TS NGUYEN HIỀN PHƯƠNG (Chủ biên)
[UẬT/BAO HIỂM XÃ HOI
HN
Trang 2MÃ SỐ: TPC/K- 16 - 08
1371-2016/CXBIPH/01-125/TP
Trang 3TS NGUYÊN HIỀN PHƯƠNG
(Chủ biên)
BÌNH LUẬN KHOA HỌC
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUAT BAO HIẾM XÃ HỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THỨ VIEN TRƯỜNG ĐẠI Họa HẦU HA NỘI PHONG MUON 210.3 4.7
NHA XUAT BAN TU PHAP
HA NOI - 2016
Trang 4Chủ biên: TS NGUYÊN HIEN PHƯƠNG
Tập thể tác giả:
PGS TS TRAN THỊ THUY LAM Chuong VI, VIII
TS NGUYEN HIEN PHUONG Chuong IV, V TS DO THỊ DUNG Chương VII, XI
TS NGUYEN XUAN THU Chương IX
Th§ HÀ THỊ HOA PHƯỢNG Chương III, XI
ThS DOAN XUAN TRUONG Chuong I, X ThS PHUNG THỊ CAM CHAU Chuong II
ThS TRAN THI KIEU TRANG Chuong XIII
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 20/11/2014, Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông
qua Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 58/2014/QH13), với 9 chương, 125 điều Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ra đời thay thế cho Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2006, trở thành văn bản quy phạm pháp luật quan
trọng, điều chỉnh chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyên và trách nhiệm cua người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, đồng thời hỗ trợ xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hoà, ổn định trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Trên quan điểm kế thừa va sửa đổi các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, đồng thời pháp điển hoá các quy định hiện
hành, bổ sung các quy định mới, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
được nhìn nhận là luật tương đối hoàn thiện, chứa đựng nhiều quy định căn bản khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2006 Đồng thời, đưa vào lĩnh vực an sinh xã hội
cũng như đưa vào đời sống xã hội những nội dung mới mang tính khuôn mẫu, những định hướng, tinh than mới, thé chế hoá được quan điểm, đường lối của Đảng về quyền con người, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phát huy đức tính cần cù, trí tuệ và tâm huyết của người Việt Nam trong lao động sản xuất, công tác, góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang 6Để góp phần giúp độc giả, đặc biệt là người lao động, người
sử dụng lao động, cán bộ công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức
làm việc trong các cơ quan nhà nước có liên quan hiểu rõ hơn, sâu
sắc hơn các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trong việc vận dụng
vào công việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Nhà xuất
bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội” do nhóm tác giả là giảng viên,
nguyên giảng viên Bộ môn Luật lao động, Trường Đại học Luật HàNội biên soạn.
Tran trọng giới thiệu cùng ban doc!
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP
Trang 7Phần thứ nhất
NHUNG VAN DE CHUNG VE
LUAT BAO HIEM XA HOI
Trang 8Phan thứ nhất Những van dé chung về Luật Bảo hiểm xã hội
Chương I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA
LUAT BẢO HIẾM XÃ HOI VIỆT NAM
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phan thu nhập của người lao động (NLD) khi họ bị mat hoặc giảm thu nhập do 6m dau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính
do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà
nước theo pháp luật, nhăm bảo đảm an toàn đời sống cho NLD va gia đình họ, đồng thời góp phan bảo dam an toàn xã hội Ở Việt Nam,
nguồn gốc của BHXH bắt nguồn từ sự ra đời và thực hiện các quỹ
tương thân, tương ái, gan liền với cộng đồng làng xã, nhằm cưu mang, giúp đỡ những người gặp phải rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống Day là cơ sở dé Nhà nước phong kiến đề ra những sắc luật phù
hợp, áp dụng trong toan quốc, như lập các quỹ dự phòng thông qua
thuế đề tổ chức khám, chữa bệnh cho dân khi có bệnh dịch, đói kém, mắt mùa Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, những người
làm việc trong bộ máy cai trị của Pháp cũng được hưởng một số chế độ BHXH như hưu bồng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Day là những cơ sở đầu tiên cho sự hình thành pháp luật về BHXH sau này Điều này cho thấy, xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống nên cần thiết xuất hiện nhu cầu điều chỉnh pháp luật về BHXH Ở nước ta, có thể
khái quát sự hình thành và phát triển của Luật BHXH thông qua một số giai đoạn như sau:
Trang 9Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
1 Giai đoạn trước năm 1995
1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960
Khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã rất
quan tâm đến các chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH đối
với NLD nói riêng Trong thời kỳ đó, mặc dù nền tài chính của quốc gia
hết sức eo hẹp, kinh tế nghèo nàn, nhưng ngày 03/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 54-SL ấn định những điều kiện cho công chức về hưu và sau đó là Sắc lệnh số 105-SL ngày 14/6/1946 về việc cấp hưu bổng cho những công chức bị về hưu do Sắc lệnh ngày 03/1 1/1945
và những công chức tự ý xin rút lui, và tăng từ 6% đến 10% tiền hưu
-liễm trừ vào lương công chức Đây chính là những văn bản pháp luật đầu tiên quy định quyền lợi, mức hưởng hưu trí của công chức, khang định
nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH, đồng thời, cũng quy định trách
nhiệm bảo hộ của Nhà nước đối với quỹ BHXH.
Dé hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động trong thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ký Sắc lệnh số 29-SL ngày 12/3/1947
quy định những giao dịch về việc làm công giữa chủ lao động, cả người
Việt Nam và người nước ngoài, với công nhân Việt Nam làm tại các
xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điểm và các nhà làm nghề tự do; Sắc lệnh số 188-SL ngày 29/5/1948 quy định về phụ cấp gia đình, phụ cấp
khu vực khí hậu xấu, phụ cấp khu vực tiền tuyến, chế độ thai sản cho công chức nit; Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về Quy chế công chức Việt Nam và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 về Quy chế công
nhân giúp việc Chính phủ Ngày 06/12/1958, Thủ tướng Chính phủ ký
Nghị định số 523-TTg ban hành chế độ trợ cấp đài hạn cho quân nhân
tình nguyện đã phục viên từ ngày hòa bình lập lại đến nay bị bệnh kinh
niên tái phát 6m, yêu không còn khả năng lao động
Nhìn chung, các mức bảo hiểm trong giai đoạn này khá thấp, chủ
yếu mang tính trợ cấp cho NLĐ khi già yếu, mất sức lao động từ nguôn ngân sách nhà nước, chưa có nguôn quỹ riêng cho BHXH nên
Trang 10Phan thứ nhất Những van dé chung về Luật Bảo hiểm xã hội
mức hưởng còn mang tính bình quân, găn với thời gian tham gia
kháng chiến của các đối tượng trên, chưa được hoạch định lâu dài.
Các khoản chi về hưu trí và mat sức lao động còn “lẫn” với tiền lương
nên rất khó khăn cho việc tính toán, mặt khác, chính sách BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện, 100% nguồn chi lay từ ngân sách nhà nước.
1.2 Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1994
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), số lượng cán bộ,
công nhân, viên chức Nhà nước (bao gồm tất ca những NLD trong các
khu vực hành chính sự nghiệp, t6 chức đoàn thé, các xí nghiệp quốc
doanh) đã chiếm số lượng đáng kế trong xã hội Trước tình hình nay,
ngày 27/12/1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời
về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước kèm theo
Nghị định số 218-CP Theo quy định của Điều lệ, các chế độ BHXH
được áp dụng với các đối tượng là công nhân, viên chức Nhà nước và
lực lượng vũ trang Trong điều lệ quy định nguồn để chỉ trả các chế độ BHXH trong ngân sách nhà nước trên cơ sở đóng góp của xí nghiệp và do Nhà nước cấp Điều lệ BHXH cũng ghi nhận 6 chế độ BHXH là: 6m dau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mat sức lao động, hưu trí và tử tuất cho công nhân, viên chức Các chế độ đãi ngộ về BHXH trong Điều lệ tạm thời này chủ yếu dựa vào nguyên tặc
phân phối theo lao động nhằm khuyến khích mọi người tăng cường kỷ luật lao động, đây mạnh sản xuất.
Từ năm 1975, chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong
cả nước Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mat sức lao động va tử tuat, cùng với các chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp.
Năm 1985, khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 235-HDBT
về cải cách chế độ tiền lương (lần thứ nhất) thì cũng ban hành đồng bộNghị định số 236-HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung một số chế độ,chính sách về thương binh và xã hội Trong thời kỳ này, đối tượng
Trang 11Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
tham gia BHXH vẫn xác định là công nhân, viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang Tuy nhiên, SỐ lượng tham gia đã tăng lên nhiều
sO với giai đoạn trước Năm 1985, đã có khoảng 12% lực lượng xã
hội thuộc diện được hưởng BHXH' Chính sách BHXH trong giai đoạn nay đã mở rộng đối tượng phủ hợp với nền kinh tế tập trung
bao cấp, xác định các chế độ BHXH tương đối hợp lý, xác định
mức đóng góp của người sử dụng lao động (NSDLĐ) cao hơn để
bảo đảm nguồn chi Tuy nhiên, những tồn tại của nền kinh tế tập trung bao cấp cũng thê hiện rõ như chưa phân biệt được chức năng
quản lý nhà nước với quản lý nghiệp vụ BHXH, còn gộp vào chính
sách BHXH để thực hiện cả chính sách ưu đãi xã hội, mức hưởng cao gần bằng mức lương khi NLĐ đang làm việc và việc thu bảo hiểm chưa được thực hiện triệt để nên ngân sách nhà nước phải tài
trợ ngày càng nhiều cho quỹ BHXH.
Năm 1993, Nhà nước tiếp tục cải cách tiền lương (lần thứ hai)
theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường như xóa bỏ bao cấp, tiền tệ hóa tiền lương và các đơn vị kinh tế phải hạch toán thu chi triệt dé hơn Điều đó cũng dẫn đến các quy định về BHXH bước đầu có sự thay đối Sự thay đổi này được cu thé hóa trong Nghị định số 43-CP
ngày 22/6/1993.
2 Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật Lao
động (BLLD), Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995,trong đó Chương XII quy định những nguyên tắc chung nhất vềBHXH Như vậy, từ ngày 01/01/1995 trở đi, pháp luật về BHXH
chính thức được ban hành Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Lao động
-Thương binh và Xã hội và liên Bộ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ BHXH, trong đó có hai văn bản chủ đạo là Nghị định sô 12-CP ngày 26/01/1995 của
http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/newscategory/252/bhxh_vn.htm
Trang 12Phan thứ nhất Những van dé chung về Luật Bảo hiểm xã hội
Chính phủ về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội và Nghị định số 19-CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thong nhất các tô chức BHXH ở trung ương và địa phương thuộc hệ thong Lao động - Thuong binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dé giúp Thủ tướng Chính phủ chi
đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện thống nhất các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật Cũng trong thời gian này, thực
hiện Nghị định số 45-CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ
quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, các bộ phận làm công tác BHXH Quân đội nhân dân (sau này là BHXH Bộ Quốc phòng) và BHXH Công an nhân dân đã được kiện toàn, nhân sự và tổ
chức thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, chịu sự hướng dẫn và quản lý về nghiệp vụ của BHXH Việt Nam.
Trong thời kỳ này, Nhà nước quy định về chính sách BHXH
nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phan ồn định đời sống cho NLD và gia đình trong các trường hợp ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiép, mat viéc lam, gap rủi ro hoặc các khó khăn khác Cac loại hình BHXH bat buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho NLĐ được hưởng các chế độ BHXH thích hợp Đặc điểm cơ bản của thời kỳ này
là đối tượng tham gia BHXH được mở rộng, tạo sự bình đăng giữa
những NLĐ ở các thành phân kinh tế khi tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH; tăng nhanh độ bao phủ về an sinh xã hội (ASXH); hình
thành quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước từ đóng góp của
NLD, NSDLD và sự hé trợ của Nhà nước; quỹ BHXH được quan lý
tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, được Nhà nước bảo hộ.
Sau khi Luật sửa đôi, bổ sung một số điều của BLLĐ được thông
qua (2002), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CPngày 09/01/2003 về việc sửa đổi, bố sung một số điều của Điều lệ
Trang 13Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và
ban hành Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 05/8/2003 về việc sửa đôi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công
an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ Đây là những văn bản thể hiện chính sách BHXH
của Nhà nước ta trong nên kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu của
NLD trong các thành phân kinh tế và theo các nguyên tac quốc tế
thông dụng.
Trong giai đoạn nay, đối tượng tham gia BHXH ngày càng được
mở rộng, không chỉ trong khu vực nhà nước mà tới tất cả những người
làm công trong các thành phần kinh tế, có quan hệ lao động từ ba
tháng trở lên Từ khi thành lập cơ quan BHXH Việt Nam (1995) chi
có 2,6 triệu người tham gia nhưng đến năm 2005 đã có khoảng 6 triệu
NLD tham gia BHXH Mặc dù thành tích đã đạt được trong việc phát
triển đối tượng tham gia BHXH là không thể phủ nhận nhưng so với
tiềm năng và nhu cầu xã hội thì tổng số NLĐ thực tế tham gia BHXH còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lực lượng lao động xã hội Nguyên nhân cơ bản nhất là hình thức BHXH tự nguyện - hình thức bảo hiểm mà bat kỳ NLD nào cũng có thé tham gia chưa được thực
hiện ở Việt Nam.
Cũng trong giai đoạn này, NLD được hưởng 5 chế độ BHXH:
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất Việc xác định mức hưởng gắn với mức đóng và thời gian đóng
bảo hiểm Quỹ BHXH được hình thành, độc lập với ngân sách nhà
nước Cơ quan BHXH được thành lập với chức năng độc lập về thu,
chi va quan lý quỹ BHXH, tách quản lý nhà nước va quan lý nghiệp
vụ BHXH một cách hợp lý Tuy vậy, sỐ lượng các văn bản pháp
? Hoàn thiện pháp luật về BHXH ở Việt Nam: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường,
Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Kim Phung chủ nhiệm dé tài; Nguyễn Xuân Thu
thư ký đề tài (2005).
Trang 14Phan thứ nhất Những vấn đề chung vê Luật Bảo hiểm xã hội
luật về BHXH quá nhiều, hiệu lực pháp luật chưa cao, có nội dung chưa thống nhất và chưa đồng bộ với các quy định trong hệ thống
pháp luật”
Trước nhu cau cấp thiết về việc hoan thiện pháp luật về BHXH, ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật BHXH và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 đôi với BHXH bắt buộc,
từ 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ 01/01/2009 đối với bảo
hiểm thất nghiệp Việc ban hành Luật chuyên ngành là bước phát triển vượt bậc trong xây dựng thé chế BHXH, đánh dấu thời kỳ mới có ý nghĩa hết sức quan trong trong tổ chức thực hiện BHXH theo Hiến
pháp và pháp luật một cách hiệu quả Các quy định của Luật BHXH
về cơ bản được kế thừa từ các quy định hiện hành và có phát triển một SỐ nội dung, đặc biệt là quy định lại loại hình BHXH tự nguyện (bao gôm chế độ hưu trí, tử tuất được quy định liên thông với BHXH bat
buộc) và bố sung loại hình bảo hiểm thất nghiệp Việc quy định cu thé
các chế độ trong BHXH tự nguyện được liên thông với BHXH bắt buộc đã tạo điều kiện để người dân tham gia và thụ hưởng chế độ hưu
trí khi về già, bảo đảm ASXH vẻ lâu dài Đặc biệt là việc thiết kế chính sách tuân thủ đúng nguyên tắc đóng - hưởng, có sự chia sẻ theo
nhóm đối tượng dé bảo đảm khả năng chi trả của quỹ BHXH (quy định mức tiền lương, tiền công đóng BHXH thấp nhất, bằng mức
lương tối thiểu chung, nhưng tối đa không quá 20 lần mức lương tối thiểu chung - nay là mức lương cơ sở đã khắc phục tình trạng mức
hưởng BHXH của một số trường hợp cao bat thường trước khi có Luật
BHXH) Hướng dẫn thực hiện Luật BHXH năm 2006 có khoảng 160
văn ban, bao gồm nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng
Chính phú, thông tư của các Bộ, ngành và hệ thông các văn bản hướng
3
Trang 15http://bhxhcamau.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/so-luoc-lich-su-phat-trien-chinh-sach-bao-hiem-Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
dẫn nghiệp vu’ Luật BHXH ra đời đã đánh dau một bước tiến quan
trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế
độ, chính sách BHXH, pháp điển hóa các quy định hiện hành và bố sung các chính sách BHXH phù hợp với quá trình chuyển đổi của nên
kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng
nguyện vọng của đông đảo NLĐ, bảo đảm ASXH và hội nhập quốc tế.
Hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật BHXH được
xây dựng, ban hành tương đối day đủ, kịp thời, bao đảm chất lượng,
tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện pháp luật về BHXH và đáp ứng các yêu cau đặt ra Hệ thống các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành BHXH được ban hành đây đủ và thường xuyên được
sửa đồi, hoàn thiện đáp ứng được yêu câu thực tế Sau hơn 7 năm thực hiện, Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phan nao cho
chính sách BHXH đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ góp phân thực hiện
mục tiêu ASXH của Nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách, chế độ về
BHXH cũng bộc lộ không ít các điểm bat hợp lý; tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp; chế tài xử phạt các vi phạm hành chính
trong lĩnh vực BHXH chưa đủ mạnh nên ý thức tuân thủ của người
tham gia chưa cao; tinh trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH còn phổ
biến gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyên lợi của NLD và hoạt động sinh lời của quỹ Những bất cập đó đặt ra nhu cầu cần đánh giá đầy đủ hơn chính sách, chế độ BHXH, từ đó chỉ ra những quy định pha
hợp cũng như những nội dung còn vướng mắc trong thực tế.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, để khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật BHXH 'iăm 2006, đồng thời thé chế hóa
được các quan điểm của Dang và Nhà nước về chính sách BHXH, phù
* http:/thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Luat-bao-hiem-xa-hoi-2006-71-2006-QHI
I-12985.aspx?tab=3
Trang 16Phân thứ nhất Những vẫn đề chung về Luật Bảo hiểm xã hội
hợp yêu cau phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, đáp ứng
được nguyện vọng của NLĐ, bảo đảm ASXH và hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội khóa XIII đã đưa Luật BHXH (sửa đôi) vào chương
trình xây dựng Luật và Pháp lệnh trong nhiệm kỳ khóa XII BHXH
Việt Nam đã chủ động tông kết đánh giá việc thi hành Luật BHXH
trên phạm vi cả nước dé kịp thời phát hiện những bất cập, những van
dé mới phát sinh trong tổ chức thực hiện, tông hợp trình Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật BHXH, sửa đổi, nghiên cứu, xây dựng Dự thảo báo cáo trình Quốc hội xem xét Ngày 20/11/2014, Luật BHXH năm 2014 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ tám thông
qua Luật gồm 09 Chương, 125 Điều, quy định chế độ, chính sách BHXH; quyên và trách nhiệm của NLD, NSDLĐ; cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan đến BHXH, tổ chức đại diện tập thé lao động, tổ
chức đại diện NSDLĐ; cơ quan BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện
BHXH và quản lý nhà nước về BHXH Về cơ bản, Luật BHXH năm 2014 đã tạo khung pháp lý nhằm điều chỉnh các chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn hiện nay; và đều hướng tới hai mục tiêu quan trọng là: mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách ASXH Đây được coi là cơ hội lớn với ngành BHXH trong việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế thời gian tới nhằm hướng đến mục tiêu mà Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 đã đề ra.
[TRUNG TÂM THONG TIN THU VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI
PHÒNG MUON 16.3 402
Trang 17Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
Chương 2
SỰ CAN THIET BAN HANH
LUAT BAO HIEM XA HOI NAM 2014
Bao hiểm xã hội là trụ cột quan trọng của ASXH, có nội dung
là sự bảo vệ của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình
thông qua việc huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợcap thong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất
nghiệp.” Ở Việt Nam, chính sách BHXH được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm từ rất sớm Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 54-SL ngày 03/11/1945 ấn định những điều kiện cho công chức về hưu, đánh dấu bước đầu tiên của chính sách BHXH Trải qua quá trình phát
triển, sau 62 năm, một đạo luật riêng về BHXH đã chính thức được
ban hành - Luật BHXH năm 2006, có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2007 Luật BHXH năm 2006 có 11 chương, 141 điều, quy
định về chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của NLD,
của cơ quan, tô chức, cá nhân tham gia BHXH; tô chức BHXH; quỹ
BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH Sự ra đời của luật này đã đánh dấu một bước tiễn quan trọng trong việc
xây dựng cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
BHXH phù hợp với quá trình chuyển đổi của nên kinh tế theo cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng của
đông đảo NLĐ, góp phân bảo đảm ASXH Mặc dù vậy, sau 7 năm thi hành, Luật BHXH năm 2006 đứng trước nhu cau thay đổi cấp thiết.
> Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội năm 1952 của Tổ chức Lao
động quốc tế.
Trang 18Phan thứ nhất Những van dé chung về Luật Bảo hiểm xã hội
Những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với việc phát triển ASXH nói chung, BHXH nói riêng trong tình hình mới; quy định mới của Hiện pháp năm 2013 và các luật có liên quan va các hạn ché, bat cập của Luật BHXH năm 2006 chính là những lý do căn bản đề Nhà nước ban hành Luật BHXH mới - Luật BHXH năm 2014.
1 Ban hành Luật BHXH năm 2014 nhằm thé chế hoá chi trương, đường lỗi của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với việc phát triển ASXH nói chung, BHXH nói riêng
Sau khi Luật BHXH năm 2006 có hiệu lực thi hành, Đảng ta đã
xác định con đường tương lai cho BHXH Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chap hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ghi: “Xây dựng hệ thống BHXH đa dạng và linh hoạt phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mở rộng các hình thức bảo hiém bắt buộc và bảo hiểm
tự nguyện; bồ sung, sửa đồi các chế độ BHXH còn bat hợp lý, bảo đảm quyên lợi của người tham gia BHXH; tách BHXH đối với khu
vực hành chính nhà nước ra khỏi khu vực doanh nghiệp, đơn vi sự
nghiệp và các lĩnh vực khác Điêu chỉnh lương hưu và trợ cap BHXH
theo cơ chế tạo nguồn, độc lập tương đối với chính sách tiền lương,
giảm dan phan hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; từng bước cải thiện đời song của người về hưu theo trình độ phát triển của nên kinh tế.”
Sau đó, Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục đặt ra một trong các nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2011 - 2015 là bao đảm ASXH; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thong BHXH, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo
vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội nhất là những đối tượng yếu thé dé bi ton thương”.”
Trang 19Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội 2011- 2020 ngày 16/02/2011 đã làm rõ hơn mục tiêu: “Phát
triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như BHXH, bảo hiểm thất nghiệp
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi dé NLD tiếp cận và tham gia
các loại hình bảo hiểm”.
Cùng với đó, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về một số van dé về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 khang dinh quan diém chi dao: “Hé thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tinh chia sé giữa Nha nước,
xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa
các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng” và đặt mục tiêu: “Phân đấu
đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.
Gần hơn, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 tiếp tục khăng định
những nội dung quan trọng:
- Vai trò, mục tiêu của BHXH trong hệ thống các chính sách xã hội nhằm hướng tới tăng cường nâng cao chất lượng cuộc sông của
người dân, thúc đây phát triển kinh tế - xã hội bền vững:
- Xác định rõ trách nhiệm bảo đảm ASXH và phúc lợi xã hội là
một chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước gan liền với phát
triển kinh tế va là quyền lợi, trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó BHXH phải là trụ cột chính trong các chính sách chủ đạo về ASXH;
- BHXH phải đi trước một bước trong đổi mới chính sách, chế
độ, linh hoạt, đa dạng cả về hình thức, mục tiêu và xã hội hóa dé gop phan hướng tới mục tiêu ASXH va phúc lợi xã hội da tang, linh hoạt,
bên vững, có thé hỗ trợ lẫn nhau, công bằng vẻ trách nhiệm và lợi ích, chia sẻ rủi ro, hướng tới bao phủ toàn dân, chú trọng bảo vệ các đối
Trang 20Phan thứ nhất Những van đề chung về Luật Bảo hiểm xã hội
tượng yéu thế phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và tiếp cận với
thông lệ quốc tế;
- Sớm có giải pháp cụ thé và đồng bộ sửa đồi chính sách, pháp luật về BHXH, khắc phục vướng mắc, khó khăn, tồn tại trong công
tác tô chức thực hiện BHXH hiện nay theo hướng quan tâm đến quyền và lợi ích của người tham gia nhưng phải chú trọng hơn về
tài chính BHXH theo đúng nguyên tắc đóng - hưởng, cải tiến mô
hình quản lý hiện đại, tách bạch các chế độ chính sách ngắn hạn,
dài hạn, mở rộng và đa dạng các loại hình BHXH phù hợp với xu
thé phát triển;
- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH; xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham
gia BHXH tự nguyện; phan dau đến năm 2020 có 50% lực lượng lao
động tham gia BHXH.
Qua các nội dung về BHXH trong những văn kiện quan trọng
nêu trên của Đảng vả Nhà nước, có thé thay Luật BHXH năm 2006
nói riêng, pháp luật về BHXH nói chung đứng trước yêu cầu hoàn
thiện cấp thiết theo hướng đa dạng hóa, linh hoạt hóa, mở rộng sự chia sẻ cộng đồng, góp phan tăng cường ASXH.
2 Ban hành Luật BHXH năm 2014 để bảo đảm nội dung pháp luật BHXH phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và tương thích với các luật có liên quan
Xuất phát từ những định hướng chính trị trong tình hình mới của Đảng và Nhà nước, lần đầu tiên trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của Nhà nước, Hiến pháp năm 2013 đã quy định bao
quát về quyên con người, quyên cơ bản của công dân, trong đó có quyền
ASXH Điều 34 ghi nhận: “Công dân có quyền được bảo đảm
ASXH” Đồng thời, Điều 59 khang định: “Nhà nước tạo bình đăng về
Trang 21Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
ASXH ” Quyên hưởng ASXH, trong đó có quyền hưởng BHXH từ
nay được xem là một quyên Hiến định, được Nhà nước dành sự quan
tâm phát triển đặc biệt Đây chính là cơ sở pháp lý nền tảng quan trọng cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật về
ASXH nói chung, pháp luật về BHXH nói riêng.
Cũng với tinh thần quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, BLLĐ năm 2012 cũng có những điêu chỉnh
mang tính chất định hướng đối với BHXH Khoản | Điều 186 Bộ luật
này quy định: “NSDLĐ, NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc, bảo
hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ
theo quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật về bảo hiểm y té.
Khuyén khích NSDLD, NLD thực hiện các hình thức BHXH khác đối
với NLD” Song song với đó, thỏa thuận về BHXH cũng được quy
định là một nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động (HĐLĐ).' Về
những vấn đề chỉ tiết của BHXH, BLLĐ năm 2012 có quy định viện
dẫn pháp luật về BHXH Tuy nhiên, ví dụ như liên quan đến chế độ thai sản - một trong các chế độ của BHXH, BLLĐ năm 2012 quy
định: “Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 06 tháng
Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản
theo quy định của pháp luật vé BHXH” Trong khi đó, Luật BHXH
năm 2006 lại quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con là từ 04
tháng đến 06 tháng tùy theo trường hợp.” Quy định mới của BLLD
năm 2012 đã tạo ra sự không đông nhất giữa hai luật về cùng một vấn
đề, đòi hỏi Luật BHXH phải có sự sửa đổi cho phù hợp.
7 Khoản 1 Điều 23 BLLĐ năm 2012.Ÿ Điều 186, 187 BLLD năm 2012.? Điều 157 BLLĐ năm 2012.
'° Khoản | Điều 31 Luật BHXH năm 2006.
Trang 22Phan thứ nhất Những vấn đề chung về Luật Bảo hiểm xã hội
3 Ban hành Luật BHXH năm 2014 nhằm khắc phục những
hạn chế, bất cập của Luật BHXH năm 2006
Qua 7 năm di vào cuộc song, Luật BHXH đã co những thành
công đáng khích lệ Tuy nhiên, trước tình hình mới, Luật này cũng
bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần phải xem xét sửa đối.
Thứ nhát, mức độ bao phủ của BHXH chưa cao Mặc du số
lượng người tham gia BHXH đều tăng lên qua các năm nhưng tỷ lệ người thực tế tham gia trên tổng số người thuộc diện tham gia theo
quy định của Luật BHXH còn tương đổi thấp Tính đến cuối năm 2013,
tong số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đạt 10,8 triệu người,
chiếm khoảng 78% tổng số lao động có quan hệ lao động thuộc đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật và mới
chỉ chiếm khoảng hơn 20% lực lượng lao động; sô người tham gia
BHXH tự nguyện mới chỉ có khoảng 173.000 người, chiếm 0,5% tổng
số lao động thuộc diện tham gia.”
Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, quy định bắt buộc tham gia đối với đối tượng NLD làm việc theo HDLD là NLD theo hợp đồng
có thời hạn từ đủ 03 thang trở lên (không phải mọi NLD có HĐLĐ)
được coi là một rào cản cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH.” Thêm vào đó, nguyên nhân quan trọng trong tô chức thực thi
là công tác quản lý lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH
trong các thành phan kinh tế chưa kịp thời, thiếu chính xác; chưa có
cơ chế phối hợp, trao đối thông tin về quản lý lao động một cách hiệu quả giữa các cơ quan chức năng Nhiều doanh nghiệp đã không khai
!! Số liệu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cap tại Hội thảo khu vực phía
Nam về “Đối thoại chính sách trong sửa đổi Luật BHXH” do Ủy ban về các van đề xã hội
của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, VCCI tổ chức ngày 30/7/2014.
Trang 23Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
báo trung thực về số lượng lao động tai đơn vi, hoặc “lách luật” bằng cách giao kết HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng để “trến” đóng
Về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, có thé thay chinh sach
BHXH tự nguyện hau như chưa thu hut duoc NLD Phần lớn lao động
trong khu vực phi chính thức, nông dân chưa tham gia loại hình này(trong khi với đặc thù là một nước nông nghiệp, Việt Nam có lực
lượng lao động không có quan hệ lao động trong nông nghiệp chiếm
tỷ trọng cao) Nguyên nhân của tình trạng đó một phan là do các điều
kiện, thủ tục, cơ chế pháp lý của BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn được
NLD tham gia, Nhà nước cũng chưa dành nhiêu sự hỗ trợ để khuyến
khích nhóm đối tượng này tham gia BHXH tự nguyện.
Thứ hai, quy định về căn cứ xác định mức đóng BHXH của Luật BHXH đã bị nhiều đơn vị sử dụng lao động có tình áp dụng một cách
sai lệch trong thực tiễn Theo khoản 2 Điều 5 Luật BHXH thì: “Mức
đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công
của NLD Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu
nhập do NLD lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức
lương tối thiểu chung” Tuy nhiên, để giảm số tiền đóng BHXH, nhất
là với BHXH bắt buộc, không ít doanh nghiệp sử dụng cách khai mức lương trả cho NLD thấp hơn so với thực tế, thậm chí có doanh nghiệp
chỉ tham gia đóng BHXH cho NLĐ theo mức lương tối thiểu Tiền
đóng BHXH thấp nên mức hưởng BHXH cũng không thé cao, chưa
bảo đảm quyên lợi cho NLĐ khi gặp rủi ro do “mức hưởng BHXH
được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ
giữa những người tham gia BHXH” '
Thứ ba, nội dung các chế độ BHXH còn có những bat hợp lý,
gây khó khăn cho NLĐ trong quá trình thực hiện thủ tục hưởng
'3 Điều 5 Luật BHXH năm 2006.
Trang 24Phan thứ nhất Những vẫn dé chung về Luật Bảo hiểm xã hội
BHXH, hoặc dễ làm phát sinh tranh chấp, hay tạo “kẽ hở” cho việc
“lạm dụng” BHXH.
Chắng hạn như, Điều 35 Luật BHXH năm 2006 quy định mức
hưởng trợ cấp thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH của 06 tháng liền kê trước khi nghỉ việc đã dẫn đến tinh trạng không ít NLD khi biết mình có thai mới bắt đầu tham gia và đóng BHXH dé được hưởng chế độ BHXH thai sản hoặc thậm chi đóng BHXH với mức cao bất thường dé được hưởng trợ cấp với mức cao mong muốn.
Vi dụ khác, theo quy định khoản 2 Điều 114 Luật BHXH, dé được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông, NLĐ
phải cung cấp bản sao biên bản tai nạn giao thông của công an giao
thông ' Nhưng trong thực tiễn, chỉ có một tỷ lệ nhỏ số vụ va chạm giao thông có công an giao thông lập biên bản, dẫn đến tình trạng
NLD thực sự bị tai nan lao động trong trường hợp tai nạn giao thông
không đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm Việc xác định mức độ thương tật khi bị tai nạn giao thông để hưởng chế độ tai nạn
lao động cũng là một khó khăn Theo thủ tục luật định, khi xác định
thương tật ồn định thi NLD mới được hưởng trợ cấp BHXH Tuy nhiên trong thực tế, các cơ sở y tế sau thời gian điều trị thương tật do tai nạn giao thông, khi cho bệnh nhân xuất viện thường kèm theo yêu cầu “tái khám”, điều đó đồng nghĩa với thương tật chưa hoan toàn 6n định Trong trường hợp đó, dé được hướng chế độ bảo hiểm, NLD tìm sang cách khác: xin giám định y khoa Con đường này cũng lắm “gian
nan”, bởi thời gian xin giám định thì do doanh nghiệp quyết định, rồi
mới đưa ra hội đồng giám định y khoa, chờ đợi cũng không phải
nhanh chóng dé có được quyết định của hội đồng.
Chế độ hưu trí cũng có những bất cập Quy định điều kiện hưởng lương hưu, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ chưa tạo sự bình đăng
Trang 25Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
với lao động nam; tuôi nghỉ hưu cũng còn khá thấp so với nhiều quốc gia trên thé giới; việc cho phép NLD có dưới 20 năm đóng BHXH nhận trợ cấp một lần không phù hợp với mục tiêu bảo đảm cuộc sông cho NLD khi hết tuổi lao động; quy định về tính mức bình quân tiền lương, tiên công tháng làm căn cứ tính hưởng BHXH còn có sự khác biệt giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh; Mức đóng BHXH tự nguyện còn cao; nhóm đối tượng nam từ 45 tuổi trở lên và nữ từ 40 tuổi trở lên không thé đủ điều kiện về thời gian dé hưởng lương hưu Hơn thế nữa, quy định về chế độ hưu trí trong Luật BHXH năm 2006 chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hệ thống
BHXH theo hướng đa dạng hóa hình thức BHXH và phù hợp với mô
hình ASXH trong điêu kiện mới Luật này chỉ thiết kế một hệ thông bảo hiểm hưu trí đơn tầng do Nhà nước tô chức, quản lý (hưu trí cơ bản); trong khi kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhà nước cần phải thiết kế mô hình BHXH đa tầng, trong đó tầng hưu trí cơ bản để tạo ra một sàn an sinh tối thiêu cho moi NLD và tầng tiếp theo là bảo hiểm hưu
trí bố sung để tạo cơ hội cho những NLĐ có điều kiện, mức thu nhập
cao hơn để tích lũy nhiều hơn, có mức hưởng cao hơn sau khi hết tuổi
lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ví dụ khác liên quan đến chế độ tử tuất Điều 64 Luật BHXH năm 2006 mặc dù đã có quy định về các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất - khoản tiền mà BHXH chỉ trả cho thân nhân NLĐ đã chết, trong đó xác định những đối tượng được hưởng nhưng thực tế triển khai van phát sinh một số tranh chấp không đáng có vé quyền nhận
chế độ tử tuất của NLD.'° Đã có nhiều tranh chấp về “thừa kế” chế độ
tử tuất, thậm chí có người dé lại di chúc chỉ định người thừa kế tiền tử
tuất nhưng lại không thuộc đối tượng thân nhân nhận tử tuất theo quy
định của Luật BHXH, khiến cơ quan BHXH lúng túng trong khâu giải
quyết quyền lợi hưởng Mức trợ cấp tuất hàng tháng và một lần hiện
cũng còn có sự chênh lệch lớn, , khiến nhiều thân nhân NLD “lách
! Điều 64 Luật BHXH năm 2006.
Trang 26Phan thứ nhất Những van dé chung về Luật Bảo hiểm xã hội
luật” dé được nhận mức tử tuất có lợi nhất như: con đang học thì khai
“đã nghỉ”, cha mẹ già thậm chí khai “đã mất ”
Thứ tur, mat cân đối quỹ BHXH là một tình trạng đáng báo động,
đặc biệt với quỹ hưu trí và tử tuất Trỗn đóng BHXH với các “chiêu
bài” khác nhau của NSDLD là một nguyên nhân, nhưng nguyên nhân
quan trọng khác xuất phát từ việc thiết kế chế độ đóng góp và thụ hưởng chưa hợp lý với quỹ hưu trí và tử tuất, tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí và tử tuất còn thấp so với mức hưởng lương hưu; trong khi
mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH còn khoảng cách
lớn với mức tiên lương, tiên công thực tế của NLĐ; ty lệ hưởng lương
hưu cao va công thức tính tỷ lệ hưởng lương hưu còn chưa hợp ly
(75% cho 25 năm đóng BHXH đối với nữ và 30 năm đôi với nam) Ty
lệ tính hưởng lương hưu bình quân cua nam là 2,5% cho một namdong, của nữ là 03% cho một năm đóng là quá cao (bình quân các
nước trên thế giới chỉ là 1,7%) Tỷ lệ giảm lương hưu do nghỉ hưu
trước tuổi chỉ 01% là thấp Tiền lương bình quân làm căn cứ tính
lương hưu của NLD trong khu vực nhà nước chỉ tính bình quân trên
một số năm cuối (là giai đoạn NLD có mức lương cao nhất) Số người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu ngày càng giảm, nếu
như năm 1996 có 217 người đóng BHXH cho một người hưởng lươnghưu thì năm 2007 chỉ còn 14 người và năm 2012 chỉ còn 9,3 người
đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu Đồng thời, tuổi nghỉ hưu sớm dẫn đến thời gian đóng BHXH ngắn, thời gian hưởng lương hưu lại dài; số năm đóng BHXH bình quân đối với nam là 28 năm và nữ là 23 năm Dẫn số liệu từ tổng điều tra dân số năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy số năm trung bình còn sống thêm của nam sau tuổi 60 là 18,1 năm và nữ sau tuổi 55 là 24,5 nam." Sự mat cân đối trong đóng góp và thụ hưởng khiến quỹ hưu tri va tử
'' Điều 65, 67 Luật BHXH năm 2006.
Trang 27Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
tuất có nguy cơ “vỡ” trong tương lai gần, néu không có sự điều chỉnh lai Tỷ trọng giữa số tiền chỉ trả chế độ so với số thu từ đóng góp của NLD và NSDLĐ hăng năm có xu hướng tăng nhanh, nếu như năm 2007, tỷ trọng số chi so với số thu chỉ chiếm 57,2% thi sang năm 2008 con số này là 73,7%, năm 2009 là 81,8%, năm 2010 là 76,3%, năm 2011
là 77,0%, năm 2012 là 68,56% và ước năm 2013 là 76,6% (năm 2010
và năm 2012 tỷ trọng chi so với thu có giảm xuống là do tác động của việc thực hiện quy định về điều chỉnh tăng tỷ lệ đóng góp thêm 2% ở
mỗi năm) Theo dự báo của Tô chức Lao động quốc tế (ILO), với các
chính sách hiện hành thì quỹ hưu trí và tử tuất đến năm 2021 thu trong năm không đủ chi trong năm, dé bảo đảm khả năng chi trả, phải lấy từ
nguồn kết dư của quỹ Đến năm 2034, phan kết dư không còn, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu 'Š
Thứ năm, chế tài và việc xử phạt các vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực BHXH chưa nghiêm khắc nên tình trạng nợ đọng, chậm
đóng BHXH còn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(chiếm trên 70% tống số nợ), anh hưởng trực tiếp đến quyên lợi hợp
pháp của NLĐ và nguồn thu quỹ BHXH Theo Báo cáo của BHXH Việt Nam, đến 31/12/2013, tổng số nợ đọng BHXH và bảo hiểm thất nghiệp là 6.449 tỷ đồng, chiếm 4,47% số phải thu.” Việc NSDLĐ tron đóng, chậm đóng BHXH một mặt ảnh hưởng đến nguôn thu, khả năng cân đối quỹ BHXH, mặt khác làm cho NLD có nguy cơ không
được thụ hưởng các chế độ BHXH khi xảy ra “sự kiện bảo hiểm”.
Thứ sáu, NLD còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận, theo dõi
các dịch vụ của BHXH Việc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý BHXH còn chậm; chưa hình thành
được hệ thống quản lý BHXH bằng thẻ BHXH điện tử để mọi NLD
'8 “Những quan điểm lớn và sự cần thiết sửa đổi Luật BHXH”, http://baohiemxahoi.gov.vn
? “Những quan điểm lớn va sự cần thiết sửa đổi Luật BHXH”, http://baohiemxahoi.gov.vn
Trang 28Phan thứ nhất Những van dé chung về Luật Bảo hiểm xã hội
đều có thé truy cập tìm hiểu, kiểm tra tất cả những thông tin liên quan tới tài khoản BHXH của minh, do vậy, nhiều trường hop NLD bị doanh nghiệp không đóng hoặc nợ BHXH đã rất lâu nhưng không biết, sự việc chỉ bị phát hiện khi NLĐ cần đến sự trợ giúp của BHXH
thì đã không thể có được điều đó bởi đơn vị sử dụng lao động đã
“chây ỳ” nghĩa vụ đóng BHXH Thêm vào đó, việc kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy thực hiện BHXH còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu Công tác thanh tra, kiểm tra đối với BHXH của cơ quan
chức năng còn hạn chê, chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính mà
chưa có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm, đặc biệt là hành vi chiếm dụng tiền BHXH của NLD diễn ra
khá tram trọng và phô biến.
Với bản chất là sự bảo đảm bù đắp một phân hoặc thay thế thu nhập của NLD khi họ bị giảm hoặc mat thu nhập do ôm dau, thai san, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiép, that nghiép, hết tuổi lao động hoặc chết, BHXH là một trong những chính sách quan trọng, thể hiện
đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước với mục tiêu vì con người, bảo đảm tiền bộ và công bằng xã hội,
ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sông của nhân dân Qua hon 7
năm thực hiện, Luật BHXH năm 2006 đã đứng trước yêu cầu sửa đổibức thiết Sau một thời gian dài nghiên cứu, xây dựng dự thảo và lay ýkiến nhân dân, để khắc phục được những hạn chế, bất cập của LuậtBHXH năm 2006, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm củaĐảng và Nhà nước về chính sách BHXH, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan, Luật BHXH năm 2014 ra đời chắc hăn sẽ phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trongtình hình mới, dap ứng được nguyện vọng của NLD về BHXH, bảo.đảm ASXH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trang 29Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
Chương 3
QUAN DIEM, TƯ TƯỞNG SỬA DOI, BO SUNG LUAT BAO HIEM XA HOI NAM 2014
Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 đã đánh
dấu một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao
hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH nhằm bảo vệ quyền lợi
cho NLD Tuy nhiên, sau hơn 7 năm thực hiện, Luật BHXH đã xuất
hiện nhiều bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung Chính vì vậy,
theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự án Luật
BHXH sửa đổi được đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội
khóa XIII và tiến hành chuẩn bị từ năm 2011 Sau một thời gian dài
soạn thảo, tiếp thu ý kiến và tích cực hoàn thiện, ngày 20/11/2014, Luật BHXH đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua, gồm 09 Chương, 125 Điều Đây là dự án luật có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thiện pháp luật về BHXH cho phù hợp với yêu câu
phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, đáp ứng được
nguyện vọng của NLĐ, bảo đảm ASXH và hội nhập quốc tế Chính
VÌ vay, dé có thé sửa đổi, bổ sung Luật BHXH một cách tốt nhất,
đúng mục đích cũng như định hướng cần phải có quan điểm tư tưởng chỉ đạo cho việc soạn thảo Quán triệt vẫn đề này, trên cơ sở
tiếp thu ý kiến của nhiều cơ quan, ban, ngành, ban soạn thảo đã đưa ra một số quan điểm, tư tưởng chi đạo trong việc xây dựng Luật BHXH Cụ thể các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo sửa đổi Luật
BHXH bao gồm:
Trang 30Phan thứ thất Những vẫn đề chung về Luật Bảo hiểm xã hội
1 Tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 và kịp thời thé chế hóa đường lỗi, quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW
ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị
Xuit phát từ những yêu cầu khách quan của việc ban hành Luật
BHXH ¿đã được phân tích tại mục | Chương 2, có thé thay, viéc ban
hanh Luit BHXH phai tiép tuc cu thé hoa Hién phap nam 1992, Hién pháp năm 2013 và kip thời thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước thê hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết Hói nghị Ban chấp hành trung ương, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hỏi 2011 - 2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị Những đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước thé hiện trong Hiến pháp và các văn kiện nói trên là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt mà Luật BHXH phải bảo đảm cụ thé hóa và thé chế trong quá trình sửa đổi, bố sung Các quan điểm, chủ trương này đã được Ban soạn thảo nghiêm túc nghiên cứu và thể chế hóa trong nội dung dự thảo Luật BHXH sửa đôi, trên cơ sở đó được ghi nhận
trong Luật BHXH năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 20/11/2014.
2 Bao vệ quyên và lợi ích chính đáng của các bên tham gia BHXH; tạo điều kiện thuận lợi để mọi NLĐ tham gia và thụ
hưởng các chế độ BHXH
Quyền được tham gia và thụ hưởng BHXH là quyên của mọi NLD trong xã hội được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp Các
chính sách BHXH phải được thực hiện cho mọi trường hợp giảm hoặc
mat khả năng lao động, không có bat kỳ một sự phân biệt nào TrongBáo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có nêu mục tiêu
Trang 31Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
hoạt động của sự nghiệp BHXH nước ta là nhằm tạo ra Sự an toàn
trong cuộc sông cho mọi thành viên của cộng đồng bao gồm BHXH cho mọi NLĐ thuộc các thành phần kinh tế Chính vì vậy, Luật BHXH sửa đổi, bố sung phải bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia BHXH; tạo điều kiện thuận lợi dé mọi NLD tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH.
3 Các chế độ BHXH xây dựng theo nguyên tắc mức hưởng
trên co sé mức đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia
BHXH, tùy theo tính chất của từng chế độ, góp phần thực hiện ASXH; bảo đảm mắi tương quan hop lý giữa các đối tượng tham
gia BHXH ở các thời kỳ khác nhau
BHXH là một trong những hình thức phân phối tổng sản phẩm
quốc dân nên việc thực hiện BHXH phải dựa trên cơ sở sự kết hợp hài
hòa giữa công hiến và hưởng thụ Nghĩa là phải bảo đảm hợp lý giữa đóng góp của NLĐ cho xã hội thể hiện thông qua mức đóng, thời gian đóng góp cho quỹ BHXH dé từ đó quy định mức trợ cấp va độ dài thời gian hưởng trợ cấp Tuy nhiên, khi xem xét nguyên tắc nay can đặt chúng trong mỗi quan hệ phù hợp với các nguyên tắc khác của
BHXH, bởi vì bên cạnh nội dung kinh tế, BHXH còn chứa đựng nội
dung xã hội va một trong những biéu hiện của nó là nguyên tắc “chia sẻ rủi ro”, “lay số đông bù số it” Do đó, NLD đóng góp vào quỹ BHXH không có nghĩa chắc chắn sẽ hưởng mọi chế độ BHXH nhưng
sự đóng góp của họ sẽ có ý nghĩa rất lớn cho những đối tượng gặp
phải những rủi ro nghiêm trọng mà nếu không có sự chia sẻ, tương trợ
cộng đồng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
4 Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về một số vẫn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
Trang 32Phan thứ nhất Những vấn đề chung về Luật Bảo hiểm xã hội
BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 đều đặt ra mục tiêu:
“Phân dau đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia
BHXH” Như vậy, dự tính đến năm 2020 số đối tượng tham gia phải
đạt khoảng 29 triệu người.
Trong khi đó, thực tiễn cho thấy số người tham gia BHXH
bắt buộc còn thấp, mới chiếm khoảng 80% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên cả nước (chiếm khoảng 20% lực lượng lao
động) Bên cạnh đó, mặc du đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
tăng hăng năm, tuy nhiên đối tượng tham gia còn rất thấp so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện (mới chỉ chiếm
khoảng 0,22% số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện) ”.
Việc đối tượng tham gia BHXH hạn chế như trên một phần xuất phat từ việc Luật BHXH năm 2006 mới áp dụng với NLD là công dân Việt Nam, trong đó, việc tham gia BHXH bắt buộc với NLD làm việc theo HĐLĐ chi áp dụng với loại HĐLĐ không xác định thời hạn, HDLD có thời hạn từ đủ ba thang trở lên và BHXH tự nguyện chỉ ap dụng với người trong độ tuôi lao động Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi NLD tham gia va thụ hưởng các chế độ BHXH, cần phải mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH bằng cách nghiên cứu đến quyên tham gia BHXH (theo hình thức bắt buộc với đầy đủ các chế độ 6m dau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu
trí, tử tuất) của đối tượng là NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng, hay công dân nước ngoài lara việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan thâm quyên của Việt Nam cấp, đồng thời xem
xét mở rộng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện theo hướng không khống chế tuôi trần tham gia.
? Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo tổng kết đánh giá thi hành Luật BHXH,
Trang 33Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
5 Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai,
minh bạch, được hạch toán tương ứng với từng nhóm chế độ;quản lý và sử dụng theo nguyên tắc cân đối thu - chi, bảo toàn và
phát triển; được Nhà nước bảo hộ
Thứ nhát, quỹ BHXH phải được quản lý thống nhất, dân chủ,
công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán
tương ứng với từng nhóm chế độ BHXH là chính sách lớn ảnh hưởng
đến nhiều mặt của đời sông xã hội, chứa đựng cả nội dung kinh tế, nội
dung xã hội và nội dung pháp lý Để bảo đảm thực hiện hài hòa các
nội dung noi trên và đạt được mục tiêu mà BHXH đặt ra thì một trong
những van dé cần được chú ý là việc quản lý, sử dụng quỹ BHXH Xuất phát từ ý nghĩa xã hội của BHXH cho nên việc quản lý, sử dụng
quỹ BHXH phải bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch và trên
cơ sở của cơ chế ba bên Có như vậy thì chính sách BHXH mới tạo
được sự tin tưởng, ủng hộ của người tham gia, qua đó thực hiện được
mục đích, yêu cầu của chính sách BHXH, giúp chính sách được thực
hiện một cách bền vững và lâu dài.
Thứ hai, cơ chế thu, chỉ của quỹ phải luôn bảo đảm cân đối, phải bảo toàn và phát triển quỹ để bảo đảm quyên lợi cho người tham gia BHXH Đây là nguyên tắc tối quan trọng, đòi hỏi trong bất kỳ hoàn
cảnh, điều kiện nào của nền kinh tế - xã hội thì quỹ BHXH cũng phải
bảo đảm nguôn lực tài chính dé có thé chi trả kịp thời, đầy đủ các chế
độ BHXH cho người được thụ hưởng Việc quản lý phải được xem
xét, cân nhắc sao cho bảo đảm sự cân đối thu chi, nếu các khoản đóng
góp vào quỹ BHXH không đủ bù đắp cho các khoản chỉ BHXH thìphải xem xét nâng mức đóng góp hoặc hạ thấp mức chi trợ cấp
BHXH Để thực hiện được nguyên tắc này, cơ quan quản lý phải tổ chức tốt công tác kế toán, kiểm tra một cách chặt chẽ nhằm phát hiện sớm nguy co mat mát, thiếu cân đối dé đưa ra những phương án giải quyết, khắc phục kịp thời Quỹ BHXH phải được tính toán cân đối
Trang 34Phân thứ nhất Những vẫn đề chung về Luật Bảo hiếm xã hội
hang năm, trung hạn và dài hạn Chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ phải kịp thời điều chỉnh theo các yếu tô và trình độ phát triển của nên kinh tế - xã hội của đất nước Việc quản lý điều hành tăng trưởng
quỹ cũng là nội dung quan trọng trong việc bảo tôn, phát triển quỹ,
phải tuân thủ nguyên tắc bảo toàn vốn, giảm thiểu mất mát, phải có
lãi, có khả năng thanh khoản cao và phải đáp ứng nhu cau thanh toán
thường xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh Hình thức đầu
tư phải linh hoạt, đa dạng nhưng phải chặt chẽ và tuân thủ những yêu
cầu nêu trên.
Thu ba, quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ Mặc dù việc hình
thành quỹ BHXH thực hiện trên nguyên tắc có đóng, có hưởng, đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động hình thành cũng như quản lý quy BHXH nhăm bảo đảm sự duy trì và tồn tại của quỹ Tuy nhiên,
dé đối phó với những rủi ro mang tính ngẫu nhiên làm giảm hoặc mat
kha năng lao động của NLD thì cần có một lượng tiền dự trữ đủ lớn được hình thành và sử dụng trong một thời gian nhất định trên cơ sở tính toán những xác suất nảy sinh và mức độ nhu cầu BHXH t:ong
phạm vi quỹ phục vụ, tức là quỹ BHXH phải là một quỹ an toàn về tài
chính Xuất phát từ đặc thù về đối tượng bảo dam, bản chất, ý nghĩa
của hoạt động BHXH mà Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm sự
an toàn về tài chính cho quỹ BHXH, hay nói cách khác là quy BHXH
phải được Nhà nước bảo hộ.
6 Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn việc thực hiện
chính sách BHXH theo Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn
trong thời gian qua để thấy được mặt được, những hạn chế, bất cập dé từ đó kế thừa, phát huy các quy định phù hợp, 6n định đã đi vào cuộc sống; khắc phục những hạn chế, bat cập, những quy định không phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách BHXH
Đây cũng được xem là một trong những quan điểm chỉ đạo cơ
bản trong việc sửa đôi Luật BHXH, theo đó, Luật BHXH năm 2014
Trang 35Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội không có nghĩa là phủ định hoàn toàn cái cũ để làm mới lại từ đầu
mà phải tiếp thu và kế thừa những quan điểm chỉ đạo đã hình thành
trong qua trình xây dựng Luật BHXH năm 2006; đồng thời phải bỗ sung những quan diém mới để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và xu hướng hội
nhập quốc tế.
Để có cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bố sung Luật BHXH
năm 2014, chúng ta đã tiến hành đánh giá tổng kết thực tiễn thi hành Luật BHXH năm 2006, tim ra những điểm phù hợp và những điểm còn hạn chế, bất cập Trên cơ sở đó, Luật BHXH năm 2014 cần kế thừa, phát triên những quy định phù hợp đã đi vào cuộc sông, được
thực tiễn kiểm nghiệm, đồng thời sửa đôi các quy định chưa phù hop, bảo đảm tính thông nhất của hệ thống pháp luật; bố sung những quy
định mới phù hợp với thực tiễn và xu hướng hội nhập quốc tế.
7 Tham khảo và tiếp thu có chon lọc kinh nghiệm của các quốc
gia trên thế giới về xây dựng và thực hiện chính sách BHXH, đặc
biệt là các quốc gia có điều kiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Luật BHXH được xây dựng không chỉ dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu tốt đẹp của pháp luật về BHXH cũng như đúc kết
thực tiễn ở Việt Nam mà còn can phai tiép thu có chon lọc kinh
nghiệm xây dựng pháp luật về BHXH của các quốc gia trên thé giới,
đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN Việc tiếp thu kinh nghiệm
của các nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật về BHXH không chi giúp cho pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện mà đây còn là xu
hướng tất yếu của quá trình hội nhập Trong quá trình xây dựng Dự
thảo, Ban soạn thảo cần phải sưu tầm, nghiên cứu và dịch các đạo luật về BHXH của các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước trong
khu vực và những nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với
Việt Nam, đề trên cơ sở đó tham khảo các yếu tố phù hợp.
Trang 36Phân thứ nhất Những vẫn đề chung về Luật Bao hiểm xã hội
Là thành viên chính thức của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) từ
ngày 26/01/ 1980, mặc dù chưa phê chuẩn Công ước số 102 về quy
phạm tôi thiểu về an toan xã hội, nhưng hiện nay Việt Nam đã ap dụng
hầu hết các dang trợ cấp quan trọng ghi trong công ước (bao gôm 9
dạng trợ cấp: chăm sóc y tế, trợ cap 6m đau, trợ cap that nghiép, tro cap
tudi gia, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia
đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuat) song van còn ở
những mức độ khác nhau Trong quá trình sửa đổi, bố sung Luật
BHXH, chúng ta cần tiếp tục tiep can cac quy dinh cua ILO dé bao dam
tính tương thích của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế nhăm phúc
đáp các nhu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
Mặt khác, quá trình sửa đối, bd sung Luật BHXH cũng, cần
nghiên cứu nghiêm túc khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế
và thực tiễn các nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia ) về vẫn
dé cho phép người nước ngoài được tham gia BHXH tại nước sở tại;
đồng thời, cân nhắc điều chỉnh các quy định về tuổi nghỉ hưu khi
xem xét xu hướng cải thiện dan chênh lệch tuoi nghỉ hưu giữa nam
và nữ của các nước trước nguy cơ lãng phí nguồn nhân lực và mat cân đôi quỹ hưu trí và tử tuất trong tương lai do tốc độ già hóa dân số
nhanh chóng: hoặc quy định chi phí quan lý BHXH theo tỷ lệ % tông số thu BHXH cho phù hợp với kinh nghiệm thực hiện của các nước
trên thế giới
Với những quan điểm chỉ đạo sửa đôi Luật BHXH như trên nên
Luật BHXH năm 2014 đã có những thay đổi mang tính chất tiễn bộ so
với Luật BHXH năm 2006 Hy vọng rang Luật BHXH năm 2014 sẽ
tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách
BHXH phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình
mới, đáp ứng được nguyện vọng của NLĐ, bảo đảm ASXH và hội
nhập quốc tế.
Trang 37Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
Chương 4
NHỮNG DIEM MỚI CƠ BAN CUA LUẬT BẢO HIẾM XÃ HỘI NĂM 2014
Ngày 20/11/2014, Luật BHXH đã được Quốc hội khóa XIII,kỳ hop thứ 8 thông qua, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016 đánh dấu
một bước phát triển quan trọng trong quy định pháp luật BHXH nói
riêng và pháp luật ASXH nói chung Luật chứa đựng nhiều quy định
mới về BHXH so với quy định trong Luật BHXH năm 2006 Bangnhững phân tích, đánh giá khách quan, Chương 4 nghiên cứu về sự
cân thiết ban hành cũng như những điểm mới cơ bản của Luật BHXHnăm 2014 dé thấy được sự thay đổi căn bản trong chính sách BHXH
của Nhà nước ta, đồng thời tập trung nghiên cứu những cơ sở cho việc
bao dam khả thi các quy định của Luật BHXH năm 2014.
1 Sự cần thiết ban hành Luật BHXH năm 2014
Luật BHXH năm 2006 đã đánh dấu một bước tiến quan trọngtrong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ,chính sách BHXH, pháp điện hóa các quy định hiện hành phù hợp vớiquá trình chuyên đổi của nền kinh tế, đáp ung nguyện vọng đông đảo
NLĐ, “hướng tới sự bảo đảm ASXH bền vững và hội nhập quốc tế.
Sau gần 8 năm thực hiện, Luật BHXH năm 2006 và các văn bản phápluật hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trongviệc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLD va NSDLD LuậtBHXH năm 2006 đã góp phân thực hiện mục tiêu ASXH mà Đảng vàNhà nước ta đã đề ra Cùng với nhận thức của NLĐ và NSDLĐ đượcnâng cao là số lượng đối tượng tham gia BHXH không ngừng tăng
qua các năm Các chế độ BHXH được thiết kế tương đối phi hợp, bảo
Trang 38Phan thứ nhất Những van dé chung về Luật Bảo hiểm xã hội
đảm công bằng Tuy nhiên, từ góc độ quy định pháp luật và thực thi
cho thấy còn nhiêu hạn chế bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng cua NLD nói chung trên phương diện bảo vệ NLD. Thậm chí, bài toán kinh tế nhằm bảo đảm tài chính cho phát triển bền vững của BHXH cũng đã trở thành những lý do cơ ban cho một yêu cầu đổi mới về BHXH Có thé nhận thay những hạn chế cơ bản trong quy định và thực hiện Luật BHXH năm 2006 như sau:
Thứ nhất, mức độ bao phủ của BHXH bắt buộc và tự nguyện còn
chưa cao, đặc biệt ở nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Đến cuối năm 2013, qua 7 năm thực hiện Luật BHXH đối tượng tham gia BHXH mới chỉ đạt khoảng 10,577 triệu người, trong đó 10,437 triệu
người tham gia BHXH bắt buộc và chi có khoảng 0,14 triệu người
tham gia BHXH tự nguyện Nhìn chung tỷ lệ còn thấp và mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% lực lượng lao động”' Còn một bộ phận lớn NLĐ chưa được tham gia BHXH bắt buộc, ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trén tránh thực hiện nghĩa vụ BHXH với NLD.
Thứ hai, một số quy định trong các chế độ BHXH hiện hành không còn phù hợp với thực tế Chắng hạn như mức hưởng chế độ 6m
đau còn thấp, chưa bảo đảm công băng, cách tính còn chưa phù hợp Chế độ bảo hiểm thai sản cần dự liệu mở rộng phạm vi trường hợp
hưởng như NLĐ mang thai hộ, lao động nam nghỉ chăm sóc vợ sinh con Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp còn chưa rõ ràng về
trường hợp hưởng, chưa có quy định điều chỉnh mức hưởng cho phù
hợp Đặc biệt, trong chế độ bảo hiểm hưu trí - chế độ “xương sống” của BHXH bộc lộ quá nhiều hạn chế như tuổi nghỉ hưu còn thấp, chưa phù hợp giữa lao động nam và nữ, chưa bảo đảm công bằng trong
công thức tính lương hưu hăng tháng, mức hưởng còn cao so với mức
đóng và thông lệ chung so với các quốc gia trên thé giới Việc lồng
ghép giải quyết chế độ hưu với các chính sách khác làm ảnh hưởng tới
Trang 39Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội
nguồn chi và cân đối quỹ dài hạn Mức hưởng bảo hiểm hưu trí một
lần chưa tương ứng với mức đóng gây thiệt thoi cho người tham gia.
Thực tế, số người được giải quyết hưu trí có tới 80% giải quyết bảo hiểm hưu trí một lần, chỉ có khoảng 20% hưởng hưu hàng tháng”.
Ở góc độ tông quan hơn, Luật BHXH năm 2006 mới chỉ thiết kế được
một hệ thông bảo hiểm hưu trí đơn tầng, duy nhất do Nhà nước tổ
chức, quản lý (hay còn gọi là hưu trí cơ bản) Kinh nghiệm quốc tế
cho thấy, Nhà nước cần phải thiết kế mô hình BHXH theo hướng đa tầng, trong đó tầng hưu trí cơ bản do Nhà nước tô chức, quản lý để tạo ra một san an sinh tối thiêu cho mọi NLD và tang tiếp theo là bao hiểm hưu trí bổ sung đề tạo cơ hội cho những NLĐ có điều kiện, mức thu nhập cao hơn sẽ tích lũy an sinh nhiều hơn, có mức sống tốt hơn sau khi hết tudi lao động.
Thứ ba, quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần do cơ chế đóng - hưởng BHXH còn chưa phù hợp, mức
đóng chưa tương ứng với mức hướng, tỷ trọng giữa số Tiền chi trả chế
độ so với số thu từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ hằng năm có xu hướng tăng nhanh Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),
với các chính sách hiện hành thì quỹ hưu trí và tử tuất đến năm 2021 thu trong năm không đủ chi trong năm, dé bảo đảm khả năng chỉ trả,
phải lẫy từ nguôn kết dư của quỹ Đến năm 2034, phần kết dư không còn, số chi lớn hơn rat nhiều so với số thu”.
Thứ tư, trong thực hiện BHXH, NLD còn gặp nhiều khó khăn,
cản trở trong việc tiếp cận các dịch vụ BHXH; tiếp cận, theo dõi các thông tin liên quan đến việc đóng - hưởng của NLD, NSDLD; việc cải
cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
BHXH còn chậm; chưa hình thành quản lý BHXH bằng thẻ BHXH
* Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo tông kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụnăm 2014 của BHXH Việt Nam, số 366/BC-BHXH ngày 27/01/2014.
* Báo cáo “Đánh giá và dự báo tài chính quỹ hưu trí của Việt Nam” năm 2010.
Trang 40Phan thứ nhất Những vẫn đề chung về Luật Bảo hiểm xã hội
điện tử Các quy định về thủ tục, hồ sơ thụ hưởng còn chưa thuận tiện, bộ máy còn công kênh, chồng chéo, chi phí quản ly còn cao Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện BHXH.
Thứ nam, tình trạng nợ dong chậm đóng BHXH được đánh gia
có xu hướng gia tăng và phổ biến ở hầu hết các loại hình doanh
nghiệp Những con số nợ đọng tăng dần vào các năm gân đây khiến
gia tăng sự quan ngại cho tính khả thi của chính sách BHXH Hau hết
BHXH các tỉnh thành đã thực hiện việc khởi kiện doanh nghiệp tron
đóng nợ đọng BHXH từ năm 2010 đến 2013 đã khởi kiện được 3.976
doanh nghiệp ra tòa với số nợ là 1.788 tỷ đồng, tổng số tiền thu lại được là 736 ty đồng” Thực tế trên cho thấy đã đến lúc cấp thiết cần
có những quy định đổi mới nâng cao trách nhiệm của NLD, đặc biệt
NSDLD trong việc thực thi Luật BHXH góp phần bảo đảm an toàn tài chính, hướng tới phát triển bền vững cho quỹ BHXH.
Từ những hạn chế cơ bản trong quy định và thực hiện Luật
BHXH hiện hành và những yêu cầu khách quan cần thiết phải đối mới
căn bản, toàn diện về BHXH.
2 Những điểm mới cơ bản của Luật BHXH năm 2014
2.1 Quy định mới về doi tượng tham gia BHXH
Bên cạnh việc luật hóa một số đối tượng đã thực hiện BHXH bắt
buộc theo các văn bản hướng dẫn Luật BHXH trước đây như người
quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, học viên quân đội, công an, cơ yếu hưởng sinh hoạt phi
(Điểm d, e, h khoản | Điều 2), Luật BHXH năm 2014 mở rộng doi
tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc bằng việc quy định thêm ba nhóm đối tượng, qua đó đã bao phủ gần như toàn bộ NLD có quan
hệ lao động, đó là: