảo hộ ít nhất là
50 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch mà buổi biểu diễn được tiếnhành).
3 Cac qui định liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp:
- Về nhãn hiệu thương mại:
Đối tượng này được qui định từ Điều 15 đến điều 21 TRIPS Pháp luậtViệt nam qui định tại diéu 785 BLDS, Điều 6 Nghị định 63/CP, Điều | điểm
4 Nghị định 06/2001/NĐ-CP cơ bản phù hợp với các yêu cầu của TRIPS vềnhãn hiệu thương mại
- Về chỉ dân địa lý:
Điều 22-24 TRIPS qui định khá chi tiết về chi dẫn địa lý Pháp luật
Việt nam theo Điều 10 Nghị định 54/ 2000/NĐ-CP đã qui định về tên gọi
34
Trang 37xuất xứ hàng hoá theo tinh thần của Công ước Paris 1967 về bảo hộ sở hữu
công nghiệp, có hẹp hơn qui định của TRIPS Ngoài ra, pháp luật Việt nam
chưa có qui định đốt với chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang, rượu mạnh, nướchoa.
- Về thiết kế kiểu dáng công nghiệp:
Điều 26, 27 TRIPS đặt ra một số qui định mới so với Công ước Paris
1967, trong khi đó pháp luật Việt nam theo Điều 784 BLDS, Điều 5 Nghị
định 63/CP lại được xây dựng trên cơ sở Công ước Paris 1967, pháp luật Việt
nam qui định không rõ ràng về bảo hộ thiết kế kiểu đáng hàng đệt may, cũngnhư điều kiện bảo hộ các thiết kế kiểu dáng công nghiệp
- Về sáng chế:
Được qui định tại Điều 27 - 34 TRIPS Theo pháp luật Việt nam, sángchế được qui định tại Điều 782 BLDS, Điều 4 Nghị định 63/CP và Điều |
điểm 3 Nghị định 06/2001/NĐ-CP Đối chiếu các điều khoản này chúng ta
thấy pháp luật Việt nam đã có các qui định cơ bản phù hợp với TRIPS Tuyvậy, việc bảo vệ giống cây trồng mới không được bảo hộ theo hệ thống van
bằng sáng chế mà theo Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của
Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới
- Về bảo hộ các thiết kế bố trí mạch tích hợp: (IPIC):
Điều 35 - 38 TRIPS qui định khá chi tiết vấn đề này Pháp luật Việtnam chưa có qui định nào về bảo hộ IPIC theo qui định của TRIPS hoặc theoqui định của Hiệp định năm 1989 về IPIC
- Về bảo hộ thông tin không được tiết lộ:
Điều 39 TRIPS qui định khá cụ thể Vấn đề này ở Việt nam được qui
định trong Điều 6 khoản | Nghị định 54/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2000 vềbảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý,tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liênquan đến sở hữu công nghiệp, cơ bản phù hợp với yêu cầu của TRIPS
- Về thủ tục liên quan đến việc xác lập và duy trì các quyền sở hitu trí tuệ vàthủ tục hành chính về huỷ bỏ hiệu lực quyền sở hữu trí tệ
Theo khoản 5 Điều 62 Hiệp định TRIPS, các quyết định hành chínhcuối cùng liên quan đến thủ tục xác lập, và duy trì quyển sở hữu công
Trang 38nghiệp, thủ tục hành chính về huỷ bỏ hiệu lực quyền sở hữ trí tuệ, các thủ tụchành chính về việc phản đối, huy bỏ, đình chỉ hiệu lực quyền sở hữu công
nghiệp theo yêu cầu của các bên đều có thể bị xem xét lại tại cơ quan tư pháp
(toà án) hoặc cơ quan tương đương với cơ quan tư pháp Tại Điều 32 Hiệpđịnh TRIPS thì mọi qui định huỷ bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực sáng chế đều có
thể bị xem xét lai tại cơ quan tư pháp
Theo pháp luật Việt nam, tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ ánhành chính, thì quyết định xác lập, duy trì, huỷ bỏ hiệu lực quyền sở hữucông nghiệp và quyết định huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực quyền sở hữu côngnghiệp theo yêu cầu của các bên liên quan, cũng như mọi quyết định hành
chính khác có thể bị kiện trước toà hành chính hoặc bị khiếu nại với cơ quan
cấp trên trực tiếp của Cục sở hữu công nghiệp là Bộ khoa học, công nghệ vàmôi trường sau khi đã khiếu nại với Cục trưởng Cục sở hữu công nghiệp Tuynhiên, quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ khoa học, công nghệ
và môi trường là quyết định cuối cùng về vấn đề tương ứng và sẽ không bịkiện trước toà hành chính.
Như vậy, qui định của pháp luật Việt nam chưa phù hợp với qui địnhcủa TRIPS chúng ta cần cân nhắc để sửa đổi vấn đề này.
4 Cac qui định liên quan đến thục Thi quyền sở hữu trí tuệ vò giỏi quyết tranh chap:
Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS được qui
định từ Điều 41 đến 61 của Hiệp định Theo các qui định này, để thực thi
quyền sở hữu trí tuệ Hiệp định đã sử dụng rất nhiều các biện pháp như: biện
pháp dân sự, hành chính, hình sự, các biện pháp tạm thời và các biện pháp
kiểm soát biên giới
Ở Việt nam chưa có một văn bản chung thống nhất qui định về thựcthi quyền sở hữu trí tuệ, mà các vấn đề này được qui định trong một số văn
bản, cụ thể:
- Vé biện pháp xử lý hành chính: có Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày
6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp, Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin.
Trang 39- Ve biện pháp xử lý hình sự: có Luật hình sự ngày 21/12/1999 (có hiệu lực
ngày 1/7/2000) Trong đó có 3 điều luật: Điều I31-Tội xâm phạm quyềntác giả Điều 170 - Tội vi phạm qui định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp, hình phạt cao nhất là 7 năm tù, Điều 171 - Tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp với hình phạt có thể lên tới 3 năm tà.
Kèm theo hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị áp dung một hoặc
nhiều hình phạt bổ sung
- Bién pháp khởi kiện dân sự hoặc hành chính: Quyền sở hữu trí tuệ là
quyền dân sự của chủ thể, do vậy, khi các quyền này bị xâm phạm chủ
thể quyền áp dụng Điều 12 BLDS để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bảo vệ quyền dân sự cho mình Các chủ thể đó cũng có quyền yêu
cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính đối với các quyết định
hành chính và vi phạm hành chính theo qui định tại Điều 33 Nghị định số76/CP và một số điều của Nghị định 63/CP
Qua các qui định trên, pháp luật Việt nam có nhiều điểm tương đồng
với Hiệp định TRIPS, đồng thời còn nhiều điểm chưa phù hợp với qui định
của TRIPS Luật Hải quan năm 2001 đã có một số qui định rất chung về thực
thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới (mục 5 chương IID) Tuy vậy, qui định
này cũng cần tiếp tục được cụ thể hoá Việt nam đang xây dựng các văn bản
liên quan đến việc bồi thường thiệt hại trong vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy vậy, qui trình tố tụng trong nước vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu giải
quyết tranh chấp trong lĩnh vực này
Tóm lại, việc so sánh một cách có hệ thống và toàn điện các qui định
của Hiệp định TRIPS với các qui định của pháp luật Việt nam về quyền sở
hữu trí tuệ, để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và những điểm chưa phù
hợp của pháp luật Việt nam với TRIPS sẽ là cơ sở để chúng ta đưa ra các
phương hướng và biện pháp để bổ sung, sửa đổi pháp luật Việt nam cho phù
hợp với Hiệp định TRIPS và đồng thời cũng là cơ sở để hoàn thiện pháp luật
Việt nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay
Trang 40Ill MỘT SỐ KIÊN NGHỊ NHAM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG DIEU KIỆN HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ:
Vấn đề hoàn thiện pháp luật đòi hỏi phải xem xét tới nhiều yếu tố gắn
bó chặt chẽ với nhau, trong đó cần chú ý đến, thứ nhất là pháp luật và thứ hai
là thực thi pháp luật
Do vậy, để hoàn thiện pháp luật Việt nam về sở hữu trí tuệ trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi có một số kiến nghị về phương
hướng và các biện pháp sau đây:
1 Phương hướng chung:
Hiện nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt nam được bảo hộbởi một hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành Hệ thống pháp luật đó, mặc dù phần lớn đã đáp ứng
được sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đẩy mạnh
công cuộc hội nhập, nhưng cũng đã và đang bộc lộ một số điểm bất cập, cần
phải khắc phục sửa đổi, bổ sung theo phương hướng:
Cần hoàn thiện pháp luật Việt nam về sở hữu trí tuệ trong thời gian từ
nay đến 2010 theo hướng hội nhập với các qui định của quốc tế, mà trướctiên là các qui định của WIPO và WTO, các qui định của các cam kết song
phương và đa phương, chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trítuệ, phát huy sức mạnh nội lực của Việt nam trong lĩnh vực nay
2 Biện phap:
Thứ nhất: Tham gia mot số điều ước quốc tế quan trọng của WIPO và WTO
Trước tiên lua chọn để tham gia theo thứ tự ưu tiên các điều ước quốc
tế đa biên sau:
- _ Công ước Berne 1971 về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Công ước Geneva 1971 về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm, chống sự
sao chép trái phép
- Công ước Bruxelle 1974 về bảo hộ tín hiệu mang chương trình mã hoá
truyền qua vệ tinh
- _ Công ước UPOV về bảo hộ giống thực vật mới
38